Bài giảng Kinh tế môi trường - Bài 3: Nguyên nhân suy thoái môi trường - Đại học Kinh tế TP.HCM
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Kinh tế môi trường - Bài 3: Nguyên nhân suy thoái môi trường - Đại học Kinh tế TP.HCM", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_kinh_te_moi_truong_bai_3_nguyen_nhan_suy_thoai_moi.ppt
Nội dung text: Bài giảng Kinh tế môi trường - Bài 3: Nguyên nhân suy thoái môi trường - Đại học Kinh tế TP.HCM
- Kinh tế Môi trường Bài giảng 3 Nguyên nhân suy thối mơi trường
- Đề cương đề nghị: A. Hiệu quả kinh tế và thị trường B. Thất bại thị trường C. Thất bại chính sách
- A. Hiệu quả kinh tế và thị trường 1.Một số khái niệm quan trọng 2.Hiệu quả kinh tế: Hiệu quả tư nhân so với hiệu quả xã hội
- Giá sẵn lòng trả (WTP) ▪ Giá trị của một hàng hóa đối với cá nhân là giá mà cá nhân đó sẵn lòng trả cho hàng hóa đó. ▪ Nhân tố ảnh hưởng WTP cá nhân? ▪ Giá sẵn lòng trả cũng phản ánh khả năng chi trả ▪ Tổng giá sẵn lòng trả vs Giá sẵn lòng trả biên
- $ a 40 30 20 10 0 1 2 3 4 5 6 Hình 3.1 Đơn vị hàng hóa $ 40 b 30 a 20 10 b 0 1 2 3 4 5 6 Đơn vị hàng hóa
- Giá sẵn lòng trả ▪ Khi số lượng mua tăng thêm, giá sẵn lòng trả cho từng đơn vị hàng hóa tăng thêm thường giảm xuống. ▪ Giá sẵn lòng trả biên (MWTP) diễn tả giá sẵn lòng trả của một người cho một đơn vị dịch vụ hay hàng hóa tăng thêm.
- Cầu ▪ Đường cầu là một cách khác thể hiện mối quan hệ của giá sẵn lòng trả biên. ▪ Đường cầu cá nhân/đường giá sẵn lòng trả biên cho một hàng hóa hay dịch vụ là một cách để khái quát hóa thái độ và khả năng tiêu dùng cá nhân của một người đối với hàng hóa đó, nên mối quan hệ này sẽ khác nhau giữa các cá nhân khác nhau.
- Tổng cầu/WTP ▪ Trên thực tế khi phân tích các vấn đề chất lượng môi trường và chính sách kiểm soát ô nhiễm, người ta thường tập trung vào hành vi của các nhóm hơn là hành vi của từng cá nhân đơn lẻ, nên mối quan tâm là tổng cầu/WTP biên của các nhóm xác định. ▪ Đường tổng cầu đối với một hàng hóa thị trường là tổng theo trục hoành các đường cầu cá nhân thường được nhóm theo khu vực địa lý.
- Tổng cầu/WTP A B C Tổng $ $ $ $ 15 8 4 10 6 3 8 7 24 Lượng cầu của A Lượng cầu của B Lượng cầu của C Tổng cầu Hình 3.4
- Lợi ích ▪ Khi môi trường được cải thiện, người ta nhận được lợi ích; khi chất lượng môi trường suy giảm, lợi ích bị mất đi, người ta bị thiệt hại. Làm sao để đo lường lợi ích? ▪ Lợi ích người ta nhận từ điều gì đó bằng lượng họ sẵn lòng trả cho nó. ▪ Tuy nhiên, đường cầu thông thường có một số vấn đề khi đo lường lợi ích trên thực tế.
- $ a b q q 1 2 Lượng Hình 3.4
- Chi phí cơ hội (OC) ▪ Chi phí cơ hội để sản xuất ra một sản phẩm nào đó là giá trị tối đa của các sản phẩm khác lẽ ra đã được sản xuất NẾU ta không sử dụng các nguồn lực để sản xuất hàng hóa đang xem xét. ▪ Chi phí cơ hội bao gồm không chỉ các chi phí bằng tiền. ▪ Làm thế nào để đo lường chi phí cơ hội?
- Đường chi phí ▪ Chi phí biên đo lường lượng chi phí gia tăng khi tăng thêm một đơn vị sản phẩm được sản xuất. ▪ Tổng chi phí là chi phí sản xuất ra tổng số lượng sản phẩm.
- $ 30 25 20 15 10 5 0 1 2 3 4 5 6 Hình 3.6 Xuất lượng $ 35 MC 30 25 20 15 10 5 a 0 1 2 3 4 5 6 Xuất lượng
- Cung và đường chi phí biên, tổng cung ▪ Chi phí sản xuất biên là yếu tố chính trong việc xác định hành vi cung của các công ty trong thị trường cạnh tranh. Đường chi phí biên của một công ty là đường cung. ▪ Đường tổng cung của các xí nghiệp sản xuất ra cùng một loại sản phẩm là tổng các đường cung của các xí nghiệp theo trục hoành.
- $ Cải tiến công nghệ Công nghệ 1 MC1 Công nghệ 2 MC2 a b q* Xuất lượng Hình 3.8
- Nguyên tắc cân bằng biên ▪ Một nguyên tắc kinh tế học sẽ được sử dụng nhiều ở các chương tiếp theo ▪ Xem xét một doanh nghiệp có hai nhà máy sản xuất cùng một loại sản phẩm: ▪ Nhà máy A: Công nghệ củ, lạc hậu ▪ Nhà máy B: Công nghệ mới, hiện đại hơn ▪ Mục tiêu: Sản xuất 100 đơn vị sản phẩm với chi phí thấp nhất?
- Nhà máy A Nhà máy B MC A $ $ MC 12 B c 8 b d e a 38 50 50 62 Sản lượng nhà máy A Sản lượng nhà máy B Hình 3.9
- Hiệu quả kinh tế ▪ Quan điểm chính yếu của hiệu quả kinh tế là nên có sự cân bằng giữa lợi ích biên và chi phí biên của quá trình sản xuất. ▪ Lưu ý ta quan tâm khái niệm hiệu quả có thể áp dụng cho tổng thể nền kinh tế: ▪ Chi phí biên: Bao gồm toàn bộ các chi phí của việc sản xuất ra một đơn vị nhất định, bất kể ai là người gánh chịu và có được định giá thị trường hay không (OC biên). ▪ Lợi ích biên: Thể hiện tất cả giá trị xã hội gán cho một đơn vị nhất định, kể cả các giá trị phi thị trường (WTP biên).
- Hiệu quả xã hội ▪ Hiệu quả xã hội đòi hỏi tất cả giá trị thị trường và phi thị trường hợp thành trong lợi ích biên và chi phí biên của sản xuất. Nếu điều này được thỏa mãn, hiệu quả xã hội đạt được khi lợi ích biên bằng chi phí biên của quá trình sản xuất. ▪ Xác định mức sản lượng đạt hiệu quả xã hội?
- Giá MWTP MC (Giá sẵn lòng trả biên) (Chi phí biên) a PE b c QE Sản lượng Hình 4.1
- Hiệu quả xã hội ▪ MWTP: đường giá sẵn lòng trả biên, tổng hợp. ▪ MC: đường chi phí biên, tổng hợp. ▪ Mức sản lượng hiệu quả xã hội là QE. ▪ Cách khác để xác định mức sản lượng hiệu quả xã hội là giá trị lợi ích ròng (thặng dư xã hội), được định nghĩa là tổng WTP – tổng chi phí. Khi đạt mức sản lượng hiệu quả xã hội thì giá trị lợi ích ròng sẽ lớn nhất. SS = CS + PS.
- Thị trường và hiệu quả xã hội ▪ Liệu một hệ thống thị trường có cho kết quả đạt hiệu quả xã hội không? (QE) ▪ Điều kiện gì để hệ thống thị trường cho kết quả đạt hiệu quả xã hội?
- Giá Cân bằng trong thị trường cạnh tranh S M P D M Q Sản lượng Hình 4.2
- Thị trường và hiệu quả xã hội ▪ Hỏi: Trên thực tế, QE và QM ở Hình 4.1 và 4.2 có giống nhau không? ▪ Trả lời: Giống nhau nếu và chỉ nếu đường cung và cầu thị trường (S & D) giống đường chi phí biên và đường WTP biên. ▪ Tuy nhiên, khi đề cập đến giá trị môi trường, có thể có sự khác biệt đáng kể giữa giá trị thị trường và giá trị xã hội. Đây được gọi là THẤT BẠI THỊ TRƯỜNG.
- B. Thất bại thị trường 1. Một số khái niệm 2. Lý thuyết hàng hóa công 3. Lý thuyết ngoại tác 4. Quyền sở hữu 5. Gợi ý chính sách
- 1. Một số khái niệm ▪ Thất bại thị trường: ▪ Khi nói đến mô hình thị trường ta nghĩ ngay đến đường cung và đường cầu. Đường cung phản ánh chi phí biên xã hội và đường cầu phản ánh lợi ích biên xã hội. Vậy thất bại thị trường là khi hoặc đường cung không phản ánh đúng chi phí biên xã hội hoặc đường cầu không phản ánh đúng lợi ích biên xã hội (hoặc không tồn tại đường cầu) hoặc cả hai.
- 1. Một số khái niệm ▪ Thất bại thị trường: ▪ Phía cung: Ảnh hưởng môi trường có thể tạo ra một khoảng cách giữa đường cung thị trường thông thường và đường chi phí biên xã hội: CHI PHÍ NGOẠI TÁC. ▪ Phía cầu: Ảnh hưởng môi trường có thể tạo ra sự khác biệt giữa đường cầu thị trường và đường WTP biên xã hội: LỢI ÍCH NGOẠI TÁC.
- 1. Một số khái niệm ▪ Ngoại tác tồn tại khi phúc lợi của một người tiêu dùng hay người sản xuất bị ảnh hưởng bởi các hoạt động của những người tiêu dùng hay người sản xuất khác. ▪ Có hai loại ngoại tác: ▪ Ngoại tác tích cực Lợi ích xã hội > Lợi ích tư nhân ▪ Ngoại tác tiêu cực Chi phí xã hội > Chi phí tư nhân
- 1. Một số khái niệm Chi phí tư nhân: (PC) Chi phí mà Lợi ích tư nhân: (PB) Lợi ích mà người người tiêu dùng trực tiếp gánh chịu tiêu dùng trực tiếp nhận được từ hoạt cho việc tiêu dùng của mình; hoặc động tiêu dùng; hoặc người sản xuất người sản xuất trực tiếp gánh chịu cho trực tiếp nhận được từ hoạt động sản xuất của mình. việc sản xuất của mình. Chi phí ngoại tác: (EC) Các chi phí Lợi ích ngoại tác: (EB) Lợi 1ich mà mà một người tiêu dùng hay người một người tiêu dùng hay sản xuất nào đó (không phải người tiêu dùng hay sản sản xuất nào đó (không phải người xuất thực hiện việc tiêu dùng hay sản tiêu dùng hay sản xuất thực hiện việc xuất) nhận được. tiêu dùng hay sản xuất) gánh chịu. Chi phí xã hội: (SC) Tất cả các chi Lợi ích xã hội: (SB) Tất cả các lợi ích phí liên quan đến một hoạt động tiêu tạo ra từ một hoạt động tiêu dùng hay dùng hay sản xuất. sản xuất. SC = PC + EC SB = PB + EB
- $ Chi phí ngoại tác (MEC) Sản lượng giấy Hình 4.3 Chi phí xã hội biên $ D (Đường cầu giấy) (MPC + MEC) Chi phí tư nhân biên (MPC) p* m p m q* q Sản lượng giấy
- 1. Một số khái niệm ▪ Tài nguyên tự do tiếp cận là loại tài nguyên, tiện nghi nhân tạo ai cũng có thể tiếp cận sử dụng không có bất kỳ sự kiểm soát nào. Ví dụ thủy sản ở đại dương, đồng cỏ tự nhiên, rừng, hay công viên công cộng, ▪ Vấn đề của tài nguyên tự do tiếp cận là quyền sở hữu tài nguyên hoặc không được xác định, phân phối hoặc nếu có thì thực hiện không tốt. ▪ Không đảm bảo khai thác sử dụng đạt mức hiệu quả. ▪ Tài nguyên tự do tiếp cận có liên quan chặt chẽ với vấn đề chi phí ngoại tác.
- 1. Một số khái niệm ▪ Hàng hóa công: ▪ Có hai đặc điểm cơ bản: ▪ Không cạnh tranh ▪ Không thể loại trừ ▪ Vấn đề “ free-riding” => Khu vực tư nhân sẽ cung cấp không đủ loại hàng hóa này.
- 2. Lý thuyết hàng hóa công ▪ Theo các nhà kinh tế học thì khi thị trường được xác định như là “chất lượng môi trường” (giảm ô nhiễm), thì nguồn gốc của thất bại là chất lượng môi trường là một hàng hóa công. (Nghĩa là trục hoành sẽ là mức chất lượng môi trường/lượng giảm ô nhiễm) ▪ Quan tâm chính là xem xét phía cầu (lợi ích ngoại tác) ▪ Hiệu quả xã hội trên thị trường hàng hóa công?
- 2. Lý thuyết hàng hóa công ▪ Giả sử có một số nhà cung cấp sẵn lòng cung cấp dịch vụ giảm SO2. Cung thị trường: P = 4 + 0.75Qs ▪ Giả sử chỉ có 2 người tiêu dùng: Cầu của người tiêu dùng 1: p1= 10 – 0.1Qd Cầu của người tiêu dùng 2: p2 = 15 – 0.2Qd Cầu thị trường: P = p1 +p2 = 25 – 0.3Qd
- 2. Lý thuyết hàng hóa công Hình 3.1 (SC) SC = Scott Callan (2994) Đường cầu tổng hợp
- 2. Lý thuyết hàng hóa công Hình 3.2 (SC)
- 2. Lý thuyết hàng hóa công ▪ Tìm hiểu thất bại thị trường của hàng hóa công? ▪ Vấn đề ăn theo => thị trường không thể xác định WTP thực của hàng hóa công. ▪ Đối với hàng hóa tư nhân (có thể loại trừ), WTP của người tiêu dùng là một đại diện thích hợp cho lợi ích biên có được từ tiêu dùng hàng hóa đó. ▪ Đối với hàng hoá công (không thể loại trừ), người tiêu dùng có thể chia sẻ tiêu dùng khi nó được mua bởi một ai đó => không có động cơ trả tiền cho thứ mà có thể tiêu dùng miễn phí.
- 2. Lý thuyết hàng hóa công ▪ Tìm hiểu thất bại thị trường của hàng hóa công? ▪ Thông tin không hoàn hảo: Đối với chất lượng môi trường, người tiêu dùng hoàn toàn không nhận biết được các lợi ích liên quan đến tiêu dùng. Vì thế dù họ có thể bị thuyết phục bộc lộ WTP của mình đối với một môi trường trong lành hơn, rất có thể là giá cầu sẽ đánh giá thấp các lợi ích thực.
- 2. Lý thuyết hàng hóa công Khu vực tư MSB cung cấp MPB không đủ hàng MC hóa công 0 WP WS Lượng nước sạch (m3)
- 3. Lý thuyết ngoại tác ▪ Theo các nhà kinh tế học thì khi thị trường được xác định như hàng hoá mà quá trình sản xuất hay tiêu dùng hàng hoá đó gây ra các thiệt hại môi trường, thì thất bại là do ngoại tác. (Nghĩa là trục hoành là sản lượng hàng hóa sản xuất hoặc tiêu dùng) ▪ Quan tâm chủ yếu là phía cung (ngoại tác tiêu cực) ▪ Hiệu quả xã hội trên thị trường hàng hóa gây ô nhiễm môi trường?
- 3. Lý thuyết ngoại tác ▪ Giả sử thị trường lọc dầu là thị trường cạnh tranh với cung cầu như sau: Cung : P = 10.0 + 0.075Q Cầu : P = 42.0 – 0.125Q ▪ Hàm cung: Chi phí tư nhân biên (MPC) Hàm cầu: Lợi ích tư nhân biên (MBC) MPC : P = 10.0 + 0.075Q MPB : P = 42.0 – 0.125Q
- 3. Lý thuyết ngoại tác Hình 3.3 (SC) Cân bằng thị trường cạnh tranh trên thị trường về lọc dầu
- 3. Lý thuyết ngoại tác ▪ Thị trường cạnh tranh có hiệu quả xã hội không? ▪ Cân bằng tại MPB = MPC, hoặc (M = MPB – MPC) = 0) => Pc = $22, Qc = 160.000 => Tối đa hóa lợi nhuận. ▪ Không đạt hiệu quả xã hội do chưa tính chi phí ngoại tác gây ra cho xã hội (MEC). MEC = 0.05Q
- 3. Lý thuyết ngoại tác ▪ Mô hình hóa chi phí xã hội biên (MSC) và lợi ích xã hội biên: MSC = MPC + MEC = 10.0 + 0.075Q + 0.05Q = 10.0 + 0.125Q ▪ Cân bằng hiệu quả xã hội tại MSC = MSB, tại PE = $26, QE = 128.000. ▪ Vậy thị trường cạnh tranh sản xuất quá mức => suy thoái môi trường.
- 3. Lý thuyết ngoại tác Hình 3.4 (SC)
- 3. Lý thuyết ngoại tác ▪ So sánh cân bằng cạnh tranh và cân bằng hiệu quả: ▪ Cân bằng cạnh tranh: MPB = MPC MPB – MPC = 0 = M ▪ Cân bằng hiệu quả: MSB = MSC MPB + MEB = MPC + MEC MPB – MPC = MEC (vì MEB = 0) M = MEC
- 3. Lý thuyết ngoại tác Hình 3.5 (SC)
- 3. Lý thuyết ngoại tác ▪ Đánh giá lợi ích ròng đối với xã hội của phục hồi lại hiệu quả trên thị trường dầu: ▪ Lợi nhuận của các nhà máy giảm = WYZ ▪ Xã hội đạt lợi ích nhờ giảm ô nhiễm = WXYZ ▪ Lợi ích xã hội ròng = WXYZ - WYZ = WXY
- 3. Lý thuyết ngoại tác Hình 3.6 (SC)
- 3. Lý thuyết ngoại tác ▪ Phân tích thất bại thị trường: ▪ Thị trường thiếu động cơ khuyến khích nội hóa chi phí ngoại tác. ▪ Nếu chúng ta xem xét cả vấn đề hàng hoá công và mô hình ngoại tác, một yếu tố chung quan trọng tìm ra nguồn gốc của tất cả các vấn đề môi trường – đó là do không xác định quyền sở hữu tài sản.
- 4. Quyền sở hữu ▪ Sử dụng các yếu tố cơ bản của lý thuyết kinh tế, chúng ta đã chỉ ra thị trường thất bại như thế nào và thậm chí còn lượng hóa thất bại xét về mặt sản xuất quá mức. Mặc dù trong mỗi trường hợp, thất bại được xem xét trên gốc độ khái niệm, nhưng chúng ta chưa tập trung vào nguyên nhân căn bản của vấn đề.
- 4. Quyền sở hữu ▪ Quyền sở hữu là loại giấy chứng nhập hợp pháp một hàng hóa hay nguồn lực để cho phép người sở hữu sử dụng và chuyển nhượng quyền sở hữu thông qua việc mua bán. Quyền sở hữu bị ràng buộc bởi luật và/hoặc tập quán xã hội. ▪ Quyền sở hữu có ý nghĩa hết sức quan trọng để hệ thống thị trường thực hiện tốt chức năng của mình.
- 4. Quyền sở hữu ▪ Định lý Coase ▪ Định lý Coase cho rằng xác định quyền sở hữu rõ ràng cho bất kỳ hàng hoá nào, ngay cả khi có ngoại tác, sẽ cho phép các bên bị ảnh hưởng mặc cả để đi đến giải pháp hiệu quả, không cần biết bên nào nhận được quyền sở hữu. ▪ Hai điều kiện cơ bản: ▪ Các giao dịch không tốn kém. ▪ Các thiệt hại có thể tiếp cận và đo lường được.
- 4. Quyền sở hữu ▪ Định lý Coase ▪ Quá trình mặc cả khi quyền sở hữu thuộc về các nhà máy: ▪ Điểm sản lượng bắt đầu: QC ▪ Điểm sản lượng kết thúc: QE ▪ Những người sử dụng cho mục đích giải trí sẵn lòng ra mức giá sao cho (MSC – MPC = MEC) ▪ Những nhà máy sẵn lòng chấp nhận mức giá sao cho (MPB – MPC = M ) ▪ Kết quả: Mặc cả sẽ dừng lại khi MEC = = M
- 4. Quyền sở hữu Hình 3.7 (SC)
- 4. Quyền sở hữu ▪ Định lý Coase ▪ Quá trình mặc cả khi quyền sở hữu thuộc về những người sử dụng cho mục đích giải trí: ▪ Điểm sản lượng bắt đầu: Q = 0 ▪ Điểm sản lượng kết thúc: QE ▪ Những nhà máy sẵn lòng trả mức giá sao cho (MPB – MPC = M ) ▪ Những người sử dụng cho mục đích giải trí Sẵn sàng chấp nhận mức giá sao cho ( MSC – MPC = MEC) ▪ Kết quả: Mặc cả sẽ dừng lại khi MEC = = M
- 4. Quyền sở hữu ▪ Tài nguyên sở hữu chung: Nếu quyền sở hữu tồn tại mà không được xác định rõ ràng, thì kết quả cũng sẽ không hiệu quả. Như trường hợp tài nguyên sở hữu chung, tiêu biểu cho một nguồn gốc khác của ngoại tác. Tài nguyên sở hữu chung là những tài nguyên mà quyền sở hữu được chia sẻ bởi một nhóm các cá nhân nào đó.
- 4. Quyền sở hữu MPC Khai thác thủy MPC S MSC NS sản quá mức MPB 0 FS P P Tấn cá F0 F1
- 5. Giải pháp ▪ Hàng hóa công? ▪ Do khu vực tư nhân không cung cấp hoặc cung cấp không đủ nên chính phủ có nhiệm vụ cung cấp trực tiếp hàng hóa công. ▪ Do không xác định được hoặc đánh giá thấp lợi ích biên xã hội nên chính phủ có nhiệm vụ xác định sở thích của người dân về hàng hóa công: xây dựng đường cầu về hàng hóa công. ▪ Do thông tin không hoàn hảo nên chính phủ có nhiệm vụ tuyên truyền giáo dục, cung cấp thông tin công cộng về hàng hóa công.
- 5. Giải pháp ▪ Ngoại tác? ▪ Nội hóa chi phí ngoại tác: ▪ Xác định quyền sở hữu ▪ Những chính sách nhằm thay đổi giá hiệu quả của một hàng hoá bằng khoản chi phí hay lợi ích ngoại tác liên quan: ví dụ đánh thuế.
- C. Thất bại chính sách 1. Thất bại chính sách là gì? 2. Thất bại chính sách liên quan đến dự án (Projects). 3. Thất bại chính sách ngành (Sectorial Policies). 4. Thất bại chính sách kinh tế vĩ mô (Macro-economic Policies).
- 1. Thất bại chính sách là gì? ▪ Tại sao chính phủ can thiệp vào các vấn đề môi trường? ▪ Thất bại thị trường trong việc phân bố và sử dụng tài nguyên thiên nhiên và môi trường. ▪ Việc can thiệp của chính phủ phải đáp ứng hai điều kiện khác nữa: ▪ Việc can thiệp của chính phủ phải có tác dụng tốt hơn thị trường hoặc cải thiện vai trò của thị trường. ▪ Các lợi ích từ sự can thiệp phải lớn hơn chi phí hoạch định, thực hiện, và các chi phí khác.
- 1. Thất bại chính sách là gì? ▪ Các chính sách của chính phủ có khuynh hướng tạo thêm các biến dạng trong thị trường tài nguyên thiên nhiên hơn là sửa chữa chúng. ▪ Tại sao? ▪ Hiếm khi chính quyền xem đó là mục tiêu duy nhất hoặc thậm chí không là mục tiêu chủ yếu của sự can thiệp. ▪ Do không đánh giá đầy đủ các tác động phụ. ▪ Trợ giá và bảo hộ thường tạo ra các đặc quyền. ▪ Làm biến dạng những khuyến khích tư nhân. ▪ Những chính sách không liên quan đến tài nguyên môi trường có tác đông nhiều hơn chính sách môi trường.
- 1. Thất bại chính sách là gì? ▪ Phân loại thất bại chính sách: ▪ Biến dạng những thị trường lẽ ra đang hoạt động tốt (thường đối với các xí nghiệp quốc doanh kém hiệu quả) => Sửa chữa những thứ không đổ vỡ). ▪ Thất bại trong việc xem xét và nội hóa các ảnh hưởng phụ đáng kể về môi trường lẽ ra là xác đáng. ▪ Can thiệp của chính quyền nhằm sửa chửa hoặc giảm bớt thất bại thị trường, nhưng kết cuộc lại gây ra kết quả tồi tệ hơn. ▪ Thiếu sự can thiệp ở các thị trường đang thất bại khi mà sự can thiệp rõ ràng là cần thiết.
- 2. Thất bại chính sách liên quan đến dự án ▪ Xảy ra khi các dự án được chọn trên cơ sở đánh giá tài chính hoặc phân tích kinh tế hạn hẹp mà không tính đến việc nội hóa ngoại tác môi trường. ▪ Dự án công là công cụ can thiệp có hiệu quả của chính quyền nhằm giảm những thất bại của thị trường bằng cách cung cấp hàng hóa công, nhưng nếu sử dụng không hợp lý sẽ là nguyên nhân chính của sự biến dạng thị trường:
- 2. Thất bại chính sách liên quan đến dự án ▪ Do hầu hết các dự án công được tài trợ từ tiền thuế, chúng có khuynh hướng lấn át đầu tư tư nhân cũng như sự tái phân bố nguồn lực. Điều này chỉ đúng khi và có ích khi các dự án công đem lại mức sinh lợi cao hơn về mặt kinh tế và xã hội cao hơn so với các dự án tư nhân. ▪ Các dự án công thường có quy mô rất lớn, nên chúng có tác động mạnh vào nền kinh tế và môi trường. Cho nên không sử dụng giá kinh tế và lờ đi tác động môi trường dẫn đến thất bại (trong phân tích lợi ích chi phí đầy đủ).
- 2. Thất bại chính sách ngành ▪ Thất bại chính sách ngành là những chính sách bỏ qua như chi phí dài hạn, những liên kết, và ngoại tác khu vực. ▪ Chính sách rừng: ▪ Đa số dịch vụ và sản phẩm rừng không có giá, hoặc được định giá dưới mức giá khan hiếm do tài trợ và những thất bại về định chế. ▪ Cách đánh thuế (thường trên cơ sở khối lượng gỗ) khuyến khích phá rừng. ▪ Nhượng đất rừng để khai thác thường quá ngắn không khuyến khích bảo vệ và trồng lại.
- 2. Thất bại chính sách ngành ▪ Chính sách rừng: ▪ Không đánh giá được các mặt hàng lâm sản không phải gỗ và các dịch vụ của rừng đã dẫn đến việc phá rừng quá mức. ▪ Cổ động chế biến gỗ địa phương thường dẫn đến việc xây dựng các nhà máy kém hiệu quả, lãng phí, thất thoát nguồn thu của chính quyền. ▪ Tài trợ việc trồng cây cuối cùng trở thành việc tài trợ cho việc biến một khu rừng thiên nhiên có giá trị thành những khu đồn điền với loại cây có giá trị thấp, kèm theo giảm đa dạng sinh học.
- 2. Thất bại chính sách ngành ▪ Chính sách đất đai: ▪ Thiếu bảo đảm về quyền sở hữu đất đai là một thất bại chính sách nghiêm trọng nhất ở các nước đang phát triển. ▪ Quyền sở hữu chung. ▪ Chính sách nước: ▪ Trợ giá nước cho công tác thủy lợi và các sử dụng khác => giá cả không phản ánh đúng sự khan hiếm ngày càng tăng.
- 2. Thất bại chính sách ngành ▪ Đô thị hóa và công nghiệp hóa: ▪ Công nghiệp thường tập trung ở trong hoặc gần trung tâm thành thị do vấn đề lệch lạc cơ sở hạ tầng. ▪ Môi trường đô thị vẫn được xem như một nguồn tài nguyên chung không được định giá. ▪ Thất bại về các chính sách giao thông ở các đô thị lớn. ▪ Chính sách công nghiệp và thương mại:
- 2. Thất bại chính sách kinh tế vĩ mô ▪ Các chính sách kinh tế vĩ mô thất bại khi chúng thiếu nền tảng kinh tế vi mô hoặc làm ngơ đi các hậu quả đáng kể về môi trường. ▪ Các chính sách tiền tệ, tài chính, ngoại hối, lương tối thiểu, cũng có những tác động mạnh mẽ vào cách phân phối và sử dụng tài nguyên hơn là các chính sách kinh tế vi mô và khu vực.