Bài giảng Giảng dạy Phương pháp luận nghiên cứu khoa học - Chúng ta sai từ đâu - Nguyễn Phúc Anh

pdf 20 trang ngocly 1590
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Giảng dạy Phương pháp luận nghiên cứu khoa học - Chúng ta sai từ đâu - Nguyễn Phúc Anh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbai_giang_giang_day_phuong_phap_luan_nghien_cuu_khoa_hoc_chu.pdf

Nội dung text: Bài giảng Giảng dạy Phương pháp luận nghiên cứu khoa học - Chúng ta sai từ đâu - Nguyễn Phúc Anh

  1. Giảng dạy Phương pháp luận Nghiên cứu khoa học - chúng ta sai từ đâu Nguyễn Phúc Anh Đại học Thủ đô Tokyo For Spreadout Academic Club
  2. Nội dung - Giảng dạy lý thuyết Nghiên cứu khoa học ở các Đại học của Việt Nam - Thực hành nghiên cứu - Góc nhìn của người trong cuộc - Những trải nghiệm cá nhân
  3. Giảng dạy lý thuyết Nghiên cứu khoa học ở các Đại học của Việt Nam
  4. “Phương pháp luận", "phương pháp" hay "thao tác" nghiên cứu? • Phương pháp luận nghiên cứu khoa học hiện tồn như di sản của tư duy - tham vọng quản lý khoa học trước đây, áp những tiêu chuẩn nghiên cứu khoa học tự nhiên, chủ nghĩa thực dụng vào nghiên cứu khoa học xã hội. • Nguyễn Văn Dân cho rằng nói đến Phương pháp luận là nói đến những đại tự sự về thế giới: chủ nghĩa Marx, học thuyết cùa Freud, những thứ chi phối THẾ GIỚI QUAN tổng thể của chúng ta, chứ ko chỉ chung cho 1 ngành khoa học cụ thể. • Phương pháp là hệ thống lí thuyết của một chuyên ngành hẹp nào đó. Khi làm nghiên cứu, ta sẽ đối thoại trên phương diện lí thuyết ngành này. • Còn thao tác là cách thức để thực hành công việc nghiên cứu, sự hiện thực hoá một ý tưởng bằng những bước, những công đoạn. Thậm chí thao tác còn bao gồm cách thức trình bày một nghiên cứu theo những tiêu chuẩn đặt sẵn. • Hầu hết những thứ được dạy trong những giáo trình "phương pháp luận nghiên cứu khoa học" đều được học trong những courses về "academic writing", đây là một môn học đôi khi là không bắt buộc.
  5. Định tính - Định lượng: Có quan trọng? • Áp đặt yêu cầu về tính “chính xác” của khoa học tự nhiên sang lãnh vực nghiên cứu khoa học xã hội dẫn đến việc nhiều ngành nghiên cứu xã hội học và noi theo cách làm lượng hoá của khoa học tự nhiên để rồi tìm cách lượng hoá nghiên cứu khoa học xã hội của mình. • Ngày cả những nghiên cứu định lượng thì cũng muốn hướng đến những kết luận định tính. • Cặp đối lập này không phổ quát, có những ngành nghiên cứu không thể định lượng, thậm chí dị ứng, không khuyến khích sử dụng những "phương pháp định lượng" như nhân học văn hoá. Vấn đề số liệu trong nghiên cứu về nhân học văn hoá. • (Phê phán xã hội học của nhân học) • Khả năng lượng hoá được đến đâu? Và nếu lượng hoá mãi thì nó sẽ làm nghèo nàn chủ đề nghiên cứu hay không? • Ví dụ trường hợp của ông Nguyễn Văn Tuấn và đề xuất lượng hoá nghiên cứu khoa học xã hội nhân văn • “Chương trình Phương pháp Nghiên cứu Định lượng cho Khoa học Xã hội” và tài liệu “Phân tích số liệu và biểu đồ bằng R”.
  6. Lý thuyết - thực tế & cơ bản - ứng dụng • Bản chất của phân định này dựa một quan điểm thực dụng đối với hoạt động nghiên cứu được hay không? Việc ứng dụng này đến đâu? • Một nghiên cứu như sau: Nghiên cứu áp dụng mô hình dự báo bão X cho điều kiện bão Nhiệt đới Việt Nam. Nghiên cứu này là nghiên cứu lý thuyết hay thực tế? Cơ bản hay ứng dụng? • Gianh giới giữa lí thuyết - thực tế, cơ bản - ứng dụng là không có. Đã là nghiên cứu thì luôn song song tồn tại hai mặt thực tế và lý thuyết, là bất khả phân tách ra thành cơ bản hay ứng dụng. Việc áp dụng thành quả nghiên cứu vào thực tế xã hội, cải tiến kĩ thuật không thuộc phạm vi của nghiên cứu khoa học, đặc biệt rõ ở khoa học xã hội và nhân văn. Việc ứng dụng khoa học lại thuộc một phạm trù khác! • Vấn đề là thiết kế những nghiên cứu có ra tiền hay không! Nếu nó ra tiền càng nhanh thì người ta gọi đó là nghiên cứu có tính ứng dụng cao. Bản thân nó là một cách nhìn công lợi về khoa học chứ không phải bản thân khoa học là như vậy. Quan điểm công lợi về khoa học ở đây không nên được sử dụng như một tiêu chí để phân ngành khoa học.
  7. Những nghịch lý của chủ nghĩa Marx Giảng dạy phương pháp luận Nghiên cứu khoa học ở Việt Nam đều hướng đến việc tìm kiếm một giải pháp để khám phá đối tượng nghiên cứu trong tính tổng thể và tính lịch sử của nó. Bản chất, quan điểm này dựa trên quan điểm duy vật - biện chứng của những nhà Marxists. Quan điểm này bị phê phán nặng nề bởi những nhà nhân học, và những nhà nhân học đã cố gắng chứng minh mong muốn nhìn mọi việc từ góc độ duy vật - biện chứng chỉ là một ảo tưởng. Những thứ mà chúng ta coi là thế giới quan khoa học và tiến bộ, trái lại đang huỷ diệt sự khả năng phán đoán và đưa ra giả thuyết của chúng ta. Ngăn chúng ta tưởng tượng và khám phá những giải pháp tư duy khác.
  8. "Ngoài trời còn có trời" và những "người bay không biết có chân trời" Ngoài cách tư duy và bộ khái niệm cũ kĩ mà những giáo trình "phương pháp luận nghiên cứu khoa học" xây dựng cho chúng ta, những thế giới quan được truyền dạy trong nhà trường liệu còn có những đường hướng tư duy nào khác nữa hay không? Chúng ta cứ bối rối với những định nghĩa kiểu như thế này để làm gì khi chúng ta có thể đơn thuần vứt nó vào sọt rác và tìm kiếm một bộ tư duy khái niệm khác. Khoa học đã khác lắm rồi, kể từ thời của Marx.
  9. Chủ nghĩa thực dân mới và nghịch lý của việc “áp dụng" phương pháp trong nghiên cứu xã hội nhân văn. Việc giảng dạy phương pháp luận Nghiên cứu khoa học ở Việt Nam dựa trên niềm tin rằng nếu áp dụng một "phương pháp nghiên cứu" đúng đắn thì sẽ có một kết quả nghiên cứu khả quan. Và một nghiên cứu tốt sẽ cần phải dựa trên một khung sườn lý thuyết tốt!
  10. Thực hành nghiên cứu - Góc nhìn của người trong cuộc
  11. Từ ý tưởng đến chủ đề nghiên cứu Ý tưởng khoa học và ý tưởng nghệ thuật thơ ca Đọc sách và Ý tưởng. Vì sao mãi không thể tìm ra được ý tưởng Đâu là một ý tưởng nghiên cứu tốt Bộ lọc Chủ đề nghiên cứu
  12. Topic, argument và evidences: cơ bản nhưng hay bị bỏ quên. Từ lớp học Academic Writing ở NUS Chủ đề nghiên cứu (topic) Luận điểm (argument) Và các Luận cứ (evidences) Nguồn: Dr Paul H. Kratoska (NUS)
  13. Chúng ta đã quên arguments như thế nào? (1) Nghi lễ vòng đời của người Muslim Nguyễn Bình Viện Nghiên cứu Tôn giáo Tóm tắt: Dù ít hay nhiều, cuộc đời mỗi người đều phải gắn kết với một cộng đồng nào đó và phải trải qua những nghi lễ vòng đời. Tuy nhiên, trong một cộng đồng tôn giáo thì nghi lễ vòng đời trở thành một mắt xích quan trọng, vừa để thể hiện đức tin và sự tôn nghiêm của tôn giáo ấy đối với các tín đồ vừa là sợi dây cố kết cộng đồng, đồng thời ở một mức độ nhất định là sự thể hiện khác biệt giữa tôn giáo này với tôn giáo khác trong một xã hội có nhiều tôn giáo cùng tồn tại. Bài viết này trình bày một số nội dung cơ bản về nghi lễ vòng đời người của cư dân theo Islam giáo nói chung và qua đó có sự so sánh với các cộng đồng thực hành đức tin theo Islam giáo ở Việt Nam. Từ khóa: Nghi lễ vòng đời; Muslim; Người Chăm Bàni; Người Chăm Islam. Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới (Trước là tạp chí KHPN) số 1/2013
  14. Chúng ta đã quên arguments như thế nào? (2) Những phẩm chất cần có của phụ nữ Việt Nam trong thời đại mới Bùi Thị Ngọc Lan Viện Chủ nghĩa Xã hội Khoa học, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh Tóm tắt: Bài viết dưới đây tập trung làm rõ những phẩm chất: có tri thức, có năng lực làm chủ khoa học, công nghệ và có kỹ năng nghề nghiệp, giúp phụ nữ có thể thích ứng một cách linh hoạt với điều kiện mới nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho bản thân, gia đình và góp phần vào công cuộc xây dựng đất nước. Từ khóa: Phụ nữ; Phẩm chất của phụ nữ; Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới (Trước là tạp chí KHPN) số 1/2013
  15. Chúng ta đã quên arguments như thế nào? (3) Nữ thanh niên xung phong Việt Nam trong chiến tranh chống Mỹ Kim Văn Chiến Khoa Công tác xã hội, Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt: Phần lớn các tác phẩm văn học, phim tài liệu và báo chí ở Việt Nam hiện nay kể về cuộc đời của những người phụ nữ trẻ Việt Nam trong cuộc chiến tranh chống Mỹ. Các tác phẩm này đã nêu lên số phận của một số nữ thanh niên tình nguyện xung phong ra chiến trường và những công việc vất vả của họ nơi tiền tuyến. Đó là một thời để nhớ, đó là một huyền thoại, một ký ức, một kỷ niệm của những thiếu nữ ở độ tuổi 18-20, sẵn sàng quên tuổi thanh xuân của mình góp sức cho cuộc chiến đấu bên cạnh những người nam giới. Bài viết miêu tả hình ảnh phụ nữ trẻ Việt Nam trong chiến tranh chống Mỹ mà tác giả cho là lực lượng đặc biệt của cuộc chiến tranh này, đồng thời nêu lên vai trò, những đóng góp và những khó khăn của họ nơi tiền tuyến. Từ khoá: Thanh niên xung phong; Chiến tranh chống Mỹ; Phụ nữ Việt Nam. Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới (Trước là tạp chí KHPN) số 1/2013
  16. Chúng ta đã quên arguments như thế nào? (4) Tổng quan về sự kỳ thị và phân biệt đối xử đối với nam có quan hệ tình dục đồng giới tại Việt Nam Mai Xuân Thu, Lê Cự Linh Đại học Y tế Công cộng Tóm tắt: Tình dục đồng giới nam là một vấn đề nhạy cảm đã tồn tại trong xã hội từ lâu, nhưng những hiểu biết về nó còn sơ sài và chưa rõ ràng. ở Việt Nam, tình dục đồng giới nam được coi là điều trái với tự nhiên, đi ngược lại với thuần phong mĩ tục. Những chuẩn mực xã hội đó đã khiến nam có quan hệ tình dục đồng giới tự kỳ thị bản thân và chịu sự miệt thị và phân biệt đối xử từ phía gia đình và cộng đồng xã hội, điều đó hạn chế khả năng tiếp cận với quyền lợi và dịch vụ xã hội của họ. Bài viết trình bày các đặc điểm xã hội và tình dục của nam có quan hệ tình dục đồng giới ở Việt Nam, thực trạng kỳ thị và phân biệt đối xử mà họ đang phải chịu đựng, cũng như nhấn mạnh tới sự tham gia của chính quyền cũng như vai trò của truyền thông trong việc thay đổi cách nhìn của cộng đồng đối với vấn đề nhạy cảm này. Từ khóa: Tình dục; Đồng giới nam; Tình dục đồng giới. Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới (Trước là tạp chí KHPN) số 1/2013
  17. Chúng ta đã quên arguments như thế nào? (4) Phân công lao động và quyền quyết định trong gia đình nông thôn đồng bằng Bắc Bộ Vũ Mạnh Lợi, Trịnh Thị Quang, Nguyễn Hồng Thái, Nguyễn Khánh Bích Trâm, Đặng Vũ Hoa Thạch Viện Xã hội học Tóm tắt: Nghiên cứu trường hợp xã Hiên Vân về phân công lao động trong gia đình đã khắc phục thiếu sót của các nghiên cứu trước đây bằng việc mở rộng thêm diện những việc nhà, bao gồm cả các loại việc được cho là nữ giỏi hơn nam và các loại việc được cho là nam giỏi hơn nữ. Mặc dù khuôn mẫu phân công lao động cho thấy đóng góp của cả nam và nữ vào các công việc trong hộ gia đình phù hợp với quan niệm truyền thống về năng lực so sánh của nam và nữ, phụ nữ nhìn chung vẫn là người dành nhiều thời gian hơn cho các công việc trong gia đình. Trong gia đình, phụ nữ vẫn là lực lượng chính, đảm đương phần lớn gánh nặng việc nhà. Về quyền ra các quyết định trong gia đình, nói chung hai vợ chồng cùng bàn bạc ra quyết định là hình thức phổ biến nhất đối với hầu hết các khía cạnh của đời sống gia đình. Tuy nhiên, vợ là người quyết định nhiều hơn chồng đối với công việc sản xuất của gia đình. Đây là điều rất khác với các nghiên cứu trước đây. Tỷ lệ phụ nữ là người ra quyết định chính hay là người đồng ra quyết định chính cũng ngang bằng với nam giới ở những việc liên quan đến chăm sóc sức khỏe cho các thành viên và những hoạt động xã hội chung của cả hai vợ chồng. Điều này gợi ra rằng phụ nữ đang có xu hướng gia tăng ảnh hưởng của mình trong những hoạt động xã hội ngoài gia đình. Từ khóa: Phân công lao động trong gia đình; Gia đình; Giới; Vai trò giới. Tạp chí Nghiên cứu Gia đình và Giới (Trước là tạp chí KHPN) số 1/2013
  18. Nên bắt đầu từ đâu và cơ hội bắt đầu nghề nghiệp ở Việt Nam • Về phong trào Nghiên cứu khoa học Sinh viên • Về chuyện đăng bài trên các tạp chí Nghiên cứu • Đọc và viết • Những thất bại và con đường nghề nghiệp • Con đường học vấn “lý tưởng”: thạc sĩ (trong ngoài nước) - tiến sĩ (nước ngoài, bao gồm fellowship 1, 2, 3 và các short term courses) - post doc 1 - post doc 2 - (post doc 3) - research fellow - senior fellow - tenure track
  19. Với những ai không làm Nghiên cứu khoa học chuyên sâu thì việc thực hành nghiên cứu sẽ giúp gì được cho họ?
  20. THANK YOU VERY MUCH If you have any questions, please send me an email. my email: npa@ussh.edu.vn