Giáo trình Phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ mầm non (Phần 2)

pdf 131 trang ngocly 3360
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ mầm non (Phần 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_phuong_phap_giao_duc_the_chat_cho_tre_mam_non_pha.pdf

Nội dung text: Giáo trình Phương pháp giáo dục thể chất cho trẻ mầm non (Phần 2)

  1. Chương 2 NỘI DUNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO TRẺ MẦM NON Nội dung GDTC mầm non là một bộ phận kinh nghiệm của xã hội loài người, là một bộ phận được chon lọc trong nền văn hóa thể chất của dân tộc và của loài người. Nội dung GDTC mầm non quy định hệ thống những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo vận động mà trẻ em cần nắm vững để đảm bảo sự phát triển thể lực – một mặt quan trọng của giáo dục toàn diện, đồng thời góp phần bảo tồn và phát triển nền văn hóa của loài người. Dựa vào mục tiêu giáo dục thể chất mầm non, đặc điểm phát triển tâm sinh lí và vận động của trẻ, người ta đã nghiên cứu và lựa chọn hệ thống bài tập thể chất bao gồm các bài tập thể dục và trò chơi vận động làm nội dung của GDTC cho trẻ mầm non. 2.1. BÀI TẬP THỂ DỤC. 2.1.1. khái niệm chung về bài tập thể dục Thể dục bao gồm một hệ thống động tác được chọn lọc, tác động lên toàn bộ cơ thể người, tăng cường các quá trình chức năng cơ bản, thuận lợi cho sự phát triển cân đối và nâng cao trương lực sống. 2.1.2. Ý nghĩa Bài tập thể dục có tác dụng lớn đối với sự phát triển thể chất, đẩy mạnh các quá trình sinh lí trong cơ thể và củng cố sức khỏe cho trẻ. Ngoài ra, nó còn giúp cho việc hình thành đúng những hoạt động vận động và phát triển các tố chất thể lực. 2.1.3. Phân loại a) Dựa vào tính chất của bài tập, người ta chia bài tập thể dục làm hai loại: bài tập thụ động và chủ động - Bài tập thụ động được tiến hành do bàn tay của giáo viên hay người lớn, không đòi hỏi trẻ phải góp phần tích cực. Nếu phương pháp luyện tập đúng, thì về sau những động tác này sẽ thành chủ động - Bài tập chủ động là những động tác trẻ có khả năng tự lập, không phụ thuộc vào giáo viên và người khác. b) Dựa vào đặc điểm của động tác và nhiệm vụ vận động, có các loại bài tập thể dục sau: 155
  2. - Thể dục phát triể chung bao gồm: thể dục cơ bản có các bài tập về đội hình, bài tập phát triển chung, bài tập vận động cơ bản; thể dục vệ sinh có thể dục sáng, thể dục đi dạo. - Thể dục thiên về thể thao bao gồm: thể dục nghệ thuật, thể dục nhào lộn, thể dục dụng cụ, - Thể dục ứng dụng bao gồm: thể dục nghề nghiệp, thể dục chữa bệnh, thể dục vệ sinh, 2.1.4. Nội dung và phương pháp luyện tập thể dục cho trẻ mầm non 2.1.4.1. Nội dung Bài tập thể dục cho trẻ em lứa tuổi mầm non là bài tập thể dục cơ bản, bao gồm : bài tập đội hình đội ngũ, bài tập phát triển chung và bài tập vận động cơ bản. a) Bài tập đội hình đội ngũ - Khái niệm: đội hình đội ngũ là một loại bài tập thể chất sử dung vận động đi với nhiều hình thức khác nhau như: vòng tròn, hàng dọc, hàng ngang, chuyển đội hình từ 2, 3 hàng dọc hay hàng ngang; quay theo các hướng khác nhau: quay phải, quay trái, quay sau, ; dãn hàng, dồn hàng; chuyển động trong không gian khi đi, chạy. Bài tập đội hình đội ngũ cho trẻ ở trường mầm non được thực hiện nhiều trong thể dục sáng, tiết học thể dục, giáo dục âm nhạc và trong trò chơi vận động. - Ý nghĩa: khi tập các bài tập đội hình đội ngũ, ta sử dụng hiệu lệnh hoặc mệnh lệnh nên có thể giáo dục khả năng nhanh nhẹn và có phản ứng nhanh với các yêu cầu của giáo viên. Qua đó, trẻ hiểu được tác dụng của điều lệnh. Luyện tập đội hình đội ngũ giúp chi việc phát triển ở trẻ sự chú ý, khả năng phối hợp hành động khi hoạt động tập thể , khả năng định hướng trong không gian, rèn luyện tư thế đúng như đi thẳng người, bước dứt khoát, và bồi dưỡng tổ chức tính kỉ luật, tinh thần tập thể, tính tự giác cho trẻ Ngoài ra, các bài tập đội hình đội ngũ có liên quan với động tác đivà có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển vận động đi của trẻ. Có thể thực hiện tập đội hình đội ngũ với các dụng cụ như: âm nhạc, bộ gõ, xắc xô, trống lắc hoặc kèn theo lời hát. - Nội dung tập luyện đội hình đội ngũ đối với trẻ em các lứa tuổi: 156
  3. Từ 18 tháng tuổi trở lên, khi trẻ biết đi vững, bắt đầu cho trẻ tập luyện đội hình đội ngũ. + Đối với trẻ em từ 18 – 36 tháng tuổi: Đội hình tự do. Đội hình vòng cung. Đội hình vòng tròn. Quay về phía có vật chuẩn. Đứng thành hàng dọc. Đứng thành hàng ngang. + Đối với tre từ 3 – 4 tuổi: Đội hình vòng tròn Xếp hàng dọc theo tổ. Từ hàng dọc chuyển thành hàng ngang. Từ hàng ngang chuyển thành hàng dọc. Quay phải, quay trái, quay đằng sau. + Đối với trẻ em từ 4 – 5 tuổi: Xếp thành 1 – 2 vòng tròn. Xếp thành hàng dọc, hàng ngang. Từ hàng dọc chuyển thành hàng ngang và ngược lại. Từ 1 hàng dọc chuyển thành 2 hàng dọc và ngược lại + Đối vơi trẻ em từ 5 – 6 tuổi: Xếp hàng dọc, hàng ngang theo tổ Chuyển hàng: Một hàng dọc thành 2 hàng dọc và ngược lại Một hàng ngang thành 2 hàng ngang và ngược lại. Một vòng trong thành 2 vòng tròn và ngược lại b) Bài tập phát triển chung - Khái niệm: bài tập phát triển chung là một hệ thống động tác được chọn lọc có tác dụng phát triển và củng cố những nhóm cơ bắp riêng biệt như bả vai, cơ tay, cơ lưng, cơ ngực nhiệm vụ của những động tác này là hình thành tư thế đúng, thân thể khỏe mạnh, đồng thời củng cố và phát triển hệ cơ, xương, khớp, dây chằng. Phát triển chung có nghĩa là phát triển toàn bộ các bộ phận của con người bằng những bài tập khác nhau của một hệ thống các động tác. 157
  4. Bài tập phát triển chung được phân biệt với các loại động tác khác ở chỗ nó cho phép lựa chọn sự tác động lên nhóm cơ lớn và cơ nhỏ như cổ tay, ngón tay, phát triển chúng với liều lượng nhất định. - Ý nghĩa: Bài tập phát triển chung có tác dụng củng cố và tăng cường sức khỏe cho trẻ, nâng cao trạng thái hoạt động của cơ thể, ảnh hưởng tích cực lên hệ thần kinh, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, giúp cho cơ thể phát triển cân đối, hài hò về hình thái và chức năng bằng con đường củng cố các cơ bắp riêng biệt, củng cố hệ xương, đặc biệt là hình thành đúng độ cong của cột sống, tạo nên tư thế đúng, điều hòa vận động có ý thức và chủ động. - Phân loại phát triển bàu tập chung: Dựa vào cấu trúc của cơ thể từ đầu đến chân, người ta phân chia bài tập phát triển chung thành 4 nhóm: 1) Nhóm bài tập phát triển hô hấp giúp trẻ tập hít sâu và trao đổi khí oxi, thải khí cacbonic ra ngoài trong quá trình vận động. Khi thực hiện động tác, cần dạy trẻ hít vào bằng mũi để đưa không khí vào phổi, ngoài ra hít không khí qua mũi làm cho nó được sưởi ấm, lọc sạch bụi và sau đó được đưa tới thanh quản. Nhóm động tác này hướng tới sự phát triển cơ bả vai, cơ tay. Tư thế chuẩn bị khi thực hiện động tác thở là đứng ở tư thế tự nhiên. Động tác đưa hai tay lên cao, hai tay dang ngang, đưa tay ra sau kết hợp với hít vào làm phát triển các cơ bả vai. Động tác thở ra thực hiện khi hai tay thả xuôi, đưa tay ra trước và tay đưa trước mặt vỗ tay 2) Nhóm bài tập củng cố và phát triển cơ tay – vai làm tăng sự hoạt động của các cơ ngực phục vụ cho động tác hô hấp, củng cố cơ hoành và các cơ bắp khác giúp cho việc thở sâu. Ngoài ra, bài tập này còn củng cố cơ lưng, duỗi thẳng cột sống. Các tư thế chuẩn bị: Các tư thế: đứng thẳng chân hơi tách; đứng hai bàn chân song song; đứng chân trước chân sau; đứng gót chân chạm nhau, mũi chân hơi tách ra – đứng chữ V; có thể đứng bằng mũi bàn chân. Các tư thế tay: tay duỗi thẳng doc thân, lòng bàn tay hướng vào thân; tay để sau lưng; tay chống hông; tay co và đưa ra sau; tay để trước ngực hai tay dang ngang; tay dơ lên cao; tay duỗi thẳng và đưa ra sau. 158
  5. 3) Nhóm bài tập củng cố, phát triển cơ lưng và tính mềm dẻo của cột sống. Những động tác này có ảnh hưởng đến việc hình thành tư thế đúng và tác động đến sự phát triển mềm dẻo của cột sống khi gập người ra trước, ra các phía và xoay tròn. Các tư thế chuẩn bị: Với nhóm động tác này thường là tư thế chuận bị đứng chân rộng bằng vai, tư thế này giúp cơ thể đứng vững, thuận tiện cho thân đứng thẳng nghiêng trái, nghiêng phải và vặn mình. Tư thế ngồi: hai chân duỗi thẳng, gót chân sát nhau, mũi bàn chân hướng sang bên phải. Tư thế nằm ngửa: hai chân duỗi thẳng, gót chân sát nhau, mũi chân hướng sang 2 bên; tay duỗi dọc thân, tay đưa ngang, để dưới đầu. 4) Nhóm bài tập củng cố và phát triển cơ bụng, cơ chân tạo khả năng củng cố cơ bụng, chân và bảo vệ các cơ quan nội tạng khỏi những chấn động bên ngoài khi cử động mạnh như nhảy xa, nhảy từ trên cao xuống, Những động tác này còn củng cố cơ vòm bàn chân, làm cho máu không ứ đọng ở tĩnh mạch khi ngồi xổm, ngồi lưng chừng, Các tư thế chuẩn bị: Các tư thế chân: đứng 2 chân tách rộng, 2 bàn chân song song hay 2 chân đứng chụm; đứng gót chân chạm nhau, mũi chân hơi tách thành hình chữ V; đứng nâng, hạ gót chân; đưa một chân ra trước, sang ngang. Các tư thế ngồi: ngồi xổm, ngòi lưng chừng; ngồi 2 chân duỗi thẳng ra trước – gập duỗi cổ chân, tách mũi chân sang 2 bên, 2 chân bắt chéo chồng lên nhau. - Các tư thế chuẩn bị để tập bài tập phát triển chung đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiên động tác, nó giúp cho việc thực hiện động tác đựơc chính xác. Các tư thế chuẩn bị của bài tập phát triển chung bao gồm: + Tư thế đứng: đứng tự nhiên, tay thả xuôi; đứng khép chân tay thả xuôi hoặc chống hông; đứng chân rộng bằng hoặc rộng hơn vai; đứng chân trước, chân sau. + Tư thế ngồi: ngồi duỗi chân phía trước, tay chống sau; ngồi tách 2 chân 2 bên, tay chống sau. + Tư thế nằm: nằm sấp; nằm ngửa tay để dọc thân hoặc để phía gáy; nằm nghiêng. 159
  6. - Khi ghi chép bài tập phát triển chung, cần ghi lần lượt từ tư thế chuẩn bị đến khi kết thúc, ghi rõ kĩ thuật thực hiện từng nhịp một. Có thể ghi lại bài tập dưới 2 hình thức: mô tả bằng lời hoặc mô tả bằng hình vẽ. Ngoài ra, nếu có điều kiện, có thể ghi lại hình ảnh bài tập bằng việc sử dụng các phương tiện kĩ thuật. - Nguyên tắc lựa chọn bài tập phát triển chung: + bài tập phát triển chung được thực hiện trong thể dục sáng và tiết học thể dục. Khi lựa chọn bài tập cho thể dục sáng hoặc cho tiết học thể dục, trước hết phải dựa vào nội dung chương trình hoặc trên cơ sở gợi ý của các bài soạn mẫu và phần phân phối chương trình, đồng thời phải chú ý tới nhiệm vụ, nội dung phát triển vận động cho trẻ của tiết học, trong tuần, trong tháng đó cần giải quyết những nhiệm vụ gì và yêu cầu đạt được của trẻ. Nhiệm vụ của bài tập phát triển chung ngoài việc phát triển các nhóm cơ, khớp còn làm nhiệm vụ hỗ trợ cho các bài tập vận động cơ bản trong tiết học. Ví dụ: nếu dạy trẻ bài tập vận động cơ bản là “ ném xa” thì khi chon bài tập phát triển chung cần có động tác tay đưa cao hoặc quay tay dọc thân. Bài tập vận động cơ bản là “nhảy xa” thì bài tập phát triển chung cần có động tác đứng lên ngồi xuống. Số lần thực hiện các động tác hỗ trợ cũng nhiều hơn so với các bài tập còn lại Cần chú ý đến tính liên tục và hệ thống của bài tập, nên cho trẻ thực hiện lần lượt tất cả động tác phát triển chung có trong chương trình để trẻ được phát triển một cách toàn diện, vì mỗi nhóm, mỗi bài tập đều có đặc điểm riêng. Bài tập phát triển chung của thể dục sáng thực hiện tuần tự các động tác: hô hấp, tay – vai, chân, bụng – lườn, bật. Bài tập phát triển chung của tiết học thể dục thực hiện tuần tự các động tác: tay – vai, chân, bụng – lườn, bật. - Sử dụng các dụng cụ và âm nhạc khi tập bài tập phát triển chung: Trong quá trình thực hiện bài tập phát triển chung có thể sử dụng các dụng cụ như: cờ, nơ, gậy, vòng, là những dụng cụ có tác dụng tốt tới việc hình thành tư thế đúng cho trẻ, nâng cao hiệu quả tác động, gây hứng thú tập luyện. 160
  7. Tập các bài tập kết hợp với nhạc hoặc bài hát có nhịp điệu phù hợp thường là những bài tập có nhịp 2 – 4, sẽ giúp trẻ hào hứng luyện tập, tăng tính nhịp điệu và hiệu quả động tác sẽ cao hơn. - Nội dung luyện tập bài tập phát triển chung đối với trẻ em các lứa tuổi: + Trẻ từ 3 – 12 tháng tuổi được chia thành các giai đoạn sau: Với trẻ từ 3 – 6 tháng cần dạy trẻ những bài tập sau: Nằm ngửa bắt chéo 2 tay trước ngực. Nằm ngửa tay co, tay duỗi. Nằm ngửa co duỗi đều 2 chân. Nằm ngửa chân co chân duỗi. Đứng nhún nhảy ( 4 – 6 tháng ) Lẫy sấp ( 4 – 6 tháng ) Tập trườn ( 5 – 6 tháng ) Với trẻ từ 6 – 9 tháng cần dạy trẻ những bài tập sau: Nằm ngửa bắt chéo tay trước ngực. Nằm ngửa co duỗi đều 2 chân. Nằm ngửa chân co, chân duỗi. Nằm ngửa nâng 2 chân duỗi thẳng. Trườn theo đồ chơi ( 6 – 7 tháng ). Tập bò ( 7 – 9 tháng ). Tập ngồi ( 8 – 9 tháng ). Ngồi tay co, tay duỗi ( 8 – 9 tháng ). Vịn đứng lên, ngồi xuống ( 8 – 9 tháng ). Với trẻ từ 9 – 12 tháng cần dạy trẻ những bài tập sau: Nằm ngửa bắt chéo tay trước ngực. Nằm ngửa co duỗi đều 2 chân. Nằm ngửa nâng 2 chân duỗi thẳng. Ngồi tay co, tay duỗi Ngồi đưa tay ra mọi phía. Nằm ngửa, luân phiên đưa thẳng từng chân lên. Chuyển từ ngồi xuống nằm ( 9 – 10 tháng ). Bò theo hướng thẳng. Đứng vịn và đi men. 161
  8. Tập chững ( 10 – 12 tháng ). Tập đi ( 11 – 12 tháng ). + Trẻ từ 12 – 24 tháng tuổi được chia thành các giai đoạn sau: Với trẻ từ 12 – 18 tháng cần dạy trẻ những bài tập sau: Tập đi ( 12 – 15 tháng ) Đi theo hướng thẳng ( 14 – 18 tháng ) Đi cầm vật trên tay ( 16 – 18 tháng ) Bò qua vật cản ( 12 – 18 tháng ) Bò chui dưới vật Lăn bóng bằng 2 tay Ném bóng băng 1 tay về phía trước ( 17 – 18 tháng ) Với trẻ từ 18 – 24 tháng: Các bài tập hô hấp: Ngửi hoa Thổi bóng Gà gáy Các bài tập phát triển cơ tay – vai: Hai tay đưa lên cao, hạ xuống. Hai tay đưa sang ngang. Hai tay đưa ra phía trước, phía sau. Vỗ hai cánh tay. Các bài tập phát triển cơ lưng – bụng: Nghiêng người về hai phía phải, trái. Cúi người xuống, ngẩng lên. Các bài tập phát triển cơ chân: Ngồi xuống, đứng lên. Đi nhấc cao chân. + Trẻ từ 24 – 36 tháng tuổi: Các bài tập hô hấp: Ngửi hoa Thổi bóng Gà gáy Máy bay hoặc tàu hỏa kêu. Bóng xì hơi. 162
  9. Các bài tập phát triển cơ tay – vai: Hai tay đưa lên cao. Hai tay đưa sang ngang. Hai tay đưa ra phía trước, phiá sau. Vẫy hai cánh tay. Các bài tập phát triển cơ lưng – bụng: Nghiêng người về hai phía phải, trái. Cúi người xuống, ngẩng lên. Vặn mình. Các bài tập phát triển cơ chân: Ngồi xuống, đứng lên. Đứng co từng chân. Nhảy. Đi bộ. + trẻ từ 3 – 4 tuổi: Các bài tập hô hấp: Ngửi hoa Thổi bóng bay. Gà gáy. Thổi nơ bay. Tiếng còi tàu tu tu hoặc máy bay ù ù Các bài tập phát triển cơ tay – vai: Hai tay đưa ra trước. Hai tay đưa lên cao. Hai tay đưa ra ngang. Hai tay đưa ra trước xoay cổ tay hoặc vẫy bàn tay. Hai tay thay nhau đưa ra trước, ra sau. Hai tay thay nhau đưa lên cao. Các bài tập phát triển cơ bụng – lườn: Đứng chân rộng bằng vai, cúi người về phía trước, tay chạm gót chân. Đứng chân rộng bằng vai, hai tay đưa lên cao, nghiêng người sang hai bên. Đứng chân rộng bằng vai, hai tay chống hông, quay người sang hai bên. 163
  10. Ngồi duỗi thẳng chân, hai tay chống sau, cúi gập người về phía trước, ta chạm ngón chân. Ngồi duỗi thẳng chân, hai tay chống sau, hai chân thay nhau đưa thẳng lên cao. Các bài tập phát triển cơ chân: Ngồi xổm, đứng lên. Đứng dậm chân tại chỗ. Đứng kiễng, hạ gót chân. Ngồi duỗi chân, hai tay chống sau, hai chân thay nhau co duỗi. Đứng đưa một chân ra phía trước. Những động tác bật nhảy: Bật nhảy tại chỗ. Bật tiến về phía trước. + trẻ từ 4 – 5 tuổi: Các bài tập hô hấp: Ngửi hoa Thổi bóng bay. Gà gáy. Thổi nơ bay. Tiếng còi tàu tu tu Máy bay ù ù Các bài tập phát triển cơ tay – vai: Hai tay đưa ra trước, lên cao. Hai tay đưa ngang, lên cao. Hai tay đưa sau, gập sau gáy. Hai tay thay nhau đưa thẳng lên cao. Xoa bả vai. Hai tay thay nhau đưa dọc thân. Các bài tập phát triển cơ bụng – lườn: Đứng quay thân sang bên 90 độ. Đứng nghiêng người sang hai bên. Đứng cúi người về trước, tay chạm gót chân. Ngồi duỗi chân, cúi gập người về phía trước. Ngồi duỗi chân, quay người sang bên 90 độ. 164
  11. Ngồi duỗi chân, hai tay chống sau, hai chân thay nhau đưa thẳng lên cao. Các bài tập phát triển cơ chân: Ngồi xổm, đứng liên tục. Ngồi khuỵu gối. Đứng đưa một chân ra phía trước. Đứng co một chân. Bước một chân ra phía trước. Đứng co một chân, bước một chân ra phía trước, khuỵu gối, chân sau thẳng. Những động tác bật nhảy: Bật nhảy tại chỗ. Bật tiến về phía trước. Bật tách chân, khép chân. Bật luân phiên chân trước chân sau. + trẻ từ 5 – 6 tuổi: Các bài tập hô hấp: Thổi bóng bay. Gà gáy. Thổi nơ bay. Tiếng còi tàu tu tu Máy bay ù ù Hai tay đưa lên cao, hít vào, hạ tay xuống, thở ra. Các bài tập phát triển cơ tay – vai: Hai tay đưa ra trước, gập trước ngực. Hai tay đưa ra trước, lên cao. Hai tay đưa ngang hoặc lên cao, gập khuỷu tay, ngón tay để trên vai. Hai tay gập trước ngực, quay cẳng tay và đưa ngang. Hai tay thay nhau quay dọc thân. Các ngón tay đan nhau, co duỗi tay ra phía trước hoặc lên cao, khi đưa tay thẳng, lòng bàn tay hướng ra ngoài. Các bà tập phát triển cơ bung – lườn: Đứng cúi gập người về phía trước, tay chạm ngón chân. Đứng quay người sang hai bên 90 độ. 165
  12. Đứng nghiêng người sang hai bên. Đứng đan tay sau lưng, gập người về trước. Ngồi duỗi chân, tay chống sau, đưa chân lên cao, hạ xuống. Ngồi duỗi chân, quay người sang hai bên. Các bài tập phát triển cơ chân: Ngồi xổm đứng lên liên tục. Ngồi khuỵu gối. Đứng co một chân ra phía trước, lên cao hoặc đưa ngang, lên cao. Đứng co một chân, đổi chân. Bước một chân ra phía trước, khuỵu gối, chân sau thẳng. Bước một chân sang bên trái, khuỵu gối, chân phải thẳng và ngược lại. Những động tác bật nhảy: Bật tiến về phía trước, bật qua gậy, vòng. Bật tách chân, khép chân. Nhảy bước đệm trên một chân, đổi chân giống nhảy chân sáo. Bật luân phiên chân trước chân sau. c) Bài tập vận động cơ bản. - Khái niệm: vận động cơ bản là những vận động cần thiết với con người trong cuộc sống, được sử dụng trong các hoạt động và hoàn cảnh khác nhau như khi di chuyển đi, chạy; khắc phục khó khăn nhảy qua rãnh nước, leo trèo, ném Bài tập vận động cơ bản là một loại bài tập thể chất, bao gồm một hệ thống các hành động vận động được chọn lọc từ các vận động cơ bản, tác động lên các nhóm cơ bắp lớn của cơ thể nhằm giải quyết nhiệm vụ giáo dưỡng và giáo dục trong GDTC cho trẻ. Có thể nói, bài tập vận động cơ bản được xây dựng từ các vận động cơ bản để rèn luyện và phát triển thể lực. - Ý nghĩa: khi thực hiện bài tập vận động sẽ khiến đa số các cơ bắp hoạt động, đẩy mạnh quá trình hoạt động sinh lí và nâng cao hoạt động sống của toàn bộ cơ thể. Như vậy, tập luyện bài tập vận động cơ bản giúp hoàn thiện khă năng làm việc của hệ thần kinh trung ương, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, củng cố và phát triển cơ bắp, rèn luyện, hình thành cá tư thế đúng, qua đó tác động tốt tới sức khỏe và phát triển thể lực, tạo điều kiện phát triển các tố chất nhanh, mạnh, khéo, - Ngoài ra, các bài tập vận động cơ bản còn có tác dụng: 166
  13. + giúp trẻ phát triển khả năng định hướng trong không gian như sự định hướng trong khi vận động, vị trí để các dụng cụ, mối quan hệ giữa các vật trong không gian, phát triển khả năng ước lượng bằng mắt. + giúp trẻ phát triển khả năng định hướng về thời gian như sự lâu dài – kéo dài của việc thực hiện vận động, tính thứ tự của những giai đoạn riêng biệt của vận động, thực hiện vận động theo nhịp điệu cho sẵn hay theo nhịp điệu cá nhân. + giúp trẻ phát triển khả năng định hướng trong hoạt động tập thể như vị trí của mình trong đội hình chung Bài tập vận động cơ bản góp phần giáo dục thẩm mĩ cho trẻ, giáo dục về cái đẹp khi vận động, tính chính xác và tính biểu cảm. - Phân loại bài tập vận động cơ bản: + Dựa vào tính chu kì của bài tập vận động cơ bản, người ta phân chia thành 2 loại bài tập: bài tập vận động cơ bản có chu kì và không có chu kì. Bài tập vận động cơ bản có chu kì là những vận động khi thực hiện chúng, toàn bộ cơ thể và một bộ phận nào đó của cơ thể không ngừng lặp lại vị trí ban đầu như đi, chạy, bò, trườn Những bài tập vận động cơ bản có chu kì được hình thành và được tự động hóa nhanh hơn nhờ sự lặp lại thường xuyên, liên tục theo chu kì của vận động. Thông qua đó, rèn luyện cảm giác nhịp điệu vận động cho trẻ. Ví dụ: thứ tự các bước trong vận động đi là sự luân phiên của việc bước một chân ra trước và sau đó đến chân thứ hai bước tiếp ra trước, khi hai chân đều chạm mặt đất là kết thúc một chu kì, sau khi thực hiện xong chu kì thứ nhất thì tuần tự thực hiện các chu kì tiếp sau. Bài tập vận động cơ bản không có chu kì là những vận động khi thực hiện chúng, không có sự lặp lại các động tác của người tập như ném, nhảy, Mỗi một chuyển động trong bài tập vận động không có chu kì đều có tính liên tục nhất định của từng giai đoạn vận động, thực hiện theo một nhịp điệu đã được xác định và kết thúc chỉ một lần. Những vận động không có chu kì thường hình thành chậm hơn so với vận động có chu kì, vì trong khi thực hiện vận động đòi hỏi có sự phối hợp động tác phức tạp hơn, sự chính xác và gắng sức hơn. Bài tập vận động cơ bản không có chu kì được tạo thành bởi 3 giai đoạn, được thực hiện nối tiếp nhau theo thứ tự nhất định. 167
  14. Giai đoạn chuẩn bị là giai đoạn tạo ra những điều kiện thuận lợi để thực hiện các vận động tong giai đoạn chính, đó là những động tác chuyển hướng ngược lại khi thực hiện giai đoạn chính hay hàng loạt động tác nối tiếp nhau phù hợp với hướng để chuẩn bị vận động trong giai đoạn chính. Giai đoạn chính bao gồm những động tác giải quyết nhiệm vụ chính của bài tập. Giai đoạn kết thúc bao gồm động tác mang tính chất giảm dần cường độ vận động của cơ thể, bảo vệ sự cân bằng và đưa cơ thể về trạng thái bình thường. Ví dụ: các giai đoạn của vận động ném: Giai đoạn chuẩn bị: đứng chân trước, chân sau, tay cùng phía với chân sau cầm túi cát đưa cao trên đàu, thân người hơi ngả phía sau. Hoặc tay cầm túi cát đưa ra phía trước, khi thực hiện ném thì tay vòng từ trước, xuống dưới, ra sau, lên cao và ném mạnh túi cát về phía trước. Giai đoạn chính: dùng swccs mạnh của tay vai ném mạnh túi cát về phía trước, đồng thời thân người hơi lao ra trước cùng với trọng tâm dồn chân trước để hỗ trợ thêm cho động tác tay. Giai đoạn kết thúc: theo quán tính, thân người lao trước nên bước chân về phía trước 1 – 2 bước. Sau đó trở về tư thế đứng tự nhiên. + Dựa vào đặc điểm chung của dạng bài tập vận động cơ bản, người ta chia thành 4 nhóm bài tập: Nhóm 1: các bài tập vận động đi, chạy, thăng bằng. Nhóm 2: các bài tập vận động nhảy – bật. Nhóm 3: các bài tập vận động ném, chuyền, bắt. Nhóm 4: các bài tập vận động bò, trườn, trèo. Đặc điểm, nội dung các bài tập vận động cơ bản: i) Các bài tập vận động đi, chạy, thăng bằng. Đây là nhóm bài tập vận động cơ bản có chu kì. Cũng như các bài tập vận động cơ bản khác, chúng là những phản xạ có điều kiện, được hình thành và hoàn thiện phụ thuộc vào lứa tuổi của trẻ. Vận động đi là phương pháp cơ bản tự nhiên để trẻ di chuyển cơ thể, chu kì của vận động di tạo ra từ thứ tự từng bước chân, vận động của tay phối hợp với chân, tay nọ chân kia. Sự luân phiên giữa vận động khi di chuyển hai chân và nghỉ ngơi khi trọng tâm dồn lên một chân để di chuyển một chân về 168
  15. phía trước sau, tạo ra những điều kiện thuận lợi để thải từ các mô chất cặn bã có trong máu. Bước đi bình thường hay còn gọi là đi thường được thể hiện: đưa một chân bước ra phía trước, dặt gót chân xuống đất trước, sau đó chuyển trọng tâm cơ thể về phía trước, tì lên gót chân vừa bước vừa chuyển dần trọng tâm lên mũi chân đó. Tư thế đúng khi đi: đầu và ngực phải hướng thẳng về phía trước một cách tự nhiên để tác động tới việc thở đúng đánh tay nhịp nhang theo bước đi. Đi bình thường, đi đúng sẽ củng cố các nhóm cơ chân và tay, tăng cường sự hoạt động của tim, phổi và không gây mệt mỏi. Nhịp điệu đi nhanh, chậm có ảnh hưởng tới sự trao đổi chất và có tác dụng khác nhau. Đi nhanh đòi hỏi cung cấp nhiều máu cho cơ bắp làm việc, quá trình trao đổi chất dienx ra mạnh. Đi chậm có tác dụng phục hồi cơ thể sau vận động căng thẳng như chạy, nhảy. Bởi vì đi chậm thì sức chịu đựng và làm việc của cơ bắp không đòi hổi cao nên trẻ không bị mệt. Ở những lứa tuổi khác nhau, vận động đi bộ có những đặc điểm riêng. Trẻ bắt đầu biết đi vào cuối năm thứ nhất, bước đi dần dần được hoàn thiện từ tuổi tứ 5 đến 6. Trẻ em từ 10 – 12 tháng bắt đầu đi được một mình, song bước đi còn chưa vững, chưa giữ được thăng bằng cơ thể, còn nhiều cử động thừa, thân luôn bị dao động. Trẻ 3 tuổi dần dần giữ được tư thế đầu, khi đi ngực đưa ra phía trước, những cử động thừa giảm dần, sự phối hợp tay, chân trở nên nhịp nhàng hơn. Trẻ 5 tuổi, đặc biệt là nửa năm cuối của lứa tuổi, trẻ dần có những thói quen đúng của tư thế, sự phối hợp vận động giữa tay và chân đã ổn định, dễ dàng định hướng trong không gian, thay đổi được hướng vận động, dưới sự hướng dẫn của giáo viên, bước đi của tre đã giống bước đi của người lớn, bàn chân đánh lăng được mạnh hơn. Mỗi một động tác đi của trẻ ở từng độ tuổi khác nhau đều được hoàn thiện trong điều kiện thực hiện động tác ấy theo nhiều phương thức khác nhau. Để hoàn thiện bước đi, đồng thời đề phòng bệnh lòng bàn chân bẹt, có thể cho trẻ tập luyện các động tác: 169
  16. Đi thăng bằng nửa chân trên – đi bằng mũi bàn chân đòi hỏi sự căng cơ của bắp chân, tạo điều kiện thuận lợi cho cột sống luôn thẳng, cung cố cơ bàn chân. Đi bằng gót chân nhằm củng cố cơ lưng cho bàn chân. Đi bằng mép ngoài bàn chân nhằm củng cố cơ bàn chân, giảm điểm tựa trên mặt phẳng, làm cho cơ thể vận động tích cực hơn Đi gập gối – đi khụyu chân nhằm củng cố cơ chân Đi có sự thay đổi từ gót mũi lên bàn chân nhằm củng cố cơ chân và toàn thân Đi nâng cao đùi nhằm củng cố cơ lưng, bụng,chân đòi hỏi đánh lăng của tay phải mạnh ra phía trước, phát triển các cơ ở bả vai, ảnh hưởng tốt đến trạng thái của dây chằng và khớp. Ngoài ra còn có các kiểu đi khác như: đi bước dồn, đi bằng cách bước kéo chân, Trong thời gian đi có thể thay đổi tư thế đi như: đi bước qua chướng ngại vật, đi mang theo các dụng cụ hoặc dụng cụ để trên đầu, đi theo đường hẹp, đi trên cầu thăng bằng, tác động đến cảm giác thăng bằng, tự kìm hãm, tập trung chú ý, khéo léo, tránh có cử động thừa. Đi bộ với những nhiệm vụ khác nhau phải thực hiện theo tín hiệu, để xác định vị trí trong không gian, thay đổi nhịp điệu, hướng với các đội hình khác nhau. Mỗi kiểu đi có ảnh hưởng khác nhau đến cơ thể. Đi đúng cần được hình thành từ tuổi nhỏ, nếu không sau này khó có thể thay đổi vận động chạy Chạy là vận động có chu kì, giống như vận động đi, chạy mang tính chất lặp lại theo chu kì, thay đổi điểm tựa của bàn chân trên mặt phẳng, luân phiên chân đưa ra phía trước, phối hợp vận động của tay. Chạy khác đi bộ ở chỗ là có lúc “bay” – cả hai chân đều không bám vào đất. Thời điểm “bay” tạo cho sự chuyển động của cơ thể được nhanh, tăng độ dài của bước, tăng khả năng chuyển động về phía trước theo quán tính cùng với việc thả lỏng các nhóm cơ bắp. Nhiệm vụ chủ yếu của vận động chạy là rèn luyện sự nhanh nhẹn, khéo léo và sức bền; chuyển động với sự phối hợp giữa tay và chân, đưa cơ thể chuyển động về phía trước. Khi thực hiện vận động chạy, huy động các nhóm cơ bắp lớn của chân, mông và bụng làm việc, dẫn đến sự tiêu hao năng lượng, 170
  17. điều đó có sự ảnh hưởng đến sự phát triển cơ bắp của tuần hoàn, hệ hô hấp, củng cố các nhóm cơ,tăng tính đàn hồi của khớp, dây chằng, Chạy làm tăng quá trình sinh lí, phản ứng trao đổi chất của cơ thể và ảnh hưởng tốt tới sức khỏe. Sau khi chạy nhanh, cần phải từ từ hạ lượng vận động xuống bằng cách chuyển sang vận động đi với tốc độ chậm dần làm cho mạch đập trở về bình thường. Không nên dừng đột ngột hoặc ngồi sau khi chạy sẽ ảnh hưởng không tốt đến hệ tim mạch. Cũng như vận động đi, để hoàn thiện các tố chất phục vụ cho vận động chạy của trẻ, phải sử dụng các hình thức chạy khác nhau. Chạy bằng mũi bàn chân; chạy bước rộng; chạy nâng cao đùi để rèn luyện cơ lưng, cơ bụng và cơ bàn chân. Chạy nhẹ nhàng theo nhịp điệu của âm nhạc sẽ ảnh hưởng tốt đến việc giáo dục phối hợp vận động. Chạy giữa các vật có cầm dụng cụ như dây, vòng; chạy qua chướng ngại vật, chạy theo đường hẹp, tác động đến sự định hướng trong không gian, phối hợp vận động. Chạy với những nhiệm vụ khác nhau, thực hiện nhiệm vụ theo tín hiệu, chạy đuổi bắt là những động tác nhằm rèn luyện sự định hướng trong không gian, trong tập thể, giáo dục khéo léo, phản ứng linh hoạt trong sự thay đổi của hoàn cảnh vật xung quanh. Vận động thăng bằng Thăng bằng là thành phần cần thiết phải có của bất kì vận động nào. Sự phát triển cảm giác thăng bằng diễn ra từ từ, nó liên quan tới sự hoàn thiện của vỏ đại não, sự phát triển của cơ quan tiền đình và cảm giác cơ bắp, giúp cho sự đánh giá đúng mọi thay đổi của cơ thể trong không gian. Để phát triển cảm giác thăng bằng, người ta sử dụng các bài tập đi, như trong đường đi hẹp, đi trên ghế thể dục, đi trên ván nghiêng, đi dội đầu túi cát, + Nội dung các bài tập vận động đi, chạy, thăng bằng đối với trẻ em từng độ tuổi. Đối với trẻ từ 12 tháng đến 18 tháng tuổi: Tập đi (12 -15 tháng). Đi theo hướng thẳng (14 – 18 tháng). 171
  18. Đi có mang vật trên tay (16 – 18 tháng). Đối với trẻ em từ 18 đến 24 tháng tuổi: Đi trong đường hẹp 35-45 cm Đi bước qua vật cản cao 5 – 7 cm. Đi theo các hướng khác nhau. Đi thay đổi hướng theo hiệu lệnh. Đối với trẻ em từ 24 đến 36 tháng tuổi: Đi theo đường ngoằn ngèo. Đi có mang vật trên đầu(30 – 36 tháng tuổi) Đi theo nhịp đếm, nhịp trống lắc, bài hát Đi kiểng chân – đi bằng mũi bàn chân. Đi đều bước (30 – 36 tháng tuổi) Đi kết hợp với chạy Chạy theo hướng đã định và đổi hướng Đối với trẻ em từ 3 đến 4 tuổi: Đi, chạy theo hướng quy định. Đi, chạy theo vòng tròn Đi, chạy và làm theo hiệu lệnh của giáo viên Đi kiễng chân, đi bằng gót chân. Đi, hạy theo đường hẹp (4m × 0,2m). Đi bước dồn ngang (3m ×0,2m) Chạy nhanh 10 -12m Chạy chậm 60 – 80. Đối với trẻ từ 4 đến 5 tuổi: Đi, chạy theo nhịp trống lắc, xắc xô, bài hát Đi, chạy theo hiệu lệnh, làm theo người dẫn đầu Đi kiễng chân, đi bằng gót chân Đi, chạy bước qua 3 – 4 chướng ngại vật cao 5cm; cách nhau 35 – 40 cm. Đi trên ghế thể dục bước qua 2 – 3 chướng ngại vật cao 5cm; cách nhau 30 -35 cm Chạy nhanh 12 – 14 m Chạy chậm 80 – 100m Đối với trẻ em từ 5 đến 6 tuổi: 172
  19. Đi, chạy theo nhịp trống lắc, nhịp bài hát Đi, chạy theo hiệu lệnh, làm người dẫn đầu. Đi kiễng chân đi bằng gót chân Đi trên ghế thể dục, bước dồn trước, bước dồn ngang Đi trên ghế thể dục đầu đội túi cát Chạy nhấc cao đùi 4 – 4,5 m Chạy nhanh 15 – 17 m. Chạy chậm 100 – 120 m ii) Các bài tập vận động nhảy – bật vận động nhảy – bật thuộc loại vận động không có chu kì. Khi nhảy, các chu kì không được lặp lại, toàn bộ vận động được thực hiện một lần theo ba giai đoạn. Giai đoạn chuẩn bị: đánh lăng hoặc chạy lấy đà, gập khớp gối. Cụ thể là gập khớp gối, nhún người, hạ thấp cơ thể, có thể kết hợp với lăng tay về phía sau để lấy đà vung mạnh ra phía trước lúc bật. Giai đoạn chính: bật và bay Bật có liên quan đến việc co lại một cách mạnh mẽ của những cơ dưới của chân, gây ra tốc độ ban đầu và theo đúng hướng. Tiếp theo là tư thế bay trên không và chuẩn bị va chạm đất. Giai đoạn kết thúc: chạm đất là kết thúc tốc độ bay, phối hợp nhịp nhàng các vận động để giữ được thăng bằng. Ba giai đoạn trên của vận động nhảy – bật được thực hiện một cách liên tục và tuần tự. Khi chạm đất bằng cả hai chân cùng một lúc, tiếp đất bằng mũi bàn chân, rồi chuyển sang gót chân để làm giảm xóc. Sự chạm đất nhẹ nhàng bằng cách co dãn khớp gối, làm cho lực phản từ mặt đất tác động nhẹ nhàng từ khớp xương này tới khớp xương khác và bảo vệ cho các cơ quan bên trong cơ thể không bị chấn động mạnh ở lứa tuổi nhỏ, vận động nhảy được bắt đầu từ việc ngồi xuống, đứng lên có nhịp điệu với sự giúp đỡ hướng dẫn của giáo viên. Trẻ từ 2 tuổi thì cho trẻ tập tự lực, thực hiện động tác đứng lên, ngồi xuống tại chỗ, nhún nhảy và nhảy qua. Trẻ 3 tuổi cho nhảy tại chỗ chuyển dần cơ thể về phía trước , nhảy xuống thấp khoảng 15cm, nhảy lên cao, nhảy qua một dây nhỏ, hai dây nhỏ đặt dưới sàn cách nhau 15 – 25 cm. 173
  20. Dần dần cho trẻ nắm vững các kĩ thuật động tác nhảy: hai chân đứng bằng nhau ở tư thế chuẩn bị, co gập khớp gối “ nhún lò xo”, tay vung tự do ra sau và đánh lăng về phía trước. Đối với trẻ lớn thì phải nắm rõ được kĩ thuật động tác nhảy từ trên cao xuống – nhảy sâu, nhảy xa. Nhảy xa – bật xa Tư thế chuẩn bị: đứng tự nhiên trước vạch chuẩn bị, tay thả xuôi, tạo đà; hai tay đưa ra phía trước lăng nhẹ xuống dưới, ra sau để lấy đà, đồng thời gối hơi khuỵu, thân người hơi ngả về trước để chuẩn bị nhún bật. Bật nhảy: nhún chân, đạp đất mạnh bằng nửa bàn chân về phía trước, tay đưa trước, chân chạm nhẹ nhàng bằng nửa chân trên rồi tiếp đất bằng cả bàn chân, gối hơi khuỵu, tay đưa trước để giữ thăng bằng. Lưu ý, nhắc trẻ không lao người ra phía trước. Nhảy là vận động khó thực hiện đối với trẻ dưới 3 tuổi. Động tác này được hoàn thiện ở trẻ mẫu giáo nhỡ và lớn, trẻ có thể biết phối hợp nhịp nhàng giữa tay và chân giúp cho sự linh hoạt giữa các khớp và dây chằng tốt hơn. Để hoàn thiện vận động nhảy cho trẻ, nên cho trẻ tập nhảy dây; nhảy lò cò; nhảy đổi chân trước, chân sau; nảy tiến về phía trước; nhảy lùi; nhảy sang trái. Sang phải, Nội dung các bài tập vận động nhảy – bật đối với trẻ em từng độ tuổi: Đối với trẻ em từ 24 – 36 tháng tuổi: Nhảy bật tại chỗ bằng hai chân. Nhảy xa bằng hai chân. Đối với trẻ em 3 – 4 tuổi: Bật kiên tục tại chỗ 3 – 4 lần. Bật tiến về phía trước 3 – 4 bước. Bật nhảy qua dây. Bật xa 25 – 30 cm. Bật sâu 10 – 15 cm. Đối với trẻ 4 đến 5 tuổi: Bật kiên tục tại chỗ 5 – 6 lần. Bật tiến về phía trước. Bật luân phiên chân trước, chân sau. 174
  21. Bật vào, ra vòng. Bật xa 30 – 40 cm. Chạm đất nhẹ nhàng bằng hai chân. Bật sâu 25 – 30 cm Nhảy lò cò 3 – 4 nhịp và đổi chân. Bật nhảy liên tục vào các ô 35× 35 hoặc 40 × 40 cm Đối với trẻ 5 đến 6 tuổi: Bật liên tục qua 4 – 5 vạch cách nhau 35 – 40 cm. Bật sâu 30 – 35 cm Bật xa 40 – 50cm Nhảy lò cò 5 – 6 nhịp và đổi chân. Nhảy bật tách chân, khép chân theo ô vẽ. Nhảy lò cò khoảng 10 nhịp. Bật liên tục qua 4 – 5 chướng ngại vật có kích thước cao 6 cm, rộng 5 – 6 cm, cách nhau 30 – 40 cm. iii) Các bài tập vận động ném, chuyền, bắt Ném là vận động không có chu kì. Khi thực hiện vận động này thì phần trên của cơ thể như các nhóm cơ bắp, cẳng tay, cổ tay và toàn thân đều tham gia vận động, cho nên đòi hỏi trẻ phải có cảm giác thăng bằng và khả năng định hướng tốt. Vận động ném gồm 3 giai đoạn: Giai đoạn chuẩn bị. Giai đoạn chính Giai đoạn kết thúc. Trong 3 giai đoạn trên, ở giai đoạn chính, khi ném trẻ chú ý gắng sức để đạt được mục đích ném trúng đích hay ném được xa, sự định hướng không gian sẽ tốt hơn khi phải ước lượng, đánh giá khoảng cách bằng mắt. Ném xa bằng tay: Tư thế chuẩn bị: cho trẻ đứng chân trước, chân sau, tay cầm bóng hoặc túi cát, tay cùng phía với chân sau và đưa ra trước Thực hiện: tay đưa từ trước, xuống dưới, ra sau, tay cầm bóng hoặc túi cát đi xa ở điểm tay đưa cao nhất. Ném xa bằng 2 tay, 2 tay cầm 1 quả bóng: Tư thế chuẩn bị: cho trẻ đứng chân trước, chân sau, tay cầm bóng hoặc túi cát, tay cùng phía với chân sau đưa ra trước. 175
  22. Thực hiện: tay đưa từ trước, xuống dưới, ra sau, tay cầm bóng hoặc túi cát đi xa điểm tay đưa cao nhất. Ném xa bằng 2 tay, 2 tay cầm 2 quả bóng: Tư thế chuẩn bị: cho trẻ đứng chân trước, chân sau hoặc chân dang rộng bằng vai, hai tay cầm bóng đưa cao lên đầu, thân trên hơi ngả ra sau, dùng sức của thân và tay để ném bóng đi xa. Ném trúng đích trên mặt đất Tư thế chuẩn bị: cho trẻ đứng chân trước, chân sau, tay cùng phía với chân sau cầm túi cát hoặc bóng đưa cao ngang đầu. Thực hiện: trẻ nhằm vào đích để ném trúng đích, đích có thể vẽ vào tường, làm các cột đích tho độ cao của từng lứa tuổi. Đối với trẻ em lứa tuổi nhà trẻ, khả năng ném, chuyền, bắt kém, trẻ không biết định hướng ném. Do đó, nên cho trẻ tập từ những thao tác đơn giản như: chuyền, lăn bóng cho nhau, lăn bóng theo vòng tròn, ném vào vật cách xa nhau 1m. Qua đó dạy trẻ biết sử dụng vật ném, phát triển khả năng – ước lượng vật bằng mắt, vận động nhanh nhẹn, khéo léo của cánh tay. Trẻ mẫu giáo bé chưa khéo khi thực hiện vận động, còn ôm bóng vào ngực khi bắt bóng. Đến mẫu giáo nhỡ, trẻ đã linh hoạt và khéo léo hơn, chuyền – bắt đỡ rơi hơn, đúng tư thế, nhưng còn chậm khi thực hiện vận động. Nên dần dần dạy trẻ tự ném, tự vung – bắt bóng bằng hai tay, một tay để tác động đến sự phát triển những kiến thức cần thiết cho trẻ, tiến tới thực hiện động tác ném theo yêu cầu của lứa tuổi. Trẻ mẫu giáo lớn biết phối hợp nhịp nhàng trong các vận động, không ôm bóng vào người khi bắt bóng, khả năng phối hợp tay và chân tốt hơn. Đối với trẻ lứa tuổi này, nên cho trẻ tập thường xuyên những động tác ném khác nhau để kích thích hứng thú cho trẻ, giúp trẻ nắm vững động tác, phát triển sự ước lượng bằng mắt, phối hợp động tác và khéo léo. + Nội dung các bài tập vận động ném, chuyền, bắt đối với trẻ em từng độ tuổi: Đối với trẻ em từ 12 tháng đến 18 tháng tuổi: Lăn bóng bằng 2 tay (14 – 18 tháng) Ném bóng bằng 1 tay (17 – 18 tháng). Đối với trẻ em từ 18 đến 24 tháng tuổi: Lăn bóng bằng 2 tay vào đích xa 0,5 – 0,7m. 176
  23. Ném bóng qua dây ở ngang tầm ngực trẻ bằng một tay. Đối với trẻ từ 24 đến 36 tháng tuổi: Ném bóng vào đích nằm ngang xa 0,7 – 1m, đường kính 50 cm. Tung bóng bằng 2 tay, khoảng 40cm. Đập bóng xuống sàn bằng 2 tay Ném xa bằng một tay, tay đưa cao, chân đứng tự nhiên. Ném trúng đích nằm ngang, đích xa 1 -1,2 m, đường kính 40cm Ném trúng đích thẳng đứng, đích xa 0,8 – 1m, cao 0,6 – 0,7 m, đường kính 40 cm. Đối trẻ em từ 4 – 5 tuổi: Tung và bắt bóng bằng 2 tay, tung cao 40 – 50 cm Đập và bắt bóng bằng 2 tay khi bóng nảy. Chuyền, bắt bóng qua đầu, qua chân theo hàng dọc. Lăn bóng bằng 2 tay và di chuyển theo bóng 3,5 – 4 m. Ném xa bằng 1 tay. Ném xa bằng 2 tay, đứng chân trước, chân sau, hoặc chân rộng bằng vai. Ném trúng đích nằm ngang, đích xa 1,2 – 1,4 m, đường kính vòng tròn đích 40 cm. Ném trúng đích thẳng đứng, đích xa 1m, cao 1m, đường kính vòng tròn đích 40 cm Đối với trẻ em từ 5 – 6 tuổi Tung bóng lên cao 40 – 50 cm, bắt bóng bằng hai tay. Đập bóng xuống sàn, bắt bóng bằng hai tay khi bóng nảy. Ném xa bằng một tay. Ném xa bằn hai tay. Ném trúng đích nằm ngang, đích xa 1,4 – 1,6 m, đường kính vòng tròn đích 40 cm. Ném trúng đích thẳng đứng, đích xa 1,2 m, cao 1m, đường kính vòng tròn đích 40 cm. Chuyền,bắt, bóng theo các hướng: phải, trái, qua đầu, qua chân. Lăn bóng bằng hai tay và di chuyển theo bóng 4 – 5m. Lăn bóng bằng hai tay và di chuyển theo hai đường dích dắc. iv) Các bài tập vận động bò, trườn, trèo 177
  24. Đây là nhóm bài tập vận động có chu kì: giống như vận động đi, có sự vận động luân phiên của tay và chân, liên tục lặp lại các chu kì. Khi vận động, thu hút một số lượng lớn cơ bắp hoạt động tích cực, nâng cao khả năng làm việc của cơ thể trẻ, giúp cho sự hình thành tư thế đúng của cơ thể. Quá trình tập luyện các bài tập vận động bò, trườn, trèo, nhằm giáo dục trẻ các tố chất nhanh, khéo, tăng lòng dũng cảm, quyết tâm thực hiện động tác. Để hoàn thiện các bài tập vận đông bò, trườn, trèo, người ta cho trẻ tập các bài tập: bò bằng hai chân, hai tay theo mặt phẳng nghiêng; bò bằng hai tay và cẳng chân; trèo qua ghế, trèo thang; chui qua cổng; trườn. Một số bài tập vận động đặc trưng của nhóm vận động này: Bò bằng bàn tay, cẳng chân hay còn gọi là bò thấp: cho trẻ chống tì hai bàn tay và hai cẳng chân xuống sàn nhà. Thực hiện bò về phía trước, phối hợp tay nọ chân kia, mắt nhìn về phía trước. Bò bằng bàn tay và bàn chân hay còn gọi là bò cao: trẻ chống cả hai bàn tay, cẳng chân xuống sàn nhà. Thực hiện bò về phía trước, phối hợp tay nọ chân kia, mắt nhìn trước. Bò bằng bàn tay, bàn chân hay còn gọi là bò cao: trẻ chống cả hai bàn tay, bàn chân xuống sàn nhà, gối hơi khuỵu, mắt nhìn phía trước. Khi bò phối hợp chân nọ tay kia. Trườn sấp: trẻ nằm sấp, toàn thân sát sàn nhà, tay trái đưa thẳng về phía trước, đồng thời co chân phải đẩy mạnh thân về người phía trước, đồng thời co chân trái để lấy đà tay phải về phía trước, tay trái gập trước ngực. Khi trườn, người luôn sát sàn, chân không đưa cao. Trèo thang: Trèo bước dồn: trẻ vịn tay ở dóng thang trước ngực, bước một chân lên dóng thứ nhất, bước tiếp một chân kia lên từng dóng, sau đó chuyển tay vịn lên dóng trên rồi bước tiếp một chân lên dóng thứ hai và tiếp tục như vậy cho trẻ trèo lên các dóng trên. Khi bước xuống cũng bước dồn từng chân một. Trèo liên tục lên các dóng, không dừng lại hai chân ở một dóng: Tay vịn ở dóng thang ngang ngực, bước một chân lên dóng thứ nhất, chuyển một tay khác bên chân lên dóng trên,bước chân kia lên dóng thứ hai thực hiện trèo liên tục, phối hợp chân nọ tay kia như động tác bò. 178
  25. + Nội dung các bài tập vận động bò trườn, trèo đối với trẻ em các độ tuổi: Đối với trẻ từ 12 – 18 tháng: Bò qua vật cản. Bò chui dưới vật cản. Đối với trẻ từ 18 – 24 tháng: Bò có mang vật trên lưng. Bò chui qua vòng đường kính 40 – 45 cm. Trườn tự do (20 – 24 tháng) Trườn dưới vật cao 30 – 35 cm (20 – 24 tháng) Đối với trẻ từ 24 – 36 tháng: Bò trong đường hẹp Trườn dưới vật cao cách mặt đất 35 – 40 cm. Bò bằng bàn tay và bàn chân (30 – 36 tháng). Đối với trẻ từ 3 – 4 tuổi: Bò bằng bàn tay, bàn chân Bò bằng bàn tay, cẳng chân Trườn sấp, phối hợp chân nọ tay kia Trèo lên ghế, bước xuống ghế hoặc bục gỗ cao 30cm Trèo thang tè 7 – 10 dóng Đối với trẻ từ 4 – 5 tuổi: Bò bằng bàn tay, bàn chân theo đường dích dắc Bò bằng bàn tay, cẳng chân kết hợp chui qua cổng vòng cung cao 45 – 50 cm Trườn sấp 3 – 4 m kết hợp trèo qua ghế thể dục. Trèo lên, xuống ghế hoặc hộp gỗ cao 30 cm. Trèo thang từ 8 – 10 dóng Đối với trẻ từ 5 – 6 tuổi: Bò bằng bàn tay, bàn chân qua 5 – 7 hộp, đặt cách nhau 50 – 60 cm. Bò bằng bàn tay, cẳng chân theo đường dích dắc. Trườn sấp 4 – 5 m theo hướng thẳng kết hợp trèo qua ghế thể dục. Trèo lên, xuống ghế hoặc hộp gỗ cao 35cm. Trèo lên, xuống thang phối hợp tay chân. 2.1.4.2. Phương pháp giảng dạy bài tập thể dục cho trẻ mầm non 179
  26. a) Phương pháp giảng dạy bài tập đội hình đội ngũ cho trẻ mầm non Đối với trẻ từ 18 – 36 tháng: - Khi cho trẻ thực hiện các bài tập đội hình đội ngũ, giáo viên nên sử dụng phương pháp dùng lời và vật chuẩn thị giác để dạy trẻ thực hiện bài tập theo yêu cầu nội dung đề ra. Thời gian đầu không nên gò ép trẻ đứng theo một đội hình nhất định, mà nên trẻ đứng tự do nhưng không đứng sát vào nhau, mặt hướng về phía giáo viên. - Cách tập xếp hàng: đầu tiên gióa viên để trẻ đứng, đi thành vòng cung, vòng tròn, hàng dọc, hàng ngang đã được vẽ sẵn. Sau đó, khi trẻ đã quen với các vạch chuẩn vẽ sẵn, giáo viên có thể bỏ bớt vạch chuẩn trong vòng tròn hoặc để các vạch chuẩn đầu hàng cho trẻ đứng thành hàng dọc, hàng ngang. - Cách tập quay: tập cho trẻ quay phải, trái bằng hình thức sử dụng vật chuẩn thị giác. Để giúp trẻ dễ nhận biết hướng quay, giáo viên nên cho trẻ quay về phía cô hoặc phía có đồ vật, chẳng hạn như quay về phía cửa sổ, phía búp bê. - Chú ý: khi trẻ xếp hàng dọc, hàng ngang, không nên yêu cầu trẻ đứng theo thứ tự từ thấp đến cao, mà chỉ cần trẻ biết xếp hàng dọc là đứng sau lưng bạn đứng trước; xếp hàng ngang là đứng cạnh bạn đã đứng trước; đội hình vòng tròn là trẻ cầm tay nhau tạo thành vòng cung khép kín và giãn đều là được. Đối với trẻ 3 – 4 tuổi: - Với trẻ em ở lứa tuổi này, đầu năm tiếp tục sử dụng phương pháp như ở lứa tuổi nhà trẻ. Cụ thể, có thể cho trẻ đứng tự do để tập nhưng yêu cầu trẻ phải hướng mặt về phía giáo viên và yêu cầu trẻ phải đứng giãn cách không chạm vào nhau để có thể vận động thoải mái. Cho trẻ tập đi thành vòng tròn. Lúc đầu giáo viên vẽ hoặc căng dây, hoặc xếp ghế thành vòng tròng, rồi cho trẻ đi về phía ngoài vòng tròn đó. Khi trẻ đã xác định được hướng đi thàng vòng tròn không cần vạch chuẩn, nhắc trẻ đi không sát vào nhau, đi rộng vòng để trẻ tự điều chỉnh và dãn cách đều trong khi đi. Có thể cho trẻ tập xếp thàng vòng tròn bằng cách cho trẻ cầm tay nhau tạo thành vòng tròn hoặc để những vật chuẩn ở giữa và yêu cầu trẻ đứng xung quanh. Lần đầu 180
  27. không yêu cầu vòng tròn phải thật tròn mà giáo viên phải sửa dần cho trẻ. Sau đó, dần dần giáo viên cho bỏ vật chuẩn và yêu cầu trẻ tự xếp thành vòng tròn. - Xếp hàng dọc theo tổ: lần đầu giáo viên để các vật chuẩn như ống cờ, cành cây, búp bê,,, cho từng tổ xếp thành hàng dọc trước vật chuẩn: một trẻ đứng sát vật chuẩn, những trẻ sau đứng nối tiếp phía sau và đặt tay lên vai của bạn đứng trước để điều chỉnh, dãn cách hàng cho đều và thẳng. - Chuyển từ hàng dọc thành hàng ngang: có thể chuyển từ trái sang phải hoặc từ phải sang trái, hoặc cho trẻ quay về phía có vật chuẩn. - Giáo viên cần sử dụng hiệu lệnh rõ ràng, dứt khoát ch trẻ thực hiện bài tập. Đối với trẻ từ 4 – 5 tuổi: Trẻ ở lứa tuổi này đã có một kĩ năng tập hợp đội hình đội ngũ. Để giúp trẻ nhanh chóng xếp hàng dọc, hàng ngang theo tổ, theo nhóm, giáo viên có thể đánh dấu chỗ đứng hoặc đặt vật làm chuẩn cho từng tổ. Sau khi trẻ đứng thành hàng theo tổ, giáo viên cho trẻ chỉnh hàng. + hàng dọc: trẻ đứng đầu hàng đứng chuẩn, trẻ đứng sau đặt tay lên vai trẻ đứng trước và chỉnh hàng cho thẳng. + hàng ngang: trẻ dầu hàng đứng thẳng, trẻ đứng cạnh điều chỉnh sao cho mũi chân chạm ngang bằng với mũi chân bạn đứng cạnh, vai chạm vai bạn. + xếp vòng tròn: cho trẻ đứng cầm tay nhau theo vòng tròn vẽ sẵn. Giáo viên nhắc nhở trẻ đứng dãn cách đều, không đứng sát vai nhau, dần dần các buổi tập sau, giáo viên xóa từng đoạn vòng cung, rồi xóa hẳn các vạch vẽ để trẻ tập xếp và điều chỉnh thành vòng tròn. Cho trẻ xếp thành hai vòng tròn đồng tâm: cho một tổ cầm tay nhau đứng thành vòng tròn nhỏ ở phía trong, các tổ còn lại cầm tay nhau đứng thành vòng tronfto phía ngoài, cho trẻ dãn cách đều. + chuyển từ hàng dọc thành hàng ngang:cho trẻ xếp hàng dọc theo tổ, giáo viên sử dụng khẩu lện: “bên phải ( trái ) quay”. Trẻ thực hiện quay về bên phải hoặc trái theo hiệu lệnh của giáo viên, sau đó đóng và chỉnh hàng. Để trẻ dễ xác định được hướng, lúc đầu khi ra hiệu lệnh cho trẻ quay về hướng nào thì giáo viên di chuyển về hướng đó để trẻ biết hướng quay. + chuyển từ một hàng dọc thành 2 hàng dọc, hoặc 2 thành 4 hàng dọc, 3 thành 6 hàng dọc, : Trẻ đứng thành hàng dọc, cho trẻ điểm số theo thứ tự 181
  28. từ trên xuống dưới: 1 – 2, 1 – 2 giáo viên nắc trẻ nhớ số của mình. Sau đó giáo viên sử dụng khẩu lệnh: “ một thành hai hàng dọc, bước”, những trẻ số 1 đứng tại chỗ, những trẻ số 2 bước sang trái hoặc phải một bước, sau đó bước lên phía trước một bước và dóng hàng thẳng. Sau khi trẻ đã được luyện tập nhiều kĩ năng này, giáo viên có thể tiến hành nâng cao bằng cách: những trẻ số 1 đứng tại chỗ, những trẻ số 2 bước chân trái lên trước một bước về phía bên trái trẻ số 1 – đứng ngang trẻ số 1, sau đó thu chân phải về sát chân trái rồi từng hàng điều chỉnh cho thẳng. + dạy trẻ chuyển từ 2 hàng dọc thành 1 hàng dọc bằng cách cháu số 2 bước xuống dưới 1 bước, sau đó bước về chỗ cũ. Có thể nâng cao bằng cách: trẻ số 2 bước chân phải về phía sau 1 bước, lùi về phía phải trẻ số 1 – về vị trí cũ, sau đó thu chân trái về đứng thẳng hàng. Cho trẻ số 2 chuyển hàng 2 – 3 lần rồi đôỉ vị trí cho trẻ số 1 thực hiện chuyển hàng. Cần yêu cầu trẻ phải xếp hàng thẳng và dãn cách đều để khi cử động không vướng vào nhau. Đối với trẻ 5 – 6 tuổi: Trẻ ở lứa tuổi này đã có thể tìm được vị trí của mình trong hàng, nên giáo viên cần yêu cầu trẻ bé đứng trước lớn đứng sau. Đầu năm có thể đánh dấu vị trí đứng của trẻ trong hàng để trẻ nhớ và đứng theo tổ, sau đó bỏ vạch chuẩn. - Luyện cho trẻ đi, chạy theo hàng dọc và theo đường dích dắc để tạo cho trẻ có khả năng định hướng trong không gian. - Cho trẻ đi theo vòng tròn, đi theo đường dích dắc: giáo viên dẫn đầu, trẻ đi nối tiếp theo cô, dãn cách đều theo đường tròn, theo đường dích dắc hoặc qua các vật cản tạo thành đường gấp khúc. Dần dần giáo viên tách khỏi hàng và theo dõi, nhắc nhở trẻ đi đúng hàng, dãn cách đều. - Xếp hàng dọc theo tổ: tập cho trẻ xếp hàng tạo phản xạ nhanh nhẹn trong khi trẻ đang chơi tự do hoặc đang di chuyển như đi hoặc chạy theo tập thể. Giáo viên hô: “về hàng dọc tập hợp” đồng thời đưa một tay ra trước, trẻ lần lượt xếp hàng dọc theo từng tổ phía trước cô. + cách xếp hàng: tổ đàu tiên đứng trước cô, lần lượt các tổ tiếp theo đứng bên trái tổ đầu tiên, mỗi tổ cách nhau một cánh tay. 182
  29. + dóng hàng thẳng: trẻ đầu hàng của mỗi tổ đứng tại chỗ, những trẻ đứng phía sau đưa thẳng tay ra phía trước, ngón tay chạm vai trẻ đứng trước và dóng cho thẳng hàng. - Xếp hàng ngang theo tổ : trẻ đang di chuyển tự do, giáo viên hô: “về hàng ngang tập hợp”, đồng thời đưa một tay ra ngang. Giáo viên đưa tay phía nào thì trẻ đứng về phía đó thành một hàng ngan + Cách xếp hàng: Trẻ đầu hàng đứng cạnh phía tay cô đưa ngang, các trẻ sau đứng tiếp cạnh trẻ đầu hàng thành một hàng ngang. Khi xếp nhiều hàng ngang thì đầu hàng của các tổ lần lượt đứng sau trẻ đứng đầu tiên, trẻ từng tổ lần lượt đứng tiếp cạnh trẻ trong tổ mình thành hàng ngang. + Dóng hàng: Trẻ đầu hàng đứng tại chỗ, các trẻ khác trong hàng nhìn chân mình và điều chỉnh cho thẳng hàng cùng các bạn trong hàng, mỗi trẻ đứng cách nhau 2 nắm tay, vai gần chạm vai trẻ đứng bên. - Chuyển 1 hàng dọc thành hai hàng dọc: Thực hiện như với trẻ từ 4 đến 5 tuổi. Chuyển 1 hàng ngang thành 2 hàng ngang: Cho trẻ đứng thành hàng ngang theo tổ, cho trẻ lần lượt điểm số từ phải sang trái 1 - 2; 1 - 2 cho đến cuối hàng. - Giáo viên hô: “ Một thành 2 hàng ngang, bước”. Trẻ số 1 đứng tại chỗ, trẻ số 2 bước chân phải một bước về sau trẻ số 1, rồi thu chân trái sát chân phải, đứng thẳng sau trẻ số 1. Giáo viên hô: “ Về vị trí cũ, bước ”. Trẻ số 1 đứng tại chỗ, trẻ số 2 bước chân trái lên một bước ngang trẻ số 1, về vị trí cũ, sau đó thu chân phải sát chân trái, đứng thẳng. - Chuyển một vòng tròn thành 2 vòng tròn cũng giống như cách thức chuyển 1 hàng ngang thành 2 hàng ngang. - Phải cho trẻ luyện tập thường xuyên và luôn yêu cầu trẻ đứng theo tổ. Trong các tiết học thể dục, cần sử dụng đa dạng các bài tập đội hình khác nhau để củng cố cho trẻ biết tập theo những đội hình nhất định, biết dãn, dồn hàng, biết chuyển từ đội hình nọ sang đội hình kia một cách nhanh chóng. Nên sử dụng bài tập đi và chạy để trẻ thay đổi hàng. Trong khi cho trẻ luyện tập đội hình, đội ngũ, cần chú ý hiệu lệnh phải rõ ràng dứt khoát. 183
  30. - Chú ý: Tổ chức cho trẻ tập đội hình đội ngũ trong các bài thể dục sáng và các tiết học thể dục, thực hiện sau phần khởi động. Mỗi buổi cho trẻ tập một ít. Ngoài ra, có thể cho trẻ tập vào giờ hoạt động ngoài trời, khi đi dạo hoặc hoạt động buổi chiều. b) Phương pháp giảng dạy bài tập phát triển chung cho trẻ mầm non Đối với trẻ em từ 3 đến 18 tháng tuổi: Các bài tập nhằm phát triển các nhóm cơ khớp cho trẻ, các bài tập phát triển vận động đều do giáo viên điều khiển, trẻ vận động với sự giúp đỡ trực tiếp của giáo viên, đặc biệt là các bài tập với trẻ em từ 3 đến 12 tháng thì sự tác động của giáo viên càng tích cực hơn, đó là những bài tập thụ động. - Cách thức tiến hành: Giáo viên tập lần lượt cho từng trẻ. - Nơi tập: Tập ngay trong phòng trẻ. Mùa nóng có thể tập ở ngoài hiên hoặc gần cửa sổ. Mùa lạnh tập ở chỗ sáng, ấm áp, không có gió lùa. Cho trẻ tập trên bàn cao 70-80cm, rộng 70cm, dài 90cm, mặt bàn trải khăn hoặc vải mỏng cho êm, gần bàn tập để một số tã lót hoặc quần áo sạch, khi cần có thể thay ngay cho trẻ. Nếu không có bàn tập có thể cho trẻ trên giường hay trải chiếu trên nền nhà khô ráo, sạch sẽ. - Thời gian tập: Tập cho trẻ hàng ngày, sau bữa ăn ít nhất 30 phút . Nên tập cho trẻ ngay sau lúc đón trẻ. Thời gian tập cho mỗi trẻ từ 3 – 5 phút. Mỗi lần tập cho trẻ 1 – 2 bài tập; mỗi bài tập 6 – 8 lần. - Trang phục: Cho trẻ mậc gọn gàng, mùa lạnh nên cởi bớt mũ, áo khoác ngoài cho dễ vận động. Trang phục của giáo viên phải gọn gàng, dễ cử động, móng tay cắt ngắn , tháo các thứ đeo ở tay có thể gây đau cho trẻ. Mùa lạnh, giáo viên nên xoa tay cho ấm trước khi tập cho trẻ. - Thao tác của giáo viên phải chính xác, dứt khoát, song cần dịu dàng, không làm trẻ đau, trẻ sợ, không gây tai nạn cho trẻ. Chú ý không nắn bóp khớp của trẻ, tránh va đụng vào đầu, không ấn mặt trước của xương ống chân, nơi không có bảo vệ. - Giáo viên vừa tập cho trẻ nói chuyện để trẻ vui thích, đồng thời phải quan sát thái độ của trẻ. Nếu trẻ khóc phải dừng tập, nói chuyện âu yếm cho trẻ hết khóc , khi trẻ vui vẻ trở lại mới tập tiếp. - Giáo viên phải có kế hoạch dự kiến trước khi tập cho từng trẻ, tránh tuỳ tiện. Những trẻ sau khi ốm, mới lành bệnh, mới tiêm chủng, mới đi nhà trẻ thì không tập ận động. 184
  31. Ví dụ: Bài tập cho trẻ từ 3 – 6 tháng tuổi: Bài tập “ Tay co tay duỗi” và “ Nằm ngửa co duỗi đều hai chân”. Thực hiện bài tập “ Tay co tay duỗi”: Giáo viên cho trẻ nằm ngửa, rồi trò chuyện với trẻ, tập cho trẻ. Hai tay nắm hai ngón cái của cô. Giáo viên duỗi thẳng hai tay trẻ về phía trước cho cánh tay vuông góc với thân rồi gập khuỷu một tay trẻ cho bàn tay sát vào vai, sau đó đổi tay kia, hai tay lần lượt co- duỗi. Tập 6 – 8 lần. Sau đó giáo viên nhẹ nhàng chuyển sang tập cho trẻ vận động tiếp theo. Thực hiện bài tập “ Nằm ngửa co duỗi đều hai chân ”: Giáo viên cho trẻ nằm ngửa , chân duỗi hướng về phía cô. Hai tay giáo viên nắm hai cổ chân trẻ cho đùi áp sát vào bụng, cẳng chân áp sát vào phía đùi, sau đó duỗi thẳng hai chân cho trẻ. Tập 4 -6 lần. Vừa tập, giáo viên vừa trò chuyện với trẻ kích thích trẻ phát âm. Ví dụ 2: Bài tập cho trẻ từ 6 – 9 tháng tuổi. Bài tập “ Ngồi đưa tay ra các phía ”. Thực hiện: Trẻ ngồi, hai tay nắm hai ngón tay cô hoặc vòng tròn nhỏ, giáo viên cho hai tay trẻ duỗi thẳng về phía trước lên đầu, hai tay bắt chéo phía trước. Tập 2 – 3 lần. Bài tập “ Nằm ngửa luân phiên nâng thẳng từng chân lên ”. Thực hiện: Trẻ nằm ngửa, chân duỗi hướng về phía cô, hai tay cô cầm hai đầu gối trẻ, bàn tay úp lên đầu gối trẻ, ngón cái để phía bắp chân. Giáo viên nhẹ nhàng nâng lần lượt từng chân lên vuông góc với thân, rồi lại đặt duỗi thẳng trên bàn tập hoặc trên giường. tập 4 – 6 lần. Đối với trẻ êm từ 18 đến 24 tháng tuổi: Bài tập phát triển chung ở lứa tuổi này được sử dụng dưới dạng thể dục sáng. Mỗi bài tập gồm 3 – 4 động tác, mỗi động tác thực hiện 2 – 4 lần. Phương pháp dạy trẻ chủ yếu là trực quan, dùng lời, mô phỏng. Giáo viên thực hiện động tác chính xác kết hợp với mô phỏng bằng lời và động viên, khuyến khích trẻ cùng tập theo cô. Đối với trẻ ở lứa tuổi này chưa yêu cầu trẻ tập chính xác mà chủ yếu là trẻ thích tập cùng giáo viên. Việc thực hiện bài tập có chính xác hay không phụ thuộc vào khả năng của từng trẻ. Khi trẻ thực hiện bài tập, có thể cho trẻ đứng theo đội hình vòng cung, vòng tròn, đứng tự do, nhưng phải đảm bảo tất cả trẻ đều quan sát được động tác mẫu của giáo viên. 185
  32. Ví dụ: Bài tập “ Tay em” . Cho trẻ đi quanh sân tập một vòng, có thể làm động tác chim bay, cò bay: Trẻ vẫy vẫy tay rồi đứng lại thành vòng tròn. - Động tác 1: Tay em. + Tư thế chuẩn bị: Đứng tự nhiên, tay dấu sau lưng. + Thực hiện: Giáo viên nói: “ Tay đẹp đâu?”. Trẻ đưa hai tay ra phía trước và nói: “ Tay đây”. Giáo viên nói: “Mất rồi”. Trẻ đưa tay ra sau lưng. Cho trẻ tập 3 – 4 lần. - Động tác 2: Đồng hồ tích tắc: + Tư thế chuẩn bị: Đứng tự nhiên, hai tay cầm hai vành tai. + Thực hiện: Giáo viên nói: “ Đồng hồ kêu tích tắc, ”. Trẻ làm động tác nghiêng đầu về phía bên phải, trái nói theo giáo viên: “ tích tắc, tích tắc”. Cho trẻ tập mỗi bên hai lần. - Động tác 3: Hái hoa. + Tư thế chuẩn bị: Đứng tự nhiên, tay thả xuôi. + Thực hiện: Giáo viên nói: “Hái hoa”. Trẻ ngồi xuống, tay làm động tác vờ hái hoa. Giáo viên nói: “ Đứng lên”. Trẻ đứng lên. Cho trẻ tập 2 - 3 lần. Sau đó cho trẻ đi quanh sân một vài vòng. Ví dụ 2: Bài tập “ Gà con ”. - Động tác 1: Gà vỗ cánh. + Tư thế chuẩn bị: Đứng tự nhiên, tay thả xuôi. + Thực hiện: Giáo viên nói: “ Gà vỗ cánh”. Trẻ đưa hai tay ra ngang vẫy vẫy, hạ tay xuống và vỗ tay vào đùi. Cho trẻ tập 3 – 4 lần. - Động tác 2: Gà mổ thóc. + Thực hiện: Giáo viên cho trẻ đi 1, 2 vòng quanh sân tập, thỉnh thoảng ngồi xuống gõ tay xuống sàn và nói: “ Cốc cốc ”, sau đó đứng dậy và đi tiếp. Cho trẻ ngồi xuống đứng lên 2 – 3 lần. - Động tác 3: Gà con tìm mồi. + Thực hiện: Giáo viên và trẻ đều để hai tay chắp sau lưng, vừa đi vừa nghiêng người sang 2 phía phải, trái vờ như kiếm mồi và nói: “ Chiếp, chiếp ”. Cho trẻ đi 1, 2 vòng quanh sân tập. Đối với trẻ em 24 đến 36 tháng tuổi: 186
  33. Bài tập phát triển chung chiếm vị trí tương đối lớn với trẻ em ở lứa tuổi này, được thực hiện trong bài tập thể dục sáng và trong tập luyện chủ đích. Khi dạy bài tập phát triển chung cho trẻ, giáo viên thường sử dụng các phương pháp trực quan, dùng lời nói và thực hành. Giáo viên cần chú ý dùng lời nói rõ ràng, diễn cảm trong quá trình mô phỏng động tác để giúp trẻ hình dung được hình ảnh động tác nhằm giúp trẻ hứng thú khi luyện tập. Thứ tự hướng dẫn một động tác: - Nêu tên động tác, tên theo nghĩa bóng: ví dụ “Chim bay ”. - Tư thế chuẩn bị: Giáo viên nói: “ Các cháu đứng như cô nào – chim bay ” và làm động tác vẫy vẫy tay 2 – 3 lần. Chú ý: Khi làm mẫu động tác, giáo viên đứng quay mặt nhìn vào trẻ và làm theo chiều ngược lại khi nghiêng người. Đối với trẻ em ở lứa tuổi này, nên cho trẻ tập bài tập phát triển chung với dụng cụ như cờ, bóng, khăn mùi xoa, gậy nhỏ, để tăng hiệu quả động tác và trẻ có hứng thú trong luyện tập. Trước khi cho trẻ tập với dụng cụ nào đó, giáo viên cần cho trẻ làm quen và chơi với dụng cụ đó trước để trẻ không bị phân tán bởi dụng cụ khi thực hiện động tác. Ví dụ 1: Bài tập “ Chim sẻ”. Trẻ đứng tự nhiên thành vòng tròn. - Động tác 1: Thổi lông chim. Cho trẻ vờ làm động tác cầm lông chim đưa lên miệng, hít vào thật sâu sau đó thổi mạnh thật sâu. Giáo viên cho trẻ tập 3 lần. - Động tác 2: “ Chim vẫy cánh”. + Thực hiện: Đưa hai tay sang ngang, vẫy vẫy hai tay 2 – 3 lần. Hạ tay xuống. Giáo viên cho trẻ tập 3 lần. - Động tác 3: “ Chim mổ thóc”. + Thực hiện: Cúi người về phía trước, gõ 2 tay xuống đất, nói “Cốc, cốc ”. Đứng thẳng, thả tay xuôi. Cho trẻ tập 2 – 3 lần. - Động tác 4: “ Chim bay”. Cho trẻ đi vòng quanh sân tập, thỉnh thoảng đưa 2 tay ngang vẫy vẫy khoảng 30 giây. Ví dụ 2: Bài tập với cờ. Chuẩn bị cho trẻ cầm 2 cờ nhỏ, đứng tự nhiên thành vòng tròn. Giáo viên đứng trong vòng tròn. - Động tác 1: “ Vẫy cờ”. + Tư thế chuẩn bị: Đứng tự nhiên, hai tay cầm cờ thả xuôi. 187
  34. + Thực hiện: Giơ cờ lên cao vẫy vẫy, sau đó về tư thế chuẩn bị. Cho trẻ tập 3 – 4 lần. - Động tác 2: “Cúi người”. + Tư thế chuẩn bị: Như động tác 1. + Thực hiện: Cúi người về phía trước, gõ cán cờ xuống đất, sau đó về tư thế chuẩn bị. Cho trẻ tập 3 lần. - Động tác 3: “ Ngồi xổm”. + Tư thế chuẩn bị: Như động tác 1. + Thực hiện: Ngồi xổm gõ cán cờ xuống đất, sau đó về tư thế chuẩn bị. Cho trẻ tập 3 – 4 lần. Đối với trẻ em từ 3 đến 4 tuổi: Đối với trẻ em lứa tuổi mẫu giáo từ 3 đến 4 tuổi, các bài tập phát triển chung đều được thực hịên trong thể dục sáng và trong phần trọng động của tiết học thể dục. Phương pháp dạy bài tập phát triển chung cho trẻ 3 – 4 tuổi tương tự như trẻ 24 đến 36 tháng tuổi. Giáo viên chủ yếu sử dụng các phương pháp trực quan, dùng lời để mô phỏng hình ảnh động tác giúp trẻ hứng thú tập luyện. Khi hướng dẫn trẻ, giáo viên làm động tác mẫu chính xác, kết hợp với dùng lời để mô phỏng cho trẻ. Trẻ nghiêng bên trái, co nghiêng bên phải, Lời giải thích phải ngắn gọn, rõ ràng để trẻ dễ thực hiện. Có thể sử dụng vật chuẩn thị giác để giúp trẻ thực hiện động tác chính xác hơn. Ví dụ: Cháu quay lại chào chú gấu – bên trái; quay lại chào chú mèo – bên phải. Trong quá trình thực hiện động tác, giáo viên nên động viên, khen ngợi giúp trẻ phấn khởi tập luyên. Không nên dừng lại để sửa cho 1 -2 trẻ vì như vậy sẽ làm cho trẻ khác phải đợi lâu. Dần dần cho trẻ tập theo nhịp hô 1 – 2. Nên cho trẻ tập kết hợp với cầm các dụng cụ nhỏ: bóng, cờ, nơ, hoặc hát các bài hát, bài thơ có nhịp điệu phù hợp giúp trẻ thực hiện động tác nhịp nhàng, biểu cảm và chính xác hơn. Ví dụ 1: Bài tập với gậy hoặc vòng thể dục. Chuẩn bị mỗi trẻ 1 gậy hoặc 1 vòng, đứng thành hầng ngang theo tổ. - Động tác 1: + Tư thế chuẩn bị: Đứng tự nhiên, hai tay cầm sát 2 đầu gậy hoặc cầm 2 bên vòng, thả xuôi dọc theo thân. + Thực hiện: Đưa tay ra trước, xong về tư thế chuẩn bị. Cho trẻ tập 4 lần. 188
  35. - Động tác 2: + Tư thế chuẩn bị: Như động tác 1. + Thực hiện: Ngồi xổm, gậy chạm sàn, sau đó đứng về tư thế chuẩn bị. Cho trẻ tập 4 lần. - Động tác 3: + Tư thế chuẩn bị: Như động tác 1. + Thực hiện: Đưa gậy lên cao, nghiêng người sang trái, phải xong về tư thế chuẩn bị. Cho trẻ tập lần. - Động tác 4: + Tư thế chuẩn bị: Đứng tay chống hông, gậy để dưới đất. + Thực hiện: Bật chụm chân qua gậy, quay sau 1800 bật về vị trí cũ. Thực hiện bật 6 – 7 lần. Tập xong cho trẻ tự cất dụng cụ vào nơi quy định. Ví dụ 2: Tập kết hợp với bài hát “ Nào, chúng ta cùng tập thể dục ”. Giáo viên cho trẻ thực hiện động tác tương ứng với lời của bài hát. - Tư thế chuẩn bị: Trẻ đứng tự nhiên, tay thả xuôi dọc thân. Đứng tự do hoặc vòng cung, vòng tròn, + Lời 1: “ Đưa tay ra nào, lắc lư cái đầu, lắc lư cái đầu”. Trẻ đưa hai tay ra phía trước, sau đó hai tay cầm nhẹ hai tai và nghiêng đầu sang hai bên. + Lời 2: “ Ồ sao bé không lắc, ồ sao bé không lắc”. Một tay chống hông, một tay chỉ bạn đứng bên. + Lời 3: “ Đưa tay ra nào, lắc lư cái mình, lắc lư cái mình”. Đưa hai tay ra phía trước, sau đó chống hông và nghiêng người sang hai bên. + Lời 4: “ Ồ sao bé không lắc, ồ sao bé không lắc ”. Một tay chống hông, một tay chỉ bạn đứng bên. + Lời 5: “ Đưa tay ra nào, nắm lấy cái chân, lắc lư cái đùi, lắc lư cái đùi”. Đưa hai tay ra trước, sau đó hai tay chống vào hai đầu gối và xoay gối. + Lời 6: “ Ồ sao bé không lắc, ồ sao bé không lắc”. Một tay chống hông, một tay chỉ bạn đứng bên. Đối với trẻ em từ 4 đến 5 tuổi: Trẻ em ở lứa tuổi này vận động đã trở nên nhịp nhàng hơn so với lứa tuổi trước đó. Trẻ thực hiện vận động đã bắt đầu chính xác, giáo viên phải thường xuyên yêu cầu trẻ tập đúng bằng cách nhắc nhở, sửa sai cho trẻ trong quá trình tập. Trẻ hiểu được nhiệm vụ qua lời chỉ dẫn của giáo viên. Vì vậy khi hướng dẫn bài tập phát triển chung, giáo viên thường sử dụng các phương 189
  36. pháp: làm mẫu, chỉ dẫn, thực hành. Trẻ ở lứa tuổi này đã có thể nhớ được động tác và tập không cần phải nhìn động tác mẫu của giáo viên và tự nhớ lại. Do đó, giáo viên làm mẫu khoảng hai lần, sau đó hô cho trẻ tập. Khi dạy một động tác mới, giáo viên có thể tập mẫu cho trẻ xem một lần, sau đó làm lại lần 2 chậm kết hợp với lời giải thích để trẻ chú ý và có biểu tượng về động tác, không gian rõ ràng. Ví dụ: Động tác hai tay cầm bóng đưa cao, nghiêng người sang trái, giáo viên nghiêng người sang phải. Giáo viên nhắc trẻ nhìn cô đưa bóng lên cao, tay thẳng, nghiêng người sang trái nhiều, tay vẫn thẳng. Khi thực hiện động tác, giáo viên sử dụng mệnh lệnh ngắn gọn, như: tay cao – nghiêng người nhiều - hạ tay xuống, Cho trẻ tập theo nhịp 1 – 2 – 3 – 4. Khi trẻ đã quen thuộc động tác, những lần tập sau có thể cho trẻ thực hiện như sau: - Nêu tên bài tập. - Làm mẫu và giải thích thêm, hoặc có thể nhắc trẻ chú ý quan sát quá trình miêu tả động tác của giáo viên. - Khi trẻ thực hịên bài tập, giáo viên đi đến từng hàng để sửa động tác cho trẻ. - Nhận xét, đánh giá việc thực hiện bài tập của trẻ cần phải ngắn gọn, cụ thể và chủ yếu là động viên khuyến khích trẻ thực hiện tốt hơn. Nên tăng cường cho trẻ tập kết hợp với các dụng cụ như: cờ, bóng, gậy, vòng, để tăng hiệu quả của động tác. Sau khi tập, có thể phân công trẻ đứng đầu hàng thực hiện chia dụng cụ cho các bạn trong hàng, sau đó thu dọn khi tập xong. Hoặc có thể dụng cụ để một góc lớp hay sân tập, mỗi trẻ tự lấy và cất dụng cụ sau khi tập. Đối với trẻ em từ 5 đến 6 tuổi: Trẻ ở lứa tuổi này đã có một số kinh nghiệm vận động, các vận động của trẻ đã tương đối hoàn thiện, khi vận động, các động tác theo lời chỉ dẫn của giáo viên, vận động một cách chính xác, nhịp nhàng và khéo léo. Khả năng nhớ của trẻ phát triển, trẻ có thể hiểu được nhiệm vụ vận động, có khả năng quan sát lâu và nhớ lại được động tác. Cho nên giáo viên có thể làm mẫu hai lần, sau đó hô cho trẻ tự tập. Phương pháp dạy bài tập phát triển chung cho trẻ từ 5 đến 6 tuổi giống như 4 – 5 tuổi. 190
  37. Chú ý thường xuyên cho trẻ tập với các dụng cụ: cờ, gậy, bóng, và kết hợp với các bài hát có nhịp điệu phù hợp để hiệu quả động tác được nâng cao. Giáo viên cho trẻ tập theo nhịp hô 1 – 8. Lưu ý: - Tất cả các bài tập phát triển chung đều tập kết hợp với các bài tập đội hình đội ngũ. Cho nên, trước khi tập bài tập phát triển chung, giáo viên cho trẻ xếp đội hình đội ngũ nhất định, sau đó cho trẻ dồn, dãn hàng rồi mới cho trẻ tập. - Khi tập bài tập phát triển chung nên cho trẻ cầm các dụng cụ để tập như: cờ, nơ, gậy, vòng thể dục, nhưng các dụng cụ phải phù hợp với vận động và không gây mệt mỏi cho trẻ. Các dụng cụ đóphải tạo cho trẻ lượng vận động chính xác. Dụng cụ phải được sắp đặt theo từng thể loại để dễ lấy và phân phát cho trẻ. Khi phân chia dụng cụ cho trẻ, giáo viên phải lựa chọn các biện pháp sao cho không mất thời gian và phải được tiến hành nhanh gọn. - Cần chú ý kết hợp việc sử dụng dụng cụ và tập tay không cho trẻ để tạo cho trẻ có cảm giác đúng về động tác khi tập không có dụng cụ. c) Phương pháp giảng dạy bài tập vận động cơ bản cho trẻ mầm non Đối với trẻ em từ 12 đến 24 tháng tuổi: Mỗi tuần cho trẻ tập từ 2 – 3 lần, tập trong giờ tập luyện có chủ đích và ở giờ chơi tập buổi sáng hoặc giữa hai lần ngủ. Tập sau bữa ăn ít nhất 30 phút, không tập khi trẻ đói. - Nơi tập: Có thể cho trong phòng nhóm, tốt nhất nên cho trẻ tập ngoài trời để tắm nắng và hít thở không khí trong lành. - Trang phục của trẻ cần gọn gàng. Mùa hè có thể cho trẻ mặc quần đùi, áo may ô; mùa đông nên cởi bớt mũ và áo khoác ngoài để trẻ vận động được dễ dàng. - Mỗi bài tập khoảng 10 – 15 phút, gômg 2 bài tập vận động cơ bản, trong đó một vận động mới, 1 vận động ôn luyện. Mỗi bài tập được tập trong hai tuần liên tục, vận động mới được ôn luyện lại sau 2 – 3 tuần. + Đối với trẻ em 12 đến 18 tháng tuổi, giáo viên tập cho 2 đến 4 trẻ cùng một lúc. + Đối với trẻ em từ 18 đến 24 tháng tuổi, giáo viên tập cho 5 – 7 trẻ cùng một lúc. - Ngoài giờ tập luyện, giáo viên cần tạo cho trẻ một khoảng không gian đủ rộng, bằng phẳng để trẻ có thể vận động một cách thoải mái, an toàn. Giáo 191
  38. viên cần chú ý quan tâm tới những trẻ chưa biết đi và tập cho trẻ đi hàng ngày. - Phương pháp dạy chủ yếu là phương pháp mô phỏng, sử dụng vật chuẩn âm thanh và thị giác. Để tác động cá nhân từng trẻ, khi trẻ đã thành thạo động tác có thể cho trẻ tập từng tốp nhỏ hoặc tập nối tiếp nhau. Ví dụ về hướng dẫn một số bài tập vận động cơ bản cho trẻ em từ 12 đến 18 tháng tuổi: + Bài tập đi dành cho trẻ em từ 12 đến 15 tháng tuổi. * Mục đích: Tập cho trẻ đi những bước đi đầu tiên. * Thực hiện: Giáo viên động viên trẻ tự đứng lên. Tuỳ theo mức độ phát triển của trẻ mà giáo viên có thể tập cho trẻ đi bằng cách: Đi giữ nách cho tập đi: Giáo viên đứng sau lưng trẻ, dùng 4 ngón tay ốp vào thân trẻ ở phía trước, ngón cái ở phía sau để đỡ cho trẻ. Giáo viên vừa đi, vừa nâng để trẻ bước đi. Đi giữ hai tay trẻ: Khi trẻ đã đi vững hơn, giáo viên dắt hai tay cho trẻ tập đi. Giáo viên đứng sau lưng trẻ, hoặc đứng đối diện với trẻ, hai tay cô cầm hai tay trẻ để giữ thăng bằng, trẻ tự bước đi, cô bước theo trẻ hoặc bước lùi khi cô đứng đối diện. Đi cầm tay cô: Giáo viên đứng cạnh trẻ, đưa ngón tay trỏ cho trẻ nắm, trẻ và cô cùng bước đi. Tuỳ theo khả năng của trẻ, có thể tăng dần khoảng cách tập đi, lúc đầu khoảng 2 – 3m. + Bài tập: Đi theo hướng thẳng. * Mục đích: Tập cho trẻ giữ được hướng đi trên đoạn đường 2-3m. * Thực hiện: Giáo viên đặt trẻ ngồi ở một phía của sân tập, giáo viên đứng ở phía đối diện rồi gọi từng trẻ đi lại với cô. Hoặc giáo viên đặt đồ chơi ở một phía của sân tập, trẻ ngồi đối diện, cách đồ chơi 2 – 3m. Giáo viên gọi từng trẻ đến lấy đồ chơi đưa cho cô hoặc cầm đồ chơi về chỗ ngồi. + Bài tập: Bò chui dưới vật. * Mục đích: Rèn luyệnbò bằng hai tay và hai cẳng chân. Tập phối hợp có chủ định các động tác bò. Rèn luyện sự khéo léo cho trẻ. * Thực hiện: Cách nơi trẻ ngồi 2 – 3m, giáo viên đặt một cây gậy dài 1,5m, kê hai đầu gậy cao cách mặt đất 0,4m – 0,45m. Cách gậy 1m về phía đối diện trẻ, giáo viên đặt đồ chơi đẹp để thu hút trẻ. Cho từng trẻ bò bằng bàn tay, cẳng chân chui qua gậy rồi đứng lên đi lấy đồ chơi mang lại cho cô, nếu không đủ 192
  39. mỗi trẻ một đồ chơi thì để trẻ đến chỗ có đồ chơi bắt tay búp bê, xoa má bạn gấu, sờ tai chú thỏ, rồi đi về chỗ ngồi. Cho trẻ tập 2 – 3 lần. Sau đó tăng số gậy cho trẻ chui qua khoảng 2 – 3 chiếc, đặt cách nhau 0,5m. + Bài tập: Ném bóng bằng một tay về phía trước. * Mục đích: Tập cho trẻ biết dùng lực của cánh tay để ném bóng về phía trước. * Thực hiện: Cho trẻ đứng cả hai chân bằng nhau, tay phải hoặc tay trái cầm bóng đưa lên cao. Giáo viên hướng dẫn cho trẻ ném mạnh bóng về phía trước. Đối với trẻ em từ 24 đến 36 tháng tuổi: - Giáo viên tập cho trẻ trong giờ tập luyện có chủ đích và ở giờ chơi. Mỗi tuần có 2 giờ tập luyện có chủ đích. Trong giờ tập đó, giáo viên cho trẻ tập một bài tập vận động cơ bản kết hợp với một trò chơi vận động. - Nơi tập: Giáo viên tổ chức như đối với trẻ tập ở phòng thể dục. Giáo viên nên tranh thủ những ngày nắng ấm, thời tiết thuận lợi cho trẻ tập ngoài trời để trẻ được hít thở không khí trong lành. - Cách tổ chức tập theo tốp từ 10 đến 12 trẻ, hình thức tập theo nhóm, tốp nhỏ nối tiếp và tập toàn thể, nhưng tác động cá nhân vẫn phải giữ vai trò quan trọng. Lưu ý: Ở lứa tuổi nhà trẻ, khi cho trẻ tập theo tốp có nghĩa là một tốp trẻ tập một bài tập, các tốp khác đứng quan sát và theo dõi tốp đang tập, sau đó đổi tốp khác tập. Phương pháp hướng dãn chủ yếu là làm mẫu, mô phỏng và sử dụng vật chuẩn âm thanh, thị giác. Ví dụ về hướng dẫn một số bài tập vận động cơ bản cho trẻ em từ 24 đến 36 tháng tuổi: + Bài tập: Đi kết hợp với chạy. * Mục đích: Tập cho trẻ thay đổi tốc độ vận động và vận động kịp thời theo tín hiệu. * Thực hiện: Giáo viên có thể dùng trống lắc, xắc xô hoặc vỗ tay để điều khiển trẻ đi, chạy; cho trẻ đi nhanh dần, chyển thành chạy, chạy nhanh, chạy chậm. đi thường, đi nhanh, chạy, Tập khoảng 1 – 1,5phút. * Lưu ý: Trẻ đang chạy nhanh không chuyển sang đi hoặc dừng đột ngột sẽ ảnh hưởng tới nhịp tim và mạch đập. + Bài tập: Chạy theo hướng đã định và đổi hướng. 193
  40. * Mục đích: Tập chạy phối hợp chân, tay nhịp nhàng, đổi hướng vận động kịp thời theo hiệu lệnh của giáo viên. * Thực hiện: Giáo viên có thể cho trẻ chạy 4 – 5m theo cách chơi: Giáo viên đứng một phía và cho trẻ chạy nhanh đến chỗ cô. Chạy nhanh đi lấy đồ chơi xem ai nhanh. Chạy theo nhặt bóng hoặc đồ chơi chuyển động. - Lưu ý: Tập trong phần khởi động của buổi tập. + Bài tập: Đi kiễng gót- đi bằng nửa trên bàn chân. * Mục đích: Tập cho trẻ đi bằng nửa bàn chân để rèn luyện khả năng thăng bằng và đề phòng bàn chân bẹt. * Thực hiện: Cho trẻ đi kiễng chân – đi bằng nửa chân trên bàn chân khoảng 1 – 2m, xong lại đi thường 2 -3 lần. Giáo viên có thể căng sợi dây cao ngang tầm tay với của trẻ để kiễng chân lần theo dây đi, hoặc kiễng cao làm người “khổng lồ”. + Bài tập: Bò bằng bàn tay và bàn chân- bò lổm ngổm * Mục đích: Tập cho trẻ bò bằng bàn tay và bàn bàn chân, phối hợp tay chân nhịp nhàng. * Thực hiện: Giáo viên cho trẻ bò trong khoảng 2,5 – 3m bằng bàn tay và bàn chân. Khi bò gối hơi khuỵu, mắt nhìn phía trước, phối hợp chân nọ tay kia. Cho trẻ bò 2 -3 lần. + Bài tập: Nhảy xa - bật xa. * Mục đích: Trẻ biết bật xa bằng 2 chân và chạm đất nhẹ nhàng. * Thực hiện: Chuẩn bị: Cho trẻ đứng tự nhiên, tay thả xuôi. Lấy đà: Kiễng gót chân, hai tay đưa cao, sau đó đưa xuống dưới ra sau, khuỵu gối, người hơi ngả về phía trước. Bật nhảy: Nhún bật - đạp mạnh hai chân xuống đất, tay từ phía sau đưa ra trước lên cao, đồng thời bật người lên cao, chân rời đất. Khi chân sắp chạm đất, gối hơi co, tay đưa xuống phía dưới. Chạm đất: Chạm đất bằng đầu bàn chân, gối khuỵu, sau đó cả bàn chân chạm đất, tay đưa trước, thân hơi ngả trước để giữ thăng bằng. Đối với trẻ em từ 3 đến 4 tuổi: - Giáo viên cho trẻ thực hiện bài tập vận động cơ bản trong tiết học thể dục và ôn luyện trong các giờ chơi, hoạt động ngoài trời, hoạt động buổi chiều. 194
  41. - Trong tiết học thể dục, giáo viên có thể cho trẻ tập 1 – 2 bài tập vận động cơ bản, trong đó có 1 vận động mới, 1 vận động ôn luyện. Nếu tiết học có 2 bài tập vận động cơ bản thì không tổ chức trò chơi vận động. - Nơi tập: Giáo viên tổ chức cho trẻ nơi tập thoáng mát, trong phòng thể dục và tranh thủ cho trẻ tập ngoài trời trong những ngày nắng ấm để trẻ được hít thở không khí trong lành; mùa đông tránh nơi có gió lùa. - Trang phục của trẻ cần gọn gàng. Mùa hè có thể cho trẻ mặc quần đùi, may ô; mùa đồng cho tre bỏ bớt mũ, áo khoác ngoài để cho dễ vận động. - Cách tập: Có thể tập theo cả lớp hoặc chia nhóm để tập lần lượt, hoặc mỗi nhóm tập 1 vận động sau đó đổi chỗ tập. - Phương pháp hướng dẫn chủ yếu là làm mẫu, giải thích và thực hành. Thời gian đầu của trẻ ở lữa tuổi này, giáo viên vẫn nên sử dụng yếu tố chơi kết hợp với mô phỏng để gây hứng thú cho trẻ, tạo điều kiện cho trẻ được vận động nhiều, vận động tự nhiên và thoải mái. Ví dụ về hướng dẫn một số bài tập vận động cơ bản cho trẻ từ 3 đến 4 tuổi: + Bài tập: Bật cao tại chỗ. * Mục đích: Dạy trẻ biết nhún chân để bật nhảy tại chỗ; rèn luyện cho trẻ tính mạnh dạn, quen với hoạt động tập thể. * Thực hiện: Cho trẻ đứng theo đội hình tự do với dãn cách sao cho trẻ không chạm vào nhau. Giáo viên làm mẫu nhún bật bằng hai chân hai lần, sau đó yêu cầu trẻ thực hiện nhún bật như cô, bật bằng hai chân. Giáo viên động viên trẻ thi đua xem ai nhảy cao hơn. Cho trẻ bật nhảy 4 – 5 lần, nghỉ một chút rồi lại bật tiếp. Cho trẻ thực hiện khoảng 5 - 6 lượt. + Bài tập: Tung bóng * Mục đích: Rèn luyện sự khéo léo bằng cách tung và bắt bóng. Giáo dục trẻ tính mạnh dạn, thích hoạt động và sự tập trung chú ý. * Thực hiện: Cho trẻ đứng tự do, dãn cách đều, mỗi trẻ có một quả bóng. Giáo viên hướng dẫn trẻ cầm bóng bằng hai tay, tung bóng lên cao khoảng 40 – 50cm, nhìn theo bóng, khi bóng rơi cố gắng bắt lấy bóng. Trẻ tự tung và bắt bóng khoảng 3 – 5 phút. Quá trình trẻ thực hiện, giáo viên theo dõi, nhắc nhở trẻ không đứng gần nhau quá làm ảnh hưởng đến động tác tung bắt của nhau; nếu trẻ chưa bắt được bóng, giáo viên nhắc trẻ tung thấp hơn cho dễ bắt. Sau khi thực hiện, giáo viên nhắc trẻ cất bóng vào nơi quy định. + Bài tập: Đi bước dồn ngang, trèo ghế. 195
  42. * Mục đích: Cho trẻ đi bước dồn liên tục, mạnh dạn trèo lên, xuống ghế hoặc bục gỗ. * Thực hiện: Cho trẻ đứng thành hàng ngang theo tổ. Giáo viên cùng đi bước dồn ngang với trẻ. Giáo viên đứng đối diện trẻ. Cho trẻ đi bước dồn ngang sang trái 4 bước, sang phải 4 bước. Mỗi bên thực hiện 2 lần. Sau đó trẻ đứng thành 2 hàng ngang đối diện. Xếp 4 – 6 ghế hoặc bục gỗ vào giữa 2 hàng và lần lượt cho mỗi hàng 2 – 3 trẻ trèo lên ghế. Trẻ bước chân phải lên trước rồi bước tiếp chân trái lên ghế, sau đó lần lượt đưa từng chân xuống đất và đi về đứng cuối hàng của mình. + Bài tập: Trườn sấp, đập bóng. * Mục đích: Dạy trẻ biết trườn sát thân người xuống sàn, đập bóng thẳng, rèn luyện sự khéo léo và sức mạnh cho trẻ. * Thực hiện: Giáo viên cho trẻ đứng thành hai hàng đối diện và cách nhau 2 - 3m. Vạch chuẩn bị là hai vạch kẻ ngang về giữa 2 đường kẻ. Cho lần lượt 4 – 6 trẻ vào vị trí chuẩn bị và cho trẻ trườn sấp khoảng 4m. Trườn xong, trẻ đi về đứng vào cuối hàng của mình, mỗi trẻ thực hiện 2 – 3 lần. Cách trườn: trẻ nằm sấp, toàn thân sát sàn, tay trái đưa thẳng ra phía trước, co chân phải, đẩy mạnh đưa thân người về phía trước, đồng thời co chân trái để lấy đà, tay phải đưa về trước, tay trái gập trước ngực. Khi trườn, người luôn sát sàn, chân không đưa cao. Đập bóng; Mỗi tre có 1 quả bóng. Giáo viên hướng dẫn trẻ cầm bóng bằng hai tay và ném bóng thẳng xuống sàn, khi bóng nẩy lên dùng hai tay bắt bóng. Cho trẻ chơi - đập bóng khoảng hai phút, sau đó cho trẻ cất bóng vào nơi quy định. Đối với trẻ em từ 4 đến 5 tuổi: - Trẻ em ở độ tuổi này có một số vốn vận động, các động tác thừa đã giảm, trẻ vận động trở nên linh hoạt và chính xác hơn. Trẻ đã hiểu được nhiệm vụ khi giáo viên yêu cầu và những điểm cần thiết trong quá trình vận động. - Phương pháp dạy học chủ yếu là làm mẫu, giải thích, luyện tập. Giáo viên nên thường xuyên sử dụng phương pháp trò chơi để gây hứng thú cho trẻ khi vận động. - Hình thức tổ chức trẻ thực hiện bài tập vận động cơ bản có thể là cả lớp đồng loạt, cả lớp nối tiếp hoặc theo nhóm. Điều cơ bản là cho trẻ được vận 196
  43. động liên tục và đảm bảo mật độ vận động cho chúng. Giáo viên cần chú ý theo dõi để động viên, nhắc nhở và sửa sai động tác cho trẻ. Ví dụ về hướng dẫn một số bài tập vận động cho trẻ từ 4 đến 5 tuổi: + Bài tập: Ném xa bằng 1 tay * Mục đích: Dạy trẻ biết đưa tay cao để ném xa. Trẻ biết chờ đợi đến lượt và sau khi thực hiện biết đứng về hàng của mình. * Thực hiện: Giáo viên cho trẻ đứng thành hai hàng ngang đối diện cách nhau 3 – 3,5m. Giáo viên ném mẫu cho trẻ xem 2 lần. Tư thế chuẩn bị: Giáo viên đứng chân trước, chân sau, tay cầm túi cát – tay cùng phía với chân sau, đưa tay từ trước, xuống dưới, ra sau, lên cao rồi ném đi xa ở điểm tay đưa cao nhất. Khi làm mẫu lần 2, giáo viên vừa làm, vừa giải thích cho trẻ biết hướng đi của tay: từ trước, xuống dưới, ra sâu và ném mạnh túi cát ra phía trước. Giáo viên cho 2 – 3 trẻ ném thử, sau đó lần lượt từng nhóm 4 trẻ ở 2 hàng ra đứng vào vị trí ném. Mỗi lượt ném 2 – 3 lần liền. Ném xong trẻ tự nhặt túi cát hoặc trẻ trực nhật đi nhặt túi cát khi cả nhóm ném xong để vào nơi quy định. Cho trẻ thực hiện 3 – 4 lần. + Bài tập: Bật xa 35 – 40cm: * Mục đích: Dạy trẻ nhún bật bằng hai chân. Trẻ bật và chạm đất bằng hai chân. Rèn sức mạnh của chân và sự phối hợp của tay với chân khi bật. * Thực hiện: Giáo viên cho trẻ đứng thành hai hàng ngang đối diện. Giáo viên bật mẫu 2 lần cho trẻ xem động tác bật xa. Lần 1: Tư thế chuẩn bị: Chân đứng tự nhiên, tay đưa từ trước ra sau, đồng thời gối hơi khuỵu, nhún bật mạnh về phía trước, chạm đất nhẹ bằng hai chân từ đầu bàn chân đến cả bàn tay đưa trước để giữ thăng bằng. Lần 2: Động tác thực hiện như trên, nhưng giáo viên làm chậm và giải thích cho trẻ rõ tư thế chuẩn bị nhún chân để bật mạnh và khi chạm đất bằng nửa bàn chân rồi đến cả bàn chân. Cho 2 trẻ bật cho cả lớp xem. Lần lượt từng nhóm 6 – 8 trẻ đứng đối diện với đường kẻ, bật qua vạch kẻ, quay sau bật về vị trí cũ. Tư thế chuẩn bị bật: Giáo viên cho trẻ đứng khuỵu gối, tay đưa trước để nhún bật. Cho trẻ bật khoảng 3 – 4 lần. * Chú ý: Cuối buổi tập hoặc buổi tập sau có thể tổ chức cho trẻ bật liên tục qua các ô hoặc vòng đặt nối tiếp nhau. 197
  44. + Bài tập: Ném trúng đích thẳng đứng. * Mục đích: Dạy trẻ biết ném vào đích. Rèn sức mạnh của tayvà khả năng định hướng, định khoảng cách. * Thực hiện: Cho trẻ đứng thành 2 hàng ngang đối diện. Giáo viên làm mẫu bài tập ném vào đích thẳng đứng. Tư thế chuẩn bị: Đứng chân trước, chân sau, tay cùng phía với chân sau cầm túi cát đưa cao ngang tầm mắt, nhằm đích và ném thật mạnh vào đích. Giáo viên làm mẫu 2 lần chậm kết hợp với giải thích để trẻ thấy rõ động tác tay đưa ngang tầm mắt, nhằm đích và ném thật mạnh vào đích. Giáo viên cho lần lượt từng nhóm 4 trẻ đứng vào vị trí chuẩn bị và ném 3 lần liền. Sau đó, trẻ đi nhặt túi cát để vào vị trí chuẩn bị rồi đứng về cuối hàng. Cho trẻ ném 3 – 4 đợt. Đối với trẻ em từ 5 đến 6 tuổi: Trẻ em ở lứa tuổi này đã có khả năng quan sát và nhớ lại động tác với sự chỉ dẫn của giáo viên. Tre hiều được nhiệm vụ chính khi vận động. Ví dụ: Thi đua chạy nhanh tới đích, khi bật qua vòng cố gắng không dẫm vào vòng, cố gắng ném thật xa, Ngoài ra, trẻ đã tự tin hơn khi vận động và đã biết phối hợp nhịp nhàng cùng các bạn. Đối với trẻ em lứa tuổi này, giáo viên chủ yếu cho trẻ củng cố kỹ năng và hướng dẫn trẻ thực hiện các vận động chính xác, nhịp nhàng. Đối với những bài tập dễ, giáo viên chỉ hướng dẫn bằng lời, không cần làm mẫu để trẻ thực hiện và khi trẻ thực hiện được thì đề ra yêu cầu cao hơn. Đối với những bài tập khó, giáo viên cần làm mẫu, chỉ dẫn cụ thể và cho trẻ tập theo nhóm để dễ sửa sai cho từng trẻ. Giáo viên nên sử dụng phương pháp trò chơi để gây hứng thú nhằm nâng cao tính tích cực vận động của trẻ. Ví dụ hướng dẫn một số bài tập vận động cơ bản cho trẻ em từ 5 đến 6 tuổi: + Bài tập: Trườn sấp kết hợp trèo qua ghế thể dục. Mục đích: Dạy trẻ trườn phối hợp chân tay nhịp nhàng. Dạy trẻ trèo qua ghế theo cách ôm ngang và đưa từng chân qua. Thực hiện: Cho trẻ đứng thành 2 hàng ngang đối diện. Giáo viên làm mẫu vận động trườn hoặc cho trẻ đã tập trước ra làm mẫu cho cả lớp xem. Trẻ nằm trên sàn trước vạch chuẩn bị và trườn: Co chân trái, tay phải đưa lên trước, đạp thẳng chân trái, co chân phải, tay trái đưa trước, trườn liên tục khoảng 3,5m tới ghế. Trẻ đứng trước ghế, hai tay ôm ngang ghế, ngực sát 198
  45. ghế, lần lượt đưa từng chân qua ghế xong đứng thẳng và đi về cuối hàng. Giáo viên lần lượt cho trẻ ở 2 hàng thực hiện khoảng 3 – 4 lần. Khi trẻ trườn giáo viễn nhắc trườn sát sàn, chân không đưa cao. Khi trèo qua ghế phải ôm ngang ghế, ngực sát ghế rồi mới đưa lần lượt từng chân qua. + Bài tập: Bật sâu 25 – 30cm * Mục đích: Dạy trẻ biết nhún bật và chạm đất bằng hai chân. * Thực hiện: Giáo viên cho trẻ đứng thành 2 hàng ngang đối diện cách nhau 3m. Giáo viên đứng trên cao bật mẫu cho trẻ xem 2 lần. Tư thế chuẩn bị: Đứng thẳng , khuỵu gối, tay đưa trước. Thực hiện: Tay đưa sau tạo đà nhún bật lên cao đồng thời tay chếch trước. Khi chạm đất bằng nửa bàn chân trên tiếp đến cả bàn chân, gối hơi khuỵu, tay đưa trước để giữ thăng bằng. Sau đó trẻ đứng thẳng đi về cuối hàng. Giáo viên làm mẫu 2 lần giống như lần đầu và đi tiếp đến ghế thứ hai, thực hiện lặp lại. Giáo viên nhắc trẻ chú ý bật thẳng, chạm đất bằng hai chân. Cho từng nhóm 4 trẻ lên thực hiện đứng trên ghế bật xuống, xong lại đi về cuối hàng. Cho trẻ thực hiện khoảng 2 – 3 lần. + Bài tập: Lăn bóng bằng hai tay và đi theo bóng. * Mục đích: Dạy trẻ biết lăn bóng bằng hai tay. Trẻ biết lăn bóng và đi theo bóng. * Thực hiện: Giáo viên cho trẻ đứng thành hàng dọc theo tổ. Giáo viên làm mẫu động tác lăn bóng và đi theo bóng hoặc cho 2 trẻ tập trước ra làm mẫu. Tư thế chuẩn bị: Hai tay cầm bóng đặt dưới đất, hai bàn tay xoè rộng, các ngón tay bao quanh quả bóng, thân người cúi khom, đầu gối hơi khuỵu. Thực hiện: Dùng các ngón tay lăn đẩy bóngvề phía trước và di chuyển bóng theo đường thẳng. Khi lăn tới đích thì cầm bóng chạy về đưa cho trẻ đứng đầu hàng, rồi đi về đứng cuối hàng. Trẻ tiếp theo nhận được bóng và thực hiện như trẻ trước Giáo viên chú ý nhắc trẻ khi lăn bóng luôn sát ở tay, không ngồi xổm để lăn bóng. Giáo viên cho trẻ lần lượt thực hiện 3 – 4 lần. 2.2 TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG 2.2.1. Khái niệm: Trò chơi vận động là những trò chơi trong đó lượng vận động chiếm ưu thế, đa số các trò chơi vận động dành cho trẻ các lứa tuổi mầm non là những trò mang tính chủ đề, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý và khả năng tư duy, 199
  46. tưởng tượng của tre. Những chủ đề của trò chơi thường được lấy từ cuộc sống thực tế xung quanh và thể hiện những hình ảnh về các hiện tượng thiên nhiên, xã hội, các hành động của con vật. Do đó, trò chơi vận động mang tính hiện thực. Khi tham gia vào trò chơi, trẻ em phải tập trung chú ý, ghi nhớ những lời giả thích của giáo viên để thực hiện đúng vận động cần thiết. Cho nên, đặc điểm nổi bật của trò chơi vận động là sự đòi hỏi phối hợp hoạt động của quá trình nhận thức và vận động. Chủ đề và quy tắc của trò chơi đã được xác định, nhưng chỉ đề ra hướng chủ yếu, còn trẻ phải tự lực giải quyết nhiệm vụ vận động một cách nhanh trí, sáng tạo và khéo léo. Ví dụ như: Trong trò chơi vận động “ Mèo đuổi Chuột”, quy tắc chơi quy định là Chuột chạy trốn, Mèo đuổi Chuột. Nhưng Chuột và Mèo chạy trốn và đuổi như thế nào là do các cháu tự thoả thuận, điều này thể hiện rõ ở trẻ lứa tuổi mẫu giáo. Do vậy, trò chơi vận động mang tính sáng tạo. Sự thay đổi thường xuyên và bất ngờ tình huống trong khi chơi là những điều hấp dẫn, lôi cuốn trẻ tham gia vào trò chơi một cách say sưa và hoàn toàn tự giác. Giáo viên cần chú ý đặc điểm này, vì nếu để trẻ chơi thoải mái đến quá sức chịu đựng của mình sẽ ảnh hưởng tới sức khoẻ của trẻ. 2.2.2 Ý nghĩa: Trò chơi nói chung chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống của tre mầm non, vì vậy trò chơi được coi là một trong những phương tiện giáo dục quan trọng cho trẻ. Trong thực tế ở trường mầm non được sử dụng các loại trò chơi như: trò chơi học tập, trò chơi đóng vai theo chủ đề, trò chơi xây dựng, trò chơi vận động, Trong sự đa dạng của các trò chơi dành cho trẻ, phải đặc biệt chú ý đến loại trò chơi vận động, vì trong trò chơi này, tất cả trẻ tham gia chơi đều được thu hút vận động. Những vận động đó được quy định bởi nội dung và luật của trò chơi, đồng thời nhằm đạt được một mục đích nào đó đặt ra trước khi chơi, hay tự trẻ tham gia chơi đề ra. Chẳng hạn như: rèn luyện kỹ năng vận động gì, quy định điều liện của trò chơi, - Ở trường mầm non, trò chơi vận động được sử dụng một cách tối đa, nó vừa là nội dung học trong chương trình GDTC, vừa là phương pháp dạy học vận 200
  47. động, vừa là hình thức tổ chức vui chơi, nghỉ ngơi tích cực, được trẻ rất ham thích, vừa là phương tiện để giáo dục toàn diện. - Trong quá trình GDTC, trò chơi vận động là một phương pháp hoàn thiện kĩ năng vận động cho trẻ. Muốn hoàn thiện vận động chạy, ta sử dụng các trò chơi vận động “ Mèo và chim Sẻ”, “ Chim Sẻ và Ô tô”, Ngoài ra nó còn có tác dụng hình thành những điều kiện thuận lợi để phát triển, rèn luyện các tố chất thể lực cho trẻ. Ví dụ, trong trò chơi “ Đuổi bắt”, trẻ phải thể hiện sự nhanh nhẹn, chạy thật nhanh, luồn khéo để khỏi bị bắt. - Trò chơi vận động là phương tiện để giáo dục trẻ một cách toàn diện. Khi chơi, trò chơi vận động tác động tác động lên nhiều nhóm cơ, làm tăng cường quá trình trao đổi chất. Tham gia vào trò chơi vận động, trẻ tự điều chỉnh được nhịp điệu, lượng vận động và loại trừ được sự mệt mỏi. Đồng thời, trò chơi vận động tác động vào hệ thần kinh, các quá trình hưng phấn và ức chế được hoàn thiện và cân bằng. Đây chính là điều kiện để hình thành các thói quen vận động cho trẻ. Trò chơi vận động còn làm thoả mãn cảm xúc, đem lại sự vui sướng, tăng quá trình tuần hoàn, hô hấp của cơ thể trẻ, làm thay đổi trạng thái cơ thể giữa các hoạt động, giúp trẻ trở về trạng thái cân bằng, tăng cường trương lực sống. - Trò chơi vận động còn ảnh hưởng đến tính cách, khí chất của trẻ. Trong khi chơi, trẻ thể hiện hành vi, bộ mặt đạo đức của mình, trẻ phải tuân theo quy tắc của trò chơi. Những quy tắc đó điều khiển hành vi của trẻ tham gia chơi, tạo khả năng hình thành sự giúp đỡ lẫn nhau, tính trung thực, lòng dũng cảm, tính kiên trì, - Trò chơi vận động có tác dụng làm phát triển ở trẻ những phẩm chất tư duy và ngôn ngữ. Để tham gia cuộc chơi, trẻ tìm hiểu luật chơi, cách xử lý các tình huống và vai trò của mình trong khi chơi, xác định mối quan hệ giữa bản thân và các bạn chơi, làm cho các thao tác tư duy như phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát được phát triển. - Những trò chơi vận động có kèm theo bài hát, câu thơ mô tả các động tác vận động làm cho ngôn ngữ, óc tưởng tượng của trẻ được phát triển và nâng cao. Khi giáo viên hướng dẫn, giải thích cho trẻ nội dung, các quy tắc của trò chơi, trẻ ghi nhớ từ mới, ý nghĩa của chúng, tập vận động phù hợp lời hướng dẫn của giáo viên. Do đó, hình thành mối giao tiếp giữa trẻ và giáo viên tạo cho ngôn ngữ của trẻ giàu hơn. 201
  48. - Trò chơi vận động giúp trẻ mở rộng và khắc sâu thêm những biểu tượng của mình về thế giới xung quanh như: đặc điểm lao động của người lớn, cách thức vận động của động vật và phương tiện giao thông, ở trẻ sẽ phát triển mối cảm xúc với thế giới xung quanh. - Trò chơi vận động là hoạt động cần thiết hàng ngày đối với trẻ em, nó có thể dùng để tổ chức nghỉ ngơi tích cực sau tiết học, giúp cho cơ thể năng động lên giữa 2 tiết học, trong tiết học, tiết học thể dục, thể dục buổi sang và trong thời gian tự hoạt động của trẻ như: đón trẻ buổi sáng, đi dạo, vui chơi, hoạt động buổi chiều, giờ trả trẻ. 2.2.3. Phân loại trò chơi vận động Dựa vào các tiêu chí khác nhau, có các cách phân loại trò chơi vận động khác nhau. - Phân loại trò chơi theo hình thức tổ chức, bao gồm: trò chơi tập thể, toàn lớp, nhóm tổ và cá nhân. - Theo lượng vận động, bao gồm: trò chơi lượng vận động lớn, vừa và nhỏ. - Theo năng lực vận động cơ bản, bao gồm: trò chơi đi bộ, chạy, nhảy, ném, bò, trườn, trèo. - Theo việc giáo dục tố chất thể lực, bao gồm: trò chơi sức mạnh, sức bền, tốc độ, linh hoạt. - Theo tình huống chơi, bao gồm: Trò chơi có nhiều tình huống, không có tình huống. - Theo việc sử dụng dụng cụ trong trò chơi, bao gồm: trò chơi tay không và trò chơi có dụng cụ. - Theo dụng cụ khác nhau, bao gồm: trò chơi với bóng, vòng, dây, gậy gỗ, cầu thăng bằng, - Theo tính chất của trò chơi và chủ đề thể hiện trong trò chơi, bao gồm 2 nhóm: trò chơi vận động có luật đơn giản và trò chơi vận động mang tính thể thao. 2.2.3.1. Nhóm trò chơi vận động có luật đơn giản. Nhóm trò chơi này bao gồm các trò chơi vận động khác nhau về nội dung, phương pháp tổ chức trẻ, mức độ phức tạp của luật chơi và đặc điểm của nhiệm vụ vận động. Vì vậy, người ta chia nhóm trò chơi vận động này thành những nhóm nhỏ, bao gồm: trò chơi vận động có chủ đề, trò chơi vận động không có chủ đề, trò chơi vận động vui nhọn giải trí. 202
  49. a) Trò chơi vận động có chủ đề: Trò chơi loại này được xây dựng trên cơ sở những kinh nghiệm của trẻ; trên cơ sở những hiểu biết và những ấn tượng của chúng về cuộc sống xung quanh như: Nghề nghiệp của người lớn, các phương tiện giao thông, các hiện tượng tự nhiên, một số con vật. Những đặc điểm vận động của các hiện tượng trên là cơ sở để xây dựng nội dung và quy tắc của trò chơi. Trò chơi vận động có chủ đề đều có nội dung và quy tắc chơi. Chủ đề và quy tắc của trò chơi sẽ xác định tính chất vận động của trẻ trong khi chơi. Có trường hợp trẻ phải chạy nhấc cao đầu gối bắt chước Ngựa, trong trường hợp khác trẻ phải nhảy như Thỏ, có lúc lại phải biết leo lên thang giống như các chú công an cứu hoả, Như vậy, trong trò chơi vận động có chủ đề, các vận động của nó bao giờ cũng mang tính bắt chước. Trẻ tham gia chơi phải bắt đầu vận động, dừng lại hoặc thay đổi vận động phù hợp với quy tắc của trò chơi. Quy tắc và nội dung có liên quan chặt chẽ với nhau, quy tắc xác định hành vi và mối quan hệ qua lại của các trẻ tham gia chơi. Ví dụ: Trong trò chơi “ Mèo đuổi Chuột”, Mèo và Chuột có quan hệ với nhau. Mèo chạy chậm, Chuột có thể chạy chậm và ngược lại. Trò chơi vận động có chủ đề có các vai chơi, nó tạo khả năng tác động đến trẻ thông qua hình tượng nhân vật trẻ đóng vai và thông qua các quy tắc mà tất cả trẻ chơi phải tuân theo. Các hành động của các vai chơi có mối quan hệ chặt chẽ với nhau như: Mèo ngủ - Chim đi kiếm ăn, Mèo thức – Chim bay về tổ trong trò chơi “ Mèo và Chim Sẻ”. Trong một số trò chơi vận động có chủ đề thì hoạt động của người chơi lại được xác định bởi bài ca, đồng dao hay ca dao, Trong khi chơi trò chơi vận động có chủ đề, trẻ được vận động một cách tự nhiên, sử dụng nhiều vận động khác nhau và lặp lại nhiều lần các vận động đó. Nhóm trò chơi vận động có chủ đề phần lớn là những trò chơi tập thể, số lượng trẻ chơi có thể khác nhau, từ 5 đến 25 trẻ và điều đó cho phép nhà giáo dục sử dụng loại trò chơi này với các lứa tuổi khác nhau, trong những điều kiện và những mục đích khác nhau. 203
  50. Tóm lại, trò chơi vận động có chủ đề là những trò chơi có luật. Chủ đề tạo điều kiện để trẻ nhớ lại và thực hiện theo những động tác nhất định. Quy tắc chơi hướng tới việc chính xác hoá quá trình chơi và quan hệ trong khi chơi. b) Trò chơi vận động không có chủ đề: Trong nhóm trò chơi này có các loại trò chơi rất khác nhau về mặt tổ chức: loại dành cho nhiều trẻ cùng chơi một lúc như đuổi bắt, thi chạy nhanh, loại dành cho từng nhóm nhỏ, ít trẻ tham gia như các trò chơi với dụng cụ - “ ném vòng vào cổ chai”, và có những loại trò chơi trong đó trẻ chơi thi đấu với nhau như chạy tiếp sức, chuyền bóng tiếp sức, . Trò chơi vận động không chủ đề là những trò chơi không có hình ảnh để trẻ bắt chước. Các phần quy tắc chơi, vui chơi và hành động chơi đều có liên quan với nhau. - Trò chơi vận động không chủ đề loại “ đuổi bắt”: Loại trò chơi này rất gần với trò chơi vận động có chủ đề, chỉ khác là không có hình ảnh nhân vật để trẻ bắt chước, ngoài ra, ngoài ra những phần còn lại như nhau, đều có quy tắc; có nhân vật chủ chốt là người chạy, người bắt; có hành động liên quan giữa những trẻ tham gia chơi. Trò chơi này được xây dựng chủ yếu từ những vận động đơn giản, thường là vận động “ chạy” kết hợp với vận động “ bắt” hoặc “ tránh, né”. Hành động trong trò chơi của trẻ chỉ liên quan đến việc thực hiện một nhiệm vụ vận động nào đó như: “Hãy đuổi theo cô”, “ Tìm cờ”, Điều kiện để thực hiện nhiệm vụ đó do quy tắc của trò chơi xác định. Loại trò chơi này áp dụng nhiều đối với trẻ lứa tuổi nhà trẻ và mẫu giáo bé. Trò chơi vận động không chủ đề loại thi đua, tranh giải: Cơ sở của loại trò chơi này là việc thực hiện những nhiệm vụ nhất định trong khuôn khổ của quy tắc, những yếu tố thi đua trong trò chơi thúc đẩy tính tích cực của trẻ, yêu cầu trẻ thể hiện các yếu tố vận động và phẩm chất ý chí khác nhau như sức chịu đựng, tính tự lực, Có 2 hình thức thi đua, tranh giải, bao gồm: Hình thức thi đua cá nhân và thi đua tập thể. + Hình thức thi đua cá nhân thường áp dụng cho trẻ lớp mẫu giáo nhỡ như: trò chơi “ Hãy đổi đồ chơi”, “ Ai chạy nhanh đến cờ”, Trong trò chơi, trẻ cố gắng thực hiện nhiệm vụ vận động tốt hơn cho chính bản thân mình. 204
  51. + Hình thức thi đua tập thể, đồng đội tranh giải, tiếp sức thường dành cho trẻ mẫu giáo lớn, vì sức chịu đựng của trẻ đã đạt mức độ cao. Trong trò chơi, mỗi trẻ phải cố gắng thực hiện nhiệm vụ, sao cho không phụ sự cố gắng, hi vọng của cả tổ. Vì kết quả chung của tổ phụ thuộc vào sự nhanh trí của mỗi thành viên, phụ thuộc vào sự nhịp nhàng, phối hợp của tất cả các thành viên khi vận động. Ví dụ như: Trò chơi “ Tổ nào tập nhanh nhất”, “ chuyền bóng tiếp sức”, “ Cướp cờ”, - Trò chơi vận động không chủ đề có sử dụng dụng cụ: Quy tắc của trò chơi loại này sẽ xác định vị trí, thứ tự sắp xếp dụng cụ, cách thức sử dụng dụng cụ và thứ tự thực hiện vận động. Mỗi trẻ tham gia chơi sẽ thực hiện hành động chơi chính, không phụ thuộc vào những trẻ khác, nhưng kết quả của mỗi trẻ chơi lại là động cơ thúc đẩy trẻ khác thực hiện vận động chính xác hơn, cố gắng đạt kết quả cao hơn. Ví dụ: Trò chơi “ Ném bóng vào rổ”, “ Ném bóng vào cổ chai”, Trẻ tham gia những trò chơi này phải thực hiện những vận động tương đối phức tạp như: ném, tung, bắt, lăn bóng, lăn vòng, Vì nhiệm vụ trong trò chơi có dụng cụ tương đối phức tạp và đòi hỏi những điều kiện nhất định, nên cùng một lúc giáo viên chỉ tổ chức cho một số trẻ chơi, khoảng từ 2 đến 3 trẻ hoặc 2, 3, 4 đôi trẻ một lần, thường áp dụng trò chơi này cho trẻ mẫu giáo. c) Trò chơi vận động vui nhộn, giải trí Nhóm trò chơi này thường có nhịêm vụ vận động được thể hiện trong những điều kiện khác thường và thường có các yếu tố thi đua như: bịt mắt thực hiện các vận động khác nhau – đánh tay vào mặt trống, đá bóng xếp dưới sàn, Nhày lò cò tay cầm bóng, Trò chơi này thường được tổ chức trong các buổi lễ, buổi liên hoan cho trẻ ở trường mầm non nhằm đem lại sự sảng khoái, không khí vui nhộn, hay áp dụng cho trẻ mẫu giáo nhỡ và lớn. 2.2.3.2. Nhóm trò chơi vận động mang tính thể thao: Một số trò chơi vận động có các yếu tố thể thao được sử dụng trong trường mầm non như: bóng bàn, bóng đá, . tạo thành một nhóm trò chơi vận động. Đó chưa phải là những trò chơi thể thao thực sự, vì trẻ chỉ có thể thực hiện một vài yếu tố kĩ thuật của những trò chơi thể thao. Khi giáo viên hướng dẫn cho trẻ những trò chơi này, các quy tắc của chúng đã được giản lược. 205
  52. Tuy nhiên, trò chơi này có tác dụng cho trẻ làm quen với hoạt động thể thao, thường tổ chức cho trẻ mẫu giáo lớn. 2.2.4. Nội dung trò chơi vận động đối với trẻ em các độ tuổi Đối với trẻ em từ 12 đến 18 tháng tuổi: Đuổi bắt, cô đuổi kịp. Ú tim. Thăm bạn búp bê. Mang đồ chơi đến cho cô. Bò tới đồ chơi. Bò chui qua cổng. Đối với trẻ em từ 18 đến 24 tháng tuổi: Kéo cưa lừa xẻ. Đi qua cầu. Con Rùa. Gấu dạo chơi trong rừng ( 23 - 24 tháng ) Mèo và Chim Sẻ ( 23 – 24 tháng ) Đối với trẻ em từ 24 – 36 tháng tuổi Mèo và Chim Sẻ. Nu na nu nống. Chim Sẻ và Ô tô. Con bọ dừa. Bong bóng xà phòng. Con Rùa. Bóng tròn to. Bịt mắt bắt Dê. Bắt bướm. Dung dăng dung dẻ. Trời nắng trời mưa. Gà trong vườn rau. Phi Ngựa. Vượt đường tàu. Đối với trẻ em từ 3 đến 4 tuổi: Quả bóng nảy. Bắt bướm. 206
  53. Ô tô và Chim Sẻ. Gấu và Ong. Nhảy qua suối nhỏ. Đuổi bóng. Ném qua dây. Tín hiệu máy bay. Chó Sói xấu tính. Đối với trẻ em từ 4 đến 5 tuổi: Thi xem tổ nào nhanh. Ném cò. Bắt chước tạo dáng Cáo và Thỏ. Ai ném xa nhất. Mèo và Chim Sẻ. Đi như Gấu, bò như Chuột. Tung cao hơn nữa. Đối với trẻ em từ 5 đến 6 tuổi: Nhảy tiếp sức. Ai nhanh hơn Kéo co. Đua Ngựa. Nhảy lò cò. Ai ném xa nhất. Ném bóng vào rổ. Cáo và Thỏ. HƯỚNG DẦN HỌC TẬP Kiến thức cơ bản cần đạt 1. Nội dung của thể dục bao gồm: bài tập đội hình, đội ngũ, bài tập phát triển chung, bài tập vận động cơ bản và trò chơi vận động. Với mỗi nội dung cần nắm được các vấn đề sau: 207
  54. Khái niệm, ý nghĩa, phân loại, nội dung các bài tập dành cho trẻ ở các độ tuổi mầm non. 2. Những điều cần chú ý khi luyện tập thể dục cho trẻ mầm non như: nơi tập, trang phục, dụng cụ. 3. Phương pháp giảng dạy bài tập thể dục cho trẻ mầm non. 4. Một số đặc điểm của trò chơi vận động: tính chủ đề, tính vận động và sáng tạo. 5. Ý nghĩa của trò chơi vận động đối với sự phát triển thể lực, đạo đức, trí tuệ, thẩm mỹ và lao động. 6. Cơ sở phân loại và các loại trò chơi vận động dành cho trẻ ở các độ tuổi mầm non. Thực hành 1. Sinh viên rèn luyện kỹ năng tập hợp đội hình, đội ngũ đối với từng lứa tuổi của trẻ mầm non ( nếu có) 2. Sinh viên rèn luyện kĩ năng thực hiện các nhóm bài tập phát triển chung, tập các tư thế chuẩn bị và tập ghi chép các bài tập phát triển chung đối với từng lứa tuổi của trẻ mầm non ( nếu có). 3. Sinh viên rèn luyện các nhóm bài tập vận động cơ bản của trẻ mầm non tại lớp. CÂU HỎI VÀ GỢI Ý TRẢ LỜI 1. Phân tích khái niệm, ý nghĩa và nội dung của bài tập thể dục. Gợi ý: Bài tập thể dục bao gồm: + Bài tập đội hình, đội ngũ. + Bài tập phát triển chung. + Bài tập vận động cơ bản. 2. Phân tích các phương pháp giảng dạy bài tập thể dục cho trẻ ở trường mầm non. Gợi ý: - Phương pháp giảng dạy bài tập đội hình, đội ngũ đối với trẻ em lứa tuổi nhà trẻ và mẫu giáo. 208
  55. - Phương pháp giảng dạy bài tập phát triển chung đối với trẻ em lứa tuổi nhà trẻ và mẫu giáo. - Phương pháp giảng dạy bài tập vận động cơ bản đối với lứa tuổi nhà trẻ và mẫu giáo. 3. Phân tích khái niệm, ý nghĩa và nội dung các trò chơi vận động. Gợi ý: - Đặc điểm của trò chơi vận động. - Các trò chơi vận động bao gồm: + Trò chơi vận động có luật đơn giản: trò chơi vận động có chủ đề, trò chơi vận động không có chủ đề, trò chơi vui nhộn giải trí. + Trò chơi vận động mang tính thể thao. BÀI TẬP 1. Sưu tầm các trò chơi vận động trong dân gian, so sánh chúng với các trò chơi vận động. 2. Hãy làm rõ những nội dung sau và lí giải tại sao: - Trò chơi vận động chủ yếu giúp trẻ mầm non phát triển thể lực. - Trò chơi vận động phát triển toàn diện nhân cách trẻ em. - Trò chơi vận động phát triển trí tuệ. - Trò chơi vận động phát triển óc quan sát và trí tưởng tượng cho trẻ em. - Trò chơi vận động giúp trẻ khắc phục được tính e thẹn, nhút nhát, thiếu tự tin. - Trò chơi vận động là hình thức tổ chức cuộc sống tập thể cho trẻ em. - Trò chơi vận động là phương tiện giáo dục hành vi tổ chức và ý chí cho trẻ em. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Chimôphaeva E.A (1986), Trò chơi vận động dành cho trẻ mẫu giáo, NXB Thành phố Hồ Chí Minh. 2. Trần Đồng Lâm (1980), Trò chơi vận động mẫu giáo. NXB Giáo dục, Hà Nội. 209
  56. 3. Trương Kim Oanh, Phan Quỳnh Hoa (1993), Trò chơi dân gian cho trẻ dưới 6 tuổi. NXB Giáo dục, Hà Nội. 4. Nguyễn Hợp Pháp (1986), Trò chơi vận động mẫu giáo. NXB Thể dục thể thao, Hà Nội. 210