Giáo trình Kinh tế xây dựng - Chương 2: Một số vấn đề quản lý đầu tư xây dựng
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Kinh tế xây dựng - Chương 2: Một số vấn đề quản lý đầu tư xây dựng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- giao_trinh_kinh_te_xay_dung_chuong_2_mot_so_van_de_quan_ly_d.pdf
Nội dung text: Giáo trình Kinh tế xây dựng - Chương 2: Một số vấn đề quản lý đầu tư xây dựng
- Chương 2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG Chương 2- Một số vấn đề quản lý đầu tư xây dựng 1
- NỘI DUNG CHƯƠNG o ĐẦU TƯ VÀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ o CÁC ĐƠN VỊ THAM GIA DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG o CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC QUẢN LÝ THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG o PHÂN LOẠI DỰ ÁN ĐẦU TƯ o TRÌNH TỰ THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ Chương 2- Một số vấn đề quản lý đầu tư xây dựng 2
- Đầu tư và dự án đầu tư Đầu tư o Đầu tư là hoạt động sử dụng tiền vốn, tài nguyên trong một thời gian tương đối dài nhằm thu về lợi nhuận hoặc lợi ích kinh tế xã hội. Tài nguyên: lao động, đất đai, nguyên vật liệu, mặt nước Tài nguyên và nguồn vốn gọi chung là nguồn lực. Chương 2- Một số vấn đề quản lý đầu tư xây dựng 3
- Đầu tư và dự án đầu tư Dự án đầu tư o Dự án đầu tư là tập hợp những đề xuất về việc bỏ vốn để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những đối tượng nhất định nhằm đạt được sự tăng trưởng về số lượng, cải tiến hoặc nâng cao chất lượng của sản phẩm hay dịch vụ nào đó trong một khoảng thời gian xác định. Chương 2- Một số vấn đề quản lý đầu tư xây dựng 4
- Các đơn vị tham gia dự án đầu tư XD o Chủ đầu tư o Các ĐV Tư vấn o Các ĐV Thi công o Chính quyền địa phương có dự án o Nhân dân Chương 2- Một số vấn đề quản lý đầu tư xây dựng 5
- Các đơn vị tham gia dự án đầu tư XD Chủ đầu tư o Chủ đầu tư là người sở hữu vốn hoặc được giao quản lý và sử dụng vốn để đầu tư xây dựng công trình. (Tham khảo điều 3, NĐ 12/2009) Chương 2- Một số vấn đề quản lý đầu tư xây dựng 6
- Các đơn vị tham gia dự án đầu tư XD Các đơn vị tư vấn o Tư vấn của chủ đầu tư: đại diện chủ đầu tư quản lý điều hành dự án (trong trường hợp chủ đầu tư không đủ năng lực hoặc không có điều kiện trực tiếp quản lý điều hành dự án) o Tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng: lập báo cáo đầu tư, báo cáo kinh tế- kỹ thuật xây dựng công trình Chương 2- Một số vấn đề quản lý đầu tư xây dựng 7
- Các đơn vị tham gia dự án đầu tư XD Các đơn vị tư vấn (tt) o Tư vấn khảo sát xây dựng: khảo sát địa hình, địa chất, thủy văn công trình làm cơ sở lập dự án đầu tư hay lập thiết kế KT và tổng dự toán công trình. o Tư vấn thiết kế: lập thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán công trình Chương 2- Một số vấn đề quản lý đầu tư xây dựng 8
- Các đơn vị tham gia dự án đầu tư XD Các đơn vị tư vấn (tt) o Tư vấn lập hồ sơ mời thầu và đánh giá hồ sơ dự thầu: lập hồ sơ mời thầu và đánh giá hồ sơ dự thầu, nhằm tìm ra đơn vị nhà thầu có đầy đủ năng lực (tài chính, kỹ thuật, kinh nghiệm) có thể thực hiện dự án đạt hiệu quả cao nhất với chi phí hợp lý. o Tư vấn thẩm tra thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán công trình: kiểm tra lại thiết kế của tổ chức tư vấn thiết kế khác lập theo yêu cầu của chủ đầu tư. Nội dung chủ yếu về mức độ an toàn của công trình. Chương 2- Một số vấn đề quản lý đầu tư xây dựng 9
- Các đơn vị tham gia dự án đầu tư XD Các đơn vị tư vấn (tt) o Tư vấn giám sát: giám sát thường xuyên, liên tục công tác xây dựng của nhà thầu về khối lượng, chất lượng, tiến độ thực hiện theo hợp đồng giao nhận thầu xây dựng, theo bản vẽ thiết kế, quy chuẩn và tiêu chuẩn xây dựng o Các tư vấn khác: thẩm định giá, môi trường Chương 2- Một số vấn đề quản lý đầu tư xây dựng 10
- Các đơn vị tham gia dự án đầu tư XD Nhà thầu o Tổng thầu xây dựng là nhà thầu ký kết hợp đồng trực tiếp với chủ đầu tư để nhận thầu toàn bộ một loại công việc hoặc toàn bộ công việc của dự án đầu tư xây dựng công trình. o Tổng thầu xây dựng có thể là một pháp nhân hoặc liên danh nhiều pháp nhân. Chương 2- Một số vấn đề quản lý đầu tư xây dựng 11
- Các đơn vị tham gia dự án đầu tư XD Nhà thầu (tt) o Tổng thầu xây dựng gồm có: Tổng thầu thiết kế xây dựng. Tổng thầu thi công xây dựng. Tổng thầu thiết kế và thi công xây dựng công trình. Tổng thầu thiết kế, cung ứng vật tư, thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình (Tổng thầu EPC). Tổng thầu lập dự án đầu tư xây dựng công trình, thiết kế, cung ứng vật tư, thiết bị thi công và xây dựng công trình (tổng thầu chìa khóa trao tay). Chương 2- Một số vấn đề quản lý đầu tư xây dựng 12
- Các đơn vị tham gia dự án đầu tư XD Nhà thầu (tt) o Nhà thầu chính là nhà thầu chịu trách nhiệm về việc tham gia đấu thầu, đứng tên dự thầu, ký kết và thực hiện hợp đồng nếu được lựa chọn (sau đây gọi là nhà thầu tham gia đấu thầu). Nhà thầu tham gia đấu thầu một cách độc lập gọi là nhà thầu độc lập. o Nhà thầu cùng với một hoặc nhiều nhà thầu khác tham gia đấu thầu trong một đơn dự thầu thì gọi là nhà thầu liên danh. Chương 2- Một số vấn đề quản lý đầu tư xây dựng 13
- Các đơn vị tham gia dự án đầu tư XD Nhà thầu (tt) o Nhà thầu phụ là nhà thầu thực hiện một phần công việc của gói thầu trên cơ sở thoả thuận hoặc hợp đồng được ký với nhà thầu chính. Nhà thầu phụ không phải là nhà thầu chịu trách nhiệm về việc tham gia đấu thầu. Chương 2- Một số vấn đề quản lý đầu tư xây dựng 14
- Các đơn vị tham gia dự án đầu tư XD Chính quyền địa phương có DA và nhân dân o Tạo điều kiện tổ chức dền bù, giải phong mặt bằng o Đảm bảo an ninh trật tự cho công trình o Giám sát sự thực thi của nhà thầu o Giám sát cộng đồng o Cung cấp nhân lực tại chỗ Chương 2- Một số vấn đề quản lý đầu tư xây dựng 15
- Các hình thức tổ chức thực hiện DA ĐT XD Chủ đầu tư tự thực hiện dự án o Áp dụng cho doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh, sản xuất xây dựng phù hợp với dự án. o Có thể giao một số phần việc cho các đơn vị khác hoặc thầu phụ Chương 2- Một số vấn đề quản lý đầu tư xây dựng 16
- Các hình thức tổ chức thực hiện DA ĐT XD Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án o Hình thức chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án là hình thức tổ chức quản lý mà chủ đầu tư hoặc tự thực hiện dự án (tự sản xuất, tự xây dựng, tự tổ chức giám sát và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật) hoặc chủ đầu tư lập ra ban quản lý dự án để quản lý việc thực hiện các công việc dự án theo ủy quyền. o Hình thức chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án thường được áp dụng cho các dự án quy mô nhỏ, đơn giản về kỹ thuật và gần với chuyên môn của chủ đầu tư, đồng thời chủ đầu tư có đủ năng lực chuyên môn và kinh nghiệm quản lý dự án. Chương 2- Một số vấn đề quản lý đầu tư xây dựng 17
- Các hình thức tổ chức thực hiện DA ĐT XD Chủ nhiệm điều hành dự án o Hình thức Chủ nhiệm điều hành dự án là mô hình tổ chức trong đó chủ đầu tư giao cho Ban quản lý điều hành dự án chuyên ngành làm chủ nhiệm điều hành hoặc thuê tổ chức có năng lực chuyên môn phù hợp với qui mô, tính chất của dự án làm chủ nhiệm điều hành, quản lý việc thực hiện dự án. o Chủ nhiệm điều hành dự án là một pháp nhân độc lập, có năng lực, sẽ là người quản lý, điều hành và chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ quá trình thực hiện dự án. Chương 2- Một số vấn đề quản lý đầu tư xây dựng 18
- Các hình thức tổ chức thực hiện DA ĐT XD Chủ nhiệm điều hành dự án (tt) o Mọi quyết định của chủ đầu tư liên quan đến quá trình thực hiện dự án sẽ được triển khai thông qua tổ chức tư vấn quản lý dự án. o Áp dụng cho những dự án có qui mô lớn, tính chất kỹ thuật phức tạp. Chương 2- Một số vấn đề quản lý đầu tư xây dựng 19
- Các hình thức tổ chức thực hiện DA ĐT XD Chìa khóa trao tay o Hình thức tổ chức dự án dạng chìa khóa trao tay là hình thức tổ chức trong đó nhà quản lý không chỉ là người toàn quyền của Chủ đầu tư mà còn là “chủ” của dự án. o Hình thức này được áp dụng khi chủ đầu tư được phép đấu thầu để lựa chọn tổng thầu thực hiện toàn bộ dự án. Chương 2- Một số vấn đề quản lý đầu tư xây dựng 20
- Các hình thức tổ chức thực hiện DA ĐT XD Chìa khóa trao tay o Khác với hình thức chủ nhiệm điều hành, giờ đây mọi trách nhiệm được giao cho nhà quản lý và họ phải chịu trách nhiệm hoàn toàn đối với việc thực hiện dự án. o Trong một số trường hợp, nhà quản lý dự án không chỉ được giao toàn quyền thực hiện dự án mà còn được phép cho người khác nhận thầu từng phần việc trong dự án đã trúng thầu. Chương 2- Một số vấn đề quản lý đầu tư xây dựng 21
- Phân loại dự án đầu tư xây dựng Phân loại công trình o Công trình dân dụng: Nhà ở gồm nhà chung cư và nhà riêng lẻ; Công trình công cộng gồm: công trình văn hóa; công trình giáo dục; công trình y tế; công trình thương nghiệp, dịch vụ; nhà làm việc; khách sạn, nhà khách; nhà phục vụ giao thông; nhà phục vụ thông tin liên lạc, tháp thu phát sóng phát thanh, phát sóng truyền hình; nhà ga, bến xe; công trình thể thao các loại. Chương 2- Một số vấn đề quản lý đầu tư xây dựng 22
- Phân loại dự án đầu tư xây dựng Phân loại công trình o Công trình công nghiệp gồm: công trình khai thác than, khai thác quặng; công trình khai thác dầu, khí; công trình hoá chất, hóa dầu; công trình kho xăng, dầu, khí hoá lỏng và tuyến ống phân phối khí, dầu; công trình luyện kim; công trình cơ khí, chế tạo; công trình công nghiệp điện tử - tin học; công trình năng lượng; công trình công nghiệp nhẹ; công trình công nghiệp thực phẩm; công trình công nghiệp vật liệu xây dựng; công trình sản xuất và kho chứa vật liệu nổ công nghiệp. Chương 2- Một số vấn đề quản lý đầu tư xây dựng 23
- Phân loại dự án đầu tư xây dựng Phân loại công trình o Công trình giao thông gồm: công trình đường bộ; công trình đường sắt; công trình đường thủy; cầu; hầm; sân bay. o Công trình thủy lợi gồm: hồ chứa nước; đập; cống; trạm bơm; giếng; đường ống dẫn nước; kênh; công trình trên kênh và bờ bao các loại. o Công trình hạ tầng kỹ thuật gồm: công trình cấp nước, thoát nước; nhà máy xử lý nước thải; công trình xử lý chất thải: bãi chứa, bãi chôn lấp rác; nhà máy xử lý rác thải; công trình chiếu sáng đô thị. Chương 2- Một số vấn đề quản lý đầu tư xây dựng 24
- Phân loại dự án đầu tư xây dựng Phân cấp công trình o Công trình xây dựng được phân thành 5 cấp. o Cấp công trình là cơ sở để xếp hạng và lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng; xác định số bước thiết kế, thời hạn bảo hành công trình xây dựng. o Khi cấp của công trình xây dựng được quy định theo nhiều tiêu chí khác nhau thì cấp của công trình được xác định theo tiêu chí của cấp cao nhất. Chương 2- Một số vấn đề quản lý đầu tư xây dựng 25
- Phân loại dự án đầu tư xây dựng Phân loại dự án o Theo quy mô và tính chất: dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội thông qua chủ trương và cho phép đầu tư; các dự án còn lại được phân thành 3 nhóm A, B, C theo quy định tại Phụ lục 1 của Nghị định 12/2009; o Theo nguồn vốn đầu tư: Dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước; Dự án sử dụng vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước; Dự án sử dụng vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước; Dự án sử dụng vốn khác bao gồm cả vốn tư nhân hoặc sử dụng hỗn hợp nhiều nguồn vốn. Chương 2- Một số vấn đề quản lý đầu tư xây dựng 26
- Phân loại dự án đầu tư xây dựng Trình tự thực hiện dự án ĐT XD o Giai đoạn 1: Chuẩn bị đầu tư Nghiên cứu thị trường, khả năng đầu tư và lựa chọn địa điểm xây dựng công trình. Lập báo cáo đầu tư xây dựng công trình để trình cấp có thẩm quyền cho chủ trương đầu tư. Lập dự án đầu tư nếu báo cáo đầu tư được phê duyệt. Đối với các dự án không phải lập báo cáo đầu tư thì chủ đầu tư lập báo cáo dự án đầu tư để cấp có thẩm quyền phê duyệt. Hoặc lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật với những công trình không cần lập dự án đầu tư. Chương 2- Một số vấn đề quản lý đầu tư xây dựng 27
- Phân loại dự án đầu tư xây dựng Trình tự thực hiện dự án ĐT XD o Giai đoạn 2: Thực hiện đầu tư Xin giao đất hoặc thuê đất để xây dựng công trình. Đền bù giải phóng mặt bằng. Thiết kế công trình và lập tổng dự toán. Xin giấy phép xây dựng. Đầu thầu xây lắp và mua sắm thiết bị. Thực hiện thi công xây dựng công trình. Chương 2- Một số vấn đề quản lý đầu tư xây dựng 28
- Phân loại dự án đầu tư xây dựng Trình tự thực hiện dự án ĐT XD o Giai đoạn 3: Kết thúc đầu tư Nghiệm thu bàn giao công trình. Đưa công trình vào sử dụng. Bảo hành công trình. Quyết toán vốn đầu tư. Chương 2- Một số vấn đề quản lý đầu tư xây dựng 29