Các bài viết về Tài chính - Phần 1

pdf 49 trang ngocly 4310
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Các bài viết về Tài chính - Phần 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfcac_bai_viet_ve_tai_chinh_phan_1.pdf

Nội dung text: Các bài viết về Tài chính - Phần 1

  1. Các bài viết về Tài chính (Sưu tầm) P1 1 CÁC BÀI VIẾT VỀ TÀI CHÍNH – (1) Sưu tầm Trên web của Viện Quản lý châu Á – AIM MỤC LỤC Quản lý tài chính doanh nghiệp . . . 2 Nghề phân tích tài chính . . . 4 Phân biệt kế toán quản trị, kế toán tài chính, kế toán tổng hợp 5 Phân biệt kế toán tài chính và kế toán quản trị . . . 7 Quản trị tài chính, bộ não của doanh nghiệp . . . . . . . . . . 9 Bảy sai lầm tài chính thường gặp nhất . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 11 Giám đốc tài chính: Cần nhưng chưa đủ . . . . . . . . . . . . . 13 Làm thế nào để thành công trong cương vị CFO? . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 15 Nghề tư vấn tài chính . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 17 10 cách tiết kiệm chi phí để tạo ra lợi nhuận . . . 18 Lợi thế để "săn" tiền! . . . . . 20 Cách giảm nhẹ những rắc rối tài chính . . 22 Các phương thức thanh toán quốc tế trong kinh doanh . . . 24 Con dao hai lưỡi trong thanh toán quốc tế . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 26 Các nguyên tắc giúp bạn quản lý tiền bạc hiệu quả . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 29 Định giá doanh nghiệp kiểu “Real options” – thực mà không thực . . . . . . . . . . 32 Scandals tài chính lớn trên thế giới . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 34 Quản lí tiền bạc, dễ mà khó! . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 38 Nghệ thuật quản lý chi phí . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 40 Dịch vụ tư vấn tài chính và khách hàng nữ . . . . . . . . . . . . . 45 Để thành công trong quản lý tài chính! . . . . . . . . . . . . . . . . . 47 1
  2. Các bài viết về Tài chính (Sưu tầm) P1 2 Quản lý tài chính doanh nghiệp Quản lý tài chính là việc sử dụng các thông tin phản ánh chính xác tình trạng tài chính của một doanh nghiệp để phân tích điểm mạnh điểm yếu của nó và lập các kế hoạch kinh doanh, kế hoạch sử dụng nguồn tài chính, tài sản cố định và nhu cầu nhân công trong tương lai nhằm tăng lãi cổ tức của cổ đông. Việc quản lý tài chính bao gồm việc lập các kế hoạch tài chính dài hạn và ngắn hạn, đồng thời quản lý có hiệu quả vốn hoạt động thực của công ty. Đây là công việc rất quan trọng đối với tất cả các doanh nghiệp bởi vì nó ảnh hưởng đến cách thức và phương thức mà nhà quản lý thu hút vốn đầu tư để thành lập, duy trì và mở rộng công việc kinh doanh. Lập kế hoạch tài chính sẽ cho phép qụyết định lượng nguyên liệu thô doanh nghiệp có thể mua, sản phẩm công ty có thể sản xuất và khả năng công ty có thể tiếp thị, quảng cáo để bán sản phẩm ra thị trường. Khi có kế hoạch tài chính, bạn cũng có thể xác được nguồn nhân lực doanh nghiệp cần. “Việc quản lý tài chính không có hiệu quả là nguyên nhân lớn nhất dẫn đến sự thất bại của các công ty, không kể công ty vừa và nhỏ hay các tập đoàn công ty lớn.” Lập kế hoạch tài chính gồm lập kế hoạch trong ngắn hạn và lập kế hoạch trong dài hạn. Kế hoạch tài chính ngắn hạn là việc lập kế hoạch về lợi nhuận và ngân quỹ công ty trong khi kế hoạch dài hạn thường mang tính chiến lược và liên quan đến việc lập các mục tiêu tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận trong vòng từ 3 đến 5 năm. Kế hoạch tài chính ngắn hạn Các công cụ dùng trong việc lập kế hoạch ngắn hạn thường dùng là: báo cáo thu nhập chiếu lệ, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, phân tích tình hình ngân quỹ và chiến lược giá cả. Kế hoạch tài chính ngắn hạn nên được lập theo từng tháng để có được cái nhìn sát hơn và đưa ra được biện pháp nâng cao tình hình tài chính. Lập kế hoạch tài chính dài hạn hay kế hoạch tài chính chiến lược. Các doanh nghiệp thường sử dụng báo cáo thu nhập chiếu lệ cho khoảng thời gian từ 3 đến 5 năm. Vấn đề khó khăn đặt ra là làm sao có thể dự đoán hết được những biến động sẽ xảy ra với doanh nghiệp trong vòng mấy năm sắp tới. Các nhà quản lý sẽ dễ dàng làm được điều này theo quy trình sau: Xác lập tốc độ tăng trưởng mong muốn mà công ty có thể đạt được. Tính toán mức vốn cần thiết để trang trải các khoản tồn kho, trang thiết bị, nhà xưởng và nhu cầu nhân sự cần thiết để đạt được tốc độ tăng doanh thu. Nhà quản trị phải dự tính được chính xác và kịp thời nhu cầu vốn để có kế hoạch thu hút vốn bên ngoài trong trường hợp ngân quỹ từ lợi nhuận không chia không đủ đáp ứng. Có 2 nguồn vốn trang trải cho nhu cầu vốn để tăng trưởng là: lợi nhuận và vay nợ. “Nếu công ty không có đủ vốn để tài trợ cho chương trình mở rộng công việc kinh doanh thông qua tăng tồn kho, đổi mới trang thiết bị và tài sản cố định và tăng chi phí điều hành công ty thì sự phát triển của công ty sẽ bị chậm lại hoặc dừng lại hẳn do công ty không thanh toán được các khoản nợ đến hạn.” Để tránh tình trạng này, nhà quản trị phải tích cực lập kế hoạch tài chính để kiểm soát được tốc độ tăng trưởng. Muốn thế bạn phải xác định được chính xác các nhu cầu của doanh nghiệp trong tương lai bằng cách sử dụng báo cáo thu nhập chiếu lệ trong vòng từ 3 đến 5 năm. Trong trường hợp lợi nhuận làm ra không đủ để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng dự báo của công ty, người quản trị phải bố trí vay nợ bên ngoài hoặc giảm tốc độ tăng trưởng để mức 2
  3. Các bài viết về Tài chính (Sưu tầm) P1 3 lợi nhuận làm ra có thể theo kịp nhu cầu tăng trưởng và mở rộng. Do việc thu hút vốn đầu tư và vay nợ mất rất nhiều thời gian nên đòi hỏi nhà quản trị phải dự báo chính xác và kịp thời để tránh tình trạng gián đoạn công việc kinh doanh. Để có thể lập các kế hoạch tài chính ngắn hạn có hiệu quả, các nhà quản trị nên tiến hành theo các bước sau: • Xác định mục tiêu cá nhân và sự ảnh hưởng của mục tiêu cá nhân đến các mục đích tài chính của công ty để có thể điều chỉnh mục tiêu cá nhân cho phù hợp với mục đích của công việc. • Thiết lập mục tiêu tăng trưởng, mục tiêu về lợi nhuận trên vốn đầu tư và hướng mở rộng phát triển doanh nghiệp. Những mục tiêu này phải được thể hiện bằng các con số cụ thể. Hãy sử dụng kế hoạch tài chính dài hạn để đưa ra các dự báo về lợi nhuận, doanh số và so sánh với kết quả thực sự đạt được. • Trong quá trình lập kế hoạch, nhà quản trị nên tập trung vào các điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp và các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô và vi mô có thể ảnh hưởng đến việc đạt được các mục tiêu đã đề ra. Đồng thời phải phát triển các chiến lược dựa trên kết quả phân tích các yếu tố có liên quan (chiến lược giá, tiềm năng về thị trường, cạnh tranh, so sánh chi phí sử dụng vốn đi vay và vốn tự có ) để có thể đưa ra hướng đi đúng đắn nhất cho sự phát triển của công ty. • Chú ý tới nhu cầu về tài chính, nhân lực và nhu cầu về vật chất hạ tầng cần thiết để hoàn thành kế hoạch tài chính bằng cách đưa ra những dự báo về doanh số, chi phí và lợi nhuận không chia cho khoảng thời gian từ 3 đến 5 năm. • Trau dối phương pháp điều hành hoạt động doanh nghiệp, nắm bắt các cơ hội về thị trường và phát triển sản phẩm mới để có thể tìm ra biện pháp tốt nhất nâng cao năng suất và hiệu quả hoạt động của công ty. • Cập nhật kế hoạch tài chính thông qua các báo cáo tài chính mới nhất của công ty. Thường xuyên so sánh kết quả tài chính công ty thu được với các số liệu hoạt động của các công ty trong cùng ngành để biết được vị trí của công ty trong ngành. Tìm ra và khắc phục điểm yếu của công ty. Không ngại thay đổi kế hoạch tài chính nếu mục tiêu bạn đề ra quá thụ động hoặc vượt quá khả năng của công ty. Quản lý vốn sử dụng thực của công ty. Vốn sử dụng thực của công ty là chênh lệch giữa tài sản hiện có của công ty và các khoản nợ phải trả, thường được gọi là vốn lưu chuyển trong công ty. Các nhà quản trị phải luôn chú ý đến những thay đổi trong vốn lưu chuyển, nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi và ảnh hưởng của sự thay đổi đó đối với tình hình hoạt động của công ty. Khi quản lý nguồn vốn lưu chuyển trong công ty, hãy xem xét các bộ phận cấu thành sau đây: • Tiền mặt và các khoản tương đương tiền mặt (các loại chứng khoán và tiền gửi ngắn hạn). Khi lập các kế hoạch tài chính bạn phải trả lời được những câu hỏi liên quan đến tiền mặt như : lượng tiền mặt của công ty có đáp ứng nhu cầu chi phí không? Mối quan hệ giữa lượng tiền thu được và chi phí như thể nào? Khi nào thì công ty cần đến các khoản vay ngân hàng? • Các khoản phải thu: chủ yếu bao gồm các khoản tín dụng mua hàng cho khách hàng. Nhà quản trị phải quan tâm đến những khách hàng nào thường hay trả chậm và biện pháp cần thiết để đối phó với họ. • Tồn kho: khoản tồn kho thường chiếm tới 50% tài sản hiện có của công ty do đó nhà quản trị phải kiểm soát tồn kho thật cẩn thận thông qua việc xem xét xem lượng tồn kho 3
  4. Các bài viết về Tài chính (Sưu tầm) P1 4 có hợp lý với doanh thu, liệu doanh số bán hàng có sụt giảm nếu không có đủ lượng tồn kho hợp lý cũng như các biện pháp cần thiết để nâng hoặc giảm lượng hàng tồn kho. • Các khoản phải trả và các tín phiếu đến hạn chủ yếu là các khoản tín dụng mà các nhà cung cấp cho công ty hưởng. • Các khoản vay phải trả bao gồm các khoản vay từ ngân hàng và các nhà cho vay khác. Nhà quản trị phải quan tâm đến các vấn đề như: lượng vốn đi vay có phù hợp với tình hình phát triển của công ty, khi nào thì lãi suất cho vay đến hạn trả? • Chi phí và thuế đến hạn trả bao gồm: các khoản trả lương, lãi phải trả đối với các tín phiếu, phí bảo hiểm Nghề phân tích tài chính Tên của nghề nghiệp này nghe qua tạo cảm giác rất hứng thú, tuy nhiên nếu ai đó muốn thực sự đeo đuổi nó, không có cách nào tốt hơn là tìm hiểu công việc này và rèn luyện những kỹ năng cần thiết khi đảm đương công việc. Có năng khiếu về toán học Bằng tốt nghiệp đại học ở bất kỳ ngành nghề nào cũng có thể được chấp nhận. Việc tốt nghiệp từ một trường đại học kinh doanh nào đó không phải là con đường duy nhất để dẫn bạn đến với lĩnh vực này, mặc dù các kiến thức của ngành học này cũng sẽ giúp đỡ được bạn rất nhiều. Kiến thức về máy tính, vật lý, sinh học sẽ hữu ích hơn các kiến thức về khoa học xã hội. Bạn cần phải chứng minh năng lực làm việc với các con số khác vì các công ty thường tổ chức huấn luyện cho các nhân viên tài chính trước khi bắt đầu công việc. Quả quyết Các nhà phân tích tài chính tập hợp các thông tin, thu thập các bảng thống kê, viết báo cáo và tổng hợp tất cả các thông tin hiện có, không chính thức về các triển vọng kinh doanh. Họ phải xét đến tính khả thi để đạt được lợi nhuận và chuẩn bị kế hoạch dựa trên báo cáo phân tích tài chính. Ví dụ, một nhà phân tích của ngân hàng đầu tư có thể đánh giá sức hút của cổ phiếu nào đó cho các công ty môi giới chứng khoán để từ đó họ tư vấn cho khách hàng. Tại ngân hàng, các nhà phân tích phải xem xét khả năng trả nợ của các công ty trước khi quyết định cho vay tiền. Bạn cần phải vô cùng quả quyết nếu muốn trở thành một nhà phân tích tài chính, bạn phải nhận biết rằng tương lai của mình nằm trong thế giới tài chính. Một nhà phân tích cần phải liên hệ với khách hàng, quản lý một khối lượng công việc đồ sộ, biết phân loại và hoàn thành đúng hạn công việc, làm việc với tư cách là thành viên của tập thể cũng như với các bảng thống kê và các phương pháp đánh giá. Để trở thành một nhà phân tích tài chính thành công, bạn cần phải nhận biết được các xu hướng tài chính. Điều này đòi hỏi bạn phải cập nhật thật nhiều tin tức, thông tin về các ngành công nghiệp, xu hướng của thị trường trong các tạp chí, sách và báo chuyên môn. Nếu công việc đòi hỏi, nhà phân tích tài chính phải chuẩn bị tinh thần đi đến bất kỳ nơi nào và bất kể bao lâu. Thành công mang tính xã hội Nếu bạn muốn thành công trong ngành này, bạn phải dành thời gian để tham gia vào các sự kiện và hội thảo trong xã hội. Giao tiếp bên ngoài xã hội là rất cần thiết dù có thể khiến bạn tốn kém nhiều Những năm đầu trong sự nghiệp, bạn phải nỗ lực để kiểm soát cuộc 4
  5. Các bài viết về Tài chính (Sưu tầm) P1 5 sống của bản thân. Tuy nhiên, rất ít nhân viên phân tích tài chính mới vào nghề được thưởng hậu vào cuối năm. Nhiều công ty sử dụng tiền thưởng để thu hút và giữ chân nhân tài. Tiền thưởng này thường bằng hay gấp đôi lương khi mới bắt đầu làm việc. Một ngày làm việc 15 giờ không phải là điều lạ, thậm chí có nhiều đêm bạn phải ở lại văn phòng. Những giờ làm việc như thế lại tạo ra tình bạn thân thiết. Một cuộc khảo sát cho biết hơn 70% những nhà phân tích tài chính gọi bạn của họ là “ những cộng sự đắc lực”. Chính nó đã giúp cho các họ vượt qua được lịch làm việc căng thẳng. Công việc của nhà phân tích tài chính luôn được tưởng thưởng xứng đáng, tuy nhiên do lịch làm việc quá bận rộn, họ dường như không có thời gian để hưởng thụ thành quả lao động của mình. Phân biệt kế toán quản trị, kế toán tài chính, kế toán tổng hợp Quan điểm của nhiều chuyên gia kế toán cho rằng, kế toán trong nền kinh tế thị trường được phân chia thành bốn bộ phận: lý thuyết hạch toán kế toán, kế toán tài chính, kế toán quản trị và kiểm toán. Trong đó, kế toán quản trị và kế toán tài chính được coi là bộ phận hữu cơ của kế toán doanh nghiệp. Kế toán quản trị và kế toán tài chính là gì?. Hai loại kế toán này có mối quan hệ với nhau như thế nào?. Kế toán tài chính có phải là kế toán tổng hợp và kế toán quản trị có phải là kế toán chi tiết hay không?. Hiện nay có rất nhiều quan điểm khác nhau về kế toán tài chính và kế toán quản trị, để cùng các bạn và những người quan tâm về khoa học kế toán hiểu rõ bản chất và mối quan hệ giữa các bộ phận kế toán tôi xin trao đổi vài nét về vấn đề này. 1. Định nghĩa kế toán quản trị và kế toán tài chính Kế toán được định nghĩa là một hệ thống thông tin đo lường, xử lý và cung cấp thông tin hữu ích cho việc ra các quyết định điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong đó kế toán quản trị đưa ra tất cả các thông tin kinh tế đã được đo lường xử lý và cung cấp cho ban lãnh đạo doanh nghiệp để điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, hay nói cách khác kế toán quản trị giúp ban lãnh đạo doanh nghiệp cân nhắc và quyết định lựa chọn một trong những phương án có hiệu quả kinh tế cao nhất: phải sản xuất những sản phẩm nào, sản xuất bằng cách nào, bán các sản phẩm đó bằng cách nào, theo giá nào, làm thế nào để sử dụng có hiệu quả các nguồn lực và phát triển khả năng sản xuất. Các quyết định này gồm hai loại: Quyết định mang tính chất ngắn hạn: Các quyết định này giúp doanh nghiệp giải quyết các bài toán kinh tế trong thời kỳ ngắn hạn. Ví dụ: - Trong trường hợp nào doanh nghiệp có thể bán sản phẩm với giá thấp hơn giá ở điểm hoà vốn? - Trong trường hợp nào doanh nghiệp nên tự chế hay đi mua một vài bộ phận của sản phẩm? - Trong trường hợp nào doanh nghiệp nên bán ra bán thành phẩm thay vì tiếp tục hoàn thiện thành sản phẩm cuối cùng? Quyết định mang tính dài hạn: Các quyết định này giúp doanh nghiệp giải quyết các bàii toán kinh tế hoạch định chiến lược đầu tư dài hạn như: Trong trường hợp nào doanh nghiệp quyết định thay thế mua sắm thêm các máy móc thiết bị hay thực hiện phát triển thêm lĩnh vực kinh doanh. Còn kế toán tài chính là kế toán phản ánh hiện trạng và sự biến động về vốn, tài sản của doanh nghiệp dưới dạng tổng quát hay nói cách khác là phản ánh các dòng vật chất và dòng tiền tệ trong mối quan hệ giữa doanh nghiệp với môi trường kinh tế bên ngoài. Sản phẩm của kế toán tài chính là các báo cáo tài chính. Thông tin của kế toán tài chính ngoài việc được sử dụng cho ban lãnh đạo doanh nghiệp còn được sử dụng để cung cấp cho các đối tượng bên ngoài như: Các nhà đầu tư, ngân hàng, cơ quan thuế, cơ quan tài chính, cơ quan thống kê. 5
  6. Các bài viết về Tài chính (Sưu tầm) P1 6 2. Để hiễu rõ được mối quan hệ giữa kế toán quản trị và kế toán tài chính ta cần phân tích sự giống nhau và khác nhau giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị 2.1. Sự giống nhau * Cả hai loại kế toán đều có mối quan hệ chặt chẽ với thông tin kế toán, đều nhằm vào việc phản ánh kết quả hoạt động của doanh nghiệp, đều quan tâm đến doanh thu, chi phí và sự vận động của tài sản, tiền vốn. * Cả hai loại kế toán đều có mối quan hệ chặt chẽ về số liệu thông tin. Các số liệu của kế toán tài chính và kế toán quản trị đều được xuất phát từ chứng từ gốc. Một bên phản ánh thông tin tổng quát, một bên phản ánh thông tin chi tiết. * Cả hai loại kế toán đều có mối quan hệ trách nhiệm của Nhà quản lý. 2.2. Sự khác nhau * Mục đích: - Kế toán quản trị có mục đích: Cung cấp thông tin phục vụ điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh. - Kế toán tài chính: Cung cấp thông tin phục vụ cho việc lập các báo cáo tài chính. * Đối tượng phục vụ: - Đối tượng sử dụng thông tin về kế toán quản trị là: Các nhà quản lý doanh nghiệp (Hội đồng quản trị, ban giám đốc) - Đối tượng sử dụng thông tin về kế toán tài chính là: Các nhà quản lý doanh nghiệp và các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp (Nhà đầu tư, ngân hàng, cơ quan thuế, cơ quan tài chính, cơ quan thống kê) * Đặc điểm của thông tin: - Kế toán quản trị nhấn mạnh đến sự thích hợp và tính linh hoạt của số liệu, thông tin được tổng hợp phân tích theo nhiều góc độ khác nhau. Thông tin ít chú trọng đến sự chính xác mà mang tính chất phản ánh xu hướng biến động, có tính dự báo vì vậy thông tin kế toán quản trị phục vụ cho việc đánh giá và xây dựng các kế hoạch kinh doanh, thông tin được theo dõi dưới hình thái giá trị và hình thái hiện vật. Ví dụ: Kế toán vật tư ngoài việc theo dõi giá trị của vật tư còn phải theo dõi số lượng vật tư. - Kế toán tài chính phản ánh thông tin xảy ra trong quá khứ đòi hỏi có tính khách quan và có thể kiểm tra được. Thông tin chỉ được theo dõi dưới hình thái giá trị. * Nguyên tắc cung cấp thông tin: - Kế toán quản trị không có tính bắt buộc, các nhà quản lý được toàn quyền quyết định và điều chỉnh phù hợp với nhu cầu và khả năng quản lý của doanh nghiệp. - Kế toán tài chính phải tôn trọng các nguyên tắc kế toán được thừa nhận và được sử dụng phổ biến, nói cách khác kế toán tài chính phải đảm bảo tính thống nhất theo các nguyên tắc và chuẩn mực kế toán nhất định để mọi người có cách hiểu giống nhau về thông tin kế toán đặc biệt là báo cáo tài chính và kế toán tài chính phải tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành, đặc biệt là những yêu cầu quản lý tài chính và các yêu cầu của xã hội thông qua việc công bố những số liệu mang tính bắt buộc. * Phạm vi của thông tin: - Phạm vi thông tin của kế toán quản trị liên quan đến việc quản lý trên từng bộ phận (phân xưởng, phòng ban) cho đến từng cá nhân có liên quan. 6
  7. Các bài viết về Tài chính (Sưu tầm) P1 7 - Phạm vi thông tin của kế toán tài chính liên quan đến việc quản lý tài chính trên quy mô toàn doanh nghiệp. * Kỳ báo cáo: - Kế toán quản trị có kỳ lập báo cáo nhiều hơn: Quý, năm, tháng, tuần, ngày. - Kế toán tài chính có kỳ lập báo cáo là: Quý, năm * Quan hệ với các môn khoa học khác: Kế toán tài chính ít có mối quan hệ với các môn khoa học khác. Do thông tin kế toán quản trị được cung cấp để phục vụ cho chức năng quản lý, nên ngoài việc dựa vào hệ thống ghi chép ban đầu của kế toán tài chính thì kế toán quản trị còn phải kết hợp và sử dụng nội dung của nhiều môn khoa học khác như: Kinh tế học, thống kê kinh tế, tổ chức quản lý doanh nghiệp, quản trị đầu tư để tổng hợp phân tích và xử lý thông tin. * Tính bắt buộc theo luật định: - Kế toán quản trị không có tính bắt buộc. - Kế toán tài chính có tính bắt buộc theo luật định. Kế toán tài chính có tính bắt buộc theo luật định có nghĩa là sổ sách báo cáo của kế toán tài chính ở mọi doanh nghiệp đều phải bắt buộc thống nhất, nếu không đúng hoặc không hạch toán đúng chế độ thì báo cáo đó sẽ không được chấp nhận (tham khảo thêm về luật kế toán vừa ban hành). 3. Có phải kế toán tài chính là kế toán tổng hợp và kế toán quản trị là kế toán chi tiết không? Để hiểu rõ và tránh nhầm lẫn về các "thuật ngữ" trên ta cần phân tích mối quan hệ giữa kế toán tài chính với kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết. Kế toán tài chính và kế toán tổng hợp: Kế toán tổng hợp là một bộ phận của kế toán tài chính, nhằn trình bày các số liệu báo cáo mang tính tổng hợp về tình hình tài sản, doanh thu chi phí và kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán vào một thời điểm nhất định. Nói cách khác kế toán tổng hợp chỉ liên quan đến tài khoản của sổ cái tổng hợp và báo cáo tài chính. Kế toán tài chính và kế toán chi tiết: Kế toán chi tiết là một bộ phận của kế toán tài chính, nhằm chứng minh các số liệu ghi trong tài khoản tổng hợp là đúng trong quá trình ghi chép và lập báo cáo kế toán, đây cũng là công việc phải làm trước khi khoá sổ kế toán để quyết toán. Thuật ngữ thông thường gọi là đối chiếu giữa tổng hợp và chi tiết. Ví dụ: Như việc thực hiện đối chiếu giữa tài khoản phải thu với sổ công nợ chi tiết của từng khách hàng, đối chiếu tài khoản phải trả với sổ chi tiết công nợ của từng nhà cung cấp hay việc đối chiếu tài khoản nguyên vật liệu với sổ chi tiết vật tư, đối chiếu tài khoản chi phí sản xuất kinh doanh dở dang với thẻ chi tiết tính giá thành sản phẩm. Tóm lại trong kế toán tài chính bao giờ cũng có kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết, vì vậy kế toán tài chính không phải là kế toán tổng hợp và kế toán quản trị không phải là kế toán chi tiết. Phân biệt kế toán tài chính và kế toán quản trị Kế toán tài chính và kế toán quản trị là hai bộ phận không tách rời của kế toán doanh nghiệp, chúng có mối quan hệ chặt chẽ đồng thời cũng có nhiều điểm khác biệt. 7
  8. Các bài viết về Tài chính (Sưu tầm) P1 8 I. ĐIỂM KHÁC NHAU Do đối tượng sử dụng thông tin khác nhau, mục đích sử dụng thông tin khách nhau nên giữa kế toán quản trị và kế toán tài chính có nhiều điểm khác biệt: 1. Đối tượng sử dụng thông tin: Với kế toán quản trị đối tượng sử dụng thông tin là các thành viên bên trong doanh nghiệp: các chủ sở hữu, Ban giám đốc, Quản lý viên, Giám sát viên vv Trong khi thông tin kế toán tài chính chủ yếu lại cung cấp cho các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp như cổ đông, người cho vay, khách hàng, nhà cung cấp và chính phủ (các cơ quan thuế, cơ quan quản lý tài chính). 2. Nguyên tắc trình bày và cung cấp thông tin: Thông tin kế toán tài chính phải tuân thủ nguyên tắc, chuẩn mực và chế độ hiện hành về kế toán của từng quốc gia, kể cả các nguyên tắc, chuẩn mực quốc tế về kế toán được các quốc gia công nhận. Trái lại,trong nền kinh tế thị trường, do yêu cầu phải nhạy bén và nắm bắt nhanh các cơ hội kinh doanh đa dạng nên thông tin kế toán quản trị cần linh hoạt, nhanh chóng và thích hợp với từng quyết định cụ thể của nguời quản lý, không buộc phải tuân thủ các nguyên tắc, chuẩn mực của kế toán chung. Các quy định của Nhà nước về kế toán quản trị (nếu có) cũng chỉ mang tính chất hướng dẫn. 3. Tính pháp lý của kế toán: Kế toán tài chính có tính pháp lệnh (và tới đây sẽ tuân thủ theo luật kế toán), nghĩa là hệ thống sổ, ghi chép, trình bày và cung cấp thông tin của kế toán tài chính đều phải tuân theo các quy định thống nhất nếu muốn được thừa nhận. Ngược lại, tổ chức công tác quản trị lại mang tính nội bộ, thuộc thẩm quyền của từng doanh nghiệp phù hợp với các đặc thù quản lý, điều kiện và khả năng quản lý cụ thể của từng doanh nghiệp. 4. Đặc điểm thông tin: Thông tin của kế toán tài chính chủ yếu dưới hình thức giá trị. Còn thông tin của kế toán quản trị được biểu hiện cả hình thái hiện vật và hình thái giá trị. Thông tin của kế toán tài chính là thông tin thực hiện về những nghiệp vụ đã phát sinh, đã xảy ra. Trong khi đó, thông tin của kế toán quản trị chủ yếu đặt trọng tâm cho tương lai vì phần lớn nhiệm vụ của nhà quản trị là lựa chọn phương án, đề án cho một sự kiện hoặc một quá trình chưa xảy ra. Thông tin kế toán tài chính chủ yếu là các thông tin kế toán thuần túy, được thu thập từ các chứng từ ban đầu về kế toán. Trong kế toán quản trị, thông tin được thu thập nhằm phục vụ cho chức năng ra quyết định của nhà quản lý và thường không có sẵn, nên ngoài việc dựa vào hệ thống ghi chép ban đầu của kế toán, kế toán quản trị còn phải kết hợp với nhiều ngành khoa học khác như thống kê hạch toán nghiệp vụ, kinh tế học, quản lý để tổng hợp, phân tích và sử lý thông tin thành dạng có thể sử dụng được. 5. Hình thức báo cáo sử dụng: Báo cáo được sử dụng trong kế toán tài chính là các báo cáo kế toán tổng hợp (gọi là các báo cáo tài chính) phản ánh tổng quát về sản nghiệp, kết quả hoạt động của doanh nghiệp trong một thời kỳ (gồm Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Thuyết minh báo cáo tài chính) Báo cáo của kế toán quản trị đi sâu vào từng bộ phận, từng khâu công việc của doanh nghiệp (như báo cáo chi phí sản xuất và giá thành, báo cáo nợ phải trả, báo cáo nhập xuất tồn kho vv ). 6. Kỳ báo cáo: Kỳ báo cáo của kế toán quản trị thường xuyên hơn và ngắn hơn kỳ báo cáo của kế toán tài chính. Báo cáo của kế toán tài chính được soạn thảo theo định kỳ, thường là năm, còn báo cáo của kế toán quản trị được soạn thảo thường xuyên theo yêu cầu quản trị doanh nghiệp. II. ĐIỂM GIỐNG NHAU 8
  9. Các bài viết về Tài chính (Sưu tầm) P1 9 Kế toán tài chính và kế toán quản trị có nhiều điểm giống nhau, và là hai bộ phận không thể tách rời của kế toán doanh nghiệp. Những điểm giống nhau cơ bản là: Kế toán quản trị và kế toán tài chính đều đề cập đến các sự kiện kinh tế trong doanh nghiệp và đều quan tâm đến tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn sở hữu, doanh thu, chi phí, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, quá trình lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp. Một bên phản ánh tổng quát và một bên phản ánh chi tiết, tỉ mỉ của các vấn đề đó. Kế toán quản trị và kế toán tài chính đều dựa trên hệ thống ghi chép ban đầu của kế toán. Hệ thống ghi chép ban đầu là cơ sở để kế toán tài chính soạn thảo các báo cáo tài chính định kỳ, cung cấp cho các đối tượng ở bên ngoài. Đối với kế toán quản trị, hệ thống đó cũng là cơ sở để vận dụng, xử lý nhằm tạo ra các thông tin thích hợp cho việc ra quyết định của các nhà quản trị. Kế toán quản trị sử dụng rộng rãi các ghi chép hàng ngày của kế toán tài chính, mặc dù có khai triển và tăng thêm số liệu cũng như nội dung của các thông tin. Kế toán quả trị và kế toán tài chính đều biểu hiện trách nhiệm của người quản lý. Kế toán quản trị thể hiện trách nhiệm của người quản lý cấp cao còn kế toán quản trị thể hiện trách nhiệm của nhà quản lý các cấp bên trong doanh nghiệp. Nói cách khác kế toán tài chính và kế toán quản trị đều dự phần vào quản lý doanh nghiệp. Quản trị tài chính, bộ não của doanh nghiệp Tình hình tài chính doanh nghiệp lành mạnh là một trong những điều kiện tiên quyết cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra một cách nhịp nhàng, đồng bộ, đạt hiệu quả cao. Sự lành mạnh đó có được hay không phụ thuộc phần lớn vào khả năng quản trị tài chính của doanh nghiệp. *) Vai trò của quản trị tài chính trong doanh nghiệp Ở nhiều nước như Mỹ và châu Âu, trong các công ty, tập đoàn kinh tế lớn như General Motor, Microsoft, Apple, Vodaphone, quản trị tài chính được tách rời đối với công tác kế toán thống kê. Tại các hãng này, quản trị tài chính là tổng hợp, phân tích, đánh giá thực trạng về tài chính và đưa ra những quyết định về mặt tài chính ngắn hạn cũng như dài hạn của doanh nghiệp. Bộ phận quản trị tài chính trong các doanh nghiệp Mỹ và châu Âu dựa vào các báo cáo kế toán, báo cáo doanh thu, chi phí, báo cáo nhân sự và tiền lượng, do các bộ phận kế toán tài chính, kế toán quản trị, thống kê cung cấp, kết hợp với những yếu tố khách quan để tiến hành phân loại, tổng, hợp, phân tích và đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp, so sánh kế quả phân loại của kỳ này với kỳ trước của doanh nghiệp mình với các doanh nghiệp cùng ngành, lĩnh vực sản xuất, so sánh với các chuẩn mực của ngành. Bằng các chỉ tiêu và sự nhạy bén mà bộ phận quản trị tài chính có thể chỉ ra những mặt mạnh cũng như những thiếu sót của doanh nghiệp trong kỳ. Ngoài ra, bộ phận quản trị tài chính còn giúp giám đốc hoạch định chiến lược tài chính ngắn và dài hạn của doanh nghiệp dựa trên sự đánh giá tổng quát cũng như từng khía cạnh cụ thể các nhân tố tài chính có ảnh hưởng quan trọng tới sự tồn tại của doanh nghiệp, bao gồm: chiến lược tham gia vào thị trường tiền tệ, thị trường vốn, thị trường chứng khoán; xác định chiến lược tài chính cho các chương trình, các dự án của doanh nghiệp là mở rộng hay thu hẹp sản xuất Thông qua đó, đánh giá, dự đoán có hiệu quả các dự án đầu tư, các hoạt động liên doanh liên kết, phát hiện âm mưu thôn tính doanh nghiệp của các đối tác cạnh tranh; đề xuất phương án chia tách hay sáp nhập Nhu cầu vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp luôn có những biến động nhất định trong từng thời kỳ. Vì vậy, một trong những nhiệm vụ quan trọng của quản trị tài chính là xem xét, lựa chọn cơ cấu vốn sử dụng sao cho tiết kiệm, hiệu quả nhất: 9
  10. Các bài viết về Tài chính (Sưu tầm) P1 10 - Quản trị tài chính trong doanh nghiệp phải tiến hành phân tích và đưa ra một cơ cấu nguồn vốn huy động tối ưu cho doanh nghiệp trong từng thời kỳ. - Quản trị tài chính phải thiết lập một chính sách phân chia lợi nhuận một cách hợp lý đối với doanh nghiệp, vừa bảo vệ được quyền lợi của chủ doanh nghiệp và các cổ đông, vừa đảm bảo được lợi ích hợp pháp, hợp lý cho người lao động; xác định phần lợi nhuận để lại từ sự phân phối này là nguồn quan trọng cho phép doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh hoặc đầu tư vào những lĩnh vực kinh doanh mới, sản phẩm mới, tạo điều kiện cho doanh nghiệp có mức độ tăng trưởng cao và bền vững. - Quản trị tài chính trong doanh nghiệp còn có nhiệm vụ kiểm soát việc sử dụng cả các tài sản trong doanh nghiệp, tránh tình trạng sử dụng lãng phí, sai mục đích. Có thể nói, nhiệm vụ của bộ phận quản trị tài chính, bộ não của doanh nghiệp, rộng hơn và phức tạp hơn rất nhiều so với bộ phận kế toán - thống kê. Người đứng đầu bộ phận quan trọng này được gọi là giám đốc tài chính (CFO). Trong các tập đoàn kinh tế đa quốc gia trên thế giới, giám đốc tài chính chịu trách nhiệm toàn bộ về mặt tài chính kế toán trước tổng giám đốc và quản trị tài chính là bộ phận chức năng quan trọng nhất trong các bộ phận chức năng của doanh nghiệp. *) Thực trạng quản trị tài chính ở Việt Nam Từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, tại Việt Nam rất nhiều công ty được thành lập có quy mô lớn nhỏ khác nhau. Tuy nhiên, trừ một số doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp có 100% vốn nước ngoài còn lại đại đa số các doanh nghiệp đều chưa chia hình thành bộ phận quản trị tài chính và chức danh giám đốc tài chính. Trong nhiều doanh nghiệp, những nhiệm vụ, chức năng của giám đốc tài chính và bộ phận quản trị tài chính đã mặc nhiên giao cho một phó giám đốc và kế toán trưởng làm thay. Thế nhưng, trớ trêu thay, theo Điều lệ kế toán trưởng các doanh nghiệp quốc doanh còn đang có hiệu lực, kế toán trưởng lại không có những chức năng nhiệm vụ của giám đốc tài chính. Thậm chí, trong luật kế toán cũng vậy. Do đó, có khá nhiều việc kế toán trưởng làm cũng không được mà không làm cũng vô can. Sự “làm thay tự nguyện” này chính là một trong những nguyên nhân tạo ra một “khoảng trống về quản trị tài chính” trong các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. Nguyên nhân cơ bản của tình trạng trên là sự nhầm lẫn chức năng giữa bộ phận kế toán và bộ phận tài chính doanh nghiệp, không chỉ có trong nhận thức của các chủ doanh nghiệp mà cả trong tư duy của không ít nhà làm luật. Chẳng hạn, cho đến nay, trong hệ thống văn bản pháp quy về kế toán chưa có một văn bản nào quy định về giám đốc tài chính. Trong một số công ty liên doanh, khi tồn tại song song hai chức danh giám đốc tài chính và kế toán trưởng, nếu giám đốc tài chính là người nước ngoài và kế toán trưởng là người Việt Nam thì thông thường kế toán trưởng chỉ tồn tại trên hình thức. Như vậy, có thể nói để có thể phát triển, tình hình tài chính ổn định thì các doanh nghiệp cần: - Phân định rõ ràng chức năng của giám đốc tài chính và kế toán trưởng như là một bộ phận quản trị tài chính và bộ phận kế toán trong doanh nghiệp; - Tổ chức bộ phận quản trị tài chính doanh nghiệp do giám đốc tài chính đứng đầu theo một cơ cấu thống nhất giữa các doanh nghiệp; 10
  11. Các bài viết về Tài chính (Sưu tầm) P1 11 - Có sự phối hợp chặt chẽ hơn mối quan hệ mật thiết giữa bộ phận quản trị tài chính doanh nghiệp với các phòng ban chức năng khác, đặc biệt là tạo ra mối quan hệ chặt chẽ giữa bộ phận quản trị tài chính, giám đốc tài chính với giám đốc, tổng giám đốc hay hội đồng quản trị của doanh nghiệp. Đó là những việc làm cấp thiết giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam phát triển nhanh hơn, tăng thêm khả năng hội nhập kinh tế thế giới. Một doanh nghiệp phát triển và thành công trong kinh doanh bao giờ cũng phải đi kèm với tình hình tài chính vững mạnh và hiệu quả. Bảy sai lầm tài chính thường gặp nhất Những giải pháp tiếp thị vụng về và các kế hoạch bán hàng thiếu hợp lý luôn là điều mà bất cứ chủ doanh nghiệp nào cần tránh. Song chưa dừng lại ở đó, sẽ là thật thiếu sót nếu không quan tâm tới các hoạt động tài chính và tránh xa những sai lầm đáng tiếc thường gặp nhất. Trên cương vị một chủ doanh nghiệp, một nhà tư bản vốn mạo hiểm và một nhà đầu tư tài chính giàu kinh nghiệm, Christine Comaford-Lynch, CEO của hãng tư vấn tài chính kinh doanh Mighty Ventures, có trụ sở tại Napa Valley và Silicon Valley, Mỹ, đã chứng kiến rất nhiều chủ doanh nghiệp hết lần đến lần khác mắc phải các sai lầm tài chính khác nhau. Christine đã tổng kết lại bảy sai lầm tài chính thường gặp nhất và đưa ra những lời khuyên hữu ích. Sai lầm số 1 Một trong những sai lầm mà các chủ doanh nghiệp thường mắc phải đó là tin rằng công ty mình là nơi duy nhất có những ý tưởng phi thường để xây dựng thành một kế hoạch kinh doanh hoàn hảo. Họ mang niềm tin này thẳng tới các giải pháp tài chính của công ty. Song vấn đề ở chỗ, rất có thể có ai đó cũng có những suy nghĩ như bạn. Các quy định về luật bản quyền sẽ không bảo vệ ý tưởng của bạn. Ý tưởng của bạn chỉ được bảo vệ khi đã được thể hiện trên thực tế. Hãy nhận thức rằng bạn có thể không là công ty duy nhất có ý tưởng này và đảm bảo rằng bạn sẽ nhận ra những đối thủ cạnh tranh tiềm tàng của mình. Hãy nhìn ra ngoài thị trường truyền thống để xác định nơi đâu cạnh tranh có thể xuất hiện. Ý tưởng của bạn có thể không độc nhất, nhưng nếu bạn xây dựng và thực thi một kế hoạch kinh doanh vững chắc cùng các giải pháp tài chính hợp lý dựa trên ý tưởng đó, bạn sẽ dẫn đầu trong cuộc đua. Sai lầm số 2 Một sai lầm thường gặp khác trong hoạt động tài chính đó là các chủ doanh nghiệp luôn nỗ lực trở thành bạn bè với các nhà tài chính chuyên nghiệp. Trách nhiệm ưu tiên số một của các nhà tài chính chuyên nghiệp đó là giúp các khách hàng kiếm được càng nhiều tiền càng tốt. Thành công của họ cũng chính là thành công của khoản đầu tư mà họ thay mặt khách hàng quản lý. Song nhiều khi xuất phát từ động cơ này mà nhiều nhà tài chính quá chú trọng tới yếu tố lợi nhuận mà quên đi những phát triển bền vững trong hoạt động kinh doanh của công ty. Hãy đảm bảo rằng bạn luôn nắm rõ và làm chủ các hướng đi của đồng tiền mình bỏ ra. Đừng quá giao phó nó cho một ai đó. Bạn sẽ cần tới một chiến lược vững chắc để tự mình thực thi kế hoạch tài chính đã vạch ra. Sai lầm số 3 11
  12. Các bài viết về Tài chính (Sưu tầm) P1 12 Đừng đưa tất cả mọi thứ cho các nhà tài chính chuyên nghiệp trong một lần duy nhất. Hãy phân loại các hoàn cảnh và con người bạn lựa chọn để chia sẻ kế hoạch kinh doanh. Bản kế hoạch kinh doanh nên nêu bật không chỉ ý tưởng của bạn mà còn phương thức bạn huy động tài chính cho nó. Trái tim của bản kế hoạch kinh doanh là cách thức thực thi. Hãy bảo vệ bản thân bạn bằng việc đảm bảo rằng phương thức thực thi không rơi vào những bàn tay thiếu tư cách. Số lượng bản sao nên được ghi rõ ở trang cuối cùng và bạn cần theo dõi nó kỹ lưỡng. Sai lầm số 4 Một sai lầm khác đó là cường điệu hoá các kế hoạch tài chính của bạn khi tính toán sai quy mô thị trường, thời gian để phát triển sản phẩm và tung ra thị trường cũng như chiều dài chu trình bán hàng. Christine đã từng chứng kiến nhiều chủ doanh nghiệp rất nồng nhiệt về một ý tưởng sản phẩm hay dịch vụ nào đó, nhưng lại quên mất xác định xem có bao nhiều người thực tế sẽ muốn mua nó. Bạn có đang tạo ra những sản phẩm hấp dẫn hay thiết yếu? Các kế hoạch tài chính của bạn nên phản ánh điều này. Hãy cẩn thận trước khi cho rằng điều gì đó quá nở rộ kiểu như “Quy mô thị trường là vô cùng bởi vì tất cả mọi người đều cần nó!”. Trong khi các nhà đầu tư chứng khoán luôn chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi các con số trong ngắn hạn, thì một công ty nên hướng tới những mục tiêu dài hạn. Những kế hoạch tài chính chặt chẽ và thực tế sẽ kéo dài quãng thời gian thu lợi nhuận của bạn, bởi vì nó không hào nhoáng và ấn tượng. Nhưng đó mới là yếu tố quyết định thành công. Hãy dựa trên những suy nghĩ thực tế mà bạn có thể đạt được và các nhà tài chính chuyên nghiệp cuối cùng cũng rất tôn trọng bạn. Sai lầm số 5 Một khi chủ doanh nghiệp nhận ra dòng chảy doanh thu, họ rất dễ nghĩ rằng công ty sẽ thẳng tiến trên con đường gặt hái lợi nhuận. Nhưng sẽ là một sai lầm với việc cho rằng khi bạn có được một đơn đặt hàng của khách hàng, bạn sẽ có thể có được doanh thu. Hãy để mắt tới việc phải mất bao lâu mới nhận được các khoản thanh toán từ phía khách hàng. Việc chi tiêu quá nhanh chóng trên cơ sở số lượng các đơn đặt hàng sẽ khiến nhiều công ty vướng phải những khó khăn về lưu lượng tiền mặt. Nhưng một chút dự đoán, lên kế hoạch và tự ý sử dụng ngân quỹ có thể rất hiệu quả. Những chủ doanh nghiệp quan tâm tới ngân quỹ của mình một cách cẩn trọng như đối với việc phát triển sản phẩm/dịch vụ luôn là những người hết sức thành công trong kinh doanh. Sai lầm số 6 Một phần phức tạp khác trong việc xây dựng công ty đó là có một kế hoạch nhân sự thích hợp. Bạn có tuyển dụng khi bạn cần nhân sự và có thể đánh giá đúng họ, hay khi bạn có thể nhìn thấy nhu cầu trong tương lai gần? Nhiều công ty đã mắc phải sai lầm khi tuyển dụng ngay nhân sự khi chưa thực sự cần thiết. Kết quả là chi tiêu tiền lương sẽ tăng lên trong khi lợi nhuận chưa đủ bù đắp Sẽ tốt nhất với việc có một nhóm nhân viên then chốt làm việc toàn thời gian cộng với một vài công tác viên bán thời gian ổn định. Đồng thời, bạn nên có sẵn một danh sách những người bạn có thể muốn tuyển dụng. Luôn có một đội ngũ chắc chắn bạn sẽ phải tuyển dung, chẳng hạn như bán hàng. Sai lầm số 7 12
  13. Các bài viết về Tài chính (Sưu tầm) P1 13 Đây là điều mà hầu hết các công ty có thể không xem là một sai lầm: kết giao với những đối tác không cần thiết. Chắc chắn rằng sẽ có những đối tác hết sức thiết yếu đối với hoạt động kinh doanh của bạn, chẳng hạn như các đối tác huy động vốn. Nhưng bạn phải nhận thức đúng đắn từng mối quan hệ đối tác: Mỗi một mối quan hệ nên đem lại một vài giá trị tương thích. Christine nhớ lại một trường hợp ông được biết khi còn là nhà đầu tư vốn mạo hiểm. Đó là một công ty có mối quan hệ đối tác với nhiều nhà cung cấp phần mềm an ninh. Nhưng khi nhìn vào vô số các đối tác mà công ty này có, một sự bất hợp lý biểu lộ ngay khi có quá nhiều đối tác thực sự không có ý nghĩa nào cả. Đó như chỉ thoả mãn sự mong muốn có mối quan hệ xã hội rộng rãi của chủ công ty bởi có những đối tác của công ty không rõ phục vụ cho mục đích gì. Những mối quan hệ đối tác vô nghĩa chỉ khiến tốn kém thời gian cùng một trách nhiệm mới. Khi một chủ doanh nghiệp lên danh sách quá nhiều đối tác với quá ít các ý nghĩa hữu hình, các nhà tài chính sẽ bắt đầu băn khoăn rằng công ty có đang lãng phí thời gian và tiền bạc. Do vậy, hãy phân loại các đối tác của bạn và xác định rõ những lý do cộng tác cần thiết khi liên minh với bất cứ ai. Bản kế hoạch kinh doanh nên giải thích rõ bạn sẽ hợp tác bán hàng và hợp tác phát triển thị trường như thế nào cũng như đâu là những động cơ tài chính cần thiết cho từng bên đối tác. Có thể nói, không những sai sót khác, nhiều khi những sai lầm trong hoạt động tài chính rất khó nhận ra trong khi hậu quả lại rất rõ rệt. Đừng đặt chân bạn vào những sai lầm này lần nữa. Một khi bạn nhận ra điều gì đó khiếm khuyết trong thế giới này và bạn xác định những “nỗi đau” nào xung quanh nó, bạn đang đi đúng hướng rồi đó. Giám đốc tài chính: Cần nhưng chưa đủ Yêu cầu tăng trưởng và hội nhập đang ngày càng đòi hỏi những chức năng quản lý tài chính tiên tiến mà quản lý kế toán - tài chính theo cách truyền thống không thể đáp ứng được. Khi doanh nghiệp tăng trưởng nhanh, bộ máy cồng kềnh hơn, hiệu quả kinh doanh đòi hỏi cao hơn hay khi doanh nghiệp sắp lên sàn chứng khoán thì đó cũng là lúc nhiều thách thức mới nảy sinh. Đo lường và kiểm soát hiệu quả kinh doanh Theo truyền thống, chủ doanh nghiệp đặt ra cho từng bộ phận những chỉ tiêu đơn lẻ. Chẳng hạn kinh doanh là chỉ tiêu doanh thu, sản xuất là sản lượng, mua hàng là cung ứng đủ hàng và kịp thời, kế toán là đảm bảo đủ tiền. Những chỉ tiêu này dễ hiểu nhưng rất tiếc không có quan hệ với nhau. Ví dụ, nhiều chủ doanh nghiệp đến cuối năm nhận thấy tất cả các chỉ tiêu trên đều đạt nhưng mục tiêu lợi nhuận (chỉ tiêu không thể giao được cho một bộ phận riêng lẻ nào) thì lại không đạt được và không thể có được giải trình hợp lý từ một bộ phận nào đó. Bên cạnh đó, bộ phận kế toán-tài chính thường chỉ tham gia giám sát ở mức tối thiểu việc thực hiện chỉ tiêu này, họ không có đủ khả năng “phản biện” các bộ phận mỗi khi bộ phận nào đó viện các lý do “khách quan”: kinh doanh đổ lỗi cho sản xuất giao hàng trễ, sản xuất đổ lỗi cung ứng mua vật tư trễ, cung ứng đổ lỗi cho kế toán thiếu tiền, rồi bản thân kế toán lại đổ lỗi cho kinh doanh không thu đủ tiền khách hàng. Cách đo lường và kiểm soát hiệu quả kinh doanh tiên tiến trên thế giới là dùng một hệ thống các chỉ tiêu được lượng hóa, thường được biết đến là KPI (Key Performance Indicators). Mỗi bộ phận được đo lường bởi nhiều chỉ tiêu lồng vào nhau, ràng buộc nhau, phản ánh nhiều khía cạnh của khái niệm hiệu quả. Chẳng hạn chỉ tiêu giao cho giám đốc sản xuất không chỉ là khối lượng sản xuất trong năm, mà còn là những chỉ tiêu như: chu kỳ sản xuất, vòng quay hàng tồn kho, hệ số chất lượng sản phẩm hay các chỉ tiêu phát triển tổ chức 13
  14. Các bài viết về Tài chính (Sưu tầm) P1 14 như số lượng tổ trưởng, chuyền trưởng được đào tạo và đề bạt thêm trong năm. Một điều đáng lưu ý khác là rất nhiều chỉ tiêu đòi hỏi các bộ phận phải cùng phối hợp với nhau mới đạt được, chẳng hạn như chỉ tiêu về tỷ lệ than phiền, khiếu nại của khách hàng. Tuy nhiên, quan trọng hơn cả là cách thức theo dõi các chỉ tiêu đó - ở các công ty nước ngoài, việc theo dõi, giám sát là cả một hệ thống phức tạp và thường do bộ phận tài chính đảm nhiệm: các trợ lý tài chính và kế toán quản trị đi sâu đi sát và đo lường hiệu quả kinh doanh ở các bộ phận. Giám đốc tài chính là người độc lập giải trình cho tổng giám đốc về thực chất hiệu quả kinh doanh của từng bộ phận, là người đứng ở góc độ tài chính đưa ra biện pháp cải tiến hay đánh giá các biện pháp cải tiến mà bộ phận liên quan đề xuất. Ở đây, giám đốc tài chính đóng vai trò giám sát tập trung hiệu quả kinh doanh của các bộ phận. Một điều đáng lưu ý là các báo cáo quản trị ở một số công ty Việt Nam, dù đã có một bước tiến lớn trong cách quản lý kế toán-tài chính nhưng vẫn chỉ được gửi cho chủ doanh nghiệp, còn các trưởng bộ phận khác hoặc không quan tâm, hoặc có đọc cũng không hiểu thấu đáo. Xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ Thông thường, các chủ doanh nghiệp tin rằng tuyển một kiểm toán viên về rồi thành lập ra bộ phận kiểm toán nội bộ thì hệ thống kiểm soát nội bộ sẽ được cải tiến đáng kể. Câu trả lời thường không phải như vậy. Kiểm toán nội bộ là sự phát triển cao cấp của hệ thống kiểm soát nội bộ nhưng không phải là nền tảng của hệ thống kiểm soát nội bộ. Xin lưu ý là hệ thống kiểm soát nội bộ chính là một mặt không thể tách rời của hệ thống quản lý doanh nghiệp. Doanh nghiệp không thể xây dựng một hệ thống kiểm soát nội bộ tốt nếu hệ thống quản lý có vấn đề, chẳng hạn như vấn đề nhân sự và quan hệ giữa các trưởng bộ phận. Khi đó cần tập trung giải quyết vấn đề của hệ thống quản lý trước. Và nếu hệ thống kiểm soát nội bộ chưa phát triển thì bộ phận kiểm toán nội bộ thường ở vị trí “đứng ngoài” quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó sẽ khó đem lại hiệu quả như mong muốn. Vì những lý do trên, doanh nghiệp nên bắt đầu cải tiến hệ thống kiểm soát nội bộ từ công tác quản lý tài chính. Bởi đây chính là nền tảng của hệ thống kiểm soát nội bộ. Kiểm soát tài chính là kiểm soát hầu hết các quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: kiểm soát chi (liên quan đến mua hàng), thu (liên quan đến bán hàng), chi phí (liên quan đến sản xuất), báo cáo tài chính (sự chính xác và đáng tin cậy của các số liệu, liên quan đến tất cả hoạt động), kiểm soát công tác kế hoạch, dự toán (kế hoạch kinh doanh hàng năm, kế hoạch đầu tư) Những công việc này liên quan đến việc tổ chức đội ngũ kế toán, nhất là kế toán quản trị, xây dựng nguồn và các kênh thông tin, hệ thống báo cáo từ các bộ phận. Ở mức độ cao hơn, việc kiểm soát này có thể được tin học hóa, chẳng hạn như sử dụng hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP). Đến khi hệ thống kiểm soát nội bộ phát triển sẽ tích hợp với hệ thống đo lường hiệu quả kinh doanh đã đề cập ở trên. Quản trị doanh nghiệp và quản lý rủi ro khi lên sàn Những doanh nghiệp đã và sắp niêm yết trên thị trường chứng khoán đều được công chúng kỳ vọng có được một hệ thống quản trị doanh nghiệp vững mạnh. Hệ thống quản trị doanh nghiệp, dưới góc nhìn của cổ đông và công chúng, là các cơ chế đảm bảo quyền lợi cho cổ đông, cơ chế hội đồng quản trị kiểm soát công ty và hệ thống kiểm soát nội bộ. Hệ thống kiểm soát, giám sát này phải lành mạnh, hiệu quả, minh bạch, phục vụ cho lợi ích của cổ đông. Thách thức đối với công tác quản lý chính là khả năng lập báo cáo và phân tích tài chính kịp thời; khả năng chứng tỏ sự minh bạch với công chúng về thông tin và các quyền lợi của ban quản lý và các cổ đông chủ chốt; khả năng xây dựng được hệ thống kiểm soát nội bộ vững mạnh; khả năng kiểm soát được các rủi ro khác nhau, cả trong và ngoài công ty. Vì đã là “người của công chúng”, công ty được công chúng kỳ 14
  15. Các bài viết về Tài chính (Sưu tầm) P1 15 vọng thì tất cả các lĩnh vực trên phải vững mạnh để ít nhất cũng giúp “bảo toàn vốn” cho nhà đầu tư. Quá trình chuyển đổi Rõ ràng, những thách thức kể trên đòi hỏi phải cải tiến đáng kể công tác quản lý tài chính doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình tăng trưởng và hội nhập. Hiện nay đã có nhiều doanh nghiệp bắt đầu cải tiến công tác quản lý tài chính. Tuy nhiên, cần tránh ngộ nhận là chỉ cần tuyển một giám đốc tài chính về là giải quyết được các vấn đề nêu trên. Trong trường hợp khác, không ít doanh nghiệp có chức danh giám đốc tài chính từ lâu nhưng không hẳn đã thực hiện được đầy đủ các chức năng quản lý tài chính tiên tiến. Ngoài ra, cũng cần lưu ý là một giám đốc tài chính mới với những kỹ năng quản lý tài chính tiên tiến cũng có thể không thay đổi được cách quản lý tài chính của doanh nghiệp nếu những người lãnh đạo ở đó không thay đổi cách nhìn truyền thống về quản lý kế toán-tài chính, và không chấp nhận một vai trò mới của người quản lý tài chính: bao trùm hơn, kiểm soát hơn và chuyên nghiệp hơn. Làm thế nào để thành công trong cương vị CFO? Lời khuyên là đừng tự nhốt mình trong lĩnh vực tài chính mà hãy có một cái nhìn tổng quát về công ty của bạn và bạn sẽ có cơ hội để phát triển nghề nghiệp của mình. Truyện kể rằng có một người làm công việc CFO (quản trị tài chính) rất chăm chỉ và luôn đáp ứng được kỳ vọng của mọi người trong công ty. Sau đó, ông ta được cất nhắc lên làm trưởng phòng kế hoạch và phân tích tài chính. Khi ông ta vẫn tiếp tục thực hiện xuất sắc những yêu cầu công việc của mình, ông trở thành cánh tay phải và nguồn cung cấp thông tin tài chính đáng tin cậy của ban quản trị. Tuy nhiên, khi đến kỳ thăng chức tiếp theo, ông bị bỏ qua. Ông cảm thấy thất vọng vì bị các đồng nghiệp trẻ vượt mặt, làm việc không còn được tốt như trước nữa và cuối cùng bị sa thải. Đó là một nội dung được đề cập đến trong cuốn sách mới xuất bản của Rick Smith và James Citrin Năm nghề nghiệp khác thường (Nhà xuất bản Crown Business, 2003). Và khi cuốn sách đã được phát hành, các tác giả nói rằng người quản lý nói trên vẫn “không hiểu được vì sao ông lại bị gạt khỏi con đường thăng tiến”. Theo cố vấn nghề nghiệp Larry Stybel của ban quản trị thuộc Hiệp hội Stybel Peabody đặt trụ sở ở Boston thì nguyên nhân là vị quản lý đó không có khả năng nghĩ ra được điều gì ngoài phạm vi công việc của mình. Tài chính là một ngành khuyến khích có kiểu suy nghĩ thận trọng, bảo thủ nhưng đòi hỏi cách tiếp cận mới để giải thích “những hậu quả mà thậm chí chẳng bao giờ bạn muốn nghĩ tới”. Song khả năng suy nghĩ theo các phương thức khác nhau – và nhận ra tầm quan trọng của cả các ngành khác nữa chứ không chỉ tài chính – là điểm để phân biệt các giám đốc tài chính với các kế toán viên thạo việc. Trong phần tiếp theo của cuốn sách, Smith và Citrin đã yêu cầu các thành viên hội đồng quản trị chịu trách nhiệm tuyển dụng ở Spencer Stuart nêu ví dụ về những người được gắn với chức danh: quản trị tài chính. Theo Smith, những cái tên có trong danh sách hoá ra là những người được coi là có tính sáng tạo nhất khi thực hiện công việc của mình, những người được cho là “có khả năng áp dụng các công cụ tài chính hiệu quả nhất vào công việc kinh doanh”. Trong tài chính, người ta rất dễ nhầm rằng thành công có nghĩa là “tránh được những hậu quả xấu không mong muốn”. Thái độ này càng được củng cố thêm bởi nhiều giám đốc điều hành không thuộc ngạch tài chính - những người thường phần nào cho rằng các giám đốc tài chính hay vượt quá trách nhiệm của họ. Nhưng những kỳ vọng thấp đó khiến các giám đốc tài chính “có cơ hội để tạo ra những thành công bất ngờ”. Theo Dennis Lacey, giám đốc tài chính của Teletech, “kinh doanh” là kinh nghiệm quan trọng nhất. Ông nói: “Bạn sẽ làm nhiệm vụ của một CFO tốt hơn nếu bạn có kinh nghiệm kinh doanh”. (Cuộc đời của chính ông đã xác minh điều 15
  16. Các bài viết về Tài chính (Sưu tầm) P1 16 này.) Peter Currie, CFO của Ngân hàng Royal Bank của Canada, cũng có cùng ý kiến: “Bạn phải có kinh nghiệm thực sự về sản phẩm hay dịch vụ của công ty mình. Bạn phải hiểu được những người đang tạo ra sản phẩm trong công ty”. Hãy xuất hiện trước công ty Một khi bạn đồng ý rằng việc chỉ cung cấp các con số là không đủ, thì bạn cần làm gì tiếp theo? Larry Stybel khẳng định rằng việc lập kế hoạch thời gian để ra khỏi phòng tài chính có thể có ảnh hưởng sâu sắc. Bạn sẽ hiểu được nhiều điều - bạn sẽ khiến các giám đốc khác coi bạn là một công sự kinh doanh. Hãy nói với các quản lý khác rằng bạn muốn dành nửa ngày xuống phân xưởng hay đi cùng các nhân viên bán hàng tới nơi khách hàng yêu cầu. Theo Stybel, những người quản lý tài chính đang đà phát triển sự nghiệp nên có một chút kinh nghiệm bán hàng “dù chỉ trong vài tháng”. Còn ông Currie thuộc Ngân hàng Royal, nơi mà việc hiểu hành vi khách hàng hay khả năng tạo lợi nhuận là ưu tiên số một của công việc, thì cho rằng việc mở rộng tầm nhìn là hết sức quan trọng: “Thế giới đang thay đổi về chất. Các khách hàng của dịch vụ tài chính ngày càng mua sắm nhiều hơn”. Để có được kinh nghiệm và tầm nhìn xa, bạn cũng không nên tự hạn chế mình trong công ty. Stybel khuyến khích các khách hàng của mình tham gia việc quản lý cả các công ty hay tổ chức khác nữa (mặc dù cần phải lựa chọn công việc thật cẩn thận). Bạn có thể giám áp lực bằng cách tình nguyện làm cho một tổ chức phi lợi nhuận những việc như thủ quỹ hay đi gây quỹ chẳng hạn. Lửa thử vàng Một tình huống khó khăn chính là cơ hội vàng. Như được nhắc đến trong cuốn Các nghề nghiệp khác thường, Dennis Lacey từng một thời làm nhân viên kế toán của công ty Coopers & Lybrand. Năm 1989, một công ty khách hàng của Coopers là Capital Associates, tuyển ông làm phó giám đốc kinh doanh rồi giám đốc kinh doanh. Chẳng bao lâu sau, ông lên chức CFO – và xác định rằng công ty hiện đang lún sâu trong tình trạng khó khăn về tài chính và phải đương đầu với khả năng phá sản. Lacey không lấn bấn lâu trong phạm vi tài chính. Trong khi gánh vác trách nhiệm mới của CFO bằng cách điều chỉnh lại hoạt động tài chính của công ty, ông còn điều khiển công tác kinh doanh. Ngay khi tình trạng tài chính của công ty được phục hồi, hội đồng quản trị đã đưa ông lên chức vụ giám đốc điều hành – CEO - một công việc mà ông gánh vác trong bảy năm sau đó. Với tư cách là giám đốc điều hành, ông cơ cấu lại công ty, áp dụng cách quản lý mới và đưa ra chiến lược mới cho sự phát triển của công ty. Cổ phiếu công ty ông đã tăng mạnh từ mức giá 3 xu/cổ phiếu tới 5$/cổ phiếu. Từ khi gánh vác công ty đang ở bờ vực phá sản cho tới 21 quý liền đạt lợi nhuận, có thể nói Lacey đã điều hành hoạt động kinh doanh của công ty mình rất thành công. Sau đó ông điều hành công ty CKE Restaurant Inc. trước khi gia nhập vào Teletech. Lacey nói về những gì ông đã trải qua như sau: “Đó thực sự là một cuộc thử lửa, nhưng cũng là một cơ may”. Ông cho rằng sự thăng chức lên giám đốc điều hành để giải quyết vấn đề của công ty chính là do ông nắm được cả các giải pháp tài chính cũng như quản lý kinh doanh. Thật khó mà tưởng tượng được Lacey có được chức vị gì nếu ông bị sa lầy trong các con số kế toán thuần tuý khi công ty lâm vào khủng hoảng. Thái độ sẵn sàng gánh vác nhiệm vụ của Lacey rất được hoan nghênh vì Capital Associates đang cần sự giúp đỡ và lãnh đạo. Tuy nhiên, Rick Smith thì ngược lại cho rằng “cần chắc chắn rằng bạn được phép - hoặc ít nhất thì cũng được ngầm bật đèn xanh - vượt quá trách nhiệm hàng ngày của mình. Bạn không nên thể hiện quyền lực của mình trừ khi cần thiết”. 16
  17. Các bài viết về Tài chính (Sưu tầm) P1 17 Nghề tư vấn tài chính Trong thời đại mà đồng tiền không nằm trong két sắt ở nhà riêng mà được người ta đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu, bảo hiểm, bất động sản như hiện nay, các quyết định có liên quan đến tài chính luôn cần phải sáng suốt và đúng đắn. Nghề tư vấn tài chính ra đời như là một sự đáp ứng đối với nhu cầu cho nhiều thành phần trong xã hội. Xuất thân đa dạng Đã 10 năm qua, Fanny làm công việc hoạch định tài chính cho hơn 7 doanh nghiệp đủ cỡ ở New York. Họ cần các chiến lược tài chính của cô để đảm bảo nguồn vốn luôn được sử dụng ở mức hiệu quả nhất. Vai trò của người phụ nữ 32 tuổi này đối với những công ty trên còn được thể hiện ở các dự báo và các lời khuyên giúp họ tìm ra những lĩnh vực đầu tư sinh lợi. Tài năng của Fanny là không hề chối cãi vì cô đã được đào tạo bài bản về quản lý và hoạch định tài chính khi còn ngồi ghế giảng đường. Nghỉ hưu sau 40 năm làm việc trong ngành bảo hiểm, Steve Chow ở Hồng Kông chuyển sang làm chuyên gia tư vấn tài chính. Ông mở một văn phòng nhỏ ở một khu trung tâm giúp những cá nhân có tài sản muốn đầu tư hoặc muốn quản lý sao cho khi về già họ có thể có một nguồn tài chính ổn định. Với kinh nghiệm làm bảo hiểm của mình, ông Chow dễ dàng đưa ra những giải pháp ngắn hạn hoặc dài hạn để khách hàng có thể đạt được các mục tiêu tài chính trong cuộc sống. Xuất thân của những người làm tư vấn tài chính khá đa dạng. Có người làm luật sư, biên tập, kế toán, có người làm nhân viên giao dịch bất động sản, chứng khoán. Họ mang những kinh nghiệm trong nghề của mình để giúp chính những khách hàng trong nghề ấy. Chính sự am hiểu trong lĩnh vực đã giúp họ có cái nhìn độc đáo về vấn đề mà những người từ trường lớp ra khó có thể có được. Kỹ năng chuyên sâu Lúc còn đi học, Brenda, một nữ chuyên gia tư vấn tài chính ở Los Angeles, luôn được bạn bè ngưỡng mộ bởi khả năng toán học xuất sắc cũng như tư duy phân tích nhạy bén và giải quyết tình huống hợp lý. Những kỹ năng đó đã giúp Brenda trở thành một nhà tư vấn tài chính có tiếng tăm trong ngành. Các quyết định của Brenda luôn mang đến cho khách hàng sự yên tâm và hiệu quả cao. Ngày nay, Brenda đã có 36 khách hàng là các doanh nghiệp và trên 200 khách hàng cá nhân. Ngoài các kỹ năng như của Brenda, một chuyên gia tư vấn tài chính còn phải có khả năng giao tiếp tốt, tự tin, chững chạc, làm việc độc lập, nhạy cảm với các thông tin, theo dõi sát sao thị trường chứng khoán, gặp khách hàng hằng ngày và làm việc nhiều giờ trong ngày. Công việc bận rộn Mỗi ngày, chuyên viên tư vấn tài chính Datsuke - Nhật Bản, phải làm việc 14 giờ. Anh phải đến tận nơi để liên hệ khách hàng, ghé qua các công ty chứng khoán và các sở giao dịch bất động sản để thu thập thông tin. Hai chiếc điện thoại di động của anh chàng độc thân 25 tuổi này hầu như lúc nào cũng bận rộn với vô số các cuộc gọi và tin nhắn của khách hàng cũng như của người cộng tác cung cấp thông tin. 17
  18. Các bài viết về Tài chính (Sưu tầm) P1 18 Cuối tuần, Datsuke còn bận hơn vì các khách hàng cá nhân có thời gian nên mời anh đến nhà hoặc đến văn phòng gặp anh để được tư vấn. Khủng khiếp nhất là vào những ngày cuối quý hoặc cuối năm, lúc đó khách hàng cần tổng kết kế hoạch cũ và hoạch định kế hoạch mới. Mark Gordon - Úc, ngoài công việc bận rộn ban ngày, buổi tối người ta thấy ông phải "chạy sô" ở các lớp tư vấn tài chính cho doanh nhân. Hàng tuần ông đều tổ chức các buổi hội thảo và nói chuyện chuyên đề về tài chính. Gordon còn tranh thủ các sự kiện doanh nghiệp hay xã hội để gặp gỡ giới doanh nhân. Thông qua các cuộc tiếp xúc này để lôi kéo thêm lượng khách hàng càng nhiều càng tốt vì trong nghề tư vấn tài chính, có nhiều khách hàng đồng nghĩa với uy tín cao đối với giới khách hàng tiềm năng. Nghề thu nhập cao Đa số các chuyên gia tư vấn tài chính làm việc độc lập nên thu nhập của họ được tính theo hình thức hoa hồng, thù lao, hoặc thù lao cộng với hoa hồng. Thu nhập trung bình của một nhà hoạch định tài chính ở Mỹ là 82.000 USD/năm. Tuy nhiên, con số này thay đổi tuỳ theo tuổi nghề cũng như uy tín của họ trong ngành. Tư vấn tài chính là một nghề rất cần trong xã hội hiện đại. Để đạt được đẳng cấp một chuyên gia, người ta phải nỗ lực rất nhiều trong chuyên môn cũng như rèn luyện tính kỷ luật trong lối sống. Đáp lại, đây là một nghề được xã hội đánh giá cao về mức sử dụng chất xám và dĩ nhiên, được tưởng thưởng xứng đáng. 10 cách tiết kiệm chi phí để tạo ra lợi nhuận Đối với các doanh nhân, yếu tố quan trọng nhất trong kinh doanh luôn là vấn đề lợi nhuận. Và để có được điều đó, họ luôn phải nỗ lực hết mình. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp nhỏ mới được thành lập với số vốn ít ỏi, chuyện làm ra lợi nhuận vẫn là một thử thách chông gai. Dưới đây là mười cách tiết kiệm chi phí khá hữu hiệu có thể giúp bạn cải thiện tình hình kinh doanh. 1) Trả cho nhân viên các khoản phụ cấp đi đường thay vì sử dụng xe ôtô công ty. Nó sẽ giúp công ty tiết kiếm đáng kể các chi phí bảo hiểm, xăng xe, bảo dưỡng và nhiều chi phí khác. 2) Sử dụng các giao tiếp ảo qua mạng internet trong kinh doanh để giảm thiểu chi phí thuê diện tích văn phòng. Chắc chắn nhiều công ty không cần phải có một văn phòng làm việc hoành tráng. Nhiều chủ doanh nghiệp kinh doanh tại nhà, và chỉ cần một phòng làm việc nhỏ cũng có thể đáp ứng nhiều nhu cầu khác nhau với một địa chỉ nhận thư điện tử, một hộp thư bưu điện và một nhân viên tiếp tân trả lời hay gọi các cuộc điện thoại. Nếu việc giao tiếp, trao đổi dữ liệu từ xa thực sự có lợi thế, hãy tận dụng nó. Các nhân viên sẽ cảm ơn công ty và các khoản lợi nhuận của công ty cũng vậy. 3) Vận chuyển sản phẩm trực tiếp từ nhà sản xuất tới khách hàng để công ty không còn lo lắng về các chi phí lưu kho, chi phí bảo hiểm và thuê địa điểm. Những khoản chi phí này luôn “ăn” đáng kể vào lợi nhuận của công ty, vì vậy hãy tiết kiệm thời gian và chi phí bằng việc vận chuyển trực tiếp tới khách hàng. Khi bắt đầu thực hiện cải tiến chống lãng phí vận chuyển, nguyên liệu và sản phẩm tồn kho, nhiều công ty không nhận ra đây là một trong những biện pháp thực sự hữu ích giúp nâng cao lợi nhuận. 18
  19. Các bài viết về Tài chính (Sưu tầm) P1 19 4) Cung cấp các trợ cấp bảo hiểm cho nhân viên thay vì mua các bảo hiểm sức khoẻ trọn gói. Các công ty nhỏ thường không đủ tiền để mua các gói bảo hiểm đầy đủ cho nhân viên. Tuy nhiên, công ty vẫn có thể đảm bảo lợi ích này cho các nhân viên bằng việc trả cho họ một khoản tiền nhất định để họ tự trang trải bảo hiểm cho bản thân. Công ty sẽ có thể tiết kiệm đáng kể khoản chi phí bảo hiểm trong khi không gây tổn hại lợi quyền lợi của nhân viên. 5) Tập trung xây dựng mạng lưới thay vì trả tiền quảng cáo. Chi phí từ đó sẽ giảm trong khi kết quả thu về không nhỏ chút nào. Mọi người mua sản phẩm và dịch vụ từ những ai họ biết rõ. Vì vậy các công ty hãy thoát khỏi sự ám ảnh bắt buộc phải quảng cáo và thay vào đó là xây dựng mạng lưới với các khách hàng tiềm năng và các đối tác tin cậy. Vậy xây dựng mạng lưới có thể thực hiện qua tham gia vào những nhóm thảo luận trên mạng có sự tham gia của nhiều khách hàng tiềm năng cho sản phẩm/dịch vụ của bạn, và tham gia nhiệt tình. Shel Horowitz, chủ tịch hãng tiếp thị Accurate Writing & More và tác giả của một vài cuốn sách, trong đó có cuốn Grassroots Marketing (Tiếp thị bình dân), cho biết: “Lúc đầu, tôi không tham gia nhiều vào các nhóm thảo luận trực tuyến để đẩy mạnh doanh số bán hàng, cho dù đấy là một cách thức hiệu quả để tìm kiếm thông tin cho những mục đích khác nhau.” 6) Mua hay thuê một toà nhà mà có thừa diện tích để công ty cho thuê lại. Chi phí tiền thuê này sẽ giúp công ty bù đắp cho các chi phí văn phòng khác. Và công ty sẽ coi đây như một tài sản kinh doanh của mình. 7) Sử dụng các nhà thầu phụ nếu công ty chỉ cần những trợ giúp bán thời gian. Công ty chỉ phải tiền công cho những công việc cần thiết chứ không phải trả các khoản lương toàn thời gian. Nó không chỉ giúp tiết kiệm chi phí lương, mà còn chi phí về thuế và bảo hiểm. Việc sử dụng các nhà thầu phụ không chỉ giúp các công ty hạ thấp chi phí, mà còn sử dụng nhiều công nghệ thông tin và kỹ năng quản lý hiện đại trong các hoạt động kinh doanh, cho phép các công ty nhỏ giải quyết những nhiệm vụ lớn hơn và phát triển nhanh hơn. 8) Sử dụng công nghệ như kiểu GoToMeeting.com thay vì thực tế phải đi lại để giảm thiểu chi phí hội họp. Thời gian và chi phí đi lại sẽ được giảm thiểu trong khi lợi nhuận ngày một lớn hơn. 9) Phát triển các thoả thuận thanh toán với khách hàng của công ty để giảm thiểu các chi phí bổ sung phát sinh. Việc công ty bán được bao nhiêu sản phẩm sẽ không còn ý nghĩa khi công ty chưa nhận được tiền thanh toán. Mục đích của nhiệm vụ này là đảm bảo sự thoả thuận chủ động qua đó có được các điều khoản thanh toán rõ ràng và công ty có được các khoản tiền của mình nhanh chóng nhất. 10) Xem xét kỹ lưỡng để tìm kiếm các gói bảo hiểm kinh doanh thích hợp nhất. Bảo hiểm luôn khá tốn kém về mặt chi phí và do đó việc xem xét kỹ lưỡng sẽ giúp công ty tiết kiệm đáng kể chi phí. Chìa khoá nằm ở việc hiểu được sự khác biệt giữa các đơn chào bảo hiểm khác nhau từ các nhà cung cấp bảo hiểm khác nhau và trên cơ sở đó tiến hành những phân tích lợi ích chi phí thấu đáo nhất. 19
  20. Các bài viết về Tài chính (Sưu tầm) P1 20 Tóm lại, một doanh nghiệp càng tạo ra nhiều lợi nhuận, thì doanh nghiệp đó càng mở rộng và phát triển. Hãy thực thi 10 giải pháp tiết kiệm chi phí trên đối với các hoạt động kinh doanh của công ty và chắc chắn các kết quả cải thiện lợi nhuận sẽ sớm hiện hữu. Lợi thế để "săn" tiền! Nếu bạn đang tìm kiếm một khoản vay nhỏ ngắn hạn hoặc đang tích cực góp vốn kinh doanh, bạn nên chuẩn bị và lên kế hoạch kỹ càng để có cơ hội tìm ra được nguồn tiền vay. Bạn cần phải đặt doanh nghiệp nhỏ của bạn vào tình trạng tài chính tốt nhất nhằm tạo ra ấn tượng tốt đối với các nguồn cho vay tiềm năng. Bạn hãy thu xếp sẵn trước để có thể sẵn sàng cho quá trình này. Dưới đây là 10 điều bạn có thể làm trước khi bạn tìm kiếm nguồn vay. Những điều này có thể giúp bạn tìm cơ hội để vay vốn hoặc đầu tư. Chuẩn bị để viết kế hoạch kinh doanh Bạn hãy xem lại bản kế hoạch kinh doanh mới nhất để đảm bảo rằng nó phản ánh chính xác và hiệu quả tình hình công ty bạn. Liệu nó có thể làm cho những nhà đầu tư tiềm năng hiểu được công ty của bạn ngay khi đọc lướt qua? Bạn đã trình bày hiệu quả như thế nào về cách bạn tiếp thị các sản phẩm và dịch vụ của bạn và cách xoay vòng đồng tiền của bạn? Tóm tắt việc thực hiện của bạn thuyết phục như thế nào? Các số liệu tài chính của bạn có thể hiện được khi nào và làm như thế nào để bạn có được lãi dài hạn? Bạn trung thực đến mức nào trong việc đánh giá thị trường và đối thủ cạnh tranh? Bạn có bên thứ ba nào giúp bạn vững tin đối với các giả định chính mà bạn đưa vào bản kế hoạch của bạn? Chuẩn bị đủ hồ sơ giấy tờ Một mẫu đơn xin vay vốn chuẩn luôn đòi hỏi các tài liệu và con số cụ thể. Bạn nên dành thời gian trước khi làm các thủ tục vay vốn để lấy đầy đủ các thông tin này. Tốt nhất là sắp xếp lịch họp với chuyên viên kế toán của bạn hoặc với một chuyên viên tư vấn để làm việc này. Những tài liệu mà bạn cần là: • Các báo cáo tài chính doanh nghiệp báo cáo lãi lỗ,(bảng cân đối kế toán) của ba năm tài chính vừa qua. • Báo cáo quyết toán thuế thu nhập trong 3 năm vừa qua • Các báo cáo tài chính giữa kỳ gần nhất (nếu có) • Các báo cáo quyết toán thuế gần nhất của các cổ đông lớn • Các báo cáo tài chính cá nhân của các cổ đông lớn • Các hồ sơ của tổ chức như các điều lệ thành lập công ty, các giấy phép kinh doanh, v.v • Danh mục các tài sản của cá nhân và của công ty có thể sử dụng để thế chấp • Tên và thông tin liên lạc của ít nhất 3 chủ nợ trước đây cho mục đích tham khảo Chuẩn bị chứng minh việc sử dụng tiền Ngoài các tài liệu đã được đề cập ở trên, có thể bạn muốn chuẩn bị thêm một bộ hồ sơ bao gồm các báo cáo tài chính dự kiến cho khoảng thời gian 3-5 năm tới. Trong các bản báo cáo này, bạn hãy diễn giải rõ việc bạn sẽ sử dụng số tiền thu được như thế nào và bạn dự định trả nợ như thế nào. Phải thật cụ thể. Bạn hãy thể hiện rõ bạn sẽ sử dụng tiền để 20
  21. Các bài viết về Tài chính (Sưu tầm) P1 21 phát triển các thị trường mới, để giới thiệu các sản phẩm mới, hoặc các mục đích kinh doanh nhằm tăng lợi nhuận. Những cách diễn giải mập mờ như "cần vốn kinh doanh" sẽ không có tác dụng tốt vì chúng không làm cho những người cho vay hoặc các nhà đầu tư tự tin rằng tiền của họ sẽ được sử dụng hiệu quả. Bạn hãy cố gắng trình bày những điểm này sao cho phù hợp với mục đích của nguồn vốn. Khi bạn tìm kiếm một khoản vay nợ, bạn phải nhấn mạnh rằng bạn có khả năng hoàn trả khoản vay. Mặt khác, nếu bạn tìm kiếm người góp vốn, các nhà đầu tư cũng luôn muốn thấy rõ khả năng sinh lời cao của doanh nghiệp bạn. Kiểm tra các chỉ số tài chính Bạn có thể cố ý cung cấp các dự kiến lạc quan về kết quả kinh doanh trong các báo cáo tài chính dự báo, nhưng đó có thể là sai lầm lớn. Các nhà ngân hàng muốn nhìn thấy các dự án kinh doanh phù hợp với các chỉ số trung bình của ngành công nghiệp mà họ có được từ bảng các chỉ số tỉ lệ hoạt động được xuất bản trong Nghiên Cứu Báo Cáo Tài Chính Hàng Năm của Robert Morris Associates. Tất cả những dự kiến quá lạc quan sẽ ngay lập tức gây nghi ngờ và đơn xin vay vốn của bạn sẽ bị từ chối. Kiểm tra việc vay nợ trong quá khứ Hiện nay nhiều ngân hàng sử dụng "điểm tín dụng" để xác định bạn có đủ điều kiện để được vay tiền hay không. Điểm tín dụng thường được sử dụng trong việc cho vay tiêu dùng. Điểm tín dụng sử dụng các yếu tố vay tín dụng của bạn trong qúa khứ để xác định bạn có phải là một rủi ro lớn hay không. Thậm chí nếu ngân hàng của bạn không hoàn toàn tin vào phương pháp này thì họ vẫn dựa trên việc thanh toán nợ của bạn trong quá khứ để xác định mức độ uy tín của họ trong tương lai. Cũng có khả năng là bạn được yêu cầu lấy tài sản/ uy tín cá nhân để bảo lãnh cho một khoản vay nào đó, do vậy quá khứ vay nợ cá nhân của bạn cũng rất quan trọng. Bạn hãy liên hệ với các vụ tín dụng lớn - TRW/Experian, CBI Equifax, và Trans Union - để lấy được một bản các báo cáo vay tín dụng của bạn nhằm đảm bảo rằng chúng thật sự chính xác và không có sai lệch gì trước khi bạn bắt đầu tìm kiếm một khoản vay. Hợp tác Bạn không nhất thiết phải cổ phần hoá để đi tìm nguồn vay nhưng điều đó lại có thể có ích cho bạn. Mặc dù có nhiều cơ cấu khác nhau cho một doanh nghiệp, nhưng hình thức cổ phần vẫn gây sự chú ý đặt biệt cho các chủ cho vay và hình thức cổ phần các nhà đầu tư. Họ sẽ thấy tự tin hơn về công việc kinh doanh của bạn. Hình thức cổ phần này cũng sẽ giúp cho các nhà đầu tư bên ngoài dễ dàng hơn trong việc mua cổ phần của công ty bạn thay vì cho bạn vay nợ. Đăng ký với Dun & Bradstreet Nếu doanh nghiệp của bạn chưa có mã số DUNS, bạn hãy đăng ký một mã số. Mã số DUNS sẽ xác định công việc kinh doanh của bạn, và giúp cho các nhà đầu tư tiềm năng dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm thông tin về công ty của bạn (trong phiếu tín dụng Dun & Bradstreet hoặc các báo cáo thông tin). Mã số DUNS cũng bao hàm một mức độ chuyên nghiệp và nghiêm túc đối với những chủ cho vay và các nhà đầu tư tiềm năng. Tập luyện Nhiều chủ doanh nghiệp nhỏ đã thấy hữu ích khi tiến hành một cuộc phỏng vấn giả trước khi nói chuyện với các nguồn cho vay. Điều này giúp cho họ chuẩn bị tốt hơn, hiệu quả hơn những câu trả lời cho bất cứ câu hỏi nào họ có thể sẽ gặp phải. Bạn hãy nhớ rằng bạn chỉ có một cơ may đối với một nhà đầu tư tiềm năng, do vậy bạn cần phải làm thật tốt ngay từ lần đầu tiên. Bạn đừng tiến hành những buổi tập luyện này một cách qua loa. Bạn 21
  22. Các bài viết về Tài chính (Sưu tầm) P1 22 hãy nhờ chuyên viên kế toán của bạn, hoặc nhờ một người đồng nghiệp vừa mới nhận được một khoản vay hoặc nhờ một người có quen biết với ngân hàng giúp đỡ bạn. Hãy đảm bảo rằng những câu hỏi của họ cũng khó như những câu hỏi mà bạn sắp gặp phải ở ngân hàng. Trình bày đơn xin vay tiền một cách hoàn hảo Những chỉ số tài chính của bạn có lẽ là những tiêu chí quan trọng nhất giúp bạn vay được tiền, nhưng phải trình bày chúng thật sự rõ ràng rành mạch. Bạn đừng quên những điều nhỏ sẽ giúp bạn tạo ấn tượng tốt đối với các nguồn cho vay tiền và tăng cường hình ảnh chuyên nghiệp của bạn. Bạn hãy điền vào những phiếu này một cách rõ ràng và dễ đọc vì các báo cáo cẩu thả không những không giúp cho bạn mà còn làm hại bạn. Bạn hãy sử dụng trang phục lịch sự và phù hợp trong các buổi họp. Bạn hãy làm tất cả những gì có thể để thể hiện sự đáng tin cậy và khả năng chi trả cao của bạn. Hãy kiên nhẫn Cho dù công việc kinh doanh của bạn ở mức độ nào thì việc tìm nguồn vay tiền cũng luôn là một quá trình tốn nhiều thời gian và công sức. Nhiều chủ doanh nghiệp nhỏ không hình dung được mức độ tiêu tốn thời gian cho việc tìm nguồn vay và nó thường là phổ biến đối với các doanh nghiệp bị cạn tiền mặt trong quá trình đi vay là chuyện phổ biến. Bạn phải lập quỹ thời gian cho tất cả các bước, từ việc trau chuốt bản kế hoạch kinh doanh cho tới việc rà soát lại doanh mục các ngân hàng, các tổ chức tín dụng và các nhà đầu tư bên ngoài. Cách giảm nhẹ những rắc rối tài chính Rắc rối tài chính luôn là "cơn ác mộng" của các công ty. Tuy nhiên vẫn có thể được giảm nhẹ những rắc rối này nếu bạn - trong vai trò lãnh đạo doanh nghiệp, có đủ năng lực xử lý các tình huống tài chính. Dưới đây là cách giúp bạn làm cho các rắc rối này không trở nên tồi tệ hơn. 1. Tuân thủ nghĩa vụ thuế. Quy tắc thứ nhất dành cho những công ty đang gặp rắc rối tài chính là hoàn thành đúng hạn việc đóng các khoản thuế theo luật định. Nếu hoạt động kinh doanh của bạn thuộc hình thức doanh nghiệp cổ phần hay công ty trách nhiệm hữu hạn, và các cơ quan thuế có thẩm quyền phạt bạn vì lý do chậm nộp thuế, thì niềm tin của đối tác vào công ty bạn sẽ giảm sút. Thậm chí nếu hoạt động kinh doanh chuẩn bị đi đến phá sản, bạn vẫn có mặt trong danh sách đối tượng có nghĩa vụ nộp thuế. 2. Ngăn chặn các rắc rối về lưu lượng tiền mặt. Khi nhận ra mình không có đủ tiền để thanh toán các hoá đơn đến hạn, bạn hãy giảm tỷ lệ “xói mòn” tiền mặt ngay lập tức bằng việc cắt giảm chi phí tới mức thấp nhất. Sau đó, chuẩn bị dự án tiền mặt ngắn hạn và chuẩn bị ngay những nhu cầu cấp thiết của bạn. Lên danh sách những khoản tiền người khác nợ bạn và thu hồi về càng nhiều càng tốt. Từ số tiền này, bạn hãy ưu tiên chi trả cho những khoản cần thiết như thuế và các chi phí quan trọng, tuy nhiên bạn có thể hoãn chi trả những hoá đơn khác như của nhà cung cấp hay các chủ nợ lớn. 3. Đừng nói dối về các khoản nợ. 22
  23. Các bài viết về Tài chính (Sưu tầm) P1 23 Khi hoạt động kinh doanh bắt đầu gặp phải những vấn đề tài chính, có thể bạn sẽ nghĩ ngay đến việc vay mượn tiền. Nhưng trước khi làm điều này, bạn cần cân nhắc một cách cẩn trọng về khoản vay: liệu nó có thể khiến cho hoạt động kinh doanh phục hồi trong tương lai, hay nó chỉ làm cho vấn đề nợ nần của bạn trở nên trầm trọng hơn. Nếu bạn vẫn quyết định tìm kiếm một khoản vay mới, hãy thẳng thắn nói ra tình hình tài chính của công ty mình, bởi khi bạn bóp méo các khoản nợ để mong có được một khoản vay mới, thì theo các quy định pháp luật, bạn đã có hành vi gian lận trong các hoạt động tài chính. Điều này khiến bạn phải chịu trách nhiệm pháp lý về các khoản nợ, thậm chí ngay cả trong trường hợp bạn bị phá sản. Có thể thấy rằng, khi dính líu đến những đồng vốn vay mượn, các khoản nợ có thể gây phiền phức cho bạn trong nhiều năm. 4. Hãy cẩn thận khi chuyển nhượng các tài sản kinh doanh. Đôi lúc, vì sự liều lĩnh, bạn sẽ cố bảo vệ tài sản bằng việc che giấu chúng. Khi các chủ nợ truy tìm những tài sản được che giấu này thì kế sách trên xem ra không hiệu quả và có thể khiến bạn bị kết tội biển thủ tài chính. Đặc biệt, bạn không nên: - Chuyển tài sản sang cho bạn bè hay người thân nhằm thoát khỏi sự kê biên của các chủ nợ hay của toà phá sản. - Che đậy tài sản và doanh thu khi được cơ quan chức năng yêu cầu thông báo. 5. Tránh những khoản thanh toán ưu đãi cho các chủ nợ. Luật phá sản có những quy định chặt chẽ về việc thanh toán các khoản nợ. Nó được gọi là những “khoản thanh toán ưu đãi”. Nếu bạn đệ đơn xin bảo hộ phá sản, thì tất cả các khoản nợ của bạn trong vòng một năm trước khi đệ đơn sẽ được các chủ nợ phân tích kỹ lưỡng. Làm vậy để tránh trường hợp một vài chủ nợ sẽ được thanh toán toàn bộ, trong khi những người khác không nhận được chút nào hay chỉ nhận được một phần nhỏ mà thôi. Ngoài việc phá sản, nếu bạn đi vay đồng thời cầm cố hay ký quỹ tài sản, các chủ nợ sẽ hoàn toàn có quyền quyết định đối với tài sản đó, tuy nhiên về phương diện pháp lý, bạn có thể thanh toán cho một chủ nợ không có bảo đảm tài sản trước các chủ nợ khác. Rắc rối tài chính là “mớ bòng bong” mà không một công ty nào muốn vướng vào. Một “sơ sẩy” tài chính cũng có thể khiến công ty đến gần bờ vực của sự phá sản. Những cách tiếp theo sau đây sẽ giúp các lãnh đạo doanh nghiệp tránh để những rắc rối tài chính nhỏ biến thành một cuộc khủng hoảng tài chính lớn. 6. Bảo vệ tài khoản ngân hàng của bạn. Nếu bạn phải đối mặt với những vấn đề tài chính nghiêm trọng và lại đang nợ tiền ngân hàng, thì sẽ rất khôn ngoan nếu bạn cố gắng duy trì các toàn khoản séc và tài khoản tiền mặt tại ngân hàng. Nguyên do là bởi vì các hợp đồng tín dụng được ký kết giữa bạn với ngân hàng cho phép ngân hàng có quyền phong tỏa tài khoản của bạn mà không có sự báo trước, nếu ngân hàng thấy bạn gặp rắc rối tài chính. Sẽ thật buồn nếu biết rằng ngân hàng yêu thích của bạn bỗng dưng khoá tài khoản séc và tiền mặt. 7. Tìm kiếm sự giúp đỡ từ các hãng bảo hiểm. Nếu hoạt động kinh doanh của bạn phải tái cơ cấu tổ chức theo đúng quy định của luật pháp, thì bạn có thể trải qua một quãng thời gian khó khăn để tìm kiếm sự đồng thuận từ các hãng bảo hiểm. 23
  24. Các bài viết về Tài chính (Sưu tầm) P1 24 Vì vậy, nếu bạn đang lên kế hoạch tìm kiếm sự bảo hộ phá sản, hãy chắc chắn rằng mình có khoản tiền bảo hiểm đảm bảo chi trả trong ít nhất 12 tháng sắp tới. Bạn sẽ cần tiền để thanh toán những khoản nợ đến hạn, và miễn là bạn trả phí bảo hiểm, các hãng bảo hiểm sẽ không thể từ chối chi trả cho bạn. Nhờ vậy, bạn có thể tận hưởng chút ít thư thái để tiếp tục hoạt động kinh doanh của mình. 8. Đừng hoảng loạn về những động sản hay bất động sản đi thuê. Nếu bạn tuyên bố phá sản, các công ty cho thuê tài sản không thể sử dụng việc phá sản để bào chữa cho việc ngừng cung cấp dịch vụ và thu hồi tài sản. Tuy vậy, họ có thể yêu cầu bạn đưa ra những tài sản thế chấp hợp lý để đảm bảo lòng tin. Miễn là bạn tiếp tục trả tiền thuê, những người cho thuê không thể từ chối bạn được. Đừng hoảng sợ bởi những điều khoản thường được ghi vào hợp đồng thuê thương mại chẳng hạn bạn sẽ tự động bị đặt vào tình trạng vỡ nợ đối với bên cho thuê, nếu bạn đệ đơn xin phá sản. Những điều khoản như vậy thường không có hiệu lực pháp lý bắt buộc thi hành (nhưng có thể bắt buộc đối với người thuê lại và người được uỷ quyền). 9. Quan tâm đến việc trả lại một số tài sản đi thuê. Nếu bạn đang đi thuê tài sản, thiết bị và bạn chắc chắn rằng sẽ không muốn giữ chúng sau khi đệ đơn xin phá sản, bạn hãy nghĩ đến việc trả lại cho công ty cho thuê trước khi nộp đơn. Nếu bạn làm như vậy với những thiết bị có giá trị thấp hơn những gì bạn nợ theo hợp đồng thuê, bạn sẽ có lợi rất nhiều. Khi phá sản, sự thiếu hụt này sẽ có mặt trong danh sách những khoản nợ bạn phải trả. Mặt khác, nếu bạn muốn giữ lại những tài sản đi thuê, bạn sẽ cần thanh toán tiền thuê đúng hạn và trách nhiệm này sẽ không được giải quyết trong quá trình bảo hộ phá sản. 10. Đừng vay mượn từ quỹ trợ cấp, lương hưu của công ty. Rất nhiều quỹ trợ cấp lương hưu không cho phép bạn vay mượn tiền (hay lấy tiền) từ quỹ. Nếu bạn làm như vậy, bạn có thể bị phạt lên đến 115% khoản tiền vay. Tồi tệ hơn, quỹ này do đó sẽ không đảm bảo theo quy định, đồng nghĩa với việc mọi hoạt động rút tiền sẽ bị nghiêm cấm, bạn phải chịu thuế thu nhập và khoản tiền phạt chậm thanh toán. Một số quỹ khác của công ty cho phép bạn vay mượn tiền vì những mục đích đã được thông qua, nhưng bạn hãy suy xét kỹ lưỡng trước khi làm việc này: số tiền dự trữ phòng ngừa rủi ro sẽ nhỏ hơn và nếu thất bại trong việc hoàn trả khoản vay này, bạn có thể kết thúc với trách nhiệm thanh toán thuế thu nhập trên khoản tiền đã rút và chịu phạt thêm khoản tiền 10% - 25% số tiền vay. Các phương thức thanh toán quốc tế trong kinh doanh Trong kinh doanh ngày nay, thanh toán quốc tế đang ngày trở nên phổ biến. Những phương thức thanh toán truyền thống như tiền mặt đã dần được thay thế bằng những phương thức thanh toán hiện đại hơn, nhanh chóng hơn. Bạn thử hình dung nếu bạn có quan hệ đối tác làm ăn với các thương nhân nước ngoài mà bạn không có các phương thức thanh toán quốc tế thì sẽ như thế nào? Hẳn là không thể kinh doanh được rồi. Những phương thức thanh toán quốc tế ngày nay ngày càng nhiều. Các doanh nhân sử dụng chúng cũng một cách thông dụng hơn trong hoạt động giao thương của mình. Nhưng do tính chất đặc biệt của nó nên rất dễ gặp rủi ro. Chẳng hạn như mới đây hãng Acama, một hãng chuyên nhập khẩu đồ gỗ nội thất của Mỹ khi nhận một hoá đơn thanh 24
  25. Các bài viết về Tài chính (Sưu tầm) P1 25 toán theo phương thức nhờ thu của đối tác nước ngoài. Acama đã theo những chỉ dẫn chung đã thực hiện việc chuyển tiền qua ngân hàng, nhưng do chưa tìm hiểu kỹ càng ngân hàng nhờ thu nên đã mất không một khoản tiền. Không những thế Acama còn bị phạt Hợp đồng vì thành toán muộn. Đó chỉ là một trong rất nhiều các trường hợp doanh nghiệp gặp phải rủi ro trong quá trình thanh toán quốc tế. Yêu cầu đặt ra đối với các doanh nghiệp là cần có kiến thức vững chắc về phương thức thanh toán quốc tế nhất định được áp dụng trong từng lần giao thương. *) Phương thức chuyển tiền: Khi có một khách hàng (người trả tiền) yêu cầu ngân hàng phục vụ mình chuyển một số tiền nhất định cho một người khác ( người thụ hưởng) ở một địa điểm nhất định thì gọi là chuyển tiền của ngân hàng. Để thực hiện việc chuyển tiền thì ngân hàng chuyển tiền phải thông qua đại lý của mình ở nước người thụ hưởng. Phương thức chuyển tiền có thể thực hiện bằng hai cách: - Chuyển tiền bằng điện - Chuyển tiền bằng thư Hai cách chuyển tiền trên chỉ khác nhau ở chỗ là: chuyển tiền bằng điện nhanh hơn chuyển tiền bằng thư, nhưng chi phí chuyển tiền bằng điện cao hơn. Tiền chuyển đi có thể là tiền của nước người thụ hưởng hoặc là tiền của nước người trả hoặc là tiền của nước thứ ba. Nếu là tiền của nước người thụ hưởng và tiền của nước thứ ba thì gọi là thanh toán bằng ngoại tệ. Trong trường hợp thanh toán bằng ngoại tệ thì người chuyển tiền phải mua ngoại tệ theo tỷ giá hối đoái của nước đó. Phương thức chuyển tiền ít được sử dụng trong thanh toán thương mại quốc tế. Nó được sử dụng chủ yếu trong thanh toán phi mậu dịch, cũng như các dịch vụ có liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hoá như cước vận tải, bảo hiểm, bồi thường *) Phương thức nhờ thu: Người xuất khẩu sau khi hoàn thành nhiệm vụ xuất chuyển hàng hoá cho người nhập khẩu thì uỷ thác cho ngân hàng phục vụ mình thu hộ số tiền ở người nhập khẩu trên cơ sở hối phiếu do mình lập ra. Các thành phần chủ yếu tham gia phương thức thanh toán này như sau: - Người xuất khẩu - Ngân hàng phục vụ người xuất khẩu - Ngân hàng đại lý của ngân hàng phục vụ người xuất khẩu (đó là ngân hàng quốc gia của người nhập khẩu) - Người nhập khẩu Phương thức nhờ thu được phân ra làm hai loại như sau: - Nhờ thu phiếu trơn: Người xuất khẩu sau khi xuất chuyển hàng hoá, lập các chứng từ hàng hoá gửi trực tiếp cho người nhập khẩu (không qua ngân hàng), đồng thời uỷ thác cho ngân hàng phục vụ mình thu hộ tiền trên cơ sở hối phiếu do mình lập ra. 25
  26. Các bài viết về Tài chính (Sưu tầm) P1 26 Phương thức thanh toán này ít được sử dụng trong thanh toán thương mại quốc tế vì nó không đảm bảo quyền lợi cho người xuất khẩu. - Nhờ thu kèm chứng từ: là phương thức trong đó người xuất khẩu uỷ thác cho ngân hàng thu hộ tiền ở người nhập khẩu, không những chỉ căn cứ vào hối phiếu mà còn căn cứ vào bộ chứng từ hàng hoá, gửi kèm theo với điều kiện là người nhập khẩu trả tiền hoặc chấp nhận hối phiếu có kỳ hạn, thì ngân hàng mới trao bộ chứng từ hàng hoá để đi nhận hàng. Theo phương thức này ngân hàng không chỉ là người thu hộ tiền mà còn là người khống chế bộ chứng từ hàng hoá. Với cách khống chế này quyền lợi của người xuất khẩu được đảm bảo hơn. *) Phương thức tín dụng chứng từ: Phương thức tín dụng chứng từ là một sự thoã thuận mà trong đó một ngân hàng theo yêu cầu của khách hàng sẽ trả một số tiền nhất định cho một người thứ 3 hoặc chấp nhận hối phiếu do người thứ 3 ký phát trong phạm vi số tiền đó, khi người thứ 3 này xuất trình bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những quy định đề ra trong thư tín dụng. Như vậy, để tiến hành thanh toán bằng phương thức này, bắt buộc phải hình thành một thư tín dụng. Đây là một văn bản pháp lý quan trọng của phương thức thanh toán này, vì nếu không có thư tín dụng thì xuất khẩu sẽ không giao hàng và như vậy phương thức tín dụng chứng từ cũng sẽ không hình thành được. Tín dụng thư là văn bản pháp lý trong đó ngân hàng mở tín dụng thư cam kết trả tiền cho người xuất khẩu, nếu như họ xuất trình đầy đủ bộ chứng từ thanh toán phù hợp với nội dung của thư tín dụng đã mở. Thư tín dụng được hình thành trên cơ sở hợp đồng thương mại, tức là phải căn cứ vào nội dung, yêu cầu của hợp đồng để người nhập khẩu làm thủ tục yêu cầu ngân hàng mở thư tín dụng. Nhưng sau khi đã được mở, thư tín dụng lại hoàn toàn độc lập với hoạt động thương mại đó. Điều đó có nghĩa là khi thanh toán, ngân hàng chỉ căn cứ vào nội dung thư tín dụng mà thôi. Các loại thư tín dụng chủ yếu là: - Thư tín dụng có thể huỷ ngang: Đây là loại thư tín dụng mà sau khi đã được mở thì việc bổ sung sửa chữa hoặc huỷ bỏ có thể tiến hành một cách đơn phương. - Thư tín dụng không thể huỷ ngang: Là loại thư tín dụng sau khi đã được mở thì việc sữa đổi, bổ sung hoặc huỷ bỏ chỉ được ngân hàng tiến hành theo thoã thuận của tất cả các bên có liên quan. Trong thương mại quốc tế thư tín dụng này được sử dụng phổ biến nhất. - Thư tín dụng không thể huỷ bỏ có xác nhận: Là loại thư tín dụng không thể huỷ bỏ, được một ngân hàng khác đảm bảo trả tiền theo yêu cầu của ngân hàng mở thư tín dụng. - Thư tín dụng chuyển nhượng: Là loại thư tín dụng không thể huỷ bỏ, trong đó quy định quyền của ngân hàng trả tiền được trả hoàn toàn hay trả một phần của thư tín cho một hay nhiều người theo lệnh của người hưởng lợi đầu tiên. Con dao hai lưỡi trong thanh toán quốc tế Tyzasme là hãng sản xuất thép hàng đầu tại Đức, sản phẩm của Tyzasme có mặt tại hầu hết các thị trường châu Âu trong hơn nửa thế kỷ qua. Nhờ danh tiếng tốt của sản phẩm, 26
  27. Các bài viết về Tài chính (Sưu tầm) P1 27 mối quan hệ hợp tác kinh doanh giữa Tyzasme và Amex, tập đoàn sản xuất đồ điện tử gia dụng lớn của Pháp ngày càng phát triển, đem lại cho hai bên nhiều lợi nhuận. Sau thời gian dài hợp tác, hàng năm Tyzasme và Amex đã ký kết hàng chục hợp đồng mua bán thép với giá trị ngày một tăng. Vào năm 1999, Tyzasme và Amex đã ký Hợp đồng mua bán thép theo đó Tyzasme bán cho Amex 1500 tấn thép tấm cán nóng theo điều kiện C.I.F cảng Marseile với tổng trị giá là 370.880 USD, giao hàng vào tháng 7 năm 1999, thanh toán bằng L/C không huỷ ngang có xác nhận, ngày mở chậm nhất là ngày 30 tháng 6 năm 1999. Điều 7, Hợp đồng quy định rằng trong trường hợp chậm trễ giao hàng hoặc nhận được L/C chậm hơn 15 ngày so với ngày hợp đồng quy định thì bên bán/bên mua có quyền huỷ hợp đồng, bên vi phạm phải trả một khoản tiền phạt là 5% tổng trị giá hợp đồng cho bên kia. Ngày 30 tháng 6 năm 1999 là ngày cuối cùng để mở L/C, do sợ không thu xếp kịp việc mở L/C đúng hạn theo quy định của hợp đồng nên Amex đã gửi thông báo cho Tyzasme trình bày khó khăn khách quan của Amex và đề nghị xin huỷ Hợp đồng mua bán đã được ký giữa hai bên. Khó khăn khách quan được Amex trình bày là Amex chưa trả hết tiền nợ cho ngân hàng nên ngân hàng không mở L/C theo đề nghị của Amex. Ngày 3 tháng 7 năm 1999, tức ba ngày sau khi hết thời hạn mở L/C, Tyzasme đã thông báo cho Amex, theo đó, Tyzasme đồng ý gia hạn ngày mở L/C đến ngày 7 tháng 6 năm 1999 (07thJune,1999). Nếu Tyzasme không nhận được L/C trong thời gian đó, có nghĩa là Amex đã không thực hiện Hợp đồng. Trong trường hợp này Amex phải nộp cho Tyzasme tiền phạt là 18.544 USD theo qui định của Điều 7 Hợp đồng. Amex đã nhận được bản thông báo bằng fax này. 20 phút sau khi fax cho Amex, Tyzasme phát hiện ra có sự sai sót về ngày tháng, nên đã sửa tháng 6 (June) thành tháng 7 (July) và fax lại ngay cho Amex. Nhưng sau này Amex nói là không nhận được bản Fax sửa đổi này của Tyzasme. Đến ngày 9 tháng 8 năm 1999, Tyzasme vẫn không nhận được L/C cũng như không nhận được tiền phạt từ phía Amex. Do vậy, Tyzasme đã kiện Amex ra trọng tài đòi nộp phạt 18.544 USD. Phản bác lại đơn kiện, Amex trình bày như sau: Ngày 30 tháng 6 năm 1999 Amex đã trình bày khó khăn khách quan và đề nghị xin huỷ hợp đồng. Ngày 3 tháng 7 năm 1999 Tyzasme không trả lời về việc huỷ Hợp đồng mà lại thông báo đồng ý gia hạn thêm thời gian cho việc mở L/C, nhưng lại ghi đến ngày 7 tháng 6 năm 1999 (until June 7th 1999) tức gia hạn lùi về quá khứ, như vậy Tyzasme có ý đồ thúc ép Amex. Việc Amex xin huỷ hợp đồng đã được thông báo cho Tyzasme trong một thời hạn hợp lý, cho nên việc làm này không gây thiệt hại nào cho Tyzasme. Mặt khác lô hàng này đã có sẵn và đã chào bán cho các công ty khác sau đó mới chào bán cho Amex, cho nên việc Amex không kịp mở L/C trong thời hạn quy định của Hợp đồng và xin huỷ hợp đồng trong thời hạn này không cấu thành một sự vi phạm chủ yếu đối với Hợp đồng đã ký. Cơ quan trọng tài đã nghiên cứu và giải quyết vụ việc. *) Về việc không mở L/C của Amex: Hợp đồng mua bán giữa Tyzasme và Amex đã có hiệu lực cho nên Amex phải có nghĩa vụ mở L/C chậm nhất ngày 30 tháng 6 năm 1999. Đến ngày 9 tháng 8 năm 1999 Amex vẫn chưa mở L/C và theo quy định của Điều 7 Hợp đồng Amex bị coi là không mở L/C, tức là Amex đã vi phạm nghĩa vụ hợp đồng. Amex nêu lý do của việc không mở L/C là vì Amex gặp khó khăn về tài chính, chưa trả hết nợ cho Ngân hàng nên Ngân hàng không cho mở L/C. Lý do này không được Uỷ ban trọng tài công nhận là chính đáng, không phải là căn cứ miễn trách cho việc không mở L/C, bởi vì Điều 8 của Hợp đồng cũng như pháp luật, luật hợp đồng của các nước đều 27
  28. Các bài viết về Tài chính (Sưu tầm) P1 28 không qui định việc gặp khó khăn về tài chính là một căn cứ miễn trách cho việc không thực hiện hợp đồng.Ngày 30 tháng 6 năm 1999 Amex gửi văn thư cho Tyzasme đề nghị xin hủy hợp đồng vì khó khăn về tài chính, nhưng Tyzasme không có trả lời gì về vấn đề này. Sự im lặng của Tyzasme không phải là đồng ý huỷ hợp đồng, do vậy Amex cũng như Tyzasme phải tiếp tục thực hiện hợp đồng. Sau khi hợp đồng đã được ký và có hiệu lực, các bên không thống nhất huỷ hợp đồng mà Amex không mở L/C thì rõ ràng Amex đã vi phạm hợp đồng (không thực hiện hợp đồng). Vi phạm hợp đồng nhưng không có căn cứ miễn trách nhiệm thì Amex phải chịu trách nhiệm trước Tyzasme. *) Về sai sót ngày tháng trong Fax gia hạn mở L/C của Tyzasme: Ngày 3 tháng 7 năm 1999, Tyzasme Fax thông báo cho Amex chấp nhận gia hạn ngày mở L/C, nhưng lại ghi là đến ngày 7 tháng 6 năm 1999 (until June 7th 1999). Về vấn đề này, trọng tài xác định rằng: Khi nhận được Telex ngày 3 tháng 7 năm 1999 của Tyzasme thông báo gia hạn ngày mở L/C đến trước ngày 7 tháng 6 năm 1999, tức gia hạn lùi về quá khứ, nhưng Amex không hề có phản ứng gì, không điện hỏi Tyzasme tại sao lại như vậy, cũng không đề xuất thời gian cụ thể cho việc gia hạn mở L/C. Như vậy việc gia hạn mở L/C của Tyzasme không làm cho Amex quan tâm. Từ đó sự sai sót về ngày tháng trong Telex gia hạn mở L/C của Tyzasme hoặc là ý đồ gia hạn L/C lùi về quá khứ của Tyzasme không hề ảnh hưởng đến ý chí thực của Amex về việc xin huỷ hợp đồng, bởi vì Amex đã đề nghị xin huỷ hợp đồng vào ngày 30 tháng 6 năm 1999. Mặt khác sự sai sót về ngày tháng trong Telex gia hạn mở L/C hoặc ý đồ gia hạn lùi về quá khứ của Tyzasme không phải là nguyên nhân của việc không mở L/C, mà nguyên nhân đích thực của việc không mở L/C là do Amex gặp khó khăn về tài chính. Vì vậy Amex không được miễn trách nhiệm do không mở L/C. *) Về số tiền phạt 18.544 USD: Theo Điều 7 Hợp đồng Amex có trách nhiệm nộp phạt 5% trị giá hợp đồng cho Tyzasme, cụ thể là:5% x 370.880 USD = 18.544 USD. Amex lập luận rằng việc Amex xin huỷ hợp đồng, không mở L/C không hề gây thiệt hại nào cho Tyzasme. Lập luận này không được trọng tài công nhận, bởi vì Tyzasme chỉ đòi tiền phạt theo quy định của hợp đồng chứ không đòi bồi thường thiệt hại. Hơn nữa, khi đã qui định tiền phạt do không thực hiện hợp đồng thì bên không thực hiện phải nộp tiền phạt đó, cho dù không gây thiệt hại cho bên kia. Từ đó trọng tài quyết định Amex phải nộp cho Tyzasme 18.544 USD tiền phạt. Qua vụ việc trên, ta có thể nhận thấy Hợp đồng ký kết giữa hai bên mà thời hạn mở L/C chậm nhất ngày 30 tháng 6 năm 1999, như vậy chỉ có bốn ngày để mở L/C, rõ ràng thời hạn này là quá ngắn đối với Amex (người mua). Nếu Amex có sẵn tiền, có uy tín với ngân hàng thì mới có thể thực hiện được. Nếu không thì dễ rơi vào tình trạng mở L/C chậm, hoặc không mở được L/C và phải chịu trách nhiệm. Do đó khi qui định thời hạn mở L/C, người mua hàng cần phải cân nhắc kỹ, tính toán cho phù hợp đối với khả năng tài chính của mình. Trong giao thương, sau khi hợp đồng đã được ký, một bên muốn huỷ hợp đồng thì phải đề nghị với bên kia và bên kia trả lời đồng ý thì đề nghị huỷ hợp đồng mới có giá trị, bên đề nghị huỷ mới không phải thực hiện hợp đồng nữa. Nếu bên được đề nghị im lặng, không phát biểu gì thì đề nghị huỷ hợp đồng không có hiệu lực, bên đề nghị huỷ vẫn phải tiếp tục thực hiện hợp đồng. Không có luật nào quy định khi gửi đề nghị huỷ hợp đồng cho bên kia trong thời hạn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng thì đó là đề nghị hợp lý, bắt bên kia phải tuân theo và bên đề nghị không phải thực hiện hợp đồng nữa. 28
  29. Các bài viết về Tài chính (Sưu tầm) P1 29 Khi hợp đồng có quy định tiền phạt cho việc không thực hiện hợp đồng và không có quy định thêm gì khác thì bên không thực hiện hợp đồng phải nộp tiền phạt cho bên kia, không phụ thuộc vào việc bên kia có bị thiệt hại hay không, bị thiệt hại nhiều hay ít. Nếu muốn căn cứ vào việc có thiệt hại mới nộp phạt thì phải qui định trong hợp đồng. Vì trong hợp đồng giữa Tyzasme và Amex chỉ quy định phạt 5% do không thực hiện hợp đồng nên trọng tài không xét tới Tyzasme có bị thiệt hại hay không và buộc Amex nộp cho Tyzasme 18.544 USD tiền phạt. Quả thật, để tăng trưởng trong kinh doanh, rất nhiều doanh nghiệp cố gắng nâng cao số lượng các Hợp đồng giao thương mua bán với rất nhiều đối tác thông qua nhiều ưu đãi trong thanh toán. Số lượng Hợp đồng tăng lên, doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp cũng tăng theo. Nhưng dường như đây là “con dao hai lưỡi”, nếu doanh nghiệp không cẩn thận sẽ bị thiệt hại khá lớn cả về tài chính và uy tín trong con mắt các đối tác kinh doanh nước ngoài. Các nguyên tắc giúp bạn quản lý tiền bạc hiệu quả Những nhà đầu tư cá nhân thường không có thời gian cũng như kỹ năng để theo rõi các bước ngoặt lớn về tài chính; về thị trường chứng khoán; hiểu rõ những chỉ số tài chính; các chính sách về tiền tệ của chính phủ cũng như các động thái của những nhà đầu tư chuyên nghiệp. Sau đây, báo Wall Street Journal đưa ra những thủ thuật đơn giản giúp bạn bảo toàn vốn và đầu tư hiệu quả. Cứng rắn và nhất quán Một trong những nguyên tắc đầu tiên của việc này là bạn phải nhất quán và có kỷ luật. Khi lên danh mục vốn đầu tư bao gồm: những cổ phiếu; trái phiếu cần đầu tư; cổ phần trong những quỹ đầu tư hoặc những khoản tiền gửi ngân hàng, bạn cần giữ vững tỷ lệ tương quan giữa chúng. Không vì bất cứ một sự dao động ngắn hạn nào của thị trường, sự xuất hiện một ý tưởng đầu tư mới hay những cổ phiếu mới xuất hiện mà bạn lại thay đổi phương pháp đã được xác lập. Ngoài ra, bạn cần định kỳ “đổ” thêm tiền vào danh mục đầu tư của bạn. Điều này có thể không dễ dàng, nhất là khi thị trường tại thời điểm đó không tăng trưởng, bạn không nhìn thấy vốn đầu tư tăng lên và không nhận được sự thỏa mãn tức thời. Nhưng việc định kỳ tăng vốn đầu tư sẽ triệt tiêu hóa sự dao động của thị trường. Thông thường, khi giá trị của một loại hình đầu tư nào đó tăng vọt thường có tác động mạnh đến tâm lý của những nhà đầu tư. Khi nhìn vào sự tăng trưởng nhanh chóng của một loại cổ phiếu hay tổng số vốn của một quỹ đầu tư nào đó, mọi người liền đổ tiền vào chúng trong trạng thái kích động mạnh – nhưng thường khi đó thời kỳ tăng trưởng mạnh nhất đã trôi qua. “Mọi người hay bỏ tiền ra mua những cổ phiếu hoặc thả tiền vào một quỹ đầu tư nào đó mà đáng ra họ phải làm điều này từ một năm trước đây, - giáo sư Tarrans Odin, một chuyên gia trong lĩnh vực tài chính của Trường đại học Tổng hợp California, nói. – Điều này phần nào được giải thích rằng mọi người thường ngoại suy những kết quả từ quá khứ ra tương lai. Hơn nữa, phần đông những nhà đầu tư nghiệp dư thường đơn giản hóa thị trường hơn nó vốn có”. Đừng tiêu tiền thiếu suy nghĩ 29
  30. Các bài viết về Tài chính (Sưu tầm) P1 30 Hạnh phúc không thể mua được bằng tiền, nhưng nhiều người cứ “cố đấm ăn xôi cuối” cùng trở thành “tù chung thân” của những món nợ. Chắc hẳn bạn đã gặp phải tình huống như sau: bạn nhìn thấy một đồ vật gì đó trong cửa hàng và thấy rằng vật này rất cần cho mình nên bỏ tiền ra mua, nhưng sau đó một tuần hay một tháng bạn không còn nhớ gì đến chúng nữa. Ham muốn có được những đồ vật mà mình thích nhưng không thực sự cần thiết là một thói quen “có hại cho túi tiền” của bạn. Vậy bài học ở đây là gì? Nếu bạn muốn tìm kiếm hạnh phúc, thì chắc chắn không thể tìm thấy trong các trung tâm thương mại. Chúng ta chính là thị trường Ai trong chúng ta cũng muốn kiếm được lợi nhiều nhất từ thị trường. Tuy nhiên, không phải ai cũng làm được điều đó, vì thị trường chính là chúng ta, vậy nên nếu trong chúng ta có kẻ thắng, thì tức là sẽ có người thua. Thông thường, mọi người chỉ muốn kết thúc một phi vụ giao dịch khi nhận được lợi nhuận cao nhất có thể, - giáo sư Mair Steman, một chuyên gia về tài chính, của trường Đại học Santa Clara University nhận xét, - cho dù đó là phi vụ trong thị trường chứng khoán hay bất động sản. “Mọi người nói rằng: OK, thị trường bất động sản sẽ còn tăng giá. Nhưng trên thực tế thì họ không muốn bán theo giá cả vào thời điểm hiện tại, - Steman nói. – Họ đánh giá giá trị của ngôi nhà của mình là một triệu USD, bởi vì hàng xóm của họ đã bán nhà của mình với giá một triệu USD vào năm ngoái. Vì vậy, sau khi thông báo bán nhà suốt cả ba tháng mà họ vẫn không tìm được người mua. Bởi vì một lý do đơn giản giá trị ngôi nhà của họ vào thời điểm hiện tại chỉ là 800.000 USD”. Hơn nữa, nếu tính đến những chi phí phải trả cho những nhà môi giới, thuế, sửa chữa theo yêu cầu nào đó của người mua thì bạn không thể thu được con số cao nhất mà bạn chỉ có thể nhìn thấy trong các bản báo cáo hoặc phân tích tài chính. Hạn chế chi phí ở mức thấp nhất Bạn đừng bao giờ quên rằng, sự thành công trong đầu tư của bạn bao giờ cũng phải san sẻ với hai người nữa đó là những người môi giới và phòng thuế. Nếu không muốn chia lợi nhuận thu được ra làm ba phần, bạn cần nghĩ cách hạn chế các chi phí đầu tư và trả thuế ở mức thấp nhất trong chừng mực có thể. Cần đến sự giúp đỡ Phần lớn những nhà đầu tư nghiệp dư đều không có thời gian, hứng thú, kiến thức và cuối cùng là sự nhẫn nại để thực hiện các phi vụ đầu tư độc lập một cách thành công. Thậm chí, ngay cả khi bạn đầu tư thành công và thu được lợi nhuận, điều này hoàn toàn không có nghĩa là bạn đã biến thành một người có uy tín trong lĩnh vực tài chính. “Mọi người 30
  31. Các bài viết về Tài chính (Sưu tầm) P1 31 sau khi thu được một số thành tựu nào đó (trên thị trường), - giáo sư Odin nói, - thì họ nghĩ rằng mình đã hiểu phải làm như thế nào. Nhưng trên thực tế, thì họ đã nhầm lẫn giữu sự thành công và tri thức”. Nhưng đáng tiếc là với sự giúp đỡ của các nhà môi giới hay tư vấn tài chính cũng chưa chắc đã đảm bảo sự thành công cho những quyết định đầu tư của bạn. Rất nhiều người trong số họ đòi hỏi giá cả dịch vụ rất cao, trong khi bản thân với một cái bằng về tài chính thì chưa đủ hiểu biết cũng như kinh nghiệm để hiểu được rắc rối của thị trường tài chính. Chính vì vậy, khi lựa chọn một nhà tư vấn tài chính, bạn phải đặc biệt cẩn trọng. Đừng bỏ tất cả trứng vào trong một cái giỏ duy nhất Khi nói về sự cần thiết phải đa dạng hóa danh mục đầu tư, các chuyên gia tài chính thường dựa trên luận điểm rằng đây là phương pháp cần thiết để giảm sự mạo hiểm: nếu một hướng đầu tư nào đó của bạn đang trong chiều hướng lỗ thì có thể hướng khác vẫn đem lại lợi nhuận cho bạn. Tuy nhiên, bạn cũng nên lưu ý rằng khi xảy ra những cuộc khủng hoảng tài chính lớn thì sự đa dạng cũng không có ý nghĩa nhiều lắm. Hoặc trong những thị trường khác nhau thì độ dao động và mức độ thu nhập trong năm cũng khác nhau, ví dụ thị trường chứng khoán Mỹ tăng trưởng chậm hơn thị trường ở những nước phát triển, nhưng độ dao động của nó cũng thấp hơn hẳn. Trái phiếu không bao giờ giảm giá nhanh chóng như cổ phiếu. Đừng bao giờ quên gia đình Gia đình đồng thời là một khoản vốn và một khoản nợ quan trọng của bạn. Nếu như các con hoặc bố mẹ bạn đang gặp khó khăn về tài chính, thì hiển nhiên bạn phải giúp đỡ họ và ngược lại. Bạn không bao giờ được quên điều này. Con cái không những là người thừa kế tài sản sau khi bạn mất đi mà chúng còn thừa kế cả những thói quen về tài chính của bạn. Hãy dạy chúng có những quan niệm đúng đắn về tiền bạc. Khi sử dụng tiền bạc, bạn đừng bao giờ quên những hậu quả của những hành động mà nó có thể gây ra cho gia đình mình. Đầu tư dài hạn Nếu chẳng may bạn chết sớm thì vợ và con bạn có thể gặp khó khăn về tài chính, nhưng nếu bạn trường thọ thì cũng là một vấn đề cần suy nghĩ. Không ít người khi về hưu có rất ít tiền tiết kiệm hoặc thậm chí chả có đồng nào cả, hay sau khi về hưu một thời gian họ đã tiêu hết số tiền dành dụm được. Điều này sẽ chẳng thành vấn đề nếu hai vợ chồng bạn không sống lâu quá, hoặc bạn cũng chẳng quan tâm lắm đến chuyện tuổi già mình sẽ sống như thế nào. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu bạn sẽ sống rất lâu trong khi không có tiền lương hưu hoặc bảo hiểm trọn đời hay nhiều tiền tiết kiệm trong nhà băng? Vì vậy, bạn nên trù liệu trước và triệt để tiết kiệm tiền bạc trong chừng mực có thể. 31