Bài giảng môn Tài chính phát triển - Võ Thành Danh
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn Tài chính phát triển - Võ Thành Danh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_mon_tai_chinh_phat_trien_vo_thanh_danh.pdf
Nội dung text: Bài giảng môn Tài chính phát triển - Võ Thành Danh
- TÀI CHÍNH PHÁT TRIỂN (Development Finance) PGS.TS. Võ Thành Danh Khoa Kinh tế & Quản trị kinh doanh Trường Đại học Cần Thơ ® Năm 2011
- NỘI DUNG MÔN HỌC 1. GIỚI THIỆU VỀ TÀI CHÍNH PHÁT TRIỂN 2. PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH & TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 3. LÝ THUYẾT THÔNG TIN BẤT CÂN XỨNG 4. THỊ TRƯỜNG TÍN DỤNG PHI CHÍNH THỨC 5. ÁP CHẾ TÀI CHÍNH 6. HỘI NHẬP TÀI CHÍNH QUỐC TẾ 7. KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH 8. PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TÀI CHÍNH VIỆT NAM
- CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TÀI CHÍNH PHÁT TRIỂN (Introduction in Development Finance)
- Nội dung Chương 1: 1. GIỚI THIỆU VỀ HỆ THỐNG TÀI CHÍNH 2. CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH TRUNG GIAN 3. CƠ SỞ HẠ TẦNG TÀI CHÍNH 4. PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 5. HỆ THỐNG TÀI CHÍNH QUỐC TẾ
- GIỚI THIỆU VỀ HỆ THỐNG TÀI CHÍNH
- GIỚI THIỆU VỀ HỆ THỐNG TÀI CHÍNH
- GIỚI THIỆU VỀ HỆ THỐNG TÀI CHÍNH Bốn chức năng chính của HTTC: • Làm cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư • Sàng lọc, chuyển giao và phân tán rủi ro • Giám sát doanh nghiệp • Vận hành hệ thống thanh toán
- GIỚI THIỆU VỀ HỆ THỐNG TÀI CHÍNH Các thành phần của hệ thống tài chính: 1. Tổ chức tài chính 2. Công cụ tài chính 3. Thị trường tài chính 4. Cơ sở hạ tầng tài chính
- HỆ THỐNG TÀI CHÍNH Hệ thống tài chính bao gồm: - Ngân sách Nhà nước - Tài chính doanh nghiệp - Thị trường tài chính và các tổ chức tài chính trung gian. - Tài chính đối ngoại - Tài chính hộ gia đình, cá nhân - Tài chính của các tổ chức phi lợi nhuận - Hoạt động bảo hiểm → Các thành phần này có quan hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ và thúc đẩy sự phát triển của tài chính.
- TỔ CHỨC TÀI CHÍNH TRUNG GIAN Là các tổ chức thực hiện huy động nguồn tiền của những người tiết kiệm cuối cùng và sau đó cung cấp cho những người cần vốn cuối cùng. Định chế tài Người Người chính tiết kiệm cần vốn trung gian
- TỔ CHỨC TÀI CHÍNH TRUNG GIAN (tt) Là các tổ chức tài chính thực hiện chức năng dẫn vốn từ người có vốn tới người cần vốn. Các trung gian tài chính thực hiện sự dẫn vốn thông qua một cầu nối nghĩa là người người cần vốn muốn có được vốn phải thông qua người thứ ba, đó chính là các tổ chức tài gián tiếp hay các tổ chức tài chính trung gian.
- TỔ CHỨC TÀI CHÍNH TRUNG GIAN (tt) o Các tổ chức tín dụng o Hiệp hội cho vay và tiết kiệm o Công ty bảo hiểm o Các công ty tài chính o Các quỹ tương trợ o Các quỹ trợ cấp và hưu trí o Các công chứng khoán và môi giới
- TỔ CHỨC TÀI CHÍNH TRUNG GIAN (tt) Đặc điểm: • Là những tổ chức kinh doanh tiền tệ. o Huy động vốn nhàn rỗi qua các hình thức, cơ chế khác nhau, từ đó cung ứng cho mọi chủ thể trong nền kinh tế. o Trung gian chuyển giao về thời hạn sử dụng. o Trung gian chuyển giao rủi ro, thời cơ. o Bảo vệ giá trị vốn cung ứng, chuyển giao ở hiện tại và tương lai.
- TỔ CHỨC TÀI CHÍNH TRUNG GIAN (tt) CĂN CỨ ĐẶT TRƯNG HOẠT ĐỘNG CĂN CỨ PHƯƠNG THỨC HUY ĐỘNG • Ngân hàng thương mại • Định chế huy động tiền gửi • Quỹ tín dụng • Định chế huy động theo hợp • Quỹ tiết kiệm đồng cung ứng dịch vụ bảo • Công ty bảo hiểm hiểm. • Công ty tài chính • Định chế làm trung gian đầu tư • Quỹ hỗ tương
- TỔ CHỨC TÀI CHÍNH TRUNG GIAN (tt) Vai trò của các TCTGTC: o Chu chuyển các nguồn vốn có trong nền kinh tế. o Chuyển giao rủi ro, cơ hội. o Giảm chi phí giao dịch xã hộI.
- TỔ CHỨC TÀI CHÍNH TRUNG GIAN (tt) Ba chức năng của các TCTCTG: o Chức năng tạo vốn o Chức năng cung ứng vốn o Chức năng kiểm soát
- CƠ SỞ HẠ TẦNG TÀI CHÍNH Khái niệm: Là khuôn khổ các luật lệ & hệ thống làm nền tảng để các doanh nghiệp và hộ gia đình lập kế hoạch, đàm phán và thực hiện các giao dịch tài chính.
- CƠ SỞ HẠ TẦNG TÀI CHÍNH (tt) Các thành phần của CSHTTC: o Hệ thống pháp lý và quản lý nhà nước o Nguồn lực và thông lệ giám sát o Hệ thống thanh toán và hỗ trợ giao dịch chứng khoán o Cung cấp thông tin
- CƠ SỞ HẠ TẦNG TÀI CHÍNH (tt) Vai trò của CSHTTC: o Hệ thống pháp lý đầy đủ và đồng bộ o Nguồn lực và thông lệ giám sát đáp ứng đủ nhu cầu sẽ làm cho hệ thống tài chính hoạt động lành mạnh, phát triển bền vững và hội nhập quốc tế o Hệ thống lưu trữ thông tin tín dụng đủ độ tin cậy cho phép Ngân hàng định mức lãi suất có lợi hơn cho những khách hàng có uy tín cao hơn
- CƠ SỞ HẠ TẦNG TÀI CHÍNH (tt) Vai trò của CSHTTC (tt): o Việc tăng cường khả năng tiếp cận các thông tin tín dụng có thể làm tăng mức độ sẵn có của các khoản vay và giảm bớt chi phí cho các trung gian tài chính o Xây dựng hệ thống thanh toán liên hàng giúp cho việc thanh toán nhanh và hiệu quả hơn
- HỆ THỐNG TÀI CHÍNH QUỐC TẾ A. HỆ THỐNG TIỀN TỆ QUỐC TẾ Khái niệm: o HTTTQT là một tập hợp các quy tắc, thể lệ và tổ chức nhằm tác động đến các quan hệ tài chính-tiền tệ giữa các quốc gia trên thế giới. o HTTTQT được xây dựng dựa trên hai cơ sở: (1) cách thức xây dựng chế độ tỷ giá hối đoái, và (2) các dạng dự trữ tiền tệ quốc tế.
- HỆ THỐNG TÀI CHÍNH QUỐC TẾ A. HỆ THỐNG TIỀN TỆ QUỐC TẾ Phân loại tiền trong thanh toán quốc tế: Căn cứ vào phạm vi sử dụng: o Tiền thế giới (world currency): vàng o Tiền quốc tế (international currency): SDR o Tiền dự trữ (reserve currency): USD o Tiền quốc gia (National currency): VND, Yên,
- HỆ THỐNG TÀI CHÍNH QUỐC TẾ A. HỆ THỐNG TIỀN TỆ QUỐC TẾ Phân loại tiền trong thanh toán quốc tế: Căn cứ vào sự chuyển đổi của tiền tệ: o Đồng tiền chuyển đổi (vehicle/convertible currency) o Đồng tiền chuyển nhượng (transferable currency) o Tiền tệ clearing (clearing currency)
- HỆ THỐNG TÀI CHÍNH QUỐC TẾ A. HỆ THỐNG TIỀN TỆ QUỐC TẾ Phân loại tiền trong thanh toán quốc tế: Căn cứ vào mục đích sử dụng tiền tệ trong thanh toán: o Tiền tính toán (account currency) o Tiền thanh toán (payment currency)
- HỆ THỐNG TÀI CHÍNH QUỐC TẾ A. HỆ THỐNG TIỀN TỆ QUỐC TẾ Phân loại tiền trong thanh toán quốc tế: Căn cứ vào hình thức tồn tại của tiền tệ: o Tiền mặt (cash currency) o Tiền tín dụng (credit currency)
- HỆ THỐNG TÀI CHÍNH QUỐC TẾ A. HỆ THỐNG TIỀN TỆ QUỐC TẾ Khái niệm tiền mạnh (Hard currency): o Tiền mạnh là đồng tiền của một nước có dự trữ ngaọi tệ lớn và thặng dư cán cân thanh toán. o Ngoại tệ mạnh chỉ khả năng trao đổi hàng hóa trên thị trường quốc tế mạnh và tiện lợi. o Phản ánh tiềm lực kinh tế của một quốc gia (td: G10). o Tiền yếu (soft currency): là đồng tiền của nước có dự trữ ngoại tệ ít và thâm hụt cán cân thanh toán.
- HỆ THỐNG TÀI CHÍNH QUỐC TẾ A. HỆ THỐNG TIỀN TỆ QUỐC TẾ Tài trợ quốc tế: o Đầu tư (investment) o Viện trợ không hoàn lại (grant don) o Tín dụng quốc tế (international loan)
- HỆ THỐNG TÀI CHÍNH QUỐC TẾ A. HỆ THỐNG TIỀN TỆ QUỐC TẾ Tín dụng quốc tế: o Là việc nhượng quyền sử dụng vốn của chủ thể nước này sang cho nước khác nhằm mục đích kinh doanh theo nguyên tắc hoàn trả, có thời hạn, và được đền bù. o TDQT bao gồm mọi quan hệ cung ứng vốn lẫn nhau giữa các nước và các tổ chức quốc tế.
- HỆ THỐNG TÀI CHÍNH QUỐC TẾ A. HỆ THỐNG TIỀN TỆ QUỐC TẾ . HTTTQT dựa trên cơ sở “Bản vị vàng”. . Hệ thống Bretton Woods . Hệ thống Jamaica
- HỆ THỐNG TÀI CHÍNH QUỐC TẾ A. HỆ THỐNG TIỀN TỆ QUỐC TẾ . Hệ thống thứ nhất-Hệ thống bản vị vàng, 1875-1914. . Hệ thống thứ hai-Hệ thống bản vị vàng-Hệ thống Giơ Noa (Italia) 1922-1939. . Hệ thống thứ ba-Hệ thống Bretton Woods (Mỹ) 1945- 1973. . Hệ thống thứ tư-Hệ thống Jamaica từ 1974. . Khủng hoảng 2008 và hệ thống thứ năm????????
- HỆ THỐNG TÀI CHÍNH QUỐC TẾ A. HỆ THỐNG TIỀN TỆ QUỐC TẾ . NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA BẢN VỊ VÀNG: o Giá trị mỗi đồng tiền được xác định bằng một khối lượng vàng nhất định. o TGHĐ giữa các đồng tiền được xác định trên nguyên tắc ngang giá vàng. o Sự chuyển đổi của đồng tiền ra vàng và ngược lại là không bị hạn chế. Do đó, NHTW phải duy trì một lượng vàng dự trữ tương đương với lượng tiền phát hành. o Vàng được tự do mua bán trên thị trường thế giới.
- HỆ THỐNG TÀI CHÍNH QUỐC TẾ A. HỆ THỐNG TIỀN TỆ QUỐC TẾ . ĐẶC ĐIỂM CỦA CHẾ ĐỘ BẢN VỊ VÀNG: o Tỷ giá trên thị trường ngoại hối dao động không đáng kể xung quanh mức tỷ giá trên cơ sở bản vị vàng. o Duy trì sự ổn định của cán cân thanh toán trong dài hạn. o Chế độ bản vị vàng vs. Chế độ tiền tệ pháp định: Xem Song Hongbing. 2006. Chiến tranh tiền tệ.
- HỆ THỐNG TÀI CHÍNH QUỐC TẾ A. HỆ THỐNG TIỀN TỆ QUỐC TẾ . HỆ THỐNG BRETTON WOODS: o Áp dụng chế độ tỷ giá cố định, có thể điều chỉnh. o Thành lập IMF & WB o Sự sụp đổ của hệ thống BW vào năm 1871. o Sự ra đời của hệ thống Jamaica.
- HỆ THỐNG TÀI CHÍNH QUỐC TẾ A. HỆ THỐNG TIỀN TỆ QUỐC TẾ . NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA HỆ THỐNG JAMAICA: o Các quốc gia có quyền lựa chọn chế độ tỷ giá (thả nổi, thả nổi tập thể, thả nổi có điều tiết, ) o Bải bỏ giá vàng chính thức. Từ đây giá vàng được xác định theo quy luật cung cầu trên thị trường. o Vàng vẫn giữ vai trò quan trọng trong hệ thống tiền tệ quốc tế. o Vai trò của SDR như là phương tiện dự trữ tiền tệ quốc tế. o Sự hợp tác giữa các quốc gia trong điều tiết tỷ giá.
- HỆ THỐNG TÀI CHÍNH QUỐC TẾ B. THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ QUỐC TẾ . CÁC KHÁI NIỆM: o Eurocurrency: là tiền gửi bằng đồng tiền tự do chuyển đổi tại một ngân hàng bên ngoài quốc gia phát hành đồng tiền đó và không chịu sự kiểm soát của NHTW của quốc gia phát hành. o Eurobanks: là các ngân hàng thực hiện các giao dịch với các đồng tiền Eurocurrency. o Euromarkets: là những thị trường tài chính mà ở đó diễn ra các hoạt động tài chính-tín dụng bằng các động tiền Eurocurrency.
- HỆ THỐNG TÀI CHÍNH QUỐC TẾ B. THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ QUỐC TẾ . CÁC KHÁI NIỆM (tt): o Eurocurrency Market: (còn được gọi là thị trường tiền tệ quốc tế) là thị trường huy động vốn và cung cấp tín dụng ngắn hạn (có thời hạn không quá 1 năm) bằng các động tiền Eurocurrency. o Eurobond Market: (còn được gọi là thị trường trái phiếu quốc tế) là ở đó trái phiếu được phát hành trực tiếp bởi người vay cuối cùng bằng các động tiền Eurocurrency.
- HỆ THỐNG TÀI CHÍNH QUỐC TẾ B. THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ QUỐC TẾ . CÁC KHÁI NIỆM (tt): o Euro equity Market: (còn được gọi là thị trường vốn/cổ phiếu quốc tế) bao gồm hai loại thị trường: (1) Foreign equities (thị trường cổ phiếu nước ngoài), và (2) thị trường cổ phiếu Euroequities. o Cổ phiếu nước ngoài là cổ phiếu của các công ty nước ngoài lưu hành trên thị trường nội địa của một quốc gia. o Cổ phiếu Euroequities là cổ phiếu của các công ty lớn, có uy tín phát hành và được mua bán trên thị trường Euromarket bằng các đồng tiền Eurocurrency.
- HỆ THỐNG TÀI CHÍNH QUỐC TẾ
- HỆ THỐNG TÀI CHÍNH QUỐC TẾ B. THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ QUỐC TẾ . SỰ ĐIỀU TIẾT EUROMARKET TỪ CÁC NHTW: o Ảnh hưởng của thị trường Euromarket: • Là nguồn tạo ra các phương tiện thanh toán quốc tế tương đối độc lập khỏi các NHTW. • Có tính thanh khoản rất cao; dẫn tới tính đầu cơ rất cao. • Không phải tuân theo nguyên tắc dự trữ tiền tệ của hệ thồng NHTW. • Sự sụp đổ của một Eurobank có thể tạo ra sự đổ vỡ dây chuyển cấp độ quốc tế. • Không tồn tại một thể chế “người cho vay cuối cùng” • Nguy cơ lạm phát tiền tệ toàn cầu
- HỆ THỐNG TÀI CHÍNH QUỐC TẾ B. THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ QUỐC TẾ . HOẠT ĐỘNG ĐIỀU TIẾT EUROMARKET CỦA NHTW: o Trách nhiệm báo cáo của Ngân hàng thanh toán quốc tế: Uỷ ban Bazel về giám sát hoạt động ngân hàng. o Phân định trách nhiệm và hoạt động điều phối giữa các NHTW các nước.
- HỆ THỐNG TÀI CHÍNH QUỐC TẾ C. CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ . CÁC THÀNH PHẦN CỦA CÁN CÂN THANH TOÁN: o Cán cân thường xuyên o Cán cân luồng vốn: • Cán cân đầu tư/cán cân tài chính/cán cân dài hạn • Cán cân của các dòng vốn ngắn hạn o Cán cân tài trợ chính thức: • Giao dịch giữa các cơ quan tiền tệ các nước • Các khoản cho vay hay đi vay với IMF và các NHTW nước ngoài • Chính phủ đi vay trên thị trường ngoại tệ. • Thay đổi trong dự trữ ngoại hối quốc gia
- HỆ THỐNG TÀI CHÍNH QUỐC TẾ C. CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ . CÁC CÔNG CỤ ĐIỀU CHỈNH CCTT: o Thay đổi TGHĐ o Vay nợ nước ngoài o Các công cụ tiền tệ như tăng lãi suất chiết khấu, mua bán giấy tờ có giá, vàng, o Tuyên bố vỡ nợ quốc gia: đình chỉ vô thời hạn thanh toán các khoản nợ nước ngoài.
- HỆ THỐNG TÀI CHÍNH QUỐC TẾ D. HỆ THỐNG TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI . CÁC CHẾ ĐỘ TGHĐ: o Theo hàm lượng vàng của từng đồng tiền. o hệ thống TGHĐ cố định. o hệ thống TGHĐ “neo”. TD: Mexico, Thailand, o hệ thống TGHĐ thả nổi. o hệ thống tỷ giá linh hoạt/có điều chỉnh.
- HỆ THỐNG TÀI CHÍNH QUỐC TẾ D. HỆ THỐNG TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI . TÁC ĐỘNG CỦA TGHĐ ĐẾN HĐ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI: o Tác động đến thương mại quốc tế. o Tác động đến đầu tư nước ngoài. o TH của Trung Quốc, Nhật Bản, . đ./v Mỹ . CÁC CÔNG CỤ ĐIỀU CHỈNH TGHĐ: o Lãi suất chiết khấu o Mua bán ngoại hối của NHTW o Giảm/Nâng giá tiền tệ
- HỆ THỐNG TÀI CHÍNH QUỐC TẾ HẾT CHƯƠNG 1 Trở về mục lục
- CHƯƠNG 2: PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH & TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ (FINANCE DEVELOPMENT & ECONOMIC GROWTH) Trở về mục lục
- Một số khái niệm căn bản: • Phát triển tài chính: Công cụ, tổ chức, thị trường, CSHT: tài chính + Khối lượng tài sản tài chính + Lưu lượng di chuyển vốn + Sự phát triển của các tổ chức tài chính + CSHT tài chính (pháp luật, hiệu lực thi hành ) + Tín dụng cho khu vực tư nhân v.v. • Tăng trưởng kinh tế: Được đo lường bằng GDP Tăng trưởng kinh tế vs. Phát triển kinh tế !!!
- VAI TRÒ CỦA PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ o Phát triển tài chính là một điều kiện cần cho phát triển kinh tế o Phát triển tài chính là một nguồn tạo nên lợi thế so sánh o Phát triển tài chính đi đôi với nguy cơ rủi ro o Cần chú ý tới chất lượng của phát triển tài chính o Phát triển tài chính phát huy tác dụng khi được hỗ trợ bởi hệ thống thể chế và chính sách tốt o Phát triển tài chính không phải là điều kiện đủ cho phát triển kinh tế
- PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH Các đặc trưng của phát triển tài chính: 1. Sự hình thành và hoạt động của các thể chế tài chính (bao gồm trung gian tài chính) làm gia tăng hiệu quả và giảm thiểu chi phí giao dịch. 2. Cung cấp các dịch vụ tài chính gần mức tối ưu cho tất cả các ngành/khu vực của nền kinh tế và tất cả các lĩnh vực của xã hội.
- PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH Các thước đo sử dụng: Độ sâu tài chính (M2,M3/GDP): cho ta biết quy mô của khu vực trung gian tài chính so với nền kinh tế. Tuy nhiên, nó không phản ánh vấn đề phân bổ vốn và hiệu quả của dịch vụ tài chính trong nền kinh tế. Tín dụng tư nhân/GDP: đây là chỉ số bổ sung rất tốt cho M3/GDP trong việc phản ánh trình độ phát triển tài chính vì nó không tính tới tín dụng cho khu vực nhà nước và cũng có bao gồm tín dụng của ngân hàng trung ương.
- MỘT SỐ RỦI RO TIỀM TẰNG CỦA PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH 1. Chất lượng phát triển tài chính thấp + Không phân bổ nguồn lực một cách hiệu quả; trái lại có thể gây nên gánh nặng nợ nần + Không có khả năng “tiêu hóa” hiệu quả các nguồn tài chính huy động được (vd: viện trợ) + Hệ thống tài chính phát triển không bền vững 2. Phát triển tài chính không tương thích với điều kiện kinh tế, với hệ thống thể chế và chính sách của quốc gia
- Tăng trưởng kinh tế vs. Phát triển kinh tế Tăng trưởng kinh tế là tốc độ tăng trưởng của tổng sản lượng kinh tế, bao gồm cả sự đóng góp của việc tích lũy vốn trong sản lượng này. Để đo lường kết quả sản xuất xã hội hàng năm, các nước có nền kinh tế thị trường vẫn thường sử dụng 2 loại chỉ tiêu kinh tế tổng hợp: Tổng sản phẩm quốc dân (GNP), tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
- Tăng trưởng kinh tế vs. Phát triển kinh tế Phát triển kinh tế là quá trình lớn lên, tăng tiến mọi mặt của nền kinh tế. Nó bao gồm sự tăng trưởng kinh tế và đồng thời có sự hoàn chỉnh về mặt cơ cấu, thể chế kinh tế, chất lượng cuộc sống. Phát triển kinh tế là khái niệm có nội dung phản ánh rộng hơn so với khái niệm tăng trưởng kinh tế.
- Tăng trưởng kinh tế vs. Phát triển kinh tế Những vấn đề cơ bản của phát triển kinh tế: + Điều kiện đầu tiên là phải có sự tăng trưởng kinh tế. + Sự thay đổi trong cơ cấu kinh tế. + Cuộc sống của đại bộ phận dân số trong xã hội sẽ trở lên tươi đẹp hơn + Trình độ tư duy, quan điểm thay đổi: mở cửa nền kinh tế
- Tăng trưởng kinh tế vs. Phát triển kinh tế Các nhân tố của tăng trưởng kinh tế: + Sự tích lũy vốn và đổi mới công nghệ tác động đến tăng trưởng kinh tế theo nhiều phương cách khác nhau. + Các tiến trình phân bổ tín dụng hay nguồn lực khác của những thể chế tài chính về nguyên tắc có thể tạo ra sự quản lý tài chính hữu hiệu và cải thiện sự tăng trưởng kinh tế.
- Tăng trưởng kinh tế vs. Phát triển kinh tế + Việc cung cấp tài chính và trung gian tài chính tạo điều kiện thuận lợi cho việc khởi sự của các doanh nghiệp, sự đổi mới, sự cải thiện năng suất kinh tế, và vì vậy đóng góp vào tăng trưởng kinh tế. + Các hệ thống tài chính có khả năng quản lý rủi ro một cách hữu hiệu đóng góp vào sự gia tăng của tăng trưởng kinh tế. + Phát triển kinh tế đóng góp vào sự phát triển của trung gian tài chính và ngược lại. + Trung gian tài chính phát triển hơn sẽ dẫn đến sự gia tăng về tăng trưởng kinh tế.
- QUAN HỆ GiỮA PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH & TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
- QUAN HỆ GiỮA PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH & TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
- QUAN HỆ GiỮA PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH & TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ • Phát triển tài chính là một điều kiện cần cho phát triển kinh tế • Phát triển tài chính là một nguồn tạo nên lợi thế so sánh
- QUAN HỆ GiỮA PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH & TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ • Phát triển tài chính và sự hình thành CSHT tài chính tạo điều kiện cho việc giảm thiểu những sự bất cân xứng về thông tin, xác định cung & cầu nguồn lực giữa nhà ĐT & người đi vay gia tăng lợi suất thực của vốn và NS kinh tế. • Trung gian tài chính & phát triển tài chính có vai trò huy động & thu hút tiền tiết kiệm cho đầu tư vào các dự án có lợi tức kỳ vọng cao hơn,khuyến khích năng suất cao hơn. • Mức phát triển tài chính vuợt quá một ngưỡng có thể đóng gópvào sự giảm thiểu chi phí giao dịch trong hệ thống tài chính thúc đẩy đổi mới sản phẩm tài chính và gia tăng tăng trưởng kinh tế.
- QUAN HỆ GiỮA PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH & TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Phát triển tài chính là điều kiện cần (nhưng chưa đủ) cho phát triển kinh tế, và có thể là một nguồn tạo nên lợi thế so sánh của quốc gia. Phát triển tài chính đi đôi với nguy cơ rủi ro. + Để giảm rủi ro và để tài chính đóng góp vào phát triển kinh tế, cần chú trọng tới chất lượng của phát triển tài chính, đồng thời xây dựng HT thể chế và thực hiện các chính sách thích hợp. Phát triển kinh tế có tác động trở lại với phát triển tài chính - Mối quan hệ “kéo đẩy” tự nhiên, hợp quy luật.
- QUAN HỆ GiỮA PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH & TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Với một hệ thống tài chính kém phát triển: • Không khuyến khích được tiết kiệm • Dịch chuyển vốn từ tiết kiệm sang đầu tư kém hiệu quả • Đầu tư chủ yếu là từ tiết kiệm của chính mình và người quen • Khó tìm được cơ hội đầu tư, đặc biệt là cơ hội đầu tư lớn • Hiệu quả sử dụng nguồn lực tài chính thấp
- QUAN HỆ GiỮA PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH & TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Phát triển tài chính và giảm nghèo: • Phát triển tài chính có thể cải thiện điều kiện sống của người nghèo thông qua vai trò hỗ trợ tăng trưởng • Các thước đo về mức độ phát triển tài chính có tương quan đồng biến(mặc dù yếu) với tỷ phần của nhóm 20% nghèo nhất trong phân phối thu nhập.
- QUAN HỆ GiỮA PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH & TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ • Patrick (1966) kết luận rằng quan hệ nhân quả có chiều hướng từ tăng trưởng tài chính đến tăng trưởng kinh tế như là một mối quan hệ do cung tạo ra trong những thời kỳ đầu của phát triển kinh tế, nhưng hướng của quan hệ nhân quả đó đảo ngược lại trong những giai đoạn phát triển tương đối cao hơn.
- QUAN HỆ GiỮA PHÁT TRIỂN TÀI CHÍNH & TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ • Ngân hàng Thế giới trong báo cáo năm 2001 về tài chính phát triển toàn cầu đã nhiều lần khẳng định về vai trò của các thể chế luật pháp trong viêc thúc đẩy phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế.
- Kết quả nghiên cứu thực nghiệm • King & Levine (1993): “mức phát triển tài chính cao hơn tương quan mạnh và có ý nghĩa với tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh hơn (ở cả hiện tại và tương lai), với tích lũy vốn vật chất và những cải thiện về HQKT.” • Shan & Morris (2002): Phát triển tài chính tự bản thân nó không nhất thiết tạo ra tăng trưởng kinh tế, trừ khi mức phát triển tài chính đã vượt quá một ngưỡng nào đó. • Arestis & Demetriades (1997), Demetriades et al,(1996): Tương quan thuận giữa phát triển tài chính & tăng trưởng kinh tế tùy vào từng quốc gia cụ thể và có khả năng bị ảnh hưởng bởi những khác biệt trong cơ cấu kinh tế và các đặc trưng thể chế.
- Kết quả nghiên cứu thực nghiệm (tt) - Vai trò của phát triển tài chính dưới góc độ của lý thuyết tăng trưởng nội sinh: o - Tinh thần doanh nhân và chấp nhận rủi ro; o - Nguồn lực tài chính cho thay đổi kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và chuyển hóa vốn nhân lực với tiềm năng cho tăng trưởng kinh tế dài hạn; o - Áp dụng thay đổi kỹ thuật vào khu vực tài chính o nhằm tối thiểu hóa chi phí giao dịch và tăng cường o hiệu quả kinh tế; và o - Hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu nhằm gia tăng các nguồn lực bổ sung cho tăng trưởng kinh tế.
- Kết quả nghiên cứu thực nghiệm (tt) • Easterly (2008): Viện trợ nước ngoài không phải là cứu cánh (Trường hợp các nước Chấu Phi và đang phát triển) (William Easterly. 2008. Đi tìm căn nguyên tăng trưởng. NXB LĐ-XH 2008). • Stiglitz (2008): Hậu quả của hội nhập tài chính và toàn cầu hoá đối với các nước nghèo (Joseph E. Stiglitz. 2008. Toàn cầu hoá và những mặt trái. NXB Trẻ) • Krugman (2008): Thất bại của chính sách thị trường tự do và vai trò của chính sách tài chính và chính sách tiền tệ (Paul Krugman. 2008. Sự trở lại của kinh tế học suy thoái. NXB Trẻ).
- Tóm tắt • Phát triển tài chính đóng góp vào tăng trưởng kinh tế trước hết thông qua việc giảm đi chi phí của việc cung cấp vốn, và thứ hai thông qua tinh thần kinh doanh được tăng cường; • Vai trò và những hạn chế của các dòng vốn trong đóng góp tiềm năng của chúng vào tăng trưởng kinh tế được nghiên cứu trong phần tiếp sau. Vai trò của phát triển tài chính trong quá trình rộng lớn hơn của phát triển kinh tế xứng đáng nhận được sự nghiên cứu kỹ lưỡng hơn nữa.
- HẾT CHƯƠNG 2 Trở về mục lục
- CHƯƠNG 3: LÝ THUYẾT THÔNG TIN BẤT CÂN XỨNG & THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH Trở về mục lục
- Những vấn đề chính về cấu trúc tài chính Hệ thống tài chính là một cấu trúc phức hợp, bao gồm: o Ngân hàng o Công ty bảo hiểm o quỹ tương hỗ o thị trường cổ phiếu, trái phiếu o thị trường Euro o .
- Những vấn đề chính về cấu trúc tài chính Tám vấn đề về cấu trúc tài chính 1. Chứng khoán không phải là nguồn tài trợ quan trọng cho DN 2. Phát hành công cụ nợ và cổ phiếu không phải là phương pháp chủ yếu của các DN tài trợ cho hoạt động kinh doanh 3. Tài chính gián tiếp thì quan trọng hơn rất nhiều lần so với tài chính trực tiếp 4. Ngân hàng là nguồn tài trợ quan trọng nhất cho DN 5. Hệ thống tài chính là khu vực được nhà nước điều hành chặt chẽ nhất trong nền kinh tế
- Những vấn đề chính về cấu trúc tài chính Tám vấn đề về cấu trúc tài chính (tt) 6. Chỉ có các DN lớn mới có khả năng tiếp cận các thị trường tài chính 7. Thế chấp là thành phần quan trọng không thay thế trong các hoạt động vay nợ 8. Hợp đồng nợ là văn bản chính thức quy định cung cách hoạt động của người vay.
- Chênh lệch thông tin, lựa chọn nghịch, và rủi ro đạo đức Vấn đề Chi phí giao dịch (transaction cost) & các định chế trung gian tài chính o Tiết kiệm nhờ quy mô o Dịch vụ chuyên nghiệp
- Chênh lệch thông tin, lựa chọn nghịch, và rủi ro đạo đức Chênh lệch thông tin (Assymmetric information): “ . Một bên đối tác không có đủ hiểu biết về đối tác kia tham gia vào giao dịch để có quyết định phù hợp.” - Đây là vấn đề cốt lõi trong thị trường tài chính. - Chênh lệch thông tin (CLTT) dẫn đến lựa chọn nghịch (LCN) & rủi ro đạo đức (RRĐĐ).
- Chênh lệch thông tin, lựa chọn nghịch, và rủi ro đạo đức Lựa chọn nghịch (Adverse Selection): o Là vấn đề CLTT trước khi giao dịch diễn ra, o Những người có rủi ro tín dụng xấu lại là những người tích cực tìm kiếm các khoản cho vay. o Vấn đề hạn mức tín dụng (credit rationing) trong thị trường tín dụng.
- Lựa chọn nghịch & Hoạt động của ngân hàng
- Chênh lệch thông tin, lựa chọn nghịch, và rủi ro đạo đức Rủi ro đạo đức (Moral Hazard): o Là vấn đề CLTT xãy ra sau khi giao dịch. o Khi đi vay sẽ tham gia vào những hoạt động không nên làm theo quan điểm của người cho vay. o Trường hợp thị trường bảo hiểm. o Trường hợp thị trường tín dụng: Người vay không nổ lực tối đa để sử dụng vốn vay hiệu quả
- RỦI RO ĐẠO ĐỨC
- Thông tin bất cân xứng Lý thuyết Hợp đồng (Contract Theory) Mô hình Người Uỷ quyền-Người đại diện (Principal-Agent Model) 1. Giả định của Mô hình: - Hàm hữu dụng của P: B(x – w) - Hàm hữu dụng của A: U(w, e) = U(w) – v(e) với x: kết quả; w: chi phí của P hay thu nhập của A; e: mức nổ lực của A; v: hàm chi phí.
- Thông tin bất cân xứng A. Trường hợp thông tin đối xứng - Bài toán tối đa hoá lợi nhuận của P: Max Σpi(e)B(x-w(x)) s.t. Σpi(e)U(w(x)) – v(e) ≥ Ŭ participation condition Từ bài toán Lagrange, giải ra ta có: δL/δw => λ = B’(.)/U’(.): Điều kiện P.E (*) với λ > 0 và K-T condition => p.c is binding
- Thông tin bất cân xứng A. Trường hợp thông tin đối xứng (tt) - Cần xác định cơ chế chia xẻ tối ưu; - Có ba trường hợp của cơ chế này tuỳ thuộc vào mức độ rủi ro của P & A
- Thông tin bất cân xứng A.1 Trường hợp 1: P: risk-neutral & A: risk-averse - Nguyên tắc hợp đồng tiền lương cố định (fixed wage contract) Từ kết quả (*) và để λ là hằng số, và B’(.) là hằng số (do P ~ risk-neutral) nên U’(.) cũng phải là một hằng số Do đó, U’(w(xi)) = U’(w(xj)) với xi ≠ xj => w(xi) = w(xj) Để tính w, từ pc => w0 = u-1(Ŭ + v(eo))
- Thông tin bất cân xứng A.2 Trường hợp 2: P: risk- averse & A: risk- neutral - Nguyên tắc hợp đồng nhượng quyền kinh doanh (franchise contract) Từ kết quả (*) và để λ là hằng số, và U’(.) là hằng số (do A ~ risk-neutral) nên B’(.) cũng phải là một hằng số Do đó, B’(xi - w) = B’(xj - w) với xi ≠ xj => πi = πj = k i.e., franchise contract
- Thông tin bất cân xứng A.3 Trường hợp 3: Cả hai P & A đều là risk- averse Nguyên tắc hợp đồng chia xẽ rủi ro (“risk co-sharing” contract) Từ F.O.C w.r.t w và giải S.O.C w.r.t xi và (*) Do đó, dw/dxi = rP/(rP + rA) với rP = B’’/B’ i.e., mức độ risk-averse của P rA = U’’/U’ i.e., mức độ risk-averse của A
- Thông tin bất cân xứng B. Trường hợp thông tin không đối xứng - Nguyên tắc: tiền lương tuỳ thuộc vào kết quả - Giả định có hai loại nổ lực: eH và eL với eH > eL, do đó v(eH) > v(eL) - Mô hình tối đa hoá lợi nhuận của P: H Max Σp i(e)B(xi-w(xi)) H H s.t. Σp i(e)U(w(xi)) – v(e ) ≥ Ŭ participation condition H L H L Σ(p i - p i)U(w(xi)) ≥ v(e ) - v(e ) incomparable condition
- Thông tin bất cân xứng B. Trường hợp thông tin không đối xứng (tt) Giải cho wo: lấy F.O.C w.r.t. w, ta có: 1/U’(.) = λ + μ(1 – PLi/pHi)) ( ) với pc binds => λ > 0 icc binds => μ > 0 ( ) cho thấy w phải cao hơn nếu P muốn A chấp nhận mức nỗ lực eH cao hơn.
- Các công cụ giải quyết vấn đề lựa chọn nghịch 1. Sản xuất và bán thông tin: o Cung cấp toàn bộ chi tiết thông tin về người mua và người bán o Phân loại công ty tốt & công ty xấu o Vai trò của các công ty tư vấn tài chính độc lập (S&P, Moody’s, Value Line, ) o Vấn đề người trốn vé (free-riding)
- Các công cụ giải quyết vấn đề lựa chọn nghịch 2. Điều hành của nhà nước: o khuyến khích (incentive motive) o Cưởng bức (enforcement) o Điều hành nhà nước chỉ giảm thiểu nhưng không loại trừ được vấn đề lựa chọn nghịch hay rủi ro đạo đức.
- Các công cụ giải quyết vấn đề lựa chọn nghịch 3. Trung gian tài chính: o Thí dụ về thị trường seconhand: vai trò của trung gian làm giảm thiểu rủi ro cho các bên liên quan. o Vai trò môi giới tài chính/trung gian tài chính trong thị trường tài chính. o Điều này cho thấy Vai trò quan trọng của hệ thống ngân hàng với tư cách giải quyết vấn đề lựa chọn nghịch trong thị trường tài chính: bằng cách thu thập thông tin về người vay,
- Các công cụ giải quyết vấn đề lựa chọn nghịch 4. Thế chấp và vốn chủ sở hữu: o Vấn đề Lựa chọn nghịch và vai trò của Thế chấp. o Vốn chủ có vai trò tương tự như Thế chấp trong vấn đề lựa chọn nghịch.
- Thông tin bất cân xứng trong thị trường chứng khoán Việt Nam Trên thị trường chứng khoán, hiện tượng bất cân xứng xảy ra khi: o DN che giấu thông tin bất lợi o Thổi phồng thông tin tốt o Rò rỉ thông tin – thông tin nội gián o Không cân xứng thông tin giữa các nhà đầu tư o Thông tin không chính xác và đầy đủ
- HẾT CHƯƠNG 3 Trở về mục lục
- CHƯƠNG 4: THỊ TRƯỜNG TÍN DỤNG PHI CHÍNH THỨC (Informal Credit Market) Trở về mục lục
- KHÁI NIỆM TÍN DỤNG PHI CHÍNH THỨC Thuật ngữ tín dụng phi chính thức thường được dùng để chỉ những quan hệ tín dụng ngầm hoặc nửa công khai (nhiều trường hợp là công khai) ở đó có một hoặc một số hoặc tất cả các yếu tố vượt ra ngoài khuôn khổ của thể chế pháp lý hiện hành (mà yếu tố cơ bản nhất là lãi suất).
- KHÁI NIỆM TÍN DỤNG PHI CHÍNH THỨC • TDPCT bao gồm những giao dịch TD theo kiểu tài chính trực tiếp giữa các chủ thể kinh tế với nhau và những giao dịch tài chính gián tiếp không thông qua những TCTD hoạt động trong khuôn khổ của Luật Tổ chức tín dụng. • Những quan hệ này phát sinh trên cơ sở những quan hệ tình cảm (họ tộc, bạn bè ) hoặc nhiều thứ quan hệ đa dạng khác.
- KHÁI NIỆM TÍN DỤNG PHI CHÍNH THỨC • Thị trường TDPCT không hoạt động theo kiểu như một thị trường cạnh tranh. • Lãi suất tín dụng (ls thực) có khi vượt quá 75%/năm. • SAI LẦM: Mức lãi suất cao thường được coi là do quyền lực độc quyền của chủ nợ. • Lãi suất cao không phải do sự độc quyền, mà do mức độ rủi ro quá lớn trên thị trường TDPCT. • Như vậy, thị trường TDPCT là thị trường gần như PCM, ở đó cung và cầu vốn vay được cân bằng tại mức lãi suất cao, phản ánh rủi ro vỡ nợ cao và chi phí thông tin cao
- THỊ TRƯỜNG TÍN DỤNG NÔNG THÔN PHI CHÍNH THỨC Khu vực chính thức: - (NHNN&PTNT: có khoảng 2600 chi nhánh nằm rải rác khắp đất nước (2001). - 1994-1997: tỉ lệ nông hộ vay được tiền của ngân hàng tăng từ 9% lên đến 40%. Khu vực bán chính thức: - Các tổ chức này hỗ trợ chính phủ trong việc cho vay theo những chương trình cụ thể của nhà nước như: Hội Liên Hiệp Phụ Nữ, Hội Nông Dân, Hội Liên Hiệp Thanh Niên, Hội Cựu Chiến Binh, Hội Người Làm Vườn,
- THỊ TRƯỜNG TÍN DỤNG NÔNG THÔN PHI CHÍNH THỨC Khu vực phi chính thức: - Chiếm một mảng lớn trong tín dụng nông thôn ở Việt Nam, cung cấp đến 51% lượng vốn cho vay đối với các hộ gia đình nông thôn. Ví dụ: Vay mượn từ gia đình, bà con, bạn bè, và láng giềng, vay nóng, chơi hụi, vay lúa non,
- ĐẶC ĐIỂM CỦA THỊ TRƯỜNG TDPCT Ba đặc điểm của thị trường TDPCT: (i) Những người đi vay khác nhau về khả năng không thanh toán được nợ (default) – từ đó đưa đến yêu cầu cần phải sàng lọc (screening). (ii) Việc bảo đảm rằng người đi vay sẽ thực hiện những cố gắng cần thiết nhằm làm tăng khả năng thanh toán là rất tốn kém - từ đó đưa đến yêu cầu cần phải tạo ra động cơ khuyến khích (incentive) -(iii) Buộc những người vay vốn trả nợ là rất khó khăn – tức là vấn đề cưỡng chế (enforcement).
- Cơ chế chính nhằm giải quyết ba vấn đề của thị trường TDPCT • Cơ chế gián tiếp: chủ nợ thiết kế hợp đồng sao cho thu được những thông tin riêng (private information) của từng người vay tiềm tàng về mức độ rủi ro trong dự án của họ; và khuyến khích họ thực thi những nỗ lực cần thiết nhằm làm giảm bớt khả năng không trả được nợ.- • Cơ chế trực tiếp: chủ nợ đầu tư vào việc sàng lọc những người đi vay tiềm tàng và cưỡng chế họ phải trả nợ. • Vai trò của nhà nước: đổi mới thể chế cho phép thừa nhận (một phần!) thị trường này để giảm thiểu rủi ro và do đó dẫn đến giảm lãi suất cho vay không chính thức.
- PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TDPCT Ở NÔNG THÔN Tiếp tục củng cố và nâng cao năng lực tài chính, quản trị rủi ro của các định chế tài chính hỗ trợ vốn trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn. Đổi mới trong hoạt động cho vay của các tổ chức hỗ trợ vốn cho phù hợp với yêu cầu và đặc điểm của nông thôn VN Tạo cầu nối giữa tín dụng chính thức và tín dụng phi chính thức???
- THỊ TRƯỜNG TDPCT ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ Khối doanh nghiệp nhỏ và vừa được đánh giá là khu vực phát triển nhanh nhất về số lượng doanh nghiệp, chiếm 93,95% tổng số doanh nghiệp, lao động chiếm 50,13%, tuy nhiên, nguồn vốn chỉ chiếm 28, 92%. Doanh nghiệp quy mô nhỏ là khu vực doanh nghiệp dễ bị tổn thương do hạn chế về quy mô, nguồn lực, thiếu tài sản thế chấp, không chịu nổi lãi suất cao.
- THỊ TRƯỜNG TDPCT ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ Khó vay vì quy mô nhỏ, thiếu tài sản đảm bảo Các DNNVV ít khi có đủ tài sản. Các doanh nghiệp nhiều khi không có đủ giấy tờ pháp lý của các bất động sản đem thế chấp. Nếu cho vay ngân hàng sẽ gặp rủi ro. Các NHTM chưa quan tâm nhiều đến HĐ cho vay đối với DNNVV, nhất là cho vay trung và dài hạn.
- THỊ TRƯỜNG TDPCT ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ Cho vay các DNNVV có chi phí cao, lợi nhuận thấp, các món vay bị chia nhỏ gây khó khăn trong việc thu hồi vốn. Thủ tục về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay tài sản gắn liền với đất cho doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, thời gian chờ rất lâu, đặc biệt khi doanh nghiệp chuyển đổi hình thức
- THỊ TRƯỜNG TDPCT ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ Vốn tự có tham gia vào dự án, PAKD của các DNNVV thấp. Nhìn chung thị trường TDPCT chỉ đủ để tài trợ cho những hoạt động mua sắm tài sản cố định có quy mô nhỏ và đầu tư nhiều lần. Khó tách rời tài sản của doanh nghiệp với tài sản các nhân.
- HẾT CHƯƠNG 4 Trở về mục lục
- CHƯƠNG 5: ÁP CHẾ TÀI CHÍNH (Financial Repression) Trở về mục lục
- ÁP CHẾ TÀI CHÍNH LÀ GÌ? Theo Shaw và McKinnon 1973 nền kinh tế được gọi là bị “áp chế” về mặt tài chính khi chính phủ đánh thuế hay can thiệp từ đó làm biến dạng thị trường tài chính nội địa. Áp chế tài chính thường thể hiện rõ nhất ở các nước đang phát triển.
- Mục đích của chính phủ Thúc đẩy thực hiện mục tiêu trước mắt của kế hoạch phát triển. Bảo hộ các ngành nghế yheo định hướng của chính phủ. Ngăn ngừa cạnh tranh quá mức trong thị trường tài chính. Tạo điều kiện cho chính phủ điều tiết các khoản đầu tư tronh nền kinh tế cho phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế.
- Tác động tiêu cực của áp chế tài chính: Các lãi suất thực bị bóp méo khác với các lãi suất cân bằng trong trị trường tiền tệ cạnh tranh. Kìm hãm sự phát triển của các tổ chức và công cụ tài chính. Kéo theo thị trường tài chính không đầy đủ và phân tán.
- TẠI SAO PHẢI ÁP CHẾ TÀI CHÍNH? Do thông tin bất cân xứng trên thị trường tài chính, lãi suất thực có thể gia tăng làm cho thị trường tài chính trở nên rủi ro và có thể tạo ra những tác động không mong muốn về lựa chọn bất lợi và tâm lý ỷ lại. Các nước đang phát triển yếu kém và không đủ sức tài trợ cho các dự án đầu tư công nghiệp phục vụ phát triển .
- TẠI SAO PHẢI ÁP CHẾ TÀI CHÍNH? Các nước đang phát triển ngày nay thường nằm giữa mô hình kinh tế kế hoạch hóa thuần túy và kinh tế thị trường thuần túy. Các nước đang phát triển không có một khu vực tư nhân mạnh hoặc một tầng lớp kinh doanh đủ sức đóng một vai trò đáng kể trong quá trình phát triển.
- CÁC CÔNG CỤ ÁP CHẾ TÀI CHÍNH Trần lãi suất tiền gửi/ cho vay của ngân hàng Dự trữ bắt buộc cao đối với các ngân hàng Tín dụng chỉ định đối với ngân hàng Sở hữu và/hoặc quản lý ngân hàng thương mại Hạn chế sự gia nhập ngành tài chính Hạn chế, kiểm soát dòng vốn quốc tế ra vào
- HỆ THỐNG TÀI CHÍNH BỊ ÁP CHẾ Cho vay tự do với lãi suất kiểm soát Tiền gửi Dự trữ bắt ngân hàng buôc phát triển Các Ngân hàng Ngân dự thương mại hàng án trung Bộ tài đầu Tiền ương chính tư phát hành Cho vay theo sự chỉ đạo Nguồn: McKinnon 1993, Ch. 4.
- 1.Trần lãi suất tiền gửi ngân hàng: Lập luận ủng hộ trần lãi suất tiền gửi ngân hàng: Ngăn ngừa cạnh tranh thái quá giửa các ngân hàng Làm tăng khả năng sinh lời và làm tang sự vững manh của các ngân hàng.
- Ảnh hưởng của trần lãi suất tiền gửi Lãi suất thực của tiền vay và tiền gửi (L/P)Sl RLC RL E RE RD R CD (L/P)dem and (L/P)C (L/P)l (L/P)E Giá trị tiền vay sẵn có trên thị trường
- Cơ chế tác động của trần lãi suất: Điểm E là điểm cân bằng của thị trường vốn, thông thương thị trường không bao giờ đạt được điểm này Khi ngân hàng tính đến chi phí hoạt động của mình thi khoảng chênh lệch lãi suất mà ngân hàng được hưởng là RL – Rc. Khi chính phủ áp dụng trần lãi suất thì khoảng chênh lệch này là RLC-RCD.
- Ai được lợi và ai chịu thiệt Trần lãi suất làm tăng giá trị đặc quyền, đặc lợi của các ngân hàng. Những người được chính phủ cho vay ưu đãi tự dưng được một khoảng không mời mà đến. Chính phủ thực hiện được kế hoạch kinh tế của mình thông qua chỉ định các ngân hàng thương mại cho vay ưu đãi. Người gửi tiền và người di vay không được ưu đãi bị mất không một khoảng bằng với phần mà ngân hàng và người vay ưu đãi nhận được Tai nhưng nền kinh tế lạm phát ngừơi tiết kiệm co thể sẽ nhận lại được lãi suất thực âm.
- Các biện pháp kèm theo Đè nén các phương án thị trường hiệu quả khác. Kiềm chế các dòng tiền chảy ra nước ngoài để tìm kiếm lợi nhuận cao.
- 2. Tỷ lệ dự trữ bắt buộc cao DTBB là gì? Đó là một tỷ lệ nhất định tiền gửi của các ngân hàng thương mại được trích lập từ số tiền huy động được gửi vào ngân hàng trung ương theo quy định, Số dự trữ này thường không được trả lãi hoặc chỉ được hưởng một mức lãi suất rất thấp từ phía ngân hàng trung ương.
- 2. Dự trữ bắt buộc (tt) Tác động của DTBB: Mục tiêu ban đầu là đảm bảo ổn định cho hệ thống ngân hàng, có thể làm lợi cho ngân hàng và công chúng bởi vì ngân hàng trung ương được xem là người giữ tiền đáng tin cậy và có thể sử dụng số dư dự trữ này để tạo điều kiện thuận lợi cho việc thanh toán bù trừ giữa các ngân hàng.
- Tác động của DTBB(tt) Nhưng thông lệ không chi trả lãi cho tiền dự trữ thì lại không có cách lý giải gì nhìn từ quan điểm thúc đẩy hoạt động ngân hàng hiệu quả. Ưu điểm duy nhất của số thu này là: DTBB mang lại nguồn thu cho chính phủ thông qua buộc các ngân hàng phải ký gửi tiền tại các ngân hàng trung ương mà không được hưởng lãi trên tiền gửi này. Việc này giúp giảm số nợ phải trả lãi mà chính phủ phải phát hành, do đó làm giảm chi phí dịch vụ nợ của chính phủ.
- Tác động của dự trữ bắt buộc (tt) Như vậy, DTBB không hưởng lãi sẽ tạo ra một khoảng “thuế ngầm ẩn” đối với hoạt động ngân hàng. Công cụ thuế này có ưu điểm về mặt chính trị là nhiều người gửi tiền (suy cho cùng là người đóng thuế) không ý thức được điều đó.
- Ảnh hưởng của dự trữ bắt buộc, lạm phát và chỉ đạo tín dụng Lãi suất S4 thực của (L/P) tiền gửi và cho vay (L/P)S3 RL4 (L/P)S2 RL3 S1 RL2 (L/P) E RLE RD2 RD3 RD4 (L/P)D (L/P)E Tiền vay thực sẵn có (L/P)4 (L/P)3 (L/P)2 trên thị trường tư nhân
- Tác động của thuế dự trữ bắt buộc đối với thị trường cho vay @ Trường hợp lạm phát =0 Ngân hàng đã bù lắp cho khoản lỗ này bằng cách: + Trả lãi suất thấp hơn cho người tiết kiệm. + Tăng lãi suất cao hơn đối với các khoản vay tư nhân, khoản cách giữa đường cung và đường cầu sẽ tăng lên khi tăng thuế dự trữ. + Khoản chênh lệch lãi suất = RL2–RD2
- Tác động của thuế dự trữ bắt buộc đối với thị trường cho vay @ Trường hợp có lạm phát Làm tăng hơn nữa chi phí thực của việc duy trì dự trữ bởi vì chi phí cơ hội cho việc giữ tiền mặt không hưởng lãi suất chính là lãi suất danh nghĩa. Làm giảm hơn nữa lượng tiền vay sẵn có từ (L/P)2 còn (L/P)3. Lãi suất cho vay thực và lãi suất tiền gửi thực tăng lên bằng: (RL3 – RD3). => DTBB càng cao thì tác động của lạm phát làm tăng chênh lệnh giữa lãi suất tiền gửi và cho vay càng lớn
- 3. Tín dụng chỉ định đối với NH 3.1 Tín dụng chỉ định là gì? Là việc chính phủ đưa ra chỉ định buộc các ngân hàng phải cho vay với những điêu kiện ưu đãi (như lãi suất thấp), tài trợ vào những nghành, lĩnh vực nhất định. Chính phủ thường hay thành lập các tổ chức tín dụng chuyên doanh được ngân hàng trung ương rót tín dụng với lãi suất thấp. Các tổ chức này cho vay lại với mức lãi suất thấp ở mức bất cân bằng nhằm khuyến khích xuất khẩu, cung cấp tín dụng cho nông dân sản xuất nhỏ, các dự án công nghiệp mà chính phủ muốn trợ cấp
- 3. Tín dụng chỉ định đối với NH (tt) Một số hình thức can thiệp cho vay theo chỉ đạo: Yêu cầu cho vay bắt buộc Kế hoạch tái tài trợ Lãi suất ưu đãi Bảo lãnh tín dụng Sử dụng các tổ chức tài chính phát triển được chính phủ hỗ trợ.
- 3. Tín dụng chỉ định đối với NH (tt) Các lĩnh vực thường được ưu tiên: Công nghiệp: tín dụng trung/dài hạn cho công nghiệp hóa Nông nghiệp: để áp dụng công nghệ mới Doanh nghiệp nhỏ: để tạo công ăn việc làm Tín dụng xuất khẩu: bảo hộ các nhà xuất khẩu để tăng khả năng cạnh tranh
- Tác động của tín dụng chỉ định Khi có tác động tốt Giúp DN vừa và nhỏ phát triển tạo công ăn việc làm. Giúp khắc phục các điểm yếu của thị trường nhờ chấp nhận các đầu tư rủi ro
- 3.2 Tác động của tín dụng chỉ định (tt) Khi có tác động không tốt: DNNN thường kinh doanh không hiệu quả nhưng là nơi được trợ cấp nhiều nhất lãng phí nguồn vốn đầu tư, làm giảm lượng cung tiền cung ứng ra thị trường cho các doanh nghiệp khác.
- Tác động của tín dụng chỉ định (tt) Tác động đến hệ thống tài chính: Làm tăng rủi ro tín dụng cho khoản cho vay Khuyến khích sự đi vay, đặc biệt cầu tín dụng sẽ tăng vượt trội nếu người vay vốn không phải hoàn trả hoặc nếu lãi suất thực của vốn cho vay là âm Vì thế làm ngăn cản sự phát triển của thị trường vốn.
- Tác động của tín dụng chỉ định (tt) Làm tăng chi phí quản lý, tạo một cơ cấu thể chế phức tạp (trong đó có nhiều tổ chức với đặc quyền chiết khấu với ngân hàng trung ương) có thể làm cho việc kiểm soát cơ sở tiền tệ trở nên gần như không thể thực hiện được. Thu hẹp nguồn cung tín dụng không theo chỉ đạo này dành cho những người vay ngân hàng: Đường cung tín dụng tư nhân tiếp tục dịch chuyển sang trái khoản chênh lệch giữa RL và RD càng rộng ra thêm thể hiện qua sự dịch chuyển từ (L/P)3 đến (L/P)4 (hình 1).
- 4. SỞ HỮU CỦA CHÍNH PHỦ VÀ VIỆC QUẢN LÝ VI MÔ ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG TRONG NƯỚC Chính phủ muốn sở hữu Ngân hàng vì: o Chính phủ muốn ức chế hệ thống tài chính. o Chính phủ muốn bảo trợ các ngân hàng khi các ngân hàng bị mất khả năng thanh toán, sụp đổ.
- 5. Hạn chế các ngân hàng nước ngoài & sự tham gia HĐ phi ngân hàng trong nước Một số hình thức hạn chế sự tham gia của các ngân hàng nước ngoài và hoạt động phi ngân hàng trong nước: Làm cho các tổ chức kinh doanh địa phương thấy khó khăn trong việc tham gia kinh doanh trong lĩnh vực tài chính. Hạn chế doanh nghiệp nước ngoài tham gia mở các chi nhánh địa phương.
- Lợi ích tự do hóa thị trường: Cung cấp vốn Giúp đa dạng hóa cơ sở sở hữu và danh mục cho vay của các tổ chức cho vay tại các nước mà ngân hàng có khả năng chịu đựng tốt hơn trước các cú sốc bật lợi trong nước Giúp cải thiện chất lượng quản lý các ngân hàng trong nước
- 6. Các biện pháp hạn chế dòng vốn Kiểm soát vốn là thực hiện các biện pháp can thiệp của chính phủ dưới nhiều hình thức khác nhau, để tác động (hạn chế) lên dòng vốn nước ngoài chảy vào và chảy ra khỏi một quốc gia để nhằm đạt mục tiêu nhất định của chính phủ.
- Các phương pháp kiểm soát vốn Kiểm soát vốn trực tiếp Còn gọi là kiểm soát vốn mang tính hành chính, là việc hạn chế những giao dịch vốn, những khoản thanh toán liên quan đến giao dịch vốn và việc chuyển tiền bằng những quy định mang tính hành chính. Kiểm soát hành chính tác động đến số lượng những giao dịch tài chính từ nước này sang nước khác. Thông thường, loại kiểm soát này áp đặt những nghĩa vụ hành chính lên hệ thống ngân hàng để kiểm tra dòng vốn
- Các phương pháp kiểm soát vốn Ví dụ: Việc Chính phủ dừng lại mở room (tỉ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài) cho các nhà đầu tư nước ngoài khi có những sức ép về việc Thị trường chứng khoán phát triển quá nóng chính là biện pháp kiểm soát vốn mang tính hành chính.
- Các phương pháp kiểm soát vốn Kiểm soát vốn gián tiếp Còn gọi là kiểm soát vốn dựa trên cơ sở thị trường: là việc hạn chế những biến động của dòng vốn và những giao dịch khác thông qua các biện pháp thị trường, chủ yếu là làm cho các giao dịch này phải tốn kém nhiều chi phí hơn, từ đó hạn chế những giao dịch này. Việc kiểm soát vốn có thể xảy ra dưới các hình thức khác nhau như hệ thống đa tỷ giá, đánh thuế ngầm hoặc công khai lên dòng vốn quốc tế, nhưng chủ yếu là đánh thuế vào các dòng vốn ngắn hạn và khuyến khích các dòng vốn dài hạn
- Các phương pháp kiểm soát vốn • Ví dụ: Cuộc khủng hoảng kinh tế Châu Á xảy ra vào mùa thu năm 1997, gây rung động nền kinh tế Malaysia, tình trạng bán ra trước hạn (short-shelling) đồng tiền tệ Malaysia, đồng ringgit diễn ra. Đầu tư nước ngoài sụt giảm nghiêm trọng, khi dòng vốn chảy ra khỏi đất nước, giá trị đồng ringgit giảm từ 2.50 MYR/USD xuống còn 4.80 MYR/USD. Ngân hàng Negara đặt ra các biện pháp kiểm soát vốn (hạn chế và đi tới cấm sử dụng đồng Ringgit bên ngoài lãnh thổ Malaysia; chỉ cho phép chuyển đổi ngoại tệ trong hoạt động xuất nhập khẩu); giữ tỷ giá đồng ringgit Malaysia ở mức 3.80 MYR/USD –> sự tăng trưởng xuất khẩu các sản phẩm điện tử, do sự gia tăng nhu cầu tại Hoa Kỳ -> phục hồi nền kinh tế.
- Các phương pháp kiểm soát vốn • Chilê và Colombia hồi những năm 1990, Nga và Croatia năm 2004 đã áp dụng biện pháp có tên URR (tạm dịch: dự trữ bắt buộc): Nhà ĐTNN khi đầu tư vào những nước này phải trích một tỷ lệ dự trữ nào đó từ vốn đầu tư. Liều lượng của mỗi nước khác nhau. (Đầu năm 1990, mỗi khoản vay từ nước ngoài vào Chile phải nộp 20% dự trữ không tính lãi vào ngân hàng trung ương, về sau tỷ lệ này còn tăng tới 30%.)
- Các phương pháp kiểm soát vốn Trong hai biện pháp trên, cần phải hạn chế đến mức thấp nhất biện pháp kiểm soát mang tính hành chính bởi nó ảnh hưởng rất lớn đến chủ trương thu hút vốn hiện nay.
- Tác động của việc hạn chế dòng vốn Làm chậm lại các cơ hội thu hút vốn đầu tư khi mà các quốc gia ngày càng cạnh tranh quyết liệt để thu hút dòng vốn toàn cầu. Làm chi phí giao dịch vốn (tính trên tổng qui mô dòng vốn) tăng cao và sẽ làm cho dòng vốn chuyển hướng sang các quốc gia khác (các nước có chi phí giao dịch vốn thấp hơn) Có khả năng làm cho TTCK nước đang phát triển bị chững lại, nếu TTCK rơi vào cảnh khó khăn thì việc lấy lại niềm tin từ các nhà đầu tư một lần nữa là vô cùng khó khăn.
- Tác động của việc hạn chế dòng vốn Hạn chế được ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính do những cuộc tấn công đầu cơ và việc rút vốn đồng loạt của những nhà đầu tư nước ngoài Hạn chế tình trạng đô la hóa.
- Tác động của việc hạn chế dòng vốn Hiện nay, các dòng vốn quốc tế thực sự cần thiết cho các nước đang phát triển, và việc hạn chế dòng vốn xem ra là một liều thuốc còn tệ hại hơn là chính bản thân căn bệnh (vì tình trạng bất ổn). Malaysia ban hành một số qui định hạn chế nghiêm ngặt đối với dòng vốn ra vào năm 1998, nhưng chưa đầy một năm sau đã bãi bỏ hay giảm bớt phần lớn các qui định này.
- Tác động của việc hạn chế dòng vốn Vì sự phát triển ổn định và lành mạnh của hệ thống tài chính, kiểm soát vốn là cần thiết, tuy nhiên các biện pháp cần phải theo nguyên tắc bất hồi tố (nghĩa là chỉ tác động đến những luồng vốn nước ngoài vào thị trường từ sau thời điểm ban hành chính sách, để yên cho nguồn vốn nước ngoài hiện nay, như vậy sẽ giảm ảnh hưởng tiêu cực của thị trường trước những biện pháp kiểm soát vốn của chính phủ), rõ ràng và có thể dự đoán được.
- Tác động của việc hạn chế dòng vốn Theo GS Joseph Stiglitz - người đoạt giải Nobel Kinh tế, từng là chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới - kiểm soát vốn là một biện pháp tốt, đặc biệt ở những thị trường nhỏ và đang phát triển. Thực tế cho thấy, Khi cuộc khủng hoảng tài chính 1997 đã qua, Stiglitz nhận định những quốc gia làm theo khuyến nghị không nên kiểm soát vốn của IMF như Thái Lan và Indonesia đều bị trượt sâu vào khủng hoảng và suy thoái lâu hơn trong khi những quốc gia có hình thức kiểm soát vốn hoặc nhanh chóng chấp nhận nó như Trung Quốc, Ấn Độ và Malaysia lại thoát khỏi khủng hoảng với những thiệt hại tương đối nhỏ.
- Tác động của việc hạn chế dòng vốn Ông Stiglitz cho biết, biện pháp phổ biến nhất là kiểm soát "mềm", chẳng hạn đánh thuế cao đối với đầu tư ngắn hạn. "Hiệu quả của nó là không khuyến khích người ta mua bán nhanh chóng trong vòng một đêm"
- Tác động của áp chế tài chính Các kiểm soát lãi suất ngặt nghèo, tỷ lệ dữ trữ bắt buộc cao tương tác với lạm phát và thường làm cho lãi suất tiền gửi ở vào mức âm cản trở phát triển hệ thống tài chính theo chiều sâu. Lãi suất thấp đã không làm tăng được vốn đầu tư như dự kiến vì khả năng huy động tiết kiệm bị hạn chế. Đầu tư của cả hộ gia đình và doanh nghiệp được tập trung nhiều vào các tài sản có giá trị không bị tác động bởi lạm phát (vd: vàng hay bất động sản).
- Do vốn vay trong hệ thống tài chính chính thức bị giảm, các nhà đầu tư phải dựa nhiều hơn vào vốn tự có. Việc dựa vào vốn tự có làm cho tài sản nợ của các doanh nghiệp có tính thanh khoản rất thấp. Hoạt động đầu tư của các quỹ đầu tư và công ty bảo hiểm bị hạn chế khi tiền tệ bất ổn định và tài sản tài chính không có tính thanh khoản. Hoạt động phân bổ tín dụng theo chỉ định đi kèm với những ưu đãi khác nhau về lãi suất tạo ra những khác biệt lớn về lãi suất giữa đối tượng được ưu tiên và không được ưu tiên.
- HẾT CHƯƠNG 5 Trở về mục lục
- CHƯƠNG 6: HỘI NHẬP TÀI CHÍNH QUỐC TẾ (INTERNATIONAL FINANCIAL INTERGRATION) Trở về mục lục
- NỘI DUNG 1. Hệ thống tài chính quốc tế 2. Lợi ích của hội nhập tài chính. 3. Lợi ích của dòng chảy vốn. 4. Những thách thức và nguy cơ trong quá trình hội nhập. 5. Nợ nước ngoài & khủng hoảng nợ nước ngoài
- 1. HỆ THỐNG TÀI CHÍNH QUỐC TẾ Ôn lại các hệ thống TCQT ở Chương 1: o WB o IMF o NHTTQT o
- CÁC CẤP ĐỘ HỘI NHẬP Hợp đồng thương mại ưu đãi Khu vực thương mại tự do Liên minh thuế quan Thị trường chung Liên minh kinh tế Giảm thuế Loại bỏ Thuế quan Dịch chuyển Chính sách quan trong thuế quan chung đối tự do lao kinh tế nhóm trong với ngoài động và vốn chung và nhóm nhóm trong nhóm đồng tiền chung
- 2. LỢI ÍCH CỦA HỘI NHẬP TÀI CHÍNH Về cơ bản lợi ích của hội nhập gồm hai loại chính: 1. Về mặt sản xuất. 2. Về mặt tiêu dùng.
- 2. LỢI ÍCH CỦA HỘI NHẬP TÀI CHÍNH LỢI ÍCH VỀ MẶT SẢN XUẤT: Cho phép chuyên môn hóa quốc tế ở mức cao hơn. Phân bổ các nguồn lực khan hiếm đến những nơi sử dụng chúng hữu hiệu nhất mà không phụ thuộc vào vị trí, nhờ đó đẩy mạnh tăng trưởng. Cắt đứt mối liên hệ giữa tiết kiệm địa phương và đầu tư địa phương. Các nhà đầu tư có thể đi vay và những người tiết kiệm có thể vay trên thị trường quốc tế, do vậy lãi suất toàn cầu sẽ trở thành chi phí sử dụng vốn và suất sinh lợi từ tiết kiệm tương xứng.
- 2. LỢI ÍCH CỦA HỘI NHẬP TÀI CHÍNH Sự hội nhập có nâng cao được các tỷ lệ tăng trưởng tại các nền kinh tế mở hay trong nền kinh tế thế giới một cách lâu dài hay không? Sự hội nhập có thể làm giảm tỷ lệ tiết kiệm vì sự đa dạng hóa rủi ro và sự tiếp cận thị trường vốn thế giới làm giảm đi nhu cầu tiết kiệm dự phòng. Lợi ích lâu dài từ quá trình hội nhập có được là thông qua chất lượng của đầu tư hơn là thông qua số lượng đầu tư. Thúc đẩy tăng trưởng năng suất thông qua dịch chuyển các kết hợp đầu tư hướng tới những dự án có suất sinh lợi cao hơn.
- 2. LỢI ÍCH CỦA HỘI NHẬP TÀI CHÍNH Cải thiện khả năng làm giảm và đa dạng hóa rủi ro cao hơn thường phát sinh trong những dự án có sinh lợi cao hơn. Đ/v LDCs: lợi ích của việc đuổi kịp các nước khác và lợi ích về gia tăng hiệu quả toàn cầu. Lợi ích tức thời thông qua những ảnh hưởng lan tỏa về tri thức, cụ thề là trên thị trường tài chính và thông qua FDI.
- 2. LỢI ÍCH CỦA HỘI NHẬP TÀI CHÍNH LỢI ÍCH VỀ MẶT TIÊU DÙNG: Sự hội nhập cho phép cá nhân đảm bảo tránh được những phát triển bất lợi trong nền kinh tế nước nhà thông qua việc đa dạng hóa danh mục đầu tư quốc tế. Khai thác thị trường vốn toàn cầu để dàn trải sự giảm sút thu nhập nhất thời.
- 2. LỢI ÍCH CỦA HỘI NHẬP TÀI CHÍNH ẢNH HƯỞNG LAN TỎA CỦA HỘI NHẬP TÀI CHÍNH Chi phí sử dụng vốn đối với người đi vay cuối cùng bao gồm: (1) lãi suất thực từ tài sản thanh khoản có rủi ro tối thiểu, (2) phí rủi ro do nhà trung gian tài chính qui định để cấp vốn cho những dự án cụ thể, (3) cơ cấu chi phí của hệ thống tài chính, và (4) biên lợi nhuận. o Đ/v cơ cấu chi phí của hệ thống tài chính và biên lợi nhuận do sự hội nhập làm phát triển chiều sâu của hệ thống tài chính hay cải thiện sức cạnh tranh.
- ẢNH HƯỞNG LAN TỎA CỦA HỘI NHẬP TÀI CHÍNH Hệ thống tài chính cũng được phát triển/tăng cường về chiều sâu thông qua việc phân bổ nguồn lực hiệu quả hơn. Lợi ích khi hội nhập tài chính quốc tế là mở ra cánh cửa cho đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào và ra.
- 3. LỢI ÍCH CỦA DÒNG CHẢY VỐN Nguyên nhân của sự di chuyển vốn quốc tế: o Khác biệt lãi suất. o Lãi suất cân bằng do cầu vốn dịch chuyển trong khi cung vốn là cố định ở các quốc gia. Các hình thức di chuyển vốn quốc tế: o Phân theo cơ cấu vốn đầu tư: Vốn pháp định, vốn vay. o Phân theo hình thức vốn: vốn tiền tệ, vốn hiện vật, trái phiếu, cổ phiếu. o Phân theo mối quan hệ giữa quyền sở hữu và quyền quản lý điều hành đối tượng đầu tư: FDI, FII.
- 3. LỢI ÍCH CỦA DÒNG CHẢY VỐN LỢI ÍCH CỦA DÒNG VỐN FDI: Gia tăng tổng khối lượng đầu tư/lượng cung vốn ở nước nhận đầu tư; do đó làm tăng quy mô GDP. Ngay cả nếu nó thay thế cho đầu tư trong nước thay vì bổ sung cho đầu tư trong nước, nó vẫn có thể hữu hiệu hơn so với nguồn vốn nó thay thế. Đem thị trường quốc tế lại gần hơn. Tránh hàng rào bảo hộ mậu dịch (đ/v nước xuất khẩu FDI) Tạo ra những ảnh hưởng lan tỏa (ngoại tác) làm tăng năng suất của nguồn vốn trong nước hiện hữu. Khai thác tiềm năng vị trí địa lý, tài nguyên, lao động, .
- 3. LỢI ÍCH CỦA DÒNG CHẢY VỐN Biểu 2 Tầm quan trọng của nguồn vốn FDI ở các nước châu Á (Tỷ trọng FDI trong tổng vốn đầu tư, %) Bình quân 1995 1998 2000 2001 2002 1988-93 Trung Quốc 6.4 14.7 13.1 10.3 10.5 Hàn Quốc 1.0 0.8 5.7 7.1 3.1 1.5 Đài Loan 2.9 2.4 0.4 6.8 7.8 2.9 Hồng Kông 16.5 14.6 29.4 138.9 54.2 35.2 Xinh-ga-po 29.2 25.6 24.7 45.6 43.8 Ma-lai-xia 20.7 15.5 14.0 16.5 2.5 Thái Lan 5.4 2.8 29.9 12.4 14.4 3.7 Phi-líp-pin 7.8 8.9 12.5 9.7 8.0 8.6 In-đô-nê-xia 3.1 6.7 -1.5 -14.3 -10.8 Việt Nam 45.4 42.8 23.9 15.0 13.7
- Components3. LỢI of FDI ÍCH in Vietnam, CỦA 1991-2001 DÒNG CHẢY VỐN 2500 Mil lio 2000 n of 962 US 1500 990 D 582 1007 1000 218 535 480 1273 436 1049 990 424 500 831 38 705 450 460 20 295 340 401 145 0 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 Equity Loans
- Lợi ích của dòng vốn đối với nền kinh tế Việt Nam Bù đắp khoảng chênh lệch khá lớn giữa tiết kiệm và đầu tư của Việt Nam, tạo ra lực phát triển mới cho nền kinh tế. Góp phần cải thiện cán cân thanh toán và tài khoản vãng lai. Tạo thuận lợi cho việc tiếp cận và mở rộng thị trường quốc tế, nâng cao năng lực xuất khẩu của Việt Nam.
- Lợi ích của dòng vốn đối với nền kinh tế Việt Nam Đóng góp vào nguồn ngân sách Nhà nước và giải quyết việc làm. Đóng góp vào việc cải cách thể chế, tăng tính canh tranh của nền kinh tế. Ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế.
- 4.THÁCH THỨC VÀ NGUY CƠ TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP Thách thức lớn nhất của nước ta gồm 3 yếu tố: o Sự hiểu biết về những luật lệ các tổ chức kinh tế quốc tế. o Tác động đến chiến lược phát triển kinh tế quốc gia như thế nào? o Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước.
- 4.THÁCH THỨC VÀ NGUY CƠ TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP NGUY CƠ: Chính trị xã hội không ổn định. Sự hội nhập sẽ bị chậm lại hay dỡ lỡ. Sự chậm hội nhập.
- HẾT CHƯƠNG 6 Trở về mục lục
- CHƯƠNG 7: KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH (Financial Crisis) Trở về mục lục
- NộiNỘI dung DUNG A Nguồn gốc khủng hoảng tài chính B Khủng hoảng tài chính Châu Á 1997 C Khủng hoảng tài chính thế giới 2008 D Khủng hoảng nợ nước ngoài
- A. Nguồn gốc khủng hoảng tài chính : Đại khủng hoảng 1929-1933 Khủng hoảng kinh tế 1973-1975 Khủng hoảng khu vực Mỹ La tinh thập niên 1980s Khủng hoảng thị trường chứng khoán thế giới 1987 Khủng hoảng tài chính Nhật Bản 1990 Khủng hoảng nợ nước ngoài ở Châu Phi Khủng hoảng tài chính Châu Á 1997 Đại khủng hoảng 2008
- A. Nguồn gốc khủng hoảng tài chính : Tính chất chung của các cuộc khủng hoảng này: Khủng hoảng tài chính => Khủng hoảng kinh tế Lý thuyết thị trường hiệu quả và sự thất bài của niềm tin này. Friedman: NHTW làm cho thị trường không hiệu quả Keynesian: NHTW làm cho thị trường hiệu quả hơn. Quá trình tạo tìên của NHTW => tất yếu dẫn tới lạm phát Nợ nần gây ra lạm phát. Vấn đề chênh lệch thông tin trong các thị trường tài chính.
- A. Nguồn gốc khủng hoảng tài chính : NHTW & khủng hoảng tín dụng. Tăng trưởng tín dụng, bong bóng tài chính và nguy cơ khủng hoảng tài chính. Mối liên hệ giữa khủng hoảng thị trường chứng khoán và khủng hoảng tài chính. Yếu tố đầu cơ toàn cầu và khủng hoảng tài chính thế giới. Cơ chế giám sát tài chính quốc gia, khu vực, và toàn cầu. Vai trò của các quỹ bình ổn tài chính.
- A. Nguồn gốc khủng hoảng tài chính : Kỷ nguyên Greenspan (1987-2008): oTạo bong bóng (1995-1997) oBong bóng xì hơi (1999-2000) oBong bóng chứng khoán nổ (2000-2001) oBong bóng bất động sản (2001-2003) oBong bóng bất động sản (2003-2007) G. Soros: sát thủ tài chính quốc tế.
- B. Khủng hoảng tài chính Châu Á 1997: Khủng hoảng tài chính Đông Á là cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu từ tháng 7 năm 1997 ở Thái Lan rồi ảnh hưởng đến các thị trường chứng khoán, trung tâm tiền tệ lớn, và giá cả của những tài sản khác ở vài nước châu Á, nhiều quốc gia trong đó được coi như là "những con Hổ Đông Á". Cuộc khủng hoảng này còn thường được gọi là Khủng hoảng tiền tệ Đông Á.
- B. Khủng hoảng tài chính Châu Á 1997: Các dòng vốn nước ngoài kéo vào: Chính sách tiền tệ nới lỏng và việc tự do hóa tài chính ở Mỹ, châu Âu và Nhật Bản cuối thập niên 1980 đã khiến cho tính thanh khoản toàn cầu trở nền cao quá mức Những xúc tiến đầu tư và những bảo hộ ngầm của chính phủ cho các thể chế tài chính cũng góp phần làm các công ty ở châu Á bất chấp mạo hiểm để đi vay ngân hàng trong khi các ngân hàng bất chấp mạo hiểm để đi vay nước ngoài mà phần lớn là vay nợ ngắn hạn và nợ không tự bảo hiểm rủi ro.
- B. Khủng hoảng tài chính Châu Á 1997: Những thay đổi bất lợi của kinh tế thế giới: Nhật Bản, một trong những thị trường xuất khẩu lớn nhất của các nước châu Á bị trì trệ từ đầu thập niên 1990 FED bắt đầu nâng lãi suất của USD lên để ngăn chặn lạm phát. Và do đồng tiền của các nước Đông Nam Á được neo vào Dollar Mỹ, nên xuất khẩu của các nước này trở nên kém cạnh tranh.
- B. Khủng hoảng tài chính Châu Á 1997: Tấn công đầu cơ và rút vốn đồng loạt Nguyên nhân trực tiếp của khủng hoảng tài chính Đông Á năm 1997 là những cuộc tấn công đầu cơ và việc rút vốn đồng loạt khỏi các nước châu Á. Thị trường bất động sản của Thái Lan đã vỡ. Một số thể chế tài chính bị phá sản. Người ta không còn tin rằng chính phủ đủ khả năng giữ nổi tỷ giá hối đoái cố định. Một số thể chế đầu cơ vĩ mô đã tiến hành tấn công tiền tệ châu Á. Các nhà đầu tư nước ngoài đồng loạt rút vốn ra.
- B. Khủng hoảng tài chính Châu Á 1997: Tấn công đầu cơ và rút vốn đồng loạt (tt) Một nguyên nhân trực tiếp nữa của khủng hoảng là năng lực xử lý khủng hoảng yếu kém. Cuộc khủng hoảng có thể xem như một thất bại trong việc xây dựng năng lực phù hợp kịp thời, thất bại trong việc ngăn chặn sự lôi kéo tiền tệ. Một số nhà kinh tế lại chỉ trích chính sách tài chính thắt chặt của IMF được áp dụng ở các nước xảy ra khủng hoảng càng làm cho khủng hoảng thêm trầm trọng.
- B. Khủng hoảng tài chính Châu Á 1997: Tóm lại, sự sụp đổ tỷ giá hối đoái từ gốc của nó đã có sự mất cân bằng cơ bản trong cán cân thanh toán và tính tự do thay thế của đồng nội tệ. Đây là hai nguồn nguyên nhân cơ bản của cuộc khủng hoảng.
- B. Khủng hoảng tài chính Châu Á 1997: Khủng hoảng đã gây ra những ảnh hưởng vĩ mô nghiêm trọng, bao gồm mất giá tiền tệ, sụp đổ thị trường chứng khoán, giảm giá tài sản ở một số nước châu Á. Nhiều doanh nghiệp bị phá sản, dẫn đến hàng triệu người bị đẩy xuống dưới ngưỡng nghèo trong các năm 1997-1998. Những nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất là Indonesia, Hàn Quốc và Thái Lan.
- B. Khủng hoảng tài chính Châu Á 1997: Một ảnh hưởng lâu dài và nghiêm trọng, đó là GDP và GNP bình quân đầu người tính bằng Dollar Mỹ theo sức mua tương đương giảm đi. Nội tệ mất giá là nguyên nhân trực tiếp của hiện tượng này. Thu nhập bình quân đầu người của Thái Lan đã giảm từ mức 8.800 USD năm 1997 xuống còn 8.300 USD vào năm 2005, của Indonesia giảm từ 4.600 USD xuống 3.700 USD, của Malaysia giảm từ 11.100 USD xuống 10.400 USD.
- B. Khủng hoảng tài chính Châu Á 1997: Tổng sản phẩm quốc nội GDP của nước ta giảm từ 8.2% (1997) xuống còn 5.8% (1998) Các nhà đầu tư nước ngoài đồng loạt rút vốn ra ở Đông Á do đó lượng vốn đầu tư vào nước ta cũng giảm làm ảnh hưởng đến việc tăng trưởng kinh tế. Nhật Bản, một trong những thị trường xuất khẩu lớn nhất của nước ta bị trì trệ từ đầu thập niên 1990 và Fed nâng lãi suất làm cho đồng USD tăng giá do đó tỷ giá hối đoái của ta giảm nên bất lợi cho việc xuất khẩu Nhìn chung thì cuộc khủng hoảng kinh tế Châu Á năm 1997 ảnh hưởng không nhiều đến nước ta.
- B. Khủng hoảng tài chính Châu Á 1997: • Khủng hoảng tài chính Đông Á làm người ta nhận thức rõ hơn sự cần thiết phải có một hệ thống tài chính - ngân hàng vững mạnh, minh bạch. • Điều này thôi thúc IMF và Ngân hàng Thanh toán Quốc tế đổi mới các quy chế về ngân hàng và các tổ chức tín dụng nói chung.
- B. Khủng hoảng tài chính Châu Á 1997: Chính phủ nhiều nước đang phát triển cho rằng các dòng vốn FII và vốn vay ngân hàng nước ngoài có thể đem lại những tác động bất lợi với nền kinh tế của họ. Do đó, nhiều chính phủ đã ban hành những quy chế nhằm điều tiết các dòng vốn này. Những thỏa thuận ở cấp khu vực nhằm phát triển một hệ thống phòng ngừa khủng hoảng tái diễn đã được thúc đẩy ở châu Á.
- B. Khủng hoảng tài chính Châu Á 1997: Các nhà nghiên cứu kinh tế đã nhận thấy sự hạn chế của các mô hình lý luận về khủng hoảng tiền tệ trước đây trong việc giải thích nguồn gốc và sự lây lan của khủng hoảng tài chính Đông Á. Đã có nhiều nỗ lực nhằm đưa ra một mô hình mới về khủng hoảng tiền tệ, chẳng hạn như mô hình phương pháp tiếp cận bảng cân đối tài sản, lý thuyết bong bóng, lý thuyết về nguồn gốc khủng hoảng từ chính sách tài chính và chính sách tiền tệ.
- B. Khủng hoảng tài chính Châu Á 1997: Các biện pháp cải tổ: Đổi mới phương pháp quản lý kinh tế vĩ mô Cải cách khu vực tài chính Cải tổ cách thức quản lý của khu vực xí nghiệp Cải cách các thị trường
- C. Khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008: Khủng hoảng tài chính Hoa Kỳ năm 2007 là cuộc khủng hoảng trong nhiều lĩnh vực tài chính (tín dụng, bảo hiểm, chứng khoán) diễn ra từ năm 2007 cho đến tận nay. Cuộc khủng hoảng này bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng tín dụng nhà ở thứ cấp. Và bản thân nó lại là nguồn gốc trực tiếp của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.
- C. Khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008: Nguyên nhân: Khủng hoảng thị trường bất động sản Chứng khoán hoá/Sản phẩm tài chính phái sinh Bong bóng tài chính Hệ thống tài chính/tiền tệ thế giới bất ổn Khác
- C. Khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008 : Chứng khoán hóa Các sản phẩm chứng khoán hóa xuất hiện từ đầu thập niên 1970 và phát triển mạnh trong môi trường chính sách tiền tệ được nới lỏng từ năm 2001. Chứng khoán hóa và việc ra đời các sản phẩm của quá trình này như: - Chứng khoán đảm bảo bằng tài sản thế chấp (MBS) - Giấy nợ đảm bảo bằng tài sản (CDO) và các loại tương tự là một phát minh lớn về công cụ tài chính.
- C. Khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008 : Chứng khoán hóa (tt) • Tuy nhiên, - vì có ít nhất tới 4 loại chủ thể kinh tế liên quan đến chứng khoán hóa. - vì sự xuất hiện của bảo hiểm cho các sản phẩm chứng khoán hóa như hợp đồng hoán đổi tổn thất tín dụng (CDS), - vì sự ra đời của các thể chế như các thể chế mục đích đặc biệt (SPV) và những công cụ đầu tư kết cấu (SIV) để mua bán MBS và CDO
- C. Khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008 : Do vậy đã tồn tại những rủi ro hệ thống bao gồm cả rủi ro đạo đức và lựa chọn trái ý. Trong khi đó, mô hình giám sát tài chính của Hoa Kỳ trước khủng hoảng không đủ năng lực giám sát các rủi ro này. Những rủi ro mang tính hệ thống đã tồn tại và một khi sự cố đối với bong bóng thị trường tài sản xảy ra thì những rủi ro này sẽ làm mất lòng tin ghê gớm của các bên liên quan.
- C. Khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008 : Thêm vào đó,việc thực hành cho vay liên ngân hàng sẽ làm cho những tổn thất tín dụng lây lan ra toàn hệ thống ngân hàng; một ngân hàng phá sản sẽ kéo theo nhiều ngân hàng khác phá sản. Và mất lòng tin ở người gửi tiền gây ra đột biến rút tiền gửi còn làm cho tình hình thêm nghiêm trọng và diễn ra nhanh chóng hơn.
- C. Khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008 : Năm 2005,tình hình giá nhà đất giảm và chất lượng tài sản đảm bảo cho các MBS và các CDO giảm theo. Rủi ro mang tính hệ thống đã làm cho khủng hoảng tín dụng nhà ở thứ cấp nổ ra vào 5/2006 khi mà nhiều tổ chức phát hành MBS và CDO. Một số tổ chức tài chính mà trong danh mục tài sản của mình có nhiều MBS và CDO sụp đổ. Tiếp theo đó, khủng hoảng tài chính nổ ra vào 8/ 2007 khi đến lượt cả các SPV và SIV cũng sụp đổ, rồi phát triển thành khủng hoảng tài chính toàn cầu từ 9/2008 khi cả những tổ chức tài chính khổng lồ như Lehman Brothers sụp đổ.
- C. Khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008 : Bong bóng thị trường nhà ở Bong bóng nhà ở vỡ làm nhiều người vay tiền ngân hàng đầu tư nhà không trả được nợ dẫn tới bị tịch biên nhà thế chấp. Nhưng giá nhà xuống khiến cho tài sản tịch biên không bù đắp nổi khoản ngân hàng cho vay, khiến các ngân hàng rơi vào khó khăn.
- C. Khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008 : Sau khi bong bóng nhà ở vỡ, các cá nhân gặp khó khăn trong việc trả nợ. Nhiều tổ chức tín dụng cho vay mua nhà gặp khó khăn vì không thu hồi được nợ. Giá nhà ở giảm nhanh khiến cho các loại giấy nợ đảm bảo bằng tài sản (CD-collateralized debt obligations) và chứng khoán đảm bảo bằng tài sản thế chấp (MBS-mortgage-backed security) do các tổ chức tài chính phát hành bị giảm giá nghiêm trọng.
- C. Khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008 : Bảng cân đối tài sản của các tổ chức này xấu đi và xếp hạng tín dụng của họ bị các tổ chức đánh giá đánh tụt. Cuộc khủng hoảng tín dụng nhà ở thứ cấp nổ ra.
- C. Khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008 : Tháng 8 năm 2007, một số tổ chức tín dụng của Mỹ phải làm thủ tục xin phá sản như New Century Financial Corporation. Một số khác thì rơi vào tình trạng cổ phiếu của mình mất giá mạnh như Countrywide Financial Corporation. Nhiều người gửi tiền ở các tổ chức tín dụng này đã lo sợ và đến rút tiền, gây ra hiện tượng đột biến rút tiền gửi khiến cho các tổ chức đó càng thêm khó khăn. Nguy cơ khan hiếm tín dụng hình thành. Cuộc khủng hoảng tài chính thực thụ chính thức nổ ra.
- C. Khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008 : Từ Mỹ, rối loạn này lan sang các nước khác. Ở Anh quốc, ngân hàng Northern Rock bị chao đảo vì người gửi tiền xếp hàng đòi rút tiền gửi.
- C. Khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008 FED đã tiến hành các biện pháp nhằm tăng mức độ thanh khoản của thị trường tín dụng: Thực hiện nghiệp vụ thị trường mở mua vào các loại công trái Mỹ, trái phiếu chính phủ Mỹ & trái phiếu chính phủ Mỹ đảm bảo theo tín dụng nhà ở. Tháng 9/2007, FED còn tiến hành giảm lãi suất cho vay qua đêm liên ngân hàng (Fed fund rates) từ 5,25% xuống 4,75%. Trong khi đó, Ngân hàng Trung ương Châu Âu đã bơm 205 tỷ USD vào thị trường tín dụng để nâng cao mức thanh khoản.
- C. Khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008 : Tháng 12/2007, cuộc khủng hoảng tiến sang nấc trầm trọng hơn khi những báo cáo kinh tế cuối năm cho thấy sự điều chỉnh của thị trường bất động sản diễn ra lâu hơn dự tính và quy mô của khủng hoảng cũng rộng hơn dự tính. Tình trạng đói tín dụng trở nên rõ ràng. Hệ thống dự trữ liên bang cố gắng giảm mạnh lãi suất liên ngân hàng vào 12/2007 và 2/2008 nhưng không có hiệu quả như mong đợi.
- C. Khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008 : Tháng 3/2008, Ngân hàng dự trữ liên bang New York cố cứu Bear Sterns, nhưng không nổi. Công ty này chấp nhận để JP Morgan Chase mua lại với giá 10 USD/CP, nghĩa là thấp hơn rất nhiều với giá 130,2 USD/CP, lúc đắt giá nhất trước khi khủng hoảng nổ ra. Việc Ngân hàng dự trữ liên bang New York cứu không nổi Bear Sterns và buộc lòng để công ty này bị bán đi với giá quá rẻ đã khiến cho sự lo ngại về năng lực can thiệp của chính phủ cứu viện các tổ chức tài chính gặp khó khăn. Sự sụp đổ của Bear Stern đã đẩy cuộc khủng hoảng lên nấc thang trầm trọng hơn.
- C. Khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008 : Tháng 8/2008, Lehman Brothers - một tổ chức tài chính vào loại lớn nhất và lâu đời nhất của Mỹ, bị phá sản. Tiếp sau Lehman là một số công ty khác!!!! Tháng 9/2008, Thượng viện Mỹ thông qua Đạo luật Ổn định Kinh tế Khẩn cấp 2008 cho phép bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ chi tới 700 tỷ USD cứu nền tài chính của nước này bằng cách mua lại các khoản nợ xấu của ngân hàng, đặc biệt là các chứng khoán đảm bảo bằng bất động sản.
- C. Khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008 : Chỉ số bình quân công nghiệp Dow-Jones giảm liên tục từ cuối quý III năm 2007. Là nguyên nhân chính làm cho kinh tế Hoa Kỳ rơi vào suy thoái từ tháng 12/2007. Bình quân mỗi tháng từ tháng 1 tới tháng 9/2008, có 84 nghìn lượt người lao động Hoa Kỳ bị mất việc làm. Hàng loạt tổ chức tài chính khổng lồ và lâu đời bị phá sản đã đẩy kinh tế Hoa Kỳ vào tình trạng thiếu hụt tín dụng.
- C. Khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008 : Hậu quả: Doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, sa thải lao động, cắt giảm các hợp đồng nhập đầu vào. Thất nghiệp gia tăng tiêu dùng của các hộ gia đình giảm làm cho các DN khó bán được hàng hóa. Nhiều DN bị phá sản hoặc có nguy cơ bị phá sản. Tiêu dùng giảm, hàng hóa ế thừa đã dẫn tới mức giá chung của nền kinh tế giảm liên tục, đẩy kinh tế Hoa Kỳ tới nguy cơ có thể bị giảm phát. Dolar Mỹ lên giá xuất khẩu thiệt hại nặng nề.
- C. Khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008 : Giá dầu giảm mạnh từ giữa năm 2008 do lượng cầu giảm khi kinh tế thế giới xấu đi Hoa Kỳ là thị trường nhập khẩu quan trọng của nhiều nước, do đó khi kinh tế suy thoái, xuất khẩu của nhiều nước bị thiệt hại, nhất là những nước theo hướng xuất khẩu ở Đông Á. Nhiều tổ chức tài chính ở Châu Âu bị phá sản.Các nền kinh tế lớn nhất khu vực là Đức và Ý rơi vào suy thoái. Anh, Pháp, Tây Ban Nha cùng đều giảm tăng trưởng. Khu vực đồng Euro chính thức rơi vào cuộc suy thoái kinh tế đầu tiên kể từ ngày thành lập. Các nền kinh tế Mỹ Latinh cũng có quan hệ mật thiết với kinh tế Hoa Kỳ, nên cũng bị ảnh hưởng tiêu cực khi các dòng vốn ngắn hạn rút khỏi khu vực và khi giá dầu giảm mạnh. Ecuador tiến đến bờ vực của một cuộc khủng hoảng nợ.
- C. Khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008 : Lo ngại về bất ổn định xảy ra đã làm cho nạn đầu cơ lương thực nổ ra, góp phần dẫn tới giá lương thực tăng cao trong thời gian cuối năm 2007 đầu năm 2008, tạo thành một cuộc khủng hoảng giá lương thực toàn cầu. Nhiều thị trường chứng khoán trên thế giới gặp phải đợt mất giá chứng khoán nghiêm trọng. Các nhà đầu tư chuyển danh mục đầu tư của mình sang các đơn vị tiền tệ mạnh như dollar Mỹ, yên Nhật, france Thụy Sĩ đã khiến cho các đồng tiền này lên giá so với nhiều đơn vị tiền tệ khác, gây khó khăn cho xuất khẩu của Mỹ, Nhật Bản, Thụy Sĩ và gây rối loạn tiền tệ ở một số nước buộc họ phải xin trợ giúp của IMF
- C. Khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008 : Chính phủ các nước G7 và G20 đều tuyên bố sẽ sử dụng tất cả các biện pháp để ổn định thị trường tài chính - tiền tệ, bảo đảm thanh toán tiền gửi tiết kiệm của người dân, tiến hành quốc hữu hoá các ngân hàng có nguy cơ phá sản, cung cấp vốn vay không giới hạn bằng USD cho các ngân hàng. Bên cạnh đó, IMF tuyên bố sẵn sàng hỗ trợ cho các thành viên trong trường hợp cần thiết, với nguồn vốn khoảng 200 tỷ USD.
- C. Khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008 : Chính phủ Mỹ đã triển khai kế hoạch giải cứu thị trường trị giá hơn 700 tỷ USD, Chính phủ các nước EU tuyên bố đưa ra các kế hoạch tổng cộng khoảng 3.000 tỷ USD và giải cứu thị trường bằng biện pháp mua lại nợ xấu, cơ cấu lại tài sản của các ngân hàng. Hiện nay Chính phủ Mỹ cũng đang bàn biện pháp hỗ trợ ngành sản xuất ô tô trong nước để tránh bị phá sản với 14 tỷ USD.
- C. Khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008 : FED thực hiện trả lãi đối với tiền gửi dự trữ bắt buộc và tiền gửi vượt dự trữ bắt buộc cho các ngân hàng để tăng tiền dự trữ bắt buộc của các ngân hàng tại FED, có nguồn cho vay các ngân hàng khác. FED cũng thực hiện bảo lãnh các ngân hàng vay trên thị trường liên ngân hàng để ổn định thị trường tiền tệ trong điều kiện các ngân hàng không thực hiện cho vay lẫn nhau do lo ngại rủi ro mất vốn.
- C. Khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008 : NHTW nhiều nước bơm thêm các khoản tiền lớn nhằm tăng thanh khoản cho thị trường. NHTW các nước phát triển cũng tuyên bố sẽ cung ứng tiền không có giới hạn, phối hợp điều chỉnh giảm lãi suất chủ đạo để tác động trực tiếp làm giảm lãi suất thị trường nhằm tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế
- C. Khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008 : Do tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, trong đó một số nước bị ảnh hưởng khá nặng nề. Trung Quốc đã dành hơn 1.000 tỷ USD để kích thích nền kinh tế Liên minh châu Âu đang phải gồng mình chống lại những ảnh hưởng nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng tài chính đang tác động tới khu vực này và đã có rất nhiều cuộc họp cấp Bộ trưởng và Thượng đỉnh để tìm giải pháp cứu nguy các nền kinh tế đang bị đe dọa.
- C. Khủng hoảng tài chính thế giới 2008 & tác động đến Việt Nam Do vị thế đặc biệt của Mỹ là trung tâm tài chính lớn nhất của thế giới, là nhà đầu tư hàng đầu vào Việt Nam hiện nay, cũng là nơi có lượng Việt kiều đông nhất trên thế giới, nên xét về mặt tổng thể, khủng hoảng tài chính Mỹ cũng ảnh hưởng nhất định đến nền kinh tế Việt Nam, bởi lẽ:
- C. Khủng hoảng tài chính thế giới 2008 & tác động đến Việt Nam Thứ nhất, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 58,5 tỷ USD, tăng 34% so với cùng kỳ năm trước nhưng chủ yếu là do tăng giá. Những tháng cuối năm 2008, xuất khẩu bị giảm sút do các nước Mỹ, EU, Asean, Úc, bị ảnh hưởng nặng nề nhất của cuộc khủng hoảng tài chính cũng ảnh hưởng đến xuất khẩu của năm 2009 và do đó nguồn thu ngoại tệ của Việt Nam cũng sẽ bị suy giảm. Thứ hai, cuộc khủng hoảng có thể làm giảm sút mạnh nguồn kiều hối từ Mỹ và cả từ các nước khác có chịu ảnh hưởng trực tiếp từ cuộc khủng hoảng này do phần đông Việt kiều sinh sống ở Mỹ, EU bị giảm thu nhập. Thứ ba, đối với thu hút vốn đầu tư nước ngoài, nguồn tín dụng trên thị trường tài chính quốc tế bị thu hẹp do các nhà đầu tư nước ngoài gặp khó khăn về tài chính và cả sự thận trọng hơn khi đưa ra những quyết định đầu tư. Điều này làm cho FDI và FII suy giảm trên phạm vi toàn cầu và Việt Nam không ngoại lệ.
- C. Khủng hoảng tài chính thế giới 2008 & tác động đến Việt Nam Thứ tư, giá xăng dầu, các nguyên vật liệu đầu vào và hàng hóa tiêu dùng nhập khẩu có xu hướng giảm, sẽ tác động giảm lạm phát, nhưng bất lợi là giảm kim ngạch xuất khẩu và tăng thâm hụt thương mại do giảm cả khối lượng và giá. Thứ năm, cuộc khủng hoảng tài chính còn gây ra tác động khác đến khu vực TTCK ở 3 khía cạnh: - Một là, gây tâm lý lo ngại chung và sự trầm lặng, thận trọng hơn trong việc ra quyết định của các nhà đầu tư; - Hai là, có thể làm giảm lượng vốn nước ngoài đổ vào TTCK do các nhà đầu tư nước ngoài gặp khó khăn về nguồn vốn; - Ba là, có thể khiến các doanh nghiệp Việt Nam niêm yết trên TTCK gặp khó khăn trong kinh doanh, từ đó làm giảm sút lợi nhuận, kéo theo giảm sút thị giá chứng khoán của mình.
- C. Khủng hoảng tài chính thế giới 2008 & tác động đến Việt Nam Đối với thị trường tiền tệ và hoạt động ngân hàng ở VN: Nền kinh tế vẫn duy trì đà tăng trưởng, lạm phát có xu hướng giảm rõ rệt, nhập siêu giảm, dự trữ ngoại hối Nhà nước ở mức khá cao, cán cân thanh toán thặng dư, thu ngân sách tăng lên, tiềm lực phát triển kinh tế ở thị trường nội địa khá lớn, môi trường đầu tư thuận lợi, chính trị – xã hội ổn định; chính sách tiền tệ thắt chặt nhưng được điều hành linh hoạt, các NHTM có khả năng đảm bảo an toàn hoạt động kinh doanh, lòng tin của người dân đối với VND đã tăng lên. Mặt khác, thị trường tài chính và mức độ liên kết của các ngân hàng trong nước với hệ thống tài chính quốc tế còn hạn chế, cho nên thị trường tiền tệ và hoạt động ngân hàng trong nước chịu ít tác động trực tiếp của cuộc khủng hoảng tài chính hoặc có tác động gián tiếp ở mức độ không lớn.
- C. Khủng hoảng tài chính thế giới 2008 & tác động đến Việt Nam Giám sát tài chính và sự thận trọng trong chạy theo thời cuộc. Việt Nam cần đặc biệt quan tâm hơn đến việc xây dựng tốt những nền tảng cơ bản cho phát triển hệ thống và thị trường tài chính (như khuôn khổ pháp lý về giám sát và tổ chức giám sát tài chính, việc phát triển các định chế đầu tư dài hạn, định mức tín nhiệm, hệ thống động lực, việc tổ chức lại hai sàn GDCK ). Hiện tại, thông tin minh bạch và sự phân công, phối hợp hiệu quả giữa các cơ quan giám sát tài chính là đặc biệt quan trọng.
- C. Khủng hoảng tài chính thế giới 2008 & tác động đến Việt Nam Xây dựng và củng cố niềm tin của công chúng. Bởi nhiều khi sự đổ vỡ của ngân hàng bắt nguồn từ tâm lý hoảng loạn thái quá của dân chúng. Bài học này liên quan đến việc sử dụng tốt một công cụ kiểm soát là bảo hiểm tiền gửi (BHTG). Tổ chức BHTG cần phát huy tốt vai trò của mình để tạo được niềm tin của công chúng đối với hệ thống tài chính ngân hàng và tham gia ngăn chặn, xử lý những rủi ro nhằm hạn chế sự đổ vỡ mang tính dây chuyền.
- C. Khủng hoảng tài chính thế giới 2008 & tác động đến Việt Nam Để tránh rủi ro trong hệ thống ngân hàng, Chính phủ có thể can thiệp bằng cách: Tái cấp vốn cho các ngân hàng có vấn đề (bằng tiền từ ngân sách, hoặc bằng phát hành tiền), Cho phép những ngân hàng này hạch toán ngoại bảng những khoản nợ xấu, những tài sản không có khả năng thu hồi, và đẩy những món tài sản xấu này sang cho các công ty mua bán nợ.
- D. Khủng hoảng nợ nước ngoài Khủng hoảng nợ ở Châu Phi Khủng hoảng nợ ở các nước LDCs. Vai trò CLB Paris. Các chỉ trích của Stiglizt, Krugman về vai trò của IMF, WB đối với LDCs. Viện trợ nước ngoài thúc đẩy tăng trưởng? Thực tế và nghịch lý Mô hình Harrod-Domar có phải là hình mẫu cho tăng trưởng ở LDCs?
- HẾT CHƯƠNG 7 Trở về mục lục
- CHƯƠNG 8: PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TÀI CHÍNH VIỆT NAM (Vietnam Financial System Development) Trở về mục lục
- NỘI DUNG CHƯƠNG 8 THỰC TRẠNG HỆ THỐNG TÀI CHÍNH THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG VỐN KIẾN NGHỊ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TÀI CHÍNH
- 1. THỰC TRẠNG HỆ THỐNG TÀI CHÍNH 1.1.THỰC TRẠNG HỆ THỐNG TÀI CHÍNH VIỆT NAM 1.1.1. Những chuyển biến tích cực trong thị trường tài chính Việt Nam Các thị trường cấu thành cơ bản của TTTC đã được hình thành và từng bước hoàn thiện. Hệ thống ngân hàng đã được cơ cấu lại nhằm giảm thiểu những yếu kém của hệ thống và những sai lệch trong chính sách tín dụng. Các nguyên tắc quản lý tài chính tiên tiến và chuẩn mực quốc tế về tính minh bạch, kế toán, kiểm toán, giám sát đã và đang từng bước được thể chế hoá và ứng dụng rộng rãi hơn trong thực tế. Khung pháp luật của TTTC đang ngày càng phù hợp hơn với các chuẩn mực và thông lệ quốc tế
- 1.1.2. Những tồn tại trong hệ thống tài chính Việt Nam Quy mô thị trường chứng khoán còn nhỏ, trái phiếu do doanh nghiệp phát hành còn hạn chế. Phân khúc thị trường chưa được mở rộng đáng kể. Tỷ lệ nợ xấu còn khá cao trong các ngân hàng thương mại. Rủi ro trên thị trường tín dụng còn cao. Công tác giám sát chưa đáp ứng được yêu cầu.
- 1.1.2. Những tồn tại trong hệ thống tài chính Việt Nam Nhà bảo lãnh phát hành chủ yếu là các NHTM Nhà nước. Cách thức huy động vốn qua phát hành trái phiếu quốc gia trên thị trường quốc tế dường như vẫn thiếu tầm nhìn, chưa thật rõ ràng về mục tiêu dài hạn. Thành phần tham gia đấu thầu trái phiếu Chính phủ trên thực tế chủ yếu vẫn là các NHTM Nhà nước
- ĐỘ MỞ CỦA NỀN KINH TẾ • Tiến bộ: • Cơ chế xuất, nhập khẩu được cải thiện rất nhiều • Dỡ bỏ hạn chế đối với doanh nghiệp tham gia xuất khẩu • Tỷ giá ổn định. Huỷ bỏ yêu cầu kết hối ngoại tệ. • Trở ngại: • Hạn chế định lượng; mức thuế nhập khẩu cao, nhiều mức thuế khác nhau. Bảo hộ còn cao, bán trong nước lãi hơn là xuất khẩu. • Đầu tư nước ngoài còn chịu nhiều cản trở , gần đây giảm sút. • Dịch vụ tài chính - tiền tệ chậm phát triển ( bảo hiểm xuất khẩu, tín dụng v.v.). • Đồng tiền chưa chuyển đổi. - Các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh còn kém phát triển ( nghiên cứu thị trường, tư vấn) • Thương mại điện tử chưa phát triển
- THỂ CHẾ NHÀ NƯỚC • Tiến bộ: • Luật doanh nghiệp. Cải cách hành chính, đối thoại với doanh nghiệp. • Chính sách xuất khẩu cởi mở • Trở ngại: • Thiếu nhiều quy định quan trọng; một số nội dung chưa phù hợp với WTO • Môi trường kinh doanh chưa bình đẳng. Chính sách chưa đồng bộ ( như chính sách thuế) • Luật pháp có thể được vận dụng khác nhau; "tiền, hậu bất nhất"; khó dự đoán; thiếu ổn định. Quan chức nhà nước lạm quyền, vận dụng luật pháp tuỳ tiện. • Nền kinh tế thiếu tính minh bạch, công khai • Hình sự hoá các quan hệ dân sự
- HỆ THỐNG TÀI CHÍNH VIỆT NAM • Đã có nhiều tiến bộ, phát triển, cải tiến. • Tuy vậy, so với các nước trong khu vực còn kém phát triển, thiếu đa dạng, qui mô còn nhỏ; • Thị trường chứng khoán nhỏ bé, chậm phát triển; các Tổng Công ty nhà nước lớn chưa tham gia. • Năng lực đánh giá dự án đầu tư thấp; công nghệ ngân hàng lạc hậu; • Tỷ lệ nợ xấu còn cao; độ an toàn của ngân hàng cần được nâng cao. • Kinh nghiệm kinh doanh tài chính quốc tế còn ít; • Khó tiếp cận với tín dụng; mặt bằng tín dụng không đồng đều.
- Tổng tín dụng nền kinh tế trên GDP của một số nước Châu Á (%) 128.0 128.0 140 125.0 120 85.0 100 78.0 80 95.0 60 74.0 74 58.0 61.0 33.0 40 27.0 20 0 Indonesia Singapore China 1992 1998
- Độ sâu tài chính trên GDP của một số nước châu Á (%) 117.0 120 105.0 91.0 91.0 100 80 83.0 54.0 60 68.0 68 73.0 34.0 40 37.0 23.0 20 0 Indonesia Korea Singapore Thailand China Vietnam 1992 1998
- 2. THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP 1.2.1. Cơ hội Các ngân hàng và định chế tài chính trong nước sẽ có điều kiện tốt hơn để phát triển. Hội nhập sâu rộng hơn tạo sức ép cho các ngân hàng và các định chế tài chính. VN có nhiều cơ hội trong việc thu hút phát triển các dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm và thị trường chứng khoán của các định chế trung gian tài chính quốc tế Đẩy nhanh tiến trình tự do hóa tài chính.
- 2. THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP Các định chế tài chính nước ngoài đóng vai trò trong việc phát triển công nghệ tài chính mới. Sự phát triển khu vực tài chính tạo điều kiện gia tăng quy mô thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Hội nhập tài chính tạo ra nhiều cơ hội mới cho các doanh nghiệp trong nước có nhu cầu vay vốn hoàn toàn không bị giới hạn.
- 2. THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP 1.2.2. Thách thức Đối mặt với áp lực cạnh tranh từ các ngân hàng nước ngoài. Khả năng tài chính, trình độ quản lý và công nghệ của các ngân hàng Việt Nam còn thấp. Các Ngân hàng Việt Nam chỉ tập trung chủ yếu vào các DNNN nên phát sinh nhiều rủi ro. Cơ chế quản lý và hệ thống thông tin giám sát ngân hàng còn rất đơn giản, chưa phù hợp với thông lệ quốc tế.
- 2. THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP 1.2.2. Thách thức Các ngân hàng trong nước có thể mất thị phần đáng kể, mặc dầu hiện đang có một thị phần tiền gửi và tín dụng rất lớn. Các khoản cho vay nhỏ đối với nông dân cũng như các khoản tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa bị bỏ rơi. Hệ thống pháp luật trong nước, thể chế thị trường còn chưa đầy đủ, chưa đồng bộ và nhất quán => Việt Nam cần thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, có tính bổ sung và hỗ trợ lẫn nhau.
- 3.THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ 3.1.1. Thực trạng - Những chuyển biến của thị trường tiền tệ Việt Nam Thị trường đã thực hiện chức năng cân đối, điều hòa nguồn vốn giữa các ngân hàng, góp phần hỗ trợ cho các ngân hàng đảm bảo khả năng thanh toán, hoạt động an toàn và hiệu quả. Thành viên tham gia thị trường, hàng hóa giao dịch trên thị trường cũng như doanh số hoạt động của các nghiệp vụ thị trường tiền tệ đều được từng bước mở rộng.
- 3.THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ Thị trường nội tệ và ngoại tệ liên ngân hàng ngày càng được phát triển. Thị trường đấu thầu tín phiếu Kho bạc được mở rộng. Nghiệp vụ thị trường mở đã được từng bước hoàn thiện và chú trọng sử dụng để trở thành công cụ điều tiết tiền tệ chủ yếu của NHNN. Lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu ngày càng được điều hành linh hoạt, phù hợp với mục tiêu CSTT trong từng thời kỳ.
- 3.THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TIỀN TỆ Những vấn đề còn bất cập ở thị trường tiền tệ: Hạn chế về công cụ giao dịch, loại nghiệp vụ trên thị trường. Hạn chế về thành viên tham gia thị trường Hạn chế về lãi suất trên thị trường tiền tệ
- 3.1 Các mục tiêu và giải pháp nhằm phát triển thị trường tiền tệ Mục tiêu, định hướng chiến lược phát triển thị trường tiền tệ Việt Nam: Phát triển thị trường tiền tệ an toàn hiệu quả, đồng bộ, mang tính cạnh tranh cao. Phát triển thị trường đấu thầu tín phiếu Kho bạc. Tăng cường hoạt động nghiệp vụ thị trường mở. Tăng số lượng và chủng loại chứng khoán. Tăng cường sự liên kết giữa thị trường tiền tệ và thị trường chứng khoán.
- 3.1 Các mục tiêu và giải pháp nhằm phát triển thị trường tiền tệ Giải pháp nhằm phát triển thị trường tiền tệ: Tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý cho sự phát triển của thị trường tiền tệ. Thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao vai trò điều tiết, hướng dẫn thị trường của NHNN. Khuyến khích các tổ chức tín dụng Việt Nam tham gia vào hoạt động thị trường tiền tệ trong khu vực và trên thế giới. Thống nhất thị trường liên ngân hàng. Đa dạng và chuẩn hoá các công cụ trên thị trường.
- THỰC TRẠNG & GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG VỐN Thành tựu Lập được hệ thống thị trường có tổ chức của: Nhà nước bao gồm đầy đủ các yếu tố Thị trường được quản lý theo pháp luật trên nguyên tắc công bằng công khai, bảo vệ lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư Quy mô của thị trường có bước phát triển khá Giao dịch chứng khoán tăng đáng kể Hệ thống các định chế trung gian thị trường đã được thiết lập
- THỰC TRẠNG & GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG VỐN Hạn chế: Các chính sách điều hành thiếu thống nhất Quy mô thị trường vốn còn nhỏ khi nguồn cung cấp vốn trung và dài hạn trong nền kinh tế cho thị trường còn hạn chế Việc phát hành cổ phiếu mới của các công ty cổ phần trực tiếp trên thị trường còn ít Thị trường tự do thiếu sự kiểm soát của Nhà nước đang chiếm thị phần lớn Mất cân đối trong cung cầu chứng khoán
- THỰC TRẠNG & GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG VỐN Mục tiêu phát triển: Thị trường tài chính: Hoàn thiện về thể chế, công khai, minh bạch, có sự kiểm soát của Nhà nước TT Vốn thành bộ phận quan trọng Đa dạng các loại công cụ huy động vốn đáp ứng nhu cầu huy động vốn và đầu tư 2010 sẽ hoàn chỉnh cơ bản về cấu trúc TTV 2020 sẽ phát triển tương đương với thị trường các nước trong khu vực.
- THỰC TRẠNG & GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG VỐN Giải pháp dài hạn Hoàn chỉnh thị trường vốn về cấu trúc và khả năng: liên kết với các thị trường khu vực và quốc tế Mở rộng các kênh huy động vốn Phát triển bền vững thị trường vốn với ổn định kinh tế vĩ mô Tăng cường quản lý nhà nước
- THỰC TRẠNG & GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG VỐN Giải pháp trước mắt: Phát triển qui mô, nâng cao chất lượng và đa dạng hóa các loại hàng hóa để đáp ứng nhu cầu của thị trường Từng bước hoàn chỉnh cấu trúc của thị trường vốn, đảm bảo bảo khả năng quản lý, giám sát của Nhà nước Phát triển các định chế trung gian và dịch vụ thị trường
- THỰC TRẠNG & GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG VỐN Giải pháp trước mắt (tt): Phát triển hệ thống nhà đầu tư trong và ngoài Hoàn thiện khung pháp lý, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, giám sát của Nhà nước Chủ động mở cửa, hội nhập với khu vực và quốc tế Đảm bảo an ninh tài chính quốc gia: thực hiện tốt việc giám sát các giao dịch vốn
- 4. PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TÀI CHÍNH Hệ thống tài chính Việt Nam cần hướng đến con đường tự do hóa lãi suất để gia tăng tiết kiệm và gia tăng vốn đầu tư phát triển kinh tế. Tăng cường công khai, minh bạch trong hệ thống tài chính. Phát triển các công cụ phái sinh Chính phủ cần xây dụng khung pháp lí để giám sát và đảm bảo cho thị trường tài chính được hoạt động hiệu quả hơn Khuyến khích các ngân hàng hợp nhất lại với nhau.
- HẾT CHƯƠNG 8 Trở về mục lục
- HẾT MÔN HỌC