Bài giảng Cơ kỹ thuật - Chương 2: Động học và động lực học - Đặng Văn Hòa

ppt 66 trang ngocly 670
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Cơ kỹ thuật - Chương 2: Động học và động lực học - Đặng Văn Hòa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_co_ky_thuat_chuong_2_dong_hoc_va_dong_luc_hoc_dang.ppt

Nội dung text: Bài giảng Cơ kỹ thuật - Chương 2: Động học và động lực học - Đặng Văn Hòa

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP BÀI GIẢNG CƠ KỸ THUẬT GIẢNG VIÊN : ĐẶNG VĂN HÒA KHOA CƠ KHÍ
  2. BÀI CŨ PHẦN 1 : CƠ HỌC VẬT RẮN TUYỆT ĐỐI Chương 1: Tĩnh học 1.1.Những khái niệm cơ bản và các tiên đề Tĩnh học 1.2.Các hệ lực phẳng đặc biệt 1.3.Hệ lực phẳng bất kỳ 1.4.Hệ lực không gian 1.5.Bài toán cân bằng kể đến ma sát SLIDE 1
  3. Chương 2: Động học và động lực học 2.1 ĐỘNG HỌC - Động học nghiên cứu các qui luật chuyển động của vật thể đơn thuần về hình học, không đề cập khối lượng và lực. - Những kết quả khảo sát trong động học sẽ làm cơ sở cho nghiên cứu toàn diện các qui luật chuyển động của vật thể trong động lực học. SLIDE 2
  4. 2.1.1 Chuyển động của điểm 2.1.1.1. Các khái niệm cơ bản 1. Quỹ đạo của điểm: Giả sử có một điểm chuyển động, điểm đó sẽ vạch ra trong không gian một đường, đường đó gọi là quỹ đạo của điểm. Để đơn giản ta gọi điểm chuyển động là động điểm. Ví dụ: - Đường bay của ngôi sao băng - Đường bay của pháo hoa SLIDE 3
  5. 2. Phương trình chuyển động của điểm Định nghĩa: Phương trình biểu diễn mối liên hệ giữa vị trí của động điểm với thời gian gọi là phương trình chuyển động của động điểm. Tùy theo cách xác định vị trí của động điểm ta có các phương pháp thiết lập phương trình chuyển động khác nhau SLIDE 4
  6. 2.1.1.2. Các phương pháp NC chuyển động a) Phương pháp vector Ø Phương trình chuyển động. Xét điểm M chuyển động. + Chọn điểm O cố định, bán kính vector là đại lượng định vị. + Khi M Chuyển động thì vector thay đổi liên tục về hướng và trị số theo thời gian Có thể viết Đây chính là phương trình chuyển động của điểm ở dạng vector SLIDE 5
  7. Ø Vận tốc chuyển động của điểm: - Ở mỗi một thời điểm, điểm chuyển động với hướng và trị số khác nhau. Đại lượng biểu diễn cho hướng và trị số khác nhau ấy gọi là vận tốc của điểm. - Tại thời điểm t, động điểm ở vị trí M, xác định bởi bán kính vector (hình vẽ). SLIDE 6
  8. - Tại thời điểm t1 = t + t động điểm ở tại vị trí M1, xác định bởi bán kính vector - Gọi là vector dịch chuyển của điểm trong khoảng thời gian t. - Tỷ số là vector vận tốc trung bình của động điểm trong khoảng t - Vận tốc tức thời của động điểm là đạo hàm bậc nhất theo thời gian của bán kính vector định vị. Ký hiệu SLIDE 7
  9. Có thể viết: Phương vector vận tốc trùng với phương tiếp tuyến của quỹ đạo Ø Gia tốc chuyển động của điểm - Là đại lượng đặc trưng cho sự thay đổi về hướng và trị số của vận tốc theo thời gian - Ký hiệu gia tốc: + Giả sử tại thời điểm t có vận tốc + Tại thời điểm t + t có SLIDE 8
  10. Trong khoảng t vận tốc biến thiên Vectơ gia tốc trung bình Gia tốc tức thời tại thời điểm t, ký hiệu Hay SLIDE 9
  11. b) Phương pháp tọa độ tự nhiên Hệ tọa độ tự nhiên Giả sử biết quỹ đạo chuyển động của M.Trên quỹ đạo lấy một điểm O làm gốc và một chiều . Hệ tọa độ M..n.b (Hệ tọa độ tự nhiên có gốc tại M) SLIDE 10
  12. Ø Hệ trục tọa độ này có ba trục vuông góc Trục tiếp tuyến : tiếp tuyến với quỹ đạo chuyển động và theo chiều dương quy ước. Trục pháp tuyến : Vuông góc với trục tiếp tuyến và hướng vào phía lõm của quỹ đạo. Trục trùng pháp tuyến : vuông góc với hai trục trên và tạo thành ba trục thuận Ø Phương trình chuyển động. Để xác định vị trí của M trên quỹ đạo ta chọn đại lượng định vị là tọa độ cong SLIDE 11
  13. Khi M chuyển động thì S phụ thuộc vào thời gian S = S (t): phương trình chuyển động của điểm theo quỹ đạo Ø Vận tốc chuyển động của điểm. Khái niệm : Là một đại lượng biểu thị về hướng và tốc độ của chuyển động. Ký hiệu: SLIDE 12
  14. c) Gia tốc của điểm Khái niệm: Là đại lượng biểu thị sự biến thiên của vận tốc về hướng và trị số Ký hiệu : Khi Ngiên cứu chuyển động của điểm ta thấy Tại thời điểm t, điểm M có vận tốc Tại thời điểm t1 điểm M có vận tốc Trong khoảng thời gian t = t1 - t, vận tốc biến thiên một lượng SLIDE 13
  15. Tỷ số : Gia tốc trung bình của điểm. Khi t 0 ( M1 M) thì có giới hạn, giới hạn ấy gọi là gia tốc tức thời của M tại thời điểm t - Gia tốc có phương không trùng với phương vận tốc và trị số thay đổi theo thời gian - Gia tốc có phương không trùng với phương tiếp tuyến của quỹ đạo, có 2 thành phần: an và at SLIDE 14
  16. 2.1.1.3 Các chuyển động thường gặp SLIDE 15
  17. 2.1.2 Chuyển động cơ bản của vật rắn 2.1.2.1 Chuyển động tịnh tiến 1. Định nghĩa Vật rắn có chuyển động tịnh tiến khi một đường thẳng bất kỳ trên vật luôn có phương không đổi trong quá trình vật chuyển động Ví dụ H.a) tịnh tiến thẳng. H.b) tịnh tiến cong. SLIDE 16
  18. 2. Tính chất của chuyển động tịnh tiến Khi vật rắn chuyển động tịnh tiến thì các điểm của vật có Ø Quỹ đạo chuyển động giống nhau Ø Vận tốc bằng nhau ở mỗi thời điểm Ø Gia tốc bằng nhau ở mỗi thời điểm SLIDE 17
  19. 2.1.2.2 Chuyển động quay quanh trục cố định 1. Định nghĩa Trong quá trình chuyển động, vật rắn luôn có hai điểm cố định thì ta nói vật rắn có chuyển động quay quanh trục cố định đi qua hai điểm đó SLIDE 18
  20. 2. Khảo sát chuyển động quay của vật rắn a) Phương trình chuyển động của vật. Ø Qua trục quay AB của vật rắn ta chọn hai mặt phẳng 1 và 2, trong đó 1 là mặt phẳng cố định còn 2 được gắn với vật và cùng quay với vật Ø Hai mặt phẳng hợp với nhau một góc là = (t) : gọi là góc chuyển vị. Ta có: = (t) gọi là phương trình chuyển động của vật rắn quay quanh trục cố định SLIDE 19
  21. b) Vận tốc góc của vật Giả thiết trong khoảng thời gian vật quay được 1 góc là thì tỷ số giữa cho ta tốc độ trung bình của vật quay trong khoảng thời gian ấy. SLIDE 20
  22. Vậy: Vận tốc góc bằng đạo hàm bậc nhất của chuyển vị góc theo thời gian. Công thức trên cho thấy vận tốc góc có thể dương hoặc âm. khi khi Như vậy dấu của vận tốc góc biểu thị chiều quay của vật. Chú ý: Trong kỹ thuật thường tính vận tốc góc bằng v/ph. Quan hệ giữa v/ph và vận tốc góc như sau: Rad/s SLIDE 21
  23. c) Gia tốc góc của vật Gia tốc góc của vật tại một thời điểm nào đó là đạo hàm bậc nhất của vận tốc góc theo thời gian hay bằng đạo hàm bậc 2 của góc quay φ theo thời gian cũng tại thời điểm ấy: Đơn vị: rad/s2 Gia tốc góc cho biết sự thay đổi của vận tốc góc SLIDE 22
  24. d) Nhận xét: Ta thấy ε = 0 Vật quay đều Trường hợp ε ≠ 0 Vật quay biến đổi Vật quay Trường hợp cùng dấu chậm dần Trường hợp trái dấu Vật quay nhanh dần SLIDE 23
  25. 2.1.3 CHUYỂN ĐỘNG TỔNG HỢP CỦA VẬT RẮN 2.1.3.1 Chuyển động tổng hợp của điểm a) Khái niệm: ở những phần trên ta đã nghiên cứu chuyển động của điểm đối với một hệ quy chiếu cố định. Nhưng thực tế thì hệ quy chiếu đó lại chuyển động đối với một hệ quy chiếu khác . Ví dụ 1: Một người ngồi trên tàu hỏa. Có các chuyển động: - chuyển động của tàu hỏa với nhà ga - chuyển động của người với tàu hỏa - chuyển động của người cùng với tàu SLIDE 24
  26. VD 2: Trong cơ cấu tay quay – con trượt: tay quay OA quay xung quanh O, con trượt B chạy trong rãnh, rãnh lại chuyển động tịnh tiến đối với thân máy cố định Để phân biệt chuyển động của điểm đối với mỗi hệ quy chiếu Ta có các định nghĩa sau: SLIDE 25
  27. n Định nghĩa về các chuyển động. Ø Giả sử có điểm M chuyển động trong hệ quy chiếu o1x1y1z1. Hệ o1x1y1z1 lại chuyển động đối với hệ cố định oxyz. Ø Hệ o1x1y1z1 : Hệ quy chiếu động Ø Hệ oxyz:Hệ quy chiếu cố định SLIDE 26
  28. Chuyển động tương đối: Là chuyển động của điểm M so với hệ quy chiếu động, quỹ đạo trong chuyển động này gọi là quỹ đạo tương đối, vận tốc là vận tốc tương đối Chuyển động tuyệt đối: Là chuyển động của điểm M so với hệ quy chiếu cố định, quỹ đạo trong cđ này gọi là quỹ đạo tuyệt đối, vận tốc là vận tốc tuyệt đối Chuyển động theo: Là chuyển động của hệ quy chiếu động đối với hệ quy chiếu cố định, quỹ đạo trong chuyển động theo gọi là quỹ đạo theo, vận tốc là vận tốc theo SLIDE 27
  29. b) Định lý hợp vận tốc. Phát biểu : ở mỗi thời điểm thì vận tốc tuyệt đối bằng tổng của vận tốc tương đối và vận tốc theo VD: Một con thuyền sang ngang, dòng nước chảy có vận tốc V1. Vận tốc con thuyền trên mặt nước V2 có hướng vuông góc với dòng chảy. Tìm vận tốc tuyệt đối của con thuyền với bờ sông ? SLIDE 28
  30. Bài giải: Xét con thuyền như một động điểm chuyển động. Bờ sông:Hệ quy chiếu cố định, Dòng nước chảy: hệ quy chiếu động - Phân tích chuyển động: + Thuyền chuyển động với dòng nước là chuyển động tương đối với vận tốc + Dòng nước chuyển động so với bờ là chuyển động theo, vận tốc + Vận tốc tuyệt đối của thuyền hay Kết luận: Con thuyền sang sông với vận tốc SLIDE 29
  31. c) Định lý hợp gia tốc: Ở mỗi thời điểm thì gia tốc tuyệt đối bằng tổng gia tốc tương đối, gia tốc theo, gia tốc Coriolit. R: khoảng cách từ trục quay đến trùng điểm M Nếu biết chuyển động tương đối và tuyệt đối là quay tròn thì SLIDE 30
  32. Phương pháp xác định gia tốc Coriolit: Dùng quy tắc tính tích véctơ để xác định Đối với cơ cấu phẳng ( ) thì chỉ việc quay đi một góc theo chiều quay thì được Trong trường hợp Vr và e nghiêng với nhau 1 góc , ta lấy hình chiếu của Vr rồi quay đi 1 góc 900, ta được WC WC = 2e.Vr Wc = 2e.Vr.sin SLIDE 31
  33. 2.1.3.2 Chuyển động song phẳng của vật rắn 1) Định nghĩa là chuyển động trong đó mỗi điểm thuộc vật luôn di chuyển trong một mặt phẳng cố định song song với mặt phẳng quy chiếu Vật rắn chuyển động song phẳng khi khoảng cách từ mỗi điểm của nó tới mặt phẳng cố định là không đổi. SLIDE 32
  34. 2) Mô hình nghiên cứu n Nghiên cứu vật K chuyển động song phẳng Ø Điểm A bất kỳ trên vật sẽ vẽ nên đường cong (C) thuộc mặt phẳng P, mặt phẳng P song song với mặt phẳng quy chiếu Q Ø Qua A kẻ đường thẳng a vuông góc với mặt phẳng P SLIDE 33
  35. Ø Theo định nghĩa của chuyển động song phẳng : khi A di chuyển thì a cũng di chuyển nhưng luôn song song với vị trí ban đầu. Nghĩa là a chuyển động tịnh tiến. Ø Vật K là tập hợp của a, mà a là tập hợp của những A. Tập hợp của tất cả các A tạo thành hình phẳng S Kết luận : Nghiên cứu chuyển động song phẳng của vật rắn thì chỉ cần nghiên cứu chuyển động của hình phẳng S thuộc vật và song song với mặt phẳng quy chiếu 3) Khảo sát chuyển động của vật Ø Phương trình chuyển động. SLIDE 34
  36. Tìm phương trình chuyển động của tiết diện (S) Lập hệ trục toạ độ cố định x1o1y1 trong mặt phẳng (S) Qua điểm O bất kỳ trên (S) lập hệ trục xoy // x1o1y1 , hệ trục xoy gắn chặt với (S) và quay cùng (S) quanh O. Các thông số định vị của (S) là : - Toạ độ điểm O (x0 , y0) - Góc lệch giữa ox và o1x1 Các thông số định vị này thay đổi theo thời gian , từ đó có phương trình chuyển động song phẳng của vật rắn SLIDE 35
  37. Nhận xét : Trong hệ phương trình trên thì hai phương trình đầu là phương trình chuyển động tịnh tiến của hệ động cùng với O. Còn phương trình 3 là phương trình quay quanh O1 của (S) cùng với hệ động xoy SLIDE 36
  38. Kết luận : Chuyển động song phẳng bao gồm 2 chuyển động cơ bản đồng thời. Ø Tịnh tiến cùng O ( chuyển động theo ) Ø Quay tương đối quanh O (chuyển động tương đối) SLIDE 37
  39. 2.2 ĐỘNG LỰC HỌC 2.2.1 ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM 2.2.1.1 Khái niệm mở đầu & các tiên đề động lực học 1. Những khái niệm mở đầu Ø Động lực học ngoài nghiên cứu chuyển động thì còn nghiên cứu những nguyên nhân gây nên những chuyển động đó. Ø Nghiên cứu chuyển động đối với hệ quy chiếu quán tính (là hệ có chuyển động tịnh tiến/ thẳng đều đối với hệ cố định) SLIDE 38
  40. Ø Trong kỹ thuật có thể coi hệ quy chiếu gắn liền với quả đất là hệ quy chiếu quán tính. Ø Những vấn đề nghiên cứu được xây dựng trên cơ sở những định luật đã được kiểm nghiệm gọi là : Các định luật cơ bản của động lực học Galile và Niuton 2. Các tiên đề động lực học Tiên đề 1: Định luật quán tính: Chất điểm không chịu tác dụng của lực nào thì nó sẽ đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều. SLIDE 39
  41. n Khi F = 0 thì V = hằng số hoặc V = 0. Nếu không có lực tác dụng vào chất điểm thì vận tốc chất điểm được bảo toàn về hướng và trị số. n Phát biểu cách khác: nếu không có lực tác dụng vào chất điểm thì chất điểm sẽ chuyển động quán tính. SLIDE 40
  42. Tiên đề 2: Định luật về tỷ lệ giữa lực và gia tốc n Phát biểu: dưới tác dụng của lực, chất điểm chuyển động với gia tốc cùng hướng với hướng của lực và có trị số tỷ lệ với trị số của lực n Giả sử chất điểm M có khối lượng m chuyển động theo một đường nào đó (hình vẽ) Nếu gọi lực tác dụng là F, gia tốc là a thì biểu thức xác định mối quan hệ giữa lực và gia tốc là (1.1) SLIDE 41
  43. n Về trị số ta có : F= m.a (1-2) n Phương trình : (1-1) là phương trình cơ bản của động lực học (1-2) thấy nếu cùng lực tác dụng, nếu chất điểm có khối lượng càng lớn thì gia tốc càng nhỏ, vận tốc biến thiên ít, chuyển động càng gần chuyển động quán tính. Vậy : Khối lượng chất điểm biểu thị số đo quán tính của chất điểm đó. P= m.g (1-3) q P: trọng lượng chất điểm q m: khối lượng 2 q g: gia tốc trọng trường ( g= 9,8 m/s ) Trong (1-2) đơn vị đo là (Niuton) SLIDE 42
  44. Tiên đề 3: Định luật cân bằng giữa lực tác dụng & phản lực tác dụng Phát biểu: Các lực mà hai chất điểm tác dụng lẫn nhau luôn cùng phương , ngược chiều và có trị số bằng nhau. Giả sử có hai chất điểm A,B có khối lượng m, m’ . Khi tác dụng vào hai lực F và F’ chuyển động với gia tốc a, a’ (hình vẽ) Theo tiên đề 3: F1 = F2 (1-4) SLIDE 43
  45. Về trị số : F1= F2 hay : m1.a1= m2.a2 (1-5) Suy ra : Kết luận : Gia tốc mà hai chất điểm truyền cho nhau tỷ lệ nghịch với khối lượng của chúng Tiên đề 4: Định luật về độc lập tác dụng của các lực Phát biểu: Dưới tác dụng đồng thời của một số lực thì chất điểm có gia tốc bằng tổng hình học các gia tốc mà điểm có được khi mỗi lực tác động riêng biệt. SLIDE 44
  46. 2.2.1.2 Các bài toán cơ bản của động lực học 1. Phương trình vi phân chuyển động của chất điểm SLIDE 45
  47. 2. Hai bài toán cơ bản của động lực học - Bài toán thuận Cho biết chuyển động của chất điểm , cần phải xác định lực tác dụng lên chất điểm ấy - Bài toán ngược Cho biết các lực tác dụng lên chất điểm ấy và những điều kiện ban đầu của chuyển động, cần phải xác định chuyển động của chất điểm SLIDE 46
  48. Ví dụ: Một vật có khối lượng m= 40kg chuyển động thẳng theo phương trình (S: tính bằng mét , t: tính bằng giây) Tìm trị số của lực tác dụng tại thời điểm t =5s SLIDE 47
  49. Bài giải Nhận xét : Đây là bài toán thuận, coi vật là chất điểm Cần xác định gia tốc của chất điểm. Từ phương trình chuyển động Lúc t = 5s thì a = 6.5 – 12 = 18 m/s2 Lực tác dụng có trị số bằng : F = m.a = 40. 18 = 720 N SLIDE 48
  50. 2.2.1.3 Lực quán tính, nguyên lý Đalămbe 1. Lực quán tính a) Khái niệm : Khi tác dụng vào vật M có khối lượng m một lực làm cho vật chuyển động nhanh dần với gia tốc theo một quỹ đạo nào đó. Như vậy vật M chịu một lực tác dụng : Theo định luật cân bằng giữa lực tác dụng và phản lực tác dụng thì chất điểm M tác dụng ngược trở lại các vật đã tác dụng lên nó một lực F’ ( F’ cùng phương , ngược chiều và cùng trị số với F) SLIDE 49
  51. b) Định nghĩa : Lực quán tính của chất điểm có trị số bằng tích số giữa khối lượng chất điểm với gia tốc của nó, cùng phương ngược chiều với gia tốc chất điểm SLIDE 50
  52. 2. Nguyên lý Đalămbe a) Phát biểu Trong chuyển động của chất điểm, các lực thật sự tác dụng lên chất điểm cùng với lực quán tính của chất điểm ấy lập thành một hệ lực cân bằng b) Ứng dụng nguyên lý : - Giải các bài toán động lực học - Trình tự giải các bài toán động lực học + Đặt các lực thật sự tác dụng lên chất điểm, bao gồm: Tải trọng tác dụng, phản lực liên kết. + Đặt thêm vào chất điểm lực quán tính. + Viết phương trình cân bằng cho hệ lực gồm : Các lực thật sự tác dụng vào chất điểm, lực quán tính SLIDE 51
  53. 2.2.2 CÁC ĐỊNH LUẬT CƠ BẢN ĐỘNG LỰC HỌC 2.2.2.1 Công của lực a) Khái niệm - Công của lực dùng để đánh giá tác dụng của lực trên những chuyển dời nào đó của điểm đặt lực . - Công của lực phụ thuộc vào trị số của lực và độ chuyển dời của điểm đặt lực b) Cách tính công của lực trong một số trường hợp cụ thể SLIDE 52
  54. * Công của lực không đổi trên đường thẳng Giả sử có lực chuyển dời từ điểm M1 đến điểm M2 với quãng đường s , phương của lực hợp với phương nằm ngang một góc SLIDE 53
  55. Công của lực sinh ra trên đoạn đường s là A : A = F.s.cos (2-1) Trong đó : A : Công của lực; F: Trị số của lực s : Đoạn đường di chuyển của lực Về dấu : + Công A mang dấu  nếu thành phần lực trên phương chuyển động cùng chiều chuyển động + Công A mang dấu  Trường hợp ngược lại. Đơn vị của công : Jun (Ký hiệu: J) SLIDE 54
  56. * Công của trọng lực Một chất điểm có trọng lượng P di chuyển từ M1 đến M2 theo quỹ đạo (C) là đường cong bất kỳ Trong trường hợp này công của trọng lực được tính theo công thức A = P. h P: Trọng lượng chất điểm H: Hiệu số độ cao từ điểm đầu đến điểm cuối của chuyển động. Dấu : Mang dấu  khi chất điểm đi xuống  khi chất điểm đi lên SLIDE 55
  57. 2.2.2.2 Công suất a) Khái niệm n Công được thực hiện trong một đơn vị thời gian gọi là công suất. n Nếu A là công được thực hiện trong thời gian t thì công suất N được tính : ( Công suất trung bình ) n ý nghĩa : trong kỹ thuật, công suất của máy cho biết khả năng làm việc của máy n Đơn vị công suất = Đơn vị công/ Đơn vị thời gian = Jun/giây SLIDE 56
  58. n 1 J/s = 1W ( oát ) n 1 kW = 1000 W n 1 MW = 1000 kW = 1.000.000 W Muốn xác định công suất ở một thời điểm nào đấy thì dùng công thức : b) Các trường hợp tính công suất - Công suất trong chuyển động thẳng - Công suất trong chuyển động quay SLIDE 57
  59. 2.2.2.3 Hiệu suất a) Khái niệm về hiệu suất Trong cơ học lực có thể được chia thành : - Lực tác dụng cùng chiều với chuyển động. - Lực cản ngược chiều chuyển động . + Lực cản có ích . + Lực cản vô ích . Nếu gọi :ACi: Công có ích (dùng khắc phục lực cản có ích). A: Công do lực tác động sinh ra ( công tiêu hao toàn bộ ) : Hiệu suất của máy . Có : SLIDE 58
  60. b) Định nghĩa q Hiệu suất của cơ cấu (hoặc máy) là tỷ số giữa công có ích ( ACi ) và công phát động. q Ý nghĩa: hiệu suất là chỉ tiêu quan trọng của máy . Nếu hiệu suất càng gần tới 1 thì máy chế tạo càng hoàn chỉnh ( ACi < A nên hiệu suất  < 1 ) SLIDE 59
  61. 2.2.2.4 Định lý biến thiên động năng a) Khái niệm * Động năng của chất điểm và hệ chất điểm - Động năng của chất điểm Giả sử có chất điểm khối lượng m chuyển động với vận tốc v. Đại lượng ký hiệu là T : gọi là động năng chất điểm T = ( 2-16 ) Đơn vị của động năng : ( đơn vị Jun ) SLIDE 60
  62. - Động năng của hệ chất điểm b) Định lý biến thiên động năng Biến thiên động năng của chất điểm ( hệ chất điểm ) trên một đoạn đường nào thì bằng tổng công của các lực tác dụng lên chất điểm ( hay hệ chất điểm ) trên đoạn đường đó T1 – T0 = A SLIDE 61
  63. 2.2.2.4 Định lý biến thiên động lượng a) Khái niệm Động lượng chất điểm là một đại lượng véctơ và bằng tích số giữa khối lượng chất điểm với vận tốc của nó Đơn vị động lượng: Kg.m/s Động lượng của cả hệ chất điểm SLIDE 62
  64. b) Xung lượng của lực Khi tính công thì xét tác dụng của lực lên độ chuyển dời của điểm đặt lực q Xung lượng của lực : Xét tác dụng của lực trong thời gian lực tác dụng lên chất điểm Giả sử có lực tác dụng lên chất điểm trong khoảng thời gian dt. gọi là xung lượng nguyên tố của lực Ký hiệu : Xung lượng của lực trong khoảng thời gian từ t0 t1 ký hiệu là SLIDE 63
  65. Nhận xét : Khi lực không đổi thì xung lượng của lực cùng hướng với lực và có trị số : S = F . t Đơn vị xung lượng : [ Niutơn . giây ] [ N.s ] c) Định lý biến thiên động lượng Biến thiên động lượng của chất điểm (hay hệ chất điểm) trong một khoảng thời gian nào thì bằng tổng hình học xung lượng của các ngoại lực tác dụng lên chất điểm ( hay hệ chất điểm ) trong khoảng thời gian ấy SLIDE 64
  66. HẾT BUỔI 3 CÁM ƠN LỚP ĐÃ CHÚ Ý THEO DÕI