Giáo trình Kinh tế học vi mô

pdf 196 trang ngocly 2740
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Kinh tế học vi mô", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_kinh_te_hoc_vi_mo.pdf

Nội dung text: Giáo trình Kinh tế học vi mô

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH Giáo trình KINH TẾ HỌC VI MÔ Biên soạn Lê Thị Thiên Hương Long Xuyên - 2005
  2. Lời giới thiệu Kinh tế là một lĩnh vực vô cùng phong phú, tuy nhiên để giúp các sinh viên kinh tế dể dàng tìm hiểu trong từng lĩnh vực chuyên môn thì sinh viên phải được học kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô trước khi nghiên cứu các môn chuyên nghành tiếp theo. Hai môn học này sẽ làm nền tảng cho các môn kinh tế ứng dụng và kinh tế kinh doanh sau này. Kinh tế học vi mô là một trong những môn quan trọng của nghành kinh tế và cũng là môn học lý thú đối với những ai quan tâm đến các hoạt động kinh tế. Sự hiểu biết đầy đủ về kinh tế học vi mô có tầm quan trọng đối với việc ra quyết định quản lý, và thấu hiểu các chính sách kinh tế vĩ mô của chính phủ. Môn học kinh tế vi mô chỉ đề cập đến các đơn vị kinh tế riêng lẻ. Nó là một môn kinh tế học cơ bản cung cấp cho sinh viên những kiến thức đại cương về lý luận và phương pháp kinh tế cho các môn về quản trị doanh nghiệp, là khoa học về sự lựa chọn để giải quyết ba vấn đề cơ bản của một doanh nghiệp: sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào và sản xuất cho ai? Môn học khởi đầu sự nghiên cứu những cơ sở của cung cầu, vấn đề tiêu dùng cá nhân, đặc tính cầu cá nhân từ đó suy ra cầu thị trường. Nội dung tiếp theo là nghiên cứu về đặc điểm của sản xuất, chi phí và lợi nhuận.Các chọn lựa tối ưu hoá của doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh, thị trường cạnh tranh không hoàn hảo và thị trường độc quyền. Phần cuối sẽ giới thiệu những vấn đề thất bại của thị trường, thông tin và vai trò của chính phủ. Đây là tài liệu giảng dạy tương đối đầy đủ nhằm giúp sinh viên kinh tế tham khảo trong khi hoc kinh tế vi mô, riêng đối với những sinh viên nghành nông nghiệp có thế chỉ chú trọng 6 chương đầu của giáo trình, những chương sau có thể tham khảo để hiểu khái quát về kinh tế vi mô. Tài liệu giảng dạy này chủ yếu dựa vào sách: Kinh tế vi mô - Lê Bảo Lâm, Trường đại học Kinh tế TP. HCM. và nhiều giáo trình kinh tế vi mô có liên quan của các tác giả khác. Chương 1: Những vấn đề cơ bản về kinh tế học Khái niệm về kinh tế học 1. Kinh tế học là gì? Công việc gia đình đòi hỏi nhiều quyết định - quyết định mọi thành viên của mình làm những công việc gì và được hưởng những gì từ những việc đó, như việc nấu nướng, giặt giũ, ăn uống tức là quyết định phân bố hợp lý những “nguồn lực” khan hiếm của các thành viên khác nhau, liên quan đến những khả năng, nổ lực và ước muốn của họ. Một xã hội cũng phải đứng trước nhiều quyết định, quyết định những công việc nào cần làm và ai làm những công việc đó.
  3. Một khi xã hội sắp xếp những người vào những công việc khác nhau, xã hội cũng phải phân phối những sản phẩm và dịch vụ được tạo ra. Việc tính toán sử dụng các nguồn tài nguyên của cải là một điều quan trọng, bởi vì tài nguyên của cải là khan hiếm. Khan hiếm ở đây có nghĩa là nguồn của cải mà xã hội có khả năng đáp ứng ít hơn những gì mà người ta mong muốn có. Như vậy, mọi cộng đồng người đều phải giải quyết ba vấn đề cơ bản của cuộc sống hàng ngày (1) Sản xuất hàng hoá và dịch vụ nào? (2) Sản xuất hàng hoá và dịch vụ đó như thế nào và (3) Sản xuất các hàng hoá và dịch vụ đó cho ai?. Kinh tế học nghiên cứu cách thức mà xã hội giải quyết ba vấn cơ bản này. Vì nghiên cứu vai trò xã hội và thành viên của nó, nên kinh tế học được xếp vào các môn khoa học xã hội, là môn khoa học xã hội nghiên cứu hành vi con người. Đối tượng của kinh tế học là hành vi của con người có liên quan đến sản xuất, trao đổi và sử dụng các hàng hoá dịch vụ. Khi trả lời câu hỏi sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và sản xuất cho ai, kinh tế học giải thích cách phân bố các nguồn lực khan hiếm giữa các yêu cầu cạnh tranh về sử dụng các nguồn lực ấy. Các nhà kinh tế học hướng vào mục tiêu phát triển các lý thuyết về hành vi con người và kiểm nghiệm chúng bằng thực tế. Kinh tế học mới chỉ xuất hiện và phát triển hơn hai thế kỷ và đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau nên nó có nhiều định nghĩa về kinh tế học. Các nhà kinh tế đã nêu lên một số định nghĩa thông dụng sau đây: • Kinh tế học là việc nghiên cứu các hoạt động bao gồm sản xuất và trao đổi giữa người và người. • Kinh tế học phân tích những vận động trong toàn bộ nền kinh tế: chiều hướng giá cả, sản lượng, thất nghiệp. Một khi đã hiểu được những hiện tượng như vậy thì kinh tế học giúp việc đề ra những chính sách để chính phủ có thể tác động vào toàn bộ nền kinh tế. • Kinh tế học là khoa học về sự chọn lựa, nghiên cứu vấn đề con người lựa chọn như thế nào để sử dụng nguồn tài nguyên sản xuất hiếm hoi hoặc hạn chế (đất đai, lao động, trang thiết bị, kiến thức kỹ thuật) nhằm sản xuất ra các loại hàng hoá (gạo, thực phẩm, quần áo, đường xá ) và phân phối đó cho các thành viên trong xã hội để tiêu dùng. • Kinh tế học là việc nghiên cứu các vấn đề con người, tiến hành như thế nào việc tổ chức tiêu thụ sản phẩm và các hoạt động sản xuất. • Kinh tế học nghiên cứu về tiền tệ, lãi suất, vốn và của cải. Ngày nay kinh tế học có thể thống nhất với nhau về một định nghĩa chung như sau: Kinh tế học là môn khoa học xã hội, nghiên cứu việc lựa chọn cách sử dụng hợp lý nguồn tài lực khan hiếm để sản xuất ra những hàng hoá và dịch vụ, nhằm thoả mãn cao nhất nhu cầu cho mọi thành viên trong xã hội.
  4. Trong hầu hết các xã hội, việc phân bổ sử dụng các nguồn lực không phải do một người duy nhất nào, mà thông qua sự phối hợp các hoạt động của hàng triệu hộ gia đình, và doanh nghiệp. Qua đó, những nhà kinh tế tìm hiểu con người thực hiện những quyết định như thế nào, họ làm bao nhiêu, mua những gì, tiết kiệm bao nhiêu và đầu tư của cải như thế nào. Kinh tế học cũng nghiên cứu mối quan hệ giữa các cá nhân. Thí dụ nghiên cứu thái độ người mua và người bán trong mối quan hệ với nhau, để xác định mức giá và số lượng sản phẩm được mua bán tương ứng. Cuối cùng những nhà kinh tế đã phân tích những áp lực và những xu hướng nào ảnh hưởng đến nền kinh tế. 2. Kinh tế học thực chứng và kinh tế học chuẩn tắc. Kinh tế học thực chứng (positive economics): mô tả sự kiện, các hoàn cảnh và các mối quan hệ trong nền kinh tế một cách khách quan hoặc một cách khoa học, về các hiện tượng như: • Tỷ lệ thất nghiệp là bao nhiêu?. • Mức thất nghiệp cao hơn sẽ ảnh hưởng tới lạm phát như thế nào? Mục tiêu của nền kinh tế học thực chứng là giải thích xã hội quyết định như thế nào về tiêu thụ, sản xuất và trao đổi hàng hoá. Việc khảo sát như vậy nhằm hai mục đích: • Để biết nguyên nhân vì sao nền kinh tế hoạt động như nó đang hoạt động. • Để có cơ sở cho việc dự đoán nền kinh tế sẽ phản ứng như thế nào với những thay đổi của hoàn cảnh. Kinh tế học chuẩn tắc (normative economics): Đưa ra các chỉ dẫn hoặc các khuyến nghị dựa trên những đánh giá theo tiêu chuẩn của cá nhân. Kinh tế học chuẩn tắc liên quan đến đạo lý và đánh giá về giá trị thực như: • Lạm phát cao đến mức nào thì có thể chấp nhận được. • Có nên dùng thuế để lấy của người nghèo giúp người giàu không? . Đó là những vấn đề có liên quan đến những ý kiến chủ quan. Xét theo khía cạnh khoa học thì kinh tế học hoàn toàn là thực chứng. Ví nó trả lời những câu hỏi “Thực tế như thế nào”. Còn những vấn đề chuẩn tắc trong xã hội thường đặt ra câu hỏi “Phải làm gì?” cũng đòi hỏi sự phân tích kinh tế. Với mục tiêu xã hội đã định trước, các nhà kinh tế có thể sử dụng kiến thức để phân tích vấn đề và khuyến nghị cách thức cần phải làm để đạt mục tiêu đó. Các nhà kinh tế có thể bất hoà với nhau trên các vấn đề chính sách, bởi vì họ theo đuổi các mục tiêu khác nhau. Người này thì chú trọng đến cân bằng xã hội, người khác lại quan tâm đến tự do kinh doanh nhiều hơn Tuy nhiên, sự bất
  5. đồng giữa các nhà kinh tế thường là về ý nghĩa hơn là về mục tiêu, về việc phải làm thế nào hơn là phải làm cái gì? 3. Các yếu tố của hệ thống kinh tế. Trong bất cứ một nền kinh tế nào cũng có ba đầu mối ra quyết định chủ yếu: Cá nhân (hộ gia đình), doanh nghiệp và chính phủ. Đó là những cơ sở của hệ thống xã hội. • Cá nhân (hộ gia đình) là đơn vị tiêu dùng hiện hữu, ở đây các cá nhân cần được hiểu là người ra quyết định cho gia đình. • Doanh nghiệp là đơn vị nhân tạo - nó cũng do một cá nhân nào đó sở hữu hoặc hoạt động vì lợi ích của họ. Doanh nghiệp như là một tập hợp cá nhân vì mục đích sản xuất, tức là sự biến đổi các yếu tố đầu vào thành các hàng hoá có nhu cầu ở đầu ra. • Chính phủ là những tập thể nhân tạo, nhưng khác với các doanh nghiệp, chính phủ có quyền hợp pháp chiếm hữu tài sản mà không cần đến sự đồng ý. Xét trên quan điểm kinh tế thì chính phủ tạo ra những hàng hoá và dịch vụ khác nhau, vì yêu cầu về chính trị, xã hội hơn là yêu cầu thị trường. Ngoài ra chính phủ còn có một vai trò quan trọng hơn đó là thiết lập khuôn khổ pháp lý phục vụ hoạt động kinh tế. Trong nền kinh tế hiện đại ngày nay còn có các đầu mối ra quyết định khác nữa, đó là các hiệp hội thương mại, các tổ chức doanh nhân trên thị trường, các hiệp hội quần chúng như câu lạc bộ, các tổ chức tôn giáo , thông qua chúng các cá nhân kết hợp lại với nhau để lựa chọn cách tiêu dùng cụ thể. • Sự khan hiếm, đối tượng lựa chọn và các hoạt động kinh tế. Tài nguyên để giải quyết ba vấn đề kinh tế là có giới hạn. Người dân luôn muốn có nhiều hơn là họ có thể có, vì vậy sự khan hiếm buộc chúng ta phải có các quyết định kinh tế về sản xuất hoặc buôn bán những hàng hoá để có nhu cầu. Tiêu dùng là một trong những hoạt động kinh tế cơ bản. Trong quyết định tiêu dùng, các cá nhân lựa chọn các hàng hoá họ yêu thích nhất. Hàng hoá là đối tượng lựa chọn trong quyết định tiêu dùng. Sản xuất của từng cá nhân hay doanh nghiệp là hoạt động kinh tế cơ bản khác nhau. Sản xuất là sự biến đổi đầu vào thành các đầu ra, chuyển đổi các nguồn lực thành vật dụng tiêu dùng. Sản xuất cũng có thể là bất kỳ hoạt động nào tăng thêm vào tổng thể xã hội một số vật dụng. Sản xuất có thể làm thay đổi hình dạng vật chất, có thể chuyển các dịch vụ hàng hoá về địa điểm hoặc chuyển dịch về mặt thời gian. Sản xuất có thể đại diện cho việc biến một hình thể từ có nhu cầu thành nhiều nhu cầu. Hoạt động kinh tế cơ bản thứ ba là trao đổi. Với cá nhân, trao đổi là một loại biến đổi, việc mua bán một cái này để lấy cái khác. Theo xã hội, trao đổi khác sản xuất là toàn bộ hàng hoá không bị thay đổi gì, hàng hoá và dịch vụ chỉ bị xáo trộn trong thương mại, có người có ít có người có nhiều hơn. Như vậy, trao
  6. đổi là một loại chuyển dịch, đó là sự chuyển giao lẫn nhau và tự nguyện, các bên có liên quan đến đều phải thoả mãn hoặc bỏ đi trao đổi với nơi khác. 4. Chu chuyển của hoạt động kinh tế. Khi chúng ta chi tiêu hàng ngày cho cuộc sống đã liên hệ đến các hoạt động kinh tế. Một nền kinh tế bao gồm những hiện tượng hết sức phức tạp. Lý thuyết về kinh tế giúp chúng ta trong nhiều lĩnh vực, giúp ta nhìn xuyên qua bề mặt các hiện tượng các hoạt động kinh tế để thấy được sức mạnh nào đã chi phối thị trường và chi phối như thế nào. Ngày nay chúng ta đạt được mức sống cao hơn so với trước đây chủ yếu nhờ vào thành quả của một nền công nghiệp phát triển dựa trên phân công lao động hết sức sâu rộng. Một người dân ở thành thị hay ở nông thôn cũng tiêu thụ phần lớn hàng hoá dịch vụ do người khác làm ra. Những hàng hoá dịch vụ đó họ đều mua trên thị trường. Tất nhiên một số người duy trì mức độ tự cấp tự túc nhất định khác nhau do thu nhập, điều kiện làm việc, sinh hoạt khác nhau. Với lối sống tự cấp tự túc hoàn toàn, quyết định sản xuất sản phẩm nào, sản xuất bao nhiêu và quyết định tiêu dùng sản phẩm nào, bao nhiêu là tương đối giống nhau. Những quyết định như vậy ngày nay được phân biệt khá rõ rệt, nhưng chúng được liên kết nhau nhờ thị trường. Thị trường sản phẩm và thị trường các yếu tố sản xuất liên kết người sản xuất và người tiêu dùng lại với nhau. Có thể trình bày sự liên kết này một cách đơn giản qua sơ đồ sau: Sơ đồ chu chuyển Theo sơ đồ trên, hoạt động sản xuất được đơn giản hoá dựa trên các giả thuyết: • Trong nền kinh tế, doanh nghiệp là người sản xuất thuần tuý và hộ gia đình là những người tiêu thụ. • Những sản phẩm bán trên thị trường đều là những sản phẩm cuối cùng. • Hộ gia đình là những người sở hữu và bán các yếu tố sản xuất (lao động, đất đai, tư bản). Ở thị trường sản xuất, doanh nghiệp mua các yếu tố sản xuất để sản xuất ra sản phẩm, những yếu tố sản xuất này là đất đai, lao động và vốn Cơ chế thị trường gắn liền những phần riêng rẻ của nền kinh tế với nhau. Mỗi khi bán trên thị trường các yếu tố sản xuất sẽ mang lại doanh thu sẽ được phân phối dưới hình thức thu nhập cho những người sở hữu các yếu tố sản xuất. Mỗi đồng thu nhập được trên thị trường yếu tố sản xuất tương ứng với một đồng chi tiêu trên thị trường sản phẩm. Cơ chế thị trường xác định giá cả hàng hoá dịch vụ được mua bán trên thị trường. Ở thị trường sản phẩm, doanh nghiệp cung ứng sản phẩm mà người tiêu dùng cần, còn thị trường các yếu tố sản xuất thì những người sở hữu các yếu tố sản xuất cung ứng các yếu tố sản xuất cho các đơn vị cần. Trên cả hai
  7. thị trường, cung và cầu quyết định giá cả. Trong cùng thời gian những mức giá cả chỉ ra sự khan hiếm cho người mua, người bán và giúp phân bổ các nguồn tài nguyên của nền kinh tế. Mức giá cao của sản phẩm phản ảnh sự khan hiếm, mức giá thấp phản ảnh tình trạng dư thừa của sản phẩm đó. Nhưng, cung và cầu qui định mức giá như thế nào? Và những nhân tố nào ảnh hưởng đến cung và cầu? Trong phạm vi môn học, chúng ta tập trung vào những vấn đề chủ yếu sau: • Vần đề cơ bản của cung cầu và ứng dụng chúng trong thị trường sản phẩm hoặc thị trường yếu tố sản xuất. • Cơ sở hình thành quyết định của người sản xuất, tiêu dùng. • Một số thị trường mẫu chủ yếu. Bởi vì cung cầu gặp nhau trên thị trường sản phẩm, nơi quyết định giá cả, nhưng có nhiều kiểu thị trường khác nhau. Sự khác nhau giữa các loại thị trường là đặc điểm hình thành giá cả sản phẩm. Chúng ta sẽ phân tích thị trường cạnh tranh hoàn toàn, thị trường độc quyền và giữa hai thái cực đó là một số kiểu thị trường hỗn hợp. Cuối cùng là phân tích thị trường các yếu tố sản xuất. Bên cạnh đó cũng nảy sinh những vấn đề mà tự những cá nhân, những đơn vị kinh doanh thông qua hệ thống thị trường không thể giải quyết những vấn đề có tính cách xã hội lâu dài. Tình trạng đó gây nên những tác hại to lớn đối với đời sống xã hội nói chung, nếu không có vai trò can thiệp của nhà nước. Ba vấn đề cơ bản của thị trường 1. Ba vấn đề cơ bản của tổ chức kinh tế. Mọi xã hội đều phải bằng cách nào đó đối phó với ba vấn đề kinh tế cơ bản và phụ thuộc lẫn nhau: • Nên sản xuất hàng hoá gì và với số lượng bao nhiêu? Nghĩa là phải sản xuất ra bao nhiêu và sản xuất những mặt hàng dịch vụ để thay thế nhau? Bao giờ thì sản xuất? ví dụ nên sản xuất nhiều lương thực và ít quần áo hay ngược lại? • Hàng hoá cần được sản xuất như thế nào? Nghĩa là sản xuất hàng hoá ra với những tài nguyên nào? Với hình thức công nghệ nào? Sản xuất thủ công hay sản xuất hàng loạt? Trong các công ty quốc doanh hay công ty tư nhân? Nếu bằng tất cả những mô hình này thì mỗi thứ sẽ sản xuất với lượng bao nhiêu? • Hàng hoá sẽ được sản xuất cho ai? Ai sẽ được hưởng và được lợi từ hàng hoá dịch vụ của đất nước? Hay sản phẩm quốc dân sẽ được chia cho các cá nhân và gia đình như thế nào? Ba vấn đề này là ba vấn đề cơ bản chung của mọi nền kinh tế, nhưng các hệ thống kinh tế khác nhau có những cách giải quyết khác nhau. Trong nền kinh tế
  8. thế giới có ba loại hình kinh tế: kinh tế thị trường tự do, kinh tế mệnh lệnh và kinh tế hỗn hợp. Nền kinh tế thị trường mà nhà nước không can thiệp vào gọi là thị trường tự do. Và người ta coi “bàn tay vô hình” này chi phối nền kinh tế. Các cá nhân trên thị trường tự do theo đuổi quyền lợi của mình bằng cách cố gắng làm càng nhiều cho mình càng tốt tuỳ theo khả năng của mình, không có sự giúp đỡ hoặc can thiệp của chính phủ. Một hệ thống như vậy có thể giải quyết các vấn đề sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và sản xuất cho ai là một trong những chủ đề lâu đời nhất của kinh tế học. Trong thị trường tự do có những tình huống mà “bàn tay vô hình” có tác động tốt, nhưng cũng có những trường hợp bàn tay vô hình không làm cho xã hội phân bố các nguồn lực một cách có hiệu quả. Lúc ấy cần thiết phải có sự can thiệp nào đó của chính phủ. Nền kinh tế mệnh lệnh hay nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung bao cấp là một xã hội mà ở đó chính phủ đề ra mọi quyết định về sản xuất và tiêu thụ. Cơ quan kế hoạch của chính phủ quyết định sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và sản xuất cho ai sau đó hướng dẫn cụ thể sẽ được phổ biến tới các gia đình, các công ty và các công chức. Thị trường tự do cho phép các cá nhân theo đuổi lợi ích của mình mà không có sự khống chế nào của chính phủ. Kinh tế mệnh lệnh để cho tự do cá nhân về kinh tế trong một phạm vi rất hẹp, vì hầu hết các quyết định do chính phủ đưa ra từ trung ương. Giữa hai thái cực đó là khu vực kinh tế hỗn hợp. Trong một nền kinh tế hỗn hợp, khu vực nhà nước và khu vực tư nhân tương tác với nhau trong việc giải quyết các vấn đề kinh tế. Nhà nước kiểm soát một phần đáng kể của sản lượng thông qua công cụ chính sách và kích thích tài chính. Hệ thống tư nhân thì kiểm soát thông qua sự chỉ huy vô hình của cơ chế thị trường. Trong nền kinh tế hỗn hợp chính phủ cũng có thể đóng vai trò là một người sản xuất các hàng hoá dịch vụ như sắt thép, ôtô, đường sắt, than. Hiện nay đa số các nước có nền kinh tế hỗn hợp trong đó có can thiệp đáng kể của chính phủ trong việc cung cấp hàng hoá và dịch vụ công cộng, phân phối lại thu nhập thông qua việc đánh thuế, trợ cấp vào trong điều tiết thị trường. 2. Vai trò của thị trường. Thị trường là nơi gặp nhau của cả người bán và người mua các hàng hoá dịch vụ, người bán và người mua gặp nhau trực tiếp. Trong những trường hợp khác như thị trường chứng khoán, mua bán có thể tiến hành thông qua điện thoại và thường sử dụng điều khiển từ xa. Cơ chế thị trường là các quyết định về giá cả và phân phối hàng hoá được thực hiện tại thị trường. Thị trường là sự biểu diễn thu gọn của quá trình mà thông qua đó người mua và người bán một thứ hàng hoá tác động qua lại lẫn nhau để xác định giá cả và số lượng hàng hoá.
  9. Giá hàng và giá các nguồn lực lao động, máy móc và đất đai được điều chỉnh để đảm bảo sao cho các nguồn lực khan hiếm được sử dụng để sản xuất ra các hàng hoá và dịch vụ phù hợp với nhu cầu xã hội. Trong hệ thống thị trường, cái gì cũng có giá, mỗi loại hàng mỗi loại dịch vụ đều có giá. Ngay cả nhân lực khác nhau cũng có giá (cụ thể là bậc lương). Nếu một thứ hàng nào mà người ta mua nhiều thì sẽ có nhiều đơn đặt hàng mới vì có nhiều khách hàng muốn mua, người bán sẽ tăng giá để phân phối một lượng cung hạn chế. Mặt khác, một mặt hàng nào đó được bán ra với khối lượng nhiều hơn số lượng yêu cầu của người mua, lúc đó người bán muốn giải quyết hết lượng sản phẩm của mình nên hạ giá, và ngay tại thời điểm hạ giá đó người ta sẽ mua nhiều hơn và người sản xuất không sản xuất ra nữa. Như vậy một sự cân bằng giữa người mua và người bán được khôi phục. Ngày nay thị trường bao hàm thị trường hàng tiêu dùng, thị trường các yếu tố sản xuất và thị trường chứng khoán. Khi gộp tất cả các thị trường khác nhau lại chúng ta có một hệ thống thực nghiệm lớn - đó là một hệ thống tạo ra sự cân đối giữa giá cả và sản xuất. Bằng cách cân đối người bán và người mua trong mỗi thị trường này, nền kinh tế sẽ đồng thời giải quyết ba vấn đề: Sản xuất hàng hoá gì? Sản xuất hàng hoá như thế nào? Hàng sản xuất ra cho ai? · Sản xuất hàng hoá gì là do người tiêu dùng “bỏ phiếu bằng tiền” hàng ngày mỗi khi họ quyết định mua mặt hàng này chứ không phải mặt hàng kia. Mặt khác, động cơ của doanh nghiệp là mong muốn có lợi nhuận. Các doanh nghiệp bị lợi nhuận cao lôi cuốn vào sản xuất những mặt hàng có mức cầu cao bỏ lại những khu vực có lợi nhuận thấp. Như vậy chu kỳ này là một chu kỳ khép kín. · Sản xuất hàng hoá như thế nào được xác định bởi sự cạnh tranh của các nhà sản xuất. Cách duy nhất để nhà sản xuất có thể cạnh tranh được về giá cả và tối đa hoá lợi nhuận của mình là giảm chi phí sản xuất đến mức tối thiểu bằng cách áp dụng những phương pháp sản xuất hiệu quả nhất. Lòng mong muốn lợi nhuận thúc đẩy người sản xuất tìm phương pháp nào rẻ nhất có thể thay thế cho phương pháp khác tốn kém hơn. Hệ thống giá cả là phương tiện phát tín hiệu của xã hội qua đó người sản xuất lựa chọn công nghệ thích hợp. · Hàng sản xuất ra cho ai được xác định bởi mối quan hệ cung cầu ở thị trường nhân tố sản xuất. Những thị trường này xác định mức lương, tiền thuê đất, lãi suất và lợi nhuận, những thứ này đi vào thu nhập của mọi người. Như vậy, phân phối thu nhập trong dân cư xác định bởi số lượng các nhân tố có được và giá cả của các nhân tố đó. Tuy nhiên cũng lưu ý rằng có những ảnh hưởng quan trọng bên ngoài thị trường xác định sự phân phối thu nhập. Tính chất của sự phân phối này phụ thuộc rất nhiều vào việc phân phối ban đầu về quyền sở hữu, vào khả năng
  10. bẩm sinh hoặc khả năng có được do lao động học tập, vào việc có hay không có phân biệt nam nữ và phân biệt chủng tộc. Nền kinh tế thị trường đã đạt được những thành tựu nhất định trong việc giải quyết ba vấn đề kinh tế cơ bản của nền kinh tế. Như vậy, thị trường là bàn tay vô hình dẫn dắt đến chỗ đạt được lợi ích cho mọi người. Thế nhưng, chúng ta cũng không được quên rằng bàn tay vô hình đôi khi cũng dẫn nền kinh tế đi lầm đường lạc hướng. Nền kinh tế thị trường đôi khi cũng có thất bại thị trường. Nó có những khuyết tật không thể nào tránh khỏi. Đó là dể bị những đợt lạm phát, thất nghiệp tái diễn, phân phối thu nhập bất bình đẳng mà có thể không chấp nhận được đối với đa số đông đảo quần chúng lao động. Để đối phó với những khuyết tật này của cơ chế bàn tay vô hình, các nền kinh tế hiện nay là sự hỗn hợp giữa bàn tay vô hình và bàn tay hữu hình của thuế, chi tiêu và luật lệ của chính phủ. Chương 2: Cung, cầu và giá thị trường Một trong những phương pháp tốt nhất để thấy được tầm quan trọng của kinh tế vi mô là nghiên cứu những điểm cơ bản của cung cầu. Phân tích cung cầu là công cụ hữu hiệu được sử dụng để phân tích nhiều vấn đề quan trọng và lý thú. Thị trường 1.1 Mô hình thị trường: Người tiêu dùng có nhu cầu mua sắm các hàng hoá và dịch vụ. Các công ty kinh doanh đáp ứng bằng cách sản xuất những hàng hoá và dịch vụ mà người tiêu thụ cần. Số lượng mà tất cả những người tiêu thụ muốn mua và có khả năng mua ở các mức giá khác nhau tạo nên cầu thị trường. Sự kết hợp cầu và cung thị trường đối với một hàng hóa hay dịch vụ cụ thể, hình thành nên một mô hình thị trường. 1.2 Các mô hình thị trường Dựa vào tính cạnh tranh có thể chia thị trường ra làm 4 loại : • Thị trường cạnh tranh hoàn toàn • Thị trường cạnh tranh độc quyền • Thị trường độc quyền nhóm • Thị trường độc quyền hoàn toàn. Trước hết chúng ta phân tích cung, cầu trong thị trường cạnh tranh hoàn toàn. Mặc dù cạnh tranh hoàn toàn hiếm khi tồn tại trong thực tế, nhưng mô hình này hoàn toàn có ích vì nó là một tiêu chuẩn để so sánh các tình huống và kết quả trong thực tế. Thị trường cạnh tranh hoàn toàn có 4 đặc tính:
  11. • Trước hết phải có nhiều người mua và nhiều người bán, tất cả đều tìm kiếm lợi ích cho mình. Những lượng bán và lượng mua của mỗi người chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong lượng cung và lượng cầu thị trường, do đó họ không thể ảnh hưởng lên giá cả thị trường bằng cách mua nhiều hay ít hoặc cung nhiều hay ít. Bất một người mua và người bán nào cũng đều là “người nhận giá” (price taker). • Phải có thông tin hoàn hảo đối với các điều kiện mua bán trên toàn thị trường, không một người mua nào phải trả giá cao hơn do không am hiểu hay một người bán nào cung cấp với mức giá thấp hơn giá đã hình thành trên thị trường. • Phải có sự đồng nhất về sản phẩm, nghĩa là sản phẩm của người cung cấp này hoàn toàn có thể được thay thế bằng sản phẩm của những người khác.- Cuối cùng, phải dễ dàng thay đổi đến một thị trường thuận lợi cho việc mua bán. Người mua phải tìm được mức giá thấp nhất và người bán tìm thấy những mức giá cao nhất cho hàng hóa của mình. Cầu thị trường 2.1. Khái niệm : Lượng tiêu thụ một sản phẩm (QD) thường phụ thuộc vào các yếu tố như mức giá của chính nó (P), thu nhập (I). Ngoài ra các yếu tố khác như sở thích hay thị hiếu của người tiêu dùng (Tas) giá các hàng có liên quan (PR), qui mô tiêu thụ của thị trường (N), giá dự kiến trong tương lai của sản phẩm (PF) cũng có ảnh hưởng đến lượng cầu. Có thể thể hiện mối quan hệ trên dưới dạng hàm số : QD = f ( P, I, Tas, N, PF, ) Trước hết chúng ta giả định rằng tất cả các yếu tố I, Tas, N, PF, không đổi và xét khái niệm về cầu của sản phẩm qua mối quan hệ giữa giá cả và lượng cầu sản phẩm. Cầu thị trường mô tả số lượng một hàng hóa hay dịch vụ mà người tiêu dùng sẽ mua ở các mức giá khác nhau trong một thời gian cụ thể, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi. Quan hệ giữa lượng cầu ở các mức giá khác nhau có thể được trình bày dưới dạng biểu cầu và hoặc đường cầu. Biểu cầu trong Bảng 2.1 là một ví dụ về cầu thị trường của đĩa compact mỗi năm tại thành phố X. Bảng 2.1. Biểu cầu thị trường đĩa compact (mỗi năm). Lượng cầu của Lượng cầu của Lượng cầu thị Giá (P) (ngàn người tiêu người tiêu dùng trường = QA + QB + đồng/đĩa) dùng A (QA) B (QB) 50 0 2 7.000
  12. 40 3 6 14.000 30 5 8 21.000 20 7 10 28.000 10 9 14 35.000 Số lượng cầu của một sản phẩm phụ thuộc nhiều yếu tố. Trong ví dụ trên chúng ta giả định các yếu tố khác không đổi, và chỉ nghiên cứu số lượng cầu của mặt hàng đĩa compact và giá cả của chính nó. Đưa các số liệu trong bảng 2.1 lên đồ thị, với giá cả được biểu thị lên trục đứng và các lượng cầu thị trường được biểu thị lên trục ngang ta có đường cầu thị trường của đĩa compact tại thành phố X trong một năm (hình 2.1). Đường cầu thường có dạng dốc xuống vì giữa giá và lượng cầu có mối quan hệ nghịch chiều. Khi giá cả hàng hóa và dịch vụ tăng lên người tiêu dùng sẽ muốn mua số lượng ít đi và ngược lại khi giá giảm họ sẽ mua số lượng lớn hơn. Mặt khác mối quan hệ giữa giá và lượng cầu trong bảng 2.1 cũng có thể thể hiện dưới dạng hàm số : Q = - 7/10.P + 42 hay P = - 10/7.Q + 60. Hàm cầu là hàm nghịch biến, trong trường hợp hàm cầu tuyến tính, nó có dạng : Q = a.P + b (với a<0). Hàm cầu thường có dạng dốc xuống từ trái sang phải, đặc tính này gọi là qui luật cầu. 2.2. Qui luật cầu : Với giả định các yếu tố khác không đổi, người tiêu thụ thông thường sẽ mua số lượng hàng hóa nhiều hơn khi mức giá giảm xuống và họ chỉ mua ít đơn vị hoặc không mua mua nếu mức giá tăng lên. Lượng cầu của hầu hết các hàng hóa và dịch vụ có mối liên hệ ngược chiều với giá cả, mối liên hệ này là qui luật cầu. Qui luật cầu có thể tóm tắt như sau : • Tăng giá làm người tiêu dùng thay thế mặc hàng khác hoặc cắt giảm tiêu dùng. • Giảm giá đưa làm người tiêu dùng mua thêm hoặc có thêm người mua.
  13. * Phân biệt lượng cầu và cầu : Cầu biểu thị các số lượng mà người tiêu dùng muốn mua và có thể mua ở các mức giá khác nhau, nghĩa là di chuyển trên đường cầu của một hàng hóa. Trong hình 2.1. khi giá giảm từ 40 ngàn đồng xuống 30 ngàn đồng tạo ra một sự di chuyển dọc theo đường cầu từ điểm B đến điểm C, làm tăng lượng cầu từ 14.000 lên 21.000 đơn vị. Lượng cầu là một con số cụ thể và chỉ có ý nghĩa trong mối quan hệ với một mức giá cụ thể. Trái lại, cầu không phải là một con số cụ thể, nó chỉ là một khái niệm dùng để mô tả hành vi của người tiêu dùng. Ngoài giá cả, có nhiều yếu tố tác động đến quyết định mua của người tiêu dùng, các yếu này được giữ không đổi của các yếu tố khác với giá sẽ làm thay đổi trong cầu, làm đường cầu dịch chuyển. 2.3. Các yếu tố làm dịch chuyển đường cầu : Một số yếu tố có thể tạo nên sự thay đổi cầu hay sự dịch chuyển đường cầu: • Thu nhập của người tiêu dùng. • Sở thích và thị hiếu của người tiêu dùng. • Giá cả của các hàng hóa liên quan. • Qui mô tiêu thụ của thị trường. • Dự đoán của người tiêu dùng về giá cả thu nhập và chính sách của chính phủ trong tương lai. - Một cách tổng quát đối với các loại hàng hoá thông thường, khi thu nhập tăng lên thì người tiêu dùng sẽ sẵn sàng chi tiêu nhiều hơn so với trước ở tất cả các mức giá. Tuy nhiên có một số loại hàng hoá, khi thu nhập của người tiêu dùng tăng lên thì lượng cầu của hàng hoá đó lại giảm đi ở tất cả các mức giá so với trước. Hàng hoá này được gọi là hàng hoá thứ cấp (inferior goods). Giả sử thu nhập của A tăng gấp đôi và có thể mua số lượng đĩa compact tăng thêm 2 đĩa ở tất cả các mức giá so với trước (Bảng 2.2). Đường cầu mới của A
  14. nằm bên phải đường cầu cũ như hình 2.2a, nói cách khác đường cầu của anh ta tăng. Bảng 2.2 Dịch chuyển của đường cầu do thay đổi thu nhập hay thị hiếu tiêu dùng. Giá (P) (ngàn Lượng cầu của A khi thu Lượng cầu mới của A khi đồng/đĩa) nhập là I1 (QA) thu nhập là I2 > I1 (QA) 50 1 3 40 3 5 30 5 7 20 7 9 10 9 11 • Sự thay đổi trong thị hiếu người tiêu dùng cũng có tác động lên cầu. Giả sử người tiêu dùng bây giờ thích đọc sách hay đi xem phim và ít thích nghe đĩa compact hơn trước. Đường cầu CD sẽ dịch chuyển sang trái (trường hợp hình 2.2(b)). • Giá cả hàng hóa liên quan cũng có tác động lên cầu của một hàng hoá. Hàng hóa liên quan là hàng thay thế hoặc hàng bổ sung. Hàng thay thế là các hàng tương tự và có thể thay thế cho hàng hóa khác - như phở và cơm, hòa nhạc và thể thao hàng bổ sung là các hàng hóa được sử dụng đồng thời - như đầu máy và băng video, xe và xăng thông thường sự tăng giá của một mặt hàng làm tăng cầu đối với mặt hàng thay thế nó. • Qui mô tiêu thụ của thị trường, nếu có số lượng người mua trên thị trường tăng, cầu đối với các mặt hàng sẽ tăng. Các nhà buôn sẽ hài lòng khi nhiều chung cư được xây dựng, mang đến cho họ nhiều khách hàng, dịch chyển các đường cầu sang phải. Ngược lại một nhà máy lớn ở địa phương đóng cửa, ít công nhân và gia đình họ còn ở lại trong vùng sẽ gây phiền muộn cho các nhà buôn vì cầu các hàng hóa giảm, các đường cầu dịch chuyển sang trái.
  15. • Dự đoán của người tiêu dùng về các sự kiện tương lai sẽ tác động đến cầu ví dụ dự đoán giá tăng khuyến khích người tiêu dùng mua nhiều hơn trong hiện tại. Dự đoán có sự thay đổi thu nhập hay chính sách nào đó của chính phủ có thể gây ra những thay đổi trong đối với một số mặt hàng cụ thể. 2.4. Sự co giãn của cầu : Nghiên cứu về sự co giãn của cầu rất quan trọng vì nó thường được áp dụng ở thực tiễn. Các phân tích ở phần trên cho thấy, người tiêu dùng quyết định mua số lượng hàng hóa và dịch vụ với số lượng bao nhiêu là phụ thuộc vào giá của chính nó, thu nhập của họ, giá cả của các hàng hóa liên quan. Tuy nhiên, chúng ta không rõ tại sao một quyển sách giáo khoa đắt hơn một quyển tiểu thuyết nổi tiếng, tại sao giá gạo trên thị trường thế giới giảm tương đối so với các mặt hàng công nghiệp khác. Đo lường độ giãn của cầu sẽ giúp chúng ta trả lời các câu hỏi này. Độ co giãn của cầu đo lường sự phản ứng (hay sự nhạy cảm) của người tiêu dùng biểu hiện qua sự thay đổi lượng hàng được mua khi các yếu tố như giá cả hàng hóa, thu nhập, giá hàng liên quan thay đổi ở đây chúng ta xem xét 3 loại độ co giãn : • Độ co giãn của cầu theo giá : • Độ co giãn của cầu theo thu nhập. • Độ co giãn chéo của cầu theo giá Độ co giãn của cầu theo giá (ED): đo lường sự nhạy cảm của người tiêu dùng, biểu hiện qua sự thay đổi lượng cầu khi giá cả hàng hóa thay đổi. Nó là tỉ lệ phần trăm thay đổi trong lượng cầu khi giá sản phẩm thay đổi một phần trăm (với điều kiện các yếu tố khác không đổi). Công thức : Trong đó, rQD là sự thay đổi trong lượng cầu từ Q1 đến Q2, rP là sự thay đổi của giá từ P1 đến P2 như trong hình 2.3a. khi độ co giãn được tính giữa hai điểm khác nhau trên đường nó được gọi là độ co giãn trên vòng cung trong trường hợp này QD = (Q1+ Q2)/2 và P = (P1+P2)/2.
  16. Độ giãn tính tại một điểm trên đường cầu đối với các thay đổi nhỏ của giá cả là độ co giãn điểm, QD trong công thức là Q1 và P là P1. Độ co giãn điểm, trong trường hợp của đường cầu tuyến tính có thể được tính toán đơn giản như sau. Công thức cơ bản có thể viết lại : Tỷ số rQD/rP là hệ số góc (a) trong hàm cầu : QD= a.P + b. Kỹ thuật tính toán này cũng thể áp dụng để đo lường độ co giãn điểm trên một đường cầu cong. Giả sử độ co giãn được đo tại A (P1,Q1) trong hình 2.3b. Đầu tiên kẻ tiếp tuyến với đường cầu tại A để xác định độ dốc (a) của đường cầu tại A, sau đó áp dụng công thức (3). Đặc tính của ED: + ED luôn luôn có giá trị âm, vì giá và lượng cầu thay đổi ngược chiều nhau. Nói chung, dấu của độ co giãn ít quan trọng đối với các nhà kinh tế hơn là độ lớn của nó, do đó trong tính toán chúng ta thường sử dụng trị số tuyệt đối. + Kết quả tính toán có thể xảy ra các trường hợp : • Nếu % ∆QD lớn hơn % ∆P người tiêu dùng phản ứng đáng kể đối với sự thay đổi của giá cả. Giá trị của ED lớn hơn I, ta nói cầu có co giãn nhiều. • Nếu % ∆QD nhỏ hơn %∆P người tiêu dùng phản ứng nhẹ đối với sự thay đổi của giá cả, giá trị của ED nhỏ hơn 1, cầu ít co giãn.
  17. • Nếu % ∆QD bằng % ∆P, giá trị của ED bằng 1, cầu co giãn đơn vị. • Nếu % ∆QD rất nhỏ hay không đổi so với % ∆P, giá trị của ED bằng 0, cầu hoàn toàn không co giãn. Trong trường hợp này đường cầu thẳng đứng, song song với trục giá cả (hình 2.4a). Muối ăn có thể là một ví dụ, nó là một loại hàng hóa mà những đơn vị đầu tiên rất cần thiết. Tuy nhiên, người tiêu dùng hiếm khi mua nhiều hơn số lượng cần thiết. Do đó cho dù giá muối giảm cực thấp người tiêu dùng sẽ không mua nhiều hơn và họ sẽ cũng không mua ít hơn nếu giá tăng mạnh. Hình 2.4 : Các dạng đặc biệt của đường cầu • Nếu % ∆QD vô hạn khi giá cả không thay đổi hay thay đổi rất ít, giá trị của ED bằng ∞, cầu hoàn toàn co giãn. Trong trường hợp này đường cầu nằm ngang, song song với trục số lượng (hình 2.4b). Đó là trường hợp đường cầu của các xí nghiệp trong thị trường cạnh tranh hoàn toàn. • Độ co giãn của cầu theo giá tác động đến tổng chỉ tiêu của người tiêu dùng và tổng doanh thu của các nhà kinh doanh. Tổng chi tiêu của người tiêu dùng hay tổng doanh thu của nhà kinh doanh là tích số của giá bán và sản lượng : TR = P.Q. • . Khi cầu co giãn nhiều ( |ED| > 1), % rQD lớn hơn % rP, P và TR nghịch biến, do đó TR sẽ tăng khi giá giảm và TR sẽ giảm khi giá tăng. • . Khi cầu co giãn ít ( |ED| < 1), % rQD nhỏ hơn % rP, P và TR đồng biến, do đó TR sẽ tăng khi giá tăng và TR sẽ giảm khi giá giảm. • . Khi cầu co giãn đơn vị ( |ED| = 1), % rQD và % rP như nhau, P và TR độc lập, do đó TR sẽ không đổi khi giá thay đổi.
  18. Hình 2.5 Giá cả hai doanh nghiệp A và B tăng một mức như nhau, nhưng tổng doanh thu của A tăng trong khi TR của B giảm vì cầu sản phẩm của A ít co giãn hơn cầu sản phẩm của B - Các nhân tố tác động đến độ co giãn của cầu theo giá : (1) Tính thay thế của sản phẩm: Một sản phẩm càng có nhiều sản phẩm thay thế có độ co giãn của cầu theo giá càng lớn. Thuốc lá hiệu 555 có độ co giãn của cầu theo giá lớn vì có nhiều thuốc lá nhãn hiệu khác thay thế nó, thuốc lá nói chung có độ co giãn của cầu theo giá nhỏ vì hầu như không có sản phẩm thay thế cho nó. (2) Thời gian : Đối với một số mặt hàng lâu bền, thông thường độ co giãn của cầu trong ngắn hạn thường ngắn hơn độ co giãn của cầu trong dài hạn. Nếu giá truyền hình tăng, nhiều người sẽ hoãn việc mua sắm lại, và do đó lượng cầu giảm nhiều. Nhưng cuối cùng, khi truyền hình cũ không sử dụng được nữa và cần phải được thay thế thì lượng cầu dài hạn sẽ không giảm nhiều như trong ngắn hạn. Đối với các mặt hàng khác, thông thường độ co giãn của cầu trong ngắn hạn thường nhỏ hơn độ co giãn của cầu trong dài hạn. Một nguyên nhân là phải có thời gian người tiêu dùng mới có thể thay đổi thói quen tiêu dùng. Nếu giá cà phê tăng mạnh, lượng cầu cà phê sẽ giảm xuống dần dần cho người tiêu dùng bắt đầu bớt uống cà phê. Nguyên nhân khác là sự liên quan giữa các mặt hàng ví dụ giá xăng tăng người tiêu dùng cũng không thể giảm lượng cầu nhiều ngay được, bởi vì phải có thời gian mới thay đổi xe ít tiêu hao nhiên liệu hơn (3) Tỷ phần chi tiêu của sản phẩm trong thu nhập: Phần chi tiêu của sản phẩm chiếm tỷ trọng càng cao trong thu nhập của người tiêu thụ thì cầu của nó sẽ co giãn càng nhiều. Lượng cầu về khăn giấy giảm không bao nhiêu khi giá của nó tăng mạnh. Trong khi đó, nếu giá vé máy bay tăng mạnh thì lượng cầu về vé sẽ thay đổi đáng kể. (4) Vị trí của mức giá trên đường cầu : Độ co giãn của cầu theo giá thay đổi dọc theo đường cầu, mức giá càng cao thì cầu co giãn. Điều nầy có thể được giải thích đơn giản đối với đường cầu tuyến tính qua công thức (3) của độ co giãn.
  19. Giá trị a là một hằng số và theo qui luật cầu P càng lớn thì QD sẽ càng nhỏ, do đó: + P = Po thì Q = 0, do đó |ED| = ∞ + P = 0 thì Q = Q0, do đó |ED| = 0 + P = P1 thì Q = Q1, do đó |ED| = 1 : Cầu co giãn đơn vị theo giá + P1 1 : Cầu co giãn nhiều + 0 < P < P1 thì |ED| < 1 : Cầu co giãn ít Hình 2.6 : Vị trí mức giá trên đường cầu (5) Tính chất của sản phẩm : Các mặt hàng thiết yếu có cầu ít co giãn hơn các mặt hàng xa xỉ. Người tiêu dùng sẽ không thể giảm lượng cầu về gạo nhiều, nhưng nếu giá mỹ phẩm hay nước hoa cao cấp tăng giá phản ứng của họ sẽ thực sự đáng kể. Độ co giãn của cầu theo thu nhập (EI): đo lường sự nhạy cảm của người tiêu dùng biểu hiện qua sự thay đổi lượng cầu khi thu nhập thay đổi, là % thay đổi của lượng cầu khi thu nhập thay đổi 1% (các điều kiện khác không đổi). Tính chất của EI: • EI thường có giá trị dương. Vì thu nhập và lượng cầu thay đổi cùng chiều. Theo qui luật Engel, đối cới các mặt hàng thiết yếu % rQD nhỏ hơn % rI, giá trị của EI nhỏ hơn 1. Đối với các mặt hàng cao cấp, % rQD lớn hơn % rI, giá trị của EI lớn hơn 1. • Đặc biệt đối với sản phẩm thứ cấp, EI có giá trị âm vì thu nhập và lượng cầu thay đổi ngược chiều nhau. Ví dụ: Khi thu nhập tăng mức tiêu thụ vải nội và xe đạp giảm xuống. Độ co giãn của cầu theo giá (EXY)
  20. Vì giá cả các mặt hàng có liên quan (thay thế hoặc bổ sung) có tác động đến giá cả và sản lượng của một doanh nghiệp, nên cần phải xác định mức độ của sự tác động này. Đô co giãn của cầu theo giá chéo đo lường sự nhạy cảm của người tiêu dùng, biểu hiện qua sự thay đổi lượng cầu của một mặt hàng khi khi giá cả của mặt hàng liên quan thay đổi. Công thức tính : Tính chất của EXY: • Khi hai mặt hàng X và Y thay thế cho nhau được, EXY có giá trị dương. Xăng A92 và A83 có thể là ví dụ. Giá xăng A83 tăng có thể làm gia tăng sự tiêu thụ A92. • Khi X và Y là mặt bổ sung lẫn nhau EXY có giá trị âm. Xăng và xe thường điển hình cho trường hợp này. Giá xăng tăng có thể làm giảm sự tiêu thụ xe. Cung thị trường 3.1. Khái niệm: Lượng sản phẩm thị trường cung ứng phụ thuộc nhiều nhân tố như giá của chính sản phẩm đó (P), chi phí sản xuất (C) trình độ khoa học kỹ thuật (Tec), số xí nghiệp trong ngành, giá dự kiến trong tương lai của sản phẩm. Có thể hiện mối quan hệ trên dưới dạng hàm số: Qs = F (P, C, Tec ) Khi đưa ra khái niệm về cung của sản phẩm người ta xét mối quan hệ giữa giá cả và lượng sản phẩm được cung ứng trong điều kiện các nhân tố khác được giả định là không thay đổi: cung thị trường mô tả số lượng một hàng hóa hay dịch vụ người sản xuất sẽ cung ứng ở các mức giá khác nhau trong một thời gian cụ thể, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi. Nếu ta xem xét sản lượng của một mặt hàng được các doanh nghiệp cung ứng trên thị trường trong mối quan hệ với giá cả của chính hàng hoá đó (giả định cá yếu tố khác không thay đối) chúng ta thấy giữa chúng luôn có mối quan hệ đồng biến. Việc biểu thị quan hệ này dưới hình thức biểu bảng gọi là biểu cung. Cung có thể được biểu thị bằng đường cung hay hàm số cung. Ví dụ biểu cung thị trường về đĩa compact mỗi năm được mô tả trong bảng 2.3 Bảng 2.3: Biểu cung thị trường về đĩa compact (mỗi năm)
  21. Giá (P) (ngàn Lượng cung của Lượng Công Lượng cung thị đồng/đĩa) Công Ty I (QI) ty II (QII) trường = QI + QII + 50 9 14 39.000 40 7 10 30.000 30 5 8 21.000 20 3 6 12.000 10 0 2 3.000 Đưa các số liệu trong bảng 2.3 lên đồ thị, với giá cả được biểu thị lên trục đứng và các lượng cung thị trường được biểu thị lên trục ngang ta có đường cung thị trường của đĩa compact trong một năm (hình 2.7). Đường cung có thể là đường thẳng hoặc đường cong nhưng thường có dạng dốc lên vì giữa giá và lượng cung có mối quan hệ cùng chiều, khi giá cả hàng hóa và dịch vụ tăng lên người sản xuất sẽ muốn cung ứng số lượng nhiều hơn và ngược lại khi giá giảm họ sẽ giảm số lượng hàng được cung ứng. Hình 2.7 Mặt khác mối quan hệ giữa giá và lượng cung trong bảng 2.3 cũng có thể thể hiện dưới dạng hàm số: Q = 9/10. P – 6 hay P = 10/9.Q + 20/3. Hàm cung là hàm đồng biến, hàm cung tuyến tính có dạng: Q = c.P + d (với c > 0) 3.2. Qui luật cung:
  22. Với điều kiện các yếu tố khác không đổi, thông thường người sản xuất sẽ cung ứng số lượng hàng hóa nhiều hơn ở các mức giá cao và họ chỉ cung ứng ít đơn vị hoặc không thể cung ứng nếu mức giá thấp. Cung của các hàng hóa và dịch vụ có mối liên hệ cùng chiều với giá cả, mối liên hệ này hình thành nên qui luật cung. Qui luật cung được tóm tắt như sau : Phân biệt lượng cung và cung: Tương tự như với cầu, cần phân biệt lượng cung và cung. Cung biểu thị các số lượng mà người sản xuất muốn cung ứng và có thể cung ứng ở các mức giá khác nhau. Do đó một sự thay đổi trong giá sẽ gây nên sự thay đổi trong lượng cung, nghĩa là chỉ có sự di chuyển dọc đường cung đối với một hàng hóa. Trong hình 3.1, khi giá giảm từ 40 ngàn đồng xuống 30 ngàn đồng tạo ra một sự di chuyển dọc từ điểm B đến điểm C, làm giảm lượng cung từ 30.000 xuống 21.000 đơn vị. Lượng cung là một con số cụ thể và chỉ có ý nghĩa trong mối quan hệ với một mức giá cụ thể. Trái lại, cung không phải là một con số cụ thể, nó chỉ là một khái niệm dùng để mô tả hành vi của người bán hay người sản xuất. Ngoài giá cả, có nhiều yếu tố tác động đến quyết định cung ứng của người sản xuất, các yếu tố này được giữ không đổi trong khi vẽ đường cung cụ thể. Do đó, khi các yếu tố này thay đổi sẽ làm thay đổi trong cung, hay đường cung dịch chuyển. 3.3. Các yếu tố làm dịch chuyển đường cung: Một số yếu tố có thể tạo nên sự thay đổi cung hay sự dịch chuyển đường cung là các thay đổi trong (1) Chi phí các yếu tố sản xuất được sử dụng (2) Tình trạng kỹ thuật được các hãng áp dụng trong ngành (3) Các chính sách, qui định của chính phủ (4) Số hãng trong ngành. • Chi phí sản xuất giảm, khuyến khích các doanh nghiệp hiện hành mở rộng sản xuất và các doanh nghiệp mới gia nhập thị trường. Do đó, lượng cung ở tất cả các mức giá đều tăng lên. Nói cách khác đường cung sản phẩm dịch chuyển sang phải. Giả sử chi phí sản xuất đĩa compact giảm, ở mọi mức giá thị trường sẽ cung ứng một lượng đĩa lớn hơn. Đường cung mới của thị trường nằm bên phải đường cung cũ. Nói cách khác đường cung của thị trường dịch chuyển sang phải. Ngược lại, nếu chi phí sản xuất tăng, cung của thị trường sẽ giảm, đường cung dịch chuyển sang trái (hình 2.8 b). • Sự thay đổi kỹ thuật sản xuất tác động lên cung, tiến bộ trong ngành sản xuất CD đã làm tăng cung các sản phẩm (bảng 2.4), đường cung CD dịch chuyển sang phải như hình 2.8 a. • Sự thay đổi trong chính sách thuế, chính sách trợ cấp, các chính sách về xử lý chất thải hay bảo vệ môi trường đều có thể tác động lên hành vi của
  23. người sản xuất. Nếu người sản xuất phải nộp 5.000 đồng trên mỗi đơn vị sản phẩm, họ sẽ muốn bán mức giá cao hơn trước đúng bằng khoản thuế ở tất cả các mức sản lượng được cung ứng, hay nói cách khác họ chỉ muốn và có thể cung ứng một lượng nhỏ hơn ở các mức giá. Trong trường hợp này đường cung đã dịch chuyển sang trái. Bạn cũng có thể thấy điều xảy ra hoàn toàn ngược lại, đường cung dịch chuyển sang phải, nếu như người sản xuất nhận được khoản trợ cấp từ chính phủ. Bảng 2.4: Biểu cung thị trường mới sau khi áp dụng kỹ thuật sản xuất mới CD Giá (P) Lượng cung cũ của Lượng cung mới thị (Ngàn đồng/đĩa) thi trường trường 50 39.000 44.000 40 30.000 35.000 30 21.000 26.000 20 12.000 17.000 10 3.000 8.000 Hình 2.8 · Yếu tố tiếp theo là số lượng nhà sản xuất trong ngành thay đổi. Nếu số hãng sản xuất tăng, cung hàng hóa và dịch vụ sẽ tăng. Một ví dụ gần đây là thị trường nước giải khát, nhiều công ty mới gia nhập thị trường. Kết quả là, đường cung dịch chuyển sang phải, các công ty sẵn sàng bán mức giá thấp hơn đối với mọi số lượng. 3.4. Co giãn của cung theo giá: Độ co giãn của cung theo giá đo lường phản ứng của người sản xuất biểu hiện qua sự thay đổi lượng hàng được cung ứng khi giá cả hàng hóa và dịch vụ thay đổi. Công thức độ co giãn cung theo giá:
  24. Trong đó, rQS là sự thay đổi trong lượng cung từ QS1 đến QS2, rP là sự thay đổi giá từ P1 đến P2. Khi độ co giãn được tính giữa hai điểm khác nhau trên đường cung, nó được gọi là độ co giãn vòng cung, trong trường hợp này QS = (QS1+ QS2)/2 và P = (P1+P2)/2. Độ co giãn tính tại một điểm trên đường cung đối với các thay đổi nhỏ trong giá cả là độ co giãn điểm, QS trong công thức là QS1 và P là P1. Độ co giãn điểm, nhất là đối với một đường cung tuyến tính có thể được tính toán đơn giản. Từ công thức cơ bản có thể viết lại: Tương tự như cầu, tỷ số rQS /rP là hệ số góc (c) của hàm cung Qs = c.P + d Đặc tính của co giãn cung: • Es luôn luôn có giá trị dương, vì giá và lượng cung thay đổi cùng chiều nhau. • Tương tự như với cầu, kết quả tính toán có thể xảy ra các trường hợp: • Nếu %rQS lớn hơn %rP người sản xuất phản ứng đáng kể đối với sự thay đổi của giá cả. ES >1, cung co giãn nhiều. • Nếu %rQS nhỏ hơn %rP người sản xuất phản ứng nhẹ đối với sự thay đổi của giá cả. ES < 1, cung ít co giãn nhiều. • Nếu % rQS bằng % rP, ES = 1, cung co giãn đơn vị. • Nếu % rQS rất nhỏ hay không đổi so với % rP, ES = 0, cung hoàn toàn không co giãn, nghĩa là cung của hàng hóa là một số lượng cố định bất kể giá cả như thế nào. Trong trường hợp này đường cung thẳng đứng, song song với trục giá cả, đường cung sản phẩm trong nhất thời là một ví dụ. • Nếu % rQS vô hạn khi giá cả không thay đổi hay thay đổi rất ít.ES = ∞, cung hoàn toàn không co giãn. Trong trường hợp này đường cung nằm
  25. ngang, song song với trục số lượng, đường cung này hiếm có trong thực tế. Hình 2.9 Các nhân tố tác động đến độ co giãn của cung theo giá: co giãn của cung theo giá phụ thuộc ở việc nhà sản xuất có thể thay đổi lượng cung nhanh như thế nào khi giá thay đổi, có thể kể đến một vài nhân tố ảnh hưởng đến độ co giãn của cung: • Thời gian sẽ ảnh hưởng đến việc tăng giảm các yếu tố sản xuất để tăng hay giảm năng lực sản xuất, để tham gia hay rút lui khỏi ngành. Thông thường đối với phần lớn sản phẩm, cung dài hạn co giãn nhiều hơn cung ngắn hạn công ty bị giới hạn năng lực sản xuất trong một qui mô sản xuất cố định. • Khả năng dự trữ hàng hóa xác định liệu nó có thể được tồn trữ khi giá thấp và đưa ra thị trường khi giá cao hay không. Do đó, khả năng dự trữ xác định các công ty có thể thay đổi số lượng cung nhanh chóng như thế nào. Thị trường cân bằng 4.1. Thị trường cân bằng: Trong thị trường tự do, tương tác của cung và cầu xác định giá cả của một hàng hóa. Trong ví dụ về thị trường đĩa compact, nhiều người tiêu dùng mua đĩa CD, nhiều công ty đáp ứng bằng cách đưa đĩa ra bán. Giá thị trường được hình thành khi có sự trùng hợp về số lượng mà người mua muốn mua và số lượng mà người bán muốn bán. Tại mức giá thị trường là 30.000 đồng một đơn vị, tất cả 21.000 đĩa compact đưa ra bán được mua hết, ta nói “thị trường hết hàng” hay còn được gọi là giá và lượng cân bằng. Như vậy giá cân bằng là mức giá mà tại đó lượng sản phẩm mà người mua muốn mua đúng bằng lượng sản phẩm mà người bán muốn bán. Trên đồ thị, điểm cân bằng chính là giao điểm của đường cung và đường cầu. Bảng 2.10 Biểu cung và cầu thị trường về đĩa compact (mỗi năm)
  26. Giá (P) (Ngàn đồng/đĩa) Lượng cung (QS) Lượng cầu (QD) 50 39.000 7.000 40 30.000 14.000 30 21.000 21.000 20 12.000 28.000 10 3.000 35.000 Hình 2.10 4.2.Thặng dư và khan hiếm Ở các mức giá cao hơn mức giá cân bằng, ví dụ 40.000 đồng, người sản xuất muốn bán một lượng là 30.000 CD, trong khi người tiêu dùng chỉ muốn mua 14.000 CD, thị trường thặng dư một lượng hàng là 16.000 CD. Khi có sự thặng dư, người bán sẽ hạ giá, giá hạ theo qui luật cầu thì lượng cầu sẽ tăng lên và theo qui luật cung thì lượng cung sẽ giảm xuống, giá hạ cho đến khi đạt tới mức cân bằng (hình 2.10). Ở các mức thấp hơn mức giá cân bằng, như giá 10.000 đồng người sản xuất muốn mua bán một lượng là 3.000 CD, trong khi người tiêu dùng muốn mua 35.000 CD, thị trường thiếu hụt một lượng hàng là 32.000 CD. Khi có sự khan hiếm, người bán sẽ tăng giá và người mua cũng sẵn sàng trả giá cao hơn để mua cho được hàng, giá tăng theo qui luật cung thì lượng cung sẽ tăng lên và theo qui luật cầu thì lượng cầu sẽ giảm xuống, giá tăng cho đến khi đạt tới mức cân bằng. Ở mức giá cân bằng, như giá 30.000 đồng, lượng cung bằng lượng cầu, không có thặng dư hay khan hiếm. Số lượng mà người tiêu dùng mong muốn mua trùng hợp với số lượng mà người bán cung cấp.
  27. Hình 2.11 4.3. Các trường hợp thay đổi giá cân bằng: Điểm cân bằng trên đồ thị thị trường sẽ thay đổi khi có sự dịch chuyển của đường cung hoặc đường cầu hoặc cả đường cung và đường cầu. Nói cách khác, giá cân bằng và lượng cân bằng sẽ thay đổi khi có sự thay đổi của cung hoặc cả cung và cầu. Trường hợp 1: Cung không đổi và cầu thay đổi: Cung không đổi và cầu tăng: Khi cầu một mặt hàng tăng lên, thị trường sẽ cân bằng tại mức giá và lượng cân bằng cao hơn trước, vì ở mức giá cân bằng cũ, thị trường sẽ thiếu hụt hàng hóa (hình 2.12 a). Cung không đổi và cầu giảm: Khi cầu một mặt hàng giảm xuống, thị trường sẽ cân bằng tại mức giá và lượng cân bằng thấp hơn trước (hình 2.12b). Trường hợp 2: Cầu không đổi và cung thay đổi Cầu không đổi và cung tăng: Khi cung một mặt hàng tăng lên, thị trường sẽ cân bằng tại mức giá cân bằng thấp hơn trước, vì ở mức giá cân bằng cũ, thị trường sẽ thặng dư hàng hóa (hình 2.12 a).
  28. Hình 2.12 Cầu không thay đổi và cung giảm: Khi cung một giảm xuống, thị trường sẽ cân bằng tại mức giá cân bằng cao hơn trước (hình 2.13b). Hình 2.13 Khi cả cung lẫn cầu một mặt hàng thay đổi thì giá và lượng cân bằng sẽ thay đổi như thế nào tùy thuộc cung cầu thay đổi cùng chiều hay nghịch chiều, cùng mức độ hay khác mức độ. Ví dụ khi cả cung lẫn cầu một mặt hàng tăng lên, thị trường có thể sẽ cân bằng tại mức giá cao hơn, thấp hơn hay như cũ phụ thuộc mức tăng của cung, cầu nhưng lượng cân bằng sẽ ở mức cao hơn. Nếu mức tăng cung khá lớn trong khi cầu chỉ tăng ít thì giá cân bằng sẽ giảm xuống. Can thiệp của chính phủ vào thị trường Trong thực tế, hầu hết các thị trường không hoạt động hoàn toàn tự do. Hệ thống kinh tế ở hầu hết các nước không hoàn toàn là hệ thống kinh tế thị trường tự do thuần tuý mà là hệ thống kinh tế hỗn hợp. Chính Phủ thường can thiệp
  29. trực tiếp hay gián tiếp vào thị trường bằng một số biện pháp. Sự can thiệp này nhằm mục đích làm thay đổi giá cả và số lượng hàng hóa và dịch vụ. 5.1. Can thiệp trực tiếp của Chính Phủ: giá trần và giá sàn Đôi khi sự thay đổi trong cầu hay cung hàng hóa và dịch vụ đem đến giá cao hay thấp bất thường có thể làm cho các thành phần nào đó trong xã hội được và mất một cách không công bằng, chính phủ có thể can thiệp trực tiếp hay gián tiếp vào thị trường để điều chỉnh. Để tránh tình trạng giá cao bất thường, chính phủ có thể ấn định giá trần, theo luật giá cả không thể tăng trên mức giá đó. Để tránh tình trạng giá thấp bất thường, chính phủ có thể ấn định giá sàn, theo luật giá cả không thể giảm dưới mức giá đó. Cả hai trường hợp, chính phủ cố gắng đạt đến mục tiêu công bằng trong phân phối hàng hóa và dịch vụ. Sự bất lợi của giá trần và giá sàn là nó không thể ngăn ngừa các thị trường di chuyển đến điểm cân bằng. Nó có thể gây ra sự thặng dư hay khan hiếm trầm trọng và kéo dài hơn so với tình trạng thị trường tự do. Đồ thị dưới đây mô tả những ảnh hưởng của chính sách giá tối đa, Po và Qo là điểm cân bằng trên thị trường tự do. Nếu chính phủ qui định rằng giá không thể cao hơn giá trần cho phép là Pmax các sản xuất không thể cung ứng nhiều như trước, lượng cung giảm xuống còn Q1 và ngược lại nhưng người mua lại muốn mua một lượng lớn hơn là Q2. Kết quả là lượng cầu vượt lượng cung, thị trường thiếu hụt một lượng hàng là (Q2 – Q1 ). Sự khan hiếm đôi khi thể hiện qua hình thức xếp hàng hoặc hình thức định lượng, tem phiếu. Giá trần (hay giá tối đa – Pmax) Hình 2.14 Giá trần (hay giá tối đa – Pmax) Một số người được lợi và một số bị thiệt từ biện pháp can thiệp này. Người sản xuất chịu thiệt, nhận được mức giá thấp hơn trước và một số phải ngừng sản xuất. Một số người dùng được lợi vì được mua hàng với giá thấp, số khác không mua được hàng với giá thấp, số khác không mua được hàng sẽ thiệt thòi vì phải mua hàng ở một thị trường không hợp pháp – thị trường chợ đen – với mức giá P1 cao hơn mức giá P0 trong điều kiện thị trường tự do. Giá sàn (hay giá tối thiểu – Pmin)
  30. Hình 2.15 Giá sàn (hay giá tối thiểu – Pmax) Trên đồ trên, P0 và Q0 là điểm cân bằng trên thị trường tự do, nếu chính phủ qui định rằng giá không thể giảm thấp hơn giá sàn cho phép là Pmin. Ở mức giá cao, lượng cung ứng Q1 nhiều hơn trước và ngược lại những người mua chỉ muốn mua một lượng ít hơn là Q2. Kết quả là lượng cung vượt cầu, thị trường thừa một lượng hàng là (Q1 – Q2), rõ ràng là người tiêu dùng bị thiệt từ biện pháp can thiệp này vì phải mua hàng với giá Pmin cao hơn mức giá P điều kiện thị trường tự do. Người sản xuất nhận được mức giá cao hơn trước nhưng giảm số lượng bán từ Q0 xuống Q2, chính phủ không có biện pháp hỗ trợ bằng cách mua hết lượng sản phẩm thì họ sẽ không có thu nhập để bù đắp chi phí để sản xuất (Q1 + Q2). Các ví dụ cho chính sách giá sàn là giá lúa tối thiểu, tiền lương tối thiểu. 5.2.Can thiệp gián tiếp của chính phủ: thuế và trợ cấp Đánh thuế : Trong thực tế, đôi khi chính phủ xem việc đánh một mức thuế trên một đơn vị hàng hóa như là một hình thức phân phối tăng thu nhập hay hạn chế việc sản xuất hay tiêu dùng một loại hàng hóa hay dịch vụ nào đó. Qua đường cung và đường cầu ta có thể xem động của một khoản thuế. Hình 2.16: Tác động của môt sắc thuế
  31. Giả sử chính phủ đánh thuế t đồng trên một đơn vị hàng hóa được bán ra phản ứng của người bán là họ muốn được trả một mức giá thị trường cao hơn trước t đồng tại mọi số lượng được bán ra. Điều đó có nghĩa là đường cung sẽ dịch chuyển song song lên trên một đoạn bằng đúng khoản thuế t như hình trên. Đường cầu của người tiêu thụ không có lý do gì để thay đổi. Trên đồ thị giá cân bằng tăng từ P1 lên P2 và lượng cân bằng giảm từ Q1 xuống Q2. Giá cân bằng cao hơn có nghĩa là người sản xuất đã chuyển được phần nào gánh nặng thuế sang cho người tiêu dùng, cụ thể là khoản E2A trên đồ thị. Nhưng mức thuế mà người tiêu dùng gánh chịu qua giá mua nhỏ hơn mức thuế mà người sản xuất phải nộp (E2A < 1), do đó người sản xuất cũng gánh chịu một phần thuế là AB = t – E2A. như vậy ai gánh chịu nhiều hơn từ một sắc thuế của chính phủ ? Xét hai trường hợp đặc biệt sau : • Đường cầu hoàn toàn co giãn theo giá người sản xuất phải gánh chịu toàn bộ khoản thuế. • Đường cầu hoàn toàn không co giãn theo giá thì người tiêu dùng phải gánh chịu toàn bộ khoản thuế. Hình 2.17 Như vậy tác động của một khoản thuế là nói đến gánh nặng kinh tế cuối cùng của nó. Việc người mua hay người bán cuối cùng phải chịu khoản thuế đó phụ thuộc vào độ co giãn tương đối của cung và cầu. Nói chung, người sản xuất sẽ gánh chịu phần lớn khoản thuế nếu cầu co giãn nhiều so với cung ( |ED| / ES lớn ). Ngược lại người tiêu dùng sẽ gánh chịu phần lớn khoản thuế nếu cầu ít co giãn so với cung ( |ED| / ES nhỏ). Cụ thể, phần thuế chuyển vào giá có thể tính theo công thức sau: t x ES / (|ED |/ES) Trợ cấp : Trợ cấp có thể xem như một khoản thuế âm. Do đó, ngược lại đối với trường hợp đánh thuế, chính phủ xem việc trợ cấp một khoản tiền nào đó trên một đơn vị hàng hóa như một hình thức hỗ trợ cho sản xuất hay tiêu dùng. Tương tự
  32. như phân tích tác động của một khoản thuế, qua đường cung và đường cầu ta có thể xem xét tác động của một khoản trợ cấp. Giả sử chính phủ trợ cấp S đồng trên một đơn vị hàng hóa đối với người sản xuất, họ có thể cung ứng mức sản lượng cao hơn trước ở tất cả mức giá có thể có trên thị trường. Điều đó có nghĩa là đường cung sẽ dịch chuyển sang phải hay dịch chuyển xuống dưới một khoản bằng đúng khoản trợ cấp s như hình trên. Hình 2.18 Đường cầu của người tiêu thụ không có lý do gì để thay đổi. Trên đồ thị giá cân bằng giảm từ P1 xuống P2 và lượng cân bằng tăng từ Q1 lên Q2. Giá cân bằng thấp hơn có nghĩa là người tiêu dùng cũng hưởng lợi từ chính sách trợ cấp, cụ thể là họ mua sản phẩm với mức giá thấp hơn một khoản E1C trên đồ thị, do đó người sản xuất chỉ hưởng một phần trợ cấp là đoạn CD = s – E1C. Như vậy ai có lợi nhiều hơn từ chính sách trợ cấp của chính phủ? Xét hai trường hợp đặc biệt sau : • Đường cầu hoàn toàn co giãn theo giá thì sản xuất hưởng toàn bộ khoản trợ cấp. • Đường cầu hoàn toàn không co giãn theo giá thì người tiêu dùng hưởng toàn bộ khoản trợ cấp.
  33. Hình 2.19 Như vậy việc cuối cùng người mua hay người bán thường hưởng lợi từ chính sách trợ cấp của chính phủ phụ thuộc vào độ co giãn tương đối của cung và cầu. Nói chung, người sản xuất sẽ hưởng phần lớn các khoản trợ cấp cầu nếu co giãn nhiều so với cung. Tóm lại: Chính phủ chỉ nên can thiệp vào thị trường bằng cách qui định mức giá, khung giá và giới hạn giá trong từng trường hợp hạn hữu bắt buộc và trong một thời gian ngắn. Ngoài ra bất kỳ sự can thiệp nào cũng dẫn tới mất cân đối cung cầu, hình thành chênh lệch giá là cơ sở cho một tình trạng rối loạn thị trường do tác dụng của thị trường chợ đen. Muốn bảo hộ bất kỳ một đối tượng nào của thị trường (người sản xuất hoặc người tiêu dùng) chính phủ cần có một phần nguồn lực kinh tế. Ví dụ để nâng giá nông sản, bảo hộ người sản xuất, chính phủ phải có đủ tiền để mua hết lượng nông sản thừa tại mức giá ấn định. Hoặc muốn giảm giá thuê nhà để bảo vệ người tiêu dùng chính phủ cần có đủ vốn để xây dựng một lượng nhà còn thiếu để cho thuê tại mức giá qui định. Chương 3: Lý thuyết lựa chọn của người tiêu dùng Mục tiêu của chương này là lý giải sự hình thành đường cầu thị trường của sản phẩm, trên cơ sở phân tích cách ứng xử hợp lý của người tiêu dùng. Với thu nhập bằng tiền nhất định, người tiêu dùng sẽ phân phối thu nhập của họ như thế nào cho các lọai sản phẩm để đạt mức thỏa mãn tối đa - hay đạt trạng thái cân bằng trong tiêu dùng. Có hai lý thuyết nghiên cứu hành vi hợp lý của người tiêu dùng và sự hình thành của đường cầu: thuyết cổ điển phân tích cân bằng tiêu dùng bằng thuyết hữu dụng và thuyết tân cổ điển phân tích phân tích cân bằng tiêu dùng bằng phương pháp hình học. Hai hướng nghiên cứu này đều có những ưu, nhược điểm riêng nhưng bổ sung cho nhau và mang lại kết qủa giống nhau.
  34. Cách tốt nhất để hiểu hành vi của người tiêu dùng là nghiên cứu theo ba bước. Bước thứ nhất là xem xét thị hiếu của người tiêu dùng. Cụ thể là chúng ta cần một phương pháp thực tiển để mô tả được người tiêu dùng ưa thích mặt hàng này hơn mặt hàng khác như thế nào? Bước thứ hai, chúng ta phải tính đến một thực tế là người tiêu dùng phải đối mặt với những giới hạn về ngân sách - thu nhập của họ là có giới hạn và nó hạn chế lượng hàng hóa mà họ có thể mua được. Bước thứ ba là kết hợp thị hiếu của người tiêu dùng và giới hạn ngân sách với nhau để xác định những lựa chọn của người tiêu dùng. Nói cách khác, với thị hiếu của mình và thu nhập có giới hạn, người tiêu dùng sẽ mua một tập hợp các loại hàng hóa như trên để đạt được sự thỏa mãn tối đa? Phân tích cân bằng thị trường bằng lý thuyết hữu dụng 1.1. Một số vấn đề cơ bản: Thuyết hữu dụng dựa trên một số giả định: (1) Mức thỏa mãn khi tiêu dùng sản phẩm có thể định lượng và đo lường được, có nghĩa là có thể so sách và xếp hạng tất cả các loại hàng hóa. Nói cách khác, trong bất cứ 2 hàng hóa A và B nào, người tiêu dùng cũng sẽ hoặc thích A hơn B, hoặc thích B hơn A, hoặc bàng quan giữa A và B. Lưu ý rằng những sở thích này hoàn toàn không tính đến chi phí. Một người tiêu dùng có thể thích thịt bít tết hơn bánh mì thịt nhưng lại mua bánh mì vì nó rẻ hơn. (2) Các sản phẩm có thể chia nhỏ. (3) Người tiêu dùng luôn có sự lựa chọn hợp lý. Hữu dụng (U: Utility) Khi nghiên cứu thái độ của người tiêu dùng trước hết chúng ta phải đặt câu hỏi tại sao người ta lại tiêu dùng hàng hóa dịch vụ? Có thể trả lời rằng việc tiêu dùng sản phẩm sẽ đáp ứng những nhu cầu nào đó của con người hay mang lại tính hữu dụng cho con người. Hữu dụng là sự thỏa mãn mà một người cảm nhận được khi tiêu dùng một loại sản phẩm hay dịch vụ nào đó, hữu dụng mang tính chủ quan. Một người tiêu dùng hàng hóa A nhiều hơn hàng hóa B vì đối với họ A có độ hữu dụng cao hơn B. Tính hữu dụng mang một yếu tố tâm lý quan trọng, vì thế con người tìm cách đạt được hữu dụng bằng cách nhận những thứ làm hài lòng họ và tránh những thứ làm tổn thương họ. Tổng hữu dụng (U: Total utility) Tổng hữu dụng là tổng mức thỏa mãn khi ta tiêu thụ một số lượng sản phẩm nhất định trong mỗi đơn vị thời gian. Tổng hữu dụng đạt được sẽ phụ thuộc vào số lượng sản phẩm được sử dụng. Tổng hữu dụng có đặc điểm là ban đầu khi tăng số lượng sản phẩm tiêu thụ thì tổng hữu dụng tăng lên, đến số lượng sản phẩm nào đó tổng hữu dụng sẽ đạt cực đại; nếu tiếp tục gia tăng số lượng sản phẩm sử dụng, thì tổng mức thỏa mãn có thể không đổi hoặc sẽ sụt giảm. Hữu dụng biên (MU: Marginal Utility)
  35. Hữu dụng biên là sự thay đổi trong tổng hữu dụng khi thay đổi 1 đơn vị sản phẩm tiêu dùng trong mỗi đơn vị thời gian (với điều kiện các yếu tố khác không đổi) : (1) Nếu hàm tổng hữu dụng là liên tục, thì MU chính là đạo hàm bậc nhất của TU: (2) Trên đồ thị, MU chính là độ dốc của đường tổng hữu dụng TU. Ví dụ 1: Biểu tổng hữu dụng và tổng hữu dụng biên của một người tiêu dùng khi xem phim trên băng hình video trong tuần như sau: Qx* TUx(đvhd) MUx (đvhd) 1 4 4 2 7 3 3 9 2 4 10 1 5 10 0 6 9 -1 7 7 -2 (*) Qx biểu thị số lượng băng hình được xem
  36. Hình 3.1b Qui luật hữu dụng biên giảm dần Khi sử dụng ngày càng nhiều sản phẩm X, trong khi số lượng các sản phẩm khác được giữ nguyên trong mỗi đơn vị thời gian, thì hữu dụng biên của sản phẩm X sẽ giảm dần. Mối quan hệ giữa MU và TU: • Khi MU > 0 thì TU tăng • Khi MU < 0 thì TU giảm • Khi MU = 0 thì TU đạt cực đại (TUmax) 1.2. NGUYÊN TẮC TỐI ĐA HÓA HỮU DỤNG Mục đích và giới hạn của người tiêu dùng Mục đích của người tiêu dùng là tối đa hóa thỏa mãn, nhưng họ không thể tiêu dùng tất cả hàng hóa và dịch vụ mà họ mong muốn đến mức bảo hòa vì họ luôn bị giới hạn về ngân sách. Giới hạn ngân sách của người tiêu dùng thể hiện ở mức thu nhập nhất định của họ và giá cả của các sản phảm cần mua. Vấn đề đặt ra là họ phải sử dụng quyết định của mình cho các sản phẩm sao cho mức thỏa mãn đạt được cao nhất. Có nghiều cách để được mức thỏa mãn mà chúng ta có thể chọn lựa cách nào tốt hơn. Tuy nhiên vì sự khan hiếm đặt ra
  37. những ràng buộc cho việc lựa chọn cách thức để thỏa mãn tiêu dùng nên người tiêu dùng phải lựa chọn phương án tối ưu cho các cách thức tiêu dùng nhằm đạt mục tiêu tổng hữu dụng tối đa trong giới hạn về ngân sách. Ví dụ: Nếu chúng ta có 3000 đồng để ăn trưa thì chúng ta không thể dùng một bửa ăn với nhiều món ăn đắt tiền được, hay trong việc sử dụng thời gian cũng vậy, chúng ta không thể vừa đi xem bóng đá vừa học bài được. Nguyên tắc tối đa hóa hữu dụng: Ví dụ 1: Cá nhân A có thu nhập I = 7 ngàn đồng, dùng để chi mua hai sản phẩm X và Y. Vấn đề đặt ra A cần mua bao nhiêu đồng cho X; bao nhiêu đồng cho Y để tổng mức hữu dụng thỏa mãn đạt được là tối đa. Sở thích của A đối với hai sản phẩm được thể hiện qua bảng sau: X (đồng) MUX (đvhd) Y (ngàn đồng) MUY (đvhd) 1 40 1 30 2 36 2 29 3 32 3 28 4 28 4 27 5 24 5 25 Ta sẽ so sánh chi tiêu hợp lý cho từng đồng một (dùng đơn vị ngàn đồng): • Nếu đồng thứ nhất chi tiêu cho X sẽ mang lại cho A mức thỏa mãn là 40 đvhd, còn nếu chi tiêu cho Y chỉ mang lại mức thỏa mãn là 30 đvhd. Vậy để tối đa hóa hữu dụng đồng thứ nhất anh ta sẽ chi tiêu cho X: • Tiếp tục, đồng thứ 2 nếu chi tiêu cho X sẽ mang lại 36 đvhd; còn nếu chi cho Y chỉ mang lai đvhd. Do đó anh ta sẽ chi đồng thứ 2 cho X. So sánh các đồng chi tiêu kế tiếp
  38. Đồng thứ bảy chi cho x4 Như vậy, để đạt thỏa mãn tối đa khi chi tiêu hết 7 đồng, A sẽ chi mua 4 đồng cho X và 3 đồng cho Y : MUx4 = MUy3 = 28 đvhd. Như vậy, nguyên tắc tối đa hóa hữu dụng là trong khả năng chi tiêu có giới hạn, người tiêu dùng sẽ mua số lượng các sản phẩm sao cho hữu dụng biên của đơn vị tiền tệ cuối cùng của các sản phẩm được mua sẽ bằng nhau: MUx = MUy = (1) X + Y + = I (2) Khi X vàY được tính bằng đơn vị hiện vật với đơn giá là Px và Py, công thức trên được viết lại: (1) X.Px + Y.PY = I (2) Vi dụ 2: Giả sử cá nhân B có thu nhậplà 14 đồng, chi mua 2 sản phẩm X và Y với đơn giá các sản phẩm là Px = 2 đồng/kg và Py = 1 đồng/l. sở thích của B đối với hai sản phẩm thể hiện qua biểu hữu dụng biên trong bảng 3.3
  39. Vấn đề đặt ra là B nên mua bao nhiêu đơn vị sản phẩm X, bao nhiêu đơn vị sản phẩm Y để đạt TUXYmax. X(kg) MUx(đvhd) Y(lít) MUy(đvhd) 1 20 1 12 2 18 2 11 3 16 3 10 4 14 4 9 5 12 5 8 6 8 6 7 7 3 7 4 8 0 8 1 Gọi x, y là số lượng của sản phẩm X và Y. Để tối đa hóa thỏa mãn, người tiêu dùng phải chọn phối hợp các sản phẩm sao cho thỏa mãn 2 điều kiện đã nêu trên: (1) Mục đích tiêu dùng: hữu dụng tối đa tức là TU(X,Y) => max. (2) Điều kiện ràng buộc: là phân phối tổng số tiền chi tiêu cho hai sản phẩm phải nằm trong giới hạn thu nhập sao cho: (1) X.Px + Y.PY = I (2) Từ điều kiện (1): Để thỏa mãn điều kiện (1) ta chọn các cặp phối hợp sao cho hữu dụng biên của X cũng gấp 2 lần hữu dụng biên của Y (vì PX = 2PY). Các cặp thỏa điều kiện (1): x = 1 và y = 3 x = 2 và y = 4 x = 3 và y = 5 x = 4 và y = 6 x = 6 và y = 7
  40. Trong đó chỉ số phối hợp: X = 4 và Y = 6 là thỏa mãn điều kiện (2): 4 x 2 + 6 x 1 = 14 Như vậy phương án tiêu dùng tối ưu là X = 4 và Y = 6 TUXYmax= TUx4 + TUy6 = 125đvhd. Ví dụ 3: Nếu thu nhập B tăng lên I2 = 15 đồng để chi mua 2 sản phẩm thì phối hợp tối ưu mới là gì ? 14 đồng coi như đã chọn hợp lý, còn đồng thứ 15 ta so sánh: Phương án tiêu dùng tối ưu: X = 4,5 và Y = 6 (không thoả điều kiện (1) Nhưng không còn cách nào phân phối tốt hơn. Do đó trong thực tế, để tối đa hóa hữu dụng ta chọn các phối hợp giữa các sản phẩm thỏa mãn 2 điều kiện : (1) Hay X.Px + Y.Py = 1 (2) Trong thực tế chúng ta thường không có nhiều lựa chọn đủ để đạt nguyên tắc lý thuyết khi tiêu dùng nhiều sản phẩm. Do đó, để tối đa hoá thoã mãn, người tiêu dùng phải phân phối thu nhập nhất định của mình cho các sản phẩm sao cho hữu dụng biên trên một đơn vị tiền tệ của sản phẩm này phải tương đương hữu dụng biên trên một đơn vị tiền tệ của các sản phẩm khác: 1.3. Sự hình thành đường cầu thị trường. Sự hình của đường cầu cá nhân đối với sản phẩm X. Đường cầu cá nhân của mỗi sản phẩm thể hiện lượng sản phẩm mà mỗi người tiêu dùng muốn mua ở mỗi mức giá sản phẩm trong điều kiện các yếu tố khác như sở thích, thu nhập và giá các sản phẩm khác coi như không đổi.
  41. Để xây dựng đường cầu cá nhân đối với sản phẩm X, ta giả sử giá của sản phẩm X là Px giá của Y là Py. Ta chỉ cho giá sản phẩm X thay đổi, các yếu tố còn lại (Py, I và sở thích được giữ nguyên không đổi). Người tiêu dùng tối đa hóa hữu dụng khi tiêu dùng hàng hóa X,Y trong tình trạng cân bằng tức là: Giả sử người tiêu dùng A có thu nhập I = 350 đồng để chi mua 2 sản phẩm X và Y với Px1 = 20 đồng; Py1 = 10 đồng. Sở thích của A đối với 2 sản phẩm được thể hiện qua bảng sau: X (sản phẩm) MUx(đvhd) Y (sản phẩm) MUy (đvhd) . . . . . . . . . . 5 24 . . . . . . . . . 8 . . 66 . . . . . . . . 10 11 22 40 . . . . 15 20 Phương án tiêu dùng X1 = 10 spX và Y1 = 15 spY là phương án tối ưu vì thỏa mãn 2 điều kiện: (1) X1.Px1 + Y1.Py1 = I (2) (10.20 + 15.10 = 350) Khi giá sản phẩm X tăng lên Px2 = 30 đồng trong khi các yếu tố khác ( Py, I, sở thích) không đổi. Nếu B vẫn muốn mua số lượng X như cũ X1 = 10sp thì giảm lượng mua sản phẩm Y đến Y’ = 5sp và sẽ không đạt thỏa mãn tối đa vì:
  42. Để đạt TUmax, B sẽ điều chỉnh: giảm mua sản phẩm X và tăng mua sản phẩm Y cho đến khi: X2 = 8 và Y2 = 11 thỏa 2 điều kiện: (1) X2.Px2 + Y2.Py1 = I (2) 8x30 + 11x10 = 350) Từ thuyết hữu dụng ta đã chứng minh được quy luật cầu: Biểu cầu và đường cầu cá nhân đối với sản phẩm X Hình 3.2 Khi giá sản phẩm X tăng, trong khi thu nhập, sở thích và giá sản phẩm Y không đổi thì có 3 trường hợp có thể xảy ra: • Nếu hệ số co giãn của cầu theo giá sản phẩm X là co giãn nhiều. Khi giá sản phẩm X tăng thì phần chi tiêu cho X giảm, phần chi tiêu cho Y tăng lên, kết qủa số lượng sản phẩm Y tăng lên so với trước: • TRx giảm => TRY tăng => Y tăng. • Nếu : Px tăng => TRx tăng => TRY giảm => Y giảm. • Nếu : Px tăng => TRx, TRY không đổi => Y không đổi.
  43. Sự hình thành đường cầu của sản phẩm X. Giả sử trên thị trường sản phẩm X chỉ có 2 cá nhân người tiêu dùng A và B, thì lượng cầu thị trường là tổng lượng cầu của hai cá nhân ở mỗi mức giá. Bảng 3.6: Lượng cầu thị Đơn giá sản phẩm P Lượng cầu của Lượng cầu của trường (đồng/SF) A (qA) B (qB) (QD = QA + QB) P1 qA1 QB1 Q1 = qA1 + qB1 (20) (10) (5) (15) P2 qA2 qB2 Q2 = qA2 + qB2 (30) (8) (2) (10) Hình 3.3 Đường cầu thị trường (D) được tổng hợp từ các đường cầu cá nhân, bằng cách tổng cộng theo hoành độ các đường cầu cá nhân. Ví dụ: qA = - 1/2.P + 200, qB = - P + 300 => Hàm số cầu thị trường là: QD = qA + qB = -3/2.P + 500 Vậy đường cầu thị trường đối với một hàng hóa là tổng hợp tất cả các đường cầu cá nhân đối với hàng hóa đó. Cũng như cầu cá nhân đường cầu thị trường là tập hợp những điểm được xác định bởi những số lượng khác nhau đối với một hàng hóa được tiêu thụ với mức giá tương ứng, trong những điều kiện khác nhau không đổi, số lượng tiêu thụ hàng hóa đó trên thị trường bằng tổng số lượng tiêu thụ của các cá nhân trên thị trường về hàng hóa đó (mức giá cả của hàng hóa trên thị trường và đối với từng cá nhân là như nhau) Thuyết hữu dụng giúp ta phân tích thái độ tiêu dùng của cá nhân và giải thích sự hình thành đường cầu thị trường. Tuy nhiên thuyết này cũng có những
  44. nhược điểm khi áp dụng là khả năng chia nhỏ của sản phẩm và khả năng đo lường hữu dụng. Phân tích cân bằng tiêu dùng bằng hình học 2.1. Một số vấn đề cơ bản • Ba giả thuyết cơ bản về sở thích của người tiêu dùng. Sở thích có tính hoàn chỉnh, nghĩa là người tiêu dùng có khả năng so sánh, sắp xếp theo thứ tự mức thỏa mãn mà các phối hợp khác nhau giữa hai hay nhiều hàng hóa có thể mang lại. Ví dụ: Phối hợp A gồm: 1 ly kem + 4 chiếc bánh ngọt. Phối hợp B gồm: 2 ly kem + 2 chiếc bánh ngọt. Nếu là người thích ăn bánh ngọt thì phối hợp A mang lại mức thỏa mãn cao hơn phối hợp B; anh ta sẽ sắp xếp A > B. Ngược lại, đối với người thích ăn kem, đối với anh ta phối hợp B mang lại mức thỏa mãn cao hơn phối hợp A; anh ta sắp xếp B > A. • Người tiêu dùng luôn thích nhiều hàng hóa hơn là ít hàng hóa(giả sử với mọi hàng hóa đều tốt đều được mong muốn). Tất nhiên, một số hàng hóa chẳng hạn như ô nhiễm không khí, là không được mong muốn và người tiêu dùng sẽ tránh hàng hóa đó bất kỳ lúc nào họ có thể. • Sở thích có tính bắc cầu, nghĩa là nếu phối hợp A được ưu thích hơn phối hợp B, phối hợp B được ưu thích hơn phối hợp C thì tất nhiên phối hợp A sẽ được ưu thích hơn phối hợp C: A > B và B > C ( A > C) • Đường đẳng ích Để khắc phục phần nào những nhược điểm của phân tích hữu dụng, từ lâu người ta còn dùng đường cong bàng quan trong phân tích kinh tế. Tuy nhiên cả 2 cách phân tích đều cho cùng một kết qủa: cả 2 liên hệ chặc chẽ với nhau và giúp làm sáng tỏ vấn đề thái độ tiêu dùng cá nhân. Các bước phân tích cùng nhằm xác định đuờng cầu cá nhân và đường cầu thị trường. Khái niệm: Đường đẳng tích là tập hợp các phối hợp khác nhau giữa hai hay nhiều sản phẩm cùng mang lại một mức thỏa mãn cho người tiêu dùng. Giả sử có bốn phối hợp A, B, C và D của 2 sản phẩm thực phẩm ( X) và số lượng quần áo (Y) cùng tạo ra một mức thỏa mãn cho người tiêu dùng là U1, được thể hiện trong bảng 3.7 dưới đây: Phối hợp X (đv) Y (đv)
  45. A 3 7 B 4 4 C 5 2 D 6 1 Thể hiện các phối hợp trên lên đồ thị, các trục biểu thị số lượng sản phẩm (X) và số lượng quấn áo (Y), ta được đường đẳng ích (U1) Sở thích của người tiêu dùng có thể được mô tả bằng tập hợp các đường đẳng ích tương ứng với các mức thỏa mãn khác nhau. • Các đường đẳng ích càng xa gốc O thì mức thỏa mãn càng cao. • Tập hợp các đường đẳng ích trên một đồ thị được gọi là sơ đồ đẳng ích. Hình 3.4 Đặc điểm của đường đẳng ích Các đường đẳng ích thường có ba đặc điểm: (1) Dốc xuống về bên phải, điều này phản ánh thực tế của người tiêu dùng là khi giảm lượng tiêu thụ sản phẩm này thì tăng lượng tiêu thụ sản phẩm kia để tổng hữu dụng không đổi. Nếu đường đẳng ích nằm ngang, thì tức là với cùng lượng Y phối hợp với những lượng X khác nhau đều đem lại mức hữu dụng như nhau. Điều này cho thấy người tiêu thụ đã bảo hòa với lượng X, do đó dù có tăng thêm X cũng không làm tăng thêm hữu dụng (2) Các đường đẳng ích không cắt nhau Giả sử hai đường đẳng ích (U1) và (U2) cắt nhau như trên hình 3.5, hai phối hợp A và C cùng nằm trên đường (U1), do đó: TUA = TUC (1)
  46. Tương tự : TUB = TUC (2) Từ (1) và (2), tính bắc cầu cho phép ta kết luận TUA = TUB. Nhưng điều này trái với giả thuyết thích nhiều hơn ít. Do đó hai đường đẳng ích không thể cắt nhau. Hình 3.5 Tính bổ sung hay thay thế của các sản phẩm được phản ảnh trong độ cong của đường đẳng ích. Thật ra các sản phẩm có tính thay thế hay bổ sung nhau ứng với những số lượng nào đó. (1) Lồi về phía gốc O, thể hiện tỷ lệ mà người tiêu dùng muốn đánh đổi giữa hai loại giảm dần, tỷ lệ này được gọi là tỷ lệ thay thế biên (MRS). Tỷ lệ thay thế biên của X cho Y (MRSXY) là số lượng sản phẩm Y giảm xuống khi sử dụng tăng thêm một đơn vị sản phẩm X nhằm bảo đảm mức thỏa mãn không đổi. MRSXY = DY/DX Với ví dụ trên : MRSXY = -3/1;-2/1;1/1 Trên đồ thị MRS là độ dốc của đường đẳng ích Mối quan hệ giữa MRSXY với MUX và MUY (1) Tổng hữu dụng giảm xuống do giảm số lượng sản phẩm Y sử dụng: DTU = DY.MUY (2) Tổng hữu dụng tăng thêm do sử dụng thêm 1 đơn vị sản phẩm X: DTU = DX.MUX Để đảm bảo tổn ghữu dụng không đổi thì: DY.MUY + DX.MUX = 0 Do đó tỷ lệ thay thế biên cũng chính là tỷ số hữu dụng biên của hai sản phẩm.
  47. Các dạng đặc biệt của đường đẳng ích Tùy theo mối quan hệ trong sử dụng giữa hai sản phẩm là thay thế hay bổ sung, hay vừa thay thế vừa bổ sung mà đường đẳng ích có những dạng khác nhau. Hình 3.6 • Đường ngân sách. Khái niệm: Đường ngân sách là tập hợp khác nhau giữa hai sản phẩm mà người tiêu dùng có thể mua được với cùng một mức thu nhập và giá các sản phẩm đã cho. Phương trình đường ngân sách có dạng: X.PX + Y.PY = I hay Y = I/Py - (Px/Py)X Với X là lượng sản phẩm X mua được. Y là lượng sản phẩm Y mua được. PX là giá sản phẩm X. PY là giá sản phẩm Y. I là thu nhập của người tiêu dùng. Mô tả trên hình 3.7 ta có đường ngân sách MN: OM = I/PY: thể hiện lượng sản phẩm Y tối đa mà người tiêu dùng mua được. ON = I/PX: thể hiện lượng sản phẩm X tối đa mà người tiêu dùng mua được.
  48. Hình 3.7 Đặc điểm (1) Đường ngân sách là đường thẳng dốc xuống về bên phải. (2) Độ dốc của đường ngân sách là tỷ giá giữa hai sản phẩm (PX/PY), thể hiện tỷ lệ phải đánh đổi giữa hai sản phẩm trên thị trường, muốn tăng mua sản phẩm này phải giảm tương ứng bao nhiêu sản phẩm kia khi thu nhập không đổi. Ví dụ:A có thu nhập I = 1000 dùng để mua hai sản phẩm X và Y với giá tương ứng là PX = 100 và PY = 200. Phương trình đường ngân sách là: Y = 5 - 1/2X. Độ dốc tương ứng là -1/2: muốn mua thêm một sản phẩm X phải giảm mua 1/2 sản phẩm Y. Sự dịch chuyển đường ngân sách. Đường ngân sách có thể dịch chuyển dưới tác động của các nhân tố sau: (1)Thu nhập thay đổi, khi thu nhập tăng lên, giá các sản phẩm không đổi, đường ngân sách sẽ dịch chuyển song song sang phải. Ngược lại khi giá cả thu nhập giảm, đường ngân sách dịch chuyển sang trái. Hình 3.8
  49. (2) Giá sản phẩm thay đổi, khi thu nhập I và giá sản phẩm Y không đổi, nếu giá sản phẩm X tăng lên thì đường ngân sách quay về phía gốc trên trục X, vị trí trên trục X vẫn giữ nguyên. Nếu giá X tăng thì chiều quay ngược lại. Hình 3.9 2.2. Nguyên tắc tối đa hóa hữu dụng. Về mặt tự nhiên, chúng ta thấy nhu cầu của con người rất đa dạng. Người ta cần dùng nhiều sản phẩm với một số lượng nhất định, bởi vì như chúng ta biết về hữu dụng, đồng thời về mặt kinh tế người tiêu dùng bị giới hạn bởi thu nhập của chính họ và giá cả của hàng hóa. Những đường đẳng ích cho thấy những kết hợp nào khi tiêu dùng các sản phẩm mang lại các kết quả là hữu dụng cao thấp khác nhau. Tất nhiên ý muốn của người tiêu dùng lựa chọn những kết hơp nào mang lại hữu dụng cao nhất có thể được. Những đường giới hạn tiêu dùng cho thấy người tiêu dùng chỉ có một số lựa chọn có giới hạn, họ phải phân chia thu nhập của mình như thế nào cho các sản phẩm. Với mục tiêu là đạt hữu dụng tối đa, thể hiện trong việc mong muốn vươn tới các đường đẳng ích cao nhất trong giới hạn thu nhập là I1 và giá các sản phẩm đã cho là PX và PY được thể hiện qua đường ngân sách tương ứng. Vấn đề đặt ra: Người tiêu dùng nên chọn phối hợp nào giữa X và Y để tổng hữu dụng đạt được là cao nhất? Các phối hợp A, E, B đều nằm trên đường ngân sách, do đó điều thỏa mãn giới hạn về ngân sách. Trong đó E là phối hợp tối ưu vì nó nằm trên đường đẳng ích cao hơn cả. Nếu chọn phối hợp A hay B chỉ tạo ra mức thỏa mãn U0, chưa phải là mức thỏa mãn tối đa.
  50. Hình 3.10 Như vậy phối hợp tối ưu của một đường ngân sách chính là tiếp điểm của đường ngân sách với đường đẳng ích, tại đó (E) độ dốc của hai đường bằng nhau: Tại E: MRSXY = - PX/PY Trên đồ thị: phối hợp tối ưu là người tiêu dùng sẽ mua X1 sản phẩm X và Y1 sản phẩm Y để đạt mức thỏa mãn tối đa là U1. 2.3 Sự hình thành đường cầu thị trường. Đường cầu của người tiêu dùng đối với một hàng hóa được xác định bởi số lượng sản Hình 3.11a phẩm mà người ấy mua với những mức giá khác nhau. Khi các điều kiện khác không đổi, sự thay đổi giá cả sản phẩm dẫn tới thay đổi khối lượng sản phẩm được tiêu dùng. Đường cầu cá nhân về sản phẩm X (1) Giả sử một người tiêu thụ có thu nhập là I1 để mua hai sản phẩm X và Y với giá các sản phẩm là Px1 và PY1, thì đường ngân sách tương ứng là MN (như hình 3.11a). Phối hợp tối ưu ban đầu là E(x1,y1) là tiếp điểm của đường ngân
  51. sách MN với đường đẳng ích là U1. Do đó ta có thể xác định điểm E (x1, y1) trên đồ thị (3.11b). (2) Giả sử giá sản phẩm X tăng lên là Px2 (Px2 > Px1) và giá sản phẩm Y và thu nhập không đổi, thì đường ngân sách mới là MC. Điểm phối hợp tối ưu là điểm F (x2, y2) là tiếp điểm của đường ngân sách MC với đường đẳng ích là U0 trên đồ thị (3.11a) => ta xác định điểm F (x2,y2). Nối các điểm phối hợp tối ưu E (x1, y1) và F (x2, y2) trên đồ thị (3.11a), ta có đường tiêu dùng theo giá. Đường tiêu dùng theo giá là tập hợp các phối hợp tối ưu giữa hai sản phẩm khi giá một sản phẩm thay đổi, các điều kiện còn lại không đổi. Nối các điểm E (x1, Px1); F (x2, y2) trên đồ thị (3.11b), ta có đường cầu cá nhân về sản phẩm X, dốc xuống bên phải. Đường cầu thị trường: Được hình thành bằng cách tổng cộng các lượng cầu từ các đường cầu cá nhân tương ứng với các mức giá như đã trình bày ở phần trên. 2.4. Các vấn đề khác. • Đường Engel. Đường Engel phản ánh mối quan hệ giữa sự thay đổi lượng cầu sản phẩm với sự thay đổi thu nhập, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi. Để xây dựng đường Engel, ta sẽ cho thu nhập thay đổi, giá các sản phẩm khác không thay đổi. Giả định ban đầu thu nhập là I1, giá các sản phẩm lần lượt là PX, và PY, đường ngân sách tương ứng là MN. Điểm phối hợp tối ưu là E (x1, y1) là tiếp điểm của đường ngân sách MN với đường đẳng ích U1. (Đồ thị 3.12a). Hình 3.12a Nếu thu nhập thay đổi tăng lên là U2, giá các sản phẩm không đổi (Px,Py) thì đường ngân sách mới là M’N’. Điểm phối hợp tối ưu mới là F (x2, y2) là tiếp điểm của đường ngân sách M’N’ với đường đẳng ích U2. Nối các điểm E (x1, Px1); F (x2, y2) trên đồ thị (3.12a), ta có đường tiêu dùng theo thu nhập.
  52. Đường tiêu dùng theo thu nhập là tập hợp các phối hợp tối ưu giữa hai sản phẩm khi thu nhập thay đổi, giá các sản phẩm không đổi Từ đường theo thu nhập, ta có đầy đủ số liệu để xây dựng đường Engel cho các sản phẩm. I X Y I1 X1 Y1 I2 X2 Y2 Hình dạng đường Engel của sản phẩm cho chúng ta biết tính chất của sản phẩm là thiết yếu, sản phẩm cao cấp hay sản phẩm cấp thấp (hình 3.12b; 3.12c; 3.12d) Đường Engel cũng giải thích cho chúng ta những khác biệt trong chi tiêu của người tiêu dùng thuộc các nhóm thu nhập khác nhau.
  53. Ví dụ: Số liệu thống kê của nhiều gia đình với việc chi tiêu về một số mặt hàng như sau: Chi tiêu cho 1 2 3 4 5 6 Giải trí 545 661 1158 1280 1528 3072 Mua nhà ở 1172 1526 2156 3164 4494 7800 Thuê nhà ở 1493 1790 2078 1897 1401 991 Y tế 932 1250 1499 1522 1627 1707 Số liệu trên cho biết mối quan hệ giữa chi tiêu cho một hạng mục cụ thể nào đó chứ không phải là lượng hàng được tiêu dùng với thu nhập. Ta thấy, ở hai hạng mục đầu giải trí và nhà ở là những mặt hàng có độ co giãn của cầu theo thu nhập là rất cao. Chi tiêu trung bình cua gia đình cho giải trí tăng gần 6 lần khi chúng ta chuyển từ nhóm có thu nhập thấp nhất đến nhóm thu nhập cao nhất, chi mua nhà cũng vậy. Ngược lại hạng mục thứ ba là chi để thuê nhà giảm khi thu nhập tăng, nó phản ánh thực trạng hầu hết những người có thu nhập cao điều mua nhà riêng thay vì đi thuê nhà. Cuối cùng y tế là hạng mục tiêu dùng có độ co giãn theo thu nhập dương thấp nhất. • Tác động thay thế và tác động thu nhập. Khi giá sản phẩm X tăng lên (hay giảm xuống) trong điều kiện các yếu tố khác không đổi thì lượng tiêu thụ sản phẩm X giảm xuống (hay tăng lên) là kết quả tổng hợp của hai tác động: tác động thay thế và tác động thu nhập. Giả sử giá của hàng hóa X giảm xuống gây nên hai tác động. Thứ nhất, sức mua thực tế của người tiêu dùng tăng lên: họ có lợi hơn bởi họ có thể mua cùng một lượng hàng hóa đó với số tiền ít hơn và có dư tiền để mua sắm thêm. Thứ hai, họ sẽ tăng tiêu dùng một mặt hàng nào trở nên rẽ hơn và giảm tiêu dùng mặt hàng trở nên đắt hơn một cách tương đối. Thông thường cả hai tác động nay xảy ra đồng thời nhưng để rõ hơn chúng ta cần phân biệt hai tác động này. Tác động thay thế: là lượng sản phẩm X giảm xuống (tăng lên) khi giá sản phẩm X tăng lên (hay giảm xuống) trong điều kiện mức thỏa mãn không đổi (hay thu nhập thực tế không đổi). Do đó tác động thay thế luôn mang dấu âm. Sự thay thế này được đánh dấu bằng sự dịch chuyển dọc theo đường đẳng ích. Tác động thu nhập: Khi giá sản phẩm X tăng lên làm thay đổi lượng cầu sản phẩm X do sức mua giảm xuống (thu nhập thực tế giảm) và làm thay đổi mức thỏa mãn. • (1) Nếu X là sản phẩm thông thường thì tác động thu nhập mang dấu âm, khi giá sản phẩm X tăng lên thu nhập thực tế giảm sẽ làm giảm lượng cầu sản phẩm X.
  54. • (2) Nếu X là sản phẩm thứ cấp tác động thu nhập mang dấu dương, khi giá sản phẩm X tăng lên, thu nhập thực tế giảm làm lượng cầu sản phẩm X tăng lên và ngược lại. Ta có thể minh họa hai tác động trên qua đồ thị 3.13 Hình 3.13 Giả định X và Y là hai sản phẩm bình thường. Với đường ngân sách ban đầu là MN, thì phối hợp tối ưu là điểm E(x1,y1), đạt mức thỏa mãn tối đa là U1. Nếu chỉ có giá sản phẩm tăng lên từ Px1 đến Px2 (giá sản phẩm Y và thu nhập không đổi), thì đường ngân sách mới là MC và điểm phối hợp tối ưu tương ứng là điểm F(x2,y2) với mức thỏa mãn tối đa đạt được là U0. Như vậy khi giá sản phẩm X tăng lên từ Px1 đến Px2 thì tác động thay thế và tác động thu nhập làm lượng tiêu thụ sản phẩm X giảm từ x1 xuống x2. Để đo lường tác động thay thế, ta lọai trừ tác động thu nhập bằng cách tăng thêm thu nhập một lượng (ΔI) vừa đủ để đường ngân sách giả định M’C’ song song với đường ngân sách MC và tiếp xúc với đường đẳng ích ban đầu U1 (để giữ mức thỏa mãn không đổi) tại điểm G (x’, y’). Như vậy tác động thay thế là đọan x1x’, là sự di chuyển dọc đường đẳng ích U1 từ E đến G. Tác động thay thế mang dấu âm, nghĩa là sự tăng giá sản phẩm sẽ làm giảm lượng cầu sản phẩm đó và ngược lại trong điều kiện mức thỏa mãn không đổi. Về tác động thu nhập: Khi giá sản phẩm tăng thì thu nhập thực tế giảm, thể hiện cùng một mức thu nhập bằng tiền như trước, nếu giá sản phẩm tăng thì số lượng các sản phẩm được mua sẽ giảm xuống so với trước và ngược lại. Đường ngân sách thực tế là MC (với điểm cân bằng F(x2,y2)), như vậy tác động thu nhập là đọan x’x2, là sự dịch chuyển từ G € U1 sang F € U0 là lượng sản phẩm X giảm từ x’ xuống x2, làm giảm mức thỏa mãn từ U1 > U0.
  55. Tóm lại, với X là sản phẩm thông thường, tác động thay thế và tác động thu nhập cùng cùng chiều. Khi giá sản phẩm X tăng thì tác tộng thay thế làm lượng sản phẩm X tiếp tục giảm từ x’ xuống x2. Tổng hợp hai tác động, khi giá sản phẩm X tăng lên Px1 lên Px2 làm lượng sản phẩm X giảm từ x1 xuống x2. c. Hiện tượng Giffen. Hình 3.14 Qua phân tích trên, ta thấy nếu X là sản phẩm thông thường thì tác động thay thế và tác động thu nhập là cùng chiều, đều giảm khi giá sản phẩm tăng. Nếu X là sản phẩm thứ cấp thì tác động thay thế và tác động thu nhập ngược chiều nhau. Về mặc lý thuyết, đối với sản phẩm thứ cấp có thể xảy ra trường hợp tác động thu nhập mạnh hơn lấn áp tác động thay thế, đường cầu sẽ dốc lên về bên phải: khi giá tăng, lượng cầu sản phẩm sẽ tăng và ngược lại. Đây chính là hiện tượng Giffen. Thặng dư tiêu dùng (Kí hiệu là CS) Người tiêu dùng mua hàng hóa vì việc mua sắm hàng hóa đó khiến cho họ thỏa mãn hơn. Thặng dư tiêu dùng là thước đo tổng thể những người tiêu dùng được lợi hơn bao nhiêu khi họ có khả năng mua hàng hóa trên thị trường. Vì những người tiêu dùng khác nhau có cách đánh giá khác nhau đối với việc tiêu dùng những hàng hóa cụ thể, nên lượng tiền tối đa họ muốn trả cho hàng hóa đó cũng khác nhau. Theo qui luật hữu dụng biên giảm dần, đối với mỗi cá nhân, mức thỏa mãn của sản phẩm tiêu dùng trước thường lớn hơn mức thỏa mãn của các sản phẩm tiêu dùng sau, do đó người tiêu dùng sẳn lòng trã những mức giá cao hơn cho những sản phẩm tiêu dùng trước. Nhưng thực tế, người tiêu dùng trả cùng một
  56. mức giá cho tất cả các sản phẩm được mua căn cứ vào hữu dụng biên của sản phẩm sau cùng, đã tạo ra thặng dư tiêu dùng. Thặng dư tiêu dùng của một đơn vị sản phẩm là phần chênh lệch giữa mức giá tối đa mà người tiêu dùng sẳn lòng trả (còn gọi là giá dành trước) với giá thực trả cho sản phẩm. Thặng dư tiêu dùng cá nhân cho q1 sản phẩm là chênh lệch giữa tổng số tiền tối đa mà người tiêu dùng sẳn lòng trả với tổng số tiền thực tế trả cho q1 sản phẩm Hình 3.15 Trên đồ thị 3.15 khi giá là P1 = 50 đồng, lượng cầu của cá nhân A là q1 = 10 sản phẩm, thì thặng dư tiêu dùng của sản đầu tiên: CS1SF = giá tối đa mà người tiêu dùng sẳn lòng trả - giá thực trả. = 100 đồng - 50 đồng = 50 đồng. Thặng dư tiêu dùng của q1 sản phẩm: Csq1 = Tổng số tiền tối đa mà người tiêu - Tổng số tiền thực trả cho q1 sản phẩm dùng sẳn lòng trả cho q1 sản phẩm = OJAq1 - OP1Aq1 = JP1A = 750 đồng - 500 đồng = 250 đồng. Thặng dư tiêu dùng trên thị trường: Nếu giá thị trường là P và sản lượng cân bằng là Q, thì thặng dư tiêu dùng trên thị trường ở mức giá P là phần chênh lệch giữa tổng số tiền tối đa mà người tiêu dùng sẳn lòng trả cho Q với tổng số tiền thực trả cho Q sản phẩm (hình 3.16).
  57. CSQ1 = OJEQ1 - OP1E1Q1 = JP1E1 Thặng dư tiêu dùng trên thị trường còn được xác định bởi diện tích nằm dưới đường cầu và phía trên giá thị trường của sản phẩm. Khi chính phủ tăng thuế là t đvt/sản phẩm, chi phí sản xuất tăng lên do đó đường cung dịch chuyển lên trên S1 > S2 (hình 3.17) giá cân bằng tăng lên là P2. Thăng dư tiêu dùng tương ứng là diện tích JP2E2 ( CS2 = JP2E2). So với trước thuế, thặng dư tiêu dùng giảm. ∆CS = CS2 - CS1 = JP2E2 - JP1E1 = -A -B Tóm lại, nếu giá thị trường tăng lên thì thặng dư tiêu dùng trên thị trường giảm xuống và ngược lại. Chương 4: Lý thuyết về sản xuất và chi phí Trong ba chương vừa qua chúng ta đã tập trung vào phía cầu của thị trường - những sở thích và hành vi của người tiêu dùng. Bây giờ, chúng ta chuyển sang phía cung và xem xét hành vi của nhà sản xuất. Chúng ta xem xét các đơn vị sản xuất có thể tổ chức sản xuất như thế nào để có hiệu quả và chi phí của họ thay đổi như thế nào khi giá các đầu vào và mức sản lượng thay đổi. Lý thuyềt về sản xuất và chi phí là lý thuyết trung tâm đối với việc quản lý kinh tế của một công ty, xí nghiệp. Chúng ta phải xem xét một số vấn đề mà công ty thường xuyên gặp phải như: công ty phải dùng bao nhiêu máy móc và bao nhiêu lao động? Nếu muốn tăng sản xuất thì công ty nên thuê thêm công nhân hay nên xây dựng thêm nhà máy mới? Công ty phải dự trù chi phí là bao nhiêu cho năm tới và các chi phí đó có thể thay đổi như thế nào theo thời gian và chịu tác động như thế nào ở các mức sản lượng? Trong chương này chúng ta nghiên cứu công nghệ sản xuất của một công ty - tức là mối quan hệ vật chất thể hiện cách chuyển đổi đầu vào (lao động và vốn) thành các sản phẩm đầu ra. Trước hết chúng ta sẽ chỉ ra công nghệ sản xuất có thể được biểu diển dưới dạng một hàm sản xuất như thế nào, sau đó sử dụng hàm sản xuất để mô tả sản lượng thay đổi ra sao khi thay đổi một yếu tố đầu vào và sau đó là thay đổi tất cả các yếu tố đầu vào. Liệu những ưu thế về công nghệ có phải là yếu tố khiến cho việc sản xuất của công ty trở nên hiệu quả hơn khi qui mô của công ty tăng lên không? Lý thuyết sản xuất 1.1 Hàm sản xuất.
  58. Trong quá trình sản xuất, các công ty biến các đầu vào (các yếu tố sản xuất như: nguyên, nhiên vật liệu, máy móc thiết bị, nhà xưởng, lao động, trình độ KHKT ) thành các đầu ra (hay sản phẩm). Quan hệ giữa đầu vào của quá trình sản xuất và sản phẩm đầu ra được mô tả bằng hàm sản xuất. Hàn sản xuất mô tả những sản lượng sản phẩm (đầu ra) tối đa có thể được sản xuất bởi một số lượng các yếu tố sản xuất (đầu vaò) nhất định, tương ứng với trình độ kỹ thuật nhất định. Q = f ( X1, X2, .Xn ) Trong đó: Q: Sản lượng đầu ra. Xi: sản lượng yếu tố sản xuất thứ i. Để đơn giản hơn ta chia yếu tố sản xuất thành hai loại là vốn (K) và lao động (L). Hàm sản xuất có thể viết dưới dạng Q = f ( K, L ) Phương trình trên chỉ sản lượng đầu ra tuỳ thuộc vào sản lượng của hai yếu tố đầu vào là vốn và lao động. Hàm sản xuất hàm ý rằng các đầu vào có thể được kết hợp theo nhiều phương cách khác nhau để tạo ra một đầu ra nhất định, ứng với một qui trình công nghệ nhất định. Khi qui trình công nghệ ngày càng tiến bộ thì xí nghiệp có thể đạt được đầu ra lớn hơn với một tập hợp những đầu vào nhất định. Hàm sản xuất cũng giả định rằng qui trình sản xuất không cho phép lãng phí. Chúng ta giả định rằng các xí nghiệp đều có hiệu năng kỹ thuật, có thể sử dụng mọi tổ hợp đầu vào một cách tối ưu với một tập hợp đầu vào nhất định. Nếu có yếu tố đầu vào nào đó mà khi sử dụng sẽ làm giảm sản lượng đầu ra thì yếu tố đầu vào đó không bao giờ được sử dụng vì hàm sản xuất mô tả sản lượng tối đa có hể sản xuất được với một tập hợp đầu vào cho trước, theo phương thức có hiệu quả về phương diện kỹ thuật. Giả định cho rằng sản xuất luôn có hiệu quả kỹ thuật không phải lúc nào cũng đúng, song nó hoàn toàn hợp lý khi cho rằng các công ty xí nghiệp hoạt động vì lợi nhuận sẽ không lãng phí nguồn lực. Để phân biệt tác động của việc thay đổi một yếu tố sản xuất và của tất cả các yếu tố sản xuất đến sản lượng như thế nào ta phải phân biệt hàm sản xuất ngắn hạn và dài hạn. Hàm sản xuất ngắn hạn. Ngắn hạn là khoảng thời gian có ít nhất một yếu tố sản xuất mà xí nghiệp không thể thay đổi về số lượng sử dụng trong quá trình sản xuất. Yếu tố không thể thay đổi trong khoảng thời gian đó gọi là đầu vào cố định, còn yếu tố sản xuất có thể thay đổi được trong khoảng thời gian ngắn đó là yếu tố sản xuất biến đổi. Yếu tố sản xuất cố định không dễ dàng thay đổi trong quá trình sản xuất như: máy móc thiết bị, nhà xưởng biểu thị cho qui mô sản xuất nhất định. Yếu tố sản xuất biến đổi dễ dàng thay đổi về mức sử dụng trong quá trình sản xuất như: nguyên, nhiên vật liệu, lao động trực tiếp.
  59. Trong ngắn hạn qui mô sản xuất của xí nghiệp là không đổi, xí nghiệp có thể thay đổi sản lượng ngắn hạn bằng cách thay đổi yếu tố sản xuất biến đổi. Hàm sản xuất ngắn hạn có thể viết lại như sau: Q = f ( , L ) Trong đó: : lượng vốn không đổi. L : Lượng lao động biến đổi. Q : Sản lượng được sản xuất ra. Hàm sản xuất dài hạn Dài hạn là khoảng thời gian đủ dài để xí nghiệp thay đổi tất cả các yếu tố sản xuất được sử dụng, mọi yếu tố sản xuất điều có thể biến đổi. Qui mô sản xuất trong dài hạn thay đổi theo ý muốn, vì thế sản lượng trong dài hạn thay đổi nhiều hơn trong ngắn hạn. 1.2 Sản lượng trung bình (AP: Average product) Trong ngắn hạn, nếu có một yếu tố sản xuất biến đổi trong khi các yếu tố sản xuất còn lại giữ nguyên thì sản lượng, năng suất trung bình, năng suất biên của yếu tố sản xuất biến đổi sẽ thay đổi theo. Năng suất trung bình của một yếu tố sản xuất biến đổi là số sản phẩm trung bình trên một đơn vị yếu tố sản xuất đó, được tính bằng cách chia tổng sản lượng Q cho tổng lượng yếu tố sản xuất biến đổi được sử dụng. Năng suất trung bình của lao động = Sản lượng /Số lượng đầu vào của lao động = Q/L Năng suất trung bình của vốn = Sản lượng /Số lượng đầu vào của vốn = Q/K Năng suất trung bình lúc đầu tăng sau đó giảm khi lượng đầu vào tiếp tục tăng. 1.3 Sản lượng biên (MP: Marginal product) Sản lượng biên của một yếu tố sản xuất biến đổi là phần thay đổi trong tổng sản lượng khi thay đổi một đơn vị yếu tố sản xuất biến đổi đó trong khi các yếu tố sản xuất khác giữ nguyên. Sản lượng biên của lao động = thay đổi sản lượng / thay đổi đầu vào của lao động = ∆Q/∆L Sản lượng biên của vốn = thay đổi sản lượng / thay đổi đầu vào của vốn = ∆Q/∆L Sản lượng biên bao giờ cũng dương khi sản lượng tăng và âm khi sản lượng giảm. Hiệu quả kỷ thuật không chấp nhận những mức sản lượng biên âm. Nếu hàm sản xuất là hàm liên tục thì MPL có thể được tính bằng cách lấy đạo hàm bậc nhất của hàm sản xuất.
  60. MPL = dQ/dL Ví dụ xem xét trường hợp vốn là cố định, lao động là khả biến trong trường hờp của bảng mô tả quan hệ đầu vào đầu ra dưới đây. Công ty có thể tăng thêm sản lượng bằng cách bổ sung thêm lượng đầu vào lao động. Ví dụ chúng ta đang quản lí công ty may mặc có số thiết bị cố định có thể thuê nhiều hoặc ít lao động hơn để may hoặc vận hành máy móc, chúng ta quyết định thuê bao nhiêu lao động và sản xuất bao nhiêu quần áo. Để đưa ra quyết định chúng ta cần biết mức sản lượng Q có tăng lên không và tăng lên bao nhiêu khi sản lượng đầu vào lao động tăng. Khi lượng lao động bằng 0 thì sản lượng bằng 0. Sau đó, sản lượng tăng lên khi lao động đạt mức 8 đơn vị, sau mức này tổng sản lượng giảm xuống. Lúc đầu mỗi đơn vị lao động có thể tận dụng càng nhiều lợi thế của máy móc và nhà xưởng, đến một mức nhất định lao động tăng thêm không còn hữu ích nữa và có thể phản tác dụng. Năm lao động có thể vận hành một dây chuyền tốt hơn hai lao động nhưng mười lao động thì chỉ làm vướng chân nhau. Qui luật năng suất biên giảm dần. Khi một đầu vào được sử dụng ngày càng nhiều hơn thì sẽ tới điểm mà kể từ đó mức năng suất gia tăng sẽ giảm. Khi lượng đầu vào lao động ít, mỗi lượng nhỏ lao động gia tăng sẽ làm tăng đáng kể sản lượng, khi có quá nhiều lao động thì sản phẩm biên của lao động sẽ giảm. Khi sử dụng ngày càng nhiều yếu tố sản xuất biến đổi, trong khi các yếu tố sản xuất khác giữ nguyên thì năng suất biên của yếu tố sản xuất biến đổi đó sẽ ngày càng giảm xuống. Mối quan hệ giữa APL và MPL Khi MPL > APL thì APL tăng dần Khi MPL < APL thì APL giảm dần Khi MPL = APL thì APL max Lượng Lượng vốn Tổng sản Năng suất Năng suất lao động Giai đoạn (K) lượng (Q) TB (Q/L) biên (∆Q/∆L) (L) 0 10 0 Giai đoạn I 1 10 10 10 10 Giai đoạn I 2 10 30 15 20 Giai đoạn I 3 10 60 20 30 Giai đoạn I
  61. 4 10 80 20 20 Giai đoạn II 5 10 95 19 15 Giai đoạn II 6 10 108 18 13 Giai đoạn II 7 10 112 16 4 Giai đoạn II Giai đoạn 8 10 112 14 0 III Giai đoạn 9 10 108 12 -4 III Giai đoạn 10 10 100 10 -8 III Hình 4.1 Mối quan hệ giữa MP và Q Khi MP > 0 thì Q tăng Khi MP < 0 thì Q giảm Khi MP = 0 thì Q max Các phối hợp khác nhau giữa K và L ta thấy diễn ra thành ba giai đoạn: • Giai đoạn I: Thể hiện hiệu quả sử dụng lao động và vốn đều tăng, vì khi gia tăng số lượng lao động năng suất trung bình tăng dần lên và đạt cực đại ở cuối giai đoạn I và đầu giai đoạn II, sản lượng lên tục tăng trong giai đoạn I.
  62. • Giai đoạn II: Thể hiện hiệu quả sử dụng lao động giảm và hiệu quả sử dụng vốn tiếp tục tăng, vì khi tiếp tục tăng lao động thì năng suất trung bình năng suất biên đều giảm, nhưng năng suất biên vẫn còn dương, do đó tổng sản lượng vẫn tiếp tục gia tăng và đạt cực đại ở cuối giai đoạn II. • Giai đoạn III: Thể hiện hiệu quả sử dụng lao động và vốn đều giảm, vì khi tiếp tục tăng lao động vượt quá mức thì năng suất trung bình giảm, năng suất biên âm do đó sản lượng giảm. Như vậy mỗi phối hợp lao động - vốn đưa đến hiệu quả lao động tối đa nằm ở ranh giới của giai đoạn I và giai đoạn II. Phối hợp lao động vốn đưa đến hiệu quả sử dụng vốn tối đa sẽ là phối hợp nằm ở ranh giới của giai đoạn II và giai đoạn III. Giai đoạn II là giai đoạn quan trọng. Để thấy được những phối hợp thuộc giai đoạn II hiệu quả hơn phối hợp ở giai đoạn I và giai đoạn III, chúng ta sẽ đem yếu tố chi phí vào quá trình phân tích. • Trường hợp 1: Giả sử vốn nhiều đến mức không phải chịu chi phí, trong khi lao động đủ hiếm để đòi hỏi phải tốn chi phí. Như vậy bất cứ chi phí nào của xí nghiệp đều dành cho lao động và xí nghiệp sẽ đạt hiệu quả kinh tế cao nhất ở tỷ số lao động và vốn mà ở phối hợp đó năng suất trên một đơn vị lao động đạt cao nhất. Phối hợp này nằm ở ranh giới giai đoạn I và giai đoạn II. Sản lượng do mỗi đơn vị chi phí sẽ gia tăng suốt giai đoạn I và giảm dần trong giai đoạn II và III. • Trường hợp 2: Bây giờ giả sử toàn bộ chi phí phát sinh của xí nghiệp là do vốn trong khi lao động thừa thải. Trong trường hợp này thì hiệu quả kinh tế cao nhất ở phối hợp lao động và vốn mà ở điểm này năng suất trên một đơn vị vốn đạt hiệu quả cao nhất. Giai đoạn I và giai đoạn II loại bỏ vì năng suất trên một đơn vị vốn đều đang gia tăng. Trong giai đoạn III năng suất trên một đơn vị vốn và năng suất trên một đơn vị chi phí cũng giảm. Hiệu quả kinh tế sẽ cao nhất ở ranh giới của giai đoạn II và III. • Trường hợp 3: Giả sử lao động và vốn đều phải tốn chi phí. Ta thấy rằng những gia tăng trong sử dụng lao động trên mỗi đơn vị vốn làm gia tăng năng suất trên mỗi đơn vị lao động lẫn năng suất trên mỗi đơn vị vốn. Điều này làm gia tăng chi phí trên mỗi đơn vị lao động lẫn trên mỗi đơn vị vốn, do đó hiệu quả kinh tế cao nhất ở biên giới của giai đoạn I và giai đoạn II. Tóm lại đối với bất kỳ yếu tố sản xuất nào của xí nghiệp sử dụng, chúng ta có thể nói rằng xí nghiệp phải sử dụng phối hợp giữa các yếu tố sản xuất sao cho phối hợp này nằm trong phạm vi giai đoạn II đối với các yếu tố sản suất. Lý thuyết về chi phí sản xuất Trong phần trước, chúng ta đã xem xét công nghệ sản xuất của xí nghiệp, mối quan hệ cho biết các yếu tố đầu vào có thể được chuyển thành các đầu ra như
  63. thế nào. Bây giờ chúng ta sẽ xem công nghệ sản xuất, cùng với giá các yếu tố đầu vào sẽ quyết định chi phí sản xuất của xí nghiệp như thế nào. Với công nghệ cho trước của xí nghiệp, các nhà quản lí phải xác định sản xuất như thế nào, có thể kết hợp các đầu vào theo nhiều cách khác nhau để tạo ra cùng một mức sản lượng. Trong phần này chúng ta sẽ tìm hiểu cách lựa chọn một phương án kết hợp tối ưu các yếu tố đầu vào, chúng ta sẽ thấy chi phí của một xí nghiệp phụ thuộc như thế nào vào mức sản lượng của nó, vào việc thay đổi các chi phí theo thới gian như thế nào. Chúng ta bắt đầu bằng việc giải thích cách xác định và đo lường chi phí, phân biệt giữa khái niệm chi phí mà các nhà kinh tế quan tâm và sử dụng khác với chi phí mà các kế toán viên chú trọng trong các báo cáo của xí nghiệp như thế nào. Và cũng xem liệu các đặc điểm công nghệ sản xuất của xí nghiệp tác động như thế nào đến chi phí cả trong ngắn hạn và trong dài hạn. Trước khi phân tích chi phí ta xem chi phí được xác định ra sao, những khoản mục nào được coi là chi phí của xí nghiệp. Chi phí bao gồm tiền công mà xí nghiệp trả cho công nhân và tiền thuê nhà làm văn phòng, nhưng nếu xí nghiệp có sẳn trụ sở không thuê nhà làm văn phòng thì sao? Chúng ta sẽ trả lời trong mối quan hệ với quyết định kinh tế mà người quản lý đưa ra. 2.1. Các khái niệm: • Chi phí kinh tế và chi phí kế toán: Một nhà kinh tế nghĩ về chi phí khác với một kế toán viên - người chỉ quan tâm đến các báo cáo tài chính của xí nghiệp. Chi phí kế toán bao gồm chi phí khấu hao máy móc thiết bị, một khoản mục được xác định dựa trên cơ sở qui định tính thuế. Các nhà kinh tế, và cả các nhà quản lí nữa, họ luôn quan tâm đến việc dự tính chi phí trong tương lai tới sẽ như thế nào và xí nghiệp làm thế nào để phân bổ lại các nguồn lực nhằm làm giảm chi phí và tăng lợi nhuận. Do đó, chi phí cơ hội là chi phí liên quan đến những cơ hội đã bị bỏ qua do nguồn lực xí nghiệp không được sử dụng vào công việc đem lại nhiều giá trị nhất. Ví dụ: Một công ty sở hữu một toà nhà và vì vậy không cần phải trả tiền thuê văn phòng, như vậy có phải là chi phí thuê văn phòng của công ty bằng không hay không? Một kế toán viên sẽ coi chi phí này bằng không, nhưng một nhà kinh tế phải thấy rằng công ty này có thể kiếm được tiền cho thuê văn phòng bằng cách đem toà nhà cho một công ty khác thuê. Số tiền cho thuê nhà bị bỏ lở này là chi phí cơ hội của việc sử dụng văn phòng và phải được coi như là một phần chi phí kinh doanh. Vậy chi phí kinh tế bao gồm chi phí kế toán và chi phí cơ hội. Chi phí kế toán: là chi phí bằng tiền mà doanh nghiệp đã chi ra để mua các yếu tố sản xuất trong quá trình sản xuất kinh doanh bao gồm chi phí để mua máy móc thiết bị, xây dựng nhà xưởng, chi phí mua nguyên, nhiên, vật liệu, tiền thuê