Giáo trình Nuôi lợn nái

pdf 66 trang ngocly 1230
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Nuôi lợn nái", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_nuoi_lon_nai.pdf

Nội dung text: Giáo trình Nuôi lợn nái

  1. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN NUÔI LỢN NÁI MÃ SỐ: 04 NGHỀ: NUÔI VÀ PHÒNG TRỊ BỆNH CHO LỢN Trình độ: Sơ cấp nghề HÀ NỘI - 2011
  2. 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ 04
  3. 2 LỜI GIỚI THIỆU Căn cứ vào nhu cầu đòi hỏi của những người chăn nuôi, được sự giúp đỡ của Tổng cục dạy nghề, sự chỉ đạo trực tiếp của Ban dự án giáo dục kỹ thuật và dạy nghề Quốc gia; chúng tôi, các giảng viên trường Cao đẳng Nông nghiệp Nam Bộ đã tiến hành soạn thảo bài giảng cho mô đun “Chăn nuôi lợn nái” dùng cho đào tạo lưu động. Chương trình dạy nghề ngắn hạn dùng cho đào tạo lưu động theo môđun được xây dựng theo phương pháp DACUM sẽ đảm bảo được các đặc trưng trọn vẹn, phù hợp với năng lực chương trình của người học. Với chương trình này những học viên có trình độ biết đọc, biết viết trở lên sẽ có điều kiện tham gia khoá học và họ sẽ là những hạt nhân cơ sở thực hiện công tác thú y tại xã, thôn, bản làng mạc nông nghiệp Việt Nam sau khoá học. Chúng tôi hy vọng tập bài giảng này nếu được xây dựng hoàn thiện, cùng với sự giúp đỡ về cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại của Dự án giáo dục kỹ thuật và dạy nghề chúng ta sẽ đào tạo một đội ngũ cán bộ kỹ thuật đáp ứng mục tiêu yêu cầu của đất nước hiện nay và trong tương lai. Tuy nhiên với thời gian thực hiện ngắn, điều kiện còn nhiều hạn chế, nội dung chuẩn bị của chúng tôi không thể tránh khỏi thiếu sót. Để chương trình được hoàn thiện hơn chúng tôi rất mong nhận được những đóng góp của các chuyên gia tư vấn, các đồng nghiệp. Chúng tôi xin trân trọng ghi nhận. Xin chân thành cám ơn! Tham gia biên soạn 1. Phạm Chúc Trinh Bạch – Chủ biên 2. Trần Văn Lên 3. Bùi thị Kim Dung 4. Nguyễn Hạ Mai 5. Trần Thị Bảo Trân
  4. 3 MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG LỜI GIỚI THIỆU 2 Bài 1: Chọn giống lợn và lợn giống nuôi sinh sản 8 A. Nội dung: 8 1. Mở đầu: 8 2. Chọn giống lợn: 8 2.1. Đặc điểm một số giống lợn có khả năng sinh sản cao 8 2.1.1. Giống lợn Móng Cái 8 2.1.2. Giống lợn Landrace 8 2.1.3. Giống lợn Large Yorkshire (Đại Bạch) 9 2.2. Chọn giống lợn 10 2.2.1. Chọn giống lợn Móng Cái. 10 2.2.2. Chọn giống lợn Landrace 10 2.2.3. Chọn giống lợn Yorkshire Large White (Đại Bạch) 10 2.2.4. Chọn giống lợn lai hai máu 11 3. Chọn lợn cái giống 11 3.1. Dựa vào tổ tiên 11 3.2. Dựa vào sức sinh trưởng 11 3.3. Dựa vào ngoại hình 11 3.4. Dựa vào sự phát dục và thành tích sinh sản 14 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 15 Bài 2. Xây dựng chuồng trại 16 A. Nội dung: 16 1. Yêu cầu trong xây dựng chuồng nuôi lợn sinh sản 16 1.1. Vị trí chuồng 16 1.2. Hướng chuồng 16 1.3. Kết cấu chuồng và trang thiết bị trong chuồng 17 2. Các loại chuồng nuôi lợn sinh sản 22 2.1. Chuồng nuôi lợn cái hậu bị 22 2.2. Chuồng nuôi nái chờ phối sau cai sữa con và nái mang thai 22 2.3. Chuồng nái nuôi con 23 2.4. Chuồng lợn cai sữa 23 3. Hệ thống xử lý chất thải 24 3.1. Đường mương 24 3.2. Nhà ủ phân và bể lắng phân 24 3.3. Hầm phân huỷ và túi sinh học 24 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 24 Bài 3. Nuôi lợn cái hậu bị 26 A. Nội dung: 26
  5. 4 1. Mở đầu 26 2. Nuôi dƣỡng, chăm sóc 26 2.1. Chọn lọc 26 2.2. Nuôi dƣỡng 26 2.3. Chăm sóc 29 2.4. Phối giống 29 2.5. Kích thích nái động dục 32 3. Qui trình phòng bệnh 32 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 32 Bài 4: Nuôi lợn nái sinh sản 35 A. Nội dung 35 1. Lợn nái chửa 35 1.1. Nhận biết lợn nái chửa 35 1.2. Nuôi dưỡng nái chửa 35 1.3. Chăm sóc nái chửa 36 2. Lợn nái sanh 37 2.1. Nhận biết lợn nái sắp sanh 37 2.2.1. Chăm sóc lợn nái sắp sanh 37 2.2.2. Chăm sóc lợn nái trong khi sanh 39 2.2.3. Chăm sóc lợn nái sau khi sanh 42 3. Lợn nái nuôi con 43 3.1. Chăm sóc nuôi dưỡng lợn nái nuôi con 43 3.2. Vệ sinh - Phòng bệnh lợn nái nuôi con 43 Bài 5. Nuôi lợn con 47 A. Nội dung 47 1.Mở đầu 47 2.1. Bấm nanh cho lợn con 47 2.2. Cố định đầu vú cho lợn con 48 2.3. Tiêm sắt cho lợn con 50 2.4. Tập ăn cho lợn con 50 2.5. Cai sữa lợn con 53 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 55 HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN/MÔN HỌC 59 I. Vị trí, tính chất của mô đun /môn học: 59 II. Mục tiêu: 59 III. Nội dung chính của mô đun: 59 IV. Hƣớng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành 60 V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 60 5.1. Bài 1: Chọn giống lợn và lợn giống nuôi sinh sản 60 5.2. Bài 2: Xây dựng chuồng trại 61 5.3. Bài 3: Nuôi lợn cái hậu bị 61
  6. 5 5.4. Bài 4: Nuôi lợn nái sinh sản 62 5.5. Bài 5: Nuôi lợn con 62 VI. Tài liệu tham khảo 63
  7. 6 MÔ ĐUN Mã mô đun: 04 Giới thiệu mô đun: Vị trí, tính chất mô đun - Vị trí: Mô đun nuôi lợn nái là một mô đun chuyên môn nghề trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp của nghề Nuôi và phòng trị bệnh lợn; được giảng dạy sau mô đun/môn học Giải phẫu sinh lý lợn; Thuốc dùng cho lợn; Chăn nuôi lợn đực giống và trước mô đun/môn học Chăn nuôi lợn thịt; Phòng và trị bệnh lây ở lợn; Phòng và trị bệnh không lây ở lợn. Mô đun Chăn nuôi lợn nái cũng có thể giảng dạy độc lập theo yêu cầu của người học. - Tính chất: Chăn nuôi lợn nái sinh sản là một trong những nội dung quan trọng không thể thiếu của nghề Nuôi và phòng trị bệnh cho lợn, người học mô đun này cần kết hợp với thực hành tại những cơ sở chăn nuôi lợn nái sinh sản để cũng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng. Mục tiêu mô đun Học xong mô đun này người học có khả năng: Mô tả được những kiến thức có liên quan đến chăn nuôi lợn nái Thực hiện việc chăn nuôi lợn nái theo quy trình kỹ thuật Có ý thức bảo vệ môi trường và sức khoẻ cộng đồng. Nội dung mô đun Thời gian Loại bài Địa Mã bài Tên bài Tổng Lý Thực Kiểm dạy điểm số thuyết hành tra* Tại lớp 6 2 4 Chọn giống và tại lợn và lợn MĐ04-1 Tích hợp trại giống nuôi chăn sinh sản nuôi Tại lớp 6 2 4 và tại Xây dựng MĐ04-2 Tích hợp trại chuồng trại chăn nuôi Tại lớp Nuôi lợn cái MĐ04-3 Tích hợp và tại 16 4 10 2 hậu bị trại
  8. 7 Thời gian Loại bài Địa Mã bài Tên bài Tổng Lý Thực Kiểm dạy điểm số thuyết hành tra* chăn nuôi Tại lớp và tại Nuôi lợn nái MĐ04-4 Tích hợp trại 46 12 32 2 sinh sản chăn nuôi Tại lớp và tại MĐ04-5 Nuôi lợn con Tích hợp trại 16 4 10 2 chăn nuôi Kiểm tra hết Tích hợp 2 2 mô đun Cộng 92 24 60 8 Yêu cầu về đánh giá rèn luyện mô đun 1. Phương pháp đánh giá Thực hiện theo Quy chế thi, kiểm tra và công nhận tốt nghiệp trong dạy nghề hệ chính quy, ban hành kèm theo Quyết định số 14/2007/QĐ-BLĐTBXH, ngày 24 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Đây là một mô đun tích hợp giữa lý thuyết và thực hành, vì vậy khi đánh giá cần lưu ý: - Đánh giá kết quả học tập là sự tích hợp giữa lý thuyết và thực hành, nhưng trọng tâm là thực hành, thông qua hệ thống các bài thực hành kỹ năng trong từng bài dạy và bài thực hành khi kết thúc mô đun. - Học viên phải hoàn thành tất cả các bài kiểm tra định kỳ trong quá trình học tập và bài kiểm tra kết thúc mô đun. 2. Nội dung đánh giá - Kiến thức: mô tả được các kiến thức liên quan đến chăn nuôi lợn cái hậu bị, lợn nái sinh sản và lợn con; Các bước công việc trong đỡ đẻ, chăm sóc lợn trước, trong và sau khi sanh; các bước công việc trong chọn lựa lợn cái hậu bị. - Kỹ năng: Phối hợp được thức ăn cho lợn cái hậu bị, nái sinh sản. Đánh giá được lợn cái hậu bị. Xác định được lợn lên giống; đỡ đẻ cho lợn; thiến lợn đực. - Thái độ: Có ý thức học tập tích cực, tham gia đầy đủ thời lượng mô đun. Cẩn thận và kỹ lưỡng trong quá trình thao tác, thực hiện các công việc.
  9. 8 Bài 1: Chọn giống lợn và lợn giống nuôi sinh sản Mục tiêu: - Mô tả được những kiến thức liên quan đến chọn giống lợn và lợn giống nuôi sinh sản. - Xác định giống lợn và chọn lợn cái nuôi sinh sản. - Có ý thức bảo vệ môi trường và sức khoẻ cộng đồng. A. Nội dung: 1. Mở đầu: Chọn giống lợn và và lợn giống nuôi sinh sản là hai lĩnh vực khác nhau: chọn giống lợn là chọn giống lợn nào để phát triển ở trang trại hay một địa phương, còn chọn lợn giống là trong một đàn lợn chọn ra những con cái để sinh sản. 2. Chọn giống lợn: 2.1. Đặc điểm một số giống lợn có khả năng sinh sản cao 2.1.1. Giống lợn Móng Cái Đặc điểm ngoại hình: Đầu đen, mõm trắng, giữa trán và cuối cùng của đuôi có đốm trắng, trên thân có lông đen và trắng, có đám lông đen hình yên ngựa ở giữa lưng, có dải lông trắng và lông đen trên lưng là một dải trắng mờ (da đen, lông trắng, lưng hơi võng, chân cao ít đi bàn, bụng tương đối gọn). Moùng caùi Hình 1.1. Giống lợn Móng Cái Khả năng sản xuất: Khả năng tăng trọng chậm, nuôi thịt trung bình mỗi tháng có thể tăng được 8-15 kg/con, tiêu tốn thức ăn 5-6 kg thức ăn/ 1kg tăng trọng. Mỗi năm đẻ 2-2,5 lứa, mỗi lứa 10-12 con, trọng lượng sơ sinh 500-700 g/con. Trọng lượng cai sữa 50 ngày: 7-9 kg/con. Tỷ lệ móc hàm 68-70%, tỷ lệ nạc 31- 32%, độ dày mỡ lưng 4,5-5 cm. 2.1.2. Giống lợn Landrace
  10. 9 Đặc điểm ngoại hình: Lợn Landrace là giống lợn thuần chủng ngoại, là giống lợn chuyên cho thịt. Nước ta nhập từ năm 1970. Về ngoại hình: Toàn thân (cả lông da) đều trắng, đầu nhỏ, mõm dài, tai to rủ che mắt, mông vai đều nở, mông nở. Lưng thẳng hơi gù, dài lưng 16 cặp xương sườn, bụng thon gọn, đuôi xoăn, bốn chân cao, đi móng. Hình 1.2. Giống lợn Landrace Khả năng sản xuất: Trọng lượng trưởng thành từ 300-350 kg/con, có thể tăng trọng 700-800 g/ngày/con. Tiêu tốn thức ăn 3-3,5 kg/1kg tăng trọng. Tỷ lệ thịt nạc: 58-63%. Khả năng sinh sản: mỗi năm đẻ từ 2-2,2 lứa. Mỗi lứa 10-11 con, trọng lượng sơ sinh 1,2-1,6 kg/con, trọng lượng cai sữa 50 ngày (15-20 kg/con). 2.1.3. Giống lợn Large Yorkshire (Đại Bạch) Đặc điểm ngoại hình: Lợn Đại Bạch là giống lợn thịt. Toàn thân màu trắng, đầu nhỏ, mõm dài, tai nhỏ đứng, mông vai nở bằng nhau, lưng thẳng hơi gù, 15 cặp xương sườn, bụng thon, gọn, bốn chân to cao chắc chắn, đi móng. Khả năng sản xuất: Trọng lượng trưởng thành 350-400 kg/con. Tăng trọng từ 700-800 g/con/ngày, tiêu tốn thức ăn 3,2-3,5 kg /1kg tăng trọng. Tỷ lệ thịt nạc 55-58%, dài thân 170-185 cm. Vòng ngực 165-185 cm. Thành thục về tính sớm. Số con trên lứa 10-12 con/lứa, số lứa/năm từ 2-2,4 lứa. Cai sữa 55 ngày đạt 15-20 kg/con.
  11. 10 Hình 1.3. Giống lợn Yorkshire Large White (Đại Bạch) 2.2. Chọn giống lợn Khi chọn giống lợn cái để sinh sản phải có những đặc điểm: đẻ sai, nuôi con tốt, tính chịu đựng cao thích nghi với điều kiện sống. Bên cạnh đó, việc chọn giống heo cái nuôi sinh sản còn căn cứ vào 4 yếu tố chính như: chuồng trại, thức ăn, thuốc thú y và môi trường. Nếu cả 4 yếu tố đều tốt thì nên nuôi lợn giống ngoại thuần như: Yorkshire, Landrace hoặc giống lợn ngoại lai 2 máu (Yorkshire - Landrace hoặc Landrace - Yorkshire) để đạt hiệu quả kinh tế cao vì lợn mau lớn và ít tốn thức ăn. Chỉ cần 1 yếu tố chưa tốt như: chuồng trại không hợp vệ sinh hay thức ăn chưa đủ dưỡng chất hoặc không tiêm phòng, nước bị phèn, mặn thì nên chọn những giống lợn nội địa (Móng Cái) hoặc lợn nội lai 2 máu Móng Cái – Yorkshire. 2.2.1. Chọn giống lợn Móng Cái. Bộ lông có màu trắng vá đen, có đám lông đen hình yên ngựa ở giữa lưng. Giữa trán và cuối cùng của đuôi có một đốm trắng. Da mỏng, lông thưa, cơ thể không quá béo, quá gầy. Đầu to vừa phải, mõm to, ngắn, trán rộng, mắt tinh, cổ dài, không có ngấn cổ, ngực nở, sâu ngực, vai lưng kết hợp tốt. Bốn chân thẳng chắc, khoảng cách rộng, đi móng, lưng dài hơi võng, bụng tương đối gọn. Có 12-14 vú, khoảng cách vú đều, không có vú kẹ, mông nở, cuống đuôi to, đùi đầy đặn, ít nếp nhăn. 2.2.2. Chọn giống lợn Landrace Bộ lông da trắng, da mỏng lông thưa, đầu to, mõm ngắn, tai to rủ che mắt, không có ngấn cổ, lưng dài hơi cong gù, bụng thon gọn, mông nở nang tròn, đuôi to, đùi ít nếp nhăn, bốn chân to cao chắc, khoảng cách chân rộng, đi móng, 12-14 vú đều không có vú kẹ. Khả năng sản xuất, tăng trọng nhanh, tiêu tốn thức ăn ít. Con của những con nái từ lứa 3 đến lứa 10, chọn con to nhất nhì ba trong đàn, khả năng chống bệnh tốt. Lợn nái mẹ đẻ nhiều con, con to mập đồng đều, khéo nuôi con, trọng lượng cai sữa to, độ hao mòn vừa phải = 20%, chu kỳ động dục trở lại sớm. 2.2.3. Chọn giống lợn Yorkshire Large White (Đại Bạch) Chọn những con có lông, da trắng, lông thưa, da mỏng, đầu to vừa phải, mõm ngắn, tai to, cổ dài, không có ngấn cổ. Lưng dài hơi gù, bụng thon gọn, mông vai nở, ngực sâu. Đuôi to, đùi ít nếp nhăn, bốn chân to cao chắc chắn, đi móng, khoảng cách chân rộng, có 12-14 vú, khoảng cách vú đều nhau không có vú kẹ, khả năng sản xuất tăng trọng nhanh, tiêu tốn ít thức ăn, chọn con của những con nái từ lứa 3- 10. Chọn con to nhất, nhì, ba trong đàn, khả năng chống bệnh tốt. Lợn nái mẹ đẻ
  12. 11 nhiều con, con đồng đều, to mập, khéo nuôi con, trọng lượng cai sữa cao, chu kỳ động dục đều và sớm động dục sau khi cai sữa. 2.2.4. Chọn giống lợn lai hai máu Lợn cái lai F1 Móng Cái x Yorkshire (cái Móng Cái và đực Yorkshire (hoặc đực Landrace)) Ngoại hình: Lợn có tầm vóc trung bình, màu lông trắng có rải rác bớt đen nhỏ trên mình và đốm đen nhỏ ở vùng quanh 2 mắt. Thân dài vừa phải, lưng hơi võng, 4 chân chắc chắn. Có 12 vú trở lên, cách đều, núm vú nổi rõ, không có vú kẹ. Mông nở, âm hộ xuôi, không có dị tật. Bốn chân chắc khoẻ, móng phát triển đều, không dị tật. Khả năng tăng trọng nhanh, tiêu tốn ít thức ăn, chọn con của những con nái từ lứa 3-10. Chọn con to nhất, nhì, ba trong đàn, khả năng chống bệnh tốt. Lợn nái mẹ đẻ nhiều con, con đồng đều, to mập, khéo nuôi con, trọng lượng cai sữa cao, chu kỳ động dục đều và sớm động dục sau khi cai sữa. Hình 1.4. Lợn lai F1 (cái Móng Cái và đực Yorkshire) Lợn cái lai F1 Landrace x Yorkshire (hoặc Yorkshire x Landrace) 3. Chọn lợn cái giống 3.1. Dựa vào tổ tiên - Chọn lợn cái giống từ những lợn bố mẹ có tính đẻ sai, con đồng đều, to mập, khéo nuôi con, trọng lượng cai sữa cao, chu kỳ động dục đều và sớm động dục sau khi cai sữa. 3.2. Dựa vào sức sinh trưởng - Sau cai sữa đến 6 tháng những lợn có tăng trọng nhanh, tiêu tốn thức ăn ít, khoẻ mạnh ưu tiên chọn làm lợn cái giống 3.3. Dựa vào ngoại hình
  13. 12 Chọn giống lợn nào thì lợn cái phải có đặc điểm ngoại hình đặc trưng của giống. Căn bản dựa trên các chỉ tiêu sau: - Đặc điểm giống, thể chất, lông, da: da bóng mượt, màu sắc đặc trưng theo giống, tính tình nhanh nhẹn nhưng không hung dữ. - Đầu và cổ: Đầu to vừa phải, trán rộng, mắt lanh. - Vai và ngực: Vai nở đầy đặn. Ngực sâu, rộng. Đầu và vai liên kết tốt Hình 1.5. Đầu và vai - Lưng sườn và bụng: lưng dài vừa phải, ít võng. Sườn sâu, bụng tròn, không xệ (lợn ngoại). Lưng và bụng kết hợp chắc chắn. Hình 1.6. Lưng và bụng kết hợp chắc chắn - Lưng võng - Mông và đùi sau: mông dài vừa phải, rộng. Đùi sau đầy đặn, ít nhăn. Mông và đùi sau kết hợp tốt. Khấu đuôi to, luôn ve vẩy.
  14. 13 Hình 1.7. Vai và mông lợn nhìn từ trên - Bốn chân: Bốn chân chắc chắn. Khoảng cách giữa 2 chân trước và 2 chân sau rộng vừa phải. Móng không toè. Đi đứng tự nhiên, không đi bàn. Hình 1.8. Chọn lựa chân lợn cái sinh sản Hình 1.9. Chọn lựa móng lợn cái sinh sản
  15. 14 Hình 1.10. Lựa chọn phần sau của lợn - Vú và bộ phận sinh dục: Có 12 vú trở lên. Khoảng cách giữa các núm vú đều, không có vú kẹ. Các núm vú nổi rõ và cách đều nhau. Khoảng cách giữa hai hàng vú gần nhau. Hình 1.11. Khoảng cách giữa 2 hàng vú Hình 1.12. Chọn lựa bộ phận sinh dục lợn cái (vú) - Âm hộ không bị khuyết tật.
  16. 15 Hình 1.7. Chọn lựa phần mông lợn cái sinh sản Hình 1.12. Bộ phận sinh dục lợn cái 3.4. Dựa vào sự phát dục và thành tích sinh sản - Tuổi động dục lần đầu phù hợp đặc điểm giống (thường lợn cái ngoại động dục sớm từ 5 tháng tuổi, lợn cái nội địa khoảng 7 tháng tuổi) - Lợn cái nội có số con bình quân/lứa B. Câu hỏi và bài tập thực hành Nhận xét ngoại hình lợn cái - Nguồn lực: hình ảnh hoặc lợn cái tại trại chăn nuôi, bảng trắc nghiệm. - Cách thức: chia các nhóm nhỏ (5 học viên/ nhóm). - Thời gian hoàn thành: 5 phút/ nhóm. - Phương pháp đánh giá: Giáo viên cho học viên quan sát lợn cái theo hình ảnh hoặc lợn cái tại trại chăn nuôi và điền vào bảng trắc nghiệm. - Kết quả sản phẩm cần đạt được: đánh giá đúng ngoại hình lợn cái theo đặc điểm giống; đầu, cổ; vai, ngực; lưng sườn và bụng; mông và đùi sau; bốn chân; vú và bộ phận sinh dục. Yêu cầu và đánh giá kết quả học tập Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Đánh giá đúng giống lợn Đối chiếu với bảng hỏi. Ưu nhược điểm đầu và cổ được xác Đối chiếu với bảng hỏi. định chính xác Ưu nhược điểm vai và ngực được Đối chiếu với bảng hỏi. xác định chính xác Ưu nhược điểm lưng sườn và bụng Đối chiếu với bảng hỏi. được xác định chính xác Ưu nhược điểm mông và đùi sau Đối chiếu với bảng hỏi.
  17. 16 được xác định chính xác Ưu nhược điểm bốn chân được xác Đối chiếu với bảng hỏi. định chính xác Ưu nhược điểm vú và bộ phận sinh Đối chiếu với bảng hỏi. dục được xác định chính xác C. Ghi nhớ: Cần chú ý các nội dung trọng tâm: - Đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất một số giống lợn cái sinh sản - Những điểm cần lưu ý khi chọn giống lợn cái nuôi sinh sản - Những điểm cần lưu ý khi chọn lợn cái giống nuôi sinh sản.
  18. 17 Bài 2. Xây dựng chuồng trại Mục tiêu: - Mô tả được những kiến thức liên quan đến xây dựng chuồng trại nuôi lợn nái sinh sản. - Thực hiện xây dựng chuồng trại nuôi lợn nái sinh sản đúng kỹ thuật. - Có ý thức bảo vệ môi trường và sức khoẻ cộng đồng. A. Nội dung: 1. Yêu cầu trong xây dựng chuồng nuôi lợn sinh sản - Hướng chuồng sao cho có ánh nắng ban mai chiếu vào - Có hệ thống che chắn khi mưa tạt, gió lùa - Nền chuồng tráng láng bằng xi măng nhưng phải có độ nhám, độ dốc 2-3% - Mỗi ô chuồng nên có cửa ra vào với chiều rộng tối thiểu là 60cm - Địa điểm xây dựng chuồng trại phải cách xa khu dân cư, nơi đông người tối thiểu 150-200m và ở cuối hướng gió - Vị trí xây dựng chuồng trại dễ thoát nước và nước thải cần phải có khu xử lý trước khi đưa ra hệ thống thoát nước chung ở bên ngoài trại - Có tường rào cao bao quanh đảm bảo an ninh, hạn chế ô nhiễm mùi và tiếng ồn cho những người dân lân cận 1.1. Vị trí chuồng Cao ráo, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông, thoát nước tốt, xa khu dân cư, trường học, chợ, thuận tiện giao thông, chủ động nguồn nước. 1.2. Hướng chuồng Mặt trước quay theo hướng Đông Nam (trục chuồng Đông Bắc - Tây Nam) hoặc hướng Nam (trục chuồng Đông Tây). Nếu không thể theo 2 hướng trên thì chuồng phải có tấm rèm để che nắng, che mưa.
  19. 18 Hình 2.1. Hướng chuồng Sân chơi hướng Đông thì nái nuôi con và nái chửa tận dụng ánh nắng buổi sáng tạo vitamin D3 giúp lợn sinh trưởng, đồng hoá Ca, P tốt. Nắng buổi chiều dễ làm lợn mệt mỏi, thở nhiều, bị bệnh mềm xương, con đẻ ra chân yếu vì nắng buổi chiều chứa nhiều tia tử ngoại. Khoảng cách giữa các chuồng phải đảm bảo thông thoáng, vừa để có đủ ánh sáng chiếu vào vừa giúp cho điều hoà nhiệt độ chuồng nuôi. 1.3. Kết cấu chuồng và trang thiết bị trong chuồng 1.3.1. Nền chuồng: Phải được đầm nén kỹ và cao hơn mặt đất khoảng 30- 45cm, có độ dốc phù hợp (3%) để tránh ẩm ướt, ngập úng. Nền nên láng bằng xi măng để dễ vệ sinh, nền chuồng nhanh khô, nhưng phải tạo độ nhám để tránh trơn trượt cho lợn. Trong khi sử dụng nếu nền chuồng chỗ nào hư hỏng thì phải sửa ngay không để lâu ngày vì không an toàn cho lợn và khó sửa chửa cho sau này. - Nền xi măng: thường dùng xỉ than trộn với đất sét rồi đầm chặt, sau đó phủ lên một lớp hồ khô (xi măng trộn với cát nhưng không trộn nước) rồi tiếp tục dầm chặt. Tiếp đó đổ lên một lớp vữa ướt dày khoảng 3cm. Cuối cùng rắc lên một ít xi măng mỏng rồi dùng bàn xoa gỗ tạo mặt phẳng Kiểu nền này chi phí thấp, thi công dễ dàng. Tuy nhiên kiểu nền này dễ bị ngấm nước và lợn ủi phá gây hư hỏng. Khi nền hư hỏng rất khó sửa chửa nên phải đập bỏ làm mới. - Nền bê tông: là loại nền chắc chắn nhưng đầu tư khá nhiều tiền. Nền bê tông được kết cấu bởi nhiều lớp: Lớp đất nện: ở dưới cùng,có độ dốc 1 - 3% để làm mặt thoát nước. Lớp đá xanh kích thước đá 4 x 6 cm, dày khoảng 10-15cm được đầm chặt. Lớp đá xanh kích thước 3 x 4 cm, dày khoảng 7-10cm, đầm chặt rồi đổ vữa khô lấp kín các lỗ hổng của đá. Nếu không dùng vữa khô thì có thể dùng cát lấp các lỗ hổng rồi đầm chặt, cũng có thể phun nước cho cát trôi vào các khe hở của viên đá. Lớp trên cùng là hỗn hợp bê tông gồm: Đá xanh kích thước 1 x 2cm hoặc 3 x 4cm, vữa xi măng tỷ lệ 1 xi măng 2 cát, lớp hỗn hợp bê tông này dày khoảng 3- 5cm.
  20. 19 Độ dày của lớp bê tông tuỳ thuộc vào độ tuổi và từng loại lợn khác nhau để cho việc đầu tư bớt tốn kém. Đối với lợn cái sinh sản thì độ dày lớp bê tông khoảng 5cm, lợn con sau cai sữa khoảng 3cm và lợn thịt khoảng 4 cm. - Nền sàn bằng nhựa: Đối với những trại chăn nuôi lợn có quy mô lớn, lợn nái nuôi con và lợn con trong thời gian theo mẹ được nuôi trên nền sàn bằng nhựa. Loại nền sàn này có ưu điểm là sạch sẽ khô ráo, ấm áp và độ bền tốt nhưng giá thành khá đắt. Hình 2.2. Nền sàn bằng nhựa nuôi lợn sau cai sữa và lợn thịt Hình 2.3. Nền sàn bằng nhựa cho lợn nái nuôi con và lợn con theo mẹ 1.3.2. Tường Tường là bộ phận cơ cấu nên chuồng trại nuôi lợn, có ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả chăn nuôi. Khi xây dựng cần chú ý: - Móng tường: Trước khi xây tường phải xử lý móng chu đáo, móng vững thì tường mới bền. Nếu đất làm chuồng yếu thì móng phải dày, chắc để tránh sụt nứt. Móng có đá hoặc tận dụng gạch vỡ để xây sẽ làm giảm chi phí trong xây dựng chuồng nuôi.
  21. 20 - Thân tường: thân tường chuồng lợn phải kiên cố vì những lợn nái khi hưng phấn sinh dục sẽ phá phách rất dữ dội. Tường đảm bảo độ cao phù hợp với từng loại lợn để lợn không nhảy ra ngoài được, không quá cao vì sẽ gây khó khăn cho người chăn nuôi khi muốn can thiệp trong chuồng. Tường chuồng nên có những lỗ thông thoáng. Nếu chuồng ở đầu hồi thì tường phải xây kín, còn tường ngăn phía trong chuồng xây lửng để tăng thông thoáng, tường thường được xây bằng gạch ống và xi măng. Hình 2.4. Thân tường chuồng lợn Bảng 2.1. Chiều cao và độ dày của tường nuôi lợn nái Loại lợn Chiều cao tường (m) Độ dày tường (cm) Lợn nái nuôi con 0,6 - 0,7 10 Lợn nái chửa 0,7 - 0,8 10 - 12 Lợn con, lợn hậu bị 0,7 - 0,8 10 Lợn nái khô sữa 0,8 - 0,9 10 1.3.3. Hành lang và cửa chuồng nuôi - Cửa chuồng nuôi: cửa chuồng lợn có chiều rộng khoảng 60cm, cao bằng tường vách. Cửa cao hơn mặt nền 1-2cm để dễ thoát nước từ hành lang chăm sóc, nhưng không cao hơn vì lợn có thể dúi mõm vào đáy cửa để hất, gặm phá cửa. Vật liệu làm cửa có thể bằng gỗ ván, sắt hay song sắt. Mỗi loại vật liệu đều có ưu điểm và hạn chế, vì vậy tuỳ điều kiện thực tế mà người chăn nuôi chọn loại vật liệu làm cửa.
  22. 21 Bản lề cửa bắt ăn sâu vào góc 2 tường, sức chịu lực tốt hơn gắn vào tường đơn. Hướng cửa mở vào trong lợn khó ủi phá cửa, tránh hỏng chốt gài cửa, tránh nguy hiểm cho người khi đóng mở cửa. Chốt gài cửa bố trí bên ngoài. Không nên bố trí bất kỳ chướng ngại vật gì ngoài cửa chuồng (như rãnh đường mương sâu hoặc máng ăn) sẽ làm cho lợn sợ hãi khó lùa qua cửa chuồng. - Hành lang: là lối đi dành cho người chăn nuôi đi lại cho ăn và chăm sóc lợn. Hành lang cũng là đường vận chuyển lợn từ ô chuồng này đến ô chuồng khác, hoặc chuyển lợn đi cân xuất bán. Khi xây dựng cần phải đáp ứng những yêu cầu: Rộng khoảng 1,2m; có độ dốc để nước không đọng, đảm bảo độ ma sát tránh trơn trợt, hướng thoát nước về phía cuối chuồng. 1.3.4. Mái chuồng: Có thể làm bằng nhiều loại vật liệu khác nhau. Mái chuồng ngoài tác dụng che mưa nắng còn có tác dụng điều hoà nhiệt độ trong chuồng nuôi thông qua các vật liệu làm mái khác nhau. Mái chuồng cao vừa phải để đảm bảo thông thoáng và tránh mưa tạt vào. - Mái lá: dùng phổ biến ở vùng nông thôn, trong những quy mô chăn nuôi nhỏ. Có thể dùng lá cọ hay lá dừa làm mái chuồng. Mái lá rất nhẹ nên không đòi hỏi phải xây chuồng trại chắc chắn. Chuồng lợp mái lá rất mát vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông, tuy nhiên mái lá rất mau mục nát gây dột nước vì vậy tuổi thọ mái lá không cao; thông thường khoảng 1-3 năm phải thay mới. - Mái tôn: mái có độ bền cao, thời gian sử dụng dài, giá thành cao hơn mái lá. Mái tôn dễ hấp thu nhiệt nên vào mùa hè chuồng lợn rất nóng, vào mùa đông lại rất lạnh. Vì vậy nếu làm mái tôn cần phải làm cao và thông thoáng và phải có biện pháp chống nóng vào mùa hè cho lợn. - Mái Phi – brô xi măng: thường sử dụng rộng rãi trong xây dựng chuồng do giá thành rẻ hơn mái tôn, nhưng do chất liệu tạo mái là xi măng nên rất nặng, vì vậy chuồng cần xây dựng chắc chắn, dễ ngấm nước gây gãy mục, ngoài ra mái này cũng hấp thu nhiệt lớn như mái tôn nên cần có biện pháp chống nóng cho lợn vào mùa hè. Các kiểu mái chuồng: Mái chuồng lợn có thể xây dựng kiểu 1 mái, kiểu mái lỡ hay 2 mái đơn, 2 mái đôi (trại chăn nuôi quy mô lớn). - Kiểu một mái: thoáng khí, mát nhưng dễ bị mưa tạt, gió lùa, nắng dọi vào chuồng. - Kiểu mái lỡ: thoáng, mát, hạn chế mưa tạt, gió lùa nhưng tốn thêm chi phí lợp mái lỡ. - Kiểu 2 mái đơn: tiết kiệm được diện tích so với chuồng mái lỡ, nhưng hơi nóng và ẩm độ trong chuồng khó thoát ra khỏi 2 mái, có thể bố trí thêm quạt hút.
  23. 22 1 m 2.5 2.5 m 2.5 2.5 m 0.8 0.8 m 0.8 0.8 m 2m 2m 2.5 m 2.5 m 3 m 3 m Hình 2.5. Chuồng 1 mái và 1 mái có thêm mái lỡ 0.8 0.8 m 2.5 m 2m 3 m 1.2 m Hình 2.6. Chuồng 2 mái 1.3.5. Máng ăn và máng uống  Máng ăn: có nhiều loại tuỳ theo kiểu chuồng và độ tuổi của lợn - Máng đúc cố định vào chuồng: thức ăn dư thừa khó cọ rữa, vệ sinh. - Máng tự động bằng inox hay bằng gang, thường đặt trên mặt nền chuồng nên luôn khô ráo, sạch, độ bền cao; giá thành cao.
  24. 23  Máng uống: hiện nay dùng hệ thống cung cấp nước là núm uống tự động. nước được dẫn từ bể cao áp đến bể điều áp nên kiểm tra được vệ sinh nguồn nước. Chi phí đầu tư ban đầu khá cao. 1.3.6. Bể chứa nước: trung bình nhu cầu nước cho tắm rửa, ăn uống một lợn khoảng 50 lít nước/con/ngày. Lượng nước này tăng vào mùa nóng và giảm vào ngày mưa dầm. Vì vậy dự trù số lượng lợn nuôi mà xây bể chứa. Để giảm chi phí nên xây thành nhiều bể, các bể thông nhau bằng các van. Các bể xây nổi trên mặt đất, có lỗ thoát nước để dễ cọ rữa và loại bỏ rác, cặn bã phù sa. Bể có nắp đậy bên trên tránh tạp chất rơi vào. 1.3.7. Diện tích chuồng nuôi: Phù hợp với từng giai đoạn sản xuất và độ tuổi của lợn Bảng 2.2. Mật độ lợn nuôi Giai đoạn Số con nuôi Diện tích (m2/con) /chuồng (con) Chuồng nền Chuồng sàn Lợn hậu bị 1 - 2 0,5 - 0,8 Lợn nái nuôi con và lợn con 1 6 - 8 3,96 - 4,32 Lợn nái khô, chửa 2-3 hoặc 1 2 - 3 1,32 – 1,5 Lợn sau cai sữa <20 0,5 - 0,8 0,2 - 0,4 Mùa hè nắng nóng thì mật độ nuôi thưa hơn mùa mưa lạnh. Đối với chuồng lợn nái, có thể ngăn thành ô úm hoặc lồng úm riêng để có điều kiện sưởi ấm cho lợn con trong giai đoạn đầu sau khi sinh. 2. Các loại chuồng nuôi lợn sinh sản 2.1. Chuồng nuôi lợn cái hậu bị Lợn hậu bị có thể được nuôi trong chuồng nền hoặc chuồng sàn với hệ thống thông gió tự nhiên. Tuy nhiên vẫn phải lưu ý đến những yêu cầu về tiểu khí hậu chuồng nuôi, mật độ nhốt và diện tích nuôi cho 1 con. 2.2. Chuồng nuôi nái chờ phối sau cai sữa con và nái mang thai Chuồng thường được xây thành 2 dãy đối diện với hành lang ở giữa dùng để cho ăn, chăm sóc. Máng ăn ở phía trước chuồng, máng uống ở phía sau nếu là chuồng nuôi chung nhiều lợn hoặc máng uống ở phía trước nếu là chuồng cá thể. Lợn nái được nhốt ở chuồng cá thể hay nhốt chung 2-3 heo nái trong một chuồng. Khuynh hướng hiện nay là nhốt ở chuồng cá thể để dễ theo dõi và giảm stress cho lợn.
  25. 24 Hình 2.7. Chuồng nuôi nái chờ phối sau cai sữa con và nái mang thai 2.3. Chuồng nái nuôi con Chuồng nái nuôi con hiện nay thường dùng chuồng lồng. Chuồng gồm 3 ngăn: ngăn giữa dành cho lợn mẹ và 2 ngăn ở hai bên dành cho lợn con. Tổng diện tích chuồng khoảng 3,96 - 4,32 m2; kích thước 2,2 - 2,4m x 1,8m chiều rộng (0,6m ở giữa cho lợn mẹ và 0,8 và 0,4m mỗi bên cho lợn con). Chiều cao của ngăn lợn mẹ là 0,9 - 1m, chiều cao của ngăn lợn con là 0,5 - 0,6m. Máng ăn đặt cao hơn sàn chuồng 0,25m. Lợn con qua lại tự do bú mẹ mà không sợ bị mẹ đè nhờ các thanh sắt đặt cách sàn chuồng 0,25 - 0,3m. Thời gian lợn nái đẻ trong chuồng lồng biến động theo quy cách quản lý và tận dụng chuồng của từng trại. Đa số các trại đều nuôi lợn mẹ và lợn con trong lồng cho đến khi cai sữa lợn con. Hình 2.8. Chuồng lồng lợn nái đẻ và nuôi con 2.4. Chuồng lợn cai sữa
  26. 25 - Chuồng nền bằng bê tông: lợn dễ bị lạnh do nền chuồng ẩm ướtnên lợn dễ bệnh tiêu chảy, viêmphổi, - Chuồng sàn hở 1 phần: sàn cách mặt đất 0,6m; lợn ngủ và ăn ở phần sàn liền, phần sàn hở có núm uống và là nơi tiêu tiểu. 3. Hệ thống xử lý chất thải Chất thải được thu gom và xử lý đúng cách để có được lượng lớn phân bón cho trồng trọt, đồng thời không gây hôi, không làm ô nhiễm đất và nước xung quanh trại. Hệ thống thu gom và xử lý chất thải (phân, nước rửa chuồng, nước tắm lợn) gồm có đường mương, nhà ủ phân và các bể lắng gạn, hầm phân huỷ và túi sinh học. 3.1. Đường mương Đường mương có độ dố 1 - 1,5% và được xây bằng bêtông chắc chắn. Bề rộng thay đổi tuỳ theo lưu lượng nước thải, biến động khoảng 0,2 - 0,5m. 3.2. Nhà ủ phân và bể lắng phân - Nhà ủ phân phải có nóc, tường che và đường mương xung quanhđể dẫn nước dơ về bể lắng phân. Đây là môi trường tốt cho ruồi sinh sản (nhất là khi phân bị ướt), vì vậy nên giữ phân khô, phủ đống phân bằng tấm nylon đen để tạo nguồn nhiệt làm phân mau hoai đồng thời giết được trứng ruồi hay vi sinh vật gây bệnh. - Bể lắng phân: đường kính tuỳ thuộc vào khối lượng nước, phân chảy tới và khí hậu Lượng phân hàng ngày có thể được ước tính theo cách đơn giản sau: 1m3 phân/50 nái và lợn con; 1m3 phân/75 - 85 nái hậu bị, nái khô chờ phối; 1m3 phân/220 - 260 lợn sau cai sữa 3.3. Hầm phân huỷ và túi sinh học Các trang thiết bị này giúp xử lý chất thải, giảm mùi hôi đồng thời tạo khí mêtan dùng sinh nhiệt nấu nướng, chạy máy phát điện. Trong chăn nuôi gia đình (<50 lợn) có thể sử dụng túi sinh học bằng plastic, trại quy mô lớn hơn xây dựng hầm phân huỷ bằng bê tông. B. Câu hỏi và bài tập thực hành Tham quan trại chăn nuôi lợn, nhận xét về các kiểu chuồng nuôi và cách bố trí các khu trong trại chăn nuôi lợn. - Nguồn lực: một số trại chăn nuôi quy mô gia đình và quy mô lớn, bảng trắc nghiệm. - Cách thức: chia các nhóm nhỏ (5 học viên/ nhóm). - Thời gian hoàn thành: 20 phút/ nhóm (tham quan 15 phút, trả lời câu hỏi trong
  27. 26 bảng trắc nghiệm 5 phút). - Phương pháp đánh giá: Giáo viên cho học viên tham quan trại chăn nuôi lợn sinh sản theo quy mô gia đình ( 100 nái) sau đó điền vào bảng trắc nghiệm. - Kết quả sản phẩm cần đạt được: Nhận xét các kiểu chuồng nuôi, kích thước các loại chuồng nuôi, mật độ nuôi trong chuồng tại trại chăn nuôi lợn sinh sản; hệ thống xử lý nước thải. Yêu cầu và đánh giá kết quả học tập Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Đánh giá đúng các kiểu chuồng nuôi Đối chiếu với bảng hỏi. Đánh giá đúng kích thước các Đối chiếu với bảng hỏi. chuồng nuôi Đánh giá đúng mật độ nuôi Đối chiếu với bảng hỏi. Xác định sơ đồ hệ thống xử lý nước Đối chiếu với bảng hỏi. thải C. Ghi nhớ Cần chú ý các nội dung trọng tâm: - Những điểm cần lưu ý khi xây dựng chuồng nuôi lợn sinh sản. - Các kiểu chuồng nuôi lợn sinh sản, kích thước chuồng và mật độ nuôi.
  28. 27 Bài 3. Nuôi lợn cái hậu bị Mục tiêu: - Mô tả được những kiến thức liên quan đến nuôi lợn cái hậu bị. - Thực hiện nuôi lợn cái hậu bị đúng kỹ thuật. - Có ý thức bảo vệ môi trường và sức khoẻ cộng đồng. A. Nội dung: 1. Mở đầu Lợn cái hậu bị là lợn cái từ sau khi cai sữa được chọn để làm cái giống, nuôi cho đến khi phối giống lần đầu. Chọn lợn cái hậu bị là một trong những bước quan trọng để nâng cao năng suất sinh sản của đàn lợn nái. Con giống tốt thì mới có năng suất cao, vì vậy việc chọn cái hậu bị tiến hành từ lúc cai sữa lợn và qua từng giai đoạn (mỗi 30 ngày) sẽ tiếp tục chọn cho đến khi phối giống. 2. Nuôi dƣỡng, chăm sóc 2.1. Chọn lọc Chọn lợn cái hậu bị thông qua việc kiểm tra cá thể lợn cái hậu bị. việc kiểm tra được thực hiện trong giai đoạn từ 3 đến 8 tháng tuổi (lợn nội) và 10 tháng tuổi (lợn ngoại) Những con cái trước khi đưa vào kiểm tra phải có lý lịch rõ ràng, bố mẹ phải có thành tích sinh sản cao (số con/lứa, trọng lượng cai sữa, số con cai sữa, ) Ngoại hình phải đạt tiêu chuẩn (bài 1) Sinh trưởng, phát dục và thành tích sinh sản nổi bật trong đàn (bài 1). 2.2. Nuôi dƣỡng Nuôi dưỡng lợn cái hậu bị sao cho khi đến tuổi phối giống trọng lượng phải đạt yêu cầu. Lợn quá gầy, quá béo đều dẫn đến sức sinh sản kém, lợn quá béo sẽ khó động dục. Vì vậy khẩu phần ăn cho lợn cần phù hợp theo từng tháng tuổi. Bảng 3.1. Định mức ăn cho lợn cái hậu bị Khối lượng lợn Mức ăn/con/ngày Khối lượng lợn Mức ăn/con/ngày (kg) (kg) (kg) (kg) 15 - 20 0,8 42 - 45 1,8 25 1,1 46 - 49 1,9
  29. 28 28 1,2 53 2,0 31 1,3 58 2,1 34 – 38 1,4 - 1,5 62 2,2 39 – 41 1,6 - 1,7 63 -70 2,2 75 – 100 2,2 Trước khi phối 10 - 14 ngày tăng lượng thức ăn lên khoảng 2,7 – 3,0 kg/con/ngày để tăng số trứng rụng. - Giai đoạn từ 15 – 60 kg sử dụng khẩu phần thức ăn hỗn hợp chứa 18% protein thô và năng lượng (ME) là 3000 Kcal/kg thức ăn. - Giai đoạn từ 61-70kg sử dụng khẩu phần thức ăn hỗn hợp chứa 15-16% protein thô và năng lượng (ME) là 2900-3000 Kcal/kg thức ăn. - Giai đoạn từ 70kg trở lên, sử dụng khẩu phần thức ăn hỗn hợp chứa 14% protein thô và năng lượng (ME) là 2900 Kcal /kg thức ăn Nếu không sử dụng thức ăn hỗn hợp, có thể phối trộn khẩu phần cho lợn nái hậu bị như sau: Bảng 3.2. Công thức phối trộn khẩu phần thức ăn cho lợn hậu bị từ cai sữa đến 60 kg Nguyên liệu Tỷ lệ (%) Công thức I Công thức II Công thức III Ngô 55 - - Lúa miến - 64,4 78,9 Cám 12 12,5 - Tấm 10 - - Bột thịt xương 2,5 2,5 2,5 Khô đỗ tương 18,5 18,5 16,1 Muối 0,5 0,5 0,5
  30. 29 Bột sò 0,9 0,6 0,5 Dicanxiphotphat 0,1 0,5 1,0 Premix vitamin 0,5 0,5 0,5 Bảng 3.3. Công thức phối trộn khẩu phần thức ăn cho lợn hậu bị từ 60 - 100 kg Nguyên liệu Tỷ lệ (%) Công thức I Công thức II Công thức III Cám gạo loại I 35 45 41 Ngô - 36 - Lúa miến 44 - 35 Khô đỗ tương 10 9 9 Khô dầu dừa 4 - 6 Bột cá 2 2 - Đỗ tương 2 5 6 Bột sò 1,7 1,6 1,8 Bột xương 0,3 0,4 0,2 Muối 0,5 0,5 0,5 Premix vitamin - khoáng 0,5 0,5 0,5  Chế độ cho ăn: - Từ 20 – 30 kg: cho ăn 4 bữa/ ngày - Từ 31 – 65 kg: cho ăn 3 bữa/ ngày - Từ 66 kg – phối giống: cho ăn 2 bữa/ ngày - Nước uống: tự do
  31. Dùng tay để 30xá c định gầy béo X¦¥NG-"H" X•¬ng chËu Hình 3.1. Ấn tay trên mông để xác định lợn gầy hay béo 2.3. Chăm sóc - Chuồng nuôi hậu bị có sân chơi hứng được ánh nắng mặt trời buổi sáng, giúp tổng hợp vitamin D chuyển hoá canxi và photpho. Sân chơi giúp lợn vận động cho khung xương vững chắc. - Vận động: có tác dụng làm cho lợn khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, tăng cường trao đổi chất, chân to, cứng cáp, bụng thon, hoạt động tính dục tốt. Cho vận động 1 lần/ngày lúc thời tiết mát mẻ và cho vận động tự do ở sân chơi. - Tắm chải có tác dụng hạn chế bệnh ngoài da: rận, ghẻ, không bị rụng lông, mốc da, tăng quá trình bài tiết trao đổi chất, tăng tính thèm ăn. Tắm cho lợn 1-2 lần/ngày bằng nước sạch, những ngày rét thì chải khô. - Xoa luyện bầu vú: thúc đẩy sự phát dục của bầu vú và cơ quan sinh dục, kích thích tuyến yên tiết hormon sinh dục, kích thích lợn nái động dục. Xoa bóp nông và xoa bóp sâu, tiến hành 10 phút/ ngày sau bữa ăn sáng. - Vệ sinh chuồng trại: Hàng ngày vệ sinh sạch sẽ chuồng nuôi lợn, máng ăn, máng uống, nền chuồng, sân chơi. Tẩy uế chuồng trại 1 lần/tuần, thông cống rãnh thoát nước, rắc vôi bột để diệt vi khuẩn. 2.4. Phối giống Xác định thời gian thích hợp để phối cho lợn cái hậu bị rất quan trọng. Phối quá sớm hay quá muộn đều ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của lợn cái.  Tuổi thành thục: là tuổi mà lợn có đầy đủ biểu hiện về động dục, nếu được phối giống thì sẽ thụ thai và đẻ con. Lợn thành thục về tính có biểu hiện: - Giai đoạn 1: Lợn thay đổi tính tình, kém ăn hoặc bỏ ăn, kêu rít, phá chuồng, âm hộ sưng mọng đỏ tươi, sờ vào lưng chưa chịu đứng im. Lợn nái rạ khi động dục âm hộ có thể không sưng, chỉ có ửng hồng và cũng có nước nhờn trong.
  32. 31 Hình 3.1. Sờ vào lưng lợn chưa chịu đứng im, âm hộ sưng mọng đỏ tươi - Giai đoạn 2: Lợn mê ì, lấy tay ấn lên lưng, hông lợn đứng yên, âm hộ giảm sưng có nếp nhăn, màu sẫm hay màu mận chín, có nước nhờn chảy dính đục, giai đoạn này phối giống đạt kết quả tốt. Hình 3.2. Lợn mê ì, lấy tay ấn lên lưng, hông lợn đứng yên, âm hộ giảm sưng - Giai đoạn 3: Các triệu chứng trên giảm dần. Lợn hết chịu đực, đuôi cụp không cho đực phối và ăn uống trở lại bình thường. Hình 3.3. Âm hộ dần trở lại trạng thái ban đầu, ấn lên lưng lợn không chịu đứng im Thời gian thành thục về tính thường sớm hơn thời gian thành thục về thể vóc. Khi thành thục về tính lần đầu, trọng lượng lợn nhỏ: lợn cái Móng Cái khoảng 45 -
  33. 32 50kg/con, lợn nội lai khoảng 60 - 65kg/con, lợn ngoại khoảng 80 - 100kg/con. Vì vậy cần bỏ qua 1 - 2 lần động dục đầu, phối ở lần sau khi lợn đã thành thục về thể vóc. Thời gian động dục lần đầu thay đổi tuỳ theo giống: các giống lợn lai và lợn ngoại thành thục trễ hơn: lợn lai 100 -120 ngày tuổi, lợn ngoại 200 ngày tuổi, lợn nội 90 ngày tuổi. Trong giai đoạn nuôi hậu bị nếu chăm sóc nuôi dưỡng phù hợp, ít bệnh, lợn tăng trưởng tốt sẽ thành thục sớm hơn.  Thời gian phối giống thích hợp cho lợn cái - Thời gian phối lần đầu cho lợn cái thích hợp nhất là khi lợn đã thành thục về tính và thể vóc. - Lợn cái gần đạt đến trọng lượng phối giống, nên di chuyển đến nuôi gần chuồng lợn đực để kích thích lợn động dục. Bảng 3.4. Tháng tuổi và trọng lượng lợn phù hợp cho phối giống Loại lợn Tháng tuổi (Tháng) Trọng lượng (Kg) Móng Cái 6 - 7 55 – 65 F1 (Landrace x Yorkshire hoặc 7,5 - 8,5 110 – 120 Yorkshire x Landrace) Yorkshire 7,5 - 8,5 110 – 120 Landrace 7,5 - 8,5 110 – 120 - Khi lợn cái đạt tuổi và tầm vóc phù hợp, căn cứ vào chu kỳ động dục và thời gian rụng trứng để xác định thời điểm phối giống thích hợp. Thời gian rụng trứng của lợn cái bắt đầu vào 16 giờ sau động dục và có thể kéo dài đến 20 giờ. Xác định thời điểm lợn bắt đầu động dục dựa vào những đặc điểm sau: Khi thấy lợn chịu đứng yên khi ấn tay lên lưng, đuôi cong lên cho phối, âm hộ có nếp nhăn màu sẫm hay màu mận chín, có nước nhờn chảy dính đục là cuối ngày thứ 2 kể từ khi lợn bắt đầu có biểu hiện động dục. Thời điểm lợn có những biểu hiện như trên gọi là thời điểm “lợn mê ì” hay “ lợn chịu đực”. Đối với lợn hậu bị: phối lần đầu khi lợn “mê ì” (có những biểu hiện trên) và 12 giờ sau phối lại 1 lần nữa để tăng tỷ lệ đậu thai.
  34. 33 Đối với lợn nái đã đẻ 1 lứa: phối lần đầu vào lúc sau 12 giờ “ mê ì” và sau đó 12 giờ phối lại 1 lần nữa.  Kỹ thuật phối - Phối vào buổi sáng sớm, lúc mát mẻ, yên tĩnh, thao tác đúng kỹ thuật (nếu gieo tinh nhân tạo) - Phối 2 lần để nâng tỷ lệ thụ thai. - Sau khi phối xong phải ghi chép đầy đủ. 2.5. Kích thích nái động dục - Khi lợn cái được 5,5 - 6 tháng tuổi, mỗi ngày cho lợn đực giống đi qua khu chuồng lợn cái hậu bị 2 lần, 10 – 15 phút/ lần 3. Qui trình phòng bệnh - Tẩy giun sán trước lúc bắt đầu nuôi hậu bị (18 - 20 kg với lợn ngoại; 10 - 12 kg với lợn nội); - Tiêm phòng các loại vac xin phòng bệnh Bảng 3.5. Lịch tiêm phòng cho lợn cái hậu bị Ngày tuổi Tuần tuổi Vaccine Lần chích 70 10 Hog Cholera 1 77 11 FMD 1 84 12 Aujeszky 1 168 24 Hog Cholera 2 182 26 FMD 2 189 27 Parvo 1 203 29 Aujeszky 2 210 31 Parvo 1 Trước khi phối Circovirus 1 6 tuần Trước khi phối Circovirus 1 2 tuần - Tẩy giun sán trước khi phối giống. B. Câu hỏi và bài tập thực hành Bài tập 1: Chọn lợn cái hậu bị - Nguồn lực: lợn cái tại trại chăn nuôi, bảng trắc nghiệm.
  35. 34 - Cách thức: chia các nhóm nhỏ (5 học viên/ nhóm). - Thời gian hoàn thành: 10 phút/ nhóm. - Phương pháp đánh giá: Giáo viên cho học viên quan sát lợn cái hậu bị trong trại, học viên quan sát ngoại hình lợn cái và xác định lợn cái hậu bị có thể chọn để sinh sản và điền vào bảng câu hỏi. - Kết quả sản phẩm cần đạt được: đánh giá đúng đặc điểm lợn cái tơ có thể chọn lựa để sinh sản. Bài tập 2: Xác định dấu hiệu động dục ở lợn cái hậu bị - Nguồn lực: lợn cái tại trại chăn nuôi, bảng trắc nghiệm. - Cách thức: chia các nhóm nhỏ (5 học viên/ nhóm). - Thời gian hoàn thành: 10 phút/ nhóm. - Phương pháp đánh giá: Giáo viên cho học viên quan sát lợn cái hậu bị trong trại đã thành thục sinh dục để xác định dấu hiệu động dục và điền vào bảng trắc nghiệm. - Kết quả sản phẩm cần đạt được: đánh giá đúng các giai đoạn lợn cái tơ động dục. Bài tập 3: Xác định thời điểm phối giống lần đầu trên lợn cái tơ - Nguồn lực: lợn cái tại trại chăn nuôi, bảng trắc nghiệm. - Cách thức: chia các nhóm nhỏ (5 học viên/ nhóm). - Thời gian hoàn thành: 15 phút/ nhóm. - Phương pháp đánh giá: Giáo viên cho học viên đo vòng ngực lợn cái để xác định trọng lượng và xem bảng ghi lý lịch lợn cái tại trại chăn nuôi để xác định tuổi; xác định dấu hiệu ”mê ì ” trên nái tại trại và điền vào bảng trắc nghiệm. - Kết quả sản phẩm cần đạt được: đánh giá đúng đặc điểm lợn cái tơ về: tuổi, trọng lượng, dấu hiệu ” mê ì”, chưa ” mê ì”, hoặc qua thời điểm ”mê ì”; xác định lợn cái hậu bị tại trại có thể phối giống được. Yêu cầu và đánh giá kết quả học tập Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Xác định đúng ngoại hình, khả năng Đối chiếu với bảng hỏi. sinh trưởng của lợn cái hậu bị Xác định đúng trọng lượng lợn Đối chiếu với bảng hỏi. Xác định đúng dấu hiệu động dục ở Đối chiếu với bảng hỏi. lợn cái hậu bị. Xác định đúng lợn cái chưa có dấu Đối chiếu với bảng hỏi.
  36. 35 hiệu ”mê ì” Xác định đúng lợn cái có dấu hiệu Đối chiếu với bảng hỏi. ”mê ì” Xác định đúng lợn cái qua thời điểm Đối chiếu với bảng hỏi. ”mê ì” Xác định đúng lợn cái hậu bị có thể Đối chiếu với bảng hỏi. phối được và giải thích đúng Xác định đúng lợn cái hậu bị không thể phối và giải thích đúng C. Ghi nhớ: Cần chú ý các nội dung trọng tâm: - Đặc điểm lợn cái hậu bị được chọn sinh sản - Những dấu hiệu của lợn cái động dục - Những đặc điểm xác định lợn cái hậu bị có thể phối được.
  37. 36 Bài 4: Nuôi lợn nái sinh sản Mục tiêu: - Mô tả được những kiến thức liên quan đến nuôi lợn nái sinh sản. - Thực hiện nuôi lợn nái sinh sản đúng kỹ thuật. - Có ý thức bảo vệ môi trường và sức khoẻ cộng đồng. A. Nội dung 1. Lợn nái chửa 1.1. Nhận biết lợn nái chửa  Mục đích Nhận biết lợn nái chữa giúp người chăn nuôi có chế độ chăm sóc nuôi dưỡng phù hợp đảm bảo thai phát triển bình thường và lợn mẹ khoẻ, tránh tình trạng bệnh lý cho cả mẹ lẫn bào thai. Phát hiện nái sinh sản có bệnh hay không để loại thải kịp thời, giảm chi phí chăn nuôi.  Phương pháp nhận biết nái mang thai Trước khi tiến hành chẩn đoán nái có thai hay không cần nắm rõ một số thông tin sau: - Thời gian phối giống cho lợn lần cuối cùng, số lần phối. - Sau khi phối giống lợn có động dục lại không. - Lợn có bệnh về đường sinh dục không. - Tình hình nuôi dưỡng lợn nái.  Cách nhận biết lợn chửa - Nhìn bên ngoài: nái có thai thường xuất hiện trạng thái phù thũng ở tứ chi, thành bụng. Tuyến vú phát triển to lên, bè ra. Lợn yên tĩnh ăn uống tốt và ngủ ngon, bụng phát triển to lên. - Lợn không có biểu hiện động dục lại sau 21 ngày kể từ lúc phối. 1.2. Nuôi dưỡng nái chửa  Mục đích: Lợn nái đẻ sai con, lợn con có khối lượng sơ sinh cao, dự trữ đủ sữa cho con bú, cơ thể mẹ không bị hao mòn lớn, sớm động dục trở lại, tăng số lứa đẻ trên năm.  Chế độ cho ăn:
  38. 37 - Chửa kỳ I (từ khi phối đến mang thai 90 ngày): lượng thức ăn cho ăn 1,8-2 kg/ngày - Chửa kỳ II (mang thai 91 ngày – 110 ngày): lượng thức ăn cho ăn 2,2-2,4 kg/ngày - Trước khi sanh 3-5 ngày: lượng thức ăn cho ăn 1,0 – 1,5 kg/ngày để phòng viêm vú cho nái sau khi sanh và tránh chèn ép thai. Lượng thức ăn 1,0 - (kg/con/ngày) 1,8 - 2kg 2,2 - 2,4kg 1,5kg Chửa kỳ I Chửa kỳ II 3-5 ngày trƣớc Phối khi đẻ Đẻ Hình 4.1. Sơ đồ phương pháp flushing trên lợn chửa - Cho ăn hỗn hợp trước, rau xanh bổ sung sau. - Cho ăn đúng giờ để kích thích tính thèm ăn. - Không cho ăn thức ăn ôi mốc, hư hỏng. - Khi thay đổi thức ăn phải thay đổi từ từ. 1.3. Chăm sóc nái chửa  Vận động - Giai đoạn chửa kỳ I: hàng ngày thả lợn ra sân đi dạo ngày 2 lần, mỗi lần 1 - 2giờ vào sáng sớm và chiều mát. - Giai đoạn chửa kỳ II: mỗi ngày thả lợn ra sân đi dạo 1 lần vào sáng sớm hoặc chiều mát - Trước khi sanh 2 - 3 ngày: cho lợn ngưng vận động. - Không rượt đuổi lợn vượt tường từ chuồng này sang chuồng khác.  Tắm chải Hạn chế bệnh ngoài da như: rận, ghẻ, không bị rụng lông, mốc da, tăng quá trình bài tiết trao đổi chất, tăng tính thèm ăn. Tắm cho lợn 1-2 lần/ngày bằng nước
  39. 38 sạch, những ngày rét thì chải khô. Ngoài ra cho lợn tắm nắng để điều hoà hấp thu Ca, P.  Vệ sinh chuồng trại Hàng ngày vệ sinh sạch sẽ chuồng nuôi lợn, máng ăn, máng uống, nền chuồng, sân chơi. Tẩy uế chuồng trại 1 lần/tuần, thông cống rãnh thoát nước, rắc vôi bột để diệt vi khuẩn. 2. Lợn nái sanh 2.1. Nhận biết lợn nái sắp sanh Căn cứ vào ngày phối giống có chửa để dự tính ngày đẻ dự kiến. Những biểu hiện của lợn nái sắp sanh - Lợn nái sắp sanh thường đi lại nhiều, bồn chồn - Đái dắt (tiểu mót), đi phân lắt nhắt nhiều chỗ - Cào ổ: cào chân vào nền chuồng, cắn song chuồng hay máng ăn - Âm hộ nở to - Tiết dịch nhờn màu hồng Bảng 4.1. Biểu hiện của lợn nái sắp sanh Trước khi sanh Biểu hiện 0 - 10 ngày Tuyến vú to lên, rắn chắc, hai môi âm hộ sưng 2 ngày Tuyến vú cương, căng, tiết dịch trong Bầu vú căng, tĩnh mạch vú nổi rõ, tuyến vú bắt đầu tiết sữa; 12- 24 giờ lợn không yên tĩnh, cắn ổ 6 giờ Tiết nhiều sữa, dùng tay vắt được sữa ở vú sau 30 phút - 4 Tần số hô hấp tăng giờ Nằm nghiêng và nằm yên, có biểu hiện căng thẳng, ra 15 -60 phút máu hồng, dịch nhầy và phân bào thai (phân xu) chảy ra dính ở âm hộ, 2 bên mông nái và nền chuồng 2.2. Chăm sóc lợn nái sắp sanh, trong khi sanh và sau khi sanh 2.2.1. Chăm sóc lợn nái sắp sanh Công việc chuẩn bị trước khi lợn nái sanh - 3 - 6 tuần trước khi sanh: ngừa giả dại; thương hàn; phòng bệnh tiêu chảy phân trắng do E,Coli bằng vaccine Neocolipor (của Rhone) - 2 tuần trước khi sanh: xổ lãi, diệt ký sinh trùng ngoài da để tránh lây ghẻ và nhiễm giun sán cho lợn con theo mẹ ngay từ những ngày đầu sau khi mới sinh ra, vệ sinh sát trùng chuồng trại.
  40. 39 - Trước khi đưa lợn nái vào chuồng sanh: tẩy uế sạch sẽ, khử trùng toàn bộ nền chuồng, ô chuồng, sàn chuồng, thành chuồng nái sanh bằng nước vôi (pha loãng 20%) hay chất khử trùng và được để trống chuồng tối thiểu 7 ngày trước khi chuyển lợn nái vào. - Khoảng 5 - 7 ngày trước khi sanh: tắm rửa nái sạch sẽ bằng xà phòng rồi chuyển vào chuồng sanh, chuyển cho nái ăn thức ăn dành cho lợn nái nuôi con nhằm giúp lợn nái quen với chuồng nái sanh và thức ăn dành cho nái nuôi con. - Cần xoa bóp bầu vú cho lợn nái trước khi sanh một tuần. - 3 - 5 ngày (tùy thể trạng) trước khi lợn sanh giảm khẩu phần thức ăn xuống còn 1,0 - 1,5 kg/con/ngày. Ngày lợn sanh có thể không cho ăn để tránh sốt sữa nhưng phải cung cấp đầy đủ nước sạch cho uống. - Tắm cho lợn nái trước khi sanh, dùng khăn thấm nước xà phòng lau sạch bầu vú và âm hộ nhằm tránh nguy cơ lợn con sơ sinh bị nhiễm khuẩn do tiếp xúc với lợn mẹ. Chuẩn bị ổ úm cho lợn con - Dùng 1 cái thùng, thúng hay bội để làm ổ úm cho lợn con, kích thước khoảng 1,2 x 1,5 m (chuồng nền truyền thống) - Sàn được lót bằng rơm hoặc cỏ khô sạch, bao bố, vải vụn treo bóng đèn điện (cách sàn 0,3m) để cung cấp nhiệt. Bóng đèn có thể là bóng điện 100W, tốt hơn có thể mua bóng đèn hồng ngoại công suất 250W (ngoài tác dụng sưởi ấm, bóng đèn hồng ngoại còn có tác dụng diệt khuẩn trong ô chuồng lợn con). - Vách : dùng màn che xung quanh Hình 4.2. Ổ úm lợn con
  41. 40 Hình 4.3. Dùng bội làm ổ úm lợn con Chuẩn bị dụng cụ và thuốc thú y - Dụng cụ: Kéo, pince, kiềm bấm răng, bấm đuôi, chỉ nylon dùng cột rốn, đèn úm, khăn lau bằng vải xô mềm và sạch để lau cho lợn con, đèn pin, cân, bóng đèn điện để sưởi hoặc lò sưởi - Thuốc thú y: cồn iod 2%, xanh methylen, oxytocin, cồn 700, thuốc trợ sức, thuốc cầm máu, thuốc tím, Hình 4.4. Dụng cụ đỡ đẻ lợn 2.2.2. Chăm sóc lợn nái trong khi sanh * Can thiệp một ca nái đẻ bình thường Phải túc trực ở bên lợn nái là cần thiết để có thể hỗ trợ cho lợn trong nhiều trường hợp bất thường khi thấy có các dấu hiệu chuyển dạ đẻ như vú căng và sữa bắn thành tia đã hơn 2 giờ, lợn đã nằm xuống chứ không còn đứng lên nằm xuống liên tục, âm hộ ra phân xu và dịch màu hồng, lợn nái rặn từng cơn là lợn con sắp ra. Điều cần chú ý trong giai đoạn này là chỉ can thiệp khi cần thiết, để cho lợn được đẻ tự nhiên càng thoải mái càng tốt. Lợn nái tơ thường đẻ khó hơn lợn nái rạ.
  42. 41 Bình thường cứ sau mỗi cơn rặn mạnh, lợn nái co chân sau lên là lợn con được mẹ rặn đẩy ra ngoài. Thường mỗi lợn con đẻ ra cách khoảng 15-20 phút, mỗi ổ lợn đẻ hoàn tất khoảng 2 - 5 giờ và ra nhau khoảng 2 - 3 giờ sau khi đẻ con cuối cùng (hoặc cũng có nái vừa đẻ vừa ra nhau). * Thực hiện đỡ đẻ lợn - Rửa sạch phần sau lợn nái, lau khô. - Sát trùng tay người đỡ đẻ bằng cách rửa sạch tay bằng xà phòng, sát trùng tay bằng cồn, mang bao tay (vô trùng). - Khi lợn nái đẻ, có thể đầu lợn con ra trước hoặc 2 chân sau ra trước. - Lợn con tự làm rách màng nhau và lọt ra ngoài, ta đón lấy thai. Trường hợp lợn con sanh bọc (hình bên), ta cần nhanh chóng xé màng nhau để lợn con khỏi bị ngạt. - Nắm chặt cuống rốn để tránh xuất huyết sau khi đứt rời với cuống nhau còn trong bộ phận sinh dục nái - Lấy khăn sạch và mềm để móc hết những chất nhầy trong mũi và miệng ra, giúp lợn hô hấp dễ dàng, tiếp theo lau toàn thân rồi đến 4 chân - Rắc bột Mistral giữ ấm lên khắp thân lợn con. Hình 4.5. Đỡ đẻ cho lợn nái Nếu lợn con bị ngạt phải làm hô hấp nhân tạo bằng cách: + Dùng hai ngón tay xoa mạnh từ trên xuống dưới dọc theo xương sống phía hai bên phổi để kích thích hô hấp hoặc để lợn con nằm ngửa đưa hai chân trước của lợn lên xuống nhịp nhàng. + Có thể dùng thuốc trợ tim Camphora tiêm 1-2ml/con.
  43. 42 + Nếu nặng hơn thì ngâm mình lợn con vào nước ấm (30 - 350C) trong 30 - 60 giây rồi đem ra hô hấp nhân tạo tiếp, lợn con có thể phục hồi nhanh hơn. Hình 4.6. Lợn con sanh ra trong bọc *Cột rốn - Dùng chỉ nylon cột rốn cách thành bụng khoảng 4cm - Dùng kéo đã được sát trùng cắt cách mối cột 1cm, sát trùng bằng bông y tế nhúng cồn iốt 2% hay xanh methylen sát trùng chỗ cắt, mỗi ngày bôi rốn 2 lần cho đến khô. Hiện nay, một số trại người ta không cột và cắt rốn, dùng Mistral rắt lên để tự khô và rụng (chỉ cột rốn khi có chảy máu nhiều). * Cắt đuôi - Để chống nhiễm trùng và viêm khớp nên dùng kiềm nhiệt để cắt đuôi. - Chú ý không nên cắt quá sát vào khấu đuôi của lợn con. * Úm lợn Sau khi cắt đuôi đặt lợn con vào thùng hay chuồng úm đã lót sẵn rơm, lá chuối khô hoặc bao bố và đèn úm đã được bật. Giữ ấm cho lợn con từ 31-33oC trong mấy ngày đầu sau khi mới được sinh ra vì trung tâm điều chỉnh nhiệt ở lợn con phát triển chưa hoàn chỉnh. Vì vậy mỗi một biến động nhiệt độ ngoài nhiệt độ thích hợp đều ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe lợn con. Biên độ dao động nhiệt độ đối với lợn con trong thời kỳ theo mẹ là từ 21- 350C, vậy để nhiệt độ trong khu vực chuồng nái đẻ vừa thích hợp cho lợn mẹ, vừa thích hợp cho lợn con là một vấn đề không dễ. Để có được nhiệt độ thích hợp cho lợn con trong điều kiện lợn mẹ không phải chịu nhiệt độ cao thì nhất thiết phải có bóng đèn để sưởi ấm lợn con, đặc biệt vào những mùa đông, mùa thu, mưa bão kéo dài và những ngày đầu sau khi lợn con mới sinh của tất cả các mùa trong năm.
  44. 43 Cần lưu ý độ cao thích hợp của bóng đèn. Độ cao bóng đèn cách mặt sàn chuồng khoảng 50-60 cm là thích hợp, không để thấp hoặc quá cao, đặc biệt cần nhận biết: - Nếu để bóng đèn quá thấp lợn con bị nóng, lợn sẽ tản dạt ra xung quanh, mỗi con nằm riêng một nơi khắp ô chuồng - Trong trường hợp ngược lại khi bóng đèn để ở quá cao hoặc nhiệt độ ô chuồng lạnh không đáp ứng được nhiệt độ thích hợp thì lợn con nằm chồng chất lên nhau và run rẩy. - Lợn nằm con nọ kề cạnh con kia là nhiệt độ thích hợp. Sự nhạy cảm về nhiệt độ không đủ ấm đối với lợn con vào những ngày đầu sau khi sinh ra (1-7 ngày) đặc biệt vào những ngày lạnh, mùa đông thường làm cho lợn con bị viêm phổi, tiêu chảy và tỷ lệ chết rất cao. Dưới đây là khuyến cáo về nhiệt độ thích hợp cho lợn con trong thời kỳ theo mẹ. Ngày đầu (mới lọt lòng mẹ) 350C Ngày thứ 2 330C Ngày thứ 3 310 C Ngày thứ 4 29 0C Ngày thứ 5 270C Ngày thứ 6 250C Ngày thứ 7 230C Ngày thứ 8 đến cai sữa 210C Lợn con từ 1 - 15 ngày tuổi cần được giữ ấm. Thời gian này tuyệt đối không tắm cho lợn mẹ và lợn con, hàng ngày chỉ chải khô. Giữ chuồng sạch sẽ khô ráo (cào phân thường xuyên, không rửa chuồng ở giai đoạn này). 2.2.3. Chăm sóc lợn nái sau khi sanh * Theo dõi lợn mẹ sau khi đẻ xong - Theo dõi số lượng nhau ra bằng cách gom nhau lại bỏ vào xô có nắp đậy, đếm số cuống rốn phải bằng số con đẻ ra. - Dùng nước muối sinh lý 0,9%, thuốc tím 0,1% lau rửa mép âm môn, rửa bầu vú bằng nước xà phòng ấm trước khi cho lợn con bú. - Theo dõi tình trạng sức khỏe lợn mẹ sau khi đẻ; màu sắc, lượng và mùi dịch hậu sản; kiểm tra thân nhiệt lợn mẹ ngày 2 lần (sáng, chiều) liên tục trong 3 ngày
  45. 44 đầu để can thiệp kịp thời, tránh trường hợp lợn mẹ bị sốt gây mất sữa, nếu sốt cao phải chích hạ sốt và tùy nguyên nhân cụ thể mà can thiệp. - Có thể cho lợn mẹ uống nước sạch có pha thêm muối, ngày đầu sau sanh thường cho ăn cháo, hoặc cho ăn thức ăn hỗn hợp với số lượng ít (tránh viêm vú), sau đó cho ăn tự do. 3. Lợn nái nuôi con 3.1. Chăm sóc nuôi dưỡng lợn nái nuôi con - Vận động: sau khi đẻ 5 - 7 ngày nên cho lợn nái vận động 30 phút/ngày. Chú ý bảo vệ bầu vú cho lợn mẹ, nếu bầu vú quá sệ chỉ cho vận động trong sân chơi. Lợn nuôi công nghiệp không có điều kiện cho vận động nên cần cung cấp đủ dinh dưỡng, khoáng và vitamin. - Nuôi dưỡng lợn nái nuôi con không chỉ cung cấp dinh dưỡng cho duy trì cơ thể mà một phần dinh dưỡng rất quan trọng sẽ được dùng để phục vụ cho nhu cầu tiết sữa. Do cơ thể lợn mẹ rất ưu tiên cho việc tiết sữa cho nên nếu không cung cấp đủ chất dinh dưỡng, lợn mẹ sẽ phải huy động chất dinh dưỡng dự trữ trong cơ thể để tiết sữa dẫn đến lợn nái bị hao mònnhiều và sẽ ảnh hưởng đến lần sinh sản sau. Trong giai đoạn nuôi con thường lợn nái được cho ăn tự do với hàm lượng protein thô trong thức ăn là 14% và năng lượng trao đổi là 3000Kcal/kg (lợn nội). Lợn ngoại ăn thức ăn có hàm lượng protein thô là 15 - 16% và năng lượng trao đổi là 3000Kcal/kg. Khẩu phần thức ăn phải đảm bảo đủ khoáng và vitamin, nếu thiếu canxi, có thể gây hiện tượng bại liệt. Dựa vào tiêu chuẩn ăn có thể phối trộn các thực liệu thành khẩu phần ăn hợp lý cho lợn nái. Lợn nái trong thời gian nuôi con cần tạo môi trường ngoại cảnh tốt, chuồng ấm, thoáng, lưu thông không khí tốt, không có gió lùa, tránh gây stress cho đàn lợn con, giữ yên tĩnh khi lợn mẹ cho con bú. 3.2. Vệ sinh - Phòng bệnh lợn nái nuôi con  Vệ sinh Chuồng lợn nái nuôi con phải sạch sẽ, được vệ sinh thường xuyên, đảm bảo thoáng, sạch khô và ấm cho lợn con. Lợn nái trong thời gian nuôi con không nên tắm để hạn chế ẩm độ chuồng nuôi, tuy nhiên có thể chải cho lợn mẹ. Việc sử dụng chuồng lồng cho lợn, có hệ thống làm mát và thông gió tạo điều kiện rất thích hợp để chăn nuôi lợn nái năng suất cao  Lịch dùng các loại vacxin Bảng 4.2. Lịch tiêm phòng cho lợn nái chửa
  46. 45 Trước khi sinh Vaccine 6 tuần Hog Cholera 4 tuần FMD 3 tuần Aujeszky 2 tuần E.coli 10 ngày Ghẻ rận Bệnh Hội chứng gầy còm trên lợn cai sữa do Circovirus: Lợn nái hậu bị: lần 1 trước phối 6 tuần, lần 2 trước phối 2 tuần. Lợn nái mang thai: lần 1 trước đẻ 6 tuần, lần 2 trước đẻ 2 tuần. Tiêm nhắc lại đối với các lứa tiếp theo và tiêm 1 mũi trước đẻ 2-4 tuần. Bảng 4.3. Lịch tiêm phòng cho lợn nái nuôi con Sau khi sinh Vaccine 3 tuần PRRS B. Câu hỏi và bài tập thực hành Bài tập 1: Xác định lợn cái mang thai, không mang thai. - Nguồn lực: lợn cái tại trại chăn nuôi đã phối giống, bảng trắc nghiệm. - Cách thức: chia các nhóm nhỏ (5 học viên/ nhóm). - Thời gian hoàn thành: 15 phút/ nhóm. - Phương pháp đánh giá: Giáo viên cho học viên quan sát các lợn cái hậu bị trong trại đã được phối giống trước đó 2 tuần trở lên, học viên quan sát ngoại hình lợn cái, xác định những lợn cái mang thai, không mang thai và điền vào bảng câu hỏi. - Kết quả sản phẩm cần đạt được: đánh giá đúng lợn cái mang thai, không mang thai và giải thích lý do nào xác định lợn cái mang thai, không mang thai. Bài tập 2: Nhận biết lợn nái sắp sanh - Nguồn lực: lợn cái sắp sanh tại trại chăn nuôi, bảng trắc nghiệm. - Cách thức: chia các nhóm nhỏ (5 học viên/ nhóm). - Thời gian hoàn thành: 10 phút/ nhóm. - Phương pháp đánh giá: Giáo viên cho học viên quan sát lợn cái sắp sanh trong trại (đã chuyển lên chuồng nái nuôi con) và xác định dấu hiệu nái sắp sanh theo thứ tự thời gian từ xa đến gần ngày sinh sau đó điền vào bảng trắc nghiệm. - Kết quả sản phẩm cần đạt được: đánh giá đúng các dấu hiệu lợn nái chuyển sanh.
  47. 46 Bài tập 3: Chuẩn bị cho nái sắp sanh - Nguồn lực: chuồng trại, dụng cụ đỡ đẻ, thuốc thú y , tại trại chăn nuôi, bảng trắc nghiệm. - Cách thức: chia các nhóm nhỏ (5 học viên/ nhóm). - Thời gian hoàn thành: 15 phút/ nhóm. - Phương pháp đánh giá: Giáo viên cho học viên tham quan hoặc tham gia hoạt động tay nghề tại trại chăn nuôi và điền vào bảng trắc nghiệm. - Kết quả sản phẩm cần đạt được: Nêu đầy đủ các bước chuẩn bị cần thiết cho lợn nái sắp sinh. Bài tập 4: Thao tác đỡ đẻ khi lợn nái sanh bình thường. - Nguồn lực: lợn nái tại trại chăn nuôi, bảng trắc nghiệm. - Cách thức: chia các nhóm nhỏ (5 học viên/ nhóm). - Thời gian hoàn thành: 10 phút/ nhóm. - Phương pháp đánh giá: Giáo viên cho học viên tham gia hoạt động tay nghề tại trại chăn nuôi và điền vào bảng trắc nghiệm. - Kết quả sản phẩm cần đạt được: Nêu đầy đủ và đúng thứ tự các bước cần thiết khi đỡ đẻ cho lợn nái. Bài tập 5: Tiêm phòng cho lợn nái mang thai, nuôi con - Nguồn lực: lợn nái tại trại chăn nuôi, bảng trắc nghiệm. - Cách thức: chia các nhóm nhỏ (5 học viên/ nhóm). - Thời gian hoàn thành: 10 phút/ nhóm. - Phương pháp đánh giá: Giáo viên cho học viên tham gia hoạt động tay nghề tại trại chăn nuôi và điền vào bảng trắc nghiệm. - Kết quả sản phẩm cần đạt được: Nêu đầy đủ và đúng thứ tự tiêm phòng các bệnh cần thiết cho lợn nái mang thai và nuôi con. Yêu cầu và đánh giá kết quả học tập Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Xác định đúng lợn cái mang thai, Đối chiếu với bảng hỏi. không mang thai Xác định đúng những dấu hiệu cho Đối chiếu với bảng hỏi. biết lợn cái sắp sinh Xác định những công việc cần chuẩn Đối chiếu với bảng hỏi. bị khi lợn nái sắp sanh
  48. 47 Xác định đúng trình tự các thao tác Đối chiếu với bảng hỏi. đỡ đẻ khi lợn cái sanh bình thường. Xác định đúng thứ tự tiêm phòng các Đối chiếu với bảng hỏi. bệnh cho lợn nái mang thai, lợn nái nuôi con. C. Ghi nhớ: Cần chú ý các nội dung trọng tâm: - Đặc điểm xác định lợn cái mang thai, lợn nái sắp sanh - Những công việc cần chuẩn bị khi lợn nái sắp sanh - Thao tác đỡ đẻ khi lợn nái sanh bình thường - Trình tự tiêm phòng các bệnh cho lợn nái mang thai và nuôi con.
  49. 48 Bài 5. Nuôi lợn con Mục tiêu: - Mô tả được những kiến thức liên quan đến nuôi lợn con. - Thực hiện nuôi lợn con đúng kỹ thuật. - Có ý thức bảo vệ môi trường và sức khoẻ cộng đồng. A. Nội dung 1.Mở đầu Chăn nuôi lợn con giữ vai trò rất quan trong vì năng suất của lợn nái cuối cùng được đánh giá bằng số lượng lợn con và khối lượng toàn ổ ở giai đoạn 60 ngày tuổi/nái/năm. Do vậy nuôi dưỡng tốt lợn con không những làm tăng năng suất sinh sản của lợn nái mà còn tạo điều kiện tốt cho việc nuôi dưỡng lợn sinh trưởng ở những giai đoạn tiếp sau. Yêu cầu chăn nuôi lợn con ở giai đoạn này như sau: - Nâng cao tỷ lệ nuôi sống lợn con - Lợn con sinh trưởng nhanh, có khối lượng cai sữa cao - Tỷ lệ đồng đều cao 2. Chăm sóc nuôi dưỡng lợn con theo mẹ 2.1. Bấm nanh cho lợn con Hiện nay song song diễn ra 2 quan điểm ở các trang trại chăn nuôi - Quan điểm 1: Nên bấm răng lợn con ngay sau khi vừa sanh ra vì lúc này răng mềm dễ bấm, nếu để lâu răng cứng nên khi bấm răng thì răng dễ bể, không gọn vết cắt nên lợn con dễ bị viêm nướu răng. - Quan điểm 2: Nhất định phải cho lợn bú sữa đầu xong mới bấm răng. Tuy có tài liệu nói rằng sau khi sinh 6 giờ nếu bấm răng cũng không ảnh hưởng tới việc bú sữa đầu tuy nhiên nhiều chuyên gia khuyến cáo nên tiến hành bấm răng sau khi đẻ khoảng 24 tiếng. Ưu và nhược điểm của việc bấm răng Bấm răng giúp lợn con không cắn vú mẹ gây đau nên không tiết sữa, tránh làm bị thương vùng vú lợn nái và không làm trầy trên mặt, gây tổn thương các con khác vì vi khuẩn có thể thông qua các vết thương này xâm nhập gây nhiễm trùng. Nhược điểm: Là nguyên nhân truyền bệnh; Nếu bấm không đúng kỹ thuật dễ bị nhiễm khuẩn như chứng viêm khoang miệng, liên cầu khuẩn, vi khuẩn gây viêm ruột xâm nhập; Tốn công lao động. Thực hiện
  50. 49 - Chuẩn bị: + Khay, kìm bấm nanh, cồn sát trùng. + Nhốt lợn con vào lồng ùm - Thao tác : + Sát trùng kìm bấm nanh + Bắt lợn con, dùng ngón tay trỏ đưa vào miệng lợn con làm sao cho lợn con tạo khoảng cách giữa hai hàm là 3 - 5 cm. + Sau đó dùng kìm đưa vào miệng bấm từng chiếc nanh một + Chúng ta phải bấm dứt khoát, không được để vỡ nanh hoặc sót nanh. + Khi bấm xong ta phải kiểm tra lại xem còn sót chiếc nào chưa bấm hết không, nếu còn ta phải bấm lại nốt. Lưu ý: Dùng kìm bấm răng hoặc cái cắt móng tay loại to để bấm răng nanh. Phải chuẩn bị nhiều hơn 2 cái kìm bén và làm bằng inox không rỉ. Mỗi khi bấm răng cho con của nái khác phải thay kìm và nhúng vào thuốc sát trùng (thuốc sát trùng không được pha đặc quá vì kiềm được đưa vào miệng lợn con). Số răng phải bấm là 8 cái, trong đó gồm 4 răng cửa hai phía trái và phải của hàm trên và 4 răng nanh của 2 phía trái và phải của hàm dưới. Việc này phải được thực hiện hết sức chính xác. Để hạn chế chảy máu phải cắt sát chân răng. Không bấm răng nanh quá nông thì răng vẫn còn nhọn dễ làm tổn thương vú lợn mẹ khi lợn con bú, không bấm quá sâu (sát lợi) dễ gây viêm lợi cho lợn con. Nếu chúng ta bấm bị vỡ nanh hoặc sót nanh thì sẽ dẫn đến lợn con bị viêm lợi, không bú được dẫn đến heo bị còi cọc, không lớn được, xù lông Hình 5.1. Bấm nanh cho lợn con 2.2. Cố định đầu vú cho lợn con * Cho lợn con bú “sữa đầu”
  51. 50 Cho lợn con bú sữa đầu (colostrum) càng sớm càng tốt, thường cho bú khi lợn con đã đứng vững, cứng cáp trong ô úm (không nên để quá 2 giờ), nếu để lâu quá 24 giờ, lợn con lạnh vì thiếu năng lượng sẽ bị cứng hàm, tỷ lệ nuôi sống giảm. Trước khi cho lợn con bú, phải dùng khăn tẩm nước ấm lau sạch 2 bầu vú lợn mẹ. Sữa đầu rất cần thiết vì trong sữa đầu có các chất dinh dưỡng cao hơn sữa thường: Vitamin A gấp 6 lần, protein gấp 2 lần, vitamin C gấp 2,5 lần, vitamin B1 gấp 1,5 lần sữa thường. Có kháng thể tự nhiên, tạo sức đề kháng tốt, có MgSO4 có tác dụng tẩy, đẩy những chất nhớt có trong đường tiêu hóa ra ngoài, giúp đường tiêu hóa sạch, giúp sự hấp thu chất dinh dưỡng từ sữa đầu tối đa; Ngoài ra sữa đầu còn giàu vitamin A có vai trò quan trọng trong việc hình thành niêm mạc ruột, niêm mạc đường hô hấp, giác mạc mắt, hạn chế bệnh đường tiêu hóa, hô hấp. Bú sữa đầu đầy đủ trong 3 –7 ngày đầu. Khi số con nhiều hơn số vú, nên cho bú theo kiểu luân phiên thì có thể giữ được nguyên số lợn con. Trường hợp lợn mẹ thiếu sữa thì có thể gửi lợn mẹ khác nuôi, hoặc phương án cuối cùng là phải loại bỏ. Việc chuyển ghép lợn con từ một lợn mẹ này sang một lợn mẹ khác bởi nhiều lý do khác nhau, nhưng việc cần thiết phải cho những lợn con đó được bú sữa đầu của chính mẹ hoặc sữa đầu của lợn nái khác. Khác với các loại gia súc khác, lợn nái không dự trữ sữa trong bầu vú mà chỉ tiết sữa do kích thích của lợn con tác động lên thần kinh đầu vú khi bú. Lợn con mút và kích thích đầu vú mẹ nhưng sữa mẹ chỉ tiết ra trong khoảng 25-30 giây nên lợn con thường nằm yên, hai chân trước đạp thẳng vào vú mẹ và mút theo đợt tiết sữa. Do hormone oxytocine được tiết vào máu và đến các vú phía trước bên phải trước và ở đó lâu hơn nên lượng sữa ở đó cũng nhiều hơn. Thời gian tiết sữa rất ngắn nên tránh làm ngắt quãng chu kỳ tiết sữa của lợn mẹ. Trường hợp lợn mẹ khỏe, bình thường không nằm đè con thì nên cho lợn con bú tự do là tốt nhất. Nếu nhốt vào ô úm thì cách 1-2 giờ cho bú 1 lần, mỗi lần 20-30 phút, như vậy cho lợn con bú mẹ liên tục, ngày đầu 10-12 lần. Sau 2-5 ngày thả chung lợn mẹ và lợn con, giai đoạn này lợn con dễ bị đè nên cần theo dõi, nhưng vẫn mở lối ra vào chuồng úm để lợn con vào sưởi. Đèn úm lợn con để liên tục 2-5 ngày (từ tuần thứ 2 chỉ nên thắp sáng vào ban đêm hoặc ngày lạnh, mưa bão). * Cố định đầu vú cho lợn con
  52. 51 Hình 5.2. Cố định đầu vú cho lợn con Phản xạ cố định đầu vú sẽ được thành lập sau 10-14 lần lặp lại, sau khi cố định thì cuối ngày thứ nhất kết thúc cũng cố nếu lợn mẹ nằm yếu một bên và lợn con đã tìm được vú mà không bị nhầm lẫn. Nếu lợn mẹ lúc nằm bên trái, lúc nằm bên phải thì phải sau 3 - 4 ngày phản xạ này mới được cũng cố. -Những con to khoẻ cho bú vú sau hoặc vú trước bên trái, những con nhỏ còi cho bú vú ngực bên phải vì nhiều sữa hơn. Mỗi ngày làm khoảng 5 lần. Làm đến khi lợn bú được thì thôi, thông thường khoảng 3 - 4 ngày là được. - Con yếu không biết bú, nặn sữa mẹ hoặc pha glucose 30% cho uống rồi giữ cho tự bú sữa mẹ. - Nếu ghép ổ phải cho bú sữa đầu của lợn mẹ đẻ ra hoặc của lợn mẹ khác. Trường hợp lợn mẹ sanh số con nhiều hơn số vú thì tập cho bú luân phiên đối với những con bú các vú phía trước, còn những con bú phía sau có thể cho bú tất cả các lần. Tuy nhiên thông thường sẽ loại thải bớt số con hoặc nuôi ghép. - Trường hợp số vú thừa ra so với số con thì có thể tập cho những con bú 2 vú ở những vú phía sau. Lợn con bú 2 vú vừa tăng được lượng sữa cho lợn con vừa tránh bị teo những vú không được bú. 2.3. Tiêm sắt cho lợn con - Khi lợn con được 3 ngày tuổi thì tiến hành tiêm sắt (khoảng 1ml chế phẩm Dextran Fe chứa 100mg Fe++/con) và tiến hành tiêm lặp lại lần 2 cách 10 ngày sau để tránh thiếu sắt dẫn đến thiếu máu. - Những trường hợp bị sốc khi tiêm sắt rất dễ xảy ra ở những đàn lợn con yếu do trong sữa mẹ nghèo vitamin E và khoáng chất Selenium. Khi lợn con thiếu những chất này sẽ làm cho sắt tiêm vào bị oxy hóa, tạo độc tố trong máu, làm lợn con chết rất nhanh. Vì vậy nên bổ sung vitamin E premix (100g/100kg thức ăn) và
  53. 52 khoáng Selenium – Selplex50 (15g/100kg thức ăn) vào thức ăn của lợn nái trong thời gian mang thai. Lưu ý khi tiêm sắt nên tiêm cho những lợn nhỏ trước, nếu thấy lợn có biểu sốc thì nên tạm ngưng tiêm sắt cho đến vài ngày sau và hỗ trợ giải độc bằng cách tiêm thêm vitamin C. Bên cạnh đó cũng phải bổ sung Vitamin E và Selen cho lợn con qua khẩu phần ăn của lợn mẹ trước 1 ngày tiêm sắt cho lợn con. 2.4. Tập ăn cho lợn con Quy luật tiết sữa của lợn mẹ là tăng từ ngày 1-21, sau ngày 21 bắt đầu giảm, nhu cầu của lợn con tăng lên liên tục, nếu sau ngày 21 lợn con không biết ăn thì tốc độ sinh trưởng phát dục giảm. Vậy muốn cho lợn con sinh trưởng và phát triển bình thường ta phải tập ăn cho lợn từ 6 - 7 ngày tuổi để bổ sung thức ăn và các chất dinh dưỡng đầy đủ và cân đối cho lợn. - Tập cho lợn con ăn sớm thúc đẩy bộ máy tiêu hoá phát triển nhanh và hoàn thiện hơn. - Thức ăn kích thích vào tế bào vách của dạ dày, tiết acid (HCl) tự do sớm hơn, giúp lợn tăng cường phản xạ tiết dịch vị sớm hơn. - Giảm tỷ lệ hao hụt lợn mẹ (15-20%), sau khi cai sữa lợn mẹ có thể động dục và phối giống trở lại sau 4 – 7 ngày. - Sớm cho sản phẩm và đạt trọng lượng cai sữa cao - Giảm bớt được stress khi cai sữa lợn con - Tăng hiệu quả kinh tế của chăn nuôi lợn nái sinh sản. - Tăng khả năng sinh trưởng phát dục của lợn con; Khối lượng cai sữa do: 57% thức ăn bổ sung, 38% của sữa lợn mẹ, 5% là của trọng lượng sơ sinh. - Bảo đảm được dinh dưỡng đầy đủ và cân bằng. Cung cấp thêm chất dinh dưỡng cho lợn con trong giai đoạn lợn mẹ giảm sản lượng sữa, giải quyết mâu thuẫn giữa nhu cầu của lợn con và khả năng cung cấp sữa của lợn mẹ lúc 3 tuần tuổi - Giúp lợn con quen với thức ăn mà nó sẽ ăn sau cai sữa → tạo điều kiện cai sữa sớm cho lợn con => tăng lứa đẻ của nái. - Hạn chế tình trạng nhiễm ký sinh trùng và vi trùng do lợn con gặm nhấm chuồng Tập ăn: cho lợn ăn 4-5 bữa/ngày, lúc đầu nấu cháo loãng bôi vào miệng lợn hoặc bôi lên vú lợn mẹ, lợn con nhấm nháp tập ăn, cho ăn rau xanh hoặc cho tập ăn thức ăn viên rồi tăng dần lên, cho ăn cháo + cám nấu. * Thời gian tập ăn
  54. 53 Thường bắt đầu tập cho lợn con ăn từ 7 - 10 ngày tuổi (nếu cai sữa lúc 21 ngày tuổi thì phải tập cho ăn lúc 5 ngày tuổi) * Thức ăn tập ăn Thức ăn tập ăn phải đảm bảo có tính thèm ăn cao. Cần lựa chọn loại thức ăn, các chất phụ gia, cũng như phương pháp chế biến sao cho kích thích sự thu nhận thức ăn của lợn con. Lợn con thường rất thích ăn thức dạng viên hay bột nhỏ khô, những thức ăn này thường là các loại tấm, bắp, đậu nành được rang xay để tạo mùi thơm. Có thể nhét thức ăn tập ăn cho lợn con vài lần đầu và luôn để phần thức ăn tập ăn vào ô úm hay máng ăn bán tự động để lợn con tự do liếm láp khi chúng cần. Tốt nhất nên sử dụng loại thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh sản xuất dành riêng để tập cho lợn con ăn (thức ăn khởi động: 20 -22% protein thô và năng lượng trao đổi (ME) 3200 Kcal/kg). Ở những nơi không có thức ăn dành cho lợn con, có thể tập cho ăn bằng cháo gạo hoặc cám gạo mới trộn với chuối chín nghiền nát. Lợn con sẽ ăn mạnh từ ngày tuổi 18 - 25 trở đi. Tập cho lợn con biết ăn sớm để có thể cai sữa sớm khi lợn con được 21 - 30 ngày tuổi, thể trọng đạt 5 – 7kg và ăn được ít nhất 100gr thức ăn/con/ngày. * Cách tập cho lợn con ăn -Cách 1: Bắt đầu từ khoảng 5 - 7 ngày sau sinh, bỏ 1 cái máng vào chuồng. Máng ăn này có thể là máng ăn tròn hoặc máng ăn dài, phải nặng hay cố định không cho lợn con lật đổ được, đủ lớn cho 5 hay 7 con chui đầu vào ăn cùng 1 lúc. Để máng này lợn mẹ không ăn được, chỗ gắn hay đặt máng thì tuỳ thực tiễn mà áp dụng. Đem 1 nắm nhỏ thức ăn viên tập ăn rải vào. Do động vật có tính tò mò và bắt chước nên 1 con ngửi ngửi và ăn rồi những con khác sẽ làm theo. Hết thức ăn thì rải tiếp vào máng ít một và nhiều lần trong ngày để thức ăn luôn mới, có mùi hấp dẫn lợn con ăn. Lợn con khi ăn mạnh thì rải nhiều lên. -Cách 2: Bắt đầu từ khoảng 5 - 7 ngày sau sinh, những ngày đầu tập cho ăn thức ăn loãng (cháo, thức ăn tập ăn ), dùng lông gà bôi vào miệng lợn con hoặc bôi vào vú lợn mẹ để lợn con bú giúp lợn con quen dần với thức ăn. Sau đó, cho ăn thức ăn hạt rang nghiền nhỏ. Thức ăn hạt có mùi thơm, lợn con thích ăn và tinh bột biến thành dạng chín cho lợn con tiêu hóa tốt hơn. Khi được 15-20 ngày tuổi cho ăn thêm rau xanh non băm nhỏ để kích thích nhu động ruột và để bổ sung thêm vitamin cho lợn con. Chú ý là rau xanh nên được rửa sạch tránh gây nhiễm ký sinh trùng cho lợn con. Lợn con cho tập ăn 4-5 bữa/ngày. Nếu tập đều đặn thì 20 ngày tuổi lợn con biết ăn tốt. Khi lợn con biết ăn, khối lượng đạt từ 5 kg trở lên chuyển sang thức ăn bổ sung có 19% Protein thô và 3.200 Kcal ME;
  55. 54 Cho lợn con ăn tự do và uống nước sạch đầy đủ. Nên sử dụng thức ăn hỗn hợp tập ăn cho lợn con ăn, theo hướng dẫn: Tuổi lợn con Lượng thức ăn cho 1 con/ngày 10 - 20 ngày tuổi 0,10 - 0,15 kg 21 - 30 ngày tuổi 0,15 - 0,25 kg 31 - 45 ngày tuổi 0,25 - 0,35 kg Chú ý : Nên chia làm 4 - 5 bữa/ngày. Những ngày đầu tập ăn nên chia làm 6 - 7 bữa, trước khi cho ăn tách con ra khỏi mẹ. Lợn con thường bị rối loạn tiêu hóa do thức ăn cung cấp không phù hợp khả năng tiêu hóa, làm tổn thương nhung mao, giảm sản xuất enzyme tiêu hóa, giảm khả năng hấp thụ thức ăn, tăng khả năng bùng phát E.Coli, Vì vậy thức ăn cho lợn con cần được chế biến tốt 2.5. Cai sữa lợn con Thời gian cai sữa sớm hoặc muộn phụ thuộc vào cơ sở. Lợn con đã biết ăn, thức ăn cho lợn con sau cai sữa không yêu cầu cao lắm, thân nhiệt của lợn đã ổn định, sức đề kháng của lợn đã tốt, nên việc chăm sóc nhẹ nhàng hơn. * Điều kiện cai sữa cho lợn con - Phải chủ động thức ăn, thức ăn có phẩm chất tốt, giá trị dinh dưỡng cao và cân đối - Sức khỏe lợn con và lợn mẹ phải tốt - Lợn con phải ăn tốt và tiêu hóa tốt các loại thức ăn sau cai sữa nó phải ăn - Có trang thiết bị đầy đủ, đúng kỹ thuật; - Người chăn nuôi phải có tay nghề và tinh thần trách nhiệm cao * Các hình thức cai sữa - Cai sữa thông thường: cai sữa từ 42 - 60 ngày tuổi: Ưu điểm: lợn con biết ăn tốt, thức ăn yêu cầu không cao lắm, lợn con khỏe mạnh hơn, khả năng điều tiết thân nhiệt tốt hơn → chăm sóc nhẹ nhàng hơn. Nhược điểm: Khả năng sinh sản thấp, chi phí cho 1 kg trọng lượng lợn con cao, tỉ lệ hao mòn lợn mẹ lớn hơn - Cai sữa sớm: cai sữa từ 21 - 28 ngày tuổi: Ưu điểm: Nâng cao sinh sản của lợn nái (nâng cao số lứa đẻ lên 2,33 lứa so với 2,19 lứa); Tránh được một số bệnh truyền nhiễm từ mẹ sang con; Giảm chi phí thức ăn/ 1 kg tăng trọng lượng lợn con (20% so với cai sữa thông thường); giảm tỉ lệ hao mòn lợn mẹ; Nhược điểm: Đòi hỏi thức ăn phải có chất lượng tốt, người chăm sóc nuôi dưỡng phải nhiệt tình và có nhiều kinh nghiệm.
  56. 55 Thông thường hiện nay các trại đang áp dụng cai sữa vào khoảng từ 28-30 ngày tuổi. * Kỹ thuật cai sữa Cần tiến hành từ từ → không gây ảnh hưởng đến lợn con: Gần ngày cai sữa (trước cai sữa 2 -3 ngày) nên giảm lần bú của lợn con và tăng lượng thức ăn để chuẩn bị cho giai đoạn sống tự lập. Chế độ ăn đối với lợn con: - Ngày tách mẹ giảm ½ lượng thức ăn - Ngày thứ 2 giảm 1/3 lượng thức ăn - Ngày thứ 3 giảm ¼ lượng thức ăn - Từ ngày thứ 4 trở đi nếu không có rối loạn tiêu hóa thì cho ăn bình thường Đồng thời giảm thức ăn của lợn mẹ để giảm tiết sữa trước khi cai sữa 1 - 2 ngày. Ngày cai sữa cho lợn mẹ nhịn ăn, sau đó cho ăn tăng lên để sớm động dục lại. Sau cai sữa chừng 4-7 ngày, lợn nái động dục lại là tốt. Tách mẹ: - Ngày đầu: Tách mẹ từ 7giờ sáng, buổi trưa cho về với lợn con, 13giờ tách lợn mẹ đến 17giờ lại cho lợn mẹ về với lợn con - Ngày thứ 2: Buổi sáng tách mẹ đi, chiều 17 giờ lợn mẹ về với lợn con - Ngày thứ 3: Buổi sáng tách hẳn lợn mẹ khỏi lợn con Lưu ý: - Không được chuyển đổi thức ăn cho lợn mẹ và lợn con 2 ngày trước và sau cai sữa - Cần chú ý quan sát bầu vú của lợn mẹ và sức khỏe của lợn con - Cần giữ vệ sinh cho lợn con sau cai sữa 3. Chăm sóc nuôi dưỡng lợn con sau cai sữa đến 60 ngày Lợn con sau cai sữa cần được chăm sóc và nuôi dưỡng tốt, nên nuôi lợn trên lồng sắt sau cai sữa là tốt nhất. Trong giai đoạn này cơ và xương đang phát triển mạnh nên nhu cầu Protein, Vitamin, khoáng cao. Khả năng tiêu hoá thức ăn thô kém, nên phải cho thức ăn tương tự như thức ăn trước khi cai sữa; cho ăn 4-5 bữa/ngày. Protein tiêu hoá 130-145 g/ 1ĐVTĂ. Tỷ lệ thức ăn tinh 80-85%, 15-20% đạm.
  57. 56 Thức ăn xanh và củ quả 15-20%. + Lợn con tập ăn từ 10-15 ngày tuổi đến khi có trọng lượng 15kg, cho ăn 0,2- 0,6kg thức ăn/con/ngày. + Lợn thịt từ 15-30 kg trọng lượng, cho ăn 0,6-1,2kg thức ăn/con/ngày Chăm sóc nuôi dưỡng lợn con sau cai sữa thật chu đáo. Đặc biệt 7 – 10 ngày đầu mới cai sữa phải nuôi thật tốt. Tuyệt đối không được thay đổi nguyên liệu chế biến thức ăn cũng như thành phần và giá trị dinh dưỡng thức ăn. Không để lợn con bị đói và rét, tránh dồn chuồng, chuyển đàn hạn chế gây tiêu chảy, nhất là tiêu chảy phân trắng, làm lợn còi cọc chậm lớn. Cần tẩy giun sán cho lợn trước khi đưa lợn vào nuôi thịt. 4. Phòng bệnh cho lợn con - 1 ngày tuổi: cho uống 1ml Spectincoly, cho bú sữa đầu đầy đủ. - Ngày thứ 2: chích mỗi con 1ml Catosal. - Ngày thứ 3: chích mỗi con 1ml Dextran sắt + 0,5ml Tetracylin kết hợp cắt đuôi lợn. - Ngày thứ 7: cho mỗi con uống 1gr Bio subtyl, tập ăn cho lợn con bằng thức ăn hỗn hợp dành cho lợn tập ăn của công ty sản xuất thức ăn có uy tín - Ngày thứ 10: chích mỗi con 1ml Dextran sắt + 0,5ml Tetracylin kết hợp thiến lợn đực. Pha thêm vitamin C cho lợn con uống. - Ngày thứ 14: cho mỗi con uống 1gr Bio subtyl. - Ngày thứ 18: chích mỗi con 1ml ADE. - Ngày thứ 20: chích mỗi con 1ml B.complex. - Ngày thứ 30: chích mỗi con 1 liều Vaccin kép Tụ huyết trùng + Phó thương hàn + Dịch tả. Trong nước uống pha viatmin C cho lợn uống. - Ngày thứ 40: chích 1liều vacin FMD - Ngày thứ 50: chích mỗi con 1 liều vaccin kép lần 2. Trong nước uống pha viatmin C cho lợn uống. B. Câu hỏi và bài tập thực hành Bài tập 1: Bấm nanh cho lợn con - Nguồn lực: lợn con mới sanh tại trại chăn nuôi, bảng trắc nghiệm. - Cách thức: chia các nhóm nhỏ (5 học viên/ nhóm). - Thời gian hoàn thành: 5 phút/ nhóm. - Phương pháp đánh giá: Giáo viên cho học viên tham quan và tham gia hoạt động
  58. 57 tay nghề tại trại chăn nuôi, học viên quan sát thao tác bấm nanh cho lợn sau đó điền vào bảng câu hỏi và thực hiện thao tác bấm nanh cho lợn. - Kết quả sản phẩm cần đạt được: nhận định đúng ý nghĩa của việc bấm nanh, thực hiện thao tác bấm nang chính xác, nhanh. Bài tập 2: Cố định đầu vú - Nguồn lực: lợn mẹ và lợn con mới sanh tại trại chăn nuôi, bảng trắc nghiệm. - Cách thức: chia các nhóm nhỏ (5 học viên/ nhóm). - Thời gian hoàn thành: 5 phút/ nhóm. - Phương pháp đánh giá: Giáo viên cho học viên tham quan và tham gia hoạt động tay nghề tại trại chăn nuôi, học viên quan sát thao tác cố định đầu vú cho lợn con sau đó điền vào bảng câu hỏi và thực hiện thao tác cố định vú cho lợn con. - Kết quả sản phẩm cần đạt được: đánh giá đúng ý nghĩa của việc cố định đầu vú cho lợn con, thực hiện được cố định đầu vú cho lợn con sau 2-3 ngày sanh. Bài tập 3: Tiêm sắt - Nguồn lực: lợn con theo mẹ tại trại, ống tiêm, kim tiêm, thuốc thú y , tại trại chăn nuôi, bảng trắc nghiệm. - Cách thức: chia các nhóm nhỏ (5 học viên/ nhóm). - Thời gian hoàn thành: 15 phút/ nhóm. - Phương pháp đánh giá: Giáo viên cho học viên tham quan hoặc tham gia hoạt động tay nghề tại trại chăn nuôi và điền vào bảng trắc nghiệm. - Kết quả sản phẩm cần đạt được: xác định được thời gian, vị trí tiêm, liều, lượng sắt khi tiêm và cách xử lý lợn con bị sốc khi tiêm sắt. Bài tập 4: Tập ăn cho lợn con theo mẹ - Nguồn lực: lợn con theo mẹ tại trại chăn nuôi, bảng trắc nghiệm. - Cách thức: chia các nhóm nhỏ (5 học viên/ nhóm). - Thời gian hoàn thành: 10 phút/ nhóm. - Phương pháp đánh giá: Giáo viên cho học viên tham gia hoạt động tay nghề tại trại chăn nuôi và điền vào bảng trắc nghiệm. - Kết quả sản phẩm cần đạt được: xác định được thời gian tập ăn, loại thức ăn thích hợp để tập ăn và phương pháp tập ăn cụ thể theo điều kiện chăn nuôi của từng trại. Bài tập 5: Cai sữa lợn con - Nguồn lực: lợn nái nuôi con và lợn con theo mẹ tại trại chăn nuôi, bảng trắc nghiệm.
  59. 58 - Cách thức: chia các nhóm nhỏ (5 học viên/ nhóm). - Thời gian hoàn thành: 10 phút/ nhóm. - Phương pháp đánh giá: Giáo viên cho học viên tham gia hoạt động tay nghề tại trại chăn nuôi và điền vào bảng trắc nghiệm. - Kết quả sản phẩm cần đạt được: xác định được thời điểm cai sữa phù hợp đối với từng bầy lợn, xác định được trình tự các bước khi cai sữa đối với lợn mẹ và lợn con. Bài 6: Phòng bệnh cho lợn con - Nguồn lực: lợn con theo mẹ tại trại chăn nuôi, bảng trắc nghiệm. - Cách thức: chia các nhóm nhỏ (5 học viên/ nhóm). - Thời gian hoàn thành: 10 phút/ nhóm. - Phương pháp đánh giá: Giáo viên cho học viên tham gia hoạt động tay nghề tại trại chăn nuôi và điền vào bảng trắc nghiệm. - Kết quả sản phẩm cần đạt được: Nêu đầy đủ và đúng thứ tự tiêm phòng các bệnh cần thiết cho lợn con trong thời gian theo mẹ, cai sữa và sau cai sữa. Yêu cầu và đánh giá kết quả học tập Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Nhận định đúng ý nghĩa của việc Đối chiếu với bảng hỏi. bấm nanh, xác định được thời điểm bấm nanh phù hợp, mô tả đúng trình tự thao tác bấm nang. Xác định đúng ý nghĩa của việc cố Đối chiếu với bảng hỏi. định đầu vú cho lợn . Xác định được thời gian, vị trí tiêm, Đối chiếu với bảng hỏi. liều, lượng sắt khi tiêm và cách xử lý lợn con bị sốc khi tiêm sắt. Xác định được thời gian tập ăn, loại Đối chiếu với bảng hỏi. thức ăn thích hợp để tập ăn và phương pháp tập ăn cụ thể theo điều kiện chăn nuôi của từng trại. Xác định được thời điểm cai sữa phù Đối chiếu với bảng hỏi. hợp đối với từng bầy lợn, xác định được trình tự các bước khi cai sữa đối với lợn mẹ và lợn con.
  60. 59 Xác định đúng thứ tự tiêm phòng các Đối chiếu với bảng hỏi. bệnh cho lợn con trong thời gian theo mẹ, cai sữa và sau cai sữa. C. Ghi nhớ: Cần chú ý các nội dung trọng tâm: - Những yếu tố xác định thời gian tập ăn, thời gian cai sữa đối với lợn con theo mẹ. - Trình tự tiêm phòng các bệnh cho lợn con theo mẹ, cai sữa và sau cai sữa.
  61. 60 HƢỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN/MÔN HỌC I. Vị trí, tính chất của mô đun /môn học: - Vị trí: Mô đun Chăn nuôi lợn nái là một mô đun chuyên môn nghề trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp của nghề Nuôi và phòng trị bệnh lợn; được giảng dạy sau mô đun/môn học Giải phẫu sinh lý lợn; Thuốc dùng cho lợn; Chăn nuôi lợn đực giống và trước mô đun/môn học Chăn nuôi lợn thịt; Phòng và trị bệnh lây ở lợn; Phòng và trị bệnh không lây ở lợn. Mô đun Chăn nuôi lợn nái cũng có thể giảng dạy độc lập theo yêu cầu của người học. - Tính chất: Chăn nuôi lợn nái sinh sản là một trong những nội dung quan trọng không thể thiếu của nghề Nuôi và phòng trị bệnh cho lợn, người học môđun này cần kết hợp với thực hành tại những cơ sở chăn nuôi lợn nái sinh sản để cũng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng. II. Mục tiêu: - Kiến thức: Mô tả được những kiến thức có liên quan đến chăn nuôi lợn nái - Kỹ năng: Thực hiện việc chăn nuôi lợn nái theo quy trình kỹ thuật - Thái độ: Có ý thức bảo vệ môi trường và sức khoẻ cộng đồng. III. Nội dung chính của mô đun: Thời gian Loại bài Địa Mã bài Tên bài Tổng Lý Thực Kiểm dạy điểm số thuyết hành tra* Tại lớp 6 2 4 Chọn giống và tại lợn và lợn MĐ04-1 Tích hợp trại giống nuôi chăn sinh sản nuôi Tại lớp 6 2 4 và tại Xây dựng MĐ04-2 Tích hợp trại chuồng trại chăn nuôi Tại lớp và tại Nuôi lợn cái MĐ04-3 Tích hợp trại 16 4 10 2 hậu bị chăn nuôi Nuôi lợn nái Tại lớp MĐ04-4 Tích hợp 46 12 32 2 sinh sản và tại
  62. 61 Thời gian Loại bài Địa Mã bài Tên bài Tổng Lý Thực Kiểm dạy điểm số thuyết hành tra* trại chăn nuôi Tại lớp và tại MĐ04-5 Nuôi lợn con Tích hợp trại 16 4 10 2 chăn nuôi Kiểm tra hết Tích hợp 2 2 mô đun IV. Hƣớng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành - Nguồn lực: lợn nái hậu bị, lợn nái nuôi con, lợn con theo mẹ và chuồng trại, trang thiếtb bị tại trại chăn nuôi, bảng trắc nghiệm. - Cách thức: chia các nhóm nhỏ (5 học viên/ nhóm). - Thời gian hoàn thành: 10 - 15 phút/ nhóm. - Phương pháp đánh giá: Giáo viên cho học viên tham gia hoạt động tay nghề tại trại chăn nuôi và điền vào bảng trắc nghiệm. - Kết quả sản phẩm cần đạt được: xác định được trình tự các bước khi chọn lựa lợn hậu bị, khi cai sữa đối với lợn mẹ và lợn con, Nêu đầy đủ và đúng thứ tự tiêm phòng các bệnh cần thiết cho lợon trong thời gian theo mẹ, cai sữa, sau cai sữa, lợn hậu bị, mang thai và nuôi con. V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 5.1. Bài 1: Chọn giống lợn và lợn giống nuôi sinh sản Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Đánh giá đúng giống lợn Đối chiếu với bảng hỏi. Ưu nhược điểm đầu và cổ được xác Đối chiếu với bảng hỏi. định chính xác Ưu nhược điểm vai và ngực được Đối chiếu với bảng hỏi. xác định chính xác Ưu nhược điểm lưng sườn và bụng Đối chiếu với bảng hỏi. được xác định chính xác Ưu nhược điểm mông và đùi sau Đối chiếu với bảng hỏi.
  63. 62 được xác định chính xác Ưu nhược điểm bốn chân được xác Đối chiếu với bảng hỏi. định chính xác Ưu nhược điểm vú và bộ phận sinh Đối chiếu với bảng hỏi. dục được xác định chính xác 5.2. Bài 2: Xây dựng chuồng trại Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Đánh giá đúng các kiểu chuồng nuôi Đối chiếu với bảng hỏi. Đánh giá đúng kích thước các Đối chiếu với bảng hỏi. chuồng nuôi Đánh giá đúng mật độ nuôi Đối chiếu với bảng hỏi. Xác định sơ đồ hệ thống xử lý nước Đối chiếu với bảng hỏi. thải 5.3. Bài 3: Nuôi lợn cái hậu bị Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Xác định đúng ngoại hình, khả năng Đối chiếu với bảng hỏi. sinh trưởng của lợn cái hậu bị Xác định đúng trọng lượng lợn Đối chiếu với bảng hỏi. Xác định đúng dấu hiệu động dục ở Đối chiếu với bảng hỏi. lợn cái hậu bị. Xác định đúng lợn cái chưa có dấu Đối chiếu với bảng hỏi. hiệu ”mê ì” Xác định đúng lợn cái có dấu hiệu Đối chiếu với bảng hỏi. ”mê ì” Xác định đúng lợn cái qua thời điểm Đối chiếu với bảng hỏi. ”mê ì” Xác định đúng lợn cái hậu bị có thể Đối chiếu với bảng hỏi. phối được và giải thích đúng Xác định đúng lợn cái hậu bị không thể phối và giải thích đúng
  64. 63 5.4. Bài 4: Nuôi lợn nái sinh sản Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Xác định đúng lợn cái mang thai, Đối chiếu với bảng hỏi. không mang thai Xác định đúng những dấu hiệu cho Đối chiếu với bảng hỏi. biết lợn cái sắp sinh Xác định những công việc cần chuẩn Đối chiếu với bảng hỏi. bị khi lợn nái sắp sanh Xác định đúng trình tự các thao tác Đối chiếu với bảng hỏi. đỡ đẻ khi lợn cái sanh bình thường. Xác định đúng thứ tự tiêm phòng các Đối chiếu với bảng hỏi. bệnh cho lợn nái mang thai, lợn nái nuôi con. 5.5. Bài 5: Nuôi lợn con Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Nhận định đúng ý nghĩa của việc Đối chiếu với bảng hỏi. bấm nanh, xác định được thời điểm bấm nanh phù hợp, mô tả đúng trình tự thao tác bấm nang. Xác định đúng ý nghĩa của việc cố Đối chiếu với bảng hỏi. định đầu vú cho lợn . Xác định được thời gian, vị trí tiêm, Đối chiếu với bảng hỏi. liều, lượng sắt khi tiêm và cách xử lý lợn con bị sốc khi tiêm sắt. Xác định được thời gian tập ăn, loại Đối chiếu với bảng hỏi. thức ăn thích hợp để tập ăn và phương pháp tập ăn cụ thể theo điều kiện chăn nuôi của từng trại. Xác định được thời điểm cai sữa phù Đối chiếu với bảng hỏi. hợp đối với từng bầy lợn, xác định được trình tự các bước khi cai sữa đối với lợn mẹ và lợn con. Xác định đúng thứ tự tiêm phòng các Đối chiếu với bảng hỏi.
  65. 64 bệnh cho lợn con trong thời gian theo mẹ, cai sữa và sau cai sữa. VI. Tài liệu tham khảo - Sở giáo dục và đào tạo Hà Nội, 2005. Giáo trình chăn nuôi lợn. Nhà xuất bản Hà Nội. - Võ Văn Ninh, 1993. Những điều cần biết khi xây dựng chuồng trại nuôi heo. Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh. - Võ Văn Ninh, 2003. Kỹ thuật chăn nuôi heo. Nhà xuất bản trẻ - Phạm Hữu Danh và Lưu Kỷ, 2004. Kỹ thuật nuôi lợn nái mắn đẻ sai con. Nhà xuất bản Nông Nghiệp Hà Nội. - PGS. TS. Nguyễn Thiện, 2008. Giống lợn năng suất cao-kỹ thuật chăn nuôi hiệu quả. Nhà xuất bản Nông Nghiệp Hà Nội. - TS. Vũ Đình Tôn và KS. Trần Thị Thuận, 2005. Giáo trình chăn nuôi lợn. Nhà xuất bản Hà Nội.
  66. 65 DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƢƠNG TRÌNH, BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP ( Theo Quyết định số 2949 /QĐ-BNN-TCCB, ngày 03 tháng 11 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.) 1. Ông Trần Chí Thành Chủ nhiệm 2. Ông Võ Văn Ngầu Thư ký 3. Ông Trần Văn Lên Ủy viên 4. Bà Phạm Chúc Trinh Bạch Ủy viên 5. Ông Nguyễn Minh Thuần Ủy viên DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CHƢƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP ( Theo Quyết định số 3495 /QĐ-BNN-TCCB , ngày 29 tháng 12 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.) 1. Ông Nguyễn Đức Dương Chủ tịch 2. Ông Nguyễn Ngọc Thụy Thư ký 3. Ông Nguyễn Trọng Kim Ủy viên 4. Ông Nguyễn Xuân Quang Ủy viên 5. Bà Trần Thị Lê Ủy viên