Tiểu luận Hôn nhân trên góc nhìn Triết học

doc 15 trang ngocly 2620
Bạn đang xem tài liệu "Tiểu luận Hôn nhân trên góc nhìn Triết học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • doctieu_luan_hon_nhan_tren_goc_nhin_triet_hoc.doc

Nội dung text: Tiểu luận Hôn nhân trên góc nhìn Triết học

  1. z Tiểu luận triết học  HÔN NHÂN TRÊN GÓC NHÌN TRIẾT HỌC 1
  2. Tiểu luận triết học ĐỀ CƯƠNG TRIẾT HỌC Đề tài : HÔN NHÂN TRÊN GÓC NHÌN TRIẾT HỌC I. Nội dung kiến thức  Phạm trù vận động.  Phạm trù tất nhiên – ngẫu nhiên.  Phạm trù nội dung – hình thức.  Quy luật lượng- chất.  Quy luật mâu thuẫn.  Phạm trù khả năng – hiện thực. II. Dàn ý tiểu luận . 1. Khái niệm hôn nhân  Kn hôn nhân –ý nghĩa hôn nhân (phạm trù tất nhiên – ngẫu nhiên )  Nhận thức của nam nữ về hôn nhân (nội dung – hình thức ) 2. Hôn nhân và tầm quan trọng của hôn nhân.  Hôn nhân và bản chất hôn nhân ( quy luật lượng – chất ) – ( quy luật phủ định của phủ định)  Sự vận động và phát triển của hôn nhân ( phạm trù vận động )  Tầm quan trọng của hôn nhân với gia đình và xã hội (phạm trù bản chất – hiện tượng ) – ( nguyên nhân – hệ quả ). 3. Thực trạng hôn nhân hiện nay – giải pháp.  Phạm trù khả năng – hiện thực. 2
  3. Tiểu luận triết học LỜI MỞ ĐẦU “Trai lớn lấy vợ, gái lớn gả chồng” đó là qui luật tự nhiên của con người và tạo hoá, nhưng cả trai lẫn gái trước ngưỡng cửa hôn nhân đều chưa hiểu thấu được sự quan trọng của hôn nhân. Họ thường quan niệm hôn nhân là sự kết thúc của tình yêu, là xong bổn phận của mình với gia đình và xã hội. Chính vì quan niệm sai lầm ấy mà có tới hơn 30% những cuộc hôn nhân kết thúc bằng ly hôn, gây cảnh chia lìa trong gia đình và tạo gánh nặng cho xã hội. Để tiến tới một cuộc hôn nhân hạnh phúc là sự đòi hỏi cao độ của cả một quá trình rèn luyện kiến thức và kinh nghiệm. Nắm bắt được ý nghĩa và tầm quan trọng của hôn nhân ta không những tránh được những ý niệm sai lầm mà còn tạo cơ sở để có một kiến thức gia đình vững chắc trước khi bước vào cuộc sống. Trong quá trình học tập và tìm hiểu qua sách vở, mạng truyền thông, được sự hướng dẫn và chỉ bảo tận tình của thầy giáo: PGS.TS Trần Ngọc Linh em đã mạnh dạn đi sâu và tìm hiểu về đề tài: “Hôn nhân trên góc nhìn triết học ”. Đề tài gồm 3 phần: PHẦN I: Khái niệm hôn nhân. PHẦN II: Hôn nhân và tầm quan trọng của hôn nhân. PHẦNIII: Thực trạng hôn nhân hiện nay và những biện pháp giải quyết. Do thời gian làm tiểu luận ngắn, khả năng nắm bắt thực tế chưa cao nên tiểu luận không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được những ý kiến nhận xét đóng góp của thầy cô trong quá trình sửa bài để tiểu luận của em thêm phần phong phú và thiết thực. Em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Trần Ngọc Linh đã giúp đỡ, chỉ bảo em hoàn thành tiểu luận này. 3
  4. Tiểu luận triết học PHẦN I: KHÁI NIỆM HÔN NHÂN 1.Khái niệm hôn nhân và ý nghĩa của hôn nhân. "Những yếu tố chính làm nên hạnh phúc ở đời là có việc gì đó để làm, có ai đó để yêu và có điều gì đó để hi vọng” ( C.Fericberg ). Tình yêu làm người ta buồn chán, mất ăn mất ngủ vì tình yêu rồi người ta lại hân hoan sung sướng vì tình yêu và để giấc mộng vàng thành hiện thực người ta kết hôn và sống với nhau dưới một mái nhà. Nhưng khi sống trong căn nhà hạnh phúc, cả người đàn ông lẫn người đàn bà đều không hiểu phải làm những việc gì để chung lo cuộc sống, nhiệm vụ riêng của họ là gì ? họ không hề có một khái niệm nào về hôn nhân cũng như chưa từng được dạy cách lấy vợ lấy chồng như thế nào ? ăn ở với nhau ra sao? Và theo cảm tính của tình yêu họ ràng buộc nhau, bắt phải sống giống nhau, khi không còn chịu đựng áp lực của nhau được nữa họ đành chia tay. Vậy hôn nhân là gì? Hôn nhân là sự tạo lập cuộc sống chung hoàn toàn của một người đàn ông và một người đàn bà, sự sống chung hoàn toàn này gồm những thành phần vật chất: ở chung dưới một mái nhà, ăn cùng một mâm, hưởng chung những sung sướng vật chất, đồng lao cộng khổ để cùng trở nên hạnh phúc, cùng có đủ mọi nhu cầu của cuộc sống. Nhờ có tình yêu thương gắn bó nên những tiền của và những thắng lợi của chồng cũng coi như của chính người vợ và ngược lại người chồng cũng luôn hiểu rằng "của chồng, công vợ". Không có một sự ghen tuông nào chia rẽ được họ cả. Họ cùng đồng lao cộng khổ với nhau, người này làm lợi người kia sung sướng. Do một sự ngẫu hợp của hoàn cảnh, họ ngẫu nhiên gặp nhau và khi cảm thấy hợp nhau, yêu nhau họ dẫn đến cái tất nhiên là lấy nhau và cùng ăn đời ở kiếp với nhau. 2. Nhận thức của nam nữ về hôn nhân Vậy hôn nhân có ý nghĩa gì ? và sự nhận thức của thanh niên nam nữ trước vấn đề hôn nhân ra sao ? nếu bạn hỏi bất cứ người con trai hay con gái nào về hôn nhân thì bạn sẽ nhận được hai kiểu trả lời: một là không biết, hai là hôn nhân tức là cưới xin, mà cưới xin thì có những lễ: giạm ngõ, vấn danh, nạp thái, vu qui, cô dâu, 4
  5. Tiểu luận triết học chú rể hợp thành vợ chồng, ăn ở với nhau, sinh con đẻ cái, sống với nhau đến đầu bạc răng long. Đó là sự hiểu biết của hầu hết các bạn trẻ về hôn nhân và ý nghĩa của hôn nhân bởi lẽ các bậc cha mẹ trong gia đình, các thầy cô giáo trong lớp học ít khi giải thích cho con cái và học trò hiểu thế nào là hôn nhân, ý nghĩa của hôn nhân và mục đích của hôn nhân, thường thì khi người con trai và người con gái đến tuổi dậy thì tự nhiên mơ ước sống chung với một người khác phái, có những người bị kích thích bởi những ham muốn về tình dục, vật chất và vì những phút yếu lòng, họ tự huỷ tương lai của mình bằng những điều lầm tưởng, họ nghĩ họ sinh ra là của nhau để khi có cơ hội họ thành lập gia thất và kết cục trong một thời gian ngắn họ lại nhận ra rằng họ sinh ra không phải để ăn đời ở kiếp với nhau và rồi người con trai lại bỏ mặc người con gái ở nhà để đi tìm một một nửa khác hợp với mình tronhg khi người con gái ở nhà tủi phận khóc thầm vì dã trót trao thân gửi phận vào một người mà mình không thể yêu được nữa. Hối hận bây giờ thì cũng đã muộn, họ đành cố chịu đựng lẫn nhau, tự làm khổ nhau hoặc cam chịu “bẻ một chữ đồng làm hai” một gia đình tan nát hay không còn hạnh phúc qui chung cũng do sự ngộ nhận của giới trẻ nghĩ về hôn nhân quá đơn giản, hoặc người con trai chưa hiểu được trách nhiệm của mình hoặc người phụ nữ chưa làm tròn bổn phận của mình với gia đình, gây ra hai đường đi, hai ngã rẽ. 5
  6. Tiểu luận triết học Phần II: BẢN CHẤT CỦA HÔN NHÂN VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA HÔN NHÂN. Có những sai lầm và kết cục đau thương như trên là do giới trẻ trước ngưỡng cửa hôn nhân chưa ý thức và hiểu rõ được bản chất cũng như vai trò của hôn nhân, họ luôn nằm trong mộng, mơ tưởng về một cuộc sống chốn thiên đường và tình yêu xây dựng nên bởi “ một túp lều tranh, hai trái tim vàng”. Hoặc nếu có ước vọng, có một chút hiểu biết thì họ hiểu rất mơ hồ và dần dần di đến con đường tình ái, khi hiểu ra thì mọi sự đã muộn. Vậy bản chất của hôn nhân là gì ? cần nhận thức nó theo những tiêu điểm nào? Hôn nhân là thiên đường cho những đôi nam nữ biết rõ hôn nhân và tầm quan trọng của hôn nhân nhưng lại là địa ngục cho những đôi nam nữ coi hôn nhân như cứu cánh chủ yếu để thoả mãn tình cảm. Họ không hiểu và cũng không chịu tìm hiểu tâm lí của người bạn khác phái với mình và không biết rằng khi lấy vợ lấy chồng mình đã buộc vào những cam kết gì, đã gánh lấy trách nhiệm gì. Như vậy để tránh những sai lầm cũng như những điều đáng tiếc có thể xảy ra với hôn nhân ta nên biết bản chất của hôn nhân là gì ? Hôn nhân không những là sự đồng lao cộng khổ giữa người đàn ông và người đàn bà trong cùng một mái nhà mà hôn nhân còn đòi hỏi sự cộng đồng của trí thông minh nữa. Chồng cũng như vợ đều phải mang tài trí riêng của mình để cùng bàn bạc, trao đổi ý kiến cho nhau, tỏ bày ý kiến cùng nhau để tìm ra một kế hoạch khéo léo, một phương hướng vững vàng trong công việc, giải quyết mọi vấn đề trong gia đình để tạo một cuộc sống yên vui, giáo dục con cái cho chu đáo.Trong quá trình này sẽ có những điểm dị đồng, một số quan điểm không đồng nhất với nhau gây ra những bất hoà nhỏ nhưng điều quan trọng là phải có sự cộng đồng của hai tấm lòng. Từ hai người khác nhau, hai tâm hồn và hai cá thể cá biệt họ đã hợp lai thành một gia đình có chung một lí tưởng. Từ một tình yêu mạnh mẽ, họ đối sử với nhau như chính bản thân mình, người nọ cầu mong và hết sức giúp đỡ để người kia sung sướng, săn sóc sức khoẻ và đức độ của nhau, lo cho nhau khi bị bệnh hoạn, chia vui sẻ buồn cùng nhau, chồng thù gét những người nào đã gây 6
  7. Tiểu luận triết học đau khổ cho vợ, vợ quí trọng những người nào đã giúp đỡ, che trở cho chồng, người này luôn nghĩ đến người kia như chính bản thân mình vậy. Từ sự kết hợp của hai tâm hồn dẫn đến sự kết hợp của hai thể xác, đời sống tâm lí này được coi là nguồn khoái cảm mới lạ tuy nhiên nó không được gọi là sự chiếm đoạt thực sự bởi nếu quan niệm như thế thì hôn nhân đã đi đến một ngã rẽ khác, nó chỉ được sử dụng như một hình thức thoả mãn sự khoái cảm của xác thịt chứ không phải là tình yêu đơn thuần. Hôn nhân phải được coi là tình yêu thương nồng nhiệt, sự gắn bó giữa hai tấm lòng muốn xích lại gần nhau, ý chí bất di bất dịch của người nọ muốn phụ thuộc người kia và họ cố gắng thực hiện sự kết hợp hoàn hảo và đầy đủ của lí trí lẫn trái tim. Vậy cho nên, sự kết hợp của hai thể xác không chỉ là sự chiếm đoạt đáp ứng nhu cầu tâm lí mà nó còn là bằng chứng của tình yêu, ý chí của người này muốn hoàn toàn thuộc sở hữu của người kia và cùng tạo nên một nền hạnh phúc lâu bền. Tuy nhiên có một số cặp vợ chồng đã không thành công trong sự sống theo ý nghĩa của hôn nhân vì thế dẫn đến một sự cách xa, tạo một khoảng không cho hai người vì thế để tạo ra hạnh phúc bạn phải nghĩ hôn nhân là cuộc sống chung của hai người, cùng chia vui, sẻ buồn với nhau để tạo nên một gia đình hạnh phúc. Đó cũng là nền tảng vững mạnh cho một xã hội. Khi hiểu thấu rõ được bản chất hôn nhân, ta có thể nắm được hôn nhân là một việc tối quan trọng cho cả một đời, nên quyền của các bạn trẻ rất rõ rệt, từ khi gặp nhau cho đến thời kì kết hôn là cả một quá trình, đôi trẻ trước tiên phải thành thực trong mối quan hệ của nhau, hôn nhân phải dựa trên tình yêu, sự tương quan của cùng một tình cảm, cùng một cuộc sống, xác định thật nghiêm túc quan hệ mà hai người sẽ tiến đến hoặc là sẽ làm bạn khi hai người qua tìm hiểu mà không thấy hợp nhau hoặc là sẽ đi đến hôn nhân khi hai người ý thức và hiểu rõ về nhau, tìm hiểu hôn nhân như thế nào nó có phải đơn thuần là lí tính hay không mà còn phải dựa trên nhiều mặt của xã hội, từ những mối quan hệ cho đến công việc, nền kinh tế gia đình hướng phát triển và sự phù hợp với nhau trong cuộc sống, nguồn hạnh phúc gia đình chủ yếu dựa vào những đâu,khi nghĩ là sẽ kết hôn rồi thì nên thàh thật với nhau, dự tính tương lai công việc sẽ thế nào, có con cái ra sao cả hai cần làm gì cho 7
  8. Tiểu luận triết học những lần gặp gỡ, đón trước những trắc trở gì trong cuộc sống. Nói chung phải nhìn nhận hôn nhân trên chiều rộng và chiều sâu, dự tính thật chu toàn để làm nên một cuộc hôn nhân hạnh phúc. 8
  9. Tiểu luận triết học Phần III. Thực trạng hôn nhân hiện nay và giải pháp. Một điều dễ nhận thấy trong giới trẻ hiện nay là tình yêu sét đánh dẫn đến những cuộc hôn nhân “chạy chợ”. Khi kén chọn người bạn đời của mình, con trai thì bị quyến rũ bởi những đức tính bên ngoài: Sắc đẹp, ăn nói giỏi, miệng cười tươi, đôi mắt nhí nhảnh, mái tóc mây hơn là giá trị thực về tinh thần và đạo đức của một người con gái ngược lại những cô gái thì lại bị thu hút bởi những anh chàng nhiều tiền, ga lăng, đẹp trai, có địa vị xã hội. “cái nết đánh chết cái đẹp” dường như tiêu tan thay vào đó là những ham muốn vật chất, đến khi thoả mãn rồi thì tiền cũng mất mà tình cũng đi. Giới trẻ hình như chỉ quan tâm tới vẻ đẹp hình thức mà không quan tâm tới nội dung bên trong, họ luôn đuổi theo những gì mình chưa có được. Thứ nữa là trong thời kì ve vãn nhau, họ bị lôi kéo bởi bạn bè, những ý tưởng bộc phát dễ gây sai lầm, chạy theo lòng ích kỉ, hiếu thắng muốn chinh phục được đối tượng đó là những trắc trở dễ nhận thấy mà cả hai phải trải qua trước thời kì hôn nhân. Thứ ba là con trai và con gái bây giờ yêu nhau rất dễ, lấy nhau rất sớm và bỏ nhau cũng như thay áo vậy. Đã đành là xã hội bây giờ cho họ quyền được tự do yêu đương, quyền hôn nhân nhưng giới trẻ lại thịnh hành mốt yêu theo phong trào, sống thử, mối tình tay ba và kết quả là những cuộc hôn nhân ngoài ý muốn, những cô cậu bé con ra đời nhìn cha mẹ chúng vẫn còn chưa đủ lớn. Tác hại thay tỉ lệ hôn nhân như thế này ngày càng nhiều, trong khi xã hội đang nâng cao trình độ văn hoá người dân, toàn dân phát động phong trào kế hoạch hoá gia đình thì những cô cậu đang tuổi ăn chơi, học hành lại trở thành những người cha, người mẹ bất đắc dĩ. Nguyên nhân này một phần do sự nhận thức của một số thanh thiếu niên còn nông cạn nhưng điều quan trọng là nền giáo dục của gia đình và xã hội, lẽ ra khi con cái đến tuổi dậy thì cha mẹ nên hướng dẫn chỉ bảo cho con cái những điều nên làm, thầy cô nên thẳng thắn trao đổi những điều về sự phát triển tâm sinh lí cho học trò thì ngược lại vì e lệ, vì những cái tế nhị của người lớn làm cho con trẻ 9
  10. Tiểu luận triết học không những không biết mà còn thôi thúc sự tò mò dẫn đến những gia đình nho nhỏ ra đời và tiếp nối là những đứa con sau những cuộc ly hôn. Hôn nhân quả là một vấn đề lan giải, nếu không có biện pháp khắc phục những tình trạng trên thì không những ảnh hưởng đến gia đình mà còn ảnh hưởng đến toàn xã hội. Vì vậy trước khi tiến tới hôn nhân cả nam và nữ phải lựa chọn thật sáng suốt cho mình người bạn trăm năm, không nên vì tiền tài hay sắc đẹp mà lấy nhau một cách vội vàng, cũng không nên kết hôn quá sớm hoặc quá muộn mà nên chú trọng ở tuổi 25 – 30 đó là tuổi mà người con trai lẫn con gái đã đủ chính chắn, sáng suốt, đủ điều kiện vật chất cũng như tinh thần để gánh vác một gia đình nhỏ, có thể giáo hoá con cái một cách tốt đẹp. Trước khi tiến hành một cuộc hôn nhân cần có những điều chú trọng sau đây: Khi lựa chọn một người bạn đời không nên lựa chọn một cách quá vội vàng và chỉ chăm chú ở vẻ đẹp hình thức, phải tìm hiểu kĩ, đánh giá qua thời gian lâu dài của mối quan hệ, người bạn đời phải có giá trị thực về tâm hồn, phải can đảm, cương nghị, tận tụy, khéo léo, hiểu biết thì mới gây dựng được hạnh phúc gia đình. Sự khác biệt về tôn giáo cũng cực kì quan trọng, tuy sự khác biệt này không đủ để ngăn cản hôn nhân nhưng nó có thể là đầu mối để gây sự bất hoà trong quan hệ vợ chồng, khi bạn hoặc người yêu bạn là một người quá ngoan đạo và phải từ bỏ đạo của mình vì tình yêu thì một ngày nào đó, khi cuộc sống gia đình có sự đổ vỡ thì bạn có thể khinh người vợ hoặc chồng của mình vì đã dễ dàng bỏ đạo cũng như dễ dàng bỏ tình yêu của chính bạn. Thứ nữa là khi chọn bạn đời bao giờ bạn cũng nên chọn người trong gia đình gia giáo vì sự giáo dục của gia đình rất quan trọng nó tạo nên đức tính của con cái cũng như mặt kiến thức lẫn nhân cách trong cuộc sống. Một người chồng thông minh bao giờ cũng chọn một người vợ ngang bằng kiến thức với mình, nó không những giúp bạn điều hoà cuộc sống của bạn mà còn giúp bạn có người chia sẻ trong công việc, trong sự giáo dục con cái cũng như trong lối giao thiệp ứng sử với mọi người. Khi đã quyết định hoặc lựa chọn một ai đó hãy xét xem những tâm tính, quan niệm, sở thích có hợp với nhau không, điều dĩ nhiên là cũng có những bất đồng nhất định và phải tìm cách điều hoà sao cho 10
  11. Tiểu luận triết học phù hợp còn nếu có một sự khác biệt quá lớn thì nên suy xét lại để định hướng cho mối quan hệ được lâu bền. Sức khoẻ của bạn đời cũng là điều vô cùng quan trọng, nó tạo nên cuộc sống có thuận lợi hay không, có hoà hợp hay không và tương lai của họ có được đảm bảo hay không. Trong thời kì tiền hôn nhân bạn hãy xem xét sự phù hợp của hai người đến đâu, dự định trước về đường con cái, tạo mối quan hệ bền vững với gia đình hai bên, hãy xét xem bố mẹ của hai bên có ý như thế nào, nếu cha mẹ ngăn cản mối quan hệ cũng đừng nên phản ứng thật gay gắt mà hãy xét xem tại sao cha mẹ lại phản ứng và nhìn nhận đối tượng của mình thế nào, nếu có cơ sở thì nên suy xét lại vì phần lớn các bậc cha mẹ bao giờ cũng có những kinh nghiệm sống, biết nhìn người trên nhiều phương diện, nên đánh giá bao giờ cũg đúng tr trường hợp cha mẹ thích giàu ép gả duyên con thì có khác đôi chút. Trong trường hợp như vậy bạn hãy cố gắng thuyết phục cha mẹ hoặc chứng thực bằng những việc làm có ý nghĩa, khi giông toó đã qua thì trời lại sáng tình yêu của bạn sẽ được mọi người nhìn nhận. Tóm lại, khi người con trai và người con gái hiểu biết nhau có đầy đủ những đức tính trên, tự nhiên họ sẽ quý trọng nhau cũng như người khác sẽ quí trọng họ bởi những cái hay, cái đẹp của họ. Tình yêu nảy sinh dựa trên một quan hệ vững chắc, có hiểu biết ắt hẳn sẽ tạo nên một cuộc sống gia đình hạnh phúc. 11
  12. Tiểu luận triết học KẾT LUẬN Hôn nhân là một công việc cao đẹp nhưng cũng là một phận sự, bởi vậy nó đòi hỏi sự hi sinh từ hai phía, người vợ luôn cần đến sự khuyên nhủ, chỉ dẫn, lòng yêu thương, sự nâng đỡ của người chồng. Người chồng luôn luôn cần đến sự tương trợ, hiện diện của người vợ. Để tìm thấy nguồn hạnh phúc thực sự trong hôn nhân, các ban đừng coi hôn nhân là một phương tiện để thoả mãn những thú vui vật chất của mình mà hãy coi hôn nhân là một cuộc sống chung hoàn toàn giữa người đàn ông và người đàn bà, muốn chia sẻ buồn vui với nhau để cùng đi tới một mục đích chung là tạo nên một gia đình đầm ấm, hạnh phúc thực sự. Đó cũng là nên tảng của một xã hội vững mạnh, một đất nước phồn vinh nhờ những gia đình hạnh phúc. Trong sự đổi thay và phát triển từng ngày của đất nước, bên cạnh những phát triển lành mạnh của xã hội vẫn còn những tồn tại yếu kém mà chế độ phong kiến để lại, sự hoà nhập của nền văn hoá tây âu khiến cho văn hoá nước ta dần bị hoà đồng và mai một, nhiệm vụ của chúng ta là phát huy những truyền thống tốt đẹp của ông cha, xoá bỏ dần những phong tục lạc hậu, bắt đầu từ mỗi cá nhân sau đó đến gia đình và toàn xã hội. Do thời gian làm tiểu luận ngắn cộng thêm sự hiểu biết thực tế chưa cao nên bài viết không tránh khỏi những thiếu sót, em kính mong thầy, cô trong quá trình sửa và chấm bài sẽ bổ sung, sửa chữa để bài viết của em được thiết thực hơn. Một lần nữa em xin được cảm ơn thầy giáo PGS.TS Trần Ngọc Linh đã giúp đỡ, hưóng dẫn cho em hoàn thành tiểu luận này. Hà nội, ngày 20 tháng 4 năm 2004. 12
  13. Tiểu luận triết học 13
  14. Tiểu luận triết học NHỮNG TÀI LIỆU SỬ DỤNG  Triết học Mác – LêNin  Trai lấy vợ- gái lấy chồng ( Hồng Hải- Nhà xuất bản tổng hợp Đồng Tháp )  100 điều cần biết về phong tục việt nam  Hôn nhân – gia đình và bạn trẻ ( Nhà xuất bản giáo dục )  Tình yêu – Giới tính ( Nhà xuất bản trẻ )  Tintucvietnamhonnhangiadinh.vietnamnet.com  Phongtucvietnam.com.vn 14
  15. Tiểu luận triết học MỤC LỤC Đề cương triết học 1 Lời nói đầu 2 Phần I: Khái niệm hôn nhân 3 1. Khái niệm hôn nhân và ý nghĩa của hôn nhân 3 2. Nhận thức của nam nữ về hôn nhân 4 Phần II: Bản chất của hôn nhân và tầm quan trọng của hôn nhân 5 1. Bản chất của hôn nhân 6 2. Sự phát triển của hôn nhân 6 3. Tầm quan trọng của hôn nhân 7 Phần III: Thực trạng hôn nhân hiện nay và giải pháp 8 1. Thực trạng của hôn nhân 9 2. Giải pháp 10 Kết luận 11 Tài liệu tham khảo 12 15