Bài giảng Hóa học đại cương - Chương 1: Những khái niệm và định luật cơ bản của hóa học
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Hóa học đại cương - Chương 1: Những khái niệm và định luật cơ bản của hóa học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_hoa_hoc_dai_cuong_chuong_1_nhung_khai_niem_va_dinh.ppt
Nội dung text: Bài giảng Hóa học đại cương - Chương 1: Những khái niệm và định luật cơ bản của hóa học
- HÓA HỌC ĐẠI CƯƠNG
- • Mục tiêu học phần • Nội dung: • Khái niệm, định luật cơ bản • Cấu tạo nguyên tử, liên kết hóa học • Tốc độ phản ứng • Cân bằng hóa học • Dung dịch
- • Tiêu chuẩn đánh giá • Điểm quá trình: (Kiểm tra giữa kỳ) 30% • Điểm thi cuối kỳ: 70%
- Chương 1 NHỮNG KHÁI NIỆM VÀ ĐỊNH LUẬT CƠ BẢN CỦA HÓA HỌC
- CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA HÓA HỌC • Nguyên tử và nguyên tố • Nguyên tử là thành phần nhỏ nhất tham gia vào thành phần phân tử các đơn chất, hợp chất • Mỗi loại nguyên tử như vậy được gọi là nguyên tố, mỗi loại nguyên tử (nguyên tố) được đặc trưng bởi một điện tích hạt nhân xác định và có cấu tạo vỏ electron giống nhau, do đó có những tính chất hóa học giống nhau.
- CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA HÓA HỌC • Khối lượng nguyên tử: khối lượng của một nguyên tử rất nhỏ, ví dụ khối lượng của một nguyên tử Cacbon bằng: • mnguyên tử (C) = 2 x 10-23 g = 2 x 10- 26 kg • Khối lượng của một nguyên tử Oxy bằng: • mnguyên tử (O) = 2.66 x 10-23 g = 2.66 x 10-26 kg
- CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA HÓA HỌC • Phân tử và chất • Phân tử là thành phần nhỏ nhất của một chất, có khả năng tồn tại độc lập, có tất cả tính chất hóa học đặc trưng cho chất đó
- CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA HÓA HỌC • Khối lượng phân tử: khối lượng phân tử có thể biểu thị bằng đơn vị thông thường như g, kg . • M phân tử (XmYn) = m . Ar (X) + n . Ar (y) đvklnt
- CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA HÓA HỌC Mol • Mol là đơn vị đo lượng chất. Một mol chất bất kỳ đều chứa số tiểu phân (nguyên tử, phân tử hay ion) bằng số nguyên tử Cacbon có trong đúng 12 g Cacbon. Con số nguyên tử C có trong đúng 12 g C được gọi là số Avogadro (NA) • Bằng thực nghiệm, người ta xác định được NA = 6.0221367 x 1023
- CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA HÓA HỌC • Khối lượng mol nguyên tử là khối lượng tính bằng gam của một mol nguyên tử đó • Khối lượng mol phân tử là khối lượng tính bằng g của một mol phân tử chất đó. • Khối lượng mol ion là khối lượng tính bằng g của một mol ion
- CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA HÓA HỌC • Kí hiệu hóa học, công thức hóa học, phương trình hóa học • Kí hiệu hóa học: dùng để biểu thị các nguyên tố (nguyên tử). Ví dụ: Hydro (kí hiệu: H), Lưu huỳnh (kí hiệu: S) • Công thức hóa học: dùng để biểu thị các chất (phân tử). Ví dụ: 1 phân tử Hydro (KH: H2), 1 phân tử nước (KH: H2O), 4 phân tử Hydro (KH: 4H2)
- CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA HÓA HỌC • Hóa trị là đại lượng đặc trưng cho khả năng một nguyên tử của một nguyên tố đã cho có thể kết hợp (hoặc thay thế) một số xác định nguyên tử nguyên tố khác • Phương trình hóa học: dùng để biểu thị các phản ứng hóa học bằng công thức hóa học
- CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA HÓA HỌC • Đương lượng • Đương lượng của một nguyên tố (Đ) là khối lượng nguyên tố đó kết hợp (hay thay thế) 8 phần khối lượng Oxy hay 1.008 (làm tròn bằng 1) phần khối lượng Hydro. Theo định nghĩa: ĐH = 1.008, ĐO = 8
- MỘT SỐ ĐỊNH LUẬT CƠ BẢN • Định luật thành phần không đổi • Nội dung: “Một hợp chất luôn luôn có thành phần không đổi độc lập với cách điều chế ra nó”. Nghĩa là, mỗi hợp chất tương ứng với một công thức hóa học xác định.
- MỘT SỐ ĐỊNH LUẬT CƠ BẢN • Định luật tỷ lệ bội • Nội dung: “Nếu hai nguyên tố kết hợp với nhau cho một số hợp chất thì ứng với cùng một khối lượng nguyên tố này, các khối lượng nguyên tố kia tỷ lệ với nhau như những số nguyên đơn giản”.
- MỘT SỐ ĐỊNH LUẬT CƠ BẢN • Định luật bảo toàn khối lượng • Nội dung: “Tổng khối lượng các sản phẩm thu được đúng bằng tổng khối lượng các chất ban đầu đã tác dụng”.
- MỘT SỐ ĐỊNH LUẬT CƠ BẢN • Định luật đương lượng • Nội dung: “Các nguyên tố kết hợp (hay thay thế) nhau theo các khối lượng tỉ lệ thuận với đương lượng của chúng”
- MỘT SỐ ĐỊNH LUẬT CƠ BẢN • Định luật đương lượng áp dụng cho hợp chất: “các hợp chất tác dụng vừa đủ với nhau theo các khối lượng tỷ lệ thuận với đương lượng của chúng” • Đương lượng gam một chất (đơn chất hay hợp chất) là khối lượng một lượng chất đó tính bằng gam có con số trùng với đương lượng của nó.
- MỘT SỐ ĐỊNH LUẬT CƠ BẢN • Như vậy nội dung của định luật đương lượng có thể phát biểu lại như sau: “Trong các phản ứng hóa học, các chất tác dụng vừa đủ với nhau theo cùng một số đương lượng (cũng tức là theo cùng một số đương lượng gam).”
- MỘT SỐ ĐỊNH LUẬT CƠ BẢN
- MỘT SỐ ĐỊNH LUẬT CƠ BẢN
- MỘT SỐ ĐỊNH LUẬT CƠ BẢN
- MỘT SỐ ĐỊNH LUẬT CƠ BẢN