Bài giảng Bản đồ học đại cương - Chương 2: Cơ sở toán học bản đồ

ppt 79 trang ngocly 2410
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Bản đồ học đại cương - Chương 2: Cơ sở toán học bản đồ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ban_do_hoc_dai_cuong_chuong_2_co_so_toan_hoc_ban_d.ppt

Nội dung text: Bài giảng Bản đồ học đại cương - Chương 2: Cơ sở toán học bản đồ

  1. Chương 2 CƠ SỞ TOÁN HỌC BẢN ĐỒ
  2. MÔ HÌNH TOÁN HỌC BIỂU DIỄN TRÁI ĐẤT 1. Mô hình Geoid: ▪ Định nghĩa: Geoid là mặt nước biển trung bình yên tĩnh, kéo dài xuyên qua các lục địa và hải đảo tạo thành một bề mặt cong khép kín. ▪ Tính chất: Tại bất kỳ một điểm nào trên mặt Geoid, pháp tuyến cũng luôn luôn trùng với phương của dây dọi qua điểm đó. ▪ Ứng dụng: Dùng để đo cao.
  3. MÔ HÌNH TOÁN HỌC BIỂU DIỄN TRÁI ĐẤT 1. Mô hình Geoid: ▪ Geoid là bề mặt đặc trưng cho hình dạng Trái Đất và khó có thể biểu diễn bởi một mô hình toán học nào.
  4. MÔ HÌNH TOÁN HỌC BIỂU DIỄN TRÁI ĐẤT 1. Mô hình Geoid: 1. Mực nước biển2. Ellipsoid 3. Phương dây dọi 4. Lục địa 5. Geoid
  5. MÔ HÌNH TOÁN HỌC BIỂU DIỄN TRÁI ĐẤT 2. Mô hình Ellipsoid (Spheroid) ▪ Ellipsoid được tạo thành khi xoay một hình ellipse quanh bán trục nhỏ của nó, có kích thước xấp xỉ với Geoid. ▪ Có hai loại ellipsoid: Ellipsoid Trái Đất (toàn cầu) và Ellipsoid quy chiếu (địa phương).
  6. MÔ HÌNH TOÁN HỌC BIỂU DIỄN TRÁI ĐẤT 2. Mô hình Ellipsoid (Spheroid) Hệ tọa độ địa phương ùBề mặt Trái đất Bề mặt ellipsoid địa phương Hệ tọa độ quốc tế Bề mặt ellipsoid quốc tế Mối quan hệ giữa Trái Đất và mô hình biểu diễn
  7. MÔ HÌNH TOÁN HỌC BIỂU DIỄN TRÁI ĐẤT 2. Mô hình Ellipsoid (Spheroid) Bề mặt trái đất H h Geoid N Ellipsoid Giá trị độ phân cách giữa Geoid và Ellipsoid (N) trong mô hình Geoid
  8. MÔ HÌNH TOÁN HỌC BIỂU DIỄN TRÁI ĐẤT 2. Mô hình Ellipsoid (Spheroid) ▪ Ellipsoid được xác định qua 3 thông số: bán trục lớn (a), bán trục nhỏ (b) và độ dẹt (α) ▪ Công thức: α = (a – b)/a
  9. MÔ HÌNH TOÁN HỌC BIỂU DIỄN TRÁI ĐẤT 2. Xây dựng mô hình biểu diễn Trái Đất ▪ Trong Trắc địa – bản đồ, bề mặt Trái đất được thay thế bằng mặt geoid. Tuy nhiên, geoid là một mặt bất quy tắc toán học. Vì vậy trong thực tiễn, người ta thay bằng một ellipsoid có kích thước gần giống geoid để làm mô hình hình học biểu diễn Trái đất.
  10. MÔ HÌNH TOÁN HỌC BIỂU DIỄN TRÁI ĐẤT 2. Xây dựng mô hình biểu diễn Trái Đất Một ellipsoid đặc trưng cho Trái đất là một mặt toán học thỏa mãn 3 điều kiện: ▪ Tâm ellipsoid trùng với trọng tâm Trái đất, mặt phẳng xích đạo ellipsoid trùng với mặt phẳng xích đạo Trái Đất. ▪ Khối lượng ellipsoid bằng khối lượng Trái đất. ▪ Tổng bình phương các chênh cao giữa mặt ellipsoid và geoid là nhỏ nhất.
  11. TỶ LỆ BẢN ĐỒ 1. Khái niệm ▪ Tỷ lệ bản đồ là một yếu tố toán học quan trọng được thể hiện trong phạm vi tờ bản đồ, xác định mức độ thu nhỏ của các đại lượng tuyến tính khi chuyển từ bề mặt ellipsoid lên mặt phẳng bản đồ. ▪ Là tỷ số giữa khoảng cách trên bản đồ với khoảng cách ngoài thực địa.
  12. TỶ LỆ BẢN ĐỒ 2. Cách thức thể hiện: ▪ Tỷ lệ được thể hiện trên tờ bản đồ là tỷ lệ chính của tờ bản đồ đó. Tỷ lệ này được bảo toàn trên một số điểm hay đường trên bản đồ (tùy thuộc vào cách thức chiếu đồ). ▪ Tỷ lệ đồng nhất chỉ có trên các tờ bình đồ. ▪ Tỷ lệ chính được thể hiện dưới ba dạng: tỷ lệ số (là một phân số có tử luôn bằng 1); tỷ lệ chữ (cụ thể hóa tỷ lệ bằng lời); thước tỷ lệ (được thiết kế dưới dạng đồ thị, có hai loại: thước tỷ lệ thẳng và thước tỷ lệ xiên).
  13. TỶ LỆ BẢN ĐỒ 2. Cách thức thể hiện:
  14. TỶ LỆ BẢN ĐỒ 3. Ý nghĩa: ▪ Giúp ta tính được khoảng cách ở vị trí nằm ngang trên thực địa khi đo khoảng cách đó trên bản đồ và ngược lại. ▪ Là một trong các tiêu chí quan trọng để phân loại bản đồ. ▪ Quy định mức độ khái quát của nội dung bản đồ, sự lựa chọn phương pháp thể hiện và phương pháp sử dụng bản đồ.
  15. CÁC HỆ TỌA ĐỘ THƯỜNG GẶP 1. Hệ tọa độ vuông góc không gian: ▪ Vị trí của một điểm được xác định qua 3 thông số (X,Y,Z). ▪ Gốc tọa độ O là tâm của ellipsoid; trục OZ trùng với trục quay (bán trục nhỏ của ellipsoid); trục OX là giao tuyến của mặt phẳng xích đạo và mặt phẳng kinh tuyến gốc; trục OY là giao tuyến của mặt phẳng xích đạo và mặt phẳng kinh tuyến vuông góc với mặt phẳng kinh tuyến gốc. ▪ Hệ tọa độ này được sử dụng nhiều trong trắc địa vệ tinh và công nghệ GPS.
  16. CÁC HỆ TỌA ĐỘ THƯỜNG GẶP 1. Hệ tọa độ vuông góc không gian: Kinh tuyến gốc Z A O Y Xích đạo X
  17. CÁC HỆ TỌA ĐỘ THƯỜNG GẶP 2. Hệ tọa độ địa lý: ▪ Là tên gọi chung của hệ tọa độ trắc địa và hệ tọa độ thiên văn. ▪ Hệ tọa độ thiên văn: dựa vào mặt geoid và đường dây dọi, xác định bởi kinh độ thiên văn () và vĩ độ thiên văn ( ). ▪ Hệ tọa độ trắc địa: dựa vào mặt ellipsoid và đường pháp tuyến, xác định bởi kinh độ trắc địa (L) và vĩ độ trắc địa (B).
  18. CÁC HỆ TỌA ĐỘ THƯỜNG GẶP 2. Hệ tọa độ địa lý: ▪ Hệ tọa độ thiên văn: - Kinh độ thiên văn () là góc nhị diện hợp bởi mặt phẳng kinh tuyến gốc và mặt phẳng kinh tuyến thiên văn đi qua điểm đó. Kinh độ thiên văn có giá trị từ 0 đến 1800 Đông, Tây. - Vĩ độ thiên văn ( ) của một điểm là trị số góc hợp bởi phương của đường dây dọi qua điểm đó với mặt phẳng xích đạo. Vĩ độ thiên văn có giá trị từ 0 đến 900 Bắc, Nam.
  19. CÁC HỆ TỌA ĐỘ THƯỜNG GẶP 2. Hệ tọa độ địa lý: ▪ Hệ tọa độ thiên văn:
  20. CÁC HỆ TỌA ĐỘ THƯỜNG GẶP 2. Hệ tọa độ địa lý: ▪ Hệ tọa độ trắc địa: - Kinh độ trắc địa (L) của một điểm là góc nhị diện hợp bởi mặt phẳng kinh tuyến gốc và mặt phẳng kinh tuyến tại điểm đó. Có giá trị từ 0 đến ± 1800 - Vĩ độ trắc địa (B) của một điểm là góc hợp bởi đường pháp tuyến của mặt ellipsoid tại điểm đó với với mặt phẳng xích đạo. Có giá trị từ 0 đến ± 900
  21. CÁC HỆ TỌA ĐỘ THƯỜNG GẶP 3. Hệ tọa độ cực cầu: ▪ Coi Trái đất như hình cầu. ▪ Các đường cơ bản: vòng thẳng đứng và vòng đồng cao. ▪ Vòng thẳng đứng là vòng tròn lớn đi qua một trong các đường kính của hình cầu. ▪ Vòng đồng cao là những vòng tròn nhỏ, vuông góc với đường kính QQ’. ▪ Vị trí của một điểm được xác định bằng khoảng cách thiên đỉnh Z và góc phương vị a.
  22. CÁC HỆ TỌA ĐỘ THƯỜNG GẶP 3. Hệ tọa độ cực cầu: ▪ Z là độ lớn của cung vòng thẳng đứng QA. Z là hằng số cho các vòng đồng cao. ▪ a là góc nhị diện hợp bởi đường kinh tuyến PQ qua Q và vòng thẳng đứng qua A. a là hằng số cho các vòng thẳng đứng.
  23. CÁC HỆ TỌA ĐỘ THƯỜNG GẶP 3. Hệ tọa độ cực cầu: ▪ Phụ thuộc vào vị trí của điểm cực Q, người ta chia ra ba hệ thống tọa độ cực cầu: - Hệ thống thẳng: khi cực của tọa độ cầu trùng với cực của tọa độ địa lý, vòng thẳng đứng trùng với vòng kinh tuyến và vòng đồng cao trùng với vòng vĩ tuyến. - Hệ thống ngang: cực ở trên đường xích đạo. - Hệ thống nghiêng: cực nằm bất kỳ trên mặt cầu.
  24. CÁC HỆ TỌA ĐỘ THƯỜNG GẶP 3. Hệ tọa độ phẳng theo múi chiếu: ▪ Thường chỉ được xây dựng ở các bản đồ tỷ lệ lớn. ▪ Kí hiệu A(x,y) với x là giá trị theo hướng Bắc – Nam (kinh tuyến) và y là giá trị theo hướng Đông – Tây (vĩ tuyến). ▪ OX là trục đứng, là kinh tuyến giữa múi. ▪ OY là trục ngang, là đường xích đạo. ▪ Để x,y luôn dương, người ta dịch OX về Tây 500km, ở Nam bán cầu dịch thêm OY về Nam 10.000 km
  25. CÁC HỆ TỌA ĐỘ THƯỜNG GẶP 3. Hệ tọa độ phẳng theo múi chiếu: ▪ Tọa độ vuông góc của P (x = 2.150.000m, y = 48.572.000m) có nghĩa là điểm P cách xích đạo 2.150.000m và cách kinh tuyến giữa múi về phía Đông 72.000m.
  26. PHÉP CHIẾU BẢN ĐỒ 1. Khái niệm: ▪ Là sự biểu diễn bề mặt ellipsoid hay mặt cầu của Trái đất lên mặt phẳng bản đồ bằng các quy tắc toán học xác định. Các quy tắc này được xác định thông qua các phương trình phép chiếu bản đồ (gọi tắt là phương trình chiếu). ▪ Phương trình chiếu tổng quát: x = f1( ,) y = f2( ,)
  27. PHÉP CHIẾU BẢN ĐỒ 2. Sai số chiếu hình: ▪ Khi biểu diễn mặt cong ellipsoid → mặt phẳng bản đồ bằng bất cứ phép chiếu nào thì vẫn luôn luôn có sai số. ▪ Có 3 loại biến dạng: biến dạng về góc, về diện tích và về độ dài. ▪ Có những phép chiếu không có biến dạng góc, hoặc không có biến dạng diện tích nhưng không có phép chiếu nào là không có biến dạng về độ dài. Chỉ có những phép chiếu mà độ dài được giữ lại ở một số điểm hay một vài đường.
  28. PHÉP CHIẾU BẢN ĐỒ 2. Sai số chiếu hình: ▪ Tại những điểm và đường không có biến dạng, tỷ lệ bằng đơn vị (bằng 1). Những nơi khác trên bản đồ, tỷ lệ có thể nhỏ hơn hoặc lớn hơn 1. Đó là tỷ lệ riêng. ▪ Độ chênh lệch giữa tỷ lệ chính và tỷ lệ riêng là đại lượng để xác định sai số trên bản đồ. ▪ Các đại lượng sai số là một trong những tiêu chuẩn để đánh giá mức độ hoàn hảo, chính xác của một phép chiếu bản đồ.
  29. PHÉP CHIẾU BẢN ĐỒ 2. Phân loại phép chiếu bản đồ: ▪ Dựa vào vị trí tiếp xúc giữa bề mặt hỗ trợ và ellipsoid phân ra: phép chiếu đứng; phép chiếu ngang và phép chiếu nghiêng. ▪ Dựa vào bề mặt hỗ trợ phân ra: phép chiếu phương vị, phép chiếu hình nón, phép chiếu hình trụ. ▪ Dựa vào đặc điểm sai số, phân ra: phép chiếu giữ góc, phép chiếu giữ diện tích và phép chiếu tự do.
  30. PHÉP CHIẾU BẢN ĐỒ 2. Phân loại phép chiếu bản đồ: ▪ Trên thực tế, người ta thường kết hợp các dấu hiệu phân loại với nhau và tên gọi của các phép chiếu được gắn liền với các đặc điểm phân loại đó: phép chiếu hình trụ ngang đồng góc, phép chiếu phương vị đứng đồng khoảng cách, ▪ Tên gọi của phép chiếu còn được đặt theo tên của người đã xây dựng nên phép chiếu đó: Phép chiếu Mercator, phép chiếu Mollweide, phép chiếu Robinson,
  31. PHÉP CHIẾU BẢN ĐỒ 2. Phân loại phép chiếu bản đồ:
  32. PHÉP CHIẾU BẢN ĐỒ 2. Phân loại phép chiếu bản đồ:
  33. PHÉP CHIẾU BẢN ĐỒ 2. Phân loại phép chiếu bản đồ:
  34. PHÉP CHIẾU BẢN ĐỒ 2. Phân loại phép chiếu bản đồ:
  35. PHÉP CHIẾU BẢN ĐỒ 2. Phân loại phép chiếu bản đồ:
  36. PHÉP CHIẾU BẢN ĐỒ 2. Phân loại phép chiếu bản đồ:
  37. PHÉP CHIẾU BẢN ĐỒ 2. Phân loại phép chiếu bản đồ:
  38. PHÉP CHIẾU BẢN ĐỒ 2. Phân loại phép chiếu bản đồ: 2.1. Các phép chiếu hình trụ: ▪ Phép chiếu hình trụ đứng: lưới bản đồ có dạng đơn giản nhất, kinh tuyến là những đường thẳng song song cách đều nhau một khoảng bằng hiệu độ kinh tương ứng. Vĩ tuyến là những đường thẳng song song vuông góc với các kinh tuyến, khoảng cách giữa các vĩ tuyến phụ thuộc vào điều kiện của phép chiếu. Nếu là đồng khoảng cách thì khoảng cách giảm dần về hai cực, là đồng góc thì tăng dần. ▪ Các phép chiếu hình trụ đứng phổ biến: phép chiếu Behrmann, phép chiếu Mercator, phép chiếu Mollweide, phép chiếu Robinson
  39. PHÉP CHIẾU BẢN ĐỒ 2. Phân loại phép chiếu bản đồ: 2.1. Các phép chiếu hình trụ: Lưới chiếu hình trụ đứng đồng diện tích Behrmann
  40. PHÉP CHIẾU BẢN ĐỒ 2. Phân loại phép chiếu bản đồ: 2.1. Các phép chiếu hình trụ: Lưới chiếu hình trụ đứng đồng góc Mercator
  41. PHÉP CHIẾU BẢN ĐỒ 2. Phân loại phép chiếu bản đồ: 2.1. Các phép chiếu hình trụ: Lưới chiếu hình trụ đứng đồng khoảng cách
  42. PHÉP CHIẾU BẢN ĐỒ 2. Phân loại phép chiếu bản đồ: 2.1. Các phép chiếu hình trụ: Lưới chiếu hình trụ giả đồng diện tích Mollweide
  43. PHÉP CHIẾU BẢN ĐỒ 2. Phân loại phép chiếu bản đồ: 2.1. Các phép chiếu hình trụ: Lưới chiếu hình trụ giả Robinson
  44. PHÉP CHIẾU BẢN ĐỒ 2. Phân loại phép chiếu bản đồ: 2.1. Các phép chiếu hình nón: ▪ Phép chiếu hình nón đứng: kinh tuyến là những đường thẳng đồng quy tại 1 điểm, góc giữa các kinh tuyến ứng với hiệu độ kinh. Vĩ tuyến là những cung tròn đồng tâm với tâm là điểm hội tụ của các kinh tuyến. ▪ Các phép chiếu phổ biến: Phép chiếu hình nón đồng góc Lambert,
  45. PHÉP CHIẾU BẢN ĐỒ 2. Phân loại phép chiếu bản đồ: 2.1. Các phép chiếu hình nón: Lưới chiếu hình nón đứng đồng góc Lambert
  46. PHÉP CHIẾU BẢN ĐỒ 2. Phân loại phép chiếu bản đồ: 2.1. Các phép chiếu hình nón: Lưới chiếu hình nón đứng đồng khoảng cách
  47. PHÉP CHIẾU BẢN ĐỒ 2. Phân loại phép chiếu bản đồ: 2.1. Các phép chiếu hình nón: Lưới chiếu hình nón đứng đồng diện tích
  48. PHÉP CHIẾU BẢN ĐỒ 2. Phân loại phép chiếu bản đồ: 2.1. Các phép chiếu hình phương vị: ▪ Phép chiếu phương vị đứng: các kinh tuyến được biểu diễn thành những đường thẳng đồng quy, góc bằng hiệu độ kinh. Vĩ tuyến là những đường tròn đồng tâm với tâm là điểm hội tụ kinh tuyến. ▪ Các phép chiếu phổ biến: đồng diện tích Lambert,
  49. PHÉP CHIẾU BẢN ĐỒ 2. Phân loại phép chiếu bản đồ: 2.1. Các phép chiếu hình phương vị: Lưới chiếu phương vị đứng đồng diện tích Lambert
  50. PHÉP CHIẾU BẢN ĐỒ 2. Phân loại phép chiếu bản đồ: 2.1. Các phép chiếu hình phương vị: Phép chiếu phương vị ngang đồng khoảng cách Postel: kinh tuyến giữa là một đường thẳng, các kinh tuyến khác là những đường cong cách đều nhau lõm về kinh tuyến giữa, hội tụ tại cực. Vĩ tuyến là những đường cong cách đều nhau lõm về hai cực. Xích đạo là đường thẳng. Hai cực là một điểm. Ứng dụng để vẽ bản đồ bán cầu Đông, Tây Lưới chiếu phương vị ngang đồng khoảng cách Postel
  51. PHÉP CHIẾU BẢN ĐỒ 2. Phân loại phép chiếu bản đồ: 2.1. Các phép chiếu hình phương vị: Phép chiếu phương v nghiêng đồng diện tích Lambert
  52. PHÉP CHIẾU BẢN ĐỒ 2. Các phép chiếu dùng cho bản đồ Việt Nam: 2.1. Đối với bản đồ tỷ lệ nhỏ: ▪ Bản đồ Việt Nam tỷ lệ 1:1.000.000 và nhỏ hơn: được xây dựng bằng phép chiếu hình nón đứng đồng góc với hai vĩ tuyến chuẩn là 110 và 210. ▪ Dọc hai vĩ tuyến chuẩn không có sai số. Sai số diện tích có giá trị nhỏ nhất là -0,75% trên vĩ tuyến 16001’; sai số diện tích ở biên cực Bắc và Nam phần đất liền lãnh thổ Việt Nam là +0,90%. ▪ Thuận lợi để xây dựng bản đồ Việt Nam, có thể mở rộng ra Trường Sa, Hoàng Sa mà không ảnh hưởng đến sai số chiếu hình.
  53. PHÉP CHIẾU BẢN ĐỒ 2. Các phép chiếu dùng cho bản đồ Việt Nam: 2.1. Đối với bản đồ tỷ lệ nhỏ: ▪ Kinh tuyến là những đường thẳng, bản đồ vẽ theo phép chiếu này thuận lợi cho việc phân mảnh và chọn kinh tuyến giữa tùy ý, trình bày ngay ngắn trên một tập bản đồ. ▪ Bản đồ địa hình Việt Nam tỷ lệ 1:1.000.000 được thiết kế theo phép chiếu này kể từ năm 1968. Từ đó đến nay, phép chiếu này vẫn được sử dụng đối với các loại bản đồ Việt Nam tỷ lệ nhỏ.
  54. PHÉP CHIẾU BẢN ĐỒ 2. Các phép chiếu dùng cho bản đồ Việt Nam: 2.2. Phép chiếu Gauss - Kruger: ▪ Được Gauss thiết lập những năm 1820 – 1830, sau đó được Kruger hoàn thiện vào 1912 – 1919. ▪ Chia ellipsoid làm 60 múi, bề rộng mỗi múi là 60, tính từ kinh tuyến Greenwich. Sau đó chiếu lần lượt từng múi. ▪ Là phép chiếu hình trụ ngang đồng góc. ▪ Kinh tuyến giữa (kinh tuyến trục, kinh tuyến trung ương) là đường thẳng . các kinh tuyến còn lại là những đường cong lõm về phía kinh tuyến giữa.
  55. PHÉP CHIẾU BẢN ĐỒ 2. Các phép chiếu dùng cho bản đồ Việt Nam: 2.2. Phép chiếu Gauss - Kruger: ▪ Lãnh thổ Việt Nam thuộc hai múi: 18,19 có kinh tuyến giữa là 1050 và 1110. ▪ Xích đạo là đường thẳng vuông góc với kinh tuyến giữa. Các vĩ tuyến khác là những đường cong lõm về phía hai cực. ▪ Kinh vĩ tuyến đối xứng nhau qua xích đạo và qua kinh tuyến trục. ▪ Phép chiếu không có biến dạng về góc. Tỷ lệ độ dài không đổi ở kinh tuyến giữa (bằng 1). Tỷ lệ này không đổi trên các cặp đường thẳng song song với kinh tuyến giữa và đối xứng với nhau qua kinh tuyến giữa.
  56. PHÉP CHIẾU BẢN ĐỒ 2. Các phép chiếu dùng cho bản đồ Việt Nam: 2.2. Phép chiếu Gauss - Kruger: ▪ Mỗi múi chiếu ứng với hệ thống tọa độ vuông góc riêng. Gốc tọa độ là giao điểm giữa kinh tuyến trục và xích đạo. Để tránh giá trị âm, người ta dời gốc tọa độ về phía Tây 500km, ở Nam bán cầu dời thêm về phía Nam 10.000km. ▪ Phép chiếu này được sử dụng ở nhiều nước trên thế giới đối với các bản đồ địa hình tỷ lệ lớn. ▪ Hệ tọa độ HN-72 sử dụng phép chiếu này với ellipsoid Krasovsky (1940), có thông số: ▪ a = 6.378.245m và = 1/298,3
  57. PHÉP CHIẾU BẢN ĐỒ 2. Các phép chiếu dùng cho bản đồ Việt Nam: 2.2. Phép chiếu Gauss - Kruger: Kinh tuyến gốc 1 2 3 Kinh tuyến giữa 0 60 120 30 90 Xích đạo
  58. PHÉP CHIẾU BẢN ĐỒ 2. Các phép chiếu dùng cho bản đồ Việt Nam: 2.3. Phép chiếu UTM (Universal Transverse Mercator): ▪ Dựa trên nền tảng phép chiếu hình trụ ngang đồng góc. ▪ Mặt ellipsoid cắt với hình trụ tại hai cát tuyến. ▪ Hệ số biến dạng của kinh tuyến trục là 0,9996 (đối với múi 60) và 0,9999 (đối với múi 30). ▪ Chiếu theo từng múi (60 hoặc 30), múi số 1 tính từ kinh tuyến 180 - 1740 Tây.
  59. PHÉP CHIẾU BẢN ĐỒ 2. Các phép chiếu dùng cho bản đồ Việt Nam: 2.3. Phép chiếu UTM (Universal Transverse Mercator): ▪ Kinh tuyến giữa là một đường thẳng. Các kinh tuyến còn lại là những đường cong, chiều lõm hướng về kinh tuyến giữa. ▪ Xích đạo là đường thẳng vuông góc với kinh tuyến giữa. Các vĩ tuyến còn lại là những đường cong, chiều lõm hướng về phía hai cực. ▪ Không có biến dạng góc, tỷ lệ độ dài không đổi (bằng 1) ở hai đường cát tuyến.
  60. PHÉP CHIẾU BẢN ĐỒ 2. Các phép chiếu dùng cho bản đồ Việt Nam: 2.3. Phép chiếu UTM (Universal Transverse Mercator): X Kinh tuyến giữa Kinh tuyến giữa 180km 180km Xích đạo 500km 0km
  61. KHUNG VÀ BỐ CỤC BẢN ĐỒ 1. Khung bản đồ. ▪ Là những đường giới hạn phạm vi biểu hiện của bản đồ. ▪ Bao gồm nhiều đường khác nhau, mỗi đường có nhiệm vụ riêng. ▪ Khung trong là đường thẳng giới hạn nội dung thể hiện của bản đồ. ▪ Kế đến là khung giữa để ghi giá trị kinh vĩ độ. ▪ Khung ngoài dùng để trang trí.
  62. KHUNG VÀ BỐ CỤC BẢN ĐỒ 1. Khung bản đồ.
  63. KHUNG VÀ BỐ CỤC BẢN ĐỒ 2. Bố cục bản đồ. ▪ Là sự sắp xếp, bố trí các yếu tố của bản đồ: vị trí của nội dung lãnh thổ biểu hiện so với khung bản đồ; tiêu đề bản đồ; bản chú giải; bản đồ phụ, đồ thị, biểu đồ, lát cắt, ▪ Trong nhiều trường hợp, người ta có thể biểu diễn một phần nhỏ nội dung của bản đồ ra ngoài phạm vi khung để bảo toàn tỷ lệ bản đồ đã chọn mà không thay đổi bố cục của tờ bản đồ đó.
  64. PHÂN MẢNH VÀ DANH PHÁP BẢN ĐỒ ▪ Khi cần biểu hiện một lãnh thổ ở một tỷ lệ đủ lớn thì khó có thể biểu diễn trên một tờ bản đồ. Vì vậy, người ta phải thể hiện khu vực đó trên nhiều mảnh bản đồ khác nhau ở cùng một tỷ lệ. Khi ghép các mảnh bản đồ lại sẽ cho ta một khu vực hoàn chỉnh. ▪ Quá trình đó gọi là phân mảnh bản đồ. ▪ Các mảnh bản đồ được phân mảnh và đánh số hiệu, gọi là danh pháp bản đồ.
  65. PHÂN MẢNH VÀ DANH PHÁP BẢN ĐỒ 1. Đối với bản đồ địa hình cơ bản. ▪ Bản đồ địa hình tỷ lệ 1:1.000.000 được chọn làm cơ sở để phân mảnh. ▪ Mỗi tờ bản đồ có kích thước 40x60 là giao của múi 60 chia theo kinh tuyến và đai 40 chia theo vĩ tuyến. ▪ Kí hiệu múi được đánh bằng số Ả rập: 1,2,3, 60, múi số 1 tính từ kinh tuyến 180 – 1740T và tăng dần từ Đông sang Tây. ▪ Kí hiệu đai được đánh bằng các chữ cái Latin A,B,C, Z (bỏ qua O và I), đai A tính từ vĩ tuyến 0 – 40 và tăng dần từ xích đạo về cực.
  66. PHÂN MẢNH VÀ DANH PHÁP BẢN ĐỒ 1. Đối với bản đồ địa hình cơ bản. ▪ Trong lưới chiếu UTM quốc tế, người ta đặt thêm kí hiệu N đối với các đai ở bán cầu Bắc và S đối với các đai ở bán cầu Nam. ▪ Hệ VN-2000 có dạng X- yy(NX-yy), X là kí hiệu đai, yy kí hiệu múi, phần trong ngoặc là theo UTM quốc tế. ▪ VD: F-48 (NF-48)
  67. PHÂN MẢNH VÀ DANH PHÁP BẢN ĐỒ 1. Đối với bản đồ địa hình cơ bản. ▪ Bản đồ địa hình tỷ lệ 1:500.000: từ bản đồ 1:1.000.000 chia 4 mảnh bản đồ tỷ lệ 1:500.000, mỗi mảnh có kích thước 20x30. Phiên hiệu mảnh đặt bằng các chữ cái A,B,C,D theo thứ tự từ trái qua phải, từ trên xuống dưới. ▪ Theo UTM quốc tế, các chữ cái A,B,C,D được đánh theo chiều kim đồng hồ từ góc Tây Bắc. ▪ Phiên hiệu của mảnh 1:500.000 là phiên hiệu của mảnh bản đồ tỷ lệ 1:1.000.000 chứa mảnh bản đồ tỷ lệ 1:500.000 đó, dấu (-) và sau đó là kí hiệu mảnh của mảnh 1:500.000 trong mảnh 1:1.000.000; phần trong ngoặc là phiên hiệu theo UTM quốc tế. ▪ VD: F-48-D(NF-48-C)
  68. PHÂN MẢNH VÀ DANH PHÁP BẢN ĐỒ 1. Đối với bản đồ địa hình cơ bản. ▪ Bản đồ địa hình tỷ lệ 1:250.000: mỗi mảnh bản đồ 1:500.000 chia thành 4 mảnh 1:250.000, có kích thước 10x1030’, kí hiệu bằng các chữ số Ả rập 1,2,3,4 theo thứ tự từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. ▪ Theo UTM quốc tế, mảnh bản đồ 1:1.000.000 chia thành 16 mảnh 1:250.000, có kích thước 10x1030’, kí hiệu bằng các chữ số Ả rập 1 – 16, từ trái sang phải, trên xuống dưới. ▪ Phiên hiệu mảnh 1:250.000 bao gồm phiên hiệu mảnh 1:500.000 chứa mảnh đó, dấu (-) và sau đó là kí hiệu mảnh 1:250.000 trong mảnh 1:500.000, phần trong ngoặc là phiên hiệu theo UTM quốc tế. ▪ VD: F-48-D-1(NF-48-11)
  69. PHÂN MẢNH VÀ DANH PHÁP BẢN ĐỒ 1. Đối với bản đồ địa hình cơ bản. ▪ Bản đồ địa hình tỷ lệ 1:100.000: mỗi mảnh bản đồ 1:1.000.000 chia thành 96 mảnh 1:100.000, có kích thước 30’x30’, kí hiệu bằng số Ả rập 1 – 96 từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. ▪ Theo UTM quốc tế, được chia độc lập so với hệ thống bản đồ 1:1.00.000. Phiên hiệu gồm 4 số, hai số đầu bắt đầu bằng 00 là số thứ tự múi có độ rộng 30’ theo kinh tuyến xuất phát từ 750Đ tăng dần về phía Đông, hai số sau bắt đầu bằng 01 là số thứ tự đai có độ rộng 30’xuất phát từ vĩ tuyến 40 Nam bán cầu tăng dần về phía cực. ▪ Phiên hiệu mảnh giống với 1:500.000 và 1:250.000 ▪ VD: F-48-68(6151)
  70. PHÂN MẢNH VÀ DANH PHÁP BẢN ĐỒ 1. Đối với bản đồ địa hình cơ bản. ▪ Bản đồ địa hình tỷ lệ 1:50.000: mỗi mảnh 1:100.000 chia thành 4 mảnh 1:50.000, có kích thước 15’x15’, kí hiệu bằng A,B,C,D từ trái qua phải, từ trên xuống dưới. ▪ Theo UTM quốc tế, chia mảnh tương tự, kí hiệu bằng số La Mã I,II,III,IV theo chiều kim đồng hồ tính từ góc Đông – Bắc. ▪ Phiên hiệu mảnh giống với các phiên hiệu mảnh bản đồ trước. ▪ VD: F-48-68-D(6151II)
  71. PHÂN MẢNH VÀ DANH PHÁP BẢN ĐỒ 1. Đối với bản đồ địa hình cơ bản. ▪ Bản đồ địa hình tỷ lệ 1:25.000: mỗi mảnh 1:50.000 chia thành 4 mảnh 1:25.000, có kích thước 7’30”x7’30”, kí hiệu bằng a,b,c,d từ trái qua phải, từ trên xuống dưới. ▪ UTM quốc tế không phân chia các mảnh bản đồ tỷ lệ 1:25.000 và lớn hơn. ▪ Phiên hiệu mảnh giống với các phiên hiệu trước (không có phần UTM quốc tế). ▪ VD: F-48-68-D-d.
  72. PHÂN MẢNH VÀ DANH PHÁP BẢN ĐỒ 1. Đối với bản đồ địa hình cơ bản. ▪ Bản đồ địa hình tỷ lệ 1:10.000: mỗi mảnh 1:25.000 chia thành 4 mảnh 1:10.000, mỗi mảnh có kích thước 3’45”x3’45”, kí hiệu bằng 1,2,3,4 theo thứ tự từ trái qua phải, từ trên xuống dưới. ▪ Phiên hiệu mảnh bản đồ 1:10.000 giống với phiên hiệu mảnh bản đồ 1:25.000 ▪ VD: F-48-68-D-d-4.
  73. PHÂN MẢNH VÀ DANH PHÁP BẢN ĐỒ 1. Đối với bản đồ địa hình cơ bản. ▪ Bản đồ địa hình tỷ lệ 1:5.000: mỗi mảnh 1:100.000 chia thành 256 mảnh 1:5.000, mỗi mảnh có kích thước 1’52,5”x1’52,5”, kí hiệu bằng số từ 1 đến 256 theo thứ tự từ trái qua phải, từ trên xuống dưới. ▪ Phiên hiệu mảnh 1:5.000 bao gồm phiên hiệu bản đồ 1:100.000 chứa mảnh đó, dấu (-) và sau đó là kí hiệu mảnh 1:5.000 được đặt trong dấu (). ▪ VD: F-48-68-(256).
  74. PHÂN MẢNH VÀ DANH PHÁP BẢN ĐỒ 1. Đối với bản đồ địa hình cơ bản. ▪ Bản đồ địa hình tỷ lệ 1:2.000: mỗi mảnh 1:5.000 chia thành 9 mảnh 1:2.000, mỗi mảnh có kích thước 37,5”x37,5”, kí hiệu bằng chữ cái Latin a,b,c,d,e,f,g,h,k (bỏ qua i,j) theo thứ tự từ trái qua phải, từ trên xuống dưới. ▪ Phiên hiệu mảnh 1:2.000 bao gồm phiên hiệu mảnh bản đồ 1:5.000 chứa mảnh đó, kí hiệu mảnh 1:2.000 và cả 1:5.000 (ngăn bởi dấu (-) được đặt trong dấu (). ▪ VD: F-48-68-(256-k).
  75. PHÂN MẢNH VÀ DANH PHÁP BẢN ĐỒ 2. Đối với bản đồ địa hình tỷ lệ lớn. ▪ Bản đồ địa hình tỷ lệ 1:1.000: mỗi mảnh 1:2.000 chia thành 4 mảnh 1:1.000, kí hiệu bằng chữ số La Mã (I,II,III,IV) theo thứ tự từ trái qua phải, từ trên xuống dưới. ▪ Phiên hiệu mảnh 1:1.000 bao gồm phiên hiệu mảnh bản đồ 1:2.000 chứa mảnh đó, kí hiệu mảnh 1:1.000 và cả 1:2.000 (ngăn bởi dấu (-) được đặt trong dấu (). ▪ VD: F-48-68-(256-k-IV).
  76. PHÂN MẢNH VÀ DANH PHÁP BẢN ĐỒ 2. Đối với bản đồ địa hình tỷ lệ lớn. ▪ Bản đồ địa hình tỷ lệ 1:500: mỗi mảnh 1:2.000 chia thành 16 mảnh 1:1.000, kí hiệu bằng chữ số Ả rập 1 đến 16 theo thứ tự từ trái qua phải, từ trên xuống dưới. ▪ Phiên hiệu mảnh 1:500 bao gồm phiên hiệu mảnh bản đồ 1:2.000 chứa mảnh đó, kí hiệu mảnh 1:500 và cả 1:2.000 (ngăn bởi dấu (-) được đặt trong dấu (). ▪ VD: F-48-68-(256-k-16).
  77. C-48-87 ? ? ? ? ?
  78. C-48-24-B-b ? ? ? ? ?
  79. C-48-96-D-d-2 ? ? ? ? ?