Bài giảng Chẩn đoán tâm lý - Phần 1: Những vấn đề chung
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Chẩn đoán tâm lý - Phần 1: Những vấn đề chung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_chan_doan_tam_ly_phan_1_nhung_van_de_chung.ppt
Nội dung text: Bài giảng Chẩn đoán tâm lý - Phần 1: Những vấn đề chung
- CHẨN ĐOÁN TÂM LÝ
- PHẦN 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
- BÀI 1:CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
- Chẩn đoán: Về mặt nội dung, chẩn đoán tâm lý là một quá trình nhận biết các đặc điểm cá thể của một nhóm người hoặc của một con người. “Chẩn đoán tâm lý là hoạt động của nhà tâm lý nhằm mô tả và làm sáng tỏ những đặc điển tâm lý cá thể, đánh giá trạng thái hiện tại, dự đoán sự phát triển trong tương lai và đưa ra những đề xuất kiến nghị theo nhiệm vụ và yêu cầu của chẩn đoán”
- Chẩn đoán: I. A. Korobeinikov :“Chẩn đoán chức năng khi trẻ chậm phát triển tâm lý – là sự mô tả tổng quát các đặc điểm của sự phát triển tâm lý trẻ, những kết quả hiện có và những biểu hiện cụ thể của những rối loạn do tổn thương thực thể của não bộ, cấu trúc tâm lý của hoạt động tâm lý và phẩm chất của sự hình thành các kỹ năng xã hội cơ bản (hành vi thích ứng, hành vi giao tiếp, kỹ năng học tập – nhận thức)”. Đánh giá?
- Phương pháp chẩn đoán: Phương pháp chẩn đoán là phương pháp cho phép xác định mức độ tương đối của sự phát triển tâm lý trẻ, nghĩa là đối chiếu trẻ đúng với mức độ trung bình của nhóm tuổi đó hoặc lệch về phía này hoặc về phía khác so với độ trung bình đó.
- Nội dung chẩn đoán: Nội dung của chẩn đoán được xác định bởi lý thuyết về sự phát triển tâm lý nói chung và sự phát triển trí tuệ của trẻ nói riêng.
- Bài 2. NGUYÊN TẮC CHẨN ĐOÁN TÂM LÝ:
- I. CÁC NGUYÊN TẮC CHUNG: 1. Nguyên tắc về khả năng nhận thức được 2. Nguyên tắc về sự phát triển tâm lý 3. Nguyên tắc dựa trên hiện tượng và dấu hiệu của hành vi 4. Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn
- II. NGUYÊN TẮC CHẨN ĐOÁN TÂM LÝ TRẺ KHUYẾT TẬT: 1. Nguyên tắc tiếp cận đồng bộ 2. Nguyên tắc nghiên cứu trẻ có hệ thống và trọn vẹn 3. Nguyên tắc nghiên cứu sống động quá trình phát triển tâm lý trẻ 4. Nguyên tắc phân tích định tính các tư liệu thu được trong quá trình chẩn đoán tâm lý 5. Nguyên tắc chẩn đoán liên ngành
- PHẦN 2: PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN
- Bài 1. CÁC PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN SƠ BỘ
- I. TRẮC NGHIỆM TÂM LY: Trắc nghiệm là một hệ thống các bài tập được xây dựng dành riêng cho một loại nghiệm thể làm trong những điều kiện xác định nghiêm ngặt. Mỗi bài làm được cho điểm. Mỗi bài tập trong bộ trắc nghiệm được đưa ra dưới nhiều hình thức khác nhau để tránh những kết quả ngẫu nhiên. Những bài tập được sắp xếp theo độ khó và không nhất thiết phải buộc đứa trẻ nào cũng có thể làm được.
- 1. PHÂN LOẠI CÁC TRẮC NGHIỆM: - Chia theo số nghiệm thể; - Chia theo nội dung chẩn đoán; - Chia theo sự chuẩn hóa; - Chia theo tiêu chí đánh giá; - Phân theo phương pháp đánh giá.
- 2.TRẮC NGHIỆM PHÂN HÓA NGUYÊN TẮC SOẠN THẢO VÀ LỰA CHỌN CÁC BÀI TRẮC NGHIỆM PHÂN HÓA: A.Việc lựa chọn phương pháp chẩn đoán cần xem xét cơ sở khoa học của các bài trắc nghiệm hoặc của các tiêu chí chẩn đoán B. Cả kết quả và cả đặc điểm hoạt động của trẻ đều là đối tượng của phương pháp chẩn đoán. C.Lựa chọn các bài tập chẩn đoán từ khối lượng các bài tập thực nghiệm tâm lý đáng tin cậy.
- D. Khi lựa chọn phương pháp chẩn đoán nói chung và bộ bài tập trắc nghiệm nói riêng cần chú ý đến khả năng xác định được mức độ phát triển và nét đặc thù về chất của các chức năng hoặc thuộc tính tâm lý. E.Các bài tập chẩn đoán nên có phần trợ giúp của người lớn để đánh giá vùng phát triển gần nhất của trẻ. F. Phương pháp chẩn đoán cho trẻ mẫu giáo nên là một bộ bao gồm các bài tập phi lời nói và lời nói. G.Khi lựa chọn các bài tập nhất thiết phải xem xét độ khó của các bài tập. H. Số lượng các bài tập tham gia vào bộ trắc nghiệm vừa đủ sao cho thời gian khảo sát trẻ mẫu giáo không quá 30 – 35 phút.
- II. THỰC NGHIỆM HÌNH THÀNH Thực nghiệm là phương pháp chẩn đoán khoa học trong đó người nghiên cứu chủ động tác động vào nghiệm thể nhằm rút ra sự biến đổi một mặt nào đó, hay làm xuất hiện một nhân tố mới nào đó ở nghiệm thể, là phương pháp nghiên cứu theo giả thuyết đặt ra ban đầu của mình. Kết quả thực nghiệm sẽ cho ta biết giả thuyết đó đúng hay sai.
- III. QUAN SÁT SƠ BỘ: Phương pháp quan sát laØ mức độ đầu tiên của quá trình nghiên cứu, dựa vào phương pháp này chúng ta có thể thấy được các hiện tượng, các dấu hiệu của quá trình phát triển tâm lý. Nguyên tắc: -Bảo đảm tính tự nhiên và tính bình thường trong điều kiện quan sát. -TIÊU CHÍ QUAN SÁT RÕ RÀNG
- IV. PHƯƠNG PHÁP PHỎNG VẤN NGƯỜI THÂN (PHỤ HUYNH, GIÁO VIÊN)
- Bài 2. NHỮNG PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN LÂM SÀNG
- I. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA CĂN BỆNH: II. NGHIÊN CỨU HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ: III. QUAN SÁT Ở GÓC ĐỘ TÂM LÝ HỌC LÂM SÀNG: 1.Quan sát hình thể 2.Quan sát theo giả thuyết bệnh lý 3.Quan sát hoạt động của hệ thần kinh từ góc độ tâm lý học thần kinh và tâm lý học lâm sàng 4.Phương pháp chẩn đoán tâm lý – giáo dục học
- Bài 3: CÁC BƯỚC CHẨN ĐOÁN: Bước 1: Hiện tượng học(Phenomenologie) và tiền sử. Bước 2: Giả thuyết. Bước 3: Khảo sát mang tính chẩn đoán. Bước 4: Kết luận mang tính chẩn đoán. Bước 5: Chẩn đoán chính xác hóa. Bước 6: Từ chối hoặc dự đoán.
- Phương pháp “Tháp trí tuệ” “Lồng hộp” “Búp bê matroska” Mục đích: Tiến hành với trẻ từ 2 – 4 tuổi. Xác định hành động tri giác. Khả năng học tập của trẻ trong lĩnh vực tri giác, các hành động tri giác có liên quan đến sự hướng dẫn và chỉ dẫn của người lớn. Công cụ: 3 –5 vòng của tháp trí tuệ, hoặc hộp của bộ lồng hộp, hoặc búp bê matroska. Tiến hành chẩn đoán: Yêu cầu trẻ lắp tháp trí tuệ. Có thể dạy học, tạo điều kiện cho trẻ có thể thực hiện bài kiểm tra, nếu không tin cậy thì có thể làm lại một lần nữa sau đó mới đánh giá hành động của trẻ. Phân tích kết quả: Việc phân tích kết quả phụ thuộc vào việc trẻ lắp tháp trí tuệ như thế nào, trẻ có thường xuyên hướng về phía người lớn không? Trẻ chọn những chi tiết cần thiết bằng cách nào, thời lượng cần thiết để trẻ lắp ráp tháp trí tuệ. Bộ lồng hộp