Các phương pháp phân tích hóa học cây trồng và thức ăn gia súc - Lê Đức Ngoan

pdf 34 trang ngocly 4700
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Các phương pháp phân tích hóa học cây trồng và thức ăn gia súc - Lê Đức Ngoan", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfcac_phuong_phap_phan_tich_hoa_hoc_cay_trong_va_thuc_an_gia_s.pdf

Nội dung text: Các phương pháp phân tích hóa học cây trồng và thức ăn gia súc - Lê Đức Ngoan

  1. Tr−êng ®¹I häc N«ng L©m HuÕ TRÆÅÌNG ÂAÛI HOÜC NÄNG LÁMKhoa HUÃÚ- khoa KHOA häc KHOA vËt HOÜC nu«i VÁÛT NUÄI BÄÜ MÄN SINH HOÏA-DINH24 Phïng DÆÅÎNG H−ng, HuÕ, ÂÄÜNG ViÖt VÁÛTnam §iÖn tho¹i: 84 (0)54 525 439; 525049 Fax: 84 (0) 54 524 923 E-mail: fas@dng.vnn.vn CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH HÓA HỌC CÂY TRỒNG VÀ THỨC ĂN GIA SÚC (TÁI BẢN VÀ BỔ SUNG) TS. Lê Đức Ngoan Huế, 12-2002
  2. MỤC LỤC I. Phương pháp lấy mẫu phân tích I.1 Khái niệm chung 4 I.2 Lấy mẫu các loại thức ăn 5 II. Phân tích hàm lượng vật chất khô 11 II.1 Khái niệm 11 II.2 Phương pháp sấy 1000C hoặc 1050C 10 II.3 Phương pháp chiết suất với Toluen 12 II.4 Xác định hàm lượng nước ban đầu - Phương pháp sấy 55-600C 11 III. Xác định hàm lượng Prô-tê-in thô 16 III.1 Phương pháp ma-crô-ken-đan (Macro-Kjeldahl) 13 III.2 Xác định Ni-tơ A-mô-ni-ắc (Phương pháp ) 14 IV. Xác định hàm lượng các loại xơ 18 IV.1 xác định hàm lượng xơ thô - Phương pháp thủy phân 18 IV.2 xác định xơ trung tính (neutral detergent fibre - NDF) 16 IV.3 xác định xơ a-xit (acid detergent fibre - ADF) 17 IV.4 xác định hàm lượng lignin 22 V. Xác định hàm lượng mỡ thô (Ether extract-EE) 19 V.1 phương pháp gián tiếp 23 V.2 phương pháp trực tiếp 24 VI. Xác định hàm lượng khoáng 25 VI.1 khoáng tổng số 25 VI.2 khoáng không tan trong a-xit 21 VII. Xác định hàm lượng Can xi trong thức ăn 27 VII.1. Phương pháp khoáng hoá khô 27 VII.2. Phương pháp khoáng hoá ẩm 28 VIII. Phương pháp xác định phốt pho 29 VIII.1. Phương pháp quang sắc kế 29 VIII.2. Phương pháp thể tích 30 VIII.3. Xác định hàm lượng si-lic 25 IX. Định lượng a-xit lăc-tic (CH3-CHOH-COOH) 26 IX.1 phương pháp so màu 32 IX.2 xác định a-xit hữu cơ (theo vigner) 27 X. Xác định hàm lượng caroten Phụ lục I. Pha chế một số hoá chất thông thường 38 Phụ lục II Tài liệu tham khảo 42 2
  3. Để phục vụ cho công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học của cán bộ nghiên cứu và sinh viên ngành nông nghiệp và sinh học, chúng tôi tiến hành biên soạn quyển: CáC PHươNG PHáP PHâN TíCH HóA HọC CâY TRồNG Và THứC ăN GIA SúC. Tài liệu này được biên soạn dựa vào các tài liệu cơ bản: TCVN (Việt Nam) và AOAC (Mỹ) và được sữa đổi cho phù hợp với trang thiết bị hiện có tại hầu hết các phòng thí nghiệm trong nước. Chúng tôi hy vọng tài liệu này sẽ bổ ích cho bạn đọc. Tuy nhiên, tài liệu không tránh khỏi những sai sót, mong bạn đọc góp ý để lần tái bản sau được tốt hơn. Mọi liện hệ xin gửi về: TS. Lê Đức Ngoan Bộ môn Sinh hoá-Dinh dưỡng, Khoa Khoa học vật nuôi, Trường đại học Nông Lâm Huê.ỳ 102. Phùng Hưng, thành phố Huế. ĐT. 054-525 439 hay 090 3 579 157 Fax. 054-524 923 E.mail: fas@dng.vnn.vn Tác giả xin chân thành cám ơn ThS Dư Thanh Hằng (bộ môn Sinh hoá-Dinh dưỡng), TS Nguyễn Nhứt Xuân Dung (đại học Cần Thơ) đã góp ý sửa chữa bản thảo. Xin chân thành cám ơn trước sự góp ý của bạn đọc. Tác giả 3
  4. I. PHƯƠNG PHÁP CHỌN MẪU PHÂN TÍCH I.1 KHÁI NIỆM CHUNG I.1.1 ý nghĩa và nguyên tắc chọn mẫu Để xác định giá trị hoặc thành phần hóa học của một loại thức ăn hay khẩu phần nào đó, trong thực tế việc chọn đại diện để phân tích là rất cần thiết. Đại diện của tổng thể đó được gọi là mẫu. Việc chọn đại diện hay nói cách khác là chọn mẫu có ảnh hưởng lớn đến kết quả của tổng thể. Mẫu được chọn lọc càng đại diện (nhiều mẫu, đồng đều ) số liệu phân tích càng chính xác. Với tầm quan trọng đó, việc lấy mẫu phân tích cần đạt hai nguyên tắc cơ bản sau đây: • Nguyên tắc đồng đều : Mẫu phải được chọn đồng nhất tức có cùng trạng thái và cùng thuộc tính. Ví dụ: Phân tích thành phần hóa học của cám gạo thì cần loại bỏ những phần không phải là cám gạo như trấu, đá, cát, rác Trong thực tế việc chọn mẫu đồng đều không phải là công việc dễ dàng. • Nguyên tắc ngẫu nhiên : Nhằm loại bỏ yếu tố chủ quan của người chọn mẫu. Để tiến hành chọn mẫu ngẫu nhiên, chúng ta cần có những quy ước khách quan trước khi tiến hành chọn, ví dụ như: áp dụng quy tắc bốc thăm, quy tắc chẵn lẽ, quy tắc hai mặt đối diện, quy tắc đường chéo hình vuông I.1.2 Một số khái niệm 1. Mẫu ban đầu : Là tổng lượng mẫu thô lấy được từ tổng thể (quần thể). Mẫu ban đầu không được đem đi phân tích ngay vì thiếu sự đồng nhất. 2. Mẫu trung bình : Là lượng mẫu ban đầu được loại bỏ phần không đồng nhất và một phần khối lượng. Mẫu trung bình được cất giữ cho việc phân tích sau này. Để có mãu trung bình, tiến hành chọn như sau: • Trộn đều mẫu ban đầu sau khi đã loại bỏ phần không đồng nhất. Dàn đều trên khay hoặc ván phẵng không hút ẩm một lớp không dày quá 2 cm. Kẽ hai đường chéo hình chữ nhật và căn cứ đó để loại bỏ phần mẫu đối xứng. Phần còn lại được trộn đều lần nữa và loại bỏ như trên, làm như vậy đến khi được khối lượng mẫu cần thiết. • Nghiền mịn theo yêu cầu phân tích và bảo quản trong lọ thủy tinh hoặc bình có nắp đậy kín. Nếu mẫu có độ ẩm lớn (>15%) cần sấy khô (≤ 10%) để bảo quản. • Ghi nhản rõ ràng: Tên mẫu, khối lượng, ngày lấy, người lấy mẫu, nơi lấy mẫu và có thể các yêu cầu phân tích. 3. Mẫu phân tích: Là lượng mẫu đem phân tích cho mỗi chỉ tiêu. Khối lượng tùy thuộc vào từng phương pháp. I.2 LẤY MẪU CÁC LOẠI THỨC ĂN I.2.1 Thức ăn tinh dạng hạt và bột Thông thường thức ăn dạng này được bảo quản ở hai dạng đóng bao và đổ thành đóng. Vì vậy, việc lấy mẫu để phân tích sẽ được tiến hành khác nhau. I.2.1.1 Trong các bao bì • Dụng cụ : gồm ống xông (sonde) các loại, gậy sắt dài, khay hoặc ván phẵng và dụng cụ thông thường khác. • Lấy mẫu của ≥ 5% tổng số bao nhưng không ít hơn 3 bao. Thường quy định như sau : Số bao cần thiết để lấy mẫu: từ 1-10 bao, lấy tất cả; > 11 bao, lấy 10 bao ngẫu nhiên. Số bao bì được chọn ở các vị trí khác nhau trong kho, nhưng phải chọn theo hàng, theo lô và theo nguyên tắc hình vuông nói trên. Trong mỗi bao cần chọn ít nhất 3 vị trí ở 3 lớp : trên, giữa và đáy bao. • Tiến hành : Dùng ống xông đặt nghiêng gốc 30-450 để chọc thủng bao bì, đến độ sâu cần thiết thì quay đầu nhọn lên trên để thức ăn tự chảy ra. Phải tính toán khối lượng mỗi lần lấy 4
  5. làm sao cho tổng khối lượng mẫu ban đầu khoảng 3 kg để có mẫu trung bình là 400-500 g (theo vất chất khô). • Mẫu trung bình được chọn theo nguyên tắc đã giới thiệu, được bảo quản và phân tích. I.2.1.2 Trong kho hoặc sàn • Dụng cụ : Gáo dung tích 0,5-1lit và các dụng cụ thông thường khác. • Nếu thức ăn được bảo quản trong kho hoặc sàn không đóng bao thì lấy ở nhiều điểm khác nhau ở những độ sâu khác nhau để đảm bảo đồng đều. Thông thường mẫu được lấy ở 3 lớp : lớp trên và dưới cách bề mặt và mặt sàn kho it nhất 20 cm. Xác định lát cắt ngang của mỗi lớp, vẽ tưởng tượng 2 đường chéo và vị trí lấy mẫu nằm ở 4 gốc và điểm giao nhau. • Khối lượng mẫu ban đầu khoảng 5 kg và mẫu trung bình 400-500 g vật chất khô. I.2.2 Thức ăn thô khô (cỏ khô, rơm rạ ) I.2.2.1 Nguyên tắc Chuẩn bị mẫu phân tích cho thức ăn thô khô là một quá trình chế biến mẫu thu thập đến mẫu đồng nhất phù hợp với việc phân tích. Nói chung, quá trình này gồm làm khô trở lại và nghiền. Hầu hết mẫu thức ăn thu thập được nằm vào một trong các trường hợp sau đây: - Đủ độ khô để nghiền và phân tích ngay lập tức (tỷ lệ vật chất khô > 90%). - Đủ độ khô để nghiền qua lỗ sàng 4-6 mm nhưng còn quá ẩm để nghiền mịn. - Chưa đủ khả năng nghiền vì độ ẩm còn quá lớn > 15%. Những dạng mẫu này phải được xử lý để phân tích. Loại mẫu và loại máy nghiền được sử dụng để nghiền mẫu phụ thuộc vào độ ẩm ban đầu. Hầu hết thức ăn thô có độ ẩm 15-20% có thể nghiền qua lỗ sàng 4-6 mm, nhưng phải làm khô tiếp để nghiền mịn trước khi phân tích. Trong quá trình chuẩn bị mẫu phân tích cần chú ý tạp nhiễm mẫu và giữ mẫu trong lọ kín tránh ánh sáng và nhiệt. I.2.2.2 Dụng cụ Máy cắt, thái cỏ hoặc Dao, kéo dùng để cắt thực vật (thân, lá ) Túi và các dụng cụ đựng mẫu vật Cân kỹ thuật Máy nghiền với các loại sàng có đường kính lỗ 1mm và 4-6 mm. Tủ lạnh sâu hoặc tủ lạnh I.2.2.3 Tiến hành • Nếu thức ăn chất thành đống như rơm, cỏ khô thì mẫu phải được lấy ở các vị trí khác nhau trong đống, phía trên cách bề mặt không dưới 20 cm, lớp đáy cách mặt đáy > 20 cm. Mỗi lớp lấy ở nhiều vị trí trên 2 đường chéo hình chử nhật của mặt cắt ngang mỗi lớp. • Nếu là thức ăn đóng trong các kiện, khối thì lấy ở nhiều kiện, khối không ít hơn 5% tổng số. Làm sao cho tổng khối lượng mẫu ban đầu không ít hơn 5 kg vật chất khô. • Mẫu có độ ẩm dưới 15%: Loại bỏ bụi, rể cây và chặt ngắn 1-2 cm. Nghiền mẫu qua lỗ sàng 4-6 mm. Loại bỏ mẫu theo nguyên tắc chéo ô vuông đến khối lượng cần thiết (khoảng 500 g khô). Nếu mẫu chưa đủ khô để nghiền qua lỗ sàng 1mm thì sấy tiếp trong tủ sấy hoặc trong microwave. • Mẫu có độ ẩm trên 15%: Loại bỏ phần không đồng nhất của mẫu và chặt ngắn đến 1-2 cm. (Cỏ ủ silô có độ dài 1-2 cm không cần chặt). Để mẫu vào tấm plastic hoặc khay và trộn đều. Loại bỏ mẫu theo nguyên tắc chéo ô vuông đến khối lượng cần thiết (khoảng 500 g khô). Sấy mẫu phần mẫu đã chọn đến khô (ẩm độ 5-10%). Chú ý: Mẫu dùng để phân tích sắc tố, vitamin và một số hợp chất dễ bị phá hủy hoặc bay hơi ở nhiệt độ cao thì phải làm khô ở nhiệt độ thầp, thường sấy chân không hoặc sấy trong điều kiện nhiệt độ âm (qua khi Nitơ lỏng hoặc trong tủ lạnh sâu). 5
  6. I.2.3 Thức ăn thô tươi và ủ si-lô I.2.3.1 Nguyên tắc Thức ăn thô tươi và ủ si-lô là những thức ăn có hàm lượng nước cao (50-90%) và một chất dễ bị bay hơi như các a-xit béo trong thức ăn ủ si-lô. Việc lấy, làm khô và nghiền min mẫu phải tiến hành trong điều kiện khác với các loại thức ăn nói trên. I.2.3.2 Tiến hành • Nếu là cây cỏ còn trên đồng thì phải thu cắt theo nguyên tắc đường chéo ô vuông. It nhất là 5 điểm (5 m2) trên ruộng được chọn để thu cắt mẫu. Nếu là thức ăn ủ si-lô thì lấy ở nhiều lớp ủ khác nhau, đảm bảo đồng đều như trường hợp rơm, cỏ khô chất đống. • Sau khi lấy mẫu ban đầu thì việc lấy mẫu trung bình phải tiến hành ngay và hàm lượng nước, các a-xit beo bay hơi phải được xác định tức thì. • Sấy khô mẫu và nghiền mịn cho việc thực hiên các phân hóa học khác. I.2.4 Thức ăn lỏng và nhiều nước • Mẫu được lấy ở các dụng cụ chứa khác nhau, đảm bảo đồng đều. Trước khi lấy mẫu phải trộn đều dịch trong các dụng cụ chứa. Lấy ở nhiều điểm khác nhau. Trộn mẫu ban đầu thật đều và lấy mẫu trung bình vơi khối lượng khoảng 1-1,5 kg. Đậy kín bình chứa mẫu. Nếu bảo quản lâu thì cần thêm chất chống lên men hoặc nấm như phoc- ma-lin 5%, hỗn hợp tô- lu-en và clo-rô-phoc 1:1, • Không bảo quản mẫu trong tủ lạnh hoặc tủ lạnh sâu. I.2.5 Thức ăn củ, quả • Chọn mẫu với thức ăn củ, quả thường rất dễ bị chủ quan của người lấy. Để tránh ảnh hưởng đó khi chọn phải có quy định tỷ lệ chọn từng loại củ, quả nhất là độ to, nhỏ, già, non, v.v • Rửa sạch đất đai, để ráo nước và bổ dọc củ, quả thành nhiều phần tương đương sau đó chọn phần của từng củ, quả và trộn đều để lấy mẫu trung bình. • Băm nhỏ hoặc nghiền nhỏ mẫu trung bình. Xác định hàm lượng nước trước khi sấy khô toàn bộ mẫu trung bình (khối lượng 400-500 g khô). ÁP DỤNG MS-EXCEL TRONG VIỆC LẤY MẪU 1. Bảng số ngẫu nhiên Bảng số ngẫu nhiên được thành lập bởi máy tính (các bảng số ngẫu nhiên còn được trình bày trong các sách thống kê sinh học). Có 2 cách đọc bảng số ngẫu nhiên: - Theo hàng dọc hay hàng ngang: chọn một hay nhiều số tùy theo cỡ mẫu, số nào trùng thì bỏ qua, số 0 được xem như số 10. Ví dụ, trong kho thức ăn có chứa số bao thức ăn cần được lấy mẫu ≤ 10 bao và cần lấy mẫu trong 5 bao thì đọc bảng số ngẫu nhiên trên máy tính như sau: Cỡ mẫu n ≤ 10 33 81 72 91 25 ⇒ 3, 8, 1, 7 và 2 Cỡ mẫu n ≤ 100 ⇒ 33, 81, 72, 91, 25 - Theo trình tự hàng dọc đối với số cây cần lấy mẫu trên một hàng 2. Chương trình vi tính: Từ một tổng thể của biến số X, chương trình sẽ tự động chọn ra n biến số ngẫu nhiên X1, X2, X3, , Xn. Biến số ngẫu nhiên Xi (I= 1, 2, 3 , n) cũng có cùng phân phối như biến số X. 6
  7. Täøng thãø X X X X X X XX X X X X X X XXX X X X X X X X X X XX X X X X X X X X X X Máùu XXX X XX XX X X X X X X X XX XXXX X X X X X XX X XX X Aùp dụng MS- EXCEL * Cách thành lập bảng số ngẫu nhiên trên Excel a. Nhấp lần lượt đơn lệnh Tools và lệnh Data Analysis. b. Trong menu Data Analysis, chọn chương trình Random Number Generation rồi nhấp nút OK thì xuất hiện như sau (xem hình dưới): Number of Variables: (Số cột) Number of Random Numbers: ( Số hàng) Distribution: Loại phân phối (Uniform, normal, Bernoulli, Binomial, Poisson, Patterned, Discrete) Parameters (Thông số) Between 0 and 100000 Random seed (Mầm ngẫu nhiên) Output options (Đầu ra) Ví dụ: Bảng số ngẫu nhiên lấy từ MS - Excel 79104 39094 92376 7321 64415 58379 17631 55849 25062 20472 11188 99936 25752 97882 5560 41896 9977 58815 50084 21863 42943 876 22303 46120 39064 31068 494 32017 39665 95178 87954 97668 56508 9745 29646 74419 46736 99661 11884 70379 34925 94568 85635 62981 47813 87176 4062 48805 77325 6607 7
  8. Aùp dụng lấy mẫu (Sampling) Ví dụ: kho hàng có chứa 12 bao bột cá, lấy ngẫu nhiên 3 bao trong đó. Lập danh sách tên: có thể đặt bất kỳ nhãn tên nào (có thể chọn tên của sinh viên tham gia thực tập lấy mẫu) hoặc theo số nào tiện lợi nhất. Đặt tên số bao, có 12 tên. Đống khối các tên trên cột B, nhấp lần lượt đơn lệnh Data và lệnh Sort để sắp xếp theo vần ABC (hoặc nhấp nút A-Z trên thanh Toolbars). Lấy mẫu gồm 3 số ngẫu nhiên từ tổng thể 12 sô.ỳ Cách làm như sau (xem hình dưới): a. Nhấp lần lượt đơn lệnh Tools và lệnh Data Analysis b. Trong menu Data Analysis, chọn Sampling rồi nhấp OK c. Trong menu Sampling, lần lượt ấn định các chi tiết: - Input range (Phạm vi đầu vào) - Sampling Method (phương pháp lấy mẫu): Random (Ngẫu nhiên) cùng với cỡ mẫu (Number of Sample: 3) - Output range (Phạm vi đầu ra) 8
  9. Kết quả Bảng số ngẫu nhiên cho ta các giá trị 3, 5, 12 (tương ứng Hương, Kiều, Tiến). Như vậy số bao hàng có nhãn số theo sắp xếp bố trí ban đầu là 2, 4, 11 sẽ được chọn để lấy mâuự thí nghiệm. 9
  10. II. PHÂN TÍCH HÀM LƯỢNG VẬT CHẤT KHÔ II.1 KHÁI NIỆM Hàm lượng vật chất khô trong mẫu vật là phần còn lại khi đã loại bỏ nước trong quá trình làm khô mẫu. Nhiều thuật ngữ khác nhau chỉ hàm lượng vật chất khô có ở các trạng thái thức ăn: “Tươi” là trạng thái thức ăn mà gia súc ăn trực tiếp như cây cỏ, thức ăn hỗn hợp, tinh bột “Khô không khí” chỉ trạng thái thức ăn được làm khô trong không khí mà không qua sấy. Trong điều kiện ẩm độ không khí 60% thì hàm lượng chất khô 88-92%. “Khô từng phần” hay “nước ban đầu” chỉ trạng thái mẫu được sấy ở nhiệt độ 55-600C, chưa đến trạng thái khô kiệt. Mẫu thường chứa 3-15% độ ẩm nên rất dễ nghiền mịn và dễ đồng nhất để phân tích. “Vật chất khô phòng thí nghiệm” hay “nước hút ẩm” chỉ hàm lượng vật chất khô của mẫu khô từng phần. “Vật chất khô” hay “không chứa ẩm” hay “khô tuyệt đối” chỉ mẫu đã loại bỏ nước hoàn toàn. Khi so sánh thành phần hóa học các loại thức ăn thì dựa trên chỉ tiêu này vì độ ẩm ở trạng thái “tươi” rất khác nhau nên gây ra sự sai khác khi trình bày thành phần khác theo nó. Hiện nay có nhiều phương pháp khác nhau để xác định hàm lượng nước như phương pháp sấy khô, phương pháp tách chiết qua dung môi hữu cơ (với mẫu vật chứa nhiều nước) 1 II.2 PHƯƠNG PHÁP SẤY 1000C HOẶC 1050C Phương pháp này được sử dụng để xác định hàm lượng vật chất khô (VCK) cho nhiều loại thức ăn như cây cỏ, thức ăn tinh bột, thức ăn hỗn hợp Không áp dụng cho các loại mẫu cần phân tích a-xit béo bay hơi, cồn hoặc ni-tơ không tan trong xơ a-xit II.2.1 Nguyên lý ẩm độ là lượng nước từ mẫu vật bị bay hơi qua quá trình sấy. Vật chất khô được coi như là phần còn lại sau khi sấy. II.2.2 Máy móc, thiết bị • Tủ sấy điều chỉnh nhiệt ± 20C • Hộp đựng mẫu: hộp nhôm có nắp đậy kích thước: đường kính ≥ 50 mm, cao ≤ 40 mm hoặc hộp thủy tinh có nắp đậy. • Bình hút ẩm (Desiccator) chứa chất hút ẩm sê-li-ca-gen (nhớ thường xuyên kiểm tra độ hút nước thông qua sự chuyển màu và phải sấy ngay khi đã no nước), hoặc H2SO4 đặc. • Cân phân tích có độ chính xác 0,1 mg. II.2.3 Tiến hành (cân nguội) • Sấy hộp đựng mẫu (mở nắp) ở 100 -1050C trong 2 giờ, đậy nắp và bỏ nhanh vào bình hút ẩm rồi đậy nắp bình lại. • Để nguội ở nhiệt độ phòng 30 phút và cân để xác định khối lượng bì (Wt). Trong khi cân các hộp đựng mẫu thì phải đậy kín bình hút ẩm để tránh hút ẩm từ không khí. • Cân khoảng 2 g mẫu khô (trường hợp mẫu nhiều nước thì sử dụng nhiều hơn) vào hộp đựng mẫu, lắc nhẹ hộp để mẫu dàn đều trên mặt đáy đảm bảo diện tiếp xúc giữa mẫu với đáy hộp lớn nhất. • Đặt hộp chứa mẫu và để nắp bên cạnh vào tủ sấy, bật điện tủ sấy và để như vậy trong khoảng 3 giờ. Nhiệt độ tủ sấy phải đạt 1000C (hoặc 1050C trong vòng 1 giờ kể từ khi mở.) • Tiếp tục sấy 24 giờ liền nếu để 1000C hoặc 16 giờ nếu nhiệt độ 1050C. • Chuyển hộp vào bình hút ẩm và đặt nắp bên cạnh, và đến hộp cuối cùng thì đậy nắp bình. Để nguôi ở nhiệt độ phòng 1 giờ. • Cân toàn bộ hộp chứa mẫu và nắp hộp (Wd). 10
  11. • Lặp lại việc sấy và cân đến khối lượng không đổi nhưng thời gian sấy ngắn hơn (khoảng 1 giờ). Chú ý : + Hộp để ở tủ sấy không chạm nhau và sao cho không khí tuần hoàn dễ dàng. + Mở nắp bình hút ẩm nhẹ nhàng tránh mẫu bay ra khỏi hộp đựng. II.2.4 Tính kết quả Tính Hàm lượng vật chất khô (DM) theo công thức sau đây: DM, % = (Wd - Wt)/ W x 100 Trong đó : W : Khối lượng mẫu tươi, g Wt : Khối lượng bì, g Wd : Khối lượng mẫu và bì sau khi sấy ♥ II.3 PHƯƠNG PHÁP CHIẾT SUẤT VỚI TOLUEN áp dụng cho mẫu chứa nhiều nước, dầu thực vật, mỡ, sữa II.3.1 Nguyên lý Dùng dung môi hữu cơ có nhiệt độ sôi cao hơn nước và không trộn lẫn với nước để loại nước ra khỏi mẫu trong dụng cụ chiết đặc biệt. Đo phần nước thu được và tính toán hàm lượng vật chất khô có trong mẫu. II.3.2 Dụng cụ Dụng cụ chiết suất gồm ống nối của bình Pyrex 250 ml, bộ phận chiết 500 ml, bộ phận thu H2O chiết từ mẫu có phân độ 0,01 ml và dung tích 5 ml. Lau sạch ống nối, bộ phận chiết bởi hỗn hợp a-xit ch-rô-mic, rữa kỹ bằng nước cất và cồn, sấy khô để loại bỏ nước có trong môi trường không khí trong các bộ phận. II.3.3 Tiến hành • Cân mẫu, khối lượng đủ để chiết 2-5 ml nuớc và nối dụng cụ chiết. • Rót Tô-lu-en qua đầu ống chiết đủ để trộn lẫn hoàn toàn mẫu (khoảng 75 ml) • Nếu mẫu dễ bị “phồng” trào ra ngoài thì thêm it cát vào đáy bình Pyrex. • Đem đun sôi bình Pyrex để nước và dung môi bay hơi từ từ, khoảng 2 giọt/giây, đến khi có nhiều nước thoát qua bộ phận đựng chia độ thì tăng cường độ đến 4 giọt/giây. • Quan sát thấyỹ nước đã bốc hơi hết (độ cao cột nước ở bộ phận thu H2O không tăng) thì rữa sạch bộ phận chiết bởi Tô-lu-en qua đầu trên ống chiết, tiếp tục chưng cất xem còn nuớc trong mẫu không, nếu còn thì lặp lại việc rữa và chưng cất. Nếu hết thì dùng dây đồng nhỏ đưa những hạt nuớc còn đọng bên thành ống xuống bộ phận thu nước, sao cho không còn sót nước ở các phần khác của dụng cụ chiết. II.3.4 Tính kết quả Đọc kết quả trên ống thu H2O theo thể tích và tính hàm lượng nước thành % (H). Hàm lượng vật chất khô sẽ được tính: DM, % = 100 - H Trong đó H là hàm lượng nước trong 100 g mẫu được xác định bằng số ml nước ♥ II.4 XÁC ĐịNH HÀM LƯợNG NƯớC BAN ĐầU - PHƯƠNG PHÁP SấY 55-600C Phương pháp này áp dụng cho tất cả các loại thức ăn ở trạng thái tươi như cỏ, thực vật, rau xanh , trừ dầu, mỡ và thức ăn nhiều nước. 11
  12. II.4.1 Nguyên lý Nuớc tự do bị loại khỏi mẫu ở nhiệt độ 55-600C được coi là hàm lượng nước ban đầu. Xác định hàm lượng nước ban đầu rất có ý nghĩa, nhất là đối với những loại thức ăn có hàm lượng nước cao như rau xanh, cỏ, v.v II.4.2 Tiến hành • Sấy hộp đựng mẫu (mở nắp) ở 55-600C trong 2 giờ, đậy nắp và bỏ nhanh vào bình hút ẩm rồi đậy nắp bình lại. • Để nguội ở nhiệt độ phòng 30 phút và cân để xác định khối lượng bì (Wt). Trong khi cân các hộp đựng mẫu thì phải đậy kín bình hút ẩm để tránh hút ẩm từ không khí. • Cân khoảng 10 g mẫu tươi (trường hợp mẫu nhiều nước thì sử dụng nhiều hơn) vào hộp đựng mẫu (Ws), lắc nhẹ hộp để mẫu dàn đều trên mặt đáy đảm bảo diện tiếp xúc giữa mẫu với đáy hộp lớn nhất. • Đặt hộp chứa mẫu và để nắp bên cạnh vào tủ sấy, bật điện tủ sấy và để như vậy trong khoảng 3 giờ. Nhiệt độ tủ sấy phải đạt 55-600C trong vòng 1 giờ kể từ khi mở. • Tiếp tục sấy 12 giờ liền (để qua đêm). • Chuyển hộp vào bình hút ẩm và đặt nắp bên cạnh, và đến hộp cuối cùng thì đậy nắp bình. Để nguôi ở nhiệt độ phòng 30 phút. • Cân toàn bộ hộp chứa mẫu và nắp hộp (Wd). • Lặp lại việc sấy và cân đến khối lượng không đổi nhưng thời gian sấy ngắn hơn (khoảng 1 giờ). Chú ý : + Hộp để ở tủ sấy không chạm nhau và sao cho không khí tuần hoàn dễ dàng. + Mở nắp bình hút ẩm nhẹ nhàng tránh mẫu bay ra khỏi hộp đựng. II.4.3 Tính kết quả Tính Hàm lượng vật chất khô (DM) ở nhiệt độ 600C theo công thức sau đây: DM, % = (Wd - Wt )/W x 100 Trong đó : W là khối lượng mẫu tươi, g. Wt là khối lượng bì, g. Wd là khối lượng mẫu và bì sau khi sấy, g. / 12
  13. II.5. XáC ĐịNH HàM LượNG NướC BAN ĐầU BằNG Lò VI SóNG (MICROWAVE OVEN) Qui trình nầy áp dụng cho tất cả thức ăn xanh và các mẫu thức ăn có ẩm độ cao hơn 15%. Qui trình này ảnh hưởng rất ít đối với thành phần hóa học của thức ăn vì thế cho phép áp dụng để phân tích chất xơ, lignin, hoặc acid detergent insoluble nitrogen (ADIN). QUI TRìNH 1. Sấy vật chứa trong 3 phút ở nhiệt năng cao nhất (high) 2. Cân vật chứa mẫu bằng cân có sai số 0.01g, có trọng lượng W1 3. Cân khỏang 100-200g mẫu cho vào vật chứa, trọng lượng W2 4. Đặt mẫu vào tủ sấy và sấy trong vòng 3 phút ở nhiệt năng cao nhất 5. Lấy mẫu ra và đảo đều 6. Lập lại bước thứ 4 và 5, hai lần đối với mẫu có ẩm độ khỏang 50%, ba lần đối với những mẫu có ẩm độ 70%. 7. Nếu mẫu đủ khô dòn để xay thì tắt tủ sấy, nếu chưa thì cho mẫu trở lại tủ và điều chỉnh nhiệt năng ở mức trung bình (medium), sấy mỗi lần 1 phút, đến khi mẫu không còn ẩm ướt. Phương pháp sấy mẫu naửy cho phép chất khô của mẫu còn lại khỏang 90-95%. 8. Để mẫu nguội và cân, trọng lượng W3 TíNH KếT QUả Hàm lượng nước trong mẫu được tính theo công thức sau: W2 -(W3 - W1) DM, % = x 100 W2 Lưu ý khi sử dụng microwave: - Phải rất cẩn thận khi sấy mẫu. Tránh không để mẫu bị cháy hay bị đổi màu nâu vàng, muốn vậy không để mẫu ở nhiêt độ cao và kéo dài, nếu mẫu nhiều nước thì gia tăng số lần đảo trộn mẫu. Bỏ những mẫu bị cháy hay có mùi khét vì ảnh hưởng đến thành phần hóa học của mẫu - Nên đặt một ly nước vào tủ sấy để làm giảm khả năng bị cháy của mẫu - Thường xuyên kiểm tra tủ sấy xem có các vết nứt hay không. Do cơ thể hấp thụ tia sóng ngắn, nên người tiếp xúc có thể bị ảnh hưởng và đặc biệt đối với thấu kính của mắt. - Tim của người đang làm việc mệt có thể bị ảnh hưởng do tia bức xạ của bước sóng ngắn. - Không đặt các vật liệu bằng kim loại vào trong tủ sấy. Ê III. XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG PRÔ-TÊ-IN THÔ Prô-tê-in thô được coi là giá trị ni-tơ tổng số nhân với hệ số prô-tê-in (hàm lượng ni-tơ có trong prô-tê- in). Với hầu hết các loại thức ăn, hệ số prô-tê-in là 6,25 (16% Ni-tơ). Riêng hạt lúa mì thì hệ số 5,70 và sữa bò 6,45. Vì vậy, xác định hàm lượng prô-tê-in thô chính là xác định ni-tơ tổng số. Nhiều phương pháp khác nhau dùng để xác định ni-tơ trong thức ăn. Những phương pháp sau đây đã được sử dụng phổ biến. III.1 PHƯƠNG PHÁP MA-CRÔ-KEN-ĐAN (MACRO-KJELDAHL) III.1.1 Nguyên lý Phân giải mẫu trong H2SO4 đậm đặc, sử dụng CuSO4 và K2SO4 làm xúc tác để biến Ni- tơ trong mẫu thành (NH4)2SO4. Sử dụng NaOH bảo hoà để tách NH3 khỏi muối sulphat rồi thu lại bởi axit boric. Chuẩn độ lượng axit boric sử dụng trong phản ứng bởi a-xit sulphuric đã biết nồng độ để xác định hàm lượng ni-tơ trong mẫu. 13
  14. III.1.2 Hóa chất • NaOH bão hòa. Cân 450 g NaOH tinh thể hòa tan với nước cất vừa đủ 1 lit. • Bi thủy tinh. • Chỉ thị Ta-si-rô (xem phần phụ lục). • Dung dịch HCl hoặc H2SO4 0,1N. • H3BO4 dung dịch 2%. Pha 20 g a-xit bo-ric tinh thể trong nước cất vừa đủ 1 lit. • Hỗn hợp xúc tác đồng-ka-li (xem phần phụ lục) III.1.3 Dụng cụ • Bình đốt ken-đan (Kjeldahl). Sử dụng bình đốt ken-đan với thể tích 500-800 ml. • Bộ chiết xuất Ni-tơ (bộ ma-crô ken-đan, xem hình vẽ ). III.1.4 Tiến hành • Vô cơ hóa: ƒ Cân 0,25-1,0 g (tùy hàm lượng ni-tơ có trong mẫu) cho vào bình đốt ken-đan sao cho không dính thành bình. Thêm 1 g xúc tác hỗn hợp, 15 -20 viên bi thủy tinh và 20 ml H2SO4 đậm đặc. Nếu khối lượng mẫu > 1 g cần thêm 1 ml H2SO4. ƒ Để yên cho mẫu ngấm đều a-xit (màu đen thẩm đều) và đốt bình đựng mẫu ở nhiệt độ thấp trong 5 phút (đến sôi). Nếu thấy có hiện tượng trào thì giảm nhẹ nhiệt độ. ƒ Tiếp tục đun đến khi xuất hiện khói trắng và kéo dài vài giờ. Kết thúc quá trình vô cơ hóa khi dung dịch trong bình có màu trong hoặc xanh nhạt. ƒ Để nguội và thêm 250 ml nước, rồi tiếp tục để nguội đến nhiệt độ phòng. • Chuẩn bị chưng cất ni-tơ: ƒ Lấy 20 ml dung dịch a-xit bo-ric 2% vào bình tam giác, thêm 2-3 giọt chất chỉ thị ta-si- rô, lắc đều. Đặt vào đầu dưới ống thu NH3 của bộ phận chưng cất Ni-tơ. ƒ Thêm vào 2-3 giọt Tri-bu-tyl xi-trat (hoặc Pa-ra-phin lỏng) để hạn chế trào và 3-4 giọt chất chỉ thị ta-si-rô vào bình chứa mẫu đã thủy phân. Để nghiêng bình và thêm từ từ NaOH bảo hòa cho đến dư kiềm (dung dịch chuyển màu xanh lá mạ). Ngay lập tức lắp bình vào bộ phận chưng cất Ni-tơ. ƒ Đun sôi nhẹ 7-10 phút cho đến khi thu được > 150 ml chất chiết trong bình tam giác đựng dung dịch chuẩn độ. Ngừng việc đun khi không còn NH3 bay ra. Thử bằng cách đặt giấy phenolphtalein vào đầu dưới ống thu NH3 của bộ phận chưng cất thấy giấy không chuyển màu. • Chuẩn độ : Chuẩn độ lượng NH3 hình thành bằng H2SO4 0,1N. III.1.5 Tính kết quả Hàm lượng ni-tơ tổng số (%N) được xác định qua công thức : N, % = 0,0014 x N x 100/w Trong đó: 0,0014 là số g Ni-tơ tương ứng với 1 ml H2SO4 0,1N; N là số ml H2SO4 0,1N dùng chuẩn độ; w là số g mẫu đem phân tích. Hàm lượng prô-tê-in thô (Crude Protein) được tính bằng CP, % = 6,25 x %N. 1 III.2 XÁC ĐỊNH NI-TƠ A-MÔ-NI-ẮC (PHƯƠNG PHÁP ) Phương pháp này áp dụng đối với các loại thức ăn ủ si-lô hay lên men. III.2.1 Nguyên lý Thu ni-tơ a-mô-ni-ăc ở dạng hơi trong khi chưng cất mẫu và chuẩn độ bởi a-xit đã biết nồng độ để xác định hàm lượng ni-tơ. III.2.2 Dụng cụ, hóa chất • Máy chưng cất ni-tơ (xem hình vẽ ) 14
  15. • H3BO4 dung dịch 2%. • H2SO4 dung dịch 0,1N. • Pa-ra-phin lỏng • MgO tinh khiết. III.2.3 Tiến hành • Cân 5 g mẫu cho vào bình ken-đan dung tích 500 ml, thêm nước cất vừa đủ và thêm vài giọt pa-ra-phin lỏng và 1,4 g MgO bột. • Lấy 30 ml dung dịch a-xit bo-ric 2% vào bình tam giác, thêm 2-3 giọt chất chỉ thị ta-si-rô, lắc đều. Đặt vào đầu dưới ống thu NH3 của bộ phận chưng cất ni-tơ. • Đun sôi nhẹ 10-15 phút cho đến khi thu được 200 ml chất chiết trong bình tam giác đựng dung dịch chuẩn độ. Ngừng việc đun khi không còn NH3 bay ra. Thử bằng cách đặt giấy quỳ vào đầu dưới ống thu NH3 của bộ phận chưng cất thấy giấy quỳ không chuyển màu. • Chuẩn độ : Chuẩn độ lượng NH3 hình thành bằng H2SO4 0,1N. III.2.4 Tính kết quả • Hàm lượng ni-tơ a-mô-ni-ăc (%N-NH3) trong mẫu được xác định qua công thức: N-NH3, % = 0,0014 x N x 100/w Trong đó: 0,0014 là số g Ni-tơ tương ứng với 1 ml H2SO4 0,1N; N là số ml H2SO4 0,1N dùng chuẩn độ; w là số g mẫu đem phân tích. • Hàm lượng N-NH3 (g) tính theo tổng lượng prô-tê-in thô (kg CP): N-NH3 (g/kg) = % N-NH3 x 100/CP Trong đó: CP là % prô-tê-in thô có trong mẫu. © IV. XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG CÁC LOẠI XƠ IV.1 XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG XƠ THÔ - PHƯƠNG PHÁP THỦY PHÂN IV.1.1 Nguyên lý Xơ thô là phần còn lại sau khi sử lý mẫu với dung dịch H2SO4 1,25% và NaOH 1,25% trong điều kiện đặc biệt. Phương pháp được áp dụng cho các loại thức ăn hạt, bột, chất chứa xơ và các phụ phẩm thực vật đã chiết dầu. IV.1.2 Hóa chất • Dung dịch a-xit sul-phu-ric 0,255 ± 0,005N (dung dịch 1,25%). Hòa loảng 1,25 g H2SO4 đậm đặc trong 100 ml dung dịch. Chuẩn độ với dung dịch kiềm chuẩn. • Dung dịch hy-drô-xit na-tri 0,313 ± 0,005N (dung dịch 1,25%). Hòa tan 1,25 g NaOH trong 100 ml dung dịch không chứa Na2CO3. Chuẩn độ lại với dung dịch a-xit chuẩn. • Chuẩn bị sợi ceramic. Cho 60 g sợi ceramic vào bình cầu, thêm 800 ml nuớc và quay tốc độ chậm 1 phút. Xác định mẫu trắng bằng cách xử lý 2 g ceramic đã chuẩn bị với dung dịch a- xit và kiềm nói trên. Điều chỉnh lại hàm lượng xơ thô với mãu trắng. • Cồn 95%. Cồn Mê-ty-lic hoặc isô-prô-pa-nol. • Chất chống sủi bọt Antifoam A hoặc pa-ra-phin và MgO. IV.1.3 Dụng cụ • Hệ thống bếp điện (xem hình vẽ ). • Cốc đốt khoáng Si-lic hoặc sứ. • Bình hút ẩm. • Phểu lọc: Phểu lọc số 200 hoặc 304 hoặc sàng kim loại không rĩ, và phểu lọc chuyên dụng (California). 15
  16. IV.1.4 Tiến hành • Chuẩn bị mẫu : Mẫu sau khi thu thập cần xác định hàm lượng nước ngay lập tức. Nghiền mịn trên sàng 1 mm. Bảo quản trong lọ thủy tinh để dùng phân tích xơ sau này. Nếu đem phân ngay, cần chú ý: hầu hết nguyên liệu mất nước trong quá trình nghiền nên phái xác định nước trong mẫu nghiền cùng lúc với mẫu đem xác định xơ. • A-xit hóa : ƒ Trộn 2 g mẫu đã nghiền với ê-te hoặc ê-te dầu hỏa (nhiệt độ sôi 35-380C). Nếu lượng mỡ dưới 1%, thì rất khó trộn. Sau đó, chuyển vào bình cầu dung tích 600 ml làm sao cho phểu không bị bụi hoặc giấy bám. Cho 1,5-2 g xơ ceramic vào trong 200 ml H2SO4 1,25% đã đun sôi và 1 giọt an-ti-foam A. ƒ Đặt bình cầu vào nồi chưng cất thủy có điều chỉnh nhiệt độ và đun sôi chính xác 30 phút, xoay bình cầu để tránh mẫu bám vào thành. Lấy bình cầu ra và lọc dung dịch qua phểu chuyên dụng (Phểu California). ƒ Tráng bình bằng 50-75 ml nuớc nóng và rữa sạch phểu. Rửa lại bình cầu 3 lần với 50 ml nuớc và làm khô bình. ƒ Chuyển toàn bộ cặn trong phểu sang bình cầu trở lại bằng cách bịt ngón tay đầu dưới phểu và quay ngược để cặn rơi vào bình. • Kiềm hóa : ƒ Thêm 200 ml NaOH 1,25% đã đun sôi vào bình cầu và đun sôi chính xác trong 30 phút. ƒ Lấy bình ra và tiếp lọc như trên. Rữa sạch với 25 ml H2SO4 1,25% đã đun nóng, 3 lần nuớc sôi 50 ml và 25 ml cồn. ƒ Chuyển toàn bộ cặn sang cốc đốt khoáng. • Khoáng hóa : ƒ Sấy khô 2 giờ ở 1300C, làm nguội ở bình hút ẩm và cân. ƒ Khoáng hóa ở 6000C trong 30-60 phút, đến khi mẫu trắng đều hoàn toàn. Làm nguội ở bình hút ẩm và cân lại. IV.1.5 Tính kết quả Hàm lượng xơ thô (Crude Fibre) được tính bằng công thức sau (không cho sai số quá 0,1%) : CF, % = (Wd - Wi)/W x 100 Trong đó : Wd: khối lượng mẫu sau sấy; Wi: khối lượng sau khi khoáng hóa; W: khối lượng mẫu đem phân tích. Như vậy hàm lượng xơ thô được tính đối với mẫu khô không khí, cần thiết phải điều chỉnh với khô tuyệt đối. 1 IV.2 XÁC ĐịNH XƠ TRUNG TÍNH (NEUTRAL DETERGENT FIBRE - NDF) Phương pháp này ứng dụng cho các loại thức ăn nhiều xơ như cây cỏ, rơm rạ IV.2.1 Nguyên lý Xơ trung tính (NDF) là phần còn lại sau khi chiết xuất trong dung dịch na-tri lau-ryl sul-phat và a-xit e-ti-len-di-a-min-te-tra-a-xê-tic (EDTA). NDF chứa lignin, xen-lu-lô và hê-mi-xen-lu-lô. IV.2.2 Dụng cụ, hóa chất • Hệ thống bếp điện (xem hình vẽ) • Lò nung • Dung dịch trung tính (ND) gồm: • Na-tri lau-ryl sul-phat (sodium lauryl sulfate): 30 g • EDTA : 14,61 g • Na-tri hy-drô-xit : 4 g 16
  17. • Na-tri bo-rat . 10H2O 6.81 g • Na2HPO4 : 4,56 g • ê-ti-len-gly-côn mô-nô-ê-tin-ê-te (hạn chế trào) 10 ml (Ethyleneglycol monoethylether) • Nước cất vừa đủ : 1 lít Cách pha : hòa tan xút vào khoảng 200 ml nước và thêm EDTA và Na2B4B O7.10H2O. Hòa tan Na2HPO4 vào 300 ml nước, đun nóng, để nguội và trộn với hỗn hợp dung dịch trên. Hòa na-tri lau-ryl sun-phat vào 400 ml nước. Trộn với dung dịch trên và điều chỉnh pH 6,9 - 7,1 bởi NaOH hoặc HCl. • A-xê-tôn IV.2.3 Tiến hành • Sấy và cân cốc lọc xơ đến khối lượng không đổi. • Chiết xuất : • Cân 1 g mẫu và chuyển vào cốc đốt dung tích 600 ml. • Thêm 100 ml dung dịch ND, đợi ngấm và đánh dấu vạch mức. • Đun sôi 5-6 phút sau đó điều chỉnh nhiệt của hệ thống để tiếp tục sôi 1 giờ, thêm nước cất nóng thường xuyên để đảm bảo nồng độ dung dịch. • Lọc rữa và xác định khối lượng : • Lọc dung dịch qua cốc lọc xơ đã biết khối lượng, rửa nhiều lần bằng nước cất nóng và rữa lần cuối bằng a-xê-tôn. • Đợi a-xê-tôn bay hơi hết, đem sấy phần xơ có trong cốc lọc ở nhiệt độ 1050C qua đêm (khoảng 12 giờ). • Làm nguội ở bình hút ẩm 30 phút và cân. Lặp lại việc sấy (khoảng 1 giờ) và cân đến khối lượng không đổi. • Khoáng hóa : • Chuyển toàn bộ cốc và xơ đã sấy vào lò nung, và giữ nhiệt độ 6000C trong 3 giờ (đến khi mẫu trắng đều). • Làm nguội ở bình hút ẩm 1 giờ (đến nhiệt độ phòng), xác định khối lượng. Lặp lại việc nung và cân đến khối lượng không đổi (thời gian nung khoảng 30 phút). IV.2.4 Tính kết quả: • Hàm lượng % NDF bao gồm khoáng được xác định theo công thức sau: NDF, % = (Wd - Wt)/W x 100 Trong đó: Wd là khối lượng cốc và xơ sau khi sấy, g. Wt là khối lượng cốc, g. W là khối lượng mẫu, g. • Hàm lượng % NDF hữu cơ (NDFOM) được tính theo công thức : NDFOM = (Wd - Wa)/W x 100 Trong đó: Wa là khối lượng cốc và xơ sau khi nung, g. 1 IV.3 XÁC ĐịNH XƠ A-XIT (ACID DETERGENT FIBRE - ADF) Phương pháp này ứng dụng đối với các loại thức ăn nhiều xơ như cây cỏ, rơm rạ IV.3.1 Nguyên lý Xơ a-xit (ADF) là phần còn lại sau khi thủy phân trong a-xit sul-phu-ric 0,5 M và brô-mit xê- tin-tri-mê-tin-a-môn (Cetyltrimethylammonium Bromide). ADF chứa lignin thô và một phần xen-lu-lô trong đó có si-lic. IV.3.2 Dụng cụ, hóa chất • Hệ thống bếp điện (xem hình vẽ) 17
  18. • Lò nung • Dung dịch a-xit (AD) gồm: • A-xit sul-phu-ric 1N : 1000 ml • Brô-mit xê-tin-tri-mê-tin-a-môn : 20 g. • A-xê-tôn IV.3.3 Tiến hành • Sấy và cân cốc lọc xơ đến khối lượng không đổi. • Chiết xuất : • Cân 1 g mẫu và chuyển vào cốc đốt dung tích 600 ml. • Thêm 100 ml dung dịch AD, đợi ngấm và đánh dấu vạch mức. • Đun sôi 5-6 phút sau đó điều chỉnh nhiệt để tiếp tục sôi 1 giờ, thêm nước cất nóng thường xuyên để đảm bảo nồng độ dung dịch. • Xác định khối lượng : • Lọc, rữa phần chứa xơ 3 lần bằng nước cất nóng cho hết a-xit (thử vị) và 2 lần cuối bằng a-xê-tôn. • Đợi bay hơi hết a-xê-tôn và sấy 1050C qua đêm (8 giờ). • Làm nguội ở bình hút ẩm 30 phút và cân. Lặp lại việc sấy (khoảng 1 giờ) và cân đến khối lượng không đổi. • Khoáng hóa : • Chuyển toàn bộ cốc và xơ đã sấy vào lò nung, và giữ nhiệt độ 6000C trong 3 giờ (đến khi mẫu trắng đều). • Làm nguội ở bình hút ẩm 1 giờ (đến nhiệt độ phòng), xác định khối lượng. Lặp lại việc nung và cân đến khối lượng không đổi (thời gian nung khoảng 30 phút). IV.3.4 Tính kết quả: • Hàm lượng % ADF bao gồm khoáng được xác định theo công thức sau: ADF, % = (Wd - Wt)/W x 100 Trong đó: Wd là khối lượng cốc và xơ sau khi sấy, g. Wt là khối lượng cốc, g. W là khối lượng mẫu, g. • Hàm lượng % ADF hữu cơ (ADFOM) được tính theo công thức : ADFOM = (Wd - Wa)/W x 100 Trong đó: Wa là khối lượng cốc và xơ sau khi nung, g. 1 IV.4 XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG LIGNIN IV.4.1 Nguyên lý Lignin là phần còn lại sau khi ô-xy hóa ADF trong dung dịch KMnO4 và dung dịch đệm lignin ở nhiệt độ cao. IV.4.2 Hóa chất • KMnO4 dung dịch (1): Hòa 50 g KMnO4 và 0,05 g Ag2SO4 trong 1 lit nước cất vừa đủ. Bảo quản tránh ánh sáng. • Dung dịch đệm lignin (2) : Hòa tan 6 g Fe(NO3)3.9H2O và 0,15 g AgNO3 trong 100 ml nước cất vừa đủ. Kết hợp với 500 ml a-xit a-xê-tic và 5 g a-xê-tat ka-li. Thêm 400 ml cồn bu-tyl và trộn đều. • Hỗn hợp dung dịch : Trộn 2 phần dung dịch (1) và 1 phần dung dịch (2) theo thể tích trước khi dùng. Tránh bảo quản lâu. • ê-ta-non (Ethanol) : Trộn 155 ml nước cất với 845 ml ê-ta-non 95%. 18
  19. IV.4.3 Tiến hành • Chuẩn bị mẫu: Mẫu sau khi phân tích ADF (trước khi khoáng hóa) được giữ lại để sử dụng cho phân tích lignin. • ô-xy hóa : • Thêm vào mẫu ADF 50 ml hỗn hợp 2 dung dịch KMnO4 và dung dịch đệm lignin tỷ lệ 2:1 vào cốc và ngâm 20- 30 phút khi xơ có màu trắng. • Quấy 3 lần trong khi ô-xi hóa. • Xác định khối lượng : • Lọc rữa nhiều lần với cồn ê-ta-non và 2 lần cuối với a-xê-tôn. • Đợi a-xê-tôn bay hơi hết và đem sấy 1050C qua đêm (10-12 giờ). • Làm nguội trong bình hút ẩm 30 phút và cân. • Lặp lại việc sấy (khoảng 1 giờ) và cân đến khi có khối lượng không đổi. IV.4.4 Tính kết quả Hàm lượng % lignin (Lig) được tính theo công thức sau : Lig, % = (Wd - Wt)/W x 100 Trong đó: Wd là khối lượng cốc và lignin sau khi sấy, g. Wt là khối lượng cốc, g. W là khối lượng mẫu, g. 1 V. XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG MỠ THÔ (ETHER EXTRACT - EE) V.1 PHƯƠNG PHÁP GIÁN TIẾP V.1.1 Nguyên lý Mỡ thô được coi là các chất tan trong dung môi hữu cơ như ê-te, ê-te dầu hỏa Xác định hàm lượng mỡ thô gián tiếp là xác định chênh lệch khối lượng của mẫu trước và sau khi chưng cất qua dung môi hữu cơ. V.1.2 Dụng cụ • Máy chiết mỡ sốc-let (Sohlet) V.1.3 Hóa chất • ê-te hoặc ê-te dầu hỏa (ether petrolium) hoặc hec-xan có nhiệt độ sôi ban đầu 35-380C. V.1.4 Tiến hành • Làm khô mẫu : Mẫu được sấy khô tuyệt đối (xem phương pháp xác định hàm lượng nước). • Xác định khối lượng bao giấy : Bao giấy gói mẫu được làm từ giấy lọc không chứa mỡ sao cho mẫu không lọt ra ngoài và được tiếp xúc nhiều với dung môi. Sấy bao giấy, tốt nhất là cùng lúc với sấy mẫu phân tích, ở nhiệt độ 100-1050C trong 2-3 giờ, để nguội 30 phút trong bình hút ẩm, cân. Lặp lại đến khi có khối lượng không đổi. • Chiết xuất : Cân 1 g mẫu khô cho nhẹ nhàng vào bao giấy sao cho không rơi ra ngoài, dàn đều và gói lại cẩn thận. Cho toàn bộ bao giấy chứa mẫu vào bộ phận chiết xuất của máy chiết sôc-let và đậy lại. Đợi mẫu ngấm đều và đun sôi dung môi trong bình cầu với nhiệt độ thấp sao cho sự tuần hoàn của dung môi giữa bình cầu và bộ phận chiết 15-18 vòng/giờ. • Xác định khối lượng: Sau khi kết thúc quá trình chiết xuất (nhận biết bằng cách nhỏ 1 giọt dung môi đầu dưới bộ phận chiết lên mặt kính đồng hồ và không còn vết sau khi dung môi bay hơi) , lấy bao giấy ra, đợi bay hơi hết dung môi, sấy ở nhiệt độ 1050C 2-3 giờ, làm nguội trong bình hút ẩm 30 phút và cân. Lặp lại các bước sấy và cân đến khối lượng không đổi. 19
  20. V.1.5 Tính kết quả Hàm lượng mỡ thô (% EE) được tính theo công thức sau : EE, % = (Wi - Wd)/W x 100 Trong đó : Wi là khối lượng mẫu và bao giấy trước khi chiết xuất, g. Wd là khối lượng mẫu và bao giấy sau khi chiết xuất, g. W là khối lượng mẫu, g. V.2 PHƯƠNG PHÁP TRỰC TIẾP V.2.1 Nguyên lý Mỡ thô (EE) - tan và không trộn lẫn vào dung môi hữu cơ - được xác định trực tiếp từ bộ phận chiết xuất. V.2.2 Hóa chất, dụng cụ • ê-te ngậm nước (Anhydrous ether) : Trộn 2-3 phần nước và 1 phần ê-te, thêm dung dịch NaOH hoặc KOH, và để yên đến khi ê-te hấp thu hoàn toàn nước. Đóng chai, thêm vài mẫu Na kim loại, và để yên đến khi H giải phóng hết. • Mãy chiết xuất mỡ thô có bộ phận thu mỡ. V.2.3 Tiến hành • Chuẩn bị mẫu (xem Phương pháp gián tiếp). • Xác định khối lượng bộ phận thu mỡ. • Chiết xuất : Chiết xuất 2 g mẫu khô trong dung dịch ê-te trong khoảng từ 4 giờ nếu tốc độ nhỏ giọt của dung môi 5-6 giọt/giây đến 16 giờ với 2-3 giọt/giây. • Sấy 30 phút ở 1000C. • Làm nguội trong bình hút ẩm khoảng 10 phút. • Xác định khối lượng. • Lặp lại sấy và cân đến khối lượng không đổi. V.2.4 Tính kết quả Hàm lượng mỡ thô (% EE) được tính theo công thức sau đây : EE, % = (Wd - Wt)/W x 100 Trong đó : Wd là bộ phận chứa mỡ và mỡ sau khi chiết xuất, g. Wt là khối lượng bộ phận chứa mỡ, g. W là khối lượng mẫu, g.  VI. XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG KHOÁNG VI.1 KHOÁNG TỔNG SỐ VI.1.1 Nguyên lý Khoáng tổng số là phần còn lại sau khi các chất hữu cơ đã bị đốt cháy ở nhiệt độ 550-6000C. VI.1.2 Dụng cụ, hóa chất • Lò nung điều chỉnh nhiệt độ ± 50C • Chén nung bằng sứ hoặc ni-ken VI.1.3 Tiến hành • Xác định khối lượng chén nung : Nung cốc ở nhiệt độ 550-6000C trong 2-3 giờ, làm nguội ở bình hút ẩm 45 phút và cân. Lặp lại đến khi có trọng lượng không đổi. • Khoáng hóa : Cân 1-2 g mẫu vào chén đã biết khối lượng, nung ở nhiệt độ 1000C đến khi hết khói đen bay ra thì tăng nhiệt độ đến 5500C kéo dài trong 3-4 giờ. 20
  21. • Xác định khối lượng khoáng : Mẫu sau khi đã khoáng hóa xong (mẫu trắng đều, nếu còn vết đen xen kẽ thì thêm 10 ml nước cất nóng và nung tiếp) đem để nguội ở bình hút ẩm 45 phút và cân. Lặp lại việc nung (khoảng 1 giờ) và cân đến khối lượng không đổi. VI.1.4 Tính kết quả Hàm lượng khoáng tổng số (total ash-TA) được tính theo công thức sau : TA, % = (Wa - Wt)/W x 100 Trong đó : Wa là khối lượng mẫu và chén sau khi khoáng hóa, g. Wt là khối lượng chén, g. W là khối lượng mẫu, g.  VI.2 KHOÁNG KHÔNG TAN TRONG A-XIT VI.2.1 Nguyên lý Phần còn lại của khoáng sau khi hòa tan trong a-xit clo-hy-dric loảng gọi là khoáng không tan trong a-xit. Nó bao gồm các khoáng không tan và phần không chứa khoáng như cát, đá VI.2.2 Dụng cu, hóa chất • Dung dịch HCl 10% : Hòa tan 10 ml HCl đặc trong 100 ml nước cất vừa đủ. • Lò nung VI.2.3 Tiến hành • Chuẩn bị mẫu : Mẫu khoáng tổng số được đem dùng cho việc phân tích này. • Hòa tan mẫu khoáng tổng số với 10 ml dung dịch HCl 10%, quấy nhẹ cho tan hết mức. • Đem nung tiếp ở nhiệt độ 5500C trong 2-3 giờ. • Để nguội trong bình hút ẩm 45 phút. • Cân khối lượng • Lặp lại việc nung và cân đến khối lượng không đổi. VI.2.4 Tính kết quả Hàm lượng khoáng không tan (Insoluble ash - IA) được tính theo công thức sau : IA, % = (Wa - Wt)/W x 100 Trong đó : Wa là khối lượng mẫu và chén sau khi hòa tan, g. Wt là khối lượng chén, g. W là khối lượng mẫu, g. ♦ VI.3. XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG MUỐI TRONG THỨC ĂN VI.3.1 Hoá chất, dụng cụ Dung dịch cromat kali (K2CrO4) 10%: hòa tan 10g K2CrO4 bằng nước cất trong bình định mức 100ml. Dung dịch AgNO3 0,1N : hòa tan 1,7g AgNO3 trong bình định mức 100ml, thêm 1 giọt HNO3 đậm đặc và nước cất cho đến vạch. Giữ trong lọ sẩm màu. Giấy lọc được sấy khô, gấp nếp. VI.3.2 Tiến hành Cân 5g mẫu cho vào bình định mức 250ml, thêm vào một lượng nhỏ nước cất. Lắc đều trong 30 phút (dùng máy lắc càng tốt). Để yên, thêm nước tới vạch và lắc đều. Lọc qua giấy lọc khô gấp nếp. Dịch lọc dùng để phân tích. Hút 25ml dịch lọc cho vào bình tam giác 100ml, thêm 3 giọt cromat kali 10%. Định phân bằng dung dịch AgNO3 0,1N cho đến khi xuất hiện màu đỏ nâu bền. VI.3.3 Tính kết quả Hàm lượng NaCl tự do trong mẫu thức ăn được tính theo công thức sau đây: 21
  22. 0,0058 x V x a NaCl % = x 100 W x b 0,0058 : hệ số quy đổi ra hàm lượng NaCl tương ứng với 1 ml AgNO3 0,1N dùng để chuẩn độ; V : thể tích AgNO3 0,1N dùng để chuẩn độ, ml; a : tổng dung dịch mẫu, ml (250); b : thể tích dung dịch mẫu dùng trong phân tích, ml (25); W : trọng lượng mẫu, g (5).  VII. XÁC ĐịNH HÀM LƯợNG CAN-XI TRONG THứC ĂN VII.1 PHƯƠNG PHÁP KHOÁNG HÓA KHÔ VII.1.1 Nguyên lý Can-xi trong mẫu, sau khi loại bỏ các chất hữu cơ được hòa tan bởi a-xit clo-hyd-ric và làm kết tủa dưới dạng can-xi ô-xa-lát (CaC2O4). Hòa tan kết tủa bởi a-xit sul-fu-ric loảng dư và hình thành a-xit ô-xa-lic với lượng tương ứng với lượng can-xi có trong mẫu. Xác định lượng a-xit ô-xa-lic bởi pec-man-ga-nat ka-li đã biết nồng độ. VII.1.2 Dụng cụ • Lò nung • Chén sứ • Phểu lọc hoặc giấy lọc không tro VII.1.3 Hóa chất • HNO3 đậm đặc, D20 = 1,4. • HCl (1+3): pha 1 phần a-xit clo-hyd-ric đậm đặc với 3 phần nước cất theo thể tích. • (NH4)2C2O4 dung dịch 4,2%: Hòa tan 4,2 g tinh khiết trong nước cất vừa đủ 100 ml. • NH4OH dung dịch (1+1) và (1+50): Hòa tan 1 phần NH4OH với 1 hoặc 50 phần nước cất theo thể tích. • KMnO4 dung dịch 0,1N (xem phụ lục) • Mê-tin đỏ (Methyl red, xem phụ lục) VII.1.4 Tiến hành Chuẩn bị mẫu thử: • Cân 2 g mẫu nghiền mịn với SiO2 hoặc sứ, vô cơ hóa đến hết chất hữu cơ. Đun phần còn lại trong 40 ml HCl (1+3) và vài giọt HNO3. Chuyển toàn bộ vào bình định mức 250 ml, để nguội, thêm nước cất đến vạch mức và lắc đều. Kết tủa can-xi ô-xa-lat: • Lấy pi-pet hut 25 ml dịch trong vào bình định mức và cho nước cất vừa đủ 100 ml, thêm 2 giọt methyl đỏ. Điều chỉnh pH đến 5,6 bằng NH4OH (1+1) khi xuất hiện màu da cam sáng. Nếu hơi quá thì thêm vài giot HCl (1+3) cho xuất hiện màu da cam trở lại. Tiếp tục thêm 2 giọt HCl nữa. Màu sẽ chuyển sang hồng (pH 2,5-3), không phải màu da cam. Thêm nước cất vừa đủ 150 ml, đem đun và thêm từ từ dung dịch (NH4)2C2O4 4% nóng. Nếu màu đỏ chuyển qua da cam hoặc vàng thì thêm HCl đến khi màu chuyển qua hồng. Để qua đêm đợi kết tủa hình thành. Lọc rửa kết tủa và chuẩn đôỹ : • Lọc nhẹ nhàng qua giấy lọc không tro, hoặc phểu lọc đáy xốp và rữa kết tủa bởi NH4OH (1+50). Đặt giấy lọc hoặc phểu lọc chứa kết tủa vào bình định mức và hòa tan kết tủa bởi 22
  23. 0 125 ml nước cất và 5 ml H2SO4. Đun nóng 70 C và chuẩn độ với KMnO4 0,1N đến khi xuất hiện màu hồng nhạt. Sự có mặt của giấy có thể làm chuyển màu trong giây lát. Điều chỉnh với mẫu trắng và tính toán lượng can-xi. VII.1.5 Tính kết quả Hàm lượng can-xi trong mẫu được tính theo công thức sau: Ca % = 0,002 x Y x 250/25 x 100/w (1) Trong đó : Y là lượng KMnO4 0,1N, ml. 0,002 là hệ số can-xi tương ứng với 1 ml KMnO4 0,1N w : lượng mẫu phân tích (2 g). 250: là tổng lượng dịch thử (ml) và 25 là lượng dịch thử đem phân tích. Chú ý: Cần đưa lượng can-xi về giá trị mẫu khô tuyệt đối bằng cách chia (1) với tỷ lệ vật chất khô trong mẫu. ∀ VII.2 PHƯƠNG PHÁP KHOÁNG HÓA ẩM VII.2.1 Nguyên lý Xem phương pháp trên VII.2.2 Chuẩn bị dịch thử • (a). Cân 2,5 g mẫu vào bình ken-đan (Kjeldahl) dung tích 500 hoặc 800 ml. Thêm 20-30 ml HNO3 đặc, đun nhẹ 30-45 phút để ô-xy hóa các chất hữu cơ dễ bị ô-xy. Làm nguội dung dịch và them 10 ml dung dịch HClO4 70-72%. Đun rất nhẹ, điều khiển ngọn lửa nếu cần, đến khi dung dịch mất màu hoặc gần như mất màu và khói trắng đặc xuất hiện. Không được để khô, rất nguy hiểm. Làm nguội từ từ, thêm 50 ml nước và đun để loại bỏ khói NO2. Làm nguội, pha loảng dung dịch, lọc vào binh định mức dung tích 250 ml, thêm nước cất đến vạch mức và lắc đều. • (b). Cân 2,5 g mẫu nghiền mịn trong SiO2 và khoáng hóa. Cho vào mẫu 40 ml HCl (1+3) và vài giọt HNO3 để tạo kết tủa, đun nhẹ, chuyển vào bình định mức 250 ml, để nguội, thêm nước cất đến vạch mức và lắc nhẹ cho tan đều. VII.2.3 Tiến hành xác định • Lấy pipét hút một lượng dịch thử (a) hoặc (b) trên (khoảng 10-25 ml- tùy thuộc lượng Ca trong mẫu thử) vào bình định mức 100 ml và thêm nước cất đến vạch mức. Nhỏ vào 2 giọt mê-tin đỏ và tiếp tục các bước “Điều chỉnh pH ” như phần 1. VII.2.4 Tính kết quả Xem phương trình (1) trên. ∀ VIII. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH PHỐT PHO VIII.1 PHƯƠNG PHÁP QUANG SẮC KẾ VIII.1.1 Nguyên lý Phốt pho có trong mẫu sau khi được vô cơ hóa chuyển thành a-xit phốt-pho mô-lip-đic và bị khử để thành phôt-pho mô-lip-đat màu xanh lơ bền vững. Màu của hợp chất này tỷ lệ với lượng phôt-pho có trong mẫu và được xác định trên máy so màu quang học. VIII.1.2 Dụng cụ Ngoài dụng cụ thông thường cho phân tích khoáng, cần thêm máy so màu với bước sóng 400 nm và độ dày cu-vét ≤ 15 mm. 23
  24. VIII.1.3 Hóa chất ƒ Mô-lip-âä-va-nat: Hòa tan 40 g (NH4)2MoO4.4H2O trong 400 ml nuớc cất nóng và làm lạnh. Hòa 2 g NH4 mê-ta-va-na-đat trong 250 ml nước cất nóng và làm lạnh, thêm 250 ml dung dịch HClO4 70%. Vừa nhỏ giọt vừa lắc đều dung dịch mô-lip-đat vào mê- ta-va-na-đat và thêm nước cất đủ 2 lít. ƒ Dung dịch phôt-pho chuẩn: Hòa tan 8,788 g KH2PO4 trong nước và thêm nước cất vừa đủ 1 lít (dung dịch 1: 1 ml chứa 2 mg P). Khi xây dựng đường chuẩn phân tích thì pha loảng 50 ml dung dịch trên trong 1 lít nước cất vừa đủ (dung dịch 2: 1ml chứa 0,1 mg P). ƒ HCl dung dịch (1+3) : Xem phần phân tích can-xi. Xây dựng đường chuẩn ƒ Lấy 5, 8, 10 và 15 ml dung dịch chuẩn 2 (tương ứng 0,5; 0,8; 1 và 1,5 mg P trong 100 ml dung dịch) vào bình định mức 100 ml. ƒ Thêm 20 ml mô-lip-âä-va-na-đat và nước cất đến vạch, và lắc đều. Để yên 10 phút và đọc %T ở bước sóng 400 nm. ƒ Xây dựng đường chuẩn dựa vào mật độ quang học của các nồng độ P trên. VIII.1.4 Tiến hành xác định P trong mẫu Chuẩn bị mẫu thử : Cân 2 g mẫu vào chén sứ, nung ở nhiệt độ 6000C trong 4 giờ (đến khi có màu trắng đều). Làm nguội và thêm 40 ml HCl (1+3) và nhiều giọt HNO3 đặc, sau đó đun sôi nhẹ. Để nguội, thêm nước cất, lọc qua bình định mức 200 ml và thêm nước cất vừa đủ. Hiện màu và đo mật độ quang: Lấy một lượng dịch thử vừa phải tương ứng lượng P 0,5-1,5 mg% vào bình định mức 100 ml. Thêm 20 ml mô-lip-âä-va-na-đat và điều chỉnh nước đến vạch mức. Để yên 10 phút cho xuất hiện màu và đọc %T ở bước sóng 400 nm. Xác định mg P dựa trên đường chuẩn đã xây dựng. VIII.1.5 Tính kết qủa P% = mg P trong dịch thử/(g mẫu x 10)  VIII.2 PHƯƠNG PHÁP THỂ TÍCH VIII.2.1 Nguyên lý Phôt-pho có trong mẫu được vô cơ hóa và chuyển về dạng phốt-phát mô-lip-đát (NH4)3PO4.12MoO4. Định lượng kết tủa bởi ba-zơ đã biết nồng độ. Lượng ba-zơ tiêu tốn tương ứng với lượng P có trong mẫu. VIII.2.2 Hóa chất ƒ Dung dịch Mô-lip-đat: Hòa tan 100 g MoO3 trong hỗn hợp 144 ml NH4OH và 271 ml nước. Để nguội và rót từ từ vào trong hỗn hợp khác chứa 489 ml HNO3 và 1148 ml nước. Làm ấm 400C không thấy kết tủa vàng (nếu có kết tủa màu phải lọc bỏ). Dịch này để dùng lâu dài. Hoặc pha trực tiếp từ Mô-lip-đát a-môn dung dịch 10%. ƒ Dung dịch Mô-lip-đát a-xit hóa: Lấy 100 ml dung dịch trên và 5 ml HNO3., khuâyỳ đều, và lọc ngay trước khi dùng. ƒ Dung dịch NaOH : Hòa tan 324,03 ml dung dịch xút 1N trong 1 lít (100 ml dung dịch này sẽ trung hòa 32,4 ml a-xit 1N; 1 ml = 1mg hoặc 1%P2O5 trên cơ sở 0,1 g mẫu). ƒ Dung dịch a-xit chuẩn : HCl hoặc HNO3 hoặc H2SO4 0,1N ƒ Các chỉ thị màu VIII.2.3 TIẾN HÀNH Chuẩn bị mẫu thư :ớ Mẫu thử được chuẩn bị như phân tích can-xi. 24
  25. Kết tủa phốt-pho : • Lấy dịch thử tương đương với 0,4 g mẫu nếu lượng P dưới 5%; 0,2 g mẫu nếu P từ 5-20% và 0,1 g mẫu nếu P > 20%. Thêm 5-10 ml HNO3 và NH4OH cho đến khi xuất hiện kết tủa, làm loảng với 75-100 ml nuớc và điều chỉnh nhiệt độ 25-300. Nếu mẫu không cho kết tủa với NH4OH thì kiểm tra trung hòa, thêm từ từ dung dịch xút. • Thêm 20 -35 ml dung dịch mô-lip-đat a-xit hóa (tùy thuộc hàm lượng P2O5 có trong dịch thủ. Lắc và để yên 30 phút ở nhiệt độ phòng đợi kết tủa. Lọc rửa kết tủa và chuẩn độ: • Lọc kết tủa qua giấy lọc không tro và rửa 2 lần bởi 25-30 ml nước cất. Chuyển hết kết tủa qua giấy lọc và rửa nước cất lạnh, cho 1giọt phê-nol-phta-lê-in xuất hiện màu hồng. Chuyển toàn bộ giấy lọc và kết tủa vào bình định mức và hòa tan bởi dung dịch kiềm chuẩn dư. • Chuẩn độ lượng kiềm dư bởi a-xit. VIII.2.4 Tính kết quả Hàm lượng phôt-pho (%P) được tính theo công thức sau : P, %= 0,000135 x Y x a/b x 100/w Trong đó : 0,000135 là g P tương ứng với 1 ml NaOH 0,1N; Y : lượng NaOH tiêu tốn (Lượng đem hòa tan kết tủa - Lượng a-xit chuẩn độ); a: tổng lượng dịch thử (ml); b: lượng dịch thử đem phân tích (ml) w : số g mẫu đem phân tích.  VIII.3 XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG SI-LIC Phương pháp này áp dụng chủ yếu cho các loại thức ăn nhiều xơ. VIII.3.1 Nguyên lý Silic là phần còn lại sau khi hòa tan hỗn hợp các chất khoáng có trong thức ăn trong dung dịch a-xit brô-mic loảng. VIII.3.2 Hóa chất • A-xit brô-mic 48%: Hòa tan 48 ml HBr đậm đặc trong nước cất vừa đủ 100 ml. • A-xê-tôn VIII.3.3 Tiến hành • Chuẩn bị mẫu: Khoáng được lấy từ kết quả khoáng hóa ADF. • Thêm nhiều giọt dung dịch a-xit brô-mic 48% (không quá 4 ml) đủ làm ướt mẫu. • Để yên 1-2 giờ, thêm a-xit nếu có màu đỏ xuất hiện. • Loại bỏ a-xit bằng cách sử dụng máy chân không. • Rửa bằng a-xê-tôn một lần. Không dùng nước. • Để khô và khoáng hóa mẫu ở nhiệt độ 5000C từ 10-15 phút. • Để nguội trong bình hút ẩm 10-15 phút và xác đinh khối lượng. • Lặp lại các bước khoáng hóa và cân đến khối lượng không đổi. VIII.3.4 Tính kết quả Hàm lượng % si-lic (Si) có trong mẫu tính theo công thức sau: Si, % = (Wa - Wt)/W x 100 Trong đó: Wa là khối lượng cốc và xơ sau khi nung, g. Wt là khối lượng cốc, g. W là khối lượng mẫu, g. 1 25
  26. IX. ĐỊNH LƯỢNG A-XIT LĂC-TIC (CH3-CHOH-COOH) Phương pháp này áp dụng cho thức ăn ủ si-lô và thức ăn lên men. IX.1 PHƯƠNG PHÁP SO MÀU IX.1.1 Nguyên lý Oxy hóa a-xit lăc-tic bằng đồng sul-phat, ở môi truờng a-xit sul-phu-ric thành a-xê-tal- âã-hyt. A-xê-tal-âã-hyt kết hợp với 4-Hy-đrô-xy-bi-phê-nyl (4-hydroxybiphenyl) với sự tham gia của Ion Cu2+, cho màu tím có thể xác định màu bằng quang phổ kế. IX.1.2 Dụng cụ, vật liệu và hóa chất: ♦ Quang phổ kế hoặc quang sắc kế ♦ Dung dịch CuSO4 4% ♦ H2SO4 đậm đặc ♦ H2SO4 10% ♦ Dung dịch chì a-xê-tat bazic: • Chì a-xê-tat - Pb(CH3COOH) 300 g • Chi ô-xyt bột 100 g • Nước cất 700 ml Nghiền nát chì a-xê-tat, cho vào chậu sứ với chì ô-xyt và nước cất, khuâý đến tan hoàn toàn. Lọc và bảo quản trong chai nút kín. ♦ Dung dịch 4-Hy-đrô-xy-bi-phê-nyl 0,75%: • 4-Hy-đrô-xy-bi-phê-nyl 0,75 g • NaOH 2% vừa đủ 100 ml IX.1.3 Xây dựng biểu đồ chuẩn • Pha dung dịch chuẩn li-ti lăc-tat (D1: 1 ml tương đương 1mg a-xit lăc-tic) : Li-ti lăc-tat 106,5mg H2SO4 1N 20 ml Nước cất vừa đủ 100 ml Hòa tan li-ti lăc-tat trong 50 ml nước cất. Cho thêm 20 ml H2SO4 1N, và thêm nước cất vừa đủ 100 ml. • Pha dung dịch chuẩn li-ti lăc-tat (D2: 1 ml tương đương với 10 µg a-xit lăc-tic): Pha loảng D1 ra 100 lần bằng cách lấy 1 ml D1 hòa vào nước cất vừa đủ 100 ml. • Xây dựng biểu đồ chuẩn: • Lấy 5 ống nghiệm và rót vào các loại dung dịch sau (bảng): ống 1 ống 2 ống 3 ống 4 ống 5 Dung dịch D2, ml 0,1 0,2 0,3 0,4 0,5 Nước cất, ml 0,4 0,3 0,2 0,1 0 CuSO4 4%, ml 0,03 0,03 0,03 0,03 0,03 H2SO4 đậm đặc, ml 3 3 3 3 3 • Lắc đều từng ống nghiệm, đun sôi 5 phút trong nồi cất thủy và làm nguội về nhiệt độ thường bằng vòi nước lạnh. • Cho tiếp vào mỗi ống 0,05 ml 4-Hy-đrô-xy-bi-phê-nyl. Để yên 30 phút và đun tiếp 90 giây ở nồi cất thủy. Làm nguội dưới vòi nước lạnh. • Đo mật độ quang với bước sóng 575 nm và vẽ biểu đồ mật độ quang của 5 ống nghiệm chứa lần lượt 1 đến 5 µg a-xit lăc-tic. Trường hợp không có li-ti lăc-tat thì làm với mẫu đã biết nồng độ a-xit lăc-tic. 26
  27. IX.1.4 Tiến hành • Chuẩn bị dịch thử : cân 10 g mẫu, thêm nước cất đủ 100 ml, khuấy đều và để yên 30-60 phút. Lọc lấy phần trong, rữa bả bằng nước cất cho đủ 100 ml dịch lọc. Dịch lọc đó được coi là dịch thử 1. • Kết tủa các ô-xy a-xit và ô-xy phê-nol: Cho vào bình định mức dung tích 50 ml : 10 ml dịch thử trên và 10 ml chì a-xê-tat ba-zic. Lắc đều, cho thêm nước cất vừa đủ 50 ml. Lắc tiếp. Giữ 1 giờ ở nhiệt độ 1- 40C cho chì ma-lat kết tủa. Lọc bỏ kết tủa. • Lấy 1 ml dịch lọc vào bình định mức dung tích 100 ml với một it nước cất và khoảng 10 ml H2SO4 10% để loại chì dư. Thêm nước cất vừa đủ 100ml và ly tâm được dịch lọc 2. • Cho vào 2 ống nghiệm mỗi ống 1ml dịch lọc 2, 0,03ml CuSO4 4% và 3 ml H2SO4 đậm đặc. Lắc đều, để vào nồi chưng cất thủy sôi 5 phút để ô-xy hóa a-xit lăc-tic thành a-xê-tal-âã-hyt. Làm nguội về nhiệt độ thường dưới vòi nước lạnh. • Tạo màu: cho 0,05ml 4-Hy-đrô-xy-bi-phê-nyl vào một trong 2 ống nghiệm và để yên 30 phút ở nhiệt độ phòng. Đun sôi 90 giây trong nồi chưng cất thủy để hòa tan thuốc thử dư. Làm nguôi dưới vòi nước lạnh. • Đo độ tắt quang học với bước sóng 575 nm của cả 2 ống nghiệm. IX.1.5 Tính kết quả Mật độ quang học của a-xê-tal-âã-hyt được xác định bằng hiệu số mật độ quang học của 2 ống nghiêm. So sánh kết quả trên biểu đồ chuẩn để xác định nồng độ a-xit lăc-tic. Nồng độ a-xit lắc-tic ghi được chính là nồng độ có trong 2 g mẫu, cần phải quy đổi để có được nồng độ trong 100 g mẫu. ` IX.2 XÁC ĐỊNH A-XIT HỮU CƠ (THEO VIGNER) Phương pháp này sử dụng đối với các loại thức ăn ủ si-lô, thức ăn lên men. IX.2.1 Nguyên lý A-xit hữu cơ có trong thức ăn ủ si-lô thông thường gồm a-xit a-xê-tic, bu-ty-ric, prô-pi-ô-nic và lăc-tic ở dạng tự do và liên kết. Các a-xit này dễ bị bay hơi ở nhiệt độ khác nhau. Định lượng các loại a-xit bằng xút đã biết nồng độ. IX.2.2 Hóa chất • NaOH 0,1 N. • H2SO4 đặc. • Chỉ thị màu phê-nol-phta-lê-in 1%. IX.2.3 Tiến hành 1. Bước 1: Chuẩn bị dịch thử • Cân 10 g mẫu đã nghiền nhỏ, cho vào bình định mức 1 lít, thêm nước cất đến vạch mức, quấy đều, đun sôi 20 phút và để nguội. • Thêm 0,5 ml tô-lu-en hoặc clo-rô-phooc để làm tan các a-xit béo có trong mẫu, quấy đều 2 phút và để yên 12 giờ. • Lọc bỏ bả, dịch thu được gọi là dịch thử. 2. Bước 2: Xác định a-xit tự do toàn phần • Cho vào 2 bình tam giác dung tích 200 ml mỗi bình 50 ml dịch thử và vài giọt phê- nol-phta-lê-in. • Chuẩn độ bởi NaOH 0,1 N đến khi xuất hiện màu hồng bền 30 giây (nếu dung dịch màu tối thì lấy quỳ tím làm chỉ thỉ-màu xanh lá mạ). • Tính độ a-xit toàn phần (Xo) theo công thức: Xo = 2.k.y Trong đó: k = 0,822; y là lượng NaOH 0,1N chuẩn độ; 2 là hệ số chuyển đổi NaOH 0,1 N thành 0,05N. 27
  28. 3. Bước 3: Xác định a-xit tự do • Lấy 4 bình tam giác dung tích 350 ml, cho vào bình thứ nhất 200 ml dịch thử và chưng cách thủy thu vào bình 2 đúng 100 ml. Thêm 100 ml nước cất vào bình 2, lắc đều và chưng cách thủy thu 100 ml vào bình 3 và tiếp tục đến bình 4. Mỗi bình còn lại 100 ml với nồng độ a-xit khác nhau. • Chuẩn độ các bình 2, 3 và 4 với NaOH 0,1 N. • Xác định nồng độ a-xit tự do như sau • X1 = 2.k. V1 (đối với dịch chưng cất lần 1 ở bình 2). • X2 = 2.k.V2 (đối với dịch chưng cất lần 2 ở bình 3). • X3 = 2.k.V3 (đối với dịch chưng cất lần 3 ở bình 4). • V1, V2 và V3 là lượng NaOH 0,1 N chuẩn độ. 4. Bước 4 : Xác định tổng a-xit tự do và liên kết • Sử dụng 4 bình tam giác dung tích 350 ml, chưng cách thủy bình 1 chứa 200 ml dịch thử và 5 ml H2SO4 đặc thu 100 ml dịch vào bình 2. Thêm 100 ml nước cất vào bình 2 và chưng cách thủy thu 100 ml vào bình 3, tiếp tục vậy để thu 100 ml dịch vào bình 4. • Chuẩn độ dung dịch của 3 bình 2,3 và 4 bởi NaOH 0,1 N. • Tính kết qủa a-xit tự do và liên kết như sau : • Y1 = 2.k.V1 (đối với dịch chưng cất lần 1 ở bình 2). • Y2 = 2.k.V2 (đối với dịch chưng cất lần 2 ở bình 3). • Y3 = 2.k.V3 (đối với dịch chưng cất lần 3 ở bình 4). • V1, V2 và V3 là lượng NaOH 0,1 N dùng để chuẩn độ. 5. Bước 5: Tính kết quả • A,% = 0,5943 (X2+X3) - 0,02059X1 đối với a-xit a-xê-tic tự do. • B,% = 0,04541X1 - 0,043824(X2+X3) đối với a-xit bu-ti-ric tự do. • a,% = 0,05943(Y2 + Y3) - 0,02059Y2 đối với a-xit a-xê-tic tự do và liên kết. • b,% = 0,04541Y1 - 0,043824(Y2 + Y3) đối với a-xit bu-ti-ric tự do và liên kết. • L,% = 0,09Xo - 0,0225 l đối với a-xit lắc-tic, trong đó: l = 3,962(X2 + X3) - 1,3724X1 + 2,0641X1 - 1,992(X2 + X3) • Hàm lượng a-xit hữu cơ toàn phần sẽ là a + b + L 6. Bảng xác định giá trị thức ăn ủ si-lô qua các a-xit hữu cơ Chất lượng pH Lắc – tíc A-xê-tic tự A-xê-tic liên Bu-ti-ric Bu-ti-ric do kết tự do liên kết Tốt 4,0-4,2 1,5-1,6 0,6-0,7 0,2-0,3 0 0 Trung bình 4,3-4,6 0,9-1,0 0,4-0,5 0,4-0,5 0 0,1-0,5 Xấu 4,7-5,0 0,2-0,3 0,2-0,3 0,6-0,7 0,2-0,4 >0,6  X. XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG CAROTEN X.1. Nguyên lý Dựa vào tính hòa tan của caroten trong dung môi hữu cơ như axeton. Mẫu được ngâm trong dung dịch axeton qua đêm (để hạn chế sự tiếp xúc của caroten với ánh sáng và sự oxi hóa) hoặc cho vào máy lắc, lắc liên tục trong vòng 2 giờ. Lọc dung dịch qua phễu được ngăn bằng lớp bông thủy tinh và natri sulphat khan và rửa lại mẫu qua dung dịch axeton cho đến khi dịch lọc không màu. X.2. Hóa chất và dụng cụ Axeton, ether dầu hỏa, natri sulphat khan, oxit nhôm, β-caroten chuẩn. Cột hấp thụ, phểu chiết, phểu Bushner, máy hút chân không, máy so màu quang học. 28
  29. X.3. Tiến hành phân tích X.3.1. Chuẩn bị cột hấp thụ: - Nếu không tìm được cột hấp phụ chuyên dùng cho sắc ký thì nên dùng buret 50 ml có đường kính 1cm, cắt 1 đọan dài 12 cm. - Kỹ thuật nhồi bông: lót lớp dưới đáy cột lớp bông thủy tinh dày 1cm. Trong một cốc 50ml, cho oxit nhôm họat tính hòa với n-hexan hoặc ether dầu hỏa, rót oxit nhôm và n-hexan qua phểu vào cột. Cẩn thận để cột không bị khô bằng cách thêm một ít n-hexan vào. X.3.2. Chiết mẫu: Cân khỏang 0.5 g mẫu ở trạng thái gần khô cho vào bình tam giác 50ml, thêm vào 10ml axeton, đậy nút kín. Cho vào tủ lắc, lắc liên tục trong 2 giờ hoặc để qua đêm. Cho dịch lọc qua phểu có lót lớùp bông thủy tinh và Na2SO4 khan vào bình định mức 50ml. Đảm bảo mẫu luôn luôn giữ một lớp dung môi dày 1-2 cm để tránh caroten bị oxi hóa. Tiến hành rửa bằng axeton cho đến khi dịch chiết không màu thì ngưng. Điều chỉnh dịch lọc vừa đủ 50ml (gọi là V1). Lấy 10ml từ dung dịch V1, gọi là V2, làm khô dịch chiết trong nồi chưng caỳch thủy ở nhiệt độ khỏang 45oC, ở áp suất thấp. Nên sử dụng khí nitrogen để tránh caroten bị oxy của không khí oxi hóa. Sau khi axeton đã bốc hơi hết, nhanh chóng cho vào 5ml n-hexan lắc đều cho hỗn hợp sắc tố - caroten tan đều trong dung môi. Lấy dung dịch V2 đã xử lý cho vào cột hấp thụ, tráng rửa vật chứa và phểu hứng bằng một lượng tối thiểu n-hexan, khỏang 5ml và cho tất cả vào cột sắc ký. Mở khóa buret ở mức tối đa cho dung dịch đi qua cột sắc ký, một lúc sau ta thấy một vệt vàng cam xuất hiện đi dần xuống bên dưới. Dùng ống nghiệm khô sạch 20ml để hứng dung dịch caroten thu được bên dưới, kiểm tra bằng cách thử phản ứng định tính caroten bằng antimon triclorua bảo hòa trong chloroform cho đến khi phản ứng âm tính, ngừng rửa cột. Điều chỉnh dung dịch đồng phân caroten qua cột sắc ký về thể tích 20 ml, gọi là V3 , đem so màu dung dịch V3 ở bước sóng 440nm. Đọc kết quả trên đường cong chuẩn ta có nồng độ caroten/ml dung dịch. Hàm lương caroten trong 1 kg thức ăn được tính theo công thức sau: V1 x V3 x C Caroten = x 1000 V2 x W Với X : mg caroten /kg thức ăn V1: thể tích dịch chiết hổn hợp sắc tố aceton (V1 = 50ml) V2: thể tích dịch chiết đem xử lý (10ml) V3: thể tích dung dịch đồng phân caroten thu được qua cột sắc ký ( 20ml) C: mg caroten tương ướng với 1 ml dung dịch đem so W: khối lượng mẫu (g) 29
  30. PHỤ LỤC I. PHA CHẾ MỘT SỐ HÓA CHẤT THÔNG THƯỜNG IX.3 ĐỘ TINH KHIẾT CỦA HÓA CHẤT • Trong phân tích thường xãy ra 2 loại sai số : sai số do phương pháp đưa lại nghĩa là giá trị của phân tích gần giống với giá trị thực tê (chính xác) và sai số do lặp lại nghĩa là sự khác nhau giữa các lần phân tích hoặc giưã các phòng thí nghiệm. Loại sai số thứ hai thường do hóa chất, thao tác phân tích, thiết bi đem lại. Để hạn chế sai số thì việc sử dụng đúng hóa chất là vô cùng quan trọng. • Một số nhãn mác hóa chất cần chú ý Viết tắt ý nghĩa Độ tinh khiết AR, PA Hóa chất phân tích Rất cao CP, P Tinh khiết hóa học Rất cao ACS Tiêu chuẩn của Hiệp hội hóa chất Mỹ Rất cao USP Hóa dược của Mỹ Rất cao NF Công ước quốc gia (Hóa dược) Trung bình Tech Tinh khiết kỹ thuật Thấp Prac Tinh khiết thương mại Phù hợp cho thương mại Rất nhiều hóa chất có nhãn “Độ tinh khiết cao” nhưng không đạt tiêu chuẩn vì dễ hút nước. Vì vậy, một số hóa chất được coi là “Hóa chất chuẩn” ở bảng sau : Thành phần Hóa chất tiêu chuẩn Can-xi CaCO3 Sắt FeSO4(NH4)2SO4.6H2O Clo NaCl (khô); AgNO3 (AgCl) Na-tri NaCl (khô) Ka-li KCl (khô) Ma giê MgNH4PO4 Phốt pho MgNH4PO4 Chất ô-xi hóa và khử K2Cr2O7; Na2S2O3.5H2O; Fe(NH4)2SO4.5H2O A-xit và ba-zơ KHC8H4O4 (Ka-li bi-ph-ta-lat); Na2CO3; A-xit suc-xi-nic (khô) Crôm K2Cr2O7 ; LiCrEDTA.3H2O IX.4 MỘT SỐ HÓA CHẤT THÔNG THƯỜNG 1. HCl 1N (1 ml = 0,3646 g HCl): Hòa 85 ml HCl đậm đặc (D20=1,19) vào nước cất vừa đủ 1 lít. Xác định hệ số hiệu chỉnh và điều chỉnh nồng độ. Pha các loại HCl có nồng độ nhỏ hơn như 0,1N; 0,05N, v.v. bằng cách làm loảng dung dịch 10 hay 20 lần và xác định lại hệ số hiệu chỉnh. Chú ý: A-xit clo-hy-dric 1N hay 0,1N có thể được pha từ ống chuẩn. 2. H2SO4 1N (1ml = 0,04904 g H2SO4): Rót từ từ và lắc đều 30 ml H2SO4 đậm đặc (D20 =1,84) vào 1020 ml nước cất. Xác định hệ số hiệu chỉnh và điều chỉnh nồng độ. Có thể pha các nồng độ thấp hơn như 0,1N; 0,05N từ H2SO4. Chú ý: A-xit sulfuric 1N hay 0,1N có thể được pha từ ống chuẩn. 3. NaOH 1N (1 ml = 0,04 g NaOH): Cân 40 g NaOH tinh khiết hòa với 50 ml nước cất, để yên sau 10 giờ, gạn bỏ phần cặn rồi pha loảng với nước cất đun sôi để nguội vừa đủ 1 lít. Xác định hệ số hiệu chỉnh với a-xit o-xa-lic 1N và hiệu chỉnh. Bảo quản để tránh hâp thu CO2 không khí. Có thể pha chế thành các dung dịch có nồng độ thấp hơn. Chú ý: NaOH dễ bị hút ẩm nên có thể cân hơn 40 g tinh thể. 4. Dung dịch I ốt 0,1N (1 ml = 0,01269 g I2). Hòa tan 13 g Iốt tinh thể trong dung dịch chứa 36 g KI và 56 ml nước cất, lắc đều để tan hết và thêm nước cất vừa đủ 1 lít. Xác định hệ số hiệu chỉnh với Na-tri Thio-sul-fat 0,1N và hồ tinh bột là chỉ thị màu.Bảo quản trong lọ thủy tinh màu, đậy nút kín và tránh ánh sáng. 5. KMnO4 0,1N (1 ml = 0,003161 g KMnO4). Hòa tan khoảng 3,3 g KMnO4 tinh thể trong 500 ml nước cất, lắc đều cho tan hết và thêm nước cất vừa đủ 1 lít. Đun sôi dung dịch 10 phút, để nguội, đậy nút và để yên khoảng 2 ngày. Lọc qua phểu thủy tinh xốp. Xác định hệ số hiệu chỉnh và bảo quản trong bình thủy tinh màu để tránh ánh sáng. Chú yù: Dung dịch KMnO4 0,1N có thể được chuẩn bị từ ống chuẩn. 30
  31. 6. Na2S2O3 0,1N (1 ml = 0,02482 g Na2S2O3.5H2O). Hòa tan 26 g Na-tri Thio-sul-fat và 0,1 g Na2S2O3 vào nước cất sôi để nguội vừa đủ 1 lít. Để yên nơi tối khoảng 10 ngày, nếu xuất hiện kết tủa thì gạn bỏ. Hiệu chỉnh với dung dịch Iốt 0,1N và chỉ thị là hồ tinh bột. Bảo quản kín, tránh khí CO2 từ không khí. 7. Pha một số chất chỉ thị và chất xúc tác: • Methyl đỏ 1%: 1 g methyl đỏ trong 100 ml cồn methylic. Khoảng pH đổi màu 4,2-6,3. Vùng đổi màu: từ đỏ sang vàng. • Phenolphtalein 1%: 1 g phenolphtalein trong 100 ml cồn. Khoảng pH đổi màu 8,2-10. Vùng đổi màu: không màu sang đỏ. • Methyl da cam 0,1%: 0,1 g methyl da cam trong 100 ml nước. Khoảng pH đổi màu 3-4,5. Vùng đổi màu : đỏ sang vàng. • Ta-si-rô : Hai cách pha. • Pha từ 2 dung dịch A và B: • Dung dịch A: 0,1 g methyl đỏ pha trong cồn 95 độ vừa đủ 100 ml, đun cách thủy đến tan hết. • Dung dịch B: Lấy 4 ml methylene blue nồng độ 1% trong nuớc pha vừa đủ với 100 ml cồn 95 độ. • Hỗn hợp 2 dung dịch trên với tỷ lệ 1:1, ta có Ta-si-rô với khoảng đổi màu pH =5,5; màu xanh lục khi pH > 5,5 và màu tím khi pH <5,5. • Pha trực tiếp (AOAC, 1990): Hòa tan 1 g methyl đỏ và 0,25 g methylene blue trong cồn vừa đủ 1 lít. Lấy 10 ml dung dịch này pha với nước cất vừa đủ 1 lít. • Xúc tác : • Hỗn hợp kali, thủy ngân: 5 g K2SO4 và 0,25 g HgO. • Hỗn hợp kali, đồng: 50 g K2SO4 và 3,5 g CuSO4. • Hỗn hợp kali, đồng và sêlen: 31
  32. PHỤ LỤC II 1. Chuyển đổi đơn vị khối lượng Đơn vị hiện tại Đơn vị chuyển đổi Hệ số chuyển đổi lb g 453,6 lb kg 0,4536 oz g 28,35 kg lb 2,2046 kg mg 1.000.000 kg g 1.000 g mg 1.000 g μg 1.000.000 mg μg 1.000 mg/g mg/lb 453,6 mg/kg mg/lb 0,4536 μg/kg μg/lb 0,4536 Mcal kcal 1.000 kcal kJ 4,184 kJ kcal 0,239 kcal/kg kcal/lb 0,4536 kcal/lb kcal/kg 2,2046 ppm μg/g 1 ppm mg/kg 1 ppm mg/lb 0,4536 mg/kg % 0,0001 ppm % 0,0001 mg/g % 0,1 g/kg % 0,1 2. Bảng chuyển đổi giá trị khối lượng thành khối lượng trao đổi (W0,75) Hàng Hàng chục trăm 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 0 0 5,6 9,5 12,8 15,9 18,8 21,6 24,2 26,8 29,2 100 31,6 34,0 36,3 38,5 40,7 42,9 45,0 47,1 49,1 51,2 200 53,2 55,2 57,1 59,1 61,0 62,9 64,8 66,6 68,4 70,3 300 72,1 73,9 75,7 77,4 79,2 80,9 82,6 84,4 86,1 87,8 ỹ 32
  33. 3. Đơn vị thể tích Đơn vị cần đổi Giá trị Đơn vị mới Đơn vị cần đổi Giá trị Đơn vị mới 1 mililít 1 cm3 (cc) 1 In-sơ khối 16,387 cm3 1 lít 1,057 U.S quart, lỏng 1 Fút khối (cubic foot) 28,317 cm3 0,908 U S quart, khô 28,316 lít 0,264 U.S gallon 7,481 U.S gallon 1.0 mililít 1 Gallon Anh 1,728 In-sơ khối 1 U.S gallon 16 cúp 4,546 lít 3,785 lít 1,201 U.S gallon 231 In-sơ khối 277,42 In-sơ khối 8,3453 Pao nước 128 Ao-xơ chất lỏng 4. Đơn vị đo diện tích Đơn vị cần đổi Giá trị Đơn vị mới Đơn vị cần đổi Giá trị Đơn vị mới 1 m2 1.550 In-sơ vuông 1 km 3.281 fít 10.764 fít vuông 0,621 dặm 10.765 cm2 1 in-sơ 25,4 mm 1 In-sơ vuông 6,452 cm2 1 fút 30,48 cm 1 dặm vuông 2,59 km2 12 in-sơ 640 acre 1 dặm (mile) 1.609 m 1 Acre 0,4047 ha 5.280 fít 4.047 m2 5. Chuyển đổi nhiệt độ Công thức chuyển đổi nhiệt độ Fahrenheit thành Celsius: C=5/9(F-32), và từ C to F : F = (9/5C) + 32. Ví dụ: Bảng chuyển đổi nhiệt độ 0C Đọc giá trị 0F 0F 0C Đọc giá trị 0F 0F hoặc 0C hoặc 0C 15 59 138,2 30 86 186,8 20 68 154,4 35 95 203 25 77 170,6 37,8 100 212 33
  34. TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH 1. Lê Đức Ngoan, 1984. Các phương pháp phân tích thức ăn. Trường ĐHNN2 Hà Bắc, 60 tr. 2. AOAC, 1980, 1990. Official Methods of Analysis. Virginia, USA. 3. Van Soest, 1985. A Laboratory Manual for Animal Science 613. Cornell University. 4. Pond, W., D. Church and K. Pond, 1995. Basic Animal Nutrition and Feeding. John Wiley & Sons, USA. 5. McDonald, Edwards, Greenhalgh, Morgan, 1995. Animal Nutrition. 5thEd. Longman Sci & Technical, New York. 6. Nguyễn Nhứt Xuân Dung, 1999. Các phương pháp phân tích thức ăn. Đại học Cần Thơ. 34