Bài giảng Quản trị hành chính văn phòng - Chương 5: Kiểm tra công việc hành chính văn phòng

ppt 49 trang ngocly 2350
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Quản trị hành chính văn phòng - Chương 5: Kiểm tra công việc hành chính văn phòng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_quan_tri_hanh_chinh_van_phong_chuong_5_kiem_tra_co.ppt

Nội dung text: Bài giảng Quản trị hành chính văn phòng - Chương 5: Kiểm tra công việc hành chính văn phòng

  1. www.themegallery.com KIỂM TRA CÔNG VIỆC HCVP Company Logo
  2. www.themegallery.com KHÁI NIỆM KIỂM TRA CÔNG VIỆC HCVP • Kiểm tra công việc hành chính (administrative control) là việc kiểm tra công văn giấy tờ, nhà quản trị phải tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm tra hành chính ở cơ quan. • Kiểm tra hành động hay tác vụ (operative control) là kiểm tra các nghiệp vụ chuyên môn như sắp xếp hồ sơ, lưu trữ, thông tin liên lạc và các hoạt động hành chính khác trong cơ quan có đúng theo tiêu chuẩn hoặc thủ tục hay không. Company Logo
  3. www.themegallery.com VAI TRÒ CỦA KIỂM TRA CÔNG VIỆC HCVP Tính chất kiểm tra quan trọng của hoạt động văn phòng được thể hiện ở hai mặt. Một mặt, kiểm tra là công cụ quan trọng giúp nhà quản trị phát hiện những sai sót để khắc phục, điều chỉnh kịp thời. Mặt khác, thông qua kiểm tra các hoạt động văn phòng sẽ được thực hiện tốt hơn và giảm bớt được những sai sót có thể nảy sinh. Kiểm tra không chỉ là giai đoạn cuối cùng trong quá trình hoạt động của hệ thống hoặc là khâu sau cùng của chu trình quản lý (từ lập kế hoạch đến tổ chức thực hiện). Kiểm tra là một quá trình liên tục về thời gian và bao quát về không gian. Nó là yếu tố thường trực của nhà quản trị mọi nơi, mọi lúc. Company Logo
  4. www.themegallery.com VAI TRÒ CỦA KIỂM TRA CÔNG VIỆC HCVP . Theo H. Fayol: “Trong kinh doanh kiểm tra là việc kiểm chứng xem mọi việc có được thực hiện theo kế hoạch đã được vạch ra, theo những chỉ thị, những nguyên tắc đã được ấn định hay không. Nó có nhiệm vụ tìm ra những khuyết điểm và sai lầm để sửa chữa, ngăn ngừa sự vi phạm. Nó đối phó với mọi sự gồm: có sự vật, con người và hành động. Company Logo
  5. www.themegallery.com VAI TRÒ CỦA KIỂM TRA CÔNG VIỆC HCVP Theo H. Fayol:Như vậy -Kiểm tra là nhu cầu cơ bản nhằm hoàn thiện các quyết định trong quản lý. -Kiểm tra đảm bảo cho các kế hoạch được thực hiện với hiệu quả cao -Kiểm tra đảm bảo thực thi quyền lực quản lý của những người lãnh đạo tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp. -Kiểm tra giúp tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị theo sát và đối phó với sự thay đổi của môi trường. -Kiểm tra tạo tiền đề cho quá trình hoàn thiện và đổi mới. Company Logo
  6. www.themegallery.com Ý NGHĨA CỦA KIỂM TRA CÔNG VIỆC HCVP Đối với người kiểm tra -Kiểm tra là nhu cầu cơ bản nhằm hoàn thiện các quyết định trong quản lý -Kiểm tra giúp thẩm định tính đúng đắn của đường lối chiến lược, kế hoạch, và dự án. -Thông qua kiểm tra sẽ cho nhà quản trị có đủ thông tin để ra những phương án hành động trong tương lai mang tính khả thi. -Kiểm tra giúp cho nhà quản trị kịp thời khuyến khích những tài năng nhằm lôi cuốn họ vào quá trình phát triển của tổ chức. Company Logo
  7. www.themegallery.com Ý NGHĨA CỦA KIỂM TRA CÔNG VIỆC HCVP Đối với người kiểm tra - Kiểm tra sẽ tạo được sự tập trung thống nhất trong hoạt động của cơ quan, đơn vị theo hướng mục tiêu đã dự kiến. - Kiểm tra tạo điều kiện phối hợp nhịp nhàng các hoạt động trong cơ quan, đơn vị, tạo nên một hệ thống thường xuyên, liên tục. - Kiểm tra phát hiện những nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của tổ chức để những biện pháp ứng xử có hiệu quả. - Sự theo dõi thường xuyên công việc và sử dụng các biện pháp kiểm tra thích hợp sẽ làm bớt đi gánh nặng rủi ro cho các nhà quản trị. Company Logo
  8. www.themegallery.com Ý NGHĨA CỦA KIỂM TRA CÔNG VIỆC HCVP Đối với đối tượng kiểm tra - Qua kiểm tra, bản thân người được kiểm tra sẽ kịp thời phát hiện những sai sót để họ không ngừng hoàn chỉnh mình. - Kiểm tra sẽ tạo điều kiện giúp cho người lao động nâng cao năng suất, tạo điều kiện cho họ có thu nhập cao hơn. - Thông qua kiểm tra chúng ta có thể phân loại được số lượng, chất lượng lao động của từng người để từ đó có các hình thức phân phối thoả đáng. - Kiểm tra để kịp thời tuyên dương công trạng của người lao động và vì thể họ sẽ phát huy được năng lực của mình nhiều hơn. Company Logo
  9. www.themegallery.com CĂN CỨ ĐỂ KIỂM TRA CÔNG VIỆC HCVP Company Logo
  10. www.themegallery.com CĂN CỨ VÀO QUY MÔ CỦA HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA - Kiểm tra điểm (kiểm tra bộ phận) - Kiểm tra diện rộng (kiểm tra toàn bộ) - Kiểm tra cá nhân được thực hiện đối với từng con người cụ thể trong tổ chức. Company Logo
  11. www.themegallery.com CĂN CỨ VÀO THỜI GIAN TIẾN HÀNH KIỂM TRA Kiểm tra đột xuất: là việc kiểm tra được tiến hành không theo một kế hoạch nào cả, và tiến hành kiểm tra ở một khâu bất kỳ của quá trình thực hiện công việc. Kiểm tra thường xuyên (kiểm tra định kỳ): là căn cứ vào quy định tiến hành kiểm tra nhà quản trị lập kế hoạch và thông báo kế hoạch cụ thể kiểm tra công việc ở khâu nào, vào thời gian nào .Thường kiểm tra có thông báo được lên kế hoạch trước cả khi triển khai công việc và thực hiện đúng theo kế hoạch đã định trong từng thời gian. Company Logo
  12. www.themegallery.com CĂN CỨ VÀO PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA Kiểm tra trực tiếp: là việc nhà quản lý trực tiếp tham gia kiểm tra hoạt động thực hiện mục tiêu. Kiểm tra gián tiếp: Là thông qua các thông tin, sản phẩm, dịch vụ mà tiến hành kiểm tra. Company Logo
  13. www.themegallery.com CĂN CỨ VÀO THỜI ĐIỂM KIỂM TRA 1. Kiểm tra trước hoạt động 2. Kiểm tra từng giai đoạn của hoạt động 3. Kiểm duyệt (thẩm định):kiểm tra đạt hoặc không đạt 4. Kiểm tra sau hoạt động Company Logo
  14. www.themegallery.com NGUYÊN TẮC KIỂM TRA Company Logo
  15. www.themegallery.com MỤC TIÊU ❖ HIỂU CÁC NGUYÊN TẮC VÀ PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA ❖ BIẾT ĐƯỢC CÁCH SỬ DỤNG CÁC CÔNG CỤ KIỂM TRA ❖ NẮM VỮNG QUY TRÌNH KIỂM TRA Company Logo
  16. www.themegallery.com Nguyên tắc kiểm tra Đảm bảo mục tiêu Để làm gì? Đảm bảo đúng thẩm quyền Ai kiểm tra? Đảm bảo khách quan Nguyên tắc tiết kiệm Như thế nào? Nguyên tắc hợp lý Company Logo
  17. www.themegallery.com PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA KT ngân sách Phương pháp KT KT tập trung KT biểu mẫu Company Logo
  18. www.themegallery.com PHƯƠNG PHÁP KT bằng máy móc Phương pháp KT KT tiến trình KT bằng hồ sơ Company Logo
  19. www.themegallery.com PHƯƠNG PHÁP KT bằng bảng tường trình Phương pháp KT KT bằng tiêu chuẩn KT bằng lịch công tác Company Logo
  20. www.themegallery.com QUY TRÌNH KIỂM TRA Lập Lên lịch Xây dựng Thu thập Chuẩn bị kế hoạch công tác tiêu chuẩn TT Đạt chuẩn Kết luận Xử lý Phân tích hoặc đối tượng KT kết quả kết quả vượt chuẩn Hành động sửa sai Company Logo
  21. www.themegallery.com BƯỚC 1:LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TRA 1. Trước nhất cần xác định sẽ thực hiện cái gì? 2. Thực hiện như thế nào? 3. Thực hiện kiểm tra ở đâu (bộ phận nào, đối tượng nào)? 4. Ai sẽ thực hiện và tại sao phải thực hiện? Khi kế hoạch đã lên cần ấn định công cụ và theo dõi tiến độ và thành quả. Company Logo
  22. www.themegallery.com BƯỚC 2: LÊN LỊCH CÔNG TÁC 1. Thời gian công việc kiểm tra được hoàn tất 2. Thời gian đòi hỏi để tiến hành kiểm tra công việc đó 3. Mối tương quan thời điểm giữa các giai đoạn khác nhau của công việc 4. Thời gian sẵn có 5. Thời gian chuẩn bị sẵn sàng cho kiểm tra 6. Ai sẽ làm công việc, khả năng của họ và trang bị họ sử dụng trong kiểm tra. Company Logo
  23. www.themegallery.com BƯỚC 2: LÊN LỊCH CÔNG TÁC 7. Khối lượng công việc được kiểm tra 8. Thủ tục kiểm tra. 9. Những điều kiện mà công việc được thực hiện, các trong bị, dụng cụ cần thiết và cơ sở vật chất sẵn có. 10. Lưu ý đến những trì hoãn và ngoại lệ xảy tra trưong thời gian tiến hành kiểm tra. Company Logo
  24. www.themegallery.com BƯỚC 3: CHUẨN BỊ KIỂM TRA • Đây là một chức năng cuả quản trị. • Đủ vật dụng, công cụ • Đủ nhân sự có đầy đủ kỹ năng và thông tin đầy đủ • Cung cấp thông tin cần thiết và các hướng dẫn cụ thể. Company Logo
  25. www.themegallery.com BƯỚC 4: XÂY DỰNG TIỂU CHUẨN KIỂM TRA Yêu cầu của tiêu chuẩn kiểm tra - Đảm bảo yêu cầu về lượng, chất, chủng loại và thời hạn. - Tính hợp lý, tính khoa học (giữa thực tế và tiêu chuẩn phải có một khoảng dao động hợp lý) được dùng đối với từng loại đối tượng kiểm tra. Tính khoa học vừa phải đảm bảo được tính nguyên lý, vừa đảm bảo tính thực tế đáp ứng với điều kiện hiện tại và tương lai. - Tiêu chuẩn phải được thông báo rộng rãi với cả người kiểm tra và người được kiểm tra để cho mọi người có thể nắm bắt được tiêu chuẩn và chủ động vận dụng. Company Logo
  26. www.themegallery.com BƯỚC 5: THU THẬP THÔNG TIN VỀ NỘI DUNG KIỂM TRA - Dựa vào kế hoạch kiểm tra để tìm kiếm thông tin - Thông tin cần cho kiểm tra bao gồm thông tin quá khứ, hiện tại và tương lai có quan hệ, ảnh hưởng hay tác động đến nội dung kiểm tra. - TT từ nội bộ văn phòng, từ bên ngoài hay tính toán dự báo trên cơ sở những thông tin quá khứ và hiện tại. - Thu thập thông tin cần chú ý đến số lượng, chất lượng và tính cập nhật của nó để không thừa, không thiếu nhiều so với yêu cầu - Kiểm chứng thông tin Company Logo
  27. www.themegallery.com BƯỚC 5: PHÂN TÍCH NỘI DUNG KIỂM TRA - Sử dụng các dữ liệu, tư liệu thu thập được để phân tích, đánh giá và chỉ ra hướng phát triển. Đồng thời thấy được hiện trạng, bản chất của đối tượng kiểm tra, thấy được mức chênh lệch và các nhân tố ảnh hưởng đến nó để có biện pháp khắc phục. Company Logo
  28. www.themegallery.com BƯỚC 6: XỬ LÝ KẾT QUẢ PHÂN TÍCH - Liên hệ các dữ liệu, thông tin tìm được qua phân tích với những tiêu chuẩn được xây dựng và những yêu cầu của quản lý để điều chỉnh kết quả kiểm tra nhằm hoàn thiện các quá trình phát triển của tổ chức. Company Logo
  29. www.themegallery.com BƯỚC 7: KẾT LUẬN VỀ ĐỐI TƯỢNG KIỂM TRA - Qua kết quả kiểm tra, chúng ta có thể kết luận được hoạt động của tổ chức có được như mong muốn hay không được như mong muốn. Company Logo
  30. www.themegallery.com VÍ DỤ VỀ QUY TRÌNH KIỂM TRA CÔNG VIỆC Phương pháp kiểm tra được sử dụng trong trường hợp này là một phương pháp hiện này ở các cơ quan, tổ chức thường làm là thành lập một tổ kiểm tra, còn gọi là O&M (Tổ chức và phương pháp) có nhiệm vụ kiểm tra hoạt động của tổ chức một cách chuyên nghiệp, nhóm này đưa ra các chỉ tiêu và tiêu chuẩn kiểm tra dựa trên tình hình hoạt động của công ty. Việc thành lập nhóm kiểm tra nhằm đảm bảo tăng cường hiệu quả hành chính của một tổ chức bằng cách cải tiến các quy trình, phương pháp, và các hệ thống truyền thông, kiểm soát cơ cấu tổ chức. Nhóm này có thể sử dụng một số phương pháp kiểm tra như sau: Company Logo
  31. www.themegallery.com VÍ DỤ VỀ QUY TRÌNH KIỂM TRA CÔNG VIỆC (1) Xây dựng báo cáo hướng dẫn: Cách này có nghĩa là người trong nhóm O&M hướng dẫn cho các thành viên trong nhóm và nhà quản trị cũng như nhân viên trong đơn vị được kiểm tra, việc xây dựng báo cáo hướng dẫn này chỉ giới hạn trong phạm vi nhiệm vụ và dự trù ban đầu của nhóm điều tra, điều này giúp nhà quản trị đưa ra quyết định cho việc điều tra và nhiệm vụ được giao cho các thành viên của họ trong cuộc điều tra này. Company Logo
  32. www.themegallery.com VÍ DỤ VỀ QUY TRÌNH KIỂM TRA CÔNG VIỆC (2) Tiến hành kiểm tra: Sau khi có báo cáo hướng dẫn cách thức kiểm tra, cuộc kiểm tra được tiến hành, cần lưu ý rằng trong khi kiểm tra, những người được kiểm tra cảm thấy bị “mất phẩm giá” do đó người O&M phải hết sức tế nhị, phải xem liệu có nêu ra ngay những ý kiến kiến nghị về sai sót hay không, mặt dù điều đó có thể mang lại hữu ích trước mắt, tốt nhất nên chọn lựa những phương pháp để đảm bảo mang lại hiệu quả nhất của việc điều chỉnh những sai sót. Tốt nhất nên có những cuộc thảo luận công khai với cấp quản trị, người kiểm tra và nhân viên, phải lắng nghe điều họ nói về họ, có thể là những khó khăn của họ và ý kiến của họ về những cải tiến. Tuy nhiên cần kiểm chứng lại thông tin của họ về vấn đề này trong một ngày làm việc cụ thể của họ để đưa ra những kết luận và phương pháp áp dụng tối ưu trong việc điều chỉnh sai sót. Company Logo
  33. www.themegallery.com VÍ DỤ VỀ QUY TRÌNH KIỂM TRA CÔNG VIỆC Một cách tốt khác để kiểm tra là nên phát một bảng câu hỏi có thể có những thông tin sau: • Mục tiêu công việc, phải đạt được điều gì và ai là người sử dụng cuối cùng • Công việc được thực hiện ở đâu? • Môi trường làm việc như thế nào? • Bố cục ở nơi làm việc? • Cách luận chuyển công việc thông qua các giai đoạn xử lý như thế nào? • Những đòi hỏi về an ninh và những cân nhắc tài chính nào không? • Những tắc nghẽn nào trong hệ thống xảy ra ở đâu, nhất là chũng có xảy ra thời gian rỗi hay không? Sau khi tiến hành kiểm tra các mẫu, cần thu thập và phân tích. Company Logo
  34. www.themegallery.com VÍ DỤ VỀ QUY TRÌNH KIỂM TRA CÔNG VIỆC (3) Phân tích thông tin: Đây là giai đoạn mà thông tin được sàn lọc, phân nhóm và phân tích, nó phải được làm ở xa nơi được kiểm tra để khỏi ảnh hưởng, thông tin được phân nhóm để phân tích. Company Logo
  35. www.themegallery.com VÍ DỤ VỀ QUY TRÌNH KIỂM TRA CÔNG VIỆC (4) Lựa chọn phương pháp điều chỉnh: Sau khi phân tích đưa ra các điều khoản, đội O&M phải cân nhắc để đưa ra một phương án khả thi để đạt mục tiêu công việc, một trong những phương án này là thay đổi hoàn toàn hoặc chỉ có những thay đổi nhỏ với hệ thống hiện có. Tuy nhiên cần phải đảm bảo rằng mục tiêu của công việc không mất đi, và việc xử lý phải phù hợp với công việc chứ không được khác. Một lưu ý là trong quá trình kiểm tra, chi phí rất tốn kém do đó một khi đã quyết định sử dụng phương pháp điều chỉnh kết quả kiểm tra cần phải chi tiết hoá hệ thống phương pháp lựa chọn. Company Logo
  36. www.themegallery.com VÍ DỤ VỀ QUY TRÌNH KIỂM TRA CÔNG VIỆC (5) Kết luận về kết quả kiểm tra: Có thể trình bày dưới dạng báo cáo đặc biệt về tính hiệu quả của kiểm tra, và có thể chuẩn hoá phương pháp làm việc này đối với các đơn vị tương tự khác trong suốt quá trình thực hiện công việc. Company Logo
  37. www.themegallery.com NỘI DUNG KIỂM TRA Company Logo
  38. www.themegallery.com KIỂM TRA SỐ LƯỢNG VÀ CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG VĂN PHÒNG •Kiểm tra về số lượng, chất lượng công việc hoàn thành. •Đối với những công việc cụ thể cần kiểm tra thông qua các sản phẩm làm ra, thời hạn hoàn thành, những điều kiện dịch vụ, việc thực hiện chế độ, định mức quy định trong đơn vị. •Việc kiểm tra này được thực hiện thông qua kết quả thu được sau mỗi quá trình hoạt động. Company Logo
  39. www.themegallery.com KIỂM TRA LỖI CHẤT LƯỢNG CÔNG VIỆC VĂN PHÒNG •Lôi trong công việc văn phòng đư phát hiện nhiều cách khác nhau: •Lỗi phát hiện trong quy trình kiểm tra •Lỗi phát hiện trong kiểm tra thường kỳ, đột xuất, Ví dụ: lỗi trong khâu sản xuất hàng hóa cần một hệ thống kiểm soát chất lượng để đảm bảo công việc luôn được duy trì theo yêu cầu thông qua việc ghi chép các lỗi để khắc phục trong khâu tiếp theo Company Logo
  40. www.themegallery.com KIỂM TRA LỖI CHẤT LƯỢNG CÔNG VIỆC VĂN PHÒNG •Lôi trong công việc văn phòng đư phát hiện nhiều cách khác nhau: •Lỗi phát hiện trong quy trình kiểm tra •Lỗi phát hiện trong kiểm tra thường kỳ, đột xuất, Ví dụ: lỗi trong khâu sản xuất hàng hóa cần một hệ thống kiểm soát chất lượng để đảm bảo công việc luôn được duy trì theo yêu cầu thông qua việc ghi chép các lỗi để khắc phục trong khâu tiếp theo. Qua phân tích, sẽ biết được lỗi có xảy ra thường xuyên hay không Company Logo
  41. www.themegallery.com KIỂM TRA LỖI CHẤT LƯỢNG CÔNG VIỆC VĂN PHÒNG • Ví dụ: trong công việc văn phòng đòi hỏi đơn giản và giảm thiểu khả năng gây lỗi và nêu rõ những lỗi thường xuyên để có biện pháp khắc phục kịp thời • Ví dụ: đánh máy văn bản, có phần mềm sửa lỗi nhưng phải luôn thiết kế các quy trình kiểm tra và sửa lỗi Company Logo
  42. www.themegallery.com KIỂM TRA LỖI CHẤT LƯỢNG CÔNG VIỆC VĂN PHÒNG • Ví dụ: trong công việc văn phòng đòi hỏi đơn giản và giảm thiểu khả năng gây lỗi và nêu rõ những lỗi thường xuyên để có biện pháp khắc phục kịp thời • Ví dụ: đánh máy văn bản, có phần mềm sửa lỗi nhưng phải luôn thiết kế các quy trình kiểm tra và sửa lỗi như - Sau khi một tài liệu đã được viết ra, một người nào đó không phải là tác giả phải kiểm tra nó trước khi xem là bản chính thức. - Hoặc một tính toán được tính ra thì phải kiểm tra lại bởi một người khác. - Thời gian kiểm tra các lỗi có thể tùy thuộc vào hậu quả của những lối tương tự của nó đã có từ trước. Company Logo
  43. www.themegallery.com KIỂM TRA LỖI CHẤT LƯỢNG CÔNG VIỆC VĂN PHÒNG Mỗi lỗi chính tả trong một văn bản lưu hành nội bộ có thể tạo nên một nụ cười không có gì hơn nữa, nhưng nếu văn bản đó được gửi ra ngoài cơ quan thì sẽ có cái nhìn nhận khác của người nhận về người gửi và cơ quan đó, hoặc một tính toán sai trên văn bản có thể sẽ mất tiền. Cần cân nhắc giữa chi phí bỏ để kiểm soát lỗi ra và lợi ích có được nếu lỗi được sửa chữa nó. Điều này đặt ra câu hỏi liệu hệ thống tài chính để kiểm soát chất lượng có đủ trang trãi cho bản thân nó hay không? Ví dụ: Khi tiền mặt trong quầy thu tiền bị thiếu đi một vài xu thì liệu thời gian và công sức của nhân viên thu tiền bỏ ra để cân đối sự chênh lệch có ít hơn lợi ích của việc cân đối, trừ trường hợp nếu điều này xảy ra thường xuyên thì lỗi như vậy là cần xem xét. Company Logo
  44. www.themegallery.com HÀNH ĐỘNG SỬA LỖI SAI Nguyên nhân gây lỗi •Lỗi do máy móc thiết bị không tốt: •Lỗi do nhận thức không đúng: •Công việc quá tải: Biện pháp •Chọn lựa người lao động có kỹ năng và chuyên môn tốt cũng nhằm giảm thiểu các lỗi, các nhân viên phải khớp với công việc của họ kỳ vọng thực hiện •nhà quản trị đưa ra các mệnh lệnh một cách rõ ràng, cẩn thận, chính xác •nhà quản trị phải biết giao một khối lượng công việc mà họ có thể kỳ vọng nhân viên của mình thực hiện hoàn tất trong giờ làm việc của họ. Company Logo
  45. www.themegallery.com HÀNH ĐỘNG SỬA LỖI SAI Ví dụ: Nhân viên lễ tân quên đưa lịch tiếp khách cho thủ trưởng mà hẹn với khách, khi khách đến thì thủ trưởng đang bận họp nên khách phải chờ Company Logo
  46. www.themegallery.com KIỂM TRA THỰC HIỆN CƠ CHẾ, TRÁCH NHIỆM, QUYỀN HẠN Đây là việc kiểm tra mang tính tổng quát vì các kế hoạch phát triển, các chiến lược phát triển đều được cho là nội dung định hướng. Các nhà quản trị cần thông tin để điều hành công việc, thiếu hay thông tin sai lệch, không kịp thời cũng sẽ gây tổn thất cho hoạt động của đơn vị. Company Logo
  47. www.themegallery.com KIỂM TRA NHÂN SỰ, TÀI CHÍNH Kiểm tra nhân sự của tổ chức nhằm đưa ra các hình thức kỷ luật, khen thưởng hợp lý. Đồng thời cũng chính là những thông tin cần thiết để xây dựng các kế hoạch phát triển chức nghiệp cho nhân viên. Company Logo
  48. www.themegallery.com KIỂM TRA NHÂN SỰ, TÀI CHÍNH Thiết lập Ghi chép So sánh Phân tích kiểm ngân sách, chi phí chi phí so thực tế so soát sự đặt ra chi thực phát với ngân với dụ trù sai lệch phí giới sinh sách dự nếu có hạn cho trù chênh khu vực lệch Company Logo
  49. www.themegallery.com KIỂM TRA 1. Có ý kiến cho rằng: Hiện nay, công tác quản lý văn bản đi văn bản đến trong các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, và tổ chức kinh tế là bất cập? Theo bạn, đâu là nguyên nhân? Cần có những giải pháp gì để khắc phục trình trạng đó? 2. Trình bày tiến trình lập kế hoạch HCVP, trong các bước đó, bước nào là quan trọng nhất? Tại sao? 3. Những yếu tố thẩm mỹ nào là cần thiết trong công sở hiện đại? Nếu bạn không đáp ứng những yêu cầu của những yếu tố thẩm mỹ đó, thì sẽ ảnh hưởng như thế nào đối với hiệu quả công việc trong cơ quan, tổ cức bạn đang làm việc Company Logo