Bài giảng Tâm lí lứa tuổi nhi đồng (6, 7 – 11, 12 tuổi)
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Tâm lí lứa tuổi nhi đồng (6, 7 – 11, 12 tuổi)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_tam_li_lua_tuoi_nhi_dong_6_7_11_12_tuoi.ppt
Nội dung text: Bài giảng Tâm lí lứa tuổi nhi đồng (6, 7 – 11, 12 tuổi)
- TÂM LÍ LỨA TUỔI NHI ĐỒNG (6, 7 – 11, 12 tuổi)
- Giai đoạn lứa tuổi Hoạt động chủ đạo Tuổi sơ sinh (0 - 02 tháng) Tuổi “ăn ngủ” phối hợp với phản xạ Tuổi hài nhi (02 - 12 tháng) Giao tiếp cảm xúc trực tiếp Tuổi vườn trẻ (1 - 3 tuổi) Hoạt động với đồ vật Mẫu giáo (3 - 6 tuổi) Vui chơi (đóng vai) Nhi đồng (6 - 11, 12 tuổi) Học tập Thiếu niên (11, 12 - 15, 16 tuổi) Học tập và giao lưu Đầu thanh niên (15, 16 - 18, 19 Hướng nghiệp tuổi) Thanh niên, trưởng thành, trung Lao động niên (20 - 60 tuổi) Tuổi già (trên 60 tuổi) Nghỉ ngơi
- LOGIC TÌM HIỂU TÂM LÍ LỨA TUỔI 1. Những yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển tâm lí theo lứa tuổi: - Đặc điểm phát triển cơ thể - Yếu tố xã hội: gia đình - nhà trường - xã hội - Hoạt động: học tập, lao động, vui chơi, xã hội và hoạt động chủ đạo 2. Đặc điểm phát triển tâm lí - Hoạt động nhận thức, trí tuệ - Đời sống tình cảm - Sự phát triển nhân cách
- 1. Những điều kiện ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lí 2. Một số đặc điểm tâm lí lứa tuổi nhi đồng
- 1. Những điều kiện ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lí 1.1. Những điều kiện về giải phẫu sinh lí - Chiều cao và trọng lượng: + Từ 6 - 8 tuổi: thời kỳ kéo dài lần 1. + Từ 8 - 12 tuổi: thời kỳ tròn ngang lần 2. - Hệ xương: + Mềm và dẻo. + Phải quan tâm đến tư thế đi, đứng, ngồi, chạy nhảy để tránh cong vẹo cột sống, gù xương của trẻ.
- - Hệ cơ: + Cơ lưng còn yếu: các em không thể giữ lâu dài ở một tư thế cố định. + Hình thành tư thế đúng là rất quan trọng.
- - Hệ tuần hoàn: + Mạch máu tương đối mở rộng, tạo điều kiện cho máu tuần hoàn thuận lợi (gấp đôi người lớn). + Là điều kiện quan trọng cho năng lực làm việc của não, hoạt động nói chung (hiếu động).
- - Hệ hô hấp: chuyển từ kiểu thở bụng sang thở ngực. - Hệ thần kinh: + Chưa phát triển hoàn thiện. + Quá trình hưng phấn lớn hơn ức chế, khả năng tự kiềm chế yếu (xúc cảm): dễ khóc, dễ cười, dễ giận nhưng cũng dễ làm lành. + Hệ thống tín hiệu 1 > 2: các em dễ tiếp thu cái cụ thể, có màu sắc đẹp mắt, hình thù khác thường.
- 1.2. Hoạt động chủ đạo: Vui chơi - Học tập
- - Hoạt động học tập đòi hỏi phải có trình độ phát triển trí tuệ, năng lực, ý chí nhất định (tâm lí sẵn sàng đi học). - Những khó khăn trong hoạt động học tập: + Hoạt động học tập mang tính chất mới mẻ đối với trẻ, phải dậy sớm, đến trường đúng giờ, phải làm bài tập đúng hạn, + Mối quan hệ mới của các em với thầy cô, bạn, bè, tập thể lớp, các em lo ngại, rụt rè, thậm chí sợ sệt trước mọi người. + Nhiệm vụ học tập làm trẻ mệt mỏi, uể oải. - Chuẩn bị tâm lí sẵn sàng đi học: thích ứng môi trường xã hội mới và đòi hỏi của chính hoạt động học tập.
- 2. Một số đặc điểm tâm lí lứa tuổi nhi đồng 2.1. Nhận thức - Cảm giác, tri giác phát triển phức tạp và hoàn thiện. - Tri giác không chủ định là chủ yếu, bị quy định bởi những đặc điểm của chính đối tượng, chưa có khả năng xem xét đối tượng một cách chi tiết và tỉ mỉ (sự tập trung chú ý). - Chưa có năng lực tập trung chú ý lâu dài. - Trí nhớ máy móc, cụ thể tốt. - Tư duy trực quan hình ảnh, hành động là chủ yếu.
- - Tưởng tưởng: bay bổng, phóng khoáng và chưa bị hạn chế bởi những hình ảnh hiện thực trực quan, mặc dù nó dựa trên những hình ảnh trực quan và vốn kinh nghiệm. Cụ thể: + Dựa vào đồ vật và hình ảnh cụ thể. + Chiều hướng cơ bản là đi từ sự chưa đúng đắn, đầy đủ sang đúng đắn, đầy đủ trên cơ sở tri thức ngày càng phù hợp hơn với hiện thực khách quan. -> Phải hướng sự tưởng tượng gần với hiện thực, thực tế, tránh sự mơ tưởng viễn vong phản tác dụng giáo dục.
- 2.2. Tình cảm 2.2.1. Đặc điểm chung - Đối tượng gây xúc cảm cho lứa tuổi nhi đồng chủ yếu là những sự vật, hiện tượng, hình ảnh, cụ thể, sinh động và trực tiếp.
- - Các em lứa tuổi nhi đồng dễ xúc cảm (giàu xúc cảm), hay xúc động và khó kiềm chế xúc cảm của mình. - Các em lứa tuổi nhi đồng chưa ý thức đầy đủ tình cảm của mình và sự hiểu biết tình cảm của người khác còn bị hạn chế. - Tình cảm lứa tuổi nhi đồng còn chưa bền vững.
- 2.2.2. Tình cảm cấp cao * Tình cảm đạo đức: - Tình cảm đối với những người thân trong gia đình trở thành động cơ của một số hoạt động. - Tình bạn: đồng cảm, cảm thông. - Tập thể: + Nảy sinh ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ. + Nảy nở khuynh hướng giúp đỡ trong hoạt động cùng nhau, có sự nỗ lực khắc phục khó khăn. + Tính tự kiềm chế và tự giác được tăng cường.
- + Tự hào vì được tập thể phân công, kết nạp Đội, + Biết điều khiển, che dấu tâm trạng của mình khi cần thiết. * Tình cảm trí tuệ: bắt đầu xuất hiện sự say mê. * Tình cảm thẩm mỹ: hình thức của cái đẹp. * Tình cảm mang tính chất thế giới quan: chưa xuất hiện -> mục đích của Đội là 5 điều Bác Hồ dạy.
- 2.3. Sự hình thành nhân cách của tuổi nhi đồng - Hoạt động học tập: + Tính chủ định đối với mọi hành vi được hình thành và phát triển: chuẩn mực đạo đức và quy tắc hành vi. + Trẻ đã xác lập được mối quan hệ với người lớn, giáo viên và các bạn cùng tuổi (tự đánh giá).
- - Hoạt động vui chơi: + Vui chơi là một nhu cầu lớn của tuổi nhi đồng, vẫn còn ảnh hưởng mạnh đến sự phát triển toàn diện ở các em. + Trò chơi giúp phát triển mạnh về thể lực, về sự nhanh nhẹn, tháo vát, các phẩm chất ý chí, các năng khiếu, năng lực, + Việc tổ chức vui chơi cho các em cần được quan tâm đúng mức và đúng yêu cầu phát triển của các em. Nếu không sẽ dẫn đến tình trạng các em nghịch ngợm, phá phách hoặc chơi những trò chơi kém bổ ích, phản tác dụng giáo dục.
- - Hoạt động lao động: + Hoạt động lao động rất có ý nghĩa đối với sự phát triển toàn diện nhân cách. + Hình thành kỹ năng vạch kế hoạch; + Các em có thể giúp đỡ được gia đình, tập thể và tự phục vụ bản thân. + Giá trị của lao động.
- - Hoạt động xã hội (tập thể, Đội): + Ý thức tổ chức kỷ luật. + Phát triển tính tự lập, tự quản, tình cảm trách nhiệm, mối quan tâm, đồng cảm với người khác, kỹ năng giao tiếp,
- Tóm lại -Nhận thức cảm tính là chủ yếu, nhận thức lí tính chưa phát triển. - Tư duy trực quan chiếm ưu thế, tư trừu tượng còn hạn chế. - Chưa có năng lực tập trung chú ý lâu dài. - Trí nhớ máy móc, cụ thể tốt. - Trẻ hay tò mò, thích khám phá, giàu tưởng tượng, ước mơ.
- - Hiếu động, thích hoạt động vui chơi giải trí. - Cử động, hoạt động trở thành nhu cầu, nhiều khi không chủ định, ngoài sự kiểm soát của ý chí. - Hay bắt chước nhưng chưa có sự chọn lọc. - Tính ôn hòa, dễ bảo, dễ bị ám thị. - Tình cảm chưa bền vững. - Tổ chức hoạt động để hình thành nhân cách cho trẻ: học tập, lao động, vui chơi, hoạt động xã hội.