Thiết kế hệ thống thông tin quản lý

pdf 7 trang ngocly 2910
Bạn đang xem tài liệu "Thiết kế hệ thống thông tin quản lý", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfthiet_ke_he_thong_thong_tin_quan_ly.pdf

Nội dung text: Thiết kế hệ thống thông tin quản lý

  1. THIẾT KẾ HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ I. Tầm quan trọng của thiết kế hệ thống - Là việc tiến hành chi tiết sự phát triển của hệ thống mới, đã xây dựng trong giai đoạn phân tích hệ thống. - Thiết kế hệ thống cung cấp thông tin chi tiết cho người có thẩm quyền quyết định chuyển sang giai đoạn tiếp theo là giai đoạn thực hiện hệ thống hay không - Thiết kế hệ thống giúp cho người có thẩm quyền có một cái nhìn tổng quan về cách thức làm việc của hệ thống, mọi sự thay đổi sửa chữa trong giai đoạn thiết kế bao giờ cũng dễ dàng và ít tốn kém hơn so với giai đoạn thực hiện. II. Quy trình thiết kế Để tiến hành quy trình thiết kế httt quản lý người ta sử dụng hệ thống các tài liệu đã thu được trong giai đoạn phân tích hệ thống các tài liệu này bao gồm: sơ đồ chức năng, sơ đồ dòng dữ liệu, mô hình thực thể liên kết.
  2. III. Thiết kế cơ sở dữ liệu IV. Thiết kế cấu trúc lưu trữ vật lý. V. Thiết kế phần mềm của hệ thống thông tin quản lý. 1. Các ngôn ngữ thiết kế phần mềm. a. Quy trình xây dựng phần mềm. Để xác định phần mềm, ta tiến hành 5 bước. Bước 1: Đặt bài toán là trước hết phải lưu được mục tiêu cần đạt được của bài toán cụ thể đó là các yêu cầu cuối cùng cần phải đạt được người ta gọi đó là đầu ra, từ đầu ra phải xác định được đầu vào, đầu vào là dữ liệu khớp, nó được làm cơ sở để xây dựng nên đầu ra, thiếu nó thì không thể xây dựng được đầu ra, thông thường nó được đưa vào từ bàn phím. Bước 2: xây dựng thuật toán và sơ đồ khối thuật toán là một tập hợp có trình tự và hữu hạn các bước công việc để giải bài toán. Sơ đồ khối là minh họa thuật toán bằng hình vẽ giúp cho người lập trình dễ dàng nhận biết thuật toán. Bước 3: Chọn ngôn ngữ lập trình và viết chương trình
  3. Bước 4: Thử nghiệm chương trình và cài đặt Bước 5: Biên soạn tài liệu hướng dẫn. b. Tiêu chuẩn phần mềm. Để lựa chọn phần mềm ta phải căn cứ vào các vấn đề: - Lĩnh vực ứng dụng - Độ phức tạp thuật toán của ngôn ngữ - Môi trường hoạt động phần mềm. - Hiệu năng của phần mềm: đó là có thể mang lại hiệu quả khi dùng đến. - Độ phức tạp của cấu trúc chương trình. - Có chương trình dịch tốt. - Trình độ cán bộ phát triển phần mềm. 2. Thiết kế từ trên xuống: Đây là phương pháp thiết kế dựa trên tư tưởng môđun hóa, nội dung như sau: xác định các vấn đề chủ yếu nhất mà việc giải quyết bài toán yêu cầu bao quát được toàn bộ bài toán, sau đó phân chia nhiệm vụ cần giải quyết
  4. thành các nhiệm vụ cụ thể hơn tức là chuyển dần từ môđun chính tới các môđun con, từ trên xuống dưới theo cấu trúc hình cây. 3. Thiết kế từ dưới lên Từ tưởng của phương pháp này là ngược với phương pháp từ trên xuống, cụ thể như sau: trước hết người ta giải quyết các vấn đề cụ thể rồi sau đó gộp chúng lại thành nhóm cùng chức năng từ dưới lên trên cho tới môđun chính, phương pháp này thông thường được dùng khi muốn thừa kế các phần mềm đã có. 4. Lựa chọn phần mềm đã có trên thị trường. Việc xây dựng httt quản lý không bắt buộc phải phát triển phần mềm, trong nhiều trường hợp ta chỉ cần xem xét tính thích hợp của các phần mềm có bán trên thị trường để lựa chọn cho httt của mình, phải lưu ý rằng không có một phần mềm nào có bán trên thị trường hoàn toàn phù hợp với hệ thống của mình, nó chỉ có thể giải quyết những vấn đề cơ bản chứ chưa giải quyết được những vấn đề mang tính đặc trưng của hệ thống trong thực tế, phần mềm đáp ứng được 80% công việc là đã có thể coi là đạt yêu cầu. a. Ưu điểm của phần mềm có bán trên thị trường
  5. - Giá thành thấp so với việc xây dựng mới. - Có thể cài đặt vào các phần cứng khác nhau nhằm mở rộng thị phần. - Có độ tin cậy cao - Có miền sử dụng rộng rãi. b. Nhược điểm. - Không đáp ứng đầy đủ nhu cầu bài toán đặt ra. - Tính mềm dẻo hạn chế. - Khó bảo hành. c. Những vấn đề cần lưu ý - Bảo hành và chiều hướng phát triển - Các chương trình ứng dụng - Các công cụ phần mềm và việc kiểm tra, đánh giá - Sở hữu bản quyền và giấy phép. - Khả năng tương thích với phần mềm hệ thống.
  6. - Các thủ tục tiếp nhận - Chi phí thời gian và các rủi ro khác. VI. Thiết kế giao diện 1. Khái niệm: Thiết kế giao diện người- máy giúp cho người sử dụng dễ dàng khai thác máy. Các yêu cầu của thiết kế giao diện: dễ sử dụng, dễ học, thuận tiện thao tác và tốc độ thao tác nhanh, phân biệt rõ ràng phạm vi của chức năng, người sử dụng kiểm soát được hệ thống, dễ mở rộng và phát triển giao diện. 2. Kiểu thiết kế đối thoại Là trên màn hình xuất hiện các câu hỏi, các lời nhắc để người sử dụng trả lời, tạo điều kiện dễ dàng cho người sử dụng vì trên màn hình có các hướng dẫn cụ thể, rất phù hợp với các hệ thống hội thoại đơn giản, dễ dàng thích hợp với người sử dụng, quá trình kiểm soát cũng được thực hiện chặt chẽ. 3. Kiểu thiết kế thực đơn Là trên màn hình xuất hiện danh sách các chức năng của hệ thống để người sử dụng tùy chọn ( thực đơn). Mỗi thực đơn được giới hạn bởi một số tùy
  7. chọn được thể hiện trên màn hình. Để thuận lợi, thông thường người ta thiết kế thực đơn theo cấu trúc hình cây. 4. Kiểu thiết kế các biểu tượng Về nguyên tắc thì thiết kế như kiểu thực đơn nhưng ở đây các chức năng được biểu diễn bằng hình ảnh thay cho ngôn ngữ, cũng có cấu trúc hình cây. 5. Kiểu thiết kế điền mẫu. Đối với kiểu này, hình dạng một biểu mẫu được đưa lên màn hình, người sử dụng dùng chuột hoặc bàn phím để điền vào biểu mẫu theo các thông báo, hướng dẫn sử dụng.