Bài giảng Lịch sử kinh tế
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Lịch sử kinh tế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_lich_su_kinh_te.pdf
Nội dung text: Bài giảng Lịch sử kinh tế
- MÔN HỌC LỊCH SỬ KINH TẾ Thời gian học 45 tiết (3 học trình) Yêu cầu: sinh viên phải tham gia đủ 80% số tiết học trở lên mới được dự thi hết học phần Đánh giá kết quả học tập: điểm chuyên cần (10%) + 01 bài kiểm tra (20%) + thi (70%) Giáo trình Lịch sử kinh tế - NXB ĐHKTQD 2008 GV Trần Khánh Hưng – Email address: hungtk_lskt_neu@yahoo.com hoặc hungtk@neu.edu.vn 1
- Nội dung chương trình (Phần thứ nhất) Lịch sử kinh tế các nước ngoài (8 chương) Kinh tế các nước tư bản chủ nghĩa (chương 1) Kinh tế nước Mỹ (Chương 2) Kinh tế Nhật Bản (Chương 3) Kinh tế các nước xã hội chủ nghĩa (Chương 4) Kinh tế Liên Xô (Chương 5) Kinh tế Trung Quốc (Chương 6) Kinh tế các nước đang phát triển (Chương 7) Kinh tế các nước ASEAN (Chương 8) 2
- Nội dung chương trình (Phần thứ hai) Lịch sử kinh tế Việt Nam (6 chương) Kinh tế Việt Nam thời kỳ phong kiến Kinh tế Việt Nam thời kỳ thực dân Pháp thống trị (1858– 1945) Kinh tế Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) Kinh tế Việt Nam thời kỳ 1955 – 1975 Kinh tế Việt Nam thời kỳ 1976 – 1985 Kinh tế Việt Nam thời kỳ đổi mới (1986 – nay) 3
- Chương mở đầu ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Khái niệm, vị trí, tác dụng Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Nhiệm vụ Phương pháp nghiên cứu của môn học Cơ sở phương pháp luận nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu 4
- Đối tượng nghiên cứu Sự phát triển của quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất Lịch sử kinh tế còn đề cập đến một số yếu tố thuộc kiến trúc thượng tầng (luật pháp, chính sách của nhà nước ), chiến tranh để làm rõ đối tượng nghiên cứu của môn học 5
- Nhiệm vụ Phản ánh thực tiễn sự phát triển kinh tế một cách trung thực và khoa học Rút ra những đặc điểm và những quy luật đặc thù trong sự phát triển kinh tế của từng nước hoặc từng nhóm nước Nêu lên những bài học kinh nghiệm giúp ích cho xây dựng và phát triển kinh tế 6
- Phương pháp nghiên cứu Cơ sở phương pháp luận nghiên cứu: các quan điểm cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử Các phương pháp: Phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic, phương pháp phân kỳ lịch sử, các phương pháp phân tích kinh tế 7
- Phần thứ nhất LỊCH SỬ KINH TẾ CÁC NƯỚC NGOÀI
- Chương 1 KHÁI QUÁT KINH TẾ CÁC NƯỚC TƯ BẢN CHỦ NGHĨA MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Nắm được thực trạng phát triển kinh tế của các nước tư bản qua các thời kỳ lịch sử với những đặc điểm của nó Rút ra những bài học kinh nghiệm giúp ích cho công cuộc phát triển kinh tế Việt Nam hiện nay PHẠM VI NGHIÊN CỨU Các nước tư bản phát triển Thời gian: từ khi chủ nghĩa tư bản ra đời đến nay, với mỗi thời kỳ tập trung vào một số nước tiêu biểu nhất 9
- Chương 1 KHÁI QUÁT KINH TẾ CÁC NƯỚC TƯ BẢN CHỦ NGHĨA Kết cấu chương I. Sự ra đời của chủ nghĩa tư bản II. Kinh tế các nước tư bản thời kỳ trước độc quyền (Thời kỳ tự do cạnh tranh) (1640 - 1870) III. Kinh tế các nước tư bản thời kỳ độc quyền (1871 - nay) IV. Nhận xét đánh giá về 400 năm lịch sử phát triển của chủ nghĩa tư bản 10
- Câu hỏi Nền sản xuất tư bản chủ nghĩa? Nhà tư bản Chiếm hữu tư liệu sản xuất Có thể trực tiếp hoặc không tham gia sản xuất Quyết định cách thức phân phối Lao động làm thuê Không có tư liệu sản xuất Trực tiếp tạo sản phẩm nhưng không có quyền sở hữu Tiền công – v (nhỏ hơn giá trị mới do họ tạo ra v + m) 11
- GIAI ĐOẠN HÌNH THÀNH CHỦ NGHĨA TƯ BẢN Các nhân tố tác động đến sự ra đời của chủ nghĩa tư bản 1. Sự phát triển của phân công lao động và sự xuất hiện các thành thị phong kiến 2. Ảnh hưởng của các phát kiến địa lý vĩ đại 3. Tích lũy nguyên thủy tư bản 4. Sự phát triển kỹ thuật và các hình thức tổ chức sản xuất mới (công trường thủ công) 12
- KINH TẾ CÁC NƯỚC TƯ BẢN THỜI KỲ TRƯỚC ĐỘC QUYỀN (1640 – 1870) 1. Cách mạng tư sản và sự thiết lập quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa 2. Cách mạng công nghiệp a) Cách mạng công nghiệp ở nước Anh b) Cách mạng công nghiệp ở Pháp và Đức 3. Sự phát triển kinh tế của các nước tư bản thời kỳ trước độc quyền 13
- Cách mạng tư sản và sự thiết lập quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa Vai trò của cách mạng tư sản: Xác lập về mặt pháp lý quyền thống trị về chính trị của giai cấp tư sản đối với toàn xã hội và mở đường kinh tế phát triển Đặc điểm của một số cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu: ở Hà Lan, Anh (1640 – 1660), Pháp (1798 - 1794), Mỹ, Nga (1961), Nhật (1868), Trung Quốc (1911) 14
- Cách mạng công nghiệp Khái niệm Cách mạng công nghiệp là cuộc cách mạng trong kỹ thuật sản xuất, là quá trình thay thế lao động thủ công bằng lao động cơ khí Một số đặc điểm chung của các cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên trên thế giới Diễn ra trong thời gian tương đối dài (khoảng 100 năm) Theo trình tự bắt đầu từ công nghiệp nhẹ lan sang công nghiệp nặng 15
- Cách mạng công nghiệp ở nước Anh Cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên a. Tiền đề b. Diễn biến c. Đặc điểm d. Tác động về kinh tế - xã hội e. Bài học kinh nghiệm 16
- Cách mạng công nghiệp Anh: Tiền đề Cách mạng công nghiệp ở nước Anh tiến hành dựa trên những tiền đề thuận lợi Kinh tế Ở nước Anh đã diễn ra quá trình tích lũy nguyên thủy tư bản rất tàn khốc và điển hình Nước Anh có hệ thống thuộc địa rộng lớn Nền nông nghiệp tư bản chủ nghĩa đã có sự phát triển nhất định tạo thuận lợi cho sự phát triển công nghiệp Chính trị Nhà nước quân chủ chuyên chế có xu hướng ủng hộ giai cấp tư sản Nhà nước tư sản có nhiều chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển (điển hình là chính sách bảo hộ mậu dịch) Kỹ thuật Nhiều phát minh sáng chế quan trọng: con thoi (1733), máy kéo sợi (1768), máy dệt (1785), máy hơi nước (1784) . 17
- Cách mạng công nghiệp Anh: Diễn biến Năm 1733 phát minh ra con thoi ứng dụng trong ngành dệt Năm 1768 chế tạo ra máy kéo sợi ứng dụng trong ngành kéo sợi yêu cầu gia tăng năng suất dệt Năm 1785 chế tạo ra máy dệt ứng dụng vào sản xuất. Nhu cầu sản xuất máy dệt, máy kéo sợi gia tăng thiếu nguyên liệu (gỗ) Sự phát triển của kỹ thuật luyện kim (phương pháp điều chế than cốc (phát minh năm 1735, phương pháp luyện gang thành sắt (phát minh năm 1784) nguyên vật liệu thay thế (gỗ) 18
- Cách mạng công nghiệp Anh: Diễn biến Năm 1784, máy hơi nước được sử dụng là nguồn động lực Các loại máy phay, bào, tiện được sử dụng (1789) ngành cơ khí chế tạo ra đời Sự phát triển công nghiệp Sự phát triển của giao thông vận tải (đường thủy, đường sắt) Năm 1825 đoạn đường sắt đầu tiên được xây dựng đã đánh dấu cách mạng công nghiệp Anh cơ bản hoàn thành 19
- Cách mạng công nghiệp Anh: Diễn biến Nhận xét: Tiến trình cách mạng công nghiệp gắn liền với sự ra đời của các phát minh sáng chế về kỹ thuật Nhu cầu thực tiễn liên tục đặt ra yêu cầu phải cải tiến công cụ lao động và thay thế cho các công cụ lao động, phương pháp thủ công trước đó Cạnh tranh là động lực, lợi nhuận là động cơ thúc đẩy các nhà sản xuất thực hiện thay thế lao động thủ công bằng lao động cơ khí 20
- Cách mạng công nghiệp Anh: Đặc điểm Bắt đầu từ công nghiệp nhẹ (dệt, kéo sợi) sau đó lan sang công nghiệp nặng (luyện kim, cơ khí) Diễn ra tuần tự từ thấp đến cao (từ thủ công lên nửa cơ khí và sau đó là cơ khí hoàn toàn) Từ sản xuất máy công cụ tiến đến sản xuất máy truyền lực và động lực, đỉnh cao là máy hơi nước 21
- Cách mạng công nghiệp Anh: Tác động Với nước Anh Sản xuất bằng máy năng suất lao động tăng, chi phí sản xuất giảm sức mạnh của nền đại công nghiệp cơ khí được thể hiện Sự phát triển của các ngành công nghiệp thúc đẩy sự mở rộng, phát triển của các hoạt động thương mại và tín dụng Tạo sự chuyển biến cơ cấu ngành: công nghiệp ngày càng chiếm ưu thế so với nông nghiệp; trong công nghiệp, ngành dệt và kéo sợi luôn đóng vai trò trung tâm 22
- Cách mạng công nghiệp Anh: Tác động Với nước Anh Thúc đẩy sự phân bố lại lực lượng sản xuất và phân công lại lao động xã hội: Hình thành các trung tâm công nghiệp (tập trung ở phía Đông và phía Bắc); Quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh, nhiều thành phố mới ra đời (Liverpool, Birmingham ); Cư dân nông thôn giảm nhanh chóng (năm 1811 chiếm 35%, năm 1871 chỉ còn 14,2%) Một giai cấp mới đối lập với giai cấp tư sản ra đời - giai cấp VÔ SẢN 23
- Cách mạng công nghiệp Anh: Tác động Làm thay đổi vị thế của nước Anh trong nền kinh tế thế giới, trở thành cường quốc kinh tế số 1 thế giới thời kỳ CNTB trước độc quyền: Nước Anh được mệnh danh là “công xưởng của thế giới” (năm 1848, nước Anh chiếm 45% giá trị sản lượng công nghiệp thế giới), Nước Anh trở thành trung tâm thương mại và tín dụng quốc tế (năm 1870, khoảng 38% tổng mức lưu chuyển hàng hóa thế giới qua nước Anh ) 24
- Cách mạng công nghiệp Anh: Bài học kinh nghiệm Để tiến hành cuộc cách mạng trong công nghiệp cần có vốn, kỹ thuật làm thế nào? Về bước đi: tuần tự? Vai trò của cơ chế thị trường trong phân bổ sử dụng các nguồn lực xã hội cho phát triển công nghiệp Vai trò của nhà nước: nhà nước hỗ trợ sự phát triển công nghiệp như thế nào? Nước Anh? Các nước đi sau? 25
- Câu hỏi thảo luận Vai trò của các nhà tư bản đi đầu ở nước Anh Vai trò của cơ chế thị trường trong huy động và phân bổ sử dụng các nguồn lực Vai trò của nhà nước đối với sự phát triển các ngành công nghiệp Tính tuần tự trong tiến trình cách mạng công nghiệp ở nước Anh Khủng hoảng thừa và nguyên nhân? 26
- KINH TẾ CÁC NƯỚC TƯ BẢN THỜI KỲ ĐỘC QUYỀN (TỪ 1871 ĐẾN NAY) 1. Thời kỳ độc quyền hóa (1871 - 1913) 2. Thời kỳ 1914 - 1945 3. Thời kỳ sau chiến tranh thế giới II (1945 - nay) a. Giai đoạn 1945-1950: Khôi phục kinh tế b. Giai đoạn 1951-1973: Tăng trưởng nhanh c. Giai đoạn 1974-1983: Tăng trưởng chậm và bất ổn định d. Giai đoạn 1983 - nay: Điều chỉnh kinh tế 27
- Thời kỳ độc quyền hoá (1871-1913) . Tiến bộ kỹ thuật và sự phát triển của lực lượng sản xuất: Những phát minh sáng chế mới: điện, dầu lửa, khí đốt, công nghiệp hóa chất, kỹ thuật luyện kim; Các ngành công nghiệp (nhất là công nghiệp nặng) phát triển nhanh; Lực lượng sản xuất phát triển nhanh chóng . Sự thống trị của các tổ chức độc quyền: Do quá trình tích tụ và tập trung tư bản, tập trung sản xuất đã dẫn đến sự ra đời của các tổ chức độc quyền với các hình thức khác nhau (Cartel, Trust, Syndicate ) . Nền kinh tế các nước phát triển không đều dẫn đến sự thay đổi trật tự kinh tế trong thế giới tư bản: Mỹ, Đức phát triển nhanh và vươn lên vị trí số 1 và 2 thế giới 28
- Tỷ trọng công nghiệp của các nước tư bản năm 1913 C¸c níc kh¸c 22% Mü 38% Ph¸p 11% A nh § øc 13% 16% 29
- Câu hỏi thảo luận Vì sao nước Anh mất dần vị trí số 1 thế giới về kinh tế Nguồn gốc ra đời của các tổ chức độc quyền: Tích tụ tư bản? Tập trung tư bản? Thông thường, về lý thuyết, độc quyền là yếu tố kìm hãm sự phát triển nhưng tại sao thời kỳ này nền kinh tế các nước tư bản phát triển nhanh 30
- Thời kỳ (1914-1945) Các cuộc chiến tranh thế giới thứ I và II đã gây hậu quả nghiêm trọng đối với hầu hết các nước tư bản Các cuộc khủng hoảng kinh tế xảy ra với những mức độ ngày càng lớn hơn, đặc biệt là khủng hoảng 1929-1933: Kéo lùi sự phát triển kinh tế Nước Mỹ dựa vào chiến tranh để làm giàu 31
- Thời kỳ sau chiến tranh thế giới II (1945 - nay) a. Giai đoạn khôi phục kinh tế (1945 – 1950) b. Giai đoạn tăng trưởng nhanh (1951 – 1973) c. Giai đoạn tăng trưởng chậm, không đều và không ổn định (1974 – 1982) d. Điều chỉnh kinh tế (1983 – nay) 32
- Giai đoạn khôi phục kinh tế (1945 – 1950) Các nước thực hiện tái thiết kinh tế sau chiến tranh Một số tổ chức lớn ra đời: IBRD (Ngân hàng tái thiết và phát triển quốc tế), IMF (Quỹ tiền tệ quốc tế), GATT (Hiệp định chung về thương mại và thuế quan); Hiệp ước Bretton Woods về chế độ tỷ giá cố định (35 USD = 1 ounce Au). Mỹ thực hiện kế hoạch Marshall viện trợ cho Tây Âu Kết quả: Hầu hết các nước đã khôi phục nền kinh tế, ngang bằng và vượt mức trước chiến tranh (năm 1938), nền kinh tế Mỹ vẫn tăng trưởng với tốc độ khá cao 33
- Giai đoạn 1951-1973: Tăng trưởng nhanh Thực trạng phát triển kinh tế Tăng trưởng kinh tế Sự biến đổi cơ cấu kinh tế Sự hình thành 3 trung tâm kinh tế: Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản Các nhân tố tác động (nguyên nhân) Vai trò của khoa học – kỹ thuật Vai trò can thiệp của nhà nước Đẩy mạnh liên kết kinh tế Mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại với các nước đang phát triển Nhận xét chung 34
- Thực trạng phát triển kinh tế Giai đoạn 1951-1973 nền kinh tế các nước tư bản tăng trưởng khá nhanh và tương đối ổn định Tốc độ tăng trưởng kinh tế chung của các nước tư bản phát triển trong giai đoạn 1953-1962 là 4,8%; giai đoạn 1963-1972 là 5,0% Các cuộc khủng hoảng chu kỳ vẫn xảy ra, nhưng thời gian không kéo dài, không diễn ra cùng lúc ở nhiều nước và mức độ khủng hoảng không lớn Tỷ lệ tăng giá tiêu dùng bình quân của các nước những năm 1950-1970 duy trì ở mức xấp xỉ 3% Các nước còn đạt được mục tiêu việc làm đầy đủ 35
- Câu hỏi thảo luận Tăng trưởng kinh tế? Công thức tính: Quy mô tăng trưởng YYY t 1 t Tốc độ tăng trưởng YYt t 1 gt 100% Yt 1 Các nhân tố tác động đến tăng trưởng kinh tế 36
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế của một số nước 1 2 , 0 1 0 , 4 1 0 , 0 8 , 7 8 , 0 6 , 8 5 , 1 5 , 5 6 , 0 (%) 4 , 6 4 , 0 4 , 0 2 , 8 2 , 7 2 , 8 2 , 0 0 , 0 1 9 5 2 -1 9 6 2 1 9 6 3 -1 9 7 2 M ü A n h P h ¸ p C H L B § ø c N h Ë t B ¶ n 37
- Thực trạng phát triển kinh tế Cơ cấu nền kinh tế thay đổi nhanh chóng giai đoạn 1950 - 1973 Tỷ trọng khu vực I (nông, lâm, ngư nghiệp) giảm nhanh: Pháp từ 33% xuống 12%, CHLB Đức từ 25% xuống 7%; Italia từ 41% (năm 1954) xuống 17%; Anh từ 5% (năm 1951) xuống 3%. Tỷ trọng của khu vực II (công nghiệp và xây dựng) tăng lên chậm Tỷ trọng của khu vực III (dịch vụ) mở rộng rất lớn: Thương mại, vận tải, bưu điện, tài chính tiền tệ, bảo hiểm, y tế, giáo dục, du lịch v.v phát triển nhanh 38
- Câu hỏi thảo luận Cơ cấu kinh tế? Phân loại cơ cấu kinh tế Cơ cấu ngành kinh tế Những yếu tố tác động đến sự thay đổi cơ cấu ngành kinh tế Xu hướng vận động của cơ cấu kinh tế ở các nước tư bản 39
- Thực trạng phát triển kinh tế Thế giới tư bản hình thành 3 trung tâm kinh tế: Mỹ - Tây Âu - Nhật Bản Nhật Bản tăng trưởng “thần kỳ”, các nước Tây Âu liên kết hình thành EEC, tốc độ tăng trưởng của Mỹ chậm dần Mỹ mất đi địa vị thống trị tuyệt đối trong thế giới tư bản Sự cạnh tranh giữa các trung tâm này ngày càng trở nên gay gắt 40
- Nguyên nhân: i) Đẩy mạnh ứng dụng thành tựu của cách mạng khoa học - kỹ thuật Sau chiến tranh thế giới II, cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật diễn ra mạnh mẽ như vũ bão với đặc điểm: Khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp Thời gian từ nghiên cứu, phát minh đến ứng dụng ngày càng rút ngắn Các nước đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng những thành tựu của cách mạng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, phát triển các ngành công nghệ cao Tác động của việc ứng dụng thành tựu khoa học – kỹ thuật Đổi mới tài sản cố định, thúc đẩy tăng năng suất lao động Làm thay đổi cơ cấu các ngành kinh tế Thúc đẩy quá trình phân công chuyên môn hóa và hợp tác quốc tế Làm thay đổi hình thức và phương pháp tổ chức quản lý kinh tế 41
- Câu hỏi thảo luận Tăng trưởng và phát triển dựa vào những nhân tố chiều rộng? Phát triển dựa vào những nhân tố chiều sâu? Xu hướng phát triển ở các nước tư bản 42
- Nguyên nhân: ii) Nhà nước tư bản độc quyền can thiệp sâu vào đời sống kinh tế xã hội Cơ sở lý thuyết cho sự can thiệp của nhà nước vào các hoạt động kinh tế là học thuyết “bàn tay hữu hình” của nhà kinh tế học J.M.Keynes Nhà nước cần tăng chi tiêu để gia tăng tổng cầu Nhà nước cần gia tăng lượng cung tiền để giảm lãi suất và kích thích đầu tư 43
- Nguyên nhân: ii) Nhà nước tư bản độc quyền can thiệp sâu vào đời sống kinh tế xã hội Thực tiễn: CNTB độc quyền đã chuyển biến thành CNTB độc quyền nhà nước Nhà nước sử dụng ngân sách và ngân hàng trung ương là những công cụ quan trọng nhất để can thiệp vào nền kinh tế (chi tiêu chính phủ và lãi suất) Mở rộng khu vực kinh tế nhà nước (xây dựng kết cấu hạ tầng, cung cấp các dịch vụ công và đảm bảo cung ứng các nguồn nguyên liệu chủ yếu) Tăng chi tiêu cho phúc lợi xã hội nhằm xoa dịu mâu thuẫn giai cấp 44
- Nguyên nhân: iii) Đẩy mạnh liên kết kinh tế Liên kết kinh tế đã trở thành một xu hướng phổ biến Các liên kết tiêu biểu Liên kết về tài chính – tiền tệ: IBRD, IMF và Hiệp ước Bretton Woods về chế độ tỷ giá hối đoái cố định Hiệp định chung về thương mại và thuế quan (GATT - 1947) Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC) - 1957 Tác dụng: phát huy lợi thế so sánh của từng nước trong phân công lao động quốc tế 45
- Nguyên nhân: iv) Đẩy mạnh quan hệ kinh tế với các nước đang phát triển Các công cụ chủ yếu: viện trợ, cho vay ưu đãi, đầu tư (nhất là đầu tư trực tiếp) Lợi ích: Có nguồn cung nguyên liệu, năng lượng giá rẻ Mở rộng thị trường Chuyển giao công nghệ lạc hậu ra nước ngoài 46
- Giai đoạn 1974-1982 Đặc điểm Nền kinh tế các nước tư bản tăng trưởng chậm, không ổn định (tốc độ bình quân chỉ đạt ≈ 2,4%/năm) Chu kỳ khủng hoảng rút ngắn Nhiều hiện tượng mới xuất hiện: Khủng hoảng năng lượng, khủng hoảng cơ cấu, khủng hoảng kinh tế đi liền với thất nghiệp và lạm phát cao Nguyên nhân Sự can thiệp của nhà nước không có khả năng thích ứng với những biến động kinh tế trong nước, quốc tế Đầu tư sụt giảm Cạnh tranh giữa các nước ngày càng trở nên gay gắt Cuộc đấu tranh giành độc lập về kinh tế của các nước đang phát triển 47
- Giai đoạn 1983 - nay: Điều chỉnh kinh tế Nguyên nhân Tình trạng trì trệ, khủng hoảng kéo dài Xuất hiện những lý thuyết mới (tiêu biểu là lý thuyết về mô hình kinh tế hỗn hợp) Nội dung điều chỉnh Điều chỉnh vai trò can thiệp của nhà nước Khuyến khích đầu tư Điều chỉnh cơ cấu kinh tế Điều chỉnh quan hệ kinh tế đối ngoại Kết quả Tăng trưởng kinh tế Chuyển biến cơ cấu kinh tế (ngành, nội bộ ngành, lao động ) 48
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế các nước tư bản (1990 -2002) 7 6 M ü N h Ët EU 5 ,6 5 5 ,2 4 ,5 3 ,7 3 ,8 3 ,8 4 3 ,5 3 ,4 2 ,7 2 ,5 3 2 ,7 2 ,9 2 ,5 2 ,3 2 ,4 1 ,7 2 1 ,5 2 ,8 2 ,5 2 ,1 2 ,2 1 ,1 2 1 ,3 1 ,6 1 ,4 (%) 0 ,5 1 0 ,9 1 ,1 1 ,1 0 ,1 1 ,1 0 ,9 0 ,5 0 ,2 0 - 0 ,5 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 -1 - 1 - 0 ,9 -2 -3 - 2 ,8 -4 N ¨m 49
- Chương 2 - KINH TẾ NƯỚC MỸ Kết cấu chương I. Tình hình kinh tế - xã hội Bắc Mỹ trước 1776 II. Kinh tế nước Mỹ thời kỳ chủ nghĩa tư bản trước độc quyền (1776-1865) III. Kinh tế nước Mỹ thời kỳ chủ nghĩa tư bản độc quyền (1865 - nay) 50
- Tình hình kinh tế - xã hội nước Mỹ trước ngày giành độc lập (1776) Chính sách của thực dân Anh Chính sách chia để trị Khôi phục và duy trì quan hệ sở hữu ruộng đất kiểu phong kiến Nô dịch và kiểm soát kinh tế Bắc Mỹ Đặc điểm kinh tế vùng thuộc địa Bắc Mỹ Vùng thuộc địa phía Bắc Vùng thuộc địa miền Trung Vùng thuộc địa phía Nam Cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Bắc Mỹ 04.07.1776 ra bản tuyên ngôn thành lập Hợp chủng quốc Hoa Kỳ 1783 Anh chính thức công nhân nền độc lập của Mỹ 51
- Kinh tế Mỹ thời kỳ (1776 - 1865) 1. Mở rộng về diện tích lãnh thổ 2. Cách mạng công nghiệp 3. Sự phát triển của nông nghiệp nước Mỹ 4. Nội chiến ở Mỹ (1861 - 1865) 52
- Cách mạng công nghiệp Mỹ a. Tiền đề . Thuận lợi: tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý; nguồn vốn tích lũy nội bộ; nguồn vốn, lao động, kỹ thuật từ nước ngoài . Khó khăn: Còn tồn tại chế độ nô lệ đồn điền ở miền nam b. Diễn biến c. Đặc điểm d. Tác động đến sự phát triển kinh tế 53
- Cách mạng công nghiệp Mỹ: Đặc điểm Bắt đầu từ công nghiệp nhẹ (dệt, kéo sợi ) Diễn ra với tốc độ nhanh (bắt đầu từ năm 1790, diễn ra mạnh mẽ trong những năm 1830, hoàn thành cơ bản vào những năm 1850) Tiến hành theo hai giai đoạn Giai đoạn đầu dựa vào máy móc, kỹ thuật nhập khẩu Giai đoạn sau tự sản xuất được máy móc Công nghiệp gắn bó chặt chẽ với nông nghiệp Đường sắt được xây dựng sớm, phát triển với tốc độ nhanh góp phần thúc đẩy cách mạng công nghiệp 54
- Cách mạng công nghiệp Mỹ: Sự phát triển một số ngành kinh tế Dệt: Giá trị sản phẩm dệt tăng từ 2,6 triệu USD năm 1778 lên 68,6 triệu USD năm 1860. Luyện kim: Năm 1810 sản lượng 33.908 tấn; Năm 1870: 68.700 tấn. Khai thác than: Năm 1870: 29,5 triệu tấn Giao thông vận tải: Năm 1830, Mỹ bắt đầu xây dựng đường sắt (36,8 km); Chiều dài đường sắt năm 1850: 14.400 km; năm 1860: 49.000 km. Đóng tàu: Năm 1862, tầu buôn trên biển đạt trọng tải 2,4 triệu tấn. 55
- Sự phát triển của nền nông nghiệp Mỹ Hai hệ thống nông nghiệp đối lập nhau Hệ thống nông nghiệp miền Bắc Hệ thống nông nghiệp miền Nam Những điểm khác biệt Về tầng lớp thống trị: tư bản nông nghiệp và chủ nô Về hình thức hoạt động: trang trại và đồn điền Về lực lượng lao động: làm thuê và nô lệ Về kỹ thuật: có sử dụng máy móc và lao động thủ công Điểm chung Sản xuất nông phẩm hàng hóa Xu hướng bành trướng ra phía Tây 56
- Nội chiến ở Mỹ (1861 – 1865) Nguyên nhân Mâu thuẫn phát sinh từ sự tồn tại của hai hệ thống nông nghiệp đối lập nhau cả về kinh tế và chính trị xã hội Xu hướng bành trướng ra phía Tây Các bang phía nam liên minh với nhau và ra tuyên bố ly khai khỏi Hợp chủng quốc Hoa Kỳ Nội chiến bùng nổ tháng 4/1861 và kết thúc tháng 4/1865 Sự chiến thắng thuộc về phe liên bang 57
- Kinh tế Mỹ thời kỳ (1865 - nay) 1. Thời kỳ độc quyền hóa (1865 – 1913) 2. Thời kỳ 1914 – 1945 3. Thời kỳ 1945 – 1973 4. Thời kỳ 1974 – 1982 5. Thời kỳ 1983 – nay 58
- Thời kỳ bùng nổ kinh tế (1865 – 1913) Thực trạng phát triển kinh tế: Sau cuộc nội chiến (1861-1865), từ một nước phụ thuộc vào châu Âu, nước Mỹ nhanh chóng trở thành quốc gia công nghiệp đứng đầu thế giới. Nước Mỹ vươn lên trở thành nền kinh tế số 1 thế giới Nguyên nhân Hậu quả của cuộc nội chiến Nguồn lực bên ngoài Sự phát triển khoa học – kỹ thuật Vai trò của các tổ chức độc quyền Nguồn lực tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý 59
- Thời kỳ 1865 – 1913: Thực trạng phát triển kinh tế Giá trị tổng sản lượng công nghiệp tăng 4,98 lần (từ 1.907 triệu USD (năm 1860) lên 9.498 triệu USD (năm 1894) Năm 1913 sản lượng thép của Mỹ vượt Đức 2 lần, vượt Anh 4 lần đạt 31,3 triệu tấn. Ngành khai thác than sản lượng gấp hơn 2 lần Anh và Pháp cộng lại. Năm 1882 mới xuất hiện nhà máy điện đầu tiên, đến năm 1913 sản lượng điện đạt 57 triệu Kwh. Các ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng như: may mặc, giầy da, chế biến thực phẩm v.v cũng phát triển mạnh 60
- Thời kỳ 1865 – 1913: Thực trạng phát triển kinh tế Với nông nghiệp, nhà nước có chính sách khuyến khích kinh tế trang trại như không đánh thuế vào hàng nông sản Nông nghiệp nước Mỹ đạt được những thành tựu lớn: Giá trị sản lượng nông nghiệp năm 1913 tăng 4 lần so với năm 1870, từ 2,5 tỷ USD lên 10 tỷ USD Từ 1870 đến 1913 diện tích gieo trồng lúa mỳ tăng lên 4 lần Nông nghiệp phát triển theo hướng chuyên canh, thâm canh, sử dụng máy móc và kỹ thuật Nước Mỹ cung cấp 9/10 bông; 1/4 lúa mạch trên thị trường thế giới vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. 61
- Thời kỳ 1865 – 1913: Thực trạng phát triển kinh tế . Cơ cấu ngành kinh tế của nước Mỹ . Cuối thế kỷ XIX nông nghiệp chiếm khoảng 50% trong tổng sản phẩm xã hội . Đến 1913 nông nghiệp chỉ còn chiếm 30% trong tổng sản phẩm xã hội. 62
- Thời kỳ 1865 – 1913: Thực trạng phát triển kinh tế Giao thông vận tải được mở rộng phát triển: đường bộ, đường thuỷ, đặc biệt là đường sắt Giai đoạn 1865 - 1875, riêng ngành đường sắt Mỹ đã thu hút 2 tỷ USD đầu tư của nước ngoài Đã xây dựng các tuyến đường sắt nối liền Đông – Tây, Nam Bắc Năm 1870 chiều dài đường sắt của Mỹ là 85.000 km Năm 1913 chiều dài đường sắt của Mỹ đạt 411.000 km 63
- Thời kỳ 1865 – 1913: Thực trạng phát triển kinh tế Mỹ trở thành nước có ngoại thương phát triển và xuất khẩu tư bản Năm 1899 xuất khẩu tư bản của Mỹ đạt 500 triệu USD, năm 1913 đạt 2.625 triệu USD. Năm 1870 kim ngạch xuất khẩu đạt 377 triệu USD, năm 1914 đạt 5,5 tỷ USD. Thị trường đầu tư và buôn bán chủ yếu của Mỹ là Canađa, các nước vùng biển Caribbean, Trung Mỹ, các nước châu Á đặc biệt là Nhật Bản và Ấn Độ. 64
- Thời kỳ 1914 – 1945: Diễn biến lịch sử Nước Mỹ tham gia Chiến tranh thế giới I từ 4-1917 Khi mới tham gia nền kinh tế bị xáo trộn Tuy nhiên, chiến tranh lại kích thích nền kinh tế Mỹ phát triển Sản phẩm công nghiệp tăng 1,7 lần, nông nghiệp tăng 1,5 lần. Bán vũ khí và thiết bị cho các nước tham chiến thu được 35 tỷ USD lợi nhuận Sau chiến tranh Mỹ trở thành trung tâm kinh tế tài chính của thế giới tư bản chủ nghĩa, đồng thời là chủ nợ lớn nhất, riêng các nước Tây Âu vay nợ của Mỹ là 7 tỷ USD. 65
- Thời kỳ 1914 - 1945: Diễn biến lịch sử Cuộc khủng hoảng kinh tế 1920-1921 cũng ảnh hưởng đến nền kinh tế Mỹ nhưng nền kinh tế đã nhanh chóng được khôi phục và bước vào giai đoạn phát triển ổn định 1924-1928 Tháng 10 năm 1929 xuất hiện khủng hoảng kinh tế Đầu tiên là sự sụp đổ của công nghiệp sản xuất thép, lan sang các ngành xây dựng, vận tải, thương nghiệp, nông nghiệp Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933, kinh tế Mỹ thụt lùi lại 20 năm Sản xuất công nghiệp giảm 36%: 92 lò luyện thép với công suất 4 triệu tấn/năm bị phá huỷ 6,4 triệu con lợn bị giết 13 vạn công ty bị phá sản hơn 10.000 ngân hàng bị đóng cửa 100.000 lít sữa bò đổ xuống cống Năm 1932 có hơn 12 triệu người bị thất nghiệp (25% lực lượng lao động) 66
- Thời kỳ 1914 - 1945: Diễn biến lịch sử Tháng 12 - 1941 Mỹ tham gia chiến tranh thế giới II Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ thiệt hại không đáng kể Tiếp tục giàu lên vì chiến tranh nhờ bán vũ khí cho các nước Đồng Minh, Mỹ thu được 117,2 tỷ USD lợi nhuận Giai đoạn 1940-1945 sản xuất công nghiệp tăng gấp đôi; GDP tăng hơn 2 lần từ 99,7 tỷ USD lên 211,9 tỷ USD Sau chiến tranh nước Mỹ chiếm hơn 50% sản xuất công nghiệp, ¾ tổng kim ngạch xuất nhập khẩu, gần ¾ dự trữ vàng của hệ thống các nước tư bản chủ nghĩa 67
- Thời kỳ 1945 - 1973 Kế hoạch Marshall và điều chỉnh kinh tế sau chiến tranh Kế hoạch Marshall viện trợ cho Tây Âu (12,5 tỷ USD (tính đến 12-1951), trong đó 16% là tư liệu sản xuất, còn lại là hàng tiêu dùng Viện trợ cho Nhật Bản 2,3 tỷ USD Xâm nhập thị trường các nước châu Á, Phi, Mỹ latinh thông qua các chương trình viện trợ Điều chỉnh nền kinh tế từ nền kinh tế phục vụ chiến tranh sang thời bình Kết quả: Nền kinh tế Mỹ tiếp tục duy trì được tốc độ tăng trưởng khá cao Giai đoạn 1951 – 1973 68
- Điều chỉnh nền kinh tế sau chiến tranh Từ 1943, Chính phủ Mỹ đã áp dụng các biện pháp giảm sản xuất quân sự và phục hồi sản xuất dân dụng Chính phủ tạo việc làm và cấp học phí cho hàng triệu quân nhân phục viên học nghề Chính phủ chuyển nhượng cho tư nhân các cơ sở công nghiệp quân sự, khuyến khích đầu tư tư nhân. Tổng đầu tư tư nhân đạt 156,9 tỷ USD (1945 - 1949), trong đó đầu tư vào thiết bị mới bình quân mỗi năm là 14,4 tỷ USD Chính phủ đã xóa bỏ chế độ phân phối hàng tiêu dùng thời chiến, nới lỏng và kích thích tiêu dùng Chính phủ thực hiện mở rộng bảo hiểm xã hội và nâng mức lương tối thiểu, phát triển xây dựng nhà ở công cộng giá rẻ 69
- Giai đoạn 1951 - 1973 Các chính sách kinh tế của chính phủ thể hiện sự vận dụng học thuyết Keynes Cụ thể: Tỷ lệ tích lũy tư bản trong GDP của Mỹ 15,3% giai đoạn (1964- 1973), đầu tư tư nhân của Mỹ từ 1953-1973 tăng từ 53 tỷ USD lên 209 tỷ USD Tăng chi tiêu cho quân sự và đầu tư cho nghiên cứu khoa học (chi của chính phủ cho nghiên cứu khoa học chiếm 50%, chú trọng các hạng mục điện tử, vi điện tử, máy tính điện tử, năng lượng nguyên tử, nghiên cứu vũ trụ Phát triển khoa học giáo dục: Năm 1950, kinh phí giáo dục của Mỹ chiếm 3,38% tổng sản phẩm quốc dân, đến năm 1970 lên trên 7% Chính sách tiền lương và phúc lợi xã hội cao: Thời kỳ 1950-1972, tốc độ tăng lương danh nghĩa bình quân 4,7% (tốc độ tăng giá bình quân 2,5%); Tăng chi ngân sách cho phúc lợi xã hội (bảo hiểm xã hội cho người già, tàn tật, tai nạn lao động, thất nghiệp ) Mở rộng hoạt động kinh tế đối ngoại 70
- Giai đoạn 1951 – 1973: Một số đặc điểm Tốc độ tăng GDP bình quân của Mỹ những năm 1953-1973 là 3,5% (Nhật 9,8%, Pháp 5,2%, Tây Đức 5,9% ) Mỹ vẫn là cường quốc kinh tế có ưu thế về kinh tế, tài chính, tiền tệ, và khoa học - kỹ thuật Địa vị tương đối của Mỹ trong nền kinh tế thế giới tư bản giảm sút liên tục 71
- Nguyên nhân dẫn đến sự giảm sút tương đối địa vị kinh tế của Mỹ Chính sách chạy đua vũ trang nên ngân sách quân sự tăng nhanh; lún sâu vào các cuộc chiến tranh (chiến tranh Việt Nam khoảng 352 tỷ USD) Tốc độ tăng năng suất lao động giảm sút, lợi thế so sánh giảm xuống do tiền lương cao Đầu tư trong nước tăng tương đối chậm, đầu tư ra nước ngoài tăng nhanh Đồng đôla Mỹ bị mất giá, hai lần phá giá đồng đôla (18-12- 1971, USD giảm giá 7,89%; 13-2-1973, USD giảm 10% Phương pháp quản lý Taylor trong quản lý công nghiệp không còn phát huy tác dụng từ những năm 1970 72
- Thời kỳ 1974 - 1982: Đặc điểm kinh tế GDP tăng bình quân 2,3%. Khủng hoảng kinh tế đi liền với khủng hoảng cơ cấu, khủng hoảng nguyên liệu năng lượng, khủng hoảng tài chính, tiền tệ. Lạm phát, thất nghiệp gia tăng Địa vị kinh tế của Mỹ tiếp tục giảm tương đối so với Nhật Bản và Tây Âu Nguyên nhân: Đầu tư vốn cho kinh tế tăng chậm Tác động khủng hoảng nguyên liệu và năng lượng Thị trường trong nước thu hẹp do thu nhập thực tế của người lao động giảm mạnh 73
- Thời kỳ 1983 - nay: Điều chỉnh kinh tế Tăng cường nghiên cứu và ứng dụng thành tựu của cách mạng khoa học và công nghệ Đổi mới tổ chức và quản lý trong công nghiệp Tăng cường đầu tư trực tiếp ra nước ngoài và thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài Phát triển mạnh các công ty xuyên quốc gia Điều chỉnh vai trò điều tiết kinh tế của nhà nước 74
- Tình hình kinh tế Mỹ (1990 – 2002) 10 7 ,5 7 ,5 8 6 ,9 6 ,1 5 ,6 5 ,6 5 ,9 5 ,4 5 ,2 5 ,2 6 4 ,7 4 ,5 4 ,2 4 ,3 4 3 ,5 3 ,7 4 4 2 ,7 2 ,9 4 ,4 2 ,6 2 ,5 4 ,2 3 ,9 2 1 ,6 1 ,3 2 ,7 2 ,4 2 ,5 2 ,6 (% ) 2 ,3 2 ,3 2 ,4 2 1 ,3 2 ,2 1 ,1 0 0 ,8 3 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997-0 ,3 1998 1999 2000 2001 2002 -2 -1 -1 ,6 -2 ,2 -2 ,6 -4 -3 ,1 -3 ,8 -4 ,1 -4 ,1 -6 GDP L ¹m ph¸t ThÊt75 nghiÖp Th©m hôt NS (%GDP)
- Chương 3 - KINH TẾ NHẬT BẢN Kết cấu chương I. Đặc điểm kinh tế phong kiến Nhật Bản II. Kinh tế Nhật Bản từ sau cải cách Minh Trị đến hết Chiến tranh thế giới II (1868 - 1945) III. Kinh tế Nhật Bản thời kỳ sau Chiến tranh thế giới II (1945 đến nay) 76
- Kinh tế Nhật Bản thời kỳ từ cải cách Minh Trị đến hết chiến tranh thế giới II 1. Cải cách Minh Trị (Meiji) 2. Cách mạng công nghiệp 3. Sự phát triển của đế quốc Nhật 77
- Cải cách Minh Trị (từ 1-1868) Cải cách hành chính Cải cách ruộng đất Cải cách về kinh tế - tài chính Khuyến khích phát triển công nghiệp Mở cửa tăng cường giao lưu kinh tế với nước ngoài Cải cách giáo dục Nhận xét: Cải cách Minh Trị là cuộc cách mạng tư sản không triệt để vì chính thể phong kiến đã không bị xóa bỏ hoàn toàn. Giai cấp tư sản và tầng lớp phong kiến trở thành chỗ dựa của nền quân chủ chuyên chế. 78
- Cách mạng công nghiệp Nhật Bản Tiền đề: thuận lợi – khó khăn Diễn biến Đặc điểm Tác động về kinh tế - xã hội Từ năm 1880 đến 1913, sản lượng khai thác than tăng lên 8,2 lần từ 5,3 lên 21,3 triệu tấn, sản lượng đồng tăng 12,5 lần từ 5,3 lên 66,5 triệu tấn Tốc độ phát triển công nghiệp trung bình 6%/năm 79
- Cách mạng công nghiệp Nhật: Đặc điểm Khởi đầu bằng công nghiệp nhẹ nhưng các ngành công nghiệp nặng, giao thông vận tải, công nghiệp quốc phòng đã xuất hiện rất sớm và phát triển nhanh Nguồn vốn chủ yếu dựa vào trong nước Nhà nước Nhật Bản có vai trò quan trọng trong cách mạng công nghiệp Sự tách rời giữa nông nghiệp và công nghiệp (nông nghiệp ngày càng lạc hậu hơn so với sự phát triển của công nghiệp) 80
- Vai trò của nhà nước Nhật Bản trong cách mạng công nghiệp Trực tiếp đầu tư xây dựng các cơ sở công nghiệp dựa trên nền tảng kỹ thuật hiện đại của phương Tây khi đó, sau bán lại cho tư nhân với giá thấp hơn giá vốn đầu tư ban đầu Xây dựng và phát triển hạ tầng cơ sở Có chính sách khuyến khích tư nhân phát triển công nghiệp Tạo điều kiện thuận lợi cho nhập khẩu nguyên liệu, kỹ thuật từ nước ngoài Hỗ trợ tư nhân trong nước tích lũy vốn, trợ cấp cho xuất khẩu các sản phẩm quan trọng Khuyến khích các doanh nghiệp nhỏ liên kết thành các công ty cổ phần để khắc phục hạn chế về quy mô 81
- Thời kỳ sau chiến tranh thế giới II (1945 - nay) 1. Giai đoạn khôi phục kinh tế (1945 – 1951) 2. Giai đoạn phát triển “thần kỳ” (1952 – 1973) 3. Giai đoạn từ 1974 đến nay Khủng hoảng và điều chỉnh kinh tế Tình hình kinh tế 82
- 1. Giai đoạn khôi phục kinh tế (1945 – 1951) Hậu quả của chiến tranh Nền kinh tế bị tàn phá nặng nề: 34% công cụ, máy móc công nghiệp, 25% công trình xây dựng, 82% tàu biển bị tàn phá; Sản xuất nông lâm nghiệp bằng 59,3% so với 1937, công nghiệp chế tạo bằng 52,7%, dệt bằng 6,4%. Tổng giá trị thiệt hại lên tới 61,3 tỷ yên ngang với tổng giá trị tài sản quốc gia năm 1935. Các vấn đề cấp bách: thất nghiệp (13,1 triệu), lạm phát rất cao, thiếu năng lượng và nguyên liệu Nhật Bản bị quân đội đồng minh (Mỹ) chiếm đóng Cải cách kinh tế sau chiến tranh Kết quả 83
- Cải cách kinh tế trong giai đoạn 1945 – 1951 Giải thể các nhóm Zaibatsu nhằm tiêu diệt sức mạnh quân sự của Nhật Bản, xóa bỏ quyền kiểm soát của một số công ty lớn đối với nền kinh tế Nhật Bản Cải cách ruộng đất: quy định mức hạn điền tối đa là 5 ha, sau giảm xuống còn 1 ha. Số còn lại nhà nước sẽ mua lại và chuyển nhượng cho những nông dân không có ruộng đất Giải quyết vấn đề việc làm, cải thiện điều kiện làm việc, tăng lương cho công nhân: có ba đạo luật được ban hành: Luật công đoàn, Luật tiêu chuẩn lao động, Luật điều chỉnh các quan hệ lao động Cải cách về tài chính – tiền tệ: thực hiện cân bằng ngân sách và quy định tỷ giá cố định 1 đô la Mỹ = 360 yên (1949) 84
- Giai đoạn phát triển “thần kỳ” (1952 – 1973) Thực trạng phát triển kinh tế Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) cao, bình quân 9,8%/năm Tốc độ tăng trưởng công nghiệp giai đoạn 1950-1960 là 15,9%; giai đoạn 1960-1969 là 13,5%. Một số ngành công nghiệp phát triển nhanh và nhanh chóng vươn lên đứng hàng đầu thế giới: các sản phẩm điện, điện tử, bán dẫn, đóng tàu , sản lượng ôtô, xi măng, sản phẩm hóa chất đứng thứ 2 Cơ cấu kinh tế biến đổi nhanh chóng Năm 1952: Nông nghiệp 22,6%; công nghiệp, xây dựng 31,3% Năm 1968: Nông nghiệp 9,9%; công nghiệp, xây dựng 38,6% Ngoại thương phát triển nhanh, năm 1950 là 1,7 tỷ USD, năm 1971 là 43,6 tỷ USD. Nhật Bản xuất siêu từ 1965 85
- So sánh về mức tăng tổng sản phẩm quốc dân thực tế giữa các nước tư bản phát triển (%) 14 12,1 12 10,6 9 10 8,8 8,7 8,3 7,6 8 7,2 6,6 6,2 5,9 5,9 (%) 5,4 5,5 5,4 6 4,7 4,9 4,8 4,8 5 3,8 3,6 3,7 4 3,3 3,2 2,7 2,5 2,3 1,9 2,1 2 0 1951-55 1955-61 1961-65 1965-70 1970-73 Anh Ph¸p Italia86 Mü CHLB §øc NhËt
- Nguyên nhân tăng trưởng nhanh của kinh tế Nhật Bản giai đoạn 1952 - 1973 Phát huy vai trò nhân tố con người Duy trì mức tích lũy cao thường xuyên, sử dụng vốn đầu tư có hiệu quả cao Tiếp cận và ứng dụng nhanh chóng những tiến bộ khoa học - kỹ thuật Chú trọng vai trò điều tiết kinh tế của Nhà nước Mở rộng thị trường trong nước và nước ngoài Kết hợp khéo léo cấu trúc kinh tế hai tầng Đẩy mạnh hợp tác với Mỹ và các nước khác 87
- Về nhân tố con người (nguồn nhân lực) Lực lượng lao động đông đảo, có trình độ văn hóa khá cao, có kỹ năng nghề nghiệp, có tinh thần trách nhiệm với công việc Giáo dục: văn hóa, truyền thống Đào tạo nghề: lao động kỹ thuật, quản lý Sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực Chế độ đãi ngộ (đặc biệt đối với lao động suốt đời) Môi trường làm việc, quan hệ lao động mang tính gia đình Công thức thành công: “Công nghệ phương Tây + Tính cách Nhật Bản” 88
- Về tích lũy và sử dụng vốn Tích lũy và huy động vốn Tỷ lệ cao, thường xuyên Từ một nước trong tình trạng thiếu vốn, Nhật Bản đã đáp ứng đủ nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển Không phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn bên ngoài Sử dụng vốn Táo bạo Hiệu quả sử dụng vốn cao 89
- Tích luỹ vốn Giai đoạn 1952 – 1973 chiếm 30 đến 35% thu nhập quốc dân Biện pháp Tận dụng triệt để nguồn lao động trong nước, áp dụng chế độ tiền lương thấp Huy động tiết kiệm cá nhân: Từ 1961-1967, tỷ lệ gửi tiết kiệm trong thu nhập quốc dân là 18,6% (Mỹ 6,2% và Anh 7,7%) Giảm chi phí quân sự (dưới 1% GNP); chi hành chính; hạn chế các khoản chi tiêu cho phúc lợi xã hội, y tế Huy động vốn nước ngoài: ODA, vay thương mại, đầu tư nước ngoài 90
- Chính sách thu hút đầu tư nước ngoài của Nhật Bản Kiểm soát chặt chẽ nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) Chỉ khuyến khích với những ngành có thể mang lại cho Nhật Bản bí quyết kỹ thuật, công nghệ mới Tại sao như vậy? 91
- Sử dụng vốn: táo bạo, có hiệu quả cao Đầu tư có lựa chọn, tập trung vào những ngành mũi nhọn (đóng tàu, chế tạo máy, hóa chất, điện tử và vi điện tử ) Tăng cường đầu tư ra nước ngoài nhằm khai thác tài nguyên và mở rộng thị trường Đầu tư phát triển khoa học – kỹ thuật 92
- Về tiếp cận và ứng dụng nhanh chóng những thành tựu khoa học – kỹ thuật Tăng kinh phí cho nghiên cứu và phát triển (R&D), 1955 chiếm 0,84% thu nhập quốc dân, năm 1970 là 1,96% Phát triển các cơ sở nghiên cứu khoa học – kỹ thuật: số phòng thí nghiệm năm 1955 là 1.445; năm 1970 là 12.594 Chú trọng đào tạo nhân lực khoa học – kỹ thuật: năm 1970 có tới 419.000 nhà khoa học và chuyên gia kỹ thuật Chú trọng nghiên cứu ứng dụng Nhập khẩu phát minh, sáng chế, nhập khẩu công nghệ hiện đại để tiếp cận những thành tựu mới nhất 93
- Kết quả Nền khoa học - kỹ thuật của Nhật Bản có bước phát triển nhảy vọt, đuổi kịp các nước tư bản phát triển khác Đầu những năm 1970, Nhật Bản đã đạt trình độ cao về tự động hóa, về sử dụng máy tính trong một số ngành sản xuất 94
- Về vai trò của nhà nước Xác định chiến lược phát triển (Bộ Công nghiệp và Thương mại quốc tế - MITI) Đề ra các kế hoạch phát triển (kế hoạch 5 năm) Tạo môi trường kinh tế thuận lợi thông qua hoàn thiện hệ thống pháp luật Điều tiết thông qua các chính sách tài chính - tiền tệ (qua NHTW – BOJ: Bank of Japan) Đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở, các ngành công nghiệp mới và cho R&D (Research & Development) 95
- Về mở rộng thị trường trong và ngoài nước Với thị trường trong nước Mở rộng thị trường nông thôn (thông qua các chương trình cải cách ruộng đất, phát triển mô hình nông trại nhỏ ) Thị trường nội địa mở rộng còn do sự gia tăng dân số, việc làm, thu nhập thực tế của người lao động Các doanh nghiệp đưa ra thị trường sản phẩm đảm bảo chất lượng như hàng xuất khẩu Bảo hộ các ngành sản xuất trong nước đồng thời tiến hành tự do hóa thương mại và hội nhập một cách thận trọng 96
- Về mở rộng thị trường trong và ngoài nước Với thị trường nước ngoài Tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa bằng giảm chi phí và nâng cao chất lượng sản phẩm Thực hiện chính sách đối ngoại linh hoạt: lôi kéo về chính trị kết hợp với viện trợ, tăng cường quan hệ thương mại, đầu tư với các nước đang phát triển; Khai thác những lợi thế trong quan hệ với Mỹ và các tổ chức kinh tế quốc tế như IBRD, GATT, OECD 97
- Về mô hình kết cấu doanh nghiệp Nhật Bản có mô hình kết cấu 2 tầng Khu vực 1: Các doanh nghiệp lớn, trình độ kỹ thuật – công nghệ hiện đại, năng lực cạnh tranh lớn Khu vực 2: Các doanh nghiệp nhỏ, kỹ thuật - công nghệ thấp kém, chủ yếu thực hiện gia công các bộ phận hoặc nhận thầu khoán cho các doanh nghiệp lớn, sử dụng lao động thời vụ, điều kiện làm việc thấp kém Tác dụng: Tận dụng triệt để nguồn lao động (giá rẻ) trong nước Tạo sự liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp nhỏ Tạo điều kiện nâng cấp công nghệ cho cả hai khu vực Có tác dụng chống đỡ khủng hoảng 98
- Một số hạn chế Mất cân đối nghiêm trọng giữa các vùng kinh tế, giữa nhu cầu phát triển sản xuất với cơ sở hạ tầng lạc hậu. 3 trung tâm công nghiệp là Tokyo - Osaka - Nagôya chỉ chiếm 1,25% diện tích cả nước nhưng tập trung hơn 50% sản lượng công nghiệp Phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu và thị trường nước ngoài Những mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt Môi trường bị ô nhiễm nặng nề 99
- Giai đoạn từ 1974 đến nay Khủng hoảng và điều chỉnh kinh tế Khủng hoảng kinh tế 1973-1975 chấm dứt thời kỳ phát triển nhanh. Nhiều ngành sản xuất bị đình đốn nghiêm trọng (chế tạo máy, khai khoáng, đóng tàu, sản xuất thép ). Sản xuất công nghiệp năm 1974 so với 1973 giảm đi 3,1%, năm 1975 so với năm 1974 giảm 10,6%. Tốc độ tăng GNP trung bình giai đoạn 1974-1982 chỉ còn 4,3% Nội dung điều chỉnh Tăng cường nghiên cứu và ứng dụng khoa học - kỹ thuật, công nghệ Điều chỉnh cơ cấu ngành kinh tế Điều chỉnh sự can thiệp của Nhà nước Điều chỉnh chiến lược kinh tế đối ngoại Tình hình kinh tế 100
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế (1991-2002) 5 4,5 4 2,7 3 2 1,4 1,1 0,9 1,1 0,6 1 0,5 (%) 0,1 0 -0,5 -1 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 -2 -0,9 -2,5 -3 101
- Nhận xét chung và bài học kinh nghiệm Về lịch sử phát triển kinh tế Nhật Bản qua các thời kỳ lịch sử Một số bài học kinh nghiệm Về kế thừa, tiếp thu kinh nghiệm của các nước đi trước Về phát huy nguồn nhân lực Về huy động và sử dụng vốn Về vai trò của nhà nước Về nghiên cứu và ứng dụng thành tựu khoa học – kỹ thuật Về mô hình kết cấu doanh nghiệp 102
- Chương 4 KINH TẾ CÁC NƯỚC XÃ HỘI CHỦ NGHĨA I. Sự hình thành hệ thống kinh tế xã hội chủ nghĩa II. Kinh tế các nước xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (1917 – giữa thập kỷ 1960) III. Kinh tế các nước xã hội chủ nghĩa thời kỳ từ giữa thập kỷ 1960 đến 1991 IV. Kinh tế thời kỳ từ 1991 đến nay 103
- Chương 5 - KINH TẾ LIÊN XÔ I. Đặc điểm kinh tế nước Nga trước cách mạng tháng Mười 1917 II. Kinh tế Liên Xô thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội (1917-1955) III. Kinh tế Liên Xô thời kỳ (1956 - 1991) IV. Kinh tế thời kỳ hậu Liên Xô (sau năm 1991) 104
- Đặc điểm kinh tế nước Nga trước cách mạng tháng Mười (1917) 1. Đặc điểm kinh tế phong kiến ở Nga (cho đến năm 1861) 2. Đặc điểm nền kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Nga (1861-1913) 3. Kinh tế nước Nga tư bản chủ nghĩa trong giai đoạn 1914-1917 105
- Thời kỳ xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa (1917 - 1955) 1. Những cải biến kinh tế sau Cách mạng Tháng Mười (1917-1918) 2. Thời kỳ nội chiến và can thiệp của nước ngoài (1918- 1920) 3. Thời kỳ khôi phục (1921-1925) 4. Thời kỳ cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội (1926-1940) 5. Thời kỳ chiến tranh vệ quốc (1941-1945) và khôi phục kinh tế sau chiến tranh (1946-1950) 6. Thời kỳ hoàn thiện chủ nghĩa xã hội (1951-1955) 106
- Thời kỳ nội chiến và sự can thiệp bằng vũ trang của nước ngoài (1918 - 1920) Chính sách kinh tế cộng sản thời chiến: Trưng thu, trưng mua lương thực thừa của nông dân Nhà nước kiểm soát việc sản xuất và phân phối đối với các sản phẩm công nghiệp Quốc hữu hoá cả những xí nghiệp vừa và nhỏ Cấm trao đổi buôn bán (nhất là lúa mì) Thực hiện phân phối bằng hiện vật thông qua chế độ tem phiếu Thực hiện nguyên tắc “không làm thì không có ăn” 107
- Câu hỏi thảo luận: Chính sách kinh tế cộng sản thời chiến Mô hình kinh tế nước Nga trong giai đoạn thực hiện chính sách kinh tế cộng sản thời chiến Về chế độ sở hữu Phương thức điều hành các hoạt động kinh tế Quan hệ hàng hoá – tiền tệ Tác động của chính sách Tích cực Tiêu cực 108
- Thời kỳ khôi phục (1921 - 1925) Hoàn cảnh lịch sử Nền kinh tế bị khủng hoảng nghiêm trọng: sản lượng lương thực năm 1920 chỉ bằng ½ so với năm 1913 – nạn đói xảy ra khắp nơi; đại công nghiệp bằng 1/7; giao thông vận tải tê liệt Chính sách kinh tế cộng sản thời chiến không còn phù hợp, đặc biệt chính sách trưng thu lương thực thừa đã gây bất bình đối với nông dân, một số cuộc bạo loạn đã nổ ra, nguy cơ liên minh công - nông tan vỡ 109
- Thời kỳ khôi phục (1921 - 1925) Nội dung chính sách kinh tế mới (NEP) Ý nghĩa Ý nghĩa thực tiễn: Thúc đẩy quá trình khôi phục nhanh chóng Củng cố khối liên minh công nông Liên bang Cộng hoà XHCN Xô Viết ra đời (30.12.1922) Ý nghĩa lý luận (ý nghĩa quốc tế) – Bài học kinh nghiệm 110
- Nội dung của chính sách kinh tế mới (NEP) Thay chính sách trưng thu lương thực thừa bằng chính sách thuế lương thực Cho phép tư nhân thuê hoặc mua lại các xí nghiệp quy mô vừa và nhỏ Cho phép trao đổi buôn bán, cải cách tiền tệ Thực hiện chế độ hạch toán kinh tế trong các xí nghiệp quốc doanh Kêu gọi nước ngoài đầu tư kinh doanh 111
- Câu hỏi Phân tích những tác động của từng nội dung chính sách kinh tế mới (NEP) So sánh sự khác biệt về mô hình kinh tế thời kỳ thực hiện chính sách kinh tế cộng sản thời chiến (1918-1920) và thời kỳ thực hiện chính sách kinh tế mới (1921-1925) 112
- Câu hỏi thảo luận: Chính sách kinh tế mới (NEP) Tác động của chính sách thuế lương thực Về chủ thể sản xuất kinh doanh Về quan hệ hàng hoá – tiền tệ Vấn đề khôi phục chủ nghĩa tư bản Quan niệm về vai trò của bộ phận kinh tế tư bản tư nhân Vai trò của nhà nước đối với thương nghiệp 113
- Thời kỳ cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội (1926 - 1940) Cải tạo xã hội chủ nghĩa: Xây dựng quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội: Công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa 114
- Cải tạo xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô (1926 – 1937) Là cuộc cách mạng về quan hệ sản xuất nhằm thay thế chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất bằng chế độ công hữu về tư liệu sản xuất với hai hình thức là sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể Thực chất là chuyển biến nền kinh tế nhiều thành phần thành nền kinh tế xã hội chủ nghĩa (kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể) Nội dung: Nông nghiệp: Thực hiện hợp tác hoá nông nghiệp, đưa nông dân vào làm ăn tập thể bằng việc xây dựng các nông trang tập thể Công thương nghiệp: nhà nước tịch thu các cơ sở kinh tế của tư bản tư nhân và biến thành các xí nghiệp quốc doanh Kết quả: Năm 1937 hoàn thành, nền kinh tế trở nên thuần nhất chỉ bao gồm kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể 115
- Vấn đề thảo luận Về quan niệm cải tạo xã hội chủ nghĩa Về tính chất của các biện pháp sử dụng Những mặt hạn chế 116
- Công nghiệp hoá ở Liên Xô (1926 – 1937) Khái niệm công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa của Liên Xô: “Quá trình xây dựng nền đại công nghiệp cơ khí có khả năng cải tạo cả nông nghiệp. Đó là sự phát triển công nghiệp nặng với ngành trung tâm là chế tạo máy ” 117
- Công nghiệp hoá ở Liên Xô: Diễn biến Nhiệm vụ công nghiệp hoá XHCN ở Liên Xô được đề ra tại đại hội XIV của Đảng Cộng sản Liên Xô (12 - 1925) Quá trình thực hiện Bước chuẩn bị (lấy đà): Kế hoạch 2 năm 1926 – 1927 Bước triển khai có ý nghĩa quyết định: Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1928 – 1932) Bước hoàn thành trang bị kỹ thuật cho toàn bộ nền kinh tế: Kế hoạch 5 năm lần thứ hai (1933 – 1937) 118
- Công nghiệp hoá ở Liên Xô: Đặc điểm Liên Xô ưu tiên phát triển công nghiệp nặng ngay từ đầu Nguồn vốn cho công nghiệp hoá hoàn toàn dựa vào tích luỹ trong nước Tiến hành một cách có kế hoạch và được chỉ đạo theo kế hoạch thống nhất, tập trung cao độ Tác động trực tiếp đến nông nghiệp: cung cấp máy móc để thực hiện cơ giới hoá nông nghiệp Diễn ra với tốc độ nhanh và hoàn thành trong thời gian ngắn 119
- Công nghiệp hoá ở Liên Xô: Thành tựu Xây dựng được hệ thống công nghiệp nặng hoàn chỉnh: luyện kim, cơ khí, hoá chất Tốc độ tăng trưởng công nghiệp nhanh: giai đoạn 1928 – 1932 và 1933 – 1937 bình quân khoảng 20% Trong cơ cấu công – nông nghiệp, công nghiệp chiếm 77,5% (1940) Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp đứng đầu châu Âu, thứ hai thế giới (chiếm 10% sản lượng công nghiệp thế giới (1940)) 120
- Công nghiệp hoá ở Liên Xô: Hạn chế Gây ra tình trạng mất cân đối trong nền kinh tế: giữa công nghiệp và nông nghiệp, giữa công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ (biểu hiện ở tình trạng thiếu lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng – Liên Xô đã quay lại sử dụng tem phiếu). Mất cân đối giữa tích luỹ và tiêu dùng (đời sống sinh hoạt của nhân dân khó khăn) Chất lượng và hiệu quả còn thấp 121
- Câu hỏi thảo luận Tại sao Liên Xô có chủ trương ưu tiên phát triển công nghiệp nặng ngay từ đầu? Vai trò của nhà nước và các đơn vị kinh tế cơ sở? Cơ chế huy động và sử dụng nguồn lực? Những nguyên nhân thành công? Kinh nghiệm cho những nước đi sau 122
- Thời kỳ (1956 - 1991) 1. Giai đoạn 1956 – 1985 Cải cách kinh tế 1965 – 1975 Nguyên nhân Nội dung Kết quả và hạn chế 2. Giai đoạn 1985 – 1991: Cải tổ, cải cách Nội dung Những tác động đến tình hình kinh tế Nguyên nhân thất bại Bài học kinh nghiệm 123
- Chương 6 - KINH TẾ TRUNG QUỐC Kết cấu chương I. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội Trung Quốc trước ngày thành lập nước (01.10.1949) II. Thời kỳ 1949 – 1978 III. Thời kỳ cải cách và mở cửa (1978 – nay) 124
- Thời kỳ 1949 – 1978 Giai đoạn 1949 – 1952: Khôi phục kinh tế Giai đoạn 1953 – 1957: Kế hoạch 5 năm lần 1 Giai đoạn 1958 – 1965: Đại nhảy vọt Giai đoạn 1966 – 1976: Đại cách mạng văn hoá Giai đoạn 1976 – 1978: Bốn hiện đại hoá Nhận xét chung về mô hình kinh tế Trung Quốc thời kỳ 1949 – 1978: về quan hệ sở hữu, về cơ chế quản lý kinh tế, về bố trí cơ cấu kinh tế, về kinh tế đối ngoại 125
- Thời kỳ cải cách và mở cửa (1978 – nay) Nguyên nhân Nội dung chủ yếu của cải cách và mở cửa ở Trung Quốc Thành tựu và hạn chế Bài học kinh nghiệm 126
- Cải cách và mở cửa ở Trung Quốc: Nguyên nhân Đánh giá thực trạng kinh tế - xã hội: nền kinh tế trì trệ, kém phát triển, trình độ lạc hậu Xem xét việc vận dụng lý luận của chủ nghĩa Mác vào điều kiện Trung Quốc, xác định vị trí hiện tại của Trung Quốc trong quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội Chỉ ra những hạn chế của mô hình kinh tế kế hoạch hoá tập trung Khẳng định chính sách đóng cửa là nguyên nhân dẫn đến sự trì trệ và tụt hậu của nền kinh tế 127
- Cải cách và mở cửa ở Trung Quốc: Nội dung Về chế độ sở hữu và thành phần kinh tế Về cơ chế quản lý kinh tế Về điều chỉnh cơ cấu kinh tế Về chính sách mở cửa (kinh tế đối ngoại) Về cải cách thể chế chính trị 128
- Về chế độ sở hữu và thành phần kinh tế Quan điểm Nền kinh tế XHCN không nhất thiết phải thuần khiết công hữu Thực hiện đa dạng hoá các loại hình sở hữu: công hữu, tư hữu, sở hữu hỗn hợp; nền kinh tế nhiều thành phần (hình thức sở hữu do trình độ của lực lượng sản xuất quyết định) Kinh tế công hữu là chủ thể, kinh tế quốc hữu là chủ đạo Cho rằng quyền sở hữu và quyền kinh doanh có thể tách rời nhau Chính sách, biện pháp Thực hiện chế độ khoán trong nông nghiệp và các lĩnh vực khác Cải cách khu vực kinh tế quốc doanh (khu vực kinh tế nhà nước) Khuyến khích kinh tế tư nhân Kêu gọi đầu tư nước ngoài 129
- Về cơ chế quản lý kinh tế Quan điểm Nền kinh tế XHCN không nhất thiết phải dựa trên cơ chế kế hoạch hoá tập trung Có thể kết hợp sử dụng hai công cụ, phương tiện là kế hoạch và thị trường để điều tiết kinh tế Chủ trương xây dựng nền kinh tế hàng hoá XHCN, từ 1992, xây dựng nền kinh tế thị trường XHCN (hình thành cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước) Chính sách, biện pháp Giảm dần vai trò can thiệp trực tiếp bằng kế hoạch của nhà nước Cải cách các công cụ quản lý kinh tế vĩ mô: thuế, giá cả Hình thành các loại thị trường Cải cách hệ thống bộ máy quản lý kinh tế 130
- Về điều chỉnh cơ cấu kinh tế Chủ trương điều chỉnh cơ cấu ngành kinh tế để khắc phục tình trạng mất cân đối Chuyển thứ tự ưu tiên phát triển từ công nghiệp nặng – công nghiệp nhẹ - nông nghiệp sang nông nghiệp – công nghiệp nhẹ - công nghiệp nặng Coi nông nghiệp là cơ sở của nền kinh tế quốc dân Khai thác, phát huy lợi thế so sánh, lợi thế cạnh tranh Coi trọng hiện đại hoá cơ cấu kinh tế: năng động, có thể điều chỉnh linh hoạt Xu hướng: giảm tỷ trọng của nông nghiệp, tăng tỷ trọng của công nghiệp, dịch vụ 131
- Về chính sách mở cửa Chính sách mở cửa được coi là đường lối chiến lược không thay đổi, là điều kiện để hiện đại hoá Chủ trương đa dạng hoá các hoạt động kinh tế đối ngoại Mở rộng quan hệ với các nước, các tổ chức quốc tế, không phân biệt về thể chế chính trị, về trình độ phát triển nhưng phải đem lại lợi ích cho Trung Quốc Thực hiện mở cửa từng bước: trước tiên xây dựng các đặc khu kinh tế, tiếp đến mở cửa các thành phố ven biển và sau đó là các khu vực khác Biện pháp: cải cách ngoại thương, tạo điều kiện thuận lợi nhằm thu hút đầu tư nước ngoài (đặc biệt là FDI) 132
- Nhận xét tổng quát Thực chất của cải cách và mở cửa ở Trung quốc là chuyển đổi mô hình kinh tế, từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị trường XHCN mang màu sắc Trung quốc. Đó là quá trình cấu trúc lại nền kinh tế và thay đổi phương pháp vận hành nền kinh tế: Từ nền kinh tế thuần nhất công hữu sang nền kinh tế có nhiều loại hình sở hữu, nhiều thành phần Từ vận hành nền kinh tế bằng cơ chế kế hoạch hoá tập trung bao cấp sang nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước Từ nền kinh tế mang nặng tính hiện vật sang nền kinh tế sản xuất hàng hoá Từ nền kinh tế đóng sang nền kinh tế mở cửa, hội nhập quốc tế 133
- Nhận xét tổng quát Phương pháp cải cách là “dò đá qua sông”: Cải cách mở cửa diễn ra thận trọng, tự do hóa giá cả được tiến hành từng bước và không sử dụng “liệu pháp sốc” trong cải cách. Chú trọng xử lý tốt mối quan hệ giữa cải cách cục bộ và cải cách chỉnh thể Áp dụng các phương pháp vừa mạnh dạn vừa chắc chắn như kết hợp đột phá trọng điểm với đẩy mạnh toàn diện, thí điểm trước mở rộng sau. Mở rộng cải cách dần dần có trình tự và nhờ đó đã tránh được những xáo trộn xã hội không cần thiết, hạn chế và ngăn chặn một cách hữu hiệu những rủi ro trong cải cách. 134
- Cải cách và mở cửa: Thành tựu và hạn chế Thành tựu Nền kinh tế tăng trưởng nhanh: Bình quân 9,8%/năm. GDP năm 2007: 3.580 tỷ USD Chiếm 6% GDP toàn cầu (1978 chiếm 1,8%) Cơ cấu ngành kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá. Trung Quốc hiện là “công xưởng của thế giới” Kinh tế đối ngoại mở rộng và phát triển nhanh Nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống dân cư Những hạn chế 135
- Tốc độ tăng GDP của Trung Quốc 15,2 16 14,2 13,5 13,5 14 11,7 11,6 11,3 12 12,6 10,5 10,9 9,2 10 9,1 8,8 8,8 7,8 9,6 7,8 8 7,4 (% ) 7,6 6 7 4,1 4 5,2 2 3,8 0 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 1978 2000 136
- Bài học kinh nghiệm Xác định nông nghiệp là khâu đột phá trong cải cách. Những kết quả đạt được trong cải cách nông nghiệp và nông thôn đã tạo tiền đề để mở rộng cải cách toàn bộ Xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa cải cách - phát triển - ổn định. Cải cách là biện pháp, là động lực; phát triển là mục đích, là mục tiêu; ổn định là tiền đề, là điều kiện tất yếu Xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa thực tiễn và lý luận cải cách, coi trọng phương pháp và phương thức của cải cách Kiên trì tiêu chuẩn phát triển lực lượng sản xuất, xử lý chính xác mối quan hệ giữa hiệu suất với công bằng Xử lý chính xác mối quan hệ giữa cải cách kinh tế và cải cách chính trị, “lấy xây dựng kinh tế làm trung tâm” Cần chú ý học tập kinh nghiệm của nước ngoài 137
- Câu hỏi thảo luận So sánh sự khác biệt hai mô hình kinh tế của hai thời kỳ 1949 – 1978 và 1978 – nay Quan niệm về chế độ sở hữu Về cơ chế quản lý kinh tế Về bố trí cơ cấu kinh tế Về kinh tế đối ngoại 138
- Chương 7 KINH TẾ CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN I. SỰ HÌNH THÀNH CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN 1. Khái niệm 2. Quá trình trở thành thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc 3. Sự hình thành các nước đang phát triển II. QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG KINH TẾ Ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN 1. Con đường, chiến lược và chính sách phát triển kinh tế 2. Các biện pháp xây dựng kinh tế 3. Thực trạng kinh tế các nước đang phát triển a. Thành tựu b. Hạn chế 139
- Chương 8 - KINH TẾ CÁC NƯỚC ASEAN ASEAN (Association of the South East Asian Nations) - Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, thành lập 8-8-1967 Năm thành viên sáng lập ASEAN: Malaysia, Indonesia, Thailand, Philippines, Singapore 1984 kết nạp thêm Brunei 1995 kết nạp thêm Việt Nam 1997 kết nạp thêm Laos, Myanmar 1999 kết nạp thành viên thứ 10 là Cambodia 140
- Chương 8 KINH TẾ CÁC NƯỚC ASEAN Kết cấu chương I. Kinh tế các nước ASEAN thời kỳ trước khi giành độc lập II. Kinh tế các nước ASEAN thời kỳ sau khi giành độc lập đến nay 1. Chính sách phát triển kinh tế 2. Quá trình phát triển kinh tế 3. Những khó khăn yếu kém 141
- Chiến lược công nghiệp hoá của các nước ASEAN Chiến lược công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu Thời gian Mục tiêu Nội dung Chính sách Chiến lược công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu Kết hợp chiến lược hướng về xuất khẩu và thay thế nhập khẩu 142
- Tốc độ tăng GDP của các nước ASEAN 2 0 1 5 1 4 ,4 1 3 ,6 1 0 ,9 1 0 1 0 8 ,5 1 0 ,3 9 ,3 8 ,3 (%) 7 ,8 5 ,8 6 ,8 5 ,9 5 3 ,5 3 ,3 2 ,1 0 ,8 1 ,8 0 0 ,4 - 1 ,4 - 0 ,1 - 2 - 5 - 7 ,4 - 1 0 - 1 0 ,5 - 1 3 ,1 - 1 5 1 9 9 6 1 9 9 7 1 9 9 8 1 9 9 9 2 0 0 0 2 0 0 1 I n d o n e s ia 7 , 8 4 , 7 - 1 3 , 1 0 , 8 4 , 9 3 , 3 M a la y s ia 1 0 7 , 3 - 7 , 4 6 , 1 8 , 3 0 , 4 Philippines 5 , 8 5 , 2 - 0 , 6 3 , 4 4 , 4 3 , 2 S in g a p o r e 7 , 7 8 , 5 - 0 , 1 6 , 9 1 0 , 3 - 2 T h ¸ i L a n 5 , 9 - 1 , 4 - 1 0 , 5 4 , 4 4 , 6 1 , 8 C a m p u c h ia 3 , 5 1 4 , 4 2 , 1 6 , 9 7 , 7 6 , 3 L µ o 6 , 9 6 , 9 4 7 , 3 5 , 8 5 , 7 M y a n m a r 6 , 4 5 , 7 5 , 8 1 0 , 9 1 3 , 6 V iÖ t N a m 9 , 3 8 , 2 5 , 8 4 , 8 6 , 8 6 , 8 143
- Kinh tế các nước ASEAN: Những khó khăn yếu kém Sự tăng trưởng kinh tế nhanh nhưng chưa bền vững Nền kinh tế hướng về xuất khẩu ngày càng phụ thuộc sâu sắc hơn vào nguồn vốn, công nghệ và thị trường bên ngoài Nhiều nước ASEAN đang đứng trước những vấn đề kinh tế - xã hội gay gắt: cán cân thương mại và thanh toán thiếu hụt, nợ nước ngoài tăng, tình hình chính trị - xã hội chưa ổn định Sự suy giảm tài nguyên và tình trạng mất cân bằng sinh thái Với trình độ phát triển kinh tế không đồng nhất, việc thúc đẩy hợp tác và hội nhập khu vực theo tầm nhìn ASEAN 2020 đang là một thách thức to lớn 144
- Thủ đô: Hà Nội Tổng diện tích: 329.314 km2 Dân số: 84,2 tr (2006) Phần thứ hai LỊCH SỬ KINH TẾ VIỆT NAM
- Chương 9 - THỜI KỲ PHONG KIẾN Thời kỳ nguyên thuỷ (thời kỳ đồ đá) Thời kỳ đầu dựng nước (Thời đại Hùng Vương) Thời kỳ phong kiến Bắc thuộc (179 trước CN – 938) Thời kỳ phong kiến dân tộc tự chủ (938 – 1858) 146
- Chương 10 - THỜI KỲ PHÁP THUỘC (1858 – 1945) Chính sách của thực dân Pháp Thực trạng nền kinh tế Ruộng đất và tình hình nông nghiệp Công nghiệp và thủ công nghiệp Giao thông vận tải Thương nghiệp Tài chính – tiền tệ Đánh giá tổng quát về những chuyển biến của nền kinh tế Việt Nam sau hơn 80 năm Pháp đô hộ 147
- Chương 11 - THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP (1945 - 1954) Kết cấu chương I. GIAI ĐOẠN 1945 - 1946 II. KINH TẾ VÙNG TỰ DO GIAI ĐOẠN 1947 - 1954 III. KINH TẾ VÙNG PHÁP TẠM CHIẾM 148
- Giai đoạn 1945 - 1946 Những khó khăn về kinh tế Nạn đói có nguy cơ tiếp diễn Khó khăn về tài chính – tiền tệ Hậu quả chế độ thực dân phong kiến để lại Biện pháp kinh tế của Đảng và Chính phủ Khẩn trương mở chiến dịch cứu đói Đấu tranh xây dựng nền tài chính – tiền tệ độc lập Phục hồi công thương nghiệp và chuyển dần nền kinh tế sang thời chiến 149
- KINH TẾ VÙNG KHÁNG CHIẾN GIAI ĐOẠN 1947 - 1954 1. Đường lối chính sách kinh tế kháng chiến 2. Đặc điểm kinh tế giai đoạn 1947 - 1950 3. Đặc điểm kinh tế giai đoạn 1951 - 1954 150
- Đường lối chính sách kinh tế kháng chiến Vừa kháng chiến, vừa kiến quốc Tự lực, tự cường, tự cấp, tự túc Phát động toàn quân, toàn dân tham gia xây dựng kinh tế kháng chiến Tăng cường phá hoại kinh tế địch 151
- Đặc điểm kinh tế giai đoạn 1947 - 1950 Nông nghiệp: Giữ vị trí quan trọng số 1 trong nền kinh tế kháng chiến (nền kinh tế kháng chiến dựa vào nông nghiệp, nông thôn) Chính sách, biện pháp Kết quả Thủ công nghiệp: giữ vị trí thứ hai, tập trung sản xuất các sản phẩm thiết yếu, tạm ngừng sản xuất các mặt hàng xa xỉ Công nghiệp: vừa phát triển công nghiệp trung ương vừa phát triển công nghiệp địa phương, phát triển công nghiệp quốc phòng với phương châm bí mật, dễ phân tán, di chuyển Thương nghiệp và tiếp tế vận tải: Đảm bảo nguồn hàng cung cấp phục vụ kháng chiến và dân sinh Tài chính tiền tệ: Thực hiện chính sách phân tán 152
- Thực trạng kinh tế vùng tự do giai đoạn (1951-1954) 3.1. Hoàn cảnh lịch sử - Tình hình tài chính, tiền tệ khó khăn khi cuộc kháng chiến bước vào giai đoạn tổng phản công - Yêu cầu đẩy mạnh cải cách dân chủ (gắn kết nhiệm vụ chống đế quốc và chông phong kiến) 3.2. Chính sách và biện pháp Đại hội Đảng lần 2 (2/1951) đã đề ra chủ trương chấn chỉnh toàn diện công tác kinh tế tài chính - Chấn chỉnh công tác kinh tế - tài chính (tập trung vào 3 công tác lớn cấp bách: tài chính, ngân hàng, mậu dịch) - Thực hiện kế hoạch sản xuất và tiết kiệm, củng cố các doanh nghiệp quốc gia - Triệt để giảm tô và cải cách ruộng đất 3.3. Đánh giá chung 3.4. Bài học kinh nghiệm 153
- Chấn chỉnh công tác kinh tế - tài chính Công tác tài chính Phương châm: tăng thu, giảm chi, thống nhất quản lý Chính sách, biện pháp Tập trung, thống nhất nguồn thu Giảm biên chế Chi tiêu tiết kiệm, tập trung chi cho kháng chiến (chi quốc phòng) Kết quả: khắc phục được tình trạng thâm hụt ngân sách (số liệu) Công tác ngân hàng Thành lập Ngân hàng quốc gia Việt Nam (6.5.1951) có nhiệm vụ phát hành và quản lý lưu thông tiền tệ, quản lý ngoại hối, huy động vốn và cho vay hỗ trợ sản xuất Kết quả: phát hành tiền ngân hàng, hỗ trợ vốn cho sản xuất Công tác mậu dịch Thành lập cơ quan mậu dịch quốc doanh (14.5.1951) với nhiệm vụ cung cấp hàng hoá phục vụ các cơ quan, bộ đội ; điều hoà thị trường, ổn định giá cả; đấu tranh với địch trên lĩnh vực lưu thông tiền tệ Kết quả: ổn định thị trường, giá cả, đáp ứng phần nào nhu cầu của kháng chiến và dân sinh 154
- Thực hiện kế hoạch sản xuất và tiết kiệm, củng cố các doanh nghiệp quốc gia Kế hoạch sản xuất và tiết kiệm (đề ra vào đầu năm 1952) Kết quả thực hiện Nông nghiệp Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp (đặc biệt công nghiệp quốc phòng) Giao thông vận tải 155
- Triệt để giảm tô và cải cách ruộng đất Phát động quần chúng thực hiện phong trào đòi triệt để giảm tô, giảm tức và thực hiện thoái tô Giảm khó khăn cho nông dân, có thêm lương thực Đánh vào thế lực kinh tế của địa chủ Tiến hành cải cách ruộng đất ở một số vùng (270 xã thuộc Thanh Hoá, Thái Nguyên, Bắc Giang) từ đầu năm 1954, sau khi Quốc hội thông qua Luật cải cách ruộng đất (4.12.1953) Kết quả: tịch thu được 44.500 ha đất, 1 vạn trâu, bò chia cho nông dân, có tác dụng to lớn động viên tinh thần của nông dân và bộ đội 156
- Những chuyển biến cơ bản của kinh tế vùng kháng chiến giai đoạn 1947 – 1954 và bài học kinh nghiệm Những chuyển biến cơ bản của kinh tế vùng kháng chiến giai đoạn 1947 – 1954 Về tính chất của nền kinh tế Về trình độ của nền kinh tế Về đời sống nhân dân Những bài học kinh nghiệm 157
- Chương 12 - THỜI KỲ 1955 - 1975 A. Miền Bắc I. Đặc điểm tình hình và nhiệm vụ kinh tế cơ bản Đặc điểm tình hình: thuận lợi, khó khăn Nhiệm vụ kinh tế cơ bản: cải tạo XHCN và xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH thông qua công nghiệp hoá II. Quá trình thực hiện nhiệm vụ xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa (4 giai đoạn) III. Đánh giá chung về những chuyển biến của nền kinh tế miền Bắc sau 20 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội B. Miền Nam 158
- Quá trình thực hiện nhiệm vụ xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa 1. Giai đoạn 1955 – 1957: Khôi phục kinh tế 2. Giai đoạn 1958 – 1960: Cải tạo và phát triển kinh tế 3. Giai đoạn 1961 – 1965: Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất 4. Giai đoạn 1965 – 1975: Chuyển hướng kinh tế chống chiến tranh phá hoại và khôi phục kinh tế sau chiến tranh 159
- Giai đoạn 1955 – 1957: Khôi phục kinh tế Thực trạng kinh tế miền Bắc sau giải phóng Chính sách và biện pháp Cải cách ruộng đất và chính sách phát triển nông nghiệp Chính sách bước đầu cải tạo công nghiệp tư bản tư doanh Tăng đầu tư ngân sách cho khôi phục, sửa chữa, xây dựng mới các cơ sở sản xuất, hạ tầng cơ sở Thống nhất về thị trường, giá cả, tiền tệ, chính sách thuế Mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại Kết quả Bài học kinh nghiệm 160
- Giai đoạn 1958 – 1960 Nhiệm vụ của kế hoạch 3 năm cải tạo và phát triển kinh tế (1958 – 1960) Phát triển các ngành sản xuất Cải tạo xã hội chủ nghĩa (trọng tâm) Nâng cao một bước đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân Kết quả thực hiện 161
- Cải tạo xã hội chủ nghĩa (1958 - 1960) 1. Chủ trương, đường lối của Đảng - Thực chất là chuyển biến nền kinh tế nhiều thành phần thành nền kinh tế XHCN dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất (hai hình thức là kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể - Cải tạo trên tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế, trong đó nông nghiệp là khâu chính 2. Nội dung 3. Kết quả 4. Hạn chế 5. Bài học kinh nghiệm 162
- Đối với nông nghiệp Chủ trương: Thực hiện hợp tác hoá nông nghiệp– đưa nông dân cá thể vào làm ăn tập thể: Tiến hành dần từng bước từ thấp đến cao Hợp tác hoá trước cơ giới hoá, song song với thuỷ lợi hoá và cải tiến kỹ thuật Nguyên tắc hợp tác hoá: tự nguyện, cùng có lợi và quản lý dân chủ Biện pháp: Chủ yếu là tuyên truyền, vận động nông dân tham gia vào Kết quả: Cuối năm 1960, toàn miền Bắc đã xây dựng được trên 40.000 HTX nông nghiệp, thu hút 85,8% số hộ nông dân, 78% diện tích canh tác tham gia 163
- Đối với công thương nghiệp tư bản tư doanh Đặc điểm: Số lượng tư sản không nhiều, thế lực kinh tế yếu kém, bản chất chính trị non nớt Chủ trương: Nhà nước không tước đoạt, thực hiện hoà bình cải tạo với chính sách chuộc lại, trả dần đối với tư liệu sản xuất của tư sản thông qua việc thiết lập các loại hình kinh tế tư bản nhà nước (kinh tiêu, đại lý, gia công, đặt hàng, công tư hợp doanh) để biến họ thành người lao động Biện pháp: Kết hợp sử dụng các biện pháp Giáo dục – Hành chính – Kinh tế Kết quả: Cuối năm 1960, gần 100% số hộ tư sản được cải tạo 164
- Đối với thủ công nghiệp Đặc điểm: Số lượng thợ thủ công khá lớn (47 vạn) Sản xuất kinh doanh đa dạng, phân tán Chủ trương: Hợp tác hoá thủ công nghiệp (đưa thợ thủ công cá thể vào sản xuất tập thể) Biện pháp: c Chủ yếu là tuyên truyền, vận động; Nhà nước có sự hỗ trợ về vốn, tư liệu sản xuất và đào tạo cán bộ Kết quả: Cuối 1960 có 87,9% số thợ thủ công tham gia vào các hình thức sản xuất tập thể (HTX tiểu thủ công nghiệp) 165
- Đối với thương nghiệp nhỏ Đặc điểm: Số lượng khá đông (20 vạn) Kinh doanh hết sức đa dạng, phân tán, có biểu hiện tiêu cực Chủ trương: Chuyển một bộ phận tiểu thương sang sản xuất Đưa tiểu thương vào hệ thống thương nghiệp xã hội chủ nghĩa (HTX mua bán và mậu dịch quốc doanh) Kết quả: Chuyển được 11.000 người sang sản xuất 45,6% số tiểu thương tham gia mạng lưới thương nghiệp địa phương (chủ yếu là các HTX mua bán) Một số được tuyển vào mậu dịch quốc doanh 166
- Đánh giá chung về cải tạo XHCN và bài học kinh nghiệm Thành tựu Cuối 1960, công cuộc cải tạo XHCN ở miền Bắc cơ bản hoàn thành, biểu hiện: chế độ công hữu về tư liệu sản xuất đã được xác lập một cách phổ biến Hạn chế Chủ quan, nóng vội; đồng nhất hợp tác hoá với tập thể hoá Chỉ chú ý đến quy mô, số lượng ít quan tâm đến chất lượng, hiệu quả Nguyên tắc tự nguyện trong hợp tác hoá nhiều khi bị vi phạm Bài học kinh nghiệm 167
- Giai đoạn 1961 – 1965: Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất Nhiệm vụ của kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961 – 1965) Thực hiện một bước công nghiệp hoá XHCN Hoàn thành cải tạo xã hội chủ nghĩa 168
- Công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa Nhiệm vụ công nghiệp hoá XHCN được đề ra tại đại hội III của Đảng (9-1960), trong kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961- 1965) chỉ thực hiện một bước nhằm xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật bước đầu của CNXH Đường lối: Lấy công nghiệp nặng làm nền tảng, ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý đồng thời ra sức phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ 169
- Công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa Biện pháp: Nhà nước tăng vốn đầu tư cho phát triển công nghiệp (chiếm 48% tổng vốn đầu tư XDCB, 78% dành cho công nghiệp nặng), tập trung xây dựng nhiều công trình công nghiệp quy mô lớn Lập kế hoạch và giao kế hoạch xuống từng đơn vị cơ sở Phát động các phong trào thi đua: “Gió Đại Phong”, “Sóng Duyên Hải”, “Thi đua mỗi người làm việc bằng hai” 170
- Công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa Kết quả Xây dựng được các ngành công nghiệp nặng chủ yếu (luyện kim, cơ khí, hoá chất, ); Công nghiệp nhẹ cũng hình thành và phát triển theo cơ cấu hoàn chỉnh (dệt, chế biến thực phẩm ); Bước đầu góp phần trang bị cơ sở vật chất cho nông nghiệp Giá trị sản lượng công nghiệp tăng nhanh (14,6% bình quân năm giai đoạn 1960 – 1964), nhất là công nghiệp nặng Trong cơ cấu công – nông nghiệp, công nghiệp chiếm 55% 171
- Công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa Hạn chế Công nghiệp nặng còn nhỏ bé, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế Công nghiệp nhẹ phần lớn phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu Hiệu quả đầu tư vốn thấp Bài học kinh nghiệm 172
- Giai đoạn 1965 – 1975 Chuyển hướng kinh tế chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ (1965 - 1968) và 1972 Chuyển hướng khôi phục kinh tế sau chiến tranh phá hoại (1969 - 1971) và (1973 – 1975) Nhìn chung, miền Bắc tiếp tục hoàn thành cải tạo XHCN, phát triển các ngành kinh tế và tăng cường chi viện cho miền Nam 173
- Đánh giá những chuyển biến cơ bản của nền kinh tế miền Bắc sau 20 năm xây dựng CNXH (1955 – 1975) Đánh giá chung Về quan hệ sản xuất Về lực lượng sản xuất Về đời sống nhân dân Bài học kinh nghiệm 174
- Chương 13 - THỜI KỲ 1976 - 1985 I. Đặc điểm tình hình và đường lối kinh tế của Đảng và Nhà nước Đặc điểm tình hình: thuận lợi, khó khăn Đường lối kinh tế II. Thực trạng nền kinh tế III. Thành tựu IV. Hạn chế, yếu kém V. Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém VI. Bài học kinh nghiệm 175
- Thực trạng nền kinh tế Về cải tạo xã hội chủ nghĩa (chế độ sở hữu) Ở miền Nam: tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa Đối với nông nghiệp: thực hiện hợp tác hoá thông qua việc xây dựng các hợp tác xã nông nghiệp và tập đoàn sản xuất Đối với các cơ sở kinh tế của tư bản nước ngoài và tư sản bỏ chạy: tịch thu và biến thành các cơ sở quốc doanh Đối với kinh tế tư bản tư doanh: chuyển biến thành kinh tế tư bản nhà nước thông qua các hình thức như gia công, đặt hàng, xí nghiệp hợp tác, xí nghiệp công tư hợp doanh Đối với thủ công nghiệp: sắp xếp lại ngành nghề và đưa một bộ phận thợ thủ công vào làm ăn tập thể Đối với tư sản thương nghiệp: xoá bỏ bằng biện pháp kiểm kê, tịch thu Đối với thương nghiệp nhỏ: chuyển phần lớn sang sản xuất 176
- Thực trạng nền kinh tế Về cải tạo xã hội chủ nghĩa (chế độ sở hữu) Ở miền Bắc: Mở rộng quy mô các hợp tác xã thành quy mô toàn xã hoặc liên xã Tiến hành tổ chức lại sản xuất theo địa bàn huyện và theo hướng tăng cường chuyên môn hoá Giai đoạn 1981 – 1985: Đưa các hợp tác xã trở về quy mô nhỏ hơn Kết quả: Đến 1985 Việt Nam đã hoàn thành về cơ bản nhiệm vụ cải tạo XHCN: Chế độ công hữu được xác lập phổ biến; Kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể chiếm đại bộ phận trong nền kinh tế. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận nhỏ kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế cá thể. Nhận xét: 177
- Thực trạng nền kinh tế Về cơ chế quản lý kinh tế Thiết lập cơ chế kế hoạch hoá tập trung, bao cấp trên phạm vi cả nước với đặc trưng: Nhà nước can thiệp trực tiếp vào mọi hoạt động của nền kinh tế Nhà nước điều hành nền kinh tế bằng hệ thống các loại kế hoạch mang tính pháp lệnh, giao xuống từng đơn vị kinh tế cơ sở Nhà nước bao cấp toàn bộ từ sản xuất tới tiêu dùng 178
- Thực trạng nền kinh tế Về cơ chế quản lý kinh tế Xuất phát từ sự khủng hoảng của mô hình hợp tác xã nông nghiệp ở miền Bắc và sự yếu kém của các xí nghiệp quốc doanh công nghiệp, Đảng và Nhà nước đã có chủ trương cải tiến cơ chế quản lý kinh tế. Điển hình: Chỉ thị 100 CT của Ban bí thư TW Đảng (01-1981) về khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm và người lao động (khoán 100) Quyết định 25 CP của Hội đồng Chính phủ (01-1981) về một số chủ trương và biện pháp nhằm phát huy quyền chủ động sản xuất kinh doanh và quyền tự chủ về tài chính cho các xí nghiệp quốc doanh (chế độ kế hoạch 3 phần) Điều chỉnh giá và tổng điều chỉnh giá – lương – tiền 179
- Vấn đề thảo luận: Về cơ chế quản lý kinh tế Quản lý trong các hợp tác xã nông nghiệp trước khi có Chỉ thị 100 của Ban bí thư Trung ương Đảng Cơ chế quản lý của nhà nước đối với các xí nghiệp quốc doanh trước khi có quyết định 25-CP Về mối quan hệ giữa nhà nước và các xí nghiệp quốc doanh khi thực hiện chế độ kế hoạch 3 phần, tác động tích cực? Về mối quan hệ về trách nhiệm, lợi ích của hợp tác xã và xã viên khi thực hiện chế độ khoán 100 Những hạn chế của chế độ khoán 100, chế độ kế hoạch 3 phần Nguyên nhân của những hạn chế trên 180
- Thực trạng nền kinh tế Về công nghiệp hoá Chủ trương, đường lối: Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ. Từ Đại hội V (03-1982) xác định nông nghiệp là mặt trận hàng đầu. Giải pháp: Nhà nước tăng vốn đầu tư cho phát triển công nghiệp (giai đoạn 1976 – 1980 chiếm 35,5% tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản, giai đoạn 1981 – 1985 chiếm trên 40%) Đầu tư xây dựng nhiều công trình công nghiệp lớn: Thuỷ điện Hoà Bình, Trị An, Dầu khí Vũng Tàu, xi măng Bỉm Sơn, Hoàng Thạch Với xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho nông nghiệp: xây dựng, cải tạo các công trình thuỷ lợi, mở rộng cơ giới hoá nông nghiệp Với giao thông vận tải: sửa chữa, cải tạo, xây dựng mới các tuyến đường sắt, đường bộ. Đặc biệt xây dựng hai cầu lớn: Thăng Long, Chương Dương 181
- Vấn đề thảo luận: Về công nghiệp hoá Đặc trưng của mô hình công nghiệp hoá thời kỳ 1986 – 1985: Chủ thể tiến hành Nguồn vốn Bước đi, hướng xác lập cơ cấu kinh tế Cách thức thực hiện Những hạn chế 182
- Thực trạng nền kinh tế Về kinh tế đối ngoại Việt Nam có chủ trương mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại. Tham gia Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) Chủ yếu tập trung vào hoạt động ngoại thương Thực hiện chế độ nhà nước độc quyền ngoại thương Xuất nhập khẩu hướng vào phục vụ công nghiệp hoá Chủ yếu quan hệ với các nước XHCN Kết quả 183
- Thành tựu 2 0 9 5,4 1 10 1 6,8 91 ,6 9 0 1 5 6 9,6 6 4,9 7 0 49 ,5 1 0 8 ,1 7 ,9 5 0 6 ,5 2 5,2 6 21 ,9 2 0,9 1 9,4 3 0 5 1 8,6 3 ,5 L¹m ph¸t (%) 3,7 0 ,7 0 ,6 1 0 Tèc ®é t¨ng GDP (%) 0 -1 0 -2 ,9 -5 -3 0 1 97 6 19 77 19 78 19 79 19 80 19 81 19 82 19 83 19 84 19 8 5 Tèc ®é t¨ng GDP L ¹m p h¸t 184
- Thành tựu Giai đoạn 1976 – 1980 Tốc độ tăng trưởng của các ngành kinh tế có xu hướng giảm sút, nhất là những năm 1979 – 1980 (Công nghiệp tăng bình quân 0,6%; nông nghiệp 1,9%) Nguyên nhân: Do sự yếu kém của các hợp tác xã nông nghiệp, khó khăn của các xí nghiệp quốc doanh công nghiệp (nguồn vốn bao cấp sụt giảm) Giai đoạn 1981 – 1985 Khắc phục được đà giảm sút của giai đoạn trước, tốc độ tăng trưởng cao hơn (công nghiệp tăng bình quân 9,5%; nông nghiệp 4,9% Nguyên nhân: Tác động của những cải tiến cơ chế quản lý kinh tế những năm 1981 – 1985 Sự gia tăng vốn đầu tư của nhà nước Một số công trình công nghiệp hoàn thành và đi vào hoạt động 185
- Hạn chế, yếu kém Nền kinh tế tăng trưởng chậm (bình quân chỉ đạt 3,56%) Cơ sở vật chất kỹ thuật của nền kinh tế còn yếu kém, trình độ kỹ thuật lạc hậu; công nghiệp nặng nhỏ bé, công nghiệp nhẹ bị phụ thuộc nguyên liệu nhập khẩu Nền kinh tế chủ yếu vẫn còn là sản xuất nhỏ. Đại bộ phận lao động xã hội là lao động thủ công. Phân công lao động xã hội kém phát triển Năng suất lao động xã hội rất thấp Cơ cấu kinh tế bị mất cân đối nghiêm trọng. Phân phối lưu thông bị rối ren. Bội chi ngân sách nhà nước ngày càng lớn. Lạm phát ngày càng nghiêm trọng Đời sống nhân dân ngày càng khó khăn Những điều đó chứng tỏ trong thời gian này nước ta đã rơi vào tình trạng khủng hoảng về kinh tế - xã hội 186
- Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém Khách quan Chủ quan Về đánh giá tình hình, xác định mục tiêu, bước đi Về bố trí cơ cấu kinh tế Về cải tạo xã hội chủ nghĩa Về cơ chế quản lý kinh tế và thực hiện quản lý Đại hội VI: “Những sai lầm và khuyết điểm trong lãnh đạo kinh tế - xã hội bắt nguồn từ những khuyết điểm trong hoạt động tư tưởng, tổ chức và công tác cán bộ của Đảng. Đây là nguyên nhân của mọi nguyên nhân” 187
- Bài học kinh nghiệm Về quan điểm, nhận thức Về quan hệ sản xuất Về công nghiệp hoá Về cơ chế quản lý kinh tế Về kinh tế đối ngoại 188
- Chương 14 - THỜI KỲ ĐỔI MỚI (1986 – NAY) I. BỐI CẢNH TRONG NƯỚC, QUỐC TẾ II. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA ĐỔI MỚI KINH TẾ III. THÀNH TỰU IV. HẠN CHẾ V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM 189
- Bối cảnh trong nước, quốc tế Trong nước Giữa những năm 1980, khủng hoảng kinh tế - xã hội đã diễn ra ở Việt Nam Đầu những năm 1980 đã xuất hiện một số tư duy mới về kinh tế Quốc tế Đầu những năm 1980 trên thế giới diễn ra cải tổ, cải cách, điều chỉnh ở hầu khắp các nước, cả các nước XHCN, TBCN và các nước đang phát triển nhằm đưa nền kinh tế ra khỏi tình trạng trì trệ, khủng hoảng 190
- Nội dung chủ yếu của đổi mới kinh tế Chính sách kinh tế nhiều thành phần Điều chỉnh cơ cấu ngành kinh tế Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế Mở cửa - đổi mới hoạt động kinh tế đối ngoại 191
- Chính sách kinh tế nhiều thành phần Thực hiện đa dạng hoá các loại hình sở hữu và chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần là một chủ trương có tính chiến lược lâu dài nhằm huy động mọi tiềm năng, mọi nguồn lực của mọi tầng lớp nhân dân, mọi thành phần kinh tế cho đầu tư phát triển Nhà nước ban hành hệ thống luật pháp tạo hành lang pháp lý cho sự hoạt động của các thành phần kinh tế: Luật Công ty TNHH, Luật Doanh nghiệp tư nhân sau này là Luật doanh nghiệp (1999), Luật Hợp tác xã Ban hành hệ thống các chính sách cải cách khu vực kinh tế nhà nước (khoán, bán, cho thuê ); cải cách khu vực kinh tế tập thể, khuyến khích khu vực kinh tế tư nhân và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài Trong nền kinh tế nhiều thành phần, kinh tế nhà nước được xác định đóng vai trò chủ đạo 192
- Vấn đề thảo luận: Chính sách nhiều thành phần Nhận thức mới về quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ pt của lực lượng sản xuất Quan điểm của Đảng về vai trò của khu vực kinh tế tư nhân Giải pháp để chuyển biến nền kinh tế dựa trên chế độ công hữu sang nền kinh tế có nhiều loại hình sở hữu, nhiều thành phần Vai trò của khu vực kinh tế nhà nước Sự chuyển biến trong hệ thống luật pháp đối với các thành phần kinh tế? 193
- Điều chỉnh cơ cấu ngành kinh tế Thực chất là sự cụ thể hoá đường lối công nghiệp hoá ở Việt Nam Đại hội VI: tập trung thực hiện 3 chương trình kinh tế mục tiêu: lương thực – thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu. Điều chỉnh cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư. Đại hội VII: Nâng cao hiệu quả 3 chương trình kinh tế mục tiêu; gắn CNH với HĐH để tránh nguy cơ tụt hậu trong phát triển Đại hội VIII: Đẩy mạnh CNH, HĐH 194
- Vấn đề thảo luận: Về công nghiệp hoá Sự chuyển biến trong nhận thức của Đảng về công nghiệp hoá, hiện đại hoá Sự khác biệt về mô hình CNH, HĐH thời kỳ đổi mới so với thời kỳ trước 1986: Chủ thể tiến hành Nguồn lực Mục tiêu, bước đi Phương thức thực hiện Hướng bố trí cơ cấu kinh tế 195
- Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế Xoá bỏ cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp Hình thành cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa Đổi mới các công cụ và chính sách quản lý kinh tế của nhà nước Cải tiến công tác kế hoạch hoá Xoá bỏ bao cấp, tự do hoá giá cả, khôi phục các quan hệ hàng hoá – tiền tệ Đổi mới chính sách tài chính – tiền tệ Tạo lập và từng bước hình thành đồng bộ các yếu tố thị trường: thị trường hàng hoá dịch vụ, thị trường lao động, thị trường vốn Kiện toàn và nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý kinh tế của nhà nước 196
- Vấn đề thảo luận: Cơ chế quản lý kinh tế Sự khác biệt giữa cơ chế cũ (kế hoạch hoá tập trung, quan liêu, bao cấp) và cơ chế mới Vai trò và phương thức điều hành nền kinh tế của Nhà nước Vai trò của các chủ thể kinh doanh Tiến trình tự do hoá giá cả Yêu cầu hình thành đồng bộ các loại thị trường 197
- Đổi mới và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại Thực hiện chính sách mở cửa, đa dạng hoá, đa phương hoá các hoạt động kinh tế đối ngoại; Cải cách ngoại thương Xoá bỏ nguyên tắc nhà nước độc quyền ngoại thương Cho phép mọi thành phần kinh tế được kinh doanh xuất nhập khẩu Cải cách chính sách tỷ giá Tạo điều kiện thuận lợi thu hút đầu tư nước ngoài (nhất là FDI) Chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế 198
- Vấn đề thảo luận: Chuyển đổi mô hình kinh tế ở Việt Nam Về chế độ sở hữu và thành phần kinh tế Về công nghiệp hoá Về cơ chế quản lý kinh tế Về kinh tế đối ngoại 199
- Thành tựu Nền kinh tế tăng trưởng kinh tế liên tục, nhiều năm có tốc độ cao (22 năm liên tục) Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tiến bộ Kiềm chế và đẩy lùi lạm phát cao Kinh tế đối ngoại mở rộng về quy mô, đa dạng về hình thức, đa phương về thị trường Thu nhập, đời sống dân cư được cải thiện từng bước 200
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế (%) 16 14 12 10 8 6 4 2 0 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Cả nước Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ 201
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế và tốc độ tăng dân số (%) 12 10 8 6 4 2 0 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Tốc độ tăng trưởng kinh tế Tốc độ tăng dân số 202
- Cơ cấu ngành kinh tế 100% 80% Dịch vụ 60% Công nghiệp và xây 40% dựng 20% Nông, lâm nghiệp và thủy sản 0% 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 203
- Cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế 100% Dịch vụ 80% Công nghiệp và xây dựng 60% 40% Nông, lâm nghiệp và thủy sản 20% 0% 1990 1995 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 204
- Cơ cấu thành phần kinh tế trong GDP 100% 80% 60% 40% 20% 0% 1991 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Kinh tế Nhà nước Kinh tế ngoài Nhà nước Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 205
- Hạn chế Tăng trưởng kinh tế chủ yếu dựa vào những nhân tố chiều rộng Chất lượng tăng trưởng kinh tế còn thấp Tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm (cơ cấu ngành, cơ cấu lao động) Hạn chế về nguồn nhân lực, về trình độ năng lực công nghệ Năng lực cạnh tranh của nền kinh tế chậm được cải thiện Tăng trưởng kinh tế chưa gắn với phát triển bền vững Các vấn đề xã hội có xu hướng gia tăng 206
- So sánh khoảng cách GDP/người của Việt Nam và một số nước Năm 2004 tính theo tỷ giá hối Năm 2003 tính theo PPP đoái Việt Nam so Mức đạt Việt Nam so với Mức đạt với các nước được (USD) các nước (%) được (USD) (%) Việt Nam 554 - 2490 - Philippines 1042 53,2 4321 57,6 Indonesia 1193 46,4 3361 74,1 Thái Lan 2535 21,8 7595 32,8 Malaysia 4625 12,0 9512 26,2 Trung Quốc 1272 43,6 5003 49,8 207
- Năng suất lao động xã hội của Việt Nam Tốc độ tăng NSLĐ (giá thực tế) Tốc độ tăng năng suất lao Năm trưởng GDP (triệu VND/người/năm) động (giá so sánh) % (%) 1991 2,55 3,27 5,81 1995 6,93 7,13 9,54 2000 11,74 4,21 6,79 2005 19,62 5,58 8,40 208
- Hệ số ICOR của Việt Nam Năm 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Tăng trưởng GDP (%) 5,81 8,70 8,08 8,83 9,54 9,34 8,15 5,76 4,77 6,79 6,89 7,08 7,34 7,69 8,40 ICOR 2,92 2,23 3,25 3,14 3,13 3,33 3,82 5,62 6,49 4,80 4,90 5,03 5,12 4,93 4,60 Nguồn: Trần Thọ Đạt (2005) ICOR của Trung Quốc: 3,5 Ấn Độ: 3,7 Singapore: 4,3 209
- Xếp hạng năng lực cạnh tranh của Việt Nam 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Số nước xếp hạng 53 53 53 59 75 80 102 104 117 Thứ hạng của Việt 49 39 48 53 60 65 60 77 81 Nam Đứng trên (nước) 4 14 5 6 15 15 42 27 36 Nguồn: www.weforum.org 210
- Một số bài học kinh nghiệm Về chính sách khuyến khích đầu tư Về phát huy động lực cạnh tranh của các thành phần kinh tế Về chính sách huy động và sử dụng các nguồn lực phát triển kinh tế Về phát triển kinh tế thị trường Về chính sách kinh tế đối ngoại Về gắn tăng trưởng kinh tế với xoá đói giảm nghèo . 211