Thư viện trường Đại học Khoa học Tự nhiên

pdf 66 trang ngocly 2180
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thư viện trường Đại học Khoa học Tự nhiên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfthu_vien_truong_dai_hoc_khoa_hoc_tu_nhien.pdf

Nội dung text: Thư viện trường Đại học Khoa học Tự nhiên

  1. Thư viện Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Bạn đọc có thể truy cập tài nguyên điện tử qua: Hệ thống Mục lục trực tuyến (OPAC), các Bộ Sưu tập số, và các Cơ sở dữ liệu trực tuyến thương mại (Chia sẻ trong Hệ thống Thư viện ĐHQG TP. HCM). Mục lục trực tuyến Có 2 cách để tra cứu tài liệu trong hệ thống mục lục thư viện trên cổng thông tin của Thư viện trường Đại học Khoa học Tự nhiên: (1) Vào “Tra cứu nhanh” trên trang chủ (2) Nhấn “Tra cứu OPAC” Tra cứu nhanh Đây là cách tra cứu nhanh nhất, hộp thoại tìm kiếm nằm ngay trên giao diện trang chủ của Thư viện Với cách này sẽ tra cứu được tất cả các loại tài liệu có trong Thư viện. Bước 1: Vào giao diện trang chủ của Thư viện Bước 2: Lựa chọn tiêu đề o Tiêu đề Đề mục: là phản ánh nội dung tài liệu được thể hiện theo quy tắc của Thư viện học o Nhan đề: là nhan đề (tựa đề) của tài liệu o Tác giả: là tên tác giả của tài liệu o Tất cả: chọn khi cần tìm trên tất cả các tiêu đề 57
  2. Bước 3: Dò tìm trong kết quả o Sau khi chọn “tiêu đề tìm kiếm” và “từ khóa” tìm kiếm theo đúng nhu cầu, nhấn lệnh tìm kiếm o Kết quả tìm kiếm sẽ liệt kê theo trật tự chữ cái o Tìm tài liệu theo yêu cầu o Xem thông tin về tài liệu đã chọn qua “tóm lược” hay “chi tiết” Ví dụ: Chọn Đề mục trong giao diện tìm kiếm với từ khóa“Việt Nam” Danh sách liệt kê những Đề mục có chứa Từ khóa “Việt Nam” có trong tiêu đề chính và cả trong tiêu đề phụ. Dò tìm Đề mục thích hợp (Ví dụ: chọn Tiêu đề đề mục “Tảo—Việt Nam”). Hệ thống sẽ cho ta một danh sách những tài liệu mang Đề mục này. Danh sách tài liệu ứng với Đề mục “Tảo – Việt Nam”. Dò tìm tài liệu thích hợp (Ví dụ: chọn Tài liệu thứ hai) 58
  3. Có 2 kiểu xem cơ bản: Tóm lược và Chi tiết. Vào xem chi tiết rồi dựa vào dữ liệu xếp giá, ta sẽ tìm được tài liệu trên giá sách tại Thư viện. 59
  4. Tra cứu OPAC Bước 1: Vào giao diện trang chủ của Thư viện và chọn “Tra cứu OPAC” Bước 2:Thực hiện tìm kiếm: Giao diện phần Tra cứu OPAC có các loại tìm kiếm: o Tìm kiếm cơ bản; o Sách; o Tạp chí; o Luận văn; o Công trình nghiên cứu; o Hội nghị - Báo cáo; o Tài liệu multimedia. Tìm kiếm cơ bản : Tra cứu được tất cả các tài liệu có trong Thư viện, giống như phần Tra cứu nhanh được hiển thị ở trang chủ. Tìm kiếm Sách : Phần tìm kiếm Sách có 3 cách tìm kiếm: Tìm kiếm cơ bản, Tìm kiếm chi tiết và Tìm kiếm nâng cao Bước 1: Chọn tiêu đề o Tiêu đề gồm Đề mục, Nhan đề, Tác giả, Tất cả. o Nhập từ khóa cần tìm và nhấnTìm kiếm Ví dụ: Chọn tiêu đề là Tác giả và nhập từ khóa là “Hoàng Dũng” 60
  5. Bước 2: Dò tìm o Danh sách liệt kê các kết quả theo tiêu đề đã chọn o Dò tìm danh sách các tài liệu theo tiêu đề được chọn tìm kiếm Ví dụ: Chọn tác giả Hoàng Dũng Dò tìm danh sách các tài liệu của tác giả Hoàng Dũng Bước 3: Chọn tài liệu cần tìm Ví dụ: Chọn tài liệu “Nhập môn cơ học lượng tử” có 2 kiểu xem cơ bản: Tóm lược và Chi tiết Bước 4: Lấy dữ liệu xếp giá 61
  6. Xem tóm lược thông tin về tài liệu Vào xem Chi tiết để biết dữ liệu xếp giá của quyển sách trên kệ sách của Thư viện. Tìm kiếm Tạp chí: Trong phần tìm kiếm Tạp chí cũng có 3 cách tìm kiếm: Tìm kiếm cơ bản, Tìm kiếm chi tiết và Tìm kiếm nâng cao. Các bước tìm kiếm cũng tương tự như trong phần tìm kiếm Sách. Tuy nhiên, trong Tạp chí, ngoài việc tìm kiếm các Tạp chí có trong Thư viện, còn có thể tìm kiếm từng bài viết và tóm tắt có trong các Tạp chí chuyên ngành như: Tạp chí Hóa học, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển, Tạp chí Địa chất, Tạp chí Các Khoa học về Trái đất, Tạp chí Sinh học, Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ. 62
  7. Bước 1: Chọn tiêu đề o Đề mục, Nhan đề, Tác giả, Tất cả và nhập từ khóa cần tìm. o NhấnTìm kiếm Ví dụ: Chọn Tiêu đề là Nhan đề và nhập vào Từ khóa là công nghệ Bước 2: Dò tìm danh sách Nhan đề của Tạp chí o Tác giả: là Cơ quan chủ quản chịu trách nhiệm phát hành Tạp chí o Nhan đề: nhan đề của Tạp chí o Số kỳ trong năm: số lượng số Tạp chí phát hành trong năm Bước 3: Chọn Tạp chí cần tìm. Có 2 dạng xem cụ thể: Tóm lược và Chi tiết Ví dụ: Chọn Tạp chí Phát triển khoa học và công nghệ: Khoa học trái đất & môi trường o Xem tóm lượt: hiển thị các thông tin cơ bản của Tạp chí như Nhan đề, Số ISSN, Các số đã phát hành 63
  8. o Xem chi tiết: hiển thị thêm các thông tin như Cơ quan chủ quản, Tổng biên tập, Đề mục, Bước 4: Chọn số tạp chí cần tìm và bài viết cần tìm Nhìn vào danh sách Các số đã phát hành để tìm số tạp chí cần tìm Ví dụ: Chọn số Vol.10, no.11 (01/2007) số 11, tập 10, phát hành vào 64
  9. tháng 01/2007 Nhìn vào danh sách các bài viết có trong số Tạp chí để tìm bài viết cần tìm. Cũng có 2 dạng xem cụ thể: Tóm lược và Chi tiết Ví dụ: Chọn bài Tách tâm tán xạ bằng mô hình prony và đặc trưng động máy bay trong trường điện tử o Xem tóm lược: hiển thị các thông tin cơ bản của bài viết gồm Nhan đề, Tác giả và số trang bài viết trong Tạp chí o Xem chi tiết: hiển thị thêm các thông tin về nội dung trong bài viết gồm Đề mục và Nội dung tóm tắt của bài viết Tìm kiếm bài viết trong Tạp chí: Dùng để tìm kiếm một bài viết cụ thể trong các Tạp chí chuyên ngành như: Tạp chí Hóa học, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển, Tạp chí Địa chất, Tạp chí Các Khoa học về Trái đất, Tạp chí Sinh học, Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ. Bước 1: Vào Tìm kiếm cơ bản của Tạp chí, đánh dấu vào ô Bài viết 65
  10. Ví dụ: Chọn Tiêu đề Đề mục và nhập vào Từ khóa là Sinh học, nhấnTìm kiếm Bước 2:Chọn bài viết cần tìm Ví dụ: Chọn đề mục “Sinh học – Trao đổi chất” Bước 3: Xem thông tin bài viết: o Xem tóm lược: hiển thị các thông tin cơ bản của bài viết gồm Nhan đề, Tác giả và số trang bài viết trong Tạp chí 66
  11. o Xem chi tiết: hiển thị thêm các thông tin về nội dung trong bài viết gồm Đề mục và Nội dung tóm tắt của bài viết Tìm kiếm Luận văn, Công trình nghiên cứu, Hội nghị-Báo cáo và Tài liệu multimedia có cách tìm kiếm tương tự như Sách. 67
  12. Bộ sưu tập thông tin số - Digital Collections Sưu tập số nội sinh Góc bên trái trang web là danh sách các bộ sưu tập của thư viện, bạn đọc chọn lựa theo yêu cầu. Một số bộ sưu tập đòi hỏi phải đăng kí quyền truy nhập, vì vậy để sử dụng các bộ sưu tập này bạn đọc phải liên hệ với thư viện để được cấp tài khoản truy nhập. Ví dụ: chọn bộ sưu tập Luận án tiến sĩ : 68
  13. Tất cả các bộ sưu tập được thiết lập bằng phần mềm mã nguồn mở Greenstone. Trong mỗi bộ sưu tập đều có phần giới thiệu và hướng dẫn cách tra cứu. Ở bộ sưu tập này, có các cách tìm kiếm như sau: Cách thứ nhất: gõ từ khóa vào ô tìm kiếm, đồng thời lựa chọn các thông số bên trên phù hợp với nhu cầu của mình. Ở ô đầu tiên: chọn nơi có từ khóa muốn tìm (ví dụ muốn từ khóa nằm ở nhan đề tài liệu thì chọn “đề mục” ) 69
  14. Ở ô thứ hai: giới hạn tìm kiếm bằng cách chọn tìm tất cả các tài liệu chứa một số từ trong từ khóa hay chỉ chọn những tài liệu có đầy đủ các từ trong từ khóa. Ví dụ: Tìm các tài liệu có đề mục chứa cụm từ “tin học” Kết quả tìm được 2 nhan đề có từ “tin” , 24 nhan đề có từ “học”, nhưng chỉ có 23 nhan đề thỏa điều kiện là có chứa đầy đủ cụm từ “tin học”. Cách thứ hai: chọn theo nhan đề hoặc đề mục hoặc tác giả, tất cả đều được sắp xếp theo thứ tự chữ cái Sau khi chọn được luận văn cần thiết thì sẽ vào được giao diện hiển thị tài liệu. 70
  15. Ở đây có hiển thị những phần chính của tài liệu cần tìm, có thể tra cứu trực tiếp vào từng phần như từng chương của luận văn, phần tổng kết, mục lục, . Ví dụ: ở đây khi nhấp chuột vào chương 3 , thì nội dung của phần này sẽ hiện ra dưới định dạng PDF. 71
  16. Sưu tập ảo Ngoài các bộ sưu tập số, thư viện còn có các bộ sưu tập ảo từ các kho dữ liệu khắp nơi trên thế giới – đây là một hình thức thư viện ảo. Phương pháp này tập hợp các siêu dữ liệu thư tịch (bibliographic metadata) theo chuẩn OAI- PMH từ địa chỉ liên kết URL được cung cấp, sau đó xây dựng thành Bộ sưu tập số và cho phép bạn đọc tìm kiếm dữ liệu. Mỗi bộ sưu tập là tập hợp các biểu ghi OAI từ một hoặc nhiều địa chỉ liên kết URL. Có thể chọn bộ sưu tập theo nhu cầu, tìm hiểu các thông tin cơ bản về các tài liệu trong bộ sưu tập, và nếu muốn xem chi tiết hơn thì sẽ có các đường link dẫn đến kho dữ liệu chính. Giao diện của bộ sưu tập ảo: 72
  17. Thư viện Trường Đại học Bách Khoa Bạn đọc có thể đến trực tiếp Thư viện hoặc truy cập qua website để tiếp cận dịch vụ tra cứu trực tuyến (OPAC), tra cứu và xem toàn văn tạp chí, luận văn, luận án của Thư viện. Giao diện chính website Thư viện Từ giao diện website, bạn đọc có thể chọn mục Tra cứu bên trái ở thanh menu hoặc nhấp chọn trực tiếp vào phần Tra cứu Mục lục trực tuyến, Tài liệu toàn văn, Bộ sưu chuyên đề, Bộ sưu tập số hiển thị trên giao diện của website để vào tra cứu, khai thác sử dụng nguồn tài nguyên thư viện Đại học Bách khoa. Mục lục trực tuyến Thông qua OPAC, bạn đọc có thể tra cứu những thông tin có tại thư viện (sách, tạp chí, báo cáo khoa học, tiêu chuẩn, phát minh sáng chế, luận văn/ luận án ) theo những đặc trưng khác nhau: môn học, tác giả, nhan đề, chủ đề, từ khóa chủ đề, chuyên ngành, hoặc có thể dễ dàng kiểm tra những thông tin về tình trạng của tài liệu, số bản hiện có, vị trí lưu trữ tài liệu Ngoài ra, bạn đọc có thể lựa chọn cách tra cứu từ đơn giản (browse search) đến nâng cao (advance search) bằng cách kết hợp các toán tử (AND, OR, NOT, NEAR), 73
  18. Tìm lướt Từ giao diện website, có thể chọn mục Tra cứu bên trái ở thanh menu hoặc nhấp chọn trực tiếp vào phần Tra cứu Mục lục trực tuyến Tìm lướt Có 3 bước cơ bản để tìm tài liệu: Bước 1: Nhập Điều kiện tìm kiếm. Bước 2: Chọn Kiểu tìm kiếm. Bước 3: NhấnTìm kiếm Diễn giải: Nhập Điều kiện tìm kiếm với một trong những thông tin bạn đọc có được vềTiêu đề, Tác giả, Chủ đề, Nhà xuất bản, Kí hiệu xếp giá, Tiêu đề tạp chí hoặc theo Local number của tài liệu bạn đọc cần. Sau đó nhấnTìm kiếm. Ví dụ: Tìm những tài liệu của tác giả Phan Thị Tươi 74
  19. Nhập tác giả Phan Thị Tươi và chọn kiểu tìm kiếm theo Tác giả Nhấn Tìm kiếm Chọn tài liệu cần và ghi nhận những thông tin cần thiết về tài liệu. Ví dụ chọn Ngôn ngữ lập trình nâng cao 75
  20. Vì là thư viện chuyên ngành khoa học kỹ thuật nên nội dung tài liệu thường phản ánh khái quát qua thông tin nhan đề. Do vậy, Thư viện đã tiến hành xây dựng Bảng chỉ chỗ mã số môn học tương ứng với chỉ số phân loại (kí hiệu xếp giá của tài liệu). Việc tổ chức kho mở và dùng chỉ số phân loại DDC làm kí hiệu xếp giá của tài liệu giúp cho sinh viên, học viên, cán bộ giảng dạy tìm được tài liệu phù hợp với từng môn học một cách nhanh chóng và chính xác. 76
  21. Bảng chỉ chỗ mã số môn học tương ứng với chỉ số phân loại ngành Điều khiển tự động STT Tên môn học MSMH CSPL tham Tiếng Việt Tiếng Anh khảo(Kí hiệu xếp giá ) 1 Lý thuyết điều khiển tự Automatic control 409040 629.8 động theory 2 Lý thuyết điều khiển Modern control theory 409028 629.8 hiện đại 3 Thiết bị & hệ thống tự Equipments & control 409032 629.8 động system 4 Tự động hóa quá trình Automation in process 409110 629.8; công nghệ technology 670.285 670.427 5 Thí nghiệm tự động hóa Experiments on 409111 629.8; quá trình công nghệ Automation in process 670.285 technology 670.427 6 Thí nghiệm điều khiển tự Experiments on 409041 629.8 động 1 Automatic control theory 1 7 Thí nghiệm điều khiển tự Experiments on 409038 629.8 động 2 Automatic control theory 2 8 Kỹ thuật Robot Robotics 409035 629.892 Dựa vào thông tin trên bạn đọc rất thuận lợi trong việc xác định chỉ số phân loại cũng chính là kí hiệu xếp giá của tài liệu ở các kho. Ví dụ: Tra tìm thông tin tất cả tài liệu môn học Kỹ thuật Robot. Mã số môn học: 409035 và kí hiệu xếp giá tương ứng là: 629.892 - Bước 1: Từ giao diện mục lục trực tuyến, chọn Tìm lướt - Bước 2: Nhập số phân loại 629.892 vào ô Điều kiện tìm kiếm - Bước 3: Chọn kiểu tìm Kí hiệu xếp giá. - Bước 4: Nhấp chọn Tìm kiếm 77
  22. Kết quả sẽ hiển thị tất cả tài liệu có số phân loại là 629.892 tương ứng với môn học Kỹ thuật Robot có tại thư viện Đại học Bách khoa. Ví dụ: Nhấp chọn tài liệu Intelligent Robotics: Proceedings of the international symposium on intelligent robotics 78
  23. Khi kết quả tra cứu hiển thị, bạn đọc có thể lướt xem tên tài liệu, tác giả để chọn lựa tài liệu phù hợp với yêu cầu và xem thông tin mô tả hình thức của tài liệu (nhan đề, tác giả, thông tin xuất bản, chủ đề tài liệu, chuyên ngành, ). Bạn đọc cũng có thể kiểm tra tình trạng của tài liệu: đang được mượn, sẵn có, số bản hiện có trên giá, vị trí lưu trữ tài liệu, số đăng kí cá biệt của tài liệu. Căn cứ trên kết quả có được, bạn đọc dễ dàng vào kho tìm tài liệu và làm thủ tục mượn nhanh chóng. Tìm theo từ khóa Khi bạn đọc có nhu cầu giới hạn kết quả và tìm chính xác hoặc mở rộng kết quả tìm kiếm tài liệu thì chọn cách tìm nâng cao theo từ khóa hoặc từ khóa chủ đề có kết hợp dùng các toán tử (AND, OR, NOT, ). Bên cạnh đó, bạn đọc có thể tham khảo các cách tra cứu ở mục trợ giúp để có thể chọn lựa được cách tìm tin phù hợp. 79
  24. Bạn đọc có thể dùng các toán tử AND, OR, NOT, NEAR kết hợp với các từ khóa theo tiêu đề, Tác giả, Chủ đề, số ISBN, ISSN. 80
  25. Tìm theo Từ khóa chủ đề Ví dụ: Tìm tài liệu với đề mục chủ đề là Xử lý tín hiệu số Bước 1: Chọn Đề mục chủ đề Bước 2: Nhập chủ đề Xử lý tín hiệu số Dạng dữ liệu Chính xác Bước 3: Chọn Tìm kiếm Tất cả kết quả tìm kiếm theo chủ đề sẽ hiển thị. Ví dụ nhấp chọn Xử lý tín hiệu số 81
  26. Khi đã tìm được tài liệu cần Nhấn Items để có những thông tin cần thiết về tài liệu 82
  27. Tài liệu trực tuyến toàn văn Thư viện ĐHBK có nguồn tài liệu nội sinh phong phú và đa dạng như: luận văn, luận án, bài giảng điện tử, báo cáo khoa học thường niên Đây là nguồn tài liệu rất cần thiết cho việc học tập và nghiên cứu giảng dạy. Từ giao diện chính của website thư viện nhấp chọn Tài liệu toàn văn để chuyển vào trang tra cứu toàn văn và tương tự như mục lục trực tuyến (OPAC) của Virtua bạn đọc cũng có thể lựa chọn các phương thức tìm từ đơn giản đến nâng cao. 83
  28. Ví dụ: Tìm tài liệu của tác giả Kam Kim Long. Các bước thực hiện: Bước 1: Nhập tên tác giả Kam Kim Long Bước 2: Nhấn Tìm kiếm Bước 3: Tài liệu của tác giả Kam Kim Long hiển thị Chọn Đăng nhập để xem toàn văn Thư viện ĐH BK đã triển khai phục vụ toàn văn luận văn/ luận án sau đại học. Bạn đọc có thể tùy biến chọn cách tìm cơ bản hay nâng cao theo nhiều tiêu chí: Nhan đề, tác giả, chuyên ngành, mã ngành, năm bảo vệ luận văn/ luận án, từ khóa, Ví dụ: Tìm luận văn về Kỹ thuật điện tử bạn đọc có thể lựa chọn cách tìm theo chuyên ngành hoặc tìm theo mã ngành kết quả đều tương tự nhau. Chọn chuyên ngành Kỹ thuật điện tử hoặc chọn mã ngành 606270 84
  29. sắp xếp theo Nhan đề chính Kết quả tìm kiếm hiển thị, từ đây bạn đọc có thể tìm tài liệu mình cần. 85
  30. CSDL Offline - Bộ sưu tập số Nắm bắt nhu cầu tham khảo các bài báo khoa học đăng trên các cơ sở dữ liệu tạp chí nổi tiếng, hằng năm Thư viện đã bổ sung cơ sở dữ liệu tạp chí Science Direct offline có chọn lọc phù hợp với chuyên ngành đào tạo và nghiên cứu khoa học của trường. Thư viện đã bổ sung 287 tạp chí toàn văn chuyên ngành khoa học kỹ thuật của Science Direct từ năm 2003 - 2012 được bao gói bằng phần mềm mã nguồn mở Green Stone để phục vụ cho nội bộ bạn đọc ở Bách khoa, đây cũng là một kênh thông tin rất hiệu quả và tiện ích cho người sử dụng. Từ giao diện website, bạn đọc có thể chọn mục Tra cứu bên trái ở thanh menu hoặc nhấp chọn trực tiếp vào phần Cơ sở dữ liệu Thư viện Đại học Bách khoa TP.HCM Chọn dữ liệu tạp chí cần xem. 86
  31. Ví dụ: Xem Science Direct năm 2010 và chọn tạp chí Advances in Engineering Software. 87
  32. Chọn Volume, Issue cần xem 88
  33. Nhấp vào file PDF để xem toàn văn hoặc tải bài tạp chí 89
  34. Ngoài ra thư viện còn xây dựng các bộ sưu tập số theo nhu cầu của bạn đọc và các bộ sưu tập này hiển thị ngay tại website thư viện để phục vụ trong hệ thống mạng intranet của trường ĐHBK. 90
  35. Bộ sưu tập chuyên đề Bộ sưu tập chuyên đề cũng là một trong những nội dung mà thư viện ĐHBK rất chú ý. Từ giao diện website, bạn đọc có thể chọn mục Tra cứu bên trái ở thanh menu hoặc nhấp chọn trực tiếp vào phần Tra cứu Bộ sưu tập chuyên đề 91
  36. Ngoài các nguồn tài liệu trên thì từ 21/10/2011, Thư viện ĐHBK đã ký kết với CNF (Campus numerique francophone) thiết lập điểm truy cập thông tin - PAI (Point d’accès à l’information). Người dùng tin được tiếp cận trực tiếp với các cơ sở dữ liệu có giá trị - Refdoc.fr thông qua điểm truy cập PAI đặt tại tầng trệt của thư viện A2. 92
  37. Thư viện Trường Đại học KHXH&NV Mục lục trực tuyến Trên giao diện trang chủ nhấn Tra cứu tài liệu Mục lục trực tuyến OPAC Từ trang tìm kiếm này, bạn đọc có thể sử dụng các tiện ích như: Tìm lướt, tìm kiếm nâng cao, tìm ở các thư viện khác, lưu kết quả tìm kiếm hay sử dụng các tiện ích khác. Giao diện trang chủ Tra cứu OPAC 93
  38. Tìm lướt Đây là cách tìm đơn giản, kết quả là một danh sách liệt kê các tài liệu có từ đầu tiên của nhan đề trùng với từ đầu tiên của thuật ngữ tìm kiếm, bạn đọc cần phải lọc lại lần nữa từ danh sách này để có được tài liệu cần tìm. Thông thường kiểu tìm này chỉ sử dụng khi chưa biết rõ thông tin về tài liệu cần tìm. Có 3 bước để thực hiện tìm kiếm trong Tìm lướt Bước 1: Nhập Điều kiện tìm kiếm Bước 2: Chọn kiểu tìm kiếm Bước 3: NhấnTìm kiếm Diễn giải: Bạn đọc có thể chọn kiểu tìm kiếm theo Nhan đề, tác giả, chủ đề, nhà xuất bản, kí hiệu xếp giá, tiêu đề tạp chí hoặc vị trí kho và nhập Điều kiện tìm kiếm tương ứng với kiểu tìm đã chọn. Sau đó nhấn Tìm kiếm. Ví dụ: Tìm tài liệu “Cơ sở văn hóa Việt Nam” Bước 1: Nhập Điều kiện tìm kiếm là “Cơ sở văn hóa Việt Nam” Bước 2: Chọn kiểu tìm kiếm theo Nhan đề Bước 3: Nhấp chọn Tìm kiếm 94
  39. Kết quả hiển thị danh sách Nhan đề tài liệu tương ứng với các thông tin cần tìm. Ví dụ: Chọn Cơ sở văn hóa Việt Nam/ Trần Ngọc Thêm 95
  40. Trang hiển thị thông tin về tài liệu. Nhấn “items” để vào xem các thông tin chi tiết về tài liệu. Lưu ý các thông tin: o Call number: Ký hiệu xếp giá Ví dụ : Cơ sở văn hóa Việt Nam : U111.15 C460S - U111.15: Ký hiệu phân loại của tài liệu - C460S: Ký hiệu mã hóa tên tài liệu o Location: Vị trí kho chứa tài liệu Ví dụ: + 1.Phòng đọc cơ sở Đinh Tiên Hoàng (K1) + 3.Phòng mượn cơ sở Đinh Tiên Hoàng (K3) + 2.Phòng đọc cơ sở Tân Phú - Thủ Đức (K2) + 4.Phòng mượn cơ sở Tân Phú - Thủ Đức (K4) o Tình trạng tài liệu: sẵn sàng cho mượn, không được mượn về, đang có người mượn Tìm kiếm nâng cao Đây là cách tìm tài liệu phối hợp cùng lúc nhiều kiểu tìm, sử dụng các toán tử AND, OR, NOT, NEAR để mở rộng hoặc giới hạn trường cần tìm. Cách tìm 96
  41. này thường được sử dụng khi đã xác định được một số thông tin liên quan tới tài liệu cần tìm như tên tài liệu (tên đầy đủ hoặc một số từ), chủ đề, tên tác giả, năm xuất bản Kết quả tìm được sẽ chính xác và thu hẹp hơn. Có 6 bước cơ bản để thực hiện Tìm kiếm nâng cao: Bước 1 : Nhập thuật ngữ cần tìm thứ 1 Bước 2: Chọn kiểu tìm thứ 1 Bước 3: Chọn toán tử thứ 1 Bước 4: Chọn thuật ngữ cần tìm thứ 2 Bước 5: Chọn kiểu tìm thứ 2 Bước 6: Nhấn “Tìm kiếm” Ví dụ 1: Thu hẹp phạm vi tìm (AND) Nhập thuật ngữ tìm kiếm thứ nhất với nhan đề “Cơ sở văn hóa Việt Nam” và thuật ngữ tìm kiếm thứ hai với Tác giả “Trần Ngọc Thêm” Kết quả hiển thị là tất cả những tài liệu có nhan đề Cơ sở văn hóa Việt Nam của tác giả Trần Ngọc Thêm 97
  42. Ví dụ 2: Giới hạn phạm vi tìm (NOT) Chọn kiểu tìm Nhan đề và nhập thuật ngữ tìm kiếm “Cơ sở văn hóa Việt Nam” Chọn “NOT” và nhập thuật ngữ “Trần Ngọc Thêm” với kiểu tìm Tác giả NhấnTìm kiếm Kết quả hiển thị là tài liệu có Nhan đề Cơ sở văn hóa Việt Nam, tác giả không phải Trần Ngọc Thêm Ví dụ 3: Mở rộng phạm vi tìm kiếm (OR) 98
  43. Tìm các tài liệu có nhan đề “Cơ sở văn hóa Việt Nam” hoặc tác giả “Trần Ngọc Thêm” Chọn kiểu tìm Nhan đề và nhập thuật ngữ tìm kiếm “Cơ sở văn hóa Việt Nam” Chọn “OR” và nhập thuật ngữ “Trần Ngọc Thêm” với kiểu tìm Tác giả Nhấn Tìm kiếm Kết quả hiển thị là danh sách các tài liệu có nhan đề là Cơ sở văn hóa Việt namvà cả các tài liệu của Tác giả Trần Ngọc Thêm. Tìm ở các thư viện khác 99
  44. Để mở rộng phạm vi tìm kiếm tài liệu, có thể tìm trong nhiều CSDL của nhiều thư viện hoặc cơ quan thông tin cùng lúc. Vào menu Tìm ở các thư viện khác trên giao diện trang Tra cứu Giao diện trang Tìm kiếm ở các thư viện khác Có 3 bước để tìm kiếm CSDL ở các thư viện khác: Bước 1: Nhập thuật ngữ tìm và chọn kiểu tìm Bước 2: Chọn CSDL của thư viện hoặc của nơi khác. Bước 3: Nhấn Tìm kiếm Ví dụ: Nhập thuật ngữ tìm kiếm với tiêu đề “Thông tin học” Nhấp chọn tìm cơ sở dữ liệu của thư viện ĐH KHXH & NV và của Thư viện Trung tâm ĐHQG TPHCM 100
  45. Kết quả tìm kiếm sẽ hiển thị ra tất cả 292 tài liệu có liên quan đến “Thông tin học” ở thư viện ĐH KHXH & NV và 150 tài liệu ở Thư viện Trung tâm ĐHQG TPHCM Nhấp chọn “Xem kết quả” ở thư viện ĐH KHXH & NV và Thư viện Trung tâm ĐHQG TPHCM Từ trang kết quả hiển thị, có thể tìm tài liệu cần và ghi nhận những thông tin cần thiết để tiến hành mượn tài liệu. 101
  46. Lưu kết quả và tìm kiếm Giúp bạn đọc sử dụng kết quả tìm kiếm phục vụ cho các mục đích khác như lưu trữ kết quả tìm kiếm, lập danh mục tài liệu tham khảo, in ấn, gửi email, Có 3 bước thực hiện: Bước 1: Sau khi thực hiện lệnh tìm, đánh dấu vào ô “Giỏ hàng” của những biểu ghi cần lưu. Bước 2: Nhấn “Save to list”. Bước 3: Nhấp vào menu Giỏ hàng (từ màn hình Search) để xem lại, lưu, xóa, gửi email những biểu ghi vừa tìm. Ví dụ: Nhấp chọn “Giỏ hàng” chọn “Save to List” Sau đó nhấp chọn “Giỏ hàng” trên thanh menu Các tiện ích khác Bạn đọc có thể truy cập và biết được thông tin của mình về quá trình mượn trả tài liệu tại thư viện như hiện tại đang mượn những quyển sách nào, hạn trả tài liệu, có nợ tiền phạt tại thư viện hay không, các tài liệu bạn đọc đặt yêu cầu chưa được thư viện giải quyết Ví dụ: Chọn mục “Bạn đọc truy cập” 102
  47. o Nhập Patron ID = Mã số sinh viên o Password = Mã số sinh viên Nhấn Submit Hướng dẫn sử dụng tài liệu Multimedia : Danh mục tài liệu multimedia: Xem tại website của thư viện Từ Sản phẩm - dịch vụ Sản phẩm Tài liệu đa phương tiện Từ Tài liệu đa phương tiện Danh mục tài liệu đa phương tiện 103
  48. Các bước mượn – trả: Nhấp chọn Danh mục tài liệu đa phương tiện nơi bạn đọc đang sử dụng Chọn tài liệu thích hợp và ghi lại tên tài liệu, số ĐKCB (đăng kí cá biệt), số môn loại của tài liệu Liên hệ với cán bộ thư viện để mượn. Bộ sưu tập số toàn văn Các cơ sở dữ liệu toàn văn của Thư viện gồm có cơ sở dữ liệu toàn văn Giáo trình, Sách, Bài trích sách, trích Báo - Tạp chí, Luận văn, luận án, cơ sở dữ liệu toàn văn đa phương tiện, cơ sở dữ liệu toàn văn Tài liệu phục vụ học tập theo học chế tín chỉ (cơ sở dữ liệu môn học) Đăng nhập: Cách vào CSDL toàn văn: Nhấp chọn Tra cứu tài liệu Tài liệu toàn văn 104
  49. Đăng nhập sử dụng Tài liệu toàn văn: Nhập số tài khoản (số thẻ) Nhập mật khẩu Nhấn Đăng nhập Cách tìm tài liệu : Bạn đọc có thể lựa chọn tìm kiếm cơ bản hoặc tìm kiếm nâng cao theo nhu cầu tìm tin của mình. Tải kết quả tìm kiếm : Chọn những nhan đề tài liệu đáp ứng theo yêu cầu bằng cách nhấp chuột (trái) vào biểu tượng chuyển thành biểu tượng .Sau đó nhấp chuột (trái) vào biểu tượng ở phía trên bên phải. 105
  50. Tài liệu toàn văn: - Chọn những tài liệu cần tải về bằng cách nhấp chuột (trái) vào các ô chọn theo từng nhan đề Nhấp chọn “Tải về” Nhấp chọn dạng hiển thị tài liệu (email, file,màn hình) và nơi tải về Nhấn “Chọn”. Để xem tài liệu toàn văn, nhấp chọn tài liệu cần xem Xem toàn văn 106
  51. Trang hiển thị xem toàn văn 107
  52. Cơ sở dữ liệu môn học - Cách xem CSDL môn học: Duyệt môn học ở cây thư mục và chọn “Môn học chung cho các ngành đào tạo” hoặc “môn học theo chuyên ngành đào tạo” Chọn tài liệu cần xem Ví dụ: Chọn “Môn học theo chuyên ngành đào tạo” “Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam” “Môn chuyên ngành” “Đường lối chiến tranh nhân dân và nghệ thuật quân sự của Đảng công sản Việt Nam” “Sách” Chọn tài liệu cần xem là “Chiến tranh giải phóng dân tộc và chiến tranh bảo vệ tổ quốc” 108
  53. - Yêu cầu in tài liệu: Sau khi nhấn biểu tượng in, bạn đọc điền đầy đủ thông tin vào các ô bên dưới và nhấn “Gửi yêu cầu” Liên hệ với thủ thư để xác nhận yêu cầu. - Yêu cầu download file text: Bạn đọc nên xem tài liệu có dữ liệu file text hay không, sau đó liên hệ với thủ thư để xác nhận yêu cầu theo chính sách phục vụ tài liệu điện tử. 109
  54. Sách điện tử (Ebook Online) Thư viện trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQG TP. Hồ Chí Minh đã mua quyền truy cập toàn văn 34 ebook của nhà xuất bản Taylor and Francis Group về lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn bao gồm các tài liệu về lịch sử, tôn giáo, triết học, giáo dục, quan hệ quốc tế, địa lý, môi trường Truy cập sách điện tử Để truy cập sách điện tử, ban đọc thực hiện 3 bước sau: Bước 1: Truy cập vào trang web thư viện Bước 2: Nhấp chọn liên kết 110
  55. (Giao diện truy cập sách điện tử) 111
  56. Tra cứu sách điện tử: Để tra cứu và truy cập toàn văn 34 sách điện tử do thư viện mua, bạn cần tải xem danh mục sách đính kèm bên dưới. Dựa vào bảng danh mục 34 sách điện tử này, bạn có nhiều cách tìm kiếm tài liệu trên CSDL Taylor & Francis như: Tìm kiếm đơn giản (tìm lướt) gồm: tìm theo Nhan đề, Tác giả, Chủ đề, e-ISBN, Hoặc có thể Tìm kiếm nâng cao bằng cách kết hợp các toán tử (AND, OR, NOT). Ví dụ: Tìm lướt theo chỉ số ISBN Bước 1: Xem chỉ số e-ISBN tài liệu cần tìm (dựa trên danh mục 34 sách điện tử) Bước 2: Nhập chỉ số e-ISBN vào ô tìm kiếm Bước 3: Nhấn nút Search để tiến hành tìm kiếm Bước 4: Chọn Nhan đề tài liệu để xem thông tin chi tiết Bước 5: Nhấn nút “Access” để xem toàn văn tài liệu. 112
  57. Ví dụ: Tìm lướt theo nhan đề tài liệu Bước 1: Xem Nhan đề tài liệu cần tìm (dựa trên danh mục 34 sách điện tử) Bước 2: Nhập Nhan đề vào ô tìm kiếm Bước 3: Nhấn nút Search để tiến hành tìm kiếm Bước 4: Chọn Nhan đề tài liệu để xem thông tin chi tiết Bước 5: Nhấn nút “Access” để xem toàn văn tài liệu 113
  58. Giao diện xem toàn văn sách điện tử online Tạp chí online (Sagepub) Truy cập vào trang web thư viện Chọn Tra cứu tài liệu CSDL online TV ĐHKHXH&NV Tạp chí online Giới thiệu các tạp chí Một số cơ sở dữ liệu tạp chí hiện có tại thư viện như: International Studies (tạp chí Nghiên cứu Quốc tế), Information Development (tạp chí Phát triển thông tin), Psychology (tạp chí liên ngành Văn hóa-Tâm lý học (JCC)), 115
  59. Journalism (tạp chí quốc tế về chuyên ngành báo chí), Journal of South Asian Development (tạp chí Phát triển Nam Á), South Asia Research (tạp chí quốc tế). Tra cứu tạp chí: Bước 1: Có tài khoản đăng nhập và tên các tạp chí Bước 2: Nhấn “Sign in” Bước 3: Vào giao diện đăng nhập và nhập User name và password. 116
  60. Trong giao diện chính của tạp chí có 2 mục cần quan tâm: Current Issue- February 2011 (cho biết số báo đang phát hành ở thời điểm hiện tại) và All Issues (các số của tạp chí qua các năm đã phát hành) + All Issues May 1981 - February 2011 Mục All Issues cho phép chọn số tạp chí theo thời gian từng năm + Current Issue: February 2011 Mục Current Issue: February 2011 hiển thị danh mục các bài báo có trong số báo hiện tại Nhấn Full Text (PDF) để tải bài báo về máy. 117
  61. Sau khi nhấn “Full text pdf” thì chương trình IDM đã cài sẵn sẽ tự động bắt đường truyền và tải về máy. Khi kết thúc việc truy cập thì tiến hành đăng xuất ra khỏi tài khoản của tạp chí bằng cách nhấn Sign out Chọn “Yes, sign me out of South Asia Research” để hoàn tất việc đăng xuất. 118
  62. 3 ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN TỪ XA CÁC NGUỒN TÀI NGUYÊN ĐIỆN TỬ Mục đích Nhằm đáp ứng yêu cầu sử dụng tài liệu điện tử theo phương thức trực tuyến, Thư Viện Trung tâm cấp quyền truy cập từ xa đến các nguồn tài liệu điện tử bao gồm các nguồn tin khoa học có giá trị cao trong và ngoài nước như CSDL ACS, SpringerLink, Proquest, MathScinet, Taylor&Francis, nguồn tài liệu nội sinh, . Khi được cấp quyền truy cập từ xa, với “Mã số” và “Mật khẩu” được cấp, bạn đọc có thể truy cập tài liệu ở bất kỳ nơi nào có Internet mà không nhất thiết phải đến thư viện. Đối tượng Dịch vụ này chỉ áp dụng cho sinh viên, học viên sau đại học, giảng viên và cán bộ của ĐHQG-HCM. Cách thức đăng ký Cách 1: Đăng ký trực tiếp tại Thư viện Trung tâm hoặc thư viện Trường. Cách 2: Đăng ký qua email hoặc bưu điện. 119
  63. 1. Tải phiếu đăng ký truy cập CSDL. 2. Điền đầy đủ thông tin trên phiếu đăng ký. 3. Gửi phiếu đăng ký về địa chỉ email phucvu@vnuhcm.edu.vn hoặc đường bưu điện về Thư viện Trung tâm ĐHQG-HCM – Khu phố 6, Linh Trung, Thủ Đức, TP. HCM. Trách nhiệm của người sử dụng - Chỉ sử dụng tài liệu cho mục đích học tập và nghiên cứu. - Phải tuyệt đối giữ bí mật Mã số (Username) và Mật khẩu (Password) đã được cấp; không được tiết lộ, chuyển giao cho người khác sử dụng. - Khi khai thác nguồn tài liệu điện tử phải tuân theo luật bản quyền Việt Nam và các điều khoản trong các bản Thỏa thuận cấp phép sử dụng (Licensing Agreement) đối với từng Cơ sở dữ liệu mà TVTT đã kí kết với các nhà xuất bản. - Không được sử dụng các phần mềm để tải (download) dữ liệu một cách có hệ thống với số lượng lớn dưới bất kì mục đích nào. - Phải báo ngay cho TVTT khi bị lộ Mã số và Mật khẩu theo địa chỉ: o Email: tldt@vnuhcm.edu.vn o Điện thoại: (84.8) 37242181-2925 120
  64. HƯỚNG DẪN & HỖ TRỢ Thư viện Trung tâm . www.vnulib.edu.vn . Email: phucvu@vnuhcm.edu.vn . Điện thoại: (84.8) 37242181, ext. 2935 Thư viện trường Đại học Khoa học Tự nhiên . www.glib.hcmus.edu.vn . Email: thuvien@hcmus.edu.vn . Điện thoại: (84.8) 38397722 Thư viện trường Đại học Bách Khoa . www.lib.hcmut.edu.vn . Email: thuviendhbk@hcmut.edu.vn . Điện thoại: (84.8) 38647256, ext. 5410 Thư viện trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn . www.lib.hcmussh.edu.vn . Email: thuvien@hcmussh.edu.vn . Điện thoại: (84.8) 38293828 ext. 125 Thư viện trường Đại học Kinh tế - Luật . www.uel.edu.vn/page/thuvien . Email: thuvien@uel.edu.vn . Điện thoại: (84.8) 37244555, ext. 6421 Thư viện trường Đại học Quốc tế . www.hcmiu.edu.vn/vn/thuvien.aspx . Email: library@hcmiu.edu.vn . Điện thoại: (84.8) 37244270, ext. 3241 Thư viện Đại học Công nghệ Thông tin 121
  65. . . Email: thuvien@uit.edu.vn . Điện thoại: (84.8) 37251993 ext. 129 Thư viện Viện Môi trường & Tài nguyên . www.hcmier.edu.vn . Email: daotao@hcmier.edu.vn . Điện thoại: (84.8) 38651132 ext. 25 122