Giáo trình Cơ sở địa lý tự nhiên (Phần 2) - Nguyễn Thục Nhu
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Cơ sở địa lý tự nhiên (Phần 2) - Nguyễn Thục Nhu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- giao_trinh_co_so_dia_ly_tu_nhien_phan_2_nguyen_thuc_nhu.pdf
Nội dung text: Giáo trình Cơ sở địa lý tự nhiên (Phần 2) - Nguyễn Thục Nhu
- Chương II LỚP VỎ ĐỊA LÍ CỦA TRÁI ĐẤT I - LỚP VỎ ĐỊA LÍ CỦA TRÁI ĐẤT 1. Lớp vỏ địa lớ a) Khái nệm về lớp vỏ địa lí Lớp vỏ địa lí là lớp vỏ của Trái Đất đ−ợc cấu tạo bởi các lớp vỏ bộ phận nh− thạch quyển, khí quyển, thuỷ quyển, thổ nh−ỡng và sinh vật quyển. Các quyển này không tách rời mà thâm nhập và tác động lẫn nhau tạo nên một tổng thể tự nhiên thống nhất, vô cùng phức tạp và có cấu trúc thẳng đứng trong vỏ địa lí. Trong các thành phần cấu tạo nên lớp vỏ địa lí thì thạch quyển là thành phần xuất hiện tr−ớc hết, đồng thời cũng là bảo thủ nhất và nó đã có ảnh h−ởng trực tiếp, lâu dài tới các thành phần khác. Sinh quyển là quyển xuất hiện muộn nhất nh−ng cũng là quyển đã tạo nên sự phong phú, đa dạng và rất sinh động của lớp vỏ địa lí. b) Giới hạn của lớp vỏ địa lí Không phải toàn bộ bề dày của các quyển tạo nên lớp vỏ địa lí. Lớp vỏ địa lí chỉ bao gồm các tầng bên d−ới của khí quyển (cho đến hết tầng đối l−u hay lớp d−ới của tầng ôzôn), toàn bộ thuỷ quyển, thổ nh−ỡng quyển, sinh quyển và bộ phận phía trên của thạch quyển (tới mặt đáy của lớp vỏ Trái Đất, nơi xuất hiện các tâm động đất hay núi lửa và các lớp trầm tích). Nh− vậy, bề dày của lớp vỏ địa lí đ−ợc giới hạn trong phạm vi khoảng 60km. Cũng cần chú ý là sự biểu hiện và tác động của lớp vỏ địa lí đ−ợc diễn ra một cách rõ nét và sâu sắc nhất là ở ngay bề mặt đất. Càng xa về các phía, cấu trúc của lớp vỏ địa lí càng nghèo nàn. 2. Khớ quyển a) Khái niệm về khí quyển Khí quyển là lớp vỏ không khí bao bọc xung quanh Trái Đất. Khí quyển có tác dụng bảo vệ cho Trái Đất, duy trì môi tr−ờng sống và tạo điều kiện cho sự phát triển của sinh vật. Thông qua các quá trình trao đổi vật chất và năng l−ợng, khí quyển th−ờng xuyên có tác động đến mọi hoạt động trên Trái Đất. b) Thành phần và cấu tạo của khí quyển − Thành phần của khí quyển : Khí quyển bao gồm hỗn hợp các chất khí có thành phần hầu nh− không đổi, trong đó chủ yếu là khí nitơ chiếm 78,1% và khí ôxi chiếm 20,9% thể tích. Các chất khí còn lại chỉ chiếm 1% thể tích. Ngoài ra trong khí quyển còn lẫn nhiều tạp chất nh− hơi n−ớc, khí CO2, bụi, − Cấu tạo khí quyển : ở sát mặt đất, khí quyển có mật độ không khí rất dày đặc, càng lên cao không khí càng loãng dần. Từ bề mặt Trái Đất lên đến độ cao 5km tập trung khoảng 50% toàn bộ khối l−ợng 25
- khí quyển. Đến độ cao 10km là 75% và đến độ cao 16km chiếm tới 90% khối l−ợng khí quyển. Tuy vậy, ở độ cao trên 10 000km vẫn còn quan sát thấy dấu vết không khí. Theo chiều thẳng đứng từ d−ới lên, khí quyển đ−ợc chia làm 5 tầng, đó là : tầng đối l−u, tầng bình l−u, tầng giữa, tầng nhiệt (tầng ion) và tầng ngoài (tầng khuếch tán). c) Thời tiết và khí hậu Thời tiết và khí hậu là hai khái niệm có liên quan mật thiết với nhau cùng đề cập đến các hiện t−ợng vật lí và trạng thái của khí quyển. − Thời tiết : Thời tiết là toàn bộ các hiện t−ợng vật lí và trạng thái của lớp khí quyển gần sát mặt đất diễn ra tại một nơi nào đó trong một thời điểm xác định. Các hiện t−ợng vật lí nh− m−a, nắng, gió, giông, bão và các trạng thái của lớp không khí đ−ợc đặc tr−ng bởi các yếu tố nh− nhiệt độ, độ ẩm, khí áp, gió thể hiện rõ nét đặc điểm thời tiết. Các hiện t−ợng và trạng thái khí quyển luôn luôn biến động vì vậy thời tiết cũng biến đổi không ngừng. − Khí hậu : Khí hậu là trạng thái của khí quyển diễn ra trong một phạm vi không gian rộng lớn và đ−ợc đặc tr−ng bởi quy luật biến đổi nhiều năm của chế độ thời tiết. Nh− vậy, nếu nh− thời tiết có đặc điểm luôn luôn biến động (hằng ngày, hằng giờ) thì khí hậu có tính ổn định hơn nhiều. Những biến đổi lớn của khí hậu trên Trái Đất th−ờng diễn ra theo chu kì hằng năm, hằng trăm năm, hằng nghìn năm. d) Các nhân tố hình thành khí hậu Khí hậu ở mỗi nơi nào đó th−ờng đ−ợc hình thành bởi sự tác động của ba nhân tố : bức xạ mặt trời, hoàn k−u khí quyển và đặc điểm của bề mặt đệm. − Bức xạ mặt trời : Bức xạ mặt trời là nguồn năng l−ợng chủ yếu của Trái Đất do Mặt Trời cung cấp. Bức xạ mặt trời đem lại ánh sáng và nhiệt độ cho Trái Đất. Do Trái Đất có hình dạng êgôit, nên l−ợng bức xạ mặt trời chiếu tới bề mặt Trái Đất tại các vĩ độ rất khác nhau. Chế độ bức xạ đã quyết định chế độ nhiệt của Trái Đất. ở các vùng vĩ độ thấp, tiếp thu đ−ợc l−ợng bức xạ mặt trời lớn nên có nền nhiệt độ cao và đ−ợc gọi là vùng nhiệt đới. ở các cùng vĩ độ trung bình có nền nhiệt độ không cao đ−ợc gọi là vùng ôn đới, còn các vùng vĩ độ cao hơn có nền nhiệt độ thấp gọi là vùng hàn đới. Chế độ bức xạ đ−ợc coi là nguồn gốc, là đặc điểm cơ bản của khí hậu. − Hoàn l−u khí quyển : Hoàn l−u khí quyển là các dòng khí chuyển động trong các lớp không khí gần mặt đất và trên cao của khí quyển, do có sự chênh lệch của khí áp tại vùng khác nhau trên Trái Đất gây ra. Các dòng khí chuyển động gây nên sự xáo trộn và biến đổi rất nhanh các khối không khí giữa các vùng, làm thay đổi trạng thái khí quyển và dẫn đến đặc điểm của thời tiết và khí hậu tại mỗi địa ph−ơng. − Đặc điểm của bề mặt đệm : Bề mặt đệm là lớp phủ trên bề mặt Trái Đất bao gồm bề mặt địa hình (núi, thung lũng, đồng bằng), lớp phủ rừng, đồng cỏ, đồng ruộng, mặt n−ớc (sông hồ, biển, đại d−ơng), sa mạc, bề mặt đệm có đặc điểm không đồng nhất tại các vùng khác nhau sẽ chi phối các quá 26
- trình tiếp nhận năng l−ợng bức xạ của Mặt Trời. Trao đổi vật chất và năng l−ợng, điều chỉnh hoàn l−u khí quyển góp phần tạo nên sự chuyển hoá và sự khác biệt trong đặc điểm khí hậu tại mỗi địa ph−ơng. Ba nhân tố trên th−ờng xuyên ảnh h−ởng, chi phối, đồng thời tác động lẫn nhau đã hình thành nên đặc điểm khí hậu tại mỗi địa ph−ơng và các vùng khác nhau trên Trái Đất. Vì vậy, khi phân tích và xác định đặc điểm khí hậu của mỗi nơi bao giờ cũng phải đề cập và xem xét tới các nhân tố hình thành khí hậu kể trên. đ) Các kiểu khí hậu trên Trái Đất Khí hậu Trái Đất đa dạng và phức tạp. Có thể phân biệt 5 kiểu khí hậu chính, phân bố có tính chất vòng đai từ Xích đạo tới hai cực của Trái Đất. − Khí hậu xích đạo và cận xích đạo Khu vực có khí hậu xích đạo và cận xích đạo th−ờng ở trong phạm vi xích đạo, hơi lệch về nửa cầu Bắc, từ 5oN đến 10oB, bao gồm l−u vực sông Amazôn, Guyan, bờ biển Côlômbia (Nam Mĩ), một phần các đảo giữa Thái Bình D−ơng và quần đảo Inđônêxia, Xri Lanca (Châu á), một phần bồn địa Cônggô, Gabông, Camơrun, một bộ phận bờ vịnh Ghinê (châu Phi). Đặc điểm của khí hậu của xích đạo và cận xích đạo là : Có nhiệt độ cao : Nhiệt độ trung bình hàng năm là 26o − 27o C và phân bố t−ơng đối đều trong năm. Biên độ nhiệt độ trung bình giữa các tháng chỉ khoảng 1 − 2oC. Có l−ợng m−a lớn : L−ợng m−a trung bình hằng năm từ 1500 − 2000mm và trong năm th−ờng có từ 150 − 200 ngày m−a. ở hầu hết các vùng ven biển và một số nơi ở sâu trong lục địa nh− Cônggô, Braxin có l−ợng m−a lớn, l−ợng m−a hằng năm trên 2000mm và có khoảng 250 ngày m−a. Khí áp thấp và ít dao động. Th−ờng có gió nhỏ. Gió đất – biển có ý nghĩa rất quan trọng. Có tính chất đơn điệu, các điều kiện khí hậu th−ờng ít thay đổi trong năm. − Khí hậu nhiệt đới Khu vực có khí hậu nhiệt đới phân bố thành hai dải chạy dọc theo hai chí tuyến ở nửa cầu Bắc và nửa cầu Nam. ở bán cầu Bắc th−ờng giới hạn từ 10o − 30oB và nửa cầu Nam từ 5o − 20oN. Có thể phân biệt khí hậu nhiệt đới thành hai kiểu phụ là khí hậu nhiệt đới lục địa và khí hậu nhiệt đới hải d−ơng. + Khí hậu nhiệt đới lục địa chia thành hai mùa rõ rệt trong năm. Mùa hạ nóng và ẩm do có m−a nhiều. Mùa đông bớt nóng hơn và khô. Biên độ nhiệt độ hằng năm và hằng ngày tăng lên rõ rệt, tới hàng chục độ. Cần chú ý là do có sự chuyển động biểu kiến của Mặt Trời nên mùa hạ và mùa đông ở hai nửa cầu hoàn toàn trái ng−ợc nhau. ở nửa cầu Bắc, mùa hạ từ tháng 4 đến tháng 9, mùa đông từ tháng 10 đến tháng 3, còn nửa cầu Nam thì ng−ợc lại, mùa hạ từ tháng 10 đến tháng 3 và mùa đông từ tháng 4 đến tháng 9. Do nằm trải dài tới 20o vĩ tuyến, khí hậu nhiệt đới có sự phân hoá dần theo vĩ độ. Càng lên các vĩ độ cao tính chất nhiệt đới càng giảm dần. + Khí hậu chí tuyến hải d−ơng th−ờng phân bố ở các quần đảo nằm trên các biển và đại d−ơng. ở khu vực này do chịu ảnh h−ởng sâu sắc của các dòng tín phong nên có sự phân hoá rõ rệt ở các s−ờn đón gió và các s−ờn khuất gió. ở các s−ờn đón gió, l−ợng m−a th−ờng rất lớn. − Khí hậu cận nhiệt đới 27
- Khí hậu cận nhiệt đới thực chất có tính chất chuyển tiếp từ khí hậu nhiệt đới sang khí hậu ôn đới. Khu vực có khí hậu cận nhiệt đới ở nửa cầu Bắc nằm trong khoảng vĩ độ từ 30o − 42oB và ở nửa cầu Nam nằm ở vào khoảng vĩ độ từ 25o − 40oN. Khí hậu cận nhiệt đới cũng có sự phân hoá theo mùa rõ rệt và chủ yếu dựa vào chế độ nhiệt và chế độ m−a. ở khu vực khí hậu cận nhiệt đới có thể phân ra ba kiểu phụ mang tính chất địa ph−ơng rõ rệt là : khí hậu địa trung hải, cận nhiệt đới bờ đông các lục địa và khí hậu hoang mạc khô hạn cận nhiệt đới. + Khí hậu địa trung hải hình thành và phát triển ở xung quanh khu vực Địa Trung Hải có đặc điểm là mùa hạ nóng và khô, mùa đông dịu mát và có m−a. Tuy vậy, do phụ thuộc vào vĩ độ và mức độ gần hay xa biển mà trong kiểu khí hậu này cũng có sự khác biệt, đặc biệt ở khu vực châu á. Khí hậu cận nhiệt đới bờ đông các lục địa có mùa hạ giống kiểu khí hậu nhiệt ẩm và có mùa đông ngắn, t−ơng đối lạnh và khô. Khí hậu hoang mạc khô hạn cận nhiệt đới hình thành trên các dải hoang mạc khô cằn ở châu á (từ Xiri tới Bắc Trung Quốc), ở Bắc Mĩ, Achentina, Ôxtrâylia và một phần nhỏ ở Nam Phi. Mùa hạ ở khu vực này cũng nóng nh− ở các hoang mạc nhiệt đới, song về mùa đông có ngắn hơn. − Khí hậu ôn đới Khí hậu ôn đới và cực đới phạm vi phân bố khá rộng, khoảng vĩ độ 40o đến vùng cực của hai nửa cầu. Khí hậu ôn đới có sự phân biệt t−ơng đối rõ rệt bốn mùa (xuân, hạ, thu, đông) trong năm do sự t−ơng phản về chế độ nhiệt giữa các mùa, giữa ngày và đêm đã giảm đi. Mùa xuân đ−ợc báo hiệu từ lúc tuyết bắt đầu tan. Mùa hạ là những ngày nắng ấm kéo dài, mùa thu khô hơn, cây cối bắt đầu trút lá, tuy vậy vẫn còn ấm hơn mùa xuân, mùa đông lạnh có tuyết rơi. − Khí hậu cực đới Khí hậu cực đới lạnh giá quanh năm, có 6 tháng mùa hạ, 6 tháng mùa đông kế tiếp nhau. Khí hậu Nam cực lạnh lẽo và khắc nghiệt hơn so với Bắc cực. Lớp phủ băng trên lục địa Nam cực dày tới 3000m. Về mùa hạ ở hai cực đều có hiện t−ợng tan băng và trôi băng. 3. Thuỷ quyển a) Khái niệm về thuỷ quyển Tất cả các n−ớc trên Trái Đất hợp thành thuỷ quyển hay còn gọi là quyển n−ớc. Đây là những lớp n−ớc liên tục của Trái Đất bao gồm : n−ớc biển, đại d−ơng, n−ớc trên lục địa (sông ngòi, ao hồ, đầm lầy, băng hà) và các loại n−ớc d−ới đất. N−ớc là một trong những vật thể phổ biến nhất trên bề mặt Trái Đất. Đặc biệt, n−ớc đóng vai trò quan trọng về mặt động lực với các hợp phần khác nhau trong thiên nhiên. b) Thành phần và phân bố của thuỷ quyển − Thành phần của thuỷ quyển Thuỷ quyển có thành phần t−ơng đối phức tạp. Chiếm 96% trọng l−ợng của thuỷ quyển là n−ớc, đồng thời đó cũng là thành phần quang trọng nhất của thuỷ quyển, 4% còn lại là các chất hoà tan, trong đó chủ yếu là các ion. Ngoài ra, trong n−ớc còn rất nhiều vật rắn, nh− bùn, cát, các chất hữu cơ, song tỉ lệ của các chất này rất nhỏ. 28
- Thành phần của n−ớc sông và n−ớc biển rất khác nhau. Độ muối trung bình của n−ớc biển là 35‰, các hợp chất của Clo và Natri chiếm −u thế (88%), trong khi đó độ muôí trung bình của n−ớc sông là 0,0146‰, chủ yếu là các loại muối cacbonat. Hằng năm các con sông đem ra biển khoảng 4,5 tỉ tấn vật liệu hoà tan và 32,5 tỉ tấn vật liệu lơ lửng. Về thành phần hoá học, n−ớc − phần quan trọng nhất của thuỷ quyển, là hợp chất của hiđrô và ôxi. N−ớc là vật chất duy nhất của Trái Đất có thể thấy ở ba trạng thái : lỏng, rắn và hơi tuỳ theo nhiệt độ, nó có thể dễ dàng chuyển hoá từ trạng thái này sang trạng thái khác. Nh−ng n−ớc ở thể lỏng là chủ yếu. Các nguyên tử hiđrô và ôxi cấu tạo nên phân tử n−ớc đều là các chất đồng vị. Vì vậy, có nhiều loại n−ớc khác nhau đ−ợc hình thành từ các đồng vị của hiđrô và ôxi. Nh−ng chỉ có các đồng vị của hiđrô là quan trọng hơn cả. N−ớc đ−ợc hình thành từ H1 gọi là n−ớc nhẹ, chiếm khoảng 99,73% tổng l−ợng n−ớc, còn H2 tạo nên n−ớc nặng. L−ợng n−ớc này trong thuỷ quyển rất ít, chiếm khoảng 0,017% toàn bộ thuỷ quyển. Mặc dù vậy, l−ợng n−ớc này rất quan trọng hầu nh− không bị điện phân, ít hoà tan các muối, có tác dụng sinh hoá mạnh đối với một cơ thể sống. N−ớc nặng đ−ợc tạo thành từ H3 có số l−ợng rất nhỏ, đ−ợc sử dụng trong các phản ứng nhiệt hạch nh−ng không quan trọng lắm. − Sự phân bố của thuỷ quyển N−ớc có ở khắp nơi trên Trái Đất, trong tất cả các hợp phần của vỏ địa lí. Ngay cả trong các lớp đất đá, n−ớc cũng có một số l−ợng khá lớn. Đấy chính là n−ớc d−ới đất. Trong thạch quyển n−ớc tồn tại d−ới dạng lỏng và các dạng rắn là băng kết và đông kết. Đặc biệt trong khí quyển, n−ớc tồn tại d−ới dạng hơi n−ớc. L−ợng n−ớc này rất nhỏ, chỉ chiếm khoảng 0,009% tổng l−ợng n−ớc, nh−ng hơi n−ớc có ý nghĩa rất quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của sinh vật. Trong cơ thể của cả thực vật, lẫn động vật đều chứa một l−ợng n−ớc nhất định. N−ớc có trong đất là một thành phần không thể thiếu đ−ợc trong quá trình hình thành đất. Nh− vậy, n−ớc có sự phân bố rộng rãi trong lớp vỏ địa lí. c) Tuần hoàn của n−ớc trên Trái Đất − Các loại tuần hoàn n−ớc N−ớc có mối quan hệ chặt chẽ về mặt động lực với các quyển khác trong lớp vỏ địa lí. Mối quan hệ này đ−ợc thực hiện nhờ các quá trình tuần hoàn của n−ớc. D−ới dạng tác động trực tiếp của bức xạ mặt trời, n−ớc sẽ bốc hơi từ các bề mặt n−ớc (biển, đại d−ơng, sông hồ, ), các sinh vật cũng thoát hơi. L−ợng hơi n−ớc này đi vào khí quyển, khi gặp điều kiện thuận lợi về nhiệt độ và các yếu tố khác, hơi n−ớc sẽ ng−ng tụ thành mây hoặc các giọt n−ớc và d−ớc tác động của trọng lực nó lại rơi xuống bề mặt Trái Đất. Khi n−ớc rơi xuống đất, một phần bốc hơi trở lại không khí, một phần tạo thành dòng chảy trên mặt, một phần chuyển xuống đất thành n−ớc ngầm, dòng n−ớc này lại cung cấp n−ớc cho sông, suối và chảy ra biển, đại d−ơng. Từ bề mặt Trái Đất (biển, đại d−ơng, sông, hồ, cây cối, ) n−ớc lại bốc hơi và hình thành một vòng tuần hoàn mới. Có thể chia tuần hoàn n−ớc thành hai loại khác nhau : + Tuần hoàn nhỏ : chu trình vận động của n−ớc chỉ có hai giai đoạn là bốc hơi và rơi tại chỗ. + Tuần hoàn lớn : chu trình vận động của n−ớc có ba giai đoạn : bốc hơi, n−ớc rơi, dòng chảy ; hoặc có bốn giai đoạn : bốc hơi, n−ớc rơi, ngấm xuống đất và dòng chảy. Đặc tr−ng của 29
- vòng tuần hoàn này là bốc hơi ở một chỗ nh−ng lại rơi ở một chỗ khác, hơi n−ớc di chuyển theo gió d−ới dạng mây. Tuần hoàn của n−ớc có ý nghĩa rất lớn đối với thiên nhiên cũng nh− đối với đời sống con ng−ời. Quá trình tuần hoàn của n−ớc có thể làm thay đổi nhiều thành phần khác trong lớp vỏ địa lí. − Ph−ơng trình cân bằng n−ớc Biết đ−ợc chu trình vận động của n−ớc, có thể lập đ−ợc ph−ơng trình cân bằng n−ớc để xác định số l−ợng n−ớc thay đổi trong từng khu vực. Nếu gọi Y là l−ợng dòng chảy, X là l−ợng n−ớc rơi và Z là l−ợng n−ớc bị mất đi (bao gồm cả bốc hơi trên bề mặt l−u vực và cả l−ợng n−ớc ngầm xuống đất) thì ph−ơng trình cân bằng n−ớc cho một l−u vực sông đ−ợc xác định nh− sau : Y = X − Z d) N−ớc trên bề mặt lục địa N−ớc trên bề mặt lục địa chiếm gần 1,75% tổng l−ợng n−ớc chung, bao gồm n−ớc ở ao hồ, đầm lầy và băng hà. Trong đó n−ớc sông đóng vai trò quan trọng. − Sông Sông là dòng n−ớc th−ờng xuyên, có kích th−ớc t−ơng đối lớn, chảy trong lòng sông do chính nó tạo nên. L−ợng dòng chảy và chế độ n−ớc sông chịu ảnh h−ởng của hình thái sông ngòi. Hình thái sông ngòi đ−ợc đặc tr−ng bởi những yếu tố sau : + Hệ thống sông ngòi Theo Sêbôtarép thì hệ thống sông ngòi là tập hợp các sông ngòi của một lãnh thổ nhất định, hợp nhất với nhau mang n−ớc ra khỏi lãnh thổ d−ới dạng một dòng chảy chung. Một hệ thống sông bao gồm dòng chính là dòng chảy lớn nhất, các phụ l−u là các dòng chảy nhỏ vào dòng chính, các chi l−u là các dòng chảy tiêu n−ớc cho dòng chính. Các phụ l−u và các chi l−u lại chia thành các cấp khác nhau. Các phụ l−u th−ờng tập trung chủ yếu ở th−ợng và trung l−u dòng chính, còn các chi l−u chỉ tồn tại ở hạ l−u, nhất là trong vùng cửa sông. + L−u vực sông L−u vực sông là lãnh thổ trên đó sông nhận đ−ợc nguồn cung cấp n−ớc. L−u vực sông bao gồm hai phần : l−u vực mặt và l−u vực ngầm. Giữa l−u vực của hệ thống sông ngòi này với l−u vực của hệ thống sông ngòi khác có địa hình (đ−ờng đỉnh núi) làm ranh giới. Đó là đ−ờng chia n−ớc (đ−ờng phân thuỷ). L−u vực sông có tác động quan trọng tới các dòng chảy sông ngòi. Kích th−ớc l−u vực có ảnh h−ởng trực tiếp tới l−ợng dòng chảy sông ngòi. Trong các điều kiện địa lí t−ơng tự, diện tích l−u vực lớn sẽ có dòng chảy lớn, mức độ điều tiết tự nhiên càng nhiều. + Lòng sông Lòng sông là bộ phận thấp nhất của thung lũng trong đó có n−ớc chảy th−ờng xuyên. Lòng sông luôn luôn biến đổi, phụ thuộc vào sự thay đổi của l−ợng n−ớc trong sông. Do các điều kiện địa chất − địa mạo, các quy luật chuyển động của n−ớc sông, lòng sông th−ờng uốn khúc quanh co. Nhìn chung, độ uốn khúc và kích th−ớc các uốn khúc có xu h−ớng giảm từ hạ l−u đến phía th−ợng l−u. + Mặt cắt ngang và mặt cắt dọc của sông Hình thái của sông còn đặc tr−ng bởi mặt cắt ngang và mặt cắt dọc của sông. Mặt cắt ngang (hay tiết diện ngang) là một phần của mặt phẳng thẳng góc với dòng chảy. Mặt cắt ngang cũng luôn luôn thay đổi tuỳ theo l−ợng n−ớc của sông. Th−ờng mặt cắt ngang có hình dạng bất đối xứng do điều kiện địa chất, địa mạo, thuỷ lực của dòng n−ớc ở hai bờ khác nhau : 30
- một bờ th−ờng lõm sâu và dốc đứng, bờ kia lại lồi, nông và thoải hơn. Mặt cắt dọc là hình chiếu trên mặt thẳng đứng của đ−ờng nối liền các điểm thấp nhất của dòng sông. Hình dáng của mặt cắt dọc phụ thuộc vào điều kiện nham thạch, địa hình, nh−ng chủ yếu phụ thuộc vào quá trình hoạt động của dòng n−ớc, và quá trình phát triển của dòng sông. Nhìn chung cả hai mặt cắt ngang và dọc của sông đều thay đổi từ th−ợng nguồn đến trung l−u, hạ l−u và đều thay đổi qua các quá trình phát triển từ tuổi trẻ, tr−ởng thành và già nua của sông. + Đại l−ợng dòng chảy − chế độ sông ngòi Các sông phân biệt với nhau bằng chế độ sông ngòi và l−ợng dòng chảy. Đây là hai chế độ chủ yếu của sông. Đại l−ợng dòng chảy đ−ợc dùng phổ biến là l−u l−ợng n−ớc. L−u l−ợng là l−ợng n−ớc chảy qua mặt cắt ngang (trạm đo) của dòng sông ở một nơi nào đó trong một đơn vị thời gian. Công thức chung để tính l−u l−ợng là Q = S.V(m3/s) trong đó Q là l−u l−ợng dòng chảy, S là diện tích mặt cắt ngang, V là tốc độ bình quân dòng chảy. L−ợng dòng chảy luôn luôn biến đổi theo thời gian và sự biến đổi này th−ờng mang tính chu kì : theo chu kì năm, mùa, tháng, Thời gian sông ngòi đ−ợc cung cấp nhiều n−ớc (chủ yếu do n−ớc trên mặt nh− m−a, tuyết, băng tan), sông đầy n−ớc gọi là mùa lũ. Còn thời gian sông đ−ợc cung cấp ít n−ớc, lòng sông thu hẹp, mức n−ớc hạ thấp đ−ợc gọi là mùa cạn. Hiện t−ợng mùa lũ, mùa cạn là một đặc tr−ng cho chế độ n−ớc sông (thí dụ : l−ợng dòng chảy tăng dần về phía hạ l−u). Ngoài ra sông còn có đặc tr−ng nữa là dòng cát bùn hay còn gọi là dòng chảy rắn. Đó là những bùn, cát, sỏi, cuội bị dòng n−ớc xâm thực và vận chuyển đi trong lòng sông. Cũng nh− dòng chảy n−ớc, dòng cát bùn thay đổi theo thời gian và không gian. Sự thay đổi này phụ thuộc nhiều vào chế độ n−ớc sông. − Hồ, đầm Hồ, đầm là một đối t−ợng thuỷ văn quan trọng trên bề mặt các lục địa. Hồ, đầm có những đặc điểm về hình thái và thuỷ văn khác biệt với sông ngòi trong môi tr−ờng địa lí nhất định. Mặt khác, nhiều hồ, đầm có quan hệ thuỷ văn và có tác động t−ơng hỗ, quan trọng với sông ngòi. Hồ, đầm có tác dụng quan trọng trong việc điều tiết dòng chảy, điều hoà khí hậu, dự trữ n−ớc, cung cấp thuỷ sản. Riêng các đầm lầy còn phải gắn với một điều kiện nữa là có các lớp than bùn. − Băng hà Băng là n−ớc tồn tại ở thể rắn. Băng có thể đ−ợc hình thành trên biển (biển băng) và trên lục địa. Diện tích phủ băng trên Trái Đất tới 16,3 triệu km2, chiếm 11% tổng diện tích các lục địa. Băng hà có ý nghĩa rất quan trọng. Đó là nguồn cung cấp n−ớc cho sông ngòi ở các miền có khí hậu khô hạn, nguồn n−ớc ngọt cho sinh hoạt và sản xuất. Đồng thời, băng hà cũng có tác động trực tiếp việc hình thành khí hậu và địa hình, nhất là ở vùng cực và vùng núi cao th−ờng xuyên phủ băng. e) N−ớc d−ới đất và n−ớc ngầm Trong thạch quyển chứa một l−ợng n−ớc khoảng 1,711% tổng l−ợng n−ớc chung. Đó là n−ớc d−ới đất. N−ớc d−ới đất cũng tồn tại ở ba trạng thái khác nhau : hơi, lỏng và rắn (băng 31
- đông kết). N−ớc d−ới đất tồn tại đ−ợc trong lớp thạch quyển là do các tính chất của đất đá chứa n−ớc, thấm n−ớc, N−ớc ngầm là bộ phận quan trọng nhất của n−ớc d−ới đất. Đây là n−ớc trọng lực, ở trạng thái tự do, hoàn toàn bão hoà và tồn tại th−ờng xuyên trong lớp chứa n−ớc đầu tiên tính từ mặt đất xuống. Trong n−ớc ngầm có khoảng 105 106km3 n−ớc ngọt, chiếm 30% l−ợng dự trữ n−ớc ngọt của toàn bộ Trái Đất. N−ớc ngầm đ−ợc hình thành trong hai quá trình : thẩm thấu và ng−ng tụ, trong đó vai trò của quá trình thẩm thấu quan trọng hơn. Nghĩa là n−ớc chủ yếu do n−ớc trên mặt (n−ớc m−a và n−ớc băng tuyết tan) ngấm xuống và đọng lại ở các lớp đất đá. Quá trình thẩm thấu này xảy ra ở mọi nơi trên mặt đất. N−ớc ngầm cũng có thể hình thành do sự ng−ng tụ hơi n−ớc có trong đất. Chính vì lẽ đó n−ớc ngầm luôn biến đổi, nó phụ thuộc vào l−ợng n−ớc m−a, l−ợng n−ớc do tuyết tan, vào tính chất bề mặt đệm : độ dốc, địa hình, tính chất đất đá, lớp phủ thực vật, Con ng−ời trong các hoạt động kinh tế của mình cũng trực tiếp hay gián tiếp tác động tới mực n−ớc ngầm. Mực n−ớc ngầm thay đổi theo thời gian và không gian. Tính chất vật lí dễ nhận thấy nhất của n−ớc ngầm là nhiệt độ. Nhiệt độ của lớp n−ớc ngầm gần mặt đất chịu ảnh h−ởng của nhiệt độ bề mặt Trái Đất. Vào mùa hạ, khi trời nóng thì mát hơn n−ớc trên mặt đất, còn vào mùa đông thì ấm hơn một chút so với trên mặt. Nh−ng từ độ sâu 36m trở xuống thì nhiệt độ của n−ớc ngầm càng xuống càng tăng, trung bình cứ xuống sâu 33m thì tăng thêm 1oC do nhiệt trong lòng Trái Đất làm n−ớc nóng lên. Đặc biệt, nhiệt độ n−ớc ngầm còn phụ thuộc vào quá trình hoạt động của núi lửa, kiến tạo. Gần những khu vực này nhiệt độ n−ớc ngầm tăng lên, có khi tới 100 − 120oC. Đó là nguồn của các suối n−ớc nóng. Ngoài ra, trong n−ớc ngầm còn chứa nhiều các chất khoáng, các chất khí khác nhau làm n−ớc ngầm có những tính chất khác nhau, có loại chứa nhiều chất khoáng có tác dụng chữa đ−ợc một số bệnh, N−ớc ngầm có giá rị rất lớn trong đời sống con ng−ời. Nó cung cấp n−ớc cho ng−ời và gia súc, cung cấp n−ớc t−ới cho nông nghiệp, cho công nghiệp, cho các mục đích chữa bệnh, du lịch. f) N−ớc trong các biển và đại d−ơng Trên bề mặt Trái Đất, biển và đại d−ơng chiếm diện tích lớn, tới 92,28% tổng l−ợng n−ớc chung là ở biển và đại d−ơng. Các biển và đại d−ơng th−ờng l−u thông với nhau, tạo thành một dải liên tục và thống nhất. Tuỳ theo kích th−ớc và đặc điểm hải văn, ng−ời ta chia ra thành các biển và đại d−ơng khác nhau. − Một vài đặc điểm của n−ớc biển N−ớc biển hoà tan nhiều chất. Trong n−ớc biển có thẻ chứa tất cả các nguyên tố trong bảng tuần hoàn Menđêlêep. Nồng độ các chất hoà tan trong biển lớn hơn nhiều trong n−ớc sông ngòi. Trong các chất hoà tan, muối biển chiếm phần quan trọng nhất. Muối biển khác muối sông cả về nồng độ và thành phần. Độ muối trung bình của n−ớc biển là 35‰, trong đó thành phần clorua chiếm 88,64% (riêng clorua natri chiếm 77,8%). Vì vậy, muối biển có vị chát. Độ muối của n−ớc biển thay đổi theo thời gian do các điều kiện khí t−ợng, thuỷ văn quyết định. M−a nhiều hay bốc hơi nhiều sẽ làm thay đổi độ muối. Giữa các đại d−ơng, độ muối cũng khác nhau : độ muối ở đại Tây D−ơng lớn nhất (35,4‰) và thấp nhất ở ấn Độ D−ơng (34,8‰). Độ muối còn thay đổi trong từng đại d−ơng, tăng lên từ Xích đạo về phía các chí tuyến, sau đó giảm dần về hai cực. Tuỳ theo các điều kiện khí t−ợng thuỷ văn, độ muối còn thay đổi theo chiều sâu từ lớp mặt xuống đáy. 32
- Nhiệt độ n−ớc biển cũng là một yếu tố quan trọng. Chế độ nhiệt của n−ớc biển điều hoà hơn chế độ nhiệt của không khí. Sự chênh lệch nhiệt độ gữa các mùa ít (chỉ khoảng 10oC), còn chênh lệch ngày và đêm thì hầu nh− không đáng kể (khoảng 1oC). Sự chênh lệch nhiệt độ n−ớc trên bề mặt ở các vĩ độ ít hơn nhiệt độ không khí. − Sự chuyển động của n−ớc biển N−ớc biển và đại d−ơng luôn luôn chuyển động. Có ba dạng chuyển động của n−ớc biển và đại d−ơng đó là sóng, thuỷ triều và dòng biển. + Sóng biển Là sự chuyển động dao động của các chất điểm n−ớc. Sóng đ−ợc hình thành bởi nhiều nhân tố khác nhau nh− thuỷ văn, khí t−ợng, địa chất, thiên văn nh−ng sóng do gió là quan trọng nhất. Gió thổi chỉ cần tốc độ 0,25m/s là đủ gây ra sóng. Lúc đầu chỉ là sóng lăn tăn, nhỏ. Sau đó sóng sẽ dần phát triển. Sự phát triển của sóng phụ thuộc vào nhiều nhân tố nh− tốc độ gió hay lực gió, thời gian gió thổi (giờ gió) và phạm vi gió thổi (vùng gió). Trong các đại d−ơng và biển, sóng do gió không giống nhau. Th−ờng thì trong các biển, sóng nhỏ hơn nhiều so với ở các đại d−ơng do nhiều nguyên nhân : kích th−ớc biển, địa hình đáy, sự truyền sóng từ đại d−ơng vào, + Thuỷ triều Là hiện t−ợng mực n−ớc biển lên xuống theo những chu kì và biên độ nhất định. Thuỷ triều có thể đ−ợc hình thành do nguyên nhân khí t−ợng địa chất, thiên văn, trong đó quan trọng nhất là nguyên nhân thiên văn : n−ớc biển trực tiếp bị các thiên thể xung quanh Trái Đất (Mặt Trăng và Mặt Trời) tác động. Trái Đất chịu ảnh h−ởng lớn của sức hút Mặt Trăng và Mặt Trời. Khối l−ợng Mặt Trăng chỉ bằng 1/27 000 000 của Mặt Trời. Nh−ng khoảng cách giữa Mặt Trăng và Trái Đất chỉ bằng 1/390 khoảng cách giữa Mặt Trời với Trái Đất nên sức hút Mặt Trăng lớn hơn sức hút của Mặt Trời 2,15 lần. Sức hút ấy làm cho mặt n−ớc biển dâng lên sinh ra thuỷ triều. Nh−ng n−ớc biển còn dâng cao cả ở phía đối diện do ảnh h−ởng của sức hút li tâm (sức căng của Trái Đất khi quay quanh Mặt Trời). Nh− vậy, trong một ngày đêm, mỗi địa điểm trên Trái Đất n−ớc dâng lên hai lần và rút xuống hai lần. Nh−ng tốc độ quay của Trái Đất và Mặt Trăng không giống nhau, nên mỗi ngày thuỷ triều lên chậm hơn ngày hôm tr−ớc 50 phút, tức là trong 24 giờ 50 phút mới có hai lần n−ớc lên, hai lần n−ớc xuống. Thuỷ triều không giống nhau ở các biển, đại d−ơng, nó chịu ảnh h−ởng của các yếu tố : kích th−ớc, hình dạng của biển, vịnh, Thuỷ triều có nhiều ảnh h−ởng tới các hiện t−ợng khác : chuyển động của n−ớc ở cửa sông, chuyển động tự quay của Trái Đất, địa hình ven biển, + Dòng biển (hải l−u) Dòng biển là sự chuyển động tịnh tiến thành dòng từ nơi này qua nơi khác. Có nhiều nguyên nhân sinh ra dòng biển : có thể do sự chênh lệch về nhiệt độ, độ muối, tỉ trọng giữa các khối n−ớc. Một trong những nguyên nhân chủ yếu sinh ra dòng biển là sức gió. Sức gió khi tác động th−ờng xuyên và lâu dài theo một h−ớng nhất định (thí dụ tín phong hay gió mùa) có thể đẩy n−ớc biển thành dòng. Những dòng biển do tác động của gió là những dòng n−ớc quan trọng nhất trên các đại d−ơng. Dòng biển đ−ợc đặc tr−ng bởi các đại l−ợng : tốc độ, h−ớng chảy, l−u l−ợng. Những dòng biển từ Xích đạo chảy lên các vĩ độ cao là những dòng biển nóng (thí dụ dòng biển Curôsivô ở Thái Bình D−ơng). Những dòng biển từ các vĩ độ cao chảy xuống Xích đạo là những dòng 33
- biển lạnh (dòng biển Pêru ven bờ Nam Mĩ ở Thái Bình D−ơng). Nhờ có dòng biển mà n−ớc l−u thông và khá đồng nhất. Dòng biển có tác dụng rất lớn đối với khí hậu và địa hình bờ biển. Đối với đời sống của con ng−ời, dòng biển cũng có ý nghĩa quan trọng. 4. Thạch quyển a) Khái niệm về thạch quyển Thạch quyển là lớp vỏ cứng của Trái Đất bao gồm vỏ Trái Đất và lớp trên của tầng manti cấu tạo bằng các đá kết tinh. Chiều dày của thạch quyển thay đổi ở các vị trí khác nhau : ở lục địa vào khoảng 100km, ở đại d−ơng vào khoảng 50km. Nghiên cứu về thạch quyển có nhiều ngành khoa học khác nhau tham gia. Địa chất học nghiên cứu về thành phần cấu tạo, nguồn gốc phát sinh và lịch sử phát triển của thạch quyển. Địa lí học nghiên cứu về địa hình, Không chỉ giới hạn trong việc mô tả các địa hình, địa lí học còn có nhiệm vụ giải thích sự hình thành, phát triển, cũng nh− sự phân bố của địa hình trong không gian. b) Khái niệm về địa hình Địa hình là hình dạng bề mặt Trái Đất nói chung hay của một khu vực nói riêng. Địa hình đ−ợc phân biệt với nhau bởi các yếu tố địa hình. Các yếu tố địa hình đặc tr−ng bằng hình thái, trắc l−ợng hình thái, nguồn gốc và tuổi. − Hình thái và trắc l−ợng hình thái Hình thái là dạng bề ngoài của các yếu tố địa hình, nó có thể là d−ơng (lồi) nh− một quả núi hay âm (lõm) nh− một bồn địa, tròn nh− đỉnh một quả đồi hay nhọn nh− đỉnh các núi đá, có thể kín nh− lòng chảo hay hở nh− một thung lũng sông h−ớng về biển. Trắc l−ợng hình thái là hình thái biểu thị bằng các kích th−ớc chính xác của các yếu tố địa hình. Nó đ−ợc biểu thị bằng các yếu tố định l−ợng nh− diện tích, độ dài, độ cao tuyệt đối, độ sâu trung bình, độ dốc trung bình, độ cao t−ơng đối, Hình thái và trắc l−ợng hình thái cũng có thể dùng làm cơ sở để phân loại các yếu tố địa hình. − Nguồn gốc hình thành địa hình Địa hình trên bề mặt Trái Đất luôn biến đổi, một mặt do những lực có nguồn gốc ở trong lòng Trái Đất sinh ra (nội lực), mặt khác do những lực bên ngoài Trái Đất sinh ra (ngoại lực). + Quá trình nội sinh Quá trình nội sinh là những quá trình biến đổi địa hình do nội lực sinh ra. Nó liên quan đến các hiện t−ợng xảy ra ở bên trong Trái Đất nh− : sự tăng nhiệt độ và áp suất do sự phân huỷ các chất phóng xạ, sự di chuyển các dòng vật chất theo trọng lực. Các quá trình này khi xảy ra ở d−ới sâu đã làm thay đổi vị trí các lớp đá của vỏ Trái Đất, dẫn tới việc phá huỷ các địa hình cũ, hình thành địa hình mới. Các quá trình nội sinh bao gồm các quá trình tạo núi, tạo lục, hoạt động núi lửa và động đất, đứt gãy, + Quá trình ngoại sinh Quá trình ngoại sinh là quá trình xảy ra ở trên bề mặt Trái Đất, với nguồn năng l−ợng chủ yếu là nhiệt bức xạ Mặt Trời. Đó là các quá trình phá huỷ, bào mòn ở chỗ này, bồi tụ ở chỗ khác, do tác động của nhiệt độ, gió, m−a, n−ớc chảy, băng tan, n−ớc biển và các sinh vật gây ra. Tất cả các quá trình ngoại sinh này đều chịu sự chi phối của trọng lực. Trong một số tr−ờng hợp, trọng lực là nguyên nhân trực tiếp của sự di chuyển vật chất không cần sự có mặt của n−ớc chảy, gió, băng hà, thí dụ nh− hiện t−ợng đá lở, đất tr−ợt. + Mối quan hệ của các quá trình nội sinh và ngoại sinh 34
- Các quá trình nội sinh và ngoại sinh xảy ra đồng thời và địa hình chính là sự tác động qua lại giữa hai quá trình đó. Các quá trình nội sinh có khuynh h−ớng tăng tính gồ ghề của bề mặt Trái Đất. Trong khi đó các quá trình ngoại sinh lại có xu h−ớng san bằng những gồ ghề ấy. Mặc dù đối lập nhau nh−ng các quá trình nội, ngoại sinh có mối quan hệ ảnh h−ởng đến nhau : quá trình nội sinh xảy ra mạnh, nâng lên cao, thì quá trình phá huỷ, bóc mòn xảy ra mạnh hơn. Cần l−u ý rằng, mặc dù cả hai quá trình cùng tham gia vào việc hình thành địa hình, nh−ng trong các yếu tố địa hình lớn, nội lực đóng vai trò chủ yếu, còn trong các yếu tố địa hình nhỏ thì vai trò nội lực lại là thứ yếu, ngoại lực mới đóng vai trò chính. Dựa vào các quá trình hình thành, ng−ời ta chia địa hình bề mặt Trái Đất thành: Địa hình kiến tạo (các yếu tố cấu trúc, hình thái) trong đó quá trình nội sinh đóng vai trò chính. Địa hình bóc mòn bồi tụ (các yếu tố điêu khắc hình thái) trong đó quá trình ngoại sinh đóng vai trò chủ yếu. − Tuổi địa hình Tuổi địa hình chỉ mức độ cổ hay mới của địa hình. Có hai cách xác định tuổi địa hình : tuổi địa chất và tuổi hình thái. Tuổi địa hình có thể xác định bằng số năm tính từ khi địa hình đó xuất hiện bằng các ph−ơng pháp phóng xạ. Đó là tuổi tuyệt đối của địa hình. Tuổi địa hình cũng có thể xác định bằng những khoảng thời gian trong niên biểu địa chất. Đó là tuổi t−ơng đối. Tuổi hình thái của địa hình cho ta các giai đoạn trong quá trình phát triển mà một yếu tố địa hình đã đạt đến. Thông th−ờng quá trình phát triển của một yếu tố địa hình bao gồm các giai đoạn trẻ, tr−ởng thành và già. T−ơng ứng với mỗi giai đoạn phát triển này, địa hình có những hình thái đặc tr−ng. Tuổi địa chất và tuổi hình thái không phải lúc nào cũng phù hợp với nhau. Trong những điều kiện thuận lợi hơn, một yếu tố địa hình dù xuất hiện sau cũng có thể đạt đến những giai đoạn tr−ởng thành tr−ớc. c) Các dạng địa hình chủ yếu − Địa hình lục địa và đại d−ơng Tình trạng lồi lõm của bề mặt Trái Đất cho phép phân ra hai loại địa hình cơ bản ở cấp hành tinh : địa hình lục địa và địa hình đáy đại d−ơng. Dựa vào độ cao trên lục địa chia ra các loại địa hình : địa hình miền đất thấp (bình nguyên), cao nguyên và miền núi. ở đáy đại d−ơng theo độ sâu có : thềm lục địa, s−ờn lục địa và đáy đại d−ơng. 35
- Ngoài ra còn có thể dựa vào các quá trình hình thành để phân chia các dạng địa hình khác nhau trên Trái Đất. − Địa hình kiến tạo (các yếu tố cấu trúc hình thái) Quá trình nội sinh đóng vai trò chủ yếu trong sự hình thành địa hình kiến tạo. Đặc điểm cơ bản của dạng địa hình này là có sự t−ơng ứng rất lớn giữa địa hình với cấu trúc địa chất và th−ờng có kích th−ớc rất lớn : miền núi, miền đồng bằng rộng lớn t−ơng ứng với miền địa máng, miền nền, − Địa hình bóc mòn − bồi tụ (các yếu tố điêu khắc hình thái) Quá trình ngoại sinh đóng vai trò chủ yếu trong sự hình thành địa hình bóc mòn − bồi tụ, phát triển trên các địa hình kiến tạo và đem lại cho những yếu tố địa hình kiến tạo ấy những dáng vẻ riêng biệt. Dựa vào các nhân tố hình thành có thể chia các dạng địa hình sau : + Địa hình do dòng chảy tạo thành Địa hình do dòng chảy tạo thành là dạng địa hình phổ biến nhất trên bề mặt Trái Đất. Địa hình do dòng chảy tạo thành rất đa dạng, đ−ợc hình thành nhờ tác dụng phá huỷ và bồi tụ của dòng n−ớc. Tác dụng phá huỷ của dòng n−ớc gọi là tác dụng xâm thực. Xâm thực của dòng n−ớc bao gồm xâm thực sâu (đào lòng) và xâm thực ngang. Xâm thực sâu chiếm −u thế trong giai đoạn đầu của sự phát triển của dòng sông, ở khu vực th−ợng nguồn tạo thành các thung lũng hình chữ V : đào sâu lòng, vách dốc đứng. Xâm thực ngang chiếm −u thế ở khu vực trung l−u và hạ l−u. Tại đây, sông ngừng đào sâu lòng, đáy sông mở rộng, tạo thành các thung lũng hình chữ U. Xâm thực ngang xảy ra làm cho con sông đáng ra chảy thẳng, nay trở nên ngoằn nghèo. Những đoạn cong ấy của thung lũng sông gọi là khúc uốn của sông. Các sản phẩm bị xâm thực đ−ợc mang đi bằng con đ−ờng hoà tan hay cơ học. Đó là tác dụng vận chuyển của dòng n−ớc. Tại những nơi tốc độ dòng n−ớc nhỏ đi hay l−ợng n−ớc giảm xuống thì ở đó xảy ra qua trình bồi tụ. Quá trình này có thể xảy ra suốt dọc sông nh−ng chủ yếu vẫn là ở bộ phận hạ l−u và cửa sông. Tại đây trong những điều kiện thuận lợi : phù sa của sông lớn, khu vực biển gần cửa sông nông, sóng biển yếu, thuỷ triều nhỏ, sẽ hình thành nên các đồng bằng châu thổ. Các dòng chảy tạm thời (là dòng chảy chỉ hình thành sau cơn m−a và sau khi tuyết tan) cũng tạo nên các dạng địa hình khác nhau. ở những khu vực cấu tạo bằng đá vụn bở, không có lớp phủ thực vật, m−a nhiều với c−ờng độ và s−ờn dốc th−ờng tạo thành khe rãnh, m−ơng xói. Khe rãnh, m−ơng xói phát triển với c−ờng độ và mật độ lớn tạo thành địa hình xấu. Dòng chảy tạm thời còn tạo thành nón phóng vật. Nón phóng vật là dạng địa hình bồi tụ, th−ờng nằm ở d−ới chân s−ờn núi hoặc đồi, có hình nửa cái nón, vật liệu ở đỉnh thô, càng xuống d−ới chân, vật liệu càng trở nên nhỏ dần. + Địa hình cacxtơ Địa hình cacxtơ là dạng địa hình liên quan tới sự l−u thông của n−ớc trong các đá dễ hoà tan. Địa hình cacxtơ rất phổ biến ở n−ớc ta và trên thế giới. Quá trình ăn mòn xảy ra trên những khe nứt hay trên những chỗ trũng xuống của bề mặt địa hình tạo nên những dạng địa hình âm nhỏ gọi là caren. Th−ờng hay gặp caren d−ới hình thức những rãnh, giữa chúng là những mào đá sắc nhọn mà nhân dân ta hay gọi là đá tai mèo. Phễu cacxtơ là những dạng địa 36
- hình âm, có s−ờn dốc, đáy của chúng có những lỗ hút n−ớc. Đây là những khoảng rỗng nhỏ, dạng ống, thẳng đứng hay nghiêng. Cacxtơ tàn tích là những dạng địa hình d−ơng còn sót lại sau quá trình mở rộng và nối liền các dạng địa hình cacxtơ âm. Cacxtơ tàn tích bao gồm : tháp cacxtơ, nón và vòm cacxtơ. Hang động của dạng địa hình cacxtơ ngầm, hình thành do sự xâm thực ăn mòn, mở rộng các khe trong lòng khối đá vôi. Trong hang có nhiều dạng địa hình nhỏ. Đó là các cột xâm thực, hình thành ở đáy hang và thềm đá do ăn mòn và xâm thực tạo thành. Nh−ng kì thú nhất vẫn là các thạch nhũ −dạng địa hình do lắng đọng hoá học tạo nên. Tuỳ thuộc vào vị trí trong hang mà thạch nhũ có những đặc điểm riêng. Chuông đá là những thạch nhũ buông thõng từ trần hang xuống, có hình nón lộn ng−ợc. ở trên sàn hang có măng đá là những kết tủa của canxi từ các chuông đá rơi xuống. Trong quá trình phát triển, chuông đá và măng đá nối với nhau sẽ tạo thành cột đá. Trên những hốc nhỏ của sàn hang còn gặp những kết hạch canxi hình tròn hay hình bầu dục, mà nhân dân ta ở một số nơi th−ờng gọi là "trứng tiên". + Các quá trình s−ờn Theo lí thuyết, s−ờn là tất cả những mặt nghiêng có độ dốc trên 0o. Vì vậy, có thể nói quá trình s−ờn và các dạng địa hình do nó tạo thành phổ biến ở nhiều nơi. Đặc tr−ng nhất của quá trình s−ờn là sự di chuyển vật liệu theo khối, di chuyển vật liệu trực tiếp d−ới tác dụng của trọng lực không thông qua tác động của môi tr−ờng trung gian nh− n−ớc sông, băng hà, gió, n−ớc biển, Dựa vào tốc độ di chuyển, quá trình s−ờn đ−ợc chia thành hai kiểu : di chuyển nhanh và di chuyển chậm. Kiểu di chuyển nhanh bao gồm đá lở, đất tr−ợt, bùn nhảy th−ờng xảy ra chớp nhoáng trong khoảng khắc. Kiểu di chuyển chậm có đặc điểm xảy ra chậm, khó nhận biết, nh−ng rất phổ biến, bao gồm : tr−ợt ngắn, xói mòn, nén chặt, sự va đập của giọt n−ớc m−a, rửa tràn trên mặt. Có nhiều nhân tố ảnh h−ởng tới sự di chuyển trên s−ờn nh− độ dốc của s−ờn, tính gắn kết của đá cấu tạo s−ờn, tính ma sát và đặc điểm của lớp phủ thực vật, + Địa hình có các nguồn gốc tạo thành khác Ngoài những nhân tố trên, địa hình còn có thể đ−ợc hình thành do tác dụng của gió, của băng hà, của n−ớc biển, nh−ng những dạng địa hình đó đều đ−ợc hình thành ở những khu vực có những điều kiện tự nhiên nhất định. Địa hình do gió th−ờng hay gặp ở những vùng khí hậu khô hạn, hoang mạc, nơi không có lớp phủ thực vật. Đất đá khô, gió phát huy vai trò của mình mạnh mẽ. Các dạng địa hình do gió th−ờng gặp là thổi mòn, khoét mòn, các nấm phong thành, các khối đá đong đ−a, các cồn cát, gò cát, cánh đồng cát, Địa hình băng hà chỉ quan sát thấy ở các vùng vĩ độ cao hay núi cao, nơi nhiệt độ luôn luôn thấp, tuyết tích tụ lâu ngày biến đổi thành băng hà. Th−ờng gặp các dạng địa hình do băng hà hình thành nh− : đấu băng, thung lũng băng, những cao nguyên băng hà, vũng hẹp băng hà (fior), đá l−ng cừu, − Địa hình bờ biển Nhiều nhân tố ảnh h−ởng tới quá trình phát triển địa hình bờ biển nh− : đá tạo bờ, cấu trúc địa chất, khí hậu và nhất là tác dụng của biển (sức công phá, thuỷ triều, đặc tính lí hoá của n−ớc biển, ). Địa hình bờ biển phân ra thành hai dạng địa hình chính : + Các dạng địa hình mài mòn 37
- Đ−ợc hình thành chủ yếu do sự phá huỷ của sóng. Khi sóng vỗ bờ, bản thân nó có một sức đập lớn, lại cộng thêm sức phá huỷ của các tảng đá − vật liệu do nó mang theo, làm cho bờ bị ăn lõm tạo thành hàm ếch (hõm) sóng vỗ. Hàm ếch ngày càng ăn sâu, đến một mức độ nhất định thì cả phần đá ở trên sẽ bị sập xuống. Vật liệu phá huỷ bị lôi ra xa bờ và lắng lại d−ới đáy tạo thành nền mài mòn. Địa hình mài mòn th−ờng đặc tr−ng cho những khu vực bờ cấu tạo bằng đá cứng, cao và dốc. + Các dạng địa hình bồi tụ Nếu bờ biển thoải, cấu tạo bằng các vật liệu vụn thì sẽ xảy ra quá trình bồi tụ. Khi sóng đánh vào bờ sẽ phá huỷ bờ và các vật liệu hoặc là bị lôi cuốn theo h−ớng ngang với bờ hay là dọc theo bờ tuỳ theo năng luợng của sóng, h−ớng sóng đánh vào bờ, độ sâu của khu vực, Khi sóng mất dần năng l−ợng thì sức phá huỷ và vận chuyển giảm, quá trình bồi tụ bắt đầu, hình thành các cồn cát duyên hải, các đầm phá, bãi nối liền đảo, Dạng địa hình bồi tụ th−ờng tạo ra các kiểu bờ thẳng, đơn giản, có mũi đất nhọn. Nơi đây thuận tiện cho việc phát triển nghề làm muối, nuôi thuỷ sản hoặc tổ chức thành những bãi tắm, khu nghỉ mát. 5. Thổ nhưỡng quyển ( quyển đất ) a) Khái niệm về thổ nh−ỡng quyển Lớp vỏ thổ nh−ỡng hay quyển thổ nh−ỡng (quyển đất) là một thành phần quan trọng của lớp vỏ địa lí. Đây là lớp vỏ vật chất mềm xốp, nằm ở trên cùng của thạch quyển có độ phì nhiêu, có khả năng nuôi sống đ−ợc thực vật. Chính độ phì nhiêu làm cho đất phân biệt đ−ợc so với lớp vỏ phong hoá tơi xốp ở phía trên của thạch quyển. Theo V.V Đôcutraep thì độ phì nhiêu là khả năng cung cấp th−ờng xuyên và liên tục cho thực vật thức ăn, n−ớc, không khí, nhiệt và các điều kiện sinh sống khác để phát triển. Độ phì nhiêu của thổ nh−ỡng cao hay thấp biểu hiện khá rõ trong tình hình sinh sống, phát triển và sản l−ợng của thực vật. Sự hình thành và phát triển của thổ nh−ỡng trên bề mặt Trái Đất chính là kết quả của sự tác động qua lại giữa các vật thể tự nhiên sống, bao gồm tất cả các sinh vật hạ đẳng có trong đất, đá và các vật thể tự nhiên chết là các loại đá, khoáng vật có nguồn gốc khác nhau của thạch quyển. Sự tác động giữa hai thành phần này chính là sự trao đổi năng l−ợng và vật chất có tính tuần hoàn. Đó là quá trình tiểu tuần hoàn sinh vật. Các sinh vật hấp thụ các khoáng chất trong đất và xác các sinh vật. Chất khoáng trong đất rất đa dạng đ−ợc hình thành do sự phân huỷ các khoáng vật nguyên sinh của nham thạch. Những chất này đ−ợc sinh vật sử dụng để nuôi sống và tạo nên chính cơ thể sinh vật. Sau khi chết đi, xác của sinh vật lại trả về cho đất những thành phần khoáng. Vòng tuần hoàn sinh vật d−ới dạng : đất − cơ thể sống − đất không phải là vòng khép kín, nó đ−ợc diễn ra ở trên đất, trên nền của một vòng tuần hoàn vật chất rộng lớn hơn nhiều, đó là vòng tuần hoàn địa chất. Chỉ một ít chất khoáng trong lớp vỏ thổ nh−ỡng tham gia vào vòng tiểu tuần hoàn sinh vật. Một phần lớn các chất khoáng bị tác dụng của m−a, gió, của các dạng ngoại lực khác cuốn ra sông, ra biển hoặc đại d−ơng. Tại đây, chúng đ−ợc tích luỹ d−ới dạng trầm tích. Qua một thời gian dài, d−ới tác động của các vận động địa chất và hoạt động kiến tạo với các quy mô lớn, chúng có nhiều điều kiện nổi lên bề mặt đất và lại tham gia vào vòng tuần hoàn sinh vật hoặc lại đ−a ra sông, biển − tham gia vào vòng đại tuần hoàn địa chất. Cũng nh− vòng tiểu tuần hoàn sinh vật, vòng tuần hoàn này cũng không khép kín, nó phụ thuộc vào quy luật tiến hoá địa chất của Trái Đất. Nh− vậy, nhờ quá trình trao đổi vật chất và năng l−ợng của hai vòng tuần hoàn này, trên bề mặt Trái Đất 38
- hình thành nên thổ nh−ỡng, một thể tự nhiên độc đáo có những tính chất và thành phần riêng biệt. b) Thành phần và tính chất thổ nh−ỡng D−ới tác động t−ơng hỗ của các nhân tố hình thành đất, trong đất có những thành phần cấu tạo riêng biệt. − Thành phần thổ nh−ỡng + Thành phần hữu cơ Tuy thành phần hữu cơ chỉ chiếm một l−ợng nhỏ so với thành phần khoáng vật, nh−ng lại rất quan trọng, đặc biệt về mặt địa hoá của đất. Trong quá trình hoạt động sống của mình, sinh vật đã tạo ra hầu hết (4/5) l−ợng chất hữu cơ có trong đất. Có thể chia ra ba nhóm quá trình sinh học đất : * Hoạt động của thực vật lá xanh, tạo nên tuần hoàn của các nguyên tố hoá học trong hệ thống đất. * Hoạt động của các động vật ảnh h−ởng tới thành phần, tính chất của đất : chúng có khả năng bài tiết các chất hữu cơ, xáo trộn, điều chế đất. * Hoạt động của các vi sinh vật đóng vai trò chủ yếu trong qúa trình chuyển hoá các chất hữu cơ có trong đất. Các chất hữu cơ trong đất là các chất đ−ờng, axit hữu cơ, các chất tinh bột, xenlulô, hiđrat cácbon đa đ−ờng, linhin có trong các xác thực vật, chất béo và các nhóm prôtêin (những hợp chất đạm phức tạp), D−ới tác dụng của các nhân tố độ ẩm, nhiệt, vi sinh vật, chất hữu cơ có một quá trình chuyển hóa phức tạp : có thể phân giải đến cùng tạo khí CO2 và n−ớc (quá trình khoáng hoá), hoặc có thể kết hợp tạo thành một hợp chất hữu cơ mới, gọi là chất mùn (quá trình mùn hoá). Mặc dù không có tỉ lệ cao trong đất, nh−ng chất mùn có tác dụng rất lớn. Chất mùn là nguồn gốc cung cấp nguyên tố cácbon tạo ra cơ thể sinh vật và khí CO2 toả vào không khí, là nguồn cung cấp các chất dinh d−ỡng cho cây, là chất keo làm cho đất có cấu t−ợng tốt, là chất kích thích làm kháng sinh đối với thực vật. Chất mùn có giá trị rất lớn đối với đất và sản xuất nông nghiệp. Chính vì vậy, ng−ời ta phải tìm mọi biện pháp để tăng l−ợng chất hữu cơ, tạo ra chất mùn cho đất. + Thành phần khoáng chất Trong thổ nh−ỡng, thành phần khoáng trong đất rất đa dạng, chiếm khoảng 95% trọng l−ợng đất khô, quyết định tính chất của các loại thổ nh−ỡng. Thành phần, kích th−ớc của các khoáng chất có trong đất phụ thuộc vào mức độ phong hoá của đá mẹ, vì thế ng−ời ta có thể biết đ−ợc tính chất của đất khi biết đ−ợc đá mẹ. Thí dụ : đất hình thành trên đá granít th−ờng có tỉ lệ sét và cát ngang nhau, có tính chất vật lí tốt. Kích th−ớc của các hạt khoáng trong đất ảnh h−ởng đến tính hút ẩm, tính đàn hồi và các đặc tính lí hoá khác của thổ nh−ỡng. Trong đất th−ờng có các loại hạt lẫn lộn với nhau theo những tỉ lệ khác nhau tạo nên chất đất, hay còn gọi là thành phần cơ giới của đất. Đất tốt nhất là đất có thể phối hợp đ−ợc các loại khoáng hạt to và nhỏ khác nhau. Trong đất các hạt khoáng này th−ờng gắn kết với nhau thành những hạt có những kích th−ớc khác nhau. Đất có kết hạt gọi là đất có cấu t−ợng. Những loại đất này th−ờng xốp, độ ẩm lớn, n−ớc và không khí dễ l−u thông, có khả năng giữ ẩm, giữ nhiệt, tích luỹ đ−ợc chất dinh d−ỡng cho cây trồng. Đất có cấu t−ợng tốt phải có một l−ợng keo đất cần thiết đủ để các hạt gắn vào nhau một cách bền vững, có khả năng hấp thụ, dự trữ 39
- các chất dinh d−ỡng không để các chất này bị rửa trôi một cách quá nhanh. Chính vì vậy, đất có cấu t−ợng tốt phần lớn là đất có độ phì cao. + Thành phần n−ớc và khí trong thổ nh−ỡng Trong thổ nh−ỡng ngoài hai thành phần hữu cơ và khoáng, còn có n−ớc và các chất khí . * Thành phần khí trong đất khác so với thành phần không khí ở ngoài khí quyển. Trong đất, nitơ chiếm 78 − 80% thể tích, khí cacbonic (CO2) chiếm 0,1 − 15%, nh−ng oxi (O2) lại ít, chỉ chiếm 0,1 − 20%. Thành phần không khí của đất phụ thuộc vào quá trình sinh hóa học của đất. Nhờ những quá trình này, khí cacbonic thừa trong đất đ−ợc thải vào không khí và không khí giàu oxi lại thâm nhập vào đất. Nhờ sự trao đổi khí th−ờng xuyên giữa đất và không khí nên thế cân bằng về khí đ−ợc thiết lập. * N−ớc trong đất th−ờng đ−ợc gọi là dung dịch đất hay "máu của đất". Đây là môi tr−ờng mà trong đó diễn ra các quá trình di chuyển và phân hoá của các nguyên tố hoá học trong quá trình hình thành đất. Thành phần và nồng độ dung dịch đất là nguyên nhân tạo nên các loại đất chua, đất kiềm. Trong thổ nh−ỡng độ chua, kiềm của đất đ−ợc kí hiệu là pH xác định bằng l−ợng ion H+ trong dung dịch. Đất không chua, không kiềm là đất có độ pH = 7. Nếu độ pH 7 là đất chua. Mỗi loại thực vật đều thích hợp với một phạm vi độ chua − kiềm nhất định của đất. Cây mọc trên đất có độ chua − kiềm lớn hay nhỏ hơn phạm vi đó đều phát triển không tốt. − Tính chất của thổ nh−ỡng + Phẫu diện đất Phẫu diện đất là những mặt cắt theo chiều thẳng đứng để lộ ra các tầng đất có màu sắc, thành phần cơ giới, hoá học, độ ẩm, độ chặt, khác nhau. Đó là các tầng phát sinh. Thông th−ờng phẫu diện đất gồm 3 tầng chính : * Tầng A : tầng trên cùng màu sẫm và chứa nhiều chất hữu cơ và chất mùn, xốp mềm và có độ phì cao. Đây là tầng tích mùn. * Tầng B : là tầng tích tụ vật liệu bị rửa trôi từ tầng A xuống, l−ợng mùn ít, th−ờng có thành phần cơ giới nặng. * Tầng C : nằm d−ới tầng B gọi là tầng đá mẹ, vật chất còn giữ nhiều dấu vết của quá trình phong hoá đá gốc, chứa nhiều mảnh đá vụn. Ngoài ra còn có tầng D, nằm d−ới tầng C : là lớp đất đá còn ở dạng nguyên khai, ch−a bị phong hoá. Phẫu diện đất là tấm g−ơng phản chiếu quá trình hình thành và đặc tính của đất. Chính vì vậy muốn nghiên cứu, cải tạo đất trồng, phải quan sát, nghiên cứu phẫu diện đất. Đó là điều hết sức cần thiết. + Các quy luật phân bố thổ nh−ỡng Sự phân bố của thổ nh−ỡng chịu sự chi phối của những quy luật sau : * Tính địa giới theo chiều ngang : Các loại đất thay đổi từ Xích đạo về hai cực, nhất là ở những vùng lãnh thổ lớn, có địa hình đồng bằng, có đá mẹ cùng loại. Tuy nhiên cũng phải nhận thấy rằng ranh giới của các đới đất theo chiều ngang không phải luôn luôn trùng với các vĩ tuyến. * Tính đai cao theo chiều thẳng đứng : 40
- Thể hiện ở sự thay đổi các loại đất từ chân núi lên đến đỉnh núi. Tính địa đới theo chiều thẳng đứng ở miền núi cũng chịu sự chi phối của các điều kiện địa đới. * Tính địa ph−ơng hay tính vùng : Do điều kiện vị trí gần hay xa biển, h−ớng s−ờn trong cùng một cùng đới, điều kiện khí hậu, sinh vật sẽ không giống nhau do đó, sự hình thành đất sẽ có những đặc tr−ng địa ph−ơng riêng. c) Các nhân tố hình thành thổ nh−ỡng Thổ nh−ỡng là một thể tự nhiên hình thành do tác động qua lại của nhiều nhân tố khác nhau : nhân tố tự nhiên và nhân tố hoạt động kinh tế của con ng−ời. − Những nhân tố tự nhiên Trong quá trình hình thành thổ nh−ỡng, các chất vô cơ và hữu cơ có mối quan hệ khăng khít, chặt chẽ. Đôcutraep cho rằng : "thổ nh−ỡng là lớp vỏ ngoài hoặc lớp bề mặt nham thạch, biến hoá một cách tự nhiên d−ới tác động t−ơng hỗ của các nhân tố : đá mẹ, khí hậu, sinh vật, địa hình và tuổi khu vực". Năm nhân tố này không tác động riêng rẽ trong quá trình hình thành thổ nh−ỡng mà kết hợp với nhau một cách chặt chẽ. + Đá mẹ Đá mẹ nh− là nền móng và bộ khung của một công trình tự nhiên phức tạp hình thành nên đất. Thành phần và đặc tính lí hoá học của thổ nh−ỡng phụ thuộc rất nhiều vào thành phần và tính chất lí hoá học của đá mẹ. Những khoáng chất của đá mẹ tham gia vào quá trình tạo đất một cách khác nhau. Chính vì vậy, mỗi khi xét đặc tính của một loại đá nào, cần phải xem xét cả những đặc điểm địa chất của vùng đó. + Sinh vật Sự hình thành đất trên bề mặt Trái Đất chỉ bắt đầu khi sự sống xuất hiện. Bất cứ loại đá nào dù có bị phá huỷ và bị phong hoá sâu sắc cũng ch−a phải là đất. Chỉ có sự tác động t−ơng hỗ lâu dài của đá mẹ với sinh vật trong những điều kiện khí hậu nhất định mới tạo nên những chất l−ợng riêng, làm cho đất khác với đá gốc. Có thể nói, sinh vật là nguồn gốc thành phần hữu cơ của đất. Bằng những hoạt động sinh sống của mình, sinh vật tham gia vào sự phân huỷ, sự hình thành chất mùn − chất có liên quan đến tính chất căn bản của thổ nh−ỡng. + Khí hậu Khí hậu là một trong những nhân tố quan trọng của quá trình hình thành đất. Khí hậu quyết định chế độ nhiệt ẩm của đất. Các chế độ này có ảnh h−ởng đến các quá trình phong hoá và di chuyển vật chất trong đất. Sự vận động của các khối khí (gió) ảnh h−ởng đến sự trao đổi khí của đất và mang đi những phần tử nhỏ bé của đất d−ới dạng bụi. Khí hậu còn ảnh h−ởng tới quá trình hình thành đất một cách gián tiếp, thông qua các nhân tố tạo đất khác. ảnh h−ởng gián tiếp của khí hậu tới đất sẽ còn quan trọng hơn và rõ nét hơn thông qua nhân tố sinh vật. Các yếu tố khí hậu ảnh h−ởng trực tiếp đến tính chất, c−ờng độ phát triển của giới sinh vật và đến tất cả chức năng mà sinh vật hoàn thành trong đất. Điều kiện khí hậu còn quyết định một quy luật quan trọng của địa lí thổ nh−ỡng, đó là tính địa đới. Mối quan hệ của khí hậu và các kiểu đất đã đ−ợc các nhà thổ nh−ỡng học chú ý từ lâu. Tuy nhiên cần l−u ý rằng, trong hoàn cảnh nào đó, ở một chừng mực nào đó, nhân tố khí hậu biểu hiện rất rõ, gần nh− quyết định hơn những nhân tố khác. Nh−ng quá trình hình thành đất vẫn là kết quả tác động đồng thời của các nhân tố đã đ−ợc kể ở trên. 41
- + Địa hình Địa hình có ảnh h−ởng đến kết quả tác động của các nhân tố khác trong sự hình thành thổ nh−ỡng. Sự di chuyển của các chất khoáng và hữu cơ, các chế độ nhiệt, ẩm, gió, các đặc điểm của sinh vật, ở các địa hình khác nhau sẽ có các điều kiện không giống nhau, do vậy quá trình hình thành đất sẽ không đồng nhất ở tất cả các dạng địa hình. + Thời gian Sự hình thành thổ nh−ỡng là một quá trình lâu dài. Trong quá trình lâu dài đó, đất phải trải qua nhiều giai đoạn phát triển kế tiếp nhau. Trong từng giai đoạn, tính chất của đất cũng khác nhau. Vì vậy, khi xét đến sự hình thành đất, cần chú ý đến yếu tố thời gian. − Hoạt động kinh tế của con ng−ời đối với sự hình thành thổ nh−ỡng Trong sự hình thành đất, ảnh h−ởng của hoạt động kinh tế của con ng−ời, hay của xã hội loài ng−ời nói chung là rất lớn. Nếu ảnh h−ởng của những nhân tố tự nhiên tới đất xuất hiện một cách tự phát thì con ng−ời, trong quá trình hoạt động kinh tế của mình lại tác động vào đất một cách có định h−ớng nhất định. Con ng−ời có thể làm cho quá trình hình thành đất bị gián đoạn hoặc thay đổi h−ớng phát triển t−ơng ứng với nhu cầu phát triển của mình. Đất là đối t−ợng lao động của con ng−ời. Để cho đất mãi mãi là một nguồn tài nguyên quý của xã hội, con ng−ời phải biết sử dụng nó một cách hợp lí, đồng thời với bảo vệ và chăm sóc đất. d) Các kiểu đất trên thế giới Có nhiều kiểu phân loại đất khác nhau. Tr−ớc kia ng−ời ta phân loại đất chỉ dựa vào một số đặc tính riêng biệt của đất : thí dụ đất lúa mì, đất lúa n−ớc, hay dựa vào thành phần của đất : đất sét, đất cacbonat, Những cách phân loại này đều phiến diện. Đôcutraep là ng−ời đầu tiên đ−a ra cách phân loại thổ nh−ỡng dựa vào đặc tr−ng của quá trình hình thành. Theo Đôcutraep trên nửa cầu Bắc có những loại đất sau đây : − Các kiểu đất địa đới Kiểu đất Đới * Đất đài nguyên Đới ph−ơng Bắc * Đất pôtzôn xám nhạt Đới tai ga * Đất xám sẫm và xám Đới rừng thảo nguyên * Đất đen (secnôdiom) Đới thảo nguyên * Đất hạt dẻ và nâu sẫm Đới thảo nguyên hoang mạc * Đất thoáng khí (vàng, sáng) Đới hoang mạc * Đất feralit (đỏ, vàng) Đới rừng cận nhiệt và nhiệt đới Các kiểu đất chuyển tiếp * Đất đầm lầy hay đầm lầy có cỏ * Đất cacbonat hay rendin * Đất xôlônet thứ sinh Các kiểu đất khác * Đất đầm lầy * Đất phù sa * Đất phong thành 42
- Cách phân loại này của Đôcutraep đã có thể phản ánh một cách đầy đủ các tác động tổng hợp của các nhân tố trong sự hình thành đất, thể hiện đ−ợc quy luật của quá trình phát triển đất trong thời gian cũng nh− sự phân bố của chúng trong không gian. 6. Sinh quyển a) Khái niệm về sinh quyển Sinh quyển là một bộ phận của vỏ Trái Đất, chứa đầy vật chất sống và các sản phẩm do hoạt động của chúng sinh ra. Sinh quyển không đơn thuần chỉ là nơi có sự sống mà là một hệ thống tự nhiên có những đặc tính và giới hạn riêng. Theo V.I.Vecnatxki trong sinh quyển không phải sự sống tồn tại độc lập với hoàn cảnh xung quanh mà là vật chất sống − nghĩa là toàn bộ sinh vật có quan hệ hết sức chặt chẽ với môi tr−ờng xung quanh của sinh quyển. Sinh vật có ở khắp nơi trên bề mặt Trái Đất, có ở trong toàn bộ thuỷ quyển tới đáy các vực sâu. Trong khí quyển, ranh giới phía trên của sinh quyển tiếp xúc với tầng ôzôn (độ cao 25 − 30km). Ngay cả ở trong các lớp đá của thạch quyển với độ sâu trên 3000m vẫn có các sinh vật. Nh−ng phổ biến nhất là ở trong thổ nh−ỡng quyển. Nh− vậy, ranh giới của sinh quyển mở rộng từ tầng cao 20 − 30km trên khí quyển cho đến tận đáy đại d−ơng và tầng phía trên thạch quyển, bao gồm toàn bộ thuỷ quyển và thổ nh−ỡng quyển. Việc tính toán khối l−ợng của sinh quyển tất nhiên là không đạt đến độ chính xác cao. So với khối l−ợng của các quyển khác nhau của lớp vỏ địa lí, trọng l−ợng của sinh quyển t−ơng đối nhỏ. Toàn bộ khối l−ợng sinh quyển chỉ vào khoảng 26.1010 tấn (bằng 0,01% thạch quyển), trong đó thực vật có khối l−ợng lớn hơn với động vật. Tuy nhiên vật chất sống là dạng tích cực nhất của các vật chất trong vũ trụ. Vì vậy, với khối l−ợng nhỏ, sinh vật cũng có khả năng gây ra những thay đổi vô cùng to lớn trong lớp vỏ địa lí, đặc biệt là trong việc chuyển hoá năng l−ợng. Chỉ duy nhất cây xanh có đặc tính quang hợp. Nhờ đó mà có thể tạo ra vật chất hữu cơ từ chất vô cơ. Khí quyển với thành phần hiện nay của nó về căn bản do sinh vật tạo thành : oxi tự do sinh ra chủ yếu do quá trình quang hợp, nitơ do quá trình phân huỷ, các hợp chất nitơ do vi khuẩn sinh ra. Sinh vật tham gia vào quá trình phong hoá, vào sự hình thành một số loại đá, các mỏ quặng và khoáng sản có ích nh− granit, than bùn, than đá, đá phiến cháy, bôxít, Sinh vật còn làm thay đổi địa hình : sự hình thành các ám tiêu san hô, quần đảo san hô. Trong sự hình thành thổ nh−ỡng, vai trò của sinh vật cực kì lớn, nó không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc tổng hợp nên chất hữu cơ mà sinh vật còn tham gia vào quá trình phân giải chất hữu cơ − quá trình khoáng hoá. Nếu không có vi sinh vật làm nhiệm vụ phân huỷ thì các xác chết của động thực vật không thối rữa đ−ợc nhiều vô kể và ngày càng tăng. Lúc đó, cuộc sống trên Trái Đất sẽ trở nên vô cùng nặng nề. Mặc dù là quyển trẻ nhất của lớp vỏ địa lí nh−ng với thời gian tồn tại mới dài khoảng3 − 4 tỉ năm, hiệu quả hoạt động của sinh vật không ngừng đ−ợc tăng lên và ngày càng có ý nghĩa quan trọng. b) Sinh vật và môi tr−ờng Sinh vật có quan hệ hết sức chặt chẽ với môi tr−ờng xung quanh. Muốn tồn tại, sinh vật phải dựa vào môi tr−ờng nhất định. Ng−ời ta gọi môi tr−ờng đó là môi tr−ờng sinh sống, hay nói cách khác đó là nơi ở, nơi có toàn bộ các điều kiện để sinh vật không những tồn tại mà còn sinh sôi nảy nở một cách bình th−ờng. Thay đổi môi tr−ờng đó, sinh vật hoặc là triệt tiêu, hoặc 43
- là phải biến đổi để thích nghi với môi tr−ờng mới. Có nhiều yếu tố khác nhau để tạo nên môi tr−ờng sống của sinh vật nh− nhiệt độ, n−ớc, đá mẹ, đất, Trong số các yếu tố đó, yếu tố nào tác động trực tiếp đến cơ thể sinh vật thì đ−ợc gọi là nhân tố. Điều kiện sinh tồn của sinh vật là những yếu tố quyết định sự tồn tại của sinh vật. Các điều kiện sinh tồn hay còn gọi là nhân tố sinh thái quyết định các dạng, các loài sinh vật khác nhau. − Các điều kiện sinh tồn của sinh vật + Nhân tố khí hậu Nhân tố khí hậu có ảnh h−ởng rất nhiều đến sinh vật. Đối với cây xanh, ánh sáng là điều kiện sinh tồn không thể thiếu đ−ợc. Mỗi một loài sinh vật đều có những yêu cầu riêng về những yếu tố của khí hậu : ánh sáng, nhiệt độ, gió, độ ẩm, ánh sáng rất cần cho cây xanh nh−ng mỗi loại có những đòi hỏi riêng về l−ợng ánh sáng. Trong cùng một khu rừng, các cây sẽ phân hoá thành những loài −a sáng, bên d−ới là những tầng của những loài −a bóng râm. Thiếu ánh sáng cây xanh sẽ dần dần tàn lụi. Đối với nhiệt độ cũng vậy. Các loài sinh vật có những yêu cầu khác nhau về nhiệt độ. Có những loài −a nhiệt cao, chỉ phát triển ở vùng xích đạo và nhiệt đới. Để thích nghi với sự giảm nhiệt độ, sinh vật có nhiều cách : có thể tàn lụi chỉ để lại hạt, hay rụng lá, hoặc di c−, một số khác lại ngủ đông để đỡ tiêu hao năng l−ợng trong mùa đông khắc nghiệt. + Nhân tố n−ớc N−ớc có ý nghĩa sinh thái rất cao. Có thể nói n−ớc là nhân tố quyết định hoạt động sống của sinh vật và cả phân bố địa lí của chúng, nhất là thực vật. Điều kiện và chế độ n−ớc th−ờng để lại dấu vết ở hình thái bên ngoài của sinh vật. Những loài thực vật −a ẩm th−ờng có lá rộng bản, hệ rễ không phát triển. Dạng −a khô thì th−ờng rụng lá hoặc là những loài cỏ có lá, thân dài và hẹp, hay là những cây lá kim (lá nhỏ để bớt l−ợng bốc hơi). Các cây −a khô th−ờng có rễ phát triển theo chiều sâu (có khi ăn sâu tới 10 − 15m). Động vật sống ở vùng hoang mạc có những loài phải dự trữ n−ớc trong các khoang của cơ thể, hoặc đêm mới đi kiếm ăn. + Nhân tố đất Đất là nhân tố ảnh h−ởng trực tiếp đến quần xã thực vật và động vật. Tuỳ theo các loại đất mà có các loài sinh vật khác nhau và mức độ sinh tr−ởng khác nhau. Những loài −a mặn th−ờng phát triển ở vùng ven biển nơi có đất mặn, các cây này đều có tế bào chứa dung dịch muối nồng độ cao. Với cây trồng cũng vậy, chất đất khác nhau, nhất là những đất có độ phì cao th−ờng sẽ cho năng suất cây trồng cao. Đối với những động vật ở trong đất, th−ờng là những loài không −a ánh sáng, chúng sống ẩn nấp trong đất, do đó sẽ có những cấu tạo đặc biệt để thích nghi với môi tr−ờng. Thí dụ nh− chuột chũi, mắt teo lại không còn tác dụng, đôi bàn chân tr−ớc lại phát triển nh− hai cái xẻng dùng để đào bới và đi lại trong hang. − Các môi tr−ờng sống của sinh vật Trong sinh quyển chia ra làm bốn môi tr−ờng : n−ớc, khí, đất và cơ thể của sinh vật (đối với kí sinh trùng). + Môi tr−ờng n−ớc : là cái nôi của sự sống. Trong môi tr−ờng n−ớc có những đại biểu của các loài thực vật bậc thấp, các loài động vật không x−ơng sống. Sau khi sự sống thoát khỏi môi tr−ờng n−ớc chuyển lên cạn thì có một số loài sau này trở lại biển nh− : cá voi, cá heo, một số loài sâu bọ. Hầu hết chúng đều giữ nguyên cơ quan hô hấp của những loài trên cạn. Lớp n−ớc phía trên của đại d−ơng thế giới tới độ sâu 100 − 200m có thể nói là chứa đầy những tảo xanh. Trên cơ sở những thực vật trôi nổi phát triển thì động vật trôi nổi cũng phát triển 44
- mạnh. Đây chính là nguồn thức ăn phong phú của các loài sống ở đại d−ơng. Sự sống chỉ không phát triển ở một phần nhỏ thuỷ quyển. Đó là khu vực có nồng độ muối quá cao nh− ở Biển Chết có nồng độ muối 260‰, ở Biển Đen tại độ sâu hơn 200m chứa quá nhiều hiđrô sunfua, ở một số suối khoáng có nhiệt độ trên 1000C sinh vật không thể tồn tại đ−ợc. + Môi tr−ờng không khí : là môi tr−ờng mà trong đó sinh vật không sống cố định mà chỉ sống có tính chất tạm thời, đó là những loài biết bay : các loài chim và sâu bọ. Ngoài động vật, trong không khí, vào những thời kì nhất định của quá trình phát triển của thực vật còn có rất nhiều hạt giống, các phấn hoa. Tất cả những thứ này th−ờng không bay cao quá 50 − 100m. Nhìn chung trong khí quyển sự sống chỉ xuất hiện đến độ cao 25 − 30km -ranh giới tầng ôzôn. + Môi tr−ờng đất : Đất vừa là sản phẩm của hoạt động sinh sống của sinh vật vừa là môi tr−ờng sống của sinh vật. Có hai loài sinh vật sống trong môi tr−ờng đất : những loài sinh vật sống trong đất và trên đất, nghĩa là bao gồm toàn bộ động vật và thực vật trên bề mặt Trái Đất. + Các cơ thể sinh vật cũng là một môi tr−ờng sống. Trong điều kiện bình th−ờng, bất cứ một c− thể nào cũng có vi khuẩn, vi trùng các loại, virút và các kí sinh trùng khác sống ăn bám. c) Sự phân bố của sinh vật − Khu phân bố Dù sống trong môi tr−ờng nào, mỗi loài thực vật và động vật đều có một khu phân bố nhất định. Đó là khoảng không gian mà mỗi loài sinh vật chiếm lĩnh. Khoảng không gian này không phải chỉ bao hàm có diện tích mà còn tính cả thể tích. Trong một khu phân bố, điều kiện sống của sinh vật th−ờng đồng nhất (nhiệt, ánh sáng, đất, ) và giới hạn sinh thái cho phép chúng tồn tại. Thông th−ờng các khu phân bố này đ−ợc xác định bằng các ch−ớng ngại. Có hai loại ch−ớng ngại : cơ giới và sinh thái. Ch−ớng ngại cơ giới là ch−ớng ngại không v−ợt qua đ−ợc, thí dụ biển sâu với loài ở cạn. Ch−ớng ngại sinh thái là những ch−ớng ngại do khí hậu và thổ nh−ỡng tạo nên : do độ ẩm, nhiệt độ, loại đất, thí dụ trong một khu rừng vắt chỉ xuất hiện nơi ẩm thấp, nơi có bóng râm. Khu phân bố có thể chia ra hai kiểu : khu phân bố liên tục của một loài là vùng sinh sống mà bên trong không có ch−ớng ngại đáng kể, sinh vật có thể đi lại và sinh sản dễ dàng. Khu phân bố đứt đoạn là khu vực trong đó xuất hiện những trở ngại không thể v−ợt qua đ−ợc. Có thể phân biệt vài loại phân bố đứt đoạn : hiện t−ợng phân bố đứt đoạn xảy ra trên cùng một lục địa thì gọi là sự cách biệt nội địa (thí dụ giống đậu có cả ở bờ đông và bờ tây của Ôxtrâylia mà trong nội địa không thấy có). Nếu hiện t−ợng đứt đoạn do các đại d−ơng thì đó là cách biệt đại d−ơng. Ngoài ra còn có phân bố cách biệt l−ỡng cực : cá voi có ở cả Bắc cực và Nam cực. Khu phân bố có thể chia cắt thành đốm nhỏ, thành từng điểm (ở đỉnh núi hay ốc đảo) hoặc kéo dài theo bãi bồi ven sông hay ven biển. Bên cạnh những khu phân bố t−ơng đối ổn định đó, nơi mà ng−ời ta có thể khoanh thu đ−ợc, còn thấy những dạng phân bố khác. Có những loài dễ tính, dễ thích nghi với các điều kiện bên ngoài, phân bố rộng rãi trên nhiều đới địa lí khác nhau gọi là khu phân bố thế giới, đó là loài rộng sinh cảnh (ruồi, rau má). Ng−ợc lại có những loài khó tính, chỉ thích nghi với những loại điều kiện đã kén chọn, đó là những loài hẹp sinh thái (thí dụ giun tròn kí sinh trùng trong đ−ờng ruột ng−ời). Có những loài có đặc tính thích nghi rất hẹp, chỉ thích ở một địa ph−ơng nhất định, đó là những loài có tính đặc hữu. Những sinh vật còn sót lại ở một nơi nào 45
- đó gọi là di l−u hay sót, tr−ớc kia chúng phân bố rộng hơn rất nhiều, nay thu hẹp do những nguyên nhân khác nhau : sót địa mạo (điều kiện địa loại thay đổi), sót quần hệ, Hiện nay, những hoạt động kinh tế con ng−ời đã tác động và làm thay đổi rất nhiều khu phân bố của sinh vật. Con ng−ời có thể mở rộng hay thu hẹp khu phân bố của sinh vật theo chủ định của mình. Có thể tái thuần hoá, phục hồi lại những loài tr−ớc đây đã tồn tại, sau vì lí do khác nhau mà chúng không còn ở đó nữa. − Quy luật phân bố của sinh vật Sự phân bố của sinh vật trên Trái Đất phụ thuộc rất nhiều vào những điều kiện của môi tr−ờng sống, cụ thể phụ thuộc vào những nhân tố khí hậu, đất, n−ớc, Do vậy, cũng nh− các nhân tố đó, sự phân bố của sinh vật cũng chịu sự chi phối của các quy luật sau : + Quy luật địa đới theo chiều ngang Cũng nh− khí hậu và đất, sinh vật cũng có những đặc điểm khác nhau trong các đới tự nhiên khác nhau từ Xích đạo về hai cực. Điều này thể hiện rất rõ trong sự phân bố của thực vật. Do tính chất có thể di chuyển đ−ợc nên động vật ít phụ thuộc vào môi tr−ờng tự nhiên hơn so với thực vật. + Quy luật đai cao theo chiều thẳng đứng T−ơng ứng với sự phân bố khí hậu và đất theo chiều cao, miền núi cũng có những đai sinh vật thay đổi từ thấp đến cao t−ơng tự nh− những đới thực vật nằm ngang. Đặc biệt ở miền núi có hẳn một đai đồng cỏ riêng biệt khá đặc sắc. + Tính địa ph−ơng hay vùng Tính địa ph−ơng hay vùng thể hiện rất rõ trong sự phân bố của sinh vật. Với h−ớng s−ờn khác nhau sẽ thấy có những loài sinh vật khác nhau. Thí dụ ở s−ờn Đông Tr−ờng Sơn nóng ẩm thấy có phân bố trĩ sao, các loại gà lôi quý thuộc họ gà, trong khi đó tại s−ờn Tây không thấy có những loại gà này. II – CÁC QUY LUẬT ĐỊA LÍ CHUNG CỦA TRÁI ĐẤT Qua nghiên cứu từng thành phần của lớp vỏ địa lí, không thể không nhận ra rằng các thành phần riêng biệt của lớp vỏ địa lí đều chịu sự chi phối của một số quy luật chung nhất, những quy luật địa lí thống trị trong lớp vỏ địa lí. Đó là các quy luật sau : 1. Tớnh thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lớ Lớp vỏ địa lí là một hệ thống gồm có nhiều thành phần cấu tạo và giữa những thành phần đó có mối quan hệ chặt chẽ, phụ thuộc lẫn nhau. Mỗi thành phần của lớp vỏ địa lí (thạch quyển, khí quyển, thuỷ quyển, thổ nh−ỡng quyển, sinh vật quyển) lại tồn tại và phát triển theo những quy luật riêng của nó. Nh−ng các thành phần này luôn luôn ảnh h−ởng qua lại lẫn nhau. Không có một thành phần nào tồn tại cô lập cả. Các mối quan hệ tồn tại giữa các thành phần đó làm chúng thống nhất lại thành một hệ thống vật chất hoàn chỉnh. Tính thống nhất và hoàn chỉnh này thể hiện rất rõ và chặt chẽ trong lớp vỏ địa lí : chỉ cần một thành phần nào đó thay đổi thì tất cả sẽ thay đổi theo. Tuy nhiên, cũng cần phải thấy rằng quy mô thay đổi của từng thành phần là khác nhau. Tuỳ theo mức độ bảo thủ của các thành phần có thể xếp chúng theo thứ tự giảm dần : nham thạch, địa hình, các hiện t−ợng khí hậu, n−ớc, thổ nh−ỡng, thực vật, động vật. Toàn bộ lớp vỏ địa lí lại có mối quan hệ với môi tr−ờng bên ngoài, tr−ớc hết là với Mặt Trời, thông qua nguồn bức xạ . 46
- Ngày nay bằng những hoạt động sản xuất của mình, con ng−ời cũng tham gia vào các mối quan hệ trong lớp vỏ địa lí. Con ng−ời có thể làm thay đổi môi tr−ờng tự nhiên. Giá trị thực tiễn của quy luật về mối quan hệ thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí rất to lớn. Cần phải nắm rất rõ quy luật này khi khai thác một lãnh thổ nào đó vào mục đích kinh tế. 2. Tuần hoàn vật chất và năng lượng trong lớp vỏ địa lớ Một trong những đặc điểm quan trọng và đặc tr−ng của lớp vỏ địa lí là sự tồn tại những vòng tuần hoàn của vật chất và năng l−ợng có liên quan với vật chất đó. Đó là nguồn năng l−ợng bên trong của Trái Đất và năng l−ợng Mặt Trời. Năng l−ợng bên trong của Trái Đất chủ yếu là năng l−ợng phân huỷ phóng xạ của các nguyên tố hoá học trong thành phần cấu tạo của Trái Đất. Nh−ng nguồn năng l−ợng này đ−ợc −ớc tính khoảng 3 ì 1017 Kcal/năm. Nguồn năng l−ợng chính của Trái Đất là năng l−ợng Mặt Trời. Khoảng 5,5 ì 1020 Kcal/năm, gấp nhiều lần so với nhiệt l−ợng bên trong Trái Đất. Một phần lớn nhiệt l−ợng của Mặt Trời đ−ợc phản xạ lại vũ trụ. Một phần khác đ−ợc Trái Đất hấp thụ và thúc đẩy quá trình tuần hoàn của khí quyển và thuỷ quyển, sau đó bức xạ nhiệt lại quay trở về vũ trụ. Đó là tuần hoàn của năng l−ợng trên Trái Đất. Vật chất trên Trái Đất cũng di chuyển theo những vòng tuần hoàn : vòng tuần hoàn n−ớc, vòng tuần hoàn sinh vật, vòng tuần hoàn địa chất, Tất cả các vòng tuần hoàn vật chất và năng l−ợng trong lớp vỏ địa lí không phải là những vòng tuần hoàn khép kín. Giai đoạn kết thúc của vòng tuần hoàn không trùng khớp với giai đoạn đầu, giữa chúng có một khoảng cách, th−ờng ở vị trí cao hơn, nối lại ta có véctơ của sự phát triển. Thực chất của tuần hoàn vật chất và năng l−ợng chính là sự di chuyển và phân bố lại của các nguyên tố hoá học. Trong lớp vỏ địa lí, sự di chuyển của các nguyên tố hoá học rất đa dạng : di chuyển cơ giới (bị sông, gió, n−ớc biển mang đi), di chuyển hoá − lí (trong dung dịch đất, kết tủa, ) và di chuyển sinh vật (hấp thụ có chọn lọc và sự thải các nguyên tố ra môi tr−ờng ngoài của sinh vật). Trong đó hai dạng cuối là những dạng di chuyển phức tạp. Ngoài ra còn có những dạng di c− kĩ thuật do hoạt động sản xuất của con ng−ời tạo ra. 3. Nhịp điệu Nhịp điệu là sự lặp lại theo thời gian của tổng hợp các hiện t−ợng và mỗi lần lại phát triển theo một h−ớng nhất định. Đây là một đặc điểm không thể tách rời của các vòng tuần hoàn và các quá trình xảy ra trong lớp vỏ địa lí. Các nhịp điệu có thể xảy ra đồng thời và có thể chồng chéo lên nhau làm cho một số nhịp điệu mạnh lên hoặc làm cho một số khác yếu đi. Ngoài ra, tốc độ phản ứng đáp lại của các thành phần riêng biệt trong lớp vỏ địa lí đối với tác dụng bên ngoài của các nhịp điệu cũng rất khác nhau. Có thể phân biệt một số nhịp điệu sau : − Nhịp điệu ngày đêm : Nhiều hiện t−ợng trong lớp vỏ địa lí xảy ra do sự thay đổi ngày và đêm gây nên nh− sự thay đổi nhiệt độ, gió đất, gió biển, quá trình quang hợp của cây xanh, − Nhịp điệu theo mùa : Sự thay đổi trạng thái của cảnh quan trong thời gian của năm là đặc tính vốn có của bất kì đới địa lí nào. Chỉ có các đới khác nhau thì biểu hiện đó mới khác nhau. Nhịp điệu này có thể nhận thấy một cách dễ dàng trong sự biến đổi của các yếu tố khí hậu, thuỷ văn, các quá trình hình thành đất, sự di c− của sinh vật, 47
- − Nhịp điệu nội thế kỉ : Đó là chu kì thay đổi trong11 năm, 20 hay 50 năm. Mặt Trời cứ 11 năm lại hoạt động mạnh cùng với sự xuất hiện các vết đen trên Mặt Trời làm cho trên Trái Đất hay xảy ra các thiên tai nh− bão từ, bão, lụt, − Nhịp điệu siêu thế kỉ kéo dài trên 100 năm : Các chu kì địa chất, các chu kì tạo núi kéo dài từ hàng trăm triệu năm thuộc loại nhịp điệu này. Riêng hai nhịp điệu đầu đã biết rõ đ−ợc nguyên nhân, hai nhịp điệu sau còn phải tiếp tục nghiên cứu để tìm rõ nguyên nhân gây ra những hiện t−ợng, những biến đổi kéo dài nh− vậy. Thông qua việc nghiên cứu tính chu kì của các hiện t−ợng, chúng ta có thể dự báo đ−ợc sự xuất hiện và tiến trình phát triển của nó trong t−ơng lai. Chính vì vậy, quy luật nhịp điệu có giá trị thực tiễn rất lớn. 4. Quy luật địa đới và phi địa đới Đặc điểm cấu trúc đặc tr−ng nhất của lớp vỏ địa lí là tính quy luật địa đới và phi địa đới. a) Quy luật địa đới Nguyên nhân cơ bản của tính địa đới là do hình dạng của Trái Đất và vị trí của nó so với Mặt Trời, trong đó điều kiện cần thiết là sự chiếu sáng của các tia mặt trời trên bề mặt Trái Đất d−ới một góc nhỏ dần từ Xích đạo về hai cực. Không có điều kiện này thì sẽ không có tính địa đới. Vì vậy, các hiện t−ợng địa đới là những hiện t−ợng phụ thuộc hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp vào sự thay đổi góc chiếu sáng của tia mặt trời tới bề mặt Trái Đất. Càng cách xa bề mặt Trái Đất (lên trên hay xuống d−ới) tính địa đới càng yếu dần. Tính địa đới thể hiện rất rõ trong tất cả các hợp phần của lớp vỏ địa lí : khí quyển, thuỷ quyển, thạch quyển, thổ nh−ỡng quyển và sinh vật quyển. Tính địa đới thể hiện rõ nhất ở các vùng đất bằng phẳng, rộng lớn nh− các đồng bằng Nga, Canađa. Các đới khí hậu, thổ nh−ỡng, sinh vật kéo dài từ tây sang đông, tuần tự từ bắc xuống nam. Thế nh−ng địa hình bề mặt đất lại không phải chỉ có đồng bằng mà còn có núi, cao nguyên, thung lũng xen kẽ nhau, có biển và lục địa phân bố không đều và do đó tính địa đới bị phá vỡ. Thay vào đó là các quy luật khác chi phối các hiện t−ợng địa lí và toàn bộ lớp vỏ địa lí nói chung. b) Quy luật phi nhiệt đới − Quy luật địa ô (hay tính địa đới theo kinh tuyến) Do ảnh h−ởng của biển không đồng nhất, càng vào sâu trong đất liền, độ ẩm càng giảm, vì vậy kéo theo sự thay đổi của các thành phần khác trong lớp vỏ địa lí. Tính địa ô biểu hiện không giống nhau ở các vòng đai vĩ độ khác nhau. Theo A.A. Grigôriev thì ở vĩ độ ôn đới của lục địa á − Âu có thể chia làm 7 ô khác nhau. Nh−ng ở vòng đai nhiệt đới chỉ có hai ô. ở xích đạo sự biểu hiện này lại còn yếu hơn nữa. − Quy luật đai cao (tính địa đới theo chiều thẳng đứng) Tính địa đới theo chiều cao không thể hiện ở khắp mọi nơi, nó chỉ quan sát thấy ở các miền núi. Nguyên nhân cơ bản của hiện t−ợng này là sự giảm nhiệt độ theo độ cao. Càng lên cao bức xạ sóng dài của bề mặt đất càng tăng, làm cho nhiệt độ hạ. Sự giảm nhiệt theo độ cao diễn ra rất nhanh so với sự giảm nhiệt độ theo vĩ độ, vì vậy trên một khoảng cách vài km theo chiều thẳng đứng có thể thấy sự thay đổi của các hiện t−ợng địa lí tự nhiên t−ơng đ−ơng nh− sự 48
- thay đổi trên các vĩ độ khác nhau cách xa nhau hàng nghìn km. Tính vòng đai theo độ cao có đặc tính đa dạng, nhiều kiểu. Tính chất này phụ thuộc vào một số yếu tố : + Hệ thống núi đó nằm trong đới cảnh quan nào. + Vị trí của núi trong hệ thống hoàn l−u khí quyển lục địa − đại d−ơng hay nói một cách khác núi đó nằm trong ô địa lí tự nhiên nào. + Phụ thuộc vào đặc điểm sơn văn của cả hệ thống núi (h−ớng đón gió, khuất gió, nham thạch cấu tạo). 5. Cỏc đới địa lớ tự nhiờn ( đới cảnh quan ) trờn bề mặt Trỏi Đất a) Ranh giới giữa các đới tự nhiên Tính địa đới và phi địa đới là những quy luật phổ biến của địa lí tự nhiên, nghĩa là cả hai quy luật này biểu hiện ở khắp mọi nơi trên bề mặt Trái Đất, trong các hợp phần khác nhau của lớp vỏ địa lí. Trong mỗi đới địa lí, tính địa ô và đai cao đ−ợc thể hiện rõ và ng−ợc lại trong mỗi ô địa lí, trong mỗi miền núi tính địa đới vẫn không mất đi, hai quy luật này tồn tại trong sự thống nhất biện chứng. Dù biểu hiện theo quy luật nào, địa đới hay phi địa đới thì ng−ời ta vẫn thấy rằng các địa đới địa lí đ−ợc phân định dựa vào t−ơng quan nhiệt và ẩm có trong từng bộ phận của lớp vỏ địa lí. A.A.Grigôriev và M.L.Buđ−cô đã đ−a ra chỉ số K = R/Lr trong đó R là cán cân bức xạ (Kcal/cm2/năm), L là tiềm nhiệt bốc hơi (Kcal/g) và r là tổng l−ợng m−a hằng năm. Chỉ số này gọi là chỉ số khô hạn. ở mỗi vòng đai vĩ độ có một sự phù hợp nhất định giữa ranh giới các đới tự nhiên với đ−ờng đẳng trị của chỉ số khô hạn. Do vậy các địa đới địa lí không chạy dài theo vĩ độ mà th−ờng bao bọc theo kiểu vành đai xung quanh Trái Đất, mỗi đại lục có hệ thống các địa đới của nó. Tên gọi các đới th−ờng phỏng theo dấu hiệu thực vật có thể dễ dàng nhận đ−ợc và là chỉ thị rất nhạy bén của các điều kiện tự nhiên. b) Các địa đới địa lí tự nhiên (đới cảnh quan) trên các lục địa Trên bề mặt lục địa của Trái Đất bao gồm những vòng đai và đới địa tự nhiên sau đây : − Đới rừng xích đạo Nằm ở khoảng từ 5oB tới 5oN. Đặc tr−ng nhất về mặt khí hậu là nhiệt độ trung bình năm cao (24 − 28oC), biên độ dao động nhỏ (2 − 3oC), l−ợng m−a dồi dào từ 1000 − 2500mm/năm, độ ẩm 80 − 95%. Lớp vỏ phong hoá dày, thực vật phát triển mạnh. Cây cối luôn luôn xanh, rừng nhiều tầng, nhiều tán, tối và ẩm −ớt. Động vật cũng phong phú và đa dạng. Đây là một trong những cảnh quan giàu có và cổ nhất của Trái Đất. − Đới rừng cận xích đạo Nằm ở phía bắc và nam của đới rừng xích đạo ở hai nửa cầu Bắc và nửa cầu Nam. Quanh năm ở đây có nhiệt độ cao, nh−ng có sự chênh lệch về độ ẩm giữa hai mùa : mùa khô và mùa m−a. Cũng có thể phân biệt đ−ợc hai đới địa lí tự nhiên : đới rừng rụng lá và đới xavan − rừng th−a. − Đới rừng nhiệt đới Đặc tr−ng nhất là tổng bức xạ hằng năm lớn và t−ơng đối đều trong năm. Các mùa trong năm thể hiện không rõ ràng, chênh lệch ngày đêm không đáng kể. Tuỳ theo độ ẩm có thể chia thành các á đới sau : 49
- + á đới rừng nhiệt đới th−ờng xanh biểu hiện rõ nét ở vùng Đông Nam á. L−ợng m−a lớn, sông nhiều n−ớc, xâm thực phát triển mạnh, lớp vỏ phong hoá dày. Rừng cây xanh quanh năm, nhiều dây leo và cây phụ sinh, có cây rụng lá. Động vật phong phú đa dạng. + á đới xavan và rừng th−a nhiệt đới : có mùa m−a và mùa khô. Mùa khô kéo dài từ 4 đến 6 tháng. Nhiệt độ trung bình giữa tháng nóng nhất và tháng lạnh nhất chênh lệch nhau tới 14oC. Mạng l−ới sông ngòi th−a, mực n−ớc ngầm sâu. Đất đen, nâu đỏ và nâu xám phát triển mạnh, thực vật có loại thân gỗ −a khô, rừng cây −a khô và đồng cỏ. Động vật có những loài rất đặc tr−ng nh− căngguru (Ôxtrâylia), h−ơu cao cổ (châu Phi). + á đới hoang mạc nhiệt đới có khí hậu khô hạn, m−a ít d−ới 200mm/năm (có nơi d−ới 50mm/năm). Độ bốc hơi lớn, biên độ nhiệt độ theo ngày và năm lớn. Không có dòng chảy th−ờng xuyên. Phong hoá vật lí và thổi mòn là chủ yếu. Đất mỏng và hầu nh− không có. Thực vật nghèo nàn, chủ yếu là các loại cây −a khô. Động vật cũng nghèo, gồm các loại gặm nhấm, bò sát. Hoang mạc Xahara là nơi khô hạn nhất trên Trái Đất. − Đới rừng cận nhiệt đới Đới rừng cận nhiệt đới nằm giữa và là đới chuyển tiếp giữa ôn đới và nhiệt đới. Đặc tr−ng nhất của khí hậu ở đây là có mùa hạ mang tính chất của nhiệt đới (nhiệt độ trung bình là 26oC), mùa đông lại có tính chất của ôn đới (nhiệt độ có thể đến 5 − 6oC, có khi xuống 0oC). L−ợng bức xạ t−ơng đối lớn và cân bằng trong năm. Tuỳ theo mức độ khô hạn mà chia thành các á đới khác nhau : + á đới rừng cận nhiệt Địa Trung Hải : Đặc tr−ng nhất của khí hậu ở đây là m−a về mùa đông, mùa hạ khô, có thể kéo dài 3 − 6 tháng. Có dòng chảy trên mặt nh−ng hoạt động yếu ớt. Thực vật chủ yếu là cây bụi, cây rụng lá, rừng lá kim. Động vật pha tạp, có cả những động vật ôn đới và động vật nhiệt đới. + á đới rừng hỗn hợp cận nhiệt đới th−ờng xanh. L−ợng m−a t−ơng đối lớn đạt 800 − 1200mm/năm. Đất đỏ và vàng đặc tr−ng. Thực vật phong phú, chủ yếu là rừng nh−ng là rừng hỗn hợp (cả lá rộng, lá kim và đại diện thực vật ôn đới). Động vật cũng mang tính chuyển tiếp. − Đới rừng ôn đới Đới này ở ranh giới giữa vòng đai ôn đới và các miền nóng đ−ợc xác định bởi đ−ờng đẳng nhiệt 20oC, trùng với vĩ tuyến 30o Bắc và Nam. Cán cân bức xạ đạt từ 20 − 60Kcal/cm2/năm. Đặc tr−ng nhất ở đây là sự dao động nhiệt độ trong năm lớn, các mùa thể hiện rõ. Có các á đới sau : + á đới rừng lá rộng và rừng hỗn hợp có l−ợng m−a lớn, từ 500 −1500mm/năm, tập trung vào mùa hạ, thừa ẩm, quá trình rửa trôi của đất trên các s−ờn phát triển. Rừng cây phát triển cả thân gỗ và thân cỏ, giàu chủng loại, vì vậy động vật cũng phong phú, đa dạng. + á đới rừng taiga với tính chất nổi bật nhất là sự không cân đối giữa l−ợng nhiệt ít và ẩm quá thừa trong cả năm. ở đây xuất hiện nhiều đầm lầy, đất pôtdôn là chủ yếu. Những cây −u ẩm phát triển mạnh. Rừng taiga là rừng cây lá kim, ẩm −ớt và tối tăm, cấu trúc đơn giản chỉ có một tầng gỗ, bên d−ới là cỏ và rêu. + á đới thảo nguyên : khí hậu có tính chất khô, l−ợng m−a tập trung vào mùa hạ, mùa khô th−ờng kéo dài 5 tháng. Đất secnôdiom và đất hạt dẻ phát triển phổ biến ở đây. Các loài thảo mộc và các loại cây bụi là những thực vật chính, động vật bao gồm các loại gặm nhấm và các loài ăn cỏ. 50
- − Đới cực Ranh giới của đới cực đ−ợc vạch theo đ−ờng đẳng nhiệt 10oC của tháng nóng nhất. Cán cân bức xạ thay đổi từ -5 đến +20Kcal/cm2/năm. Chênh lệch về độ dài của ngày và đêm rất lớn. Đới này có hai á đới là á đới hoang mạc và á đới đài nguyên. Nhìn chung cả hai á đới đều có đặc điểm là rất lạnh, phong hoá băng hà là đặc tr−ng. Thực vật nghèo, nhất là đới hoang mạc. ở á đới đài nguyên có gặp các loài cây bụi, đồng cỏ. Động vật cũng nghèo nàn, ở á đới đài nguyên, động vật gặm nhấm đóng vai trò chủ yếu. III – MễI TRƯỜNG ĐỊA LÍ VÀ TÀI NGUYấN THIấN NHIấN 1. Mụi trường địa lớ a) Khái niệm về môi tr−ờng địa lí Môi tr−ờng địa lí là bộ phận tự nhiên của Trái Đất bao quanh con ng−ời, mặc dù biến đổi bởi con ng−ời nh−ng nó vẫn giữ đ−ợc khả năng tự phát triển theo những quy luật tự nhiên t−ơng ứng. Ngày nay với sự phát triển của xã hội loài ng−ời, của khoa học kĩ thuật thì không có một bộ phận nào của mặt đất, diện tích nào của đại d−ơng thế giới, tầng lớp nào của khí quyển lại không chịu sự tác động của con ng−ời hay tác động của các sản phẩm công nghiệp hiện đại. Chính vì lẽ đó, khái niệm môi tr−ờng địa lí đ−ợc mở rộng hơn rất nhiều. Nh−ng dù mở rộng đến đâu vẫn có sự khác nhau giữa môi tr−ờng địa lí và lớp vỏ địa lí : môi tr−ờng địa lí mở rộng theo sự phát triển của xã hội, còn lớp vỏ địa lí (lớp vỏ cảnh quan) thì không phát triển theo sự phát triển của xã hội. Thành phần của môi tr−ờng địa lí có cả các thành phần tự nhiên ch−a bị con ng−ời đụng chạm tới, cả những thành phần tự nhiên đã bị con ng−ời biến đổi nh−ng vẫn giữ đ−ợc những nét t−ơng tự về loại hình của chúng trong thiên nhiên và giữ đ−ợc cả khả năng tự phát triển. Nh− vật, hiện nay con ng−ời đang sống không phải trong hoàn cảnh nguyên sinh − điều kiện tự nhiên nh− lúc ban đầu đã có. Con ng−ời đang sống trong một môi tr−ờng gồm hai phần rõ rệt : − Môi tr−ờng tự nhiên (môi tr−ờng địa lí) đã bị tác động bằng cách này hay cách khác bởi con ng−ời. − Môi tr−ờng nhân tạo − kĩ thuật với các thành phần hoàn toàn do con ng−ời tạo nên. Giữa hai môi tr−ờng này có sự khác nhau quan trọng. Môi tr−ờng tự nhiên xuất hiện không phụ thuộc vào con ng−ời, các thành phần của môi tr−ờng, kể cả các thành phần đã bị thay đổi bởi con ng−ời, nếu để phó mặc chúng vẫn giữ đ−ợc khả năng tự phát triển tiếp tục. Còn môi tr−ờng nhân tạo phát triển phụ thuộc vào con ng−ời, xuất hiện do con ng−ời, không có khả năng tự phát triển, nếu không duy trì chăm sóc, chúng sẽ bị phá huỷ. Mối quan hệ giữa xã hội loài ng−ời và môi tr−ờng là mối quan hệ chặt chẽ, có tính hai chiều. b) Vai trò của môi tr−ờng địa lí đối với đời sống của xã hội hiện đại Đánh giá vai trò của môi tr−ờng địa lí đối với đời sống xã hội có nhiều ý kiến khác nhau. Có ý kiến cho rằng môi tr−ờng địa lí không hề có ảnh h−ởng gì cả. Đ−ơng nhiên là không thể đồng ý với ý kiến này vì con ng−ời sống trong sự đùm bọc của thiên nhiên, nhận đ−ợc từ thiên nhiên mọi thứ cần thiết cho cuộc sống của mình. Vì vậy, xã hội bắt buộc phải phụ thuộc vào 51
- môi tr−ờng tới một mức độ nào đó. Lại có ý kiến ng−ợc lại, cho rằng môi tr−ờng địa lí là động lực chủ yếu đối với sự phát triển của xã hội loài ng−ời. Lịch sử đã bác bỏ ý kiến này. Xã hội loài ng−ời phát triển theo những quy luật riêng, đặc thù của xã hội loài ng−ời. ảnh h−ởng to lớn của môi tr−ờng địa lí đối với xã hội thể hiện ở chỗ nó là nguồn cung cấp nhiên liệu, nămg l−ợng cho sự phát triển sản xuất xã hội. Chính con ng−ời sinh sống trong môi tr−ờng địa lí. Khi xác định ảnh h−ởng của môi tr−ờng địa lí đến sản xuất xã hội và đời sống con ng−ời cần có quan điểm tổng hợp hơn. Nghĩa là cần phải hiểu rằng không chỉ một nhân tố riêng lẻ ảnh h−ởng đến sản xuất và đời sống mà là nhiều nhân tố cùng ảnh h−ởng. Sự ảnh h−ởng đó có thể trực tiếp nhận biết ngay đ−ợc, nh−ng cũng có thể xảy ra sau một thời gian nhất định. Xác định đ−ợc đúng và chính xác ảnh h−ởng của môi tr−ờng đến sản xuất, xã hội con ng−ời thì trên cơ sở đó mới có h−ớng khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên và lãnh thổ một cách hợp lí và đạt hiệu quả cao. c) ảnh h−ởng của xã hội loài ng−ời đến môi tr−ờng địa lí Mức độ và đặc tính tác động của con ng−ời vào tự nhiên phụ thuộc vào trình độ phát triển của xã hội loài ng−ời. Trong các giai đoạn phát triển của xã hội, ảnh h−ởng của xã hội loài ng−ời tới tự nhiên khác nhau. Nh−ng nhìn chung tác động của con ng−ời đến tự nhiên (môi tr−ờng địa lí) đa dạng và phức tạp, nhiều hình nhiều vẻ. − Địa hình nhân tạo Con ng−ời đã tạo ra các địa hình nhân tạo nh− đê điều, đ−ờng hầm, các công trình kiến trúc, Các dạng địa hình đó khi hình thành sẽ trở thành một bộ phận của tự nhiên. Chúng sẽ phát triển theo những quy luật chung của tự nhiên. − Sử dụng tài nguyên n−ớc Con ng−ời tham gia vào việc sử dụng hay phân bố lại tài nguyên n−ớc nh− sử dụng để t−ới ruộng hoặc làm khô liệt đầm lầy, xây hồ chứa n−ớc, Tất cả những việc này gây ra những biến đổi trong lớp vỏ địa lí. Hồ chứa n−ớc làm thay đổi khí hậu, làm thay đổi dòng chảy, Một trong những ph−ơng thức cải tạo thiên nhiên mạnh nhất là việc điều khiển tài nguyên n−ớc. − Sự phá huỷ cân bằng nhiệt Thông qua các hoạt động nhiệt nh− cải tạo bề mặt đệm (trồng rừng hay phá rừng), đốt nhiên liệu, những hoạt động này gây ra sự thay đổi khí hậu địa ph−ơng và sẽ dẫn đến sự thay đổi khí hậu toàn cầu . − Con ng−ời tác động vào sinh vật Con ng−ời tác động vào sinh vật rất mạnh với nhiều hình thức khác nhau : huỷ diệt một số loài, nuôi trồng, mở rộng khu phân bố một số loài khác, tạo các giống mới và phân bố lại về mặt địa lí. Trong đó, sự phá huỷ rừng dẫn đến nhiều hiệu quả nghiêm trọng và lâu dài nhất. − Con ng−ời cũng đã tham gia vào sự di c− nguồn gốc kĩ thuật của các nguyên tố hoá học. Nhiều nguyên tố hoá học đã đi vào thiên nhiên thông qua những hoạt động của con ng−ời nh− phân bón hoá học, thuốc trừ sâu, Những hậu quả của sự di c− nguyên tố hoá học này hiện nay vẫn còn ch−a đ−ợc nghiên cứu kĩ, nh−ng không thể không công nhận rằng, những nguyên tố hoá học này đã gây ra những tác động lớn đến môi tr−ờng địa lí. 2. Tài nguyờn tự nhiờn Các tài nguyên tự nhiên cần thiết cho sự tồn tại của xã hội loài ng−ời, th−ờng đ−ợc chia thành 3 nhóm : 52
- a) Nhóm các tài nguyên không khôi phục lại đ−ợc Nhóm này gồm các loại khoáng vật có ích, không thể làm tăng số l−ợng lên, không thể hồi phục lại đ−ợc, mà chỉ mất đi. Vì lẽ đó, cần phải dùng mọi cách không để thất thoát chúng khi khai thác hoặc áp dụng những ph−ơng pháp khai thác mới. Các ph−ơng pháp điều chế cũng phải cải tiến, đặc biệt là tìm cách sử dụng lại những khoáng sản này nh− nấu lại kim loại đã qua sử dụng. Khuynh h−ớng này trong t−ơng lai sẽ đ−ợc mở rộng. b) Nhóm các tài nguyên có thể phục hồi đ−ợc Đây là những tài nguyên có thể khai thác nhiều lần do có khả năng phục hồi đ−ợc. Thuộc nhóm này là tài nguyên sinh vật, thổ nh−ỡng. Nh−ng cần l−u ý là các tài nguyên này có thể phục hồi lại đ−ợc, thậm chí có thể tăng lên, nh−ng đòi hỏi phải có thời gian nghĩa là chúng phục hồi rất chậm chạp. Trong quá trình ch−a phục hồi lại đ−ợc, những tác hại xấu đã xảy ra. Thí dụ : việc phá rừng bừa bãi. Mặc dù có thể phục hồi lại đ−ợc, nh−ng do rừng mất đi, sông ngòi cạn n−ớc, mực n−ớc ngầm hạ thấp, làm tiền đề cho đất bị khô kiệt, quá trình xâm thực sẽ mạnh mẽ hơn. Vì thế cần phải có kế hoạch khai thác, bảo vệ và khôi phục càng nhanh càng tốt những tài nguyên quý giá đó. c) Nhóm các tài nguyên vô tận Nhóm này gồm có n−ớc, không khí, khí hậu. Tr−ớc kia ng−ời ta cho rằng n−ớc, không khí là vô tận nh−ng do dân số tăng lên, do nhu cầu phát triển sản xuất nên n−ớc và không khí cũng đang ở tình trạng báo động. Vấn đề này không phải chỉ là số l−ợng của chúng bị tiêu hao đi, mà là do bị ô nhiễm nên phẩm chất bị kém đi, bị loại khỏi hàng ngũ tài nguyên có ích. Ng−ời ta đã tính rằng nếu dân số thế giới tăng thêm 2% thì nhu cầu sử dụng n−ớc ngọt tăng 5%. Các tài nguyên n−ớc ngọt, xét về mặt chất l−ợng sẽ cạn kiệt vào cuối thế kỉ XXI. Để khắc phục tình trạng này, không những phải sử dụng một cách hợp lí nguồn n−ớc mà còn phải tìm cách chống ô nhiễm chúng. Vấn đề sử dụng hợp lí, bảo vệ và cải tạo tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên là vấn đề cần thiết mà mỗi ng−ời cũng nh− mọi quốc gia phải quan tâm đến. Do tự nhiên là một hệ thống thống nhất nên các biện pháp sử dụng, cải tạo và bảo vệ cũng phải có sự thống nhất biện chứng. 53
- Thực hành 1. Sử dụng bảng số liệu về l−ợng bức xạ Mặt Trời tổng cộng trung bình tại các vĩ độ địa lí khác nhau ở nửa cầu Bắc và Nam vào tháng 1 và tháng 7 (Kcal/cm2/tháng). Bảng 1: 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Vĩ độ địa lí 90 B 80 B 70 B 60 B 50 B 40 B 30 B 20 B 10 B 0 B Tháng 1 0 0 0 1,8 4,8 8,8 12,5 15,5 18,1 20,2 Tháng 7 23,8 23,0 21,2 21,4 22,6 23,4 23,4 22,6 21,1 19,1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Vĩ độ địa lí 10 N 20 N 30 N40N50N 60 N 70 N 80 N 90 N Tháng 1 20,0 23,2 23,9 24,0 23,6 22,6 22,6 24,0 24,9 Tháng 7 16,3 13,8 11,1 8,1 4,6 1,6 0 0 0 a) Vẽ biểu đồ diễn tả sự thay đổi của l−ợng bức xạ tổng cộng tại các vĩ độ trong tháng 1 và tháng 7. b) Phân tích sự thay đổi đó. c) Giải thích nguyên nhân của sự thay đổi đó. 2. Sử dụng bảng số liệu về biến trình của l−ợng bức xạ tổng cộng hàng tháng (Kcal/cm2/tháng) ở các vĩ độ địa lí khác nhau. Bảng 2 : Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Vĩ độ 100B 18,1 19,8 21,1 21,2 21,0 21,0 21,1 20,6 21,2 20,1 18,5 17,5 300B 12,5 15,5 18,6 21,4 23,0 23,8 23,4 21,8 19,1 16,1 13,1 11,5 500B 4,8 8,2 13,3 18,5 22,2 23,7 22,6 19,1 14,4 9,7 5,8 3,9 800B 0,0 0,0 2,4 10,8 21,4 25,2 23,0 13,4 4,3 0,5 0,0 0,0 a) Vẽ biểu đồ diễn tả biến trình đó. b) So sánh trị số của l−ợng bức xạ tổng cộng tại các vĩ độ theo từng tháng. c) So sánh diễn biến của l−ợng bức xạ tổng cộng trong năm tại mỗi vĩ độ. d) Tính l−ợng bức xạ tổng cộng trung bình các năm tại các vĩ độ trên. e) Giải thích nguyên nhân của sự khác biệt đó. 3. Để phân loại các sông trên Trái Đất, M.I. Lơvôvich đã dựa trên hai cơ sở chính là nguồn cung cấp n−ớc và sự phân bố chủ yếu của dòng chảy trong năm. Trong đó, nguồn n−ớc nào chiếm khoảng 50% là −u thế, từ 50% − 80% là −u thế trội, > 80% là −u thế tuyệt đối. Có thể tham khảo sự phân loại một số sông trên thế giới nh− sau : 54
- Bảng 3 : Phần của Sự phân bố Kiểu chế Nguồn nguồn nuôi chủ yếu Thí dụ về các độ n−ớc cung cấp d−ỡng chính của dòng kiểu dòng chảy n−ớc tính theo % so chảy theo với tổng số mùa dòng chảy Amazôn m−a >80 mùa thu Amazôn, Nin xanh, Côngô Nigiê m−a 50 − 80 mùa thu Nigiê, Nin, Lualaba Mê Công m−a >80 mùa hạ Mê Công, Paraguay Amua m−a 50 − 80 mùa hạ Amua, Vistuyn Địa Trung Hải m−a 50 − 80 mùa đông Môzen, Temza, Anma Ôđe m−a 80 mùa hạ Các dòng chảy ở miền băng hà lục địa Kapkazơ băng 50 − 80 mùa hạ Kuban, Têrêch, Rôn a) Căn cứ vào bảng phân loại sông của M.I.Lơvôvich, hãy xếp loại cho các sông trong bảng sau : Bảng 4 : Nguồn cung cấp n−ớc % Phân phối dòng chảy theo mùa % TT Loại N−ớc Tuyết M−a Băng Xuân Hạ Thu Đông sông ngầm 1 12 58 30 - 2 78 11 9 2 - - - 100 - 100 - - 3 12 - 88 - 20 60 13 7 4 31 25 44 - 40 29 12 19 5 19 - 81 - 9 31 49 11 6 6 25 69 - 19 53 27 1 7 26 23 51 - 35 10 7 48 8 25 57 18 - 53 23 16 8 55
- b) Cho ví dụ phân loại một số sông ở n−ớc ta. 4. Dựa vào bảng số liệu sau : Bảng 5 : Đại d−ơng và các Diện tích Thể tích 6 2 9 3 0 biển phụ thuộc 10 km %10km % H0 Hmax (m) S (‰) T ( C) Thái Bình D−ơng 178,7 707,1 3957 11034 34,9 19,1 Đại Tây D−ơng 91,6 330,1 3602 8742 35,5 16,9 ấn Độ D−ơng 76,2 284,6 3736 7450 34,8 17,0 Bắc Băng D−ơng 14,8 16,7 1131 5449 31,0 3,0 Đại D−ơng 3704 11034 35,0 17,4 Thế giới a) Tính tổng diện tích, tổng thể tích và tỉ lệ phần trăm (%) của các đại d−ơng trên. Biểu thị bằng biểu đồ về diện tích và thể tích của đại d−ơng đó. b) Mô tả khái quát về đặc điểm của từng đại d−ơng (trong đó : Ho là độ sâu trung bình, Hmax là độ sâu lớn nhất, S là độ muối ; T là nhiệt độ trung bình). 5. Hãy quan sát và xác định trên bản đồ Các n−ớc trên thế giới : a) Các dãy núi chính với các đỉnh núi cao nhất. b) Địa hình đáy biển với các vực sâu nhất. c) Các châu lục và các đại d−ơng. 6. Hãy quan sát và xác định trên bản đồ Nhiệt độ và l−ợng m−a trên thế giới : a) Các đ−ờng đẳng nhiệt 0o, 10o, 20o, 30o (tháng 1) và -10o, -20o, -30o (tháng 7). b) Các vùng m−a lớn và các vùng ít m−a. c) Nhận xét về sự phân bố nhiệt và m−a tại các vùng khác nhau trên thế giới. 7. Hãy quan sát và xác định trên bản đồ Khí áp và gió trên thế giới : a) Các h−ớng gió thịnh hành tháng 1, tháng 7. b) Các vùng khí áp cao và vùng khí áp thấp. c) Nhận xét về sự phân bố khí áp và các h−ớng gió thịnh hành. 8. Hãy quan sát và xác định trên bản đồ Biển và đại d−ơng trên thế giới : a) Các đại d−ơng. b) Các biển lớn. c) Các dòng biển nóng. d) Các dòng biển lạnh. e) Nhận xét về sự phát sinh và sự chuyển động của các dòng biển lớn trên thế giới. 9. Hãy quan sát và xác định trên bản đồ Các đới cảnh quan chính : a) Đới xích đạo. b) Đới cận xích đạo. c) Đới nhiệt đới. d) Đới cận nhiệt đới. e) Đới ôn đới. 56
- f) Đới cực. g) Một số cảnh quan chính nửa cầu Đông. h) Một số cảnh quan chính nửa cầu Tây. Câu hỏi h−ớng dẫn học tập 1. Phân biệt thời tiết và khí hậu. Các nhân tố hình thành khí hậu. 2. Các kiểu khí hậu trên Trái Đất. 3. Hãy trình bày về hình thành phần của n−ớc, sự tuần hoàn và phân bố của n−ớc trong tự nhiên. 4. Đặc tr−ng cơ bản của sông là gì ? 5. Hãy nêu rõ một vài đặc điểm của n−ớc biển, đại d−ơng. 6. Hãy trình bày về các yếu tố địa hình. 7. Các dạng địa hình trên Trái Đất. 8. Cơ sở lí thuyết của sự hình thành thổ nh−ỡng và các nhân tố hình thành thổ nh−ỡng. 9. Hãy trình bày về thành phần và tính chất của thổ nh−ỡng. 10. Hãy nêu rõ các kiểu đất chính trên thế giới và quy luật phân bố đất. 11. Hãy trình bày về mối quan hệ của sinh vật với môi tr−ờng. 12. Các quy luật địa lí chung của Trái Đất là những quy luật nào ? 57
- Chương III ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG I - ĐỊA LÍ TỰ NHIấN VIỆT NAM 1. Vị trớ, giới hạn, phạm vi lónh thổ N−ớc Việt Nam nằm trên bán đảo Đông D−ơng, ở gần trung tâm khu vực Đông Nam á. Lãnh thổ Việt Nam bao gồm cả vùng đất, vùng biển và vùng trời. Diện tích lãnh thổ n−ớc ta trên đất liền rộng 329 297km2 (năm 2002). Phần trên biển bao gồm thềm lục địa, nội thuỷ, lãnh hải (12 hải lí), vùng tiếp giáp (12 hải lí) và vùng đặc quyền về kinh tế (200 hải lí) rộng khoảng 1 triệu km2. Phần trên đất liền của n−ớc ta gắn liền với lục địa châu á, còn phần biển rộng lớn gắn liền với biển Đông và thông ra Thái Bình D−ơng. Điểm cực Bắc ở 23o23’B tại xã Lũng Cú nằm trên cao nguyên Đồng Văn, huyện Đồng Văn tỉnh Hà Giang. Điểm cực Nam trên đất liền ở 8o27’B, tại xóm Mũi, xã Rạch Tàu, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau, còn ở trên biển thì khoảng gần 6oB, cũng thuộc tỉnh Cà Mau, tiếp giáp với vùng biển của Inđônêxia. Điểm cực Tây ở 102o8’Đ, nằm ở khu vực ngã ba biên giới giữa Việt Nam −Lào − Trung Quốc thuộc xã Apa Chải, huyện M−ờng Nhé, tỉnh Điện Biên. Điểm cực Đông trên đất liền ở 109o27’Đ, thuộc bán đảo Hòn Gốm, tỉnh Khánh Hoà, phần trên biển ở các hòn đảo và bãi nổi ở khoảng 117o20’Đ, thuộc quần đảo Tr−ờng Sa, huyện Tr−ờng Sa, tỉnh Khánh Hoà. Trên đất liền, phía bắc Việt Nam tiếp giáp Trung Quốc với đ−ờng biên giới dài khoảng 1400km, phía tây tiếp giáp Lào với đ−ờng biên giới dài 2067km và tiếp giáp với Campuchia đ−ờng biên giới dài 1080km. N−ớc ta có đ−ờng bờ biển dài 3260km. Vùng biển n−ớc ta tiếp giáp với vùng biển 7 n−ớc ở xung quanh Biển Đông. Đó là Trung Quốc ở vịnh Bắc Bộ, Philippin − Inđônêxia − Malaixia − Brunây ở khu vực Biển Đông, Campuchia − Thái Lan − Malaixia ở vịnh Thái Lan. Việt Nam nằm ở vị trí rất thuận lợi, dễ dàng thông th−ơng với các n−ớc trong khu vực Đông Nam á và thế giới bằng đ−ờng bộ, đ−ờng sắt, đ−ờng sông và đ−ờng hàng không không. Việt Nam lại nằm rất gần các đ−ờng giao thông quốc tế lớn về hàng hải và hàng không, với nhiều hải cảng và sân bay lớn. Việt Nam ở vị trí ngã t− đ−ờng từ bắc xuống nam và từ tây sang đông, một khu vực giàu tiềm năng và rất năng động trong phát triển kinh tế. Về mặt tự nhiên, Việt Nam nằm ở ranh giới trung gian, tiếp giáp châu á và châu Đại D−ơng theo chiều kinh tuyến, ranh giới trung gian tiếp giáp giữa hai đại d−ơng là Thái Bình D−ơng và ấn Độ D−ơng theo chiều vĩ tuyến, đồng thời có sự biến đổi theo chiều thẳng đứng với các đai cao. Do nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại d−ơng, lại nằm trên đ−ờng di chuyển của các dòng hoàn l−u giữa hai nửa cầu, trên đ−ờng di l−u của nhiều loài thực vật, động vật nhiệt đới, á 58
- nhiệt đới, ôn đới và cổ nhiệt đới, đồng thời có liên quan trực tiếp với vành đai sinh khoáng châu á − Thái Bình D−ơng nên thiên nhiên n−ớc ta rất phong phú, đa dạng. Mặc dù vậy cũng cần thấy rõ do vị trí nằm bên Biển Đông, một trong những khu vực có nhiều bão trên thế giới nên hằng năm ở n−ớc ta th−ờng xuyên chịu ảnh h−ởng tác hại do bão gây ra. 2. Cỏc đặc điểm chung của tự nhiờn Việt Nam Thiên nhiên Việt Nam rất phong phú, đa dạng có nhiều nét đặc sắc và nổi tiếng ở các đặc điểm sau : a) Thiên nhiên Việt Nam có tính chất bán đảo N−ớc Việt Nam nằm trên rìa phía đông của bán đảo Đông D−ơng, giáp một vùng biển nhiệt đới rộng lớn và hết sức giàu có về tài nguyên. Biển Đông có chiều rộng trung bình 1000km, dài 3000km, độ sâu trung bình 1240m, diện tích 3 447 900km2, đứng thứ hai ở Thái Bình D−ơng và thứ ba trên thế giới, với thể tích là 3 928 000km3. Biển Đông là một biển kín, chỉ thông ra Thái Bình D−ơng bằng những eo biển hẹp. Do vậy, ở Biển Đông chỉ có các dòng hải l−u địa ph−ơng do địa hình vùng biển và chế độ gió mùa quy định. Vịnh Bắc Bộ rất nông, không có nơi nào sâu quá 100m, có các dòng hải l−u chảy gần bờ theo chiều kim đồng hồ vào thời kì xuân − hạ và ng−ợc chiều kim đồng hồ vào thời kì thu − đông, với tốc độ khoảng 1 − 2m/s, còn vào thời kì gió mùa đông bắc hoạt động mạnh có thể tới trên 3m/s. Vịnh Thái Lan cũng rất rộng và nông, ngay ở vùng cửa vịnh mới sâu 50m. Vào thời kì từ tháng 11 đến tháng 4, các dòng hải l−u chảy ng−ợc chiều kim đồng hồ và từ tháng 5 đến tháng 10, các dòng hải l−u chảy thuận chiều kim đồng hồ. Mực n−ớc thuỷ triều của Biển Đông hằng ngày có ảnh h−ởng trực tiếp đến các vùng đồng bằng, các cửa sông ven biển. Do nằm trên bán đảo nên thiên nhiên Việt Nam vừa mang tính chất lục địa vừa mang tính chất hải d−ơng. Tính chất hải d−ơng đã mang lại l−ợng ẩm dồi dào cho đất liền, có tính chất điều hoà nhiệt độ cả ngày, đêm và các tháng trong năm. Tính chất bán đảo và đ−ờng bờ biển dài hàng nghìn km chạy dọc theo đất n−ớc đã tạo nên cảnh quan vùng duyên hải rất giàu có, giới sinh vật vô cùng phong phú, cho năng suất cao và có giá trị kinh tế lớn. Có thể nói vùng biển và vùng ven biển n−ớc ta thực sự vừa giàu vừa đẹp. Những thắng cảnh nh− Vịnh Hạ Long đã đ−ợc UNESCO công nhận là di sản thế giới, các bãi biển nổi tiếng nh− Trà Cổ, Sầm Sơn, Nha Trang, Vũng Tàu, và các đảo ven bờ là tiềm năng to lớn để phát triển du lịch biển. b) Thiên nhiên Việt Nam mang tính chất đồi núi nhiều hơn đồng bằng − ở Việt Nam, vùng đồi núi chiếm tới 3/4 diện tích cả n−ớc. Vùng đồi núi ở n−ớc ta rất phức tạp, đa dạng với nhiều kiểu và dạng địa hình khác nhau. Vùng đồi có độ cao tuyệt đối d−ới 500m, có nguồn gốc là các mặt bằng bán bình nguyên cổ bị chia cắt mạnh nên có các dạng địa hình nh− bát úp hoặc yên ngựa và l−ợn sóng với dáng 59
- bên ngoài t−ơng đối mềm mại. Vùng đồi ở Việt Nam th−ờng đ−ợc chia thành 3 bậc : đồi thấp có độ cao tuyệt đối d−ới 100m, đồi trung bình có độ cao tuyệt đối từ 100 − 300m và đồi cao có độ cao tuyệt đối từ 300 − 500m. Vùng núi n−ớc ta cũng đ−ợc chia thành vùng núi thấp có độ cao từ 500 −1500m và núi trung bình có độ cao từ 1500 − 2500m. Ngoài ra còn có một số đỉnh núi cao trên 2500m. Đỉnh núi cao nhất n−ớc ta là đỉnh Phanxiphăng cao 3143m, trên dãy Hoàng Liên Sơn. Tuy vậy đại bộ phận địa hình n−ớc ta là đồi núi thấp, tới 70% diện tích có độ cao d−ới 500m và 85% diện tích có độ cao d−ới 1000m. Chỉ có 15% diện tích cả n−ớc có độ cao trên 1000m, trong đó phần núi cao trên 2000m chỉ chiếm 1% diện tích. Vùng đồi núi n−ớc ta tạo nên một dải liên tục từ Tây Bắc sang Đông Bắc Bộ, từ biên giới Việt − Trung đến sát đồng bằng Nam Bộ. Các đỉnh núi cao trên 2500m th−ờng tập trung ở vùng biên giới phía Bắc, ở Tây Bắc, dọc biên giới Việt − Lào và ở Nam Trung Bộ. H−ớng núi chủ yếu ở n−ớc ta là h−ớng tây bắc − đông nam và h−ớng vòng cung. H−ớng tây bắc − đông nam tiêu biểu là các dãy núi Hoàng Liên Sơn, Sông Mã, Tr−ờng Sơn ; h−ớng vòng cung thể hiện rõ nhất là các dãy núi Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều ở vùng núi Bắc Bộ và núi vòng cung ở cực Nam Trung Bộ. Một trong những nét đặc sắc của địa hình đồi núi n−ớc ta là sự tập trung của các dãy núi cao nguyên đá vôi ở miền Bắc và các cao nguyên bazan ở miền Nam. − Vùng đồng bằng n−ớc ta chủ yếu là đồng bằng châu thổ có địa hình thấp và t−ơng đối bằng phẳng, do phù sa của sông ngòi bồi đắp. Diện tích đồng bằng ở n−ớc ta tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ. Ngoài ra là các dải đồng bằng hẹp, chạy dọc theo ven biển miền Trung. Đồng bằng Bắc Bộ rộng 15 000km2 là đồng bằng tam giác châu do hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp. Đồng bằng Bắc Bộ khá bằng phẳng và thấp dần theo h−ớng tây bắc − đông nam, đỉnh là Việt Trì (Phú Thọ), với độ cao trung bình 10 – 15m, cạnh đáy là các bãi phù sa bồi ven biển vẫn ngập n−ớc thuỷ triều hằng ngày từ Hải Phòng đến Ninh Bình. Tuy vậy, bên trong đồng bằng Bắc Bộ vẫn có nhiều vùng trũng khó tiêu n−ớc, rất dễ xảy ra úng ngập mỗi khi có m−a lớn, đặc biệt trong thời kì mùa m−a. Đồng bằng sông Hồng có hệ thống đê điều dài trên 2000km đã đ−ợc hình thành và củng cố từ hàng nghìn năm nay để ngăn lũ. Nh−ng cũng chính hệ thống đê điều này đã làm cho đồng bằng Bắc Bộ không phát triển theo quy luật bồi đắp tự nhiên mà dồn khối l−ợng phù sa ra biển, tập trung bồi đắp cho vùng cửa sông và lấn ra biển. ở vùng cửa sông Hồng hằng năm lấn ra biển hàng chục mét. Trong mùa m−a lũ, mực n−ớc sông lên cao hơn cánh đồng nên th−ờng phải dùng máy bơm n−ớc tiêu úng. Đồng bằng Nam Bộ có diện tích lớn nhất trong số các đồng bằng của cả n−ớc, rộng khoảng 36 000km2 do hệ thống sông Cửu Long và sông Đồng Nai bồi đắp. Đồng bằng Nam Bộ có hai khu vực khác nhau rõ rệt là khu vực miền Đông Nam Bộ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long (miền Tây Nam Bộ). Khu vực miền Đông Nam Bộ là đồng bằng bồi tụ – xâm thực khá rộng lớn, có độ cao trung bình khoảng 100m, là vùng phù sa cổ đ−ợc nâng lên. Ng−ợc lại, khu vực đồng bằng sông Cửu Long là vùng đồng bằng thấp, ngập n−ớc đang đ−ợc tiếp tục hình thành, có độ cao 60