Bài giảng Trường phái nhân văn - Hoàng Minh Tố Nga

pdf 34 trang ngocly 1860
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Trường phái nhân văn - Hoàng Minh Tố Nga", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_truong_phai_nhan_van_hoang_minh_to_nga.pdf

Nội dung text: Bài giảng Trường phái nhân văn - Hoàng Minh Tố Nga

  1. TRƯỜNG PHÁI NHÂN VĂN Abraham Maslow New York 1908-1970 Biên soạn: Hoàng Minh Tố Nga
  2. THANG NHU CẦU Ý MUỐN • Thực hiện được bản thân 5 • Quý trọng 4 • Yêu và thuộc về 3 • An toàn 2 • Thể lý 1
  3. Nhu cầu - Động cơ Động cơ chi phối con người toàn diện Động cơ thường phức tạp – 1 hành vi do nhiều bậc nhu cầu thúc đẩy Con người luôn được thúc đẩy bởi 1 hay nhiều nhu cầu Mọi người được thúc đẩy bởi những nhu cầu căn bản giống nhau Các nhu cầu có thể xếp theo cấp độ
  4. Nhu cầu cấp cao và nhu cầu cấp thấp Hai cấp nhu cầu giống nhau về căn bản (đều bẩm sinh) Khác nhau về mức độ tiến hóa giống lòai, mức độ trưởng thành theo tuổi Hai cấp độ: Sung sướng (thỏa mãn nhu cầu cấp thấp) và hạnh phúc (thỏa mãn nhu cầu cấp cao) Môt hành vi có thể do nhiều nhu cầu cùng lúc
  5. Những hành vi không động cơ Những hành vi không do nhu cầu (tự phát, không cần học hỏi) Những hành vi do phản xạ, do thuốc Những hành vi diễn tả (cử chỉ, giọng nói, nụ cười, dáng đứng, thái độ) Được thúc đẩy bởi những năng lực bên trong hơn là từ môi trường
  6. Những hành vi đối phó Thường có ý thức, có nỗ lực, có học hỏi Thường do ngọai cảnh thúc đẩy Nhằm một mục tiêu Thúc đẩy bởi nhu cầu chưa được đáp ứng
  7. Những động cơ không được thỏa mãn • Dẫn đến bệnh lý (1) Suy dinh dưỡng, ám ảnh bởi sex (2) sợ, bất an (3) tự vệ, hung hăng, nhút nhát (4) nghi ngờ bản thân, đánh giá thấp mình, thiếu tự tin (5) không có giá trị, mất ý nghĩa
  8. Những nhu cầu bẩm sinh Không thỏa mãn → bệnh lý Dai dẳng – Thỏa mãn sức khỏe tâm lý Riêng của lòai Dù khó thay đổi, có thể uốn nắn, ngăn cấm, điều chỉnh
  9. NHỮNG NHU CẦU KHÁC Những nhu cầu thẩm mỹ Những nhu cầu nhận thức Những nhu cầu nhiễu tâm (bù trừ những nhu cầu căn bản không được thỏa mãn)
  10. MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA BA NHÓM NHU CẦU Nhu cầu ý muốn và nhu cầu nhận thức • Nhu cầu nhận thức có ở đa số • Nhu cầu ý muốn và nhu cầu nhận thức liên hệ mật thiết • Người lành mạnh tâm lý có nhu cầu tìm hiểu, khám phá nhiều hơn
  11. MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA BA NHÓM NHU CẦU Nhu cầu ý muốn và nhu cầu nhận thức Nhu cầu nhận thức bị ngăn chặn: Nhu cầu ý muốn bị đe dọa Nhu cầu nhận thức không thỏa mãn → bệnh lý: hòai nghi, vỡ mộng-thất vọng
  12. MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA BA NHÓM NHU CẦU Nhu cầu ý muốn và nhu cầu thẩm mỹ • Nhu cầu thẩm mỹ chỉ có ở một số người • Nhu cầu ý muốn và nhu cầu thẩm mỹ chỉ liên hệ mật thiết nơi một số người • Khi không được thỏa mãn: bệnh cả thể xác lẫn tâm hồn nơi những người này
  13. Thực hiện được bản thân Có cái nhìn hữu hiệu về thực tế Chấp nhận mình, người khác và thiên nhiên Tự giác, giản dị và hồn nhiên Tập trung vào vấn đề (problem- centered) Cần những khoảnh khắc riêng tư, cô tịch
  14. Thực hiện được bản thân Tự lập, không lệ thuộc văn hoá và môi trường Luôn mở ra và tán thưởng cái mới Kinh nghiệm đỉnh cao Liên đới với nhân loại Khiêm nhường và tôn trọng người khác Người có “thần”: Có những mối tương quan có chất lượng
  15. Thực hiện được bản thân Giá trị luân lý cao (không theo truyền thống, không vặt vãnh) Phân biệt cứu cánh và phương tiện Hài hước triết học Sáng tạo Dám là chính mình - Kháng cự lại sự nô lệ môi trường và văn hoá xã hội Cái nhìn nhất nguyên (khác nhị nguyên)
  16. Tình yêu, tính dục và sự thực hiện bản thân Yêu vô vị lợi, không mong đền đáp Không phải vì thiếu thốn, bất tòan và bù trừ Yêu người khác như họ là, không vì cái họ có Tình yêu giúp cả 2 phía triển nở Tính dục = kinh nghiệm huyền bí
  17. MẶC CẢM JONAH Chạy trốn số phận và sứ mạng, không thực hiện sự vĩ đại của bản thân, sợ thành công và thành nhân Cơ thể bé nhỏ, không chịu được cảm giác tuyệt đỉnh của sự viên mãn Hỏang sợ khi so sánh mình với những nhân vật vĩ đại
  18. TRƯỜNG PHÁI THÂN CHỦ TRỌNG TÂM Carl Rogers Illinois 1902-1987
  19. Khuynh hướng tạo thành Cả chất vô cơ lẫn hữu cơ đều có khuynh hướng tiến hóa từ đơn giản đến phức tạp Vũ trụ có năng lực sáng tạo gọi là khuynh hướng tạo thành. VD: từ hỗn mang trải qua quá trình tạo thành, tạo nên các vì sao dải ngân hà, đơn bào đến vật hữu cơ Con người tiến từ vô thức tiền sử đến ý thức cao
  20. Khuynh hướng hiện thực hóa mọi tiềm năng Có trong tất cả mọi con người: khuynh hướng hoàn thành và hiện thực hóa tất cả mọi tiềm năng Là động cơ duy nhất có nơi con người. VD: Nhu cầu thỏa mãn cái đói, diễn tả những tình cảm sâu xa, chấp nhận mình . Con người là thực thể tòan diện → thực hiện bản thân bao hàm con người tòan diện: thể lý, trí tuệ, ý chí, tình cảm, ý thức, vô thức
  21. Khuynh hướng hiện thực hóa mọi tiềm năng Bao hàm trong khuynh hướng này có 2 nhu cầu: Nhu cầu duy trì tình trạng ổn định (cân bằng nội môi), mặt tiêu cực là duy trì tình trạng trì trệ cũ, chống lại sự thay đổi, khăng khăng bào vể hình ảnh đã có về bản thân, bóp méo những kinh nghiệm không khớp với hình ảnh đó
  22. Khuynh hướng hiện thực hóa mọi tiềm năng Nhu cầu cải thiện – Biểu hiện qua học hỏi những cái mới không mang lại lợi ích trước mắt và tức thì, thậm chí có khi đau đớn và mất mát trước mắt. Khuynh hướng hiện thực hóa mọi tiềm năng không chỉ có ở người mà còn có ở những động vất khác và thực vật nữa
  23. Khuynh hướng hiện thực hóa mọi tiềm năng Tất cả đều có thể phát triển đến mức tối đa dưới những điều kiện tối ưu Điều kiện tối ưu nơi con người là có một đối tác sống thật (thống nhất đời sống), thấu hiểu và trân trọng vô điều kiện Chỉ có con người có khuynh hướng thực hiện thực bản thân
  24. BẢN THÂN VÀ SỰ THỰC HIỆN BẢN THÂN Cái tôi hữu cơ: Cái tôi tự nhiên, động vật Hình ảnh về bản thân: Tất cả mọi khía cạnh của hữu thể và kinh nghiệm sống mà con người cảm nhận trong ý thức: cái tôi mà bản thân ý thức được (khuynh hướng phát triển mọi tiềm năng) Cái tôi được hiện thực hóa là cái tôi được bản thân ý thức
  25. BẢN THÂN VÀ SỰ THỰC HIỆN BẢN THÂN Cái tôi lý tưởng: Cái tôi mà mình muốn trở thành, có tất cả những phẩm chất mà bản thân muốn có Khoảng cách lớn giữa cái tôi ý thức (hình ảnh bản thân) và cái tôi lý tưởng = thiếu thống nhất đời sống, nhân cách không lành mạnh
  26. Sự Chối bỏ những kinh nghiệm tích cực Vì không khớp với hình ảnh cảm nhận về bản thân Không tin nguồn thông tin phản hồi Được cảm nhận một cách lệch lạc (người khen tôi có quyền định giá trị cho tôi? Có quyền chỉ trích hay kết án tôi?)
  27. TRỞ THÀNH CON NGƯỜI ĐÚNG NGHĨA Tiếp cận với người khác Cái nhìn tích cực của người khác về mình (những người quan trọng) Cái nhìn tích cực đối với bản thân (đặt nền trên cái nhìn tích cực của người khác về mình trong quá trình phát triển)
  28. NHỮNG YẾU TỐ CẢN TRỞ SỨC KHỎE TÂM LÝ Giá trị có điều kiện: cảm thấy người thân chỉ yêu thương, chấp nhận tôi khi tôi đáp ứng mong đợi của họ và được họ nhìn nhận Không có sự giống nhau giữa cái tôi thật hiện sống và đã sống với hình ảnh tôi có về bản thân mình Sự tự vệ : bóp méo và chối bỏ (để bảo vệ hình ảnh đã có về bản thân khi kinh nghiệm khác với hình ảnh này)
  29. NHỮNG YẾU TỐ CẢN TRỞ SỨC KHỎE TÂM LÝ Những đánh giá bên ngoài (bởi người khác) không nuôi dưỡng sức khỏe tâm lý mà cản trở tôi sống kinh nghiệm mới Sự lo sợ: Xảy ra khi ý thức sự khác biệt lớn giữa cái tôi tự nhiên và hình ảnh bản thân – Đây là cơ may để lớn lên Sự rối loạn hành vi: Do hình ảnh bản thân tan vỡ, không còn hình thù rõ ràng, không còn thống nhất - Hành vi trở nên thiếu nhất quán, khó hiểu, và hoàn toàn không dự đoán được
  30. NHỮNG YẾU TỐ CẢN TRỞ SỨC KHỎE TÂM LÝ • Sự tự vệ: Bảo vệ hình ảnh bản thân khỏi lo sợ bằng cách chối bỏ hay bóp méo những kinh nghiệm ngược với hình ảnh đang có về bản thân
  31. Trị liệu • Sự chân thật của nhà tư vấn (ý thức rõ và đúng về con người mình, có khả năng và ước muốn diễn tả cách cởi mở những cảm xúc của mình, thống nhất đời sống) • Nhìn thân chủ tích cực 1 cách vô điều kiện • Lắng nghe và thấu hiểu
  32. Con người của ngày mai • Có khả năng thích nghi cao hơn • Mở ra với kinh nghiệm - tin vào trải nghiệm của mình • Sống đầy tràn trong giây phút hiện tại • Tin mình có khả năng sống hài hòa với người khác
  33. Con người của ngày mai • Trở nên con người toàn diện hơn (whole + integrated) • Tin vào bản chất con người (không hại người nhưng quan tâm và giúp người khác khi họ cần, biết bộc lộ cảm xúc tiêu cực nhưng không làm tổn hại đến người khác) • Đời sống phong phú hơn
  34. KẾT LUẬN CỦA TRƯỜNG PHÁI NHÂN VĂN Tha thiết mong học thuyết của mình mở ra cho công luận, các quan điểm khác và khoa học cải thiện