Bài giảng Thuế nhà nước - Chương 1: Tổng quan về thuế - Trần Hải Hiệp

pptx 49 trang ngocly 1570
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Thuế nhà nước - Chương 1: Tổng quan về thuế - Trần Hải Hiệp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_thue_chuong_1_tong_quan_ve_thue_tran_hai_hiep.pptx

Nội dung text: Bài giảng Thuế nhà nước - Chương 1: Tổng quan về thuế - Trần Hải Hiệp

  1. TỔNG QUAN VỀ THUẾ Th.S Trần Hải Hiệp Th.S Trần Hải Hiệp www.themegallery.com LOGO
  2. NỘI DUNG 1 SỰ CẦN THIẾT – BẢN CHẤT CỦA THUẾ 2 CHỨC NĂNG – VAI TRÒ CỦA THUẾ 3 PHÂN LOẠI THUẾ 4 CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH LUẬT THUẾ 5 CHÍNH SÁCH THUẾ Ở VN QUA CÁC THỜI KỲ Th.S Trần Hải Hiệp www.themegallery.com LOGO
  3. TÀI LIỆU THAM KHẢO ❖Giáo trình Thuế - TS.Lê Quang Cường và TS.Nguyễn Kim Quyến – Trường ĐH Kinh tế TP.HCM. ❖Bài tập thuế - Trường ĐH KT TP.HCM. ❖Các Luật thuế ( Thuế GTGT, thuế TTĐB, thuế TNDN, thuế TNCN ) và các văn bản hướng dẫn. ❖ Th.S Trần Hải Hiệp www.themegallery.com LOGO
  4. I. SỰ CẦN THIẾT VÀ BẢN CHẤT CỦA THUẾ ❖1/ Sự cần thiết của thuế: ❖Thuế là một phạm trù kinh tế mang tính chất lịch sử, vì thuế xuất hiện do 2 nguồn gốc: ❖Nguồn gốc xã hội: Thuế xuất hiện cùng với sự xuất hiện của Nhà nước. ❖- Nguồn gốc kinh tế: Thuế xuất hiện cùng với sự xuất hiện của sản phẩm thặng dư. Th.S Trần Hải Hiệp www.themegallery.com LOGO
  5. I. SỰ CẦN THIẾT VÀ BẢN CHẤT CỦA THUẾ ❖Nhận xét: ❖+ Chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước ngày càng mở rộng, chính sách thuế ngày càng hoàn thiện. Quyền lực của NN, là yếu tố căn bản dẩn đến sự ra đời của thuế. Tuy nhiên, cần lưu ý: thuế không chỉ dựa vào quyền lực ❖+ Xã hội ngày càng văn minh, xuất hiện nhiều công cụ để phân phối SP thặng dư, trong đó thuế là công cụ chủ yếu. Sự tăng trưởng của nền kinh tế là yếu tố quyết định đến việc thu thuế nhiều hay ít. Th.S Trần Hải Hiệp www.themegallery.com LOGO
  6. I. SỰ CẦN THIẾT VÀ BẢN CHẤT CỦA THUẾ ❖ 2. Bản chất của thuế: ❖ 2.1. Các quan điểm về thuế: ❖ 2.1.1. Học thuyết khế ước: ❖ Thuế là 1 khế ước mặc định giữa Nhà nước và người dân. Do đó, thuế là trị giá của những dịch vụ công mà người dân được thụ hưởng. ❖ Nhận xét: ❖ - Không có sự đối giá trong nghĩa vụ nộp thuế. ❖ - Giả sử có đối giá thì chỉ có giá cả: tự nguyện hoặc thỏa thuận. Trong nghĩa vụ nộp thuế chỉ có thể là bắt buộc. Th.S Trần Hải Hiệp www.themegallery.com LOGO
  7. I. SỰ CẦN THIẾT VÀ BẢN CHẤT CỦA THUẾ ❖ 2.1.2. Học thuyết về quyền lực của Nhà nước: ❖ E.R.A Seligman; Philip E Taylor: Sự đóng góp cưỡng bách của mỗi người cho Chính phủ để trang trải các chi phí vì quyền lợi chung, không căn cứ vào quyền lợi chung được hưởng. ❖ Simon James và Christopher Nobes: Thuế là một khoản thu do Nhà nước thực hiện mà không có sự hoàn trả nào. ❖ F. Engles: Để duy trì quyền lực công cộng cần có sự đóng góp của công dân cho Nhà nước, đó là thuế. Th.S Trần Hải Hiệp www.themegallery.com LOGO
  8. I. SỰ CẦN THIẾT VÀ BẢN CHẤT CỦA THUẾ ❖Nếu thừa nhận sự tồn tại khách quan của Nhà nước thì phải thừa nhận Nhà nước cần có những phương tiện vật chất để hoạt động → thuế là một biện pháp huy động các nguồn tài chính mang tính chất bắt buộc nhằm thực hiện các chức năng của Nhà nước. ❖Nhận xét: ❖- Thuế thu bằng quyền lực của Nhà nước ❖- Người chịu thuế là người dân. ❖- Nguồn thu về thuế dùng vào chi tiêu công. Th.S Trần Hải Hiệp www.themegallery.com LOGO
  9. I. SỰ CẦN THIẾT VÀ BẢN CHẤT CỦA THUẾ ❖2.2. Khái niệm về thuế: ❖Thuế là công cụ chủ yếu nhằm huy động các nguồn tài chính từ các thành viên trong xã hội, được quy định bằng những văn bản luật pháp, để hình thành quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước trong từng thời kỳ. Th.S Trần Hải Hiệp www.themegallery.com LOGO
  10. I. SỰ CẦN THIẾT VÀ BẢN CHẤT CỦA THUẾ ❖ 2.3. Đặc trưng của thuế: ❖ - Bản chất của thuế do bản chất của giai cấp thống trị quyết định ❖ - Thuế có tính bắt buộc phi hình sự. ❖ - Không hoàn trả trực tiếp ( Tính không đối giá ) ❖ - Điều tiết thu nhập theo nguyên tắc công bằng. ❖ - Thuế gắn chặt với các hoạt động kinh tế. ❖ - Nguồn thu về thuế dùng vào chi tiêu cho toàn xã hội Th.S Trần Hải Hiệp www.themegallery.com LOGO
  11. I. SỰ CẦN THIẾT VÀ BẢN CHẤT CỦA THUẾ 3. Các tiêu chuẩn đánh giá một hệ thống thuế Công bằng Rỏ ràng Thích Hợp lý nghi Th.S Trần Hải Hiệp www.themegallery.com LOGO
  12. 3. Các tiêu chuẩn đánh giá một hệ thống thuế ❖Tiêu chuẩn công bằng: - Công bằng theo chiều dọc → thuế trực thu: Thuế TNCN, thuế TNDN. - Công bằng theo chiều ngang → thuế gián thu: Thuế GTGT, thuế TTĐB, Th.S Trần Hải Hiệp www.themegallery.com LOGO
  13. 3. Các tiêu chuẩn đánh giá một hệ thống thuế ❖Tiêu chuẩn rỏ ràng: - Thuế phải do đại biểu của người dân xây dựng và thông qua. - Phải được công bố rộng rãi. - Công khai các quy định về tính thuế, miễn giảm, Th.S Trần Hải Hiệp www.themegallery.com LOGO
  14. 3.Các tiêu chuẩn đáng giá một hệ thống thuế ❖Tiêu chuẩn thích nghi: - Thuế phải phù hợp đặc điểm KTXH từng thời kỳ. - Phải thích nghi về: thời gian, không gian Th.S Trần Hải Hiệp www.themegallery.com LOGO
  15. 3 Các tiêu chuẩn đáng giá một hệ thống thuế ❖Tiêu chuẩn hợp lý: - Mức huy động/GDP phải thích hợp - Phải dựa vào mức tằng trưởng nền kinh tế - Phải dựa vào khả năng đóng góp của người chịu thuế Th.S Trần Hải Hiệp www.themegallery.com LOGO
  16. II. CHỨC NĂNG VÀ VAI TRÒ CỦA THUẾ ❖ 1/ Chức năng của thuế: ❖ 1.1. Huy động nguồn thu cho NSNN: ❖ Đây là chức năng cơ bản, qua đó NN thực hiện phân phối sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân, hình thành phần lớn quỹ NSNN. ❖ 1.2. Điều tiết kinh tế: ❖ Chức năng huy động nguồn thu tạo điều kiện cho sự xuất hiện của chức năng điều tiết KT.Qua phân phối thu nhập từ nền KT, thuế đã tác động đến cung cầu, đến tiền lương, đến tình hình đầu tư của nhà kinh doanh Điều đó có nghĩa, thuế đã tham gia điều tiết KT, có thể thúc đẩy hoặc kìm hảm sự tăng trưởng của nền KT nói chung. ❖ 1.3. Chức năng xã hội: ❖ Đây là chức năng nhằm diều tiết thu nhập, đảm bảo công bằng xã hội Th.S Trần Hải Hiệp www.themegallery.com LOGO
  17. II. CHỨC NĂNG VÀ VAI TRÒ CỦA THUẾ. ❖2/ Vai trò của thuế: ❖2.1. Thuế là khoản thu chủ yếu của NSNN: ❖Thu NSNN gồm nhiều khoản, tuy nhiên thuế chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số thu trong nước. Từ đó trang trãi cho chi thường xuyên của NSNN và góp phần trang trãi cho chi đầu tư phát triển. Th.S Trần Hải Hiệp www.themegallery.com LOGO
  18. II. CHỨC NĂNG VÀ VAI TRÒ CỦA THUẾ ❖Yêu cầu: ❖- Chính sách thuế phải bao quát mọi nguồn thu. ❖- Chính sách thuế phải tác động tích cực đến các yếu tố nhằm tăng trưởng nền kinh tế. ❖- Chính sách thuế phải chú trọng khía cạnh công bằng. Th.S Trần Hải Hiệp www.themegallery.com LOGO
  19. II. CHỨC NĂNG VÀ VAI TRÒ CỦA THUẾ ❖ ❖ Khả năng Tỷ lệ % CP mong muốn huy động từ GDP ❖ thu thuế = ❖ GDP ❖ Nổ lực Tỷ lệ % CP mong muốn huy động từ GDP ❖ Thu thuế = ❖ Tỷ lệ % thực tế của thuế so với GDP Th.S Trần Hải Hiệp www.themegallery.com LOGO
  20. II. CHỨC NĂNG VÀ VAI TRÒ CỦA THUẾ ❖ 2.2.Thuế góp phần điều tiết vĩ mô nền kinh tế: ❖ Vai trò này của thuế được thực hiện thông qua thuế suất và các trường hợp miễn giảm ❖ Thuế góp phần định hướng cho đầu tư thông qua thuế suất, ưu đãi và miễn giảm thuế. Từ đó tác động đến phân bổ các nguồn lực kinh tế, góp phần tác động đến việc hình thành cơ cấu kinh tế theo ngành và vùng lảnh thổ, phù hợp với chiến lược phát triển KTXH. ❖ Thuế có tác động kích thích hoặc kìm hảm hoạt động kinh doanh. Thuế là công cụ thực hiện chánh sách hội nhập kinh tế của Nhà nước, qua thuế XNK và các sắc thuế nội địa khác. Th.S Trần Hải Hiệp www.themegallery.com LOGO
  21. II. CHỨC NĂNG VÀ VAI TRÒ CỦA THUẾ ❖2.3. Thuế là công cụ nhằm điều tiết thu nhập giữa các tầng lớp dân cư, đảm bảo công bằng xã hội. ❖Vai trò này của thuế được thực hiện chủ yếu qua các loại thuế trực thu. ❖Lưu ý: Vai trò này của thuế chỉ mang tính chất tương đối. Để đảm bảo công bằng xã hội, Nhà nước còn thực hiện nhiều biện pháp khác, như: chi tài trợ xã hội, chi cho các dịch vụ công, Th.S Trần Hải Hiệp www.themegallery.com LOGO
  22. III. PHÂN LOẠI THUẾ ❖ 1/ Theo đối tượng của thuế: ❖ - Thuế thu đối với thu nhập như: thuế TNDN, thuế TNCN. ❖ - Thuế thu đối với hàng hóa, dịch vụ như: thuế GTGT, thuế TTĐB, thuế XNK. ❖ - Thuế thu đối với tài sản như: thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế tài nguyên. ❖ Phân loại theo đối tượng của thuế cho thấy phạm vi chi phối của thuế. Từ đó xây dựng chính sách thuế bao quát nguồn thu. Th.S Trần Hải Hiệp www.themegallery.com LOGO
  23. III. PHÂN LOẠI THUẾ ❖2/ Theo phương thức huy động của thuế: ❖Thuế trực thu và gián thu. ❖Giúp xây dựng mối quan hệ hợp lý giữa hai phương thức trong động viên nguồn thu cho NSNN. Th.S Trần Hải Hiệp www.themegallery.com LOGO
  24. III. PHÂN LOẠI THUẾ ❖ 2.1. Thuế trực thu: là loại thuế điều tiết trực tiếp vào thu nhập của người nộp. Trường hợp này, người nộp thuế và người chịu thuế đồng nhất nhau, như: thuế TNCN, thuế TNDN. ❖ Ưu điểm: Đảm bảo công bằng xã hội. ❖ Nhược điểm: Áp dụng thuế trực thu cần nhiều điều kiên ràng buộc: ❖ - Áp dụng chế độ hóa đơn, chứng từ, chế độ thanh toán không dùng tiền mặt. ❖ - Đội ngủ cán bộ thuế và người nộp thuế phải đạt một trình độ nhất định. ❖ - Không phù hợp tâm lý, tập quán của ngưới chịu thuế Th.S Trần Hải Hiệp www.themegallery.com LOGO
  25. III. PHÂN LOẠI THUẾ ❖ 2.2. Thuế gián thu: là loại thuế nằm trong giá cả của hàng hóa dịch vụ. Trường hợp này, người nộp và người chịu thuế có sự chuyển dịch cho nhau, như thuế GTGT, thuế TTĐB, ❖ Ưu diểm: Đơn giản, dễ tính toán, dễ thu nộp, phù hợp tâm lý của người chịu thuế. ❖ Nhược điểm: Không đảm bảo công bằng xã hội, mang tính lũy thóai ❖ Giá bán chưa có TGTGT TGTGT ❖ Giá thanh toán ❖ 10.000 1000 11.000 ❖ Ông A có TN 5trđ/tháng, thuế suất thực phải chịu là 1.000đ/ 5trđ = a% ❖ Ông B có TN 10trđ/tháng, thuế suất thực phải chịu là 1.000đ/ 10trđ = b% ❖ Ta thấy a% > b% Th.S Trần Hải Hiệp www.themegallery.com LOGO
  26. III. PHÂN LOẠI THUẾ ❖3/ Theo tính chất của thuế: ❖Thuế có tính chất lũy tiến hoặc lũy thoái, phụ thuộc vào mức độ động viên của thuế so với thu nhập của đối tượng chịu thuế. ❖Cách phân loại này thể hiện quan điểm của NN khi sử dụng công cụ thuế nhằm giải quyết quan hệ giữa hai yêu cầu: tập trung thu nhập và điều tiết công bằng thu nhập. Th.S Trần Hải Hiệp www.themegallery.com LOGO
  27. III. PHÂN LOẠI THUẾ ❖4/ Theo mục đích của thuế: ❖Thuế đối vật nhằm động viên thu nhập, thuế đối nhân chú trọng hơn đến hoàn cảnh của người nộp thuế. ❖Ngoài ra thuế còn phân loại: ❖ Theo phân cấp quản lý (thuế TƯ và ĐP) ❖ Theo phương thức sử dụng (tổng hợp và chuyên dùng) ❖ Theo mục lục NSNN. Th.S Trần Hải Hiệp www.themegallery.com LOGO
  28. IV. CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH LUẬT THUẾ ❖IV. CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH LUẬT THUẾ. ❖1. Tên gọi: Là yếu tố không thể thiếu của bất kỳ loại thuế nào. Tên gọi nên ngắn gọn và nêu lên được đối tượng, phạm vi của thuế. Th.S Trần Hải Hiệp www.themegallery.com LOGO
  29. IV. CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH LUẬT THUẾ ❖ 2. Đối tượng nộp thuế (Người nộp thuế) ❖ Đối tượng nộp thuế là tổ chức hoặc cá nhân có trách nhiệm phải nộp thuế theo luật định. Tùy vào tính chất trực thu, gián thu hoặc do tổ chức thu thuế; đối tượng nộp thuế có thể là hoặc không là đối tượng chịu thuế. ❖ 3. Căn cứ tính thuế (đối tượng tính thuế): ❖ Đây là yếu tố được sử dụng nhằm tính toán số thuế phải nộp. Mỗi loại thuế có căn cứ tính thuế riêng biệt. Không có căn cứ tính thuế tối ưu để áp dụng cho các loại thuế. Th.S Trần Hải Hiệp www.themegallery.com LOGO
  30. IV. CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH LUẬT THUẾ ❖4.1/ Thuế suất tuyệt đối: ❖Quy định bằng con số tuyệt đối như: thuế môn bài, thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế nhập khẩu đối với ô tô đã qua sử dụng. Th.S Trần Hải Hiệp www.themegallery.com LOGO
  31. IV. CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH LUẬT THUẾ ❖4. Thuế suất: Đây là yếu tố trung tâm trong các yếu tố cấu thành sắc thuế. ❖Thuế suất là mức thu thuế, được quy định bằng nhiều hình thức: Th.S Trần Hải Hiệp www.themegallery.com LOGO
  32. IV. CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH LUẬT THUẾ ❖4.2/ Thuế suất tỷ lệ cố định: ❖Quy định bằng tỷ lệ %, tỷ lệ này cố định, không phụ thuộc vào sự thay đổi của căn cứ tính thuế. ❖Thuộc thuế suất tỷ lệ cố định có các sắc thuế như: thuế GTGT, thuế TTĐB, thuế XNK, thuế tài nguyên, thuế TNDN. Th.S Trần Hải Hiệp www.themegallery.com LOGO
  33. IV. CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH LUẬT THUẾ ❖4.3. Thuế suất tỷ lệ lũy tiến: ❖Quy định bằng tỷ lệ %, tỷ lệ này tăng dần theo sự gia tăng của căn cứ tính thuế . Thuế suất lũy tiến gồm: lũy tiến toàn phần và từng phần. ❖Mổi hình thức có những ưu nhược điểm riêng. Tuy nhiên áp dụng phổ biến là lũy tiến từng phần, do sự đơn giản trong tính thuế, dù biểu thuế thường gây ngộ nhận về thuế suất. Th.S Trần Hải Hiệp www.themegallery.com LOGO
  34. IV. CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH LUẬT THUẾ Bậc Thu nhập tính Thu nhập tính Thuế thuế thuế/năm (trđ ) thuế/tháng (trđ) suất (%) 1 Trên 60 Trên 5 5 2 Trên 60 đến 120 Trên 5 đến 10 10 3 Trên 120 đến 216 Trên 10 đến 18 15 4 Trên 216 đến 384 Trên 18 đến 32 20 5 Trên 384 đến 624 Trên 32 đến 52 25 6 Trên 624 đến 960 Trên 52 đến 80 30 7 Trên 960 Trên 80 35 Th.S Trần Hải Hiệp www.themegallery.com LOGO
  35. IV. CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH LUẬT THUẾ ❖Ví dụ: Ta có biểu thuế TNCN như trên. Giả sử Ông A có thu nhập chịu thuế b/q tháng ( sau khi giảm trừ gia cảnh và các khoản giảm trừ khác ) là: 18trđ. Thuế TNCN Ông A phải nộp là: ❖1. Tính theo Ts lũy tiến toàn phần: 18trđ x 15% = 2,7trđ Th.S Trần Hải Hiệp www.themegallery.com LOGO
  36. IV. CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH LUẬT THUẾ ❖Thuế suất lũy tiến toàn phần: là loại thuế suất điều tiết trên toàn bộ đối tượng chịu thuế. ❖Ưu điểm: Đơn giản, dễ tính toán. ❖Nhược: ❖+ Không đảm bảo công bằng. ❖+ Không kích thích người lao động làm hết khả năng để có TN cao. ❖+ Tạo tâm lý trốn thuế. Th.S Trần Hải Hiệp www.themegallery.com LOGO
  37. IV. CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH LUẬT THUẾ ❖Giả sử Ông A có TNCT 18trđ/tháng, Ông B có TNCT 18,1trđ/tháng. Thuế TNCN phải nộp là: ❖- Ông A: 18trđ x 15% = 2,7trđ TN còn lại = 18 – 2,7 = 15,3trđ ❖- Ông B: 18,1trđ x 20% = 3,62trđ TN còn lại = 18,1 – 3,62 = 14,48trđ Th.S Trần Hải Hiệp www.themegallery.com LOGO
  38. IV. CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH LUẬT THUẾ ❖ 2. Tính theo Ts lũy tiến từng phần: Bậc TN chịu thuế Thuế suất Thuế phải nộp 1 Trên 5trđ: 5trđ 5% 0,25trđ 2 Trên 5 – 10trđ: 5trđ 10% 0,50trđ 3 Trên 10 – 18trđ: 15% 1,20trđ 8trđ 4 18trđ 1,95trđ Th.S Trần Hải Hiệp www.themegallery.com LOGO
  39. IV. CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH LUẬT THUẾ ❖ Thuế suất lũy tiến từng phần: là loại thuế suất điều tiết trên phần gia tăng thêm của đối tượng chịu thuế. ❖ Ưu điểm: Đảm bảo tính công bằng. ❖ Như ví dụ trên, ta thấy thuế TNCN Ông A và Ông B phải nộp sẽ là: ❖ - Ông A = 1,95trđ ❖ - Ông B = 1,95trđ + ( 0,1trđ x 20% ) ❖ = 1,95trđ + 0,02trđ ❖ = 1,97trđ ❖ Nhược điểm: Tính toán tương đối phức tạp. Th.S Trần Hải Hiệp www.themegallery.com LOGO
  40. IV. CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH LUẬT THUẾ ❖5/ Miễn giảm thuế: ❖Chế độ miễn giảm đặt ra nhằm mục đích: khuyến khích hoặc hổ trợ hoạt động kinh doanh, ngoài ra còn góp phần thực hiện chánh sách xã hội đối với một số đối tượng Th.S Trần Hải Hiệp www.themegallery.com LOGO
  41. IV. CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH LUẬT THUẾ ❖6/ Các quy định hành thu: ❖Bao gồm các quy định nhằm tổ chức thực hiện luật thuế như: phương thức và thời hạn nộp thuế; hình thức và địa điểm nộp thuế; các hình thức xử lý vi phạm trong thi hành luật thuế; khiếu nại và thời hiệu khiếu nại Th.S Trần Hải Hiệp www.themegallery.com LOGO
  42. Thuế suất luỹ tiến toàn phần Thuế suất% Luỹ tiến từng phần Thuế suất tỷ lệ Cơ sở thuế Th.S Trần Hải Hiệp www.themegallery.com LOGO
  43. V. CHÍNH SÁCH THUẾ Ở VN QUA CÁC THỜI KỲ ❖1. Trước ngày 1/10/1990: ❖1.1. Thuế nông nghiệp. ❖1.2. Thuế công thương nghiệp ❖1.3. Chế độ thu đối với KT quốc doanh Th.S Trần Hải Hiệp www.themegallery.com LOGO
  44. V. CHÍNH SÁCH THUẾ Ở VN QUA CÁC THỜI KỲ ❖2. Từ 1/10/1990 đến 31/12/1998: ❖2.1. Các Luật thuế: ❖- Thuế doanh thu ❖- Thuế lợi tức ❖- Thuế tiêu thụ đặc biệt ❖- Thuế XK, thuế NK ❖- Thuế sử dụng đất nông nghiệp ❖- Thuế chuyển quyền sử dụng đất Th.S Trần Hải Hiệp www.themegallery.com LOGO
  45. V. CHÍNH SÁCH THUẾ Ở VN QUA CÁC THỜI KỲ ❖2. Từ 1/10/1990 đến 31/12/1998: ❖2.2. Các pháp lệnh về thuế: ❖- Thuế nhà đất. ❖- Thuế tài nguyên ❖- Thuế TN đối với người có thu nhập cao ❖2.3. Nghị định: chế độ thu về sử dụng vốn NSNN ❖2.4. Thuế khác, phí và lệ phí: thuế môn bài, lệ phí trước bạ, Th.S Trần Hải Hiệp www.themegallery.com LOGO
  46. V. CHÍNH SÁCH THUẾ Ở VN QUA CÁC THỜI KỲ ❖3. Từ 1/1/1999 đến 31/12/2011 ❖3.2. Pháp lệnh thuế ❖- Thuế nhà đất ❖- Thuế tài nguyên ( từ 1/7/2009 chuyển thành Luật thuế tài nguyên ) ❖- Thuế TN đối với người có TN cao (từ 1/1/2009 là Luật thuế thu nhập cá nhân) ❖3.2. Thuế khác, phí và lệ phí: thuế môn bài, lệ phí trước bạ, phí và lệ phí khác. Th.S Trần Hải Hiệp www.themegallery.com LOGO
  47. V. CHÍNH SÁCH THUẾ Ở VN QUA CÁC THỜI KỲ ❖3. Từ 1/1/1999 đến 31/12/2011 ❖3.1. Luật thuế: ❖- Thuế XK, thuế NK ❖- Thuế TTĐB ❖- Thuế GTGT ❖- Thuế TNDN ❖- Thuế sử dụng đất nông nghiệp ❖- Thuế chuyển quyền sử dụng đất ❖- Luật Quản lý thuế Th.S Trần Hải Hiệp www.themegallery.com LOGO
  48. V. CHÍNH SÁCH THUẾ Ở VN QUA CÁC THỜI KỲ ❖ 3. Từ 1/1/2012 đến nay: ❖ Luật: ❖ - Thuế XK, thuế NK ❖ - Thuế TTĐB ❖ - Thuế GTGT ❖ - Thuế TNDN ❖ - Thuế TNCN ❖ - Thuế sử dụng đất nông nghiệp ❖ - Thuế chuyển quyền sử dụng đất ❖ - Thuế tài nguyên ❖ - Thuế bảo vệ môi trường ❖ - Luật quản lý thuế ❖ Ngoài ra, còn có: thuế môn bài, phíwww.themegallery.comvà lệ phí. LOGO Th.S Trần Hải Hiệp
  49. Add your company slogan Th.S Trần Hải Hiệp www.themegallery.com LOGO