Đề thi tốt nghiệp Cao đẳng nghề Quản trị mạng máy tính khoá I môn Lý thuyết chuyên môn nghề - Mã đề QTMMT-LT43

pdf 7 trang ngocly 70
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi tốt nghiệp Cao đẳng nghề Quản trị mạng máy tính khoá I môn Lý thuyết chuyên môn nghề - Mã đề QTMMT-LT43", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_thi_tot_nghiep_cao_dang_nghe_quan_tri_mang_may_tinh_khoa.pdf

Nội dung text: Đề thi tốt nghiệp Cao đẳng nghề Quản trị mạng máy tính khoá I môn Lý thuyết chuyên môn nghề - Mã đề QTMMT-LT43

  1. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHOÁ I (2007 - 2010) NGHỀ:QUẢN TRỊ MẠNG MÁY TÍNH MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ Mã đề thi : QTMMT_LT43 Hình thức thi: Viết tự luận Thời gian: 150 Phút (Không kể thời gian giao đề thi) ĐỀ BÀI I. PHẦN BẮT BUỘC (7 điểm) Câu 1: ( 2 điểm): Mạng khách/chủ ( Client/server Network) là gì ? Trình bày những ưu nhược điểm của mạng khách/chủ (Client/server Network). Câu 2: ( 3 điểm): Thuật toán định tuyến là gì. Trình bày giải thuật các thuật toán định tuyến theo trạng thái liên kết và thuật toán định tuyến theo vector khoảng cách. Kể tên các giao thức sử dụng thuật toán định tuyến theo trạng thái liên kết và thuật toán định tuyến theo vector khoảng cách. Câu 3: ( 2 điểm): Cầu nối trong suốt là gì? Trình bày nguyên lý hoạt động của cầu nối trong suốt. Minh hoạ quá trình hoạt động của cầu nối trong suốt (theo hình vẽ). Tại sao sử dụng cầu nối trong suốt lại cho phép cải thiện được băng thông trong liên mạng? II. PHẦN TỰ CHỌN (3 điểm) Trang:1/ 7
  2. Phần này do từng Trường tổ chức thi tự chọn nội dung để đưa vào đề, với thời gian làm bài 50 phút và số điểm của phần tự chọn được tính 3 điểm. Hết Chú ý: thí sinh không được phép sử dụng tài liệu, Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm Ban Biên soạn đề thi nghề Quản trị mạng máy tính STT Họ và tên Đơn vị công tác 1. Nguyễn Văn Hưng Trường Cao đẳng nghề Đà Nẵng 2. Hồ Viết Hà Trường Cao đẳng nghề Đà Nẵng 3. Nguyễn Đình Liêm Trường Cao đẳng nghề Đà Nẵng 4. Đỗ Văn Xuân Trường Cao đẳng nghề Bắc Giang 5. Vũ Văn Hùng Trường Cao đẳng nghề GTVT TW2 6. Đào Anh Tuấn Trường Cao đẳng nghề Hà Nam 7. Tô Nguyễn Nhật Quang Trường Cao đẳng nghề TP HCM 8. Nguyễn Vũ Dzũng Trường Cao đẳng kỹ thuật Cao thắng 9. Đinh Phú Nguyên Trường Cao đẳng nghề TNDT Tây nguyên Trang:2/ 7
  3. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐÁP ÁN ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG NGHỀ KHOÁ I (2007 - 2010) NGHỀ:QUẢN TRỊ MẠNG MÁY TÍNH MÔN THI: LÝ THUYẾT CHUYÊN MÔN NGHỀ Mã đề thi : QTMMT_LT43 Hình thức thi: Viết tự luận Thời gian: 150 Phút (không kể thời gian giao đề thi) ĐÁP ÁN Câu 1: ( 2,0 điểm ) TT Nội dung Điểm Mạng khách/chủ ( Client/server Network) 1 điểm Mạng Client/server là mạng mà trong đó có một số máy đóng vai trò cung ứng dịch vụ theo yêu cầu của các máy trạm. Các máy trạm trong mô hình này gọi là máy khách, là nơi gởi các yêu cầu xử lý về máy chủ. Máy chủ xử lý và gửi kết quả về máy khách. Máy khách có thể tiếp tục xử lý các kết quả này để phục vụ cho công việc Ưu điểm của mạng Client/server : 0,5 điểm Cho phép cả điều khiển tập trung và không tập trung các tài nguyên và bảo mật dữ liệu có thể được điều khiển qua một số máy chuyên dụng Chống quá tải mạng Đảm bảo toàn vẹn dữ liệu Giảm chi phí phát triển các hệ thống ứng dụng phần mềm triển khai trên mạng Đặc điểm của mạng Client/server : 0,5 điểm Mạng khách/chủ cho phép mạng tập trung các chức năng và các ứng dụng tại một hay nhiều máy dịch vụ file chuyên dụng Các máy dịch vụ file trở thành trung tâm của hệ thống, cung cấp truy cập tới các tài nguyên và cung cấp sự bảo mật Hệ điều hành mạng khách/chủ cung cấp cơ chế tích hợp tất cả các bộ phận của mạng và cho phép nhiều người dùng đồng thời chia sẻ cùng một tài nguyên, bất kể vị trí địa lý Trang:3/ 7
  4. Câu 2. ( 3 điểm) Thuật toán định tuyến là cách mà các Router có thể dựa vào đó để 0,5 điểm tìm được con đường đi tới đích tốt nhất cho các gói tin trên mạng Trình bày đặc điểm các thuật toán định tuyến theo trạng thái liên 2,0 điểm kết và thuật toán định tuyến theo vector khoảng cách? Giải thuật chọn đường theo trạng thái liên kết + Phát triển dựa vào thuật toán Bellman-Ford 0,25 điểm + Mỗi router sẽ gửi thông tin về trạng thái nối kết của mình (các mạng nối kết trực tiếp và các router láng giềng) cho tất cả các 0,25 điểm router trên toàn mạng. Các router sẽ thu thập thông tin về trạng thái nối kết của các router khác, từ đó xây dựng lại hình trạng mạng, chạy các giải thuật tìm đường đi ngắn nhất trên hình trạng mạng có được. Từ đó xây dựng bảng chọn đường cho mình. + Khi một router phát hiện trạng thái nối kết của mình bị thay đổi, nó sẽ gởi một thông điệp yêu cầu cập nhật trạng thái nối kết cho tất 0,25 điểm các các router trên toàn mạng. Nhận được thông điệp này, các router sẽ xây dựng lại hình trạng mạng, tính toán lại đường đi tối ưu và cập nhật lại bảng chọn đường của mình. + Giải thuật chọn đường trạng thái nối kết tạo ra ít thông tin trên mạng. Tuy nhiên nó đòi hỏi router phải có bộ nhớ lớn, tốc độ tính 0,25 điểm toán của CPU phải cao. - Giải thuật chọn đường theo vectơ khoảng cách: +Phát triển dựa vào thuật toán Dijkstra + Đầu tiên mỗi router sẽ cập nhật đường đi đến các mạng nối kết 0,25 điểm trực tiếp với mình vào bảng chọn đường. 0,25 điểm + Theo định kỳ, một router phải gởi bảng chọn đường của mình cho các router láng giềng. + Khi nhận được bảng chọn đường của một láng giềng gởi sang, 0,25 điểm router sẽ tìm xem láng giềng của mình có đường đi đến một mạng Trang:4/ 7
  5. nào mà mình chưa có hay một đường đi nào tốt hơn đường đi mình đã có hay không. Nếu có sẽ đưa đường đi mới này vào bảng chọn 0,25 điểm đường của mình với Next hop để đến đích chính là láng giềng này. Kể tên các giao thức sử dụng thuật toán định tuyến theo trạng thái liên kết và thuật toán định tuyến theo vector khoảng cách - Giao thức sử dụng thuật toán định tuyến theo trạng thái liên kết: + RIP: Routing Information Protocol + IGRP: Interior Gateway Routing Protocol 0,5 điểm Giao thức sử dụng thuật toán định tuyến theo vector khoảng cách + IS-IS + OSPF Câu 3. 2 điểm Cầu nối trong suôt là gì? Là thiết bị mà khi được sử dụng để kết nối liên mạng, các máy trạm 0,25 điểm không cần phải cấu hình gì thêm để có thể truyền tải thông tin qua liên mạng. Trình bày nguyên lý hoạt động của cầu nối trong suốt? - Khi cầu nối trong suốt được mở điện, nó bắt đầu học vị trí của 0,25 điểm các máy tính trên mạng bằng cách phân tích địa chỉ máy gởi của các khung mà nó nhận được từ các cổng của mình. - Dựa trên tiến trình này, cầu nối xây dựng được một Bảng địa chỉ 0,25 điểm cục bộ (Local address table) mô tả địa chỉ của các máy tính so với các cổng của nó. - Cầu nối sử dụng bảng địa chỉ cục bộ này làm cơ sở cho việc 0,25 điểm chuyển tiếp khung. Khi khung đến một cổng của cầu nối, cầu nối sẽ đọc 6 bytes đầu tiên của khung để xác định địa chỉ máy nhận khung. Nó sẽ tìm địa chỉ này trong bảng địa chỉ cục bộ và sẽ ứng xử theo một trong các trường hợp sau: +Nếu máy nhận nằm cùng một cổng với cổng đã nhận Trang:5/ 7
  6. khung, cầu nối sẽ bỏ qua khung vì biết rằng máy nhận đã nhận được 0,25 điểm khung. + Nếu máy nhận nằm trên một cổng khác với cổng đã nhận khung, cầu nối sẽ chuyển khung sang cổng có máy nhận. + Nếu không tìm thấy địa chỉ máy nhận trong bảng địa chỉ, cầu nối sẽ gởi khung đến tất cả các cổng còn lại của nó, trừ cổng đã nhận khung. Minh hoạ quá trình hoạt động của cầu nối trong suốt khi chuyển 1 khung tin từ Computer A đến Computer F B1. Cầu nối sẽ học địa chỉ MAC của tất cả các máy tính kết nối với nó và ghi các địa chỉ này vào bảng địa chỉ cục bộ (Local address table)- mô tả địa chỉ của các máy tính so với các cổng của nó. Địa chỉ máy tính ( địa chỉ 0,25 điểm Cổng hướng đến máy tính MAC) 00-50-DA-0D-F5-2D 1 00-50-40-7C-2B-01 1 00-50-F1-12-8A-00 1 00-50-C2-43-0F-1B 2 00-50-B5-00-92-8B 2 00-50-BA-41-44-3C 2 B2. Cầu nối sẽ xác nhận xem Computer A thuộc segment nào. Sau 0,25 điểm đó vì Computer A khác segment với Computer F và địa chỉ của Computer A nên Cầu nối sẽ chuyển khung tin sang segment của máy nhận. Nguyên nhân nào khiến cho việc sử dụng cầu nối trong suốt lại cho phép cải thiện được băng thông trong liên mạng. Cầu nối trong suốt thành công trong việc phân chia mạng thành 0,25 điểm những vùng đụng độ riêng rời. Đặc biệt khi quá trình gởi dữ liệu diễn ra giữa hai máy tính nằm về cùng một hướng cổng của cầu nối, cầu nối sẽ lọc không cho luồng giao thông này ảnh hưởng đến các Trang:6/ 7
  7. nhánh mạng trên các cổng còn lại II. PHẦN TỰ CHỌN (3 điểm) Hết Ban Biên soạn đề thi nghề Quản trị mạng máy tính STT Họ và tên Đơn vị công tác 10.Nguyễn Văn Hưng Trường Cao đẳng nghề Đà Nẵng 11.Hồ Viết Hà Trường Cao đẳng nghề Đà Nẵng 12.Nguyễn Đình Liêm Trường Cao đẳng nghề Đà Nẵng 13.Đỗ Văn Xuân Trường Cao đẳng nghề Bắc Giang 14.Vũ Văn Hùng Trường Cao đẳng nghề GTVT TW2 15.Đào Anh Tuấn Trường Cao đẳng nghề Hà Nam 16.Tô Nguyễn Nhật Quang Trường Cao đẳng nghề TP HCM 17.Nguyễn Vũ Dzũng Trường Cao đẳng nghề Cao thắng 18.Đinh Phú Nguyên Trường Cao đẳng nghề TNDT Tây nguyên Trang:7/ 7