Bài giảng Tài chính học - Chương 7: Thị trường tài chính và các định chế TC trung gian

pdf 51 trang ngocly 4720
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Tài chính học - Chương 7: Thị trường tài chính và các định chế TC trung gian", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_tai_chinh_hoc_chuong_7_thi_truong_tai_chinh_va_cac.pdf

Nội dung text: Bài giảng Tài chính học - Chương 7: Thị trường tài chính và các định chế TC trung gian

  1. 7.1 THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH 7.2. CÁC ĐỊNH CHẾTCTG 7.1.1 Khái niệm vềTTTC 7.2.1 Tổng quan về TCTG 7.1.2 Cấu trúc của TTTC 7.2.2 Giới thiệu định chế TCTG 7.1.3 Công cụ của TTTC
  2. 7.1.1 Khái niệm: TTTC là nơi diễn ra các hoạt động mua bán, chuyển nhượng quyền sử dụng các khoản vốn ngắn hạn hoặc dài hạn thông qua các công cụ tài chính nhất định. Các công cụ tài chính (các chứng khoán) gồm:  Chứng khoán nợ: là CK xác nhận quyền được nhận lại khoản vốn đã cho vay và lãi khi đáo hạn  Chứng khoán vốn: là chứng khoán xác nhận quyền được sở hữu một phần thu nhập và tài sản của công ty phát hành
  3. Cấu trúc TTTC Sự luân chuyển Phương thức tổ Kỳ hạn của các nguồn tài chức và giao chứng khoán chính dịch Thị Thị Thị Thị Thị Thị trường trường trường trường trường trường tập phi tập sơ cấp thứ cấp tiền tệ vốn trung trung
  4. TT sơ cấp là thị trường trong đó các chứng khoán mới được các nhà phát hành bán cho các khách hàng đầu tiên, và do vậy còn được gọi là thị trường phát hành.  Đặc điểm: • Cho phép các chủ thể kinh tế huy động vốn. • Hoạt động giao dịch diễn ra giữa các nhà phát hành và các nhà đầu tư lớn theo hình thức bán buôn.
  5. Người mua - Bảo lãnh CK Thị trường sơ cấp
  6. TT thứ cấp là thị trường trong đó các CK đã được phát hành trên TT sơ cấp được mua đi bán lại, làm thay đổi quyền sở hữu CK. Đặc điểm TT. thứ cấp: • Là nơi luân chuyển các nguồn vốn đã đầu tư, không làm tăng thêm quy mô đầu tư vốn • Hoạt động mua bán CK diễn ra giữa các nhà đầu tư với nhau, được xem như thị trường bán lẻ. • Đảm bảo khả năng chuyển đổi chứng khoán thành tiền (làm tăng tính thanh khoản cho chứng khoán).
  7. Thị trường sơ cấp Thị trường thứ cấp
  8. . Thị trường sơ cấp là cơ sở, là tiền đề cho sự hình thành và phát triển thị trường thứ cấp . Thị trường thứ cấp là động lực, là điều kiện cho sự phát triển của thị trường sơ cấp So sánh sự khác nhau giữa TT sơ cấp và TT thứ cấp?
  9. Thị trường tiền tệ là thị trường mua bán các chứng khoán ngắn hạn (thời hạn đáo hạn từ một năm trở xuống). Thị trường tiền tệ còn được chia thành hai loại: • Thị trường liên ngân hàng: là thị trường tiền tệ mà các giao dịch về vốn chỉ diễn ra giữa các NH thương mại và NHTW • Thị trường mở: là thị trường tiền tệ mà ngoài các NH ra còn có các tổ chức phi NH và các chủ thể kinh tế khác tham gia. Ngoài ra, còn có một thị trường bộ phận chuyên giao dịch các chứng khoán ngắn hạn được ghi bằng ngoại tệ được gọi là thị trường hối đoái
  10. Thị trường vốn là thị trường mua bán các chứng khoán trung và dài hạn (có thời hạn đáo hạn trên một năm). Do các chứng khoán mua bán trên thị trường vốn có thời hạn dài nên các nhà phát hành có thể sử dụng vốn thu được để đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Vì vậy thị trường vốn được coi là thị trường cung ứng vốn đầu tư cho nền kinh tế.
  11. Thị trường tập trung là thị trường mà việc giao dịch mua bán chứng khoán được thực hiện có tổ chức và tập trung tại một nơi nhất định. Đặc trưng của TT tập trung là các sở giao dịch chứng khoán.
  12. • Là thị trường mà các hoạt động mua bán CK được thực hiện phân tán ở những địa điểm khác nhau chứ không tập trung tại một nơi nhất định. • Được tổ chức dưới hình thức một thị trường giao dịch “qua quầy” - OTC market (Over-the-counter market). Đặc điểm: • Giao dịch các chứng khoán của công ty SMEs, hoặc những công ty chưa đủ điều kiện niêm yết trên SGD CK. • Không có địa điểm tập trung nhất định. • Các CK mua bán tại thị trường OTC rất đông đảo và đa dạng
  13. Các công cụ chủ yếu được sử dụng trên thị trường tài chính là các chứng khoán. Chứng khoán là chứng từ dưới dạng giấy tờ hoặc ghi trên hệ thống điện tử xác nhận các quyền hợp pháp của người sở hữu chứng từ đó đối với người phát hành. Các công cụ tài chính được chia thành hai nhóm chính sau: • Các công cụ lưu thông trên thị trường tiền tệ. • Các công cụ lưu thông trên thị trường vốn
  14. Thương phiếu Chứng chỉ Chấp phiếu tiền gửi ngân hàng Các công Tín phiếu Hợp đồng cụ TT tiền kho bạc mua lại tệ
  15. . Là công cụ vay nợ ngắn hạn của chính phủ do Kho bạc phát hành để bù đắp cho những thiếu hụt tạm thời của ngân sách nhà nước. . Thuộc loại chứng khoán chiết khấu: không được trả lãi nhưng lại được bán với giá chiết khấu tức là bán giá thấp hơn mệnh giá. . Được xem là công cụ tài chính có độ rủi ro thấp nhất trên thị trường tiền tệ => do đó, lãi suất thấp hơn
  16. • Là một công cụ nợ do các ngân hàng phát hành, cam kết trả lãi định kỳ cho khoản tiền gửi và sẽ hoàn trả vốn gốc (được gọi là mệnh giá của chứng chỉ) cho người gửi tiền khi đến ngày đáo hạn. • NCDs thường được các ngân hàng dùng để huy động các nguồn vốn lớn từ các công ty, các quỹ tương hỗ thị trường tiền tệ, các tổ chức của chính phủ.v.v
  17. Là chứng chỉ có giá ghi nhận lệnh yêu cầu thanh toán hoặc cam kết thanh toán không điều kiện một số tiền xác định trong một thời gian nhất định. Được giao dịch theo hình thức chiết khấu (được bán với giá thấp hơn mệnh giá). Có mức độ rủi ro cao hơn tín phiếu kho bạc nhưng mức lãi suất chiết khấu cũng cao hơn. Thương phiếu gồm:  Hối phiếu  Lệnh phiếu
  18. Là các hối phiếu do các công ty phát hành và được ngân hàng đảm bảo thanh toán bằng cách đóng dấu “đã chấp nhận” lên tờ hối phiếu. Là một công cụ nợ có độ an toàn khá cao, nhất là khi ngân hàng chấp nhận là các ngân hàng lớn, có uy tín. Những người sở hữu chấp phiếu có thể đem bán chúng trên thị trường tiền tệ với giá chiết khấu để thu tiền mặt ngay khi cần vốn gấp.
  19. • Hợp đồng mua lại là một hợp đồng trong đó NH bán một số lượng tín phiếu kho bạc mà nó đang nắm giữ, kèm theo điều khoản mua lại số tín phiếu đó sau một vài ngày hay một vài tuần với mức giá cao hơn. • Về thực chất đây là một công cụ để vay nợ ngắn hạn (thường không quá hai tuần) của các ngân hàng trong đó sử dụng tín phiếu kho bạc làm vật thế chấp.
  20. VD: Một NH cần lượng tiền mặt $10,000,000 trang trãi thiếu hụt ngắn hạn, có giữ 1 lượng tín phiếu. Một tổ chức TC có tiền mặt và có nhu cầu cho vay kiếm lãi. • Ngày t: Tín phiếu $10,000,000 • Ngày t + 3: Tín phiếu $ 10,002,500 Với: 10,002,500 = 10,000,000 + 10,000,000x3%x3/360
  21. Cổ phiếu Các khoản vay thế chấp TT vốn Các khoản vay TM & TD Trái phiếu
  22. Trái phiếu là một chứng thư xác nhận nghĩa vụ trả những khoản lãi theo định kỳ và vốn gốc khi đến hạn của tổ chức phát hành. Trái phiếu có những đặc điểm cơ bản sau: • Mệnh giá của trái phiếu: Xác định • Thời hạn của trái phiếu: xác định • Lãi suất trái phiếu: xác định (trừ TP thả nổi) • Người sở hữu trái phiếu: trái chủ (chủ nợ)
  23. Phân loại theo đối tượng phát hành: . Trái phiếu chính phủ . Trái phiếu công ty . Trái phiếu ngân hàng Phân loại theo lợi tức trái phiếu: . Trái phiếu có lãi suất cố định . Trái phiếu có lãi suất thả nổi . . Trái phiếu có lãi suất bằng không (trái phiếu chiết khấu)
  24. • Cổ phiếu là một chứng thư hay bút toán ghi sổ xác nhận trái quyền (quyền hưởng lợi) về vốn đối với thu nhập và tài sản ròng của một công ty cổ phần. • Hay: cổ phiếu là chứng chỉ xác nhận sự góp vốn và quyền sở hữu về số vốn mà một cổ đông góp vào công ty cổ phần. • Là một công cụ góp vốn và chỉ do các công ty cổ phần phát hành. Người mua những cổ phần này được gọi là cổ đông. Phân loại :  Cổ phiếu thường  Cổ phiếu ưu đãi
  25. Cổ phiếu thường hay cổ phiếu phổ thông (Common stock) Đặc điểm : • Không qui định trước số cổ tức cổ đông sẽ nhận được. • Chỉ được chia lãi sau khi công ty đã thanh toán lãi trả cho những người nắm trái phiếu và cổ phiếu ưu đãi • Thời hạn cổ phiếu là vô hạn. • Được hưởng quyền tham gia quản lý công ty Những cổ đông có nhiều cổ phần có thể nắm quyền điều hành công ty, còn lại chỉ để hưởng cổ tức hoặc bán đi khi cổ phiếu lên giá nhằm hưởng chênh lệch giá.
  26. Cổ phiếu ưu đãi (Preferred Stock) Là loại CP cho phép người nắm giữ cổ phiếu được hưởng một số ưu đãi hơn so với cổ đông cổ phiếu thường như: • Được hưởng một mức cổ tức riêng biệt có tính cố định hàng năm dù công ty làm ăn có lãi hay không. • Được ưu tiên chia lãi cổ phần trước cổ phiếu thường. • Được ưu tiên phân chia tài sản còn lại của công ty khi thanh lý, giải thể. Tuy nhiên, người nắm giữ cổ phiếu ưu đãi không được tham gia quản lý công ty. Khi lợi nhuận của công ty tăng lên thì cổ tức cổ phiếu ưu đãi không vì thế mà được tăng lên theo.
  27. • Vay thế chấp là khoản tiền cho các cá nhân hoặc công ty vay đầu tư (mua hoặc xây dựng) vào nhà, đất, hoặc những bất động sản khác, các bất động sản và đất đó sau đó lại trở thành vật thế chấp để đảm bảo cho chính các khoản vay. • Ở các nước phát triển, thị trường các khoản vay thế chấp có qui mô rất lớn, đặc biệt là thị trường các khoản vay thế chấp để mua nhà ở.
  28. Đây là các món vay dành cho những công ty kinh doanh và người tiêu dùng, chủ yếu là do các ngân hàng cung cấp. Riêng các khoản cho vay tiêu dùng cũng có thể do các công ty tài chính cung cấp. Các khoản vay này thường không chuyển nhượng được nên chúng kém lỏng nhất trong các công cụ của thị trường vốn.
  29. Vốn Trung Người gian tài Người có vốn chính cần vốn Vốn
  30. Đặc điểm: . Là các cơ sở kinh doanh tiền tệ và giấy tờ có giá: thu hút tiền nhàn rỗi của xã hội => sử dụng số vốn này để đầu tư, cung cấp cho thị trường tài chính . Các hoạt động trung gian khác của các định chế TCTG: • Trung gian mệnh giá • Trung gian rủi ro ngầm định. • Trung gian kỳ hạn • Trung gian thanh khoản • Trung gian thông tin
  31.  Vai trò của TGTC: . Chu chuyển các nguồn vốn . Giảm bớt chi phí giao dịch: nhờ vào tính kinh tế do quy mô hoạt động lớn và tính chuyên nghiệp cao . Khắc phục tình trạng thông tin bất cân xứng trên thị trường tài chính => giảm thiểu được nguy cơ chọn lựa đối nghịch, giảm bớt được những thiệt hại do rủi ro đạo đức gây ra . Thúc đẩy kinh tế phát triển
  32. Quỹ tín dụng Các Ngân hàng Công ty tài chính trung gian TGTC Công ty (Quỹ) đầu tư Các định chế phi NH Công ty bảo hiểm Các công ty chứng khoán Các quỹ hưu trí
  33. Quỹ tín dụng Là loại hình tổ chức tín dụng hợp tác dựa theo nguyên tắc tự nguyện, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động nhằm tương trợ giữa các thành viên. Đặc điểm: Thành viên tham gia quỹ tín dụng có quyền sở hữu và quản lý mọi tài sản và hoạt động của quỹ theo tỷ lệ vốn góp Cơ chế hoạt động: • Nhận tiền gửi, vay vốn từ các định chế tài chính khác, cho vay. • Thực hiện các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ, nhận ủy thác và làm đại lý trong lĩnh vực hoạt động tiền tệ theo quy định của pháp luật.
  34. Công ty tài chính Là một TGTC tín dụng, được thành lập dưới dạng một công ty, hoạt động trong các lĩnh vực: . Nhận tiền gửi có kì hạn từ một năm trở lên . Huy động vốn => cho vay lại . Cho vay tiêu dùng . Chiết khấu, tái chiết khấu, cầm cố các giấy tờ có giá. Ngoài ra còn thực hiện góp vốn, mua cổ phần, đầu tư các dự án theo hợp đồng; tham gia thị trường tiền tệ; thực hiện các dịch vụ kiều hối, kinh doanh vàng; Lưu ý: không được nhận tiền gửi không kỳ hạn, không thực hiện các nghiệp vụ trung gian thanh toán.
  35. Công ty tài chính Ở các nước phát triển, công ty tài chính có các loại hình như: • Công ty tài chính bán hàng: thuộc sở hữu bởi một công ty chế biến hay bán lẻ và cung cấp những khoản tín dụng cho người tiêu dùng để mua hàng của công ty đó. • Công ty tài chính tiêu dùng: chuyên cung cấp các khoản tín dụng cho người tiêu dùng • Công ty TC kinh doanh: chuyên cung cấp các hình thức tín dụng đặc biệt cho những hoạt động kinh doanh: mua các khoản nợ, chiết khấu giấy tờ có giá, cho thuê TC Clip giới thiệu CT. Tài chính CFC
  36. Quỹ đầu tư Là TGTC thực hiện huy động vốn từ các nhà đầu tư cá nhân thông qua hình thức phát hành chứng chỉ góp vốn đầu tư để đầu tư vào thị trường TC Mọi hoạt động được quản lý bởi công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát và cơ quan có thẩm quyền.
  37. Quỹ đầu tư Quỹ đầu tư Về cách thức và tính chất Về mô hình cấu trúc tổ góp vốn chức và hoạt động Quỹ đầu Quỹ Quỹ đầu Quỹ đầu Quỹ đầu tư dạng phòng tư dạng tư dạng tư dạng hợp chống đóng mở công ty đồng rủi ro
  38. QĐT dạng đóng QĐT dạng mở Đặc điểm: Đặc điểm: Chỉ huy động vốn 1 lần duy nhất Luôn phát hành thêm CP mới để huy bằng cách bán CK. động vốn và sẵn sàng mua lại chứng Tổng vốn huy động cố định và chỉ mà quỹ đã phát hành. không biến đổi Cơ cấu vốn không ổn định => nắm CK phát hành: CP thường, CPƯĐ danh mục ĐT đa dạng hoặc trái phiếu. CK phát hành là CP thường. Ưu điểm: Cơ cấu vốn ổn định => Ưu điểm: Có lợi thế về khả năng huy lợi thế trong đầu tư vào các dự án động, mở rộng vốn => linh hoạt hơn dài hạn và các CK có tính thanh trong việc lựa chọn các dự án đầu tư. khoản thấp. Nhược điểm: “mở” => NĐT dễ dàng Nhược điểm: Chứng chỉ quỹ có tính rút vốn => cơ cấu vốn ko ổn định => thanh khoản thấp => thị giá thường duy trì những tài sản có tính thanh thấp và thời gian thu hồi vốn lâu. khoản cao => ít khả năng đầu tư các dự án lớn.
  39. QĐT dạng công ty QĐT dạng hợp đồng Quỹ phòng chống rủi ro Là 1 pháp nhân Ko phải là 1 pháp nhân Huy động vốn từ nhiều người Những người góp vốn trở Là mô hình quỹ tín thác đầu và tiến hành xây dựng danh thành cổ đông, có quyền bầu tư: NĐT góp vốn và uỷ thác mục đầu tư trên thị trường tài ra hội đồng quản trị quản lý việc đầu tư cho các công ty chính. toàn bộ hoạt động quỹ. quản lý quỹ để đảm bảo sinh Bị ràng buộc về giới hạn đầu Hoạt động như một nhà tư lợi cao nhất tư tối thiểu của quỹ => nhằm vấn đầu tư, chịu trách nhiệm Cty quản lý quỹ: đứng ra giúp quỹ hedge không bị kiểm tiến hàng phân tích đầu tư, thành lập quỹ, huy động soát ở mức độ lớn. quản lý danh mục đầu tư và vốn, thực hiện đầu tư vào Quỹ Hedge còn yêu cầu các thực hiện các công việc quản những lĩnh vực có hiệu quả nhà đầu tư cam kết tiền góp trị khác. Ngân hàng giám sát: bảo vốn dài hạn nhằm giúp theo Thường được sử dụng ở các quản vốn và tài sản của đuổi các chiến lược đầu tư dài nước phát triển như Anh, Mỹ. NĐT, giám sát các hoạt động hạn. của công ty quản lý quỹ. .
  40. Công ty bảo hiểm Bảo hiểm về bản chất là sự chia nhỏ rủi ro, trong đó người bảo hiểm (công ty bảo hiểm) đứng ra cam kết thực hiện hợp đồng bồi thường theo quy định của pháp luật cho người được bảo hiểm trong trường hợp xảy ra rủi ro tổn thất, với điều kiện người được bảo hiểm đã mua bảo hiểm phí.
  41. Công ty bảo hiểm • Là một tổ chức TC hoạt động chủ yếu là bảo vệ tài chính cho những người có hợp đồng bảo hiểm về những rủi ro thuộc trách nhiệm của bảo hiểm trên cơ sở người tham gia phải trả một khoảng tiền gọi là phí bảo hiểm. • Thực hiện TGTC: sử dụng phí bảo hiểm đầu tư vào các tài sản ít rủi ro => thu nhập thu được sẽ sử dụng thanh toán cho khoảng chi trả bảo hiểm. • Được xem là “lá chắn” về kinh tế • Có khả năng tập trung, huy động nguồn vốn. • Hoạt động trên nguyên tắc số đông cùng nhau chia sẻ rủi ro
  42. Các công ty chứng khoán Là một định chế TCTG thực hiện các nghiệp vụ trên thị trường chứng khoán. Các nghiệp vụ chủ yếu: • Môi giới chứng khoán cho khách hàng để hưởng hoa hồng. • Mua bán chứng khoán bằng nguồn vốn của chính mình để hưởng chênh lệch giá. • Trung gian phát hành và bảo lãnh phát hành chứng khoán cho các đơn vị phát hành. • Tư vấn đầu tư và quản lý quỹ đầu tư.
  43. Các công ty chứng khoán Các loại hình công ty chứng khoán: • Công ty môi giới CK: chỉ thực hiện việc trung gian, mua bán CK cho khách hàng để hưởng hoa hồng • Công ty bảo lãnh phát hành CK: thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh để hưởng phí hoặc chênh lệch giá • Công ty kinh doanh CK: thực hiện tự doanh, tức là tự bỏ vốn và tự chịu trách nhiệm về hậu quả kinh doanh • Công ty trái phiếu: chuyên mua bán các loại trái phiếu • Công ty CK không tập trung: hoạt động tập trung trên thị trường OTC và đóng vai trò là các nhà tạo thị trường