Bài giảng Họ Mycobacteriacae

pdf 59 trang ngocly 1210
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Họ Mycobacteriacae", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_ho_mycobacteriacae.pdf

Nội dung text: Bài giảng Họ Mycobacteriacae

  1. Lời cảm ơn Xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Bá Hiên, Trưởng bộ môn Vi sinh vật – Truyền nhiễm, Khoa Thú y, Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã dày công biên soạn bộ bài giảng này!
  2. Họ Mycobacteriacae Họ Mycobacteriaceae gồm 2 giống: - Giống Mycobacterium –kháng axit - Giống Mycococcus - không kháng axit
  3. Giống Mycobacterium • Gồm những trực khuẩn hình gậy nhỏ • Thẳng hoặc hơi cong • Sống hiếu khí • Không hình thành nha bào • Kháng axit • Sinh trưởng chậm • Khó nuôi cấy.
  4. Mycobacterium
  5. • Mycobacterium có 2 đặc điểm chính : 1. Kháng cồn và kháng axit : – Khi nuôi cấy ở môi trường có nồng độ axit nhất định vi khuẩn thuộc giống này vẫn phát triển bình thường – Khi nhuộm vi khuẩn bằng phương pháp Ziehl Neelsen khi tẩy màu bằng cồn và axit, không bị mất màu đỏ fucxin. 2. Trung gian giữa vi khuẩn và nấm: – Mycobacterium sinh sả theo lối nảy chồi giống như sinh sản của nấm
  6. • Đại đa số VK thuộc giống Mycobacterium là tạp khuẩn • Phân bố rộng trong đất , nước,thực phẩm ,trong phân người và động vật,trong các hốc tự nhiên của ngườ • Một số có khả năng gây bệnh như : + M. tubercullosis: gây bệnh lao cho người bò và gia cầm. + M.paratubercullosis gây bệnh phó lao cho bò,cừu. + M.leprae gây bệnh Hủi ở người
  7. Những khuôn mặt Hủi
  8. Những bàn tay tật nguyền
  9. Trực khuẩn hủi trong tổ chức bệnh
  10. Trực khuẩn hủi
  11. Những mảnh đời hủi
  12. Trực khuẩn lao M. tubercullosis I. Khái niệm về bệnh – Bệnh lao (Tubercullosis) là một bệnh truyền nhiễm mạn tính của nhiều động vật và người. – Do trực khuẩn Mycobacterium tubercullosis gây ra với đặc điểm: gây ra trong phủ tạng những hạt viêm đặc biệt gọi là hạt lao. – Bệnh lao có ở khắp nơi trên thế giới. Hiện nay ở người bệnh không giả mà có xu thế gia tăng với tốc độ cao, không chỉ ở các nước nghèo mà cả ở những nước giàu :Hoa Kỳ. – Tổ chức y tế thế giới ước tính hàng năm có thêm 8 - 10 triệu người mắc lao – ở những nước có tỷ lệ mắc lao cao, nếu nhiễm thêm HIV/AIDS thì bệnh lao càng dễ mắc, càng phát triển.
  13. Trong chăn nuôi: - ở một số nước có nền chăn nuôi tiên tiến đã tích cực phòng chống bệnh cho gia súc nên đã thanh toán được bệnh. - ở nước ta, bệnh đã có từ lâu nhưng không nhiều và thường gặp ở gia súc nhập nội.  Đã có những công trình kiểm tra phát hiện bệnh lao trên đàn bò bằng phản ứng dị ứng và khẳng định có lưu hành bệnh. • Do bệnh lao ở súc vật có thể lây sang ngườ nên việc tìm hiểu về bệnh, quan tâm, phát hiện bệnh ở đàn gia súc là việc làm rất cần
  14. Bản đồ dịch tễ bệnh lao trên thế giới
  15. II. Đặc tính sinh học Trực khuẩn lao (Mycobacterium tubercullosis) được Robert Koch tìm ra năm 1882. • Năm 1921 Calmette và Guerin đã nghiên cứu tạo ra vacxin nhược độc BCG (Bacillus Calmette Guerin) để phòng bệnh. • Vi khuẩn lao có 3 typ thích ứng gây bệnh trên người, bò và loài chim qua nhiều thế hệ.
  16. • Typ gây bệnh lao ở người – M.t. humanus nhưng vi khuẩn cũng gây lao cho bò, chó, mèo. • Typ gây bệnh lao cho bò: – M. t. bovinus nhưng vi khuẩn cũng dễ gây bệnh cho người, lợn, chó, mèo. • - Typ gây bệnh cho loài chim: – M. t. avium , vi khuẩn có thể gây bệnh cho người, lợn; ò ít mẫn cảm. • Như vậy 2 typ vi khuẩn lao gây bệnh cho bò và cho gia cầm đều có thể gây bệnh cho người
  17. • Các typ vi khuẩn lao đều có tính chất căn bản của giống Mycobacterium • Chỉ khác nhau ít nhiều về: - Điều kiện nuôi cấy - Tính kháng nguyên - Khả năng gây bệnh.
  18. Robert Koch
  19. 1. Hình thái – Vi khuẩn lao là 1 trực khuẩn hình gậy mản , hơi cong. – Kích thước 0,25 - 0,5 x 1,5 - 5 mm, 2 đầu tròn không có lông không giáp mô và không có nha bào. – Trong canh trùng non vi khuẩn có thể đứng riêng lẻ hoặc tạo chuỗi cong như chữ S. Khi nhuộm thường bắt màu không đều, thấy những hạt tròn màu xẫm sắp xếp xen kẽ những khoả g tối. – Trong canh trùng già vi khuẩn có hình sợi dài, phân nhánh. – Thành vi khuẩn lao có nhiều lipit tạo ra một lớp vỏ sáp, rất khó nhuộm màu. – Muốn nhuộm phải dùng phương pháp nhuộm đặc biệt: Zichl - Neelsen - vi khuẩn bắt màu đỏ trên nền xanh.
  20. Vi khuẩn lao gà nhuộm Ziehl Niehlsen VK lao gà nhuộm bằng phương pháp nhuộm Ziehl-Neelsen
  21. M.tubercullosis (Kính hiển vi điện tử)
  22. Trực khuẩn lao trong canh trùng
  23. Trực khuẩn lao nhuộm zichl nielsen
  24. Tính chất bắt màu của vi khuẩn lao
  25. VK lao bò nhuộm bằng phương pháp nhuộm Ziehl-Neelsen
  26. 2. Nuôi cấy • Vi khuẩn lao hiếu khí. • Nhiệt độ 370C, pH = 6,7 • Sinh trưởng chậm phả cấy sau 1 - 2 tuần mới mọc. • Môi trường nuôi cấy phả giàu dinh dưỡng, đầy đủ chất khoáng và có glyxerin . • Trên các môi trườn đặc vi khuẩn hình thành khuẩn lạc khô, hình hạt nhỏ, dần dần hình thành các bướu thô dính vào môi trườ g.
  27.  Môi trường nước thịt glyxerin : • Cấy 10-15 ngày vi khuẩn mới mọc – Trên mặt môi trường có màng mỏng dính lại với nhau – Nước thịt trong suốt, khi lắc màng vỡ ra, chìm xuống đáy thành hình những quả đậu trắng.  Thạch glyxerin : – Cấy 8-10 ngày ,hình thành khuẩn lạc khô, dần dần thành cục ,bướu dính chặt vào môi trường .  Môi trường Loweinstein : – Thành phần môi trườn gồm: lòng đỏ trứng,bột khoai tây,pepton ,glyxerin,lục malasit,tím gentian và muối vô cơ – Cấy sau một tháng mới mọc,khuẩn lạc khô,nhăn nheo giống hình súp lơ.
  28. M.bovis trên môi trường Lowenstein – Jensen có pyruvate)
  29. M.Tuberculosis trên môi trường Lowenstein – Jensen có glyceorol)
  30. Khuẩn lạc vi khuẩn lao (hình hoa súp lơ)
  31. Khuẩn lạc của VK lao
  32. 3. Sinh sản : • Trực khuẩn lao sinh sản khá phức tạp, thông thườ g là phương thức nả chồi , giống nấm. • Sinh sả bằng trực phân : – Vi khuẩn dài ra,thắt lại ở giữa tạo 2 vi khuẩn mới. – Quá trình này kéo dài 24h.
  33. 4. Sức đề kháng • Khả năng đề kháng khá cao đối với các nhân tố lý hoá so với các vi khuẩn không nha bào khác. • Trong đờ ẩm chúng có thể sống được một tháng, • Trong sữa sống được nhiều tuần. • Trong phân gia súc vi khuẩn tồn tại hàng tháng. Trong phân khô vi khuẩn sống 6 tháng. • Vi khuẩn rất mẫn cả với tia tử ngoại và sức nóng. • Anh sáng mặt trờ giết chết vi khuẩn sau 8 giờ. • Các chất sát trùng thườn dùng là: formol 1%, NaOH 2% và vôi bột.
  34. 5. Miễn dịch trong bệnh lao. - Đó là miễn dịch qua trung gian tế bào. Kháng thể dịch thể ít có tác dụng. - Miễn dịch chống lao là miễn dịch có trùng, có vi khuẩn trong cơ thể thì có miễn dịch. - Miễn dịch chống lao chỉ là miễn dịch tương đối. Một cơ thể đã có miễn dịch vẫn có thể mắc bệnh lao.
  35. 6.Khả năng gây bệnh – Trong tự nhiên các loài gia súc, gia cầm, thú rừng, chim trờ và ngườ đều mắc bệnh, ngườ rất mẫn cả . – Có thể xếp thứ tự khả năng mẫn cả của một số loài động vật và người như sau: người bò, gà, lợn, chó, mèo, trâu, – Trong một loài động vật, con non mẫn cả hơn con trưởng thành. – Tuy nhiên mỗi loài động vật lại mẫn cả với một trong 3 typ vi khuẩn lao khác nhau: + Lao người + Lao bò + Lao gia cầm.
  36. • M.t. humanus: – Gây lao ở người lao xương, lao phổi, khớp, hạch, thận, ruột, sinh dục – Vi khuẩn có thể gây lao cho bò,chó vượn, mèo. • M.t.bovinus: – Gây lao cho bò nhưng có thể lây sang người, lợn, chó, mèo. • M.t. avium: – Gây lao cho loài chim nhưng có thể lây sang người lợn, bò.
  37. Bệnh lao truyền lây ở người và bò
  38. • Trong cơ thể bệnh: • máu và các tổ chức bị lao đều có mầm bệnh. • Lao ở phổi và đường tiêu hoá: • thì nước mũi, nước bọt, phân chứa nhiều mầm bệnh. • Lao ở cơ quan sinh dục: • nước tiểu, tinh dịch, dịch âm đạo có vi khuẩn • Sữa thường có vi khuẩn. • ở gia cầm: • Nếu lao ở buồng trứng, ống dẫn trứng thì trứng có mầm bệnh. • Trong các chuồng nhốt súc vật lao: • mầm bệnh thải ra có thể tồn tại dài hay ngắn tuỳ thuộc điều kiện vệ sinh ở đó.
  39. • Bệnh có thể lây trực tiếp và lây gián tiếp • Thườ g vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể theo : • - Đường hô hấp: – Phổ biến nhất ở người và bò. – Vi khuẩn từ cơ thể bệnh bài xuất ra ngoài qua: nước bọt do ho, hắt hơi, khạc nhổ hoặc theo phân. – Khi phân và đờm khô mầm bệnh dính vào hạt bụi lơ lửng trong không khí. Vật khoẻ hít phải sẽ lây bệnh. – Người ta đã xác định 1ml đờm của người bị lao phổi có từ 5.000 - 10.000 vi khuẩn. • - Đường tiêu hoá: – Phổ biến nhất là bê và lợn. – Bê bú sữa mẹ bị lao sẽ gây bệnh. Nếu thức ăn, nước uống bị ô nhiễm mầm bệnh, động vật khoẻ ăn phải s bị lây. – Ngoài ra bệnh có thể lây qua núm nhau, qua đường sinh dục.
  40. BỆNH LAO Ở LOÀI NHAI LẠI HẠT LAO Ở CÁC CÓ QUAN TRONG XOANG BỤNG CÓ MÀU TRẮNG NGÀ
  41. BỆNH LAO Ở LOÀI NHAI LẠI HẠT LAO Ở GAN CÓ MÀU TRẮNG NGÀ
  42. HẠT LAO DÀY ĐẶC Ở PHỔI , XOANG NGỰC CÓ MÀU TRẮNG NGÀ
  43. LỢN BỊ LAO DO NHIỄM M. BOVIS HOẶC M. AVIUM (CÁC HẠT LAO Ở GAN )
  44. LAO Ở VÙNG ĐẦU CỦA GIA CẦM
  45. Phổi và ruột của gà bị lao
  46. Lao da và lao phổi ở người
  47. HẠT LAO MÀU TRẮNG Ở LÁCH
  48. • Trong phòng thí nghiệm: – Dùng chuột lang và thỏ để gây bệnh.  Với Chuột lang: – Mẫn cảm với typ lao bò và lao người – Tiêm vi khuẩn vào dưới da – Sau 6-10 ngày , nơi tiêm thuỷ thũng , hạch lympho nơi tiêm sưng. – Sau 8-12 tuần , con vật chết do mắc lao toàn thân.
  49. • Mổ khám: - Hạch sưng có mủ như chất kem đặc - Lách sưng to gấp 10 lần,vàng - Gan sưng to tụ máu - Phổi có hạt lao. • Typ lao gà chỉ gây bệnh cục bộ cho chuột lang. • Typ lao người chỉ gây bệnh cục bộ cho thỏ.
  50.  Chẩn đoán • Do đặc điểm của bệnh lao, ta ít chẩn đoán trên từng con vật. • Các dấu hiệu ban đầu thườ g kín đáo, không đặc hiệu khó phát hiện. • Trong thực tế sản xu t người t dùng phản ứng dị ứng với tuberculin chẩn đoán hàng loạt để bước đầu phát hiện những con có dấu hiệu bệnh • Trên cơ sở đó, kết hợp với chẩn đoán lâm sàng để khẳng định và kịp thời xử lý.
  51. Phản ứng dị ứng để phát hiện bệnh lao: .  Nguyên lý: • Khi vi khuẩn lao vào cơ thể sẽ gây ra đáp ứng miễn dịch đặc hiệu, trong đó có đáp ứng miễn dịch tế bào và hình thành các kháng thể tế bào • Khi kháng thể tế bào gặp vi khuẩn lao hoặc chất chiết của vi khuẩn lao sẽ gây ra một phả ứng dị ứng theo kiểu quá mẫn muộn. • Khi phản ứng dị ứng dương tính có nghĩa là con vật đã nhiễm lao.
  52. Tubercullin • Năm 1890, Robert Koch tìm thấy trong nước lọc canh khuẩn đã nuôi cấy vi khuẩn lao một chất gọi là khuẩn tố lao Tubercullin • Thành phần gồm albumin, nucleoprotein, lipit và polysaccarit (Tubercullin thô ) • Hiện nay người ta đã tinh chế được tubercullin, khi làm phả ứng dị ứng sẽ có tính đặc hiệu cao. • Có 3 loại tubercullin tinh chế: - Tubercullin tinh chế từ typ lao bò: TbPPDM (Tubercullin protein Purified Derivative Mamifera). - TbPPDA (Tubercullin protein Purified Derivative avia) chế từ typ lao gà - Để phát hiện lao người ngườ ta dùng loại tubercullin tinh chế từ typ lao ngườ .
  53.  Phương pháp tiêm nội bì đơn: • Khi tiêm tubercullin vào trong da của cơ thể nghi nhiễm vi khuẩn lao • Sau 72 giờ t i nơi tiêm sẽ xuất hiện một phả ứng dị ứng đặc hiệu trong da : - xuất hiện một nốt sần - xung huyết - có nền cứng rõ, làm độ dày của da tăng lên.
  54.  Tiến hành phản ứng ở bò : . Có thể tiêm tuberculin ở 2 vị trí: giữa cổ và nếp gấp đuôi. . Trước khi khi tiêm phải cắt lông, rửa sạch da bằng nước sinh lý, dùng dụng cụ đo độ dày của nếp gấp da trước khi tiêm. . Tiến hành tiêm tubercullin TbPPDM (hàm lượng 1 mg/ml) với liều 0,2 ml vào trong da ở vị trí đã xác định. . 72 giờ sau tiến hành đo đ dày của nếp gấp da nơi tiêm. • Kết quả - Độ dày da ≥ 3,5mm, đường kính nốt mẩn ≥ 20mm, mức tăng độ dày ≥ 1mm (+) - Độ dày da ≤ 2,5mm, đường kính nốt mẩn ≤ 10mm (-) • Trường hợp nghi ngờ ph i thử lại sau 60 ngày.
  55. KIỂM TRA BẰNG TUBERCULLIN TEST BÒ CÓ PHẢN ỨNG (+): ĐUÔI BÒ CHỖ TIÊM SƯNG LÊN RÕ RỆT
  56.  Ở người: • Dùng phả ứng Mantoux: – Tiêm 0,1 ml Tubercullin tinh chế vào nội bì cánh tay. – Nếu sau 72 giờ, Tạ nơi tiêm nổi nốt mẩn với: • Đườn kính ≥ 10 mm (+). • Không có biểu hiện gì là âm tính.
  57. Phòng và trị bệnh • Phòng bệnh chủ yếu là thực hiện tốt các biện pháp vệ sinh và định kỳ phát hiện bệnh bằng phản ứng dị ứng.  Định kỳ kiểm tra phát hiện bệnh lao bằng PỨ dị ứng – Với bò cái và bò đực giống mỗi năm tiến hành kiểm tra 2 lần vào mùa xuân và mùa thu. – Ngựa, lừa mỗi năm kiểm tra 1 lần – Các trại lợn giống mỗi năm kiểm tra 1 lần. • Những con có PỨ (+) và có triệu chứng rõ nên diệt ngay. • Những con (+) nhưng chưa có triệu chứng phải nuôi cách ly, theo dõi nghiêm ngặt, nếu xuất hiện triệu chứng phả tiêu diệt. • Gia súc mới mua về phả nhốt riêng một tháng và kiểm tra bằng Tubercullin, nếu an toàn mới cho nhập đàn.
  58.  Vệ sinh phòng bệnh • Để phòng bệnh lao, việc nâng cao sức đề kháng của cơ thể là việc làm hết sức cần thiết • Đối với gia súc phả cho ăn uống tốt, sử dụng và khai thác hợp lý, chuồng trại ấm về mùa đông thoáng mát về mùa hè, luôn giữ sạch, định kỳ tẩy uế sát trùng. • Trong trường hợp ph t hiện được bệnh, vì vi khuẩn lao có sức đề kháng cao, cần phả tổng vệ sinh chuồng trại, nhất là các ô chuồng có gia súc bị lao hoặc nghi ngờ nhiễm bệnh • Có thể dùng các chất sát trùng: formol 3%, crezin 5%, sữa vôi, vôi bột, xút 2% - 5% • Chú ý không dùng phenol vì vi khuẩn có khả năn đề kháng.