Bài giảng Kinh tế môi trường - Bài 10: Tại sao phải đánh giá giá trị môi trường - Đại học Kinh tế TP.HCM
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Kinh tế môi trường - Bài 10: Tại sao phải đánh giá giá trị môi trường - Đại học Kinh tế TP.HCM", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_kinh_te_moi_truong_bai_10_tai_sao_phai_danh_gia_gi.ppt
Nội dung text: Bài giảng Kinh tế môi trường - Bài 10: Tại sao phải đánh giá giá trị môi trường - Đại học Kinh tế TP.HCM
- Kinh tế Môi trường Bài giảng 10 Tại sao phải đánh giá giá trị môi trường
- Đề cương đề nghị: A. Giải thích giá trị kinh tế B. Tổng giá trị kinh tế
- A. Giải thích giá trị kinh tế ▪ Tại sao đánh giá giá trị môi trường? Nếu bỏ qua giá trị hàng hóa môi trường trong các thẩm định, sẽ dẫn đến 2 rủi ro:
- A. Giải thích giá trị kinh tế 1) Các hàng hóa môi trường (goods) sẽ được cung cấp quá ít trong nền kinh tế 2) Các thiệt hại môi trường (bads) sẽ được cung cấp quá mức
- A. Giải thích giá trị kinh tế Để quyết định nên cung cấp bao nhiêu hàng hóa (goods) môi trường, hay giảm bao nhiêu thiệt hại (bads) môi trường, đòi hỏi phải biết giá trị của các hàng hóa và thiệt hại này để cân bằng chi phí cung cấp hàng hóa (chi phí giảm thiệt hại)
- A. Giải thích giá trị kinh tế ▪ Đánh giá kinh tế là gì? Là việc xác định giá trị bằng tiền cho các hàng hóa mơi trường Hàng hóa môi trường thuộc loại hàng hóa phi thị trường (không được mua bán trực tiếp trên thị trường
- A. Giải thích giá trị kinh tế ▪ Giá trị kinh tế là gì? Một hàng hóa có đóng góp tích cực cho phúc lợi con người, thì nó có giá trị kinh tế Một hàng hóa có đóng góp cho phúc lợi cá nhân hay không được xác định bởi nó có thỏa mãn sự ưa thích của cá nhân đó hay không
- A. Giải thích giá trị kinh tế ▪ Sự ưa thích được thể hiện như thế nào? Trên thị trường, sự ưa thích được thể hiện bằng giá sẵn lòng trả (WTP) của cá nhân cho hàng hóa đang được xem xét Thiệt hại (bad) có giá trị kinh tế âm (làm giảm phúc lợi). Giá trị kinh tế của sự thiệt hại được thể hiện bằng giá sẵn lòng trả để tránh thiệt hại, hay sẵn lòng chấp nhận (WTA) đền bù để chịu đựng thiệt hại
- A. Giải thích giá trị kinh tế Trên thị trường, WTP bao gồm hai thành phần: phần thực sự trả và thặng dư tiêu dùng (CS) CS là thước đo lợi ích ròng từ việc mua hàng hóa thị trường Trường hợp phi thị trường thuần túy, WTP chính là CS do không có giá thị trường
- B. Tổng giá trị kinh tế (TEV) ▪ Tổng giá trị kinh tế là gì (TEV)? TEV = UV + NUV ▪ TEV = total economic value ▪ UV = use values ▪ NUV = non-use values
- B. Tổng giá trị kinh tế (TEV) Giá trị sử dụng được định nghĩa là các lợi ích nhận được từ việc sử dụng thật sự tài nguyên môi trường Giá trị sử dụng gồm giá trị sử dụng trực tiếp & giá trị sử dụng gián tiếp
- B. Tổng giá trị kinh tế (TEV) Bên cạnh giá trị sử dụng hiện tại, cá nhân có thể sẵn lòng trả để gìn giữ cho mục đích sử dụng tương lai: Nếu sự lựa chọn cho chính mình, thì WTP này phản ánh giá trị nhiệm ý (option value) Nếu việc sử dụng tương lai mà cá nhân sẵn lòng trả cho người khác, thì đó là giá trị lưu truyền (bequest value)
- B. Tổng giá trị kinh tế (TEV) ▪ Giá trị không sử dụng (NUV): Cá nhân sẵn lòng trả cho một hàng hóa mặc dù người đó không sử dụng trực tiếp hàng hóa đó ▪ NUV cũng được định nghĩa như ‘giá trị tồn tại’ (existence values)
- B. Tổng giá trị kinh tế (TEV) Tổng giá trị kinh tế của Giá trị sử dụng Giá trị không sử dụng tài nguyên môi trường = (Use value) + (Non-use value) (Total economic value) Giá trị sử dụng Giá trị sử dụng Giá trị sử dụng = trực tiếp gián tiếp (Use value) (Direct use value) (Indirect use value) Giá trị nhiệm ý Giá trị hiện hữu Giá trị không sử dụng = + (Non-use value) (Option value) (Existence value) + Giá trị lưu truyền (Bequest value)
- B. Tổng giá trị kinh tế (TEV) Tổng giá trị kinh tế của san hô Giá trị sử dụng Giá trị không sử dụng Giá trị sử dụng Giá trị sử dụng gián Giá trị nhiệm ý, lưu truyền, hiện hữu trực tiếp tiếp Chức năng được sử dụng trong tương lai, Sản phẩm có thể Chức năng được sử hoặc đơn giản là quyền tồn tại tiêu dùng trực tiếp dụng gián tiếp ➢ Các giống loài bị đe dọa tuyệt chủng ➢ Hỗ trợ môi trường ➢ Khai thác (đánh ➢ Đa dạng sinh học và bảo tồn sống cá v.v.) ➢ Bảo vệ bờ biển ➢ Phi-khai thác (du ➢ Hỗ trợ hệ sinh thái lịch, nghiên cứu, toàn cầu v.v.)
- B. Tổng giá trị kinh tế (TEV) Của một khu rừng nhiệt đới Giá trị sử dụng Giá trị không sử dụng Trực tiếp (1) Gián tiếp (2) Nhiệm ý Gỗ Bảo vệ lưu vực sông Sử dụng (1) và Giá trị hiện hữu (2) trong SP khác gỗ Chuỗi thức ăn tương lai Giá trị lưu truyền Vui chơi giải trí Giảm ô nhiễm không (Đa dạng sinh học, khí Di sản văn hóa) Thuốc chữa bệnh Điều hòa khí hậu Di truyền Lưu trữ carbon Giáo dục Đa dạng sinh học Môi trường sống cho con người