Đề tài Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ giảng viên Trường Cao đẳng sư phạm Bình Dương

doc 54 trang ngocly 3130
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ giảng viên Trường Cao đẳng sư phạm Bình Dương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docde_tai_xay_dung_bo_tieu_chi_danh_gia_chat_luong_doi_ngu_gian.doc

Nội dung text: Đề tài Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ giảng viên Trường Cao đẳng sư phạm Bình Dương

  1. ÑEÀ TAØI NGHIEÂN CÖÙU KHOA HOÏC GIAÙO DUÏC XÂY DỰNG BỘ TIẾU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TRƯỜNG CÁO ĐẲNG SƯ PHẠM BÌNH DƯƠNG A. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG : - Tên đề tài : “Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ giảng viên Trường Cao đẳng sư phạm Bình Dương”. - Thời gian thực hiện : Từ tháng 10-2006 đến tháng 5-2007 - Người thực hiện : 1.- Trương Thị Cẩm Tiên 2.- Nguyễn Thị Hạnh B. NHỮNG VẤN ĐỀ CỤ THỂ : PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài. Nền kinh tế nước ta đang tiến hành hội nhập với nền kinh tế khu vực và quốc tế bằng việc gia nhập tổ chức thương mại quốc tế (WTO) vào năm 2006, và với mục tiêu đưa nước ta trở thành nước công nghiệp vào năm 2020, vấn đề phát triển nguồn lực là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững, trong đó giáo dục và đào tạo là con đường quan trọng nhất trong việc phát huy nguồn lực con người. Trong lý luận và thực tiễn, đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục luôn được xem là lực lượng cốt cán của sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo, là nhân tố quan trọng nhất quyết định việc nâng cao chất lượng giáo dục. Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương 2 khoá VIII đã xác định: “Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục”. Chỉ thị 40-CT/TW của Ban Bí thư 2
  2. Trung ương Đảng về xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục cũng chỉ rõ: “Nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là lực lượng nòng cốt, có vai trò quan trọng”. Do vậy, muốn phát triển giáo dục – đào tạo, điều quan trọng trước tiên là phải chăm lo xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên. Trong trường cao đẳng, giảng viên và cán bộ quản lý tiêu biểu cho nguồn lực quan trọng nhất, vì đội ngũ này có thâm niên và chuyên môn nghề nghiệp rõ nét và các chi phí cho đội ngũ này chiếm tỷ lệ lớn trong chi tiêu. Kết quả là việc quản lý tốt đội ngũ giảng viên trong trường cao đẳng có thể trở thành nhân tố quan trọng nhất trong việc nâng cao chất lượng và cải thiện hiệu quả đầu tư. Những thay đổi gần đây trong môi trường các trường cao đẳng, đem lại những kết quả quan trọng và tạo ra những thách thức chủ yếu cho sự đổi mới hoạt động quản lý giảng viên trường cao đẳng. Các trường đại học, cao đẳng hiện nay tập trung vào những vấn đề then chốt là phát triển và đánh giá giảng viên, một vấn đề có tính thời sự liên quan toàn diện với sự cải tiến chất lượng các sản phẩm đầu ra là kết quả giáo dục đại học, cao đẳng. Hầu hết ở các quốc gia, sự đánh giá giáo dục đại học, cao đẳng đều được coi trọng, do đó việc đầu tư nhân lực và vật lực cho giáo dục đại học, cao đẳng được quan tâm thường xuyên. Mối quan tâm đến chất lượng là kết quả trực tiếp của sự gia tăng mối quan tâm được các Chính phủ biểu lộ với tính cạnh tranh quốc tế trong các nền kinh tế dựa trên sức mạnh của các lĩnh vực khoa học và công nghệ. Do đó, với quan điểm luôn luôn thích ứng trong đào tạo và nghiên cứu, các trường đại học, cao đẳng thấy được sự cần thiết hình thành các phương pháp có hệ thống và phản hồi thường xuyên về hiệu suất của giảng viên trường đại học, cao đẳng nguồn lực quan trọng nhất của họ. Các trường đại học, cao đẳng trên thế giới, đặc biệt là những trường theo hệ thống tự chủ, có một truyền thống lâu năm và thực hành đánh giá giảng viên thông qua cả cơ chế chính thức và không chính thức. Trước kia sự phát triển 3
  3. nghề nghiệp của giảng viên được xem là trách nhiệm cá nhân, thì hiện nay phát triển nghề nghiệp đang trở thành trách nhiệm có tính qui hoạch của trường đại học, cao đẳng. Đánh giá các hoạt động giáo dục, hay nói hẹp hơn là đánh giá kết quả của việc dạy và học là một vấn đề lớn của các nhà quản lý giáo dục, của tất cả các giáo viên, của sinh viên, cũng như của toàn xã hội. Ở Trường Cao đẳng Sư Phạm Bình Dương trong những năm qua, Đảng Ủy, Lãnh đạo trường đã xác định được vai trò quan trọng của đội ngũ giáo viên đối với việc nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục toàn diện. Do đó nhà trường luôn quan tâm đến công tác xây dựng đội ngũ giáo viên trong đó đặc biệt là vấn đề đánh giá chất lượng đội ngũ; song còn nhiều bất cập, chưa đạt được yêu cầu mong muốn. Chính vì những lí do trên nên chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài: " Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng sư phạm Bình Dương". 2. Mục đích nghiên cứu. Nghiên cứu đề tài nhằm “Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ giảng viên Trường Cao đẳng Sư phạm BìnhDương” 3. Nhiệm vụ nghiên cứu. - Xác định cơ sở khoa học của việc đánh giá chất lượng đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Sư Phạm Bình Dương - Phân tích thực trạng của việc đánh giá chất lượng đội ngũ ở trường Cao đẳng sư phạm Bình dương - Đề xuất bộ tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng sư phạm Bình Dương 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu. - Khách thể: Đội ngũ giảng viên ở trường Cao đẳng sư phạm Bình Dương. - Đối tượng: Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ giảng viên 4
  4. 5. Phương pháp nghiên cứu. - Dựa trên cơ sở lí luận, những kiến thức tiếp thu được qua các bài giảng của các thầy cô "Lớp Cử nhân Quản lý Giáo dục – Khoa sư Phạm Đại học quốc gia Hà Nội". - Qua kết quả xếp loại thi đua một số năm gần đây ( 2000 – 2006) ở trường Cao đẳng sư phạm Bình Dương - Qua trao đổi kinh nghiệm giữa các cán bộ quản lý ở trường Cao đẳng sư Phạm Bình Dương 5
  5. PHẦN NỘI DUNG Chương I NHỮNG CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN 1. Cơ sở lý luận. Đội ngũ giáo viên là lực lượng chủ yếu, quan trọng nhất trong tập thể sư phạm nhà trường, là người quyết định chất lượng Giáo dục - Đào tạo. Nghị quyết TƯ 2 khoá VIII của Đảng đã khẳng định: "Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng của giáo dục và được xã hội tôn vinh". Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: "Nghề thầy giáo là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý"; lao động sư phạm của người giáo viên vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật, nhân đạo cao. Dân tộc Việt Nam từ xưa đã có truyền thống "tôn sư trọng đạo", nó đã trở thành đạo lý của con người Việt Nam. Trong xã hội người thầy giáo luôn được kính trọng, vai trò của người thầy giáo đã được xã hội đúc kết "Nhất tự vi sư, bán tự vi sư" và "không thầy đố mày làm nên". Để xứng đáng với sự tôn vinh của xã hội, đồng thời góp phần hoàn thành sự nghiệp Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đưa nước ta tiến kịp các nước trên thế giới, hoà nhập cộng đồng, thì đội ngũ giáo viên trong trường CÑSP phải là lực lượng chủ yếu, quan trọng nhất, quyết định chất lượng đào tạo, nhằm tạo ra những sản phẩm đặc biệt: đó là những nhân cách phát triển toàn diện đạt được mục tiêu giáo dục của nhà trường, sản phẩm đó không được quyền có phế phẩm: "những con người phát triển toàn diện về đức - trí - thể - mĩ". Đó là những lớp người gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH; có đạo đức trong sáng, có ý chiến kiên cường và phát huy tính tích cực của cá nhân, làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo, có kỹ năng thực hành giỏi, có tác phong công nghiệp, có tính tổ chức kỷ luật, có sức khoẻ; là những người thừa kế xây dựng CNXH vừa "hồng" vừa "chuyên" (Nghị quyết TƯ 2 khoá VIII). Ngày nay, cuộc cách mạng khoa học - công nghệ sẽ tiếp tục phát triển với những bước tiến nhảy vọt trong thế kỷ XXI, đưa thế giới chuyển từ kỷ nguyên công nghệ sang kỷ nguyên thông tin và phát triển kinh tế tri thức. KH-CN trở thành động lực cơ bản của sự phát triển kinh tế - xã hội. Giáo dục là nền tảng của sự phát triển KH-CN, phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của xã hội 6
  6. hiện đại. Đổi mới giáo dục đang diễn ra trên quy mô toàn cầu. bối cảnh trên đã tạo nên những thay đổi sâu sắc trong giáo dục. Nhà giáo không chỉ truyền đạt tri thức mà phải chuyển sang cung cấp cho người học phương pháp thu nhận thông tin một cách có hệ thống, có tư duy phân tích và tổng hợp. Đảng, Nhà nước và nhân dân ta ngày càng coi trọng vai trò của giáo dục, quan tâm nhiều hơn và đòi hỏi giáo dục phải đổi mới và phát triển đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của mọi tầng lớp nhân dân về học tập. Để đổi mới giáo dục thì người thầy giáo có vai trò vô cùng quan trọng "là người tổ chức, hướng dẫn, điều khiển quá trình giảng dạy và quyết định chất lượng giáo dục". Nói như vậy chúng ta không có ý phủ nhận vai trò của đối tượng người học mà ngược lại chúng ta phải coi người học là chủ thể trong quá trình tiếp nhận tri thức, nhưng chủ thể ấy vẫn phải tồn tại có sự hướng dẫn gợi mở của người thầy để người học tiếp tục thu một cách sáng tạo. Với một vị trí quan trọng như vậy, người thầy giáo phải có những tiêu chuẩn về phẩm chất và chuyên môn - nghiệp vụ mới có thể đáp ứng được những yêu cầu của xã hội hiện nay. 2. Cơ sở pháp lý. Đại hội IX của Đảng Cộng sản Việt Nam đã vạch ra chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2020 đồng thời đưa ra các giải pháp phát triển giáo dục trong đó "củng cố và phát triển đội ngũ nhà giáo" là giải pháp trọng tâm. "Phát triển đội ngũ nhà giáo đảm bảo đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu, chuẩn về chất lượng đáp ứng nhu cầu vừa tăng về quy mô vừa nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục. Điều 15 chương I luật Giáo dục quy định: "Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục. Nhà giáo phải không ngừng học tập, rèn luyện nêu gương tốt cho người học". Nhiệm vụ và các tiêu chuẩn của nhà giáo Giáo dục quy định rõ ràng: "Nhà giáo là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác”; “Nhà giáo phải có những tiêu chuẩn sau đây: - Phẩm chất, đạo đức, tư tưởng tốt. 7
  7. - Đạt trình độ chuẩn được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ. - Đủ sức khoẻ theo yêu cầu nghề nghiệp. - Lý lịch bản thân rõ ràng". (Điều 70 - Chương IV - Mục I - Luật Giáo dục). Như vậy việc xây dựng phát triển đội ngũ nhà giáo được Nghị quyết Đại hội Đảng IX, Luật Giáo dục xác định rõ. Trực tiếp chỉ đạo là những nhà quản lý giáo dục. Do đó người cán bộ quản lý nhà trường phải coi đây là công việc đầu tiên, giữ vai trò quyết định đối với chất lượng giảng dạy và giáo dục của nhà trường, muốn thực hiện được vấn đề này thì việc đánh giá chất lượng đội ngũ là một yếu tố vô cùng quan trọng. 3. Cơ sở thực tiễn. Đội ngũ giáo viên trường CĐSP Bình Dương hiện nay, hầu hết được đào tạo chính quy bậc Đại học. Từ khi đất nước bước vào công cuộc đổi mới, sự nghiệp giáo dục được toàn Đảng toàn dân quan tâm đúng mức. Người thầy đã được quan tâm về vật chất tinh thần và có vị thế trong xã hội. Trường CĐSP Bình Dương đã thu hút được những sinh viên giỏi, tâm huyết với nghề. Trong công tác đào tạo đội ngũ giáo viên của trường CĐSP đã có sự đổi mới phù hợp với yêu cầu của thời đại, song chất lượng đội ngũ giáo viên còn nhiều bất cập: chất lượng chuyên môn, năng lực sư phạm còn chưa đáp ứng được yêu cầu. Nhiều giảng viên trẻ mới về trường năng lực nghề nghiệp còn yếu, chưa có một phương pháp giảng dạy phù hợp để đem lại hiệu quả giảng dạy và giáo dục. Ý thức tu dưỡng phẩm chất, đạo đức, ý thức tự học, tự bồi dưỡng để vươn lên còn nhiều hạn chế. Một số giáo viên lâu năm quen với phương pháp dạy học lạc hậu, chưa cập nhật được những kiến thức mới, đôi khi còn coi trọng "Chủ nghĩa kinh nghiệm''. Đội ngũ giáo viên CĐSP, đặc biệt là ở các môn học thuộc hệ đào tạo giáo viên Mầm Non hệ Cao đẳng vừa thiếu, vừa không đủ chuẩn , cơ cấu không đồng bộ về các môn, đặc biệt là bộ môn Tin học còn gặp nhiều khó khăn thì giáo viên thiếu một cách trầm trọng hơn. Cơ sở vật chất tương đối đầy đủ, nhưng trang thiết bị dạy học nhất là các thiết bị thí nghiệm thực hành còn thiếu và lạc 8
  8. hậu so với THCS. Điều này hạn chế nhiều đến việc đánh giá chất lượng của đội ngũ giáo viên. Với những vấn đề bất cập về đội ngũ giáo viên như đã trình ở trên đòi hỏi người cán bộ quản lý phải quan tâm đến việc đánh giá chất lượng đội ngũ giáo viên nhằm thực hiện tốt mục tiêu giáo dục của nhà trường. 9
  9. Chương II THỰC TRẠNG CỦA VIỆC ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM BÌNH DƯƠNG 1. Đặc điểm tình hình nhà trường. Tiền thân của trường Sư phạm cấp II trước đây, trường Cao đẳng Sư phạm Sông Bé sau này và hiện nay, trường Cao đẳng Sư phạm Bình Dương là Cơ sở 5 (phân hiệu 5) của trường Cao đẳng Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh. Trường được thành lập theo Quyết định số 267/QĐ-UB ngày 22/11/1976 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Sông Bé và được công nhận là trường Cao Đẳng Sư Phạm ngày 12 tháng 11 năm 1988 theo Quyết định số 168/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Hiện nay trường có 32 lớp gồm 1259 học sinh sinh viên . Trong đó có:21 lớp hệ Cao đẳng gồm 665 sinh viên. 6 lớp hệ THCN gồm 307 giáo sinh. 4 lớp hệ CĐ không chính quy gồm 21 sinh viên. 1 lớp hệ TCH 12+2 TH gồm 46 học viên - Tổng số công nhân viên chức –lao động:169, trong đó, nữ:115 chiếm 68% - Tổng số trình độ trên đại học: 39, trong đó, nữ:19 chiếm 49%. - Tổng số trình độ đại học: 89, trong đó, nữ: 55 chiếm 62%. - Trình độ cử nhân chính trị: 20, trong đó, nữ: 10 chiếm 50%. - Trình độ cao đẳng chuyên môn: 6 ,trong đó ,nữ: 2 chiếm 33%. - Trình độ trung cấp chuyên môn: 9, trong đó, nữ: 4 chiếm 67%. - Trung cấp chính trị: 7, trong đó, nữ: 4 chiếm 57%. + Cơ cấu giáo viên bộ môn năm 2006 – 2007 và trình độ đào tạo được thể hiện trong bảng 1. 10
  10. Cán Tổng Trình độ chuyên môn Đảng STT Tên đơn vị bộ số Nữ Nữ Tiến Thạc Sơ viên ĐH CĐ TC ql lượng sỹ sỹ cấp 1 Lãnh đạo trường 4 4 2 4 2 3 1 2 Phòng TC-KH-TC 2 9 7 6 4 3 2 2 1 3 Phòng HC-TH 2 19 12 5 3 5 2 1 4 Phòng Đào tạo 3 11 9 8 6 2 8 1 5 Phòng CT HSSV 2 8 2 4 1 1 4 2 1 6 Phòng KH&CN 1 3 1 1 1 2 7 Khoa Tự nhiên 2 19 8 9 4 9 10 8 Khoa Xã hội 1 10 8 5 3 2 8 9 Khoa Ngoại ngữ 2 14 10 5 3 4 10 10 Khoa TH & MN 3 25 22 7 6 7 17 11 Khoa CBQL & NV 1 2 2 2 12 Bộ môn Mac-Lênin 2 7 5 7 5 4 3 13 Bộ môn GDTC 1 5 3 3 2 1 4 14 Bộ môn tâm lý GD 2 7 5 2 1 2 5 15 Khu Nội trú 2 14 11 2 1 1 2 16 Khu TNTH 2 7 5 4 4 5 1 1 17 Tổ thanh tra 18 Tổ y tế 1 3 3 1 1 3 19 Tổ thông tin thư viện 1 2 2 1 1 2 20 Câu lạc bộ VH-TDTT 21 Nhà ăn tập thể 22 Phòng truyền thống Tổng số: 34 169 115 76 47 1 38 89 6 9 2 ( Nguồn số liệu : Phòng Tổ chức - kế hoạch – tài chính và các đơn vị trực thuộc Trường Cao đẳng sư phạm Bình Dương) + Cơ cấu tổ chức của tập thể giáo viên trường. - Ban Giám hiệu: 4 người gồm: 1 Hiệu trưởng phụ trách chung. 1 Phó Hiệu trưởng: phụ trách Công tác Chính trị tư tưởng và học sinh sinh viên 1 Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn và Khoa học công nghệ. 1 Phó Hiệu trưởng phụ trách Cơ sở vật chất và Thi đua - Đảng bộ Trường có 6 chi bộ Đảng gồm 84 Đảng viên 31 nam và 53 nữ. 11
  11. - Tổ chức Công đoàn: gồm 169 cán bộ công chức của trường, có Ban chấp hành Công đoàn gồm 11 người. - Khoa và bộ môn (trực thuộc trường): khoa Tự nhiên, khoa Xã hội, khoa Ngoại ngữ, khoa Tiểu học và Mầm non, khoa Cán bộ quản lý và nghiệp vụ, bộ môn khoa học Mác-Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh, bộ môn Tâm lý và Giáo dục, bộ môn Giáo dục thể chất. - Phòng chức năng và tổ (trực thuộc trường): phòng Hành chính tổng hợp, phòng Tổ chức-Kế hoạch- Tài chính, phòng Đào tạo, phòng Công tác Học sinh- Sinh viên, phòng Khoa học và Công nghệ, tổ Thanh tra. - Hội đồng Khoa học và Đào tạo, các Hội đồng tư vấn, các tổ chức nghiên cứu và phát triển, các cơ sở phục vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học. Các hệ đào tạo trình độ cao đẳng và trung học chuyên nghiệp được chia ra thành loại hình chính qui và không chính qui: - Hệ đào tạo chính qui: Các ngành tự nhiên và công nghệ: Toán- Tin học (Maths-Informatics), Sư phạm Tin học (Pedagogic Informatics), Vật lý- Kỹ thuật công nghiệp (Physical- Industrial Technique), Kỹ thuật công nghiệp- Vật lý (Industrial Technique- Physical), Hóa- Kỹ thuật nông nghiệp (Chemistry- Agricultural technique), Sinh- Thể dục (Biology- Physical training) Tin học (ngoài sư phạm) (Informatics, not in pedagogical field) Các ngành xã hội nhân văn: Văn- Kỹ thuật phục vụ (Literature- Served technique), Văn- Nhạc (Literature- Music), 12
  12. Địa- Họa (Geography- Art), Sử- Giáo dục công dân (History- Civic Education), Giáo dục công dân- Sử (Civic Education- History-); Anh văn (ngoài sư phạm) (English not in pedagogical field). Các ngành năng khiếu: Thể dục (Physical training), Sư phạm Am nhạc (Pedagogic- Music), Sư phạm Mỹ thuật (Pedagogic- Art); Các ngành Giáo dục Tiểu học & Mầm non: Sư phạm Mầm non (Pedagogic Kindergarten and Nursery), Sư phạm Tiểu học (Pedagogic Primary). Tốt nghiệp hệ đào tạo chính qui sinh viên có đủ phẩm chất và năng lực cơ bản trong cấu trúc nhân cách người cán bộ, giáo viên với trình độ chuyên môn và nghiệp vụ đáp ứng được yêu cầu hoạt động giảng dạy ở các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở trong tỉnh hay trong các môi trường làm việc khác theo ngành nghề được đào tạo. Trong quá trình học, sinh viên được huởng chế độ học bổng từ ngân sách đào tạo của tỉnh. Chương trình đào tạo hệ chính qui được cấu trúc theo học phần, nội dung từng môn học được cập nhật với kiến thức hiện đại, gắn liền và phục vụ thiết thực cho thực tiễn công tác sau này; cấu trúc chương trình được xây dựng liên thông với chương trình đại học, giúp cho sinh viên sau khi tốt nghiệp cao đẳng có thể học tiếp một số học phần đạt trình độ đại học sư phạm hoặc đại học khác theo qui chế hiện hành. - Hệ đào tạo không chính qui: Gồm các ngành: Chuyên tu Sư phạm Mầm non, Sư phạm Tiểu học; Tiêu chuẩn hóa giáo viên mầm non, tiểu học và Chuẩn hóa giáo viên trung học cơ sở. 13
  13. Hệ đào tạo này nhằm chuẩn hóa và nâng chuẩn trình độ giáo viên nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng các trường chuẩn quốc gia và đổi mới giáo dục phổ thông. Đứng trước những bước đi thích hợp nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển công nghiệp, dịch vụ gắn với đô thị hóa và xây dựng nông thôn mới cùng sự gia tăng của các mục tiêu kinh tế- xã hội của tỉnh nhà, trường Cao đẳng Sư phạm Bình Dương tiếp tục phấn đấu vươn lên làm nòng cốt cho việc thành lập trường Đại học Bình Dương thực hiện chủ trương và đề án mà Tỉnh ủy, Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương đã thông qua. Đánh giá chung: Đội ngũ giáo viên của trường đa số đều được đào tạo chính quy, có phẩm chất đạo đức tốt, có lòng nhiệt tình, yêu nghề và trung thành với nghề. Nhiều giáo viên đã từng là giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, chiến sỹ thi đua cấp Tỉnh trong nhiều năm, có nhiều kinh nghiệm giảng dạy và giáo dục sinh viên. Giáo viên trẻ chiếm gần ¼ tổng số; là lực lượng sôi nổi nhiệt tình, có sức khoẻ, cập nhật được các kiến thức mới. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên. Tuy nhiên trường CĐSP Bình Dương vẫn còn gặp một số khó khăn. Số giáo viên trẻ tuy nhiệt tình song chưa có nhiều kinh nghiệm, một bộ phận nhỏ giáo viên tinh thần học hỏi chưa cao chưa đạt trình độ chuẩn do tuổi đời cao, hạn chế về trình độ tiếp thu ngọai ngữ. 14
  14. Bảng 1: B¶ng 1 Đạt chuẩn Giáo Giáo Số Thạc Đại GV giỏi GV giỏi Khoa giảng viên từ viên Ghi chó Lượng sỹ học cấp cấp cơ 30 – 40 dưới 30 viên Tỉnh sở tuổi tuổi Khoa Tự nhiên 19 15 9 10 0 6 0 3 2 2 Khoa Xã hội 10 8 2 8 14 3 Khoa Ngoại ngữ 14 13 4 10 4 4 8 Khoa TH & MN 25 23 7 17 Khoa CBQL & 2 2 2 NV Bộ môn Mac- 7 7 4 3 1 1 1 2 Lênin 3 Bộ môn GDTC 5 4 1 4 Bộ môn tâm lý 7 7 2 5 1 1 GD Tæng 89 ( Nguồn số liệu : Phòng Tổ chức - Kế hoạch – tài chính , Phòng Hành chánh tổng hợp và các đơn vị trực thuộc Trường Cao đẳng sư phạm Bình Dương) SL 30 25 ĐẠT 20 CHUẨN GV 15 Tiến Sỹ 10 5 Thạc sỹ 0 Tự Xã Hội Ngọai THMN CBQL BM BM BM nhiên ngữ Mác GDTC TLGD Đại học Lênin 15
  15. 30 25 SL 20 GV từ 15 30 - 40 10 GV dưới 5 30 tuổi 0 Tự Xã Hội Ngọai THMN CBQL BM BM BM nhiên ngữ Mác GDTC TLGD Lênin 30 25 SL 20 GV Giỏi 15 cấp Tỉnh 10 GV Giỏi 5 cấp CS 0 Tự Xã Hội Ngọai THMN CBQL BM BM BM nhiên ngữ Mác GDTC TLGD Lênin 2. Một số thực trạng trong việc đánh giá chất lượng đội ngũ giảng viên. Thông thường thì những đánh giá được thực hiện từ trước tới nay trong giáo dục nói chung thường nặng về đánh giá tổng kết (summative evaluation), tức là chỉ nhằm vào việc đánh giá mang tính “thưởng - phạt”, hay “đỗ - trượt” nhằm xác nhận kết quả theo một thang điểm để xếp hạng hay tuyển chọn. Giáo dục Việt Nam nói chung và giáo dục đại học, cao đẳng nói riêng, hoạt động của giảng viên (CBGD) trong nhà trường cũng thường được đánh giá thể hiện qua các đợt sơ kết học kỳ, tổng kết năm học và để đánh dấu những mốc đó các nhà quản lý dùng các danh hiệu như Chiến sĩ thi đua các cấp, Giảng viên giỏi v.v với các tiêu chí định tính hoặc định lượng tuỳ theo mỗi giai đoạn. Tuy nhiên các kiểu đánh giá này cũng chỉ mang tính “tổng kết” và đôi khi cũng để lại 16
  16. những dấu ấn tiêu cực như sự không hài lòng về tính khách quan của sự đánh giá, sự thờ ơ với các danh hiệu thi đua khen thưởng v.v Hoạt động của giảng viên trong trường cao đẳng cũng như bất kỳ một công việc chuyên môn nào khác, chịu áp lực của hai loại lợi ích: lợi ích cá nhân và lợi ích của tập thể. Giảng viên đại học, cao đẳng là những người có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, được xã hội, nhà trường, sinh viên tôn vinh và kính trọng, đồng thời tạo mọi điều kiện để họ học tập, tu dưỡng và thăng tiến trong sự nghiệp của mình. Mặt khác, xã hội, nhà trường, sinh viên cũng đòi hỏi cán bộ giảng dạy có tinh thần trách nhiệm cao, toàn tâm toàn ý với công việc của họ. Chính vì vậy việc đánh giá giảng viên cũng phải nhằm ủng hộ, thúc đẩy cho sự phát triển của cá nhân họ, đồng thời cũng phải giúp cho sự tiến bộ của nhà trường. Đánh giá trong giáo dục về cơ bản là một hoạt động mang tính xã hội, có tầm quan trọng hàng đầu đối với vấn đề chất lượng. Nhiều nghiên cứu đã thừa nhận rằng việc đánh giá thường xuyên có tác động tích cực tới việc nâng cao không ngừng chất lượng của quá trình dạy và học. Do chất lượng là trách nhiệm của tất cả mọi người, đặc biệt là những người có liên quan trực tiếp tới hoạt động giảng dạy, giảng viên trở thành những người đóng vai trò chủ chốt trong việc đánh giá công việc của chính họ. Vấn đề là làm sao cho giảng viên tham gia vào việc đánh giá một cách hợp lý và có hiệu quả, trong đó họ vừa là người được đánh giá vừa là người hỗ trợ cho việc đánh giá. Trong suốt lịch sử phát triển của giáo dục Việt Nam trong đó có giáo dục đại học, cao đẳng, chuyên nghiệp và dạy nghề, người thầy giáo luôn được xem là “kỹ sư tâm hồn”, có vai trò quyết định trong việc nâng cao không ngừng chất lượng của giáo dục và đào tạo. Việc đánh giá hoạt động của người giảng viên được tiến hành trong suốt giai đoạn lịch sử đó cũng đã góp phần đào tạo một đội ngũ đông đảo các giáo sư, tiến sĩ, các nhà khoa học giáo dục tài năng đang âm thầm làm công việc trồng người với mục tiêu cung cấp nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. 17
  17. Việc đánh giá giảng viên có chung lịch sử với nền giáo dục nước nhà và do vậy trong việc đổi mới giáo dục đại học hiện nay nó vẫn là vấn đề cần được đổi mới để có thể góp phần vào việc nâng cao chất lượng của đội ngũ giáo viên và thông qua đó nâng cao chất lượng của giáo dục và đào tạo. Một thực trạng thường thấy là các nhà quản lý giáo dục trong đó có giáo dục đại học, cao đẳng và kể cả các giảng viên mặc dù hiểu rõ tầm quan trọng của công tác đánh giá, nhưng thường không coi trọng đầu tư đúng mức cho công tác này. Những chỉ tiêu thi đua, tiêu chí bình xét các danh hiệu, chỉ tiêu cho mỗi danh hiệu thường mang tính chủ quan, thiếu độ tin cậy khoa học nên hạn chế nhiều tới hiệu quả của việc đánh giá. Nguyên nhân của hiện tượng này có thể lý giải như sau: 1. Các nhà quản lý giáo dục chưa quán triệt một nguyên tắc quan trọng của công tác đánh giá là ‘‘mô tả đầy đủ và đánh giá đầy đủ”. Cho đến nay chưa có một công trình nghiên cứu hay một văn bản pháp quy nào mô tả đầy đủ công việc cần làm của giảng viên. Không mô tả được đầy đủ hoạt động của giảng viên thì không thể đánh giá được hoạt động đó, người giảng viên cũng không thể biết được hành vi nào cần cải tiến, hành vi nào cần loại bỏ, hành vi nào cần duy trì 2. Kết quả của việc đánh giá chưa được sử dụng đúng mục đích của nó. Một trong những mục tiêu quan trọng của công tác đánh giá là cổ vũ việc học tập, tu dưỡng, phấn đấu của giảng viên. Đánh giá thường được tiến hành trong nội bộ giảng viên không có sự tham gia của sinh viên (thường qua các phiếu điều tra), không tính đến chất lượng công việc của giảng viên thông qua kết quả học tập và phấn đấu của sinh viên. Do vậy việc đánh giá giảng viên không giúp gì cho việc tiến bộ của sinh viên trong suốt quá trình dạy học. Hơn nữa các giảng viên cũng thường ngại khi phải nhận xét, đánh giá đồng nghiệp, nhất là trong các đợt bình bầu các danh hiệu thi đua cuối năm học. 18
  18. 3. Quá trình đánh giá thường không quan tâm đầy đủ tới mục tiêu kép của hoạt động này: Sự tiến bộ của cá nhân và lợi ích cũng như trách nhiệm của trường đại học, cao đẳng. Các trường đại họ, cao đẳng thường không chú ý đúng mức tới việc dùng kết quả học tập, sự tiến bộ của sinh viên trong việc xây dựng các tiêu chí đánh giá giảng viên. Hơn nữa một số chỉ tiêu định lượng như số các bài báo đã công bố, số đề tài nghiên cứu khoa học đã tham gia v.v. có thể dẫn đến các hiệu quả không mong muốn là các giảng viên chỉ tập trung vào kết quả công việc của họ nhiều hơn là chú ý đến việc làm gì để thường xuyên cải tiến công việc của họ. Giảng viên thường không có ý thức nghĩ đến công việc của mình một cách thường xuyên trong quá trình làm việc, mà thường là sau khi kết thúc công việc. Ví dụ, một số ít giảng viên thực hiện một vài hình thức đánh giá sinh viên ở cuối khoá học, với một số câu hỏi về việc giảng viên đã dạy như thế nào, mà không giúp giảng viên biết được những khó khăn mà sinh viên phải trải qua trong cả quá trình và thông qua đó không giúp giảng viên tự đánh giá mình và có những điều chỉnh cần thiết trong quá trình giảng dạy. Tuy nhiên trong các trường đại học, cao đẳng của Việt Nam một số cơ sở, thậm chí một số cá nhân giảng viên đã bắt đầu sử dụng đánh giá như một phương tiện để học hỏi, để tiến bộ. Các phương thức tiến hành đánh giá khuyến khích sinh viên thông báo cho giảng viên những gì họ học được, những khó khăn họ phải trải qua trong suốt quá trình học, và điều đó giúp giảng viên liên hệ tốt hơn việc dạy với việc học. Đó chính là những dấu hiệu đáng mừng chứng tỏ rằng các giảng viên đang sử dụng việc đánh giá công việc của họ cho sự tiến bộ của chính bản thân họ. Với tầm quan trọng như trên, việc tiến hành đổi mới công tác đánh giá giảng viên ở các trường đại học cần được quan tâm nghiên cứu, triển khai để góp phần nâng cao chất lượng đào tạo đại học. Việc đánh giá giảng viên ở Trường Cao đẳng sư phạm Bình Dương trong thời gian qua đã có những bước tiến bộ là tập trung vào đánh giá theo nhiệm vụ của giảng viên theo một số tiêu chí dễ xác định (công trình NCKH, bài báo cáo 19
  19. khoa học, giáo trình, đề cương bài giảng, tiết dạy mẫu, thao giảng, dự giờ ), tuy nhiên nó vẫn nằm trong thực trạng chung đã phân tích ở trên. Vì vậy, trong thời gian tới nhà trường cần xác định lại vai trò, mục tiêu của việc đánh giá giảng viên để nhận thức của Cán bộ Quản lý các Khoa chuyên môn và giảng viên khắc phục được những rào cản về tâm lý của việc đánh giá, từ đó tiến hành nghiên cứu xây dựng qui trình và bộ tiêu chí đánh giá giảng viên, đáp ứng yêu cầu đổi mới và phát triển giáo dục đại học theo mục tiêu của nhà trường đã đề ra. Trong những năm qua trường CĐSP Bình Dương đã xác định được vai trò quan trọng của đội ngũ giáo viên trong việc nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục toàn diện. Vì vậy nhà trường đã thường xuyên quan tâm đến công tác xây dựng đội ngũ và bước đầu đã đạt được một số kết quả: + Nhà trường đã xây dựng được một tập thể sư phạm đoàn kết, nhất trí, tạo ra bầu không khí tâm lý thuận lợi trong tập thể sư phạm, phát huy được sức mạnh của tập thể và từng thành viên. Nhiều năm liền trường đạt danh hiệu "trường tiên tiến xuất sắc " , năm học 2005 – 2006 được UBND Tỉnh tặng cờ thi đua. Đảng bộ 7 năm liền từ năm 1999 - 2006 đều đạt đảng bộ trong sạch vững mạnh đặc biệt 3 năm liền từ 2003 - 2006 đạt danh hiệu chi bộ trong sạch vững mạnh tiêu biểu. + Về chất lượng đội ngũ giáo viên, do có những biện pháp chỉ đạo phù hợp nên đã có những kết quả tiến bộ. Đội ngũ giáo viên của trường tương đối vững mạnh về mọi mặt: có phẩm chất, đạo đức tốt, tinh thần trách nhiệm cao trong công tác. Có nhiều giáo viên có trình độ chuyên môn và năng lực sư phạm giỏi; nhiều năm liền có giáo viên giỏi cấp tỉnh; có nhiều sinh viên giỏi trong các kỳ thi nghiệp vụ sư phạm tòan quốc, thi hết học phần và thi Tốt nghiệp cuối khóa + Nền nếp dạy học: Nhà trường đã xây dựng được một nề nếp mà trong đó mọi người đều tự giác thực hiện tốt quy chế chuyên môn (Thực hiện nội quy chương trình, biên chế, hồ sơ chuyên môn, đánh giá cho điểm ) + Chất lượng dạy học và giáo dục được nâng lên: Tỉ lệ sinh viên lên lớp, sinh viên tốt nghiệp năm sau cao hơn năm trước. Đội ngũ giáo viên của trường đã tham gia tích cực vào việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát 20
  20. huy tính tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo của sinh viên để tự chiếm lĩnh tri thức. 3. Một số tồn tại trong việc chỉ đạo xây dựng đội ngũ giáo viên, cơ sở để đánh giá chất lượng giáo viên: Bên cạnh những kết quả bước đầu đạt được, công tác xây dựng đội ngũ giáo viên của trường CĐSP Bình Dương vẫn còn nhiều bất cập. - Là một trường CĐSP duy nhất của Tỉnh, công tác giáo dục còn gặp nhiều khó khăn, trong những năm gần đây các ngành đào tạo được mở rộng, số sinh viên tăng lên nên số lượng giáo viên thiếu ở một số bộ môn. Việc lập quy hoạch nhân sự và sử dụng nguồn nhân lực tuy đã có nhiều cố gắng nhưng hiệu quả chưa cao. Một số giáo viên phải dạy nhiều giờ nên ảnh hưởng không nhỏ đến công tác tự bồi dưỡng, chất lượng công việc được giao và sức khoẻ. - Đội ngũ giáo viên tuổi đời, tuổi nghề đã cao, đội ngũ giáo viên trẻ đạt chuẩn về chuyên môn, học vị còn ít, nên tính ổn định bền vững của đội ngũ thấp. - Công tác tự bồi dưỡng, tự học của giáo viên đã có nhưng chưa có chiều sâu. Việc đổi mới phương pháp dạy học đã có rất nhiều những chuyển biến trong những năm gần đây, chất lượng đội ngũ ngày càng được nâng lên Bảng 2 Xếp lọai thi đua Số Ghi Khoa XL CSTĐ CSTĐ UBND Lượng LĐTT chó ĐƠN TỈNH TỈNH LĐTT HTNV CƠ SỞ TR.KHEN VỊ KHEN UBND 2 1 6 Khoa Tự 19 Tinh 0 3 nhiên khen UBND 0 4 4 Khoa Xã 10 Tinh 0 2 hội khen Khoa 14 LĐTT 0 3 0 2 5 Ngoại ngữ UBND 0 5 12 Khoa TH 25 Tinh 0 8 & MN khen Khoa 0 1 1 CBQL & 2 LĐTT 0 0 NV UBND 1 4 Bộ môn 7 Tinh 1 2 Mac-Lênin khen Bộ môn 5 LĐTT 0 0 0 4 1 GDTC 21
  21. Xếp lọai thi đua Số Ghi Khoa XL CSTĐ CSTĐ UBND Lượng LĐTT chó ĐƠN TỈNH TỈNH LĐTT HTNV CƠ SỞ TR.KHEN VỊ KHEN Bộ môn 7 LĐTT 0 1 3 1 tâm lý GD Tæng 89 1 19 3 24 30 ( Nguồn số liệu : Phòng Hành chánh tổng hợp và các đơn vị trực thuộc Trường Cao đẳng sư phạm Bình Dương) 22
  22. Bảng 3: Tình hình sĩ số học sinh sinh viên năm học 2005 - 2006 SOÁ LÔÙP SOÁ HOÏC SINH NAÊM 1 NAÊM 2 NAÊM 3 NAÊM 1 NAÊM 2 NAÊM 3 Coäng NGAØNH ÑAØO TAÏO COÄNG NNS NNS NNS NNS Nöõ NNS Nöõ NNS Nöõ NS NNS Nöõ NS NS NS NS NS NS HEÄ CHÍNH QUY KHOA TÖÏ NHIEÂN SP KTCN - Vaät lyù 1 1 10 6 12 8 SP Sinh hoïc 1 1 11 9 20 15 SP Toaùn - Tin 1 28 20 SP Tin 1 1 28 19 38 21 TOÅNG 3 0 2 0 2 0 0 49 0 35 48 0 34 50 0 29 0 0 0 KHOA XAÕ HOÄI SP Ñòa lyù 1 27 25 SP Myõ thuaät 1 29 28 SP Aâm nhaïc 1 19 15 GDCD - CT Ñoäi 1 15 14 TOÅNG 0 0 1 0 3 0 0 0 0 0 27 0 25 63 0 57 0 0 0 KHOA NGOAÏI NGÖÕ Anh vaên (ngoaøi SP) 1 1 27 27 14 13 TOÅNG 0 1 0 1 0 0 0 0 27 27 0 14 13 0 0 0 0 0 0 KHOA THMN SP Maàm non 1 1 1 64 64 53 53 44 44 SP Tieåu hoïc 1 54 50 TOÅNG 2 0 1 0 1 0 0 118 0 114 53 0 53 44 0 44 0 0 0 Toång coäng 5 1 4 1 6 0 0 167 27 176 128 14 125 157 0 130 0 0 0 HEÄ KHOÂNG CHÍNH QUY Cao ñaúng Tieåu hoïc CT 1 58 38 22
  23. SOÁ LÔÙP SOÁ HOÏC SINH NAÊM 1 NAÊM 2 NAÊM 3 NAÊM 1 NAÊM 2 NAÊM 3 Coäng NGAØNH ÑAØO TAÏO COÄNG NNS NNS NNS NNS Nöõ NNS Nöõ NNS Nöõ NS NNS Nöõ NS NS NS NS NS NS Cao ñaúng Maàm non CT 1 49 49 TOÅNG COÄNG 2 2 107 87 107 87 HEÄ TRUNG HOÏC CN SPMN 12+2 (CQ) 4 1 5 200 6 206 47 47 247 6 253 KHOÂNG CHÍNH QUY BDCH - GVTH 12+2 1 47 35 BDCH - GVMN 9+3 1 49 49 Toång coäng 2 2 96 84 96 84 Toaøn tröôøng 11 1 7 1 6 26 474 33 469 271 14 256 157 130 450 47 855 ( Nguồn số liệu : Phòng Đào tạo Trường Cao đẳng sư phạm Bình Dương) 23
  24. 4. Một số vấn đề đặt ra trong việc xây dựng bộ tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ giáo viên giáo viên Vấn đề đánh giá chất lượng đội ngũ giáo viên là một vấn đề có phạm vi tuy nhỏ ít nội dung, nhưng liên quan đến nhiều vấn đề. Trong phạm vi của đề tài này tôi chỉ xin đề cập đến một số vấn đề như sau: 1.Lập quy hoạch nhân sự và sử dụng hợp lý, có hiệu quả đội ngũ giáo viên. 2. Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên. 3. Các biện pháp tâm lý - xã hội và kinh tế sư phạm. 4. Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ. 24
  25. Chương III Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ giảng viên ở trường Cao đẳng sư phạm Bình Dương Để việc đánh giá chất lượng đội ngũ giảng viên có chất lượng và đi vào chiều sau, theo chúng tôi nhà trường cần tổ chức những biện pháp sau : 1. Lập quy hoạch nhân sự và sử dụng hợp lý, có hiệu quả đội ngũ giáo viên. 1.1. Lập quy hoạch nhân sự. Lập quy hoạch nhân sự và dự kiến phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong tập thể sư phạm. Xác định nhu cầu số lượng, chất lượng, cơ cấu cán bộ quản lý, giáo viên trong nhà trường nhằm đáp ứng mục tiêu, nhiệm vụ của nhà trường. + Căn cứ để lập quy hoạch nhân sự là: - Các văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Giáo dục - Đào tạo (Luật giáo dục, điều lệ trường đại học, cao đẳng, chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chỉ thị năm học, ), các quyết định của Tỉnh Đảng bộ, Đảng uỷ khối, chính quyền địa phương. - Căn cứ vào thực trạng nhà trường (Số lớp, số lượng giáo viên hiện có, quy mô phát triển của nhà trường, ). - Dự kiến những biến động về nhân lực có thể xảy ra trong năm học và những năm tiếp theo (giáo viên nghỉ chế độ, giáo viên nghỉ sinh, giáo viên đi đào tạo tiếp ) để có phương án bố trí, sắp xếp, bổ sung kịp thời. Việc lập quy hoạch nhân sự phải thực hiện đúng quy trình, dân chủ, bàn bạc thống nhất trong Đảng Ủy, Lãnh đạo trường, trong liên tịch và thông qua Đảng bộ trường duyệt và bổ sung sau đó trình lên Sở Nội vụ. Nhờ áp dụng biện pháp lập quy hoạch nhân sự như trên mà đội ngũ giáo viên của trường CĐSP Bình Dương trong những năm gần đây đã dần phát triển đáp ứng được về số lượng và cơ cấu các bộ môn để phục vụ cho nhiệm vụ dạy học và giáo dục, được thể hiện ở bảng 4. 25
  26. Bảng 4 Giảng viên các Khoa, Bộ môn Tổng số lớp / Tổng số Ban Ghi Năm học Bộ Khoa Sinh viên Giảng viên Tự Xã Ngọai Bộ môn Bộ môn chú THMN NVSP môn CBQL & LĐ Khoa nhiên hội ngữ MácLenin GDTC TLGD NVSP 2001-2002 33lớp/1413SV 92 21 9 15 25 17 5 14 2002-2003 21lớp/930SV 94 22 9 15 26 17 5 14 2003-2004 21lớp/638SV 86 18 8 14 23 16 7 14 2004-2005 28lớp/736SV 82 14 9 13 24 7 6 7 2 15 2005-2006 26lớp/943SV 83 16 9 13 25 7 5 6 2 15 2005-2006 32lớp/1259SV 89 19 10 14 25 7 5 7 2 15 ( Nguồn số liệu : Phòng TC-KH-TC và các đơn vị trực thuộc trường CĐSP Bình Dương) 26
  27. 100 90 Tổng số Giảng viên 80 Tự nhiên 70 Xã hội 60 Ngọai ngữ 50 THMN 40 NVSP 30 Bộ môn MácLenin 20 Bộ môn GDTC 10 Bộ môn TLGD 0 Khoa CBQL & NVSP 2001- 2002- 2003- 2004- 2005- 2005- 2002 2003 2004 2005 2006 2006 52
  28. 1.2. Sử dụng hợp lý và có hiệu quả đội ngũ giáo viên. Việc sử dụng hợp lý đội ngũ giáo viên có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục trong nhà trường. Từ xưa ông cha ta có câu: "Dụng nhân như dụng mộc". Đây là khâu trung tâm trong công tác quản lý, nếu phân công hợp lý thì sẽ phát huy tối đa tiềm năng của nguồn nhân lực, người được phân công sẽ có điều kiện để phát huy tối đa tài năng, tiềm lực của mình và đạt hiệu quả công tác cao nhất. Vì thế, Ban Giám hiệu trường rất quan tâm đến công việc này. Trước hết là phân công nhiệm vụ trong Lãnh đạo trường, căn cứ vào khả năng của từng người trong Ban Giám hiệu để phân công, tạo điều kiện cho từng người hoàn thành nhiệm vụ theo điều lệ trường Cao đẳng Sư phạm . Bộ máy quản lý giáo dục trong nhà trường rất quan trọng - sau Ban Giám hiệu là đội ngũ cốt cán (như Trưởng các Phòng Ban, Khoa, Tổ bộ môn trực thuộc, Tổ trưởng chuyên môn, ) lựa chọn những giáo viên có năng lực chuyên môn vững vàng, tay nghề giỏi, có lòng nhiệt tình, có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy và giáo dục, đạt chuẩn theo quy định. Đây là hạt nhân quan trọng quyết định chất lượng chuyên môn của nhà trường. Vấn đề phân công giảng dạy, ngay từ đầu năm học nhà trường đã quán triệt các khoa việc phân công giảng dạy như sau: - Dựa vào thông tư 37 để phân công giảng dạy cho giáo viên đúng theo chuyên môn được đào tạo, giúp giáo viên tiếp cận và vận dụng những kiến thức đã được đào tạo trong thực tế. Dựa vào kết quả của những năm trước để phân công nhiệm vụ cho những giáo viên, có thể bố trí liên thông nhằm đảm bảo tính ổn định trong một thời gian nhất định, giúp giáo viên và sinh viên hiểu nhau hơn và đạt hiệu quả cao. - Phân công nhiệm vụ cho giáo viên phải xuất phát từ yêu cầu, lợi ích của người học và tiến hành theo quy trình hợp lý: từ chuyên ngành đào tạo của từng giáo viên sau đó tổ chuyên môn trao đổi bàn bạc, dựa vào những căn cứ thực tế để đưa ra cách phân công hợp lý, người quản lý dựa trên cơ sở đó mà cân đối, điều chỉnh và quyết định. 28
  29. - Phân công giảng dạy cho giáo viên các bộ môn phải chú ý nguyên tắc: giáo viên khá giỏi kèm giáo viên mới ra trường. Trên cơ sở đó để sinh hoạt nhóm chuyên môn, dự giờ, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm về kiến thức chuyên môn, phương pháp giảng dạy, - Khi phân công nhiệm vụ cho giáo viên phải đảm bảo định mức lao động của Nhà nước và quy định của điều lệ trường cao đẳng, phù hợp với trình độ và năng lực của từng người. Trưởng hợp bộ môn phải là giáo viên chuyên ngành và đạt trình độ chuẩn về nghiệp vụ, chuyên môn Đối với bộ môn thiếu giáo viên thì cần động viên giáo viên dạy thêm giờ nhưng giờ dạy thêm không quá 1/2 số tiết quy định, nếu vẫn thiếu thì thỉnh giảng giáo viên bên ngòai theo đúng chuẩn quy định. 2. Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên. 2.1. Bồi dưỡng tư tưởng, chính trị, đạo đức và lý tưởng nghề nghiệp cho giáo viên. Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên là biện pháp quan trọng nhất quyết định chất lượng dạy học của một nhà trường, công tác giáo dục của một trường chỉ có thể đạt hiệu quả cao khi có một đội ngũ giáo viên kiên định về tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực chuyên môn vững vàng. Đây là vấn đề mà hầu hết các trường CĐSP đều đặc biệt quan tâm. Ở trường Cao đẳng Sư Phạm Bình Dương chúng tôi từ nhiều năm nay đã thực sự quan tâm đến vấn đề này song song quá trình thực hiện vẫn còn gặp một số khó khăn như trong phần thực trạng đã trình bày. Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả của công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên cần phải có kế hạch bồi dưỡng thường xuyên, liên tục trước mắt và lâu dài. Phải biến quá trình bồi dưỡng thành quá trình tự bồi dưỡng. Hiệu trưởng nhà trường bằng nhiều hình thức đã tác động để giáo viên thấy được sự cần thiết phải phấn đấu vươn lên trong nghề nghiệp bằng con đường tự học, tự bồi dưỡng. Giáo viên CĐSP vừa là nhà sư phạm, vừa là nhà tổ chức, vừa tham gia hoạt động chính trị xã hội. Phương tiện lao động của giáo viên là một loại công cụ đặc biệt, đó là phẩm chất, nhân cách và trí tuệ của chính giáo viên. 29
  30. Những phương tiện này tác động lên tình cảm, trí tuệ của sinh viên nhằm giúp các em lĩnh hội tri thức, hình thành và hoàn thiện nhân cách. Hiện nay, trong thực tế, giáo viên thường chỉ chú trọng đến năng lực, trình độ nghề nghiệp, vì vậy hiểu biết về chính trị, về những vấn đề xã hội của giáo viên đôi lúc còn hạn chế. Chính vì vậy, công tác bồi dưỡng giáo viên trước hết phải bồi dưỡng về tư tưởng chính trị, đạo đức để từ đó nâng cao hiểu biết chính trị - xã hội, có thái độ tích cực đối với công cuộc đổi mới của đất nước. Để bồi dưỡng về tư tưởng cho giáo viên, nhà trường cần tổ chức tốt các đợt học tập về đường lối, chính sách của Đảng; các chỉ thị, nghị quyết, thông tư hướng dẫn của chính quyền các cấp để giáo viên nắm được. Từ đó mà thấm vào từng bài giảng, từng hoạt động giáo dục của họ. Về phương pháp bồi dưỡng: Bồi dưỡng theo chương trình chung do nhà trường tổ chức vào tháng 8 hàng năm. - Nhà trường tổ chức sinh hoạt thời sự chính trị theo chuyên đề, theo tài liệu thông tin nội bộ của tỉnh do báo cáo viên của trường đảm nhận đồng thời đặt mua đặt mua các loại báo. - Nhà trường liên hệ với Ban tuyên giáo Tỉnh ủy, Đảng Ủy Khối nhằm cung cấp các thông tin, mời báo cáo viên của Ban Tuyên giáo Tỉnh Ủy báo cáo cho cả tập thể sư phạm. Ngoài 2 hình thức trên, Đảng Bộ trường còn trực tiếp phổ biến các Nghị quyết của Trung Ương, Đảng bộ tỉnh, Đảng Ủy Khối và các chủ trương chính sách để mọi giáo viên đều nắm được, hiểu và có ý kiến đóng góp khi có yêu cầu. 2.2. Bồi dưỡng lòng nhân ái sư phạm cho giáo viên. Đây là một nội dung không kém phần quan trọng trong công tác bồi dưỡng giáo viên. Lòng nhân ái là tình yêu thương con người, là cái gốc của đạo lý làm người. ở người giáo viên thì tình yêu thương ấy là cốt lõi, là cội nguồn sâu xa vì lý tưởng nhân văn, là đặc trưng của giáo dục, là cái gốc của đạo làm thầy, nhờ đó mà người thầy giáo được xã hội tôn vinh. 30
  31. Nhà giáo dục học Xukhomlinxky đã nói: "Nhờ có sức mạnh của tình thương đó mà các nhà sư phạm có tâm hồn cao thượng, tinh thần sảng khoái, trí tuệ sáng suốt, tình cảm nhạy bén và tinh tế. Nếu thiếu phẩm chất đó thì lao động sư phạm trở thành một điều khổ ải". Bồi dưỡng lòng nhân ái sư phạm - chúng ta phải thực hiện tốt cuộc vận động "Dân chủ - kỷ cương - tỉnh thương - trách nhiệm" đặc biệt là cuộc vận động “Hai không” hiện nay. Hiệu trưởng nhà trường phải kết hợp với Ban chấp hành Công đoàn để động viên mọi giáo viên hiểu và thực hiện bằng những việc làm cụ thể: - Bồi dưỡng lòng yêu ngành, yêu nghề thông qua công tác tuyên truyền bằng lời ca, tiếng hát, bằng học tập, thi tìm hiểu về luật giáo dục, pháp lệnh cán bộ công chức, luật lao động, luật Công đòan, luật thanh niên, luật chăm sóc bảo vệ trẻ em v.v - Hàng năm, nhà trường tổ chức tốt lễ kỷ niệm ngày giáo Việt Nam 20- 11 để sinh viên có qua đó sinh viên cũng như cựu sinh viên có điều kiện bày tỏ lòng biết ơn đối với thầy cô và thông qua đó thầy cô giáo càng hiểu và gần gũi với sinh viên. Trên cơ sở đó mà giáo viên toàn tâm, toàn ý "tất cả vì học sinh thân yêu" và thực hiện tốt “ Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương sáng cho học sinh noi theo”. - Nhà trường phối hợp cùng với Công đòan, Đoàn trường vận động các tổ công đòan, Đòan viên thanh niên thực hiện tốt cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” một cách sâu rộng, thiết thực gắn liền với phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt”; gắn liền với cuộc vận động “Hai không”, tiếp tục thực hiện có hiệu quà cuộc vận động “Dân chủ - Kỷ cương – tình thương – trách nhiệm” bằng nhiều hình thức phong phú như tổ chức hội thảo, báo cáo chuyên đề, tọa đàm, thi kể chuyện, hát, thơ ca, thi tìm hiểu, học tập thảo luận v.v trong tòan thể CB.GV.CNV. - Nhà trường phối hợp cùng với Đoàn trường vận động các mạnh thường quân xây dựng quỹ khuyến học để giúp đỡ những sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, vận động đòan viên thanh niên đóng góp xây dựng nhà tình 31
  32. thương cho những em sinh viên nghèo có hòan cảnh khó khăn về nhà ở. Trong lễ khai giảng năm học thường tổ chức trao giải "Sinh viên nghèo vượt khó học tập". Thông qua việc làm này mà mỗi giáo viên và sinh viên càng thông cảm với những sinh viên có hoàn cảnh gia đình đặc biệt. Chia sẻ, giúp đỡ, cùng thông cảm với các em có ý thức vươn lên trong học tập. Thông qua hoạt động giảng dạy và giáo dục trong nhà trường mà lòng nhân ái sư phạm của giáo viên ngày càng được nâng lên. Đảng và Nhà nước ngày càng quan tâm tới giáo dục, đã tặng thưởng nhiều danh hiệu cao quý cho những nhà giáo có thành tích cao. Trong những năm học gần đây, trường đã có giáo viên được nhà nước trao tặng huy chương "Vì sự nghiệp giáo dục". 2.3. Bồi dưỡng năng lực sư phạm. Bồi dưỡng năng lực sư phạm cho giáo viên là nội dung cơ bản, quan trọng nhất quyết định chất lượng dạy học và giáo dục của nhà trường. Năng lực sư phạm gồm năng lực tổ chức quá trình dạy học và năng lùc tæ chøc qu¸ tr×nh gi¸o dôc. Tri thức khoa học sâu và rộng là nền tảng của năng lực sư phạm. Vì vậy, việc tổ chức học tập các tri thức khoa học mới tiên tiến cho giáo viên là vấn đề hết cần thiết. Muốn có tri thức khoa học thì người giáo viên ngoài việc thực hiện tốt kế hoạch học tập, bồi dưỡng của nhà trường, còn phải thường xuyên tự học, tự bồi dưỡng. Phải "biến quá trình bồi dưỡng thành quá trình tự bồi dưỡng". Do đó người quản lý cần tác động để mỗi giáo viên nhận thức được vấn đề này. - Trước hết, nhà trường tạo điều kiện cho giáo viên được tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên đề, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn do Bộ Giáo dục & Đào tạo tổ chức. - Căn cứ thực trạng của đội ngũ và quy hoạch đào tạo bồi dưỡng để chọn cử giáo viên đi học để đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn. Từ năm học 2000 - 2001 đến nay, Trường Cao đẳng Sư Phạm đã có kế hoạch tạo điều kiện cho các giáo viên được đi học tập và bồi dưỡng. 32
  33. Ngoài hình thức học tập trung, nhà trường còn tổ chức cho giáo viên học tập, bồi dưỡng tại trường và các nơi khác bằng nhiều hình thức như: +-Tổ chức các giờ thao giảng, dạy mẫu nhân các đợt thi đua hướng vào các ngày lễ lớn trong năm học (như 20/11; 8/3; 26/3;30/4 ; 19/5, ). Chọn những giáo viên đã từng là giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh ở các bộ môn, giao trách nhiệm cho họ trong việc biên soạn đề cương chi tiết một cách chu đáo (có động viên về kinh tế) và dạy mẫu để các giáo viên trong tổ dự giờ. Sau khi dự giờ, tổ chức sinh hoạt tổ để đúc rút kinh nghiệm, tìm ra những bài học về phương pháp giảng dạy bài đó. + Hàng tuần, hàng tháng và mỗi học kỳ, tùy theo điều kiện mỗi giáo viên ở các Khoa chuyên môn đều được lần lượt thao giảng ở tổ. Giờ dạy đó cần được Ban lãnh đạo Khoa, tổ trưởng bộ môn cùng các giáo viên trong tổ dự, rút kinh nghiệm và đánh giá. Qua mỗi tiết dạy này mà mỗi người đều có ý thức tự bồi dưỡng cho mình, đồng thời người dự sẽ học được những ưu điểm và biết khắc phục những tồn tại ở giờ dạy đó, mỗi giáo viên phải đảm bảo mức thao giảng tối thiểu là 2tiết/1 năm và dự giờ tối thiểu 10 tiết/1 năm. + Tổ chức Thi Nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên: Đây cũng là một hình thức nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ (năng lực sư phạm) Nhà trường chọn những giáo viên có nhiều kinh nghiệm trong công tác giảng dạy và bồi dưỡng, đặc biệt là các giáo viên phương pháp và giáo viên Tổ Tâm Lý Giáo dục Tuy nhiên ở mỗi bộ môn cần bố trí thêm các giáo viên trẻ cùng tham gia bồi dưỡng một số phần cho các em Sinh viên. Do đó mà từng giáo viên phải tự học tập để nâng cao kiến thức. Mặt khác, sinh viên cũng có điều kiện để học hỏi được một số kinh nghiệm về chuyên môn nghiệp vụ ở giáo viên có kinh nghiệm. + Thường xuyên tổ chức sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn để trao đổi, thống nhất chuyên môn, nghiệp vụ và tìm phương pháp giảng dạy phù hợp. Đẩy mạnh phong trào viết và áp dụng Nghiên cứu khoa học, Sáng kiến kinh nghiệm trong giáo viên vì đây là một trong những nhiệm vụ chính của giáo viên 33
  34. Để tổ chức tốt công tác xây dựng đội ngũ giáo viên, người quản lý cần phải thực hiện tốt chức năng quản lý của mình, đặc biệt là chức năng kiểm tra, đánh giá. + Tổ Thanh tra và các Khoa Chuyên môn phải thường xuyên có kế hoạch kiểm tra các hoạt động dạy học và giáo dục sinh viên của giáo viên; dự giờ, thăm lớp theo kế hoạch và đột xuất để phát hiện ra những ưu, nhược điểm của giáo viên. Số tiết dự giờ phải đạt tối thiểu 2 tiết/tuần đối với một Cán bộ Quản lý của Khoa. + Kiểm tra việc tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên thông qua việc quy định phải có sổ tự học, tự bồi dưỡng kết hợp với việc tự đánh giá hiệu quả trên các hoạt động giảng dạy và giáo dục. + Đối với giáo viên trẻ mới ra trường, Ban Chủ nhiệm Khoa phải thực hiện họp mỗi tháng một lần để trao đổi, bồi dưỡng cho họ về chuyên môn và nghiệp vụ giảng dạy. Thường xuyên dự giờ để kịp thời động viên và uốn nắn những mặt còn sai lệch. + Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị dạy học, tổ chức hoạt động thư viện ngày càng có chất lượng, Cán bộ thư viện đã được đào tạo chính quy nên tạo điều kiện thuận lơi cho giáo viên nghiên cứu, tự bồi dưỡng và đổi mới phương pháp giảng dạy; theo hướng phát huy tính tích cực, sáng tạo của sinh viên nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà trường. Như vậy việc xây dựng đội ngũ giáo viên mới thực sự có hiệu quả. Nhờ thực hiện các biện pháp bồi dưỡng đội ngũ giáo viên như đã trình bày ở trên mà trường Cao đẳng sư phạm Bình Dương trong những năm gần đây đã đạt được một số kết quả sau: Bảng 5: G.V loại Số lượng G.V giỏi G.V giỏi G.V loại Loại Năm học trung giáo viên cấp tỉnh cấp Cơ sở khá yếu bình 2001-2002 92 15 5 0 0 2002-2003 94 16 20 0 0 2003-2004 86 41 0 0 34
  35. G.V loại Số lượng G.V giỏi G.V giỏi G.V loại Loại Năm học trung giáo viên cấp tỉnh cấp Cơ sở khá yếu bình 2004-2005 82 16 24 0 0 2005-2006 83 2 29 0 0 ( Nguồn số liệu : Phòng HCTH và các đơn vị trực thuộc trường CĐSP Bình Dương) Có thể nhìn thấy qua biểu đồ sau: 100 90 80 70 60 Số lượng giáo viên 50 G.V giỏi cấp tỉnh 40 G.V giỏi cấp Cơ sở 30 20 10 0 2001- 2002- 2003- 2004- 2005- 2002 2003 2004 2005 2006 3. Các biện pháp tâm lý và kinh tế sư phạm. + Để xây dựng đội ngũ giáo viên điều quan trọng là người hiệu trưởng phải động viên tinh thần chủ động, tích cực, tự giác của mọi người, tạo ra bầu không khí cởi mở, tin cậy lẫn nhau, giúp đỡ nhau hoàn thành nhiệm vụ để giáo viên làm việc "Bằng lương tâm - trách nhiệm" của họ. Có thể bằng nhiều hình thức như: - Tổ chức tốt các hoạt động nhân ngày 20/11 như: Toạ đàm giữa giáo viên của nhà trường và cựu giáo viên đã từng giảng dạy và công tác tại trường đã nghỉ hưu, thể hiện sự quan tâm của người quản lý đối với giáo viên đang công tác tại trường cũng như không còn công tác tại trường. 35
  36. - Toạ đàm thân mật với những giáo viên- cán bộ đã từng tham gia trong quân đội hiện công tác tại trường nhân ngày 22/12. - Tổ chức thăm hỏi, tặng quà cho các gia đình giáo viên là thương binh, liệt sỹ nhân ngày 27/7, Tết nguyên đán. - Tổ chức thăm hỏi, tặng quà cho các cán bộ giáo viên đã nghỉ hưu nhân ngày 20/11, Tết nguyên đán. - Kịp thời thăm hỏi và động viên những giáo viên có hoàn cảnh gia đình khó khăn. - Vận động giáo viên trong tập thể có ý thức chia sẻ cùng nhau khi có niềm vui, nỗi buồn, hoặc gặp rủi ro và điều kiện làm việc. - Việc tạo ra bầu không khí thuận lợi trong tập thể sư phạm là việc rất quan trọng để giáo viên phát huy tinh thần trách nhiệm để hoàn thành nhiệm vụ. Bên cạnh đó, hiệu quả công việc của giáo viên cũng phải được động viên bằng lợi ích vật chất nhất định để kích thích người lao động. Để thực hiện có hiệu quả biện pháp này, người quản lý phải nghiên cứu nắm vững các vấn đề kinh tế giáo dục để có những quyết định đúng đắn. Trong quỹ khen thưởng của nhà trường có thể xây dựng định mức về tiền thưởng rõ ràng tuỳ thuộc vào nguồn tài chính của trường. Các danh hiệu thi đua phải tổ chức đăng ký ngay từ đầu năm. Cuối học kỳ và năm học phải tổ chức sinh hoạt đánh giá, dựa vào kết quả thực hiện nhiệm vụ của mỗi giáo viên là sự thừa nhận của tập thể đối với kết quả lao động của mỗi người. Để động viên, kích thích tính tích cực của giáo viên trong công việc, trường đã vận dụng nguyên tắc mọi quyền lợi vật chất không chia đều mà căn cứ vào chất lượng, hiệu quả công việc. Có thể định ra một số mức thưởng cho các danh hiệu như sau: + Lao động tiên tiến trường khen: 100.000đ/người. + Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở: 200.000đ/người. +Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh, UBND Tỉnh tặng bằn khen: 400.000đ/người. + Bộ khen, Chính phủ khen: 600.000đ/người. + Huân chương lao động : 1.000.000đ/người. + Xếp lọai công chức cuối năm: - Hòan thành xuất sắc nhiệm vụ : 300.000đ/người. 36
  37. - Hòan thành nhiệm vụ :200.000đ/người. + Giáo viên có sinh viên thi NVSP đạt các thứ hạng Giải khuyến khích: 100.000đ/người. Giải ba: 150.000đ/người. Giải nhì: 200.000đ/người. Giải nhất: 250.000đ/người. + Giáo viên chủ nhiệm giỏi (Lớp đạt tập thể “Học tập tốt – Rèn luyện tốt”. Hạng 1: 50.000đ/người. Hạng 2: 40.000đ/người. Hạng 3. 30.000đ/người. 4.- Xây dựng Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ giảng viên : 4.1. Cơ sở xây dựng bộ tiêu chí: Căn cứ Quyết định số 38/2004/QĐ-BGD&ĐT, ngày 28 tháng 12 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, căn cứ Hướng dẫn triển khai thực hiện quy định tạm thời về kiểm định chất lượng trường đại học (Số 1929/KT&KĐ, ngày 16 tháng 3 năm 2005) của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ngày 01 tháng 3 năm 2007, chúng tôi xây dựng bộ tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng sư phạm Bình Dương gồm 08 tiêu chí như sau: Mức độ đánh giá Tiêu chí đánh giá Kh. Tốt Khá Đạt đạt Tiêu chí 1: Cán bộ giảng dạy phải có bằng cấp chuyên môn và kinh nghiệm giảng dạy theo đúng quy chuẩn về cán bộ giảng dạy bậc đại học và cao đẳng của Bộ Giáo dục và Đào tạo và đáp ứng yêu cầu của chương trình đào tạo đảm nhiệm; được phân công trách nhiệm cụ thể. 37
  38. Mức độ đánh giá Tiêu chí đánh giá Kh. Tốt Khá Đạt đạt Tiêu chí 2: Thực hiện đúng trách nhiệm chính của cán bộ giảng dạy là tham gia giảng dạy và đánh giá kết quả học tập của sinh viên, tham gia công tác nghiên cứu khoa học và các công tác khác theo yêu cầu đối với cán bộ giảng dạy. Cụ thể: 2.1.Giảng dạy đúng chương trình quy định, theo đúng chương trình khung và chương trình chi tiết, biên sọan phân phối chương trình có ký duyệt của Khoa chuyên môn và Lãnh đạo. Khuyến khích sinh viên học tốt và đánh giá kết quả học tập của sinh viên. Nếu có điều chỉnh Phân phối chương trình hoặc chương trình chi tiết phải được Lãnh đạo ký duyệt. 2.2.Cán bộ giảng dạy chịu trách nhiệm biên sọan ( giảng viên chính trở lên) cải tiến chương trình đào tạo và tham gia nghiên cứu khoa học theo đúng quy định của khoa và sứ mạng, nhiệm vụ của trường. 2.3.Cán bộ giảng dạy tham gia đánh giá chương trình đào tạo, xây dựng kế họach của trường và các công tác quản lý khác (theo yêu cầu của khoa, trường) tuy nhiên không tham gia công tác quản lý quá nhiều dẫn đến bỏ giờ dạy hoặc bỏ nghiên cứu khoa học( Không kiêm nhiệm qúa hai nhiệm vụ và không vượt 50% giờ chuẩn theo quy 38
  39. Mức độ đánh giá Tiêu chí đánh giá Kh. Tốt Khá Đạt đạt định, nếu vượt phải có ký duyệt của Khoa chuyên môn và Lãnh đạo ) Tiêu chí 3: Thường xuyên tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ bằng nhiều hình thức. Có đầy đủ các chứng chỉ về cập nhật kiến thức, cập nhật phương pháp giảng dạy và nghiệp vụ ( Chứng chỉ Giáo dục đại học , chứng chỉ phương pháp giảng dạy đại học ). Tham gia học các lớp bồi dưỡng về chuyên môn do Bộ, Tỉnh, Trường tổ chức và có kế họach báo cáo lại các chuyên đề đã học để đồng nghiệp tham khảo. Tiêu chí 4: Sử dụng chương trình đào tạo của Trường phù hợp với mục tiêu đào tạo của bậc, ngành đào tạo. Qua chương trình đào tạo cung cấp cho sinh viên những kiến thức, kỹ năng cơ bản nhất bao gồm cả kỹ năng viết các bài tập lớn và thuyết trình các vấn đề; biết lý giải các vấn đề một cách khoa học, giúp sinh viên có khả năng phân tích và tư duy sáng tạo, biết sử dụng kỹ thuật và công nghệ mới trong học tập và nghiên cứu. Nêu rõ yêu cầu sinh viên cần đạt được trong chương trình giảng dạy bao gồm: Khối lượng kiến thức, kỹ năng và các giá trị tinh thần khác. Cụ thể: 4.1. Giảng dạy đúng và đủ chương trình đào tạo phù hợp với sứ mạng của trường và mục tiêu 39
  40. Mức độ đánh giá Tiêu chí đánh giá Kh. Tốt Khá Đạt đạt đào tạo của ngành học (Khối lượng thời gian, nội dung, kiến thức chuyên sâu). 4.2. Giảng dạy nhằm cung cấp cho sinh viên những kỷ năng cơ bản nhất bao gồm: - Kỹ năng viết các bài tập lớn; - Kỹ năng thuyết trình các vấn đề; - Kỹ năng lý giải các vấn đề một cách khoa học; - Kỹ năng phân tích tổng hợp và tư duy sáng tạo; - Biết sử dụng kỹ thuật công nghệ mới trong học tập và nghiên cứu. 4.3. Giảng dạy đúng theo mục tiêu chi tiết quy định của từng môn học về: - Khối lượng kiến thức và kỹ năng sinh viên cần đạt được cuối năm học. - Lọai hình kiểm tra của môn học. - Thời gian dạy lý thuyết và thực hành cho từng phần của môn học. - Sự cân đối giữa lý thuyết và thực hành. - Phương pháp và kỹ thuật giảng dạy. Tiêu chí 5: Có phương pháp giảng dạy phù hợp với đối tượng học, kết hợp tốt giữa lý thuyết và thực hành. Cụ thể: 5.1. Phương pháp giảng dạy đòi hỏi sinh viên 40
  41. Mức độ đánh giá Tiêu chí đánh giá Kh. Tốt Khá Đạt đạt phải chủ động tư duy và tham gia xây dựng bài. 5.2. Kết hợp tốt giữa giảng lý thuyết và thực hành các kỹ năng(phân chia giờ giảng; giờ sinh viên thực hành ) 5.3. Phương pháp giảng dạy yêu cầu sinh viên phải học tập/thảo luận nhóm. 5.4. Có sử dụng công nghệ mới trong giảng dạy( các máy móc hỗ trợ việc giảng dạy) 5.5. Bảo đảm đúng việc thao giảng và dự giờ đồng nghiệp theo quy định. 5.6. Xây dựng và thực hiện tiết giảng mẫu, được đồng nghiệp đánh giá về phương pháp giảng dạy và chương trình đào tạo. Tiêu chí 6 : Kiểm tra đánh giá kết quả học tập để khẳng định sinh viên thu được kiến thức và kỹ năng theo đúng mục tiêu đào tạo của trường; sinh viên tốt nghiệp đạt được các yêu cầu của mục tiêu bậc đào tạo. Cụ thể: 6.1. Sử dụng các phương pháp kiểm tra đánh giá khác nhau để có cơ sở đánh giá một cách khách quan kết quả học tập của sinh viên. 6.2. Được sự đồng tình của sinh viên về các hình thức kiểm tra kết quả học tập. 6.3. Có phương pháp thi/các đề thi đạt chuẩn khoa học. 41
  42. Mức độ đánh giá Tiêu chí đánh giá Kh. Tốt Khá Đạt đạt 6.4. Xây dựng được ngân hàng đề thi trắc nghiệm/tự luận/thực hành/vấn đáp 6.5. Quy trình và lọai hình thi và kiểm tra đều được thông báo công khai và rộng rãi cho sinh viên ngày từ đầu chương trình. Tiêu chí 7: Tham gia nghiên cứu khoa học và động viên hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học. Cụ thể: - Đăng ký đúng thời gian và được thông qua đề cương NCKH; - Viết và thông qua đề tài NCKH đúng quy định; - Đề tài NCKH được đánh giá xếp lọai; - Động viên hướng dẫn sinh viên tham gia viết NCKH. Tiêu chí 8: Vận dụng các đề tài NCKH đã được đánh giá xếp lọai vào thực tiễn giảng dạy. Tiêu chí đánh giá: Tổng hợp kết quả của 8 tiêu chí để đánh giá theo công thức sau: Xếp loại tốt (giỏi) : 90% các tiêu chí đạt lọai tốt, còn lại xếp lọai khá. Xếp loại khá : Tổng hợp các tiêu chí đạt từ 75% - 90% lọai tốt và khá, các tiêu chí còn lại đều đạt yêu cầu. Xếp loại đạt yêu cầu : Tổng hợp các tiêu chí 90% đạt từ yêu cầu trở lên, 10% còn lại không đạt thuộc về tiêu chí 7 và 8. 42
  43. Xếp loại không đạt yêu cầu: Tổng hợp kết quả đánh giá có những chỉ số không đạt yêu cầu thuộc về các tiêu chí từ 1 đến 6. Chúng tôi đã gửi bảng tiêu chí đánh giá chất lượng giảng viên đến lãnh đạo của 5 khoa và 3 tổ bộ môn trực thuộc, qua tham khảo ý kiến cán bộ quản lý ở các khoa chuyên môn chúng tôi có thu được kết quả như sau: TT Tên biện pháp ý kiến đánh giá Ghi Thực Thực Khó chú hiện Tốt hiện Thực dược hiện 1 Tiêu chí 1 43% 57% 2 Tiêu chí 2 100% 3 Tiêu chí 3 100% 4 Tiêu chí 4 100% 5 Tiêu chí 5 100% 6 Tiêu chí 6 100% 7 Tiêu chí 7 100% 8 Tiêu chí 8 100% 9 Phần đánh giá 100% Qua bảng khảo sát trên cho thấy hầu hết các cán bô quản lý các khoa, tổ bộ môn đều đồng ý với bộ tiêu chí đánh giá chất lượng mà chúng tôi đưa ra. 4.2 Hình thức và phương pháp kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo viên : Dùa trªn b¶ng tiªu chÝ trªn, cã nhiÒu h×nh thøc ph­¬ng ph¸p, kiÓm tra, ®¸nh gi¸ chất lượng của gi¸o viªn. Song cã thÓ tiÕn hµnh d­íi mét sè h×nh thøc vµ ph­¬ng ph¸p chñ yÕu sau: - KiÓm tra ®¸nh gi¸ ®Þnh kú. 43
  44. - Th«ng th­êng c¸c ®ît kiÓm tra gi÷a häc kú, cuèi häc kú, cuèi n¨m häc, kÕt hîp kiÓm tra toµn diÖn gi¸o viªn trong ®ã cã viÖc kiÓm tra ®¸nh gi¸ hå s¬ chuyªn m«n cña gi¸o viªn do L·nh ®¹o khoa, ban thi ®ua, Tæ thanh tra, tæ chuyªn m«n tiÕn hµnh. - B»ng h×nh thøc kiÓm tra ®¸nh gi¸ ®ét xuÊt: L·nh ®¹o tr­êng hoÆc Phã HiÖu tr­ëng phô tr¸ch chuyªn m«n cã thÓ xuèng khoa th«ng b¸o víi l·nh ®¹o khoa. Sau ®ã vµo lu«n líp dù giê. Khi dù giê xong kÕt hîp kiÓm tra viÖc so¹n gi¸o ¸n, ®Ò c­¬ng bµi gi¶ng cña gi¸o viªn ®Ó ®èi chiÕu. Sau giê d¹y cã thÓ nhËn xÐt rót kinh nghiÖm ngay ®Ó gi¸o viªn tiÕp tôc ph¸t huy ­u ®iÓm hoÆc kÞp thêi söa ch÷a khuyÕt ®iÓm. - KiÓm tra ®¸nh gi¸ th­êng xuyªn: ViÖc kiÓm tra ®¸nh gi¸ chÊt l­îng cña gi¸o viªn lµ viÖc lµm th­êng xuyªn cña l·nh ®¹o khoa vµ tæ chuyªn m«n hµng tuÇn. Ban gi¸m hiÖu, L·nh ®¹o khoa cÇn bè trÝ thêi gian thÝch ®¸ng cho viÖc kiÓm tra ®¸nh gi¸ chÊt l­îng cña gi¸o viªn, chó ý xem xÐt kü néi dung tõng phÇn cña c¸c tiªu chÝ nhÊt lµ c¸c tiªu chÝ 4, 5, 6. - Chó ý ph¸t huy vai trß kiÓm tra cña c¸c tæ tr­ëng chuyªn m«n vµ ®Æc biÖt lµ sù tù ®¸nh gi¸ cña mçi gi¸o viªn th«ng qua viÖc rót kinh nghiÖm sau mçi bµi d¹y, qua sù trao ®æi vµ c¸c buæi sinh ho¹t chuyªn m«n cña tæ. Ngoµi ra ®Ó n©ng cao chÊt l­îng so¹n ®Ò c­¬ng bµi gi¶ng ®Æc biÖt lµ so¹n gi¶ng b»ng c¸c phÇn mªm cña gi¸o viªn lµ mét trong nh÷ng tiªu chÝ thi ®ua ®Ó ®¸nh gi¸ xÕp lo¹i gi¸o viªn hµng n¨m. Th«ng qua c¸c ®ît thi ®ua nh­ héi gi¶ng, héi häc trong ®ã cã néi dung ®¸nh gi¸ chÊt l­îng bµi gi¶ng ®iÖn tö cña gi¶ng viªn. Tæ chøc thi gi¸o ¸n ®iÖn tö cña gi¸o viªn trong c¸c ®ît chµo mõng ngµy 20/11, 22/12, 26/3, 19/5 Sau ®ã triÓn l·m gi¸o ¸n ®iÖn tö ®­îc gi¶i, c¸c bé gi¸o ¸n mÉu mùc qua c¸c n¨m. 44
  45. Có thể thăm dò ý kiến của sinh viên bằng phiếu sau : PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN DÀNH CHO SINH VIÊN Các em đọc kỹ các câu hỏi dưới đây và cho biết ý kiến của các em bằng cách đánh dấu (X) vào ô thích hợp của mỗi câu. Rất mong sự đóng góp chân tình và nghiêm túc của các em Xin chân thành cám ơn các ý kiến đóng góp quí báu của các em! Câu 1: Các em hãy cho biết nội dung mà giảng viên giảng dạy chương trình môn “ ” ở lớp các em có phù hợp hay chưa ?  1-Raát phuø hôïp 2-Khaù phuø hôïp  3-Hoaøn toaøn khoâng phuø hôïp Caâu 2: Xin các em cho biết ý kiến về thời lượng sử dụng các phương tiện hiện đại giảng dạy môn “ .” dành cho sinh viên ở lớp các em hiện nay ?  1- Vöøa ñuû  3- Quaù ít  2- Ñuû  4- Töông ñoái ít Caâu 3:Các em có hứng thú khi học môn “ “không ?  1-Raát höùng thuù 3-Ít höùng thuù  2-Khaù höùng thuù 4-Hoaøn toaøn khoâng höùng thuù Lyù do : . Caâu 4: Xin các em vui lòng cho biết ý thức học tập của các em đối với môn “ “ ?  1-Raát tích cöïc 2-Bình thöôøng 3-Thuï ñoäng Lyù do : 45
  46. . Caâu 5: Theo cá nhân các em, có bao giờ các em tự tìm tòi, học hỏi đối với môn học “ “không ?  1-Thöôøng xuyeân 2-Ít khi 3-Hoaøn toaøn khoâng Lyù do : . Caâu 6: Các em tự đánh giá trình độ tiếp thu môn học “ . “ của các em như thế nào ?  1-Toát 2-Khaù  3-Trung bình  4-Yeáu Lyù do : . Caâu 7: Các em cho biết khả năng ứng dụng môn học “ .” của các em trong thực tiễn ?  1-Toát 3-Khaù  2-Trung bình 4-Yeáu Lyù do : . Caâu 8:Các em hãy tự đánh giá kỹ năng của các em đối với môn học “ “ a-Kyõ naêng naém vöõng lyù thuyeát. 46
  47.  1-Toát 3-Trung bình  2-Khaù 4-Yeáu b-Kyõ naêng thöïc haønh öùng duïng.  1-Toát 3-Trung bình  2-Khaù 4-Yeáu c-Kyõ naêng laøm baøi taäp nghieân cöùu  1-Toát 3-Trung bình  2-Khaù 4-Yeáu Caâu 9: Các em đã tổ chức tự học môn học “ .” như thế nào ?  1-Thöôøng xuyeân 2-Ít khi 3-Chöa bao giôø Lyù do : . Caâu 10 : Các em có thể cho biết ý kiến về giảng viên, về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học môn học “ . “ trong nhà trường hiện nay ? a-Giaûng vieân  1- Coù trình ñoä chuyeân moân vöõng vaøng 2-Khaù toát  3-Giaûng baøi sinh vieân khoâng hieåu, chöa chuyeån taûi heát noäi dung b-Phoøng hoïc  1-Toát 2-Khaù toát 3-Chöa toát c-Trang thieát bò phuï trôï daïy hoïc  1-Toát 2-Khaù toát 3-Chöa toát 47
  48. Caâu 11: Theo các em, hi không có giáo trình học các em có thường đọc thêm tài liệu học tập khác không ?  1-Thöôøng xuyeân 2-Ít khi 3-Hoaøn toaøn khoâng Lyù do : . Caâu 12: Theo các em, chuơng trình môn “ . “ giảng viên giảng dạy hiên nay đối với lớp các em có cần bổ sung thêm hay không ?  1-Raát caàn thieát 2-Caàn thieát 3-Khoâng caàn thíeât Lyù do : . Caâu 13: Theo các em, nội dung kiểm tra đánh giá của giảng viên khi dạy học môn “ . “ hiên nay đối với các lớp các em :  1-Vừa sức 2-Coøn thấp 3-Chöa saùt vôùi baøi giaûng cuûa giaûng vieân Caâu 14: Theo các em, các hình thức kiểm tra đánh giá khi dạy học môn “ . “ hiên nay đối với lớp các em :  1-Ña daïng 2- Chöa phong phuù , coøn naëng veà töï luaän C©u 15: C¸c ý kiÕn ®Ò xuÊt : 48
  49. . 4.3.Tổng kết thi đua khen thưởng. Sau khi kiÓm tra ®¸nh gi¸ chÊt l­îng gi¸o viªn cÇn ph¶i cã tæng kÕt thi ®ua khen th­ëng. Tæng kÕt thi ®ua khen th­ëng lµ mét trong nh÷ng biÖn ph¸p t¸c ®éng m¹nh mÏ tinh thÇn thi ®ua n©ng cao chÊt l­îng d¹y häc cña mçi gi¸o viªn. Bëi vËy mµ ng­êi c¸n bé qu¶n lý cÇn ph¶i chó ý tíi c«ng t¸c nµy mét c¸ch thÝch hîp, kÞp thêi. Trong ®ã cÇn chó ý khen ngîi nh÷ng gi¸o viªn cã t×m tßi, s¸ng t¹o ®Çu t­ nhiÒu c«ng søc cho viÖc d¹y häc cã chÊt l­îng. Ph¸t hiÖn nh÷ng gi¸o viªn cã s¸ng kiÕn kinh nghiÖm hay trong viÖc so¹n gi¶ng, viÕt ®Ò tµi nghiªn cøu khoa häc vµ h­íng dÉn sinh viªn tham gia nghiªn cøu khoa häc, thùc hiÖn ®­îc ng©n hµng c©u hái, x©y dùng bé ®Ò tr¾c nghiÖm kh¸ch quan, cã gi¸o ¸n ®iÖn tö mÉu mùc ®Ó biÓu d­¬ng vµ tæ chøc häc tËp. Lµm nh­ vËy võa cã t¸c dông phæ biÕn nh÷ng kinh nghiÖm quý, bµi häc hay vµ ®ång thêi nã cßn cã ý nghÜa t«n vinh, ®Ò cao nh÷ng tÊm g­¬ng gi¸o viªn cña tËp thÓ nhµ tr­êng. 49
  50. PHẦN KẾT LUẬN 1. Một số kết luận. Đội ngũ giáo viên là lực lượng chủ yếu quan trọng nhất trong nhà trường; ở vào thời điểm nào cũng vậy, người giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục - đào tạo. Vì vậy muốn sự nghiệp giáo dục đáp ứng được yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá thì người cán bộ quản lý nhà trường phải chú trọng tới việc tổ chức, chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng của đội ngũ giáo viên, đặc biệt là vấn đề đánh giá, kiểm định chất lượng đội ngũ giảng viên. Trong phạm vi của đề tài đã xác định được những cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn và đã thực hiện được mục đích nghiên cứu, đề xuất một số biện phápvà xây dựng bộ tiêu chí để đánh giá chất lượng đội ngũ giáo viên. Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn công tác của bản thân đồng thời qua việc học tập ở lớp Đại học Quản lý Giáo dục trong thời gian qua chúng tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp tổ chức xây dựng đội ngũ giáo viên để từ đó có cơ sở đánh giá chất lượng đội ngũ giáo viên ở trường CĐSP Bình Dương đó là: * Lập quy hoạch nhân sự và sử dụng hợp lý có hiệu quả đội ngũ giáo viên. * Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên. * Các biện pháp tâm lý - xây dựng và kinh tế sư phạm. * Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ giảng viên. Mặc dù đề tài đã đề cập đến một số biện pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên. Nhưng với thời gian hạn chế, điều kiện nghiên cứu còn bất cập nên còn nhiều giải pháp khác mà trong đề tài này tôi chưa đề cập đến như: tổ chức hoạt động dạy học; đổi mới phương pháp dạy học; chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho giáo viên. Những vấn đề này chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu khi trong những năm tiếp theo để việc phát triển và đánh giá chất lượng đội ngũ giáo viên đạt hiệu quả cao hơn đáp ứng yêu cầu của xã hội. 50
  51. 2. Một số ý kiến đề xuất. 2.1. Đối với Sở Nội Vụ Bình Dương. + Cần có cơ chế tuyển dụng giáo viên phù hợp để chọn được người tài, những giáo viên năng lực còn yếu hoặc chưa đạt chuẩn phải cho bồi dưỡng đào tạo lại. +Cã kÕ ho¹ch ®µo t¹o vµ båi d­ìng gi¸o viªn ch­a ®¹t chuÈn vµ gi¸o viªn trªn chuÈn. +T¨ng tÝnh tù chñ cña hiÖu tr­ëng ®Æc biÖt lµ quyÒn lùa chän, tiÕp nhËn gi¸o viªn. 2.2. Đối với Sở Giáo dục & đào tạo Bình Dương. + Kết hợp với Công ty thiết bị dạy học trang bị cho nhà trường những thiết bị thí nghiệm, đồ dùng dạy học thiết thực hơn, phù hợp hơn với điều kiện thực tế. 2.3. Đối với nhà trường. + Tiếp tục củng cố, xây dựng đội ngũ giáo viên ngày càng hoàn thiện. + Có kế hoạch dài hạn về việc tuyển chọn và bồi dưỡng đội ngũ. + Quan tâm hơn nữa đến chất lượng đội ngũ giáo viên. + Tæ chøc hoÆc tiÕp tôc cö gi¶ng viªn tham gia c¸c héi nghÞ chuyªn ®Ò trao ®æi häc tËp kinh nghiÖm gi÷a c¸c tr­êng trong khối Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyªn nghiệp trong tØnh. 51
  52. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam. 2. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần IX. 3. Tài liệu học tập nghị quyết Trung ương 2 - khoá VIII. 4. Luật Giáo dục 2005. 5. Điều lệ trường CĐSP. 6. Chiến lược phát triển giáo dục 2001 - 2010. 7. Những bài giảng, giáo trình của các thầy, cô giáo Khoa Sư Phạm - Trường Đại học quốc gia Hà Nội . 8. Bikas C. Sanyal, Quản lý trường đại học trong giáo dục đại học, Hà Nội, 2003. 9. Nguyễn Đức Chính, Đánh giá giảng viên đại học, Khoa Sư phạm ĐHQG Hà Nội, 2004. 10. Nguồn số liệu: - Báo cáo tổng kết năm học của Trường CĐSP Bình Dương. - Phòng Tổ chức - Kế Họach – Tài Chính Trường CĐSP Bình Dương. - Phòng Đào tạo Trường CĐSP Bình Dương. - Phòng Hành chánh Tổng Hợp Trường CĐSP Bình Dương. 52
  53. Môc lôc PHẦN MỞ ĐẦU 2 1. Lí do chọn đề tài 2 2. Mục đích nghiên cứu 4 3. Nhiệm vụ nghiên cứu. 4 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu. 4 5. Phương pháp nghiên cứu 5 PHẦN NỘI DUNG 6 Chương I 6 NHỮNG CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN 6 1. Cơ sở lý luận. 6 2. Cơ sở pháp lý 7 3. Cơ sở thực tiễn. 8 Chương II 10 THỰC TRẠNG CỦA VIỆC ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM BÌNH DƯƠNG 10 1. Đặc điểm tình hình nhà trường 10 2. Một số thực trạng trong việc đánh giá chất lượng đội ngũ giảng viên 16 3. Một số tồn tại trong việc chỉ đạo xây dựng đội ngũ giáo viên, cơ sở để đánh giá chất lượng giáo viên: 21 4. Một số vấn đề đặt ra trong việc xây dựng bộ tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ giáo viên giáo viên 24 Chương III 25 Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ giảng viên ở trường Cao đẳng sư phạm Bình Dương 25 1. Lập quy hoạch nhân sự và sử dụng hợp lý, có hiệu quả đội ngũ giáo viên. 25 53
  54. 1.1. Lập quy hoạch nhân sự 25 1.2. Sử dụng hợp lý và có hiệu quả đội ngũ giáo viên. 28 2. Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên 29 2.1. Bồi dưỡng tư tưởng, chính trị, đạo đức và lý tưởng nghề nghiệp cho giáo viên. 29 2.2. Bồi dưỡng lòng nhân ái sư phạm cho giáo viên 30 2.3. Bồi dưỡng năng lực sư phạm. 32 3. Các biện pháp tâm lý và kinh tế sư phạm 35 4.- Xây dựng Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ giảng viên : 37 4.1. Cơ sở xây dựng bộ tiêu chí: 37 4.2 Hình thức và phương pháp kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo viên : 43 4.3.Tổng kết thi đua khen thưởng. 49 PHẦN KẾT LUẬN 50 1. Một số kết luận 50 2. Một số ý kiến đề xuất. 51 2.1. Đối với Sở Nội Vụ Bình Dương. 51 2.2. Đối với Sở Giáo dục & đào tạo Bình Dương. 51 2.3. Đối với nhà trường. 51 TÀI LIỆU THAM KHẢO 52 54