Bài giảng Lý thuyết kế toán - Chương 1: Tổng quan - Trần Văn Thảo
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Lý thuyết kế toán - Chương 1: Tổng quan - Trần Văn Thảo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_ly_thuyet_ke_toan_chuong_1_tong_quan_tran_van_thao.pdf
Nội dung text: Bài giảng Lý thuyết kế toán - Chương 1: Tổng quan - Trần Văn Thảo
- LÝ THUYẾTKẾ TOÁN TS. TRẦN VĂN THẢO – ĐH Kinh tế TP.HCM
- TỔNG QUÁT- MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN HOẶC HƯỚNG DẪN KT 5 CHUẨN MỰC KẾ TOÁN 4 KHUÔN MẪU LÝ THUYẾT 3 LÝ THUYẾT KẾ TOÁN 2 LÝ THUYẾT KHOA HỌC 1
- Chương 1 TỔNG QUAN 1.1. Khái niệm và bản chất của kế toán 1.2. Các phương pháp tiếp cận của lý thuyết kế toán 1.3. Các ứng dụng: Xây dựng khuôn mẫu lý thuyết, phát triển định chế kế toán
- KHÁI NIỆM Kế toán là nghệ thuật ghi chép,phân loại và tổng hợp một cách có ý nghĩa và biểu hiện bằng tiền các nghiệp vụ, sự kiện tài chính và giải thích chúng.(AICPA, 1953) Kế toán là quá trình ghi nhận, đo lường và truyền tải thông tin kinh tế cho phép người sử dụng thông tin đưa ra những phán đoán và những quyết định (AAA,1966) Kế toán là hoạt động dịch vụ, chức năng của nó là cung cấp thông tin định lượng, nhất là bản chất tài chính của tổ chức kinh tế, cái mà có ích trong việc đưa ra quyết định kinh doanh, trong việc đưa ra lựa chọn trong số nhửng hành động khác nhau. (APB,1970)
- BẢN CHẤT CỦA KẾ TOÁN- Những hình ảnh khác nhau Bản chất kế toán được nghiên cứu theo những giác độ và hình ảnh khác nhau do đó ảnh hưởng nhiều đến sự hình thành và phát triển lý thuyết kế toán. Vì vậy, trước khi nghiên cứu lý thuyết kế toán cần tìm hiểu rõ bản chất của kế toán.
- BẢN CHẤT CỦA KẾ TOÁN- Những hình ảnh khác nhau Bản chất kế toán được nghiên cứu theo những giác độ và hình ảnh khác nhau: GIÁC ĐỘ THÔNG TIN GIÁC ĐỘ KINH TẾ GIÁC ĐỘ CHÍNH TRỊ GIÁC ĐỘ XÃ HỘI
- BẢN CHẤT CỦA KẾ TOÁN - THÔNGTIN Kế toán là một hồ sơ có tính lịch sử: là công cụ cung cấp lịch sử của một tổ chức và ghi nhận thông tin về các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và đã hoàn thành trên cơ sở các nguyên tắc kế toán dùng để lập báo cáo tài chính trung thực.
- BẢN CHẤT CỦA KẾ TOÁN - THÔNGTIN Kế toán là một hiện thực kinh tế: Là công cụ phản ánh hiện thực kinh tế : cả BCĐKT và BCKQKD cần phải dựa trên những cơ sở đánh giá phản ánh hiện thực kinh tế (theo giá hiện hành và giá tương lai) hơn là đánh giá theo giá lịch sử. Mục tiêu chính của quan điểm này là xác định thu nhập thực – một khái niệm phản ánh tình trạng sức khỏe của một doanh nghiệp qua một kỳ.
- BẢN CHẤT CỦA KẾ TOÁN - THÔNGTIN Kế toán là một hệ thống thông tin: Kế toán luôn luôn được xem là hệ thống thông tin TTĐầu vào > Xử lý TT > TTĐầu ra > Đối tượng sử dụng thông tin > Ra quyết định > nghiệp vụ kinh tế TT đầu vào
- BẢN CHẤT CỦA KẾ TOÁN – THÔNG TIN Là một ngôn ngữ : Kế toán được xem là một ngôn ngữ dùng để chuyển tải các sự kiện và nghiệp vụ kinh tế thành điều mà người sử dụng báo cáo kế toán có thể hiểu được. Phân tích số liệu kế toán có thể biết tình hình tài chính, kinh doanh của DN Kế toán tương đồng với ngôn ngữ
- BẢN CHẤT CỦA KẾ TOÁN – THÔNG TIN Là một ngôn ngữ : Kế toán tương đồng với ngôn ngữ NGÔN NGỮ KẾ TOÁN TỪ NGỮ THUẬT NGỮ CÚ PHÁP CẤU TRÚC
- BẢN CHẤT CỦA KẾ TOÁN- KINH TẾ Kế toán là một loại hàng hóa của nền kinh tế: Kế toán là một phân hệ trong hệ thống thông tin mở rộng. Nó bao gồm thông tin kinh tế vĩ mô, chính trị, thuế và thông tin đặc thù khác ảnh hưởng đến hoạt độngcủa doanh nghiệp. Để tạo ra thông tin kế toán cần không ít chi phí Muốn có thông tin kế toán người sử dụng thông tin cũng phải bỏ ra chi phí.
- BẢN CHẤT CỦA KẾ TOÁN- KINH TẾ Kế toán là một loại hàng hóa của nền kinh tế: Xuất hiện thị trường thông tin kế toán với cung - cầu được xác định. Nhà quản lý sẽ vận động ủng hộ hoặc chống lại các chuẩn mực kế toán đã được đưa ra, họ sẽ chọn quy tắc kế toán mà giúp tối thiểu hóa chi phí thông tin. Cổ đông và người cho vay sẽ tác động mạnh vào các nguyên tắc nhằm cải thiện khả năng kiểm soát hoạt động của các nhà quản lý.
- BẢN CHẤT CỦA KẾ TOÁN – CHÍNH TRỊ Kế toán phản ánh và ủng hộ những giá trị và nhu cầu của các nhóm lợi ích. Thông tin kế toán được tạo ra và sử dụng như một nguồn lực nhằm thảo ra chính sách công ty. Các nhà quản lý vận động ủng hộ những chuẩn mực kế toán làm tăng tính hợp lệ những yêu cầu kế toán phục vụ lợi ích riêng của họ, thuế thấp, tăng giá. Họ chọn những kỹ thuật kế toán nhằm tối đa hóa lợi ích.
- BẢN CHẤT CỦA KẾ TOÁN – CHÍNH TRỊ Vì vậy chuẩn mực kế toán được xem như kết quả của quá trình xử lý chính sách và không phải là sản phẩm của hiệu quả kỹ thuật.
- BẢN CHẤT CỦA KẾ TOÁN- XÃ HỘI Kế toán là một vật phẩm của xã hội: KT ảnh hưởng đếnphúc lợi của những nhóm khác nhau trong xã hội và thề hiện những thay đổi xã hội. Những con số kế toán của doanh nghiệp và những con số kế toán của cơ quan lập quy sẽ thúc đẩy hoặc ngăn cản các khoản đầu tư. Chúng có thể gây trở ngại hoặc bổ sung chính sách của chính phủ.
- BẢN CHẤT CỦA KẾ TOÁN-XÃ HỘI KT như là một câu lạc bộ xã hội (Social club) Chuẩn mực kế toán, nguyên tắc và những quan hệ xã hội thoát ra từ: Thúc đẩy lợi ích nhóm và nhằm vào kế toán Tạo ra văn hóa chuyên nghiệp và nâng cao tính độc quyền tri thức chuyên nghiệp Nâng cao hình ảnh năng lực chuyên nghiệp của kế toán
- BẢN CHẤT CỦA KẾ TOÁN-XÃ HỘI KT như là một hệ tư tưởng Hệ tư tưởng là thế giới quan Kt được nhìn nhận như là một hiện tượng tư tưởng, là công cụ chống đỡ, hợp pháp hóa những vấn đề xã hội, kinh tế và những sắp xếp chính trị. AHMED RIAHI BELKAOUI (University of Illinois at chicago) dẫn chứng KARL MARX: Kế toán đã gây ra hình mẫu nhận thức sai lầm và cung cấp công cụ gây hỗn loạn hơn là biểu lộ bản chất thật sự của các mối quan hệ xã hội mà hình mẫu cố gắng thể hiện.(Ahmed riahi Belkaoui, Accounting theory, Third Edition, International Edition, 1993)
- BẢN CHẤT CỦA KẾ TOÁN-XÃ HỘI KT như là một hệ tư tưởng Là một phần trong bộ máy tư tưởng của xã hội tư bản. Nó chống đỡ và củng cố cấu trúc xã hội, cung cấp kỹ thuật bóc lột, bòn rút của cải trong việc hỗ trợ các nhóm lợi ích nhắm vào tiền lương công nhân và xã hội nói chung.
- LÝ THUYẾT TRƯỚC KHI TÌM HIỂU LÝ THUYẾT KẾ TOÁN CẦN HIỂU RÕ LÝ THUYẾT LÀ GÌ.
- LÝ THUYẾT KHÁI NIỆM VỀ LÝ THUYẾT Hình thức đơn giản nhất của lý thuyết là phát biểu xác tín được trình bày bằng một ngôn ngữ. (Karl Popper, 1968), lý thuyết là tấm lưới quăng bắt lấy những gì gọi là “thế giới” để biện minh, giải thích và hiểu rõ về nó.” . Theo những định nghĩa này lý thuyết là những lý lẽ (lập luận) logic , những phát biểu xác tín rút ra từ chúng (dù chúng có được giải thích, dự báo hoặc hướng dẫn hay không), chúng là những giả thuyết. Như vậy, lý thuyết bao gồm một bộ các tiên đề (phát biểu) được kết nối 1 cách logic để tạo ra giả thuyết.
- LÝ THUYẾT - LÝ THUYẾT ĐƯỢC PHÁT TRIỂN NHƯ THẾ NÀO? – CÁC PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN LÝ THUYẾT? Nếu lý thuyết là những lý lẽ logic hoặc hệ thống các phát biểu thì chúng được phát triển như thế nào? Có 2 tiếp cận khác nhau đối với sự phát triển lý thuyết: - Suy luận diễn giải từ tiên đề tổng quát để phát triển dự báo, hướng dẫn và giải thích những vấn đề riêng biệt. - Suy luận quy nạp từ những quan sát riêng biệt để phát triển thành ý tổng quát.
- PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN LÝ THUYẾT - TIẾP CẬN DIỄN GIẢI Ví dụ 1: Đo lường tài sản theo giá trị thuần có thể thực hiện Tiếp cận diễn giải Tiên đề 1: Mọi công ty cần lập báo cáo tài chính để đáp ứng nhu cầu thông tin của những người sử dụng báo cáo. Tiên đề 2: Tất cả những người sử dụng báo cáo lo lắng cho khả năng thanh toán của công ty báo cáo. Kết luận (tiền đề 3) Mọi công ty cần lập báo cáo tài chính để báo cáo khả năng thanh toán của công ty. Tiên đề 4: Khả năng thanh toán của công ty được biều thị bằng giá trị thuần có thể thực hiện của tài sản công ty. Kết luận: Mọi công ty sẽ đo lường tài sản theo giá trị thuần có thể thực hiện.
- PP TIẾP CẬN LÝ THUYẾT - TIẾP CẬN QUY NẠP Ví dụ 1: Đo lường tài sản theo giá trị thuần có thể thực hiện Tiếp cận quy nạp: Tiên đề 1: Công ty A và B sẽ đo lường tài sản theo giá trị thuần có thể thực hiện trong báo cáo tài chính của họ. Tiên đề 2: Công ty C, D và E sẽ đo lường tài sản theo giá trị thuần có thể thực hiện trong báo cáo tài chính của họ. Kết luận: Mọi công ty sẽ đo lường tài sản theo giá trị thuần có thể thực hiện trong báo cáo tài chính của họ.
- HÌNH THÀNH LÝ THUYẾT Các nhà lý thuyết kế toán dựa vào khoa học tự nhiên để hướng dẫn sự phát triển của lý thuyết kế toán. Khoa học tự nhiên đã đạt được một số kết quả cụ thể trong một số lĩnh vực. Vì thế nó rất đáng để chúng ta xem xét cách tiếp cận của chúng.
- CÁC THÀNH PHẦN CỦA MỘT LÝ THUYẾT Lý thuyết bắt đầu từ trong thế giới tưởng tượng, nghĩa là từ trong ý tưởng con người. Để nó trở thành hữu ích, cuối cùng lý thuyết cũng phải có mối quan hệ với thế giới thực, thế giới của kinh nghiệm. Có 3 loại quan hệ trong cấu trúc lý thuyết: Quan hệ cấu trúc (quan hệ logic) (syntactic) Quan hệ ngữ nghĩa (Semantic) Quan hệ thực dụng (Pragmatic)
- CÁC THÀNH PHẦN CỦA MỘT LÝ THUYẾT- QUAN HỆ CẤU TRÚC (SYNTACTIC) Thế giới tưởng tượng Thế giới thực Mối quan hệ cấu trúc (Syntactic) hoặc logic được minh họa bằng những đường liền nối những khái niệm: MỐi quan hệ này gắn với những quy tắc của ngôn ngữ sử dụng: Ví dụ:Nếu lý thuyết diễn đạt bằng tiếng Anh thì quan hệ này liên quan quy tắc văn phạm. Nếu lý thuyết là toán học thì quan hệ này liên quan quy tắc toán học. (Nguồn: Henry Margenau, 1966)
- CÁC THÀNH PHẦN CỦA MỘT LÝ THUYẾT Quan hệ cấu trúc (syntactic) Quan hệ cấu trúc được sử dụng chủ yếu trong khoa học nhờ vào nhà triết học Hy lạp cổ đại Plato. Ông sử dụng nhiều ý tưởng của mình và các khái niệm của hình học Euclidean.
- CÁC THÀNH PHẦN CỦA MỘT LÝ THUYẾT Quan hệ cấu trúc (syntactic) Ông chỉ ra rằng chỉ có khoa học lý trí của tự nhiên là cái sử dụng toán học như là những cơ sở, khách thể của thế giới thực là những biểu tượng nhất thời của những ý tưởng không thay đổi, nhưng trái lại những ý tưởng, đôi khi mất đi, mình nó cung cấp tri thức thực và những cơ sở cho sự thừa nhận phổ biến nhờ vào thực nghiệm.
- CÁC THÀNH PHẦN CỦA MỘT LÝ THUYẾT Quan hệ cấu trúc (syntactic) Plato cho rằng lý thuyết toán học sẽ tự chứng minh tính chặt chẽ và thừa nhận kiểm định đangtiếnhành nhờ vào kinh nghiệm. Plato ủng hộ phương pháp luận phân tích (hoặc cấu trúc). Phương pháp luận này dựa trên cơ sở “ Tam đoạn luận” bao gồm các tiên đề và kết luận.
- CÁC THÀNH PHẦN CỦA MỘT LÝ THUYẾT Quan hệ cấu trúc(syntactic) Ví dụ1: TĐ 1 Nếu tất cả HV nghiên cứu lý thuyết kế toán là tài giỏi. TĐ 2 Và bạn là 1 HV nghiên cứu lý thuyết kế toán KL Thì bạn tài giỏi.
- CÁC THÀNH PHẦN CỦA MỘT LÝ THUYẾT Quan hệ cấu trúc(syntactic) Điều quan trọng là cần hiểu rằng quan hệ cấu trúc có liên quan đến dòng logic, không có độ chính xác của sự miêu tả của lý lẽ trong thế giới thực. Ví vậy,việc đánh giá quan hệ cấu trúc của lý thuyết bao gồm việc đánh giá giá trị (như tính logic) của lý thuyết cấu thành logic. Nó không bao gồm việc thiết lập sự thật của lý lẽ, nơi mà sự thất được xem như độ chính xác trong mối quan hệ với những quan sát từ thế giới thực. Ví dụ 2: TĐ 1 Tất cả TK liên quan tài sản có số dư nợ. TĐ 2 TK hao mòn TSCĐ liên quan tài sản KL TK hao mòn có số dư nợ. Kết luận TK hao mòn có số dư nợ rõ ràng là sai. Tuy nhiên quan hệ cấu trúc (logic) đúng vì nếu cả hai tiền đề đúng thì kết luận cũng phải đúng (tiênđề 1 sai)
- CÁC THÀNH PHẦN CỦA MỘT LÝ THUYẾT- QUAN HỆ NGỮ NGHĨA Thế giới tưởng tượng Thế giới thực Mối quan hệ NGỮ NGHĨA (SYMENTIC) được minh họa bằng những đường chấm nối những khái niệm căn bản của lý thuyết tới những đối tượng (khách thể) trong thế giới thực Đôi khi mối quan hệ này liên quan với những quy tắc tương xứng hoặc các định nghĩa thuộc quá trình hoạt động. (Nguồn: Henry Margenau, 1966)
- CÁC THÀNH PHẦN CỦA MỘT LÝ THUYẾT- Quan hệ ngữ nghĩa Quan hệ ngữ nghĩa liên quan mối quan hệ của từ ngữ, ký hiệu hoặc dấu hiệu với đối tượng trong thế giới thực hoặc sự kiện và nó là quan hệ ngữ nghĩa khi mà nó tạo ra lý thuyết có tính hiện thực và có ý nghĩa. Ví dụ, phương trình kế toán TS = NPT+ VCSH là hoàn toàn lý thuyết. Chỉ khi chúng ta tạo tương quan mỗi khái niệm với đối tượng trong thế giới thực thì mới hiện thực hóa phương trình. Giá trị thực hoặc độ chính xác của quan hệ ngữ nghĩa của một tiền đề được thiết lập nhờ vào độ chính xác trong diễn tả thế giới thực. Nó thiết lập mối quan hệ với các tiền đề riêng biệt mà không đi vào con đường logic (lý lẽ).
- CÁC THÀNH PHẦN CỦA MỘT LÝ THUYẾT- Quan hệ ngữ nghĩa Hãy xem xét lập luận sau: Tiên đề 1: Mọi tài khoản tài sản cò số dư Nợ Tiên đề 2: Tài khoản hàng bán bị trả lại không phài là tài khoản tài sản Kết luận: TK hàng bán bị trả lại có số dư nợ Kết luận này là đúng (trong thế giới thực) Nhưng xét về logic thì không có cơ sở.
- CÁC THÀNH PHẦN CỦA MỘT LÝ THUYẾT Quan hệ thực dụng (Pragmatic) Là mối quan hệ gắn liền với sự tác động của từ ngữ (words) hoặc ký hiệu (symbol) đến con người. Nếu có một lý thuyết kế toán có tính toàn bộ nảy sinh thì nó phải có định hướng thực dụng. Nhà đầu tư và các đối tượng sử dụng thông tin kế toán giống nhau để mua bán trên thị trường chứng khoán.
- LÝ THUYẾTKẾ TOÁN KHÁI NIỆM LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN
- LÝ THUYẾT KẾ TOÁN LÀ GÌ? Lý thuyết kế toán là những lập luận logic dưới hình thức một bộ các nguyên tắc có tính khái quát nhằm: Cung cấp một khuôn mẫu tham chiếu tổng quát mà dựa vào đó thông lệ kế toán có thê được đánh giá và hướng dẫn sự phát triển của các thông lệ và thủ tục mới (E.Hendriksen, Accounting theory, Irwin, 1970, p1).
- LÝ THUYẾT KẾ TOÁN - LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CÁC THỜI KỲ (Nguồn: Jayne Godfrey, Accouting theory, 2003) TK HIỆN ĐẠI TK THỰC CHỨNG TK QUY CHUẨN TK KHOA HỌC CƠ BẢN TK TIỀN LT TK phát triển Thực hành Trước những 1450-1750s 1750- 1800s- 1956- 1970s- 2000- năm 1400 1920s 1955 1970s 2000 nay
- LÝ THUYẾT KẾ TOÁN - LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN TK NHỮNG NĂM 1400 trở về trước: Thời kỳ bắt đầu phát triển thực hành TK từ 1450-1750s: TK Tiền lý thuyết Thời kỳ tiếp tục phát triển thực hành,1494: Kế toán kép ra đời và phát triển cho đến ngày nay. TK từ 1750s-1920: TK Tiền lý thuyết Chính thức hóa thực hành kế toán Toàn bộ thời kỳ 1450 -1920 không có lý thuyết kế toán được thừa nhận.(Goldberg, 1949)
- LÝ THUYẾT KẾ TOÁN - LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN TK 1800s - 1955: TK KHOA HỌC CƠ BẢN (General scientific period) Thời kỳ giải thích thực hành kế toán và phát triển các khuôn mẫu để giải thích.
- LÝ THUYẾT KẾ TOÁN - LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN TK QUY CHUẨN 1956 – 1970s . (Normative period) Gọi là thời kỳ quy chuẩn do nó là thời kỳ mà các nhà lý thuyết kế toán cố gắng thiết lập những tiêu chuẩn (“norms”) cho việc thực hành kế toán tốt nhất. Thời kỳ của báo cáo thực hành theo quy chuẩn và những cơ sở để đạt được việc thực hành kế toán như vậy.
- LÝ THUYẾT KẾ TOÁN - LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN TK từ 1970s-2000: TK THỰC CHỨNG (Positive period) Là thời kỳ của lý thuyết kế toán thực chứng – Khuôn mẫu để giải thích và dự đoán hành vi. TK từ 2000 đến nay: TK Phát triển hỗn hợp Lý thuyết thực chứng và lý thuyết hành vi.
- LÝ THUYẾT KẾ TOÁN - LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN TK từ 2000 đến nay: TK Phát triển hỗn hợp Lý thuyết thực chứng và lý thuyết hành vi.
- XÂY DỰNG LÝ THUYẾT KẾ TOÁN Cách hữu ích để nghiên cứu và đánh giá lý thuyết kế toán là phân loại chúng theo cách mà chúng hình thành, những giả thuyết mà chúng dựa vào, và những tiếp cận của chúng để giải thích và dự báo các sự kiện có thật.
- XÂY DỰNG LÝ THUYẾT KẾ TOÁN Chủ đề này cung cấp một số hiểu biết sâu về các tiếp cận thực dụng, cấu trúc,ngữ nghĩa, quy chuẩn và thực chứng
- XÂY DỰNG LÝ THUYẾT KẾ TOÁN – LÝ THUYẾT THỰC DỤNG – PRAGMATIC THEORIES TIẾP CẬN THỰC DỤNG MÔ TẢ - DESCRIPTIVE PRAGMATIC APPROACH Là tiếp cận diễn giải, dựa trên cơ sở quan sát liên tục hành vi của kế toán để mô phỏng lại những thủ tục và nguyên tắc kế toán của họ. Tiếp cận thực dụng mô tả có lẽ là phương pháp xây dựng lý thuyết kế toán cổ nhất và phổ biến nhất. Nó là cách học kỹ năng kế toán phổ thông nhất Một số phê bình tiếp cận này : Không bao gổm sự phân tích chất lượng hành động của nhân viên kế toán Không có đánh giá việc nhân viên kế toán báo cáo theo cách mà họ nên làm.
- XÂY DỰNG LÝ THUYẾT KẾ TOÁN – LÝ THUYẾT THỰC DỤNG – PRAGMATIC THEORIES TIẾP CẬN THỰC DỤNG MÔ TẢ - DESCRIPTIVE PRAGMATIC APPROACH Không cung cấp kỹ thuật kế toán theo yêu cầu, vì thế nó không cho phép thay đổi. Nhấn mạnh đến hành vi của nhân viên kế toán. Không đo lường thuộc tính của doanh nghiệp như tài sản, nợ phải trả và lợi nhuận
- XÂY DỰNG LÝ THUYẾT KẾ TOÁN – LÝ THUYẾT THỰC DỤNG – PRAGMATIC THEORIES TIẾP CẬN THỰC DỤNG TÂM LÝ – PSYCHOLOGICAL PRAGMATIC APPROACH Là tiếp cận dựa trên cơ sở quan sát sự phản ứng lại của người sử dụng đối với những cái mà kế toán tạo ra như báo cáo tài chính. Phản ứng của người sử dụng là bằng chứng cho biết báo cáo tài chính là hữu ích và thông tin phù hợp. Một số có phản ứng không logic. Một số khác phản ứng có điều kiện tiên quyết. Một số khác không phản ứng
- XÂY DỰNG LÝ THUYẾT KẾ TOÁN – LÝ THUYẾT CẤU TRÚC VÀ NGỮ NGHĨA – SYNTACTIC AND SEMANTIC THEORIES LÝ THUYẾT CẤU TRÚC – SYNTACTIC THEORIES Là lý thuyết dựa trên lập luận logic hơn quan sát thực tế. Lý thuyết này dùng để giải thích cho kế toán theo giá lịch sử (giá gốc): Các nghiệp vụ và giao dịch được ghi trên chứng từ, nhật ký và sổ cái. Sau đó chúng được phân bổ và tập hợp trên cơ sở các tiền đề và giả định của kế toán giá lịch sử ( lạm phát không được ghi nhận, giá thị trường của tài sản và nợ phải trả được bỏ qua.) Sử dụng kế toán kép và và nguyên tắc kế toán giá lịch sử để tính toán lãi lỗ và tình hình tài chính
- XÂY DỰNG LÝ THUYẾT KẾ TOÁN – LÝ THUYẾT CẤU TRÚC VÀ NGỮ NGHĨA – SYNTACTIC AND SEMANTIC THEORIES LÝ THUYẾT CẤU TRÚC – SYNTACTIC THEORIES Một số phê phán: Lý thuyết chỉ có nội dung ngữ nghĩa trên cơ sở đầu vào, không có hoạt động kinh nghiệm độc lập để xác định đầu ra như lợi nhuận, tổng tài sản. Con số này không được quan sát, chúng chỉ là tổng hợp số dư tài khoản đơn giản và kiểm toán đơn giản (kiểm tra chứng từ, những phép tính toán học nhưng không xác định kết quả cuối cùng) nghĩa là sẽ có số lượng lớn kỹ thuật kế toán khác nhau nhưng vẫn còn chấp nhận theo các nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung.
- XÂY DỰNG LÝ THUYẾT KẾ TOÁN – LÝ THUYẾT CẤU TRÚC VÀ NGỮ NGHĨA – SYNTACTIC AND SEMANTIC THEORIES LÝ THUYẾT NGỮ NGHĨA – SEMANTIC THEORIES Là lý thuyết dựa trên mối quan hệ giữa lý thuyết và thế giới thực
- XÂY DỰNG LÝ THUYẾT KẾ TOÁN – LÝ THUYẾT QUY CHUẨN– NORMANTIVE THEORIES Là lý thuyết tập trungvào việc thu được “thu nhập thực” (true income) trong 1 kỳ kế toán và thảo luận các loại thông tin kế toán hữu ích cho việc ra quyết định kinh doanh. Các nhà lý thuyết “thu nhập thực” tập trung vào việc nhận được từ cách đo lường tài sản đơn nhất và một con số lợi nhuận duy nhất và đúng Tiếp cận sử dụng thông tin hữu ích cho việc đề ra quyết định giả định rằng mục tiêu cơ bản của kế toán là hỗ trợ quá trình ra quyết định của số người nhất định sử dụng báo cáo kế toán bằng cách cung cấp thông tin hữu ích, phù hợp, dữ liệu kế toán như: giúp nhà đầu tư mua, cầm giữ hoặc bán cổ phiếu hay không
- XÂY DỰNG LÝ THUYẾT KẾ TOÁN – LÝ THUYẾT QUY CHUẨN– NORMANTIVE THEORIES Trong hầu hết các tình huống, lý thuyết này dựa trên những khái niệm lợi nhuận, của cải thuộc kinh tế học cổ điển hoặc các khái niệm về ra quyết định hợp lý thuộc kinh tế học. Chúng thường điều chỉnh thước đo giá lịch sử để kế toán lạm phát hoặc giá thị trường của tài sản. Chúng, thực chất, là lý thuyết đo lường của kế toán. Chúng có bản chất quy chuẩn là vì chúng thực hiện những giả định sau:
- XÂY DỰNG LÝ THUYẾT KẾ TOÁN – LÝ THUYẾT QUY CHUẨN– NORMANTIVE THEORIES Kế toán phải là một hệ thống đo lường. Lợi nhuận và giá trị có thể đo lường một cách chính xác. Kế toán tài chính là hữu ích cho việc đề ra quyết định Các thị trường không hiệu quả hoặc lãng phí do “nhân viên kế toán sáng tạo” Kế toán theo thông lệ không hiệu quả Có một thước đo lợi nhuận duy nhất
- XÂY DỰNG LÝ THUYẾT KẾ TOÁN – LÝ THUYẾT THỰC CHỨNG– POSITIVE THEORIES Là lý thuyết nhấn mạnh đến việc kiểm định theo chủ nghĩa kinh nghiệm (thử nghiệm) một vài giả thuyết tạo bởi các nhà lý thuyết quy chuẩn (qua bảng câu hỏi, các bảng khảo sát) Khảo sát quan điểm của các nhà phân tích tài chính, nhân viên ngân hàng và kế toán về tính hữu ích của các phương pháp kế toán lạm phát khác nhau Kiểm định những sản phẩm của kế toán trên thị trường
- CÁC LÝ THUYẾT KHÁC LÝ THUYẾT CHỦ SỞ HỮU LÝ THUYẾT ĐƠN VỊ LÝ THUYẾT QUỸ LÝ THUYẾT CHỈ HUY LÝ THUYẾT NHÀ ĐẦU TƯ LÝ THUYẾT DOANH NGHIỆP
- THEORY IN ACTION Missouri set to fight for it Ford plant Job losses are a disappointment to any region. But when the job losses are the result of the closure of a 54 year old Ford assembly plant they can be even more emotive. St. louis, Missouri, is preparing to fight tooth and nail to save its Hazelwood assembly plant and the 2600 jobs its provides. The state has received a $500,000 grant from the US Department of Commerce’ s Economic Development Administration to help develop a trategy to convince Ford to reverse its devastating decision.
- Cont The idea is to produce a report by the end of the year to convince the massive auto manufacturer that the Hazelwood plant is in fact viable. Failing that the new task force will be charged with finding alternate uses for the new plant and retraining its workers. Unfortunately, Ford has already indicated that it does not see much chance of being able to save the plant. Hazelwood is just one of five plants facing closure and 35,000 jobs are to go across the US. These losses are part of an enormous restructuring plant that is designed to return Ford to profitability. The company lost $800 million in (the 2002) first quarter alone. That was the fourth- straight unprofitable quarter in a row.
- Questions 1. From the report, use a syllogism to develop a very brief inductive theory arguing why the Ford plant needs to close down. a) Explain the role of syntactics in your theory b) Explain the role of semantics in your theory c) Explain the role of pragmatics in your theory 1. From the report, use a syllogism to develop a very brief deductive theory arguing why a government should provide a grant to Ford. a) Explain the role of syntactics in your theory b) Explain the role of semantics in your theory c) Explain the role of pragmatics in your theory
- Nghiên cứu tình huống Vai trò của kế toán trong vụ đổ vỡ của Enron 1. Những vấn đề của kế toán và kiểm toán liên quan đến vụ đổ vỡ của Enron là gì? 2. Nhiều lập luận cho rằng Enron và một vài công ty có lợi nhuận cao phá sản chứng minh những vấn đề chủ yếu mang tính cố hữu trong chuẩn mực kế toán và cách thức kiểm toán dẫn tới. A) Những lập luận này được phát triển theo cách quy nạp hay suy diễn? Hãy giải thích. Nếu có thể hãy cung cấp một tam đoạn luận chứng minh câu trả lời của bạn