Bài giảng Đường lối cách mạng Đảng cộng sản Việt Nam - Chương 8: Đường lối đối ngoại

ppt 44 trang ngocly 2370
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Đường lối cách mạng Đảng cộng sản Việt Nam - Chương 8: Đường lối đối ngoại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_duong_loi_cach_mang_dang_cong_san_viet_nam_chuong.ppt

Nội dung text: Bài giảng Đường lối cách mạng Đảng cộng sản Việt Nam - Chương 8: Đường lối đối ngoại

  1. Thời kỳ trước 1975 v Mục tiêu: góp phần “đưa nước nhà đến sự độc lâp hoàn toàn và vĩnh viễn”. v Nguyên tắc: lấy nguyên tắc của Hiến chương Đại Tây Dương làm nền tảng. v Phương châm: quán triệt quan điểm độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường.
  2. I. ĐƯỜNG LỐI ĐỐI NGOẠI THỜI KỲ TRƯỚC ĐỔI MỚI (1975 – 1986) 1.1. Hoàn cảnh lịch sử 2.2. Nội dung đường lối 3.3. Kết quả, ý nghĩa, hạn chế và nguyên nhân
  3. 1. Hoàn cảnh lịch sử a) Tình hình thế giới: Ø Bối cảnh quốc tế từ thập kỷ 70 của thế kỷ XX: CNTB sau thời kỳ khủng hoảng đã phát triển nhanh chóng. Ø CNXH tiếp tục phát triển nhưng bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu trì trệ và mất ổn định. Ø Đông Nam Á: cục diện hòa bình, hợp tác ngày một mở rộng.
  4. 1. Hoàn cảnh lịch sử b) Tình hình trong nước: Ø Thuận lợi: đất nước hòa bình, thống nhất, tiến lên xây dựng CNXH. Ø Khó khăn: hậu quả của c.tranh; đối phó với 2 cuộc c.tranh biên giới và các thế lực thù địch chống đối; tư tưởng chủ quan, nóng vội, muốn tiến nhanh lên CNXH trong một t.gian ngắn. Ø ĐH IV (12/1976): “Ra sức tranh thủ những điều kiện quốc tế thuận lợi để nhanh chóng hàn gắn những vết thương chiến tranh, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH ở nước ta”.
  5. 2. Nội dung đường lối v Từ giữa năm 1978: chú trọng củng cố, tăng cường hợp tác về mọi mặt với LX – coi quan hệ với LX là hòn đá tảng trong chính sách đối ngoại của Việt Nam; nhấn mạnh yêu cầu ra sức bảo vệ mối quan hệ đặc biệt Việt – Lào trong bối cảnh vấn đế Campuchia đang diễn biến phức tạp; chủ trương góp phần xây dựng khu vực ĐNA hòa bình, tự do, trung lập và ổn định; đề ra yêu cầu mở rộng quan hệ kinh tế - đối ngoại.
  6. 2. Nội dung đường lối ü Trong quan hệ với các nước: củng cố và tăng cường tình đoàn kết chiến đấu và quan hệ hợp tác với tất cả các nước XHCN; ü ĐH V (3/1982) nhận định: “nước ta đang ở trong tình thế vừa có hòa bình vừa phải đương đầu với một kiểu chiến tranh phá hoại nhiều mặt”.
  7. 2. Nội dung đường lối v ĐH V (/1982) xác định: công tác đối ngoại phải trở thành một mặt trận chủ động, tích cực trong đấu tranh nhằm làm thất bại chính sách của thế lực hiếu chiến mưu toan chống phá cách mạng nước ta. ü Trong quan hệ với các nước: đoàn kết và hợp tác toàn diện với LX là nguyên tắc, là chiến lược và luôn luôn là hòn đá tảng trong chính sách đối ngoại của Việt Nam;
  8. 2. Nội dung đường lối Như vậy, chính sách đối ngoại của Việt Nam giai đoạn (1975 – 1986) là xây dựng quan hệ hợp tác toàn diện với LX và các nước XHCN; củng cố và tăng cường đoàn kết hợp tác với Lào và Campuchia; mở rộng quan hệ hữu nghị với các nước không liên kết và các nước đang phát triển; đấu tranh với sự bao vây, cấm vận của các thế lực thù địch.
  9. 3. Kết quả, ý nghĩa, hạn chế và nguyên nhân a) Kết quả và ý nghĩa b) Hạn chế và nguyên nhân
  10. II. ĐƯỜNG LỐI ĐỐI NGOẠI, HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ THỜI KỲ ĐỔI MỚI (1986 – nay) 1.1. Hoàn cảnh lịch sử và quá trình hình thành đường lối 2.2. Nội dung đường lối đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế 3.3. Thành tựu, ý nghĩa, hạn chế và nguyên nhân
  11. 1. Hoàn cảnh lịch sử và quá trình hình thành đường lối a) Hoàn cảnh lịch sử: v Tình hình thế giới từ giữ thập kỷ 80 TK20:  Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ (đặc biệt là công nghệ thông tin) tiếp tục phát triển mạnh mẽ, tác động sâu sắc đến mọi mặt đời sống các quốc gia, dân tộc.  Các nước XHCN lâm vào khủng hoảng sâu sắc.
  12. 1. Hoàn cảnh lịch sử và quá trình hình thành đường lối a) Hoàn cảnh lịch sử: v Tình hình thế giới từ giữ thập kỷ 80 TK20:  Xu thế chung của thế giới là hòa bình và hợp tác phát triển.  Các quốc gia, các tổ chức và lực lượng chính trị quốc tế thực hiện điều chỉnh chiến lược đối nội, đối ngoại
  13. 1. Hoàn cảnh lịch sử và quá trình hình thành đường lối a) Hoàn cảnh lịch sử: v Tình hình thế giới từ giữ thập kỷ 80 TK20:  Xu thế chạy đua phát triển kinh tế khiến các nước, nhất là những nước đang phát triển đã đổi mới tư duy đối ngoại  Các nước đổi mới tư duy về quan niệm sức mạnh, vị thế quốc gia
  14. 1. Hoàn cảnh lịch sử và quá trình hình thành đường lối a) Hoàn cảnh lịch sử: v Xu thế toàn cầu hóa và tác động của nó:  Xu thế  Những tác động tích cực của TCH:  Những tác động tiêu cực của TCH:
  15. 1. Hoàn cảnh lịch sử và quá trình hình thành đường lối a) Hoàn cảnh lịch sử: v Xu thế toàn cầu hóa và tác động của nó “Toàn cầu hóa kinh tế là một xu thế khách quan, lôi cuốn ngày càng nhiều nước tham gia; xu thế này đang bị một số nước phát triển và các tập đoàn tư bản xuyên quốc gia chi phối, chứa đựng nhiều mâu thuẫn, vừa có mặt tích cực vừa có mặt tiêu cực, vừa có hợp tác vừa có đấu tranh”. (Văn kiện ĐH IX (4/2001), tr.64)
  16. 1. Hoàn cảnh lịch sử và quá trình hình thành đường lối a) Hoàn cảnh lịch sử: v Tình hình khu vực châu Á – T.B.Dương:  Khu vực châu Á – Thái Bình Dương được đánh giá là khu vực ổn định
  17. 1. Hoàn cảnh lịch sử và quá trình hình thành đường lối a) Hoàn cảnh lịch sử: v Tình hình khu vực châu Á – T.B.Dương:  Hai là, châu Á – Thái Bình Dương có tiềm lực lớn và năng động về phát triển kinh tế. Xu thế hóa bình và hợp tác trong khu vực phát triển mạnh.
  18. 1. Hoàn cảnh lịch sử và quá trình hình thành đường lối a) Hoàn cảnh lịch sử: v Yêu cầu nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam: Giải tỏa tình trạng đối đầu, thù địch, phá thế bị bao vây, cấm vận, tiến tới bình thường hóa và mở rộng quan hệ hợp tác với các nước, tạo môi trường quốc tế thuận lợi để tập trung xây dựng kinh tế là nhu cầu cần thiết và cấp bách đối với nước ta. Chống tụt hậu về kinh tế, phát huy tối đa các nguồn lực trong nước, tranh thủ các nguồn lực bên ngoài.
  19. 1. Hoàn cảnh lịch sử và quá trình hình thành đường lối b) Các giai đoạn hình hành, phát triển đ.lối: v Giai đoạn (1986-1996): xác lập đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa dạng hoá, đa phương hóa quan hệ quốc tế :  ĐH IV: “xu thế mở rộng phân công, hợp tác giữa các nước, kể cả các nước có chế độ kinh tế - xã hội khác nhau, cũng là những điều kiện rất quan trọng đối với công cuộc xây dựng CNXH ở nước ta”.
  20. 1. Hoàn cảnh lịch sử và quá trình hình thành đường lối b) Các giai đoạn hình hành, phát triển đ.lối: vGiai đoạn (1986-1996): Tháng 5/1988, BCT ra NQ số 13 về nhiệm vụ và chính sách đối ngoại trong tình hình mới, khẳng định mục tiêu chiến lược và lợi ích cao nhất của Đảng và nhân dân ta là phải củng cố và giữ vững hòa bình để tập trung sức xây dựng và phát triển kinh tế.
  21. 1. Hoàn cảnh lịch sử và quá trình hình thành đường lối b) Các giai đoạn hình hành, phát triển đ.lối: vGiai đoạn (1986-1996): ĐH VII chủ trương “hợp tác bình đẳng và cùng có lợi với tất cả các nước, không phân biệt chế độ chính trị - xã hội khác nhau, trên cơ sở các nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình”, với phương châm “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển”.
  22. 1. Hoàn cảnh lịch sử và quá trình hình thành đường lối b) Các giai đoạn hình hành, phát triển đ.lối: vGiai đoạn (1986-1996): Cương lĩnh năm 1991 xác định: quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân tất cả các nước trên thế giới là một trong những đặc trưng cơ bản của XHCN mà nhân dân ta xây dựng. HNTW3 (6/1992): HN đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII (1/1994):
  23. 1. Hoàn cảnh lịch sử và quá trình hình thành đường lối b) Các giai đoạn hình hành, phát triển đ.lối: vNhư vậy, giai đoạn 1986 – 1996 đã hình thành đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ quốc tế.
  24. 1. Hoàn cảnh lịch sử và quá trình hình thành đường lối b) Các giai đoạn hình hành, phát triển đ.lối: v Giai đoạn (1996-nay): bổ sung và hoàn chỉnh đường lối đối ngoại, chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế.  ĐH VIII của Đảng (6/1996) khẳng định tiếp tục mở rộng quan hệ quốc tế, hợp tác nhiều mặt với các nước, các trung tâm kinh tế, chính trị khu vực và quốc tế.
  25. 1. Hoàn cảnh lịch sử và quá trình hình thành đường lối b) Các giai đoạn hình hành, phát triển đ.lối: vGiai đoạn (1996-nay): Những điểm mới của ĐH VIII so với ĐH VII: ØMột là, chủ trương mở rộng quan hệ với các đảng cầm quyền và các đảng khác; ØHai là, quán triệt yêu cầu mở rộng quan hệ đối ngoại nhân dân, quan hệ với các tổ chức phi chính phủ; ØBa là, lần đầu tiên, trên lĩnh vực kinh tế đối ngoại, Đảng đưa ra chủ trương thử nghiệm để tiến tới thực hiện đầu tư ra nước ngoài.
  26. 1. Hoàn cảnh lịch sử và quá trình hình thành đường lối b) Các giai đoạn hình hành, phát triển đ.lối: vGiai đoạn (1996-nay): HNTW4 (12/1997): ĐH IX: “Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển”. NQ 07/BCT (11/2001): HNTW9 (1/2004):
  27. 1. Hoàn cảnh lịch sử và quá trình hình thành đường lối b) Các giai đoạn hình hành, phát triển đ.lối: vGiai đoạn (1996-nay): ĐH X (4/2006): thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế. Đồng thời đề ra chủ trương “chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế”.
  28. 1. Hoàn cảnh lịch sử và quá trình hình thành đường lối b) Các giai đoạn hình hành, phát triển đ.lối: vNhư vậy, giai đoạn 1996 – nay đã hình thành đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa đa dạng hóa các quan hệ quốc tế.
  29. 2. Nội dung đường lối đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế a) Mục tiêu, nhiệm vụ và tư tưởng chỉ đạo: v Cơ hội: ü Xu thế hóa bình, hợp tác phát triển và xu thế toàn cầu hóa kinh tế ü Thắng lợi của sự nghiệp đổi mới của nước ta
  30. 2. Nội dung đường lối đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế a) Mục tiêu, nhiệm vụ và tư tưởng chỉ đạo: v Thách thức: ü Phân hóa giàu nghèo, dịch bệnh, tội phạm xuyên quốc gia ü Nền kinh tế chịu sức ép cạnh tranh gay gắt, những biến động của thị trường quốc tế ü Các thế lực thù địch tìm cách chống phá chế độ chính trị và sự ổn định, phát triển của nước ta
  31. 2. Nội dung đường lối đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế a) Mục tiêu, nhiệm vụ và tư tưởng chỉ đạo: v Mục tiêu, nhiệm vụ đối ngoại: ü Giữ vững môi trường hòa bình, ổn định; tạo các điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc đổi mới, để phát triển KT- XH ü Mở rộng đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế ü Kết hợp nội lực với các nguồn lực từ bên ngoài tạo thành nguồn lực tổng hợp để đẩy mạnh CNH, HĐH, thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh
  32. 2. Nội dung đường lối đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế a) Mục tiêu, nhiệm vụ và tư tưởng chỉ đạo: v Mục tiêu, nhiệm vụ đối ngoại: ü Phát huy vai trò và nâng cao vị thế của Việt Nam trong quan hệ quốc tế; ü Góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
  33. 2. Nội dung đường lối đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế a) Mục tiêu, nhiệm vụ và tư tưởng chỉ đạo: v Tư tưởng chỉ đạo: ü Bảo đảm lợi ích dân tộc chân chính ü Giữ vững đ.lập tự chủ, tự cường đi đôi với đẩy mạnh đa phương hóa, đa dạng hóa q.hệ đối ngoại. ü Nắm vững hai mặt hợp tác và đấu tranh trong quan hệ quốc tế ü Mở rộng q.hệ với mọi quốc gia và vùng lãnh thổ trên t.giới, không phân biệt chế độ c.trị xh.
  34. 2. Nội dung đường lối đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế a) Mục tiêu, nhiệm vụ và tư tưởng chỉ đạo: v Tư tưởng chỉ đạo: ü Kết hợp đối ngoại của Đảng, ngoại gia Nhà nước và đối ngoại nhân dân. ü Giữ vững ổn định chính trị, kinh tế - xã hội; giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc; bảo vệ mội trường sinh thái ü Phát huy tối đa nội lực đi đôi với thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực bên ngoài
  35. 2. Nội dung đường lối đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế a) Mục tiêu, nhiệm vụ và tư tưởng chỉ đạo: v Tư tưởng chỉ đạo: ü Đẩy nhanh nhịp độ cải cách thể chế, cơ chế, chính sách kinh tế phù hợp với chủ trương, định hướng của Đảng và Nhà nước. ü Giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, đồng thời phát huy vai trò của Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân.
  36. 2. Nội dung đường lối đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế b) Một số chủ trương, chính sách lớn về mở rộng quan hệ đối ngoại, hội nhập KTQT:  Đưa các quan hệ đã được thiết lập vào chiều sâu, ổn định, bền vững  Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế theo lộ trình phù hợp  Bổ sung và hoàn thiện hệ thống pháp luật và thể chế kinh tế phù hợp với các nguyên tắc, quy định của WTO
  37. 2. Nội dung đường lối đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế b) Một số chủ trương, chính sách lớn về mở rộng quan hệ đối ngoại, hội nhập KTQT:  Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả, hiệu lực của bộ máy nhà nước  Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm trong hội nhập kinh tế quốc tế  Giải quyết tốt các vấn đề văn hoá, xã hội và môi trường trong quá trình hội nhập  Giữ vững và tăng cường quốc phòng, an ninh trong quá trình hội nhập
  38. 2. Nội dung đường lối đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế b) Một số chủ trương, chính sách lớn về mở rộng quan hệ đối ngoại, hội nhập KTQT:  Phối hợp chặt chẽ hoạt động đối ngoại của Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân; chính trị đối ngoại và kinh tế đối ngoại  Đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đối với các hoạt động đối ngoại.
  39. 3. Thành tựu, ý nghĩa, hạn chế và nguyên nhân a) Thành tựu và ý nghĩa: v Thành tựu:  Phá thế bị bao vây, cấm vận của các thế lực thù địch, tạo dựng môi trường quốc tế thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.  Giải quyết hoà bình các vấn đề biên giới, lãnh thổ, biển đảo với các nước liên quan.  Mở rộng quan hệ đối ngoại theo hướng đa phương hoá, đa dạng hoá (thiết lập, mở rộng quan hệ với các nước, tham gia tích cực tại Liên hợp quốc ).
  40. 3. Thành tựu, ý nghĩa, hạn chế và nguyên nhân a) Thành tựu và ý nghĩa: v Thành tựu:  Tham gia các tổ chức kinh tế quốc tế (tham gia AFTA, APEC, WTO).  Thu hút đầu tư nước ngoài, mở rộng thị trường, tiếp thu khoa học công nghệ và kỹ năng quản lý.  Từng bước đưa hoạt động của các doanh nghiệp và cả nền kinh tế vào môi trường cạnh tranh.
  41. 3. Thành tựu, ý nghĩa, hạn chế và nguyên nhân a) Thành tựu và ý nghĩa: v Ý nghĩa:  Kết hợp nội lực với ngoại lực, hình thành sức mạnh tổng hợp góp phần đưa đến những thành tựu kinh tế to lớn  Giữ vững, củng cố độc lập tự chủ, định hướng xã hội chủ nghĩa  Nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế
  42. 3. Thành tựu, ý nghĩa, hạn chế và nguyên nhân b) Hạn chế và nguyên nhân: üTrong quan hệ với các nước, nhất là các nước lớn chúng ta còn lúng túng, bị động üMột số chủ trương, cơ chế, chính sách chậm được đổi mới so với yêu cầu mở rộng quan hệ đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế; luật pháp, chính sách quản lý kinh tế - thương mại chưa hoàn chỉnh
  43. 3. Thành tựu, ý nghĩa, hạn chế và nguyên nhân b) Hạn chế và nguyên nhân: üChưa hình thành được một kế hoạch tổng thể và dài hạn về hội nhập kinh tế quốc tế và một lộ trình hợp lý cho việc thực hiện các cam kết üDoanh nghiệp nước ta còn yếu cả về sản xuất, quản lý và khả năng cạnh tranh ü Đội ngũ cán bộ công tác đối ngoại còn thiếu và yếu; công tác tổ chức chỉ đạo chưa sát và chưa kịp thời.