Bài giảng Quản lý môi trường đô thị và khu công nghiệp - Chương V: Quan trắc, phân tích và báo cáo hiện trạng môi trường

pptx 67 trang ngocly 3501
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Quản lý môi trường đô thị và khu công nghiệp - Chương V: Quan trắc, phân tích và báo cáo hiện trạng môi trường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_quan_ly_moi_truong_do_thi_va_khu_cong_nghiep_chuon.pptx

Nội dung text: Bài giảng Quản lý môi trường đô thị và khu công nghiệp - Chương V: Quan trắc, phân tích và báo cáo hiện trạng môi trường

  1. CHƯƠNG V: QUAN TRẮC, PHÂN TÍCH VÀ BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG
  2. QUAN TRẮC, PHÂN TÍCH VÀ BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG Những thông tin môi trường chính xác, đáng tin cậy, có hệ thống và cập nhật là những luận cứ khoa học rất quan trọng của quá trình xây dựng một cách đúng đắn và có hiệu quả các chiến lược, chính sách, cũng như kế hoạch hành động phát triển bền vững và bảo vệ môi trường. Những thông tin môi trường thường được trình bày một cách có hệ thống, cùng với các phân tích đánh giá trong các báo cáo hiện trạng môi trường hàng năm. Vì vậy tiến hành quan trắc môi trường và lập báo cáo hiện trạng môi trường của mỗi địa phương hay toàn quốc gia là các hoạt động quan trọng trong lĩnh vực quản lý môi trường.
  3. Các nội dung chính: 1) QUAN TRẮC VÀ PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG 2) LẬP BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG
  4. I. QUAN TRẮC VÀ PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG 1. Đối tượng và mục đích của quan trắc, phân tích MT Quan trắc môi trường là các biện pháp khoa học, công nghệ và tổ chức, bảo đảm kiểm soát một cách hệ thống các trạng thái và khuynh hướng phát triển các quá trình tự nhiên hoặc nhân tạo với nhiều quy mô và nhiều loại đối tượng. Quan trắc môi trường còn là các biện pháp tổng hợp để kiểm soát đối tượng ô nhiễm; bao gồm việc đo đạc, ghi nhận và kiểm soát thường xuyên liên tục các hiện tượng tự nhiên và nhân tạo (các loại hình và nguồn gốc các chất ô nhiễm trong môi trường cũng như công tác quản lý môi trường và kế hoạch sử dụng tài nguyên).
  5. I. QUAN TRẮC VÀ PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG 1. Đối tượng và mục đích của quan trắc, phân tích MT Như vậy, Quan trắc và phân tích môi trường là quá trình quan trắc và đo đạc thường xuyên với mục tiêu đã được xác định đối với một hoặc nhiều chỉ tiêu về tính chất vật lý, hóa học và sinh học của các thành phần môi trường, theo một kế hoạch lập sẵn về thời gian, không gian, phương pháp và quy trình đo lường, để cung cấp các thông tin cơ bản, có độ tin cậy, độ chính xác cao và có thể làm căn cứ để đánh giá diễn biến chất lượng của môi trường, cũng như để so sánh trạng thái môi trường nơi này với nơi kia.
  6. I. QUAN TRẮC VÀ PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG 1. Đối tượng và mục đích của quan trắc, phân tích MT Thành phần môi trường là không khí, nước, đất, âm thanh, ánh sáng, đất, ., các hệ sinh thái, các khu dân cư, khu bảo tồn thiên nhiên, , di tích lịch sử và các hình thái vật chất khác. Mục đích của quan trắc và phân tích môi trường là quan trắc và theo dõi sự biến đổi về chất lượng môi trường theo thời gian và không gian, nhằm đánh giá động thái của môi trường. Đối tượng quan trắc trực tiếp của hệ thống trạm quan trắc môi trường gồm thành phần môi trường có tính biến đổi rõ rệt theo thời gian, không gian như: không khí, khí quyển; nước trong lục địa; biển và ven bờ; đất; chất thải rắn; tiếng ồn; phóng xạ và điện từ
  7. I. QUAN TRẮC VÀ PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG 2. Quan trắc và phân tích môi trường trên thê giới và hệ thống kiểm soát môi trường toàn cầu Quan trắc và phân tích môi trường không khí Hệ thống trạm nền Quan trắc và phân tích ô nhiễm không khí toàn cầu có hai loại: Trạm kiểm sóat môi trường nền cơ bản được đặt ở những nơi có không khí trong sạch, trên núi cao của thế giới và ngoài hải đảo. Đo đạc các tham số khí hậu, tại các trạm này còn tiến hành đo đạc CO2 thành phần hóa học nước mưa, bức xạ, N02, CO, ôzôn tổng số và ôzôn bề mặt, phóng xạ và soi khí. Trạm kiểm sóat môi trường nền vùng được bố trí ở những nơi có không khí trong lành, xa các thành phố và khu công nghiệp; trung bình diện tích khoảng 500.000 km2 lãnh thổ có 1 trạm
  8. I. QUAN TRẮC VÀ PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG 2. Quan trắc và phân tích môi trường trên thê giới và hệ thống kiểm soát môi trường toàn cầu Quan trắc và phân tích môi trường không khí Hệ thống Quan trắc và phân tích môi trường quốc gia được thiết kế phù hợp với điều kiện của từng nước. Loại trạm này được quy họach theo ô vuông với diện tích 50x50km2. Trạm Quan trắc và phân tích môi trường thành phố được tổ chức với nhiều điểm đo khác nhau. Các thông số cần kiểm soát là: bụi lơ lửng, SO2, NOx, CO và thành phần hóa học chủ yếu của khí quyển. Chương trình theo dõi khí quyển toàn cầu (GAW) thuộc WMO đo các chất khí nhà kính như CO2, CFCs, CH4, NO2, O3 v.v
  9. I. QUAN TRẮC VÀ PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG 2. Quan trắc và phân tích môi trường trên thê giới và hệ thống kiểm soát môi trường toàn cầu Quan trắc và phân tích môi trường nước Các hoaṭ động quan trắc và phân tích môi trường nước diêñ lâp̣ kế ra ngoài hiêṇ trươ ng và phânhoatcḥ ích trong phòng thí nghiêṃ . thiế t kế xử lý số Để thu thâp̣ được thông tin cần phaỉ chtiếnngh ành hoaṭ đông̣ gồm: liêụ ươ lâp̣ kế hoạch, thiết kế chương trình,trthiình ết kế mang̣ lưới, lấy thông mâũ , phân tích trong phòngtinthí nghiêṃ và xử lý số liêụ . Muc̣ tiêu hoaṭ đôphânng̣ tlíchà thiế t kế trong phòng mang̣ ➢ Cung cấp nhữ ngTNs ố liêụ tin câỵ và lưới ➢ Kiêm̉ soát hiêṇ trang̣ môilấ ytr ường nước đã thực hiện theo mâũ các thông số như: nhiệt độ, pH, DO, TSS, độ đuc,̣ COD,
  10. I. QUAN TRẮC VÀ PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG 2. Quan trắc và phân tích môi trường trên thê giới và hệ thống kiểm soát môi trường toàn cầu Hệ thống Quan trắc và phân tích môi trường toàn cầu Hệ thống Quan trắc và phân tích môi trường toàn cầu GEMS được thiết lập từ năm 1974 theo sáng kiến của UNEP, nhằm khuyên khích và phối hợp quốc tế để kiểm soát ô nhiễm môi trường toàn cầu. Mạng lưới GEMS theo dõi những biến đổi trong thành phần khí quyển và hệ thống khí hậu, ô nhiễm nước ngọt, nước biển và đại dương, ô nhiễm không khí, thực phẩm, phá hủy rừng, suy giảm tầng ôzôn, mưa axit, sự hình thành chất khí nhà kính v.v
  11. I. QUAN TRẮC VÀ PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG 2. Quan trắc và phân tích môi trường trên thê giới và hệ thống kiểm soát môi trường toàn cầu Hệ thống Quan trắc và phân tích lắng đọng axít vùng Đông Á Lắng đọng axít là vấn đề nhiễm bẩn môi trường nghiêm trọng nhất, không chỉ vì mức độ ảnh hưởng tới cuộc sống của con người và các hệ sinh thái, mà còn vì quy mô tác động của chúng đã vượt ra khỏi phạm vi kiểm soát của mỗi quốc gia. Lắng đọng axit đã gây ra hậu quả nghiêm trọng đối với các hệ sinh thái dưới nước và trên cạn. Hiện tượng lắng đọng axit thường gắn liền với các hoạt động đại công nghiệp phát thải ra SO2 và N02 rất lớn, đây là nguồn gốc gây ra lắng đọng axit. Đã có rất nhiều nước tham gia hệ thống EANET ở Đông Á./
  12. I. QUAN TRẮC VÀ PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG 3. Hệ thống quan trắc và phân tích môi trường ở VN (QT&PTMT) là môṭ hoaṭ đông̣ quan trong̣ cuả công tác quan̉ lý nhà nước về baỏ vệ môi trường thế hiế n taị các Điều 94 – 105 cuả Luâṭ BVMT năm 2005 "Tổ chức, xây dư ng, quan̉ lý hệ thống quan trắc, đinḥ kỳ đánh giá hiêṇ trang̣ môi trường, dư báo diêñ biến môi trường." Từ năm 1994, Bộ KHCN&MT (nay là Bộ Tài nguyên & Môi trường) đã từng bước xây dư ng Mang̣ lưới các traṃ QT&PTMT quốc gia. Ngoài Mang̣ lưới QT&PTMT Quốc gia, hàng chuc̣ điạ phương trong nước cung̃ bắt đầu xây dư ng và bước đầu đưa vào hoaṭ đông̣ các traṃ QT&PTMT điạ phương. /
  13. I. QUAN TRẮC VÀ PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG 3. Hệ thống quan trắc và phân tích môi trường ở VN Các nguyên tắc về xây dựng mạng lưới QT&PTMT QT&PTMT quốc gia ở nước ta tuân thủ các nguyên tắc sau đây: • Mạng lưới QT&PTMT quốc gia được quản lý thống nhất trên phạm vi cả nước, trực thuộc Bộ Tài Nguyên Môi trường, Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ NN&PTNT. Và được thể hiện trên các phương diện: - Địa điểm quan trắc, thời gian, tần suất quan trắc, quy trình, kỹ thuật quan trắc, thủ tục quan trắc, hồ sơ, xử lý số liệu, tổng hợp, báo cáo v.v được quy định thống nhất trong toàn mạng lưới. - Phương pháp đo lường và phân tích các thông số môi
  14. I. QUAN TRẮC VÀ PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG 3. Hệ thống quan trắc và phân tích môi trường ở VN Các nguyên tắc về xây dựng mạng lưới QT&PTMT QT&PTMT quốc gia ở nước ta tuân thủ các nguyên tắc sau đây: • Bộ TNMT sẽ tiếp tục phối hợp tối đa với các Bộ Ngành và các địa phương trong việc xây dựng mạng lưới QT&PTMT quốc gia. Các nguyên tắc phối hợp như sau : - Về thiết bị quan trắc và phân tích môi trường: các Trạm sẽ tận dụng các thiết bị sẵn có của cơ quan và được Bộ TNMT đầu tư thiết bị bổ sung để đáp ứng yêu cầu của quan trắc và phân tích môi trường. - Về nhân lực : do các cơ quan chủ quản bố trí cán bộ kiêm nhiệm dài hạn hoặc tuyển hợp đồng lao động khoa học dài
  15. I. QUAN TRẮC VÀ PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG 3. Hệ thống quan trắc và phân tích môi trường ở VN Các nguyên tắc về xây dựng mạng lưới QT&PTMT QT&PTMT quốc gia ở nước ta tuân thủ các nguyên tắc sau đây: • Bộ TNMT sẽ tiếp tục phối hợp tối đa với các Bộ Ngành và các địa phương trong việc xây dựng mạng lưới QT&PTMT quốc gia. Các nguyên tắc phối hợp như sau : - Các trạm được thành lập trên cơ sở Biên bản thỏa thuận liên Bộ giữa các Bộ/Ngành/Địa phương liên quan và Bộ TNMT. - Quy chế hoạt động của các Trạm do Bộ TNMT ban hành trên cơ sở sự nhất trí của các Bộ/Ngành/Địa phương hữu quan và được ghi nhận tại Biên bản thỏa thuận liên Bộ.
  16. I. QUAN TRẮC VÀ PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG 3. Hệ thống quan trắc và phân tích môi trường ở VN Các nguyên tắc về xây dựng mạng lưới QT&PTMT QT&PTMT quốc gia ở nước ta tuân thủ các nguyên tắc sau đây: • Mạng lưới QT&PTMT quốc gia được xây dựng từng bước, vừa hoạt động vừa củng cố và phát triển dần; - Chất lượng quan trắc và phân tích môi trường được phát triển dần từ thấp đến cao, mục đích là dần dần đạt trình độ khu vực và quốc tế. - Xây dựng các trạm trọng điểm và các trạm chủ chốt trước, sau hoàn thiện dần, mở rộng mạng lưới quan trắc về quy mô. • Mạng lưới QT&PTMT quốc gia hợp tác với các mạng lưới
  17. I. QUAN TRẮC VÀ PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG 3. Hệ thống quan trắc và phân tích môi trường ở VN Quy hoạch mạng lưới QT&PTMT nước ta • Cơ cấu tổ chức của mạng lưới quan trắc và phân tích môi trường quốc gia gồm BỘcác TÀIđơ NGUYÊNn vị sau đây: MÔI TRƯỜNG - Trung tâm đầu mạng ở Cục Môi trường. - Các Trạm QT&PTMT vùng trong đất liền (vùng 1, 2, 3 CÁC TỔ CHỨC TỔNG CỤC CÁC BỘ/ gồm các trạm đo tác động MT và trạm đoNGÀNH/nền MT) ĐỊA. QUỐC TẾ MÔI TRƯỜNG PHƯƠNG - Các Trạm QT&PTMT vùng biển (vùng 1, 2, gồm các trạm đo tác động môi trường và trạm đo nền môi trường biển). Các trạm Các trạm Phòng TN Các trạm Các trạm vùng đất địa môi - Các Trạm QT&PTMTvùng biển chuyênchuyên đềđề; liền phương trường - Các Trạm QT&PTMT địa phương; - Phòng thí nghiệm môi trường./
  18. I. QUAN TRẮC VÀ PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG 3. Hệ thống quan trắc và phân tích môi trường ở VN Quy hoạch mạng lưới QT&PTMT nước ta • Chức năng nhiệm vụ của Trung tâm đầu mạng: - Lập kế hoạch xây dựng và phát triển mạng lưới QT&PT MT quốc gia và quản lý thực thi kế hoạch đó. - Lập và thực hiện kế hoạch công tác QT&PT MT hàng năm. - Quản lý trực tiếp kinh phí QT&PT MT của toàn quốc. - Quản lý ạm ng lưới trạm QT&PT MT (địa điểm quan trắc, ). - Quản lý vàl ưu trữ các dữ liệu cơ bản về kết quả QT&PT MT. - Lập báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia. - Thông tin hiện trạng môi trường. - Quan hệ quốc tế về mặt QT&PT môi trường./
  19. I. QUAN TRẮC VÀ PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG 3. Hệ thống quan trắc và phân tích môi trường ở VN Quy hoạch mạng lưới QT&PTMT nước ta • Chức năng nhiệm vụ của Trạm QT&PT MT Vùng: - Thực hiện nhiệm vụ QT&PT môi trường ở một vùng lãnh thổ biển hay vùng đất liền, định kỳ báo cáo kết quả quan trắc môi trường cho Cục Môi trường để thực hiện quản lý môi trường quốc gia. - Hỗ trợ kỹ thuật cho các trạm QT&PT môi trường địa phương trong vùng. - Hỗ trợ cho các phòng hay trung tâm quản lý môi trường của các Sở TNMT về công tác quan trắc, phân tích môi trường, kiểm tra, kiểm soát và thanh tra môi trường.
  20. I. QUAN TRẮC VÀ PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG 3. Hệ thống quan trắc và phân tích môi trường ở VN Quy hoạch mạng lưới QT&PTMT nước ta • Chức năng nhiệm vụ của Trạm QT&PTMT Vùng: - Huấn luyện kỹ năng và nghiệp vụ cho các quan trắc viên môi trường trong vùng. - Tổng hợp và phân tích các kết quả quan trắc do trạm vùng quan trắc và kết quả quan trắc của các trạm địa phương trong vùng quan trắc để báo cáo Cục Môi trường. - Hàng năm lập báo cáo hiện trạng môi trường của vùng. - Thông tin môi trường.
  21. I. QUAN TRẮC VÀ PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG 3. Hệ thống quan trắc và phân tích môi trường ở VN Quy hoạch mạng lưới QT&PTMT nước ta • Chức năng nhiệm vụ của Trạm QT&PTMT Vùng: Phần đất liền hiện có 3 trạm vùng : - Trạm vùng 1: ở miền Bắc - đặt ở Trung tâm Môi trường Đô thị và Khu công nghiệp, Đại học Xây dựng Hà Nội. - Trạm vùng 2: ở miền Trung - đặt ở Viện Kỹ thuật Nhiệt đới và Bảo vệ môi trường. - Trạm vùng 3: ở miền Nam - đặt ở Trung tâm Công nghệ và quản lý môi trường, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh.
  22. I. QUAN TRẮC VÀ PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG 3. Hệ thống quan trắc và phân tích môi trường ở VN Quy hoạch mạng lưới QT&PTMT nước ta • Chức năng nhiệm vụ của Trạm QT&PTMT Vùng: Phần biển ven bờ hiện cố 4 trạm vùng : - Trạm vùng 1 - vùng biển ven bờ phía Bắc - Đặt ở Phân viện Hải dương học Hải Phòng. - Trạm vùng 2 - Vùng biển ven bờ miền Trung - Đặt ở Trung tâm Khảo sát, NC và tư vấn môi trường biển, Viện Cơ học. - Trạm vùng 3 - Vùng biển ven bờ phía Nam - Đặt ở Viện Hải dương học Nha Trang. - Trạm vùng 4 - Vùng biển xa bờ - Đặt ở Phòng Hóa học, Quân chủng Hải quân và Viện nghiên cứu Hải sản Hải Phòng./
  23. I. QUAN TRẮC VÀ PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG 3. Hệ thống quan trắc và phân tích môi trường ở VN Quy hoạch mạng lưới QT&PTMT nước ta • Chức năng nhiệm vụ của Trạm QT&PTMT địa phương: - Tiến hành QT&PT môi trường trong phạm vi lãnh thổ của địa phương. - Thực hiện kiểm kê, kiểm soát và thanh tra môi trường ở địa phương. - Định kỳ báo cáo kết quả QT&PT môi trường cho Trạm vùng để Trạm vùng tổng hợp báo cáo cho Cục Môi trường. - Hàng năm lập báo cáo hiện trạng môi trường của địa phương./
  24. I. QUAN TRẮC VÀ PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG 3. Hệ thống quan trắc và phân tích môi trường ở VN Quy hoạch mạng lưới QT&PTMT nước ta • Chức năng nhiệm vụ của Trạm QT&PTMT chuyên đề: Có nhiệm vụ quan trắc và phân tích một hay một số thành phần môi trường có tính đặc thù nào đó. Như sau : - 4 trạm quan trắc mưa axit: Lào Cai, Quảng Ninh, Quảng Ngãi và Biên Hòa. - 2 trạm quan trắc ô nhiễm đất nông nghiệp: nhiệm vụ chủ yếu của các trạm này là kiểm tra ô nhiễm môi trường do sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đối với đất và nước mặt. - 3 trạm QT&PTMT phóng xạ - Trạm QT&PTMT các hồ chứa nước, như Hòa Bình, Trị an, /
  25. I. QUAN TRẮC VÀ PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG 3. Hệ thống quan trắc và phân tích môi trường ở VN Quy hoạch mạng lưới QT&PTMT nước ta • Chức năng nhiệm vụ của Trạm QT&PTMT nền không khí: Là QT&PT chất lượng không khí chưa bị tác động ô nhiễm do hoạt động của con người gây ra ở vùng đó. Trạm "nền không khí" cần đặt ở vùng nông thôn, xa các nguồn ô nhiễm công nghiệp từ 40 - 60 km và xa các nguồn ô nhiễm sinh hoạt và giao thông chính từ 1 km trở lên. Do đặc điểm địa hình nước ta, sẽ xây dựng 3 trạm "nền không khí" như sau : Trạm Vườn quốc gia Cúc Phương; Trạm ở Tp. Đà Lạt; Trạm ở nông thôn Đồng Tháp Mười. Chỉ có Trạm nền ở Vườn quốc gia Cúc Phương hoạt động./
  26. I. QUAN TRẮC VÀ PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG 3. Hệ thống quan trắc và phân tích môi trường ở VN Quy hoạch mạng lưới QT&PTMT nước ta • Chức năng nhiệm vụ của Trạm QT&PTMT nước đầu nguồn: Trạm đầu nguồn nước là QT&PT chất lượng nước đầu nguồn ở các hệ thống sông chính của nước ta và kiểm soát ô nhiễm nước do các nước láng giềng gây ra đối với nguồn nước mặt ở nước ta. Ở nước ta có 9 hệ thống sông chính, nên cần có các trạm quan trắc nước đầu nguồn như: sông Hồng; sông Đà; sông Lô; sông Mã; sông Cả; sông Ba; sông Đồng Nai; sông Cửu Long. Hiện nay ở nước ta chưa tiến hành QT&PT môi trường nước đầu nguồn./
  27. I. QUAN TRẮC VÀ PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG 3. Hệ thống quan trắc và phân tích môi trường ở VN Quy hoạch mạng lưới QT&PTMT nước ta • Chức năng nhiệm vụ của phòng thí nghiệm môi trường: Thống nhất phương pháp đo lường và phân tích các chất ô nhiễm theo TCVN và QCVN, nhưng trong QCVN hiện nay còn nhiều chất ô nhiễm môi trường chưa có tiêu chuẩn về phương pháp đo và phân tích, vì vậy cần phải nghiên cứu áp dụng các phương pháp theo ISO hoặc tham khảo các nước khác cho phù hợp với khả nâng thiết bị và kỹ thuật của nước ta./
  28. I. QUAN TRẮC VÀ PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG 3. Hệ thống quan trắc và phân tích môi trường ở VN Quy hoạch mạng lưới QT&PTMT nước ta • Danh mục các loại trạm quan trắc trong Bản đồ hệ thống trạm quan trắc Môi trường Quốc gia: - Trạm Quan trắc và Phân tích môi trường (QT&PTMT) đất miền Bắc - Trạm QT&PTMT đất miền Nam - Trạm QT&PTMT đất Tây nguyên và Nam Trung bộ - Trạm QT&PTMT vùng đất liền 1 - Trạm QT&PTMT vùng đất liền 2 - Trạm QT&PTMT vùng đất liền 3
  29. I. QUAN TRẮC VÀ PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG 3. Hệ thống quan trắc và phân tích môi trường ở VN Quy hoạch mạng lưới QT&PTMT nước ta • Danh mục các loại trạm quan trắc trong Bản đồ hệ thống trạm quan trắc Môi trường Quốc gia: - Trạm QT&PTMT vùng ven biển 1 miền Bắc (Trạm QT&PTMT biển Đồ Sơn) - Trạm QT&PTMT vùng ven biển 2 miền Trung (Trạm QT&PTMT biển miền Trung) - Trạm QT&PTMT vùng ven biển 3 miền Nam (Trạm QT&PTMT biển miền Nam) - Trạm QT&PTMT vùng biển khơi 4 (Quân chủng Hải quân) - Trạm QT&PTMT vùng biển khơi 5 (Viện nghiên cứu Hải sản)
  30. I. QUAN TRẮC VÀ PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG 3. Hệ thống quan trắc và phân tích môi trường ở VN Quy hoạch mạng lưới QT&PTMT nước ta • Danh mục các loại trạm quan trắc trong Bản đồ hệ thống trạm quan trắc Môi trường Quốc gia: - Trạm QT&PTMT Mưa axit 1 - Trạm QT&PTMT Mưa axit 2 - Trạm QT&PTMT Mưa axit 3 - Trạm QT&PTMT Hóa học - Phóng xạ 1 - Trạm QT&PTMT Hóa học - Phóng xạ 2 - Trạm QT&PTMT Hóa học - Phóng xạ 3 - Trạm QT&PTMT Lao động - Viện Y học lao động và ệv sinh môi trường, ./
  31. I. QUAN TRẮC VÀ PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG 3. Hệ thống quan trắc và phân tích môi trường ở VN Địa điểm quan trắc (địa phương) • Địa điểm quan trắc của các trạm môi trường vùng đất liền: Các trạm vùng đất liền là các trạm quan trắc tác động môi trường do nguồn ô nhiễm công nghiệp và đô thị (giao thông và sinh hoạt đô thị) gây ra. Vì vậy địa điểm quan trắc của các trạm này tập trung vào các vùng phát triển công nghiệp và đô thị hóa tập trung của quốc gia. Ứng với mỗi địa điểm cần quan trắc môi trường cần bố trí các điểm theo các đối tượng như môi trường không khí, nước, giao thông./
  32. I. QUAN TRẮC VÀ PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG 3. Hệ thống quan trắc và phân tích môi trường ở VN Địa điểm quan trắc (địa phương) • Địa điểm quan trắc của các trạm môi trường vùng biển: Ngoài một số điểm "nền" của môi trường nước biển các điểm quan trắc môi trường biển còn lại là nhằm QT&PT sự nhiễm bẩn của môi trường biển ven bờ và nước biển ngoài khơi do các hoạt động khai thác dầu khí, giao thông, gây ra. Sự nhiễm bẩn của biển ven bờ chủ yếu do sông thải ra và các hoạt động kinh tế trên biển, đặc biệt là hoạt động giao thông và khai thác dầu khí. Vì vậy các điểm quan trắc ô nhiễm biển còn là các điểm cửa sông và các cảng lớn./
  33. I. QUAN TRẮC VÀ PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG 3. Hệ thống quan trắc và phân tích môi trường ở VN Địa điểm quan trắc (địa phương) • Trạm đo QT&PTMT chuyên đề (mưa axít, phóng xạ, ) Thực hiện quan trắc một hay một số thành phân môi trường đặc biệt, ví dụ: quan trắc nền, quan trắc mưa acid, quan trắc ô nhiễm công nghiệp, quan trắc ô nhiễm nông nghiệp, quan trắc phóng xạ, • Điểm đo đầu nguồn: Điểm đo cụ thể được quy hoạch theo vị trí các trạm thủy văn hiện có ở địa phương. • Điểm đo nền môi trường không khí: Vị trí các điểm đo cụ thể được quy hoạch theo vị trí các trạm khí tượng sẵn có ở địa phương./
  34. I. QUAN TRẮC VÀ PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG 3. Hệ thống quan trắc và phân tích môi trường ở VN Các thông số quan trắc • Môi trường không khí Các thông số được quan trắc là : Bụi lơ lửng, khí S02, CO, N02; ờ một số nơi đo thêm C02, H2S, hơi axit, chì. Từ các trị số đo trên tiến hành xác định nồng độ các chất ô nhiễm trung bình giờ (trị số max trong ngày), trung bình 8 giờ và trung bình 24 giờ để so sánh với các trị số theo tiêu chuẩn cho phép (TCVN). Song song với việc quan trắc ô nhiễm không khí cần tiến hành đo lường các thông số khí hậu như tốc độ gió, hướng gió, nhiệt độ và độ ẩm, áp lực khí quyển./
  35. I. QUAN TRẮC VÀ PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG 3. Hệ thống quan trắc và phân tích môi trường ở VN Các thông số quan trắc • Nước mưa: - 2- - - Phân tích các thành phần : pH, N02 , S04 , NO3 , CL , + + 2+ 2+ + 3+ NH4 , Na , Ca , Mg , K , P04 . • Tiếng ồn giao thông Đo trị số mức ồn trung bình tương đương và trị số cực đại của tiếng ồn. Thời gian đo liên tục 24 giờ trong ngày hoặc tối thiểu là từ 6 giờ sáng đến 18 giờ chiều. Mỗi giờ đo 3 lần, mỗi lần đo kéo dài 10 phút. Đo bằng máy tích phân tiếng ồn tương đương, đơn vị đo là dBA./
  36. I. QUAN TRẮC VÀ PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG 3. Hệ thống quan trắc và phân tích môi trường ở VN Các thông số quan trắc • Môi trường nước mặt lục địa: Các thông số quan trắc bao gồm: Nhiệt độ, pH, hàm lượng cặn lơ lửng, độ đục, độ dẫn điện, tổng độ khoáng hóa, oxy hoa - - - 3- tan, BOD5, COD, NH4 , N03 , NO2 , P04 , Cl, tổng lượng sắt, tổng số coliform. • Môi trường biển ven bờ: Tại mỗi trạm biển tiến hành quan trắc các thông số thủy hóa, chất lượng nước, sinh vật và hải văn: dòng chảy, nhiệt độ, - 3- 2- độ muối, pH, DO, độ đục, TSS, COD, BOD, NO3 , P04 , SiO3 , coliform, , thuốc trừ sâu trong nước và trong trầm tích./
  37. I. QUAN TRẮC VÀ PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG 3. Hệ thống quan trắc và phân tích môi trường ở VN Các thông số quan trắc • Môi trường nước biển xa bờ : Các thông số quan trắc là : Hàm lượng dầu, nhiệt độ, độ muối, độ dẫn điện, pH, độ đục. • Quan trắc độ phóng xạ trong không khí và nước : Các thông số quan trắc : Phóng xạ môi trường của lớp không khí gần mặt đất, phóng xạ của môi trường nước, hàm lượng các đồng vị phóng xạ trong mẫu chất rắn, hoạt độ phóng xạ trong mẫu lương thực, thực phẩm./
  38. I. QUAN TRẮC VÀ PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG 3. Hệ thống quan trắc và phân tích môi trường ở VN Các thông số quan trắc • Môi trường đất: Đối với các trạm đất quan trắc các thông số sau: pHH2O, + - pHKCl , hữu cơ tổng số, %N, %P205, %K20, NH4 , NO3 , P205 dễ tiêu, CEC, %BS, Ca2+, Mg2+, K+ , Fe3+, Al3+, 4 chỉ tiêu kim loại nặng (Cu, Cd, Pb, Hg), 8 chỉ tiêu thuốc trừ sâu, tổng các loại vi sinh vật, vi sinh vật có hại. • Rác thải: Thông số quan trắc: tổng lượng rác thải trong ngày của mỗi thành phố, tổng lượng rác thải thu gom được; phân tích rác thải theo tỷ lệ % trọng lượng các thành phần cơ bản trong rác thải./
  39. I. QUAN TRẮC VÀ PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG 3. Hệ thống quan trắc và phân tích môi trường ở VN Tần suất quan trắc Tần suất quan trắc càng dày thì giá trị số liệu quan trắc càng cao, số liệu thu thập được càng phản ảnh chân thực hiện trạng môi trường, nhưng đồng thời cũng đòi hỏi chi phí về tài chính, nhân lực và thiết bị quan trắc càng lớn./
  40. I. QUAN TRẮC VÀ PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG 4. Quy hoạch tổng thể mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường quốc gia đến năm 2020 Mục tiêu tổng quát Xây dựng mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường quốc gia bảo đảm thống nhất trên phạm vi cả nước, đồng bộ, tiên tiến và từng bước hiện đại, đáp ứng nhu cầu thu thập và cung cấp thông tin, số liệu điều tra cơ bản về môi trường, tài nguyên nước, khí tượng thủy văn, phục vụ có hiệu quả cho công tác xử lý, khắc phục ô nhiễm môi trường, dự báo, cảnh báo, phòng, tránh, giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra, phát triển mạnh và bền vững kinh tế - xã hội của đất nước./
  41. I. QUAN TRẮC VÀ PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG 4. Quy hoạch tổng thể mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường quốc gia đến năm 2020 Mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn • Giai đoạn 2007 - 2010: - Xây dựng và hoàn thiện cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý và điều hành; đào tạo bổ sung đội ngũ quan trắc viên, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường quốc gia; - Bổ sung, sửa đổi các quy định, quy trình, quy phạm, chỉ tiêu quan trắc một cách đồng bộ, đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ quan trắc của từng lĩnh vực tài nguyên và môi trường cụ thể; - Củng cố và từng bước hiện đại hoá các trạm quan trắc tài nguyên và môi trường hiện có; xây dựng và đưa vào vận hành
  42. I. QUAN TRẮC VÀ PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG 4. Quy hoạch tổng thể mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường quốc gia đến năm 2020 Mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn • Giai đoạn 2011 - 2015: - Tiếp tục củng cố và hiện đại hoá các trạm quan trắc tài nguyên và môi trường đã có; xây dựng và đưa vào vận hành ít nhất 1/2 số trạm còn lại; - Nâng cấp cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường, bảo đảm thông tin thông suốt, đồng bộ, có hệ thống và độ tin cậy cao; - Tiếp tục đào tạo bổ sung đội ngũ quan trắc viên, đáp ứng đủ nhu cầu cán bộ của mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường quốc gia./
  43. I. QUAN TRẮC VÀ PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG 4. Quy hoạch tổng thể mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường quốc gia đến năm 2020 Mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn • Giai đoạn 2016 - 2020: - Hoàn thành việc xây dựng và đưa vào hoạt động có hiệu quả các trạm quan trắc trong Quy hoạch, bảo đảm tính hợp lý, thống nhất, đồng bộ, hiện đại của mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường quốc gia; - Nâng cao năng lực đội ngũ quan trắc viên, kỹ thuật viên và cán bộ quản lý, đáp ứng tốt yêu cầu hoạt động của mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường quốc gia./
  44. I. QUAN TRẮC VÀ PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG 4. Quy hoạch tổng thể mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường quốc gia đến năm 2020 Phạm vi của Quy hoạch Quy hoạch tổng thể mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường quốc gia đến năm 2020 được giới hạn trong khuôn khổ mạng lưới quan trắc hoạt động tương đối ổn định, lâu dài và việc quan trắc có thể kết hợp được giữa các lĩnh vực môi trường, tài nguyên nước và khí tượng thủy văn. Các trạm quan trắc mang tính đặc thù, phục vụ riêng cho dự báo, cảnh báo về các hiện tượng thiên tai nguy hiểm như lũ quét, sóng thần, động đất và các loại thiên tai khác sẽ được bổ sung, xây dựng theo từng đề án riêng./
  45. I. QUAN TRẮC VÀ PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG 4. Quy hoạch tổng thể mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường quốc gia đến năm 2020 Các thành phần cơ bản của mạng lưới quan trắc Mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường quốc gia được chia thành các mạng lưới chuyên ngành: (i) Mạng lưới quan trắc môi trường - gồm quan trắc môi trường nền và quan trắc môi trường tác động; (ii) Mạng lưới quan trắc tài nguyên nước - gồm quan trắc tài nguyên nước mặt và quan trắc tài nguyên nước dưới đất; (iii)Mạng lưới quan trắc khí tượng thủy văn - gồm quan trắc khí tượng, quan trắc thủy văn và quan trắc khí tượng hải văn.
  46. II. LẬP BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG 1. Lập báo cáo hiện trạng môi trường là gì? Hiện trạng môi trường (HTMT) của khu vực hoặc quốc gia là trạng thái môi trường chủ yếu trên 2 phương diện: Tình trạng vật lý - sinh học và tình trạng kinh tế - xã hội. Báo cáo hiện trạng môi trường cung cấp một bức tranh tổng thể về 2 phương diện đó và sự hiểu rõ về tác động của các hoạt động của con người đến tình trạng của môi trường, cũng như các mối quan hệ của chúng đến sức khỏe và phúc lợi kinh tế của con người./
  47. II. LẬP BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG 1. Lập báo cáo hiện trạng môi trường là gì? Mục tiêu của lập báo cáo hiện trạng môi trường là hỗ trợ quá trình ra quyết định về phát triển bền vững thông qua việc cung cấp các thông tin môi trường tin cậy. BCHT được thực hiện dựa trên các thông tin khách quan, tổng hợp và đánh giá có cơ sở khoa học về tình trạng và xu hướng môi trường, kể cả tầm quan trọng của chúng. Ba đặc trưng cơ bản là: a) Trình bày, đánh giá và tổng hợp các dữ liệu có chất lượng cao để tạo ra các thông tin có ý nghĩa; b) Phát triển thông tin xu hướng theo thời gian, không gian; c) Xem xét quan hệ giữa môi trường và kinh ết - xã hội trong khuôn khổ phát triển bền vững./
  48. II. LẬP BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG 1. Lập báo cáo hiện trạng môi trường là gì? • Báo cáo HTMT chỉ có tác dụng giảm độ rủi ro của việc đưa ra các chính sách và hành động không bền vững. • Công tác lập báo cáo HTMT (i) phải bao gồm việc phân tích hiện trạng và các xu hướng trong môi trường và các hệ quả của chúng; (ii) phải đánh giá và thể hiện được các mối liên quan và tác động của các xu hướng này đến sức khỏe con người, đến nền kinh tế và các hệ sinh thái; (iii) phải đánh giá được các đáp ứng hiện tại và tiềm tàng của xã hội đối với các vấn đề môi trường đang tồn tại. • Các đánh giá phải dựa trên các dữ liệu định lượng và sự phân tích với mức độ tổng hợp tối đa./
  49. II. LẬP BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG 1. Lập báo cáo hiện trạng môi trường là gì? Các mục tiêu đặc trưng của báo cáo HTMT (3): • Nâng cao nhận thức và hiểu biết cho tất cả những người liên quan về các xu hướng và hiện trạng môi trường cũng như các nguyên nhân và hậu quả của chúng; • Cung cấp cơ sở để hoàn thiện quá trình ra quyết định ở tất cả các cấp, từ các cá nhân cho đến các chính phủ và các tổ chức quốc tế; • Tạo phương tiện đo lường bước tiến bộ hướng tới sự bền vững./
  50. II. LẬP BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG 1. Lập báo cáo hiện trạng môi trường là gì? Các kết quả có thể rút ra từ báo cáo HTMT: Báo cáo HTMT có thể cảnh báo sớm về các vấn đề môi trường cấp bách và xác định những thiếu hụt về kiến thức và thông tin làm cản trở sự hiểu biết về hiện trạng và xu hướng môi trường; Báo cáo HTMT vừa góp phần vào việc đánh giá các đáp ứng của xã hội đối với các vấn đề môi trường thông qua việc đánh giá hiệu quả của các chính sách và chương trình hành động, vừa khuyến khích việc đưa các xem xét về môi trường vào quá trình phát triển các chính sách kinh tế và xã hội; Báo cáo HTMT có thể góp phần vào quá trình xây dựng tiềm lực theo các mức độ khác nhau./
  51. II. LẬP BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG 1. Lập báo cáo hiện trạng môi trường là gì? Một báo cáo HTMT thành công có thể đáp ứng các yêu cầu sử dụng sau đây: • Thường xuyên cung cấp những thông tin chính xác, kịp thời và với tới được về tình trạng cũng như triển vọng về mồi trường của quốc gia cho các tổ chức công cộng, chính phủ, phi chính phủ và các cấp chính quyền ra quyết định. • Tạo điều kiện phát triển, tổng hợp và thông báo một tập hợp các chỉ thị và chỉ số môi trường quốc gia. • Cho phép cảnh báo kịp thời về các vấn đề môi trường gay cấn, cũng như đánh giá các kịch bản có thể xảy ra trong tương lai.
  52. II. LẬP BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG 1. Lập báo cáo hiện trạng môi trường là gì? Một báo cáo HTMT thành công có thể đáp ứng các yêu cầu sử dụng sau đây: • Thông báo về hiệu quả của các chính sách và chương trình được thiết kế nhằm đáp ứng các thay đổi về môi trường, kể cả những tiến bộ đạt được trong việc thực hiện các mục tiêu và tiêu chuẩn môi trường. • Góp phần đánh giá sự tiến bộ của quốc gia nhằm đạt tới sự bền vững sinh thái. • Tạo ra một cơ chế để tích hợp các thông tin môi trường, xã hội và kinh tế với mục tiêu cung cấp một bức tranh rõ ràng về HTMT của quốc gia.
  53. II. LẬP BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG 1. Lập báo cáo hiện trạng môi trường là gì? Một báo cáo HTMT thành công có thể đáp ứng các yêu cầu sử dụng sau đây: • Xác định các thiếu hụt trong sự hiểu biết của quốc gia về tình hình và xu hướng môi trường và kiến nghị về chiến lược nghiên cứu và QT&PT môi trường nhằm khắc phục các thiếu hụt này. • Giúp các cấp ra quyết định có đầy đủ thông tin để đánh giá được các hệ quả sâu rộng về môi trường của các chính sách và kế hoạch xã hội, kinh tế và môi trường, cũng như thực hiện các cam kết quốc tế về bảo vệ môi trường của quốc gia./
  54. II. LẬP BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG 2. Các đặc trưng của quá trình Lập báo cáo HTMT Nội dung Báo cáo HTMT phải phản ánh những vấn đề sau: • Thông tin về môi trường phải được định vị rõ ràng trong khuôn khổ của phát triển bền vững. • Trọng tâm là các vấn đề môi trường có mối liên quan đến các yếu tố kinh tế - xã hội phải được trình bày rõ. • Chỉ ra các áp lực dẫn đến sự thay đổi của môi trường và phải bao gồm cả thông tin về chất lượng môi trường lẫn tài nguyên thiên nhiên./
  55. II. LẬP BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG 2. Các đặc trưng của quá trình Lập báo cáo HTMT Một đặc điểm quan trọng của quá trình lập báo cáo HTMT là • Phải có tính chất mở, được tư vấn và tổng hợp (có sự tham gia của nhiều thành phần liên quan). • Gắn liền với việc áp dụng cách tiếp cận hệ sinh thái. • Thấy trước và dự báo trước các hệ quả trong tương lai của các áp lực trong môi trường; • Cung cấp mối liên kết giữa : (i) Các nhà khoa học và nhân tố sản sinh ra dữ liêu kiến thức; (ii) Người sử dụng báo cáo và nhà lãnh đạo. • Phải mở rộng các hình thức của các sản phẩm để thỏa mãn đầy đủ hơn nhu cầu của các nhà lãnh đạo./
  56. II. LẬP BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG 2. Các đặc trưng của quá trình Lập báo cáo HTMT Vai trò của công tác lập báo cáo HTMT là • Công tác lập báo cáo HTMT là một công cụ quan trọng để thỏa mãn các nhu cầu này cho cả các nước đang phát triển lẫn các nước phát triển. • Công tác lập báo cáo HTMT là đưa ra các thông tin tin cậy, dễ hiểu và kịp thời đến những người cần các thông tin đó bằng các hình thức thích hợp./
  57. II. LẬP BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG 3. Những nguyên tắc chỉ đạo quá trình lập BC HTMT • Các thông tin chính xác và khoa học. • Trình bày một cách không định kiến và trung thực. • Có sự hợp tác và thỏa thuận với các thành phần có liên quan. • Phải bao gồm cả thông tin về các vấn đề ở cấp vùng (Quốc gia, Quốc tế). • Phải dựa trên sự đánh giá các vấn đề về thông tin môi trường theo các nguyên tắc phát triển bền vững về mặt sinh thái. • Phải theo một khung cấu trúc quan niệm dùng cho đánh giá HTMT như trả lời các câu hỏi cơ bản sau: Điều gì đang xảy ra?; xảy ra ở đâu?; Tại sao xảy ra?; Xảy ra như thế nào?
  58. II. LẬP BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG 3. Những nguyên tắc chỉ đạo quá trình lập BC HTMT • Phải tính đế công tác "nâng cao nhận thức của người dân" về bảo tồn các hệ sinh thái cho phát triển bền vững; • Cung cấp đánh giá tác động tổng thể của các hoạt động của con người, xã hội đến môi trường và tài nguyên thiên nhiên ở mức địa phương, quốc gia, tiểu khu vực, khu vực và toàn cầu. • Phải rõ ràng, dễ hiểu, có nghĩa là phải trình bày các mối quan hệ phức tạp và nghiêm trọng giữa môi trường vật lý - sinh học và kinh tế - xã hội bằng ngôn ngữ bình dân./
  59. II. LẬP BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG 4. Người sử dụng và các sản phẩm của BC HTMT Dưới đây là danh mục những người sử dụng dùng tin về HTMT: • Công chúng nói chung, cũng như một số nhóm cộng đồng đặc biệt; • Hệ thống giáo dục quốc dân; • Các nhóm công nghiệp; • Các cấp ra quyết định của nhà nước; • Các nhà lập kế hoạch và quản lý tài nguyên thiên nhiên; • Các cơ quan xuất bản và truyền thông; • Các tổ chức quốc tế. Ứng với mỗi tượng có các hình thức tài liệu BC HTMT khác nhau, như: Báo cáo, tờ rơi, báo cáo tóm tắt, /
  60. II. LẬP BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG 5. Cơ sở dữ liệu về hiện trạng môi trường Các dữ liệu nền để so sánh sự thay đổi. • Các dữ liệu cơ sở (các thông tin vật lý - sinh học và KTXH); • Các dữ liệu vật lý - sinh học bao gồm các dữ liệu về khí quyển, không khí, địa hình, địa chất, thủy văn, nước, đất, thực vật và động vật. • Các dữ liệu kinh tế - xã hội bao gồm các số liệu về dân số, sức khỏe, nghèo đói, giáo dục, các ranh giới hành chính, sử dụng đất, thương mại, hạ tầng kỹ thuật, các khu dân cư. Công cụ thông tin địa lý và viễn thám liên kết các dữ liệu vật lý - sinh học và kinh tế - xã hội thành những thông tin có ích dưới dạng các chỉ thị và tiêu chí phản ánh các vấn đề cấp bách./
  61. II. LẬP BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG 5. Cơ sở dữ liệu về hiện trạng môi trường Các chỉ thị về môi trường có thể được phân chia thành 3 nhóm chính : a) Các chỉ thị áp lực mô tả các "áp lực" lên môi trường, áp lực này có thể là tích cực hoặc tiêu cực và được tạo ra bởi con người; b) Các chỉ thị hiện trạng thể hiện chất, lượng và sự phân bố của các tài nguyên thiên nhiên và môi trường về phương diện vật lý; c) Các chỉ thị đáp ứng dùng để đo lường các hành động đáp ứng lại các vấn để môi trường nảy sinh. /
  62. II. LẬP BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG 5. Cơ sở dữ liệu về hiện trạng môi trường Các chỉ thị có thể thông báo sự việc tốt lên hay xấu đi, các vấn đề có trở nên trầm trọng hơn hay không, hoặc các chính sách hiện thời có đạt được mục tiêu mong muốn không. Việc chọn lựa các chỉ thị là một bước quan trọng trong lập báo cáo hiện trạng môi trường. Các bước chọn các chỉ thị : a) Liệt kê các vấn đề ưu tiên và các thông số liên quan; b) Các chuyên gia và chuyên viên quản lý nhà nước nghiên cứu danh mục và góp ý, bổ sung; c) Hội thảo và nghiên cứu thí điểm để chọn lọc các chỉ thị cần; d) Sử dụng thử nghiệm các chỉ thị sau đó rút kinh nghiệm để bổ sung và cải tiến./
  63. II. LẬP BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG 6. Khung cấu trúc khái niệm dùng cho BC HTMT Mô hình "Áp lực - Hiện trạng - Đáp ứng" của OECD hiện nay là khung cấu trúc khái niệm được áp dụng nhiều nhất trong ÁP LỰC Họat động Áp lực Hiện trạng TRẠNG THÁI các báo cáo HTMT. của con người môi trường Sản xuất-thương mại-Tiêu thụ Không khí Năng lượng Môi trường tài nguyên Nước Giao thông vận tải Đất Công nghiệp Tài nguyên thiên nhiên Nông nghiệp Các hệ sinh thái Lâm nghiệp Đô thị và nông thôn Các ngành khác Đáp ứng xã hội Luật pháp Chiến lược, chính sách Công nghệ mới Kiểm sóat ô nhiễm Thay đổi tiêu thụ Các công ước Quốc Tế Nội dung khác ĐÁP ỨNG Nguồn: Cục Môi trường Ôxtrâylia, 1994
  64. II. LẬP BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG 7. Áp dụng khung cấu trúc khái niệm "Áp lực - Hiện trạng - Đáp ứng" để lập báo cáo hiện trạng đối với từng thành phần môi trường Mô tả và phân tích tổng quát những diễn biến và xu hướng môi trường và các nguồn tài nguyên: • Khí quyển và khí hậu; • Môi trường đô thị; • Môi trường đất; • Công nghiệp và môi • Môi trường nước lục địa; trường; • Môi trường biển và ven bờ; • Năng lượng và môi trường; • Rừng; • Giao thông và môi trường; • Đa dạng sinh học; • Môi trường nông thôn; • Dân số, nghèo đói & môi• Chất thải rắn./ trường;
  65. II. LẬP BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG 8. Sự phát triển của công tác lập báo cáo HTMT Công tác lập báo cáo HTMT bắt đầu phát triển vào cuối những năm thập kỷ 70, nhằm đáp ứng những mối quan tâm của xã hội về chất lượng môi trường và về sử dụng tài nguyên thiên nhiên và hình thành từ áp lực của công chúng và cộng đồng hướng tới một xã hội lành mạnh và bền vững. “Quyền được biết" của công chúng càng nhấn mạnh qua việc cung cấp thông tin môi trường thông qua báo cáo HTMT. Gần 45 năm qua chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ và khu vực tư nhân đã biên soạn rất nhiều các báo cáo HTMT với quy mô từ toàn cầu đến từng địa phương.
  66. II. LẬP BÁO CÁO HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG 8. Sự phát triển của công tác lập báo cáo HTMT Các tổ chức quốc tế, UNEP, Hiệp hội quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên (IUCN), Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OEDC) và ủy ban Kinh tế và xã hội Châu Á -Thai Bình Dương (ESCAP), đã đưa công tác lập báo cáo HTMT thành một trong những nhiệm vụ của mình. Ở nước ta việc lập báo cáo HTMT được tiến hành từ sau khi ban hành Luật Bảo vệ Môi trường. Từ năm 1994 đến nay, hàng năm Bộ TNMT đều tiến hành lập báo cáo HTMT để trình Quốc hội. Theo sự chỉ đạo của Bộ TNMT, từ năm 1998 các địa phương, tỉnh, thành trực thuộc trung ương và một số Bộ/Ngành đã tiến hành lập báo cáo HTMT địa phương hoặc Bộ/Ngành mình./
  67. CÂU HỎI CỦA CHƯƠNG 1) Quan trắc và phân tích môi trường là gì?, mục tiêu và thành ầph n của quan trắc và phân tích môi trường? 2) Tóm tắt nội dung (chính) của các thành phần quan trắc & phân tích môi trường? 3) Theo sơ đồ mạng lưới QT&PT môi trường Quốc gia, hãy nêu nhiệm vụ chính của các thành viên và những mối quan hệ giữa chúng? 4) Lập BCHT môi trường là gì ?, các nội dung chính của báo cáo và những vấn đề chính gì báo cáo và người lập báo cáo cần tập trung lưu ý?