Bài giảng Đồ họa ứng dụng - Chương 3: Layer - Bùi Thị Hồng Minh
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Đồ họa ứng dụng - Chương 3: Layer - Bùi Thị Hồng Minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_do_hoa_ung_dung_chuong_3_layer_bui_thi_hong_minh.pptx
Nội dung text: Bài giảng Đồ họa ứng dụng - Chương 3: Layer - Bùi Thị Hồng Minh
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN BÀI TẬP: VÙNG CHỌN VÀ LAYER Môn: Đồ họa ứng dụng. Người trình bày:Bùi Thị Hồng Minh
- CHƯƠNG 3: LAYER 1. Khái niệm: Lớp được hình dung như một lớp giấy trong suốt có chứa các điểm ảnh, các lớp này có thể được xếp chồng (dán) lên nhau để tạo thành bức ảnh. 2. Mục đích: Làm việc dễ dàng trên các thành phần độc lập của ảnh (các thao tác di chuyển và các hiệu ứng)
- CHƯƠNG 3: LAYER 3. Ưu điểm: Việc sử dụng layers giúp cho cho việc thay đổi bố cục khi ghép ảnh (composition) được dễ dàng. Thao tác hoặc chỉnh sửa một layer mà không làm ảnh hưởng đến các layers khác. Tạo ra các phiên bản đa dạng của ảnh ghép bằng cách sử dụng các chế độ hòa trộn layer (blending modes)
- CHƯƠNG 3: LAYER 4. Layer Panel Công cụ để làm việc với layer: windows\layer (F7). ❖ Background: lớp nền (ở dưới cùng) ❖ Layer x: là các lớp trên (có thể đổi tên) ❖ Biểu tượng con mắt: tắt/hiện layer ❖ Opacity/fill: độ mờ, độ trong suốt của lớp ❖ Color (blending mode): chế độ hòa trộn màu với các lớp dưới ❖ Các chế độ khóa lớp (Lock) ❖ Các nút lệnh thao tác với layer
- CHƯƠNG 3: LAYER 5. Các loại layer: layers ❖Background ❖Shape layers layer ❖3D layers ❖Image layers ❖Clipping masks ❖Type layers ❖Video layer ❖Layer masks ❖Smart Object ❖Layer groups ❖Layer effects ❖Adjusment
- CHƯƠNG 3: LAYER 5. Các loại layer: ❖Background layer Một hình ảnh thông thường được quét từ máy quét ảnh (scanner) hoặc được chụp bằng máy ảnh kỹ thuật số (digital camera) thường chỉ có một lớp, đó là lớp nền (background layer).
- CHƯƠNG 3: LAYER 5. Các loại layer: ❖Background layer Mặc nhiên, Background layer sẽ bị khóa (locked) không thể di chuyển nó bằng công cụ Move . D_Click vào Background Layer để đổi tên (Layer 0: tên mặc định). Ngược lại để chuyển Layer thường sang Background Layer: Layer\New\Background From Layer.
- CHƯƠNG 3: LAYER 5. Các loại layer: ❖Image layer: ✓ Khi dùng công cụ Move một vùng chọn hoặc toàn bộ nội dung của hình ảnh A sang cửa sổ hình ảnh B.
- CHƯƠNG 3: LAYER 5. Các loại layer: ❖Image layer: ✓ Sao chép/cắt vùng chọn/layer bằng lệnh Layer\New\Layer via Copy (Ctrl + J) hoặc Layer\New\Layer Via Cut (Ctrl+Shift+J).
- CHƯƠNG 3: LAYER 5. Các loại layer: ❖Image layer: ✓ Tạo ra một layer mới Layer > New > Layer (Ctrl + Shift + N), hoặc bấm chuột vào biểu tượng trên Layers panel.
- CHƯƠNG 3: LAYER 5. Các loại layer: ❖Sự khác biệt giữa Background Layer và Image Layer. Background layer Image layer Không thể thay đổi được vị trí sắp Thay đổi được vị trí sắp xếp xếp Không thể thay đổi được độ mờ đục Thay đổi được độ mờ đục làm (opacity) cho layer trở nên nửa trong suốt, có thể nhìn thấy hình ảnh của layer bên dưới Không thể thay đổi được chế độ hòa Được thay đổi để có các sáng tạo trộn (Blending mode)
- CHƯƠNG 3: LAYER 5. Các loại layer: Background layer Image layer Khi dùng công cụ để xóa (Eraser) Phần ảnh bị xóa/di chuyển trở hoặc công cụ di chuyển (Move) thì thành trong suốt phần ảnh bị xóa /di chuyển được tô bằng màu Background color
- CHƯƠNG 3: LAYER
- CHƯƠNG 3: LAYER
- CHƯƠNG 3: LAYER
- CHƯƠNG 3: LAYER 5. Các loại layer: ❖Type layer: Layer này được tạo ra khi dùng công cụ Type
- CHƯƠNG 3: LAYER 5. Các loại layer: ❖Type layer – Tùy biến của công cụ Type
- CHƯƠNG 3: LAYER 5. Các loại layer: ❖Layer Mask: Dùng mặt nạ lớp để che bớt những hình ảnh không cần thiết mà không ảnh hưởng đến những hình ảnh khác trên một layer.
- CHƯƠNG 3: LAYER 5. Các loại layer: ❖Adjustment Layers: Các layer phát sinh khi tiến hành phối màu (điều chỉnh) theo ý thích mà không phá hủy cách chỉnh sửa và thay đổi hình ảnh.
- CHƯƠNG 3: LAYER 6. Các thao tác trên layer: ❖Chọn layer: ✓ C1: Click vào layer cần chọn trên Layer Panel ✓ C2: Chọn công cụ Move R_Click vào vùng hình ảnh thuộc layer muốn chọn → Chọn tên của layer muốn chọn trong menu ngữ cảnh. ✓ C3: Chọn công cụ Move Ctrl+Click vào vùng hình ảnh của layer cần chọn. Chú ý: Bỏ chức năng AutoSelect trên Options Bar
- CHƯƠNG 3: LAYER 6. Các thao tác trên layer: ❖Chọn layer: ✓ C4: Chọn công cụ Move Chọn chức năng AutoSelect (Layer) trên Options Bar Click vào vùng hình ảnh của layer cần chọn.
- CHƯƠNG 3: LAYER 6. Các thao tác trên layer: ❖ Đổi tên layer: D_Click vào layer cần đổi tên trên Layer Panel → Nhập tên mới R_Click vào layer cần đổi tên → Layer Properties → Nhập tên mới ❖ Thay đổi vị trí các layer: Drag+Drop layer đến vị trí mới
- CHƯƠNG 3: LAYER 6. Các thao tác trên layer: ❖Thay đổi Opacity và Fill: Để layer trở nên trong suốt (transparent) hoặc nửa trong suốt (semi- transparent) → điều chỉnh độ đục (opacity) của layer. Sự khác biệt giữa Layer Opacity và Fill Opacity: Layer Opacity ảnh hưởng lên cả các hiệu ứng layer (layer effects) của layer hiện hành. Còn Fill opacity thì chỉ ảnh hưởng lên các pixels được tô màu, chứ không ảnh hưởng đến các layer effects của layer.
- CHƯƠNG 3: LAYER 6. Các thao tác trên layer ❖Tạo layer mới ✓ C1: Nút tạo layer trên Layer Panel: ▪ Tạo ra một lớp mới trong suốt. 3 2 1 ▪ Tạo một Adjustment Layer. ▪ Tạo một Layer Mask. ✓ C2: Chọn một layer, drag layer đến nút tạo layer sẽ tạo một layer mới giống hệt layer đã chọn (Ctrl+J, R_Click → Duplicate Layer ). ✓ C3: Chọn một vùng hình ảnh trên tập tin A, dùng công cụ move kéo hình ảnh này sang tập tin B, trên tập tin B xuất hiện một lớp mới chứa vùng hình đã chọn Xem thêm về Image Layer
- CHƯƠNG 3: LAYER 6. Các thao tác trên layer: ❖Xóa layer: ✓ C1: Chọn layer cần xóa → Delete. ✓ C2: R_Click layer cần xóa → Delete Layer. ✓ C3: Drag layer cần xóa vào nút xóa trên Layer Panel Xóa layer
- CHƯƠNG 3: LAYER 6. Các thao tác trên layer: Liên kết các Layer Tạo nhóm các Layer
- CHƯƠNG 3: LAYER 7. Các phép biến đổi trên layer: Menu Edit\Free Transform (Ctrl+T) Menu Edit\Transfrom ▪ Scale: Co giãn đối tượng ▪ Rotate: Xoay đối tượng ▪ Skew: kéo xiên ▪ Distort: biến dạng ▪ Perspective: biến dạng theo chiếu phối cảnh ▪ Wrap: biến dạng nội dung
- CHƯƠNG 3: LAYER 8.Blending Option: (chế độ hòa trộn) Cách thức hòa trộn các điểm ảnh (pixel) của layer trên với layer dưới → tạo ra các hiệu ứng phong phú và đặc sắc. R_Click Layer\Blending Option ▪ Normal: mặc định. ▪ Multiply: nhân pixel của 2 lớp với nhau ▪ Color dodge: Làm sáng màu nền để làm nổi bật màu hòa trộn ▪ Color burn: Làm tối màu nền để làm nổi bật màu hòa trộn ▪ Color: hòa trộn có bảo lưu độ sáng tối của màu nền. ▪
- CHƯƠNG 3: LAYER 8. Layer Style: Hiệu ứng đặc biệt trên các layer. ❖ Các style sẵn có:
- CHƯƠNG 3: LAYER 8. Layer Style: Tạo hiệu ứng: R_Click layer\Blending Options
- CHƯƠNG 3: LAYER 8. Layer Style: 8.1.Drop Shadow: hiệu ứng bóng đổ ▪ Mode: chọn chế độ hòa trộn của hiệu ứng ▪ Opacity: Độ trong suốt của hiệu ứng ▪ Angle: hướng đổ bóng ▪ Distance: khoảng cách giữa bóng đổ và vật thể ▪ Size: độ nhòe của hiệu ứng
- CHƯƠNG 3: LAYER 8. Layer Style: 8.2. Inner Shadow: hiệu ứng bóng góc bên trong.(ta có thể kéo chuột để chỉnh hiệu ứng) 8.3. Outer Glow: hiệu ứng bóng quầng màu bên ngoài 8.4. Inner Glow: hiệu ứng bóng quầng màu bên trong 8.5. Bevel and Emboss: hiệu ứng chạm nổi và vát cạnh ◼ Style: ◼ Outer bevel: hiệu ứng cạnh xiên bên ngoài ◼ Inner bevel: hiệu ứng cạnh xiên bên trong ◼ Emboss: hiệu ứng chạm nổi ◼ Pillow emboss: chạm nổi khắc xuống
- CHƯƠNG 3: LAYER 8. Layer Style: 8.6. Color overlay: phủ layer bằng màu 8.7. Gradient overlay: phủ layer bằng màu chuyển tiếp (hoặc bằng mẫu Patern Overlay) 8.8. Stroke: Layer có đường bao (ta có thể đặt thông số cho Stroke từ menu Edit->Stroke hoặc tại size).