Bài giảng Pháp luật đại cương - Chương 4: Tư pháp quốc tế - Nguyễn Hoàng Mỹ Linh
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Pháp luật đại cương - Chương 4: Tư pháp quốc tế - Nguyễn Hoàng Mỹ Linh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_phap_luat_dai_cuong_chuong_4_tu_phap_quoc_te_nguye.pdf
Nội dung text: Bài giảng Pháp luật đại cương - Chương 4: Tư pháp quốc tế - Nguyễn Hoàng Mỹ Linh
- CHƯƠNG 4 TƯ PHÁP QUỐC TẾ GV: Nguyễn Hoàng Mỹ Linh Tel: 0989.696.698 Email: linhnhm@ftu.edu.vn 1
- TÀI LIỆU THAM KHẢO GS.,TS Nguyễn Thị Mơ và PGS.,TS Hoàng Ngọc Thiết, Giáo trình “Pháp lý đại cương”, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2008 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình “Tư pháp quốc tế”, NXB Công an nhân dân, Hà Nội, năm 2008. Phần thứ VII – Bộ luật Dân sự năm 2005 Luật quốc tịch Việt Nam năm 1998 2
- BỐ CỤC CHƯƠNG IV I. KHÁI NIỆM VỀ TƯ PHÁP QUỐC TẾ II. CHỦ THỂ CỦA TƯ PHÁP QUỐC TẾ III.XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT TRONG TƯ PHÁP QUỐC TẾ IV. VIỆC ÁP DỤNG LUẬT NƯỚC NGOÀI TRONG TƯ PHÁP QUỐC TẾ 3
- Các vấn đề được đề cập Tư pháp quốc tế là gì? Phân biệt công pháp quốc tế và tư pháp quốc tế. Mối quan hệ giữa tư pháp quốc tế và luật quốc gia Những đặc trưng cơ bản của tư pháp quốc tế : đối tượng điều chỉnh, chủ thể, khách thể, bản chất, nguồn Xung đột pháp luật trong tư pháp quốc tế: các mặt biểu hiện xung đột, phương pháp giải quyết xung đột Những vấn đề về áp dụng luật nước ngoài trong tư pháp quốc tế. 4
- I. KHÁI NIỆM VỀ TƯ PHÁP QUỐC TẾ 1. Đối tượng điều chỉnh của TPQT (Điều 758 BLDS 2005) Đối tượng điều chỉnh của TPQT là những quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài. Bao gồm các quan hệ dân sự: Có ít nhất một trong các bên tham gia quan hệ dân sự là cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Sự kiện pháp lý là căn cứ xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ dân sự xảy ra ở nước ngoài Tài sản liên quan đến quan hệ DS đó ở nước ngoài5 .
- 2. Phương pháp điều chỉnh của TPQT 2.1. Phương pháp thực chất (trực tiếp) Là phương pháp trực tiếp điều chỉnh quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan. Phương pháp này được thực hiện thông qua các quy phạm thực chất. 2.2. Phương pháp xung đột (gián tiếp) Là phương pháp chỉ ra hệ thống pháp luật nào sẽ được áp dụng để giải quyết vấn đề đó. Phương pháp này được thực hiện thông qua các quy phạm xung đột. 6
- Định nghĩa TPQT Tư pháp quốc tế là một hệ thống các quy phạm luật điều chỉnh các quan hệ dân sự, hôn nhân gia đình, lao động, tố tụng dân sự giữa công dân và pháp nhân của các nước khác nhau với nhau. 7
- 3. Mối quan hệ giữa TPQT và CPQT Mối quan hệ giữa những nguyên tắc cơ bản của TPQT và CPQT Mối quan hệ giữa TPQT và CPQT trong lĩnh vực ngoại thương Sự khác nhau giữa TPQT và CPQT - Về chủ thể - Về đối tượng điều chỉnh - Về các biện pháp cưỡng chế 8
- 4. Nguồn của TPQT Điều ước quốc tế; Luật pháp của mỗi quốc gia điều chỉnh các quan hệ thuộc lĩnh vực tư pháp quốc tế (là các quan hệ có yếu tố nước ngoài). Tập quán quốc tế; Thực tiễn xét xử của toà án và trọng tài. 9
- II. CHỦ THỂ CỦA TƯ PHÁP QUỐC TẾ 1. Cá nhân – chủ thể chủ yếu của TPQT 1.1. Công dân Công dân của một quốc gia thường là người mang quốc tịch của quốc gia đó. Địa vị pháp lý của công dân do luật quốc tịch quy định. Khi công dân ra nước ngoài thì chịu sự chi phối của luật nước ngoài 10
- 1.2. Người nước ngoài Khái niệm - Theo nghĩa hẹp: người nước ngoài là người cư trú tại một nước nhưng không mang quốc tịch nước đó mà mang quốc tịch nước khác. - Theo nghĩa rộng: người nước ngoài được hiểu là người không có quốc tịch Việt Nam. Bao gồm: + Người mang một quốc tịch nước ngoài + Người mang nhiều quốc tịch + Người không mang quốc tịch nước nào 11
- Phân loại: - Dựa vào cơ sở quốc tịch: + người nước ngoài có quốc tịch + người nước ngoài không có quốc tịch - Dựa vào nơi cư trú: + người nước ngoài cư trú tại Việt Nam + người nước ngoài cư trú ở nước ngoài - Dựa vào thời hạn cư trú ở Việt Nam: + người nước ngoài thường trú tại Việt Nam và + người nước ngoài tạm trú tại Việt Nam (dài hạn và ngắn hạn) - Dựa vào quy chế pháp lý: + Người nước ngoài được hưởng quy chế ưu đãi, miễn trừ ngoại giao + Người nước ngoài được hưởng các quy chế theo các hiệp định quốc tế như : chuyên gia, nghiên cứu sinh, lưu học sinh + Người nước ngoài làm ăn sinh sống ở nước sở tại 12
- Địa vị pháp lý cho người nước ngoài - NLPLDS của người nước ngoài tại Việt Nam Được xác định như công dân Việt Nam (trừ trường hợp ngoại lệ). - NLHVDS của người nước ngoài tại Việt Nam Được xác định theo pháp luật của nước mà người đó là công dân. 13
- Các nguyên tắc xây dựng địa vị pháp lý của người nước ngoài: Chế độ đãi ngộ như công dân (NT – National Treatment) Chế độ tối huệ quốc (MFN – Most favoured nation) Chế độ đãi ngộ đặc biệt Chế độ có đi có lại Chế độ báo phục quốc 14
- 2. Pháp phân – chủ thể chủ yếu của TPQT Khái niệm Địa vị pháp lý của pháp nhân: do luật quốc tịch quy định 3. Quốc gia – chủ thể đặc biệt của TPQT 15
- III. XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT TRONG TƯ PHÁP QUỐC TẾ 1. Khái niệm và nguyên nhân của xung đột pháp luật (conflict of law) 1.1. Khái niệm Xung đột pháp luật là hiện tượng có hai hay nhiều hệ thống PL cùng tham gia điều chỉnh một quan hệ TPQT nào đó và phải lựa chọn hệ thống pháp luật nào để điều chỉnh do các hệ thống này có các quy định khác nhau. 1.2. Nguyên nhân Chế độ chính trị - XH khác nhau hệ thống PL khác nhau Trình độ phát triển kinh tế, chính trị, văn hoá và xã hội của các nước không đồng đều Phong tục và tập quán, truyền thống lịch sử ở các nước không giống nhau. 16
- 2. Các mặt biểu hiện của xung đột pháp luật 2.1. Xung đột pháp luật về các HĐ ngoại thương Xung đột về hình thức của HĐ Xung đột về địa vị pháp lý của các bên trong HĐ Xung đột pháp luật về nội dung HĐ 2.2. Xung đột pháp luật về thừa kế Xung đột về diện thừa kế, hàng thừa kế Xung đột về việc SH đối với di sản ko người thừa kế 2.3. Xung đột pháp luật về hôn nhân, gia đình Xung đột về điều kiện kết hôn 17 Xung đột về nghi thức kết hôn
- 3. Phương pháp giải quyết xung đột pháp luật 3.1. Phương pháp trực tiếp (phương pháp thống nhất luật thực chất) Thống nhất luật thực chất là việc các quốc gia thoả thuận xây dựng những quy phạm luật thực chất để điều chỉnh từng nhóm quan hệ thuộc phạm vi của tư pháp quốc tế bằng cách đàm phán ký kết các ĐƯQT 3.2. Phương pháp gián tiếp (phương pháp dùng quy phạm luật xung đột) 18
- QUY PHẠM XUNG ĐỘT Khái niệm về QPXĐ QPXĐ không trực tiếp ấn định các quyền và nghĩa vụ các bên mà chỉ ra (dẫn chiếu đến) luật pháp nước nào cần phải áp dụng để giải quyết. Cấu trúc của QPXĐ - Phần phạm vi: là phần quy định QPXĐ này được áp dụng cho loại quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài nào. - Phần hệ thuộc: là phần chỉ ra luật pháp nước nào sẽ được áp dụng để giải quyết quan hệ pháp luật đã ghi ở phần phạm vi. 19
- Phân loại QPXĐ - Dựa trên kỹ thuật xây dựng QPXĐ + QPXĐ một bên + QPXĐ hai bên - Dựa trên tính chất của QPXĐ + QPXĐ thống nhất + QPXĐ thông thường 20
- 4. Các QPXĐ thường dùng trong TPQT Quy phạm luật nhân thân (lex personalis) Quy phạm luật quốc tịch của pháp nhân (lex societatis) Quy phạm luật nơi có tài sản (lex rei sitae) Quy phạm luật toà án (lex fori) Quy phạm luật nơi thực hiện hành vi (lex loci actus) Quy phạm luật của nơi nơi xảy ra vi phạm (lex loci delicti commisi) 21
- 5. Hiện tượng phản chí trong TPQT Phản chí là hiện tượng khi luật của một nước dẫn chiếu một quan hệ cụ thể tới luật nước ngoài để giải quyết nhưng QPXĐ của luật nước ngoài lại dẫn chiếu trở lại luật của nước ban đầu. 22
- IV. VIỆC ÁP DỤNG LUẬT NƯỚC NGOÀI TRONG TPQT 1. Thể thức và xác định nội dung luật nước ngoài cần áp dụng 2. Việc áp dụng luật nước ngoài ở các nước TBCN và XHCN 3. Việc hạn chế áp dụng luật nước ngoài - bảo lưu "trật tự công cộng" 23