Bài giảng Năng lực tìm hiểu học sinh - Trịnh Phương Ngọc

ppt 74 trang ngocly 2200
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Năng lực tìm hiểu học sinh - Trịnh Phương Ngọc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_nang_luc_tim_hieu_hoc_sinh_trinh_phuong_ngoc.ppt

Nội dung text: Bài giảng Năng lực tìm hiểu học sinh - Trịnh Phương Ngọc

  1. TRỊNH PHƯƠNG NGỌC
  2. Điều 5. Tiêu chuẩn 2: Năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục Tiêu chí 6. Tìm hiểu đối tượng giáo dục Có phương pháp thu thập và xử lí thông tin thường xuyên về nhu cầu và đặc điểm của học sinh, sử dụng các thông tin thu được vào dạy học, giáo dục.  Nội dung “Tìm hiểu đối tượng giáo dục” bao gồm 4 mức đánh giá với các minh chứng đi kèm
  3. 1 điểm. Tìm hiểu khả năng học tập và tình hình đạo đức của học sinh trong lớp được phân công dạy qua việc tổ chức kiểm tra đầu năm học và nghiên cứu hồ sơ kết quả học tập của học sinh những năm trước, kết quả tìm hiểu được sử dụng để xây dựng kế hoạch dạy học và kế hoạch giáo dục. 2 điểm. Tìm hiểu khả năng, nhu cầu học tập, tình hình đạo đức và hoàn cảnh gia đình của học sinh qua việc kiểm tra kiến thức đầu năm; nghiên cứu hồ sơ kết quả học tập năm trước, gặp gỡ phụ huynh học sinh, kết quả tìm hiểu được sử dụng để xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục. 3 điểm. Cập nhật được các thông tin về việc học tập và rèn luyện đạo đức của học sinh qua kiểm tra, nghiên cứu hồ sơ, phối hợp với đồng nghiệp, cha mẹ học sinh giúp cho việc xây dựng và điều chỉnh kịp thời hoạt động dạy học và giáo dục. 4 điểm. Có nhiều phương pháp sáng tạo và phối hợp với đồng nghiệp, tổ chức Đoàn, Đội, cha mẹ học sinh để thường xuyên thu thập thông tin về học sinh phục vụ cho việc xây dựng và điều chỉnh kế hoạch dạy học và giáo dục.
  4. Nguồn minh chứng của tiêu chuẩn 2 1. Hồ sơ khảo sát do giáo viên tiến hành. 2. Kết quả sử dụng thông tin khảo sát, điều tra. 3. Nội dung trả lời các câu hỏi của người đánh giá (nếu cần).
  5. 1. Kiến thức: - Xác định các nội dung cần thiết trong tìm hiểu đối tượng giáo dục - Hiểu được các đặc điểm tâm sinh lý của học sinh hiện nay - Nắm rõ được các biểu hiện cũng như nguyên nhân dẫn đến hành vi lệch chuẩn thường gặp ở học sinh trung học - Nắm được một số biện pháp cần thiết và một số công cụ giúp tìm hiểu đối tượng giáo dục
  6. 2. Kỹ năng: - Có được kỹ năng tìm hiểu đối tượng giáo dục - Thực hành được các công cụ nhằm đánh giá và tìm hiểu đối tượng giáo dục - Thiết kế được một số biện pháp đánh giá và tìm hiểu đối tượng giáo dục, tư vấn về các dịch vụ hỗ trợ tâm lý cho học sinh 3. Thái độ: Sẵn sàng tham gia tập huấn để có kiến thức áp dụng vào công tác giáo dục học sinh trong lớp, trong trường
  7. Nội dung 1: Tìm hiểu, nhận diện đặc điểm tâm-sinh lý đối tượng giáo dục: HS THCS và THPT - Tìm hiểu đặc điểm tâm - sinh lí của học sinh THPT - Nhận dạng những biểu hiện, hành vi lệch chuẩn của học sinh trung học - Thực hành các công cụ tìm hiểu, nhận dạng các đặc điểm cá nhân học sinh - Tư vấn các địa chỉ dịch vụ chăm sóc, điều trị tâm lý cho học sinh
  8. Nội dung 2 : Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến các đặc điểm tâm - sinh lí của học sinh trung học - Tìm hiểu về quan hệ bạn bè thông qua giao tiếp của đối tượng giáo dục - Tìm hiểu về hoàn cảnh gia đình và điều kiện sống của đối tượng giáo dục - Thực hành bảng kê nhằm tìm hiểu về quan hệ bạn bè, hoàn cảnh gia đình và điều kiện sống của đối tượng giáo dục
  9. Nội dung 1: Tìm hiểu, nhận diện đặc điểm tâm - sinh lí đối tượng giáo dục: học sinh THPT
  10. Quý thầy/cô hãy nêu hiểu biết của mình về phân kì phát triển tâm lý theo lứa tuổi của HS trung học: độ tuổi, khủng hoảng lứa tuổi, hoạt động chủ đạo của lứa tuổi, các ưu điểm nổi trội của từng giai đoạn độ tuổi?
  11. Trên thế giới, sự phân kỳ phát triển tâm lý theo lứa tuổi được nhiều tác giả như Vưgotsxki, Piaget quan tâm và được tiếp cận nghiên cứu từ nhiều góc độ khác nhau. Trong phần trình bày này, chúng ta sẽ tìm hiểu phân kỳ phát triển tâm lý theo lứa tuổi của 2 tác giả là Elconhin- quan điểm vốn được các nhà khoa học Nga ủng hộ và đã được trđược triển khai nghiên cứu ứng dụng trong các nhà trường phổ thông tại Liên xô và Nga hiện nay và phân kỳ phát triển tâm lý theo lứa tuổi của Ericson thì thu hút sự chú ý của đông đảo các nhà khoa học Phương Tây
  12. Để làm quen với nội dung này, mời thầy/cô tham khảo tài liệu trang 25, 26 Phân kỳ phát triển tâm lý theo lứa tuổi của Elconhin ❑ Dựa trên cơ sở 4 tiêu chí: Tình huống xã hội: hệ thống các quan hệ (trẻ nhập vào và tuân thủ cách thức định hướng hành động trong các quan hệ đó), hoạt động chính (chủ đạo), các tổ chức phát triển mới được hình thành, sự khủng hoảng lứa tuổi ❑ Các thời kỳ và giai đoạn phát triển tâm lý
  13.  Thời kỳ đầu thơ ấu bao gồm 2 giai đoạn: a) giai đoạn trứng nước: được mở đầu bởi cuộc khủng hoảng ở trẻ sơ sinh và là lúc lĩnh vực nhu cầu – động cơ của nhân cách được phát triển; b) giai đoạn đầu ấu thơ : được bắt đầu từ khủng hoảng năm đầu tiên của cuộc sống và là thời kỳ mà việc lĩnh hội các các thao các kỹ thuật chiếm ưu thế.  Thời kỳ tuổi thơ: được mở đầu bằng cuộc khủng hoảng lúc 3 tuổi, đánh dấu sự bắt đầu của tuổi mầm non (với việc khai thông ở lĩnh vực nhu cầu động cơ). Giai đoạn hai được bắt đầu bởi cuộc khủng hoảng lứa 6 – 7 tuổi– tuổi học sinh bé (đầu cấp tiểu học): lĩnh vực thao tác kỹ thuật đượctriển khai, làm chủ,  Thời kỳ tuổi vị thành niên được chia thành giai đoạn tuổi thiếu niên (lĩnh vực nhu cầu – động cơ được khai thông), được bắt đầu từ cuộc khủng hoảng lúc 11 -12 tuổi, và giai đoạn đầu thanh niên ( liên quan đến việc làm chủ khía cạnh thao tác – kỹ thuật), bắt đầu từ khủng hoảng ở lứa tuổi 15
  14. Thời kỳ đầu thơ ấu bao gồm 2 giai đoạn: a) giai đoạn trứng nước: được mở đầu bởi cuộc khủng hoảng ở trẻ sơ sinh và là lúc lĩnh vực nhu cầu – động cơ của nhân cách được phát triển; b) giai đoạn đầu ấu thơ : được bắt đầu từ khủng hoảng năm đầu tiên của cuộc sống và là thời kỳ mà việc lĩnh hội các các thao các kỹ thuật chiếm ưu thế. Thời kỳ tuổi thơ: được mở đầu bằng cuộc khủng hoảng lúc 3 tuổi, đánh dấu sự bắt đầu của tuổi mầm non (với việc khai thông ở lĩnh vực nhu cầu động cơ). Giai đoạn hai được bắt đầu bởi cuộc khủng hoảng lứa 6 – 7 tuổi– tuổi học sinh bé (đầu cấp tiểu học): lĩnh vực thao tác kỹ thuật đượctriển khai, làm chủ, Thời kỳ tuổi vị thành niên được chia thành giai đoạn tuổi thiếu niên (lĩnh vực nhu cầu – động cơ được khai thông), được bắt đầu từ cuộc khủng hoảng lúc 11 -12 tuổi, và giai đoạn đầu thanh niên ( liên quan đến việc làm chủ khía cạnh thao tác – kỹ thuật), bắt đầu từ khủng hoảng ở lứa tuổi 15
  15. Để nắm nội dung này, xin mời các thầy/ cô xem tài liệu trang 26 - Phân kỳ lứa tuổi của Ericson được phát triển từ thực tế của dòng tâm lý học chiều sâu (X. Phrớt), xây dựng quan điểm phân tâm học của các quan hệ về cái tôi và về xã hội. - 2 khái niệm cơ bản trong học thuyết của Ericson là “đồng nhất nhóm” và “đồng nhât cái tôi”. - Tác giả xem xét các pha phát triển dựa vào 5 tiêu chí : a) khủng hoảng tâm lý xã hội; b) vòng đời của con người; c) các yếu tố của trật tự xã hội; d) Các phương thức tâm lý – xã hội; e) Động thái tâm lý tình dục + Có 8 “pha”trong phân kỳ phát triển tâm lý - Sự hình thành các giai đoạn lứa tuổi đều đồng hành với khủng hoảng trong phát triển.
  16. Để có được kiến thức ở nội dung này, kính mời thầy/ cô tham khảo tài liệu từ trang 26 đến 29 ❑ Chỉ số chiều cao: ( giá trị tuyệt đối trung bình về chiều cao của học sinh nghiên cứu theo thứ tự giảm dần): TP Hồ Chí Minh, TP Hà Nội, TP Nam Định, Huế, Bắc Cạn và Sóc Trăng. So sánh với số liệu tham chiếu NCHS của Tổ chức Y tế Thế giới, thì số học sinh THPT tham gia nghiên cứu rơi vào hiện trạng “còi” nhiều hơn so với con số này ở học sinh trước 12 tuổi.
  17. ❑ Chỉ số cân nặng; Hình ảnh mô tả giống như ở học sinh THCS ❑ Chỉ số vòng ngực: ở 3 trạng thái: trung bình, thở ra hết sức, hít vào hết sức đều có hiện trạng tương tự như ở học sinh THCS. ❑ Chỉ số Pignet: Theo phân bậc của Nguyễn Quang Quyền các em ở lứa tuổi 16, đạt mức thể lực trung bình, nhưng ở độ tuổi 17,18 – thể lực đạt mức khỏe. Hiện tượng Pignet âm cũng quan sát thấy ở học sinh THPT – tuổi thanh niên, nhiều hơn cả là ở thành phố Hồ Chí Minh (12 em). ❑ Chỉ số huyết áp: cũng giống với hình ảnh đã mô tả ở học sinh THCS (Xem bảng chỉ số ở phần phụ lục, trang 88)
  18. Liên quan đến nội dung này, xin mời các thầy / cô tham khảo tài liệu từ trang 35 đến 40 + Tuổi học sinh THPT: ❑ Lứa tuổi từ 16 – 18 tuổi ứng với tuổi học sinh lớp 10, 11, 12 ở các trường phổ thông ❑ Là giai đoạn phát triển chuyển từ lứa tuổi thiếu niên sang cuộc sống tự lập của người lớn, cho nên học sinh THPT còn được gọi là thanh niên. ❑ Tuổi thanh niên được chia làm 2 giai đoạn: giai đoạn đầu từ 15 đến 18 tuổi và cuối từ 18 đến 23. + Đến cuối phân kỳ tuổi thanh niên các quá trình chin muồi thể chất ở con người được hoàn tất
  19. + Nội dung tâm lý chính của phân kỳ phát triển tâm lý ở tuổi thanh niên liên quan đến: ❑ Khát vọng về tương lai - xu hướng chính của nhân cách: dẫn đến những thay đổi tận gốc quan hệ của học sinh với nhà trường, với xã hội . ❑ Vấn đề lựa chọn nghề nghiệp cho đường đời sau này - trung tâm của sự chú ý, của hứng thú và của các kế hoạch và là hạt nhân của quá trình tự quyết. ❑ Sẵn sàng tự quyết trong nhân cách và trong cuộc sống”: tích cực hiểu bản thân, hiểu vị thế của mình trong xã hội và ý nghĩa của bản thân trong cuộc sống. + Đặc điểm nhân cách: - Tự ý thức có sự thay đổi căn bản: hệ thống giá trị, khía cạnh nhân cách trong tự đánh giá được tăng cường
  20. ❑ Tự đánh giá theo hai cực (tốt – xấu) tuy còn mang tính không ổn định, không rõ ràng, suy luận mang tính hai chiều ❑ Tính phê phán và tự phê phán tăng, ❑ Tính tự lập trong suy luận ❑ Đánh giá năng lực bản thân và của những người khác phát triển mạnh ❑ Hình thành các định hướng giá trị ❑ Vấn đề ý nghĩa của cuộc đời - Tâm điểm đặc trưng của việc tìm kiếm thế giới quan ❑ Khát vọng với cái tối đa (theo qui luật “tất cả hoặc không có gì”)
  21. ❑ Ý thức được cá tính của bản thân, tính độc đáo và tính không giống người khác. ❑ Trong giao tiếp, có hai xu hướng đối lập nhau ở thanh niên: - Mở rộng lĩnh vực giao tiếp, thể hiện ở hiện tượng có tên gọi là: “mong đợi giao tiếp”, chủ thể trực tiếp tìm kiếm cũng như luôn sẵn sàng tham gia giao tiếp khi có cơ hội. - Tính cá thể hóa trong phát triển: đề cao tính lựa chọn trong kết bạn, thường đưa ra yêu cầu tối đa với giao tiếp theo kiểu “xứng tầm”; Giao tiếp ở mức độ cao nhất về sự bất an, lo lắng, so với các giai đoạn lứa tuổi khác, đặc biệt nỗi bất ổn tăng đột ngột khi giao tiếp với cha mẹ và với những người thân mà chúng bị phụ thuộc trong chừng mực nhất định. Điều này liên quan đến tính tự trọng của thanh niên
  22. ❑ Những nhu cầu, động cơ, định hướng giá trị, biểu tượng khác giới đặc trưng cho nam và nữ; tương ứng với đó là các hình thức hành vi khác nhau: - Năng lực và phong cách giao tiếp - Hứng thú nghề nghiệp , tự quyết chọn nghề Tóm lại: ❑ Thanh niên VN, về mặt thể chất vẫn còn là vấn đề phải “đầu tư” ❑ Về phát triển nhân cách: Dễ bị mất đi cảm giác hiện thực, dẫn đến sự không thỏa mãn nhất định với cuộc sống hiện tại, dễ bị căng thẳng nội tâm, sinh ra cảm giác cô độc
  23. Xem bảng phụ lục, trang 82 - Theo phân kì phát triển tâm lí theo lứa tuổi của D.V. Elconin, lứa tuổi THPT có đặc điểm: - Hoạt động chủ đạo: giao tiếp với bạn bè cùng trang lứa, hoạt động học - nghề. - Theo phân kì phát triển tâm lí theo lứa tuổi của E. Ericson, lứa tuổi THPT có đặc điểm: + Thế mạnh: lòng trung thành + Khủng hoảng tâm lí xã hội: Định hình cá tính, nhầm lẫn vai. (trang 84)
  24. Quý thầy, cô nhận thấy “có vấn đề trong” định dạng giới ở học sinh cấp trung học không? Biểu hiện của định dạng giới sai lệch là như thế nào? (có thể nêu lên vấn đề từ thực tế đơn vị của thầy, cô) (Tài liệu từ trang 41 đến 45)
  25. ❑ Ở mức độ nhận thức ban đầu, định dạng giới tính được hiểu như là những ghi nhận của trẻ rằng trẻ thuộc thành viên của một giới. ❑ Ở mức độ tình cảm, cảm nhận thuộc về một giới bộc lộ giá trị về cảm xúc, vì trẻ trải nghiệm một cảm nhận thoải mái hay an toàn từ việc mình là trai hay gái. ❑ Như vậy, sự phát triển giới trải qua các giai đoạn: Định dạng giới tính: sự ý thức của trẻ về giới tính của mình - gender indentity; nhận thức và thực hiện vai trò giới - gender role; Định hướng tính dục: việc chọn lựa người bạn tình, có thể là cùng giới (đồng tính) hay khác giới - sexual orientation.
  26. ❑ Chẩn đoán rối loạn định dạng giới được thực hiện khi đối tượng cảm nhận thấy chính mình bị mắc kẹt trong hình thể giới tính hiện có và trải nghiệm những cảm nhận khó chịu. Rối loạn này không chỉ liên quan đến sự không thoải mái với vai trò xã hội của giới tính mình, mà hơn nữa những người này luôn khó chịu với giới tính sinh học của mình và thường xuyên muốn thay đổi nó. ❑ Vào giai đoạn sau của tuổi vị thành niên, theo thống kê của các nhà nghiên cứu 75% trẻ nam có rối loạn định dạng giới sẽ phát triển định hướng đồng tính luyến ái hay lưỡng tính.
  27. ❑ Theo các cơ chế sinh học: Trẻ có rối loạn định dạng giới không biểu hiện những dấu hiệu khác biệt rõ ràng về mặt cơ thể, điều này có thể loại trừ các bất thường về nội tiết tố trước sinh. Vì thế, ảnh hưởng của sinh học đến sự phát triển rối loạn định dạng giới tập trung vào các yếu tố như: mức độ hoạt động, cân nặng lúc sinh, tay thuận, tỉ lệ giới tính ở anh chị em và thứ tự trẻ được sinh ra, biểu hiện hình thể. ❑ Theo cơ chế tâm lý học: chủ yếu tìm hiểu sự ảnh hưởng của việc quy định giới tính lúc sinh, sự ưa thích một giới tính trước khi sinh từ cha mẹ, mối quan hệ giữa trẻ và đến sự xuất hiện hành vi giới tính chéo (cross–gender) trong những năm đầu đời của trẻ, những đặc điểm tính cách, khí chất của trẻ, mối quan hệ với mẹ, vị trí của người cha trong hệ thống gia đình.
  28. ❑ Theo sự quan sát và đánh giá của các nhà nghiên cứu, việc phát hiện sớm những rối loạn định dạng giới tính của trẻ giữ vai trò rất quan trọng, giúp trẻ có thể điều chỉnh và định hướng hợp lí. Sau lứa tuổi vị thành niên và muộn hơn, những rối loạn định dạng giới tính đa phần sẽ phát triển thành quan hệ đồng giới. ❑ Ngoài xác đinh những nguyên nhân gây rối loạn định dạng giới nêu trên, qua quan sát; các nhà chuyên môn có thể kết hợp sử dụng một số test tâm lí, cho phép tìm hiểu cách đánh giá chủ quan và những cảm xúc của trẻ về sự định dạng giới tính của mình.
  29. ❑Tình huống: thời gian gần đây các bạn phát hiện 1 học sinh nữ trong lớp thầy (cô) chủ nhiệm có những biểu hiện khác lạ, tìm hiểu thì thầy (cô) biết được rằng em thích qua lời kể của em là yêu con gái, có nghĩa là yêu người đồng giới tính. Là giáo viên, bạn cần tư vấn như thế nào cho học sinh và gia đình của học sinh?
  30. ❑ Giáo viên có thể trao đổi những lo ngại với bố mẹ của học sinh. Việc trao đổi ý kiến với những người lớn khác đang có trách nhiệm với học sinh là cách để có thể nhìn thấy vấn đề một cách rõ ràng và bình tĩnh hơn. ❑ Các em học sinh này đang ở vào lứa tuổi vừa mới dậy thì và đang giai đoạn định hình nhân cách (giai đoạn quan trọng), trong đó có việc định hình về các mối quan hệ cũng như xu hướng tính dục. Do đó, có thể đang có những xáo trộn từ bên trong đời sống tâm lý của các em. Việc khẳng định ngay lập tức rằng em là một người đồng tính chưa hẳn đã chắc chắc, và có thể sai lầm, có thể tạo nên những tổn thương cho các em. Vì nếu nguyên nhân là do sự xáo trộn của lứa tuổi dậy thì, thì việc định hướng của phụ huynh, giáo viên về giới tính (vai trò giới, định hướng tính dục) là rất cần thiết.
  31. ❑ Trong trường hợp thật sự các em này có khuynh hướng đồng tính, cần khẳng định với phụ huynh rằng nhiều người trong chúng ta vẫn nhìn “đồng tính” là điều trái ngược với tự nhiên, tuy nhiên các nhà khoa học tâm lý và sức khỏe tâm thần đã kết luận rằng đồng tính chỉ là một khuynh hướng tính dục khác biệt nhưng bình thường như khuynh hướng dị tính (nam thích nữ và ngược lại). ❑ Không thể cung cấp cho phụ huynh một cách thức giáo dục nào đó để phụ huynh có thể “cải biến” các em này từ một người đồng tính (nếu thật sự là vậy) sang thành người không đồng tính, vì điều đó là không thể. Điều mà có thể chia sẻ với phụ huynh ngay lúc này là cần bình tĩnh và tôn trọng những khác biệt của em. Dù sao lúc này là lúc em cần sự thông cảm, thông hiểu, nâng đỡ và an ủi lớn nhất. Gần gũi, nhẹ nhàng, và lắng nghe những khó khăn của em là điều cần thiết nhất hiện nay. ❑ Cần tiếp cận với các bác sỹ chuyên khoa, bác sỹ tâm lý để có cách nhìn nhận chính xác vấn đề của các học sinh này.
  32. Để có thể tìm hiểu kỹ hơn về định dạng giới của HS, xem phụ lục 4.2, trang 128,129
  33.  Câu hỏi: Thầy/cô suy nghĩ thế nào là chuẩn, hành vi, lệch chuẩn và hành vi lệch chuẩn? Ở tuổi thanh thiếu niên có những dạng hành vi lệch chuẩn nào? Cách nhận dạng những hành vi đó? (Tham khảo tài liệu trang 47 đến 49)
  34. Có nhiều khái niệm nói về hành vi lệch chuẩn được xem xét từ các góc độ khác nhau nhưng nhìn chung, đều được thống nhất rằng, muốn đánh giá có lệch chuẩn hay không thì đều phải xuất phát từ chuẩn – dạng bình thường, chung nhất, đại diện cho số đông theo quan niệm văn hóa tín ngưỡng vùng, miền Chuẩn là cái được chọn làm căn cứ để đối chiếu, để làm mẫu; tiêu chuẩn được định ra; là các phương tiện ngôn ngữ, hành vi ứng xử.được công nhận là đúng và phổ biến nhất; Lệch lạc là không đúng đắn, là sai lệch. Sự lệch lạc, hay còn gọi là sự lầm lạc.
  35. ❑ Như vậy, hành vi lệch chuẩn là hành vi không phù hợp với quy tắc, giá trị, chuẩn mực xã hội, nhóm và cộng đồng. ❑ Đánh giá hành vi lệch chuẩn còn phụ thuộc vào nền văn hoá, đặc điểm nhóm, cộng đồng xã hội nhất định, trong những thời điểm lịch sử nhất định.
  36. Câu hỏi: - Các hành vi lệch chuẩn nào ở tuổi thanh thiếu niên mà thầy/cô đã biết và đã chứng kiến trong thực tế hoạt động nghề nghiệp của mình? - Theo thầy/cô, tại sao tuổi thanh thiếu niên lại xuất hiện nhiều hành vi lệch chuẩn (thậm chí nhiều hơn so với các lứa tuổi khác)?
  37. ❑ Những nét tính cách tăng đậm (12 dạng) ❑ Nghiện mạng xã hội Facebook ❑ Hành vi hung tính ❑ Lệch chuẩn định dạng giới tính ❑ Lệch chuẩn tự xâm hại ❑ Hành vi nghiện ngập ❑ Rối loạn cư xử và hành vi thách thức chống đối ❑ Rối loạn nhân cách ❑ Hành vi tự sát ❑ Trầm cảm (Đề nghị quý thầy/cô nghiên cứu tài liệu trang 89-120 và trình bày theo các nội dung: biểu hiện, nguyên nhân, hậu quả, cách nhận biết và đề ra hướng xử lý)
  38. TP. Biên Hòa ❑ Những nét tính cách tăng đậm (12 dạng) ❑ Nghiện mạng xã hội Facebook Huyện Trảng Bom, Thống Nhất ❑ Hành vi hung tính Huyện Long Khánh, Xuân Lộc ❑ Lệch chuẩn tự xâm hại Huyện Định Quán ❑ Hành vi nghiện ngập Huyện Tân Phú ❑ Rối loạn cư xử và hành vi thách thức chống đối Huyện Cẩm Mỹ ❑ Rối loạn nhân cách Huyện Nhơn Trạch ❑ Hành vi tự sát Huyện Long Thành ❑ Trầm cảm
  39. Các biểu hiện: ❑ Bứt rứt, khó chịu khi một ngày không được vào facebook; rơi vào trạng thái buồn vu vơ, cứ ra vào facebook để chờ một thông báo hay hồi đáp hay lượt người “like và comment status” của mình. ❑ Tham gia facebook ở mọi lúc, mọi nơi: học bài, uống cafe, trên xe bus, quán ăn, đường phố v.v. đều vào mạng facebook để chia sẻ. ❑ Thời lượng vào facebook: (Theo tổ chức Y tế thế giới WHO): a) ngồi trên mạng facebook từ 35 giờ đến 38 giờ/tuần, trung bình vào facebook 4 giờ/ngày/ người; b) đã từng có ý định từ bỏ facebook nhưng vẫn quay lại; c) có sự thay đổi trong quan hệ với những người xung quanh: trở nên khép kín hơn và giảm năng suất, thời lượng tham gia các hoạt động xã hội; d) có triệu chứng ăn ngủ thất thường.
  40. Hậu quả Việc ngồi tham gia vào facebook sẽ lấy đi một lượng lớn thời gian trong ngày, ảnh hưởng đến thời lượng dành cho các công việc khác. Làm cho chất lượng học tập không cao. Vòng giao tiếp thay đổi theo xu hướng “loãng dần” các mối quan hệ. Ở những người nghiện facebook dễ nảy sinh một số hành vi bạo lực, vi phạm chuẩn mực về mặt đạo đức, vi phạm pháp luật.Tiêu tốn năng lượng cơ thể, phát sinh một số bệnh cơ thể. Nghiện facebook làm cho cá nhân xa rời cuộc sống thực của mình.
  41. Hung tính được xác định là kiểu hành vi tấn công gây tổn hại hoặc thương tích cho người khác một cách có chủ ý, vi phạm các chuẩn mực xã hội (pháp luật và đạo đức). Hành vi hung tính được lặp đi lặp lại và kéo dài. Hung tính gây tật chứng lâm sàng trong các hoạt động xã hội, học tập hay lao động.
  42. ❑ Dễ dàng chuyển từ trạng thái ôn hoà sang trạng thái cáu giận/bực tức vừa phải với tần suất một vài lần trong ngày hoặc trong tuần. ❑ Sự bực tức giận dữ kéo dài dai dẳng trầm trọng và mức độ của trạng thái tình cảm tiêu cực khá cao. ❑ Những hành vi tấn công, xâm kích người khác một cách chủ ý, nghiêm trọng, thô bạo với tần suất cao (thường xuyên). Thực sự hung tính là khuôn mẫu hành vi kéo dài, ổn định, thường xuyên, mạnh mẽ. ❑ Hành vi hung tính có thể khởi phát từ 5 – 6 tuổi nhưng thường ở cuối tuổi trẻ em hay đầu tuổi thanh thiếu niên
  43. ❑ Tìm hiểu nguyên nhân, cơ chế nảy sinh hành vi hung tính. ❑ Giáo dục nâng cao nhận thức về hậu quả của hành vi ❑ Giáo dục kỹ năng giao tiếp, đặc biệt là kỹ năng tiếp nhận thông tin, kỹ năng kiểm soát cảm xúc và xử lý tình huống giao tiếp.
  44. TÌNH HUỐNG: một em học sinh THCS ở Hà Nội, một hôm đã đem dao tới lớp và trong giờ học đứng trước lớp, đe dọa tự cứa dao vào cổ mình. - Đó là dạng hành vi lệch chuẩn tự xâm hại.
  45. ❑ Còn gọi là hội chứng tự hành hạ bản thân, hội chứng thích đau, hành vi tự hành xác. ❑ Thường gặp ở trẻ độ tuổi thanh thiếu niên, thông qua các hình thức như bấm lỗ mũi, tai, cắt rạch cơ thể cho máu chảy, đốt tóc, đập đầu vào kính ❑ Hội chứng này được lí giải như là phương cách giải toả sự cô đơn, thất vọng, đau khổ; hoặc là để thể hiện bản thân.
  46. Sự biến động tâm lí theo độ tuổi, đặc biệt ở độ tuổi thanh thiếu niên: ❑ Tuổi có nhiều cảm xúc, tưởng tượng ra những u uất, đau khổ và giữ kín chúng trong lòng, không chia sẻ được với bố mẹ vì trẻ cho rằng bố mẹ không hiểu mình; ❑ Tuổi có lối sống khép kín, không thể hiện được mình; bị mọi người (đặc biệt là người thân) thờ ơ nên rất cần sự quan tâm của mọi người; ❑ Do tiếp xúc nhiều thông tin nhưng chưa biết chọn lọc, suy nghĩ nông cạn, tiêu cực.; ❑ Do thiếu kĩ năng sống, không giao tiếp tốt, không biết kiềm chế cảm xúc.
  47. ❑ Trợ giúp của gia đình chính là giải pháp tốt nhất: sự tôn trọng, hiểu tâm lí, chia sẻ, động viên, khuyến khích, nâng đỡ của bố mẹ và người thân sẽ giúp trẻ có cuộc sống bình an. ❑ Mặt khác, cần trang bị cho những trẻ này các giá trị sống, kĩ năng sống như: kĩ năng bộc lộ, kiềm chế cảm xúc; kĩ năng quản lí cảm xúc; kĩ năng tư duy tích cực trong những tình huống khó khăn, nghịch cảnh; kĩ năng xác định giá trị bản thân. ❑ Chỉ bản thân trẻ có thể tự cứu mình bằng cách cởi mở tâm sự với người thân, với bạn bè và những người xung quanh.
  48. Dấu hiệu nhận biết: Ở trường: ❑ Học lực sa sút ❑ Không ham thích các hoạt động trong trường học. ❑ Trốn học ❑ Ăn cắp ở trong trường ❑ Tập trung kém, thờ ơ ❑ Thay đổi thái độ sau khi ra chơi hay sau khi vào nhà vệ sinh. Ở nhà: ❑ Chán ăn ❑ Ði, về không đúng giờ giấc ❑ Thường hay đi ra khỏi nhà ❑ Thay đổi thái độ
  49. DẤU HIỆU NHẬN BiẾT: ❑ Không thích giao tiếp ❑ Không để ý đến bề ngoài: quần, áo ❑ Quan trọng hóa qui chế xã hội. ❑ Thay đổi bạn. ❑ Thay đổi nhiều về cảm xúc (trầm nhược, hung hãn ) ❑ Mất hứng thú đối với thể thao. ❑ Thay đổi tính tình. ❑ Cười vô cớ. ❑ Hành vi dễ thương, nói dối. ❑ Mùi thơm khác thường, dấu vết trên thân thể, quần áo
  50. ❑ Tiếp xúc lần đầu: Ở đây vấn đề khoái cảm giữ vai trò quan trọng. Trên thực tế phần lớn các em ít khi thích thú ly bia, điếu thuốc hay liều thuốc đầu tiên. Giai đoạn này không có vấn đề gì đặc biệt khó khăn. ❑ Thử nghiệm: Các em chọn lựa giữa hai con đường tạm ngưng hay tiếp tục sử dụng chất gây nghiện. Phần lớn các em bỏ việc làm quen với các chất bị cấm. Giai đoạn này chưa có vấn đề gì trầm trọng.
  51. ❑ Sử dụng thường xuyên: Việc sử dụng ma túy nhiều lần với một mức độ thấp thì chưa thể đưa đến những hậu quả nghiêm trọng. Giai đoạn này các em còn có thể quyết định từ bỏ hẳn được. ❑ Sự lệ thuộc: Ðến giai đoạn này, muốn cứu vãn tình hình cần phải có sự hỗ trợ của các chuyên gia y tế, tâm lý, xã hội. Trẻ đang phải đối mặt với những vấn đề mới về thể chất, tâm lý, xã hội, kinh tế hay luật pháp. ❑ Nghiện ngập: Các em lao vào một cuộc sống đầy kịch tính và rơi vào một vòng lẫn quẩn, tìm cách thoát khỏi những khó khăn, những xung đột nội tâm bằng con đường sử dụng ma túy. Ðây là mức nặng nhất của nghiện ngập.
  52. ❑ Rối loạn cư xử: là một thuật ngữ rộng dành cho một nhóm có sự phức tạp về các vấn đề hành vi khiêu khích và cảm xúc ở trẻ. Những điểm chính yếu của rối loạn này là sự thờ ơ đối với người khác, tính xung động, và không ổn định về cảm xúc.
  53. ❑ Gây hấn với người và thú vật (đe dọa người khác, tấn công, sử dụng vũ khí có khả năng gây hại nghiêm trọng, ví dụ như dùng dao, gạch đá, chai vỡ , ăn cắp khi có mặt người khác, hay ép buộc ai đó có hoạt động tình dục. ❑ Hủy hoại tài sản (vẽ bậy lên nhà, hủy hoại xe, đốt lửa nhằm hủy hoại tài sản của người khác). ❑ Nói dối để lừa người khác, hay ăn cắp ( đột nhập vào nhà ai đó, nói dối để có được đồ hay những thứ ưa thích, hoặc để tránh bị bắt buộc, ăn cắp đồ khi không có mặt người khác). ❑ Vi phạm nghiêm trọng các luật lệ (trẻ đi khỏi nhà vào ban đêm mặc dù cha mẹ có nhà, chạy khỏi nhà, trốn học).
  54. Khoảng 5-15% / tổng số học sinh được chẩn đoán là có rối loạn thách thức chống đối. Ở tuổi tiền dậy thì, hành vi thách thức và chống đối thường gặp ở học sinh nam hơn ở học sinh nữ. Ở tuổi dậy thì, học sinh nam và học sinh nữ có hành vi thách thức và chống đối ngang bằng nhau.
  55. ❑ Đằng sau những gây rối công khai của trẻ có thách thức chống đối là những cảm nhận phi đạo đức, oán trách, tự nghi ngờ bản thân, căm ghét. ❑ Hầu hết những học sinh này luôn luôn cảm thấy mình ít được mọi người hiểu và thông cảm. ❑ Trạng thái kịch tính và tính cảnh giác cao độ, khuynh hướng bảo vệ giá trị của mình được biểu hiện ở những trẻ dạng này. Nỗ lực của trẻ nhằm duy trì lòng tự trọng có thể thấy thông qua biểu hiện kích thích và hưng phấn nhiều hơn là lo âu.
  56. ❑ Quan sát ❑ Phỏng vấn ❑ Điều tra ❑ Test (phầnNguyên tài nhân liệu của hànhtham vi thách khảo thức có chống cung đối cấp cho các thầy cô một số thang đo tâm lý, nhằm trợ giúp các thầy cô tìm hiểu, nhận biết các rối nhiễu tâm lý, hành vi ở học sinh, trang 121- 128).
  57.  (NLĐO) – Một nữ sinh đã túm tóc, đánh cô giáo của mình ngay trên bục giảng chỉ bởi giáo viên này ghi tên nữ sinh vào cuốn sổ đầu bài.  Ngày 20-1, thầy giáo Nguyễn Nhật Lệ - Hiệu trưởng Trường THPT Đồng Hới (tỉnh Quảng Bình) - cho biết Ban giám hiệu nhà trường vừa tiến hành kỷ luật cảnh cáo trước toàn trường, buộc nghỉ học 1 tháng đối với học sinh Nguyễn Ngọc Huyền lớp 11A2, Trường THPT Đồng Hới vì có thái độ và lời lẽ xúc phạm đến nhân phẩm giáo viên.  Trước đó, vào ngày 12-1, trong giờ học môn vật lý, giáo viên Lê Thị Hiền yêu cầu học sinh Huyền (Lớp 11A2, Trường THPT Đồng Hới) đứng dậy đọc bài trước lớp. Tuy nhiên, Huyền không những không nghe mà còn nói trước lớp những lời lẻ xúc phạm đến danh dự của cô giáo Hiền.  Thế nên, cô Hiền đã ghi tên Huyền vào sổ đầu bài của lớp để cảnh cáo. Bực tức trước việc bị cô giáo ghi tên mình vào sổ đầu bài, nữ sinh này đã lên bục giảng, túm tóc và đánh cô giáo ngay trong lớp học.  Theo thầy Nguyễn Nhật Lệ, Huyền là một nữ học sinh cá biệt của trường. Trong quá trình học, nữ sinh này đã nhiều lần có thái độ vô lễ với giáo viên .Hoàng Phúc
  58. Khi học sinh có các biểu hiện rối nhiễu hành vi, cần tiếp cận các đối tượng nào để nhận được sự trợ giúp cần thiết? -Giáo viên - Phụ huynh - Các bác sỹ chuyên khoa - Các nhà tâm lý học đường, các nhà tham vấn, trị liệu tâm lý.
  59. ❑ Các phòng tâm lý học đường ở một số trường học ❑ Các trung tâm tâm lý ứng dụng của các khoa tâm lý học ở các trường đại học ❑ Các bệnh viện đa khoa tỉnh, thành phố (khoa tâm thần); các trung tâm phòng chống các bệnh xã hội; các bệnh viện tâm thần v.v.
  60. Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến các đặc điểm tâm-sinh lý của học sinh trung học.
  61. - Theo quý thầy/cô, những nhân tố nào ảnh hưởng đến các đặc điểm tâm - sinh lí của học sinh trung học? - Trong thực tế dạy-học, thầy/cô đã tiến hành tìm hiểu các nhân tố tác động đến đặc điểm tâm - sinh lí của các em như thế nào? Dẫn chứng cụ thể. - Các nhóm cử thư kí ghi chép nội dung thảo luận của nhóm và cử người lên trình bày trong vòng 5 phút.
  62. ❑ Hoàn cảnh xã hội của sự phát triển: toàn bộ những điều kiện về xã hội, các quan hệ, tính chất của các quan hệ và sự tác động qua lại giữa các yếu tố. ❑ Giao tiếp: giao tiếp với bạn và nhóm bạn. ❑ Hoàn cảnh gia đình, điều kiện sống. ❑ Quan hệ với những người khác.
  63. ❑ Giao tiếp là một dạng hoạt động đặc biệt của học sinh, có đối tượng là con người – một chủ thể xã hội khác. ❑ Quá trình xã hội hóa cá nhân diễn ra trong giao tiếp. ❑ Các nét, các đặc điểm và các phẩm chất nhân cách đang được hình thành và phát triển được bộc lộ trong giao tiếp.
  64. ❑ Tìm hiểu tâm lý học sinh không thể bỏ qua hoạt động giao tiếp. ❑ “Khung các mối quan hệ” trong đó diễn ra giao tiếp: - Giao tiếp với bạn bè - Giao tiếp với người lớn ( phụ huynh, thầy cô).
  65. ❑ Học sinh THPT có thể tham gia vào nhiều nhóm bạn đa dạng. ❑ Nhóm bạn có các định hướng giá trị rõ rệt hơn và có điều kiện tồn tại lâu dài hơn ❑ Các nhóm thường xuyên có sự phân hóa vai trò ổn định hơn và một số trường hợp có sự cố kết rất mạnh. ❑ Yếu tố vị thế trong nhóm có ảnh hưởng nhiều đến học sinh.
  66. Tình bạn ❑ ở tuổi THPT phát triển mạnh ở cả 3 dấu hiệu: mức độ lựa chọn, độ bền vững và độ thân. ❑ Các quan hệ bạn bè càng được lựa chọn bao nhiêu thì càng bền vững bấy nhiêu, mức độ hiểu nhau càng cao (độ thân về tâm lý), độ bền vững càng cao. Tình yêu ❑ Đây là dạng tình cảm nam - nữ lần đầu xuất hiện theo đúng nghĩa của nó ở lứa tuổi học sinh THPT. ❑ Tính chất của tình yêu, cách thức ứng xử của học sinh đang yêu phụ thuộc rất nhiều vào bối cảnh xã hội mà học sinh đang sống.
  67. Là phương pháp nghiên cứu để xác định các mối liên hệ trong nhóm, dựa trên sự lựa chọn, khước từ hoặc bỏ mặc của các thành viên trong nhóm với các thành viên khác của nhóm trong hoạt động chung. Mục tiêu của trắc đạc Xác định vị thế của học sinh trong nhóm bạn. Phát hiện các quan hệ không chính thức trong nhóm. Lưu ý các kết quả - Học sinh có vị thế ngôi sao - Học sinh có vị thế bị lãng quên (Quý thầy cô tham khảo tài liệu trang 62,63)
  68. Mục tiêu của bảng kiểm Xác định các vấn đề tâm lý của học sinh: - Khả năng nhận thức. - Các rối nhiễu về xúc cảm, hành vi - Các vấn đề gia đình, - Bạn bè, kỹ năng xã hội Lưu ý các kết quả - Mỗi thang đo cho kết quả về một vấn đề. - Kết hợp các thang đo để nhận định về vấn đề nổi bật ở học sinh. (Quý thầy cô tham khảo tài liệu trang 148-169)
  69. ❑ Quan hệ giữa học sinh và phụ huynh. ❑ Hoàn cảnh gia đình. ❑ Tình trạng quan hệ hôn nhân giữa vợ chồng ❑ Tình yêu thương của người mẹ và uy quyền của người cha
  70. ❑ Điều kiện sống của gia đình: về vật chất, kinh tế ❑ Quan hệ giữa các thành viên trong gia đình. ❑ Bầu không khí tâm lý gia đình. ❑ Môi trường xã hội trực tiếp – học tập xã hội, đồng nhất hóa, an toàn tâm lý
  71. ❑ Học sinh THPT với quan hệ có tính mở và sự chuyển đổi vai trò và vị thế xã hội. ❑ Quan hệ với phụ huynh: tương đối dân chủ hơn, được tôn trọng và lắng nghe. ❑ Học sinh có thể tự quyết định một số vấn đề của bản thân hoặc được tham gia vào việc ra các quyết định đó như lựa chọn nghề nghiệp, học hành, tình cảm. ❑ Việc can thiệp trực tiếp theo kiểu “ra lệnh”, “ép buộc” của cha mẹ với trẻ không phù hợp và cũng không thể hiệu quả nữa
  72. ❑ Thiết kế một phiếu điều tra về sự tham gia của học sinh vào các nhóm bạn trên mạng - “Nhóm ảo”. ❑ Đề xuất một số hoạt động ngoại khóa với mục đích giúp học sinh có điều kiện bộc lộ năng lực, sở thích của bản thân. ❑ Các bài luận theo chủ đề. Thiết kế một số chủ đề. Yêu cầu học sinh viết các bài luận để học sinh bộc lộ suy nghĩ, quan điểm của bản thân