Bài giảng Sửa chữa - Bảo dưỡng hệ thống nhiên liệu động cơ diesel

pdf 214 trang ngocly 640
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Sửa chữa - Bảo dưỡng hệ thống nhiên liệu động cơ diesel", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_sua_chua_bao_duong_he_thong_nhien_lieu_dong_co_die.pdf

Nội dung text: Bài giảng Sửa chữa - Bảo dưỡng hệ thống nhiên liệu động cơ diesel

  1. Mô đun 05: SỬA CHỮA - BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU ĐỘNG CƠ DIESEL Thời gian thực hiện: 68 giờ ( Thời gian học: 64 giờ, kiểm tra 4 giờ) 1. Mục tiêu mô đun: Học xong mô đun này học viên sẽ có khả năng: . - Phân tích đúng những hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng trong hệ thống nhiên liệu động cơ diesel - Trình bày được phương pháp bảo dưỡng, kiểm tra và sữa chữa những hư hỏng của các bộ phận hệ thống nhiên liệu động cơ diesel - Tháo lắp, kiểm tra và bảo dưỡng, sửa chữa các chi tiết, bộ phận đúng quy trình, quy phạm và đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật trong sửa chữa. - Sử dụng đúng, hợp lý các dụng cụ kiểm tra, cân chỉnh, bảo dưỡng và sửa chữa đảm bảo chính xác và an toàn. 2. Nội dung mô đun: - Tháo lắp bơm cao áp PF (Thời gian học: 8 giờ) - Tháo lắp bơm cao áp PE (Thời gian học: 8 giờ; kiểm tra: 1 giờ) - Kiểm tra, điều chỉnh bơm cao áp PE trên băng thử (Thời gian học: 8 giờ; kiểm tra: 1 giờ) - Đặt bơm PE vào động cơ (Thời gian học: 8 giờ; kiểm tra: 1 giờ) - Tháo lắp bơm cao áp VE (Thời gian học: 8 giờ; kiểm tra: 1 giờ) - Kiểm tra, điều chỉnh bơm cao áp VE trên băng thử (Thời gian học: 8 giờ) - Tháo lắp vòi phun cao áp (Thời gian học: 8 giờ) - Kiểm tra áp suất và chất lượng phun trên băng thử (Thời gian học: 8 giờ) NỘI DUNG TÀI LIỆU Bái 1. Tháo lắp bơm cao áp PF (Thời gian học: 8 giờ) a. Lý thuyết liên quan. Bơm nhiên liệu cao áp PF 1
  2. Hệ thống nhiên liệu sử dụng bơm PF được ứng dụng trên các loại động cơ diesel cỡ nhỏ 1,2 xylanh như YANMAR, KUBOTA, Bông sen, hoặc trên các động cơ nhiều xylanh cỡ lớn như máy phát điện, máy tàu Hệ thống nhiên liệu dùng bơm cao áp PF 1. Thùng nhiên liệu 2. Khóa nhiên liệu 3. Lọc nhiên liệu 4. Ống dẫn nhiên liệu 5. Bơm cao áp PF 6. Óng cao áp 7. Kim phun 8. Ống dầu hồi 1. Cấu tạo : 2
  3. Cấu tạo bơm PF A: Ráp đứng B: Ráp bên hông 1.Thân bơm 2. Ống dầu đến 3. Vít xã gió 4. Vít chận xylanh 5. Píttông 6. Vit chận xylanh 7.Vòng răng 8. Vít chận thanh răng 9.Lò xo 10. Chụp đệm đẩy 11.Lổ xem dấu cân bơm 12. Van cao áp 13. Lò xo van 14. Ống cao áp 15. Ống luc giác Hệ thống nhiên liệu sử dụng bơm PF được ứng dụng trên các loại động cơ diesel cỡ nhỏ 1,2 xylanh như YANMAR, KUBOTA, Bông sen, hoặc trên các động cơ nhiều xylanh cỡ lớn như máy phát điện, máy tàu. Một bơm PF gồm các bộ phận sau : 3
  4. + Một vỏ bơm được đúc bằng thép hay hợp kim nhôm trên đó bệ để bắt bơm, các lỗ bắt đầu ống dầu, vít xả gió, vít chận xylanh, lỗ để xỏ thanh răng. + Bên trong vỏ bơm có chứa cụm xylanh, piston. Đây là bộ chính để ép và phân định nhiên liệu. Ngoài piston là một khâu răng để điều khiển piston xoay nhờ thanh răng, piston bơm luôn được đẩy xuống nhờ một lòxo, hai đầu của lò xo có chén chận, tất cả được đậy lại bởi một đệm đẩy và khóa lại bên trong vỏ bơm nhờ một khoen chận. + Phía trên xylanh là bệ xupáp, xupáp giảm áp (cao áp) trên xupáp là hai lò xo, tất cả được xiết giữ trong vỏ bơm bằng lục giác, đầu ốc lục giác là chỗ để bắt ống cao áp dẫn dầu tới kim phun. + Xylanh bơm có một hay hai lỗ dầu, lỗ dầu ra ở phía vít chận xylanh, vít chận ngoàI có nhiệm vụ định vị, xylanh còn lại có nhiệm vụ chịu sức tác dụng của áp lực dầu về đê tránh xói mòn vỏ bơm. + Piston bơm thường có lằn vạt xéo phía trên hay phía dưới để phân lương nhiên liệu, đuôi piston có hai tai để ăn khớp với hai rãnh khoét trên khâu răng. ở rãnh khoét trên khâu răng và tại đuôi piston đều có dấu khi ráp phải để chúng trùng nhau. 4
  5. 2.Nguyên lý hoạt động của bơm PF : - Khi động cơ làm việc, lúc piston bơm xuống thấp nhất nhiên liệu ở xung quanh xylanh vào xylanh bơm bằng cả hai lỗ dầu vào và dầu ra. Đến thì phun dầu, cốt cam gắn ở động cơ điều khiển piston bơm đI lên ép nhiên liệu trong xylanh. Lúc piston đi lên, khi náo piston bịt hết hai lỗ dầu ở xylanh thì nhiên liệu bắt đầu ép (ta gọi là điểm khởi phun). Khi áp lực dầu ép tăng lên mạnh hơn áp lực lò xo, van mở, đưa nhiên liệu tới kim phun và váo xylanh động cơ. 6
  6. - Piston tiếp tục đi lên ép nhiên liệu đến khi lằn vạt xéo ở piston hé mở lỗ dầu về, dầu tràn ra ngoài xylanh thì phun chấm dứt (ta gọi là điểm rứt phun), piston tiếp tục đi lên cho hết khoảng chạy của nó - Muốn thay đổi tốc độ động cơ ta điều khiển thanh răng xoay piston để thay đổi thời gian phun. Thời gian phun càng lâu lượng dầu càng nhiều động cơ chạy càng nhanh, thời gian phun dầu càng ít thì động cơ chạy càng chậm. Khi ta xoay piston để rãnh đứng ngay lỗ dầu về thì sẽ không có sự cung cấp nhiên liệu mặc dầu piston vẫn lên xuống, nhiên liệu không được ép, không phun động cơ ngừng hoạt động (vị trí này gọi là cúp dầu) 3. Điều kiện làm việc: 7
  7. - Làm việc trong môi trường áp suất nhiên liệu cao, thay đổi thường xuyên và có chu kỳ. - Chịu lực nén cao. 4. Hư hỏng, kiểm tra, tháo lắp bơm cao áp PF 4.1.Hao mòn, hư hỏng Bị mài mòn do - Ma sát giữa cam và con đội làm cho lượng nhiên liệu cung cấp không còn được chính xác. - Ma sát giữa cặp piston và xilanh bơm cao áp, và do áp suất dầu lớn nên cũng bị áp mòn khi nhiên liệu chảy qua. 4.2. Lò xo BCA làm việc lâu ngày không còn đàn hồi tốt. 5. Sửa chữa - Đối với mòn do cam có thể nâng cao con đội để điều chỉnh lượng nhiên liệu cho đúng - Lò xo có thể thay mới - Đối với các cặp chi tiết trong BCA thường là các cặp chi tiết siêu chính xác nên thường khi bị hư là thay mới b. Trình tự thực hiện Điều kiện thực hiện Thiết bị: Bơm cao áp PF, Động cơ Dụng cụ: Dụng cụ cơ khí, Dụng cụ chuyen dùng khay đựng Vật tư: Dầu diesel 8
  8. Nội dung thực hiện 1. Tháo: NỘI DUNG YÊU CẦU GHI CHÚ Vệ sinh sơ bộ tháo hết - Sạch sẽ Mỗi nhóm 1 máy. dầu ra khỏi khoang - Không rơi rớt. bơm. Tháo rời các ống dẫn - Dùng giẻ lau không cao áp, thấp áp và ống để dầu rơi đứt, không dẫn dầu bơi trơn. gãy Tháo ốc nối cao áp trên - Không rơi rớt chi tiết từng phân bơm, lấy lò - Khi tháo dùng Clê để xo van cao áp ra ngoài, hãm không để ống dầu dây van chuyển động xoay, đánh dấu vị trí để kéo bệ van cao áp. Tháo nắp đậy bên hông - Thực hiện đúng quy bơm cao áp. trình - Sử dụng dụng cụ đúng Dùng chêm chuyển - Thực hiện đúng động chêm các con đội phương pháp kiểm tra vượt qua gờ cao của cho mỗi bộ phận cao trên trục bơm cao áp, rút trục cam theo chiều trục. Tháo vít ở đáy cac-te - Thực hiện đúng quy bơm cao áp, rút chêm, trình kéo các con đội, piston - Quay trơn không bó lò xo, đế lò xo ra ngoài kẹt (Hoặc tháo nắp cac-te nếu bơm cao áp dùng 9
  9. nắp cac-te) Tháo vít giữ xi-lanh Nhẹ nhàng tránh va đập làm xây xuớt bề mặt làm việc của các cổ trục và cam Kéo xi-lanh ra khỏi vỏ Lắp ống dẫn cao áp. bơm theo hướng mũi Không để lẫn bệ van và tên. van cao áp giữa các phân bơm đồng thời ngâm tất cả vào dầu Diesel sạch. Lấy vành răng, ống - Vệ sinh sạch sẽ các xoay ra ngoài. chi tiết sau khi tháo rã 2. Lắp: Theo quy trình ngược lại với một số lưu ý sau: Sau khi đã kiểm tra, sửa chữa, phục hồi tất cả các chi tiết phải rửa và ngâm trong dầu sạch, không để lẫn các bộ đôi Piston-Xilanh, Van-bệ đỡ van cao áp vào vị trí các con đội bơm cao áp Không dung giẻ để lau chùi các chi tiết có độ chính xác cao. Lắp xi-lanh đúng dấu. Lắp vít định vị, các vít định vị đều có đệm Dấu ống xoay, vành răng và đuôi Piston phải trùng khe hở dọc trục của trục cam khi lắp vào bệ đỡ không lớn hơn 0,05 mm Sau khi lắp cần kiểm tra, điều chỉnh: + Điểm bắt đầu phun. + Đồng đều lưu lượng các phân bơm. Đặt bơm lên động cơ, xả khí trong hệ thống, nổ thử động cơ. c. Hình thức tổ chức - Phần lý thuyết liên quan học viên tự nghiêng cứu trước khi thực tập. 10
  10. - Phần kỹ năng học viên luyện tập các nội dung được hướng dẫn theo nhóm, mỗi nhóm 5 học viên, giáo viên quan sát, uốn nắn và rút kinh nghiệm khi buổi luyện tập kết thúc. Modun 5.2: Tháo lắp bơm cao áp PE (Thời gian: 8giờ. Kiểm tra 1 giờ) A. Lý thuyết liên quan 1. Nhiệm vụ, phân loại hệ thống nhiên liệu động cơ diesel dùng bơm tập trung PE. 1.1 Nhiệm vụ: có nhiệm vụ sau: - Cung cấp nhiên liệu cần thiết tùy theo chế độ làm việc của động cơ. - Cung cấp lượng nhiên liệu đồng đều cho các xy lanh động cơ đúng thời điểm quy định và đúng theo thứ tự thì nổ của động cơ. - Phun sương và phân tán đều hơi nhiên liệu trong thể tích buồng đốt do sự phối hợp của kim phun và các dạng đặt biệt của buồng đốt. Gây sự hòa hợp triệt để giữa thanh khí và nhiên liệu tán nhuyễn. Nhờ thế nhiên liệu tự bốc cháy dễ dàng và trọn vẹn. 1.2. Hệ thống phải đảm bảo các yêu cầu sau: - Thùng nhiên liệu dự trữ phải đảm bảo cho động cơ hoạt động liên tục trong suốt thời gian hoạt động. - Các lọc phải lọc sạch nước và các tạp chất cơ học trong nhiên liệu. - Các chi tiết phải có độ chính xác cao - Tiện nghi cho việc bảo dưỡng và sửa chữa. 1.3. Phân loại: Dựa vào số xy lanh có loại bơm cao áp sử dụng cho động cơ 4 xy lanh, 6 xy lanh, 8 xy lanh kiểu V, nhiều xy lanh. Dựa vào bộ điều tốc có các loại sau: điều tốc cơ khí, điều tốc áp thấp, điều tốc phối hợp cơ khí áp thấp, điều tốc bằng điện tử. 2. Sơ đồ cấu tạo và hoạt động của hệ thống nhiên liệu động cơ diesel dùng bơm tập trung PE. 11
  11. 2.1 Sơ đồ cấu tạo. Cấu tạo chung của hệ thống gồm có: Thùng chứa nhiên liệu, bầu lọc thô, bầu lọc tinh, bơm truyền nhiên liệu(bơm tiếp vận, bơm cấp liệu), bơm cao áp ( heo dầu, heo đứng), kim phun, các đường ống dẫn dầu Hình 5.2.1. Hệ thống nhiên liệu bon cao áp PE 1. Thùng nhiên liệu 2. Lộc thô 3. Bơm chuyển nhiên liệu 4. Lộc tinh 5. Bơm cao áp 6. Ống cao áp 7. Kim phun 8. Ống dầu về 9. Van an toàn 10. Bơm tay 11. Ốc xả gió 12
  12. Hình 5.2.2. Hệ thống nhiên liệu dùng bơm cao áp PE loại đường ống dầu hồi ở lọc 1. Thùng nhiên liệu 2. Lộc thô 3. Bơm chuyển nhiên liệu 4. Lộc tinh 5. Bơm cao áp 6. Ống cao áp 7. Kim phun 8. Ống dầu về 9. Van an toàn 10. Bơm tay 11. Lưới lọc và van 1 chiều 12. Bộ điều tốc 14. Ốc xả gió 13
  13. Hình 5.2.3. Hệ thống nhiên liệu dùng bơm cao áp PE loại đường ống dầu hồi vào bơm cấp liệu 3. Cấu tạo bơm cao áp PE: 1 - Bộ điều tốc cơ khí 2 - Bơm tiếp vận 3 - Bộ phun dầu sớm. Giải thích ký hiệu ghi trên vỏ bơm cao áp PE: PE 6 A 70 B 4 1 2 R S114 PES 6 A 70 A 2 1 2 3 R S64 14
  14. Hình 5.2.4: Bơm cao áp PE. PE: chỉ loại bơm cao áp cá nhân có chung một cốt cam được điều khiển qua khớp nối. Nếu có thêm chữ S: cốt cam bắt trực tiếp vào động cơ không qua khớp nối. 6: chỉ số xilanh bơm cao áp (bằng số xilanh động cơ). A: kích thước bơm (A: cỡ nhỏ, B: cỡ trung, Z: cỡ lớn, M: cỡ thật nhỏ, P: đặc biệt, ZW: cỡ thật lớn). 70: chỉ đường kính piston bơm bằng 1/10mm (70 = 7mm). B: chỉ đặc điểm thay thế các bộ phận trong bơm khi lắp ráp bơm (gồm có : A,B,C,Q,K,P) 4: chỉ vị trí dấu ghi đầu cốt bơm. Nếu số lẻ: 1,3,5 dấu ghi ở đầu cốt bơm. Nếu số chẵn: 2,4,6 thì dấu nằm bên phải nhìn từ phía cửa sổ. 1: chỉ bộ điều tốc (0: không có, 1: ở phía trái, 2: ở phía phải). 2: chỉ vị trí bộ phun dầu sớm (như bộ điều tốc). R:chỉ chiều quay bơm: R:cùng chiều kim đồng hồ Các chi tiết của một tổ bơm cao áp PE: 15
  15. Hình 5.2.5.: Cấu tạo một tổ bơm cao áp PE 1 - Lò xo cao áp 2 - Đầu nối đường ống cao áp 3 - Van cao áp 4 - Đế (bệ) van cao áp 5 - Xi lanh bơm 6 - Piton bơm 7 - Manchon 8 - Đế và chén chận lò xo 9 - Lò xo 10 - Chén chận lò xo 11 - Vít điều chỉnh vị trí của piston và vít khoá 12 - Con đội 13 - Con lăn 14 – Cam 3.1. Cấu tao chi tiết bơm cao áp PE 16
  16. Hình 5.2.6. Cấu tạo tổng quát của bơm cao áp 1. Bơm tiếp vận 2. Cốt bơm 3. Đệm đẩy 4. Bộ phun sớm 5. Quả tạ 6. Lò xo bít tông 7. Thanh răng 8. Khâu răng 9. Vít giữ thanh răng 10. Xy lanh 11. Van cao áp 12. Ốc lục giác 13.Ốc xả gió 14. Cần bơm tay 15.Bộ điều tốc 17
  17. Hình 5.2.7. Cấu tạo chi tiết bơm cao áp PE 1. Ốc lục giác 2.3. Bệ và lò xo cao áp 4. Van cao áp 5. Lông đền đồng 6. Xy lanh 7. Dầu về 8. Bít tông 9. Vít giữ thanh răng 10. Thanh răng 11. Ống xoay 12. Chén chặn dưới 13. Lò xo hoàn lực 14. Đế giữ bít tông 15.16.17. Đệm đẩy và vít chỉnh 18.19.20. Con lăn của đệm đẩy 21. Bứu cốt cam 22. Nút đậy đáy bơm 23 phòng chứa 18
  18. dầu 24. Vít chặn xy lanh 25. Vít chỉnh vòng răng 26.27. Dầu bôi trơn từ động cơ đến và về Bơm cao áp PE là một tổ bơm gồm nhiều bơm PF ghép thành một khối, có cốt cam điều khiển nằm trong thân bơm và điều khiển chung bởi một thanh răng,quan sát bơm cao áp PE Boosh gồm có: Một thân bơm (vỏ bơm) được đúc bằng hợp kim nhôm trên đó có dự trù lỗ để bắt ống dầu đến, ống dầu về ốc xã gió lỗ xỏ thanh răng, vít chặn thanh răng,vít kềm xy lanh vỏ bơm có thể chia làm 3 khoang (phần) trong đó có chứa các chi tiết sau : Phần giữa (cửa sổ mặt tiền bơm) bên trong chứa các cặp bít tông xy lanh tương ứng với số xy lanh của động cơ, các vòng răng và thanh răng điều khiển. Trên vòng răng có vis xiết để có thể điều chỉnh vị trí các bít tông tương ứng với xy lanh (điều chỉnh đồng lượng ) dưới vòng răng lò xo và chén chận. Phần dưới bên trong có chứa cốt bơm hai đầu tựa lên hai bạc đạn lắp ở nốt đậy cốt bơm. Cốt bơm có số bướu bằng số xy lanh động cơ và có cam sai tâm để điều khiển bơm tiếp vận bắt ở hông bơm. Trên các bướu là các đệm đẩy có bánh lăng , ở đệm đẩy có vít điều chỉnh và đai ốc chận. Dưới cốt bơm là đáy bơm có các nắp đậy , bên trong chứa dầu nhờn để bôi trơn. Cốt bơm một đầu được lắp một khớp nối (hoặc bộ phun sớm tự động và khớp nối) nối với trục truyền động từ động cơ. Đầu còn lại lắp quả tạ và chi tiết bộ điều tốc cơ năng (hoặc để trống nếu bộ điều tốc áp thấp). Phần trên là phòng chứa nhiên liệu thông giữa các xy lanh với nhau (phần này chứa phần trên xy lanh nơi có lỗ nhiên liệu vào và ra). Các vít kềm xy lanh chỏi ở lỗ nhiên liệu ra của xy lanh. Một van an toàn để điều chỉnh áp lực nhiên liệu vào các xy lanh (gồm viên bi hay bít tông và lò xo). Trên xy lanh là bệ van cao áp, van cao áp lò xo và trên cùng là các ốc lục giác dẫn nhiên liệu đến kim phun. 19
  19. Ngoài ra còn có một bơm tiếp vận loại bít tông gắn ở hông bơm được điều khiển bởi cam sai tâm của cốt bơm và bộ tiết chế cơ năng hay áp thấp liên hệ với thanh răng để điều chỉnh tốc độ động cơ (xem bài bộ điều tốc). 3.1.1 Vỏ bơm Vỏ bơm được đúc bằng nhôm và chứa các cơ cấu bơm, bơm cấp liệu, cơ cấu điều khiển phun sớm tự động, cơ cấu điều chỉnh 3.1.2 Trục cam Trục cam được đỡ bởi hai ổ bi đũa côn và được dẫn động bởi trục khuỷu động cơ, qua các bánh răng cam và bộ điều khiển phun sớm (số lượng cam bằng số lượng xy lanh động cơ) để dẫn động pittông và một cam để dẫn động bơm cấp liệu. 3.1.3 Con đội Con đội biến chuyển động quay của cam thành các chuyển động thẳng đứng của pittông. Các con lăn trong và ngoài được lắp tại mặt tiếp xúc giữa con đội và cam để tăng diện tích bề mặt chịu tải. 3.1.4 Đế lò xo dưới Đế lò xo dưới đỡ lò xo pittông (lò xo này đẩy pittông xuống phía dưới) và được thiết kế để cho phép pittông quay trong đế lò xo dưới một cách dễ dàng. Có hai kiểu đế lò xo dưới : Kiểu thông thường và kiểu tốc độ cao như hình vẽ dưới. Các đệm (hay một bulông điều chỉnh ở động cơ 2D) được đặt ở giữa đế lò xo dưới và con đội để cho phép điều chỉnh hành trình ban đầu của pittông bơm cho xy lanh số 1 (hay khoảng thời gian phun của các pittông cho các xy lanh khác).(xem trang 35 và 36 để biết thêm chi tiết) 3.1.5 Các bộ phận của bơm Xy lanh được gắn cố định trong vỏ bơm nhờ giá đỡ van phân phối. 20
  20. Rãnh điều khiển của pittông có tác dụng xả nhiên liệu bị nén để kết thúc quá trình phun khi rãnh khớp với lỗ cấp liệu trong xy lanh. Mặt dẫn động của pittông ăn khớp trong rãnh của bạc điều khiển, bạc quay pittông trong xy lanh để điều chỉnh lượng phun nhiên liệu. Chú ý Do các bộ phận của bơm được mài nghiền, mỗi pittông phải được lắp lại vào đúng mỗi xy lanh mà nó được tháo ra. 3.1.6 Thanh răng điều khiển Thanh răng điều khiển được nối trực tiếp vào bộ điều chỉnh, thanh răng ăn khớp với bánh răng điều khiển. Một bạc điều khiển được gắn với bánh răng điều khiển bằng vít và quay cùng với bánh răng. Bởi vì bề mặt dẫn động của pittông nằm trong khe của bạc điều khiển nên khi bạc quay pittông cũng quay theo. Khi thanh răng điều khiển dịch chuyển sang phải hay sang trái, pittông quay thuận chiều hay ngược chiều kim đồng hồ. 21
  21. 3.2. Nguyên tắc hoạt động. 22
  22. Hình 5.2.8 1– Theo hình 5: Phần đầu piston bơm có xẻ rãnh hình chéo (lằn vạt chéo). Piston chuyển động tịnh tiến trong xilanh và hai bên xilanh có lỗ thoát nhiên liệu. 1. Khi piston bơm ở vị trí thấp nhất thì nhiên liệu từ lỗ bên trái tràn vào chứa đầy thể tích công tác (bao gồm: phía trên piston và rãnh lõm ở đầu piston) vị trí I. 2. Khi piston đi lên, nhiên liệu được ép lại và bị đẩy một phần qua lỗ : vị trí II. 3. Piston tiếp tục đi lên và che lấp gờ trên của lỗ: vị trí III, từ đó trở đi nhiên liệu đi vào đường ống cao áp đến kim phun: vị trí IV. 4. Piston tiếp tục đi lên và khi gờ dưới của rãnh lõm bắt đầu mở lỗ: vị trí V, kể từ đó trở đi nhiên liệu theo rãnh lõm qua lỗ ra ngoài : vị trí VI. Hình 5.2.9: Vị trí tương đối của lỗ thoát với đỉnh piston. Biểu diễn vị trí tương đốicủa lỗ thoát với đỉnh piston trong quá trình bơm. - stb : hành trình toàn bộ của piston bơm : không thay đổi - se : hành trình có ích của piston bơm, có thể thay đổi khi ta thay đổi vị trí tương đối của piston và xilanh (qua thanh răng). Muốn thay đổi lượng nhiên liệu cung cấp trong một chu kỳ ta xoay piston bơm làm cho vị trí lỗ thoát và piston thay đổi® thay đổi se. khi thay đổi se thì thời gian bắt đầu bơm là không thay đổi mà thay đổi thời gian kết thúc bơm. Muốn thay đổi tốc độ động cơ ta điều khiển thanh răng xoay piston để thay đổi thời gian phun. Thời phun càng lâu lượng dầu càng nhiều động cơ 23
  23. chạy nhanh, thời gian phun ngắn dầu cang ít động cơ chạy chậm. Khi ta xoay piston để rãnh đứng ngay lỗ dầu về thì sẽ không có vị trí án mặc dù piston vẫn lên xuống, nhiên liệu không được ép, không phun động cơ ngưng hoạt động (vị trí này gọi là cúp dầu). Lằn vạt xéo trên đầu piston có 3 loại: - Lằn vạt xéo phía trên. - Lằn vạt xéo phía dưới. - Lằn vạt xéo trên dưới Trung bính 24
  24. Tắt máy Hình 5.2.10. Định lượng nhiên liệu của bơm cao áp PE. (a) (b) (c) Hình 5.2.11. Cấu tạo đầu Piston bơm PE. a) Lằn vạt xéo trên dưới: Điểm khởi phun và kết thúc phun thay đổi. b) Lằn vạt xéo trên: Điểm khởi phun thay đổi, điểm dứt phun cố định. c) Lằn vạt xéo dưới: Điểm khởi phun cố định, định dứt phun thay đổi Khi động cơ làm việc, bơm chuyển và bơm tiếp vận hút nhiên liệu từ thùng chứa qua lọc thô, và vào bơm tiếp vận đến lọc tinh rồi đến bơm cao áp. Một van tràn (van an toàn) giới hạn áp lực nhiên liệu vào bơm cao áp bằng cách xả dầu tràn về thùng chứa. Một đồng hồ áp suất để kiểm tra áp lực nhiên liệu tiếp vận vào bơm cao áp nếu có trang bị. Bơm cao áp có số tổ bơm tương ứng với số xy lanh động cơ, dầu vào bơm cao áp được nén 25
  25. lên áp lực cao nâng van cao áp và vào đường ống cao áp đến kim phun phù hợp với thứ tự nổ của động cơ. Nâng van kim lên và phun vào lòng buồng đốt đúng thời điểm. Số nhiên liệu dư xuyên qua khe hở của van kim phun được chuyển về thùng chứa cứ như thế mà hệ thống làm việc. 4. Bộ phun dầu sớm tự động 4.1. Cấu tạo: Hình 5.2.12. Bộ phun dầu sớm tự động trên bơm PE. 1 – Mâm thụ động 2 – Trục lắp quả tạ 9 – Vít đậy 3 – Vỏ ngoài 10 – lông đền chêm 4 – Vỏ trong 11 – Lò xo 5 – Mâm chủ động 12 – Tán 6 – Quả tạ 13 – Khớp nối 8 – Vít châm dầu 7 – Vít xả gió 14 – Quả tạ Gồm: một mâm nối thụ động bắt vào đầu cốt bơm cao áp nhờ chốt then hoa và đai ốc giữ. Một mâm nối chủ động có khớp nối để nhận truyền động từ động cơ. Chuyển động quay của mâm chủ động truyền qua mâm thụ động qua hai quả tạ. - Trên mâm thụ động có ép hai trục thẳng góc với mâm, hai quả tạ quay trên hai trục này. Đầu lồi còn lại của quả tạ tỳ vào chốt của mâm chủ động, hai quả tạ được kềm vào nhau nhờ hai lò xo, đầu lò xo tựa vào trục, đầu còn lại tỳ vào chốt 26
  26. ở mâm chủ động. Một miếng chêm nằm trên lò xo để tăng lực lò xo theo định mức. Một bọc dính với mâm chủ động có nhiệm vụ bọc hai quả tạ và giới hạn tầm di chuyển của chúng. - Tất cả các chi tiết được che kín bằng một bọc ngoài cùng vặn vào bề mặt có ren của mâm thụ động. Các vòng đệm kín bằng cao su hoá học đảm bảo độ kín giữa bọc và mâm chủ động. Nhờ vậy mà bên trong toàn bộ có đầy dầu nhớt bôi trơn. - Trên động cơ Diesel khi tốc độ càng cao, góc phun dầu càng sớm để nhiên liệu đủ thời gian hoà trộn tự bốc cháy phát ra công suất lớn nhất. Do đó trên hầu hết các động cơ Diesel có phạm vi thay đổi số vòng quay lớn đều có trang bị bộ phun dầu sớm tự động. Đối với bơm cao áp PE việc định lượng nhiên liệu tuỳ theo vị trí lằn vạt xéo ở píttông đối với lỗ dầu ra hay vào ở xi lanh. - Với píttông có lằn vạt xéo phía trên thì điểm khởi phun thay đổi, điểm dứt phun cố định. Với píttông có lằn vạt xéo cả trên lẫn dưới không cần trang bị bộ phun dầu sớm tự động vì bản thân lằn vạt xéo đã thực hiện việc phun dầu sớm tự động. - Với píttông có lằn vạt xéo phía dưới thì điểm khởi phun cố định, điểm dứt phun thay đổi. Thông thường các bơm cao áp PE đều có lằn vạt xéo phía dưới nên phải trang bị bộ phun dầu sớm tự động. - Da số bơm cao áp PE người ta ứng dụng bộ phận tự động điều khiển góc phun sớm bằng ly tâm. Điển hình của loại này là bộ phun sớm tự động của hãng Bosch. 4.2. Nguyên tắc hoạt động bộ phun sớm kiểu ly tâm của hãng Bosch : I – Không làm việc II – Phun sớm tự động tối đa 10o 27
  27. Hình 5.2.13. Nguyên lý làm việc của bộ phun dầu sớm PE Khi động cơ làm việc, nếu vận tốc tăng, dưới tác dụng của lực ly tâm hai quả tạ văng ra do mâm thụ động quay đối với mâm chủ động theo chiều chuyển động của cốt bơm do đó làm tăng góc phun sớm nhiên liệu. Khi tốc độ giảm, lực ly tâm yếu hai quả tạ xếp vào, lò xo quay mâm thụ động cùng với trục cam đối với mâm chủ động về phía chiều quay ngược lại. Do đó làm giảm góc phun nhiên liệu. 5. Bộ điều tốc 5.1. Công dụng: - Khi ôtô máy kéo làm việc tải trọng trên động cơ luôn thay đổi. Nếu thanh răng của bơm cao áp hoặc bướm tiết lưu giữ nguyên một chỗ thì khi tăng tải trọng, số vòng quay của động cơ sẽ giảm xuống, còn khi tải trọng giảm thì số vòng quay tăng lên. Điều đó dẫn đến trước tiên làm thay đổi tốc độ tiến của ôtô máy kéo, thứ hai là động cơ buộc phải làm việc ở những chế độ không có lợi. - Để giữ cho số vòng quay trục khuỷu động cơ không thay đổi khi chế độ tải trọng khác nhau thì đồng thời với sự tăng tải cần phải tăng lượng nhiên liệu cấp vào xilanh, còn khi giảm tải thì giảm lượng nhiên liệu cấp vào xilanh. 28
  28. - Khi luôn luôn có sự thay đổi tải trọng thì không thể dùng tay mà điều chỉnh lượng nhiên liệu cấp vào xilanh. Công việc ấy được thực hiện tự động nhờ một thiết bị đặc biệt trên bơm cao áp gọi là bộ điều tốc. - Bất kỳ bộ điều tốc loại nào cũng có nhiệm vụ sau: - Điều hoà tốc độ động cơ dù có tải hay không tải (giữ vững một tốc độ hay trong phạm vi cho phép tuỳ theo loại ) có nghĩa là lúc có tải hay không tải đều phải giữ một tốc độ động cơ trong lúc cần ga đứng yên. - Đáp ứng được mọi vận tốc theo yêu cầu của động cơ. - Phải giới hạn được mức tải để tránh gây hư hỏng máy. - Phải tự động cúp dầu để tắc máy khi số vòng quay vượt quá mức ấn định. 5.2. Phân loại: Khi phân loại các bộ điều tốc người ta căn cứ vào những đặc điểm sau: a. – Theo tính chất truyền tác dụng: Có hai loại: - Bộ điều tốc tác dụng trực tiếp. - Bộ điều tốc tác dụng gián tiếp. b. Theo vùng bao chế độ tốc độ: Có 3loại: - Loại một chế độ. - Loại hai chế độ. - Loại nhiều chế độ. c. Theo công dụng của bộ điều tốc: Có hai loại: - Loại di chuyển: Đặt trên động cơ của các máy di chuyển. - Loại tĩnh tại: Đặt trên động cơ tỉnh tại, bảo đảm điều chỉnh tốc độ với độ chính xác cao trong các máy phát điện Diesel. d.Theo nguyên tắc tác dụng của phần tử nhạy cảm: Có 4 loại: - Loại cơ khí với phần tử nhạy cảm ly tâm. - Loại áp thấp. - Loại thuỷ lực. - Loại cơ thuỷ lực. 29
  29. 5.3. Bộ điều tốc kiểu cơ khí: Hiện nay có rất nhiều bộ điều tốc cơ khí như: loại một chế độ, loại hai chế độ, loại nhiều chế độ. Thông dụng nhất trên ôtô máy kéo hiện nay là bộ điều tốc cơ khí nhiều chế độ. Trong phần này chúng ta tìm hiểu kỹ về bộ điều tốc cơ khí nhiều chế độ. a. Nguyên lý cấu tạo: 1 – Thanh răng 2, 3, 4, 7 – Các cần điều khiển 5 – Cốt gắn khâu trượt6 – Quả tạ Hình 5.2.14. Bộ điều tốc cơ khí gắn trên bơm PE. Hầu hết các bộ điều tốc cơ khí đều có 4 bộ phận chính để có thể vận chuyển điều hoà với nhau. - Bộ phận động lực: Cốt bơm truyền sức trực tiếp qua quả văng. Hai quả văng dang ra do lực ly tâm. - Cần liên lạc: Là một hệ thống đòn bẩy tay đòn, thanh kéo, trục tay đòn liên lạc với bộ phận đông lực và thanh răng điều khiển lưu lượng nhiên liệu. 30
  30. - Thanh răng điều khiển đưa nhiên liệu vào ít hay nhiều đến kim phun để xịt vào xilanh tùy theo vị trí. - Ngoài ra còn có lò xo tốc độ đặt đối chọi với lực ly tâm của hai quả tạ và đẩy thanh răng về chiều nhiên liệu khi động cơ chưa làm việc. Đồng thời có các vít điều chỉnh khâu trượt. Tất cả các bộ phận trên được bố trí trong vỏ điều tốc. b. Nguyên lý làm việc: - Phát hành động cơ: Khi phát hành ta kéo ga theo chiều tăng. Qua trung gian lò xo tốc độ, tay đòn, cần liên hệ kéo thanh qua chiều tăng, động cơ phát hành dễ dàng. Khi động cơ đã nổ rồi cốt bơm quay, dưới tác dụng của lực ly tâm hai quả tạ bung ra đẩy khâu trượt tỳ lên tay đòn cân bằng với sức căn lò xo nên đẩy khâu trượt ra đẩy tay đòn, điều khiển thanh về chiều giảm dầu, tốc độ giảm xuống lực ly tâm cân bằng với lò xo, hai quả tạ ở vị trí thẳng đứng. - Bộ điều tốc làm việc khi thay đổi tải: Động cơ đang làm việc ở chế độ ổn định. Ví dụ tải tăng như khi xe đang lên dốc hay máy cung cấp điện nhiều, vì tải tăng nên tốc độ động cơ giảm, nên lực ly tâm của hai quả tạ giảm theo, hai quả tạ xếp lại, lò xo điều tốc thắng lực ly tâm nên đẩy khâu trượt đi vào, qua trung gian tay đòn và cần điều khiển, kéo thanh răng về chiều tăng dầu,hai quả tạ lại bung ra cân bằng với lực lò xo. Nếu ta giảm tải như xe xuống dốc hay máy cung cấp điện dùng ít, tốc độ động cơ có khuynh hướng tăng lên, lực ly tâm của hai quả tạ tăng theo, hai quả tạ dang ra thắng sức căng lò xo điều tốc, qua cần liên hệ kéo thanh răng về chiều giảm dầu để tốc độ giảm lại về vị trí ban đầu, đến khi ổn định hai quả tạ ở vị trí thẳng đứng cân bằng với sức căng lò xo điều tốc. Như vậy cần ga ở một vị trí mà thanh răng tự động thêm hay bớt dầu khi tải tăng hay giảm. Ví dụ vì lý do nào đó tốc độ động cơ vượt quá tốc độ giới hạn, lúc này 31
  31. lực ly tâm quả tạ lớn, hai quả tạ bung ra hết cỡ đẩy khâu trượt đi ra, qua tay đòn và cần liên hệ đẩy thanh răng về chiều cúp dầu, động cơ ngừng, không hại máy. 3. Bảo dưỡng bên ngoài các bộ phận của hệ thống nhiên liệu động cơ diesel dùng bơm tập trung. 3.1 Quy trình tháo lấp các bộ phận ra khỏi động cơ. Trình tự các bước tháo các bộ phận ra khỏi động cơ: Bước 1: Tháo cần tắt máy và cần ga. Bước 2: Tháo đường ống dầu từ thùng chứa vào bơm tiếp vận. Bước 3: Tháo đường ống dầu từ bơm tiếp vận đến lộc tinh và tháo lộc tinh. Bước 4: Tháo đường ống dầu từ lộc tinh đến bơm cao áp. Bước 5: Tháo đường ống dầu tràn (dầu hồi,dầu dư)từ bơm cao áp về thùng chứa. Bước 6: Tháo đường ống cao áp. Bước 7: Tháo đường ống dầu tràn (dầu hồi, dầu dư) của kim và tháo kim phun. - Trước khi tháo kim phun, nhỏ vào vài giọt dầu nhớt nơi các ốc bắt ống dầu để tẩy sét và tháo dễ dàng. - Mở các ống dầu đến kim phun và trở về. - Dùng vải sạch hoặc nút đậy bít các đầu ống ngừa xâm nhập vào bên trong. - Tháo các ống bắt kim phun và lấy kim phun ra khỏi động cơ. - Nếu kim phun bị kẹt cứng vì mụi than, dùng đòn bẩy xeo lên đồng thời dùng búa khỏ nhẹ cho kim xoay tròn qua lại, mụi than sẽ bị tách rời ra. Bước 8: Tháo bơm tay và bơm tiếp vận, lọc sơ cấp. Bước 9: Tháo đường ống dầu bôi trơn 32
  32. Bước 10:Tháo bơm cao áp ra khỏi động cơ trước khi tháo bơm cao áp ra khỏi động cơ ta phải tìm dấu đặt bơm rồi mới tiến hành tháo bơm. 3.2 Tháo, nhận dạng và kiểm tra bên ngoài các bộ phận Bước 1: Tháo cần tắt máy và cần ga. Cần ga ở thân bơm cao áp và liên kết với bàn đạp ga. Kiểm tra phần dây cáp ga và liên kết giữa cần ga và cốt điều khiển ga trong bơm cao áp xem còn tốt không. Cần tắt máy ở thân bơm cao áp và liên kết với cần tắt máy ở vị trí tài xế bằng dây cáp hoặc sử dụng con cóc tắt máy điều khiển bằng điện. Kiểm tra phần dây cáp và liên kết giữa cần tắt máy và cốt điều khiển tắt máy trong bơm cao áp xem còn tốt không. Bước 2: Tháo đường ống dầu từ thùng chứa vào bơm tiếp vận. Đường ống dầu từ thùng chứa hướng vào bơm tiếp vận tháo bu lông. Kiểm tra bu lông về ren, bề mặt tiếp xúc, thông lổ bu lông. Kiểm tra long đền thau còn nguyên vẹn không. Kiểm tra bề mặt rắc co ống dầu và đường ống dầu. Bước 3: Tháo đường ống dầu từ bơm tiếp vận đến lộc tinh và tháo lộc tinh. Đường ống dầu còn lại của bơm tiếp vận từ bơm tiếp vận đến lộc tinh, lộc tinh là chi tiết hình trụ tròn. Kiểm tra bu lông về ren, bề mặt tiếp xúc, thông lổ bu lông. Kiểm tra long đền thau còn nguyên vẹn không. Kiểm tra bề mặt rắc co ống dầu và đường ống dầu, lọc dầu còn nguyên vẹn không. Bước 4: Tháo đường ống dầu từ lộc tinh đến bơm cao áp. Đường ống dầu đi ra từ lộc tinh đến bơm cao áp.Kiểm tra bu lông về ren, bề mặt tiếp xúc, thông lổ bu lông. Kiểm tra long đền thau còn nguyên vẹn không. Kiểm tra bề mặt rắc co ống dầu và đường ống dầu. Bước 5: Tháo đường ống dầu tràn (dầu hồi,dầu dư)từ bơm cao áp về thùng chứa. 33
  33. Đường ống dầu tràn (dầu hồi,dầu dư)từ bơm cao áp về thùng chứa.Kiểm tra bu lông về ren, bề mặt tiếp xúc, thông lổ bu lông. Kiểm tra long đền thau còn nguyên vẹn không. Kiểm tra bề mặt rắc co ống dầu và đường ống dầu. Bước 6: Tháo đường ống cao áp. Đường ống nối bơm cao áp với kim phun. Kiểm tra bu lông về ren, bề mặt rắc co ống dầu và đường ống dầu. Bước 7: Tháo đường ống dầu tràn (dầu hồi,dầu dư) của kim và tháo kim phun. Đường ống dầu tràn (dầu hồi,dầu dư) của kim là đường ống liên kết các kim với nhau và dẫn về đường ống dầu tràn chung, kim phun được lắp trên nắp quy lát. Kiểm tra bề mặt rắc co ống dầu và đường ống dầu, Kiểm tra bề mặt kim rò rỉ dầu,kiểm tra bu lông lấp kim phun. Bước 8: Tháo bơm tay và bơm tiếp vận, lọc sơ cấp. Bơm tay và bơm tiếp vận, lọc sơ cấp lắp chung 1 cụm và đặt bên bơm cao áp.Kiểm tra bề mặt bơm tiếp vận rò rỉ dầu, kiểm tra bu lông lấp, kiểm tra độ kín của bơm tay. Bước 9: Tháo đường ống dầu bôi trơn Kiểm tra bề mặt rắc co ống dầu và đường ống dầu bôi trơn, kiểm tra bu lông lấp kim phun. Bước 10: Tháo bơm cao áp ra khỏi động cơ. Bơm cao áp (heo dầu) lắp trên thân máy được truyền động thông qua bánh răng hoặc khớp liên kết. Kiểm tra bề mặt bơm cao áp rò rỉ dầu. 3.3 Lắp các bộ phận lên động cơ. Tình tự các bước lấp các bộ phận lên động cơ: Bước 1: Lắp bơm cao áp vào động cơ: lắp đúng theo dấu đặt bơm đã tìm được lúc tháo bơm. Bước 2: Lắp bơm tay và bơm tiếp vận, lọc sơ cấp, chú ý không thay đổi bề dày Joăng của bơm tiếp vận. 34
  34. Bước 3: Lắp đường ống dầu từ thùng chứa vào bơm tiếp vận. Bước 4: Lắp lộc tinh và đường ống dầu từ bơm tiếp vận đến lộc tinh. Bước 5: Lắp đường ống dầu từ lộc tinh đến bơm cao áp. Bước 6: Lắp đường ống dầu tràn (dầu hồi,dầu dư)từ bơm cao áp về thùng chứa. Bước 7: Lắp lấp kim phun và đường ống dầu tràn (dầu hồi ,dầu dư) của kim phun. Bước 8: Lắp đường ống cao áp. Bước 9: Lắp cần tắt máy và cần ga. Bước 10:Lắp đường ống dầu bôi trơn Bước 11: Xả gió lẩn trong hệ thống: dùng tay ấn liên tục bơm tay đến khi bơm tay không ấn được: - Xả gió ở lọc tinh: nới lỏng và tháo bu lông xả gió ở lọc tinh rồi ấn nhẹ bơm tay đến khi không còn bọt khí trào ra ở lổ lắp bu lông xả gió thì ngưng ấn bơm tay và lắp bu lông xả gió. - Xả gió ở bơm cao áp: nới lỏng và tháo bu lông xả gió ở bơm cao áp rồi ấn nhẹ bơm tay đến khi không còn bọt khí trào ra ở lổ lắp bu lông xả gió thì ngưng ấn bơm tay và lắp bu long xả gió. - Xả gió ở đường ống cao áp: nới lỏng bu lông đường ống cao áp ở dầu kim phun rồi khởi động động cơ vài lần đến khi không còn bọt khí trào ra ở đường ống cao áp ở dầu kim phun rồi siết bu lông đường ống cao áp 4. Kiểm tra sửa chữa hư hỏng chính của bơm cao áp kép APE. 4.1. Hư hỏng cặp piston xy lanh: - Xy lanh thường bị mòn ở vùng lỗ thoát và lỗ nạp. - Piston thường bị mòn ở vùng đối diện với lỗ thoát, rãnh van piston. - Piston xy lanh mòn làm áp suất bơm yếu, động cơ có thể nổ nhưng kéo tải không nổi. - Sửa chữa bằng cách doa rộng xy lanh, mạ thêm cho piston, có thể chọn piston lớn hơn sau đó gia công lại, thực tế thường hay mới cả bộ. 35
  35. 4.2. Hư hỏng van triệt hồi: - Mòn mặt trụ và mặt côn, nếu mòn quá cần thay mới, mòn vừa cần rà lại mặt côn của van bằng diêm xanh và dầu nhớt hoặc dùng cát rà mịn để rà - Lò xo van triệt hồi yếu ảnh hưởng thời điểm và lượng cung cấp nhiên liệu cho động cơ, thường lò xo yếu cần thay mới. - Lực xiết van triệt hồi làm ảnh hưởng đến áp suất phun nhiên liệu ta điều chỉnh trên bàn khảo nghiệm bơm cao áp. b. Trình tự thực hiện Điều kiện thực hiện Thiết bị: Bơm cao áp PE, Động cơ Dụng cụ: Dụng cụ cơ khí, đồng hồ vạn năng, khay đựng Vật tư: Dầu diesel Nội dung thực hiện 1. Tháo: 1.1. Tháo từ động cơ xuống: NỘI DUNG YÊU CẦU GHI CHÚ - Vệ sinh khu vực tháo - Sạch sẽ Mỗi nhóm 1 máy. - Khóa nhiên liệu. Thật chặc Tháo ống dẫn nhiên - Tránh xoắn ống, chờn liệu từ buồng chứa đến ren. bơm truyền, từ bơm - Sử dụng dụng cụ truyền đến bình lọc đến đúng bơm cao áp. - Tháo ống dẫn dầu - Thực hiện đúng quy thừa. trình - Tháo rắc co hồi dầu - Tránh xoắn ống, chờn 36
  36. của van an toàn và rắc ren. co hồi dầu ở bơm ra. - Sử dụng dụng cụ đúng - Tháo cần dẫn động - Thực hiện đúng quy tay ra và tắt máy. trình - Tháo các ống cao áp - Tránh chờn ren, dùng từ bơm đến vòi phun. giẻ bịt kín đường ống. - Tháo khớp nối và các Tháo các đồng đều các vít bắt bơm, lấy bơm ra vit khỏi động cơ. 1.2. Tháo ra chi tiết NỘI DUNG YÊU CẦU GHI CHÚ - Xả nhớt ở bơm cao - Sạch sẽ Mỗi nhóm 1 bơm áp. - Tránh đổ nhớt ra ngoài. - Tháo bơm truyền - Quay cụm bơm, nhiên liệu kiểu piston không tác động bơm ra. truyền. - Gá bơm cao áp lên ô - Tránh xoắn ống, chờn tô ở vị trí bình thường. ren. - Sử dụng dụng cụ đúng - Tháo nắp trên của bộ Chú ý đệm điều tốc. - Tháo khớp nối giữa - Sử dụng dụng cụ đúng - Dùng kềm nhọn thanh thước nhiên liệu và bộ điều tốc ra. - Tháo bộ điều tốc bằng - Thực hiện đúng quy quả ô van ra. trình - Gá bơm ngược xuống. - êm, lực xiết vừa. 37
  37. - Tháo vít dưới đáy bơm. - Tháo nắp cho thân - Tháo các đồng đều bơm. các vit - Nén lò xo để tháo - Van chuyên dùng móng hãm đuôi piston bơm ra. - Tháo khớp nối bơm - Nới đều, chú ý đệm. lấy vòng đệm và then ra Tháo các móng hãm - Nhớ các vị trí các chi còn lại. tiết. Tháo mặt bích ở khớp - Nhẹ nhàng tránh cào nối ra xướt Tháo đai ốc lấy bánh - Thực hiện đúng quy răng dẫn động bộ điều trình tốc ra, lấy các đệm ép bánh răng ra.Đẩy piston con đội lên trên, đóng cần trục cam nhẹ, lấy khớp lắp bánh răng truyền động bộ điều tốc đồng thời lấy trục cam của ổ bi ra. - Để theo thứ tự từng - Lấy con đội, lò xo và bộ. đế lò xo ra. - Lấy piston ra khỏi xi Lắp lại từng cặp lanh. 38
  38. - Lấy ống răng ra khỏi - Chú ý dấu ở đuôi thanh thước nhiên liệu. piston, lấy nhẹ nhàng, để thứ tự. - Tháo bơm ra khỏi ô - Chú ý dấu. tô, lật theo chiều làm việc. - Tháo tấm kẹp các rắc - Gá lại đồng bộ. co nhiên liệu ra. - Tháo rắc co nhiên Tháo cẩn thận liệu, lấy lò xo van triệt hồi ra. - Tháo các vít cản áp, - Nhớ số vòng tháo ra. lấy xy lanh ra. - Tháo van triệt hồi và - Lắp piston vào xy đế van. lanh đúng thứ tự, ngâm trong dầu. - Đồng bộ và lắp đúng thứ tự. - Tháo vít hạn chế Lấy ra nhe nhàng thanh thước nhiên liệu, lấy thanh thước ra - Tháo vòng hãm đầu Đúng qui trình trục cần, tắt máy và lấy trục ra. - Tháo mặt bích của bộ Tháo nhẹ nhàng điều tốc ra. - Tháo phớt chắn dầu ở Cẩn thận mặt bích bộ điều tốc ra. - Vệ sinh sạch sẽ các Rửa trong dầu 39
  39. chi tiết b. Qui trình lắp: Ngược lại với qui trình tháo, tuy nhiên cần chú ý các yêu cầu kỹ thuật sau: - Khe hở dọc trục cam từ 0,1 đến 0,25 mm. - Không được tự ý tăng giảm chiều cao các con đội của bơm. - Các cặp piston, xy lanh, van triệt hồi và đế van phải lắp đồng bộ với nhau. - Sau mỗi lần lắp móng hãm đuôi pison phải quay thử. - Để tránh gãy đầu piston khi lắp phải nhẹ nhàng chính xác tránh rơi rớt chi tiết. - Đảm bảo chất lượng các đệm kín, lực xiết vít cản áp vừa phải 3. Hình thức tổ chức Học viên luyện tập các nội dung được hướng dẫn theo nhóm, mỗi nhóm 4 học viên Giáo viên quan sát, uốn nắn và rút kinh nghiệm khi buổi luyện tập kết thúc Bài 3. Kiểm tra, điều chỉnh bơm cao áp PE trên băng thử (Thời gian học: 8h, kiểm tra 1 giờ) A. Lý thuyết liên quan Đối với các loại bơm pittông cao áp sau khi tháo, sửa chữa và ráp chi tiết, bơm được cân góc độ phun dầu để đạt yêu cầu đúng góc độ phun kế tiếp theo thứ tự thì nổ. Công tác cân góc độ dầu phun phải được thực hiện trước công tác cân lưu lượng. Công tác này không liên quan gì đến việc cân bơm cao áp vào động cơ mà chủ yếu là hiệu chỉnh góc độ dầu phun kế tiếp của các tổ bơm tuỳ theo số lượng và thứ tự thì nổ của nó, khi cốt bơm quay. Nếu bơm cao áp có 2 tổ thì góc độ phun kế tiếp từ 900, 1800, 2700 tuỳ thuộc sự sắp đặt thì nổ của động cơ. 40
  40. Nếu bơm cao áp có 4 tổ thì góc độ phun kế tiếp từ 900 Nếu bơm cao áp có 6 tổ thì góc độ phun kế tiếp từ 600 Nếu bơm cao áp có 8 tổ thì góc độ phun kế tiếp từ 450 v.v. Thứ tự thì nổ do cấu tạo của mỗi loại máy và cốt bơm phải đáp ứng đúng thì phun phù hợp với chế độ làm việc của động cơ. 1. Nguyên tắc cân góc độ dầu phun : Đối với các loại bơm pittông có vạt xéo thì ta có hai phương pháp cân : 1.1. Phương pháp cân ngưng trào mạch đóng. Bơm cao áp loại pittông có cạnh vạt xéo nằm phía dưới phải thực hiện phương pháp mạch đóng, tức là hiệu chỉnh đệm đẩy thế nào khi pittông di chuyển lên, cạnh ngang phía trên đầu pittông vừa án lỗ nạp và thoát đúng thời điểm, liên hệ với góc độ của cốt bơm. Điều lưu ý là : a) Cạnh ngang của đầu pittông không thay đổi thời điểm phun cũng như góc độ phun mặc dù ta có xoay pittông bơm, trừ trường hợp cúp dầu. b) Cạnh vạt xéo nằm bên mặt, bên trái đều không ảnh hưởng gì đến quá trình cân bơm. 1.2. Phương pháp cân dầu trào mạch hở. Bơm nhiên liệu cao áp loại pittông có cạnh vạt xéo nằm phía trên được thực hiện theo phương pháp dầu trào mạch hở tức là hiệu chỉnh đệm đẩy thế nào khi pittông bơm di chuyển lên, cạnh ngang phía dưới pittông vừa mô lỗ thoát đúng thời điểm dứt phun dầu. Điều lưu ý là : a) Cạnh vạt xéo bên trên của pittông tạo thời điểm khởi phun thay đổi nếu ta xoay pittông tới hoặc lui, vì thế phải lấy cạnh ngang của thời điểm dứt phun dầu làm chuẩn để cân. Cạnh ngang nơi phía dưới pittông không thay đổi thời điểm dứt phun dầu cũng như góc độ dứt phun, mặc dù ta có xoay pittông qua lại, trừ trường hợp cúp dầu. 41
  41. b) Cạnh vạt xiên nằm bên mặt hay bên trái không ảnh hưởng gì đến quá trình cân bơm. Chú ý : Đối với pittông bơm có cạnh vạt xéo bên trên và bên dưới của pittông thì có đặc tính khởi và dứt phun dầu thay đổi. Do đó, tuỳ trường hợp cụ thể để thực hiện phương pháp mạch đóng hoặc mạch mở theo sự hướng dẫn của nhà sản xuất ghi nơi bảng hiệu bơm. 1. Gá bơm cao áp lên băng thử Bước 1: Gá bơm lên băng thử Dùng đồ gá lắp cho chính xác và chắc chắn Bước 3: Gắn các ống dầu vào và ra a. Gắn ống C11 đến lỗ vào bơm b. Gắn ống C13 đến lỗ dầu ra Bước 4: Đặt cần chế độ A10 đúng vị trí In (Inline) Bước 5: Đặt cần áp suất cao A 9 ở vị trí Stop Bước 6: Xoay núm bơm dầu B10 vị trí On Bước 7: Chỉnh núm áp suất C7 và nhìn đồng hồ C5 đạt 1,6 Kg/ cm2 Bước 8: Xoay núm chiều quay A1 đúng chiều quay của bơm Bước 9: Đặt số lần phun bằng cách chỉnh núm Strock Bước 10: Đặt số vòng quay RPM ở A2 2. Cân chỉnh góc phun Bước 1: Khởi động băng thử - Đóng cầu dao điện - Mở khóa băng thử Bước 2: Mở bơm tiếp vận cho dầu vào bơm cao áp - Chỉnh áp lực dầu cho đúng (2kg/cm2 ) Bước 3: Để thanh răng qua vị trí trung bình Bước 4: Tháo đầu nối ống của tổ bơm số 1 (gần đệm nối) lấy van cao áp ra và lắp lò xo đầu nối ống và siết vừa phải. 42
  42. Bước 5: Quay bằng tay vành nối cốt bơm đến khi pittông của tổ bơm số 1 hạ xuống phía dưới lỗ nạp được ló dạng, dầu xuyên qua phía trên đầu pittông và trào lên lỗ thoát (miệng đầu nối ống). Rồi tiếp tục tuỳ theo loại : a. Loại bơm có vạt xéo phía dưới 1) Loại có dấu cân bơm : Ví dụ : Loại 6 xy lanh a. Quay cốt bơm theo chiều quay đến khi cân bơm ở đệm nối ngay mũi chỉ dầu phải ngưng trào. Nếu đã ngưng trào hay chưa thì phải chỉnh đệm đẩy xuống hay lên cho vừa ngưng trào. b. Xoay mâm chia độ để số 00 ngay mũi chỉ cố định ở thân bơm. c. Ráp van cao áp của tổ bơm số 1 lại. d. Tháo ốc lục giác, lấy van cao áp, ráp lò xo ống lục giác của tổ bơm có thứ tự thì nổ kế tiếp số 5. e. Quay cốt bơm để số 600 ngay mũi chỉ. Lúc này dầu sẽ ngưng trào, nếu chưa phải chỉnh đệm đẩy để dầu vừa ngưng trào. f. Tiếp tục quay cốt bơm và thực hiện ở các góc độ kế tiếp 1200, 1800, 2400, 3000 tương ứng với các tổ bơm 3, 6, 2, 4. 2) Loại bơm không có dấu cân bơm. a. Quay cốt bơm để pittông số 1 lên cao nhất (TĐT). Dùng cây vặn vít bẩy đệm đẩy để kiểm tra khe hở giữa đỉnh pittông và mặt dưới bệ xú báp. Khe hở này ở trong giới hạn từ 0,3 – 0,7 ly (0.012” – 0.028”). Nếu chưa được phải chỉnh đệm đẩy để có khe hở trên. b. Quay cốt bơm để pittông bơm xuống TĐH cho dầu trào ra ở ống lục giác, tiếp tục quay cho đến khi dầu ngưng trào. c. Tiếp tục thực hiện các động tác b, c, d, e, f, như loại có dấu. b. Loại bơm có vạt xéo phía trên. Phương pháp thực hiện tương tự như loại vạt xéo dưới chỉ khác công tác thực hiện trước khi để mâm chia độ ở 00, cụ thể như sau : 43
  43. a. Quay cốt bơm để pittông số 1 xuống thấp nhất cho dầu trào ra ở ống lục giác, tiếp tục quay cho đến khi dầu ngưng trào. Sau đó quay từ từ cho dầu vừa trào ra lại. Xoay mâm chia độ để số 00 ngay mũi chỉ. b. Thực hiện các động tác còn lại giống như các động tác b, c, d, e, f, như loại có dấu vạt xéo dưới. Lưu ý : Đối với loại vạt xéo trên cũng như dưới. Khi đã thực hiện xong mỗi tổ bơm cần phải kiểm tra lại khe hở ở đỉnh pittông và dưới bệ xú báp. Khe hở tối thiểu là 0,25 ly. Nếu dưới mức trên phải hạ vít chỉnh xuống một chút, mặc dù góc độ phun có sai lệch chút ít. 3. Cân Đồng lượng bơm cao áp pe 3.1. Mục đích Tập cân lưu lượng dầu của các loại bơm cao áp pittông và nhiều tổ bơm PE. - Biết thiết kế các trang thiết bị dùng cho công tác này. - Nắm vững nguyên tắc định phân lưu lượng nhiên liệu của mọi kiểu pittông bơm cao áp để thực hiện đúng phương pháp. 3.2.2. Động tác thực hiện. Phương pháp cân lưu lượng này ứng dụng cho một bơm cao áp pittông APE kiểu American Bosch. Có đặc điểm ấn định do nhà sản xuất cung cấp số liệu đầy đủ cho mọi chế độ làm việc của động cơ. Bước 1: Lắp bơm cao áp vào máy thử bơm có hệ thống gá lắp thích hợp cho từng loại và kiểu bơm. Tháo rời bộ điều tốc khỏi bơm. Bước 2: Di chuyển thanh đến vị trí trung bình và cho máy thử chạy trong 250 v/p trong 5 phút để ổn định hệ thống bôi trơn của máy thử và bơm cao áp đồng thời để xả gió trong bơm cao áp. Bước 3: Xác định đơn vị đo lường cho thích hợp, về dung lượng của nhiên liệu đo được 44
  44. Bước 4: Ví dụ : Bơm cao áp mang đặc điểm APE được hướng dẫn trong công tác hiệu chỉnh như sau : Vận tốc 900 v/p, thanh răng ở vị trí 12 mm, lưu lượng 96 mm khối trong một cuốc. Bước 5: Các ống nghiệm dung tích được ghi theo đơn vị là ml (1ml = 1000mm khối) do đó để việc kiểm nghiệm được chính xác so với lưu lượng hứng được nhiều hơn ta có thể hứng một loạt 100 cuốc thay một cuốc như vậy lưu lượng là : 96 . 100 = 9600 mmkhối = 9.6 ml. Ta cũng có thể tăng gấp 5 lần cho mỗi loại tuỳ nơi thể tích có thể chứa được của ống nghiệm : 9,6 . 5 = 48 ml = 48 cc. Bước 6: Lưu lượng hứng được ở mức có tải của bơm cao áp được ấn định dung sai là 4% cho các loại bơm mới và 8% cho các loại bơm cũ. Ví dụ : Sau khi hứng được trong các ống nghiệm ta có : 9,6; 9,7; 9,8; 9,5; 9,4 và được áp dụng cách tính như sau : Lấy lưu lượng cao nhất 9,8 cc trừ đi lưu lượng nhỏ nhất 9,4 cc ta được 0,4 cc. Sai biệt này đem chia cho số lượng cao nhất thì được 4% đây là dung sai được ấn định. Chú ý : Muốn cho việc hiệu chỉnh được dễ dàng, đẩy thanh răng từ khoảng 12 mm trở về chiều cúp dầu như thế đầu vít siết vòng răng hướng ra ngoài có thể chui lưỡi vặn vít vào rảnh được thẳng góc và vẫn chắc để nới ra đồng thời dùng cây vặn vít kềm vòng răng đứng yên, tay trái dùng cây que để chỉnh ống xoay pittông qua lại để hiệu chỉnh lưu lượng. Bước 7: Lưu lượng nhiên liệu được tăng khi ta xoay ống xoay pittông qua chiều di chuyển của thanh răng dẫn đến cúp dầu. Lưu lượng giảm khi xoay ống xoay pittông qua chiều di chuyển của thanh răng dẫn đến tăng nhiên liệu. Lưu ý : 45
  45. Sau khi hiệu chỉnh xong lưu lượng, dùng cây vặn vít siết chặc vít kềm vòng răng trước khi tiếp tục liên tục tổ bơm khác. Bước 8: Kiểm tra lại lưu lượng nhiên liệu ở chế độ cầm chừng 225 v/p dung sai lưu lượng ấn định trong chế độ này khoảng 10 – 20% theo sự tính toán như mục 6. Bước 9: Có trường hợp không đề cập đến lưu lượng ở chiều tối thiểu thì ta cần lưu ý đến vị trí cúp dầu “Stop” của thanh răng và khi ta kéo thanh răng theo chiều có dầu thì nhiên liệu phải chớm xịt, có thể nếu kéo từ 3 -4 mm thì lưu lượng hứng là 3,4 cc trong 80 cuốc nếu ở mực 5. Bước 10: Khi ráp bơm dấu đồng lượng ghi nơi ống xoay và vòng răng đã bị xóa, thì sau khi hiệu chỉnh lưu lượng xong thì ta ghi lại dấu mới. Bước 11: Khi bơm cao áp của hãng này có gắn bộ điều tốc thì lưu ý nơi mặt ép trên của nắp đậy bộ điều tốc có 2 lằn gạch ngang, và lằn gạch ngang trên của mỏ chận kiểm lực của bộ điều tốc phải ngay nhau. Khi bộ điều tốc ở thế vững của điều kiện có tải. Có thể hiệu chỉnh bơm ở mọi chế độ khi có bộ điều tốc. B. Trình tự thực hiện Điều kiện thực hiện Thiết bị: Thiết bị kiểm tra cân chỉnh bơm cao áp Dụng cụ: Theo thiết bị. - Hai chìa khóa miệng cở - Chìa khóa miệng hoặc vòng 22 mm cho đầu nối ống. - Cây vặn vít cở to hoặc cây nạy. - Đồng hồ so kế hoặc cở đo kẻ hở của đáy bệ xú báp và đầu pittông. Vật tư: Dầu Diesel Nội dung thực hiện Nội dung thực hiện 1. Gá bơm lên băng thử NỘI DUNG YÊU CẦU GHI CHÚ 46
  46. - Gá bơm lên băng thử Dùng đồ gá lắp Mỗi cho chính xác và nhóm 1 chắc chắn máy. - Gắn các ống dầu vào và ra Gắn ống C11 đến lỗ vào bơm Gắn ống C13 đến lỗ dầu ra Đặt cần chế độ đúng vị trí In (Inline) - A10 - Đặt cần áp suất cao ở vị trí Stop - A 9 - Xoay núm bơm dầu vị trí On - B10 - Chỉnh núm áp suất C7 và nhìn đồng hồ - Đạt 1,6 Kg/ cm2 C5 - Xoay núm chiều quay A1 đúng chiều - Đúng chiều quay quay của bơm của bơm - Đặt số lần phun bằng cách chỉnh núm - Tứ 100 đến 200 Strock - Đặt số vòng quay RPM ở A2 Từ 500 - 1000 2. Cân chỉnh góc phun NỘI DUNG YÊU CẦU GHI CHÚ - Khởi động băng thử - Đóng cầu dao Mỗi điện nhóm - Mở khóa băng 1băng thử thử - Mở bơm tiếp vận cho dầu vào bơm cao - Chỉnh áp lực dầu áp cho đúng (2kg/cm2) - Để thanh răng Vị trí trung bình - Quay cốt bơm để pittông số 1 lên cao 47
  47. nhất (TĐT). Dùng cây vặn vít bẩy đệm đẩy để kiểm tra khe hở giữa đỉnh pittông và mặt dưới bệ xú báp. Khe hở này ở trong giới hạn từ 0,3 – 0,7 ly (0.012” – 0.028”). Nếu chưa được phải chỉnh đệm đẩy để có khe hở trên. - Tháo đầu nối ống của tổ bơm số 1 (gần Lực siết vừa phải. đệm nối) lấy van cao áp ra và lắp lò xo đầu nối ống vào - Quay bằng tay vành nối cốt bơm đến - Dầu trào ra khi pittông của tổ bơm số 1 hạ xuống miệng đầu nối phía dưới lỗ nạp được ló dạng, dầu ống. xuyên qua phía trên đầu pittông và trào lên lỗ thoát - Quay cốt bơm theo chiều quay đến khi - Thực hiện đúng dấu cân bơm ở đệm nối ngay mũi chỉ quy trình dầu phải ngưng trào. Nếu đã ngưng trào - Chỉnh chậm, cẩn hay chưa thì phải chỉnh đệm đẩy xuống thận hay lên cho vừa ngưng trào. - Xoay mâm chia độ để số 00 ngay mũi Xoay từ từ chỉ cố định ở thân bơm. - Ráp van cao áp của tổ bơm số 1 lại. Siết thật chặc - Tháo ốc lục giác, lấy van cao áp, ráp lò Số 5. Nếu thứ tự xo ống lục giác của tổ bơm có thứ tự thì nổ là 153624 nổ kế tiếp. - Quay cốt bơm để số 600 ngay mũi chỉ. Ngay ốc hiệu Lúc này dầu sẽ ngưng trào, nếu chưa chỉnh phải chỉnh con đội để dầu vừa ngưng trào. 48
  48. - Tiếp tục quay cốt bơm và thực hiện ở - Hiệu chỉnh chính các góc độ kế tiếp 1200, 1800, 2400, 3000 xác tương ứng với các tổ bơm 3, 6, 2, 4. C. Hình thức tổ chức - Phần lý thuyết liên quan học viên tự nghiêng cứu trước khi thực tập. - Phần kỹ năng học viên luyện tập các nội dung được hướng dẫn theo nhóm, mỗi nhóm 5 học viên, giáo viên quan sát, uốn nắn và rút kinh nghiệm khi buổi luyện tập kết thúc. Bài 4. Cân bơm cao áp PE vào động cơ (Thời gian học: 8 giờ; kiểm tra: 1 giờ) A. Lý thuyết liên quan 1. Tính chất của dầu Diesel Khi chưng cất sơ cấp dầu thô ta thu được phân đoạn sôi giữa 200oC và 320oC. Phân đoạn này được gọi là gas oil hay dầu diesel. Dầu gas oil thu được từ các sản phẩm cracking nhiệt và cracking xúc tác rất khác với gas oil thu được từ chưng cất trực tiếp dầu thô do thành phần của chúng đã bị biến đổi. Hàm lượng parafin đã bị giảm đi do sự hình thành các hiđrocacbon không bão hoà và hiđrocacbon thơm, chất lượng nổ và chỉ số cetan của dầu bị giảm đi. Tên gọi dầu gas oil có nguồn gốc từ việc dùng dầu này để sản xuất khí thắp sáng bằng cracking và mặc dầu ngày nay người ta không còn dùng nữa nhưng tên phân đoạn này vẫn được giữ nguyên vì những lượng lớn dầu vẫn được dùng để sản xuất khí ướt. Vì mục đích này, dầu gas oil phải 49
  49. có đặc trưng parafin để khi cracking nhiệt người ta thu được hiệu suất cao khí có nhiệt trị lớn. Bởi vậy, dầu gas oil phải là distillate cất trực tiếp từ dầu mỏ parafin. Nhiên liệu diesel (Diesel fuel) có cùng một khoảng nhiệt độ chưng cất (200 ÷ 320oC) như dầu gas oil và dĩ nhiên chúng là cùng một nhiên liệu nhưng được sử dụng cho động cơ nén - nổ (được gọi là động cơ diesel) vì thế chúng được gọi là nhiên liệu diesel. Các động cơ diesel có rất nhiều dạng và tốc độ, sử dụng một khoảng rất rộng các nhiên liệu từ các distillat của dầu thô đến các phân đoạn chưng cất dầu than đá và các dầu thực vật. Dầu gas oil Vì là một sản phẩm thu được từ chưng cất nên dầu gas oil thay đổi về thành phần tuỳ theo bản chất của dầu thô nhưng một số tính chất đặc trưng phải được thoả mãn đó là điểm chớp cháy, khoảng nhiệt độ chưng cất (từ 200 ÷ 320oC). Bảng dưới đây minh hoạ một số tính chất của dầu gas oil khác nhau tùy theo khối lượng riêng của chúng. Bảng 24. Thành phần và tính chất của các dầu gas oil Tỷ trọng (15,5 / 15,5°C) 0,84 0,88 0,86 Điểm chớp cháy, °C 200 186 186 Độ nhớt Redwood ở 37,7°C 35 33 37 Nhiệt độ khoảng sôi thấp nhất, °C 220 200 210 % chưng cất tới 300°C 65 34 47 Chỉ số cetan 62 34 47 Cặn carbon Conradson (% trọng lượng) 0,02 0,07 0,02 Điểm đông đặc, °C −4 −9 −12 Công dụng chính của dầu gas oil là dùng để sản xuất khí ướt và tách benzen từ khí than (coal gas), nhưng dầu gas oil có thể được dùng làm nhiên liệu cho động cơ diesel tuỳ thuộc vào chỉ số cetane của nó. Nếu chỉ số cetane cao thì nó rất thích hợp cho các động cơ diesel cỡ nhỏ và tốc độ 50
  50. cao. Nếu độ nhớt của dầu gas oil cao thì không thích hợp cho các động cơ diesel chạy đường biển, trong công nghiệp có tốc độ thấp vì việc bơm nhiên liệu khó khăn. Nhiên liệu diesel và động cơ diesel Nguyên lí cơ bản của động cơ diesel là dựa trên nhiệt nén làm bốc cháy nhiên liệu. Nhiên liệu được tiêm vào buồng nén mà ở đó không khí đã được nén tới 1 áp lực từ 41,5 - 45,5 kg/cm2 và đạt tới nhiệt độ ít nhất là 500oC. Nhiệt độ này đủ để làm bốc cháy nhiên liệu và khí dãn nở làm tăng áp lực lên tới trên 70 kg/cm2. Áp lực này tác động lên piston và làm động cơ chuyển động. Trong chu trình làm việc của động cơ diesel, nhiên liệu tự bốc cháy trong điều kiện nhiệt độ và áp suất tới hạn, không cần mồi lửa từ bugi. Vì thế tính chất quan trọng của nhiên liệu diesel là chất lượng cháy của nó. Đầu tiên, nhiên liệu phải có khả năng dễ dàng cháy ở nhiệt độ nén đủ thấp để đảm bảo sự cháy, thậm chí khi xuất phát ở điều kiện nhiệt độ thấp. Thứ hai, thời gian giữa khi tiêm nhiên liệu vào xilanh và cháy phải không được quá dài hay quá nhiều dầu trong xilanh khi sự cháy xảy ra và như thế áp suất cao không cân bằng sẽ sinh ra và động cơ hoạt động không tốt. Khi chất lượng cháy được thử trong một động cơ diesel chuẩn thì kết quả được biểu thị bằng chỉ số cetane. Một số phép thử cần thiết cho nhiên liệu diesel như: phép thử độ tinh khiết (độ sạch), hàm lượng tro, chất sa lắng, hàm lượng nước và hàm lượng asphalt. Hàm lượng tro thấp là rất quan trọng trong việc làm giảm sự hao mòn động cơ. Trong dầu chưng cất hàm lượng tro không được quá 0,01%. Hàm lượng chất sa lắng và nước phải không có trong dầu, nhưng thực tế hàm lượng nước chỉ cần không vượt quá 0,25%. Các asphalt là những chất có thành phần rất phức tạp. Chúng có trọng lượng phân tử lớn và có khuynh hướng bị cháy không hoàn toàn, gây nên 51
  51. cặn cacbon bám vào động cơ. Có hai kiểu asphalt chính. Một kiểu được gọi là asphalt cứng, nó không tan trong ete dầu hoả. Một kiểu khác được gọi là asphalt mềm, nó được kết tủa từ một dung dịch trong ete của dầu khi thêm alcohol vào dung dịch đó. Asphalt mềm gần như không gây nên sự khó chịu như asphalt rắn. Các động cơ diesel có thể chạy rất tốt khi trong dầu có chứa hàm lượng cao asphalt mềm. Các động cơ diesel tốc độ rất thấp có thể dùng dầu có chứa từ 4 ÷ 8% asphalt rắn, nhưng các động cơ tốc độ cao thì hàm lượng asphalt rắn phải nhỏ hơn. Với thể tích buồng đốt giới hạn, thời gian cần thiết cho sự cháy là ngắn thì dầu có chứa hàm lượng asphalt rắn > 0,1% là không đảm bảo. Nói chung, các dầu chưng cất cần phải không chứa các vết asphalt mới dùng tốt cho các động cơ diesel. Các chỉ tiêu phân tích thông thường của GAS OIL/ DIESEL OIL Density @ 15oC ASTM D1298 – 99(2005) 1 Density @ 15oC ASTM D4052 – 96(2002)e1 2 Viscosity @ 40oC ASTM D445 – 09 3 Ash content ASTM D482 – 07 4 Total Sulfur content ASTM D4294 – 08a 5 Pour point ASTM D97 – 09 6 Flash point by PMCC ASTM D93 – 08 7 Water by distillation ASTM D95 – 05e1 8 Water content by Coulometric KFC ASTM D6304 – 07 9 Gross heating value ISO 8217 – 05(E) 10 Net heating value ISO 8217 – 05(E) 11 Conradson Carbon Residue ASTM D189 – 06e2 12 Carbon Residue at 10% residue ASTM D189 – 06e2 13 Distillation (full range) ASTM D86 – 09e1 14 Cetane index ASTM D976-06 52
  52. Cetane index ASTM D4737-04 15 Cloud point ASTM D2500-09 16 ASTM color ASTM D1500 – 07 Total Sediment content EN12662-2008 17 (Total contamination content) BS EN12662-2008 18 Metals AAS/ICP Total Sediment by Membrane ASTM D4807-05e1 19 filtration 20 Water and sediment content ASTM D2709-96(2006) 21 Appearance ASTM D4176-04e1 1. Sơ đồ hệ thống 53
  53. 1. Cấu tao bơm cao áp PE 54
  54. 2. Cấu tao phần cung cấp nhiên liệu cho động cơ 55
  55. Sau khi thực hiện các công tác : tháo, kiểm tra, sửa chữa ráp, cân góc độ phun dầu , điều chỉnh đồng lượng, hiệu chỉnh bộ điều tốc (các công tác này được thực hiện ở phần đầu ta mới cân bơm vào động cơ. B. Trình tự thực hiện Điều kiện thực hiện Thiết bị: Động cơ IFA Dụng cụ: Theo thiết bị. - Một thùng chứa dầu 5 lít có ống dẫn nhiên liệu và có một khóa dầu. - Hai chìa khóa miệng cở - Chìa khóa miệng hoặc vòng 22 mm cho đầu nối ống. Vật tư: Dầu Diesel Nội dung thực hiện 1. Loại động cơ không có dấu cân bơm ở đầu nối. NỘI DUNG YÊU CẦU GHI CHÚ Quay cốt máy động cơ để pittông số 1 Cuối thì ép, lúc Mỗi lên tử điểm thượng này dấu phun dầu nhóm 1 sớm ở puly ngay máy. dấu chỉ thị ở đầu cốt máy. Ráp bơm cao áp vào động cơ lên bệ Chưa ráp cốt bơm bắt. Xiết chặt 4 đai ốc liên hệ với động cơ. Quay cốt bơm cao áp theo chiều chạy Ở vị trí này cho đến khi dấu cân bơm trên mâm nối ở pittông cao áp xy đầu cốt bơm hay phần côn ở cốt bơm lanh số 1 ở điểm ngay với dấu ghi R (nếu quay phải) hay khởi phun. L (nếu quay trái) trên nắp đậy hông bơm. Nối cốt bơm cao áp liên hệ với Xiết chặt các vít. 56
  56. chuyển động từ động cơ bằng khớp nối và vít hay mặt bít, xiết chặt các vít. Lắp các ốc dẫn dầu cao áp từ bơm lên Theo thứ tự thì nổ kim xiết chặt các khâu nối của động cơ. Kiểm soát đường nhiên liệu từ thùng Xiết chặt các khâu chứa đến bơm tiếp vận từ lọc đến bơm nối. Dùng bơm điện hay bơm tay xả gió hệ Thật sạch gió thống nhiên liệu từ lọc đến bơm. Xong động cơ phát hành. Động cơ nổ êm 2. Loại động cơ không có dấu cân bơm ở đầu nối. NỘI DUNG YÊU CẦU GHI CHÚ Quay cốt máy động cơ để pittông số 1 Cuối thì ép, lúc Mỗi lên tử điểm thượng này dấu phun dầu nhóm 1 sớm ở puly ngay máy dấu chỉ thị ở đầu cốt máy. Ráp bơm cao áp vào động cơ lên bệ Chưa ráp cốt bơm bắt. Xiết chặt 4 đai ốc liên hệ với động cơ. Ráp đường ống nhiên liệu từ thùng Nếu ở ngoài chứa đến bơm cao áp phải qua hai lọc dầu rồi mới đến bơm. Mở ốc lục giác của xy lanh số 1 lấy Dùng cle chuyên van cao áp ra xong ráp lò xo và ốc lục dùng giác lại. Cho mạch dầu từ thùng chứa thông Xả hết bọt khí đến bơm cao áp dùng bơm tiếp vận hoặc trọng lực để xả gió ở lược và ở bơm. 57
  57. Để thanh răng ở vị trí nào cũng được Trừ vị trí Stop nếu lằn vạt xéo phía dưới. Để thanh răng ở vị trí cầm chừng, nếu lằn vạt xéo phía trên. Mở nắp đậy mặt tiền bơm để thấy Mở đều tay được đệm đẩy. Quay cốt bơm cho pittông số 1 xuống Lúc này pittông số thấp nhất dầu trào ra. Từ từ quay cốt 1 ở điểm khởi bơm theo chiều chạy cho đến khi dầu phun. vừa ngưng trào thì dừng lại. Lúc này pittông số 1 ở điểm khởi phun. Tháo ốc lục giác, ráp van cao áp lại Siết thật chặc Nối cốt bơm cao áp liên hệ với chuyển Xiết chặt các vít. động từ động cơ bằng khớp nối và vít hay mặt bít, xiết chặt các vít. Lắp các ốc dẫn dầu cao áp từ bơm lên Theo thứ tự thì nổ kim xiết chặt các khâu nối của động cơ. Kiểm soát đường nhiên liệu từ thùng Xiết chặt các khâu chứa đến bơm tiếp vận từ lọc đến bơm nối. Dùng bơm điện hay bơm tay xả gió hệ Thật sạch gió thống nhiên liệu từ lọc đến bơm. Xong động cơ phát hành. Động cơ nổ êm 3. An toàn Khi xả gió nơi bơm cao áp tránh không cho nhiên liệu chảy vào cạt te bơm làm loảng dầu bôi trơn. Kiểm tra mức dầu ở bơm cao áp ở cạt te động cơ. Kiểm tra nước làm mát động cơ trước khi cho động cơ phát hành. 58
  58. - Chỉnh bơm sớm trể : Sau khi cho động cơ phát hành làm việc ổn định, lên xuống ga và lắng nghe tiếng nổ để biết cụ thể bơm cân sớm trể. Muốn chỉnh bơm lại ta thực hiện như sau : - Nới vít ở khớp nối mặt bít bơm nơi có rãnh dài. Muốn chỉnh bơm sớm hơn ta xoay cốt bơm ngược chiều chạy, muốn chỉnh trể ta xoay cốt bơm theo chiều chạy. Sau đó xiết chặt vít lại. C. Hình thức tổ chức - Phần lý thuyết liên quan học viên tự nghiêng cứu trước khi thực tập. - Phần kỹ năng học viên luyện tập các nội dung được hướng dẫn theo nhóm, mỗi nhóm 5 học viên, giáo viên quan sát, uốn nắn và rút kinh nghiệm khi buổi luyện tập kết thúc. Bài 5. Tháo lắp và kiểm tra bơm cao áp VE (Thời gian học: 8 giờ; kiểm tra: 1 giờ) A. Lý thuyết liên quan 1. Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại bơm cao áp phân phối VE (điều khiển bằng cơ khí và chân không). 1.1 Nhiệm vụ:có nhiệm vụ sau: Tiếp nhận nhiên liệu sạch từ thùng chứa. Cung cấp nhiên liệu cần thiết tuỳ theo chế độ làm việc của động cơ. Ép nhiên liệu lên áp lực cao Cung cấp luợng nhiên liệu đồng đều cho các xy lanh động cơ đúng thời điểm quy định và đúng theo thứ tự thì nổ của động cơ. Chống được hiện tượng nổ ngược. 1.2 Yêu cầu: có các yêu cầu sau: Đảm bảo hoạt động liên tục trong suốt thời gian hoạt động của động cơ. Các chi tiết phải có độ chính xác cao. Tiện nghi cho việc bảo dưỡng và sửa chữa. 59
  59. 1.3 Phân loại: Dựa vào số xy lanh có loại bơm cao áp sử dụng cho động cơ 4 xy lanh, 5 xy lanh, 6 xy lanh. Dựa vào bộ điều tốc có các loại sau: điều tốc cơ khí, điều tốc bằng điện tử. 2. Cấu tạo và hoạt động của bơm cao áp phân phối VE. 2.1 Cấu tạo 60
  60. 2.1.1. Bơm cấp liệu Bơm cấp liệu kiểu cánh quạt có bốn cách và được dẫn động nhờ trục dẫn động bơm. Nó cấp nhiên liệu đến buồng bơm dưới áp 62
  61. suất. 2.1.2. Van điều áp Van này điều chỉnh áp suất nhiên liệu tỷ lệ với tốc độ động cơ để dẫn động bộ điều khiển phun sớm. 63
  62. 2.1.3. Phun và phân phối nhiên liệu a) Bơm cấp liệu, đĩa cam và pittông được dẫn động bởi trục chủ động. b) Hai lò xo pittông đẩy pittông và đĩa cam tỳ lên các con lăn. c) Như minh họa dưới, đĩa cam có bốn mặt cam (mỗi mặt cho một xy lanh). Khi đĩa cam quay, mặt cam lăn trên các con lăn, đồng thời xoay pittông và đẩy nó ra hay kéo nó vào. Vì vậy, với một vòng quay của đĩa 64
  63. cam pittông hoàn thành được một vòng quay, bốn chuyển động tịnh tiến. d) Nhiên liệu cho mỗi xy lanh được phân phối trong 1/4 vòng quay và một chuyển động tịnh tiến của pittông (động cơ bốn xy lanh) e) Pittông bơm có bốn rãnh hút và một cửa phân phối, có bốn cửa phân phối ở nắp phân phối. f) Khi một trong bốn rãnh hút của pittông thẳng hàng với của hút, quá trìnhhút được thực hiện và nhiên liệu đi từ cửa hút đến rãnh hút. 65
  64. g) Sự phân phối nhiên liệu được thực hiện khi cửa phân phối của pittông thẳng hàng với một trong bốn cửa phân phối trên nắp phân phối. Nhờ đó nhiên liệu được phân phối đến mỗi vòi phun. 1) Hút Khi pittông bơm chuyển động sang trái, một trong bốn rãnh hút trên pittông sẽ thẳng hàng với cửa hút và nhiên liệu sẽ được hút vào buồng áp suất rồi từ đó đi vào đường bên trong pittông. 2) Phân phối Khi đĩa cam và pittông quay, của hút đóng và mở phân phối của pittông sẽ thẳng hàng với một trong bốn cửa phân phối trên nắp phân phối. Khi đĩa cam lăn trên các con lăn, pittông vừa quay vừa dịch chuyển sang phải, làm nhiên liệu bị nén. Khi nhiên liệu bị nén đến một áp suất nhất định nó được phun ra khỏi vòi phun. 66
  65. 3) Kết thúc Khi pittông bơm dịch chuyển thêm về phía bên phải, hai cửa tràn cửa pittông sẽ lộ ra khỏi vòng tràn và nhiên liệu dưới áp suất cao sẽ bị đẩy về buồng bơm qua các cửa tràn này. Vì vậy áp suất nhiên liệu sẽ giảm đột ngột và quá trình phun kết thúc. 4) Cân bằng áp suất Khi pittông quay 1800 sau khi phân phối nhiên liệu, rãnh cân bằng áp suất trên pittông thẳng hàng với đường phân phối và trong buồng bơm. 67
  66. 2.1.4. Van cắt nhiên liệu Việc tắt máy được thực hiện cùng với việc ngưng cung cấp nhiên liệu. Cửa từ buồng bơm bị đóng và sự phân phối nhiên liệu cao áp chấm dứt bởi van cắt nhiên liệu điện từ, van này được thiết kế để đóng cửa dầu khi khóa điện tắt (xoay đến vị trí LOCK). Việc này cho phép tắt động cơ giống như đối với động cơ xăng 2.1.5. Chống quay ngược Một đặc điểm của bơm VE là chống động cơ quay ngược. Dịch chuyển của pittông bơm và việc đóng mở mỗi cửa dầu được minh họa ở hình dưới. Nếu động cơ bị quay ngược, cửa hút sẽ mở và cửa phân phối sẽ đóng khi pittông bơm chuyển động lên trên. Vì vậy nhiên liệu không được phun và động cơ sẽ dừng lại. 68
  67. 2.1.6. Bộ điều khiển phun sớm tự động của pittông, vòng lăn quay động (điều khiển thời điểm phun) ngược hướng với pittông bơm, do Giống như thời điểm đánh lửa đó làm sớm thời điểm phun tương của động cơ xang, nhiên liệu trong ứng với vị trí đĩa cam. động cơ Diesel phải được phun sớm hơn theo tốc độ động cơ để đảm bảo tính năng tốt nhất. Vì vậy bơm cao áp kiểu VE có trang bị bộ điều khiển phun sớm tự động, hoạt động nhờ áp suất nhiên liệu, để thay đổi (làm sớm hay muộn) thời điểm phun tỷ lệ với sự tăng giảm tốc độ động cơ. CẤU TẠO VÀ HOẠT ĐỘNG Pittông bộ điều khiển phun sớm được gắn bên trong vỏ bộ điều khiển, vuông góc với trục bơm và trượt theo sự cân bằng giữa áp suất nhiên liệu và sức căng của lò xo bộ điều khiển. Chốt trượt biến chuyển động ngang của pittông thành chuyển động quay của vòng đở con lăn. Lò xo có xu hướng đẩy pittông về phía phun trễ (sang phải). Tuy nhiên , khi tốc độ động cơ tăng, áp suất nhiên liệu cũng tăng nên pittông thắng được sức căng lò xo và dịch sang trái. Cùng với chuyển 70
  68. 2.2 Nguyên tắc hoạt động a) Một bơm cấp liệu kiểu cánh quạt hút nhiên liệu từ thùng qua cốc lọc nước và lọc nhiên liệu và đẩy nó vào buồng bên trong bơm. b) Một van điều chỉnh áp suất điều khiển áp suất nhiên liệu bên trong bơm cao áp. c) Nhiên liệu thừa quay trở lại thùng qua ống tràn và vít tràn, việc này giúp làm mát các chi tiết chuyển động của bơm cao áp. d) Đĩa cam được dẫn động bởi trục dẫn động bơm pittông bơm được gắn vào đĩa cam, nhiên liệu được cấp cho vòi phun nhờ chuyển động quay và chuyển động tịch tiến của pittông này. e) Lượng phun được điều khiển bởi bộ điều chỉnh kiểu cơ khí. f) Thời điểm phun được điều khiển bởi pittông điều khiển phun sớm hoạt động nhờ áp suất nhiên liệu. g) Van điện cắt nhiên liệu đóng đường dầu đến pittông bơm khi khóa điện tắt. h) Van phân phối có hai chức năng : Ngăn không cho nhiên liệu trong ống dẫn đến vòi phun quay về pittông và bơm, hút nhiên liệu còn lại sau khi phun khỏi vòi phun. 3. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng và phương pháp kiểm tra bảo dưỡng, sửa chữa bơm cao áp phân phối VE. Hiện tượng: bám bụi ước ngoài vỏ bơm Nguyên nhân hư hỏng: các khe hở lắp ghép không kín, joăng bị hư. Kiểm tra, sửa chữa: siết các bu lông lại, thay joăng mới. Hiện tượng: khói cai Nguyên nhân hư hỏng: ti bơm và xy lanh bơm bi mòn (áp xuất phun thấp) Kiểm tra, sửa chữa: tháo van cao áp ra khỏi chỉ lắp lại lò xo van xoay cốt bơm đến vị trí khởi phun( dầu ngưng trào khi bơm tay còn đang bơm) tiếp tục 72
  69. ấn bơm tay nếu dầu còn nhô lên và trào ra ở đầu ống nối thì ti bơm và xy lanh bơm bi mòn. Thay mới bơm cao áp hoặc phục hồi lại ti bơm và xy lanh bơm. Hiện tượng: khói đen hay xám xậm Nguyên nhân hư hỏng: dư nhiên liệu dầu cháy không hết, bơm cao áp cân sớm. Kiểm tra, sửa chữa: - Nếu lái xe nói có hao dầu thì là do dư nhiên liệu dầu cháy không hết. Cần đem bơm cao áp cân chỉnh lại lưu lượng phun. - Nếu kết hợp với việc động cơ kém không ổn định thì cần sớm đem bơm cao áp cân chỉnh. Hiện tượng: khói màu trắng Nguyên nhân hư hỏng: bơm cao áp cân sai, cân quá trể. Kiểm tra, sửa chữa: tìm và xác định lại dấu đặt bơm cao áp nếu sai thì điều chỉnh lại. Hiện tượng: khó khởi động Nguyên nhân hư hỏng: bộ điều tốc bị kẹt, hoặc ở vị trí cúp dầu. Kiểm tra, sửa chữa: kiểm tra bộ điều tốc, điều chỉnh bằng cách đưa thanh răng về vị trí khởi động( cấp dầu nhiều ). Hiện tượng: động cơ đang chạy ngừng hẳn Nguyên nhân hư hỏng: Van cắt nhiên liệu bị sút dây hoặc hư hỏng, Kiểm tra, sửa chữa: Kiểm tra xem dầu có lên đến kim không, kiểm tra sự hoạt động của van (xem phần van cắt nhiên liệu). Thay van cắt nhiên liệu hoặc nối dây van cắt nhiên liệu. Hiện tượng: động cơ đang chạy không đều máy. Nguyên nhân hư hỏng: van cao áp ,bơm cao áp bị hở. Kiểm tra, sửa chữa: tiến hành giết kim để tìm ra hư hỏng ở tổ bơm nào rồi kiểm tra van cao áp, khắc phục bằng cách thay thế bộ van cao áp Hiện tượng:động cơ chạy mất máy 73
  70. Nguyên nhân hư hỏng: van cao áp, bơm cao áp bị nghẹt, lò xo van cao áp bị gãy. Kiểm tra, sửa chữa: xác định máy không hoạt động, khắc phục bằng cách thay thế các chi tiết hư hỏng. Hiện tượng: động cơ mất công suất. Nguyên nhân hư hỏng: bơm cao áp cân sai, cần ga của bơm cao áp hiệu chỉnh sai. Kiểm tra, sửa chữa: điều chỉnh lại góc đặt bơm cao áp, cân chỉnh lại bơm cao áp. B. Trình tự thực hiện Điều kiện thực hiện Thiết bị: Bơm cao áp VE, Động cơ Dụng cụ: Dụng cụ cơ khí, Dụng cụ chuyen dùng, khay đựng Vật tư: Dầu diesel Nội dung thực hiện 1.T háo NỘI DUNG YÊU CẦU GHI CHÚ Gắn bơm lên SST 09241-76022 và SST (Giá đỡ) 09245-54010 . Tháo sáp nhiệt a) Dùng tô vít, xoay cần (Bơm có khởi động lạnh ngược ACSD) chiều kim đồng hồ khoảng 200 b) Đặt một miếng kim loại(chiều dày từ 8.5 – 10 mm) vào giữa cần 74
  71. khởi động lạnh và bít tông sáp nhiệt. c) Tháo 2 bu lông, sáp nhiệt và joăng chữ O Bước 3. a) Tháo giắc ra khỏi giá Tháo van điện đỡ cắt nhiên liệu b) Tháo vỏ che bụi ra khỏi van điện cắt nhiên liệu c) Tháo đai ốc, dây điện và vỏ che bụi d) Tháo cuộn dây, joăng chữ O, lò xo, van, lưới lọc và đệm vênh hình sóng. Bước 4. Tháo a) Dùng đầu lục giác vỏ bộ điều 5mm, tháo 4 bu lông chỉnh. Dùng đầu lục giác 5mm, tháo 4 bu lông b) Bộ điều chỉnh mọi tốc độ Tháo lò xo điều khiển tốc độ ra khỏi đế lò xo, tháo đế lò xo, lò xo giảm chấn, lò xo điều khiển tốc độ, vỏ bộ điều chỉnh, cụm trục điều chỉnh và 75
  72. joăng. c) Bộ điều chỉnh tốc độ lớn nhất - nhỏ nhất Tháo kẹp chữ E, đế lò xo, lò xo giảm chấn, cụm trục điều chỉnh bộ điều chỉnh và joăng Bước 5. Khe hở tiêu chuẩn 0,15 Kiểm tra khe – 0,35mm hở dọc trục của giá đỡ quả văng Bước 6. a) Tháo đai ốc hãm trục Tháo bộ điều bộ điều chỉnh bằng cách chỉnh và giá đỡ xoay nó theo chiều kim quả văng đồng hồ b) Dụng đầu lục giác 5mm, xoay trục bộ điều chỉnh theo chiều kim đồng hồ và tháo những chi tiết sau: cụm giá đỡ quả văng đệm quả văng số 1 đệm diều chỉnh bánh răng bộ điều chỉnh chú ý: không được đánh 76
  73. rơi 2 đệm vào trong buồng bơm. c)Tháo các chi tiết ra khỏi giá đỡ quả văng bạc bộ điều chỉnh đệm quả văng số 2 bốn quả văng Bước 7. Dùng SST tháo nút nắp Tháo nút nắp phân phối phân phối SST 09260- 54012(09260-54010) Bước 8. Dùng SST tháo giá đỡ Tháo các giá van phân phối, các lò xo đỡ van phân và các đế lò xo. phối. Tháo 4 van không chạm tay vào bề phân phói và mặt trược của van phân đệm phối, sắp xếp các van phân phối, các lò xo, đế lò xo và giá đỡ theo thứ tự. 77
  74. Bước 9. a) dùng đầu lục giác và Tháo nắp phân tháo 4 bu lông phối b) Tháo nắp phân phối và các chi tiết sau đây: Hai lò xo đỡ cần Hai dẫn hướng lò xo píttông Hai đệm lò xo píttông Hai đế lò xo trên Hai lò xo pittông Bước 10. Tháo Dùng SST tháo píttông pittông bơm bơm và đệm điều chỉnh píttông cùng với các chi tiết sau: Vòng tràn (vành tràn) Đế lò xo dưới Đĩa píttông trên Đĩa píttông dưới SST 09260- 54012(09269-54030) Lưu ý: không chạm tay vào các bề mặt trược của píttông bơm. 78
  75. Bước 11. Dùng SST tháo hai bu Tháo thanh nối lông đỡ, joăng và cần bộ điều chỉnh nối bộ điều chỉnh. SST 09260- 54012(09269-54040) Bước 12. Tháo dĩa cam, lò xo và Tháo đĩa cam khớp và khớp Bước 13. a)Tháo kẹp bộ điều Tháo vòng các khiển phun sớm và chốt con lăn và trục chặt dẫn động b)Đẩy chốt trựơt hướng vào trong c)Ấn trục chủ động và tháo vòng các con lăn, bốn con lăn và bộ đệm Lưu ý: không được dánh rơi các con lăn không được thay đổi vị trí các con lăn 79
  76. d) Tháo trục chủ động, bánh răng dẫn động bộ điều chỉnh, hai bộ cao su nối, then bán nguyệt và đệm trục dẫn động. e)Tháo bánh răng dẫn động và hai cao su nối ra khỏi trục dẫn động Bước 14. a) Tháo 1 bu lông và các Tháo bộ điều chi tiết sau: khiển phun -Vỏ bên trái bộ điều sớm khiển phun sớm, -Vít điều chỉnh và cụm đai ốc -Lò xo -Joăng chữ O -Vỏ bên phải bộ điều chỉnh -Joăng chữ O -Piston -Piston phụ Bước 15. a)Tháo 2 vít Tháo bơm cấp b)Tháo rô to bơm, 4 liệu cánh gạt và vòng trong Lưu ý: Không làm lẩn lộn vị trí các cánh gạt Không làm hư hại thân bơm 80
  77. Bước 16. Dùng SST , tháo van Tháo van điều điều áp và 2 joăng chữ O áp SST 09260- 54012(09262-54020) 2 Lắp: NỘI DUNG YÊU CẦU GHI CHÚ Bước 1. (a) Lắp hai van gioăng O Lắp van điều lên van điều áp áp (b) Dùng SST lắp van điều chỉnh SST 09260 – 54012 (09262 – 54020) Mômen xiết : 90 kgf.cm Bước 2. lắp (a) Lắp vòng trong, rôto bơm cấp liệu và bốn cánh gạt (b) Kiểm tra rằng vòng trong và bốn cánh gạt quay theo hướng đúng như hình vẽ (c) Kiểm tra rằng các cánh gạt chuyển động êm. (d) Gióng thẳng lỗ ra nhiên liệu của vỏ và của vòng trong (e) Lắp vỏ bơm với hai vít 81
  78. Mômen xiết : 25 kgf.cm (f) Kiểm tra rằng rôto quay trơn Bước 3. (a) Lắp bánh răng dẫn Lắp trục dẫn động lên trục dẫn động động như hình vẽ (b) Lắp hai cao su nối mới vào bánh răng dẫn động (c) Đặt rãnh then của rôto bơm cấp liệu hướng lên phía trên (d) Lắp then và đệm trục dẫn động rồi đưa cụm trục dẫn động vào buồng bơm. (e) Kiểm tra rằng trục dẫn động quay trơn Bước 4. (a) Bơm mỡ No.50 Lắp pittông bộ DENSO vào pittông bộ điều khiển điều khiển phun sớm phun sớm (b) Lắp pittông phụ vào pittông bộ điều khiển phun sớm (c) Lắp pittông điều khiển phun sớm vào buồng bơm. 82
  79. Bước 5. Lắp (a) Lắp các chốt trượt, vòng lăn con lăn và đệm lên vòng lăn (b) Kiểm tra rằng các con lăn hướng vào mặt phẳng của đệm (c) Lắp vòng lăn vào buồng bơm (d) Lắp chốt trượt một cách cẩn thận vào pittông phụ rồi lắp chốt chặn và kẹp. Bước 6. Lắp lò (1) Gioăng O mới xo bô điều (2) Vỏ bên phải bộ điều khiển phun khiển phun sớm sớm (3) Lò xo điều khiển Lắp các chi tiết phun sớm sau cùng với (4) Gioăng O mới bốn bu lông (5) Vỏ bên trái bộ điều khiển phun sớm, vít điều chỉnh bộ điều khiển phun sớm và bộ đai ốc. 83
  80. Bước 7.Đặt (a) Dùng thước kẹp đo tạm vít điều phần nhô lên của vít điều chỈnh bộ điều chỉnh so với vỏ bộ điều khiển phun khiển sớm Phần nhô 7.5 – 8 mm (b) Dùng đầu lục giác 5 mm điều chỉnh phần nhô của vít điều chỉnh so với vỏ. Bước 8. Điều (a) Lắp các chi tiết sau chỉnh lò xo vào nắp phân phối . pittông bằng (1) Hai dẫn hướng lò xo đệm pittông (2) Hai đế lò xo trên (3) Hai lò xo pittông (4) Đế lò xo dưới (5) Đĩa pittông trên (6) Đĩa pittông dưới (7) Pittông bơm GỢI Ý : Lúc này không được lắp các đệm lò xo pittông (b) Dùng thước kẹp đo khe hở “A” như trong hình vẽ (c) Dùng công thức và dưới bảng dưới đây để xác định kích thước đệm 84
  81. lò xo pittông : Chiều dày đệm mới = 5,8 - A A = vị trí đo được của pittông Bước 9. (a) Lắp khớp và đĩa cam Điều chỉnh Gợi ý : Không được lắp pittông bằng lò xo khớp đệm điều chỉnh (b) Rửa sạch đệm điều chỉnh pittông và bề mặt tiếp xúc. (c) Khớp rãnh chốt của pittông bơm với chốt của đĩa cam (d) Dùng SST lắp đệm điều chỉnh cũ và pittông bơm SST 09260 – 54012 (09269 – 54030). (e) Lắp nắp phân phối bằng bốn bu lông. Mômen xiết : 120 kgf.cm Lưu ý : Không làm hư hại pittông bơm 85
  82. (f) Dùng thước kẹp đo khe hở “B” như hình vẽ Khe hở B : 3,2 – 3,4 mm Nếu khe hở không như tiêu chuẩn , sử dụng công thức và bảng dưới đây để xác định kích thước đệm điều chỉnh pittông. Chiều dày đệm điều chỉnh mới = T + (B – 3,3) T = Chiều dày đệm cũ B = Vị trí pittông đo được Bước 10. (a) Lắp trục chủ động sao Lắp đĩa cam cho rãnh then hướng lên trên (b) Lắp lò xo khớp và đĩa cam với chốt của đĩa cam với bề mặt chốt của đĩa cam hướng về phía vỏ bộ điều chỉnh. 86
  83. Bước 11. (a) Dùng SST nối cần nối Lắp cần nối bộ bộ điều chỉnh với hai điều chỉnh gioăng mới và hai bu lông đỡ. Mômen xiết : 140 kgf.cm SST 09260 – 54012 (09269 – 54040) (b) Kiểm tra bằng cần nối di chuyển nhẹ nhàng Bước 12. (a) Đặt đệm điều chỉnh Lắp pittông pittông mới đã được chọn bơm lên tâm đĩa cam Lưu ý : Không được bôi mỡ lên đệm (b) Lắp các chi tiết sau lên pittông bơm : (1) Đĩa pittông dưới (2) Đĩa pittông trên (3) Đế lò xo dưới (4) Vòng tràn Gợi ý : Lắp vòng tràn sao cho lỗ hướng về phía đế lò xo dưới. 87
  84. (c) Gióng rãnh chốt của pittông thẳng với chốt của đĩa cam (d) Gióng chốt cầu của cần nối bộ điều chỉnh với lỗ chốt của vòng tràn (e) Dùng SST lắp pittông bơm và hai lò xo pittông SST 09260 – 54012 (09269 – 54030) Bước 13. (a) Bôi mỡ No.50 Lắp nắp phân DENSO lên các chi tiết phối sau và lắp chúng lên nắp phân phối (1) Hai dẫn hướng lò xo pittông (2) Hai đệm lò xo pittông mới đã được chọn (3) Hai đế lò xo trên (4) Hai lò xo đỡ cần (5) Gioăng O mới (b)Lắp nắp phân phối Lưu ý :Không được làm hỏng pittông bơm 88
  85. (c) Dùng đầu lục giác 5 mm lắp 4 bu lông Mômen xiết : 120kgf.cm Gợi ý : Sử dụng bu lông dài 45 mm Bước 14. Dùng SST, lắp 4 giá đỡ Lắp giá đỡ van phân phối. SST van phân phối 09260 – 54012 (09269 – 54020) Mô men xiết : 500 kgf.cm Bước 15. (a) Lắp gioăng O mới Lắp nút nắp lên nút nắp phân phối phân phối (b) Dùng SST lắp nút nắp phân phối SST 09260 – 54012 (09262 – 54010) Mômen xiết : 700 kgf.cm Bước 16. (a) Lắp các chi tiết sau Lắp trục bộ vào giá đỡ quả văng điều chỉnh và (1) Bốn quả văng giá đỡ quả (2) Đệm quả văng số 2 văng (3) Bạc Gợi ý : Thay cả bốn quả văng cùng một lúc. 89
  86. (b) Lắp gioăng O mới lên trục bộ điều chỉnh (c) Đặt cụm giá đỡ quả văng (1) vào vị trí, lắp đệm quả văng số 1 (2) và đệm điều chỉnh bánh răng bộ điều chỉnh (3) giữa giá đỡ quả văng và vỏ bơm. (d) Lắp trục bộ điều chỉnh qua đệm điều chỉnh bánh răng bộ điều chỉnh, đệm quả văng số 1 và cụm giá đỡ quả văng. Bước 17. Dùng thước lá đo khe hở Kiểm tra khe dọc giữa chốt vỏ và giá hở dọc giá đỡ đỡ quả văng quả văng Khe hở dọc: 0,15 – 0,35 mm Nếu khe hở dọc không như tiêu chuẩn, điều chỉnh nó bằng đệm điều chỉnh bánh răng bộ điều chỉnh Chiều dày đệm điều chỉnh bánh răng bộ điều chỉnh 90
  87. Bước 18. (a) Dùng thước kẹp đo Điều chỉnh phần lồi của trục bộ điều phần lồi của chỉnh trục bộ điều Phần lồi : 0,5 – 2,0 mm chỉnh Nếu phần lồi không như tiêu chuẩn, điều chỉnh bằng cách xoay trục bộ điều chỉnh (b) Lắp và xiết các đai ốc trong khi giữ trục bằng một đầu lục giác 5 mm Bước 19. Lắp vỏ bộ điều chỉnh Bước 20. Lắp van điện cắt nhiên liệu Bước 21. (với ACSD) Lắp sáp nhiệt Bước 22. (a) Lắp một bu lông vào Kiểm tra kín cửa dầu hồi khí 91
  88. (b) Nối một ống khí vào ống vào của nhiên liệu và đặt bơm cao áp vào thùng chứa dầu diesel (c) Tạo áp suất 0,5 kgf.cm2 và kiểm tra rằng không có khí dò (g) Sau đó kiểm tra rằng không có khí dò khi áp suất tăng đến 5,0 kgf.cm2. C. Hình thức tổ chức - Phần lý thuyết liên quan học viên tự nghiêng cứu trước khi thực tập. - Phần kỹ năng học viên luyện tập các nội dung được hướng dẫn theo nhóm, mỗi nhóm 5 học viên, giáo viên quan sát, uốn nắn và rút kinh nghiệm khi buổi luyện tập kết thúc. Bài 6: Cân bơm VE trên băng thử (Thời gian: 8h) I. Mục tiêu mô đun: Học xong mô đun này học viên sẽ có khả năng: - Trình bày được nhiệm vụ, phân loại, cấu tạo, nguyên tắc hoạt động của bom cao áp VE - Giải thích được sơ đồ cấu tạo và nguyên tắc hoạt động chung của bom cao áp PE - Tháo lắp, kiểm tra, sửa chữa, bảo dưỡng được bom cao áp AE đúng quy trình, quy phạm, đúng phương pháp và đạt tiêu chuẩn kỹ thuật do nhà chế tạo quy định - Phân tích được những hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng của bom cao áp VE 92
  89. - Trình bày được phương pháp bảo dưỡng, kiểm tra và sữa chữa những hư hỏng của bom cao áp VE - Sử dụng đúng, hợp lý các dụng cụ kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa đảm bảo chính xác và an toàn II. Nội dung modun: A. Lý thuyết liên quan 1. Nhiệm vụ, phân loại hệ thống nhiên liệu động cơ diesel dùng bơm phân phối VE. 1.1 Nhiệm vụ. có nhiệm vụ sau: - Cung cấp nhiên liệu cần thiết tuỳ theo chế độ làm việc của động cơ. - Cung cấp lượng nhiên liệu đồng đều cho các xy lanh động cơ đúng thời điểm quy định và đúng theo thứ tự thì nổ của động cơ. - Phun sương và phân tán đều hơi nhiên liệu trong thể tích buồng đốt phụ do sự phối hợp của kim phun và các dạng đặt biệt của buồng đốt. Gây sự hoà hợp triệt để giữa thanh khí và nhiên liệu tán nhuyễn. Nhờ thế nhiên liệu tự bốc cháy dễ dàng và trọn ven. Hệ thống phải đảm bảo các yêu cầu sau: - Thùng nhiên liệu dự trữ phải đảm bảo cho động cơ hoạt động liên tục trong suốt thời gian hoạt động. - Các lọc phải lọc sạch nước và các tạp chất cơ học trong nhiên liệu. - Các chi tiết phải có độ chính xác cao - Tiện nghi cho việc bảo dưỡng và sửa chữa. 1.2 Phân loại: - Dựa vào số xy lanh có loại bơm cao áp sử dụng cho động cơ 4 xy lanh, 6 xy lanh. - Dựa vào bộ điều tốc có các loại sau: điều tốc phối hợp cơ khí thuỷ lực, điều tốc bằng điện tử. 2. Sơ đồ cấu tạo và hoạt động của hệ thống nhiên liệu động cơ diesel dùng bơm phân phối VE. 93
  90. Ngày nay, ở những động cơ cao tốc nhỏ, đặc biệt là ở các loại xe tải, xe khách người ta thường dùng bơm cao áp VE, vì bơm có kết cấu gọn nhẹ, làm việc với độ chính xác cao 2.1. Giới thiệu chung: Ngày nay, ở những động cơ cao tốc nhỏ, đặc biệt là ở các loại xe tải, xe khách người ta thường dùng bơm cao áp VE, vì bơm có kết cấu gọn nhẹ, làm việc với độ chính xác cao. Bơm cao áp VE có các chức năng sau : Áp suất dầu phun luôn luôn được giữ cố định. Cung cấp một lượng nhiên liệu lý tưởng vào trong buồng khí đốt theo từng chế độ động cơ, phù hợp với lượng khí nạp vào. Lượng dầu cung cấp được bơm cao áp điều khiển phù hợp với tốc độ động cơ. Bơm cao áp giúp cho động cơ không vượt quá tốc độ cực đại cho phép hay dưới tốc độ cầm chừng đã được ấn định sẵn. Bơm cao áp ấn định thời gian phun khi tốc độ động cơ và tải thay đổi, quyết định thời gian phun sớm hay muộn (có bộ phun dầu sớm theo tải). Bơm cao áp VE phân phối nhiên liệu vào từng xi lanh một cách đồng đều và chính xác. 2.2. Cấu tạo bơm cao áp VE: 94
  91. 1 – Bơm cấp nhiên liệu 2 – Đĩa cam 3 – Bộ điều khiển phun sớm 4 – Cữa chia 5 – Pittông 6 – Van phân phối 7 – Cữa hút 8 – Van cắt nhiên liệu Hình 5.5.1. Bơm cao áp VE. 2.3. Sơ đồ nguyên lý làm việc: 95
  92. 1 – Thùng chứa dầu 2 – Bơm chuyển tiếp3 – Lọc tinh4 – Van an toàn5 – Bơm tiếp vận 6 – Cần điều khiển 7 – Lò xo điều khiển 8 – Đường dầu về 9 – Pittong bơm tràn) 13 – Đĩa cam 14 – Bộ điều khiển phun dầu sớm Hình 5.5.2. Sơ đồ làm việc của bơm VE. 2.4. Nguyên lý hoạt động Bơm sơ cấp hút nhiên liệu từ thùng đưa qua lọc sau đó nhiên liệu được bơm cánh quạt hút rồi đẩy vào buồng bên trong bơm. Một van điều chỉnh áp suất điều khiển áp suất nhiên liệu bên trong bơm cao áp. Đĩa cam được dẫn động bỡi trục dẫn động, pittông bơm được gắn với đĩa cam, nhiên liệu được cấp cho kim phun nhờ chuyển động quay và chuyển động tịnh tiến của pittong này. 96
  93. Lượng phun được điều khiển bởi bộ điều chỉnh kiểu cơ khí. Thời điểm phun được điều khiển bởi pittông điều khiển phun sớm, pittông điềukhiển phun sớm hoạt động nhờ áp suất nhiên liệu. Van phân phối có hai chức năng: Ngăn không cho nhiên liệu trong ống dẫn đến kim phun quay về pittông và bơm; hút nhiên liệu còn lại sau khi phun khỏi kim phun. 1 – Pittông bơm 2 – Lỗ nạp nhiên liệu3 – Rãnh hút4 – Buồng cao áp 5 – Rãnh phân phối6 – Đường phân phối7 Hình 5.2.3. Khoảng chạy của pittông bơm và các giai đoạn cung cấp nhiên liệu – Lỗ thoát nhiên liệu 8 – Van định lượng Hình. 5.5.3. Hoạt động cua bơm 97
  94. Khi cam quay, piston bơm đi đến điểm chết trên sau đó về điểm chết dưới. Quá trình điều khiển lượng dầu cung cấp cho một chu trình được thực hiện gồm các bước sau: Bước 1: Nạp nhiên liệu: Khi pittông bơm chuyển động sang trái, một trong 4 rãnh hút trên pittông sẽ thẳng hàng với cửa hút và nhiên liệu sẽ được hút vào đường bên trong pittông. Bước 2: Phân phối nhiên liệu: Khi đĩa cam và pittông quay, cữa hút đóng và cữa phân phối của pittông sẽ thẳng hàng với một trong bốn trên nắp phân phối. Khi đĩa cam lăn trên các con lăn, pittông vừa quay vừa dịch chuyển sang phải, làm nhiên liệu bị nén. Khi nhiên liệu bị nén đến một áp suất nhất định nó được phun ra khỏi vòi phun. Bước 3: Kết thúc việc cung cấp nhiên liệu: Khi pittông dịch chuyển thêm về phía bên phải, hai cửa tràn của pittông sẽ lộ ra khỏi van định lượng và nhiên liệu dưới áp suất cao sẽ bị đẩy về buồng bơm qua các cửa tràn này. Vì vậy áp suất nhiên liệu sẽ giảm đột ngột và quá trình phun kết thúc. Bước 4: Cân bằng áp suất : Khi piston quay 180 sau khi phân phối nhiên liệu, rãnh cân bằng áp suất trên pittông thẳng hàng với đường phân phối để cân bằng áp suất nhiên liệu trong đường phân phối và trong buồng bơm. 2.5. Bộ điều khiển phun sớm tự động. (điều khiển thời điểm phun) Giống như thời điểm đánh lửa của động cơ xăng, nhiên liệu trong động cơ Diesel phải được phun sớm hơn theo tốc độ động cơ để đảm bảo tính năng tốt nhất. Vì vậy bơm cao áp kiểu Vecó trang bị bộ điều khiển phun sớm tự động, nó hoạt động nhờ áp suất nhiên liệu, để thay đổi thời điểm phun tỷ lệ với sự tăng giảm tốc độ động cơ. 2.5.1. Cấu tạo và hoạt động: 98
  95. Pittông bộ điều khiển phun sớm được gắn bên trong vỏ bộ điều khiển, vuông góc với trục bơm và trượt theo sự cân bằng giữa áp suất nhiên liệu và sức căn của lò xo bộ điều khiển. Phun trễ Phun sớm Hình 5.5.4: Bộ điều khiển phun sớm tự động. 1 – Vòng lăn 2 – Con lăn 3 – Lò xo bộ điều khiển 4 – Chốt trượt 5 – Pittông bộ điều khiển phun sớm Chốt trượt biến chuyển động ngang của pittông thành chuyển động quay của vòng đỡ con lăn. Lò xo có xu hướng đẩy pittông về phía phun trễ (sang phải). Tuy nhiên, khi tốc độ động cơ tăng, áp suất nhiên liệu cũng tăng lên nên pittông thắng được sức căng lò xo và dịch sang trái. Cùng với chuyển động của pittông, vòng lăn quay ngược hướng với pittông bơm, do đó làm sớm thời điểm phun tương ứng với vị trí đĩa cam. 2.6. Cơ cấu điều chỉnh cơ khí bơm VE. 2.6.1 Cấu tạo và vai trò: 99
  96. Bánh răng trục cơ cấu điều chỉnh và giá đỡ quả văng quay 1,6 lần trong một vòng quay của bánh răng trục dẫn động. Có bốn quả văng trên giá đỡ. Các quả văng này phát hiện tốc độ gốc của trục bộ điều chỉng nhờ lực ly tâmvà bạc bộ điều chỉnh sẽ truyền lực ly tâm nàyđến cần điều khiển ·Độ căng của lò xo điều khiển thay đổi theo tải ( tức là mức độ đạp chân ga). ·Lò xo giảm chấn và lò xo không tải tránh cho bộ điều chỉnh hoạt động giật cục bằng cách tỳ nhẹ vào cần căng và cần điều khiển khi chúng dịch chuyển sang phải (tức là theo hướng giảm lượng phun). Cụm cần bộ điều chỉnh sẽ điều chỉnh vị trí của van định lượng theo tốc độ động cơ và theo tải. Nó bao gồm cần dẫn hượng, và cần điều khiển và cần căng, những cần này được nối tại điểm tựa (điểm tự do ) . Cần hướng dẫn còn có thêm một điểm tựa (điểm cố định vào vỏ bộ điều chỉnh ) . 1- Đĩa cam. 2 – Trục dẫn động.3 – Bánh răng.4 – Trục bộ điều chỉnh.5 – Cần điều chỉnh. 6 – Lò xo điều khiển.7 – Lò xo giảm chấn.8 – Cần dẫn hướng.9 – Cần căng. 10 – Cần điều khiển 11 – Bạc. 12 – Quả tạ 13 – Pitông bơm. 14 – Van định lượng ( vòng tràn). 15 – Điểm tựa A. Hinh 5.5.5 :Bộ điều chỉnh mọi tốc độ. A. Khởi động 100
  97. B. Không tải C. Đầy tải Hịnh.5.5.6. Nguyên lý hoạt của bộ điều tốc bơm cao áp PE. 101
  98. · Khởi động: (hình5.5.6.A) Khi đạp chân ga, cần điều chỉnh sẽ dịch chuyển về vị trí đầy tải . Vì vậy cần căng bị kéo bởi lò xo điều khiển đến tận khi nó tiếp xúc với vấu chặn . Do động cơ vẫn chưa hoạt động, các quả văng không dịch chuyển và cầ điều khiển bị đẩy tỳ lên bạc bởi sức căng lò xo khởi động vì thế các quả văng vẫn ở vị trí đống hoàn toàn . Cùng lúc đó, cần điều khiển quay ngược chiều kim đồng hồ quanh điểm tựa A và đẩy vòng tràn đến vị trí khởi động. Phun cực đại. Nhờ đó lượng nhiê liệu cung cấp cần thiết cho động cơ để khởi động. · Không tải : ( hình 5.5.6.B) Sau khi động cơ đã khởi động, chân ga nhả và cần điều chỉnh quay về vị trí không tải. Ở vị trí này lò xo điều khiển tự do hoàn toàn nên nó không kéo cần căng. Vì vậy, ngay cả ở tốc độ thấp, các quả văng bắt đầu mở ra. Nó làm cho bạc dịch sang phải, đẩy cần điều khiển và cần căng sang phải chống lại sức căng các lò xo khởi động, không tải và giảm chấn. Vì vậy cần điều khiển quay theo chiều kim đồng hồ quanh điểm tựa A, đẩy van định lượng đến vị trí không tải . Đầy tải: (hình 5.5.6.C) Khi đạp chân ga, cần điều chỉnh dịch đến vị trí đầy tải và sức căng của lò xo điều khiển trở nên lớn hơn ( vì vậy lò xo giảm chấn sẽ bị ép lại hoàn toàn). Do đó cần căng sẽ tiếp xúc với dấu chặn và đứng im. Hơn nữa, khi cần điều khiển bị đẩy bởi bạc, nó tiếp xúc với cần căng nên van định lượng được giử ở vị trí đầy tải. Khi vít đặt đầy tải ( để điều chỉnh lượng phun khi đầy tải ) quay theo chiều kim đồng hồ quanh điểm tựa D nên cần điều khiển ( gắn với điểm A) sẽ cũng quay ngược chiều kim đồng hồ quanh điểm D, đẩy van định lượng theo hướng tăng lượng phun. Tốc độ cực đại : ( hình 5.5.6.D) 102
  99. Khi tốc độ động cơ tăng với tải đầy, lực ly tâm của các quả văng dần dần trở nên lớn hơn lực căng của lò xo điều khiển. Vì vậy cần căng và cần điều khiển 3. Cân bơm VE trên băng thử Sau khi bơm đã được lắp ráp đúng, bơm phải được lắp lên một băng thử bơm để điều chỉnh nó tới các giá trị tiêu chuẩn. Hoạt động và tính năng của động cơ có thể liên quan trực tiếp đến việc điều chỉnh bơm cao áp. 4.4.1: Kiểm tra và chuẩn bị trước khi điều chỉnh a) Đặc tính kỹ thuật của vòi phun kiểm tra và giá đỡ vòi phun như sau. Vòi phun kiểm tra : DN12SD12 (DENSO) Áp suất mở vòi kiểm tra 145 – 155 kgf/cm2 b) Lắp giá đỡ thước góc cần điều chỉnh c) Gắn thân bơm cao áp lên băng thử Gợi ý : Đánh dấu lên phần rãnh then của khớp Lưu ý : Quay bơm bằng tay để kiểm tra rằng nó hoạt động êm. d) Lắp các ống cấp liệu tương ứng với các tiêu chuẩn sau : Đường kính ngoài : 6,0 mm Đường kính trong : 2,0 mm Chiều dài : 840 mm Bán kính cong cực tiểu : 25 mm e) Nối đường vào nhiên liệu f) Lắp ống hồi bằng vít ống hồi Gợi ý : luôn sử dụng vít ống hồi đi cùng với bơm cao áp. 103
  100. g) Tháo hai bu lông và nắp bên phải bộ điều khiển phun sớm h) Lắp đồng hồ áp suất bên trong cùng với thiết bị đo thời điểm phun Mã số : 95095 – 10220 và 95095 – 10231 (DENSO) Gợi ý : dùng vít xả khí để xả khí 104
  101. i) Cấp điện áp một chiều khoảng 12 V lên van cấp liệu. Lưu ý : + Khi cấp điện áp lên van, để ắc qui càng xa van càng tốt nhằm mục đích tránh tia lửa điện có thể xảy ra dẫn đến cháy nổ. + Khi nối với cáp ắc qui, nối dây dẫn phía van trước. j) Áp suất để cấp nhiên liệu cho bơm cao áp phải khoảng 0,2 kgf/cm2. Nhiệt độ nhiên liệu cho việc kiểm tra bơm vào khoảng 400C – 450C. k) Lắp thước đo góc lên giá và cần điều chỉnh l) Đặt hết cần điều chỉnh về phía “tốc độ cực đại” (đầy tải) m) Kiểm tra vị trí lắp của đĩa cam như sau : 105
  102. + Tháo ống cấp liệu cho vòi phun ra khỏi vị trí đánh dấu “C” trên nắp phân phối. + Dùng SST tháo giá đỡ van phân phối. SST 09260 – 54012 (09269 -54020) + Kiểm tra rằng nhiên liệu phun ra khi dấu ở vị trí như hình vẽ. + Nếu không hoạt động như trên, đĩa cam lắp không đúng (xem trang 82) Thay và đổi vị trí đĩa cam 1800 theo hướng ngược lại. Gợi ý : cùng lúc đó, ngắt dây van cắt nhiên liệu điện + Dùng SST lắp giá đỡ van phân phối SST 09260 – 54012 (09269 – 54020) + Nối ống cấp liệu cho vòi phun n) Xả khí ra khỏi ống cấp liệu o) Cho bơm cao áp hoạt động trong 5 phút ở tốc độ 2000 vòng/phút. Lưu ý : kiểm tra rằng không có nhiên liệu rò rỉ hay tiếng ồn khác thường Gợi ý : + Đo lượng phun cho mỗi xy lanh bằng ống đo + Trước khi đo lượng phun, đầu tiên để xy lanh nghiêng xuống ít nhất 30 giây để tất cả nhiên liệu chảy ra ngoài. 106
  103. 4.4.2 Đặt tạm lượng phun đầy tải a) Đo lượng phun Lượng phun được đề cập trong cẩm nang sửa chữa như sau : Vị trí cần điều Tốc độ bơm Số hành trình đo Lượng phun cc chỉnh Tốc độ 1200 200 10.42 – 10.74 b) Điều chỉnh bằng cách xoay vít đặt đầy tải Gợi ý : Lượng phun sẽ tăng khoảng 3 cc khi vít quay 1/2 vòng. 4.4.3: Đặt tạm lượng phun tốc độ cực đại a) Đo lượng phun Lượng phun được đề cập trong cẩm nang sửa chữa như sau : Vị trí cần điều Tốc độ bơm Số hành trình đo Lượng phun (cc) chỉnh Tối đa 2450 200 4.0 – 5.6 b) Điều chỉnh lượng phun bằng vít điều chỉnh tốc độ cực đại. 107
  104. 4.4.4: Điều chỉnh áp suất bên trong bơm a) Đo áp suất bên trong bơm ở các tốc độ dưới đây: Tốc độ bơm Áp suất bên trong kg/cm2 500 3.2 – 3.8 2100 6.6 – 7.2 b) Nếu áp suất thấp, điều chỉnh bằng cách gõ nhẹ lên pittông van điều áp trong khi quan sát đồng hồ áp suất. Gợi ý : Nếu áp suất quá cao hay van điều áp bị gõ xuống quá nhiều, phải thay van. 4.4.5: Kiểm tra lượng dầu hồi Đo lượng dầu hồi ở tốc độ sau Tốc độ bơm Lượng dầu hồi cc/phút 2200 370 - 800 Gợi ý : Luôn dùng vít dầu hồi được đi kèm với bơm 4.4.6: (Với ACSD) Nhả hệ thống khởi động lạnh cho lần kiểm tra tiếp a) Dùng tuốcnôvít xoay cần khởi động lạnh khoảng 200 b) Đặt một miếng kim loại dày 8,5 – 10 mm giữa cần khởi động lạnh và pittông sáp nhiệt. Gợi ý : Giữ hệ thống khởi động lạnh nhả ra cho đến khi hoàn thành mọi việc đo và điều chỉnh 108
  105. 4.4.7: Điều chỉnh bộ điều khiển phun sớm. a) Đặt thiết bị đo thời điểm phun ở vị trí O b) Đo hành trình pittông. Hành trình tiêu chuẩn cho từng tốc độ bơm được đề cập trong cẩm nang sửa chữa như sau : Tốc độ bơm Hoàn thiện pittông (mm) 800 0.7 – 1.5 1200 2.1 – 2.9 2000 4.9 – 5.7 2300 5.7 – 6.5 Gợi ý : kiểm tra rằng độ trễ khoảng 0,3mm c) Dùng đầu lục giác 5 mm điều chỉnh vít điều chỉnh thời điểm phun. Gợi ý : Hành trình sẽ giảm khi quay theo chiều kim đồng hồ và tăng khi quay ngược chiều kim đồng hồ. 4.4.8: Điều chỉnh lượng phun đầy tải a) Góc của cần điều chỉnh cho việc điều chỉnh được đề cập đến trong cẩm nang sửa chữa như bảng dưới và phải giống như hình vẽ bên 4.4.11: Điều chỉnh thời điểm phun theo tải. a) Dùng đầu lục giác 5 mm, điều chỉnh thời điểm bắt đầu và kết thúc của bộ điều khiển thời điểm phun theo tải bằng cách xoay trục bộ điều chỉnh. b) Đo lượng phun 109
  106. Vị trí cần Tốc độ Số hành điều chỉnh bơm trình đo Phía tốc độ 1200 200 tối đa c) Dịch cần điều chỉnh chậm, từ phía “tốc độ cực đại” sang phía “tốc độ không tải” và giữ chặt nó ở vị trí mà áp suất bên trong bơm bắt đầu giảm. d) Đo lượng phun ở điểm áp suất giảm (điểm bắt đầu) Tốc độ Số hành Lượng phun bơm trình đo (cc) Giá trị đo tại bước (b) 1200 200 Âm 1.0 +/- 0.4 e) Dùng đầu lục giác 5 mm điều chỉnh thời điểm bắt đầu điều chỉnh theo tải của bộ điều khiển phun theo tải bằng cách xoay trục bộ điều chỉnh và tiến hành đo lại. Gợi ý : Trục bộ điều chỉnh quay 1,2 vòng sẽ thay đổi lượng phun 3 cc 110
  107. f) Kiểm tra lượng phun ở điểm kết thúc bằng cách di chuyển chậm cần điều chỉnh từ phía “tốc độ cự đại” sang phía “tốc độ không tải” và giữ chặt nó ở vị trí khi áp suất trong của bơm ngừng giảm. g) Kiểm tra sự dao động của pittông bộ điều khiển thời điểm phun khi cần điều chỉnh dịch từ phía “tốc độ cự đại” sang phía “tốc độ không tải” Tốc độ bơm Dao động của pittông bộ điều khiển (mm) 1200 0.62 – 1.02 h) Kiểm tra phần lồi của trục bộ điều chỉnh Phần lồi : 0,5 – 2,0 mm Nnnnnn 4.4.12: Điều chỉnh lượng phun tốc độ không tải a) Đo lượng phun ở từng tốc độ bơm Góc của Tốc độ Số hành Lượng phun Chênh lệch Ghi chú cần điều bơm trình đo (cc) tối đa giữa chỉnh các xy lanh (cc) Dương 350 200 1.7 – 2.7 0.34 Điều chỉnh 111
  108. 1.2 hay ít 12.5 – 22.50 525 - - hơn b) Điều chỉnh lượng phun tốc độ không tải bằng cách xoay vít chỉnh tốc độ không tải. 4.4.13: (Với ACSD) Điều chỉnh hệ thống khởi động lạnh a) Tháo vít dầu hồi và kiểm tra nhiệt độ nhiên liệu trong bơm cấp liệu: Nhiệt độ nhiên liệu : 15 – 350C b) Đặt trục dẫn động sao cho rãnh than hướng lên để cho phép vòng lăn di chuyển dễ dàng c) Đặt thang đo của thiết bị đo thời điểm phun về O d)Tháo miếng kim loại giữa cần khởi động lạnh và pittông sáp nhiệt. e) Đo hành trình pittông bộ điều khiển phun sớm f) Điều chỉnh hành trình pittông bộ điều khiển phun sớm bằng cách xoay vít điều chỉnh bộ thời điểm phun. Gợi ý : vặn vào để giảm hành trình. 4.4.14: (Với ACSD) Điều chỉnh tốc độ không tải nhanh 112
  109. a) Đo khe hở giữa cần điều chỉnh và vít điều chỉnh tốc độ không tải Nhiệt độ nhiên Khe hở liệu 200C 6 mm 500C 0 mm b) Điều chỉnh khe hở bằng cách xoay vít điều chỉnh tốc độ không tải nhanh 4.4.15: Kiểm tra sau khi điều chỉnh a) kiểm tra rằng việc phun chấm dứt khi tháo giắc van cấp liệu Tốc độ bơm : 100 vòng/phút. b) kiểm tra chuyển động của cần điều chỉnh Chuyển động của cần điều chỉnh được đề cập trong cẩm nang sửa chữa như sau : Góc điều chỉnh : 43 - 490 4.4.16: Kẹp chì các vít Kẹp chì vít điều chỉnh tốc độ cực đại và vít đặt đầy tải B. Trình tự thực hiện Điều kiện thực hiện 113
  110. Thiết bị: Thiết bị kiểm tra cân chỉnh bơm cao áp Dụng cụ: Theo thiết bị. - Hai chìa khóa miệng cở - Chìa khóa miệng hoặc vòng 22 mm cho đầu nối ống. - Cây vặn vít cở to hoặc cây nạy. - Đồng hồ so kế hoặc cở đo kẻ hở của đáy bệ xú báp và đầu pittông. Vật tư: Dầu Diesel Nội dung thực hiện Nội dung thực hiện NỘI DUNG YÊU CẦU GHI CHÚ Gá bơm lên băng thử Dùng đồ gá lắp cho chính xác và Mỗi nhóm chắc chắn 1 máy. Đặt lượng phun đầy tải Đo lượng phun Điều chỉnh bằng cách xoay vít đặt đầy tải Đặt lượng phun tốc độ cực đại Đo lượng phun Điều chỉnh lượng phun bằng vít điều chỉnh tốc độ cực đại Điều chỉnh áp suất bên trong Đo áp suất bên trong bơm ở bơm các tốc độ dưới 500 - 3.2 – 3.8không/cm2 Nếu áp suất thấp, điều chỉnh bằng cách gõ nhẹ lên pittông van điều áp trong khi quan sát đồng hồ áp suất. Kiểm tra lượng dầu hồi Tốc độ bơ - 2200 Lượng dầu hồi cc/phút - 370 - 800 114
  111. Nhả hệ thống khởi động lạnh Giữ hệ thống khởi động lạnh nhả cho lần kiểm tra tiếp ra cho đến khi hoàn thành mọi việc đo và điều chỉnh. Điều chỉnh bộ điều khiển a) Đặt thiết bị đo thời điểm phun ở phun sớm. vị trí O b) Đo hành trình pittông. Điều chỉnh lượng phun đầy tải Lượng phun sẽ tăng khoảng 3 cc khi vít xoay 1/2 vòng. Điều chỉnh lượng phun tốc độ Lượng phun được đề cập trong cực đại cẩm nang sửa chữa Kiểm tra lượng phun Kéo dài nút 0,1mm sẽ tăng lượng phun 0,6 cc Điều chỉnh thời điểm phun Tốc độ bơm 1200 theo tải. Số hành trình đo 200 Điều chỉnh lượng phun tốc độ Xoay vít chỉnh tốc độ không không tải tải. C. Hình thức tổ chức - Phần kỹ năng học viên luyện tập các nội dung được hướng dẫn theo nhóm, mỗi nhóm 5 học viên, giáo viên quan sát, uốn nắn và rút kinh nghiệm khi buổi luyện tập kết thúc. Bài 7. Tháo lắp vòi phun cao áp (Thời gian: 8 h) A. Lý thuyết liên quan 1. Nhiệm vụ, yêu cầu của vòi phun cao áp. Kim phun nhiên liệu được lắp ở nắp máy có công dụng: Phun nhiên liệu vào buồng đốt động cơ dưới dạng sương mù, phân bố đều nhiên liệu trong toàn 115
  112. bộ thể tích buồng đốt. Phối hợp với hình dạng đặc biệt của buồng đốt để hơi nhiên liệu hoà trộn tốt với không khí có áp suất và nhiệt độ cao tạo thành một hỗn hợp tự bốc cháy có khả năng cung cấp cho động cơ một công suất lớn và suất tiêu hao nhiên liệu ít nhất. Căn cứ vào sự khác biệt của đót kim( đầu kim ) và lỗ tia có thể chia kim phun làm hai loại: Kim phun loại kín và kim phun loại hở: 2. Cấu tạo và hoạt động của vòi phun cao áp. 2.1 Cấu tạo. Kim phun loại kín: Hình 5.7.1 Cấu tạo kim phun 1: Thân kim 2: Khâu nối ống dầu đến 3: Đệm kín 4: Lỗ dầu đến 5:Vít ráp ống dầu về 6: Cây đẩy 7: Lò xo 8: Ốc chỉnh lò xo 9: Chụp đậy 10: Đót kim 11: Khâu nối 12: Van kim 13: Mặt côn nhỏ van kim 14: Lỗ tia Gồm có: Thân kim trên đó có lỗ bắt dầu đến, lỗ dầu về, đường dẫn dầu đến đầu kim (đót kim ). trong thân có chứa cây đẩy, lò xo, phía trên lò xo có đai ốc hoặc vít để hiệu chỉnh sức nén lò xo, trên cùng là chụp đậy đai ốc hiệu chỉnh (tuỳ theo loại kim mà ống dầu về có thể bố trí ở thân kim hay trên đầu chụp đậy). 116
  113. Đầu kim được nối liền với thân kim nhờ khâu nối. Trong đầu kim có đường dầu cao áp đến, phòng chứa dầu cao áp, van kim, dưới cùng là lỗ phun nhiên liệu ( lỗ tia) luôn luôn đóng lại nhờ van kim. Van kim có dạng hình trụ, một đầu tựa vào cây đầy nơi thân kim, đầu còn lại có hai mặt côn: Mặt côn lớn là nơi tác dụng áp lực cao áp để nâng kim lên, mặt côn nhỏ dùng để đậy kín lỗ tia. Căn cứ vào số lỗ tia và van kim có thể phân làm hai loại: Kim phun kín có một lỗ tia( còn gọi là kim phun kín có chuôi hay đót kính lỗ tia kín) với loại này đầu kim phun có một lỗ tia. Bình thường khi không làm việc van kim đậy kín lỗ tia và ló ra ngoài một cái chuôi hình côn khỏi mặt lỗ tia từ 0,4 – 0,5 mm. Nhờ có chuôi nên đảm bảo phun nhiên liệu tốt ít bị nghẹt lỗ do muội than. Tia nhiên liệu phun ra khỏi lỗ có hình côn rỗng và góc tia nhiên liệu từ 30 đến 60 độ. Kim phun có nhiều lỗ tia ( còn gọi kim không có chuôi hay đót kín lỗ tia hở ) Loại này ở đầu đót kim có phần nhô ra có dạng hình chổm lồi, có khoan nghiêng các lỗ tia. Số lượng đường kín lỗ tia còn tuỳ thuộc vào đặc điểm động cơ, dạng bồng đốt, góc độ phun của chùm tia phun thường từ 120 – 125 độ. Cả hai loại trên đôi lúc tuỳ theo nhà chế tạo còn có lỗ tia phụ chạy ở tốc độ cầm chừng hay khởi động. 117
  114. A: Loại có chuôi và lỗ tia phụ B: Loại lỗ tia hở nhiều lỗ tia C: Loại lỗ tia hở một lỗ tia Kim phun loại hở: Loại này không có van kim đóng kín ở đầu đót kim, có nhược điểm là dễ phun rớt và nhỏ giọt, phun không sương khi số vòng quay thấp do đó nên rất ít được sử dụng. Đặc điểm của kim phun + Đặc ghi nơi thân kim: Ví dụ: AKB 50S63P ­ A: Bơm, kim của Mỹ American Bosh. ­ KB: Thể thức bắt kim vào động cơ. ­ B: Bắt bằng cách vặn ­ C: Bắt bằng vít ­ K: Không có cây đẩy ­ 50: Chiều cao thân kim (50 mm) ­ S: Cỡ của kim, gồm các cỡ từ nhỏ đến lớn R,S,T, U,V,W ­ 63P: Ghi ký hiệu riêng của nhà sản xuất Đặc điểm ghi nơi đầu kim (đót kim): Ví dụ: ADL 120T 8 350 023 60 ­ A: Loại của Mỹ ­ DL: Loại đót kín lỗ tia hở ­ 120: Góc chùm tia nhiên liệu ­ 8: Số lỗ tia ­ 350: Đường kín lỗ xịt dầu 0,350 mm ­ 023: Khoảng nâng kim lên 0,023 inch ­ 60: Góc côn van kim 60o Ví dụ: ADN 4S12 ­ DN: Loại đót kín lỗ tia kín ( có chuôi ) 118