Để được thoải mái về tiền bạc

pdf 67 trang ngocly 2900
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Để được thoải mái về tiền bạc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_duoc_thoai_mai_ve_tien_bac.pdf

Nội dung text: Để được thoải mái về tiền bạc

  1. Để được thoải mái về tiền bạc BẠN THUỘC NHÓM NGƢỜI NÀO? NHÓM ẤY CÓ ĐÚNG VỚI BẠN KHÔNG? Bạn có tự do về tiền bạc không? Khi bạn đang phải vật lộn với tài chính trong cuộc đời mình, cuốn sách này hoàn toàn dành cho bạn. Nếu bạn muốn kiểm soát những gì bạn đang làm hôm nay hầu có thể thay đổi số phận tiền bạc lận đận của mình, cuốn sách này sẽ giúp cho bạn vạch đƣợc một lối thoát cho riêng mình. Trong xã hội có 4 nhóm ngƣời làm ra tiền đƣợc thể hiện trong bảng sau: L C T Đ L - nhóm ngƣời làm công lãnh lƣơng T – nhóm ngƣời làm tƣ C – nhóm chủ doanh nghiệp, công ty Đ – nhóm nhà đầu tƣ Mỗi ngƣời trong chúng ta ít nhất cũng thuộc về một trong bốn nhóm ngƣời đó. Vị trí tồn tại của chúng ta trong bốn nhóm ngƣời đó sẽ quyết định nguồn thu nhập đem lại cho chúng ta. Nhiều ngƣời dựa vào đồng lƣơng lãnh đƣợc mỗi tháng và do đó trở thành những ngƣời làm công trong xã hội, trong khi số khác tự kinh doanh làm ăn trong khuôn khổ cá nhân hay gia đình. Những ngƣời làm công hay những ngƣời làm tƣ nằm phía bên trái bảng. Phía bên phải bảng là những cá nhân kiếm tiền từ doanh nghiệp kinh doanh hay các khoản đầu tƣ của mình. Hình vẽ trên tóm tắt bốn nhóm ngƣời trong xã hội làm nên giới kinh doanh này, họ là những ai và những yếu tố nào hun đúc nên tính cách đặc thù của của mỗi một nhóm ngƣời. Tứ đồ ấy giúp cho bạn thấy đƣợc mình đang thuộc nhóm ngƣời nào, mà nhờ đó bạn có thể tự vạch cho mình một hƣớng hành động theo những gì bạn mong muốn trong tƣơng lai, một khi bạn tự chọn cho mình một con đƣờng riêng biệt có thể đƣa bạn đến sự tự do về tài chính. Hẳn nhiên, sự tự do ấy có thể đạt đƣợc trong cả bốn nhóm nhƣng những kỹ năng của một cá nhân thuộc nhóm C hay Đ sẽ giúp bạn đạt đựơc mục đích nhanh chóng hơn. Một ngƣời nhóm L thành đạt đều có khả năng trở thành một cá nhân thành công ở nhóm Đ. BẠN MUỐN TRỞ THÀNH AI KHI BẠN TRƢỞNG THÀNH?
  2. Quyển sách này vô hình chung trở thành phần II tiếp nối với quyển sách đầu của tôi, “Dạy Con Làm Giàu - Những Bí Mật Trong Thế Giới Ngƣời Giàu”. Đối với những độc giả chƣa xem qua “Dạy Con Làm Giàu”, quyển sách ấy viết về những bài học khác nhau do hai ngƣời bố truyền dạy lại cho tôi về chủ đề tiền bạc và sự lựa chọn cách sống trong đời. Một ngƣời là bố ruột, còn ngƣời kia là bố ngƣời bạn thân nhất của tôi. Một ngƣời có một nền học vấn rất cao trong khi ngƣời kia chỉ học tới trung học. Một ngƣời thì nghèo còn ngƣời kia thì lại rất giàu. Cứ mỗi khi ngƣời ta hỏi tôi, “Cháu muốn trở thành ao khi cháu trƣởng thành?” Ngƣời bố nghèo có học thức cao của tôi luôn khuyến khích, “Hãy đi đến trƣờng ráng học cho giỏi, và tìm một công việc ổn định an toàn”. Nói nhƣ thế ý của ngƣời muốn đề nghị một hƣớng sống nhƣ thế này. TRƢỜNG HỌC L C T Đ Ngƣời bố nghèo mong muốn tôi hoặc trở thành một nhân viên nhóm L có mức lƣơng cao, hoặc một chuyên gia làm tƣ có mức phí cao nhƣ bác sỹ, luật sƣ hay kế toán gia. Ngƣời bố nghèo của tôi luôn tâm quan tâm về một đồng lƣơng đều đặn, nhiều phúc lợi và đảm bảo công việc. Điều đó giải thích tại sao Ngƣời đã trở thành một công chức chính phủ có mức lƣơng cao, trở thành một nhân vật lãnh đạo đầu ngành giáo dục của tiểu bang Hawaii. Trong khi đó, ngƣời bố giàu nhƣng ít học thức lại đƣa ra một lời khuyên khác hẳn. Ngƣời khuyến khích thế này, “”Hãy đi đến trƣờng, tốt nghiệp đại học, sau đó tự kinh doanh và trở thành một nhà đầu tƣ thành công.” Nói nhƣ thế, ý của ngƣời muốn đề nghị một hƣớng sống nhƣ thế này: TRƢỜNG HỌC
  3. L C T Đ Quyển sách này sẽ viết một quá trình giáo dục, tâm lý và cảm xúc mà tôi đã trải qua khi nghe theo lời khuyên của ngƣời bố giàu. QUYỂN SÁCH NÀY DÀNH CHO AI? Quyển sách này đƣợc viết cho những ai sẵn sàng muốn thay đổi vị trí của mình hôm nay, đặc biệt cho những cá nhân thuộc nhóm ngƣời L hay T đang xem xét nhập hội với những ngƣời thuộc nhóm C hay Đ. Quyển sách này dành cho những ngƣời dám xé ráo tƣ tƣởng bảo đảm việc làm mà hƣớng tới sự bảo đảm về tài chính. Con đƣờng đó dĩ nhiên sẽ không dễ dàng chút nào nhƣng phần thƣởng ở cuối con đƣờng hoàn toàn xứng đáng. Con đƣờng ấy chính là nhắm tới một sự giải thoát tự do về tài chính. Lúc tôi còn 12 tuổi, ngƣời bố giàu đã kể cho tôi nghe một câu chuyện giản dị nhƣng đã hƣớng dẫn tôi suốt trên con đƣờng làm giàu và đạt đến tự do về tiền bạc. Câu chuyện đó phản ánh lối giải thích của ngƣời bố giàu về sự khác nhau giữa phía bên trái hình vẽ, tức là nhóm ngƣời L hay T, với phía bên phải gồm nhóm ngƣời C hay Đ. Câu chuyện nhƣ thế này: “Ngày xƣa có một ngôi làng nhỏ bé đáng yêu. Ngôi làng ấy là một chỗ ở thật tuyệt vời nhƣng tiếc thay lại gặp một vấn đề nghiêm trọng. Khi trời không mƣa, làng chẳng còn một tý nƣớc nào. Nhằm giải quyết vấn đề dứt điểm, các già làng quyết định gọi thầu cung cấp nguồn nƣớc hàng ngày cho dân làng. Có hai nhân vật đứng ra nhận thầu, và các già làng đều nhận ký hợp đồng với cả hai. Các già làng cho rằng một sự cạnh tranh nho nhỏ giữa hai bên vừa có thể làm cho giá cả giảm xuống, lại vừa đảm bảo có đủ nƣớc dự trữ cho làng.
  4. Ngƣời thứ nhất trong hai cá nhân đó tên là Ed, lập tức lên chợ mua hai thùng thiếc mạ kẽm và ngƣợc xuôi trở nƣớc từ hồ vào làng cách đó khoảng một dặm Với hai thùng nƣớc đó, anh ta làm việc từ sáng sớm đến chiều tối và nhanh chóng kiếm ra tiền. Ed đổ nƣớc trong thùng vào một bể chứa nƣớc đúc bê ông to đùng trong làng. Cứ mỗi buổi sáng, anh ta là ngƣời thức dậy trƣớc nhất để đảm bẩo lƣợng nƣớc đủ dùng cho cả làng. Công việc thật cực nhọc nhƣng anh ta cảm thấy rất hạnh phúc khi làm ra tiền và đã thắng một trong hai hợp đồng duy nhất của làng. Ngƣời nhận thầu thứ hai tên là Bill biến mất đi một dạo. Cả làng không nhìn thấy anh ta trong nhiều tháng, và điều đó làm cho Ed rất sung sƣớng vì không có cạnh tranh nên kiếm đƣợc rất nhiều tiền. Thay vì đi mua hia thùng nƣớc cạnh tranh với Ed, Bill phác thảo một kế hoạch kinh doanh, thành lập công ty, tìm thêm bốn đối tác đầu tƣ, thuê một giám đốc quán xuyến công việc và trở về với một nhóm thợ xây sau sáu tháng mất biệt. Trong vòng một năm, nhóm thợ của Bill hoàn tất công trình lắp đặt một đƣờng ống dẫn nƣớc bằng i-nốc từ hồ vào thẳng trong làng. Vào buổi khai trƣơng, Bill trịnh trọng tuyên bố nguồn nƣớc cung cấp của mình sạch hơn của Ed. Trƣớc đó, Bill đã nghe thấy nhiều phàn nàn của dân làng về bụi cặn trong nguồn nƣớc do Ed cung cấp. Bill còn tuyên bố sẽ cung cấp nƣớc liên tục cho làng suốt 24 giờ mỗi ngày, 7 ngày một tuần. Trong khi đó,Ed chỉ cung cấp nƣớc vào những ngày trong tuần mà thôi bởi vì anh ta nghỉ làm vào cuối tuần. Tiếp theo, Bill tuyên bố sẽ chỉ lấy giá bằng 75% giá của Ed mà nguồn nƣớc lại sạch hơn, có đều đặn hơn. Cả làng hoan hô Bill va ùn ùn xếp hàng trƣớc vòi nƣớc đƣờng ống do Bill xây dựng. Để cạnh tranh, Ed lập tức hạ giá xuống còn 75% so với giá trƣớc đây, mua thêm hai thùng nƣớc và nắp đậy, rồi bắt đầu tăng công suất lên bốn thùng cho mỗi chuyến đi. Nhằm cung cấp dịch vụ tốt hơn, anh ta mƣớn thêm hai ngƣời con của mình phụ giúp làm ca đêm và vào những ngày nghỉ cuối tuần. Khi hai đứa con lên tỉnh nhập học, anh ta nói với chúng, “Các con hãy nhanh chóng quay về vì sự nghiệp kinh doanh này sẽ thuộc về các con.” Vì một lý do nào đó, hai ngƣời con của Ed sau khi tốt nghiệp đại học không chịu trở về làng. Anh ta cuối cùng phải thuê mƣớn nhân công và từ đó bắt đầu gặp rắc rối với vấn đề công đoàn lao động. Công đoàn đòi tăng lƣơng, chu cấp thêm phúc lợi và yêu sách mỗi nhân công chỉ xách mỗi lần một thùng nƣớc mà thôi. Trong khi đó, Bill ý thức đƣợc rằng một khi ngôi làng này cần nƣớc thì các làng khác cũng phải có nhu cầu thiết yếu đó. Thế là anh ta phác thảo lại kế hoạch kinh doanh của mình, đi chu du xây dựng hệ thống cấp nƣớc nhanh chóng, số lƣợng lớn, chi phí thấp và chất lƣợng sạch cho mọi ngôi làng trên thế giới. Anh ta chỉ kiếm có mỗi một xu cho mỗi thùng nƣớc, thế nhƣng anh ta lại cung cấp hàng tỷ thùng nƣớc mỗi ngày. Cho dù anh ta có làm việc hay không, hàng tỷ ngƣời vẫn tiêu dùng hàng tỷ thùng nƣớc, và mọi số tiền kiếm đựơc đó đều chảy vào tài khoản ngân hàng của Bill. Bill đã phát kiến một đƣờng ống không chỉ dẫn nƣớc cho mọi làng mà còn dẫn tiền chảy vào túi của mình.
  5. Bill sống hoàn toàn hạnh phúc sau đó, trong khi Ed vẫn làm việc cực nhọc suốt cả đời mà vẫn lận đận về tièn bạc. Chấm hết.” Câu chuyện đó về Bill và Ed đã hƣớng dẫn cho tôi trong suốt nhiều năm liền, giúp cho tôi nhiều quyết định quan trọng trong đời mình. Tôi thƣờng tự hỏi: “Tôi sẽ đi xây một đƣờng ống dẫn nƣớc hay đi gánh nƣớc?” “Tôi sẽ lao động một cách cực nhọc hay một cách khôn ngoan?” Và trả lời cho những câu hỏi đó đã đƣa tôi đến sự tự do về tài chính. Đó chính là những gì mà quyển sách này sẽ đề cập tới. Đó chính là cách làm thế nào trở thành một ngƣời nhóm C hay Đ. Quyển sách dành cho những ai đã quá mệt mỏi với công việc gánh nƣớc và sẵn sàng đi xây cho mình một đƣờng ống dẫn tiền chảy vào túi của mình chứ không phải chảy ra khỏi túi. Quyển sách này đƣợc chia làm ba phần: Phần 1 - Phần đầu quyển sách sẽ nói về sự khác nhau căn bản giữa bốn nhóm ngƣời, giải thích lý do tại sao một số ngƣời rơi vào một trong bốn nhóm và bị kẹt vào đó mà không hay. Phần này sẽ giúp bạn xác định vị trí của mình hôm nay và gợi ý cho bạn một hứơng đi trong vòng năm năm tới. Phần 2 - Phần nhì quyển sách sẽ đề cập đến những chuyển biến về cá tính. PHần này sẽ trình bày về con ngƣời mà bạn nên trở thành hơn là những gì bạn phải làm hôm nay. Phần 3 - Phần cuối quyển sách sẽ đi sâu chi tiết về 7 bƣớc đi trình tự mà bạn có thể thực hành theo nếu nhƣ bạn muốn hội nhập vào nhóm ngƣời nằm phía bên phải tứ đồ. Tôi sẽ chia sẻ với bạn về những bí mật kỹ năng của ngƣời bố giàu vốn rất cần thiết để trở thành một ngƣời thành đạt thuộc nhóm C hay Đ. Với những điều đó, tôi hy vọng có thể giúp bạn chọn lựa một con đƣờng đi cho mình hƣớng tới sự tự do về tìa chính. Xuyên suốt quyển sách, tôi luôn nhấn mạnh đến tầm quan trọng của sự thông minh về tài chính. Nếu bạn muốn sống và hành động ở nhóm bên phải của tứ đồ, tức là nhóm ngƣời C hay Đ, bạn cần phải thông minh và nhạy bén hơn lúc bạn chọn ở lại bên trái của tứ đồ nhƣ một ngƣời thuộc nhóm L hay T. Để trở thành một ngƣời thuộc nhóm C hay Đ, bạn phải kiểm soát đƣợc hƣớng chảy tiền bạc của mình. Quyển sách này đƣợc viết với mục đích dành cho những bạn sẵn sàng làm một cú đột phá trong đời mình, dành cho những ai dám vƣợt xa hơn sự bảo đảm việc làm hƣớng tới sự tự do về tiền bạc.
  6. Chúng ta đang ở trong giai đoạn ban đầu của thời đại công nghệ thông tin, một thời đại sẽ mang lại nhiều cơ hội tiền bạc vô giá hơn bao giờ hết. Chính những cá nhân có kỹ năng của một ngƣời thuộc nhóm C hay Đ mới có khả nƣng nhận dạng và nắm bắt những cơ hội ngàn vàng đó. Để thành đạt trong thời đại thông tin, bạn phải hiểu biết hết về bốn nhóm ngƣời đó trong xã hội. Một điều đáng tiếc là hệ thống giáo dục của ta vẫn còn lệ thuộc vào thời đại Công Nghiệp, vẫn trang bị cho sinh viên những kỹ năng chỉ để trở thành những con ngƣời thuộc nhóm bên trái của tứ đồ. Nếu bạn muốn tìm kiếm một câu giải đáp mới cho một hƣớng đi cuộc đời trong thời đại thông tin, quyển sách này hoàn toàn dành cho bạn. Nó sẽ giúp bạn trong suốt cuộc hành trình ở kỷ nguyên mới này. Dĩ nhiên, quyển sách này không phải lúc nào cũng có mọi câu trả lời thỏa đáng, nhƣng nó sẽ chia sẻ với bạn về những kinh nghiệm cá nhân sâu sắc, những khám phá đầy ích lợi và thiết thực của chính tôi mà bản thân đã trải qua cuộc phiêu lƣu xuất phát từ phía bên nhóm L hay T và về tơí đích nhóm C hay Đ. Nếu bạn đã thực sự sẵn snàg bắt đầu cuộc hành trình, hoặc nếu bạn đã đặt chân trên con đƣờng tìm đến tự do về tìa chính, tôi xin chân trọng tặng bạn quyển sách này. Phần 1 KIM TỨ ĐỒ Chƣơng 1 Tại sao anh không kiếm lấy một công việc?
  7. Vào năm 1885, Kim - vợ tôi và tôi không còn nhà để ở. Chúng tôi đều bị thất nghiệp và chẳng còn một đồng xu nào trong tài khoản tiết kiệm của mình. Thẻ tín dụng đã bị xài hết mức. Chúng tôi phải ngủ qua đêm trong một chiếc xe Tôyta sờn nâu cũ kỹ. Khi đến ngày cuối của một tuần nọ, chúng tôi bắt đầu thấm thía thực tế phũ phàng trƣớc mắt mình, luôn bị dằn vặt bởi những câu hỏi chúng tôi là ai, đang làm gì và cuộc đời của chúng tôi sẽ trôi về đâu. Tình trạng vô gia cƣ của chúng tôi kéo dài thêm hai tuần. Cuối cùng một ngƣời bạn thông cảm với tình hình tài chính thê thảm của chúng tôi đã cho chúng tôi về ở trong một căn phòng ở tầng hầm dƣới nhà cô. Chúng tôi đã cƣ trú ở đó trong suốt chín tháng trời ròng rã. Chúng tôi giữ kín chuyện của mình với mọi ngƣời. Vợ tôi và tôi cố giữ bề ngoài trong thật bình thƣờng. Cho đến khi bạn bè và gia đình biết cảnh ngộ khốn khổ của chúng tôi, câu hỏi đầu tiên của họ luôn là: “Tại sao anh không kiếm lấy một công việc?”. Lúc đầu chúng tôi còn cố giải thích, nhƣng riết rồi chúng tôi thấy không đủ khả năng lý gải nguyên nhân của mình với mọi ngƣời. Đối với một ngƣời coi trong công ăn việc làm, thật khó lòng giải thích cho ngƣời ấy hiểu lý do tại sao mình không muốn kiếm việc làm. Dĩ nhiên, chúng tôi cũng phải làm thêm một vài công việc tạp nhạp đây đó, nhƣng những đồng tiền cỏn con đó chỉ cốt để làm lo nòng bao tử của mình. Tôi phải thừa nhận rằng trong những tháng năm đầy hoài nghi đó, ý tƣởng về một việc làm ổn định, an toàn với một đồng lƣơng khấm khá thật hết sức cám dỗ với chúng tôi. Nhƣng bởi vì sự đảm bảo việc làm không phải là những gì chúng tôi tìm kiếm, nên chúng tôi phải vật lộn hàng ngày trên bờ vực tiền bạc gian nan đó. Năm đó, năm 1985 là năm khốn khó nhất trong cuộc đời của chúng tôi, và dài dăng dẳng nhƣ cả thế kỷ. Ngƣời nào nói tiền bạc không quan trọng chắc chắn ngƣời ấy chƣa bao giờ nếm mùi không có tiền bạc trong một khoảng thời gian dài. Kim và tôi cứ tiếp tục cãi vã và trnh luận. Sợ hãi, lo âu về một tƣơng lai mù mịt và cái đói gặm nhấm càng làm tăng thêm kịch tính cảm xúc của con ngƣời, khiến chúng ta thƣơngf xuyên gây gổ với ngƣời thƣơng yêu chúng ta nhiều nhất. Thế nhƣng, tình yêu mãnh liệt đã kết nối hai chúng tôi lại với nhau, làm cho chúng tôi càng gắn chặt nhau hơn để đƣơng đầu trƣớc nghịch cảnh. Chúng ôi thừa biết chúng tôi đang đi theo hƣớng nào, nhƣng chỉ có điều chúng tôi không biết mình có thể đi đến đích đƣợc hay không. Chúng tôi biết rõ mình lúc nào cũng có thể xin đƣợc một việc làm đảm bảo với mức lƣơng hậu hĩ. Cả hai đứa chúng tôi đều tốt nghiệp dại học, có chuyên môn vững và thái đọ làm việc rất nghiêm túc. Nhƣng chúng tôi khng nhắm tới sự bảo đảm việc làm đó. Điều mà chúng tôi nhắm tới chính là sự tự do về tài chính cho bản thân mình. Vào khoảng năm 1989, chúng tôi trở thành triệu phú. Mặc dù chúng tôi giàu có trong con mắt của nhiều ngƣời, nhƣng bản thân chúng tôi vẫn chƣa thỏa mãn vì chƣa đạt đƣợc giấc mơ của mình. Chúng tôi vẫn chƣa đạt đƣợc sự tự do thực sự về tài chính. Mãi đến năm 1994, giấc mơ ấy mới tròn hiện thực. Từ đó trở đi đến cuối cuộc đời, chúng tôi mới không phải làm cong cho ai nữa. Ngoại trù một thảm họa tài chính
  8. bất ngờ ụp xuống, cho đến nay chúng tôi hoàn toàn đƣợc giải phóng về mặt tiền bạc. Lúc ấy, Kim tròn 37 tuổi và tôi đƣợc 47 tuổi. KHÔNG PHẢI CÓ TIỀN MỚI LÀM RA TIỀN Sở dĩ tôi bắt đầu quyển sách này về tình trạng không nhà cửa và nghèo túng của mình bởi vì tôi thƣờng nghe mọi ngƣời nói, “Phải có tiền mới làm ra tiền.” Tôi không đồng ý với quan điểm đó. Từ tình trạng vô gia cƣ vào 1985 cho tới lúc trở nên giàu có vào nƣm 1989 và sua đó đạt đƣợc sự tự do về tài chính vào năm 1995, quá trình ấy không hề bắt đầu với tiền bạc. Khi chúng tôi khởi sự, chúng tôi làm gì có tiền mà còn bị mắc nợ. Cũng không cần phải có một nền học vấn chính quy đỗ đạt mới làm ra tiền. Tôi tốt nghiệp đại học, nhƣng tôi dmá nói thẳng ra rằng sự tự do về tiền bạc mà tôi đạt đƣợc chẳng ăn mơ rễ má đến những gì tôi học đƣợc ở đại học. Nhiều ngƣời thành công tỏng đời thƣờng bỏ ngang dại học. Những nhân vật nhƣ Thomas Edison - ngƣời sáng lập tập đoàn General Electric; Henry Ford - ngƣời chủ tập đoàn hãng xe Ford; Bill Gate – cha đẻ tập đoàn Microsoft; Micheal Dell - ngƣời sáng lập tập đoang máy vi tính Dell Computers; Ralph Lauren - ngƣời sáng lập hãng may mặc Polo. Bằng cấp đại học chỉ quna trọng đối với những chuyên ngành cổ diển chứ không ích lợi gì đối với việc những nhân vật đó làm cách nào tở thành tỷ phú. Những con ngƣời đó đã tự tạo ra ngành kinh doanh thành công riêng cho mình, và chính là điều mà Kim và Tôi hằng khao khát đạt đến. VẬY THÌ CÁI GÌ MỚI LÀM RA TIỀN? Nhiều ngƣời thƣờng hỏi tôi, “Nếu không cần phải có tiền để làm ra tiền, và trƣờng học không dạy anh cách đạt đƣợc sự tự do về tài chính, thế thì những điều gì mới làm ra tiền?” Câu trả lời của tôi là: Cần phải có một giấc mơ khát khao, một ý chí quyết định rứt khoát, một khả năng học hỏi nhanh nhạy, biết sử dụng những thiên phú có sẵn trong mình, và biết phần nào trong kim tứ đồ tạo ra thu nhập cho mình. KIM TỨ ĐỒ LÀ GÌ? Sơ đồ đƣới đây chính là kim tứ đồ.
  9. L C T Đ L - nhóm ngƣời làm công lãnh lƣơng T – nhóm ngƣời làm tƣ C – nhóm chủ doanh nghiệp, công ty Đ – nhóm nhà đầu tƣ V Ị TRÍ NÀO TRONG KIM TỨ ĐỒ ĐEM LẠI THU NHẬP CHO BẠN? Kim tứ đồ thể hiện 4 cách khác nhau tạo ra tiền bạc cho mọi ngƣời. Chẳng hạn, một ngƣời làm công kiếm tiền nhờ làm thuê cho một ngƣời nào đó hay một công ty. Những ngƣời làm tƣ kiếm tiền bằng cách tự làm việc cho chính mình. Một doanh nhân kiếm tiền từ công việc kinh doanh của mình, và các nhà đầu tƣ kiếm tiền từ nhiều hình thức đầu tƣ đa dạng mà nói khác đi chính là từ việc sử dụng tiền để tạo ra thêm nhiều tiền hơn. Những phƣơng cách kiếm tiền khác nhau đó đòi hỏi những kiểu suy nghĩ, lối sống, kỹ năng chuyên nghiệp, đƣờng lối hập thu giáo dục, và những cá tính tƣơng thích. Những hạng ngƣời khác nhau sẽ bị lôi kéo vào những khu khác nhau trong tứ đồ. Trong khi tiền bạc là đối tƣợng chung, những cách kiếm tiền thì lại thiên hình vạn trạng. Giả nhƣ bạn bắt đầu lƣu tâm đến sự phân chia trên tứ đồ, có lẽ bạn sẽ tự hỏi mình câu này, “Tôi kiếm đƣợc tiền chủ yếu từ phần nào trong Kim Tứ Đố ấy?” Mỗi phần của tứ đồ đều khác nhau. Để kiếm đƣợc tiền từ những phần khác nhau cần phải có những kỹ năng và cá tính khác nhau, cho dù một ngƣời có thể ở cùng lúc những phần khác nhau đó. BẠN CÓ THỂ KIẾM TIỀN TỪ BỐN NHÓM TRÊN TỨ ĐỒ Hầu hết chúng ta đều có khả năng kiếm tiền từ cả bốn nhóm trên từ đồ. Nhóm ngƣời nào mà bạn hay tôi thuộc về đó và chủ yếu kiếm thu nhập từ đó khong phải đƣợc quyết định bởi những gì chúng ta
  10. đƣợc học ở trƣờng, mà chính là những gì thuộc về bản thân của chúng ta – đó là những quan diểm về giá trị, những ƣu điểm, khuyết điểm và sở thích cá nhân. Chính những sự khác nhau gốc rễ dó đã thu hút hay làm chúng ta dội ngƣợc với những nhóm đó trong tứ đồ. Tuy nhiên, cho dù hcúng ta có làm một ngành nghề chuyên môn nào đi nữa, chúng ta vẫn có thể tồn tại và lmà việc trong cả bốn nhóm. Chẳng hạn, một bác sỹ có thể chọn lựa cách kiếm tiền nhƣ một ngƣời làm công - thuộc nhóm L, bằng cách gia nhập vào đội ngũ bác sỹ trong một bệnh viện lớn, hoặc làm việc cho chính phủ trong những dự án chăm sóc y tế công đồng hay trở thành bác sỹ quân y, hoặc làm việc cho một công ty bảo hiểm sức khỏe và nhân thọ. Vị bác sỹ ấy cũng có thể chọn lựa cách kiếm tiền nhƣ một ngƣời làm tƣ - thuộc nhóm T, mở một phòng mạch tƣ, thuê mƣớn một vài y tá và lôi kéo một số bệnh nhân cho riêng mình. Hoặc vị ấy có thể quyết định trở thành một doanh nhân thuộc nhóm C, làm chủ mọt bệnh viện tƣ và thuê mƣớn các bác sỹ khác làm việc trong bệnh viện đó của mình. Vị bác sỹ có thể xem xét khả năng mƣớn một vị quản lý điều hành công ty bệnh viện của mình, và nhƣ vậy trong trƣờng hợp đó vị bác sỹ làm chủ mọt công việc kinh doanh nhƣng không cần phải làm việc trong dó. Vị bác sỹ cũng có thể quyết định làm chủ một ngành nghề kinh doanh nào đó chả liên quan gì đến ngành y, nhƣng vẫn thực hành nghề y của mình ở một nơi nòa đó. Trong trƣờng hợp ấy, vị bác sỹ có thể tạo ra thu nhập vừa nhƣ ngƣời thuộc nhóm L, vừa nhƣ ngƣời thuộc nhóm C. Còn đối với nhóm Đ, vị bác sỹ có thể kiếm tiền bằng cách trở thành cổ đông hùn vốn vào một chuyện kinh doanh của ngƣời khác, hay bằng những công cụ đầu tƣ nhƣ thị trƣờng chứng khoán, thị trƣờng trái phiếu, thị trƣờng bất động sản. Những từ quan trọng nhất chính là những từ “Kiếm tiền từ”. Không phải ngành nghề chúng ta đang làm là quna trọng, mà chính cách chúng ta kiếm tiền mới quan trọng hơn hết. NHỮNG PHƢƠNG CÁCH KHÁC NHAU TẠO RATHU NHẬP Chính những sự khác nhau gốc rễ về quan điểm giá trị, ƣu điểm, khuyết điểm và sở thích mới ảnh hƣởng chúng ta chọn lựa phƣơng cách tạo ra thu nhập từ nhóm nào. Nhiều ngƣời chỉ thích làm công trong khi khối ngƣời khác lại rất ghét chuyện ấy. Nhiều ngƣời say mê việc làm chủ một công ty nhƣng lại không muốn điều hành nó, nhƣng cũng biết bao nhiêu ngƣời vừa thích làm chảu công ty nhƣng lại không muốn điều hành nó, nhƣng cũng biết bao nhiêu ngƣời vừa thích làm chủ công ty lại vừa thích tự quản lý ều hành công ty của mình. Nhiều ngƣời rất ƣa thích viẹc đầu tƣ, trong khi trong con mắt của nhiều ngƣời khác chỉ thấy nguy cơ bị mất tiền. Hầu hết chúng ta đều ít nhiều có hết những tính cách đó. Để có thể thành công trong bốn nhóm thƣờng đòi hỏi phải có sự định hƣớng thích nghi những giá trị gốc rễ tƣơng ứng trong con ngƣời ta.
  11. BẠN CÓ THỂ GIÀU HOẶC NGHÈO Ở CẢ BỐN NHÓM. Một điều không kém quna trọng cần lƣu ý là chúng ta có thể giàu hay nghèo ở cả bốn nhóm. Trong mỗi nhóm, có nhiều ngƣời có thể kiếm đƣợc hàng triệu đô nhƣng cũng có vô số ngƣời bị khánh kiệt. Thuộc về nhóm này hay nhóm khác không nhất thiết đảm bảo sẽ thành công về tài chính. KHÔNG PHẢI BỐN NHÓM ĐỀU NHƢ NHAU Hiểu đƣợc những đặc thù của bốn nhóm trong tứ đồ, bạn sẽ nhận định đƣợc nhómnào thích hợp nhất với bạn. Chẳng hạn, một trong nhiều lý do khiến tôi chủ yếu hành động nhƣ nhóm ngừô C hay Đ là do những lợi thế về thuế. Đối với những ngƣời làm việc ở phần bên trái tứ đồ, có rất ít khả năng giảm thuế hợp pháp, không nhƣ đối với phần bên phải của tứ đồ. Khi làm việc tạo ra thu nhập thuộc nhóm ngƣời C hay Đ, tôi có thể kiếm tiền nhanh hơn và bắt đồng tiền đó làm việc cho tôi lâu hơn mà không phải trả thuế quá mức. NHỮNG CÁCH KẾM TIỀN KHÁC NHAU Tứ đồ phân biệt rõ những cách khác nhau mà con ngƣời sử dụng để tạo ra tiền cho mình. Có những cách tạo ra tiền đầy ý thức trách nhiệm hơn là phải làm lụng vì nó. HAI NGƢỜI BỐ KHÁC NHAU VÀ NHỮNG QUAN ĐIỂM KHÁC NHAU VỀ TIỀN BẠC. Ngƣời bố có học thức cao của tôi có niềm tin sâu sắc cho rừng sự đam mê tiền bạc là tội lỗi. Việc kiếm lợi quá mức chỉ biểu hiện sự tham lam. Ngƣời đã rất ngƣợng nghịu khi báo trí đăng tải mức lƣơng của ngƣời, chỉ bởi vì ngƣời cảm thấy đã đƣợc trả lƣơng quá mức trong khi những giáo viên khác làm việc cho ngƣời đang lãnh một đồng lƣơng ít ỏi. Bố tôi là một con ngƣời trung hậu, thực thà và cần mẫn,lúc nào cũng bảo vệ hết mình cho quan điểm của mình là tiền bạc không phải là vấn đề quan trọng đối với cuộc đời mình. Ngƣời bố có học thức cao nhƣng nghèo của tôi luôn nói: “Ta không quan tâm đến tiền bạc.” “Ta sẽ không bao giờ giàu.”
  12. “Ta không đủ sức mua vật ấy.” “Đầu tƣ là rủi ro.” “Tiền bạc phải là mọi thứ.” TIỀN BẠC HỖ TRỢ CHO CUỘC SỐNG. Ngƣời bố giàu của tôi lại có quan điểm khác hẳn. Ngƣời cho rằng thật là khờ dại khi phải bỏ cả cuộc đời làm việc vì tiền và phải giả vờ coi tiền là không quan trọng. Ngƣời bố giàu tin rằng cuộc sống quan trọng hơn tiền rất nhiều, nhƣng tiền lại quan trọng trong việc hỗ trờ cuộc sống. Ngƣời thƣờng nói, “Con chỉ có bấy nhiêu giờ trong một ngày, vậy mà con lại làm việc thật là cực nhọc. Vậy lý gì phải làm việc cực nhọc vì tiền? Hãy học cách điều khiển tiền bạc và nhân sự làm việc lại cho con, và khi ấy con có thế rảnh rỗi làm những chuyện quan trọng của đời con.” Đối với ngƣời bố giàu, những gì quan trọng sẽ là: 1. Có nhiều thời gian để nuôi con mình 2. Có tiền làm việc từ thiện và tài trợ những công trình cần thiết 3. Tạo ra công ăn việc làm và sự ỏn định về tài chính cho cộng đồng 4. Có thời gian và tiền bạc chăm sóc sức khỏe cho chính bản thân mình 5. Có thể du lịch vòng quanh thế giới cùng với ngƣời thân “Những chuyện đó phải cần tiền”, ngƣời bố giàu bảo. “Đó chính là lý do tại sao tiền bạc trở nên quan trọng đối với ta. Tiền bạc quan trọng nhƣng ta không muốn bỏ cả đời mình làm việc cho nó.” CHỌN LỰA VỊ TRÍ Một nguyên nhân tại soa hai vợ chồng tôi luôn tập trung vào những nhóm C và Đ, giữa lúc chúng tôi không có nhà để ở, là bởi vì tôi đã đƣợc tiếp thu kinh nghiệm và dạy dỗ rất nhiều về những nhóm ngƣời ấy. Chính nhờ sự hƣớng dẫn của ngƣời bố giàu đã giúp cho tôi hiểu rõ các ƣu thế về tài chính và chuyên nghiệp khác nhau giữa mỗi nhóm. Đối với tôi, những nhóm nằm bên phải tứ đồ, tức là nhóm C và Đ, mới đem lại những cơ hội tốt nhất cho sự thành đạt về tài chính và sự tự do về tiền bạc. Ở ngƣỡng cửa 37 tuổi đời, tôi dã từng trải qua biết bao thành công và thất bại ở cả bốn nhóm, mà nhờ đó đã giúp tôi thấy rõ đƣợc phnà nào về những tính cách cá nhân của bản thân mình, những sỉƣ thích, cái hay và cía dở. Và tôi đã biét đựơc nhóm nào tôi sẽ thnàh công khi hành động trong đó.
  13. CÁC BẬC CHA MẸ LÀ THẦY GIÁO Ngay từ khi tôi cong nhỏ, ngƣời bố giàu đã thƣờng xuyên đề cập đến Kim Tứ Đồ. Ngƣời đã giải thích với tôi về sự khác nhau giữa một ngƣời thành đạt ở phía bên trái và bênphả của tứ đồ. Thế nhƣng lúc đó vì quá nhỏ, tôi chƣa lĩnh hội hết những gì ngƣời nói. Tôi khogn hiểu đƣợc sự khác nhau trong cách suy nghĩ, lập luận giữa mọt ngƣời làm công và một ngƣời làm chủ. Đơn giản, tôi chỉ lo làm sao có thể tồn tại đƣợc tỏng trƣờng và lớp. Thế nhƣng, tôi đã nghe những gì Ngƣời nói và những điều đó chẳng bao lâu trở nên có ý nghĩa đối với tôi. Có hai ngƣời bố năng động và thành công ở quanh tôi đã giúp cho tôi có thể đối chiếu và hiểu đƣợc những lời nói của mỗi ngƣời. Chính những gì hai ngƣời bố đang làm và hành động đã minh họa rõ nét nhất sự khác nhau giữa phía L – T và C – Đ của tứ đồ. Lúc đầu, những sự khác nhau đó mờ nhạt nhƣng dần dần chúng trở nên rõ nét đến rành rành. Chẳng hạn, một kinh nghiệm đau khổ nhất đối với tôi khi còn nhỏ là khoảng thời gian mà ngƣời bố này đã chơi với tôi so với ngƣời bố kia. Khi cả hai ngƣời bố mỗi lúc một thành công và nổi tiếng, tôi nhận thấy rõ nét một trong hai ngƣời càng có ít thời gian bên cạnh vợ và bốn đứa con nhỏ của mình. Ngƣời bố ruột của tôi lúc nào cũng ở ngoài đƣờng, bận rộn với các buổi họp liên miên, hoặc vội vã chạy ra phi trƣờng bắt kịp chuyến bay đến những buổi họp khác. Ngƣời càng thành công chừng nào thì lại càng ít ăn cơm tối với gia đình chừng ấy. Vào những ngày nghỉ cuối tuần ở nhà, Ngƣời lại vùi đầu vào hàng đống giấy tờ công việc trong văn phòng làm việc nhỏ bé của Ngƣời. Trong khi đó ngƣời bố giàu càng có nhiều thời gian rảnh rỗi hơn khi ngƣời thành công hơn. Nột trong những lý do khiến tôi đã đựơc học thật nhiều về tiền bạc, tài chính, chuyện kinh doanh và ự đời chỉ vì ngƣời bố giàu mỗi lúc mỗi có nhiều thời gian hƣon nói chuyện với con của Ngƣời và với tôi. Một kinh nghiệm khác là cả hai ngƣời bố khi càng thành công càng kiếm ra đƣợc nhiều tiền, thế nhƣng ngƣời bố ruột học thức cao của tôi lại càng nún sâu vào nợ. Và vì thế, ngƣời càng làm việc cật lực hơn để rồi nhận ra mình càng bị đánh thuế thu nhập nhiều hơn. Chủ ngân hàng và kế toán của Ngƣời khuyên ngƣời đi mua một căn nhà to hơn để giảm thuế. Và thế là ngƣời nghe theo, mua một căn nhà to hơn, nhƣng cũng vì thế ngƣời càng phải ra sức làm việc để có đủ tiền trả căn nhà mới, và những điều đó càng làm cho ngƣời mỗi lúc một xa với tổ ấm của mình. Ngƣời bố giàu lại khác hẳn. Ngƣời làm ra thật nhiều tiền, nhƣng lại trả ít thuế hơn. Ngƣời cũng có chủ ngân hàng và kế toán riêng của mình, nhƣng ngƣời không nghe theo lời tƣ vấn nhƣ ngƣời bố ruột học thức của tôi. NGUYÊN NHÂN CHÍNH
  14. Thế nhƣng, động cơ chính thúc đẩy tôi vƣợt rào từ phía bên trái sang phía bên phải của tứđồ lại là những gì đã ụp đổ xuống cuộc đời ngƣời bố nghèo có học thức cao của tôi, giữa lúc ngƣời đang đứng trên đỉnh cao sự nghiệp. Vào đầu những năm 70, tôi đã tốt nghiệp xong đại học và gia nhập một khóa đào tạo phi công lái máy bay ở Pensacola thuộc tiểu bang Florida để chuẩn bị tham chiến ở Việt Nam. Ngƣời bố học thức của tôi lúc ấy đang nhiệm chức tổng Thanh tra ngành giáo dục của tiểu bang Hawaii và là một thành viên trong Ban Tƣ Vấn cho Thống Đốc tiểu bang. Sau cuộc bầu cử Thống đốc tiểu bang, vị thống đốc đƣợc tái nhiệm - tức giận vì bố tôi đã tham gai vận động tranh cử cho đối thủ của mình – đã âm thầm chỉ thị không cho phép bố tôi đƣợc làm lại trong chính phủ của tiểu bang Hawaii. Và ngƣời đã không bao giờ kiếm đƣợc việc làm nhƣ cũ. Ở tuổi 54, bố tôi phỉa chạy đi xin việc làm, còn tôi thì trên đƣờng tòng quân đến Viet Nam. Ở lứa tuổi ngũ tuần ấy, bố tôi đnàh đi kiếm một việc làm mới. Ngƣời làm hết từ chỗ này đến chỗ khác với chức danh nghe thật kêu nhƣng lƣơng thấp. Đại loại nhƣ chức qunả lý điều hành một cơ quan phi lợi nhuận XYZ, hoặc giám đốc một tổ chức ABC cũng phi lợi nhuận. Bố tôi là một ngƣời đang ông cao ráo, thông minh và năng động, nhƣng ngƣời không bao giờ còn đƣợc chào đón trong thế giới mà ngƣời đã làm việc hơn nửa cuộc đời, thế giới của những công chức chính phủ. Ngƣời xoay ra làm ăn, bắt đầu với một vài chuyện kinh doanh nhỏ. Có một dạo ngƣời làm tƣ vấn, và còn mua một thƣơng quyền kinh doanh nổi tiếng, nhƣng tất cả đều thất bại. Khi ngƣời càng lớn tuổi, bầu nhiệt huyết trong ngƣời càng giảm, và sự dũng cảm dám bắt đầu lại từ đầu cũng suy yếu dần. Ý chí của ngƣời mỗi lúc một giảm bớt đi cứ sau mỗi một vụ kinh doanh thất bại. Ngƣời đã từng là ngƣơif làm công thành đạt trong nhóm L, nay cố tồn tại trong nhóm T mà ngƣời không hề có kinh nghiệm và sự đam mê của chính mình. Ngƣời yêu thích ngành giáo dục công cộng vô cùng, nhƣng chẳng có cách nào quay trở lại với thế giới ấy. Chính quyền tiểu bang đã ngầm chỉ đạo cấm mọi ngành giáo dục đƣợc phép tuyển dụng ngƣời, mà trên một khía cạnh nào đó ta có thể coi ngƣời đã bị liệt vào “Sổ bìa đen.” Nếu không có bảo hiểm xã hội và y tế, có lẽ những năm tháng cuối đời Ngƣời đã bị nghèo túng khốn khổ. Ngƣời qua đời với một tâm trạng cực kỳ nản chí và phẫn nộ, nhƣng lƣơng tâm của ngƣời đã hoàn toàn an ổn và trong sạch. Nhƣ vậy điều gì đã khiến tôi cma tâm chịu đựng những năm tháng đen tối ấy cào năm 1985? Đos chính là ký ức khủng khiếp giày vò về một ngƣời bố có học thức phải ngồi ở nhà chờ từng tiếng điện thoại reo, và cố thành công trong thế giới kinh doanh mà thế giới đó ngƣời chẳng biết một chút gì. Chính điều đó và chính ký ức êm đềm khi chứng kiến ngƣời bố giàu mỗi lúc một hạnh phúc và thành công khi ngƣời càng lớn tuổi đã đem lại cho tôi mọt khao khát đầy cảm hứng. Thay vì lụn bại ở tuổi 54, ngƣời bố giàu đã thành công ngoài sức tƣởng tƣợng. Trƣớc đó nhiều năm ngƣời đã giàu rồi, nhƣng đến lúc đó ngƣời lại càng giàu hơn gấp ngàn lần. Ngƣời thƣờng xuyên xuất hiện trên mặt báo nhƣ một daonh nhân đã mua đứt vùng Waikiki và Maui. Những năm tháng miệt mài xây dựng kinh doanh và đầu tƣ có
  15. phƣơng pháp đã gặt hái cho ngƣời những mùa bội thu, và làm cho ngƣời trở thành một trong những tỷ phú giàu nhất ở quần đảo Hawaii. SỰ KHÁC NHAU NHỎ BÉ CÓ THỂ DẪN ĐẾN SỰ KHÁC NHAU TO LỚN Vì Ngƣời bố giàu đã giải thích cặn kẽ Kim tứ đồ cho tôi, nên tôi có thể thấy rất rõ những sự khác nhau nhỏ bé mỗi lúc một lớn theo thời gian làm việc của một con ngƣời. Nhờ có tứ đồ, tôi có thể tập trung vào việc chọn lựa nhóm ngƣời mà tôi muốn gia nhập, hơn là lựa chọn những gì mà tôi muốn làm. Trong những năm tháng thê thảm nhất của đời mình, chính sự hiểu biết sâu sắc và những kinh nghiệm rút ra từ cuộc đời của hai ngƣời bố có tác động mạnh mẽ, đã giúp cho tôi chịu đựng và vƣợt qua. NHỮNG CÂU CHUYỆN KHÔNG CHỈ DỪNG LẠI Ở KIM TỨ ĐỒ Kim tứ đồ chẳng qua chỉ là những nét gạch và một vài ký tự trong đó. L C T Đ Nếu bạn quan sát bên dƣới bề mặt của hình vẽ đơn giản ấy, bạn sẽ nhìn thấy đƣợc những thế giới hoàn toàn khác nhau cũng nhƣ những phƣơng diện khác nhau nhìn về thế giới. Khi một ngƣời nhìn xã hội bằng cặp mắt của cả nhóm bên trái lẫn nhóm bên phải tứ đồ, tôi có thể thú thật là thế giới sẽ rất khác nhau tùy theo vị trí ngƣời ấy đang đứng và tồn tại trong xã hội. Và những sự khác nhau ấy chính là đề tài chủ yếu của quyển sách này. Sau khi đọc quyển sách này, sẽ có bạn muốn thay đổi ngay cách kiếm tiền của mình, nhƣng cũng có bạn hoàn toàn hạnh phúc tiếp tục thế đứng của mình trong xã hội. Bạn có thể chọn hành động cùng lúc trong nhiều nhóm, thậm chí ở cả bốn nhóm. Tất cả chúng ta đều rất khác nhau, và một nhóm này không chắc quan trọng hơn nhóm khác. Trên mỗi ngôi làng, thị tứ, thành phố hay mỗi quốc gia trên thế giới, vẫn rất cần có mọi ngƣời hoạt động ở bốn nhóm nhằm đảm bảo sự ổn định về tài chính trong cộng đồng. Hơn thế nữa, khi chúng ta già đi và tích lũy nhiều kinh nghiệm khác nhau, sở thích của chúng ta se thay đổi.Chẳng hạn, tôi nhận thấy có nhiều thanh niên thiếu nữ sau khi ra trƣờng thƣờng hài lòng khi kiếm đƣợc một việc làm. Thế nhƣng sau nhiều năm, nhiều ngƣời trong số ấy sẽ không còn hứng thú leo từng bậc thang chức vị trong cong sở, hoặc hết đam mê với lĩnh vƣc kinh doanh mà mình đang hoạt động. Những thay đổi về tuổi tác và kinh nghiệm thƣờng khiến một ngƣời đi tìm những cái đích mới để phát triển, đƣợc thách
  16. thức, kiếm nhiều tiền hơn và nhiều hạnh phúc cá nhân hơn. Tôi hy vọng với quyển sách này sẽ có thể đem lại cho bạn một vài đột phá trong tƣ duy và ý tƣởng để đạt đƣợc những mục đích đó. Nói tóm lại, quyển sách này không viết về chuyện vô gia cƣ, mà là chuyện tìm kiếm một ngôi nhà trú ẩn, một ngôi nhà trong một nhóm hay cả bốn nhóm ngƣời của xã hội. CHƢƠNG 2NHỮNG CON NGƢỜI KHÁC NHAU THUỘC NHỮNG NHÓM KHÁC NHAU “Không thể dạy cho một con chó già những trò chơi mới đƣợc”, ngƣời bố có học thức cao của tôi hay nói câu ấy. Tôi đã từng ngồi trò chuyện với Ngƣời nhiều lần, cố gắng giải thích cho Ngƣời hiểu Kim tứ đồ mà tôi hy vọng có thể nhờ đó giúp cho Ngƣời lóe lên những hƣớng đi mới trong vấn đề tiền bạc. Khi gần đến tuổi 60, Ngƣời mới nhận ra nhiều giấc mơ nhiều giấc mơ của mình sẽ không bao giờ thực hiện đƣợc. “Ta đã thử nhƣng nó không thành công con ạ,” Ngƣời nói thế. Bố tôi muốn ám chỉ đến những nỗ lực của mình cố thành công trong nhóm T nhƣ một chuyên viên tƣ vấn làm tƣ, và trong nhóm C khi ngƣời đã đem hết toàn bộ số tiền dành dụm đƣợc để làm vốn kinh doanh một thƣơng quyền hãng kem nổi tiếng, nhƣng rồi đã bị thất bại hoàn toàn. Vốn thông minh ngƣời hiểu đƣợc về mặt lý thuyết là cần phải có những kỹ nƣng khác nhau cho mỗi nhóm khác nhau. Ngƣời biết có thể học chúng rất mau nếu nhƣ ngƣời muốn. Thế nhƣng vẫn có điều gì đó kiềm hãm Ngƣời lại. Một bữa nọ sau khi ăn trƣa xong, tôi trò chuyện với ngƣời bố giàu về bố ruột của tôi. “Bố con và ta không giống nhau từ gốc rễ con ạ”, ngƣời bố giàu nói. “Trong khi chúng ta cùng là con ngƣời có cảm giác sợ hãi, lo âu, niềm tin, ƣu điểm và khuyết điểm, cách chúng ta phản ứng và xử lý những điều đó lại khác nhau vô cùng.” “Bố có thể cho con biết sự khác nhau không?” tôi hỏi. “Không thể nói hết trong một bữa ăn trƣa đâu”,ngƣời bố giàu nói. “Nhƣng cách chúng ta phản ứng trƣớc những sự khác nhau đó chính là nguyên nhân khiến chúng ta cứ bám lại với nhóm này hay nhóm khác. Khi bố con cố gắng đi từ nhóm L sang nhóm C, ông có thể hiểu đƣợc quá trình ấy về mặt lý trí, nhƣng lại không thể thực hiện đƣợc về mặt cảm tính. Khi sự việc bắt đầu trục trặc và ông bị lỗ, ông không biết cách làm thế nào giải quyết vấn đề và thế là bố con lại quay về với nhóm ngƣời mà ông cảm thấy thoải mái nhất.” “Trở lại nhóm L và thỉnh thoảng nhóm T”, tôi nói.
  17. Ngƣời bố giàu gật đầu. “Khi nỗi sợ bị mất tiền và thất bại trở nên quá mức đến cào xé trong lòng, nỗi sợ mà cả ta và bố con đều có, bốn cón liền chọn giải pháp bảo đảm trong khi ta chọn giải pháp tự do”. “Và đó chính là sự khác nhau căn bản”, tôi vừa nói vừa vẫy tay cho bồi bàn tình tiền. “Mặc dù chúng ta đều là con ngƣời”, ngƣời bố giàu lặp lại, “Khi đụng đến tiền bạc và những cảm xúc dính đến tiền bạc, tất cả chúng ta đều phản ứng khác nhau. Và chính cách chúng ta phản ứng trƣớc những cảm xúc ấy thƣờng quyết định cách chúng ta chọn lựa cách kiếm tiền.” “ Những con ngƣời khác nhau thuộc những nhóm khác nhau”, tôi nói. “Đúng vậy”, ngƣời bố tiếp tục nói khi chúng tôi đứng dậy và bƣớc ra cửa. “Nếu con muốn thành công trong bất kỳ nhóm nào, con cần phải biết nhiều thứ khác chứ không chỉ là những kỹ năng cần có. Con cũng cần phải biết những sự khác nhau gốc rễ đã khiến cho mọi ngƣời đóng chốt ở những nhóm khác nhau. Nắm đƣợc điều đó, cuộc đời sẽ trở nên dễ dàng hơn với con rất nhiều.” Tôi bắt tay ngƣời bố giàu và nói lời từ biệt khi ngƣời tùy tùnglái chiếc xe của ngƣời lại gần. “Ồ bố à, còn một điều cuối cùng”, tôi nói vội vã. “Bố con có thay đổi đƣợc không?” “Dĩ nhiên là đƣợc”, ngƣời bố giàu nói. “Ai cũng có thể thay đổi đƣợc. Nhƣng thay đổi nhóm ngƣời mình theo không giống nhƣ chuyện đổi việc hay đổi nghề đâu. Thay đổi nhóm ngƣời thƣờng là một sự thay đổi cách mạng về con ngƣời của con, cách suy nghĩ và cách nhìn về xã hội, thế giới. Sự thay đổi đó có thể dễ dàng với số ngƣời này hơn với số ngƣời khác chỉ vì có nhiều ngƣời thích sự thay đổi, trong khi cũng có khối ngƣời khác rất bảo thủ. Đôie nhóm thƣờng là một kinh nghiệm đổi đời. Sự thay đổi ấy thật mãnh liệt và triệt để y nhƣ sự thay đổi thoát lốt của con nhộng thành con bƣớm. Không những bản thân con thay đổi mà bạn bè con cũng sẽ thay đổi. Trong khi con vẫn giao hảo tốt với những ngƣời bạn cũ, nhƣng sự thay đổi của con sẽ ảnh hƣởng đến sự giao hảo đó, giống nhƣ những con bƣớm thật khó lòng sinh hoạt giống nhƣ những con nhộng. Do đó, sự thay đổi ấy là một cuộc cách mạng thực sự, và không có nhiều ngƣời dám đƣơng đầu và chấp nhận sự thay đổi ấy đâu”. ĐÂU LÀ SỰ KHÁC NHAU? Làm sao tôi có thể nhận ra ngƣời nào thuộc nhóm L, T, C, Đ mà không biết nhiều về họ? Một trong nhiều cách là lắng nghe những gì họ nói. Ngƣời bố giàu thƣờng nói, “Nếu ta lắng nghe một ngƣời nào đó nói, ta đang bắt đầu dò hiểu và cảm nhận linh hồn của ngƣời ấy”.
  18. CÂU NÓI CỦA NGƢỜI NHÓM L Ngƣời thuộc nhóm L, tức là ngƣời làm công, thƣờng hay nói, “Tôi đang tìm một công việc ổn định, bảo đảm có mức lƣơng cao và nhiều phúc lợi”. CÂU NÓI CỦA NGƢỜI NHÓM T Ngƣời nhóm T, gồm những ngƣời làm tƣ hay nói: “Mức giá của tôi là 35 đô một giờ” “Mức hao hồng bình thƣờng của tôi là 6% giá bán” “Dƣờng nhƣ tôi chẳng bao giờ kiếm đƣợc một ngƣời siêng năng và làm giỏi” “Tôi đã làm hơn 20 tiếng cho dự án này” CÂU NÓI CỦA NGƢỜI NHÓM C Ngƣời nhóm C tức là chủ công ty thƣờng nói, “Tôi đang tìm một giám đốc điều hành mới cho công ty mình.” CÂU NÓI CỦA NGƢỜI NHÓM Đ Ngƣời nhóm Đ, gồm những nhà đầu tƣ, hay nói, “Mức lời của tôi tính trên tỷ lệ lợi nhuận ròng hay gộp” CÔNG CỤ LỜI NÓI Một khi ngƣời bố giàu biết đƣợc ngƣời đƣợc phỏng vấn về mặt bản chất thuộc nhóm nào, tối thiểu lúc ấy Ngƣời cũng biết đƣợc ngƣời ấy muốn gì, có thể ra điều kiện gì với anh ta, và nói với anh ta bằng cách nào. Ngƣời luôn nói, “Ngôn ngữ là một công cụ đáng sợ” Ngƣời thƣờng xuyên nhắc nhở chúng tôi điều này. “Nếu con muốn trở thành một ngƣời lãnh đạo, con cần phải là một bậc thầy về ngôn ngữ” Nhƣ vậy, một trong những kỹ năng cần thiết để trở thành một ngƣời nhóm C thành đạt phải là một ngƣời biết làm chủ lời nói, sử dụng lời nói đúng chỗ tùy theo từng đối tƣợng khác nhau. Ngƣời đã dạy chúng tôi trƣớc hết tập lắng nghe cẩn thận những gì một ngƣời nói, và tiếp sau đó là biết cách những lời nói nào nên dùng, trong ngữ cảnh nào dùng chúng để tạo hiệu quả ấn tƣợng nhất đối với ngƣời nghe. Ngƣời bố giàu giải thích, “Một lời nói có thể làm hứng khởi ý chí của một ngƣời, nhƣng cũng có thể làm ngƣời khác sợ hãi né tránh”.
  19. Chẳng hạn nhƣ từ “rủi ro” có thể làm một nhà đầu tƣ rất phấn khởi trong khi có thể khiến cho một ngƣời làm công lãnh lƣơng hoảng hốt và sợ đến co vòi. Để trở thành những nhà lãnh đạo tài ba, ngƣời bố giàu đã nhấn mạnh trƣớc hết chúng tôi phải là những ngƣời biết lắng nghe, bởi vì nếu không bạn sẽ chẳng thể nào cảm nhận đƣợc cảm xúc va linh hồn của ngƣời đối thoại. Và nếu bạn không cảm nhận và thấu hiểu đƣợc con ngƣời của họ, bạn sẽ không bao giờ biết đƣợc mình đang nói chuyện với hạng ngƣời nào. NHỮNG SỰ KHÁC NHAU GỐC RỄ Nguyên nhân khiến cho ngƣời bố giàu nói, “Hãy lắng nghe lời họ nói và cảm nhận linh hồn họ”, là bởi vì tiềm ẩn phía bên bên dƣới những lời nói ấy chính là những bản chất khác nhau từ gốc rễ của mỗi cá nhân. THỜI GIAN VÀ TIỀN BẠC CẢU NGƢỜI KHÁC Phần lớn chúng ta đều nghe về những bí mật làm giàu trở thành tỷ phú nhƣ thế này: 1. Thời gian của ngƣời khác. 2. Tiền bạc của ngƣời khác Hai điều này có thể thấy ngay ở phía bên phải của tứ đồ, trong khi đó những ngƣời làm việc ở phía bên trái tứ đồ lại là những ngƣời mà thời gian và tiền bạc của họ bị nhóm kia sử dụng. Nguyên nhân chủ yếu đã khiến hia vợ chồng tôi bỏ thời gian để ra sức xây dựng một hệ thống kinh doanh kiểu nhóm C hơn là kiểu nhóm T,là bởi vì chúng tôi đã đã nhận ra ích lợi về lâu dài trong việc sử dụng “thời gian của ngƣời khác”. Một trong những yếu điểm của một ngƣời thuộc nhóm T là sự thành công của ngƣới ấy phải đổi lấy bằng cái giá làm việc cực nhọc. Nói cách khác, càng thành công chừng nào ngƣời ấy lại càng phải làm việc nhiều giờ hƣon, cần mẫn hơn. Khi thiết kế mô hình kinh doanh kiểu nhóm C, sự thành công chứng tỏ sự mở rộng và khuếch trƣơng của hệ thống, dẫn đến việc sẽ thuê mƣớn nhiều nhân công. Nói cách khác, bạn sẽ làm việc ít hơn mà vẫn kiếm đƣợc nhiều hơnvà có nhiều thời gian rảnh rỗi hơn. Phần còn lại của quyển sách này sẽ đi sâu vào những kỹ năng cũng nhƣ cách suy nghĩ cần có của một ngƣời thuộc phía bên phải tứ đò. Kinh nghiệm bản thân của tôi cho thấy để có thể thành công trong nhóm bên phải, cần phải có một lối suy nghĩ và những thủ thuật kinh doanh khác nhau. Nếu bạn có đủ khả năng sẵn sàng thay đổi cách suy nghĩ của mình, tôi tin chắc bạn sẽ thấy con đƣờng đi đến sự tự do và bảo
  20. đmả về tiền bạc khá dễ dàng. Dĩ nhiên sẽ có bạn thấy con đƣờng đó chông gai và khó đi vô cùng, nhƣng sở dĩ nhƣ vậy là vì bạn đã quá kẹt dính vào một nhóm, quá bảo thủ với lối suy nghĩ lâu nay của mình. Ở một mức tối thiểu nào đó, bạn sẽ thấy đƣợc tại sao có một vài ngƣời làm việc ít, nhƣng lại kiếm nhiều tiền, trả thuế ít và đƣợc bảo đảm về tài chinh hơn những ngƣời khác. Đó chỉ là vấn đề hiểu biết nhóm nào cần phải nhắm tới và khi nào thực hiện cuộc hành chính đó cho chính bản thân mình. KIM CHỈ NAM CỦA SỰ TỰ DO Kim tứ đồ không phải là một nhóm quy tắc hay bí quyết gì cả. Nó chỉ là kim chỉ nam hƣớng dẫn cho những ai muốn sử dụng nó. Tứ đồ đã dẫn dắt vợ chồng tôi suốt cuộc hành trình từ lúc vật lộn với tiền bạc mỗi ngày cho đến khi đạt đến sự bảo đảm về tài chính và cuối cùng là sự tự do hoàn toàn. Chúng tôi không muốn mỗi ngày phải thức dậy và làm việc vì tiền suốt cả đời mình. SỰ KHÁC NHAU GIỮA NGƢỜI GIÀU VÀ NHỮNG NGƢỜI KHÁC Cách đây vài năm, tôi đọc đƣợc một bài báo tiết lộ đối với hầu hết những ngƣời giàu, hết 70% thu nhập của họ kiếm đƣợc từ các khoản đầu tƣ (nhóm Đ) và phần còn lại không quá 30% thu nhập phát sinh từ lƣơng (nhóm L). Nếu những ngƣời ấy có là những ngƣời làm cong đi chăng nữa, họ cũng là nhân viên trong chính tập đoàn của họ. Trong khi đó đối với đa số ngƣời nghèo và tần lớp trung lƣu, tối thiểu hết 80 % thu nhập của họ có từ lƣơng, thuộc nhóm L và T, và ít hơn 20% thu nhập phát sinh từ các khoản đầu tƣ, thuộc nhóm Đ. SỰ KHÁC NHAU GIỮA VIỆC CÓ TIỀN VÀ SỰ GIÀU CÓ Trong chƣơng 1, tôi đã viết rằng hai vợ chồng tôi thành triệu phú vào năm 1989, nhƣng mãi đến năm 1994 chúng tôi mới đạt đến tự do hoàn toàn về tiền bạc. Có sự khác nhau giữa việc có tiền và sự giàu có. Vào khoảng năm 1989, chuyện làm ăn của chúng tôi đã đem lại cho chúng tôi rất nhiều tiền. Chúng tôi càng lúc cang kiếm đƣợc nhiều hơn mà không cần phải làm nhiều giờ hơn, bởi vì hệ thống kinh doanh cứ liên tục phát triển mà không cần chúng tôi phải bỏ sức ra nhiều. Chúng tôi đã đạt đựơc điều mà hầu hết mọi ngƣời coi đó là sự thành công về tiền bạc. Chúng tôi vẫn cần phải bỏ nhiều tiền thu đƣợc từ chuyện kinh doanh của mình vào đầu tƣ các tài sản hữƣ hình. Công việc kinh doanh của chúgn tôi thanh công rực rỡ, nhƣng chính lúc đó, chúng tôi cần
  21. phải tập trung phát triển các tài sản của mình đến mức mà nguồn thu nhập magn lại từ những tài sản đầu tƣ ấy vƣợt xa chi phí sinh hoạt hằng ngày của chúng tôi. Quá trình nỗ lực đó của chúng tôi có thể đƣợc tóm tắt trong những sơ đò dƣới đây. Bảng tóm tắt thu nhập Chuyện kinh doanh Thu nhập Chi phí Đến năm 1994, thu nhập thụ động từ tất cả các tài sản của chúng tôi đã vƣợt xa chi phí sinh hoạt. Đến khi ấy, chúng tôi mới thực sự giàu có. Bảng tóm tắt thu nhập Thu nhập Chi phí
  22. Tài sản Nợ Trong thực tế, chuyện kinh doanh của chúng tôi cũng đƣợc coi nhƣ một tài sản bởi vì nó mang lại thu nhập mà không cần đến nhiều công sức chúng tôi bỏ vào. Trên quan điểm cá nhân của chúng tôi về sự giàu có, chúng tôi luôn đảm bảo mình phải có những tài sản đầu tƣ nhƣ địa ốc hay chứng khoán mang lại thu nhập nhiều hơn chi phí sinh hoạt của mình, và nhƣ thế chúng tôi mới có thể tự cho mình là giàu có. Một khi nguồn thu nhập từ cột tài sản trở nên lớn hơn nguồn thu nhập kiếm đƣợc từ cột tài sản trở nên lớn hơn nguồn thu nhập kiếm đƣợc từ chuyện kinh doanh, chúng tôi liền sang nhƣợng việc làm ăn đó cho đối tác. Từ lúc ấy, chúng tôi mới thực sự giàu có. ĐỊNH NGHĨA SỰ GIÀU CÓ Sự giàu có đƣợc định nghĩa nhƣ là: “Số ngày bạn có thể sinh hoạt mà không cần đòi hỏi sự làm việc của bạn (hay của ngƣời nhà bạn) trong khi bạn vẫn có thể duy trì mức sống nhƣ bình thƣờng”. Chẳng hạn, nếu chi phí sinh hoạt hàng tháng của bạn là 1000 đô, và nếu bạn có một khoản tiết kiệm 3000 đô, sự giàu có của bạn xấp xỉ cỡ 3 tháng hay 90 ngày sinh hoạt. Sự giàu có đƣợc đo bằng thời gian chứ không phải bằng tiền bạc. Vào khoảng năm 1994, sự giàu có của vợ chồng tôi là vô hạn (trừ phi có những biến động kinh tế khủng hoảng nặng nề) bởi vì thu nhập chúng tôi đã vƣợt quá xa mức phí sinh hoạt của chúng tôi. Sau cùng, không phải bao nhiêu tiền bạn làm ra mới quan trọng. mà chủ yếu bao nhiêu tiền bạn giữ đƣợc và số tiền đó sẽ sinh lời thêm cho bạn trong bao lâu. Hàng ngày, tôi đều gặp rất nhiều ngƣời kiếm đƣợc khối tiền, nhƣng gần nhƣ họ kiếm đƣợc đều chảy qua cột chi phí. Mỗi lần họ kiếm đƣợc thêm một ít tiền, họ đi mua sắm. Họ thƣờng mua ngôi nhà lớn hơn hoặc mua sắm. Họ thƣờng mua ngôi nhà lớn hơn hoặc mua xe mới, mà những ngƣời đó chỉ làm cho họ mắc nợ lâu và làm việc cực hơn, để rồi họ chẳng còn nhiều tiền đầu tƣ vào cột tài sản của mình. Họ sài tiền đến chóng mặt, chằng khác nào mắc tật nhuận tràng tài chánh. XÀI TIỀN HẾT GA Khi đề cập đến xe hơi, chúng ra hay nghe đến chuyện “chạy hết ga”. Dĩ nhiên ở tốc độ “chạy hết ga” đó vẫn phải đảm bảo xe không bị xì khói hay cháy máy.
  23. Đối với chuyện tiền bạc cũng vậy. Có nhiều ngƣời bất kể giàu hay nghèo cũng xài tiền ở mức “hết ga”. Kiếm đƣợc bao nhiêu tiền, họ đều xài thẳng tay. Vấn đề nằm ở chỗ khi một chiếc xe cứ chạy hết ga nhƣ vậy, chắc chắn tuổi thọ của máy xe sẽ bị giảm đi rất nhiều. Điều đó cũng tƣơng tự với cách xài tiền hết ga. Nhiều ngƣời bạn của tôi là bác sĩ cho biết, vấn đề xã hội ngày nay là càng có nhiều ngƣời bị áp lực căng thẳng do làm việc nhiều mà không bao giờ có đủ tiền. Một ngƣời bạn bảo nguyên nhân lớn nhất thƣờng gây ra rối loạn về sức khoẻ là triệu chứng “ung thƣ túi tiền”. TIỀN LÀM RA TIỀN Bất kể bao nhiêu thu nhập kiếm đƣợc, bạn cũng nên dành một tí bỏ vào nhóm Đ. Nhóm Đ đặc biệt luôn làm theo phƣơng châm tiền kiếm ra tiền, hoặc quan điểm bắt đồng tiền làm cho mình sao cho bạn không phải làm việc cực hơn nữa. Thế nhƣng điều quan trọng ở chỗ là rất có nhiều cách đầu tƣ khác nhau. CÁC HÌNH THỨC ĐẦU TƢ KHÁC NHAU Mọi ngƣời thƣờng đầu tƣ vào chuyện học của mình. Hệ thống giáo dục truyền thống rất quan trọng bởi vì bạn càng có học thức, càng dễ kiếm tiền. Bạn có thể mất 4 năm đại học, nhƣng bù lại lƣơng bạn có thể tăng từ 24.000 đo lên đến 50.000 đô mỗi năm. Nếu một ngƣời trung bình có thể làm việc tích cực trong suốt 40 năm, việc bỏ 4 năm đại học hay sau đại học làm một cách đầu tƣ tuyệt vời. Làm việc cần cù và trung thành là một cách đầu tƣ khác, chẳng hạn nhƣ trƣờng hợp một nhân viên làm việc lâu năm trong một công ty hay một chính phủ. Thế nhƣng bù lại ngƣời đó sẽ nhận đƣợc một khoản tiền về hƣu kếch sù theo hợp đồng. Hình thức đầu tƣ ấy rất phổ biến trong thời đại công nghiệp, nhƣng hoàn tàon lỗi thời trong thời đại Thông tin. Nhiều ngƣời khác đầu tƣ bằng cách sinh con nhiều và có một đại gia đình, và bù lại có thể nhờ cậy con mình lúc về già. Cách đầu tƣ ấy một thời thông dụng, thế nhƣng do điều kiện kinh tế mỗi lúc một khó khăn ở thời đại mới, nhiều gia đình đã coi việc nuôi cha mẹ là một gánh nặng bắt buộc. Những kế hoạch về hƣu của chính phủ nhƣ Bảo hiểm xã hội và Bảo hiểm y tế ở các nƣớc (trong đó có Việt Nam), mà những khoản bảo hiểm này đƣợc trả bằng cách cắt giảm lƣơng, cũng là một cách đầu tƣ nhƣng lại đƣợc áp đặt bở luật pháp. Tuy nhiên do những biến động lớn về nhân khẩu và giá cả sinh hoạt, hình thức đầu tƣ này không chắc chắn bảo đảm quyền lợi đƣợc hƣởng của những ngƣời lao động mà chính phủ đã cam kết. Cũng có những hình thức đầu tƣ về hƣu độc lập khác, chẳng hạn nhƣ kế hoạch về hƣu cá nhân. Thông thƣớng chính phủ sẽ dặc cách miễn giảm thuế cho cả ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động nếu tham gia những chƣơng trình này. THU NHẬP TỪ NHÀ ĐẦU TƢ
  24. Mặc dù tất cả những hình thức đầu tƣ trên đều đƣợc coi là đầu tƣ, nhóm Đ thƣớng tập trung vào những khoản đầu tƣ đem lại thu nhập liên tục trong suốt thời gian làm việc của họ. Tiêu chuẩn để trở thành một ngƣời thuộc nhóm Đ cũng là giống nhƣ tất cả những nhóm khác, đó là bạn có thể kiếm đƣợc tiền từ chính nhóm Đ hay không. Nói cách khác, tiền bạc có làm cho bạn thu nhập cho bạn hay không. Thử xem xét một ngƣời nọ mua một căn nhà để đầu tƣ bằng cách cho thuê. Nếu tiền thuê nhà thu đƣợc nhiều hơn chi phí bỏ ra để duy trì căn nhà, nguồn thu nhập đó xuất phát từ nhóm Đ. Điều đó cũng tƣơng tự nhƣ những ngƣời có thu nhập từ tiền tiết kiệm, hay lãi cổ phiếu. Nhƣ vậy tiêu chuẩn của nhóm Đ là bao nhiêm tiền bạn kiếm đƣợc từ nhóm này mà không phải làm việc trong nhóm đó. QUỸ VỀ HƢU CỦA TÔI CÓ PHẢI LÀ MỘT HÌNH THỨC ĐẦU TƢ KHÔNG? Bỏ tiền vào quỹ về hƣu là một cách đầu tƣ cũng làm một việc làm khá hay. Hầu hết chúng ta đều hy vọng trở thành một nhà đầu tƣ khi chúng ta về hƣu, thế nhƣng với mục đích của quyển sách này, nhóm Đ không phải nhƣ vậy mà là những ngƣời kiếm đƣợc tiền từ những khoản đầu tƣ ngay trong những năm chúng ta còn làm việc. Thực tế là không phải ai cũng bỏ tiền vào quỹ hƣu trí của mình. Hầu nhƣ đa số mọi ngƣời khi bỏ tiền vào quỹ hƣu trí đều hy vọng một khi về hƣu, số tiền trong quỹ trở lên nhiều hơn so với họ bỏ vào trong những năm qua. Hoàn toàn có sự khác biệt giữa ngƣời tiết kiệm tiền kiểu đó, với những ngƣời, bằng cách đâùu tƣ đã chủ động điều khiển đồng tiền làm việc và tạo thêm thu nhập cho mình. THẾ NHỮNG NGƢỜI MÔI GIỚI CỔ PHIẾU CÓ PHẢI LÀ NHÀ ĐẦU TƢ KHÔNG? Nhiều ngƣời làm nghề tƣ vấn trong thế giới đầu tƣ, theo định nghĩa không phải là những ngƣời thực sự tạo ra thu nhập cho mình từ nhóm Đ. Chẳng hạn, phần lớn các nhà môi giới cổ phiếu, địa ốc, tƣ vấn tài chính, chủ ngân hàng và chuyên viên kế toán, về mặt bản chất mà xét thì những ngƣời thuộc nhóm L hay T. Nghĩa là thu nhập của họ kiếm đƣợc từ công việc chuyên môn của họ, chứ không phải tài sản của họ làm chủ. Tôi có nhiều ngƣời bạn sống bằng nghề mua bán cổ phiếu. Họ mua cổ phiếu ở giá thấp và hy vọng bán lại ở giá cao. Nhƣ vậy, thực sự họ chỉ sống bằng nghề “mu bán”, chẳng khác gì một ngƣời chủ tiệm bán lẻ, mua hàng hoá giá sỉ bán ra với giá bán lẻ. Họ vẫn phải bỏ công sức của chính họ để kiếm ra tiền. Chính vì vậy, những ngƣời thuộc nhóm T nhiều hơn ngƣời thuộc nhóm Đ. Thế tất cả mọi ngƣời có thể trở thành nhà đầu tƣ không? Dĩ nhiên là có thể, nhƣng điều quan trọng là phải biết sự khác nhau giữa một ngƣời kiếm thu nhập từ hoa hồng, hay tƣ vấn tính theo giờ hoặc trả lƣơng, hay mua thấp bán giá cao, với một ngƣời kiếm đƣợc nhiều tiền hay tìm ra những cơ hội đầu tƣ béo bở.
  25. Có một cách tìm ra một nhà tƣ vấn giỏi. Đó là, hãy hỏi họ bao nhiêu % thu nhập của họ kiếm đƣợc từ hoa hồng, phí tƣ vấn so với khoản thu nhập kiếm đƣợc từ khoản đầu tƣ hay những công việc kinh doanh do họ làm chủ. Tôi đƣợc nhiều ngƣời bạn là chuyên viên kế toán tiết lộ mà không vi phạm bí mật thông tin khách hàng, nhiều ngƣời tƣ vấn đầu tƣ chuyên nghiệp hầu nhƣ có rất ít thu nhập kiếm đƣợc từ khoản đầu tƣ. Nói cách khác, “họ không thực hành những bài mà họ bày cho ngƣới khác” . NHỮNG ƢU ĐIỂM CỦA THU NHẬP KIẾM ĐƢỢC TỪ NHÓM Đ. Nhƣ vậy sự khác nhau chủ yếu phân biệt nhóm Đ là những ngƣời này tập chung vào việc điều khiển đồng tiền tạo ra thêm tiền. Nếu họ thực sự giỏi về việc đó, họ có thể khiến đồng tiền làm việc cho chính họ và gia đình họ suốt hàng trăm năm. Ngoài ƣu điểm rõ ràng nhất là biết cách điểu khiển đồng tiền mà không phải mỗi sáng thức dậy đi làm, còn có nhiều ƣu điểm khác về thuế mà những ngƣời làm công không có đƣợc. Một trong những nguyên nhân làm cho ngƣời giàu càng giàu là đôi khi họ có thể kiếm đƣợc hàng trăm triệu đô mà không phải trả một đồng thuế nào một cách hợp pháp. Đó là bởi vì họ tạo ra tiền từ “cột tài sản”, chứ không phải cột “thu nhập”. Nghĩa là họ kiếm tiền nhƣ một nhà đầu tƣ, chứ không phải ngƣời làm công. Đối với những ngƣời làm việc, những ngƣời này không những bị đánh thuế cao hơn mà họ sẽ chẳng bao giờ thấy đƣợc khoản thu nhập mà thuế đã lấy đi thừ lƣơng của họ. TẠI SAO KHÔNG CÓ NHIỀU NGƢỜI HƠN TRỞ THÀNH NHÀ ĐẦU TƢ? Những ngƣời nhóm Đ là những ngƣời làm việc ít. Thế thì tại sao không có nhiều ngƣời hơn trở thành nhà đầu tƣ? Lý do giải thích một câu hỏi đó chính là nguyên nhân tại sao không có nhiều ngƣời dám tự kinh doanh cho chính mình. Chỉ có thể tóm tắt trong một từ: “rủi ro”. Nhiều ngƣời không thích đƣa tiền họ giành dụm mà họ làm lụng cực khổ để rồi không bao giờ thấy số tiền quay trở lại với chính mình. Nhiều ngƣời rất sợ bị mất tiền, chẳng thà họ chọn không đầu tƣ, không đƣơng đầu với rủi ro cho dù họ có thể kiếm đƣợc nhiều tiền đi chăng nữa. Một tài tử điện ảnh Holywood đã từng tuyên bố: “Tôi không quan tâm đến mức lời của nhà đầu tƣ. Điều tôi lo lắng nhất là số tiền đầu tƣ có lấy lại đƣợc hay không?”. Chính những nỗi lo sự bị mất tiền vô hình chung đã phân biệt thành bốn nhóm ngƣời: 1. Những ngƣời không dám rủi ro và không làm gì hết, chỉ chọn lối chơi an toàn và bỏ tiền vào tài khoản của ngân hàng.
  26. 2. Những ngƣời giao chuyện đầu tƣ cho ngƣời khác quản lý, nhƣ chuyên viên tƣ vấn hay nhà quản lý quỹ tƣơng hỗ. 3. Những ngƣời thích đen đỏ. 4. Những nhà đầu tƣ thực thụ. Có những sự khác nhau giữa ngƣời thích đỏ đen với một ngƣời đầu tƣ thực thụ. Đối với ngƣời đỏ đen, đầu tƣ là một trò chơi cơ hội, trong khi đó đối với ngƣời đầu tƣ, đó là một trò chơi đầu tƣ trí tuệ và đòi hỏi nhiều thủ thuật. Còn đối với ngƣời giao chuyện đầu tƣ cho ngƣời khác quản lý, đầu tƣ chỉ là một trò chới không thích học hỏi một tí nào. Đối với họ, điều quan trọng chủ yếu là phải kiếm đƣợc một chuyên viên tƣ vấn tài chính thật giỏi. Trong các chƣơng kế tiếp quyển sách này sẽ trình bày với bạn về bảy cấp bậc đầu tƣ khác nhau giúp cho bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này. RỦI RO CÓ THỂ GIẢM ĐƢỢC ĐẾN MỨC TỐI THIỂU Một tin mừng đối với chuyện đầu tƣ là rủi ro có thể giảm đến mức tối thiểu, thậm chí có thể triệt tiêu hoàn toàn, và bạn có thể chuyển đƣợc rất nhiều lời hơn số vốn bỏ ra nếu nhƣ bạn rành rẽ quy tắc của cuộc chơi đó. Nếu bạn nghe một ngƣời nào đó nói câu này, bạn có thể biết ngay ngƣời đó là một ngƣời đầu tƣ thực thụ: “Bao lâu tôi có thể lấy lại vốn, và mức thu nhập đem lại cho tôi thu nhập sau này sẽ là bao nhiêu sau khi tôi đã lấy lại đƣợc vốn đầu tƣ nhƣ ban đầu?”. Ngƣời đầu tƣ thực thụ muốn biết trong bao lâu họ có thể lấy lại vốn đầu tƣ ban đầu, trong khi những ngƣời đầu tƣ vào quỹ hƣu trí phải đợi nhiều năm mới có thể biết đƣợc sẽ lấy lại tiền hay không. Đó chính là sự khác nhau lớn nhất giữa một ngƣời đầu tƣ chuyên nghiệp với một ngƣời để giành tiền chuẩn bị cho cuộc sống về hƣu của mình. Chính nỗi sợ hãi bị mất tiền đã khiến cho hầu hết mọi ngƣời đi tìm kiếm sự đảm bảo và ổn định. Thế nhƣng, nhóm Đ không phải nguy hiểm nhƣ nhiều ngƣời nghĩ. Nhóm Đ cũng nhƣ ba nhóm kia, nhƣng chỉ khác ở chính những kỹ năng và ngƣời lối suy nghĩ. Những kỹ năng của nhóm Đ vẫn có thể học đƣợc nếu nhƣ bạn chụi khó bỏ thời gian chụi học hỏi. SỰ KHÁC NHAU GIỮA KẾ HOẠCH VỀ HƢU CỦA THỜI ĐẠI CÔNG NGHIỆP TRƢỚC ĐÂY VỚI KẾ HOẠCH VỀ HƢU CỦA THỜI ĐẠI CÔNG NGHỆ THÔNG TIN HIỆN NAY. Khi tôi còn nhỏ, ngƣời bố giàu thƣờng khuyến khích tôi dám chấp nhận rủi ro với tiền bạc và học hỏi cách đầu tƣ. Ngƣời hay nói, “Nếu con muốn giàu, con phải học cách trở thành một nhà đầu tƣ. Hãy học cách trở thành một nhà đầu tƣ chuyên nghiệp”.
  27. Khi về già, tôi đã kể lại ngƣời bố học thức của tôi những gì mà ngƣời bố kia đề nghị học cách đâu tƣ và kiểm soát rủi ro. Bố ruột tôi trả lời, “Ta không cần phải học cách đầu tƣ con ạ. Ta đang tham gia chƣơng trình bảo hiểm của chính phủ và có một kế hoạch đầu về hƣu của công đoàn giáo dục mà những nguồn bảo hiểm xã hội đó đều đƣợc đảm bảo. Vậy đâu có lý do gì ta cần phải chơi trò chơi rủi ro với tiền của mình?” Bố ruột tôi rất tin tƣởng vào kế hoạch về hƣu nhƣ thế của thời đại Công nghiệp, nhƣ chƣơng trình bảo hiểm xã hội của chính phủ cho ngƣời lao động. Cho nên khi tôi gia nhập vào hải quân Mỹ, Ngƣời rất sung sƣớng. Thay vì lo lắng cho đứa con có thể bỏ mạng ở Việt Nam, Ngƣời chỉ nói, “Chỉ cần ráng trụ trogn quân đội 20 năm, con sẽ đƣợc đảm bảo phúc lợi y tế và hƣu trí suốt đời”. Mặc dù vẫn còn đang đƣợc áp dụng, những kế hoạch hƣu trí nhƣ thế đã trở lên lỗi thời và lạc hậu. Quan điểm cho rằng công ty phải chụi trách nhiệm về tài chính cho cuộc sống của bạn sau khi về hƣu và chính phủ sẽ chăm lo cho những nhu cầu của bạn ở tuổi về hƣu thông qua chƣơng trình bảo hiểm xã hội, là một quan niệm cũ và không còn có giá trị trong thời đại mới này. MỌI NGƢỜI CẦN TRỞ THÀNH NHỮNG NHÀ ĐẦU TƢ Khi chúng ta thay đổi từ kế hoạch hƣu trí phúc lợi bảo đảm mà tôi gọi là kế hoạch thời Công nghiệp, kế hoạch hƣu trí đóng góp bảo đảm mà tôi gọi là kế hoạch thời thông tin, hậu quả là giờ đây bạn phải tự lo chăm sóc tới mình cho tuổi về hƣu của bạn. Điều không may là rất ít ngƣời nhận thấy sự thay đổi đó. KẾ HOẠCH HƢU TRÍ Ở THỜI ĐẠI CÔNG NGHIỆP Trong thời đại công nghiệp, một kế hoạch hƣu trí phúc lợi bảo đảm quy định công ty sẽ đảm bảo cho bạn, ngƣời lao động, một khoản tiền nhất định (thƣờng đƣợc trả hàng tháng) một khi bạn còn sống. Mọi ngƣời đều cảm thấy an toàn bởi vì những kế hoạch đó đảm bảo cho bạn một nguồn thu nhập ổn định. KẾ HOẠCH HƢU TRÍ Ở THỜI ĐẠI THÔNG TIN Một vài nhân vật nào đó thay đổỉ luật pháp, và các công ty giờ đây không còn chụi trách nhiệm đảm bảo tài chánh cho bạn khi bạn đến tuổi về hƣu. Thay vào đó, các công ty áp dụng hình thức hƣu trí đóng góp bảo đảm “Đóng góp bảo đảm ” là một thuật ngữ chỉ cho việc bạn có thể hƣởng đƣợc những khoản tiền mà bạn và công ty đã đóng góp về quỹ hƣu trí trong suốt thời gian bạn làm việc. Nói cách khác, nguồn thu nhập khi bạn về hƣu sẽ đƣợc quyết định chủ yếu từ những khoản đã đóng góp và quỹ hƣu trí trƣớc đây. Nếu bạn và công ty không đóng góp gì hết, bạn sẽ không đƣợc khoản tiền về hƣu.
  28. Một tin mừng là trong thời đại thông tin tuổi thọ của con ngƣời đã tăng lên đáng kể. Thế nhƣng, tuổi thọ của bạn có thể sẽ lâu hơn nguồn thu nhập hƣu trí của bạn, và nếu quỹ hƣu trí này còn không đƣợc bảo đảm an toàn do những biến động và rủi ro của thị trƣờng tài chính. KIỂU ĐẦU TƢ CỦA NHỮNG NGƢỜI KHÔNG PHẢI LÀ NHÀ ĐẦU TƢ Hiện nay, thị trƣờng chứng khoàn luôn là đầu tƣ câu chuyện của cả thể giới. Sở dĩ nhƣ thế là vì có nhiều đã làm sôi nổi thị trƣờng, mà một trong những yếu tố đó chính là lực lƣợng những ngƣời không chuyên đang cố trở thành những nhà đầu tƣ trên thị trƣờng. Con đƣờng tài chánh của họ có thể đƣợc vẽ nhƣ thế này. L C T D Hầu hết những ngƣời này, vốn là những ngƣời thuộc nhóm L hay T, thƣờng có bản chất khuynh hƣớng thiên về sự ổn định. Điều đó giải thích tại sao họ đi tìm kiếm những công việc an toàn, những nghề nghiệp ổn định, hay bắt đầu những việc làm ăn nhỏ mà họ có thể kiểm soát đƣợc. Do sự biến động trong kế hoạch hƣu trí, họ buộc phải lấn sang nhóm Đ mà ở nơi đó họ hy vọng có thể tìm thấy đƣợc “An toàn” cho những năm tháng về hƣu sắp tới của mình. Điều bất hạnh là nhóm Đ không phải là nhóm nhắm tới sự an toàn, mà chính nơi đƣờng đầu tƣ và chấp nhận rủi ro. Trƣớc hiện tƣợng “Di cƣ ồ ạt” của những ngƣời từ phía bên trái tứ đồ đến tìm sự an toàn, trên thị trƣờng chứng khoán xuất hiện nhiều kiểu đầu tƣ mà bạn thƣờng nghe nhƣ thế này. 1. “Đa dạng hoá” - Những ngƣời đi tìm những sự an toàn rất hay dùng nhóm từ này. Tại sao vậy? Vì đó là một kiểu chiến lƣợc đầu tƣ nhằm mục đích “Không bị mất tiền”. Vì đó không phải là chiến lƣợc để thắng, cho nên những ngƣời nhóm Đ thành công hay những ngƣời giàu không hề đa dạng hoá mà họ lỗ lực tập chung bằng hết mọi cố gắng của mình. Warren Buffet, một trong những nhà đầu tƣ xuất chúng của thế giới đẫ nó nhƣ thế này về kiểu „đạ dạng hoá‟: “Chiến lƣợc mà chùng tôi áp dụng không theo trƣờng phái đa dạng hoá giáo đìều. Nhiều nguời phê bình chiến lƣợc đó có nhiều rủi ro hơn những chiến lƣợc thông thƣờng. Chúng tôi không đồng ý với lời phê bình đó. Chúng tôi tin rằng mọi chính sách đầu tƣ danh mục tập chung có lựa chọn có khả năng giảm mức rủi ro rất nhiều nếu chính sách đó có thể khiến cho ngƣời đầu tƣ đặt vấn đề hết sức nghiêm túc nhƣ với chuyện làm ăn, mà đồng thời vẫn làm cho ngƣời đầu tƣ cảm thấy yên tâm đối với những khía cạnh kinh tế của danh mục trƣớc khi anh ta quyết định mua nó”. Nói cách khác, Warren Buffet cho rằng kiểu đầu tƣ nhắm vào một danh mục tập chung là một chiến lƣợc tốt hơn kiểu đa dạng hoá theo ý của ông, thay vì
  29. giản trải, sự tập trung sẽ khiến bạn suy nghĩ và hành động một cách khôn ngoan hơn, cẩn thận hơn. Bài báo cáo của ông còn đề cập tới một ngƣời đầu tƣ trung bình thƣờng ƣa tránh sự biến động vì họ thƣờng đồng nhất sự biến động với rủi ro, thay vào đó, Warren Buffet đã viết, “Trong thực tế, những ngƣời đầu tƣ chuyên nghiệp lại thích có biến động”. Đối với hai vợ chồng tôi, để thoát khỏi sự nghèo nàn và đạt đến sự tự do hoàn toàn về tiền bạc, chúng tôi đã không đa dạng hoá mà tập chung vào một số ít khoản đầu tƣ của mình. “Cổ phiếu blue chip” - Những ngƣời đầu tƣ theo kiểu chơi an toàn thƣờng hay mua những cổ phiếu blue chip. Tại sao vậy? Bởi vì trong đầu họ luôn cho rằng những loại cổ phiều này an toàn hơn. Trong khi những công ty đó an toàn, thị trƣờng chứng khoán lại không an toàn tí nào. 3. “Quỹ hỗ tƣơng” - Những ngƣời có ít kiến thức về đầu tƣ thƣờng cảm thấy an toàn hơn khi đầu tƣ số tiền giành giụm của họ vào các quỹ hỗ tƣơng, bởi vì họ nghĩ những nhà quản lý các quỹ này có chiến lƣợc đầu tƣ giỏi hơn họ. Đối với những ngƣời không có ý định trở thành những nhà đầu tƣ chuyên nghiệp, đây là một cách rất khôn ngoan. Thế nhƣng vấn đề ở chỗ là các quỹ hỗ tƣơng này chƣa chắc là ít rủi ro hơn. Trong thực tế, nếu xảy ra một cuộc khủng hoảng trên thị trƣờng chứng khoàn, chúng ta vẫn có thể thấy một cuộc biến động mà tôi tuyên đoán đó là “Một cuộc khủng hoảng của thị trƣờng quỹ hỗ tƣơng”, mà ảnh hƣởng tai hoạ của nó sẽ chẳng kém khủng khiếp nhƣ cuộc khủng hoảng đối với các thị trƣờng tài chính khác đã từng xảy ra trong lịch sử, chẳng hạn nhƣ cuộc khủng hoảng thị trƣờng mua bán hoa tulip vào năm 1610, cuộc khủng hoảng South Seas Bubble vào năm 1620, và cuộc khủng hoảng thị trƣờng trái phiếu vào năm 1990. Ngày hôm nay, thị trƣờng đầy ắp hàng triệu ngƣời, về một bản chất là những ngƣời đi tìm kiếm sự an toàn, nhƣng do áp lực của những biến động kinh tế đã khiến họ từ phía bên trái của kim tứ đồ phải “vƣợt rào” đi sang phía bên phải mà ở đó không hề cho phép sự tồn tại của những ý tƣởng về sự an toàn, đảm bảo. Chính điều đó mới làm cho tôi cảm thấy lo lắng nhất. Nhiều ngƣời vẫn cho rằng các chƣơng trình hƣu trí mà họ đang tham gia là an toàn, nhƣng thực tế lại không hề an toàn tí nào. Một khi xảy ra một cuộc sụp đổ hay khủng hoảng lớn, những kế hoạch hƣu trí đó của họ sẽ tan thành mây khói. Những kế hoạch hƣu trí đó của họ không an toàn nhƣ những chƣơng trình hƣu trí của những thế hệ trƣớc. NHỮNG BƢỚC NGOẶT THAY ĐỔI LỚN VỀ KINH TẾ ĐANG TỚI GẦN Đã xuất hiện những dấu hiệu cho thấy có một bƣớc ngoặt thay đổi lớn về mặt kinh tế đang tới gần. Bƣớc ngoặt đó thƣờng đánh dấu sự kết thúc thời đại cũ và mở rộng một kỷ nguyên mới. Ở cuối thời đại, luôn có những ngƣời tiến bộ tiên phong, nhƣng cũng có ngƣời khác tiến bộ tiên phong, nhƣng vẫn có nhiều ngƣời khác vẫn bám khƣ khƣ vào những quan niệm của thời đại cũ. Tôi e rằng những ngƣời con vẫn trông mong sự bảo đảm tài chính của mình vào trách nhiệm của một đại công ty hay chính phủ, họ sẽ thất vọng trong những năm tới đây. Những ý tƣởng đó thuộc về thời đại công nghiệp chứ không phải thời đại thông tin. Không ai có thể tiên đoán vào tƣơng lai. Tôi đăng ký báo về nhiều công ty dịch vụ tin tức đầu tƣ. Công ty nào cũng đƣa ra lời ƣớc đoàn không giống nhau. Công ty này cho rằng tƣơng lai gần đất sáng sủa, trong
  30. khi một công ty khác thì tiên đoán một cuộc khủng hoảng thị trƣờng và suy thoái toàn cầu đang sắp xảy ra. Để có thể khách quan, tôi phải lắng nghe từ cả hai phía bởi vì cả hai quan điểm trái ngƣợc đó đều có cơ sở lý luật chặt chẽ và thuyết phục. Vấn đề cần lắm bắt không phải là kiểu chơi coi bói, cố đoán những gì sẽ xảy đến trong tƣơng lai mà tôi cần phải thông tin kịp thời ở cả hai nhóm C và Đ và chuẩn bị tinh thần đối phó với bất kỳ những gì có thể xảy ra. Một ngƣời nếu đƣợc chuẩn bị đầy đủ vẫn có khả năng phát triển tốt cho dù nền kinh tế đi theo hƣớng nào đi chăng nữa. Nếu lịch sử có thể đƣợc coi là một trong những công cụ phân tích, một ngƣời thợ tới 75 tuổi sẽ trải qua một lần khủng hoàng và hai lần suy thoái kinh tế. Dĩ nhiên, bố mẹ của tôi đều đã trải qua trong thời đại của họ, nhƣng thế hệ dân Mỹ trong giai đoạn cuộc chiến Việt Nam vẫn chƣa hề trải qua một cuộc khủng hoảng lớn về kinh tế nào nhƣ vậy cả. Và các chuyên gia kinh tế cho rằng cứ trung bình mỗi 60 năm sẽ xảy ra một cuộc đại khủng hoảng. Ngày nay, tất cả chúng ta cần phải quan tâm đến những vấn đề khác, chứ không phảỉ là sự bảo đảm việc làm. Tôi cho rằng điều mà chúng ta cần quan tâm chính là sự bảo đảm về tài chính lâu dài cho chính mình, và không giao khoán trách nhiệm cho công ty hay chính phủ. Thời đại đã thực sự thay đổi khi các công ty đồng loạt công bố họ sẽ không còn chụi trách nhiệm đối với cuộc sống của bạn khi bạn về hƣu. Một khi các công ty đều chuyển sang kế hoạch hƣu trí đóng góp bảo đảm họ đã đƣa ra thông điệp là từ nay trở đi bạn phải tự lo cho chuyện về hƣu của mình. Ngày hôm nay, tất cả chúng ta cần phải trở thành những nhà đầu tƣ khôn ngoan hơn, và cần phải cẩn thận hơn với những biến động lên xuống đến chóng mặt của thị trƣờng tài chính. Tôi thành thực đề nghị với các bạn chẳng thà chúng ta bỏ thời gian học hỏi cách đầu tƣ hơn là giao tiền của mình cho ngƣời khác đầu tƣ giùm bạn. Nếu bạn chỉ giao tiền cho quỹ hỗ tƣơng hay một chuyên viên tƣ vấn , bạn có thể phải đợi đến 65 tuổi mới biết đƣợc những ngƣời ấy có làm tốt công việc bạn giao phó hay không. Nếu nhƣ họ bết bát, bạn sé phải làm việc lại cho tới cuối cuộc đời mình. Hàng triệu ngƣời sẽ lâm vào trƣờng hợp đó bởi vì khi ấy đã quá muộn cho họ tự đầu tƣ hay học hỏi cách đầu tƣ. HÃY HỌC CÁCH QUIẢN LÝ RỦI RO Luôn có cách đầu tƣ ít rủi ro nhƣng vẫn sinh lời cao. Tất cả những gì bạn cần làm là học cách làm sao có thể thực hiện đƣợc. Điều đó không khó. Trong thực tế, cách học hỏi ấy chẳng khác gì với cách tập chạy xe đạp. Bn đầu, bạn có thể vấp ngã, té lên té xuống, nhƣng dần dần sau đó bạn sẽ không bị ngã, và việc đầu tƣ sẽ trở thành một bản năng tự nhiên thứ hai giống nhƣ việc cƣỡi xe đạp. Vấn đề lớn nhất đối với những ngƣời thuộc nhóm bên trái của Km tứ đồ là khả năng chấp nhận rủi ro. Sở dĩ phần lớn mọi ngƣời đều trở thành nhóm L hay T là vì họ ở những nhóm đó họ có thể tránh đƣợc những rủi ro về tiền bạc. Thay vì né tránh rủi ro, tôi đề nghị các bạn hãy nên học cách kiểm soát đầu tƣ về tài chính. HÃY CHẤP NHẬN RỦI RO
  31. Những ngƣời chấp nhận rủi ro là những ngƣời làm thay đổi thế giới. Hiếm có ai trở lên giàu có mà không biết chấp nhận rủi ro. Có quá nhiều ngƣời vẫn dựa vào chính phủ né tránh những rủi ro về tiền bạc trong cuộc đời. Nhƣ chúng ta đã biết, khi thời đại Thông tin bắt đầu cũng là lúc chấm dứt việc tồn tại những bộ máy chính phủ cồng kềnh đơn giản là vì chính phủ càng lớn chừng nào thì chi phí ngân sách nhà nƣớc sẽ tiêu hao chừng đấy. Điều không may là hàng triệu ngƣời trên thế giới vẫn còn dựa vào những ý tƣởng vào phúc lợi hay an sinh xã hội sẽ bị rớt lại phía sau về mặt tiền bạc. Thông điệp của thời đại thông tin là tất cả chúng ta phải tự lực gánh sinh cho chính mình, phải trƣởng thành trong mọi vấn đề tiền bạc cá nhân của mình. Quan điểm “Hãy rẳng học và tìm một công việc an toàn” là một quan điểm sinh ra từ thời đại công nghiệp. Chúng ta không còn sống trong thời đại đó nữa. Thời đại đang thay đổi. Thế nhƣgn vấn đề là những quan điểm của con ngƣời lại không thay đổi họ vẫn nghĩ họ có quyền đƣợc hƣởng một điều gì đó. Họ vẫn cho rằng nhóm Đ không có liên quan gì đến họ cả. Họ cứ nghĩ chính phủ, đại công ty, công đoàn lao động, quỹ hỗ tƣơng hay gia đình họ sẽ chăm sóc cho họ một khi họ không còn khả năng làm việc nữa. Tôi rất hy vọng là những suy nghĩ đó của họ sẽ đúng. Và những ngƣời nhƣ thế không phải đọc tiếp quyển sách này. Chính vì quan tâm đến những ngƣời nhận thức đƣợc nhu cầu trở thành những nhà đầu tƣ đã thôi thúc tôi viết lên quyển sách này. Quyển sách viết cho những ai muốn “vƣợt rào” từ phía bên trái sang phía bên phải của Kim tứ đồ nhƣng không biết bắt đầu bằng cách nào. Bất cứ ai cũng có thể đi hết cuộc hành trình “xé rào” ấy nếu có những kỹ năng thích hợp và một ý chí quyết định dứt khoát. Nếu bạn đã tìm thấy con đƣờng đi đến tự do cho chính bạn, tôi xin thật lòng chúc mừng bạn, và mong bạn hãy chia sẻ kinh nghiệm của mình với những ngƣời khác, và hƣớng dẫn họ nếu họ cần sự giúp đỡ của bạn. Hãy hƣớng dẫn những ngƣời ấy, nhƣng hãy để họ tự kiếm lấy một con đƣờng cho chính mình bởi vì có rất nhiều con đƣờng dẫn đến sự giải thoát tự do về tài chính. Dù cho bạn có quyết định nhƣ thế nào đi chăng nữa, mong bạn hãy nhớ cho một điều này là sự tự do về tài chính có thể đạt đƣợc miễn phí, nhƣng cái giá đạt đƣợc không phải rẻ. Đối với tôi cái giá mà tôi phải trả hoàn toàn xứng đáng với sự tự do mà tôi đạt đƣợc. Một bí quyết lớn nhƣ thế này: Không cần phải có tiền hay một nền học thức cao mới có thể đạt đƣợc sự tự do về tài chính. Mà con đƣờng đi đến sự tự do đó cũng không nhất thiết có nhiều rủi ro đâu. Thay vào đó, cái giá của sự tự do về tiền bạc chính là đƣợc tự do bằng những giấc mơ, khao khát cháy bỏng, và một khả năng thắng đƣợc những nỗi thất vọng sẽ xảy đến với chúng ta trong cuộc hành trình. Bạn có sẵn sàng chấp nhận trả cái giá đó không? Một ngƣời bố của tôi đã giảm chấp nhận trả cái giá đó, trong khi ngƣời kia không giám nhƣng lại trả một cái giá khác hẳn hoàn toàn
  32. CHƢƠNG 3 Tại sao mọi ngƣời chọn sự an toàn hơn là sự tự do TÌM KIẾM SỰ TỰ DO Tôi biết nhiều ngƣời tìm kiếm sự tự do và hạnh phúc. Vấn đề là hầu hết mọi ngƣời không đƣợc đào tạo để hoạt động hay tồn tại trong nhóm C và Đ. Vì thiếu sự trang bị này, vì đã đƣợc cách dạy đập khuân về bảo đảm công việc và vì sự mắc nợ, phần lớn mọi ngƣời đã hạn chế cuộc tìm kiếm sự tự do về tài chính trong giới hạn phần bên trái Tứ đồ. Không may là sự đảm bảo hay sự tự do về tài chính ít khi nào đạt đƣợc trong nhóm L và T, mà sự bảo đảm và tự do thực sự ấy chỉ đƣợc tìm thấy phần bên trái tứ đồ. TÌM KIẾM TỰ DO TRONG VÒNG LUẨN QUẨN CỦA CÔNG ĂN VIỆC LÀM Một điều ích lợi của kim tứ đồ là có thể quan sát lối sống của một ngƣời. Nhiều ngƣời bỏ cả đời mình đi kiếm sự ổn định hay tự do, nhƣng rút cuộc chỉ quẩn quanh giữa công ăn việc làm. Dƣới đây là một ví dụ minh hoạ: Tôi có một ngƣời bạn quen từ thời đi học. Cứ mỗi năm, tôi lại nghe tin về anh ấy lúc nào cũng phấn khởi vì tìm đƣợc công việc tuyệt vời. Anh ta ngây ngất khi xin đƣợc một việc làm với một công ty mơ ƣớc của anh ta. Anh yêu quý công ty vì đã làm công việc mình thích. Anh yêu công việc của mình vì anh đƣợc một chức vụ cao, có lƣơng bổng hậu hĩ, làm với các đồng nghiệp giỏi, hƣởng phúc lợi dồi dào và có cơ hội thăng tiến đều đặn. Nhƣng rồi khoảng 40 năm rƣỡi sau, tôi lại nghe tin về anh, nhƣng lần này là hoàn toàn thất vọng. Theo anh, công ty anh giờ đây làm ăn thật tệ hại và bất lƣơng, không đối xử tốt với nhân viên cấp dƣới. Anh không ƣa chủ của mình vì anh không đƣợc đề bạt thăng tiến, công ty không trả anh xứng đáng. Rồi sáu tháng trôi qua, anh lại cảm thấy hạnh phúc và hồi sinh vì tìm đƣợc một công ty tuyệt vời khác. Mọi việc cứ lặp đi lặp lại nhƣ thế. Lối sống nhƣ thế của ngƣời bạn có thể đƣợc minh hoạ: L C T D Lối sống của anh là một sự luẩn cuổn trong công ăn việc là. Hiện tại, anh sống khá thoải mái vì anh ta là một ngƣời khôn ngoan và nhanh nhẹn. Nhƣng chẳng bao lâu, năm tháng sẽ bắt kịp với tuổi đời anh, và những ngƣời trẻ khác sẽ dần dần thay thế anh những vị trí công việc mà anh đã làm qua. Anh có vài ngàn đô la trong tài khoản tiết kiệm nhƣng chẳng có gì chuẩn bịo cho tuổi về hƣu của mình. Anh ở trong một căn nhà
  33. mà anh chƣa làm chủ thực sự, mỗi ngày phải trang trải chi phí nuôi con và vẫn chƣa trả dứt số nợ học đại học. Đứa con nhỏ nhất của anh ta đƣợc 8 tuổi và hiện sống với ngƣời vợ trƣớc của anh, còn anh thì đang nuôi nấng một đứa con khác 18 tuổi. Anh nói với tôi, “Tôi không cần phải lo lắng . Tôi còn trẻ và có nhiều thời gian trƣớc mắt.” Giờ đây, tôi đang tự hỏi là không bíêt anh có thể nói nhƣ thế đƣợc nữa không. Theo tôi, anh cần phải nghiêm túc nghĩ ngay đến việc sé rào sang nhóm C hoặc Đ. Anh cần phải làm việc với một cách sống mới, một quá trình học hỏi mới. Trừ phi số anh đỏ trúng số độc đắc hay cƣới một ngƣời vợ giàu, nếu nhƣ lối sống cũ anh phải làm việc suốt đời. HÃY LO LÀM VIỆC CỦA MÌNH Khi nhóm L trở thành nhóm T một hƣớng đi phổ biến mà nhiều ngƣời hay theo là từ nhóm L chuyển sang nhóm T. Trong giai đoạn khủng hoảng và sa thải nhân công, nhiều ngƣời tìm ra thông điệp chung rời bỏ vị trí trong những công ty lớn và bắt đầu sự nghiệp kinh doanh cho chính mình. Lúc này có một trào lƣu kinh doanh phổ biến là “kinh doanh tại nhà”. Rất nhiều ngƣời quyết định dứt khoát “làm việc cho chính mình”, “tự kinh doanh” và “tự mình làm chủ”. Trong tất cả những sự lựa chọn ấy, tôi cảm thấy đáng tiếc cho lối sống này nhiều nhất. Theo tôi, trở thành một ngƣời nhóm T có thể gạt hái đƣợc nhiều thành công nhƣng lại phải đổi nhiều rủi ro. Tôi nghĩ nhóm T là một nhóm khó sống nhất. Mức độ thất bại rất cao. Và nếu nhƣ bạn chọn lối sống đó, thành công tồi tệ hơn khi bạn thất bại rất cao. Đó là bởi vì khi bạn thành đạt, bạn sẽ phải làm việc cự hơn so với những ngƣời làm việc nhóm khác, và bạn phải làm việc trong một thời gian dài, nếu bạn muốn tiếp tục duy trì sự thành công ấy. Lý do khiến những ngƣời nhóm T làm việc cực là vì “và nấu cơm vầƣ rửa chén”. Họ phải đảm nhiệm và quán xuyến nhiều công việc mà những ngƣời quản lý và nhân viên trong một công ty lớn thƣờng làm. Ngƣời nhóm T phải lo bắt điện thoại, xử lý khách hàng, thuê mƣớn nhân công, Cho nên bản thân tôi thƣờng hay phản ứng khi nghe một ngƣời nào đó tuyên bố sẽ tự kinh doanh cho mình. Tôi thành tâm chúc ngƣời đó nhiều may mắn, thế nhƣng toi rất lo ngại cho ngƣời đó. Toi chứng kiến nhiều ngƣời đem số tiền dành dụm của mình, hay vay mƣợn của bạn bè ra kinh doanh. Chỉ trogn vòng 3 năm sau khi làm việc vất vả việc kinh doanh thất bại. Và thay vì kiếm đƣợc tiền cho tuổi về hƣu, họ phải gánh bao nhiêu nợ chồng chất. Theo mộe con số thống kê trên toàn nƣớc Mỹ, cứ trung bình trong 10 hộ cá thể kinh doanh, hết 9 hộ phá sản sau năm 5. Và những hộ kinh doanh còn lại sau 5 năm kế tiếp bị phá sản. Nói cách khác 99% hộ cá thể này phá sản sau 10 năm.
  34. Tôi nghĩ phần lớn nguyên nhân của sự thất bại là do thiếu kinh nghiệm thực tế làm ăn và thiếu vốn. Một trong những nguyên nhân mà các hộ bị phá sản trong 10 năm sau không phải do hết vốn mà do hết sinh lực kinh doanh. Những giờ làm việc căng thẳng và cực nhọc gặm nhấm dấn mòn năng lực của họ. Nhiều ngƣời nhóm T bị vắt kiệt sức. Đó là lý do nhiều chuyên viên có trình độ thƣờng hay thay đổi chỗ làm, hoặc tự khởi sự cho mình một công việc kinh doanh cho mình, và thê thảm hơnlà chết sớm. Có lẽ điều đó lý giải tại sao tuổi thọ của giáo sƣ và bác sĩ thƣờng thấp hơn 58 tuổi trong khi tuổi thọ trung bình của ngƣời thƣờng khác là 70. Đối với những ngƣời sống sót, dƣờng nhƣ họ chỉ quen thuộc với lối sống mòn mỏi của việc sáng dậy đi làm và làm việc cần cù suốt đời. Và đó có lẽ là tất cả những gì họ biết. Nhiều ngƣời nhóm T trong thời điểm kinh doanh cao troà nhƣờng lại cho ngƣời khác có nhiều sinh lực và tiền bạc hơn, trƣớc khi họ vắt kiệt sức vì làm việc quá tải. Họ nghĩ xả hơi một thời gian, đi du lịch rồi sau đó trở về xây dựng công việc kinh doanh khác. Họ cứ làm nhƣ thế và tạo ra cơ sở kinh doanh cho chính mình, họ yêu quý quy trình ấy. Thế nhƣng, họ phải biết lúc nào họ rút ngay. Lời khuyên tệ nhất cho con của bạn Nếu bạn sinh trƣớc thập niên 30, lời khuyên đi học và lấy điểm cao là một lời khuyên tốt. Nhƣng sau đó thì lời khuyên đó không còn hợp thì nữa. Tại sao vậy? Câu trả lời nằm ở hai chi phí lớn nhất của bạn: 1. Thuế 2. Nợ Đối với những ngƣời có thu nhập từ nhóm L, họ thƣờng không tận dụng đƣợc cơ hội giảm thuế. Hiện nay ở Mỹ, khi bạn làm một công nhân thì có nghĩa là bạn đang hợp tác 50/50 với chính phủ. Nghĩa làm trƣớc sau gì chính phủ cũng sẽ lấy đi hết một nửa thu nhập bạn kiếm đƣợc, và những khoản thu nhập đó đã bị lấy trƣớc khi bạn lĩnh lƣơng. Khi bạn cho rằng chính phủ đang tạo cơ hội giảm thuế nhƣng cũng đẩy bạn sâu hơn vào nợ, con đƣờng đi đến sự thoải mái về tài chính trở lên hoàn toàn xa vời với hầu hết ngƣời thuộc nhóm L và nhóm T. Tôi thƣờng nghe chuyên viên tƣ vấn tài chính tƣ vấn khách hàng của họ tăng thêm thu nhập từ nhóm L bằng cách mua một căn nhà mới để có thể lợi dụng những khoản lãi xuất vay từ thuế. Trong khi với những ngƣời thuộc nhóm bên trái tứ đồ, điều đó có lý, còn bên phải thì chẳng hợp lý tí nào. Ai trả thuế nhiều nhất?
  35. Ngƣời giàu không bị đánh thuế nhiều. Tại sao vậy? Đơn giản ngƣời giàu không kiếm tiền nhƣ ngƣời làm công. Những nhà tỷ phú biết rất rõ ràng rằng cách tránh thuế hợp phát nhất là kiếm thu nhập từ nhóm C hay Đ. Nếu kiếm tiền từ nhóm L, cách giảm thuế duy nhất đối với mọi ngƣời là mua một căn nhà to hơn, nhƣng điều đó khiến họ mắc nợ nhiều. Đối với những ngƣời thuộc nhóm L của tứ đồ, giải pháp đó chẳng khôn ngoan tí nào về mặt tài chính. Giải pháp ấy đối với họ chẳng khác nào kiểu “anh cho tôi một đồng, tôi sẽ đƣa cho anh 50 xu”. LÀM THẾ NÀO ĐẠT ĐẾN SỰ TỰ DO Thuế và nợ là là hai trong những số lý do khiến phần lớn mọi ngƣời không bao giờ cảm thấy yên tâm về tiền bạc không bao giờ đạt đến sự tự do thực sự về tiền bạc. Con đƣờng đi đến sự an toàn cũng nhƣ sự giải thích về tài chính chỉ đƣợc tìm thấy phía bên trái của tứ đồ. Bạn cần phải vƣợt qua lối mòn của suy nghĩ về sự ổn định việc làm. Đã đến lúc chúng ta cần phải biết sự khác nhau giữa ổn định và sự tự do về tài chính. ĐÂU LÀ SỰ KHÁC NHAU Đâu là sự khác giau giữa: 1. Ổn định việc làm; 2. Ổn định tài chính; và 3. Tự do tài chính Nhƣ bạn đã biết, ngƣời bố học thức của tôi cố bàm vào lối suy nghĩ ổn định việc làm phần lớn giống nhƣ ngƣời khác đồng thế hệ với ngƣời. Ngƣời cho rằng ổn định việc làm cũng giống nhƣ ổn định tài chính và Ngƣời cứ sống theo quan điểm đó cho tới khi ngƣời mất việc không thể tìm ra một công việc khác. Trong khi đó, ngƣời bố giàu không bao giờ đề cập đến khái niệm ổn định hay sự tự do về việc làm, mà chỉ biết sự tự do về tài chính. Chìa khóa của việc tìm kiếm công việc ổn định hay sự tự do nào bạn muốn, có thể đƣợc tìm thấy trong những lối sống khác nhau dƣới đây đƣợc thể hiện từ kim tứ đồ. 1. Đây là con đƣờng đi đến sự ổn định việc làm
  36. Trƣờng học L C T D Những ngƣời sống theo lối sống này thƣờng làm việc rất giỏi. Họ bỏ nhiều năm trong trƣờng rồi nhiều năm làm việc để lấy kinh nghiệm. Vấn đề là ở chỗ họ biết rất ít về nhóm C hay Đ cho dù họ có kế hoạch lâu dài. Họ thƣờng cảm thấy bất ổn về tiền bạc bởi vì họ chỉ đƣợc giáo dục về việc làm hoặc sự an toàn trong nghề nghiệp chuyên môn. ĐỨNG HAI CHÂN BAO GIỜ CŨNG VỮNG HƠN 1 CHÂN Để có thể ổn định hơn về tài chính, tôi đề nghị làm việc tại nhóm L hay T, một cá nhân nên học hỏi thêm về những nhóm C hay Đ. Một khi có sự tự tin kiếm tiền bên cả hai bên của tứ đồ, tự nhiên ngƣời ta thấy sự ổn định hơn chop dù hiện tại họ kiếm đƣợc ít tiền. Hiểu biết là sức mạnh và tất cả những gì họ cần làm là đợi chờ thời cơ vận dụng kiến thức đó, và thế là họ sẽ kiếm đƣợc tiền. Đó là lý do tại sao mà Tạo hoá đã tặng cho chúng ta đôi chân. Giả dụ chúng ta chỉ có một chân, chắc chắn con ngƣời sẽ thƣờn xuyên cảm thấy bất ổn và loạng choạng. Có hiểu biết ở cả hai phái tứ đồ, một bên trái và một bên phải, chúng ta sẽ có khuynh hƣớng cảm thấy an toàn hơn. Những ngƣời chỉ biết có một công việc hay nghề nghiệp chuyên môn của mình, những ngƣời ấy đang đứng trên một chân. Cứ mỗi lần nền kinh tế có biến động, cuộc sống họ sẽ chao đảo hơn và so với những ngƣời biết đứng bằng hai chân. 3. Đây là con đƣờng đi đến sự ổn định về tài chính Sơ đồ minh hoạ con đƣờng đi đến sự ổn định về tài chính đối với một ngƣời làm công: L C T D
  37. Thay vì bỏ tiền vào quỹ hƣu trí và mong chờ lãi, vòng chu kỳ trên cho thấy mọi ngƣời sẽ cảm thấy tự tin về kiến thức hiểu biết của mình trong tƣ thế vừa làm công vừa làm nhà đầu tƣ. Ngay khi chúng ta ngồi trên ghế nhà trƣờng để làm việc cho đời, tôi hỏi tại sao chúng ta không tranh thủ cơ hội học cách trở thành nhà đầu tƣ chuyên nghiệp nhỉ. Một con đƣờng khác cũng dẫn đến sự ổn định về tài chính: L C T Đ Và đây là con đƣờng đi đến sự ổn định về tài chính đối với một ngƣời làm tƣ: L C T Đ Hƣớng đi này đã đƣợc đề cập trong “Nhà triệu phú hàng xóm” của Thomas Stanley. Đó là một quyển sách tuyệt vời. Một nhà triệu phú Mỹ trung bình thƣờng làm một nhà làm tƣ, sống tiết kiệm và đầu tƣ lâu dài. Hƣớng đi này cũng phản ánh con đƣờng tài chính trong đời một con ngƣời.
  38. Con đƣờng đó, con đƣờng “xé rào” từ nhóm T sang nhóm C cũng chính là con đƣờng mà nhiều nhà kinh doanh tài giỏi đã qua, chẳng hạn Bill Gates. Con đƣờng đó không phải là con đƣờng dễ nhất, nhƣng theo tôi đó là con đƣờng ngắn nhất. HAI TỐT HƠN MỘT Nhƣ vậy có hiểu biết về các nhóm khác, đặc biệt một nhóm bên phải và một nhóm bên trái, sẽ có ích lợi nhiều hơn thay vì chỉ biết về nhóm của mình. Trong chƣơng 2, tôi có nêu một thực tế là một ngƣời giàu trung bình giàu có thu nhập hết 70 phấn trăm từ phía bên phải và 30% từ phía bên trái. Tôi nhận thấy cho dù bao nhiêu tiền kiếm đƣợc, một ngƣời sẽ cảm thấy ổn định hơn nếu họ hoạt động trên cùng lúc cả hai phía. Sự ổn định về tài chính chẳng qua là một thế đứng vững vàng ở cả hai phái Kim tứ đồ. NHỮNG NHÂN VIÊN CỨU HOÀ TRIỆU PHÚ Tôi có hai ngƣời bạn là điển hình thành đạt ở cả hai phía kim tứ dồ. Họ không những có việc làm đảm bảo với nhiều phúc lợi, mà đồng thời kiếm đƣợc một gia tài đáng kể từ phía bên phải của kim tứ đồ. Cả hai đều là nhân viên cứu hoả làm việc cho chính quyền thành phố. Họ có một mức lƣơng khá ổn, nhièu phúc lợi và chỉ làm việc hai ngày một tuần. Trong ba ngày còn lại họ là nhà đầu tƣ thực thụ. Và cuối tuần họ nghỉ cùng gia đình. Một ngƣời mua những ngôi nhà cũ, sửa chữa lại và cho thuê. Khi tôi viết cuốn này thì anh ta là chủ của 45 căn nhà, kiếm mỗi tháng 10.000 đô sau thuế và sau khi trang trải mọi chi phí duy trì, quản lý và bảo hiểm. Lƣơng cứu hoả của anh ta khoảng 3.500 đó mỗi tháng nhƣ vậy tống thu nhập mỗi tháng 13.000 USD. Điều đó không phải là quá tệ đối với nhân viên nhà nƣớc có 4 con. Ngƣời khác bỏ thời gian phân tích tìm hiểu công ty và mua các cổ phiếu và các quyền mua bán cổ phần. Danh mục đều tƣ của anh ta hiện nay là 1 triệu đô. Giả sử anh ta kiếm 10% , mỗi năm thì thu nhâp khoảng 300.000 đô cho đến khi xảy ra khủng hoảng. Cả hai ngƣời của tôi đều có thu nhập thụ động để có thể về hƣu sớm ở tuổi 40 sau 20 năm đầu tƣ liên tục. Thế nhƣng cả hai đều yêu thích công việc của chính mình và muốn về hƣu đúng tuổi để trọn vẹn kiếm phúc lợi từ địa phƣơng. Khỏi cần nói cuộc sống của họ khi về hƣu sẽ hoàn toàn tự do vì họ đã gặt hái thành công ở cả hai phía. BẢN THÂN TIỀN BẠC KHÔNG ĐEM LẠI SỰ ỔN ĐỊNH VÀ AN TOÀN Tôi cũng đã gặp nhiều ngƣời có hàng triệu đô trong tài khoản hƣu trí nhƣng vẫn không tìm thấy sự an toàn. Tại sao vậy? Bởi vì số tiền đƣợc tạo ra từ công việc hay chuyện kinh doanh của họ. Họ đều có tiền trong tài khoản hƣu trí nhƣng họ lại biết rất ít về đầu tƣ. Nếu số tiền đó tự nhiên biến mất và tuổi lao động của họ lại không còn, họ có thể làm gì đây?
  39. Trong những giai đoạn khủng hoảng kinh tế, luôn có những luồng chuyển giao lớn về của cải. Cho dù họ không có nhiều tiền, điều quan trọng là cần đầu tƣ cho dù kiến thức hiểu biết của mình, cho đến khi có biến động lớn xảy ra, bạn có thể chuẩn bị đối phó chúng dễ dàng. Đừng bao giờ mất cảnh giác và sợ hãi. Nhƣ tôi đã đề cập, không ai có thể đoán trƣớc điều gì xảy ra, cho nên hãy chuẩn bị cho mình những hiểu biết để đƣơng đầu với biến động đó. Bạn nên học hỏi ngay từ bây giờ. 4. Đây là con đƣờng đi đến sự tự do về tiền bạc Đây chính là con đƣờng mà ngƣời bố giàu luôn khuyến khích tôi đi theo. Đó là con đƣờng đi đến sự tự do về tài chính, sự tự do thực sự bởi vì trong nhóm C, ngƣời khác sẽ làm việc cho bạn trong khi ở nhóm Đ, tiền bạc làm việc cho bạn. Bạn hoàn toàn tự do với công việc, có thể chọn làm việc theo ý của mình. Hiểu biết của bạn về hai nhóm này đã mang lại cho bạn sự tự do hoàn toàn trong việc bỏ công sức của mình cho công việc. L C T Đ Nếu bạn quan sát nhà tỷ phú, bạn sẽ thấy họ đang đi trên con đƣờng này nhƣ sơ đồ trên. Vòng chu kỳ giữa nhóm C và Đ chính là cấu trúc thu nhập của Bill Gates, Rupert Murdoch, Ross Perot. Tuy nhiên tôi cũng muốn lƣu ý bạn một điều. Nhóm C # Đ. Tôi đã chứng kiến nhiều ngƣời nhóm C rất thành công sang nhƣợng công ty của mình hàng triệu đô. Những ngƣời này có khuynh hƣớng cho rằng số tiền khổng lồ họ kiếm đƣợc đã chứng minh cho chỉ số thông minh IQ của họ, cho nên họ huyênh hoang đổ hết tiền vào nhóm Đ để rồi phá sản. Cuộc chơi cũng nhƣ luật chơi đều rất khác nhau ở mỗi nhóm. Và đó chính là lý do tại sao tôi hoàn toàn đề cao sự học hỏi lên trên bản ngã của mình. Và cũng giống nhƣ trƣờng hợp tìm kiếm sự ổn định về tài chính, có thể đứng ở hai nhóm sẽ mang lại nhiều ổn định hơn trên con đƣờng đi đến sự tự do về tài chính. CHỌN LỰA ĐƢỜNG ĐI Đó là những lối kiếm tiền khác nhau mà bạn có thể lựa chọn. Điều không may là hầu hết mọi ngƣời đều chọn con đƣờng tìm kiếm sự ổn định việc làm. Khi nền kinh tế bắt đầu trao đảo, họ lại càng bám nhiều hơn vào sự đảm bảo việc làm đầy tuyệt vọng. Cuối cùng, cả cuộc đời họ bị kẹt mãi ở đó.
  40. Ở một mức tối thiểu, tôi đề nghị chúng ta nên học hỏi về sự ổn định về tài chính, mà từ đó sẽ đem lại cho chúng ta sự tự tin không những cho công việc mà cả khả năng kiếm đƣợc tiền của chính mình trƣớc bất cứ mọi thăng trầm. Họ sẽ kiếm đƣợc tiền khi những kẻ đầu tƣ tay mơ hoảng sợ và bán tháo mọi thứ mà lẽ ra khi ấy, những tay đó nên tận dụng cơ hội mua vào. Điều đó giải thích tại sao tôi không cảm thấy sợ hãi khi có biến động kinh tế xảy ra, bởi vì sự biến động cũng đồng nghĩa với sự sang tay của cải trong xã hội từ nhóm ngƣời này sang nhóm khác. NGƢỜI CHỦ KHÔNG LÀM CHO BẠN GIÀU CÓ Những biến động kinh tế đang xảy ra trên thế giới nguyên do một phần từ việc sang nhƣợng hay mua đứt giữa các công ty. Mới đây không lâu, một ngƣời bạn sang nhƣợng công ty của mình. Ngƣời bạn của tôi kiếm đƣợc 15 triệu đô bỏ vào tài khoản ngân hàng, trong khi các nhân viên của anh phải đi kiếm việc khác. Bữa tiệc chia tay đầy nƣớc mắt cứ ngấm ngầm chực trào những đợt sóng phẫn nộ và oán giận. Mặc dù anh ta trả lƣơng các nhân viêcn lƣơng cao, hầu hết các nhân viên chẳng khấm khá gì hơn so với ngày đầu họ vào làm việc cho công ty. Nhiều ngƣời cay đắng phát hiện ông chủ của mình đã trở lên giàu có trong suốt những năm tháng họ làm việc quần quật, lãnh lƣơng và trang trải chi phí sinh hoạt hàng ngày. Thực tế ngƣời chủ không có bổn phận làm cho bạn giàu, mà chỉ có bổn phận làm sao cho mỗi tháng bạn lãnh lƣơng theo hợp đồng. Nếu bạn muốn giàu đó là công việc của bạn. Và công việc làm giàu đó lẽ ra lên bắt đầu từ lúc bạn lãnh lƣơng. Nếu bạn không biết quản lý tiền bạc, cho dù có bao nhiêu tiền trên thế giới này cũng không làm cho bạn giàu đƣợc. Còn ngƣợc lại, nếu bạn biết sài tiền khôn ngoan và học hỏi cách làm giàu ở nhóm C hay Đ, bạn đang đi trên con đƣờng tự mình làm giàu và nhất là đạt đến sự tự do về tài chính. Ngƣời bố giàu thƣờng nói với tôi và con cái của mình: “Sự khác nhau duy nhất giữa ngƣời giàu và ngƣời nghèo là họ làm gì trong lúc rảnh rỗi.” Tôi đồng ý nhận xét đó. Tôi nhận thấy có nhiều ngƣời mỗi lúc một bận rộn, và thời gian rảnh trở lên quý nhƣ vàng. Thế nhƣng, tôi đề nghị nếu bạn lúc nào cũng bận rộn, hãy cố bận rộn ở hai bên tứ đồ. Nếu banh thực hiện điều đó, bạn sẽ có nhiều cơ hội tìm đƣợc nhiều thời gian rảnh hơn và sự tự do về tiền bạc. Khi ở công sở, bạn hãy làm việc chăm chỉ. Làm ơn đọc tạp chí “WallStreet” trong lúc làm việc. Chủ của họ sẽ tôn trọng bạn hơn và đánh giá bạn cao hơn. Những gì bạn làm giàu sau những giờ làm việc cùng đồng lƣơng của mình trong lúc rảnh rồi mới thực sự quyết định tƣơng lai của bạn. Nếu bạn cứ lo làm việc quần quật bên trái tứ đồ, bạn sẽ làm việc suốt đời. Còn nếu bạn làm việc bên trái thì bạn sẽ đạt đến sự tự do. CON ĐƢỜNG TÔI ĐỀ NGHỊ Nhiều ngƣời thuộc bên trái tứ đồ thƣờng hỏi tôi, “Theo ông tôi nên đi học theo đƣờng nào?” Tôi đề nghị con đƣờng mà bố giàu đã chỉ cho tôi, con đƣờng Perot, Bill và những nhà tỉ phú khác đã theo. Con đƣờng đó là nhƣ vầy:
  41. L C T Đ Đôi khi tôi nhận thấy thế này, “Tôi muốn trở thành nhà đầu tƣ hơn”. Khi đó tôi trả lời, “Vậy thì bạn cứ „xé rào‟ thẳng đến nhóm Đ nếu nhƣ bạn có nhiều tiền và nhiều thời gian rảnh. Còn không, con đƣờng mà tôi đề nghị với bạn sẽ an toàn hơn rất nhiều” Hầu hết mọi ngƣời đều không có nhiều tiền và nhiều thời gian, cho nên họ đã phản ứng lại, “Vậy thì lý do nào mà ông nghĩ tôi nên „xé rào‟ tới nhóm C trƣớc?” CHƢƠNG 4 Ba kiểu hệ thống kinh doanh Trên con đƣờng „xé rào‟ vào nhóm C, hãy luôn ghi nhớ mục đích của bạn là làm chủ một hệ thống và mƣớn ngƣời vận hành hệ thống đó cho bạn. Bạn có thể tự mình lập một hệ thống riêng hoặc tìm mua một hệ thống có sẵn. Hãy coi hệ thống đó nhƣ một cây cầu nối mà nhờ đó bạn có thể vƣợt qua một cách an toàn từ phía bên trái sang bên phải tứ đồ. Cây cầu đó sẽ giúp bạn đi đến bờ tự do về tài chính. Có 3 kiểu hệ thống kinh doanh hiện đang đƣợc áp dụng phổ biến hiện nay là: 1- Những tạp đoàn thuộc mô hình công ty truyền thống – đây là nơi bạn tạo một hệ thống cho mình. 2- Hãy mua lại đặc quyền kinh doanh – đây là nơi bạn mua một hệ thống có sẵn 3- Tiếp thị mạng lƣới – đây là nơi bạn mua để hoà nhập thành một phần của hệ thống có sẵn. Mỗi kiểu hệ thống đều có ƣu điểm và khuyết điểm riêng nhƣng cả ba đều dẫn đến một mục đích. Nếu đƣợc vận hành đúng cách, mỗi hệ thống sẽ tạo cho bạn một nguồn thu nhập ổn định mà không đòi hỏi chủ nhân của nó phải bỏ sức ra vận hành một hệ thống đƣợc thiết lập và đi vào hoạt động. Vấn đề nằm ở chỗ thiết lập đƣợc hệ thống và đƣa nó vào quỹ vận hành. Vào năm 1985, khi mọi nghƣời hỏi: “Tại sao anh chị lâm vào tình cảnh không nhà?”, hai vợ chồng chúng tôi chỉ trả lời, “Chúng tôi đang xây dựng cho mình một hệ thống kinh doanh”.
  42. Hệ thống kinh doanh đó của chúng tôi là một sự pha trộn giữa kiểu quản lý công ty theo mô hình truyền thống với kiểu mua lại đặc quyền kinh doanh. Nhƣ đã trình bày, nhóm C đòi hỏi phải có nhiều hiểu biết và kinh nghiệm trong việc quản lý hệ thống con ngƣời. Hệ thống con ngƣời L C T Đ Quyết định xây nên một hệ thống riêng cho mình đòi hỏi mất rất nhiều công sức. Tôi đã từng thử nghiệm cách làm này và kết quả công ty do tôi thành lập đã thất bại. Mặc dù trong những năm đầu công ty đã phát triển rất tốt, nhƣng đến năm thứ năm công ty bất ngờ lâm vào tình trạng phải tuyên bố phá sản. Khi chúng tôi thành công, chúng tôi đã không chuẩn bị kịp cho một hệ thống đầy đủ. Hệ thống đã bắt đầu tan vỡ cho dù chúng tôi có làm việc cự đi hơn nữa. Chúng tôi có cảm giác mình đang ở trên con tàu lộng lẫy bị thủng đáy và chúng tôi không thể nào tìm đƣợc chỗ nứt, chúng tôi vẫn không thể tát nƣớc ra kịp để phát hiện chỗ nứt đó. Nhƣng cho dù chúng tôi có phát hiện đƣợc, chúng tôi vẫn không chắc mình có thể bít đƣợc chỗ thủng đó. CON CÓ THỂ MẤT TỪ 2-3 DOANH NGHIỆP Lúc còn đi học, ngƣời bố giàu đã kể cho tôi và con của ngƣời là ngƣời đã từng làm mất một doanh nghiệp lúc tuổi 20. “Đó là một sự kiện đau đớn nhất cũng đáng giá nhất trong đời ta”, ngƣời kể. “Ta càng chán ghét kỷ niệm đó bao nhiêu, ta lại càng học thêm đƣợc nhiều bấy nhiêu làm cách nào sửa chữa thất bại đó để có thể thắng lợi lớn sau này”. Khi biết tôi đang rấp tâm mở cho mình một doanh nghiệp riêng, ngƣời bố giàu đã nói. “Con có thể mất từ hai đến ba doanh nghiệp trƣớc khi con có thể lập ra một doanh nghiệp thực sự thành công và tồn tại lâu dài”. Ngƣời đã huấn luyện Mike, con của ngƣời để có thể thừa hƣởng cơ nghiệp của ngƣời. Trong khi đó, bố ruột của tội chỉ là một công chức nhà nƣớc và ngƣời chẳng có một cơ ngơi nào giao lại cho tôi. Tôi phải lập nghiệp từ chính đôi tay của mình. THẤT BẠI LÀ MỘT THÀNH CÔNG
  43. “Thất bại là mẹ thành công” ngƣời bố giàu luôn nhắc. “Các con chỉ có thể học đƣợc nhiều nhất về chính bản thân mình khi các con bị thất bại. Do đó, các con đừng bao giờ sợ bị thất bại. Thất bại chỉ là một phần trong quá trình thành công. Các con không thể nào thành công mà không bao giờ bị thất bại. Những ngƣời thất bại chính là những ngƣời chƣa nếm mùi thất bại bao giờ”. Lời nói đó của ngƣời có lẽ là một cảnh báo trƣớc đối với tôi, bởi vì cho đến năm 1984, tôi đã làm mất doanh nghiệp thứ ba của mình. Khi tôi gặp Kim - vợ tôi, tôi đã từng kiếm đƣợc hàng triệu đô để rồi hoàn toàn tay trắng và làm lại mọi thứ từ đầu. Tôi biết chắc chắn là nàng đã không cƣới tôi vì tiền bởi vì lúc ấy tôi không còn một đồng xu dính túi. Khi tôi tâm sự với Kim là tôi sẽ lập lại một doanh nghiệp lần thứ tƣ nàng đã không bỏ rơi tôi. “Em sẽ sát cánh bên anh cùng xây dựng nó”, và nàng đã giữ đúng lời hẹn những gì đối với tôi. Cũng với một ngƣời bạn khác, chúng tôi đã lập lên một hệ thống kinh doanh có 11 chi nhánh khắp thế giới, cứ tạo ra tiền cho chúng tôi bất kể chúng tôi có bỏ sức ra làm việc hay không. Con đừng đi đến sự thành công ấy từ tay trắng đã tƣớc bao mồ hôi, nƣớc mắt và sƣơng máu của chúng tôi. Khi chúng tôi thành công, cả hai ngƣời bố đều rất vui mừng và thành thật chúc mừng tôi, mặc dù cả hai đã bị mất tiền khi đầu tƣ vào những công ty thử nghiệm ban đầu của tôi lúc tôi còn tập tễnh bƣớc đi trong thế giới của nhóm C. CHƢỚNG NGẠI KHÓ NHẤT Mike, còn ngƣời bố giàu, thƣờng nói với tôi, “Mình sẽ không bao giờ biết đƣợc là mình có thể thực hiện đƣợc những gì mà bạn và bố của mình đã làm với mình hay không. Mình đƣợc giao cho một hệ thống, và những gì mình làm chỉ là học cách vận hành hệ thống đó mà thôi”. Tôi chắc chắn là anh có thể tạo ra cho mình một hệ thống thành công vì anh đã tiếp thu hết những gì mà bố anh dạy. Thế nhƣng tôi hoàn toàn hiểu ý anh muốn anh chỉ điều gì. Khi xây dựng một doanh nghiệp từ tay trắng phần khó nhất nằm ở hai chƣớng ngại: Hệ thống, và những ngƣời xây dựng hệ thống đó. Nếu cả hệ thống lẫn nhân sự không chặt chẽ, khả năng thất bại sẽ rất cao. Đôi khi, thật khó mà biết phần đề phát sinh từ đâu - từ nguồn nhân sự hay từ hệ thống, đã gây ra sự thất bại đó. TRƢỚC THỜI CÓ HÌNH THỨC FRANCHISE Khi ngƣời bố giàu bắt đầu dạy tôi và cách trở thành một ngƣời nhóm C, thời ấy chỉ có một kiểu kinh doanh. Đó là kiểu làm ăn lớn của một đại công ty gân nhƣ độc quyền trong một tỉnh lẻ. Chỗ chúng tôi ở Hawaii có một nhà máy sản xuất đƣờng nhƣng lại gần nhƣ khống chế hết mọi thứ, bao gồm những chuyện kinh doanh lớn khác. Thời ấy, hoặc là làm ăn lớn với hình thức đại công ty hoặc là theo kiểu gia đình chứ rất ít có những hình thức làm ăn khác nằm trong khoảng giữa. Để có thể đạt đến bậc thang lãnh đạo trong những đại công ty lớn ấy chắc chắn không phải là những mục tiêu của những ngƣời bố của tôi. Những cộng đồng tiểu số trên cánh đồng và không bao giờ đƣợc phép
  44. đứng vào hàng ngũ quản lý của công ty cả. Cho nên ngƣời bố giàu đã học mọi thứ bằng cách thử nghiệm và sửa sai. Khi tôi bắt đầu vào trung học, chúng tôi đã nghe đồn về khái niệm “franchise” nhƣng hình thức kinh doanh kiểu ấy không xuất hiện ở thị chấn bé xúi chỗ chúng tôi ở. Chúng tôi không biết gì cả về tiệm bánh mì kẹp thịt MacDonald hay gà rán KFC. Khi tôi học hỏi với ngƣời bố giàu, những khái niệm ấy hoàn toàn lạ đối với chúng tôi. Và rồi chúng tôi cứ liên tiếp nghe tin dồn về những hình thức kinh doanh kiểu ấy, nào đó “Bất hợp pháp” , nào là “Chò lừa gạt bịp bợm”, “nguy hiểm”. Tất nhiên, một khi những lời đồn ấy đến tai ngƣời bố giàu, ngƣời đã mua vé máy bay đến California để kiểm tra tin đồn hơn là chỉ nghe theo một cách mù quáng. Khi trở về, ngƣời chỉ nói với chúng tôi. “Franchises sẽ là một cuộc cách mạng của tƣơng lai,” và ngƣời đã mua lại đặc quyền kinh doanh của cả hai thƣơng hiệu ấy. Khi xã họi bắt đầu dấy lên trào lƣu “franchise” và hình thức ấy bát đầu trở lên phổ biến, cũng là lúc ngƣời trở thành triệu phú ngƣời bán lại những đặc quyền kinh doanh cho những ngƣời khác muốn lắm lấy cơ hội làm ăn riêng cho mình. Tôi nhớ có lần đã hỏi ngƣời mua lại một đặc quyền kinh doanh đó cho riêng tôi ngƣời cản ngay: “Ta không bán cho con. Con đã học đƣợc từ ta rất nhiều cách xây dựng riêng cho mình một hệ thống kinh doanh. Con đừng nhƣờng lại ở đó hình thức franchise chỉ dành cho những ai không muốn tự mình tạo ra hay không biết cách tạo ra một hệ thống cho riêng mình. Hơn nữa, con làm gì có 250.000 đô để mua lại đặc quyền đó”. Ngày nay, thật khó mà tƣởng tƣợng không có thành phố hiện đại nào trên thế giới lại không có bánh mì kẹp thịt McDonald, gà rán KFC, hay bánh pizza Hut ở mỗi góc phố. Thế nhƣng cách đây không lâu thôi, những của hàng kinh doanh kiểu ấy liệu có tồn tại và tôi vẫn còn nhớ mãi cái thời “tiền sử” ấy trong suốt cuộc đời của mình . LÀM SAO HỌC ĐỂ TRỞ THÀNH MỘT NHÀ DOANH NGHIỆP Tôi đã học trở thành một nhà doanh nghiệp bằng cách phụ việc cho ngƣời bố giàu. Cả con của ngƣời lẫn tôi đều là những ngƣời làm công lãnh lƣơng học cách trở thành chủ doanh nghiệp. Đó cũng là con đƣờng mà nhiều ngƣời đã đi qua, con đƣờng “vừa làm vừa học”. Và đó cũng chính là cách mà nhiều gia đình giàu đã vận dụng để giáo dục và truyền đạt kinh nghiệm qua bao thế hệ. Vấn đề ở chỗ, không phải ai cũng có may mắn đều đƣợc học hỏi những kinh nghiệm “sau hậu trƣờng” ấy trong thế giới của nhóm C. Hầu hết các “chƣơng trình đạo tạo quản lý” trong các công ty lớn chỉ dừng lại ở mục đích của chƣơng trình – đó là công ty chỉ đào tạo bạn trở thành nhà quản lý mà thôi. Rất ít công ty giám đào tạo cho nhân viên mình trở thành những ngƣời thuộc nhóm C đứng nghĩa. Thông thƣờng, mọi ngƣời hay bị kẹt lại ở nhóm T trong cuộc hánh trình đến thế giới nhóm C. Sở dĩ nhƣ vậy chủ yếu là mọi ngƣời không phát triển đƣợc một hệ thống vững mạnh, cho nên họ đành chụi chấm dứt cuộc hành trình bằng cách trở thành một phần hoà nhập với hệ thống. Những ngƣời nhóm C chính là những ngƣời thiết lập đƣợc hệ thống vận hành mà không cần có sự can thiệp hay bỏ sức của họ vào.
  45. Có ba cách bạn có thể rút ngắn con đƣờng đi đến thế giới của nhóm C. 1. Tìm một ngƣời đỡ đầu. Ngƣời bố giàu là ngƣời đỡ đầu của tôi. ngƣời đỡ đầu là ngƣời đã làm qua những gì bạn muốn làm và đã thành công. Đừng tìm ngƣời cố vấn. Ngƣời cố vấn chỉ là kẻ biết bảo bạn là thê nào trong khi bản thân ngƣời ấy có thể chƣa từng làm qua bao giờ. Hầu hết những ngƣời cố vấn đều thuộc nhóm T. thế giới lúc nào cũng đầy ắp những ngƣời nhóm T thích cố vấn cho bạn làm thế nào trở thành ngƣời nhóm C hay L.Ngƣời bố giàu của tôi là ngƣời đỡ đầu nhƣng không phải là ngƣời cố vấn. Một trong những bí quyết lớn nhất của ngƣời là: “Hãy thận trọng với ngƣời tƣ vấn mà con nghe đƣợc. Trong khi con phải luôn rộng mở đầu óc để sẵn sàng tiếp thu cái mới, hãy dè chừng xem trƣớc hết lời khuyên đó đến từ nhóm nào.” Ngƣời bố giàu đã dạy tôi về những hệ thống và làm thế nào lãnh đạo mọi ngƣời, chứ không phải quản lý mọi ngƣời. Các nhà quản lý thƣờng nhìn cấp dƣới nhƣ hàng thứ yếu kém. Trong khi đó các nhà lãnh đạo phải chỉ đạo những ngƣời khác khôn ngoan hơn mình. Nếu bạn muốn tìm đọc những quyển sách tuyệt vời về những bài học tuyệt vời về những bài học cơ bản để tự lập cho mình một hệ thống cho riêng mình, hãy tìm đọc quyển “Huyền thoại E” của Michael Gerber. Đối với những ai muốn học cách lập cho mình một hệ thống, quyển sách đó thật hay. Một lối học truyền thống về những hệ thống là lấy bằng MBA (Cao học về quản trị kinh doanh) của một trƣờng nổi tiếng và nhanh chóng leo thang cấp bậc con đƣờng sự nghiệp với tập đoàn lớn. Bằng MBA trở lên quan trọng vì bạn sẽ học đƣợc những cơ bản về kế toán, cũng nhƣ những con số liên quan đến tài chính và hệ thống kinh doanh trong doanh nghiệp bạn. Tuy nhiên, chỉ có bằng MBA không nhất thiết bạn có thể trở lên sành sỏi trong việc vận hành tất cả các hệ thống, vốn cũng tạo thành một guồng máy kinh doanh hoàn hảo. Để có thể học đƣợc mọi hệ thống cần thiết có đƣợc trong một công ty, bạn phải mất từ 10 đến 15 năm làm việc và học hết các khía cạnh ngóc ngách trong chuyện kinh doanh. Sau đó, bạn có thể chuẩn bị từ chức và thành lập doanh nghiệp cho mình. Làm việc cho một đại công ty thành công cũng giống nhƣ việc học hỏi với ngƣời đỡ đầu của bạn. Cho dù bạn có ngƣời đỡ đầu hoặc cho dù có tích luũy nhiều kinh nghiệm, phƣơng pháp này đều đòi hỏi bạn phải bỏ ra nhiều công sức. Tạo ra một hệ thống riêng cho mình đòi hỏi có nhiều thử nghiệm sai - sửa, chi phí về mặt pháp lý ban đầu và các côgn việc thủ tục giấy tờ khác. Tất cả những chuyện này sẽ phát sinh đồng thời khi bạn đang phát triển và tranh thủ nguồn nhân lực làm việc cho bạn. 2. Đặc quyền kinh doanh (franchises). Một cách khác học về hệ thống là mua lại một đặc quyền kinh doanh. Khi bạn mua lại đặc quyền kinh doanh, bạn cũng đang mua lấy một hệ thống kinh doanh “đã thử nghiệm và chứng minh thành công”. Có nhiều đặc quyền kinh doanh hoàn hảo.