Bài giảng Thông tin và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý giáo dục

ppt 41 trang ngocly 3110
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Thông tin và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý giáo dục", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_thong_tin_va_ung_dung_cong_nghe_thong_tin_trong_qu.ppt

Nội dung text: Bài giảng Thông tin và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý giáo dục

  1. Thông tin và ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý giáo dục
  2. Mục tiêu môn học Về lý thuyết: • Hiểu được các khái niệm cơ bản về lý thuyết thông tin • Nắm vững khái niệm, mục tiêu, vai trò và các đặc trưng cơ bản của hệ thống thông tin quản lý giáo dục • Nắm được khái niệm và phương pháp xây dựng các chỉ số giáo dục Về thực hành • Biết vận dụng các phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu giáo dục • Biết vận dụng một số kỹ năng tin học cơ bản trong công việc.
  3. Cấu trúc bài giảng môn học 1. Thông tin 2. Ứng dụng CNTT trong giáo dục 3. Hệ thống thông tin quản lý giáo dục 4. Hệ thống chỉ số trong quản lý giáo dục 5. Qui trình thu thập và xử lý dữ liệu
  4. Phương pháp • Thuyết trình • Thảo luận nhóm • Bài tập thực hành • Tự học
  5. Kiểm tra - đánh giá • Bài tập điều kiện • Thi hết môn
  6. THÔNG TIN Mục tiêu bài học: •Phân biệt được khái niệm thông tin và quá trình thông tin •Phân biệt được các loại thông tin •Hiểu được vấn đề “quá tải thông tin” và một số biện pháp khắc phục
  7. • Câu hỏi: Tại sao chúng ta cần thông tin?
  8. Trả lời: - Cập nhật và bổ sung kiến thức - Trợ giúp cho các hoạt động như: thừa hành công việc, giải quyết vấn đề, quản lý, chỉ đạo
  9. • Tại sao Người quản lý cần thông tin?
  10. • Thông tin là công cụ của quản lý • Quản lý là một dạng hoạt động đặc biệt được phát sinh trên cơ sở phân chia và chuyên môn hóa, bản chất thuộc về lao động trí óc. • Quản lý bao gồm các hoạt động – phải làm thế nào, khi nào, sử dụng công cụ gì do vậy người cán bộ quản lý phải biết thu thập và phân tích thông tin, biết tính toán đường đi và phương pháp phát triển cho một tổ chức. • Nếu thiếu thông tin người quản lý thường rơi vào trạng thái ra quyết định mang tính chủ quan cá nhân, có khi dẫn đến thất bại.
  11. Khái niệm thông tin • Các nhà điều khiển học hiểu thông tin là một phạm trù phản ánh nội dung và hình thức vận động của các sự vật và hiện tượng. - Các nhà triết học quan niệm thông tin là quá trình phản ánh và tiếp nhận phản ánh, biến phản ánh thành hiểu biết, thành tri thức.
  12. • Các nhà xã hội hiểu thông tin là sự phản ánh nội dung và hình thức vận động, liên hệ giữa các đối tượng, các yếu tố của hệ thống kinh tế-xã hội và giữa hệ thống đó với môi trường. • Các nhà chính khách định nghĩa thông tin là sự truyền tải văn minh nhân loại và dân chủ xã hội. • Từ điển Oxford cho rằng thông tin là điều người ta đánh giá hoặc nói đến, là tri thức, tin tức.
  13. Phân biệt dữ liệu và thông tin Dữ liệu Thông tin - Lưu giữ các sự kiện - Cung cấp các sự kiện - Mang tính bị động - Mang tính hoạt động - Được thu thập từ - Được xử lý, biến đổi từ nhiều nguồn # từ dữ liệu
  14. Quá trình xử lý dữ liệu thành thông tin Dữ liệu Công cụ hỗ Thông tin Tri thức Quyết trợ người định quản lý Trí tuệ con người
  15. Xét ở góc độ thông tin phục vụ công tác quản lý thông tin được hiểu là “những tri thức, tin tức được thu nhận, được hiểu và được đánh giá là có ích cho việc ra quyết định”.
  16. Vật mang tin là loại vật liệu có thể dùng để ghi lại chữ viết, bản vẽ, hình ảnh, âm thanh Những vật mang tin nói trên được gọi là tư liệu. • Tư liệu: có nhiều cách phân loại - Theo cấu tạo của vật mang tin (tư liệu văn tự, tư liệu âm thanh, tư liệu hình ảnh) - Theo cách thể hiện tin (sách, tạp chí, bằng phát minh, sáng chế, luận văn, luận án ) - Theo mức độ phổ biến tin (tư liệu công bố và không công bố) - Theo mức độ xử lý tin (tư liệu cấp 1 và tư liệu cấp 2) • Tài liệu: tư liệu thành văn, tư liệu đa phương tiện
  17. Quá trình thông tin Nhiễu Phát tin Kênh thông tin Thu tin Thông tin phản hồi
  18. • Nhiễu thông tin Trong thực tế, ngay cả khi dùng chung một hệ thống tín hiệu vẫn xảy ra sự sai lạc do nơi phát và nơi thu không hiểu nhau, do kỹ thuật, do nhiễu gọi chung là nhiễu thông tin. Nhiễu là những tác động từ môi trường hoặc từ các quá trình bên trong hệ thống làm sai lệch tín hiệu thông tin đối với người nhận.
  19. • Rối loạn thông tin: Người dùng tin bị rơi vào trạng thái rối loạn thông tin nếu ở trong tình trạng: - Số lượng thông tin quá lớn - Không thể biết điều mình cần trong số thông tin hiện có - Mất phương hướng không biết tìm thông tin ở đâu - Biết chỗ thông tin ở đâu nhưng không biết cách tiếp cận
  20. Các đặc trưng cơ bản của thông tin • Dung lượng thông tin • Số lượng thông tin • Chất lượng thông tin • Giá trị của thông tin • Giá thành của thông tin
  21. • Dung lượng thông tin: Một thông báo có dung lượng thông tin lớn nếu nó phản ánh nhiều về hệ thống được nghiên cứu. • Số lượng thông tin: Số lượng thông tin biểu hiện mối quan hệ giữa thông báo và người nhận. Một thông báo có số lượng thông tin lớn đối với người nhận nếu nó đem lại nhiều hiểu biết mới để người nhận tin định dạng chính xác hơn hệ thống được nghiên cứu.
  22. • Chất lượng thông tin: Thông tin có chất lượng thì phải phù hợp với thực tế. Thông tin có chất lượng cao phải được cập nhật một cách đầy đủ, kịp thời, chính xác và phải được trình bày dưới một hình thức phù hợp, dễ hiểu đối với người nhận thông tin.
  23. • Giá trị của thông tin: Có 4 yếu tố tác động đến chất lượng thông tin và đem lại giá trị cho nó, đó là: (i) Tính chính xác; (ii) Phạm vi bao quát của nội dung; (iii) Tính sử dụng (iv) Tần số sử dụng. Trong 4 yếu tố quan trọng nhất là nội dung và tính chính xác. Nói chung, thông tin có giá trị là những thông tin có tính chất riêng biệt và thông tin có tính chất dự báo.
  24. • Giá thành của thông tin: Giá thành của thông tin có thể qui về hai bộ phận chính: • * Lao động trí tuệ bao gồm việc hình thành ra thông tin và việc xử lý nội dung của nó • * Các yếu tố vật chất, đó là phương tiện xử lý và lưu trữ thông tin, các phương tiện truyền tin • Đối với yếu tố vật chất việc định giá thường dễ dàng và tuân theo cơ chế thị trường (ví dụ thông tin được lặp lại và ghi trên số lượng lớn như sách, báo, tạp chí ). Trong trường hợp này thông tin có thể mua, bán, trao đổi và rõ ràng quyền sở hữu của thông tin bị chia sẻ.
  25. Phân loại thông tin • Xuất phát từ nội dung phản ánh có 3 loại thông tin: Thông tin vật lý, thông tin sinh học, thông tin xã hội • Theo chức năng có 2 loại: Thông tin đại chúng và thông tin khoa học
  26. • Thông tin đại chúng là thông tin dành cho đông đảo mọi thành viên trong xã hội, không phụ thuộc vào trình độ và công việc của họ; thông báo những vấn đề, những hiện tượng và sự kiện của đời sống xã hội. • “Thông tin khoa học là một bộ phận của thông tin xã hội, là loại thông tin có logic, được hình thành trong quá trình nhận thức của con người, phản ánh khách quan những hiện tượng, những qui luật của tự nhiên, xã hội và tư duy, dành cho những đối tượng nhất định, nhằm giúp họ giải quyết những nhiệm vụ cụ thể trong từng lĩnh vực hoạt động”.
  27. Vai trò của thông tin • Thông tin KH-CN = nguồn lực của mỗi quốc gia • Chuyển giao thông tin KH-CN = yếu tố tiên quyết của tiến bộ kinh tế - xã hội • Thông tin là công cụ của quản lý • Thông tin giữ vai trò quan trọng trong giáo dục và đời sống • Thông tin giữ vai trò hàng đầu trong phát triển KH-CN
  28. a. Thông tin KH-CN một nguồn lực của mỗi quốc gia • Trong bối cảnh toàn cầu hoá tiến tới nền kinh tế tri thức, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học – công nghệ mới, người ta phải thừa nhận rằng vật chất, năng lượng và thông tin là những yếu tố cơ bản quyết định sự tồn tại và phát triển của toàn xã hội. Thông tin KH-CN đang được xem xét như một tài nguyên đặc biệt của mỗi quốc gia. Nguồn tài nguyên này khi được sử dụng sẽ đem lại hiệu quả kinh tế thực sự to lớn, đồng thời bản thân nó không bị cạn đi mà càng trở nên phong phú do được bổ sung những thông tin mới.
  29. b. Chuyển giao thông tin KH-CN là yếu tố tiên quyết của tiến bộ KT-XH • Trong bối cảnh phát triển KH-CN mới, khoa học – công nghệ và sản xuất là những bộ phận quan hệ khăng khít với nhau tạo thành một chu trình “khoa học - công nghệ – sản xuất” trong đó, mỗi bộ phận vừa là tiền đề, vừa là điều kiện thúc đẩy các bộ phận kia phát triển. Thực chất mối quan hệ hữu cơ này là trao đổi thông tin. Như vậy, thông tin KH-CN thực sự đóng vai trò quan trọng đối với khoa học – công nghệ và sản xuất, góp phần rút ngắn các quá trình từ nghiên cứu đến sản xuất, nâng cao hiệu quả của các lĩnh vực hoạt động này.
  30. c. Thông tin là công cụ của quản lý • Chức năng cơ bản của quản lý là lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá. Thực chất quản lý là quá trình chuẩn bị và ra quyết định về một tình huống, một vấn đề nào đó trên cơ sở thông tin thu nhận được. Hiệu quả quản lý phụ thuộc vào chất lượng các quyết định mà chất lượng các quyết định lại phụ thuộc cơ bản vào chất lượng và giá trị các thông tin được cung cấp. Công tác quản lý đòi hỏi người quản lý cần có những phẩm chất: biết thu thập thông tin, phân tích thông tin, tính toán đường đi và phương hướng phát triển của tổ chức. Thông tin là đối tượng của người quản lý và giữ vai trò quan trọng trong quản lý.
  31. d. Thông tin giữ vai trò quan trọng trong GD và đời sống • Ngày nay cùng với sự phát triển của khoa học, nhu cầu về giáo dục và nâng cao trình độ, cập nhật tri thức nghề nghiệp tăng lên nhanh chóng làm cho vai trò của thông tin càng được nâng cao. Các hoạt động giảng dạy, học tập, tự học, tự bồi dưỡng luôn cần đến các kho tri thức, các thư viện, các trung tâm thông tin, đặc biệt là thông tin khoa học.
  32. e. Thông tin giữ vai trò hàng đầu trong sự phát triển của khoa học • Một trong những qui luật phát triển nội tại của khoa học là tính kế thừa và tính quốc tế của nó. Không một phát minh khoa học nào lại chỉ là sản phẩm lao động của một người thậm chí của một thế hệ. • Isac Niutơn đã diễn đạt tư tưởng này rất sinh động như sau: “Nếu tôi có nhìn xa hơn người khác một phần nào đó, là vì tôi đứng trên vai những người khổng lồ”. • C. Max cũng diễn đạt tư tưởng này trong bộ “Tư bản”: “Mọi công trình khoa học, mọi phát minh sáng chế nào cũng đều là lao động nói chung. Nó tuỳ thuộc một phần bởi sự hợp tác của những người đương thời và một phần bởi việc sử dụng lao động của những người đi trước”.
  33. • “Không có thông tin thì sẽ không có tiến bộ trong các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật và sản xuất vật chất” (V.I. Lenin) • “Sống có hiệu quả là sống với thông tin” To live effectively is to live with information (Nobert Wiener)
  34. Bùng nổ thông tin Các cơ quan thông tin KHCN ở VN • Trung tâm thông tin KHCN quốc gia • 44 cơ quan thông tin KHCN cấp bộ/ngành • 64 cơ quan thông tin KHCN cấp tỉnh và thành phố trực thuộc TW • Hơn 400 cơ quan TT-TV tại các viện/trung tâm nghiên cứu, các trường ĐH, CĐ; hàng chục trung tâm thông tin ở các Tổng công ty 90, 91. • Kinh phí đầu tư từ ngân sách nhà nước cho các cơ quan TT-TV để mua sách, báo, nguồn tin điện tử : 1,5 triệu USD/năm
  35. Nhân lực KH-CN có trình độ cao • Việt Nam hiện có 1.100 tổ chức nghiên cứu và phát triển, trong đó có 500 tổ chức ngoài nhà nước • 352 trường ĐH, CĐ (173 trường ĐH). Các đơn vị này cũng đã thành lập 34 viện nghiên cứu, 147 trung tâm nghiên cứu và 11 doanh nghiệp (tính đến tháng 5/2007) • Nhân lực KH-CN - 21.000 cán bộ là TS., TSKH. - 5.600 GS. và PGS. (số liệu 2003)
  36. Nguồn tin KH-CN • 3.000.000 đầu tên sách • 6000 tên tạp chí (tiếp tục bổ sung hàng năm khoảng 1500 tên) • 25.000.000 bản mô tả sáng chế, phát minh • 200.000 tiêu chuẩn • 50.000 catalog công nghiệp • 20.000 báo cáo kết quả nghiên cứu, luận án tiến sĩ • 300 cơ sở dữ liệu tư liệu và dữ kiện nội sinh
  37. Nhìn ra thế giới • Ít nhất là trong bộ máy nhà nước và trong giới doanh nghiệp, số người có bằng tiến sĩ ở VN nhiều hơn hẳn ở Nhật Bản là nước đông dân hơn nhiều và có thu nhập đầu người gấp 75 lần VN. Đó là hiện tượng dị thường.(GS Trần Văn Thọ (ĐH Waseda -Tokyo) • Sè c«ng tr×nh khoa häc cña VN ®îc ®¨ng trªn t¹p chÝ uy tÝn lµ 300 bµi/n¨m, trong ®ã cã 100 bµi lµ do kÕt qu¶ NC cña ta, 200 bµi lµ do kÕt qu¶ hîp t¸c víi c¸c c¬ quan bªn ngoµi; • Nh vËy 1 n¨m VN cÇn gÇn 2 trêng §H, C§, 200 TS., hay 56 PGS., GS. míi cho ra ®îc 1 c«ng tr×nh ®¨ng trªn t¹p chÝ KH cã uy tÝn quèc tÕ; trong khi ®ã Th¸i lan 5 ngêi lµm KH th× cã 1 ngêi cã c«ng tr×nh, Malayxia 3 ngêi lµm KH th× cã 1 ngêi cã c«ng tr×nh ®¨ng quèc tÕ. • VÒ KH-CN ViÖt Nam l¹c hËu h¬n Th¸i Lan kho¶ng 30 n¨m (theo ®¸nh gi¸ cña TTNC ph¸t triÓn quèc tÕ Canada, 2003).
  38. Hệ quả của bùng nổ thông tin • Bộ óc con người trong 1 giây chỉ có khả năng tiếp thu từ 0,2 đến 1bit thông tin trong khi đó 1 giây thông tin nảy nở từ 30- 40 bit. • Các nhà hóa học trong cả đời mình dù say sưa đọc sách đến đâu cũng chỉ có khả năng lướt qua 1/20 các ấn phẩm hóa học cần thiết • Do không xử lý và kiểm soát thông tin tốt dẫn đến các công trình nghiên cứu thiết kế trùng lắp làm thất thoát từ 40-70% tổng kinh phí đầu tư cho NCKH • 1 thư viện lớn ở London qua 1 năm theo dõi người ta thấy rằng trong tổng số 9.120 loại tạp chí bổ sung có đến 4.821 loại cả năm không có được 1 lần sử dụng (Tạp chí Anh Science Library)
  39. Biện pháp khắc phục Tập trung vào các giải pháp tổ chức, công nghệ và phương pháp xử lý thông tin, ví dụ • Mở rộng số lượng và qui mô • Đa dạng hóa và chuyên môn hóa • Tiếp thu và ứng dụng CNTT
  40. Giải quyết bùng nổ thông tin trong GD Giải pháp: ứng dụng CNTT và phân loại các cơ quan thông tin GD theo dạng: (1) Loại hỗn hợp (2) Loại chức năng chuyên biệt (3) Loại thông tin chuyên biệt Những cơ quan thông tin thuộc dạng (1) gắn với các phòng giáo dục, các sở giáo dục có trách nhiệm thu thập, quản lý và điều hành thông tin ở khu vực địa lý mà họ phụ trách. Loại thứ (2) chỉ chuyên vào các hoạt động giáo dục có liên quan đến quá trình thu thập, xử lý và phân tích hoặc cung cấp thông tin qua các hoạt động xuất bản ấn phẩm. Loại thứ (3) có trách nhiệm thu thập, lưu giữ và cung cấp thông tin có liên quan đến các lĩnh vực giáo dục chuyên sâu như: Giáo dục phi chính qui, giáo dục tiền học đường, giáo dục cho các bộ phận dân cư thiệt thòi
  41. Thảo luận nhóm 1. Hãy phân biệt sự khác nhau giữa thông tin đại chúng và thông tin khoa học? 2. Với tư cách là nhà quản lý đứng đầu một cơ quan, anh/chị sẽ giải quyết thế nào với việc bùng nổ thông tin, công văn giấy tờ đến từ các đối tác để công tác quản lý hành chính đạt hiệu quả cao? Hãy đề xuất một số biện pháp giải quyết tình trạng nêu trên.