Thực hành Quản trị kinh doanh quốc tế - Nguyễn Thị Phương Thu
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thực hành Quản trị kinh doanh quốc tế - Nguyễn Thị Phương Thu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- thuc_hanh_quan_tri_kinh_doanh_quoc_te_nguyen_thi_phuong_thu.doc
Nội dung text: Thực hành Quản trị kinh doanh quốc tế - Nguyễn Thị Phương Thu
- THỰC HÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ Tên công ty : Công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk Thị trường xuất khẩu : Mỹ Tên sản phẩm : Sữa I.Chuẩn bị kinh doanh 1, Xây dựng bảng câu hỏi điều tra thị trường kinh doanh PHIẾU ĐIỀU TRA THỊ TRƯỜNG SỮA VINAMILK Họ và tên: . Tuổi: Giới tính: Nam/Nữ : Địa chỉ : . Điện thoại: . Câu 1 : Cho biết giới tính của bạn ? A. Nam B. Nữ Câu 2 : Trong cuộc sống bạn có sử dụng các sản phẩm từ sữa không? A. Không bao giờ C. Thường xuyên B. Thỉnh thoảng D. Rất thường xuyên Câu 3 : Bạn dùng sữa của nước nào? A. Việt Nam C. Thái Lan B. Trung Quốc D. Hoa Kỳ Câu 4 : Sản phẩm sữa mà bạn thích sử dụng? A. Sữa đặc C. Sữa bột B. Sữa tươi D. Sữa chua Câu 5 : Bạn thấy sữa Vinamilk của Việt Nam như thế nào ? A. Rất tốt C. Bình thường B. Tốt D. Không tốt Câu 6 : Lý do bạn chọn uống sữa vinamilk Việt Nam? A. Thương hiệu C. Chất lượng B. Giá thành D. Mẫu mã Câu 7 : Bạn biết đến sữa vinamilk của Việt Nam qua? A. Tivi D. Internet B. Báo chí E. Bạn bè giới thiệu C. Khác Câu 8 : Bạn đã sử dụng sữa vinamilk bao lâu? A. 1 tháng C. 3 tháng B. 6 tháng D. Hơn 1 năm 1 SV: Nguyễn Thị Phương Thu Lớp : ĐHQTKD 3A2
- THỰC HÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ Câu 9 : Bạn thuộc lứa tuổi nào : A. 40 tuổi Câu 10. Bạn là người gốc nào? A. Châu Á C. Châu Phi B. Châu Âu D. Khác Câu 11 : Bạn có thu nhập là bao nhiêu ? A. 1 triệu C. 1-3 triệu B. 3-5 triệu D. > 5 triệu Câu 12 : Trong 1 tuần bạn sử dụng 1 lượng sữa là ? A. 1400ml C. 1800ml B. 1000m D. l600ml Câu 13 : Đánh dấu X vào sự đánh giá của bạn với các tiêu chí cho sữa vinamilk Việt Nam? Rất Tiêu Không Bình Hài Rất hài không hài chuẩn hài lòng thường lòng lòng lòng Thương hiệu Chất lượng (mùi vị ) Giá thành Thời gian sử dụng Mẫu mã Hệ thống phân phối Câu 14 : Ý kiến của bạn về sữa Vinamilk của Việt Nam : 2 SV: Nguyễn Thị Phương Thu Lớp : ĐHQTKD 3A2
- THỰC HÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ Xin chân thành cảm ơn và hẹn gặp lại quý khách!!! 2.Tiêu chuẩn của nhân viên điều tra thị truờng và những nội dung cần tập trung tập huấn cho nhân viên điều tra Tiêu chuẩn của nhân viên điều tra thị trường - Năng lực chuyên môn và kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực tiếp thị - Nhanh nhẹn, thật thà có khả năng làm việc độc lập - Nhân viên phải biết cách thăm dò thị truờng để biết khách hàng có những ai và hiểu rõ nhu cầu của thị trường đối với mặt hàng mà mình định bán ra - Người thăm dò thị truờng phải biết những động cơ tâm lý và phản tâm lý, thái độ và mô thức hành động của khách hàng, sự trung thành của họ đối với một nhãn hiệu để xem khái niệm quảng cáo nào ăn khách nhất có thể làm chủ lực cho chiến dịch quảng cáo. - Kỹ thuật nghiên cứu tâm lý khách hàng - Yêu thích kinh doanh và có khả năng giao tiếp tốt - Hiểu biết tối thiểu văn hóa, cách ứng xử tại Mỹ. - Thành thạo Tiếng Anh, có khả năng tìm tài liệu và phân tích tài liệu bằng tiếng anh ; nghe, nói tốt. - Có trình độ chuyên môn : Là Cử nhân trở lên đã được đào tạo từ các khoa liên quan đến mặt Marketing như quản trị kinh doanh, quản trị kinh doanh quốc tế, marketing quốc tế - Có kinh nghiệm : Tối thiểu 2 năm - Có các kỹ năng mềm cần thiết : khả năng thuyết trình trước đám đông, khả năng thuyết phục, khả năng giao tiếp và truyền đạt - Nắm kĩ thông tin cần thiết của của Công ty: như Sản phẩm, năng lực tài chính - Có tính kiên nhẫn, chịu khó, cẩn thận và trung thực, nhanh nhẹn, nhạy bén, chịu được áp lực cao trong công việc. - Giới tính : Nữ từ 25 -35 tuổi, ngoại hình tương đối. Nam từ 25- 45 tuổi, ngoại hình tương đối. Nội dung tập huấn cho nhân viên điều tra thị trường - Trình độ ngoại ngữ - Kỹ năng mềm : kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng thuyết phục. - Kỹ năng phân tích -Tham gia khoá đào tạo của công ty tổ chức - Mời chuyên gia nổi tiếng về giảng dạy và học hỏi kinh nghiệm về điều tra thị trường -Tìm hiểu về văn hoá, ngôn ngữ và pháp luật của các nước cần thâm nhập thị trường. 3 SV: Nguyễn Thị Phương Thu Lớp : ĐHQTKD 3A2
- THỰC HÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ 3. Lựa chọn phương pháp nghiên cứu thị trường và giải thích lý do sử dụng phương pháp nghiên cứu đó. - Phương pháp nghiên cứu thị trường : Phỏng vấn trực tiếp với bảng câu hỏi có sẵn : Lý do sử dụng phương pháp : + Thông tin lấy được nhanh chóng, chính xác, thiết thực, tiết kiệm được chi phí. + Phân tích được nhóm khách hàng mẫu đại diện cho thị trường mục tiêu + Đảm bảo thông tin phản hồi tức thì, tỷ lệ phản hồi > 80% + Thông qua nghiên cứu thị trường để tìm hiểu thị trường tiềm năng, đây là phương pháp rất hiệu quả, thông qua đó có thể biết được tâm lý của người tiêu dùng. + Phân khúc thị trường hướng vào khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp. - Phương pháp bàn giấy : Lý do sử dụng phương pháp : + Chi phí thấp + Không tốn nhân lực + Dễ kiếm, dễ thu thập + Thu thập được nhiều thông tin ngoài hơn: VD: môi trường kinh doanh (vĩ mô, vi mô) + Kết hợp thêm để tăng độ chính xác của phương pháp điều tra bằng bảng câu hỏi. 4. Xác định mẫu đối tượng cần điều tra và giải thích lý do chọn mẫu nghiên cứu đó: - Khách hàng : + Mẫu đối tượng cần điều tra : hướng vào các khách hàng mục tiêu của công ty : là những người Châu Á và Châu Mỹ, thuộc mọi đối tượng. + Lý do : đây là thị trường mục tiêu của công ty ở thị trường Mỹ vì lợi thế của doanh nghiệp là giá cả thấp, hướng đến khách hàng với mọi lứa tuổi khác nhau, từ thu nhập thấp đến thu nhập cao. - Đối thủ cạnh tranh + Mẫu đối tượng : những doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm cùng loại, 1 số doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm thay thế ở Mỹ. + Lý do : Họ là những Doanh nghiệp có ảnh hưởng lớn trong việc kinh doanh, cũng như ảnh hưởng đến khả năng thu lợi nhuận của công ty. 5. Thu thập và phân tích các yếu tố của môi trường kinh doanh đối với sản phẩm sữa Vinamilk ở thị trường Mỹ : A. Các yếu tố bên ngoài : Môi trường kinh doanh quốc tế hiện nay ở thị trường Mỹ: Môi trường pháp lý: - Pháp luật kinh doanh của Mỹ 4 SV: Nguyễn Thị Phương Thu Lớp : ĐHQTKD 3A2
- THỰC HÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ - Luật quốc tế: Mỹ và Việt Nam đều là thành viên của tổ chức WTO vì vậy Việt Nam tuân thủ luật của tổ chức quốc tế này khi tham gia hoạt động kinh doanh quốc tế cũng như giải quyết tranh chấp trong kinh doanh quốc tế. Môi trường chính trị: - Hoa Kỳ là liên bang tồn tại lâu đời nhất trên thế giới. Quốc gia này là một cộng hòa lập hiến mà "trong đó khối đa số cầm quyền bị kiềm chế bởi quyền của khối thiểu số được luật pháp bảo vệ.". Trên cơ bản Hoa Kỳ có cơ cấu giống như một nền Dân chủ đại nghị mặc dù các công dân Hoa Kỳ sinh sống tại các lãnh thổ không được tham gia bầu trực tiếp các viên chức liên bang.[46] Chính phủ luôn bị chỉnh lý bởi một hệ thống kiểm tra và cân bằng do Hiến pháp Hoa Kỳ định nghĩa. Hiến pháp Hoa Kỳ là tài liệu pháp lý tối cao của quốc gia và đóng vai trò như một bản khế ước xã hội đối với nhân dân Hoa Kỳ. Trong hệ thống liên bang của Hoa Kỳ, công dân Hoa Kỳ có ba cấp bậc chính quyền, đó là liên bang, tiểu bang, và địa phương. Nhiệm vụ của chính quyền địa phương thông thường được phân chia giữa chính quyền quận và chính quyền khu tự quản (thành phố). Trong đa số trường hợp, các viên chức hành pháp và lập pháp được bầu lên theo thể thức công dân bầu ra duy nhất một ứng viên trong từng khu vực bầu cử. Không có đại biểu theo tỷ lệ ở cấp bậc liên bang, và rất hiếm khi có ở cấp bậc thấp hơn. Các viên chức nội các và toà án của liên bang và tiểu bang thường được ngành hành pháp đề cử và phải được ngành lập pháp chấp thuận. Tuy nhiên có một số thẩm pháp tiểu bang được bầu lên theo lối phổ thông đầu phiếu. Tuổi bầu cử là 18 và việc đăng ký cử tri là trách nhiệm cá nhân; không có luật bắt buộc phải tham gia bầu cử. - Chính quyền của Liên bang gồm có ba nhánh quyền lực: Lập pháp: Quốc hội lưỡng viện gồm có Thượng viện và Hạ viện đặc trách làm luật liên bang, tuyên chiến, phê chuẩn các hiệp ước, có quyền quyết định về ngân sách, và có quyền ít khi được dùng đến là truất phế mà có thể bãi bỏ chức vụ của các viên chức đương nhiệm của chính phủ. Hành pháp: tổng thống là tổng tư lệnh quân đội, có quyền phủ quyết các đạo luật của ngành lập pháp trước khi các đạo luật trở thành luật, bổ nhiệm Nội các và các viên chức khác giúp quản trị và thi hành chính sách cũng như luật liên bang. 5 SV: Nguyễn Thị Phương Thu Lớp : ĐHQTKD 3A2
- THỰC HÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ Tư pháp: Tối cao Pháp viện và những tòa án liên bang thấp hơn trong đó các thẩm phán được tổng thống bổ nhiệm với sự chấp thuận của Thượng viện. Nhiệm vụ của ngành là diễn giải về luật và có thể đảo ngược các luật mà họ cho rằng vi hiến. Hạ viện có 435 thành viên, mỗi thành viên đại diện cho một khu bầu cử quốc hội với nhiệm kỳ hai năm. Các ghế ở Hạ viện được chia theo tỉ lệ dân số tại 50 tiểu bang (trung bình mỗi dân biểu đại diện khoảng 646.946 cư dân). Theo Điều tra Dân số Hoa Kỳ năm 2000 (lần điều tra dân số kế tiếp sẽ là năm 2010), bảy tiểu bang chỉ có một đại diện tại Hạ viện trong khi California, tiểu bang đông dân nhất có đến 53 đại diện tại Hạ viện. Mỗi tiểu bang cho dù có đông dân hay ít dân cũng chỉ có hai Thượng nghị sĩ, được bầu với nhiệm kỳ sáu năm; một phần ba số Thượng nghị sĩ sẽ hết nhiệm kỳ cứ mỗi hai năm và các chiếc ghế trống đó ở Thượng viện sẵn sàng đưa ra bầu cử. Tổng thống phục vụ một nhiệm kỳ bốn năm và có thể được tái đắc cử nhưng không được phục vụ hơn hai nhiệm kỳ. Tổng thống không được bầu trực tiếp, nhưng qua một hệ thống đại cử tri đoàn trong đó số phiếu định đoạt được chia theo tỉ lệ từng tiểu bang (theo dân số). Tối cao Pháp viện, do Thẩm phán trưởng Hoa Kỳ lãnh đạo, có chín thành viên phục vụ cả đời trừ khi tự từ chức hay qua đời. Tất cả các luật lệ và thủ tục pháp lý của chính phủ liên bang và chính quyền tiểu bang đều phải chịu sự duyệt xét, và bất cứ luật nào bị xét thấy là vi hiến bởi ngành tư pháp đều bị đảo ngược. Văn bản gốc của Hiến pháp thiết lập cơ cấu và những trách nhiệm của chính phủ liên bang, quan hệ giữa liên bang và từng tiểu bang, và những vấn đề trọng yếu về thẩm quyền kinh tế và quân sự. Điều một của Hiến pháp bảo vệ quyền đòi bồi thường nếu bị giam cầm bất hợp pháp, và Điều ba bảo đảm quyền được xét xử bởi một đoàn bồi thẩm trong tất cả các vụ án hình sự. Các Tu chính án Hiến pháp cần phải có sự chấp thuận của ba phần tư tổng số các tiểu bang. Hiến pháp được tu chính 27 lần; mười tu chính án đầu tiên tạo nên Đạo luật Nhân quyền, và Tu chính án 14 hình thành cơ bản trọng tâm các quyền cá nhân tại Hoa Kỳ. Chính trị tại Hoa Kỳ hoạt động dưới một hệ thống lưỡng đảng gần như suốt chiều dài lịch sử Hoa Kỳ. Đối với các chức vụ được đưa ra bầu cử ở các cấp, bầu cử sơ bộ do tiểu bang đảm trách sẽ được tổ chức để chọn ra các ứng cử viên của từng đảng chính yếu để chuẩn bị cho tổng tuyển cử sau đó. Từ lần tổng tuyển cử năm 1856, hai đảng có ảnh hưởng chi phối là Đảng Dân chủ được thành lập năm 1824 (mặc dù nguồn gốc của đảng có thể lần tìm ngược về năm 6 SV: Nguyễn Thị Phương Thu Lớp : ĐHQTKD 3A2
- THỰC HÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ 1792), và Đảng Cộng hòa thành lập năm 1854. Tổng thống đương nhiệm, Barack Obama, là một người thuộc Đảng Dân chủ. Theo sau các cuộc bầu cử giữa kỳ năm 2006 và cuộc tổng tuyển cử năm 2008, Đảng Dân chủ kiểm soát cả Thượng viện và Hạ viện. Thượng viện Hoa Kỳ có hai thượng nghị sĩ độc lập (không thuộc đảng nào) — một là cựu đảng viên của Đảng Dân chủ, người kia là người tự cho mình là theo chủ nghĩa xã hội. Mỗi thành viên của Hạ viện hiện tại hoặc là thuộc Đảng Dân chủ hoặc là thuộc Đảng Cộng hòa. Đa số gần như tuyệt đối các viên chức địa phương và tiểu bang cũng hoặc là thuộc Đảng Dân chủ hoặc là thuộc Đảng Cộng hòa. Trong suốt chiều dài lịch sử, các cuộc bầu cử tổng thống ở Hoa Kỳ luôn luôn có các ứng cử viên độc lập ra tranh cử tổng thống nhưng hầu hết đều không nổi bật và hầu như không giành được phiếu đại cử tri nào (và cũng chỉ chiếm một lượng rất nhỏ phiếu phổ thông). Tuy nhiên, trong một vài dịp hiếm hoi cũng xuất hiện nhiều nhân vật thứ ba có ảnh hưởng lớn và có khả năng thách thức tới vị thế của hai đảng Dân Chủ và Cộng Hòa. Năm 1892, lãnh đạo phe xã hội cánh tả James Weaver giành được 8,5% phiếu phổ thông và 22 phiếu đại cử tri. Điển hình nhất là trong cuộc bầu cử tổng thống năm 1912, cựu tổng thống Theodore Roosevelt thuộc đảng Cấp Tiến giành được 27,4% phiếu phổ thông (88 phiếu đại cử tri), lãnh đạo cánh tả xã hội chủ nghĩa Eugene V. Debs giành được 6,1% phiếu phổ thông. Năm 1924, Robert M. La Follette, Sr. thuộc đảng Cấp tiến giành được 16,1% phiếu phổ thông (13 phiếu đại cử tri). Năm 1948, Strom Thurmond của đảng Dixiecrat giành 39 phiếu đại cử tri.Năm 1968, George Wallace của đảng Độc Lập giành 46 phiếu đại cử tri.[47] Năm 1992, Ross Perot, ứng cử viên độc lập, giành 20 triệu phiếu phổ thông, chiếm 18,9%. Trong văn hóa chính trị Mỹ, Đảng Cộng hòa được xem là "center-right" hay là bảo thủ và Đảng Dân chủ được xem là "center-left" hay cấp tiến, nhưng thành viên của cả hai đảng có một tầm mức quan điểm rộng lớn. Trong một cuộc thăm dò tháng 8 năm 2007, 36 phần trăm người Mỹ tự nhận mình là "bảo thủ," 34 phần trăm là "ôn hòa," và 25 phần trăm là "cấp tiến." Theo một cách khác, tính theo số đông người lớn thì có 35,9 phần trăm tự nhận là người thuộc Đảng Dân chủ, 32,9 phần trăm độc lập, và 31,3 phần trăm nhận là người thuộc Đảng Cộng hòa.Các tiểu bang Đông Bắc, Ngũ Đại Hồ, và Duyên hải miền Tây tương đối thiên lệch về cấp tiến — họ được biết theo cách nói chính trị là " các tiểu bang xanh." "Các tiểu bang đỏ" của miền Nam và Rặng Thạch Sơn có chiều hướng bảo thủ. 7 SV: Nguyễn Thị Phương Thu Lớp : ĐHQTKD 3A2
- THỰC HÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ Môi trường Công nghệ - Hoa Kỳ đã và đang đi đầu trong việc nghiên cứu và sáng tạo công nghệ khoa học kỹ thuật. - Tốc độ phát triển nhanh của khoa học – kỹ thuật – công nghệ : Ngày càng nhiều ý tưởng nghiên cứu đem lại kết quả và thời gian từ khi có ý tưởng mới đến việc khi thực hiện thành công được rút ngắn nhanh tróng và thời gian áp dụng thành công trong sản xuất cũng ngắn lại. - Xu hướng chuyển giao công nghệ: diễn ra nhanh chóng và mạnh mẽ => Khoa học Công nghệ phát triển mạnh tạo ra cơ hội cho các Doanh Nghiệp có thế tiếp cận được với nhiều công nghệ mới giúp tăng sản lượng sản xuất, tăng chất lượng cho sản phẩm, giảm chi phí sản xuất, và cho phép tạo ra các sản phẩm mới. - Đồng thời cũng đem lại nhiều thách thức : đòi hỏi phải liên tục cập nhật, đổi mới công nghệ để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng và không bị đối thủ cạnh tranh lấn áp. Môi trường kinh tế : Hoa Kỳ có một nền kinh tế hỗn hợp tư bản chủ nghĩa được kích thích bởi tài nguyên thiên nhiên phong phú, một cơ sở hạ tầng phát triển tốt, và hiệu suất cao. Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế, tổng sản phẩm nội địa của Hoa Kỳ hơn 13 ngàn tỉ đô la chiếm 20 phần trăm tổng sản phẩm thế giới. Đây là tổng sản phẩm nội địa lớn nhất thế giới, lớn hơn một chút so với tổng sản phẩm nội địa kết hợp của Liên hiệp châu Âu ở sức mua tương đương năm 2006. Hoa Kỳ đứng hạng 8 thế giới về tổng sản lượng nội địa trên đầu người và hạng tư về tổng sản phẩm nội địa trên đầu người theo sức mua tương đương. Hoa Kỳ là nước nhập cảng hàng hóa lớn nhất và là nước xuất cảng đứng hạng nhì. Canada, Trung Hoa, Mexico, Nhật Bản, và Đức là các bạn hàng lớn nhất của Hoa Kỳ. Hàng xuất cảng hàng đầu là máy móc điện, trong khi xe hơi chiếm vị trí hàng đầu về nhập cảng.Nợ quốc gia của Hoa Kỳ lớn nhất trên thế giới; năm 2005 chiếm 23 phần trăm tổng số nợ toàn thế giới.Tính theo phần trăm tổng sản phẩm nội địa, nợ của Hoa Kỳ xếp thứ 30 trong số 120 quốc gia mà số liệu sẵn có.] 8 SV: Nguyễn Thị Phương Thu Lớp : ĐHQTKD 3A2
- THỰC HÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ Phía cạnh tư nhân chiếm phần lớn nền kinh tế. Hoạt động kinh tế của chính phủ chiếm 12,4% tổng sản phẩm nội địa.Nền kinh tế là hậu công nghiệp, với khía cạnh dịch vụ đóng góp khoảng trên 75% tổng sản phẩm nội địa. Ngành thương nghiệp dẫn đầu, tính theo tổng doanh thu là buôn bán sĩ và lẽ; theo lợi tức khấu trừ là tài chánh và bảo hiểm. Hoa Kỳ vẫn là một siêu cường công nghiệp với các sản phẩm hóa học dẫn đầu ngành sản xuất. Hoa Kỳ là nước sản xuất dầu lớn hạng ba trên thế giới và nước tiêu thụ dầu đứng hạng nhất.Đây là nước sản xuất năng lượng điện và hạt nhân số một của thế giới cũng như khí đốt thiên nhiên hóa lỏng, nhôm, sulfur, phosphat, và muối. Nông nghiệp chỉ chiếm 1% GDP nhưng chiếm 60% sản xuất nông nghiệp của thế giới.Vụ mùa hái ra tiền dẫn đầu của Hoa Kỳ là cần sa mặc dù luật liên bang nghiêm cấm trồng và bán cần sa.[70] Biểu đồ thu nhập bình quân đầu người ở Nước Mỹ từ năm 2000 đến năm 2009 (USD/người) => Từ biểu đồ ta thấy , thu nhập bình quân của người Mỹ đang tăng lên, ( từ năm 2000 là 35.000$ , sau đó liên tục tăng đến năm 2008 đã là hơn 47.000$, sau đó do khủng hoảng kinh tế toàn cầu nên năm 2009 đã giảm nhẹ xuống là 45.000$). Tuy nhiên, phân bố thu nhập của nước Mỹ không được đồng đều, chỉ có khoảng 4% dân Mỹ là những người giàu, có mức thu nhập nhiều triệu đô la mỗi năm, còn đại đa số nhân dân lao động của Mỹ có số thu nhập không được cao. Đều này có thể do trình độ học vấn, về cơ sở vật chất 9 SV: Nguyễn Thị Phương Thu Lớp : ĐHQTKD 3A2
- THỰC HÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ của từng nơi, từng khu vực khác nhau, sẽ tạo nên năng suất lao động khác nhau do đó thu nhập cũng sẽ khác nhau. Sự khác nhau này sẽ ảnh hưởng đến khả năng mua sắm và tiêu dùng trong khu vực đó. Môi trường văn hóa xã hội - Mỹ chủ yếu là dùng tiếng Anh và một số ít dùng tiếng Tây Ban Nha. - Với 3,79 triệu dặm vuông (9,83 triệu km²) và 305 triệu dân, Mỹ là quốc gia lớn hạng ba về tổng diện tích (xem phần địa lý để biết thêm chi tiết) và hạng ba về dân số trên thế giới. Mỹ là một trong những quốc gia đa dạng chủng tộc nhất trên thế giới, do kết quả của những cuộc di dân đến từ nhiều quốc gia khác trên thế giới. Nền kinh tế quốc dân của Hoa Kỳ lớn nhất trên thế giới, với tổng sản phẩm nội địa (GDP) được ước tính cho năm 2008 là trên 14,3 ngàn tỉ đô la (khoảng 23% tổng sản lượng thế giới dựa trên GDP danh định, và gần 21% sức mua tương đương). - Hoa Kỳ là một quốc gia đa văn hóa, là nơi sinh sống của nhiều nhóm đa dạng chủng tộc, truyền thống, và giá trị. Nói đến văn hóa chung của đa số người Mỹ là có ý nói đến "văn hóa đại chúng Mỹ." Đó là một nền văn hóa Tây phương phần lớn là sự đúc kết từ những truyền thống của các di dân từ Tây Âu, bắt đầu là các dân định cư người Hà Lan và người Anh trước tiên. Văn hóa Đức, Ireland, và Scotland cũng có nhiều ảnh hưởng. Một số truyền thống của người bản thổ Mỹ và nhiều đặc điểm văn hóa của người nô lệ Tây Phi châu được hấp thụ vào đại chúng người Mỹ. ]Sự mở rộng biên cương về phía tây đã đưa người Mỹ tiếp xúc gần đến nền văn hóa Mexico, và sự di dân mức độ lớn trong cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 từ Nam Âu và Đông Âu đã mang đến thêm nhiều yếu tố văn hóa mới. Sự di dân gần đây hơn từ châu Á và đặc biệt là từ châu Mỹ Latinh có nhiều ảnh hưởng rộng lớn. Kết quả sự trộn lẫn các nền văn hóa lại với nhau có thể có đặc tính như là một cái nồi súp nấu chảy mọi thứ văn hóa thành một thứ văn hóa chung mà người Mỹ thường gọi từ xưa đến nay là melting pot, hay là một khái niệm mới salad bowl là một tô xà-lách trộn có đủ thứ rau, gia vị mà trong đó những người di dân và con cháu của họ vẫn giữ các đặc tính văn hóa riêng biệt của mình. - Trong khi văn hóa Mỹ xác định rằng Hoa Kỳ là một xã hội không giai cấp,các nhà kinh tế và xã hội đã nhận dạng ra sự khác biệt văn hóa giữa các giai cấp xã hội của Hoa Kỳ, làm ảnh hưởng đến xã hội hóa, ngôn ngữ, và các giá trị. Giai cấp nghiệp vụ và trung lưu Mỹ đã và đang là nguồn của nhiều chiều hướng thay đổi xã hội cận đại như chủ nghĩa bình đẳng nam nữ, chủ nghĩa bảo vệ môi trường, và chủ 10 SV: Nguyễn Thị Phương Thu Lớp : ĐHQTKD 3A2
- THỰC HÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ nghĩa đa văn hóa. Sự tự nhận thức về bản thân, quan điểm xã hội, và những trông mong về văn hóa của người Mỹ có liên hệ với nghề nghiệp của họ tới một cấp độ cận kề khác thường. Trong khi người Mỹ có chiều hướng quá coi trọng sự thành đạt về kinh tế xã hội nhưng nếu là một người bình thường hoặc trung bình thông thường cũng được xem là một thuộc tính tích cực. Phụ nữ, trước đây chỉ hạn chế với vai trò nội trợ, bây giờ hầu hết làm việc bên ngoài và là nhóm đa số lấy được bằng cử nhân.Vai trò thay đổi của phụ nữ cũng đã làm thay đổi gia đình Mỹ. Môi trường nhân khẩu học Dân số: Dân số Mỹ ước tính khỏang 310.582.000 lớn thứ ba trên thế giới. Với 82% cư trú tại các thành phố và vùng ngọai ô. Mỹ tăng dân số cao nhất trong các nước công nghiệp. Mỹ là một trong những nước tăng dân số cao nhất trong các nước công nghiệp. Các cục điều tra dân số Mỹ cho thấy dân số tăng trong khỏang giữa 0,85% và 0,89% trong năm 2011. Dân số Mỹ tăng gấp ba trong thế kỷ XX, với một tốc độ tăng trưởng khoảng 1,3% một năm. Tính đến tháng 10 năm 2012, Mỹ được ước tính có 4,51% dân số thế giới Dân số đại diện cho các lực lượng kinh tế vĩ mô ảnh hưởng đến doanh số bán sữa. Theo một nghiên cứu gần đây, khoảng trên 60% dân số Mỹ tiêu thụ sữa và hơn 50% người uống sữa là người mua sữa thường xuyên.Mức tiêu thụ sữa của Mỹ là 66 lít trên đầu người/ năm cao nhất so với các quốc gia. Trên cơ sở tốc độ tăng dân số hiện nay, lượng tiêu thụ sữa sẽ tăng trong thập kỷ tới. Thu nhập : Trong năm 2012, thu nhập hộ gia đình trung bình ở Hoa Kỳ là khoảng 46.000 USD. Hộ gia đình và thu nhập cá nhân phụ thuộc vào các biến số như chủng tộc, trình độ giáo dục và tình trạng hôn nhân. 11 SV: Nguyễn Thị Phương Thu Lớp : ĐHQTKD 3A2
- THỰC HÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ Mức thu nhập trung bình Người, tuổi 25 Hộ gia đình thu nhập theo chủng Hộ gia đình trở lên với thu nhậptộc Da Người Mỗi trắng, Tất có thu hộ gia Cả không Tây cả các Nam Nữ Châu nhập đình hai phải Ban Đen hộ gia giới giới Á hộ gia thành giới gốc Tây Nha đình đình viên Ban Nha 46.3 23.535 39.4 26.5 32.1 57.5 34.241 30.134$ 26$ 67.348$ $ 03$ 07$ 40$ 18$ 48.977$ $ Trung bình thu nhập cá nhân của thành tựu giáo dục Bằng Một Tốt Một Mức Liên cử Trìn số nghiệp số Cử độ Tiến sĩ Đo kết của nhân h độ trường trung trường nhân chuyên trình độ độ hoặc thạc sĩ cao học đại học nghiệp cao hơn Người, tuổi 25 + $20. $ $31. $35. $49. $43. $52. $82.47 $ w / thu 321 26.505 054 009 303 143 390 3 70.853 nhập Nam, tuổi 25 + $ $ $39. $42. $60. $52. $67. $ $ w / thu 24.192 32.085 150 382 493 265 123 100.000 78.324 nhập Nữ, tuổi $ $ $25. $29. $40. $36. $45. $ $ 25 + w / 15.073 21.117 185 510 483 532 730 66.055 54.666 thu nhập Người, tuổi 25 +, $ $ $37. $40. $56. $50. $61. $ $ làm việc 25.039 31.539 135 588 078 944 273 100.000 79.401 toàn thời 12 SV: Nguyễn Thị Phương Thu Lớp : ĐHQTKD 3A2
- THỰC HÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ gian Hộ gia $ $ $45. $51. $73. $68. $78. $ $ đình 22.718 36.835 854 970 446 728 541 100.000 96.830 Phân phối thu nhập hộ gia đình Dư Dư Dư Tr Tr Tru Top Top Top Top ới ới ới ung ung ng 25% 20% 5% 1,5% 10% 20% 25% 33% 20% 20% 0- 0- 0- 30. 35. >75. >92. >167. >250. >350. 10.50 18.50 22.50 000- 000- 000$ 000$ 000$ 000$ 000$ 0$ 0$ 0$ 62.50 55.00 0$ 0$ Nguồn: Cục Thống kê Mỹ, năm 2012, số liệu thống kê thu nhập cho năm 2011. => Mỹ có tổng dân số đứng thứ 3 thế giới nên tạo ra một lượng cầu rất lớn, đặc biệt với thu nhập trung bình cao nên việc chi tiêu cho các nhu cầu yếu phẩm cũng như việc thư giãn, giải trí là rất cao. Môi trường tự nhiên: Vị trí địa lý: Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ là một nước cộng hòa gồm 50 bang. Có 48 bang có chung biên giới, trải rộng từ vĩ độ 25 o Bắc đến 50 o Bắc, từ kinh độ 120 o Tây đến 67o Tây (kéo dài 4500 km và 4 múi giờ, tính từ bờ biền Ðại Tây Dương đến bờ biển Thái Bình Dương); hai bang khác là Hawaii và Alaska, Hawaii nằm ở miền nhiệt đới thuộc Thái Bình Dương (160o Tây, cách nước Mỹ lục địa 3200 km), Alaska nằm gần vùng Bắc cực. Ngòai ra Mỹ còn một số địa hạt, lãnh thổ, thuộc địa vòng quanh địa cầu Diện tích Hoa Kỳ là 9.826.630km 2. Mỹ là nước có diện tích lớn thứ tư trên thế giới. Điều này chứng tỏ một điều rằng nếu một mặt hàng phát triển được ở Mỹ thì nó tương đương như việc phát triển mặt hàng đó trên nhiều quốc gia mà lại tiết kiệm được khá nhiều chi phí. Chẳng hạn như khi ta xuất khẩu một mặt hàng sang Mỹ thì chi phải vận chuyển hàng hóa chắc chắn sẽ thấp hơn khi xuất khẩu mặt hàng đó sang các nước Anh, Pháp, Đức với tổng diện tích tương đương. Hoa Kỳ nằm ở Bắc Mỹ, phía đông là Bắc Đại Tây Dương, phía tây là Bắc Thái Bình Dương, phía bắc tiếp giáp với Canada, và phía nam tiếp giáp với Mêhicô. Như vậy, Mỹ có điều kiện thuận lợi phát triển các mặt hàng về thủy hải sản, du lịch, hệ thống giao thông đường thủy rộng lớn có thể buôn bán với các quốc gia trên thế giới. Ngòai ra do nằm xa các quốc gia khác nên ít chịu ảnh hưởng của chiến tranh, xung 13 SV: Nguyễn Thị Phương Thu Lớp : ĐHQTKD 3A2
- THỰC HÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ đột nên khi kinh doanh có thể tập trung tối đa để phát triển kinh tế. Đồng thời do tiếp giáp với các thị trường lớn như Mehico, Canada nên có nhiều cơ hội thâm nhập thị trường , hợp tác , liên doanh - Địa hình: Địa hình Hoa Kỳ rất đa dạng: ở miền đông ven biển có đất rừng ôn hòa, ở Florida có cây đước, ở trung tâm có đồng bằng lớn khá màu mỡ, có hệ thống sông Missisippi – Missouri, có ngũ đại hồ chung với Canada. Ở phía Tây đồng bằng có dãy Rocky (Thạch Sơn), ở phía tây dãy núi Rocky có các khu sa mạc và miền ven biển ôn hòa, ở miền Tây Bắc có rừng nguyên sinh. Riêng ở Hawaii và Alaska có các đảo núi lửa để thêm vào sự phong phú. Có thể chia diện mạo Hoa Kỳ thành ba vùng chính: vùng đồng bằng ven biển Đại Tây Dương và Vịnh, vùng đất trũng nội địa (một phần tách ra thành vùng đồng bằng lớn và những đồng bằng sâu trong nội địa), và vùng Canadian Shield (Lá chắn Canada). Nguồn : Địa hình đa dạng của Hoa Kỳ có một số ảnh hưởng quan trọng tới lịch sử kinh tế và định cư của Hoa Kỳ. Ví dụ: ở vùng đất trũng nội địa , mặc dù dễ nhận thấy là cao hơn các đồng bằng ven biển, vẫn hầu như không có địa hình gồ ghề. Khu vực này giống như một cái đĩa, bị bẻ lên ở phần vành đĩa và được che phủ bởi một loạt tầng đá trầm tích chồng lên nhau. Những tầng trầm tích này nói chung là khá bằng phẳng; tính đa dạng về địa hình chủ yếu là kết quả của sự xói mòn hay là kết quả của những tảng băng vỡ trong Kỷ Băng hà. Với đặc tính này của nó, ngoài tiềm năng nông nghiệp to lớn mà khu vực này đem lại, quá nửa phần đất có thể đi lại được dễ dàng mà không gặp phải một trở ngại đáng kể nào về địa lý. Điều này tạo thuận lợi cho cả khu vực này và miền Tây xa xôi có thể hội nhập với cơ cấu kinh tế của cả nước. Gần như toàn bộ vùng đất trũng nội địa được thông với dòng chảy của sông Mississippi hoặc những nhánh của nó. Điều này hỗ trợ cho sự hội nhập khu vực, qua việc cung cấp một tiêu điểm giao thông và kinh tế cho vùng đất phía tây của dãy Appalachia. - Khí hậu: Khí hậu ôn hòa ở đa số các vùng, khí hậu nhiệt đới ở Hawaii và miền nam Florida, khí hậu địa cực ở Alaska, nữa khô hạn trong đại đồng bằng phía tây kinh tuyến 100o, khí hậu hoang mạc ở Tây Nam, khí hậu Địa Trung Hải ở duyên hải California, và khô hạn ở Đại Lòng chảo. Thời tiết khắt nghiệt thì hiếm khi thấy ở các tiểu bang giáp ranh Vịnh Mexico thường bị đe dọa bởi bão và phần lớn lốc xoáy của thế giới xảy ra trong Hoa Kỳ Lục địa, chủ yếu là miền Trung Tây. Nhìn chung, phần lớn miền bắc và miền đông có khí hậu lục địa ôn hoà, với mùa hè ấm áp và mùa đông lạnh giá. Phần lớn miền nam có khí hậu ẩm ướt cận nhiệt đới - với mùa đông ôn hoà và mùa hè dài, nóng và ẩm ướt. 14 SV: Nguyễn Thị Phương Thu Lớp : ĐHQTKD 3A2
- THỰC HÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ Do có đa dạng các lọai khí hậu nên Mỹ có thể trồng nhiều loại cây trồng. Tuy nhiên Mỹ lại khó phát triển các dạng cây trồng nhịêt đới như café, lúa nước, xòai, thanh long, Ngược lại Việt Nam lại có nhiều ưu thế hơn. Đồng thời nếu kinh doanh, hay xuất khẩu nông phẩm sang Mỹ sẽ khó khăn trong việc bảo quản các loại sản phẩm, đặc biệt là các loại thực phẩm, từ đó phát sinh ra rất nhiều chi phí khi tiến hành kinh doanh quốc tế. Kết luận: Với những điều kiện tự nhiên kể trên, có thể thấy Mỹ có nhiều hạn chế trong việc phát triển nông nghiệp, nhất là các cây trồng nhiệt đới như cà phê, cacao, lúa nước nhưng nhu cầu sử dụng café lại rất cao B. Các yếu tố bên trong : phân tích yếu tố bên trong của Công ty Cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk. 1. Các đối thủ cạnh tranh hiện tại. Danh sách nhập khẩu sữa của Mỹ 7 tháng 2012 ĐVT: USD KNNK KNNK KNNK % +/- % +/- T7/2012 7T/2012 7T/2011 KN so KN so cùng T6/2012 kỳ Tổng 66.998.892 595.447.938 484.371.351 -14,24 22,93 KNNK New 15.529.406 145.822.552 136.368.847 -7,70 6,93 Zealand Việt Nam 13.952.347 123.274.997 82.920.549 6,06 -33,61 Hà Lan 4.104.409 67.246.232 53.068.126 -37,14 26,72 Đức 6.241.782 41.408.764 13.904.577 3,08 197,81 Pháp 3.505.222 36.987.114 16.573.108 -55,45 123,18 Thái Lan 3.926.496 29.945.412 20.364.501 -2,25 47,05 Hàn Quốc 6.626.871 27.502.191 4.600.386 490,16 497,82 Malaisia 2.350.558 27.105.290 4.563.904 -29,73 493,91 Đan Mạch 4.695.827 23.501.596 5.314.909 202,22 342,18 Ba Lan 3.450.504 13.748.204 15.867.676 65,63 -13,36 Oxtrâylia 2.026.948 10.086.530 24.046.685 85,38 -58,05 Tây ban 4.406.374 5.141.929 -100,00 -14,31 Nha Philippin 655.660 2.831.920 3.299.033 26,88 -14,16 Trung 52.500 80.244 * * Quốc Ấn Độ 828.360 * 15 SV: Nguyễn Thị Phương Thu Lớp : ĐHQTKD 3A2
- THỰC HÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ => Qua bảng trên ta có thể thấy, sản phẩm sữa tại thị trường Mỹ rất phong phú và đa dạng, được nhập khẩu từ nhiều nước khác nhau. Hiện tại, Việt Nam là nước thứ 2 sau New Zealand xuất khẩu sữa sang thị trường Mỹ, cụ thể : Kim ngạch nhập khẩu tại thị trường New Zealand 7 tháng năm 2012 là 145.822.552 USD, Việt Nam là 123.274.997 USD và tháng 7 năm 2012 ở New Zealand là 15.529.406 USD còn Việt Nam là 13.952.347 USD. So với kim ngạch nhập năm 2011 thì tỷ lệ này tăng khá nhanh và ổn định, chứng tỏ sản phẩm sữa vinamilk ngày càng chiếm lĩnh được thị trường sữa tại đây. - Hơn nữa, sau Việt Nam là các nước Hà Lan, Đức và Hàn Quốc là những đối thủ cạnh tranh của Việt Nam tại thị trường này, tổng kim ngạch nhập khẩu tăng cao trong những năm gần đây, chứng tỏ thị hiếu của người tiêu dùng đã có sự thay đổi, vì vậy Vinamilk cần có những biện pháp và chiến lược cụ thể để có thể giữ chân những khách hàng hiện tại và khai thác các khách hàng tiềm năng bằng việc : nâng cao chất lượng sản phẩm, thay đổi mẫu mã, mùi vị, các chính sách về giá, khuyến mãi 2. Các đối thủ tiềm ẩn. Áp lực cạnh tranh từ các đối thủ tiềm ẩn phụ thuộc vào các yếu tố sau: - Sức hấp dẫn của ngành: + Ngành chế biến sữa hiện đang là ngành có tỉ suất sinh lợi và tốc độ tăng trưởng cao (Giai đoạn 2007-2011, mức tăng trường bình quân mỗi năm của ngành đạt 15,2%, chỉ thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng 16,1%/năm của New Zealand). + Thị trường sữa nước tại Mỹ được đánh giá là thị trường có nhiều tiềm năng tăng trưởng trong tương lai, và đây cũng là thị trường có biên lợi nhuận khá hấp dẫn. + Bên cạnh đó, tiềm năng của thị trường Mỹ vẫn còn rất lớn khi mà tiêu dùng sản phẩm sữa của Việt Nam vẫn còn rất thấp. Mức tiêu dùng sữa bình quân của Việt Nam chỉ đạt khoảng 11,2 kg/năm, thấp hơn khá nhiều so với các nước châu Á khác. +Về mức tiêu thụ sữa trung bình của Mỹ hiện nay khoảng 7,8 kg/người/năm tức là đã tăng gấp 12 lần so với những năm đầu thập niên 90. Theo dự báo trong thời gian sắp tới mức tiêu thụ sữa sẽ tăng từ 15-20% ( tăng theo thu nhập bình quân). Nhìn chung ngành xuất khẩu sữa sang thị trường Mỹ có mức sinh lời khá cao, tuy nhiên mức sinh lời giữa các nhóm sản phẩm có sự khác biệt khá lớn. Sản phẩm sữa bột trung và cao cấp hiện đang là nhóm sản phẩm dẫn đầu về hiệu quả sinh lời, với mức sinh lời đạt khoảng 40%/giá bán lẻ, sữa nước và sữa chua có mức sinh lời đạt khoảng 30%/giá bán lẻ. Phân khúc thị trường sữa tại thị trường Mỹ do nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng ngày một giảm dần, nên có mức sinh lời thấp nhất và đạt khoảng 12%/giá bán lẻ. - Những rào cản gia nhập ngành : + Kỹ thuật: 16 SV: Nguyễn Thị Phương Thu Lớp : ĐHQTKD 3A2
- THỰC HÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ Công đoạn quản trị chất lượng nguyên liệu đầu vào và đầu ra là hết sức quan trọng vì nó ảnh hướng đến chất lượng của người tiêu dùng. Trong khi sản xuất, việc pha chế các sản phẩm từ sữa cũng phức tạp vì các tỉ lệ vitamin, chất dinh dưỡng được pha trộn theo hàm lượng. Khi sữa thành phẩm đã xong, các doanh nghiệp sữa phải sử dụng vỏ hộp đạt tiêu chuẩn để dễ dàng vận chuyển và bảo quản. + Vốn: Một dây chuyền sản xuất sữa có giá trị trung bình khoảng vài chục tỷ, đó là một khoản đầu tư không nhỏ chưa tính đến các chi phí xây dựng nhà máy, chi phi nhân công, chi phí nguyên liệu + Các yếu tố thương mại : Ngành công nghiệp chế biến sữa bao gồm nhiều kênh tham gia từ chăn nuôi, chế biến, đóng gói, đến phân phối, tiêu dùng Tuy nhiên, vẫn chưa có tiêu chuẩn cụ thể, rõ ràng cho từng khâu, đặc biệt là tiếng nói của các bộ, ngành vẫn còn riêng rẽ dẫn đến việc quy hoạch ngành sữa chưa được như mong muốn và gây nhiều cho các công ty trong khâu sản xuất và phân phối đặc biệt là các công ty mới thành lập. Ngành sữa có hệ thống khách hàng đa dạng từ trẻ nhỏ đến người lớn tuổi, tiềm năng thị trường lớn nhưng yêu cầu của người tiêu dùng ngày càng tăng nên ngành sữa đang chịu áp lực không nhỏ từ hệ thống khách hàng. Việc tạo lập thương hiệu trong ngành sữa cũng rất khó khăn do phải khẳng định được chất lượng sản phẩm cũng như cạnh tranh với các công ty lớn. + Nguyên vật liệu đầu vào: phần lớn nguyên liệu đầu vào phải nhập từ nước ngoài ( 80%).Tuy nhiên, nhà nước chưa thể kiểm soát gắt gao các nguồn đầu vào nguyên liệu sữa. Do đó, chất lượng đầu vào của các công ty chưa cao, năng lực cạnh tranh với các công ty nước ngoài thấp. + Nguồn nhân lực cho ngành: hiện tại nguồn nhân lực cho ngành chế biến các sản phẩm sữa khá dồi dào từ các nông trại, các trường đại học chuyên ngành chế biến thực phẩm Tuy nhiên, chất lượng nguồn nhân lực chưa cao và đó cũng là một rào cản không nhỏ cho các công ty sữa. + Chính sách của nhà nước đối với ngành sữa: nhà nước đã có những chính sách thúc đẩy phát triển ngành sữa như khuyến khích mở trang trại nuôi bò sữa, hỗ trợ phát triển công nghệ chế biến và thay thế dần các nguyên liệu đầu vào nhập từ nước ngoài Tóm lại, ngành sữa hiện nay có tiềm năng phát triển rất lớn.Tuy nhiên, các rào cản của ngành cũng không nhỏ đối với các công ty đặc biệt về vốn và kĩ thuật chế biến.Trong 17 SV: Nguyễn Thị Phương Thu Lớp : ĐHQTKD 3A2
- THỰC HÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ tương lai sản phẩm sữa Vinamilk tại thị trường Mỹ sẽ có thể đối mặt với nhiều đối thủ mới đến từ nước ngoài do nền kinh tế thị trường và sự vượt trội về kĩ thuật, vốn và nguồn nguyên liệu đầu vào. Do đó, áp lực cạnh tranh sẽ tăng từ các đối thủ tiềm năng mới. 3. Nhà cung cấp - Số lượng và quy mô nhà cung cấp: + Danh sách một số nhà cung cấp lớn của Cty Vinamilk Tên nhà cung cấp Sản phẩm cung cấp · Fonterra (SEA) Pte Sữa Bột Ltd · Hoogwegt Sữa Bột International BV · Perstima Binh Vỏ hộp Duong, · Tetra Pak Indochina Thùng carton đóng gói và máy đóng gói + Vinamilk có 4 trang trại nuôi bò sữa ở Nghệ An, Tuyên Quang, Lâm Đồng, Thanh Hóa với khoảng 10.000 con bò sữa cung cấp khoảng hơn 50% lượng sữa tươi nguyên liệu của công ty, số còn lại thu mua từ các hộ nông dân.Vinamilk tự chủ động trong nguồn nguyên liệu sữa tươi, không phụ thuộc vào nước ngoài. + Ngoài ra, công ty còn có những đối tác là các trang trại bò sữa trong cả nước. - Quy mô đối tác: + Fonterra là một tập đoàn đa quốc gia hàng đầu trên thế giới trong lĩnh vực về sữa và xuất khẩu các sản phẩm sữa, tập đoàn này nắm giữ 1/3 khối lượng mua bán trên toàn thế giới. Đây chính là nhà cung cấp chính bột sữa chất lượng cao cho nhiều công ty nổi tiếng trên thế giới cũng như Công ty Vinamilk. + Hoogwegt International đóng vai trò quan trọng trên thị trường sữa thế giới và được đánh giá là một đối tác lớn chuyên cung cấp bột sữa cho nhà sản xuất và người tiêu dùng ở Châu Âu nói riêng và trên toàn thế giới nói chung. Với hơn 40 năm kinh nghiệm, Hoogwegt có khả năng đưa ra những thông tin đáng tin cậy về lĩnh vực kinh doanh các sản phẩm sữa và khuynh hướng của thị trường sữa ngày nay. + Ngoài Perstima Bình Dương, Việt Nam, chúng tôi có các mối quan hệ lâu bền với các nhà cung cấp khác trong hơn 10 năm qua. 18 SV: Nguyễn Thị Phương Thu Lớp : ĐHQTKD 3A2
- THỰC HÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ - Khả năng thay thế sản phẩm của nhà cung cấp : Vinamilk xây dựng 4 nông trại nuôi bò sữa, tự chủ nguồn cung sữa tươi.Về bột sữa nguyên liệu, do cơ sở vật chất chưa đủ điều kiện và kĩ thuật nên hiện tại vẫn phụ thuộc vào nguồn cung của nước ngoài, công ty chưa đủ khả năng thay thế sản phẩm bột sữa nguyên liệu.Ngoài ra, khả năng thay thế nhà cung cấp của Vinamilk cũng thấp do sản phẩm của các nhà cung cấp có chất lượng cao, các nhà cung cấp khác chưa thể đạt được chất lượng tương đương. + Thông tin về nhà cung cấp : Trong thời đại hiện tại thông tin luôn là nhân tố thúc đẩy sự phát triển của thương mại, thông tin về nhà cung cấp có ảnh hưởng lớn tới việc lựa chọn nhà cung cấp đầu vào cho doanh nghiệp. Với tất cả các ngành, nhà cung cấp luôn gây các áp lực nhất định nếu họ có quy mô , sự tập hợp và việc sở hữu các nguồn lực quý hiếm. Chính vì thế những nhà cung cấp các sản phẩm đầu vào nhỏ lẻ (Nông dân, thợ thủ công ) sẽ có rất ít quyền lực đàm phán đối với các doanh nghiệp mặc dù họ có số lượng lớn nhưng họ lại thiếu tổ chức. Vinamilk đã hạn chế được áp lực từ phía nhà cung cấp.Vinamilk có thể tự chủ được nguồn nguyên liệu sữa tươi, chỉ phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu bột sữa.Hơn nữa, công ty Vinamilk đã tạo áp lực cho phía nhà cung cấp về chất lượng nguyên liệu, đảm bảo chất lượng tốt cho sản phẩm.Vinamilk không chịu áp lực từ nhà cung cấp do quy mô và sự sở hữu các nguyên liệu chất lượng cao và tạo vị thế cao hơn các nhà cung cấp, đảm bảo tính cạnh tranh công bằng cho các nhà cung cấp nhỏ lẻ nhưng sản phẩm có chất lượng cao. 4. Khách hàng - Hầu hết sữa của Hoa Kỳ sản xuất đều dùng cho xuất khẩu và một phần dùng cho tiêu dùng trong nước. - Khách hàng nhập khẩu lớn của Hoa Kỳ là Canada, Mêhicô 19 SV: Nguyễn Thị Phương Thu Lớp : ĐHQTKD 3A2
- THỰC HÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ Bảng thống kê các sản phẩm từ sữa được người tiêu dùng tại thị trường Mỹ sử dụng thường xuyên Do phù hợp với nhiều lứa tuổi, sữa chua ăn và sữa tươi - tiệt trùng là hai ngành hàng có số sử dụng cao nhất, lần lượt là 89,1% và 87,1%. Đây cũng là hai sản phẩm được những người nội trợ lựa chọn nhiều nhất so với các nhóm khác, chiếm lần lượt là 22,9% và 22,1% số người trả lời, và ít có sự chênh lệch giữa các nhóm thu nhập trong việc sử dụng sản phẩm sữa này. Trong số các hộ được thăm dò, tỷ lệ hộ có sử dụng sữa chua uống chiếm 22,1%. Tỷ lệ hộ thu nhập cao trên 13 triệu đồng/tháng sử dụng sữa tươi - tiệt trùng là 42,0% và giảm dần theo mức giảm của thu nhập. Cụ thể với mức thu nhập từ 9- 13 triệu đồng là 23,9%, từ 6-9 triệu đồng là 21,8% và ở hộ dưới 3 triệu đồng/tháng, tỷ lệ này là 1,4%. Ở vị trí dẫn đầu, sữa tươi - tiệt trùng có 55% số hộ gia đình được hỏi cho biết đã lựa chọn dùng thường xuyên nhất. Sữa chua ăn và sữa bột nguyên kem dành cho trẻ em lần lượt chiếm tỷ lệ là 19,9% và 11,9%. Như vậy, xu hướng tiêu dùng các thức uống bổ dưỡng, có lợi cho sức khỏe mà cụ thể là sử dụng các loại sữa chiếm ưu thế phổ biến. Ngoài việc chiếm một tỷ lệ khá lớn trong thị phần nội địa xuất khẩu sang thị trường nước ngoài, mức tiêu thụ của người tiêu dùng ở thị trường nước ngoài (Úc, Campuchia, Iraq, Philipines, Mỹ ) cũng chiếm từ 10% đến 20% trong tổng doanh thu của công ty thông qua xuất khẩu. Trong suốt quý 4 ngành sữa luôn đóng góp thị phần giá trị cao nhất so với các ngành hàng thuộc sản phẩm tiêu dùng thường xuyên. Đây là dấu hiệu đáng mừng, theo chiều hướng này sản phẩm sữa sẽ trở thành sản phẩm không thể thay thế trong tiêu dùng của các hộ gia đình đô thị; muốn giành được cơ hội này các doanh nghiệp cần củng cố và xây dựng thương hiệu để tạo ấn tượng và giành được niềm tin của người tiêu dùng. - Mỹ vẫn đang cô gắng để giữ được khách hàng hiện tại và tìm kiếm khách hàng tiềm năng trong tương lai. Mỹ đang tiếp tục thay đổi trong khâu thiết kế, kiểm tra chất lượng sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm để ngày càng thõa mãn nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, có thể giữ được khách hàng, khách hàng không thay đổi nhà cung ứng khác. - Trên thị trường sữa có rất nhiều quốc gia xuất khẩu sữa như Hà Lan, Ấn Độ Do đó cơ hội để khách hàng hiện tại - Hoa Kỳ thay đổi nhà cung ứng là chuyện rất dễ dàng. Vì thế áp lực của yếu tố khách hàng lên các nhà sản xuất sữa trong nước và ngay cả chính phủ là không phải nhỏ. 20 SV: Nguyễn Thị Phương Thu Lớp : ĐHQTKD 3A2
- THỰC HÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ => Khách hàng ngày có nhu cầu, mức tiêu dùng cao và phong phú, có nhiều sự lựa chọn, ảnh hưởng đến kim ngạch nhập khẩu sữa Việt Nam của Mỹ, cơ hội cho các nước khác thâm nhập sản phẩm sữa vào Mỹ là rất cao. 5. Sản phẩm thay thế Các yếu tố cạnh tranh của sản phẩm thay thế thể hiện như sau: - Giá cả. - Chất lượng. - Văn hóa. - Thị hiếu. Sản phẩm sữa là sản phẩm dinh dưỡng bổ sung ngoài các bữa ăn hàng ngày, với trẻ em, thanh thiếu niên và những người trung tuổi – sữa có tác dụng lớn hỗ trợ sức khỏe. Trên thị trường có rất nhiều loại bột ngũ cốc, đồ uống tăng cường sức khỏe nhưng các sản phẩm này về chất lượng và độ dinh dưỡng không hoàn toàn thay thế được sữa. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm cạnh tranh với các sản phẩm sữa như trà xanh, café lon, các loại nước ngọt Tuy nhiên, do đặc điểm văn hóa và sức khỏe của người Việt Nam, không sản phẩm nào có thể thay thế được sữa.Mặt khác, đặc điểm từ các sản phẩm thay thế là bất ngờ và không thể dự báo được, nên mặc dù đang ở vị trí cao nhưng ngành sữa vẫn phải đối mặt với các áp lực sản phẩm thay thế nên luôn có gắng cải tiến những sản phẩm của mình cho phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. 6. Đưa ra ma trận SWOT cho việc kinh doanh sản phẩm đó Các cơ hội: Giá các sản phẩm sữa trên thế giới có xu hướng ngày càng tăng=> Việt nam có lợi thế cạnh tranh khi xuất khẩu sản phẩm. Thị trường sữa thế giới bắt đầu giai đoạn nhu cầu tăng mạnh. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của thế giới cao. Kinh tế Việt Nam có tốc độ tăng trưởng cao. Thu nhập của người dân Việt Nam luôn được cải thiện VN chính thức gia nhập các tổ chức thương mại thế giới.(WTO) Việt nam và Mỹ kí kết hiệp định thương mại thế giới. Việt nam là nước có chế độ chính trị ổn định, hệ thống luật pháp thông thoáng. Việt nam đang trong thời kỳ “cơ cấu dân số vàng”. Tốc độ tăng dân số nhanh. Hàng lọat công nghệ tiên tiến trên thế giới ra đời nhằm hỗ trợ cho việc nuôi dưỡng đàn bò sữa. 21 SV: Nguyễn Thị Phương Thu Lớp : ĐHQTKD 3A2
- THỰC HÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ Các nguy cơ: Nhà nước không kiểm sóat nổi giá thị trường sữa. Tỷ giá hối đoái không ổn định,Đồng VN liên tục bị trượt giá. Lạm phát tăng. Hệ thống quản lý của nhà nước còn lỏng lẻo, chồng chéo, không hiệu quả. Việc kiểm định chất lượng sữa tại VN đạt hiệu quả chưa cao. Đối thủ cạnh tranh trong nước và ngoài nước ngày càng nhiều và gay gắt. Người dân nuồi bò còn mang tính tự phát thiếu kinh nghiệm quản lý, quy mô trang trại nhỏ. Giá sữa bột nguyên liệu trên thế giới gây áp lực lên ngành sản xuất sữa tại Việt Nam. Áp lực từ sản phẩm thay thế. Các điểm mạnh: Thiết bị và công nghệ sản xuất của Vinamilk hiện đại và tiên tiến theo tiêu chuẩn quốc tế. Vinamilk sở hữu một mạng lưới nhà máy rộng lớn tại Việt Nam. Nhà máy của Vinamilk luôn hoạt động với công suất ổn định đảm bảo nhu cầu của người tiêu dùng. Hệ thống và quy trình quản lý chuyên nghiệp được vận hành bởi một đội ngũ các nhà quản lý có năng lực và kinh nghiệm. Vinamilk có tốc độ tăng trưởng khá nhanh qua các năm. Vinamilk sử dụng nguồn vốn có hiệu quả. VNM chủ động được nguồn vốn cho hoạt động sản xuất. Vinamilk đầu tư xây dựng một trang trại chăn nuôi bò sữa hiện đại bậc nhất Việt Nam và Đông Nam Á. Vinamilk có nguồn nhân lực giỏi, năng động và tri thức cao. Đào tạo và sắp xếp nguồn nhân lực phù hợp với tình hình triển Công ty. Chính sách khen thưởng kịp thời đối với cá nhân, tập thể có công lao đóng góp cho Công ty. Vinamilk có chiến lược marketing trải rộng. Năng lực nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới theo xu hướng và nhu cầu tiêu dùng của thị trường nhanh và mạnh. Vinamilk có một đội ngũ tiếp thị và bán hàng có kinh nghiệm về phân tích và xác định tiêu dùng,. VNM tiếp cận thường xuyên với khách hàng tại nhiều điểm bán hàng. Vinamilk có một mạng lưới phân phối mang tính cạnh tranh hơn so với các đối thủ. Lãnh đạo và nhân viên luôn có sự tôn trọng và hợp tác lẫn nhau, bầu không khí làm việc vui vẻ. Các điểm yếu: Vinamilk vẫn đang phụ thuộc vào việc nhập khẩu nguyên liệu sữa bột từ nước ngoài. 22 SV: Nguyễn Thị Phương Thu Lớp : ĐHQTKD 3A2
- THỰC HÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ Kết quả đem lại từ marketing vẫn chưa xứng tầm với sự đầu tư. Hoạt động Marketing chủ yếu tập trung ở miền Nam, trong khi Miền Bắc, chiếm tới 2/3 dân số cả nước lại chưa được đầu tư mạnh. Ngoài các sản phẩm từ sữa, các sản phẩm khác của công ty (bia, cà phê, trà xanh .) vẫn chưa có tính cạnh tranh cao. Mô hình SWOT THUẬN LỢI KHÓ KHĂN Nền kinh tế tăng trưởng nhanh của Trong trường hợp nền kinh tế tăng Việt Nam đã có tác động tích cực tới trưởng chậm trong thời gian tới, làm sức mua trong nước, trong đó có thu nhập của người dân giảm sẽ tác ngành chế biến sữa, nhất là khi đời động tới sức tiêu thụ sữa trong nước, sống của người dân được nâng cao. làm giảm lợi nhuận và doanh Sản phẩm của Công ty vẫn có lợi thu của Công ty. thế cạnh tranh do chất lượng tương Việc Việt Nam gia nhập WTO sẽ với sản phẩm nhập khẩu và giá bán tạo điều kiện cho các công ty nước cạnh tranh. ngoài thâm nhập vào thị trường trong Các chiến lược tận dụng tối đa nước, tăng sức cạnh tranh giữa các nguồn nguyên liệu trong nước của công ty trong ngành. Ngoài ra, việc Công ty đề ra có tác dụng giảm bớt giảm thuế nhập khấu đối với các sản áp lực về nguyên vật liệu nhập khẩu phẩm sữa sẽ tạo để làm giảm tối thiểu ảnh hưởng của điều kiện thuận lợi cho các sản tỷ giá. phẩm sữa ngoại nhập. Với 50% nguyên liệu đầu vào của Công ty là nhập khẩu và 30% doanh thu của Công ty là từ xuất khẩu, những biến động về tỷ giá có ảnh hưởng đến hoạt động của Công ty TRIỂN VỌNG RỦI RO Nhận thức được tầm quan trọng Dự báo giá sữa nguyên liệu trên trong ngành chăn nuôi bò sữa, ngày thị trường thế giới sẽ vẫn ở gần mức 26/10/2001 Thủ tướng Chính phủ ra cao hiện nay về ngắn hạn, song hiện quyết định số 167 về chính sách phát đang có những tín hiệu về nguồn triển chăn nuôi bò sữa Việt Nam thời cung sẽ tăng, có thể sẽ giảm sức ép kỳ 2001-2010. Đồng thời bộ trưởng giá tăng cao trong năm 2009. Bộ Công nghiệp cũng ra quyết định số 22/2005/QĐ-BCN phê duyệt quy 23 SV: Nguyễn Thị Phương Thu Lớp : ĐHQTKD 3A2
- THỰC HÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ hoạch phát triển ngành công nghiệp Sữa Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. Nguồn cung cấp nguyên vật liệu chính khá ổn định trong tương lai, ngành sữa Việt Nam sẽ dần giảm tỷ trọng sữa nguyên liệu nhập khẩu, thay thế vào đó là nguồn nguyên liệu sữa bò tươi, đảm bảo chất lượng sản phẩm sữa cho người tiêu dùng và góp phần thúc đẩy các ngành hỗ trợ trong nước. Những yếu tố này đã có tác động tích cực tới hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Ngoài ra, Công ty đã đầu tư 11 tỷ đồng xây dựng 60 bồn sữa và xưởng sơ chế có thiết bị bảo quản sữa tươi. Vinamilk là công ty đi đầu trong việc đầu tư vùng nguyên liệu có bài bản và theo kế hoạch. II. Đàm phán và ký kết hợp đồng 1. Lựa chọn phương thức giao dịch và giải thích lý do chọn phương thức đó - Xuất khẩu sản phẩm sữa theo phương pháp giao dịch thông thuờng, công ty cổ phần xuất nhập khẩu sữa Hà Nội sẽ trực tiếp liên hệ với . - Lý do lựa chọn : + Giao dịch thông thường các bên có điều kiện hiểu rõ nhau nên thực hiện tốt hơn trách nhiệm của mình. + Công tác quản lý được thực hiện sâu xát hơn. + Không bị chia sẻ lợi nhuận. 2. Chuẩn bị đàm phán Xác định mục tiêu, nhu cầu cho đàm phán : + Tạo tiền đề cho hội nhập kinh tế Việt Nam với Mỹ. + Gia tăng lợi ích của 2 bên trong chính sách kinh tế và đối ngoại. + Mở rộng thị trường xuất khẩu của Mỹ. + Các bên có những thoả thuận đàm phán song phương để đạt đuợc những mục đích nhất định. 24 SV: Nguyễn Thị Phương Thu Lớp : ĐHQTKD 3A2
- THỰC HÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ + Tránh những sai lầm không đáng có khi tiến hành giao dịch. Thời gian và địa điểm : Hàng hóa vận tải hàng hóa bằng đường biển đến cảng của Mỹ. Thời hạn giao hàng: Ngày Vận chuyển: Tháng 02 năm 2013 Từ : cảng Hà Nội - Thành lập đoàn đàm phán và phân công nhiệm vụ cho từng thành viên : CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU SỮA HÀ NỘI Địa chỉ: 26 – Giảng Võ – Ba Đình – Hà Nội Điện thoại: 84 – 4 398436591 / 37659872 Fax: 84 – 4 31346578 Email: suavietnam@vnn.vn Lựa chọn phương pháp đàm phán : Đàm phán qua thư tín. Thuận lợi: + Tiết kiệm chi phí + Có thể giao dịch được với nhiều khách hàng ở nhiều nước khác nhau + Có điều kiện cân nhắc suy nghĩ tranh thủ ý kiến nhiều người và có thể dấu kín ý định thực sự của mình. Thành lập đoàn đàm phán và phân công nhiệm vụ cho từng thành viên - Đoàn đám phán sẽ gồm 3 người. Chức vụ và nhiệm vụ như sau Họ và tên Chức vụ Nhiệm Vụ 1. Ông Giáp Thanh Giám đốc - Bao quát, nhận dạng và phát hiện vấn đề. Lịch Marketing - Ra quyết định đúng đắn trong mọi tình huống. - Tổ chức đàm phán, thuyết phục phía đối tác. 2. Bà Đỗ Kim Anh Thư ký, - Lên kế hoạch thực hiện cuộc đàm phán. Phiên dịch - Ghi chép lại toàn bộ những thông tin xung viên quanh cuộc đàm phán. - Tham vấn cho trường đoàn ra quyết định - Giúp cho 2 bên hiểu được các điều khoản trong hợp đồng. - Phiên dịch chính xác những gì mà 2 bên đàm phán với nhau 3. Bà Giáp Huyền Chuyên - Đưa ra các điều khoản có lợi cho ta. 25 SV: Nguyễn Thị Phương Thu Lớp : ĐHQTKD 3A2
- THỰC HÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ Hạnh viên tư vấn - Tư vấn cho mọi thành viên trong đoàn về Luật cách thức giao tiếp sao cho không có những hiểu lầm đáng có. - Tìm hiểu kĩ cơ chế luật pháp bên phía đối tác. - Tham gia giải thích những khúc mắc liên quan về Luật pháp của phía đối tác Dự kiến ngân sách dành cho giao dịch đàm phán - Tiền vé máy bay ( cả đi lẫn về ): 1500 USD/1 người ( 3 người (x) 1500 USD = 4500 USD ) - Tiền ăn uống: 50 USD/1 người / 1 bữa trong 1 ngày ( Tổng : 3 người (x) 3 bữa (x) 1 ngày (x) 50 USD = 450 USD - Tiền ở khách sạn: 300 USD/ 1 phòng/1 ngày ( 2 phòng (x) 1 ngày (x) 300 USD = 600 USD) - Tổng chi : 4500 + 450 + 600 = 5550 USD / 3 người / 1 ngày 26 SV: Nguyễn Thị Phương Thu Lớp : ĐHQTKD 3A2
- THỰC HÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ Dự kiến các điều kiện cho việc thoả thuận Điều 1: Tên hàng ( Article 1: Commodity) Điều 2: Số lượng/ Khối lượng ( Article 2: Quantity/ weight) Điều 3: Chất lượng/ Phẩm chất hàng hoá.( Article 3: Quality/ Specification) Điều 4: Giá cả ( Article 4: Price). Điều 5 : Giao hàng (Article 5 – Shipment/ Delivery) Điều 6: Thanh toán Ar (ticle 6: Settlement/payment) Điều 7: Chứng từ giao hàng (necessary documents/document requirement/negotiation documents) Điều 8: Bao bì và ký mã hiệu (Article 8 Packing and marking) Điều 9 – Phạt và bồi thường thiệt hại (Article 9 – Penalty) Điều 10 – Bảo hiểm (Article 10 – Insurance) Điều 11 – Khiếu nại (Article 11 – Claim): Điều 12 – Trọng tài (Article 12 – Arbitration) Điều 13– Bất khả kháng (Article 13 – Force Majeures) Điều 14 – Kiểm tra (Article 14 – Inspection) Điều 15 – Điều khoản chung/Điều khoản khác (Article 15 – Other Claus/Generalities) Điều 16 – Bảo đảm/Bảo hành/Bảo trì ( Article 16 – Guarantee) Điều 17 – Đào tạo (Article 16 – Tranning) Điều 18 – Lắp đặt – Chạy thử – Nghiệm thu (Article 18 – Installation – Test run – Commissioning) Điều 19 – Bảo mật (Article 19 – Confidentiality) Điều 20 – Vi phạm bản quyền (Article 20 – Patent right) Điều 21 – Chấm dứt hợp đồng (Article 21 – Termination of the contract ) 3. Tiến hành đàm phán a. Hỏi hàng Ngày 02 tháng 01 năm 2013 THƯ HỎI HÀNG Kính gửi: Quý công ty Đầu tiên, công ty xin gửi tới quý công ty lời chào trân trọng, lời chúc sức khỏe và thành đạt. Công ty chúng tôi chuyên nhập khẩu các sản phẩm sữa và phân phối các sản phẩm sữa tại thị trường Mỹ. Được biết quý công ty là một trong những công ty xuất khẩu sản phẩm sữa có uy tín, chất lượng hàng đầu Việt Nam và là một đối tác đáng tin cậy. 27 SV: Nguyễn Thị Phương Thu Lớp : ĐHQTKD 3A2
- THỰC HÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ Hiện nay công ty chúng tôi đang có nhu cầu mở rộng thị trường tiêu thụ sữa rộng khắp nước Mỹ và cung cấp thêm nhiều sản phẩm làm đa dạng khả năng cung cấp của mình. Vì vậy công ty chúng tôi đang có nhu cầu nhập thêm một số sản phẩm mới. Chúng tôi sẽ mở L/C cho quý công ty và thanh toán ngay cho quý công ty sau khi nhận được hàng. Hy vọng hai công ty chúng ta sẽ có sự hợp tác phát triển lâu dài và có mối quan hệ tốt đẹp trong tương lai. Rất mong quý công ty sẽ quan tâm đến công ty chúng tôi và sớm nhận được thư trả lời của quý công ty. Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ SĐT: Fax: Email: Website: Chân thành cảm ơn quý công ty! b. Chào hàng Hà Nội, ngày 18 tháng 2 năm 2013 THƯ CHÀO HÀNG Kính gửi: Quý công ty Đầu tiên, công ty cổ phần xuất nhập khẩu sữa Hà Nội xin gửi tới quý công ty lời chào trân trọng, lời chúc sức khỏe và thành đạt. Rất cảm ơn quý công ty đã quan tâm đến công ty chúng tôi. Công ty cổ phần xuất nhập khẩu sữa Hà Nội chuyên kinh doanh các sản phẩm sữa Vinamilk Việt Nam : Công ty chúng tôi có chào bán các sản phẩm gạo với đơn giá như sau: ST Tên sản phẩm Đơn giá T 1 Vinamilk 2 Dielac 3 Ridielac 4 V- Fresh 5 Sữa đặc 28 SV: Nguyễn Thị Phương Thu Lớp : ĐHQTKD 3A2
- THỰC HÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ Công ty chúng tôi sẽ dành mức ưu đãi cho quý công ty nếu mua với số lượng lớn và cam kết hợp đồng trong dài hạn. Công ty chúng tôi cam kết chất lượng sản phẩm sữa đáp ứng nhu cầu về chất lượng và đảm bảo vệ sinh an toàn thục phẩm. Quý công ty có thể yêu cầu sản phẩm mẫu để dùng thử và cho công ty chúng tôi biết thông tin phản hồi. Công ty chúng tôi hy vọng với mức giá này sẽ làm hài lòng quý công ty và rất mong được sự quan tâm và hợp tác cùng phát triển lâu dài. Rất mong sớm nhận được thư trả lời của quý công ty. Hân hạnh được hợp tác! Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ: CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU SỮA HÀ NỘI Địa chỉ: 26 – Giảng Võ – Ba Đình – Hà Nội Điện thoại: 84 – 4 398436591 / 37659872 Fax: 84 – 4 31346578 Email: suavietnam@vnn.vn Chân thành cảm ơn quý công ty! c. Hoàn giá Ngày 25 tháng 2 năm 2013 Kính gửi: Quý công ty Công ty chúng tôi đã nhận được thư chào hàng của quý công ty ngày 18 tháng 2 năm 2013 về các sản phẩm sữa của quý công ty. Cảm ơn quý công ty đã báo giá cho công ty chúng tôi. Công ty chúng tôi đã bàn bạc, tham khảo giá thị trường và đã đưa ra kết luận cuối cùng. Công ty chúng tôi sẽ mua sản phẩm của quý công ty với mức giá sau: STT Tên sản phẩm Đơn giá 1 Vinamilk 2 Dielac 3 Ridielac 4 V- Fresh 5 Sữa đặc Công ty chúng tôi rất mong hai công ty sẽ có cơ hội hợp tác cùng phát triển lâu dài. Mong sớm nhận được thư trả lời của quý công ty. Chân thành cảm ơn quý công ty! d. Chấp nhận 29 SV: Nguyễn Thị Phương Thu Lớp : ĐHQTKD 3A2
- THỰC HÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ - Sau khi nhận được thư hoàn giá từ phía công ty CMC Land, công ty đã viết thư trả lời với nội dung chấp nhận lời đề nghị mà công ty CMC Land đã đưa ra. - Và Công ty cũng hẹn ngày gặp mặt trực tiếp ( là ngày 8 tháng 2 năm 2013) để đàm phán và đi đến ký kết hợp đồng chính thức giữa 2 bên ( Và công ty CMC Land đã vui vẻ nhận lời ) 4 . Ký kết hợp đồng: Đưa ra nội dung của một hợp đồng hoàn chỉnh HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU SỮA Số: Ngày tháng năm Hợp đồng này xác nhận việc mua và bán mặt hàng Sữa tại Việt Nam GIỮA: [TEN DOANH NGHIEP] Địa chỉ: [DIA CHI DOANH NGHIEP] Điện thoại: [SO DT] Telex: [SO TELEX] Fax: [SO FAX] Được đại diện bởi Ông (bà): [HO VA TEN] Dưới đây được gọi là Bên mua và Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam Vinamilk Tên gọi đầy đủ : CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM VINAMILK Tên viết tắt : VINAMILK Trụ sở chính : Số 10, Đường Tân Trào, Phường Tân Phú, Quận 7, TP.HCM Địa chỉ giao dịch : Tòa nhà Handi Resco - Tháp B - Tầng 11 Số 521 Kim Mã, Quận Ba Đình, TP.Hà Nội Số điện thoại : (04) 37 246 019 Fax : 04. 3852078. E-mail : suavietnam@vnn.vn Địa chỉ: Tòa nhà Handi Resco - Tháp B - Tầng 11 Số 521 Kim Mã, Quận Ba Đình, TP.Hà Nội Số điện thoại : 04. 38269680. Fax : 04. 39400394. E-mail : suavietnam@vnn.vn Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc : Mai Kiều Liên Dưới đây được gọi là Bên bán: Hai bên mua và bán trên đây đồng ý mua và bán mặt hàng dưới đây theo những điều kiện sau: 1. TÊN HÀNG: Sữa 2. QUY CÁCH PHẨM CHẤT HÀNG HÓA: có đi kèm bản chi tiết. 3.SỐ LƯỢNG: [SO LUONG] tùy theo sự lựa chọn của người mua. 30 SV: Nguyễn Thị Phương Thu Lớp : ĐHQTKD 3A2
- THỰC HÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ 4. BAO BÌ ĐÓNG GÓI: 5. GIAO HÀNG : SỐ LƯỢNG 6. GIÁ CẢ: [SO TIEN] , [CIF, FOB] Cảng [TEN CANG GIAO HANG] 7. THANH TOÁN: Thanh toán bằng thư tín dụng trả ngay không hủy ngang Người mua sẽ mở 1 thư tín dụng trả ngay không hủy ngang vào tài khoản của Ngân hàng [TEN NGAN HANG] và yêu cầu những chứng từ chuyển nhượng sau đây để thanh toán. - Trọn bộ hóa đơn thương mại. -Trọn bộ vận đơn sạch hàng đã chất lên tàu. -Giấy chứng nhận trọng lượng và chất lượng do người giám sát độc lập phát hành. -Giấy chứng nhận vệ sinh thực vật. -Giấy chứng nhận khử trùng -Bảng kê hàng hóa (danh sách, số lượng) - Giấy chứng nhận vệ sinh trên tàu sẵn sàng cho hàng hóa vào. 8. KIỂM ĐỊNH TRƯỚC KHI GIAO HÀNG: Người mua có quyền kiểm định hàng hóa trước khi giao hàng. 9. BẢO HIỂM : do người mua chịu 10. TRỌNG TÀI : Bất kỳ tranh cãi, bất hòa hay khiếu nại nào phát sinh từ/liên quan đến hợp đồng này vi phạm hợp đồng này mà hai bên mua bán không thể hòa giải, thương lượng được, cuối cùng sẽ được đưa ra giải quyết tại tòa/trọng tài [TEN TOA AN, TRONG TAI KIN TE]. 11. NHỮNG ĐIỀU KIỆN GIAO HÀNG: A, Tại cảng giao hàng, hàng hóa sẽ được xếp lên tàu theo tỷ lệ xếp dỡ là [SO LUONG] tấn trong [SO NGAY] làm việc thời tiết thích hợp, 24 tiếng liên tục, chủ nhật và ngày lễ được trừ ra trừ khi những ngày nghỉ này được sử dụng để bốc xếp hàng lên tàu. Nếu thông báo tàu sẵn sàng đến trước 12 giờ trưa thì thời gian xếp hàng sẽ bắt đầu ngay vào lúc 13 giờ cùng ngày. Nếu thông báo tàu sẵn sàng đến sau 12 giờ trưa nhưng trước giờ tan sở (17 giờ) thì thời gian xếp hàng sẽ bắt đầu vào lúc 8 giờ sáng ngày làm việc tiếp theo.Những vật chèn lót do người mua hoặc chủ tàu cung cấp và chịu phí tổn B. Việc kiểm kiện trên bờ sẽ do người bán thực hiện và chịu phí tổn, việc kiểm kiện trên tàu sẽ do người mua hay chủ tàu chịu trách nhiệm và phí tổn. C. Mọi dạng thuê taị cảng giao hàng đều do người bán chịu. D. Thưởng phạt do thời gian xếp hàng sẽ được quy định trong hợp đồng thuê tàu. E. Tất cả những điều khoản khác sẽ theo hợp đồng thuê tàu . 12. ĐIỀU LUẬT ÁP DỤNG: Hợp đồng này sẽ áp dụng theo luật pháp của [TEN NUOC BAN HANH LUAT] . 31 SV: Nguyễn Thị Phương Thu Lớp : ĐHQTKD 3A2
- THỰC HÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ 13. ĐIỀU KHOẢN BẤT KHẢ KHÁNG: Hợp đồng này áp dụng những điều bất khả kháng trong Điều 01 của ấn bản số 412 do Phòng Thương mại quốc tế phát hành. 14. ĐIỀU KHOẢN KIỂM ĐỊNH: Việc kiểm định, giám sát tại nhà máy, nhà kho về chất lượng, trọng lượng, số lượng thùng Vinacontrol Việt Nam đảm nhiệm, phí tổn kiểm định này sẽ do bên bán chịu. 15. NHỮNG ĐIỀU KHOẢN KHÁC Hợp đồng bán hàng này được làm tại [DIA DIEM] vào ngày [NGAY THANG NAM], hợp đồng này lập thành 4 (bốn) bản, bản gốc bằng tiếng Anh, mỗi bên giữ 2 (hai) bản. BÊN MUA BÊN BÁN 32 SV: Nguyễn Thị Phương Thu Lớp : ĐHQTKD 3A2
- THỰC HÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ III > Tổ chức thực hiện hợp đồng 1. Mở L/C và kiểm tra L/C Nếu hợp đồng nhập khẩu quy định thanh toán bằng L/C thì bên mua phải lập L/C. Thời gian mở L/C nếu hợp đồng không quy định gì thì phụ thuộc vào thời gian giao hàng, thông thường thì L/C được mở khoảng 20-25 ngày trước thời hạn giao hàng. Cơ sở mở L/C là các điều khoản trong hợp đồng nhập khẩu. Người nhập khẩu phải căn cứ vào đó để điền vào mẫu xin mở L/C gọi là giấy mở tín dụng khoản nhập khẩu. * Hồ sơ xin mở L/C bao gồm - Đơn yêu cầu mở L/C - Quyết định thành lập doanh nghiệp (đối với các doanh nghiệp giao dịch lần đầu) - Đăng ký kinh doanh (đối với doanh nghiệp giao dịch lần đầu) - Đăng ký mã số xuất nhập khẩu - nếu có (đối với doanh nghiệp giao dịch lần đầu) - Hợp đồng ngoại thương gốc (trường hợp ký hợp đồng qua FAX thì đơn vị phải ký và đóng dấu trên bản phôtô). - Hợp đồng nhập khẩu uỷ thác (nếu có) - Giấy phép nhập khẩu của Bộ Thương Mại (nếu mặt hàng nhập khẩu thuộc Danh mục quản lý quy định tại Quyết định điều hành xuất nhập khẩu hàng năm của Thủ tướng Chính Phủ). - Cam kết Thanh toán, Hợp đồng Tín dụng (trường hợp vay vốn), công văn phê duyệt cho mở L/C trả chậm của NHCTVN (trường hợp mở L/C trả chậm). - Hợp đồng mua bán ngoại tệ (nếu có) - Bản giải trình mở L/C do phòng Tín dụng của Chi nhánh lập được Giám đốc chi nhánh hoặc người được Giám đốc uỷ quyền phê duyệt (trường hợp ký quỹ dưới 100% trị giá L/C). Tất cả các chứng từ trên đều phải xuất trình bản gốc và lưu lại Chi nhánh bản phôtô có đóng dấu treo của doanh nghiệp. Riêng các chứng từ sau sẽ phải lưu bản gốc: - Cam kết thanh toán - Hợp đồng vay vốn - Hợp đồng mua bán ngoại tệ - Đơn xin mở L/C của khách hàng - Bản giải trình mở L/C Mẫu mở LC : YÊU CẦU PHÁT HÀNH THƯ TÍN DỤNG Kính gửi: Ngân hàng Agribank Ngày nhận : _ _ /_ _ 33 SV: Nguyễn Thị Phương Thu Lớp : ĐHQTKD 3A2
- THỰC HÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ Chi Nhánh Agribank Hà Nội / Người nhận: Tên công ty: : Công ty: AIT Trading Company Số CIF Ký quĩ 100% Sử dụng hạn mức giao dịch TTTM tại VCB cấp cho mã CIF Với trách nhiệm thuộc về phần mình, chúng tôi đề nghị ngân hàng phát hành thư tín dụng với nội dung sau: (1) Irrevocable Transferable Confirmed Others___ Letter of Credit issued by Mail Telex/SWIFT (2) Expiry Date & Place (yy/mm/dd) (3) Latest Shipment date / / (yy/mm/dd) / / (4) Beneficiary’s Bank (Full name & BIC code (preferably) address) (5) Applicant CIF No. Full name & address (6) Beneficiary Account No. Full name & address (7) Currency Amount ___ % More or Less Allowed (ISO) ___ ___ in words: (8) Drafts to be drawn at ___ days after Bill Drafts not required ___ of Lading Date Sight (9) Partial Shipment (if blank, Partial Transhipment (if blank, Shipment will be prohibited) transhipment will be prohibited) Allowed Not allowed Allowed Not allowed (10) Shipment Port of taking in charge Port of loading Port of discharge Port of final destination ___ (11) Shipping Terms (INCOTERMS 2000) FOB CPT FCA CIF CFR EXW CIP Other ___ ___ Named port / place of Destination 34 SV: Nguyễn Thị Phương Thu Lớp : ĐHQTKD 3A2
- THỰC HÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ (12) Description of goods and/ or Services (13) Document required This documentary. credit is available against presentation of the following documents: signed commercial invoice, ___ original, ___ copies_ ___ full set original clean shipped on board marine bills of lading, made out to ___notifying___ air waybill, original 3 (for shipper) consigned to ___ Inspection certificate issued by___in___original, ___ copies ___ Certificate of quality and quantity issued by___in___original, ___ copies ___ full set negotiable policy/certificate of insurance, covering ___risks___ certificate of origin, certified by authority, 1 original, ___ copies ___ packing list, ___-fold ___ ___ Beneficiary’s Certificate certifying that one set of non negotiable documents plus___ have been sent by Express courier to the applicant within ___days after B/L date enclosing it’s receipt. Other documents: (please specify)___ ___ (14) Additional conditions: ___ ___ Documents must be issued in English The amount utilized must be endorsed on the reverse of the original L/C. 35 SV: Nguyễn Thị Phương Thu Lớp : ĐHQTKD 3A2
- THỰC HÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ (15) Charges: Issuing bank’s charges for the account of Other banks’ charges for the account of Applicant Applicant Beneficiary Beneficiary (16) Period for presentation: 21 days after Other: shipment date ___ ___ (17) Instruction to Paying/ Accepting/ Negotiating Bank: Upon receipt of the which are complied with the terms and conditions of Tested Telex/ Swift this Credit, we make payments/ acceptances as the instructions of Paying/ Accepting/ Negotiating Bank Documents (18) Other Instructions: This credit is subject to the Uniform Customs and Practice for Documentary Credits International Chamber of Commerce, Prevailing Publication. Uỷ quyền và cam kết của bên bảo lãnh (chỉ dùng cho LC phát hành bằng hạn mức của bên thứ ba không phải người mở LC) Chúng tôi: (Tên công ty bảo lãnh), Địa chỉ: (địa chỉ công ty). CIF số: . Xin được cùng với (Tên công ty yêu cầu phát hành LC) đề nghị Ngân hàng phát hành thư tín dụng với nội dung nêu trên. Chúng tôi cam kết: (i) (Tên công ty yêu cầu phát hành LC) có toàn quyền ra các chỉ thị phát hành, sửa đổi, thanh toán , huỷ, các giao dịch phát sinh và chịu mọi chi phí liên quan đến các giao dịch theo LC nói trên. (ii) Trường hợp (Tên công ty yêu cầu phát hành LC) không có khả năng thanh toán/chấp nhận thanh toán vào ngày đến hạn chúng tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm thanh toán/chấp nhận thanh toán trước Ngân hàng. 36 SV: Nguyễn Thị Phương Thu Lớp : ĐHQTKD 3A2
- THỰC HÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ Khi cần liên hệ với , ngày tháng năm Ông/Bà (Chủ tài khoản, ký tên, đóng dấu) Số điện thoại: Công ty: AIT Trading Company Cam kết của bên yêu cầu mở LC 1. Thư tín dụng này được mở theo Hợp đồng thương mại số ngày . Đơn vị chúng tôi cam kết chịu hoàn toàn trách nhiệm về giấy phép Nhập khẩu của mặt hàng Nhập khẩu theo Thư tín dụng này. 2. Thư tín dụng này tuân thủ theo Qui tắc về thực hành thống nhất tín dụng chứng từ ấn phẩm hiện hành của Phòng thương mại quốc tế (ICC) 3. Nguồn vốn thanh toán □ Chúng tôi cam kết đảm bảo nguồn vốn thanh toán LC theo các nguồn sau: Tỷ lệ Số tiền Số tài khoản Kí quí Vay Miễn kí quĩ Chúng tôi cam kết thu xếp đủ tiền thanh toán ngay khi nhận được thông báo của Ngân hàng về bộ chứng từ / điện đòi tiền đã về đến ngân hàng hoặc ngay khi Ngân hàng nhận được yêu cầu kí quí của ngân hàng nước ngoài. Trong trường hợp không có đủ số ngoại tệ cần thiết, vào ngày đến hạn thanh toán chúng tôi xin nhận nợ bắt buộc với Ngân hàng số ngoại tệ còn thiếu với mức lãi suất bằng 150% lãi suất cho vay tại thời điểm nhận nợ. Chúng tôi có trách nhiệm thu xếp đủ tiền để thanh toán trong vòng 15 ngày sau ngày nhận nợ vay bắt buộc. □ Thư tín dụng này sử dụng vốn vay nước ngoài thuộc Hiệp định vay nợ số ngày 4. Phí ngân hàng Chúng tôi đề nghị Quý Ngân hàng thu thủ tục phí, điện phí, bưu điện phí liên quan đến Thư tín dụng này theo các nguồn sau: Bên chịu phí Phí trong Phí ngoài Phí xác Số tài nước nước nhận khoản Người mở LC Người hưởng Trường hợp Phí do người hưởng chịu, chúng tôi cam kết thanh toán cho Ngân hàng toàn bộ các phí mà Ngân hàng không thu được từ người hưởng. 37 SV: Nguyễn Thị Phương Thu Lớp : ĐHQTKD 3A2
- THỰC HÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ Khi cần liên hệ với , ngày tháng năm Ông/Bà Kế toán trưởng (nếu Chủ tài khoản Số điện thoại: có) (Ký tên, đóng dấu) (Ký tên) CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM VINAMILK * Kiểm tra nội dung L/C Sau khi NHCTVN phát hành L/C, Quý khách sẽ nhận được một bản sao L/C đó. Quý khách nên xem xét đối chiếu giữa nội dung L/C với đơn yêu cầu của Quý khách để đảm bảo rằng L/C hoàn toàn phù hợp với hợp đồng và với yêu cầu của Quý khách. Nếu có bất kỳ một sự sai lệch nào, Quý khách nên thông báo ngay cho NHCTVN để có điều chỉnh, sửa đổi. - Mẫu điều chỉnh LC : YÊU CẦU ĐIỀU CHỈNH / HUỶ THƯ TÍN DỤNG Kính gửi: Ngân hàng Ngân hàng Agribank Ngày nhận : _ _ /_ _ Chi Nhánh Agribank Hà Nội Người nhận: Số điện thoại: Tên đơn vị : Công ty CMC Land Company Địa chỉ : 215,16 Building, 2nd Cross, Linden Street, Y.G.Palayam, Austin Town, Bangalore-560047 :Số Phone, Fax : +91 80-411345 Với trách nhiệm thuộc về phần mình, chúng tôi đề nghị ngân hàng thực hiện Điều chỉnh Huỷ Thư tín dụng sau: Thư tín dụng số (Documentary Credit No): ngày (date) 38 SV: Nguyễn Thị Phương Thu Lớp : ĐHQTKD 3A2
- THỰC HÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ Loại tiền, Số tiền (Currency Amount): Người hưởng lợi (Beneficiary) : Theo nội dung sau đây (With the following contents): Shipment date extended to Expiry date extended to Amount increased by making a total of . Amount reduced to Others: . . All other terms and conditions remain unchanged Chỉ thị của người yêu cầu mở LC 5. Nguồn vốn thanh toán Chúng tôi cam kết đảm bảo nguồn vốn thanh toán cho trị giá LC điều chỉnh tăng theo các nguồn sau: Tỷ Số tiền Số tiền Số tài lệ (Nguyê (Khác khoản n tệ) nguyên tệ) Kíquí Vay Miễn kí quĩ 6. Phí ngân hàng Chúng tôi đề nghị Quý Ngân hàng thu thủ tục phí, điện phí, bưu điện phí liên quan đến việc điều chỉnh thư tín dụng này theo các nguồn sau: Phí trong Phí ngoài Số tài khoản nước nước 39 SV: Nguyễn Thị Phương Thu Lớp : ĐHQTKD 3A2
- THỰC HÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ Người mở LC Người hưởng Trường hợp Phí do người hưởng chịu chúng tôi cam kết thanh toán cho Ngân hàng trong trường hợp không thu được từ người hưởng. Điều chỉnh tăng trị giá Thư tín dụng này được thực hiện theo Phụ lục/ Hợp đồng thương mại số: ngày: Khi cần liên hệ với , ngày tháng năm Ông/Bà Số điện thoại: Kế toán Chủ tài trưởng (nếu có) khoản (Ký tên) (Ký tên, đóng dấu) 2. Thu gom sản phẩm, đóng gói, kẻ ký mã hiệu trên bao bì sản phẩm - Đóng gói: Theo tiêu chuẩn xuất khẩu. - Mã ký hiệu trên bao bì sản phẩm : 3.Thực hiện thủ tục xin C/O: Bước 1: Đối với doanh nghiệp (DN) lần đầu xin C/O, trước khi chuẩn bị các chứng từ C/O, phải điền đầy đủ Bộ Hồ sơ Thương nhân gồm 3 trang và nộp lại cho Bộ phận C/O, VCCI cùng với 1 bản sao của Giấy phép Đăng ký kinh doanh và 1 bản sao của Giấy Đăng ký Mã số thuế của DN. Bước 2: Sau khi nộp các giấy tờ trên cho VCCI, DN phải chuẩn bị đầy đủ Bộ Hồ sơ xin cấp C/O như sau: 1. Đơn xin cấp C/O: Điền đầy đủ các ô trên đơn và có dấu, chữ ký của người có thẩm quyền của DN 40 SV: Nguyễn Thị Phương Thu Lớp : ĐHQTKD 3A2
- THỰC HÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ 2. Mẫu C/O (A, B, T, Mexico, Venezuela, ): Người xuất khẩu chỉ được đề nghị cấp một loại Mẫu C/O cho mỗi lô hàng xuất khẩu, trừ Mẫu C/O cà phê có thể đề nghị cấp thêm Mẫu A hoặc Mẫu B (Tùy loại mặt hàng và nước xuất khẩu, cán bộ C/O sẽ tư vấn cho DN mua mẫu C/O nào). - C/O đã được khai gồm có 1 bản gốc và ít nhất 2 bản sao C/O để Tổ chức cấp C/O và Người xuất khẩu mỗi bên lưu một bản. Lưu ý: DN phải đánh máy đầy đủ các ô trên Form bằng tiếng Anh, bản chính và bản sao C/O phải có dấu đỏ và chữ ký người có thẩm quyền ký của DN (trừ trên C/O Form T không cần dấu và chữ ký của DN). 3. Commercial Invoice (Hóa đơn thương mại): 1 bản gốc do DN phát hành. 4. Tờ khai hải quan hàng xuất khẩu: đã hoàn thành thủ tục hải quan (1 bản sao có dấu đỏ, chữ ký người có thẩm quyền ký của DN, và dấu “Sao y bản chính”), trừ các trường hợp hàng xuất khẩu không phải khai báo tờ khai hải quan xuất khẩu theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp có lý do chính đáng, Người xuất khẩu có thể nộp sau chứng từ này. Nếu xét thấy cần thiết, Tổ chức cấp C/O có thể yêu cầu Người xuất khẩu cung cấp thêm các chứng từ liên quan đến sản phẩm xuất khẩu như: 5. Packing List: 1 bản gốc của DN 6. Bill of Lading (Vận đơn): 1 bản sao có dấu đỏ, chữ ký người có thẩm quyền ký của DN và dấu “Sao y bản chính” 7. Tờ khai hải quan hàng nhập (1 bản sao): nếu DN nhập các nguyên, phụ liệu từ nước ngoài;hoặc Hoá đơn gía trị gia tăng mua bán nguyên phụ liệu trong nước: nếu DN mua các nguyên vật liệu trong nước 8. Bảng giải trình Quy trình sản xuất: Đối với DN lần đầu xin C/O hay mặt hàng lần đầu xin C/O phải được DN giải trình các bước sản xuất thành sản phẩm cuối cùng.Bên cạnh đó, tuỳ từng mặt hàng và nước xuất khẩu, cán bộ C/O sẽ hướng dẫn DN giải trình theo như các mẫu 9. Các giấy tờ khác: như Giấy phép xuất khẩu; Hợp đồng mua bán; Mẫu nguyên, phụ liệu hoặc sản phẩm xuất khẩu; hoặc các chứng từ khác để chứng minh xuất xứ của sản phẩm.Tuỳ từng mặt hàng và nước xuất khẩu, cán bộ C/O sẽ tư vấn các bước giải trình tiếp theo ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP C/O 1. Mã số thuế Số C/O PTM Số C/O gạo Số hàng thực phẩm 2. Kính gửi Phòng Thương mại và Công 3. ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP C/O 41 SV: Nguyễn Thị Phương Thu Lớp : ĐHQTKD 3A2
- THỰC HÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ nghiệp Việt Nam FORM . (Chi nhánh Hà Nội) 4. Hình thức cấp (đánh (+) vào ô thích hợp) Lý do: - Cấp lần thứ nhất Có trả lại C/O gốc - Cấp lần thứ hai 5. Bộ hồ sơ gồm có: - Đơn đề nghị cấp C/O - Packing list - Invoice - Bill of Lading (Vận đơn đường - Form A, B, T, ICO, Mexico, biển/đường không) Venezuela - Export License - Tờ khai hải quan hàng xuất - Công văn yêu cầu cấp lại - Tờ khai hải quan hang nhập - Bản giải trình quy trình sản xuất tỷ lệ % - Hóa đơn mua nguyên vật liệu nguyên vật liệu trong nước - C/O Nhập khẩu nguyên liệu - Bảng kê thu mua - Các chứng từ khác 6. Người xuất khẩu (tên tiếng Việt): CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM VINAMILK - Tên viết tắt: VINAMILK - Địa chỉ: Số 10, Đường Tân Trào, Phường Tân Phú, Quận 7, TP.HCM - Điện thoại : (08) 54 155 555 Fax: (08) 54 161 226 7. Người nhập khẩu/ Người mua (tên tiếng Việt): Công ty CMC Land Company - Địa chỉ: 215, 16 Building,2nd Cross, Linden Street,Y.G.Palayam, Austin Town,Bangalore- 560047 - Điện thoại: +91 80-411325 8. Tên hàng (tiếng Việt và tiếng 9. Mã HS 10. Số 11. Số 12. Trị giá ( Anh) CAT lượng triệu đồng) 42 SV: Nguyễn Thị Phương Thu Lớp : ĐHQTKD 3A2
- THỰC HÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ Vinamilk 2500 5.000 Dielac thùng 5.460 Ridielac 1200 9.400 V- Fresh thùng 3.230 Sữa đặc 1220 9.865 thùng 2000 thùng 1800 thùng 14. Nước nhập 15. Số vận đơn 16. Những khai báo khác: khẩu: Ngày: ./ / 18. Đơn vị chúng tôi xin cam đoan lô hàng nói trên được khai báo đúng sự thực và phù hợp với các điều kiện được đánh dấu ở mặt sau. Chúng tôi chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời khai. Làm tại ngày tháng năm . (Ký tên, ghi rõ chức vụ và đóng dấu) Chú ý: Đề nghị đơn vị cấp phải đánh dấu (x) vào (các) ô ở mặt sau của đơn này. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam sẽ không giải quyết nếu khai đơn và Form C/O không đúng hoặc không đầy đủ. HỒ SƠ DOANH NGHIỆP ĐỀ NGHỊ CẤP C/O MÃ SỐ DOANH NGHIỆP (nếu có): 1. Tên tiếng Việt: CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM VINAMILK 2. Tên tiếng Anh: VINAMILK 43 SV: Nguyễn Thị Phương Thu Lớp : ĐHQTKD 3A2
- THỰC HÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ 3. Tên viết tắt : VINAMILK 4. Địa chỉ trụ sở chính: Số 10, Đường Tân Trào, Phường Tân Phú, Quận 7, TP.HCM 5. Điện thoại: (08) 54 155 555 Fax: (08) 54 161 226 E-mail: suavietnam@vnn.vn 6. Website: www.suavietnam.com.vn Mã số thuế 7. Giấy chứng nhận ĐKKD (hoặc giấy phép đầu tư) số: . ngày cấp: . 8. Cơ quan cấp 9. Vốn điều lệ: 10. Loại hình doanh nghiệp: Tư nhân Cổ phần Nhà nước Trách nhiệm hữu hạn Liên doanh Khác (Trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ghi rõ % vốn góp của (các) bên nước ngoài) Trường hợp doanh nghiệp có vốn góp của Nhà nước ghi rõ % vốn góp của Nhà nước 11. Ngành, nghề kinh doanh: VINAMILK sản xuất tất cả các loại sữa chất lượng cao như sữa bột, sữa tươi, sữa đậu nành Sữa Vinamilk hiện đang có mặt tại thị trường Trung Quốc. 12. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp: Mobile: Tel: 13. Cán bộ XNK (đầu mối liên hệ về C/O): Mobile: Tel: 14. Các chi nhánh, văn phòng đại diện: . 15. Là hội viên các hiệp hội: - VCCI (nếu có) số giấy chứng nhận: . Ngày cấp: / ./ . - Các hiệp hội khác (nếu có ghi rõ tên): 44 SV: Nguyễn Thị Phương Thu Lớp : ĐHQTKD 3A2
- THỰC HÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ Đính kèm: 1. Đăng ký các cá nhân có thẩm quyền ký đơn đề nghị cấp C/O. Form C/O và các cá nhân được uỷ quyền tới liên hệ cấp C/O tại VCCI 2. Danh sách các cơ sở sản xuất hàng xuất khẩu cho doanh nghiệp đề nghị cấp C/O tại VCCI Lập tại ngày . ./ / . (Ký tên và đóng dấu) 4. ÐIỀU KIỆN VỀ PHẨM CHẤT (QUALITY) - Chất lượng: tiêu chuẩn chất lượng xuất khẩu, mới 100%. - Kiểm tra xem UPS có đúng là loại 5 KVA online hay không ? có khả năng lưu được điện năng và các tính năng như đã thỏa thuận ( chống sét, chống sung điện, lưu điện khẩn cấp, bảo vệ đường truyền Internet ) - Các giấy tờ kèm theo như bảo hành, nguồn gốc xuất xứ, chứng nhận CO,CE.CQ) - Kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu : I. TÊN THỦ TỤC: Kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu II. TRÌNH TỰ THỰC HIỆN: Bước 1: Tổ chức, cá nhân chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật Bước 2: + Nộp hồ sơ tại Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (phường Đồng Tâm, thành phố Hà Nội). + Thời gian nhận hồ sơ: Sáng từ 7 giờ 30 đến 11 giờ 30; Chiều từ 13 giờ 30 đến 16h30 (từ thứ hai đến thứ sáu hàng tuần). Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng của người nhập khẩu. 45 SV: Nguyễn Thị Phương Thu Lớp : ĐHQTKD 3A2
- THỰC HÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ III. CÁCH THỰC HIỆN: Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước IV. HỒ SƠ: 1. Thành phần hồ sơ: Giấy đăng ký kiểm tra nhà nước. Phiếu Tiếp nhận hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng hàng hoá nhập khẩu. Thông báo kết quả KTNN chất lượng hàng hoá XNK. Báo cáo lô hàng nhập khẩu không đạt yêu cầu quy định về chất lượng. Biên bản lấy mẫu. Báo cáo tổng hợp tình hình kiểm tra chất lượng hàng hoá nhập khẩu. Các tài liệu khác có liên quan. 2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ. V. THỜI HẠN GIẢI QUYẾT TTHC: 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng. VI. ĐỐI TƯỢNG THỰC HIỆN TTHC: Tổ chức, cá nhân nhập khẩu. VII CƠ QUAN THỰC HIỆN TTHC: 1. Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng - Sở Khoa học và Công nghệ. VIII. PHÍ, LỆ PHÍ: theo quy định của Bộ Tài chính (đang soạn thảo). IX. CĂN CỨ PHÁP LÝ: 1. Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa số 05/2007/QH12 ngày 21/11/2007. 2. Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa. 3. Thông tư số 17/2009/TT-BKHCN ngày 18/6/2009 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hoá nhập khẩu thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ. X. MẪU ĐƠN, TỜ KHAI: Đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu (Ban hành kèm theo Thông tư số 17/2009/TT-BKHCN ngày 18/6/2009 46 SV: Nguyễn Thị Phương Thu Lớp : ĐHQTKD 3A2
- THỰC HÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ) CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ĐĂNG KÝ KIỂM TRA NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT LƯỢNG HÀNG HÓA XUẤT KHẨU Kính gửi: Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng . (Tên Cơ quan kiểm tra) Người xuất khẩu: CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM VINAMILK Địa chỉ: Số 10, Đường Tân Trào, Phường Tân Phú, Quận 7, TP.HCM Điện thoại: (08) 54 155 555 Fax: (08) 54 161 226 Đăng ký kiểm tra chất lượng lô hàng hóa sau: S Tên hàng Đặc Xuất Khối Cửa Thời gian ố hóa, nhãn hiệu, tính xứ, Nhà lượng/số khẩu xuất xuất khẩu TT kiểu loại kỹ sản xuất lượng thuật Sữa Việt 100 Cảng 25/3/201 1 Vinamilk Nam Hà Nội 3 Việt 120 Cảng 25/3/201 2 Redielac Nam Hà Nội 3 Việt 80 Cảng 25/3/201 3 Dielac Nam Hà Nội 3 Sữa đậu Việt 200 Cảng 25/3/201 4 nành Nam Hà Nội 3 Việt 320 Cảng 25/3/201 5 Sữa đặc Nam Hà Nội 3 47 SV: Nguyễn Thị Phương Thu Lớp : ĐHQTKD 3A2
- THỰC HÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ Hồ sơ kèm theo gồm có các bản sao sau đây: □ Hợp đồng (Contract) số: □ Danh mục hàng hóa (Packing list): □ Giấy chứng nhận hợp quy hoặc Giấy chứng nhận chất lượng lô hàng hóa nhập khẩu hoặc Giấy giám định chất lượng lô hàng hóa nhập khẩu: . do Tổ chức cấp ngày: . / ./ / tại: □ Giấy chứng nhận Hệ thống quản lý số: do Tổ chức chứng nhận: cấp ngày: / / tại: □ Hóa đơn (Invoice) số: □ Vận đơn (Bill of Lading) số: . □ Tờ khai hàng hóa xuất khẩu số: □ Giấy chứng nhận xuất xứ C/O số: □ Ảnh hoặc bản mô tả hàng hóa, mẫu nhãn hàng xuất khẩu, nhãn phụ (nếu nhãn chính chưa đủ nội dung theo quy định). Chúng tôi xin cam đoan và chịu trách nhiệm lô hàng hóa xuất khẩu phù hợp với tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật .Hà Nội, ngày 25 tháng 2 năm 2013 (TÊN CƠ QUAN KIỂM TRA) vào sổ đăng ký: số ./ Cơ quan KT (NGƯỜI XUẤT KHẨU) Ngày tháng năm 201 CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA (Đại diện Cơ quan kiểm tra ký tên VIỆT NAM VINAMILK đóng dấu) 48 SV: Nguyễn Thị Phương Thu Lớp : ĐHQTKD 3A2
- THỰC HÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ 5. Làm thủ tục hải quan Hàng hoá khi đi ngang qua biên giới quốc gia để nhập khẩu đều phải làm thủ tục hải quan gồm ba nội dung chủ yếu sau: - Khai báo hải quan: chủ hàng phải khai báo các loại chi tiết hàng hoá lên tờ khai về: loại hàng hoá (hàng mậu dịch, phi mậu dịch, hàng trao đổi tiền ngạch biên giới, hàng tạm nhập tái xuất), số lượng, khối lượng, giá trị hàng hoá, phương tiện vận tải, nước giao dịch kèm theo đó là giấy phép nhập khẩu, hoá đơn, bản kê chi tiết để cơ quan hải quan kiểm tra thủ tục giấy tờ. - Xuất trình hàng hoá: hàng hoá nhập khẩu phải được sắp xếp trật tự, thuận tiện cho việc kiểm tra, mọi chi phí liên quan đến việc đóng mở hàng hoá, chủ hàng phải chịu. Yêu cầu việc xuất trình hàng hoá phải đảm bảo trung thực. - Thực hiện các quyết định của hải quan: nghĩa vụ của chủ hàng là phải chấp hành mọi quyết định của hải quan về việc: nộp thuế trong vòng 30 ngày nếu hàng hoá được nhập, hoặc nộp phạt nếu hàng hoá sai quy định, tịch thu nếu hàng hoá nằm trong danh mục cấm nhập của Nhà nước. Mẫu đơn theo quy định : CÔNG TY TNHH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT CÔNG NGHỆ BẮC NAM HÀ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: Hà Nội, ngày 25 tháng 2 năm 2013 ĐĂNG KÍ CHI CỤC HẢI QUAN LÀM THỦ TỤC XUẤT KHẨU SẢN PHẨM SXXK Kính gửi: Chi cục Hải quan Hà Nội thuộc Cục Hải quan Việt Nam Tên doanh nghiệp CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM VINAMILK Địa chỉ: Số 10, Đường Tân Trào, Phường Tân Phú, Quận 7, TP.HCM ĐT: (08) 54 155 555 49 SV: Nguyễn Thị Phương Thu Lớp : ĐHQTKD 3A2
- THỰC HÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ Mã số doanh nghiệp TT20 đã làm thủ tục nhập khẩu máy UPS Chi cục hải quan Hà Nội theo hợp đồng nhập khẩu số ; tờ khai nhập khẩu số Căn cứ quy định tại Thông tư số 54/2011/TT-BTC ngày 20/ 3 /2009 của Bộ Tài chính, để thuận lợi trong việc làm thủ tục hải quan đề nghị được làm thủ tục nhập khẩu sản phẩm SXXK tại Chi cục Hải quan Hà Nội thuộc Cục Hải quan Việt Nam - Mặt hàng xuất khẩu : sữa - Mã hàng ; số lượng 5500 thùng Hà Nội, ngày 8 tháng 2 năm 2013 Giám đốc doanh nghiệp (Ký, ghi rõ họ tên; đóng dấu) Ý kiến của Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục xuất khẩu sữa : Căn cứ hướng dẫn tại Thông tư số /2009/TT-BTC ngày / /2009 của Bộ Tài chính, Chi cục Hải quan thuộc Cục Hải quan xin chuyển Chi cục Hải quan thuộc Cục Hải quan để làm thủ tục xuất khẩu sản phẩm theo đăng ký trên đây của doanh nghiệp. , ngày tháng năm Lãnh đạo Chi cục (Ký, đóng dấu) 7. Xin giấy phép xuất khẩu sữa Mẫu đơn đăng ký nhập khẩu theo chế độ cấp phép tự động Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc Lập – Tự do – Hạnh phúc Số 243/BCT-XK Hà Nội, ngày 8 tháng 10 năm 2011 50 SV: Nguyễn Thị Phương Thu Lớp : ĐHQTKD 3A2
- THỰC HÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP XUẤT KHẨU SỮA Kính gửi: Bộ Công Thương Tên doanh nghiệp: CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM VINAMILK Quyết định hoặc Giấy phép thành lập số: 617/BNgT-TCCB Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số:ĐKKD 1892 BCT Do sở kế hoạch đầu tư Cần Thơ cấp ngày:23/12/1998 Nơi đặt trụ sở chính: Số 10, Đường Tân Trào, Phường Tân Phú, Quận 7, TP.HCM ĐT: (08) 54 155 555 Fax: (08) 54 161 226 Căn cứ Quyết định số: 56/QĐ-BCN ngày 02 tháng 05 năm 2006 của Bộ Công Thương phê duyệt hạn ngạch xuất khẩu sữa của Công ty CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM VINAMILK Đề nghị Bộ Công Thương xét cấp Giấy phép xuất khẩu hàng hoá của Công ty CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM VINAMILK, bao gồm các nội dung chính như sau: Số Số Tên hàng Đơn vị Nơi xuất khẩu TT lượng 1 Sữa vinamilk Thùng 100 Cảng Hà Nội 2 Redielac Thùng 120 Cảng Hà Nội 3 Dielac Thùng 80 Cảng Hà Nội 4 Sữa đậu nành Thùng 200 Cảng Hà Nội 5 Sữa đặc Thùng 320 Cảng Hà Nội - Phương tiện vận chuyển: Tàu thủy - Thời gian thực hiện xuất khẩu từ 24/1/2013 đến ngày 5 / Doanh nghiệp cam kết thực hiện đầy đủ các quy định hiện hành của Nhà nước về kinh doanh sản phẩm sữa. Nơi nhận: Giám đốc - Như trên, (ký tên và đóng dấu) 51 SV: Nguyễn Thị Phương Thu Lớp : ĐHQTKD 3A2
- THỰC HÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ - Lưu: VT. 7. Nộp thuế - Đối tượng chịu thuế : Căn cứ tính thuế nhập khẩu là số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan, giá tính thuế, thuế suất theo tỷ lệ phần trăm (%); đối với mặt hàng áp dụng thuế tuyệt đối thì căn cứ tính thuế là số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan và mức thuế tuyệt đối quy định trên một đơn vị hàng hóa. Số thuế nhập khẩu phải nộp bằng số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan nhân với giá tính thuế và thuế suất của từng mặt hàng ghi trong Biểu thuế tại thời điểm tính thuế; Trong trường hợp mặt hàng áp dụng thuế tuyệt đối thì số thuế nhập khẩu phải nộp bằng số lượng đơn vị từng mặt hàng thực tế nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan nhân với mức thuế tuyệt đối quy định trên một đơn vị hàng hoá tại thời điểm tính thuế. Giá tính thuế đối với hàng hóa nhập khẩu là giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên theo hợp đồng, phù hợp với cam kết quốc tế. VĂN BẢN THÔNG BÁO ẤN ĐỊNH THUẾ CỦA HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU (Ban hành kèm theo Thông tư số 59/2007/TT-BTC ngày 14/6 /2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu) CỤC/CHI CỤC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆTNAM Số Độc lập - Tự do - Hạnh phúc , ngày tháng năm 200 QUYẾT ĐỊNH Về việc ấn định thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu CỤC TRƯỞNG/CHI CỤC TRƯỞNG 52 SV: Nguyễn Thị Phương Thu Lớp : ĐHQTKD 3A2
- THỰC HÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ Căn cứ Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11; Nghị định số 85/2007/NĐ- CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật quản lý thuế; Căn cứ Luật Hải quan số 29/2001/QH10 ngày 29/6/2001; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật hải quan số 42/2005/QH11 ngày 14/6/2005; Nghị định số 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan; Căn cứ Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 45/2005/QH11; Nghị định số 149/2005/NĐ-CP ngày 8/12/2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; Nghị định số 40/2007/NĐ-CP ngày 16/3/2007 của Chính phủ quy định về việc xác định trị giá hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; Căn cứ Luật thuế giá trị gia tăng ngày 10/5/1997 đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị giá tăng ngày 17/6/2003; Luật thuế tiêu thụ đặc biệt ngày 20/5/1998 đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt ngày 17/6/2003 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt, Luật thuế giá trị giá tăng ngày 29/11/2005; Căn cứ QUYẾT ĐỊNH: Điều 1: Ấn định thuế đối với thuộc Tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của Điều 2: Tổng số tiền thuế ấn định là: Bao gồm: Số tiền thuế xuất khẩu: Số tiền thuế nhập khẩu: Số tiền thuế tiêu thụ đặc biệt: Số tiền thuế giá trị gia tăng: Trong đó: + Tổng số tiền thuế người nộp thuế đã khai: Bao gồm: Số tiền thuế xuất khẩu: 53 SV: Nguyễn Thị Phương Thu Lớp : ĐHQTKD 3A2
- THỰC HÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ Số tiền thuế nhập khẩu Số tiền thuế tiêu thụ đặc biệt: Số tiền thuế giá trị gia tăng: + Tổng số tiền thuế chênh lệch thiếu: Bao gồm: Số tiền thuế xuất khẩu: Số tiền thuế nhập khẩu: Số tiền thuế tiêu thụ đặc biệt: Số tiền thuế giá trị gia tăng: Điều 3: Lý do ấn định thuế, yếu tố ấn định Điều 4 : Trong thời hạn kể từ ngày phải nộp hết số tiền thuế ấn định quy định tại Điều Quyết định này. Nếu quá thời hạn kể từ ngày thì ngoài việc nộp đủ số tiền thuế còn thiếu bị tính phạt chậm nộp từ ngày đối với Điều 5: có quyền khiếu nại việc ấn định thuế của cơ quan hải quan theo qui định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo trong thời hạn kể từ ngày Nơi nhận: CỤC/ CHI CỤC TRƯỞNG - ; (Ký tên, đóng dấu) - ; - Lưu: 8.Thanh toán (settlement payment) Trong mục này của hợp đồng qui định đồng tiền thanh toán, thời hạn trả tiền, hình thức trả tiền, các chứng từ làm căn cứ để trả tiền. - Ðồng tiền thanh toán (currency of payment) Thanh toán bằng đô la Mỹ - Thời hạn thanh toán (time of payment) Số tiền tổng số được thanh toán trong vòng 6 tháng sau khi nhận hàng. - Hình thức thanh toán Thanh toán bằng TTR Ngân hàng - Bộ chứng từ thanh toán 54 SV: Nguyễn Thị Phương Thu Lớp : ĐHQTKD 3A2
- THỰC HÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ + Hóa đơn thương mại + Giấy chứng nhận phẩm chất hàng hóa + Giấy chứng nhận trọng/ khối lượng. + Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa +Gấy chứng nhận đóng gói bao bì 9. Thuê phương tiện vận chuyển (Nếu có): Thể hiện rõ hợp đồng thuê Hợp đồng : CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc o0o HỢP ĐỒNG VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA Số: 354654/HĐVCHH Hôm nay, ngày 24/1/2013 tại cảng Hà Nội Chúng tôi gồm có: Bên A: Chủ hàng - Tên cơ quan (hoặc doanh nghiệp): CÔNG TY CỔ PHẦN SỮA VIỆT NAM VINAMILK - Địa chỉ: Số 10, Đường Tân Trào, Phường Tân Phú, Quận 7, TP.HCM ĐT: (08) 54 155 555 Fax: (08) 54 161 226 - Tài khoản số: VP4546 Mở tại ngân hàng: Agribank - Đại diện là Ông (Bà): Mai Kiều Liên Chức vụ: Chủ tịch HĐQQ kiêm TGĐ - Giấy ủy quyền số (nếu có): Viết ngày do chức vụ: ký (nếu có). Bên B: Bên chủ phương tiện - Tên cơ quan (hoặc doanh nghiệp): CT CPTM - Địa chỉ: Tòa nhà Vincom- HBT - HN - Điện thoại: 094238435 55 SV: Nguyễn Thị Phương Thu Lớp : ĐHQTKD 3A2
- THỰC HÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ - Tài khoản số: CP6656 Mở tại ngân hàng: Agribank - Đại diện là Ông (Bà): Nguyễn Khắc Hòa Chức vụ: TGĐ - Giấy ủy quyền số (nếu có): Viết ngày do chức vụ: ký (nếu có). Hai bên thống nhất thỏa thuận nội dung hợp đồng như sau: Điều 1: Hàng hóa vận chuyển 1. Tên hàng: Bên A thuê bên B vận tải những hàng hóa sau: Gạo các loại 2. Tính chất hàng hóa: Bên B cần lưu ý bảo đảm cho bên A những loại hàng sau được an toàn: - 5500 thùng hàng cần giữ khô ráo: sữa 3. Đơn vị tính đơn giá cước : 20.000.000/Tấn Điều 2: Địa điểm nhận hàng và giao hàng 1/ Bên B đưa phương tiện đến nhận hàng tại sân bay Nội Bài 2/ Bên B giao hàng cho bên tại địa điểm cảng Hà Nội Điều 3: Định lịch thời gian giao nhận hàng Nhận hàng Giao hàng G S Tên hi TT hàng Số Địa Thời Số Địa Thời lượng diểm gian lượng điểm gian chú 56 SV: Nguyễn Thị Phương Thu Lớp : ĐHQTKD 3A2
- THỰC HÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ Sữa 10 Cảng 11h, 100 Cản 7/2/20 vinamilk 0 Hà Nội 6/2/2013 g Hà 13 Nội 1 Rediel Cảng 11h, 120 ac Hà Nội 2 12 6/2/2013 Cản 7/2/20 0 g Hà 13 Nội Cảng 80 Hà Nội 3 Dielac 11h.6/ 80 2/2013 Cản 7/2/20 g Hà 13 Cảng 11h, 200 Nội Hà Nội 4 Sữa 6/2/2013 bột 20 Cản 0 g Hà 7/2/20 Nội 13 Điều 4: Phương tiện vận tải 1/ Bên A yêu cầu bên B vận tải số hàng trên bằng phương tiện Contener phải có những khả năng cần thiết như: - Tốc độ phải đạt 160 km/ giờ. - Số lượng phương tiện là: 1 2/ Bên B chịu trách nhiệm về kỹ thuật cho phương tiện vận tải để bảo đảm vận tải trong thời gian là: 2 ngày 3/ Bên B phải chuẩn bị đầy đủ giấy tờ cho phương tịên đi lại hợp lệ trên tuyến giao thông đó để vận tải số hàng hóa đã thỏa thuận như trên và chịu mọi hậu quả về giấy tờ pháp lý của phương tiện vận tải. 4/ Trường hợp bên B đưa phương tiện đến nhận hàng chậm so với lịch giao nhận phải chịu phạt hợp đồng là: 2.000.000 đồng/ giờ. Điều 5: Về giấy tờ cho việc vận chuyển hàng hóa 1/ Bên B phải làm giấy xác báo hàng hóa (phải được đại diện bên B ký, đóng dấu xác nhận) trước 2 giờ so với thời điểm giao hàng. 57 SV: Nguyễn Thị Phương Thu Lớp : ĐHQTKD 3A2
- THỰC HÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ 2/ Bên B phải xác báo lại cho bên A số lượng và trọng tải các phương tiện có thể điều động trong 24 giờ trước khi bên A giao hàng. Nếu bên A không xác báo xin phương tiện thì bên B không chịu trách nhiệm. 3/ Bên A phải làm vận đơn cho từng chuyến giao hàng ghi rõ tên hàng và số lượng (phải viết rõ ràng, không tẩy xóa, gạch bỏ, viết thêm, viết chồng hay dán chồng Trường hợp cần sửa chữa, xóa bỏ Phải có ký chứng thực). Bên A phải có trách nhiệm về những điều mình ghi vào vận đơn giao cho bên B. 4/ Bên A phải đính kèm vận đơn với các giấy tờ khác cần thiết để các cơ quan chuyên trách có thể yêu cầu xuất trình khi kiểm soát như: - Giấy phép lưu thông loại hàng hóa đặc biệt. - Biên bản các khoản thuế đã đóng. - [các giấy tờ khác nếu có] Nếu không có đủ các giấy tờ khác cần thiết cho việc vận chuyển loại hàng hóa đó thì phải chịu trách nhiệm do hậu quả để thiếu như trên: Phải chịu phạt chờ đợi là [số tiền] đồng/ giờ, hàng để lâu có thể bị hư hỏng, trường hợp hàng bị tịch thu vẫn phải trả đủ tiền cước đã thỏa thuận. 5/ Trường hợp xin vận chuyển đột xuất hàng hóa. Bên B chỉ nhận chở nếu có khả năng. Trường hợp này bên A phải trả thêm cho bên B một khoản tiền bằng [SO %] giá cước vận chuyển, ngoài ra còn phải chi phí các khoản phí tổn khác cho bên B kể cả tiền phạt do điều động phương tiện vận tải đột xuất làm lỡ các hợp đồng đã ký với chủ hàng khác (nếu có). Trừ các trường hợp bên A có giấy điều động phương tiện vận chuyển hàng khẩn cấp theo lệnh của Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải trở lên thì không phải nộp các khoản tiền bồi thường các chi phí tổn đó. Điều 6: Phương thức giao nhận hàng Hai bên thỏa thuận nhận hàng theo phương thức sau:Trực tiếp - Nguyên đai, nguyên kiện, nguyên bao. Điều 7: Trách nhiệm xếp dỡ hàng hóa 1/ Bên (A) có trách nhiệm xếp dỡ hàng hóa Chú ý:Chi phí bốc dỡ bên A chịu 2/ Thời gian xếp dỡ giải phóng phương tiện là 12h Điều 8: Giải quyết hao hụt hàng hóa 58 SV: Nguyễn Thị Phương Thu Lớp : ĐHQTKD 3A2
- THỰC HÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ 1/ Nếu hao hụt theo quy định dưới mức [25%] tổng số lượng hàng thì bên B không phải bồi thường (mức này có quy định của Nhà nước phải áp dụng theo, nếu không hai bên tự thỏa thuận). 2/ Hao hụt trên tỷ lệ cho phép thì bên B phải bồi thường cho bên A theo giá trị thị trường tự do tại nơi giao hàng (áp dụng cho trường hợp bên A không cử người áp tải). 3/ Mọi sự kiện mất hàng bên A phải phát hiện và lập biên bản trước và trong khi giao hàng, nếu đúng thì bên B phải ký xác nhận vào biên bản, nhận hàng xong nếu bên A báo mất mát, hư hỏng bên B không chịu trách nhiệm bồi thường. Điều 9: Người áp tải hàng hóa (nếu cần) 1/ Bên A cử 2 người theo phương tiện để áp tải hàng : - Đỗ Thúy Hằng - Đinh Phương Dung 2/ Người áp tải có trách nhiệm bảo vệ hàng hóa và giải quyết các thủ tục kiểm tra liên quan đến hàng hóa trên đường vận chuyển. 3/ Bên B không phải chịu trách nhiệm hàng mất mát nhưng phải có trách nhiệm điều khiển phương tiện đúng yêu cầu kỹ thuật để không gây hư hỏng, mất mát hàng hóa. Nếu không giúp đỡ hoặc điều khiển phương tiện theo yêu cầu của người áp tải nhằm giữ gìn bảo vệ hàng hóa hoặc có hành vi vô trách nhiệm khác làm thiệt hại cho bên chủ hàng thì phải chịu trách nhiệm theo phần lỗi của mình. Điều 10: Thanh toán cước phí vận tải 1/ Tiền cước phí chính mà bên A phải thanh toán cho bên B: 2.000.000/Thùng 2/ Tiền phụ phí vận tải bên A phải thanh toán cho bên B gồm: Tiền Xuất cảnh,tiền ăn cho phi công Điều 11: Đăng ký bảo hiểm 1/ Bên A phải chi phí mua bảo hiểm hàng hóa. 2/ Bên B chi phí mua bảo hiểm phương tiện vận tải với chi nhánh Bảo Việt. Điều 12: Biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng (nếu cần) 59 SV: Nguyễn Thị Phương Thu Lớp : ĐHQTKD 3A2
- THỰC HÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ Điều 13: Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng 1/ Bên nào vi phạm hợp đồng, một mặt phải trả cho bên bị vi phạm tiền phạt vi phạm hợp đồng, mặt khác nếu có thiệt hại xảy ra do lỗi vi phạm hợp đồng dẫn đến như mất mát, hư hỏng, tài sản phải chi phí để ngăn chặn hạn chế thiệt hại do vi phạm gây ra, tiền phạt do vi phạm hợp đồng khác và tiền bồi thường thiệt hại mà bên bị vi phạm đã phải trả cho bên thứ ba là hậu quả trực tiếp của sự vi phạm này gây ra. 2/ Nếu bên A đóng gói hàng mà không khai hoặc khai không đúng sự thật về số lượng, trọng lượng hàng hóa thì bên A phải chịu phạt đến [25 %] số tiền cước phải trả cho lô hàng đó. 3/ Nếu bên B có lỗi làm hư hỏng hàng hóa trong quá trình vận chuyển thì: - Trong trường hợp có thể sửa chữa được nếu bên A đã tiến hành sửa chữa thì bên B phải đài thọ phí tổn. - Nếu hư hỏng đến mức không còn khả năng sửa chữa thì hai bên thỏa thuận mức bồi thường hoặc nhờ cơ quan chuyên môn giám định và xác nhận tỷ lệ bồi thường. 4/ Nếu bên A vi phạm nghĩa vụ thanh toán tổng cước phí vận chuyển thì phải chịu phạt theo mức lãi suất chậm trả của tín dụng ngân hàng là [14%] ngày tính từ ngày hết hạn thanh toán. 5/ Bên nào đã ký hợp đồng mà không thực hiện hợp đồng hoặc đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng mà không có lý do chính đáng thì sẽ bị phạt tới [20 %] giá trị phần tổng cước phí dự chi. 6/ Nếu hợp đồng này có một bên nào đó gây ra đồng thời nhiều loại vi phạm, thì chỉ phải chịu một loại phạt có số tiền phạt ở mức cao nhất theo các mức phạt mà hai bên đã thỏa thuận trong hợp đồng này, trừ các loại trách hiệm bồi thường khi làm mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa lúc vận chuyển. Điều 14: Giải quyết tranh chấp hợp đồng 1/ Hai bên cần chủ động thông báo cho nhau biết tiến độ thực hiện hợp đồng. Nếu có vấn đề bất lợi gì phát sinh, các bên phải kịp thời thông báo cho nhau biết và tích cực bàn bạc giải quyết trên cơ sở thỏa thuận bình đẳng, cùng có lợi (cần lập biên bản ghi toàn bộ nội dung sự việc và phương pháp giải quyết đã áp dụng) 60 SV: Nguyễn Thị Phương Thu Lớp : ĐHQTKD 3A2
- THỰC HÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ 2/ Trường hợp các bên không tự giải quyết xong được thì thống nhất sẽ khiếu nại tới tòa án tối cao Hà Nội là cơ quan có đủ thẩm quyền giải quyết những tranh chấp trong hợp đồng này. 3/ Chi phí cho những hoạt động kiểm tra xác minh và lệ phí tòa án do bên có lỗi chịu. Điều 15: Các thỏa thuận khác, nếu cần. Điều 16: Hiệu lực của hợp đồng Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày 16/ 12/2011 đến ngày 24/12/2011 ĐẠI DIỆN BÊN A ĐẠI DIỆN BÊN B Chức vụ Chức vụ (Ký tên, đóng dấu) (Ký tên, đóng dấu) 10. Mua bảo hiểm Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển thường áp dụng đối với các hàng hóa thông thường nhưng không gồm các loại hàng hóa như than, dầu chở rời, hàng đông lạnh, thịt đông lạnh. Phạm vi bảo hiểm Theo các điều kiện bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển ICC 1/11982 (Institute Cargo Clauses - điều khoản bảo hiểm do Hiệp hội bảo hiểm London ban hành và được sử dụng rộng rãi trên thế giới), BIC chịu trách nhiệm bảo hiểm cho những rủi ro dưới đây, trừ những trường hợp loại trừ. Bảng so sánh các rủi ro được/ không được bảo hiểm Rủi ro ICC ICC ICC (A) (B) (C) Cháy và nổ V V V Tàu/ phương tiện vận chuyển mắc cạn, V V V đắm, lật úp Phương tiện vận tải bị lật, trật bánh V V V Tàu đâm va vào nhau hoặc phương tiện V V V vận chuyển đâm va phải bất kỳ vật thể gì 61 SV: Nguyễn Thị Phương Thu Lớp : ĐHQTKD 3A2
- THỰC HÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ bên ngoài không kể nước Dỡ hàng tại cảng lánh nạn V V V Động đất, núi lửa phun, sét đánh V V X Hy sinh tổn thất chung V V V Ném hàng khỏi tàu hoặc hàng bị nước V V V cuốn khỏi tàu Nước biển, sông, hồ tràn vào tàu, xà lan, V V X hầm tàu, container hoặc nơi chứa hàng Tổn thất toàn bộ kiện hàng bị rơi khỏi tàu V V X hoặc rơi trong khi đang xếp/ dỡ hàng Tổn thất chung và chi phí cứu hộ V V V Cướp biển, trộm cắp và không giao hàng V X X Trong đó: V là được bảo hiểm, X là không được bảo hiểm Số tiền bảo hiểm Số tiền bảo hiểm của hàng hoá được bảo hiểm là giá trị của hàng hoá do Người được bảo hiểm kê khai và được BIC chấp nhận. Thông thường giá trị bảo hiểm được tính dựa trên: giá trị của lô hàng theo Hợp đồng, hoá đơn mua bán cộng với chi phí vận chuyển và phí bảo hiểm. Thông thường số tiền bảo hiểm nhận bảo hiểm tối đa không vượt quá 110% giá trị hàng hóa tính theo giá CIF. Trong đó: C: là giá trị hàng hóa; F: là cước phí vận chuyển; R: là tỷ lệ phí bảo hiểm (chưa gồm VAT) GIẤY YÊU CẦU BẢO HIỂM HÀNG HÓA BM/08/01/HH APPLICATION FOR CARGO INSURANCE Kính gửi: CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM LAN ANH Địa chỉ: 33C Cát Linh, Đống Đa, TP Hà Nội 62 SV: Nguyễn Thị Phương Thu Lớp : ĐHQTKD 3A2