Bài giảng Quản lí hoạt động dạy học

pdf 9 trang ngocly 2990
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Quản lí hoạt động dạy học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_quan_li_hoat_dong_day_hoc.pdf

Nội dung text: Bài giảng Quản lí hoạt động dạy học

  1. Chuyên đề QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Biên sọan: TS. Trần Thị Hương Khoa TL- GD, trường ĐHSP TP. HCM Email: tthuongsp@yahoo.com I. KHÁI QUÁT VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Khái niệm QLHĐDH Quản lý HĐDH là những tác động của chủ thể quản lý vào HĐDH được tiến hành bởi GV, HS và sự hỗ trợ của các lực lượng giáo dục khác nhằm thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ dạy học -Chủ thể quản lý HĐDH: Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, TTCM - Đối tượng QL: Hoạt động dạy của GV và hoạt động học của HS => Mục tiêu, nhiệm vụ dạy học: HS nắm vững hệ thống tri thức khoa học; Rèn luyện KN KX ; Phát triển toàn diện nhân cách 2. Nhiệm vụ quản lý hoạt động dạy học Gắn HĐDH với việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện Tạo động lực, môi trường, điều kiện thuận lợi, kích thích tinh thần lao động sáng tạo của đội ngũ CB, GV Kết hợp phát huy cao độ tính chủ động sáng tạo của mỗi thành viên với sự QL thống nhất của đội ngũ CBQL nhà trường Đảm bảo chất lựơng dạy học một cách bền vững Xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp phát huy tối đa nội lực đi đôi với sự tranh thủ tiềm lực các LLGD ngoài nhà trường 3. Yêu cầu quản lý HĐDH o Xác định mô hình quản lý rõ ràng: Quản lý tập trung chủ yếu vào HĐ dạy của GV, trực tiếp với GV, gián tiếp với HS; thông qua quản lý HĐ dạy để quản lý HĐ học => Dạy tốt, học tốt là cốt lõi của quá trình QL. Bám sát mục tiêu dạy học của cấp học và từng khối lớp Đảm bảo quản lý song song cả hai mặt dạy và học Tạo khuôn khổ kỷ cương nhưng vẫn đảm bảo phát huy tính chủ động sáng tạo của GV, HS 1
  2. Tiếp cận lý luận giáo dục và lý luận quản lý giáo dục hiện đại Vận dụng các phương tiện quản lý hiện đại, tiến bộ II. QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY CỦA GIÁO VIÊN 1. QL kế hoạch, chương trình dạy học 2. QL phân công giảng dạy cho GV 3. QL việc chuẩn bị kế hoạch bài dạy của GV 4. QL việc thực hiện kế hoạch bài dạy của GV 5. QL phương pháp dạy học, phương tiện DH 6. QL sinh hoạt tổ chuyên môn 7. QL hoạt động bồi dưỡng giáo viên 8. QL hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh 9. Quản lí các điều kiện đảm bảo hoạt động dạy học 1. QL kế hoạch, chương trình dạy học Kế hoạch dạy học là văn bản qui định thành phần các môn học trong nhà trường, trình tự dạy học các môn trong từng năm, từng lớp, số giờ dành cho từng môn học trong cả năm, trong từng tuần, cấu trúc và thời gian của năm học Chương trình các môn học của các cấp học là văn bản quy định mục tiêu môn học, quan điểm chính của việc xây dựng chương trình môn học, chuẩn kiến thức, kỹ năng môn học, gợi ý cần thiết về phương pháp, phương tiện dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn học của học sinh 1.1. Nắm vững kế hoạch, chương trình dạy học của cấp học Việc nắm vững kế hoạch, chương trình dạy học tạo tiền đề to lớn trong việc tiến hành công tác quản lý việc xây dựng kế hoạch dạy học trong nhà trường diễn ra đúng trọng tâm, hợp lý. Đồng thời giúp chủ thể quản lý có thể tiến hành nhiều hoạt động khác có hiệu quả. Nhà quản lý cần nắm : - Nguyên tắc cấu tạo CT dạy học cấp học - Nguyên tắc cấu tạo, mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học đặc trưng của CTDH môn học - Kế hoạch dạy học từng môn, lớp học (phân phối thời gian, quy định về hình thức DH, kiểm tra, ôn tập, thực hành ) 2
  3. -Cập nhật những nội dung sửa đổi và cải cách theo chỉ thị, hướng dẫn của Bộ GD&ĐT 1.2. Phổ biến, tổ chức học tập, thảo luận về KH, CTDH, quy chế chuyên môn ở tổ chuyên môn Thông qua việc các buổi họp đầu năm học. Thông qua các văn bản của chủ thể quản lý quyết định 1.3. Tổ chức, hướng dẫn, chỉ đạo xây dựng kế hoạch chuyên môn: Việc hướng dẫn xây dựng kế họach của chủ thể quản lý là hết sức quan trọng vì nó giúp giáo viên xây dựng được một kế hoạch, chương trình dạy học đúng trọng tâm, trọng điểm, bám sát tình hình, yêu cầu đã được đề ra. Việc hướng dẫn phải được thực hiện một cách hợp lý, đúng đắn và nhanh chóng. Các loại kế hoạch chuyên môn : - Kế hoạch chuyên môn của nhà trường - Kế hoạch dạy học (năm học, học kỳ, tháng, tuần ) của tổ chuyên môn - Kế hoạch dạy học của giáo viên gồm : Kế hoạch DH năm học và hàng tuần và kế hoạch dạy học từng bài học cụ thể 1.4. Duyệt kế hoạch, chương trình dạy học của tổ chuyên môn và giáo viên, có những phân tích, trao đổi, thống nhất và chấp thuận kế hoạch, chương trình dạy học của các đối tượng - Thông qua việc phê chuẩn vào văn bản kế hoạch, chương trình dạy học của các đối tượng. - Thông qua các văn bản thông báo công nhận được đưa ra. 1.5. Chỉ đạo việc xây dựng thời khóa biểu Thời khóa biểu là sự cụ thể hoá thời lượng PPCT trên thời khoá biểu của đơn vị mình. Do vậy cần : - Đảm bảo thời gian cho GV thực hiện đúng, đủ CT - Phân công trách nhiệm cho phó HT, TTCM theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn, giám sát, kiểm tra, đánh giá thực hiện CTDH Kịp thời xử lý các sự cố ảnh hưởng tới việc thực hiện CT 2. QL phân công giảng dạy cho GV 2.1. Nhận thức đúng tầm quan trọng của công tác phân công giảng dạy 2.2. Nắm vững tình hình đội ngũ giáo viên: năng lực, trình độ, hòan cảnh 3
  4. 2.2. Xác định các hình thức phân công Chuyên dạy một khối lớp trong nhiều năm Dạy mỗi năm một khối lớp Mỗi năm dạy nhiều khối lớp 2.3. Định ra chuẩn phân công phù hợp: Yêu cầu của HĐ dạy Năng lực và sở trường Thâm niên nghề nghiệp Hoàn cảnh gia đình và nguyện vọng cá nhân Nguồn đào tạo 2.4. Xây dựng qui trình phân công và biện pháp thích hợp đảm nguyên tắc tập trung dân chủ Bước 1: HT thống nhất với PHT chuyên môn về mục đích, yêu cầu và chuẩn phân công Bước 2: - HT phổ biến mục đích yêu cầu, chuẩn, dự kiến phương hướng phân công, qui trình phân công trong Hội đồng sư phạm - HT cùng PHT dự kiến trước việc phân công căn cứ vào thực lực đội ngũ và yêu cầu thực tế của nhà trường Bươc 3: Thảo luận Thảo luận dự kiến phân công tại Hội nghị liên tịch mở rộng đến các TTCM Hương dẫn các TTCM tổ chức thảo luận trong tổ Giải thích, thuyết phục và điều chỉnh nếu cần thiết Bươc 4: HT ra quyết định phân công và ghi vào sổ phân công Kết hợp phân công các mặt hoạt động khác để cân đối lao động của GV 2.5. Xem xét lại để kịp thời điều chỉnh sự phân công cho hợp lý hõn (nếu cần) trong quá trình QL 3. QL việc chuẩn bị kế hoạch bài dạy của GV 3.1. Hương dẫn các qui định, yêu cầu về lập kế hoạch bài dạy 3.2. Qui định mẫu và chất lựơng đối với kế hoạch từng loại bài dạy 3.3. Chỉ đạo, hương dẫn GV ở tổ CM lập kế hoạch bài dạy thống nhất về mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức 3.4. Đảm bảo đủ SGK, TLDH, các điều kiện về CSVC – KT, thời gian cho GV 4
  5. 3.5.Tổ chức thảo luận, trao đổi tổ, nhóm CM về lập kế hoạch bài dạy: - Lập KH bài dạy mẫu, bài dạy khó - Thống nhất mục tiêu, đổi mới nội dung, PPDH, ứng dụng CNTT trong dạy học - Trao đổi kinh nghiệm chuẩn bị bài dạy tốt . 3.6. Thường xuyên kiểm tra, kí duyệt giáo án định kì, nắm tình hình bài soạn của GV 4. QL việc thực hiện kế hoạch bài dạy của GV 4.1. Tạo điều kiện cho GV thực hiện giờ lên lớp 4.2. Sử dụng thời khoá biểu, kế hoạch DH, sổ báo giảng của GV để quản lí giờ dạy 4.3. Qui định chế độ thông tin, báo cáo, sắp xếp, thay thế hoặc dạy bù trong trường hợp vắng GV 4.4. Xây dựng chuẩn giờ lên lớp Căn cứ: Yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, thái độ của các môn học qui định trong chương trình Tiêu chuẩn đánh giá tiết dạy (Bộ, Sở) qui định; Những qui định về các loại bài (Bài mới, luyện tập, thực hành ); Hương dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học Tình hình riêng của địa phương Các PPDH mới 4.5. Tổ chức dự giờ và phân tích giờ dạy của giáo viên Yêu cầu: Nắm vững lý luận dạy học nói chung và lý thuyết về bài học nói riêng; Hiểu bản chất cấu trúc - chức năng của giờ lên lớp Phải có kiến thức về phưõng pháp phân tích sư phạm và kỹ năng sử dụng vào việc dự giờ Các hình thức: Tổ chức dự giờ rút kinh nghiệm trong tổ chuyên môn Tổ chức thao giảng trong trường hoặc cụm trường Tổ chức dự giờ thi đua, đăng kư giờ dạy tốt HT, PHT dự giờ kiểm tra chuyên môn và dự giờ rút kinh nghiệm dạy của GV Quy trình dự giờ Bươc 1: Chuẩn bị dự giờ 5
  6. Bươc 2: Tiến hành dự giờ Bươc 3: Phân tích và đánh giá giờ dạy Bươc 4: Trao đổi, kiến nghị với giáo viên Hồ sơ dự giờ gồm có: Phiếu dự giờ và phiếu nhận xét giờ dạy 4.6. Xử lí việc thực hiện không đúng yêu cầu giờ lên lớp của GV 5. QL phương pháp dạy học, phương tiện DH 5.1. Quán triệt cho GV về định hương đổi mới PPDH 5.2. Tổ chức, hương dẫn GV học tập, bồi dưỡng, nắm vững PPDH tích cực, PTDH 5.3. Tổ chức thao giảng, rút kinh nghiệm PPDH tích cực, ứng dụng CNTT vào DH 5.4. Tổ chức, chỉ đạo, hương dẫn GV vận dụng PPDH tích cực, PTDH phù hợp với môn học 5.5. Cung cấp tài liệu, sách báo khoa học về PPDH, ứng dụng CNTT vào DH 5.6. Phát huy vai trò của tổ chuyên môn trong việc đổi mới PPDH 5.7. Đưa việc đổi mới PPDH thành một tiêu chí thi đua 5.8. Trang bị đầy đủ các PTDH hỗ trợ PPDH 5.9. Tổ chức học tập, bồi dưỡng, thực hiện ứng dụng CNTT vào dạy học 6. QL hoạt động của tổ chuyên môn 6.1. Biên chế hợp lí tổ, nhóm chuyên môn theo tình hình thực tế của trường 6.2. Chọn TTCM là những GV giỏi, có năng lực và phẩm chất trong lĩnh vực quản lí 6.3. Chỉ đạo xây dựng kế hoạch, nội dung hoạt động của tổ chuyên môn 6.4. Qui định chế độ sinh hoạt chuyên môn hàng tháng 6.5. Tổ chức, chỉ đạo các hoạt động chuyên môn theo định kì * Các hoạt động của tổ chuyên môn: Các HĐ giúp GV thực hiện chương trình dạy học Các HĐ giúp GV chuẩn bị bài dạy có chất lýơng Các HĐ nâng cao chất lýơng giờ dạy trên lớp Tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh Tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho học sinh Chỉ đạo tổ chuyên môn tổ chức phụ đạo học sinh kém, bồi dưỡng học sinh giỏi Chỉ đạo tổ chuyên môn tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên Hương dẫn các tổ lập hồ sõ lýu trữ thông tin 6
  7. 6.6. Phát huy tính chủ động, sáng tạo của tổ trưởng, GV bộ môn trong hoạt động chuyên môn 6.7. Theo dõi, giám sát kiểm tra hoạt động cuả tổ chuyên môn - Các hình thức: KT đột xuất, định kì; KT toàn diên và chuyên đề; KT trực tiếp, KT gián tiếp - Các bước: Lập kế hoạch kiểm tra; Tổ chức lực lựơng và tiến hành kiểm tra; Tổng hợp thành biên bản kiểm tra; Tổng kết, đánh giá hoạt động của tổ và đề ra những kiến nghị 7. QL hoạt động bồi dưỡng giáo viên 7.1. Đánh giá đúng tình hình thực trạng đội ngũ GV 7.2. Lập kế hoạch bồi dưỡng GV (nội dung, hình thức, thời gian, đối tương) - Nội dung BD: Chính trị tư tưởng; Chuyên môn nghiệp vụ - Hình thức BD: - BD thường xuyên; BD thay sách; BD đạt chuẩn, nâng chuẩn - BD GV qua hoạt động sinh hoạt chuyên môn - Hoạt động nghiên cứu khoa học và tổng kết kinh nghiệm dạy học - Chia sẻ và hương dẫn đồng nghiệp 7.3. Tổ chức các HĐBD thường xuyên, nhiều nội dung và hình thức khác nhau 7.4. Quy định và tạo điều kiện cho GV tự bồi dưỡng 8. QL hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh 8.1. Nâng cao nhận thức của GV về ý nghĩa, chức năng, yêu cầu sư phạm của việc KTĐG kết quả học tập HS 8.2. Phổ biến cho GV các qui định, quy chế về kiểm tra, thi, ghi điểm, cộng điểm, đánh giá, xếp loại học lực HS 8.3. Lập kế hoạch kiểm tra, đánh giá các môn học theo từng thời gian 8.4. Tổ chức kiểm tra, thi đúng qui chế 8.5. Qui định và tổ chức GV chấm bài, trả bài đúng quy chế 8.6. Kiểm tra việc thực hiện ghi điểm, sửa chữa điểm, chế độ bảo quản, lýu trữ sổ điểm, ghi điểm, ghi nhận xét vào học bạ của học sinh 8.7. Xử lí các trường hợp vi phạm nội qui kiểm tra, thi 7
  8. 8.8. Ứng dụng CNTT trong quản lý kết quả học tập HS 9. QL các điều kiện đảm bảo HĐDH 9.1. Tăng cường, khai thác, quản lí và sử dụng có hiệu quả CSVC, thiết bị dạy học hiện có của trường 9.2. Huy động nguồn lực tài chính trang bị trang thiết bị phục vụ cho HĐDH 9.3. Tổ chức phong trào thi đua 2 tốt, có biện pháp kích thích thi đua trong đội ngũ CBQL, GV và HS 9.4. Tạo môi trường sư phạm tốt 9.5. Phối hợp và tạo điều kiện cho các LLGD tham gia hỗ trợ, thúc đẩy HĐDH 9.6. Hoạt động nghiên cứu khoa học và tổng kết kinh nghiệm dạy học BÀI TẬP THỰC HÀNH Xây dựng kế họach HĐDH ở một cơ sở giáo dục anh/chị đang công tác: 1. Xây dựng kế hoạch chuyên môn/năm học của nhà trường 2. Xây dựng kế hoạch chuyên môn/năm học của tổ chuyên môn 3. Xây dựng kế hoạch giảng dạy cá nhân theo thời gian MẪU THAM KHẢO KẾ HỌACH HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN Trường: Năm học 1. Đặc điểm, tình hình đầu năm (điều kiện thuận lợi, khó khăn có ảnh hưởng đến hoạt động dạy học) 2. Qui mô phát triển trường lớp (so sánh với chỉ tiêu đươc giao) 3. Mục tiêu của hoạt động dạy học trong một năm học 4. Nhiệm vụ trọng tâm 5. Nhiệm vụ cụ thể và các biện pháp quản lý Thời Nội dung các Yêu cầu Biện Người phụ trách Nhận xét Ghi chú (Sửa gian hoạt động cần đạt pháp và người thực đánh giá đổi hoặc hiện. điều chỉnh) 8
  9. III. QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HỌC CỦA HỌC SINH 1. Một số yêu cầu trong quản lý hoạt động học của học sinh Học sinh có tinh thần, thái độ, động cơ học tập đúng đắn; Phát huy tính tích cực chủ động, sáng tạo trong học học tập của học sinh; Hình thành nền nếp học tập Nâng cao chất lýơng học tập cho toàn thể học sinh và từng học sinh 2. Nội dung quản lý hoạt động học của học sinh 2.1. Giáo dục tinh thần, thái độ, động cõ học tập 2.2. Tổ chức xây dựng và thực hiện nội quy, nề nếp học tập 2.3. Tổ chức các HĐ học tập, lao động, vui chơi giải trí hợp lí 2.4. Dạy phương pháp, kỹ năng cho HS 2.5. Phát động phong trào thi đua học tập 2.6. Giúp đỡ các đối tương HS (phụ đạo HS kém, bồi dưỡng HS giỏi) 2.7. Phân tích, đánh giá kết quả HĐ học của HS, biểu dương khen thửởng kịp thời 2.8. Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm lớp xây dựng kế hoạch chủ nhiệm 2.9. Phối hợp với gia đình để quản lí hoạt động học ở nhà của HS 2.10. Phối hợp với các LLGD khác để quản lý HĐ học của HS HƯỚNG DẪN TỰ HỌC CÁ NHÂN Xây dựng các biện pháp quản lý trong từng nội dung quản lý HĐ học của học sinh KẾT LUẬN CHUNG HĐDH là HĐ trung tâm của nhà trường, chiếm nhiều thời gian và chi phối các HĐ khác HĐDH bao gồm hai HĐ tưõng tác phối hợp thống nhất: HĐ dạy của GV và HĐ học của HS QL HĐDH là nhiệm vụ trung tâm, đòi hỏi nhà QL nhận thức đầy đủ tầm quan trọng, nội dung quản lý HĐDH, tìm tòi các biện pháp QL phù hợp với quy định chung và thực tế trường học 9