Thiết kế ánh sáng sân khấu

pdf 34 trang ngocly 4470
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thiết kế ánh sáng sân khấu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfthiet_ke_anh_sang_san_khau.pdf

Nội dung text: Thiết kế ánh sáng sân khấu

  1. Thiết kế Ánh sáng Sân khấu PHẦN 1 / 7 – Lời giới thiệu về Ánh sáng Sân khấu 1.01 Niềm vui khi Thiết kế ánh sáng 1.02 Sự phát triển của ánh sáng sân khấu 1.03 Người thiết kế ánh sáng 1.04 Mục tiêu của ánh sáng sân khấu 1.05 Phẩm chất của ánh sáng 1.06 Cường độ & độ sáng 1.07 Dạng thức & phân phối 1.08 Color, Chroma, Hue & Giá trị 1.09 Định hướng & Di chuyển 1.10 Ngôn ngữ của ánh sáng 1.01 - NIỀM VUI KHI THIẾT KẾ ÁNH SÁNG 1.) GIỚI THIỆU: Một trong nhữ ng ngành nghề xứng đáng nhất hiện nay có thể là nghề thiết kế ánh sáng làm việc trong môi trường nghệ thuật. Nó cũng có thể là một trong những ngành nghề dễ nản chí nhất trên hành tinh. Người thiết kế ánh sáng sẽ không bao giờ ngừng học hỏi. Mỗi tác phẩm, dự án sẽ đưa ra những thách thức mới, những trở ngại mới, những động lực của con người mới và các vấn đề mới phải giải quyết. Bạn có thể gặp nhiều thất bại trên công việc. Đây là một phần của tiến trình nghệ thuật. Các người thiết kế ánh sáng không nên ngần ngại mà chùn bước khi có những sai lầm, nên có càng nhiều sai lầm càng tốt, chỉ cần không bao giờ mắc phải sai lầm tương tự đến lần thứ hai. Niềm vui tuyệt vời là khi thiết kế ánh sáng cho một tác phẩm đã đáp ứng được các yêu cầu của các nhà biên soạn kịch bản và cũng có thể đáp ứng các ý đồ của giám đốc chương trình và các người thiết kế khác. Tuy nhiên, niềm vui sẽ lớn hơn nhiều khi biết rằng bạn đã thành công trong mục đích và ý đồ của bạn và bạn sẽ vô cùng xúc động khi "kích động" được toàn bộ khán giả thông qua việc xử dụng bộ điều khiển và chương trình ánh sáng của bạn. Ánh sáng sân khấu không chỉ là vấn đề chiếu sáng đơn giản như hơn 100 năm trước đây. Ngày nay, người thiết kế ánh sáng dự kiến sẽ là một bậc thầy về nghệ thuật, khoa học, lịch sử, tâm lý học, truyền thông, chính trị và thậm chí đôi khi còn đọc được tâm hồn. Người thiết kế sân khấu sẽ học được một cách nhanh chóng rằng mọi thứ không luôn là những gì họ thấy thể hiện. Một giám đốc yêu cầu cho “nhiều ánh sáng” trên một diễn viên, không có nghĩa là cho tất cả diễn viên. Thay vào đó, ông ta thực ra chỉ muốn “để xem các diễn viên đẹp hơn”. Người thiết kế có thể chọn: giảm độ tương phản ánh sáng chung quanh diễn viên này, hay đơn giản hơn là yêu cầu diễn viên
  2. nghiêng mặt của mình lên một chút. Cả hai giải pháp đều giải quyết được vấn đề mà không cần "thêm nhiều ánh sáng hơn”. Vì vậy, người thiết kế ánh sáng cũng phải là một người biết lắng nghe, người phiên dịch cẩn thận và là một người có tay nghề cao. Cuối cùng, người thiết kế ánh sáng phải là một nghệ sĩ! Họ phải hiểu biết phong cách, kết cấu, cân bằng, thẩm mỹ và cả m xúc của con người. Họ cũng phải hiểu khoa học của ánh sáng, quang học, tầm nhìn, nhận thức tâm lý học và công nghệ ánh sáng. Xử dụng những công cụ để thiết kế ánh sáng phải học cách suy nghĩ, cảm nhận và tạo ra tác phẩm bằng trái tim mình. Khi thiết kế ánh sáng tốt – chỉ một mình bạn biết. Khi thiết kế ánh sáng tồi tất cả mọi người sẽ cho bạn biết! 1.02 – SỰ PHÁT TRIỂN CỦA THIẾT KẾ ÁNH SÁNG 1.) ÁNH SÁNG SÂN KHẤU TRƯỚC ĐÂY Thiết kế ánh sáng sân khấu có thể cổ xưa như nhà hát trang trọng. Người Hy Lạp trước đây đã xây dựng nhà hát của họ với không gian mở và định hướng chúng quan hệ với ánh nắng mặt trời, xử dụng ánh sáng tự nhiên để chiếu sáng sân khấu. Họ trình diễn vở kịch của mình tại những thời điểm khác nhau trong ngày, để tận dụng lợi thế sự khác nhau của ánh sáng tự nhiên. Loại hình này về bản chất, là thiết kế ánh sáng đầu tiên. Nhà hát Dionysus (Athens, khoảng năm 330 trước Công nguyên) và nhà hát Epidaurus (đã hoàn thành khoảng năm 340 trước Công nguyên) là những thí dụ về các nhà hát công cộng đầu tiên trên thế giới. Ánh sáng cho nhà hát được phát triển qua nhiều thế kỷ, xử dụng cả hai nguồn: tự nhiên và sau đó là các nguồn nhân tạo. Mặt trời, nến, đuốc dầu, khí đốt, hồ quang điện và ánh sáng vôi? (lime), tất cả đều có một vị trí trong ánh sáng sân khấu trước kia. Tại Italia thời Phục hưng, nhiều nền tảng của thiết kế ánh sáng như hiện nay, đã được xây dựng khá vững chắc. 2.) ÁNH SÁNG SÂN KHẤU HIỆN ĐẠI Thiết kế ánh sáng sân khấu hiện đại bắt đầu tiến triển mạnh với sự phát triển củ a đèn đốt tim vào cuối những năm 1800. Sáng chế này cho phép phát triển thiết bị đèn (fixture) ánh sáng nhỏ, an toàn, di động, có thể dễ dàng đặt ở bất cứ đâu chung quanh sân khấu, và sau đó được điều khiển bởi một hệ thống dimmer từ xa. Trước đây trong thời kỳ ánh sáng khí đốt, ánh sáng sân khấu phức tạp đã thực sự tồn tại. Tuy nhiên, nó được giới hạn bởi công nghệ này có mùi khó chịu, với nhiều vấn đề vốn có của nó. Trong thời kỳ ánh sáng khí, một số lượng lớn nhà hát đã bị phá hủy bởi hỏa hoạn. Trong thời gian đầu những năm 1900, ánh sáng sân khấu tiếp tục phát triển, một số ngành công nghiệp ánh sáng bắt đầu phát triển song song, vay mượn gốc cơ bản từ các lĩnh vực thiết kế ánh sáng sân khấu. Các lĩnh vực hiện đại của màn hình, phim ảnh, nhiếp ảnh và thiết kế ánh sáng truyền hình tất cả đã tiến hóa và phát triển từ những nguồn gốc cơ bản của thiết kế ánh sáng sân khấu ban đầu. Thiết kế ánh sáng sân khấu hiện nay đã được công nhận như là một sự hợp nhất của hai lĩnh vực: khoa học với nghệ thuật.
  3. 3.) ÁNH SÁNG SÂN KHẤU TRONG TƯƠNG LAI Tương lai của ánh sáng sân khấu rất là thú vị. Sau khi có các bóng đèn đốt tim, ánh sáng sân khấu đã được cách mạng hóa trong những năm 1930 bởi sự phát triển của loại đèn phản xạ hình elip (ellipsoidal reflector) (Leko). Sự phát triển của các dimmer SCR vào năm 1960 tạo ra một sự thay đổi triệt để. Bây giờ các loại đèn tự động (được giới thiệu lần đầu tiên trong năm 1970) là cuộc cách mạng hóa ngành công nghiệp ánh sáng một lần nữa. Công nghệ mới gần đây đã sản xuất ra những màu sắc, chưa bao giờ nhìn thấy trong các thiết kế ánh sáng trước đây. Nguồn ánh sáng mới được phát triển bao gồm: Xenon, Metal Halide, cảm ứng, ánh đèn huỳnh quang và đèn lưu huỳnh. Việc xử dụng sợi quang học mang theo cả hai: “ánh sáng (light)” và “dữ liệu (data)” và sự phát triển hơn nữa của công nghệ chiếu hình tinh thể lỏng là tất cả các phần của tương lai thú vị cho thiết kế ánh sáng giải trí. Thiết kế phần mềm cho máy tính sẽ tiếp tục phát triển và cuối cùng cho cho người thiết kế đầy đủ nghệ thuật điều khiển "tương tác" qua công nghệ "trực quan (visual)". Phần mềm ánh sáng hiện nay cung cấp sự hỗ trợ với thiết kế, bản vẽ và giấy tờ. Thiết kế phần mềm trong tương lai sẽ xử dụng cả hai loại: màn hình cảm ứng và công nghệ “nhận dạng tiếng nói”. Có thể điều khiển tinh thần của hệ thống ánh sáng được xa tới đâu? "Vở kịch có vẻ như dài vô tận. Đừng nhớ một điều nhỏ nào giống như các diễn viên đang thách thức Điều duy nhất tôi lo lắng là về mặt trời. Chúng ta sẽ đúng hoàn toàn nếu ánh sáng không có gì sai ". (It Bids Pretty Fair - Steeple Bush - 1947) 1.03 – NGƯỜI THIẾT KẾ ÁNH SÁNG 1.) VIỆC LÀM, SỰ NGHIỆP, CUỘC SỐNG Người thiết kế ánh sáng sân khấu truyền thống chịu trách nhiệm cho việc thiết kế và giám sát tất cả các khía cạnh của ánh sáng cho một chương trình sân khấu điển hình. Trong giữa năm 1900 người thiết kế ánh sáng ở Anh và Mỹ phát triển và tinh chế các phương pháp thiết kế ánh sáng hiện đại cho sân khấu, múa và opera. Đó là chỉ sau khi sự phát triển của bóng đèn đốt tim mà những người tiên phong đầu tiên đã có thể thành lập các điểm cơ bản và tiêu chuẩn mới trong thiết kế. Cho dù làm việc trong một nhà hát cộng đồng nhỏ hay trong một hội trường opera lớn, người thiết kế ánh sáng là (hay nên là) một thành viên quan trọng và được tôn trọng của bất kỳ chương trình hiện đại nào. Thiết kế này, phối hợp với Giám đốc và các người thiết kế khác (thiết lập và trang phục) để bảo đảm rằng chương trình là đúng và phù hợp với ánh sáng trong tất cả các khía cạnh, từ khi thành lập đến khi hoàn thành. Người sản xuất chương trình và quản lý nhà hát đã thực hiện điều này nhiều năm trước đây, họ có thể chi tiêu “hàng triệu” đô la, cho cảnh trí, trang phục, và diễn viên nhưng tất cả đều lãng phí nếu ánh sáng “xấu”. Nhiều chương trình thương mại hiện tại có nhu cầu rất cao về các yêu cầu ánh sáng cho nó và về mặt này, người thiết kế ánh sáng đã trở thành một thành viên quan trọng và không thể tách rời của ngành công nghiệp nhà hát và giải trí. Thiết kế ánh sáng thường được thiết kế ở giai đoạn cuối cùng ở nhà hát, và tất cả mọi người hoàn toàn hy vọng anh (chị) ta thực hiện được các ma thuật, phép lạ và làm cho bộ trang phục và diễn viên "nhìn tuyệt vời'. Nhiề u cá nhân, trong những năm 1700 và 1800, đã đóng góp cho sự phát triển nghệ thuật và khoa học về thiết kế ánh sáng sân khấu. Không phải cho đến đầu những năm 1950 mới có, tuy nhiên cho đến khi vai trò của người thiết kế ánh sáng chắc chắn là một nghệ sĩ cuối cùng đã được thừa nhận. Cho đến
  4. thời điểm này, ánh sáng chủ yếu là một cái gì đó để được các kỹ thuật viên chăm chút. Ngày nay, hàng ngàn người thiết kế ánh sáng làm việc trên thế giới trong nhiều ngành công nghiệp giải trí khác nhau. Thiết kế ánh sáng ngày nay thường có khuynh hướng chuyên môn hóa trong từng loại cụ thể của chương trình giải trí, mỗi yêu cầu hơi khác nhau trong phương pháp làm việc và kỹ thuật. Chuyên ngành có thể bao gồm chiếu sáng cho Nhà hát, Dance, Opera, Truyền hình, Công viên, cho show trượt băng, cuộc thi ngoài trời, truyền hình thương mại và các chương trình công nghiệp hay doanh nghiệp. Một số thiết kế ánh sáng sân khấu cũng có thể chuyên môn hóa trong chuyên ngành. Thí dụ, hiện nay khó tìm một người thiết kế ánh sáng “dance” mà có thể làm việc tốt trong lĩnh vực múa hiện đại, hay nhiều người thiết kế ánh sáng chỉ hoạt động chuyên biệt trong lĩnh vực nhạc "Rock”. Bất kể dùng phương pháp rèn luyện ánh sáng nào, tất cả các người thiết kế ánh sáng phải có một sự hiểu biết đầy đủ về các công cụ của họ và cả hai khía cạnh: vật lý và tâm lý của ánh sáng. Điểm cơ bản chính của tầm nhìn, ánh sáng và thiết kế, áp dụng cho bất kỳ phương pháp rèn luyện thiết kế ánh sáng nào. Chỉ có khác biệt thực sự từ một ngành công nghiệp ánh sáng khác là hệ phương pháp (methodology) và các loại thiết bị liên quan. Thí dụ, người thiết kế màn hình có thể xử dụng đèn Fresnel 3" -150watt, thiết kế sân khấu nhà hát có thể dùng Fresnel 8" -2000 watt, và thiết kế truyền hình hay phim ảnh có thể xử dụng Fresnel 30" -10000 watt. Hơn nữa, người thiết kế ánh sáng phải có kiến thức và kinh nghiệm với các phương pháp ánh sáng, thiết bị (fixture) và các phần cứng có sẵn để phục vụ ngành công nghiệp ánh sáng đặc biệt của họ. Mọi người trong nhà hát đều biết 2 việc làm cho riêng mình và ánh sáng! 1.04 – MỤC TIÊU CỦA ÁNH SÁNG SÂN KHẤU 1) MỤC TIÊU CỦA ÁNH SÁNG SÂN KHẤU "Ánh sáng sân khấu có thể được định nghĩa là việc xử dụng ánh sáng để tạo ra một cảm giác về TẦM NHÌN, TỰ NHIÊN, BỐ CỤC và TÂM TRẠNG, (hay KHÔNG KHÍ)". Vì vậy, bắt đầu một chương trong văn bản năm 1933: "Đề cương của chiếu sáng sân khấu của Stanley McCandless. Các văn bản ánh sáng toàn diện nhất, có khuynh hướng thảo luận về các mục tiêu nghệ thuật, (chức năng) của ánh sáng, trong những điều khoản này, McCandless công nhận rằng đây là những phẩm chất "chồng chéo" và một trong những cái hiện ra không tồn tại độc lập với những cái khác. 2.) TẦM NHÌN (VISIBILITY) TẦM NHÌN là thường được coi là chức năng cơ bản nhất của ánh sáng sân khấu. Những gì chúng ta không nhìn thấy, chúng ta hiếm khi hiểu rõ được nó. Tầm nhìn bị phụ thuộc vào nhiều hơn so với cường độ của ánh sáng. Các yếu tố khác như,h tảương p n, màu sắc, kích thước và dịch chuyển tất cả có thể ảnh hưởng đến tầm nhìn. Khoảng cách, độ tuổi và tình trạng của mắt cũng đóng vai trò quan trọng trong tầm nhìn. "Tầm nhìn tốt về bản chất là lựa chọn mục đích của nó là để tiết lộ những điều có chọn lọc trong các điều khoản của độ sắc sảo." - (S. McCandless, 1933). 3) TỰ NHIÊN (NATURALISM) và THÚC ĐẨY (MOVATION) TỰ NHIÊN tạo ra một cảm giác về THỜI GIAN và ĐỊA ĐIỂM. Thiết lập sân khấu có thể được đánh giá cao hay thực tế hoàn toàn trừu tượng, vô lý, hay cách điệu. Nếu thời điểm trong ngày là quan trọng hay địa điểm là thực tế, sau đó động cơ thúc đẩy thường được cung cấp bởi ánh sáng mặt trời, ánh trăng, ánh lửa, ánh đèn, hay các nguồn sáng sân khấu tự nhiên khác.
  5. Khái niệm về phong cách bao gồm: tự nhiên, không tự nhiên, thực tế, siêu thực, pointilistic, tương lai, đơn giản, ấn tượng, expressionistic, expansionistic, trừu tượng, hiện đại, tôn giáo, lãng mạn, Victorian, nguyên thủy, Gothic, Elizabethan, Georgian, và nhiều, nhiều hơn nữa. 4) BỐ CỤC (COMPOSITION) BỐ CỤC đề cập đến các khía cạnh hình ảnh tổng thể của sân khấu, chịu ảnh hưởng của ánh sáng. Bố cục cũng liên hệ với DẠNG THỨC của một đối tượng. Một cảnh (scene) sân khấu có thể tràn lan rộng rãi nhẹ nhàng, ngay cả ánh sáng, biểu lộ tất cả các đối tượng như nhau, hay nó có thể được chiếu sáng bởi ánh sáng cao cục bộ chỉ trên các diễn viên - hay bất cứ cái gì nằm ở giữa. Vì vậy, bố cục trong ánh sáng phải biểu lộ ra diễn viên, các đối tượng và khung cảnh tương ứng với tầm quan trọng của họ, bằng cách xây dựng một hình ảnh trực quan. Khái niệm bố cục bao gồm: cân bằng, không cân bằng, đối xứng, không đối xứng, đơn giản, phức tạp, trừu tượng, hình học, phân mảnh, biểu tượng, năng động, tuyến tính, ngẫu nhiên, thô, ngang, dọc, chéo, và còn nhiều nữa. 5.) TÂM TRẠNG (MOOD) và KHÔNG KHÍ (ATMOSPHERE) TÂM TRẠNG xem xét các phản ứng tâm lý cơ bản của khán giả. Nếu các yếu tố ánh sáng khác đã được áp dụng, kết quả cho ra một tâm trạng cụ thể, được tạo ra bởi thiết kế ánh sáng. Ánh sáng có thể làm cho một khán giả cảm thấy nhiều cảm xúc khác nhau. Cảm giác hạnh phúc, hài lòng, buồn bã, sợ hãi, kích thích, (và thường là 'chán'), tất cả đều phụ thuộc vào một số lượng lớn các yếu tố tâm lý và sinh lý. Điều này cũng đúng đối với khán giả, giải thích tâm trạng tự nhiên hay khí quyển, như nắng, mây, sấm chớp, mưa, v.v. Các người thiết kế ánh sáng sân khấu nhanh chóng nhận ra rằng: "Mọi thứ không phải là những gì nó đang có, mọi thứ là những gì chúng xuất hiện. " (Tác giả). 1.05 – PHẨM CHẤT CỦA ÁNH SÁNG 1.) PHẨM CHẤT CỦA ÁNH SÁNG Bất kỳ nghiên cứu nào về thiết kế ánh sáng phải bao gồm một sự hiểu biết toàn diện cả về các tính chất VẬT CHẤT và TÂM LÝ của ánh sáng. Kiến thức về hành vi và tính chất của ánh sáng có thể giúp giải thích về tầm nhìn và nhận thức của con người. Các người thiết kế ánh sáng quan tâm đặc biệt đến các tính chất của ánh sáng ảnh hưởng đến quá trình mắt / não và gây ra sự nhạy cảm và cảm xúc. Một sự hiểu biết về các tính chất vật lý của ánh sáng cũng có thể giúp giải thích về quang học, ống kính, lý thuyết màu sắc, ánh sáng, thiết bị chiếu và nhiều hơn nữa. Định luật và các ứng dụng của khúc xạ, phản xạ và hấp thụ đang gặp phải và xử dụng hàng ngày bởi người thiết kế ánh sáng sân khấu, và các khái niệm này phải được hiểu kỹ lưỡng cả về lý thuyết lẫn trong thực tế. Những phẩm chất cơ bản của ánh sáng là CƯỜNG ĐỘ, DẠNG THỨC, MÀU SẮC, HƯỚNG XẠ và DỊCH CHUYỂN. Đây là những công cụ thiết kế ánh sáng. Hầu như tất cả các hình ảnh trực quan có thể được mô tả, thảo luận và phân tích trong các điều khoản này - cả về vật chất lẫn tâm lý. Đây là một lớp học thực hành tuyệt vời mà thường bắt đầu với một phân tích về bức tranh sao chép từ “Old Masters”. Học viên học để thảo luận về những phẩm chất của ánh sáng, xử dụng các thuật ngữ như cường độ, hướng xạ, độ sáng, màu sắc, dạng thức, và phân phối. Những thuật ngữ này được dùng để thảo luận về các bức tranh chi tiết từ một khu vực nhỏ này sang khu vực khác. Ngoài ra bức tranh như một toàn bộ thảo luận liên quan đến tác động tổng thể của ánh sáng: phong cách, tâm trạng, bố cục, hài lòng, cảm xúc và các phẩm chất khác. (Bài tập này đôi khi được gọi là
  6. bài tập "postcard" thường là nguồn gốc của những bức tranh sao chép. Tác giả có khá nhiều trong bộ sưu tập của mình.) Những nguời thiết kế ánh sáng có kinh nghiệm cũng thường dựa trên những phẩm chất của ánh sáng để truyền đạt khái niệm ánh sáng của mình cho người khác. Thí dụ: “Sân khấu rực rỡ tắm mình trong màu xanh sâu (deep blue). Dần dần, mặt trời màu hổ phách nhẹ nhàng hồng lên trên đường chân trời, chiếu sáng nhẹ sân khấmu trong ột ánh sáng màu vàng nhạt. Ánh sáng có kết cấu lạnh và không dứt khoát từ từ bắt đầu phát triển và leo lên khắp mọi góc của sân khấu. Ngay sau đó, một sự ấm áp thấp từ bên phải sân khấu trở nên hiển nhiên, cân bằng (balanced) bằng cách suy giảm và làm lạnh các ánh sáng chung khác. Khi màn đêm buông xuống, toàn bộ sân khấu phát triển bóng mờ (shadow) và bao phủ với các đèn chiếu sắc nét. Màu xanh nền mờ nhạt lại xuất hiện như một trục của ánh trăng bạc sắc nét ngang sân khấu.” 1.06 – CƯỜNG ĐỘ và ĐỘ SÁNG 1) CƯỜNG ĐỘ và ĐỘ SÁNG (INSTENSITY and BRIGHTNESS) CƯỜNG ĐỘ điển hình đề cập đến "sức mạnh" của một nguồn ánh sáng. Cường độ của một nguồn tồn tại độc lập với khoảng cách của nó. Cường độ được đo bằng candela (thuật ngữ cũ là candlepower). RỌI SÁNG (ILLUMINATION) đề cập đến lượng ánh sáng chiếu trên một bề mặt. Thụât ngữ cũ của từ illuminace là "illumination". Rọi sáng được đo bằng một đồng hồ độ sáng (đã điều chỉnh theo đường cong của mắt người) bằng footcandles hay lux (metric). Mức độ chiếu (rọi) sáng của ánh sáng sân khấu có thể là 25-200 footcandles hay nhiều hơn. Mắt có một sức mạnh đáng kinh ngạc về sự thích nghi và có thể thoải mái điều chỉnh mức độ chiếu sáng trong tự nhiên từ 1 đến 10.000 footcandles, hay nhiều hơn. ĐỘ SÁNG đề cập đến cảm giác của thị giác gây ra bởi một nguồn ánh sáng khi nó tương tác với một đối tượng và sau đó là mắt. Độ sáng phụ thuộc vào cường độ của nguồn, vào khoảng cách tới đối tượng và trên các thuộc tính phản chiếu của đối tượng. Footlambert là đơn vị của độ sáng. Thí dụ: Tại nhà hát, khi chúng ta thay đổi các thiết lập dimmer của một fixture ánh sáng, nghĩa là chúng ta đang thay đổi cường độ đầu ra của nguồn. Điều này dẫn đến một thay đổi sự rọi sáng (ánh sáng chiếu vào sân khấu) và cảm nhận của mắt là một sự thay đổi về độ sáng. TẦM NHÌN phụ thuộc vào nhiều yếu tố, không chỉ là cường độ của một nguồn hay độ sáng của một đối tượng. Màu sắc, độ tương phản, khoảng cách, dịch chuyển, các điều kiện của mắt và hệ thống thị giác, tất cả đều đóng một vai trò quan trọng đối với khả năng hiển thị tầm nhìn. Người thiết kế ánh sáng sân khấu quan tâm về độ sáng của một đối tượng nhiều hơn so với cường độ nguồn ánh sáng của nó. Họ đã sớm biết rằng đối tượng có độ sáng cao hơn thường thu hút sự chú ý trên sân khấu. Ánh sáng thu hút! Ngược lại, bóng tối che giấu - nhưng cũng có thể đưa khán giả có cảm giác buồn ngủ. Một trong các công việc chính của thiết kế ánh sáng là thực sự giữ cho khán giả tỉnh táo. Điều này không phải là buồn cười tuy bạn có thể nghĩ như vậy, nhưng khi bạn xem xét những gì chúng ta làm cho một khán giả phổ biế n. Thông thường vào cuối năm, sau khi ăn tối và uống vài ve, chúng ta cho khán giả ngồi trong ghế ngồi thật thoải mái - và sau đó tắt tất cả các đèn đi. Các người thiết kế chiếu sáng phải xử dụng sức mạnh của ánh sáng để giữ khán giả tỉnh táo và trỏ sự chú ý của họ lên sân khấu bằng cách cung cấp khả năng hiển thị thích hợp, quan tâm và trọng tâm có chọn lọc.
  7. 1.07 – DẠNG THỨC (FORM) và PHÂN PHỐI (DISTRIBUTTON) 1) DẠNG THỨC - (và PHÂN PHỐI) Ánh sáng cung cấp cho các đối tượng một cảm giác về DẠNG THỨC. Mắt có thể nhận ra kích thước, hình dạng và vị trí của đối tượng. Thị lực hai mắt của chúng ta hỗ trợ quá trình này bằng cách cung cấp thêm về chiều sâu. "Bằng phương tiện kiểm soát việc phân phối các mô hình ánh sáng và tạo ra các thành phần sáng và tối, nó có thể tạo ra cảm giác trên võng mạc sẽ được hiểu là dạng thức trong không gian". (Đề cương của ánh sáng sân khấu, S. McCandless 1964). Dạng thức áp dụng với ánh sáng khá phức tạp. Đó là tất cả mọi thứ chuyển động, cường độ, màu sắc, và không định hướng. Tuy nhiên, dạng thức tạo ra và chịu ảnh hưởng bởi những phẩm chất khác của ánh sáng. Dạng thức đã làm chuyện này với sự PHÂN PHỐI của ánh sáng hay ánh sáng quét vào một bề mặt và để lộ ra một đối tượng. Chúng ta thường bàn luận về dạng thức trong giới hạn của sự rõ ràng và công nhận hình dạng của nó. Dạng thức và phân phối có thể được thảo luận ở hai cấp độ. Trước hết, chúng ta có thể thảo luận về dạng thức áp dụng cho các thiết lập sân khấu đối với vấn đề đối tượng xuất hiện như thế nào. Một sân khấu có thể được chiếu sáng đồng đều, nhẹ nhàng và dứt khoát từ một góc độ thấp phía trước. Cách khác, trên cùng một sân khấu, có thể có những đốm sáng không đồng đều, nối với các các khoang tròn từ một góc độ cao trên đầu. Chúng ta cũng có thể thảo luận về dạng thức áp dụng cho ánh sáng được tạo ra bởi một thiết bị (fixture) ánh sáng sân khấu. (Thí dụ: "Thiết bị cho ra một chùm tia mạ nh, hình vuông với một góc phân tán rất rộng".) Dạng thức trở nên phức tạp hơn nhiều khi bạn xem xét rằng một máy chiếu hình có thể được xử dụng như một thiết bị ánh sáng sân khấu. Kết quả của công nghệ này, ánh sáng sản xuất từ “fixture” có thể hoàn thành bất kỳ dạng thức, hình dạng hay phân phối nào. Như trong tự nhiên, nguồn ánh sáng sân khấu có thể cho ra hay khuếch tán ánh sáng shadowless (không bóng) mềm hay shadow (bóng) cứng, hay bất cứ loại gì ở giữa. Các cạnh của một chùm ánh sáng cũng có thể nằm trong một giải: cạnh mềm gần như vô hình đến cạnh cứng mạnh xác định rõ. Một chùm ánh sáng cũng có thể phân phối không đồng đều, bị bể ra, như trong trường hợp của một Gobo hay mô hình của máy chiếu. 1.08 – MÀU SẮC (COLOR) 1.) MÀU SẮC Tất cả ánh sáng đều có màu sắc. Ánh sáng trắng đơn giản chỉ là một hỗn hợp của tất cả các bước sóng có thể nhìn thấy (màu sắc). Mắt người nhạy cảm nhất với ánh sáng ở phần màu vàng => xanh lục của quang phổ thị giác (khoảng 550 nanomet), hơn là màu đỏ hay màu xanh ở cuối của quang phổ. Màu sắc thường được thảo luận về GIÁ TRỊ,
  8. SẮC THÁI và SĂC ĐỘ (VALUE, HUE, CHROMA) Sắc thái là việc phân loại màu mà mắt nhìn thấy như đỏ, xanh lục, hổ phách, Giá trị cho thấy một màu sắc sáng hay tối. Sắc độ cho thấy sự tinh khiết hay độ bão hòa của màu sắc. Những màu sắc NGUYÊN THỦY (PRIMARY) của ánh sáng là ĐỎ, LỤC và XANH (RED, GREEN, BLUE). Ba màu sắc này có thể kết hợp với nhau để cho ra bất kỳ màu nào khác, bao gồm cả màu trắng. (Các màu nguyên thủy của các sắc tố là đỏ, vàng và xanh dương.) Màu sắc THỨ CẤP (SECONDARY) của ánh sáng được hình thành khi kết hợp 2 màu cơ bản. 3 màu thứ cấp là màu HỒNG TÍM (MAGENTA) (màu đỏ và màu xanh), VÀNG (YELLOW) (màu đỏ và màu xanh lục) và XANH NGỌC (CYAN) (xanh dương và xanh lục). Màu BỔ SUNG (COMPLEMENTARY) là sự kết hợp bất kỳ của một màu chính và một màu thứ cấp, pha trộn với nhau làm cho ánh sáng trắng. Thí dụ về các màu bổ sung: Màu HỒNG TÍM & LỤC, màu VÀNG & XANH, và màu XANH NGỌC & RED). Khi ánh sáng trắng truyền qua một bộ lọc màu chỉ có các bước sóng tương ứng với màu đó được truyền đi. Tất cả các bước sóng khác bị hấp thụ lại. Điều này được gọi là lọc trừ (sutractive). Khi 2 hay nhiều chùm ánh sáng màu kết hợp để chiếu sáng trên một bề mặt, nó kết hợp với nhau thông qua sự pha trộn phụ gia (additive). Những thiết bị ánh sáng sân khấu tạo ra ánh sáng màu bằng cách xử dụng các bộ lọc bằng nhựa (plastic) chịu nhiệt độ cao. Có hơn 100 màu sắc khác nhau có sẵn từ nhiều nhà sản xuất. Những bộ lọc này “mang đi (pass)” hay “TRUYỂN (TRANSMIT)” màu sắc của riêng mình và “ngăn chận (block)” hay “hấp thụ (absorb)” tất cả những màu khác. Đôi khi, cũng xử dụng bộ lọc màu bằng thủy tinh. Bộ lọc thủy tinh thông thường nói chung bị giới hạn trong một phạm vi của màu sắc, tuy nhiên nó rất hữu ích cho các ứng dụng yêu cầu chịu nhiệt độ cao hay kéo dài độ bền của bộ lọc. Một thế hệ mới của các bộ lọc thủy tinh “lưỡng sắc (dichroic)” đôi khi cũng được xử dụng cho các ứng dụng ánh sáng giải trí, nơi rất cần thiết màu sắc sôi động sẽ không bao giờ bị phai mờ theo thời gian. Bộ lọc lưỡng sắc được thực hiện với công nghệ màng mỏng, có thể điều chỉnh đuợc bước sóng nhất định. Các bộ lọc này truyền đi một màu sắc cụ thể và phản chiếu lại tất cả những màu sắc khác. (Không giống như các bộ lọc thông thường, hấp thụ nhưng không phản chiếu lại các bước sóng không mong muốn.) 1.09 – ĐỊNH HƯỚNG VÀ DỊCH CHUYỂN (DIRECTION and MOVEMENT) 1.) ĐỊNH HƯỚNG Hướng của ánh sáng là một trong những thuộc tính quan trọng nhất trong thiết kế ánh sáng sân khấu. Tất cả ánh sáng đều được định hướng. Một ngọn nến trần tỏa ánh sáng ra tất cả các hướng. Một đèn spotlight sân khấu tỏa ánh sáng theo một hướng rất cụ thể. Trong tự nhiên, hầu hết ánh sáng đến đến từ bầu trời, từ trên cao. Ánh sáng trong nhà hát cũng thường có đúng như vị trí ánh sáng này nhất là trên sân khấu hay khán giả. Ánh sáng thấp đằng trước thường được coi là “phẳng (flat)”. Ánh sáng góc độ rất cao có thể tạo ra những khoảng tối trên khuôn mặt của diễn viên. Ánh sáng từ nhiều hướng có thể thêm độ “tạo hình (plasticity)” và kích cỡ cho một diễn viên. Ánh sáng từ "đường viền ban công” có thể thêm bóng trên khuôn mặt của diễn viên, tuy nhiên vị trí này cũng có thể tạo ra bóng trên phông nền phía sau sân khấu hay phông cảnh. Góc độ ánh sáng rất thấp luôn luôn được kết hợp với ánh sáng nhân tạo và thường chỉ được
  9. xử dụng cho ánh sáng kỹ xảo. Đèn chân (footlight), đã phổ biến ở nhiều nhà hát, ngày nay hiếm khi được xử dụng. Rõ ràng là khi thiết kế ánh sáng phải chọn hướng ánh sáng rất cẩn thận. Trong nhà hát, cũng giống như trong tự nhiên, “sàn (floor)” phản chiếu một số ánh sáng từ bên dưới, thường để tạo ra bóng. Chất lượng màu sắc và phản xạ của sàn sân khấu rất quan trọng và vì lý do này nó luôn luôn được lựa chọn với sự hỗ trợ từ nguời thiết kế ánh sáng. Nhiều điều thú vị, đặc tính của ĐỊNH HƯỚNG không thực sự xem xét bởi McCandless là một trong những “phẩm chất của ánh sáng" trong “Đề cương của ánh sáng sân khấu, 1964” của mình. Ông đã thảo luận về (một thời gian ngắn) tầm quan trọng của hướng để tạo hình các đối tượng và vị trí thực tế của nguồn sáng. 2.) DỊ CH CHUYỂN Dịch chuyển trong ánh sáng thường được thực hiện, có nghĩa là bất kỳ sự thay đổi theo CƯỜNG ĐỘ, DẠNG THỨC, MÀU SẮC hay ĐỊNH HƯỚNG. Thay đổi năng động trong tất cả những phẩm chất này diễn ra trong tự nhiên một cách thường xuyên. Dịch chuyển cũng có thể bao gồm các chuyển động vật lý của một nguồn, chẳng hạn như đèn tìm kiếm, đèn hiệ u cảnh sát, bánh xe màu, hiệu ứng quang học đặc biệt, máy chiếu phim, trái châu.v.v. Dịch chuyển có thể rất nhanh hay huyền ảo, chậm và khó nhận ra. Như vậy có thể là trường hợp của một nguời thiết kế tạo ra ánh sáng mặt trời thay đổi chậm từ một bên của sân khấu sang bên kia trong suốt thời gian diễn. Khán giả không thể nhận thấy sự thay đổi, tuy nhiên họ có thể “cảm thấy” kết quả của sự thay đổi về mặt cảm xúc. Một ánh sáng bình minh hay hoàng hôn cũng có thể thay đổi chậm và sự dịch chuyển của ánh sáng khó nhận thấy và khán giả chỉ có thể cảm nhận được kết quả và trên thực tế đã không nhìn thấy nó. Cho đến gần đây, dịch chuyển đã có thể tận dụng ít nhất là chất lượng của ánh sáng, do người thiết kế ánh sáng sân khấu. Tất cả chuyện này thay đổi từ những năm 1980 khi các thiết bị ánh sáng tự động được sản xuất. Các thiết bị tự động hiện đại có thể di chuyển hướng vật lý, chùm tia sáng của nó từ một vị trí của sân khấu này sang vị trí khác. Ngoài ra, thiết bị tự động có thể di chuyển từ một màu hay bánh xe kỹ xảo sang những cái khác, ở bất kỳ tốc độ nào. Những thay đổi và sự kết hợp về cường độ, dạng thức, màu sắc, phân phối và dịch chuyển là vô tận. 1.10 - NGÔN NGỮ của ÁNH SÁNG 1.) GIỚI THIỆU ÁNH SÁNG MÀ KHÔNG CÓ ÁNH SÁNG Người thiết kế ánh sáng phải hình dung ra được các hình ảnh từ đâu đến. Họ phải có khả năng nhìn thấy được ánh sáng cuối cùng trong tâm trí của mình, từng cảnh (scene) một, rất lâu trước khi sản xuất ra tác phẩm. Thiết kế ánh sáng chỉ là tiến trình “đảo ngược công nghệ” của hình ảnh trí tuệ này và đưa nó vào thực tế. Các người thiết kế ánh sáng phải học để thảo luận và biểu thị hình ảnh trực quan với các từ ngữ (word), biểu hiện (render) và tài liệu tham khảo để hiểu về nghệ thuật, lịch sử, thời đại và phong cách. Đây là một phần quan trọng của tiến trình thiết kế và truyền thông. Khi thiết kế ánh sáng, thường là một quá trình hợp tác là bắt buộc các người thiết kế phải tìm hiểu để giải thích đề xuất thiết kế của mình cho người khác để bảo đảm rằng hình ảnh của mình là thích hợp và thực hiện đúng cách. Điều đó rất quan trọng để học cách xử dụng các thuật ngữ về TẦM NHÌN, TỰ NHIÊN, THÀNH PHẦN, TÂM TRẠNG, ĐỘ SÁNG, DẠNG THỨC, MÀU SẮC, DỊCH CHUYỂN, PHÂN PHỐI và ĐỊNH
  10. HƯỚNG. Các thuật ngữ và khái niệm này dưới dạng thức từ vựng cơ bản cho bất kỳ nguời thiết kế ánh sáng nào và họ phải được làm chủ được nó đầy đủ và hiểu nó tường tận. Chất lượng ánh sáng như phát quang (luminescent), trắng đục (opalescent), trong mờ (translucent), trong suốt (transparent), lân quang (phosphorescent), huỳnh quang (fluorescent), hay chẳng hạn như quang phổ (spectral), khúc xạ (refractive), phản chiếu (refective), mờ xỉn (matter), và khuếch tán (diffuse) cũng hình thành một phần của sự hiểu biết và từ vựng của bất kỳ nguời thiết kế ánh sáng nào. 2) CÁC CÔNG CỤ THÔNG TIN KHÁC Một bộ sưu tập các “bức tranh” sao chép lại có thể là một công cụ thiết kế, công cụ giảng dạy và công cụ truyền thông tuyệt vời,. Nhiều tác phẩm “ Bậc thầy - Old Masters” với sự chú ý đến từng chi tiết về ánh sáng đáng kinh ngạc. Một số thí dụ đáng chú ý bao gồm: Claude Lorraine, Claude Monet, Edouard Manet, Johannes Vermeer, Jan Steen, Leonardo de Vinci, Edgar Degas, Georges de La Tour, Rembrandt, Renoir và những người khác. Xử dụng tác phẩm nghệ thuật với một quá trình nghiên cứu và nói với nó là có thể xác định dễ dàng và thảo luận một số lượng lớn các phẩm chất ánh sáng khác nhau: phong cách, tâm trạng và cảm xúc. Thiết kế ánh sáng cũng có thể sản xuất phác thảo hay biểu hiện ra, hay xử dụng các chương trình CAD (máy tính hỗ trợ thiết kế) để hỗ trợ trong quá trình thảo luận về ánh sáng. Mặc dù còn xa mới hoàn hảo, nhiều chương trình CAD cung cấp hình ảnh hình ảnh thực tế với ánh sáng rất chính xác và cụ thể. Là một trợ giúp cho việc thiết kế, những công cụ này có thể chứng minh là rất hữu ích, tuy nhiên tất cả đều dựa trên thiết kế đầu tiên để có một vốn từ vựng về các mục tiêu và những phẩm chất của ánh sáng.
  11. PHẦN 2 - Phương pháp thiết kế tổng quát 2.01 Phương pháp thiết kế tổng quát 2.02 Phương pháp nguồn đơn 2.03 Phương pháp nguồn điểm 2.04 Phương pháp đa nguồn 2.05 Phương pháp McCandless 2.06 Ánh sáng khu vực 2.07 Hòa hợp & Pha trộn 2.08 Ánh sáng bối cảnh 2.09 Đặc điểm và đặc biệt 2.10 Phương pháp bí mật 2.01 - PHƯƠNG PHÁP THIẾT KẾ TỔNG QUÁT 1.) GIỚI THIỆU VỀ PHƯƠNG PHÁP THIẾT KẾ ÁNH SÁNG Có hay không chỉ có một phương pháp thiết kế cho ánh sáng sân khấu - có rất nhiều. Hay nói một cách khác, quy tắc đầu tiên của ánh sáng sân khấu là không có gì bất kỳ. Miễn là các mục tiêu đáp ứng được việc thiết kế và những khái niệm ánh sáng, thiết kế có thể xử dụng bất kỳ kỹ thuật THIẾT KẾ thích hợp nào mà bạn muốn. Tuy nhiên, người thiết kế ánh sáng chuyên nghiệp phải làm sao để truyền đạt thiết kế của mình cho người khác, thông qua việc xử dụng các tiêu chuẩn công ước. Mỗi chương trình có nhu cầu ánh sáng rất khác nhau. Ánh sáng cho một chương trình múa của 'Annie' với Martha Graham đều có phong cách và các yêu cầu hoàn toàn khác nhau. Học viên ánh sáng không phải tìm kiếm một “hệ thống” hay “phương pháp” để thực hiện cho tất cả các nhu cầu ánh sáng. Không chỉ có một. Thay vào đó, người thiết kế ánh sáng phải hiểu được nhu cầu của từng ngành, nghề sản xuất cụ thể, cẩn thận xác định và sau đó thực hiện việc thiết kế ánh sáng cho phù hợp. Chỉ trong cách tiếp cận này, các thiết kế ánh sáng có hiệu quả nhất phù hợp với nhu cầu chính xác của chương trình. Không bao giờ có hai chương trình nào giống nhau và cũng không bao giờ có hai thiết kế ánh sáng nào thực hiện như nhau. 2). TẦM NHÌN & TÂM TRẠNG Nguyên tắc đầu tiên và quan trọng nhất của ánh sáng sân khấu là vẫn là TẦM NHÌN. Điều này có lẽ cũng đúng cho các người thiết kế ánh sáng trước đây, xử dụng nến, đèn dầu, ánh sáng khí đốt và điện hồ quang. Thông thường, các người thiết kế chiếu sáng diễn viên đầu tiên cho tầm nhìn và sau đó cho tâm trạng và thứ ba là không khí. Đôi khi tâm trạng có thể chế ngự khả năng của tầm nhìn (ít nhất là tạm thời). Hiện nay nhiều người thiết kế cho buổi hòa nhạc có thể đầu tiên chiếu sáng sân khấu cho tâm trạng và tác động và sau đó cho tầm nhìn. Về mặt này, có nhiều loại ánh sáng tổng quát có thể bao gồm: màu sắc mạnh, máy chiếu, hay các kỹ xảo chuyển động. Xử dụng followspot hay các thiết bị ánh sáng tự động, người thiết kế có thể “cắt” thông qua ánh sáng tâm trạng và cho vào bộ điều khiển ánh sáng, chính xác cho người biểu diễn, bất cứ vị trí nào trên sân khấu.
  12. 3.) TIẾN TRÌNH CỦA PHƯƠNG PHÁP VÀ TRANG THIẾT BỊ Hầu hết các phương pháp ánh sáng đã tiến hóa từ nguồn ánh sáng và công nghệ thiết bị ánh sáng.Thiết bị Spotlight hiện nay cung cấp cho người thiết kế chùm tia hẹp khoảng 10-40 độ. Điều này không phải luôn luôn như vậy. Gần 100 năm trước đây, hầu hết ánh sáng bao gồm duy nhất của ánh sáng tỏa (flood), spot hẹp như vậy đã không tồn tại. Với sự phát triể n của spotlime (ánh sáng vôi, hồ quang điện, sau đó đèn đốt tim), phương pháp thiết kế ánh sáng đã thay đổi. Bây giờ nó đã có thể cho ra ánh sáng chính xác địa điểm và định vị, tại bất cứ nơi nào trên sân khấu. Khi thiết bị tiếp tục phát triển, phương pháp thiết kế ánh sáng cũng vậy. Với thiết bị tự động thế hệ mới, ánh sáng mới không bao giờ nhìn thấy trước đây - hiện nay thì có thể. 2.02 - PHƯƠNG PHÁP NGUỒN ĐƠN 1.) PHƯƠNG PHÁP NGUỒN ĐƠN Một người thiết kế có thể muốn có ánh sáng trên toàn bộ sân khấu với một nguồn ánh sáng duy nhất như ánh sáng mặt trời hay mặt trăng chiếu sáng trái đất, gây ra sự thúc đẩy mạnh mẽ việc định hướng ánh sáng, vì chỉ có một bóng duy nhất. Điều này là hiếm trên thực tế tuy nhiên lại bất khả thi đối với một số lý do. Trước tiên, có rất ít thiết bị ánh sáng công suất cao có khả năng chiếu sáng toàn bộ sân khấu. Thông thường một thiết bị 10.000 watt hay hơn sẽ được yêu cầu cung cấp ánh sáng đến một khu vực nhỏ của sân khấu. Thứ hai, một thiết bị lớn duy nhất sẽ không kiểm soát hoàn toàn được và sẽ không chỉ chiếu sáng khu vực diễn xuất, nhưng còn là ở chung quanh sân khấu, hai cánh gà và có lẽ đến cả một số khán giả. Thứ ba, nếu nguồn (điểm) ánh sáng thật sự duy nhất để 'thực hiện được', nguồn phải có một khoảng cách rất lớn. Điều này hiếm khi có thể có trong hầu hết các nhà hát thông thường. Trong tự nhiên, điểm nguồn của ánh sáng có một khoảng cách để chiếu xuống rất lớn. Giả sử ánh nắng mặt trời là một thiết bị ánh sáng và di chuyển cho là 25 feet đi. Ánh sáng rọi xuống ra sao không đáng chú ý. Bạn hầu như không thể di chuyển ra từ nguồn ở tất cả các chỗ khác. Bây giờ tưởng tượng thiết bị ánh sáng sân khấu duy nhất, cho là 100 feet từ sân khấu. Một diễn viên có thể di chuyển ngắn lại 25 ft từ nguồn. Họ đã di chuyển một khoảng cách lớn hơn nhiều trong mối quan hệ giữa nguồn và ánh sáng rọi xuống sẽ rất đáng chú ý. Điều này là do tính chất định luật bình phương nghịch đảo của ánh sáng. Khoảng cách xa hơn từ nguồn, mức độ ánh sáng càng giảm nhanh chóng. Nói chung là không thể tìm thấy vị trí lắp đặt thích hợp trong hầu hết các nhà hát cho nguồn ánh sáng duy nhất và kết quả là, kỹ thuật nhiều thiết bị thường được xử dụng để thay thế. Ngoài ra còn có một khái niệm về ánh sáng quan trọng liên quan từ kích cỡ của một nguồn đến độ sắc nét bóng hậu của nó. Nói chung, nguồn nhỏ hơn, bóng sắc hơn. Ngược lại, nguồn lớn hơn, bóng mờ hơn. Thí dụ, tại cùng một khoảng cách một thiết bị ánh sáng với một ống kính có đường kính 6 inch sẽ tạo ra một cái bóng sắc nét hơn so với một thiết bị với nguồn đường kính 36 inch (chẳng hạn như: đèn scoop, hộp đèn hay hộp đèn flood). Cũng như vậy, khoảng cách đến nguồn được thực hiện để tăng độ sắc của bóng hậu. Mặc dù toàn bộ ánh sáng cho chương trình sân khấu với một nguồn duy nhất của ánh sáng thường không thực tế, ánh sáng nguồn đơn có cách dùng của nó. Thường thì nó có thể xử dụng ánh sáng nguồn đơn rất ấn tượng, cách điệu hay "hiệu ứng” ánh sáng khá cần thiết cho một cảnh cụ thể. Có thể ánh sáng cho toàn bộ khung cảnh chỉ từ một nguồn đơn như ánh sáng từ một đèn bàn hay từ một cánh cửa tủ lạnh mở, tuy nhiên điều quan trọng ở đây là cần lưu ý rằng có thể dễ dàng làm các khán giả thấy mệt mỏi.
  13. 2.03 - PHƯƠNG PHÁP NGUỒN ĐIỂM (POINT SOURCE) 1.) ÁNH SÁNG NGUỒN ĐIỂM Hầu hết các thiết bị thực hiện ánh sáng sân khấu là nguồn “điểm”. Trong khía cạnh này, nó tạo ra một bóng duy nhất và nó cung cấp một số lượng ánh sáng theo định luật bình phương nghịch đảo. Thí dụ, một thiết bị ánh sáng cách 50 feet có thể cung cấp 100 footcandles. Nếu khoảng cách tăng gấp đôi lên 100 feet, chỉ cung cấp được 25 footcandles (1 / 4). Ánh sáng nguồn điểm là dạng thức gốc cơ bản của tất cả các thiết kế ánh sáng sân khấu. Các thành phần cơ bản của tất cả các thiết kế ánh sáng bao gồm ánh sáng MẶT TIỀN (FRONT), MẶT HẬU (BACK), DƯỚI (DOWN), XÉO (DIAONAL), CẠNH (SIDE) và TRÊN (UP) (và tất cả mọi thứ gì ở giữa). những người thiết kế đôi khi sẽ xử dụng các nguồn đơn cơ bản một mình, nhưng họ thường sẽ kết hợp lại. Không có gì là ấn tượng hơn so với một mẩu múa hiện đại, ánh sáng chỉ với một series đèn chiếu sáng cô lập chiếu xuống hay một đèn hậu chiếu xéo, đối đầu là ánh sáng đèn cyclorama. Không gì mệt mỏi và nhàm chán hơn là xem một vở kịch tình cảm được chiếu sáng với một series đèn tight pool (nhiều đèn chiếu chan hòa). Các học viên thiết kế phải nhận thức để biết được các thuật ngữ ánh sáng MẶT TIỀN (FRONT), MẶT HẬU (BACK), DƯỚI (DOWN), XÉO (DIAONAL), CẠNH (SIDE) và TRÊN (UP) thật tốt. Họ nên thử nghiệm trong một nhà hát thực tế với các loại thiết bị khác nhau được lắp đặt vào các vị trí này. Họ nên cố gắng thử nhiều góc độ khác nhau và chiếu sáng nhiều loại phông nền, cảnh quan và thậm chí các diễn viên khác nhau. Trường hợp làm chủ được các nguồn đơn cơ bản, nên kết hợp hai hay nhiều góc độ ánh sáng trên một khu vực duy nhất. Đây là một bài tập rất quan trọng và các dạng thức cơ sở cho tất cả các thiết kế ánh sáng. Ngoài ra còn có một số sách về ánh sáng có chứa nghiên cứu hình ảnh ánh sáng của các nguồn cơ bản (tiền, hậu, cạnh, v.v) ánh sáng trên một ma-nơ-canh hay một diễn viên. Một trong các sách nghiên cứu tốt là Jean Rosenthal trong cuốn “The Magic of Light". Những hình ảnh cho thấy một số thiết bị ánh sáng được gắn tại các vị trí chiếu sáng điển hình của nhà hát. Nghiên cứu này có chứa các bức ảnh tuyệt vời, biểu hiện (rendering) và bản vẽ của nhiều thí dụ khác nhau. Ngoài ra còn có một số sơ đồ ánh sáng bao gồm các loại hình và cách bố trí các thiết bị đã xử dụng. 2.04 - PHƯƠNG PHÁP ĐA NGUỒN 1.) ÁNH SÁNG ĐA THIẾT BỊ (MULTI-FIXTURE) Ngày nay, hầu hết các thiết kế sân khấu và ánh sáng giải trí xử dụng phương pháp ánh sáng nhiều thiết bị hầu như trái ngược với phương pháp nguồn đơn hay điểm. Điều này cho phép người thiết kế có toàn quyền kiểm soát ánh sáng, ở bất cứ nơi nào trên sân khấu, liên quan đến cường độ, định hướng, phân phối, màu sắc và dịch chuyển. Phương pháp đa thiết bị xử dụng nhiều loại loại thiết bị và rất nhiều các kỹ thuật ánh sáng. Ngày nay, hầu hết các thiết bị đều dùng bóng đèn volfram-halogen “có thể dim được (dimmable)” làm nguồn sáng. Sau đó, loại bóng mới H.I.D, (high instensity discharge) tìm đường len lỏi vào các ứng dụng ánh sáng sân khấu. Hiện nay, nó rất phổ biến để tích hợp cả thiết bị ánh sáng thông thường với thế hệ mới, kết quả cho ra thiết kế ánh sáng tinh tế và đơn giản, không bao giờ có trước đây.
  14. Điều này không phải là bất thường đối với một nhà hát, phòng hòa nhạc hiện đại, xử dụng đến 400-500 thiết bị ánh sáng cho một chương trình duy nhất. Lý tưởng nhất là mỗi thiết bị ánh sáng sẽ có điều khiển dimmer riêng cho nó. Trong những phương tiện cũ với một số lượng dimmer giới hạn, đôi khi nó cần thiết để có thể “cắm-plug” hay “vá- patch” một số thiết bị vào một dimmer. Nhiều thiết kế ánh sáng thường sẽ cố gắng chỉ xử dụng thiết bị cụ thể cho những cảnh (scene) cụ thể. Một số người thiết kế có thể thiết kế một “sơ đồ tổng quát” nhằm mục đích để làm việc với tất cả các scene tốt như nhau. Tuy nhiên các người thiết kế khác sẽ xử dụng một sự kết hợp của thiết bị cho “tổng quát” và “scene cụ thể”. Cách tiếp cận chính xác thường sẽ được quyết định bởi các thiết bị có sẵn, vị trí gắn, thời gian và ngân sách. Thông thường người thiết kế đã chuẩn bị để treo một số thiết bị cần thiết cho thiết kế của họ, và thêm một vài phụ tùng. Người thiết kế khác, không thực sự chắc chắn về những gì đã làm, có thể xử dụng cách tiếp cận “giấu đuôi của bạn – cover your tail” và treo một thiết bị trong từng vị trí có thể gắn được mà nhà hát sẽ cho phép. (Chỉ trong trường hợp này) Những thiết kế này có thể làm cho thiết kế 400 thiết bị giống như một thiết kế cố định 120 thiết bị, một cách dễ dàng. Thiết bị ánh sáng thông thường luôn luôn treo trên 18 inch (feet?-ND) (hay hơn). Ố ng tube dài 30 ft điển hình sẽ gắn được tổng cộng 20 thiết bị. 2.05 - PHƯƠNG PHÁP MCCANDLESS 1.) PHƯƠNG PHÁP MCCANDLESS Mặc dù có thể không có “một” phương pháp thiết kế ánh sáng nào, Tuy nhiên, lại có một cách tiếp cận có hệ thống đã được đề xuất bởi Stanley McCandless (Đại học Yale School of Drama 1925-1964). Đây là cách tiếp cận làm nền tảng cho thiết kế ánh sáng sân khấu hiện đại hiện nay. 2.) ÁNH SÁNG KHU VỰC DIỄN XUẤT McCandless đề xuất rằng việc thiết lập sân khấu được chia thành một số KHU VỰC DIỄN XUẤT, mỗi khu vực hai (2) thiết bị. Thiết bị ánh sáng được bố trí trên cao như đèn chiếu sáng mặt tiền treo góc khoảng 90 độ đến khu vực. Thêm các thiết bị được bố trí ở khoảng 45 độ theo chiều ngang. Tiếp theo McCandless đề nghị mỗi đèn có một bộ lọc màu khác nhau, một 'ấm-warm' từ một bên, một 'lạnh-cool' từ bên kia. Mỗi khu vực cũng được (lý tưởng) điều khiển bằng dimmer riêng. Một sân khấu “mở-open” sẽ được chia thành 9 khu vực (nhiều hơn hay ít hơn tùy theo yêu cầu), có đường kính 8-12 ft. Khu vực có thể được sắp xếp, 3 sân khấu thấp (downstage), 3 sân khấu giữa (centerstage) và 3 sân khấu cao (upstage). Hai thiết bị trang bị TẦM NHÌN cho diễn viên. Các điều khiển dimmer cho phép các khu vực sẽ tối hay sáng khi cần thiết, cung cấp TIÊU ĐIỂM CHỌN LỌC, BỐ CỤC và TÂM TRẠNG cho bức tranh toàn thể sân khấu. Vị trí của hai thiết bị, cho phép một diễn viên “chơi-play” dù bên phải hay bên trái của mình, và vẫn năm trong trong một ánh sáng “KHÓA-KEY”. Góc giữa những thiết bị cung cấp tính tạo hình tuyệt vời và hình thành đến khuôn mặt người. Màu sắc đối lập nhau ấm áp và lạnh giúp đỡ trong việc cung cấp sự quan tâm, độ tương phản và ánh sáng tự nhiên. 3.) PHA TRỘN (BLENDING) và HÒA HỢP (TONING) Ánh sáng cho các diễn viên đầ u tiên cho khả năng hiển thị, sau đó ánh sáng môi trường chung quanh riêng cho tâm trạng và không khí, là cách tiếp cận của McCandless. Đôi khi cần thiết không có ánh sáng bổ sung, để "bung ra-flare” từ các khu vực diễn xuất và chiếu sáng các bức tường của một thiết lập. Cách khác, cảnh quan có thể cần ánh sáng WASH hay FLOOD để giúp tích hợp và pha trộn nó thành hình ảnh ánh sáng toàn bộ. 4.) HÌNH NỀN (BACKGROUND) và PHÔNG NỀN (BACKDROP) Hình nền, vải nền, phông nền và màn vây (cycloramas), tất cả nên được chiếu sáng một cách riêng biệt từ diễn viên và cảnh quan.
  15. 5.) NHẤN MẠNH và ĐẶC BIỆT McCandless đề nghị thêm những thiết bị (nếu cần thiết); (A) để cung cấp khu vực “diễn xuất đặc biệt" (cửa ra vào, đồ gỗ nội thất, v.v). (B) để cung cấp động lực (ánh sáng mặt trời, ánh trăng, ánh lửa). (C) để cung cấp máy chiếu hay các hiệu ứng. 2.06 - ÁNH SÁNG KHU VỰC 1.) ÁNH SÁNG KHU VỰC Thông thường, tất cả các ánh sáng sân khấu đã thực hiện với ánh sáng cho một nghệ sĩ biểu diễn (vũ công, diễn viên, nhạc công, v.v). Người biểu diễn có khuynh hướng làm việc trong những KHU VỰC. Đây là một điều tốt, bởi vì hầu hết các ánh sáng đèn spotlight sân khấu có khuynh hướng cung cấp ánh sáng các khu vực đã xác định hay loang tỏa ra. Thông thường, các yếu tố đầu tiên của thiết kế ánh sáng, là ÁNH SÁNG KHU VỰC DIỄN XUẤT (ACTING). Đôi khi được gọi là ánh sáng “chìa khóa-key”, ánh sáng này cung cấp khả năng hiển thị cho người biểu diễn trên diện tích theo từng khu vực. Diện tích ánh sáng khi xử dụng với bộ điều khiển dimmer, cũng cung cấp một phương pháp có giá trị để cô lập hay nhấn mạnh một nghệ sĩ biểu diễn trong bất kỳ khu vực nào trên sân khấu. Ngoài ra, thiết kế khu vực ánh sáng cũng có thể đóng góp vào bầu không khí, tổng thể, tâm trạng và bố cục của hình ảnh sân khấu. Điều quan trọng là cho người thiết kế có thể hình dung không gian biểu diễn, trong dạng thức khu vực ánh sáng có tầm nhìn ba chiều. (3D) Các khu vực này liên quan đến kiến trúc và hình học của sân khấu hay việc thiết lập sân khấu. Cách khác, các khu vực này liên quan đến sự hoạt động và ngăn chặn những người biểu diễn. 2) KHU VỰC DIỄN XUẤT – THIẾT BỊ (FIXTURE) PAR và Fresnel spotlight là hai loại đèn đặc biệ t phù hợp với nhu cầu của ánh sáng khu vực. Những thiết bị này cung cấp chùm sáng tỏa góc từ 10 - 50 độ và thường có công suất 500-2000 watt. 3) KHU VỰC DIỄN XUẤT - PHƯƠNG PHÁP Thông thường sân khấu chia nhỏ thành một số khu vực, ngang qua mặt tiền, ngang qua giữa sân khấu và trên sân khấu cao. Thông thường có 3 x 3 hay tổng cộng 9 khu vực có thể trang bị cho một thiết lập nhỏ. Là 9 khu vực rộng x 5 khu vực chiều sâu, có thể trang bị cho một vở opera lớn, âm nhạc. Một chương trình thật lớn có thể có hơn 100 khu vực. Lưu ý rằng một số lượng khu vực không đồng đều (3-5-7-9 ) trên mặt tiền sân khấu đặc biệt hữu ích. Hệ thống này luôn luôn trang bị cho một khu vực trên đường trung tâm - thường xuyên nhất ở nơi một nửa chương trình sẽ diễn ra. Các khu vực ngang 8-12 feet có vẻ hữu ích nhất cho các ứng dụng ánh sáng khu vực sân khấu. Tuy nhiên chương trình lớn có thể được trang bị tốt hơn với các khu vực ngang 12-20 feet (hay hơn). Khu vực có thể được chiếu sáng với một hay nhiều thiết bị ánh sáng. Thông thường, một khu vực có thể trang bị với một ánh sáng phía trước (frontlight), ánh sáng thấp (downlight), và ánh sáng hậu (backlight) - tùy thuộc vào nhu cầu của chương trình. Khu vực cũng có thể được chiếu sáng với hai (2) thiết bị từ phía trước và có góc 90 độ với nhau (sau thời McCandless). Nguyên tắc mục tiêu của ánh sáng khu vực nên là ánh sáng cho diễn viên và tránh ánh sáng nền. Về mặt này, người thiết kế ánh sáng phải chọn một cách cẩn thận cả hai góc độ và hướng của tất cả các ánh sáng khu vực.
  16. Mặc dù McCandless yêu cầu thiết bị được gắn ở 45 độ theo chiều ngang, ánh sáng hiện đại có khuynh hướng xử dụng góc 45-60 độ (hay hơn) để chiếu sáng khu vực phía trước. Nói chung góc càng cao hơn, 'bóng' và ấn tượng sẽ được chiếu sáng. Góc độ cao hơn khá tốt để ngăn chặn ánh sáng tràn ra vị trí sân khấu cao (upstage). Góc độ ánh sáng thấp hơn tốt cho ánh sáng của mắt và dưới mũ. 2.07 – HÒA HỢP & PHATRỘN 1.) HÒA HỢP & PHA TRỘN Sau khi chiếu sáng diễn viên với ÁNH SÁNG KHU VỰC, có cần thiết hay không để có thể cung cấp ánh sáng bổ sung cho khung cảnh chung quanh. Thông thường, xử dụng ánh sáng đặc biệt để chiếu sáng cảnh quan được gọi là ánh sáng “hòa hợp và pha trộn” vì nó giúp hòa hợp giữa phong cảnh và sự pha trộn với ánh sáng đến khu vực diễn xuất. Đôi khi, thí dụ như khi ánh sáng một vở kịch tình cảm (drama), trong một thiết lập nhỏ, có lẽ chỉ cầ n có ánh sáng khu vực. Không cần thiết có ánh sáng bổ sung để chiếu sáng các thiết lập. Điều này là do thực tế phản chiếu từ ánh sáng khu vực có thể dội ra khỏi sàn và chiếu sáng các bức tường trong một cách tự nhiên và thích hợp nhất. Cách khác, nếu chương trình là một vở kịch hài, thiết lập này có thể cảm thấy bị hơi tối và ảm đạm. Không thành vấn đề, người thiết kế ánh sáng sẽ cố gắng để nâng các đèn chiếu sáng trong khu vực diễn xuất, thiết lập vẫn có vẻ bị tối khi so sánh. Trong trường hợp này, thêm ánh sáng trên các bức tường phía trên của các thiết lập nhỏ có lẽ sẽ cung cấp một tầm nhìn thích hợp. 2) HÒA HỢP & PHA TRỘN – THIẾT BỊ Hòa hợp và pha trộn ánh sáng, có khuynh hướng xử dụng các loại thiết bị khác nhau, tùy thuộc vào các ứng dụng chiếu sáng chính xác. Spotlight, floodlight và striplights, tất cả đều có chỗ đứng của mình. 3) HÒA HỢP & PHA TRỘN - PHƯƠNG PHÁP Thường thì ánh sáng hòa hợp và pha trộn được cung cấp bởi loại đèn flood soft. Cả hai loại triplight và hộp floodlight cũng phù hợp cho ứng dụng này. Cách khác, đèn spotlight có thể cung cấp một dạng thức hòa hợp và pha trộn ấn tượng hơn. Cá nhân tôi thích xử dụng các đèn PAR với tiêu điểm mềm (soft focus) phá vỡ các khuôn mẫu để cung cấp một kết cấu hòa hợp và pha trộn chiếu sáng cho mỗi bức tường của thiết lập. Những thiết bị này thường nằm ở một góc khá thấp (box boom), “wash” nhẹ nhàng và hài hòa với phong cảnh là rất cần thiết. Trong thời điểm đầu những năm 1900 và cho đến năm 1960, ánh sáng hòa hợp và pha trộn thường được cung cấp từ một serie ba (3) hay bốn (4) đèn striplight màu, gắn ở trên sân khấu. Strips (còn gọi là X-ray) chạy từ bến trái sang bến phải sân khấu, và thường được dùng cho; downstage, centerstage và upstage. Một số nhà hát có thể có nhiều đến năm (5) bộ đèn striplight, lắp đặt cố định. Striplight thường được gắn bộ lọc màu bằng thủy tinh hay nhựa trong, đỏ, lục, xanh và hổ phách (amber). Vũ nhạc, nhạc kịch và các chương trình đa dạng, ánh sáng strip đặc biệt hữu ích trong việc cung cấp màu wash. Thời điểm sân khấu có thể được tắm trong một màu xanh ban đêm, tiếp theo là màu hổ phách vào ban ngày. Các các bộ lọc màu nguyên thủy đỏ, lục, xanh, cho phép bất kỳ màu sắc nào cũng được pha trộn ra để cung cấp một màu wash ngay lập tức lên sân khấu, hay phong cảnh bên dưới. 2.08 – ÁNH SÁNG BỐI CẢNH (BACKGROUND) 1.) ÁNH SÁNG BỐI CẢNH Sau khi rọi sáng diễn viên với ÁNH SÁNG KHU VỰC, và sau khi rọi sáng cho thiết lập với ánh sáng hòa hợp và pha trộn, người thiết kế sẽ chiếu sáng riêng biệt mọi bối cảnh. Bối cảnh, thường được thực hiện để
  17. có nghĩa là phông nền hay vải nền. Bối cảnh vẽ sơn đã được xử dụng hàng trăm năm trước ở sân khấu nhà hát, opera và múa. Một phông cảnh sơn đúng cách đôi khi có thể truyền tải một cảm giác về chiều sâu vô song bởi phong cảnh 3 chiều. Ánh sáng bối cảnh cũng bao gồm ánh sáng cho màn vây (cycloramas) lớn đến các mảnh vải sơn thả xuống, từ đỉnh xuyên qua các cửa sổ của một bộ phông cảnh. Một vở opera hay múa ba-lê cách điệu có thể biểu diễn trên một sân khấu mở với màn vây chỉ 30 'x 60' tạo như một bối cảnh. Các chương trình khác có thể dùng 10 hay nhiều hơn khung cảnh sơn vẽ. Đôi khi bối cảnh có thể rất thực tế. Vào thời điểm khác, nó có thể là trừu tượng, siêu thực, ấn tượng, hay cách điệu cao. 2) ÁNH SÁNG BỐI CẢNH – THIẾT BỊ Thông thường, các phông nền được chiếu sáng với các thiết bị striplight - đôi khi được gọi là X- Rays, borderlights (đèn viền) hay batten (đèn giàn). Các thiết bị striplight bao gồm một giải chiếu sáng tuyến tính (thường là dài 6-9 ft), với khoang đèn 9-12 ngăn riêng biệt. Các ngăn nối 3 hay 4 mạch, mỗi mạch, có màu sắc theo yêu cầu với các bộ lọc bằng nhựa. Đôi khi dùng ba (3) màu cơ bản (3) (đỏ, lục, xanh), do đó người thiết kế có thể kết hợp cho ra gần như bất kỳ màu nào. Striplights đã phát triển về cơ bản, như công nghệ bóng đèn đã phát triển, từ xử dụng dầu và nến đầu tiên, sau đó khí sau đó đèn điện đốt tim, với một chóa phản chiếu thô. Một số thiết bị hiện đại xử dụng đèn 'R' hay “PAR”. Một striplight thu nhỏ gọn bằng cách xử dụng bóng đèn MR16 được phát triển trong những năm 1980 và đôi khi được gọi là "dải-Zip”. Mặc dù nhỏ gọn và hiệu quả, sản phẩm này không phải không có vấn đề. Đèn được nối tiếp với (thường là) 10 bóng x 12 volt trên mỗi mạch. Điều này có nghĩa là nếu một đèn “cháy”, toàn bộ mạch đều tắt. Ngoài ra, đèn chỉ công suất tối đa là 75 watt, bóng MR16. Những bóng 75 watt thường có nhiệt độ đủ nóng để gây ra thiệt hại cho hầu hết các ổ cắm bóng đèn, sau một khoảng thời gian. Nếu người thiết kế muốn độ tin cậy, họ buộc phải xử dụng công suất thấp hơn (tức là 42 hay 50 watt). Hộp đèn flood không đối xứng thay thế cho các thiết bị striplight. Thiết bị này có một chóa phản chiếu không đối xứng để 'đẩy' nhiều ánh sáng hơn về phía dưới chân của màn phông. Những thiết bị này cũng có loại thiết bị có ngăn, 1, 2, 3, và 4 ngăn. 3) ÁNH SÁNG BỐI CẢNH - PHƯƠNG PHÁP Thông thường, người thiết kế đang cố gắng để đạt được một loại ánh sáng mềm, phẳng, nhẵn, trên toàn bộ bối cảnh. Bối cảnh có thể được chiếu sáng từ phía trên, chỉ từ phía dưới, hay từ cả trên và dưới cùng một lúc. Cyclorama (màn vây) thường được chiếu sáng với ánh sáng ba (3) màu từ trên và dưới. Trong khía cạnh này, nó có thể cung cấp một phạm vi rộng các kỹ xảo như bầu trời động, xử dụng các màu sắc khác nhau từ trên và dưới. Bối cảnh cũng có thể được chiếu sáng phía trước hay chiếu phía sau bằng máy chiếu hình. Đôi khi bối cảnh được chiếu với đám mây di chuyển bằng gobos, hay với các vệt, dấu gạch chéo hay các hiệu ứng đối xứng hay không đối xứng khác. 2.09 - ĐẶC ĐIỂM VÀ ĐẶC BIỆT (FEATURES AND SPECIALS) 1) ÁNH SÁNG ĐẶC ĐIỂM Ánh sáng đặc điểm (hay đặc biệt) là thiết bị ánh sáng được xử dụng cho các ứng dụng rất đặc trưng - hơn so với ánh sáng khu vực diễn xuất và ánh sáng bối cảnh Thông thường chúng được dùng để bổ sung cho ánh sáng khu vực nói chung
  18. hay cung cấp các hiệu ứng ánh sáng cụ thể. Một “đặc biệt' có thể bao gồm một thiết bị có tiêu điểm rõ tập trung vào khuôn mặt của một đồng hồ hay một bức tranh treo trên sân khấu. Điều này có thể cho phép người thiết kế giảm chiếu sáng chung và “đặc điểm” hay thu hút sự chú ý cho bất kỳ đối tượng hay một phần của sân khấu. (Một thủ thuật rẻ tiền, nhưng hiệu quả!) Điều này cũng thức hiện với các diễn viên. Nếu ba diễn viên, ngồi tại một cái bàn và chiếu sáng mỗi người với một tiêu điểm rõ "đặc biệt", nó sẽ có thể trực quan thay đổi sự chú ý từ một diễn viên này sang diễn viên khác, hay cân bằng tất cả 3 người như nhau. Việc xử dụng các đặc biệt cho các diễn viên cũng bảo đảm cho họ sẽ được chiếu sáng khi cần thiết, vì lý do kịch tính. 2) ÁNH SÁNG ĐẶC ĐIỂM – THIẾT BỊ Đèn phản chiếu hình elip (ER) thường là thiết bị khi lựa chọn cho các đặc điểm và đặc biệt. thiết bị góc hẹp E.R điển hình được xử dụng luồng tỏa 5-20 độ. Những thiết bị này thường được xử dụng với màn trập (framing shutter), tròng mắt (iris), hay với các thiết bị luồng định hình khác - để chỉ cho ánh sáng thoát ra khi cần thiết. Cạnh chùm tia có thể được điều chỉnh từ "cứng" đến "mềm" tùy thuộc vào mục tiêu thiết kế. Đôi khi chùm tia máy chiếu và đèn PAR loại ”pinspot” này cũng thích hợp để xử dụng cho đặc biệt. Những thiết bị góc hẹp này chỉ có thể cung cấp một chùm tia cạnh mềm, thường là một hình hơi bầu dục. Khi người thiết kế xử dụng đặc biệt cho người biểu diễn, phải có đủ thời gian trong buổi diễn tập ánh sáng để cho phép các diễn viên “tìm ánh sáng của ông ấy” và tự tin rằng ông có thể “trên điểm đánh dấu” mỗi lần diễn. Một diễn viên mà đi ra khỏi đặc biệt cô lập của mình thường làm cho tất cả mọi người nhìn thấy xấu, nên dành thêm thời gian để làm cho đặc biệt thực hiện. 2.10 – PHƯƠNG PHÁP BÍ MẬT (SECRET) 1) PHƯƠNG PHÁP BÍ MẬT CỦA THIẾT KẾ ÁNH SÁNG Có thể không có một phương pháp cho ánh sáng sân khấu hay có thể không có “quy tắc” cho thiết kế ánh sáng - Tuy nhiên, có "bí mật" cho thiết kế ánh sáng tốt. Bí mật là: KIẾN THỨC (KNOWLEDGE), HIỂU BIẾT (UNDERSTANDING), KINH NGHIỆM (EXPERIENCE), và TRÌNH ĐỘ (PROFICIENCY). Nhiều thiết kế ánh sáng có thể "thử nghiệm" phương pháp tiếp cận, và chỉ cần cố gắng, không có phương pháp thực tế, hay khái niệm về những gì họ đang cố gắng để đạt được. Đôi khi phương pháp này cho kết quả rực rỡ và ngoại lệ. Nhiều hơn thì thường không có. Thử nghiệm rất quan trọng cho những người thiết kế ánh sáng và tất cả người thiết kế nên thử những điều mới bất cứ khi nào có thể. Đó là thông qua một cách tiếp cận có hệ thống, tuy nhiên các người thiết kế ánh sáng sẽ có thể cung cấp kết quả dự đoán và nhất quán trong bất kỳ số lượng tình huống khác nhau nào. Người thiết kế phải biết những gì họ đang chiếu sáng và họ muốn chương trình thể hiện ra như thế nào. Người thiết kế phải rất quen thuộc với kịch bản và tất cả yêu cầu về ánh sáng của chương trình. Họ phải xử dụng những phẩm chất của ánh sáng và mục tiêu của ánh sáng sân khấu để cho phép anh ta hình dung đầy đủ, diễn đạt và xác định khái niệm thiết kế và ý định của mình. Người thiết kế phải có một sự hiểu biết đầy đủ các loại khác nhau của thiết bị đèn, được xử dụng ở các vị trí ánh sáng khác nhau (một mình và kết hợp). Họ phải biết những vị trí ánh sáng trong chương trình FRONTLIGHT, SIDELIGHT, DOWNLIGHT, BACKLIGHT, UPLIGHT và DIAGONA - trong sự kết hợp bất kỳ. Đây là các khối xây dựng của thiết kế ánh sáng và thiết kế theo bản năng phải biết những dùng thiết bị nào và đặt hướng nào. Điều này chỉ đến từ kinh nghiệm. Người thiết kế cũng phải biết làm thế nào để nhận ra THỰC TẾ (PRACTICALLY) thiết kế của họ trong một nhà hát thực tế hay không gian biểu diễn. Các người thiết kế phải biết chỗ rọi sáng và chi tiết
  19. của tất cả các vị trí ánh sáng. Họ phải biết thiết bị nào cần thiết để nhận ra hình ảnh trực quan của chương trình và xử dụng nó. Họ phải biết rất nhiều phương pháp thiết kế có sẵn, (nguồn, điểm nguồn đơn, đa nguồn, v.v) và họ phải chọn phương pháp nào sẽ đáp ứng cả hai tiêu chí thiết kế của mình - và ngân sách. Thiết kế ánh sáng không phải là một nghệ thuật đơn độc. Người thiết kế phải học cách cộng tác với các thành viên khác của nhóm và đội sản xuất thiết kế. Trong khía cạnh này của người thiết kế “kỹ năng con người -human kill” có thể thực hiện hay phá vỡ toàn bộ thiết kế ánh sáng. Các người thiết kế ánh sáng chuyên nghiệp phải quan tâm với THỦ TỤC (PROCEDURE). Tuy nhiên, họ cũng phải quan tâm đến KẾT QUẢ (RESULT) - và biết làm thế nào để có được nó.
  20. PHẦN 3 - Ứng dụng các phương pháp thiết kế 3.01 Sân khấu 3.02 Nhà hát 3.03 Múa 3.04 Opera 3.05 Âm nhạc 3.06 Hòa nhạc 3.07 Arena 3.08 Ngoài trời 3.09 Trưng bày 3.10 Truyền hình & Video 3.11 Ảnh & Nhiếp Ảnh 3.12 Film & Picture Motion 3.13 Bảo tàng / Thư viện ảnh 3.14 Kiến trúc 3.15 Cảnh quan 3.01 - THIẾT KẾ ÁNH SÁNG SÂN KHẤU 1.) GIỚI THIỆU Theo truyền thống, khi chúng ta nói về ánh sáng sân khấu, chúng ta thường nghĩ đó là ánh sáng áp dụng cho chương trình của sân khấu “chính thống” diễn ra trong một nhà hát thực tế. Khi biểu diễn nghệ thuật và giải trí phát triển trong suốt những năm 1900, ánh sáng sân khấu đã làm được nhiều hơn so với “chỉ chơi ánh sáng”. Ánh sáng mới đặc thù được sinh ra và các tiêu chuẩn ánh sáng mới đã được thiết lập, opera, ballet, múa hiện đại, hòa nhạc trực tiếp, trượt băng, chương trình công nghiệp, truyền hình và những trình diễn “sống-live” khác. ÁNH SÁNG SÂN KHẤU với sự điều khiển và các ứng dụng ánh sáng đã làm cho khán giả có cảm xúc và quan tâm nhiều hơn mà chỉ cần chiếu sáng sân khấu cho đạt được tầm nhìn. Hiện nay sự biểu diễn hiện đại có những phương tiện phong cách biểu diễn đa dạng hoạt động bên trong chúng. Tiện nghi bao gồm nhiều loại nhà hát, khán phòng, phòng hòa nhạc, quảng trường (arena) lớn, sân vận động, trung tâm mua sắm và những địa điểm thông thường và không thông thường khác. Hầu hết các sự kiện thương mại (sân khấu, múa, nhạc kịch) thường diễn ra trong một nhà hát thực tế. Đây là một điều rất tốt, một nhà hát chỉ kiểm soát môi trường có thể chịu được các yêu cầu đòi hỏi về dàn dựng, khán giả thoải mái, âm thanh và ánh sáng hy vọng sẽ thích hợp.
  21. Ngày nay ngày càng có nhiều show rời khỏi nhà hát và vào quảng trường. Khán giả ở quảng trường lớn có thể tạo ra doanh thu nhiều hơn mà chỉ cần một show duy nhất, tuy nhiên điều kiện trong hầu hết các quảng trường thường ít lý tưởng hơn nhiều. Để cung cấp cho khán giả ánh sáng (và âm thanh) tốt nhất có thể trong không gian này có nhiều vấn đề, thường có nhu cầu một lượng lớn thiết bị. Một chương trình đơn giản trong một nhà hát có thể yêu cầu 24-100 đèn. Các chương trình tương tự trong một quảng trường có thể yêu cầu 300-500 thiết bị ánh sáng. Show cho quảng trường (arena) đã trở nên có công nghệ rất cao, đầy nhiệt huyết và rất sáng tạo trong những năm gần đây. Các công cụ mới bao gồm các thiết bị ánh sáng tự động và thay đổi màu sắc đã mang lại một chiều hướng mới cho thiết kế ánh sáng sân khấu, không bao giờ nhìn thấy trước đây. Ngày nay, người thiết kế ánh sáng sân khấu đã phát triển thành NGƯỜI THIẾT KẾ ÁNH SÁNG GIẢI TRÍ. Thế hệ mới của người thiết kế thường sẽ làm việc trong nhiều địa điểm, thực hiện các phép lạ liên tục cho một số lượng vô tận các sự kiện khác nhau. Sau đây là tổng quan chung của các phương pháp ánh sáng cơ bản đối với một số điểm về hiệu suất và không hiệu suất của các ngành công nghiệp liên quan. Về thông tin, chúng nó cũng bao gồm: ánh sáng trưng bày, ánh sáng kiến trúc, ánh sáng cảnh quan, ánh sáng chụp ảnh và ánh sáng cho bảo tàng và phòng trưng bày. 3.02 - THIẾT KẾ ÁNH SÁNG NHÀ HÁT 1.) Ánh Sáng Sân Khấu Ánh sáng cho nhà hát thường có nghĩa là thiết kế trên một phạm vi rộng các loại hình khác nhau của chương trình, trình diễn trong các nhà hát hay không gian được thiết kế để có chức năng như một nhà hát. Chương trình có thể bao gồm nhiều loại kịch, hài kịch, bi kịch, nhạc kịch, hòa nhạc và kịck ngắn. Nhà hát “điển hình'” có thể từ một loại ngoài phông màn truyền thống của nhà hát, từ một "sự đột phá", một sân khấu 3 mặt, sân khấu 4 mặt hay sân khấu không có mặt nào cả. Chỗ ngồi có thể dao động từ 200 chỗ ngồi trong một nhà hát nhỏ đến hơn 2.500 chỗ ngồi trong một khán phòng lớn cấp thành phố. Chương trình nhỏ trong hội trường công cộ ng có thể xử dụng 12 - 20 đèn. Một chương trình chuyên nghiệp điển hình có thể xử dụng 48 - 200 thiết bị. Hiện nay không phải là hiếm khi một “mega- musical” lớn xử dụng 500 thiết bị hay nhiều hơn. Show Broadway của “Lion King” hình như xử dụng 700 thiết bị. 2.) VỊ TRÍ TREO ĐÈN Ở NHÀ HÁT Ánh sáng sân khấu có hiệu quả phụ thuộc rất nhiều vào các vị trí lắp đặt thiết bị có sẵn trong không gian. Hầu hết các nhà hát thường có vị trí lắp đặt ánh sáng cố định (hay ống tube). Một số thường được cài đặt ở vị trí chiếu sáng bên trên chỗ ngồi khán giả phía trước sân khấu (đôi khi được gọi là "Ceiling Coves”). Các vị trí ánh sáng trong khán phòng thường bao gồm “Box boom” (ống thẳng đứng liền kề với các phiӘa ngoaӗi maӗn) và một “Balcony Rail”). Tất cả ánh sáng nằm trong khán phòng được gọi là ánh sáng “FOH” (Front of House). Các vị trí khác được cài đặt ở trên sân khấu và thường bao gồm một mạng lưới đường ống tube cố định hay một hệ thống ống tube cơ giới hóa (hay đối trọng - counterweight). Khoảng cách chiếu sáng (sân khấu) thường nằm trong khoảng 30-80 feet cho các thiết bị gắn trên đầu khán giả, và 20-40 feet cho các thiết bị gắn trên sân khấu. Thiết bị ánh sáng bổ sung thường được đặt trên sàn sân khấu để “chiếu ngược- uplight” lên phông nền, hay footlight (ít dùng hơn trong những năm gần đây). Việc xử dụng “Box boom”, “Sào cánh gà-tormentor boom” và ”sào sân khấu-stage boom” di động như một phương pháp gắn cố định, cũng khá phổ biến. 3) ÁNH SÁNG NHÀ HÁT - KỸ THUẬT Hầu hết các phương pháp ánh sáng sân khấu đều “lỏng lẻo-loosely” dựa vào phương pháp McCandless, trước tiên chiếu sáng diễn viên cho tầm nhìn, sau đó chiếu sáng phong cảnh, và bối cảnh cho bầu không khí và sự quan tâm. McCandless cũng đưa ra một phương pháp đơn giản của ánh sáng KHU VỰC cho sân khấu phiӘa ngoaӗi maӗn. Phương pháp này phân chia các sân khấu ra một số khu vực nhỏ hơn
  22. và sau đó cung cấp cho mỗi khu vực 2 frontlight được gắn một số thiết bị khoảng cách cách nhau. Thiết bị phải được đặt chính xác để cung cấp các góc độ ánh sáng thích hợp và hướng ánh sáng vào diễn viên. Khu vực cũng phải được kiểm soát về kích thước, để tránh ánh sáng không cần thiết “tràn-spill” trên các khu vực hay phông cảnh liền kề. Một loại ánh sáng phía trước góc 70 độ (ngang) đến một diễn viên có thể khá phù hợp với chương trình, trong khi một góc dưới 50 độ có thể phù hợp hơn cho một vở kịch hài. Nếu tất cả các diễn viên đều đội nón, thì có thể cần đặt ánh sáng phía trước không quá 45 độ, để cung cấp thêm ánh sáng cho khuôn mặt của họ. 4.) LOẠI THIẾT BỊ CHO NHÀ HÁT Người thiết kế phải cẩn thận lựa chọn thiết bị làm việc có hiệu quả từ một vị trí chiếu sáng cụ thể (khoảng cách). Đối với hầu hết các ứng dụng ánh sáng sân khấu tổng quát, người thiết kế sẽ làm việc với chỉ năm (5) loại thiết bị cơ bản. Tuy nhiên, mỗi loại có sẵn một vài loại công suất, đường kính thấu kính và luồng sáng tỏa khác nhau. Các loại thiết bị cơ bản được xử dụng cho ánh sáng trong nhà hát là: FRESNEL, SPOTLIGHT ELLIOSOIDAL PAR, BOX FOODLIGHT và STRIPLIGHT. Công suất điển hình là 500-2000 watt. FOLLOWSPOT cũng đôi khi được xử dụng cho các vở kịch cách điệu, hài kịch. 3.03 - THIẾT KẾ ÁNH SÁNG CHO MÚA (DANCE) 1.) ÁNH SÁNG CHO MÚA Ánh sáng cho múa có nghĩa là cho tất cả các dạng thức trình diễn múa, bao gồm: Ballet, Hiện đại và Đương đại. Các dạng thức truyền thống hơn của múa thường được trình bày theo các điều kiện kiểm soát của một nhà hát thích hợp, với cơ sở vật chất kỹ thuật và ánh sáng hoàn chỉnh. Các hình thức khác của múa (Hiện đại và Đương đại) có thể được thoải mái trong không gian "tìm thấy-found" hay không quy ước (nonconventional). Trong khía cạnh này các địa điểm cho bộ môn múa có phạm vi từ phiӘa ngoaӗi maӗn nhà hát thanh lịch, đến tầng hầm nhà thờ và đến cả các trung tâm mua sắm. 2) ÁNH SÁNG CHO MÚA - KỸ THUẬT Ánh sáng thông thường thì chú tâm đến chiếu sáng mặt của diễn viên cho tầm nhìn. Ánh sáng múa trước hết quan tâm đến chiếu sáng dạng thức con người, nhấn mạnh đến tính tạo hình, sự thích thú và tác động cảm xúc và thứ hai mới đến khả năng hiển thị khuôn mặt. Trong nhà hát, ánh sáng mặt tiền thường cung cấp ánh sáng chính cho các khu vực diễn xuất. Ở Múa, ánh sáng hai bên lại là một nguồn chiếu sáng chính. Ánh sáng mặt tiền (frontlight), nếu được dùng, tất cả thường được dành cho việc cung cấp wash màu hay kỹ xảo. Ánh sáng hai bên cạnh cho múa đã được giới thiệu bởi Jean Rosenthal, một người thiết kế ánh sáng nổi tiếng của Mỹ vào đầu những năm 1940. "Hệ thống của tôi yêu cầu sào ánh sáng cố định dọc theo cạnh bên ở mọi lối vào, là một cơ sở cho sự linh hoạt và chiếu sáng toàn bộ sân khấu. Điều đó làm những điệu múa ballet nhìn khác nhau, đã khích động biên đạo múa và người thiết kế châu Âu cho “Ballet International vào năm 1944". (Rosenthal, The Magic of Light). Bà Rosenthal cũng đã làm việc với biên đạo múa người Mỹ nổi tiếng, Martha Graham, trong nhiều năm. Ngoài việc xử dụng rộng rãi ánh sáng bên, ánh sáng múa thường xử dụng “downlight” (tạo vũng sáng), và "backlight" (tạo bóng vũ công). Ánh sáng mặt tiền hiếm khi được xử dụng do đặc điểm “phẳng- flat” của nó, và vị trí này thường được dành riêng cho loại ánh sáng “colors wash”. Followspot cũng thường được xử dụng trong Ballet để làm nổi bật các vũ công chính.
  23. Kỹ thuật ánh sáng hai cạnh bên, thường đòi hỏi bố trí các sào ánh sáng theo chiều dọc trong mỗi “chân cánh gà” hay lối vào. Thông thường có thể yêu cầu 4-6 sào (mỗi bên). Mỗi sào có thể có một (1) thiết bị ánh sáng hay hơn (thường là 3-5). Các thiết bị (thường là ellipsoidals) có tiêu điểm thẳng qua sân khấu, và thường dùng “màn trập-shutter” off, ở phía đối diện, nơi bị sân khấu che đi. Một bộ gồm ba (3) sào thiết bị điển hình, có thể gắn thiết bị ở độ cao 10', 8’ và 1 ft, so với sàn sân khấu. Các thiết bị thường ở vị trí TOP, MID hay SHIN (ống quyển). Các thiết bị TOP và MID thường được xử dụng cho ánh sáng cạnh bên. Thông thường TOP và MID sẽ có bộ lọc màu khác nhau. Đèn bên dưới (ống quyển hay giữa ống quyển) được xử dụng truyền thống cho ánh sáng chân của các vũ công ballet, và để cho ra ánh sáng, dưới váy xòe (tutu). Người thiết kế vũ đạo hiện đại có thể xử dụng “ống quyển-shin” như là nguồn chủ yếu cho một góc độ ánh sáng không tự nhiên, thường có (nhiều) màu sắc mạnh. Nếu dùng shutter off đúng cách với sàn sân khấu, hiệu ứng này có thể làm cho các vũ công hiện ra sẽ “nổi- float” trên sàn sân khấu. Hiệu quả rất ấn tượng, đặc biệt là với màu sắc đối lập từ phía đối diện. 3.04 - THIẾT KẾ ÁNH SÁNG CHO OPERA 1.) ÁNH SÁNG CHO OPERA Ánh sáng cho opera được xử dụng để ám chỉ “opera lớn-grand'' truyền thống, tuy nhiên, ngày nay nó cũng có thể ám chỉ opera đương đại. Như vậy, opera có thể trình diễn trong phòng hòa nhạc vĩ đại nhất, hay chỉ trong một phần ngắn của sân khúc côn cầu (hockey). Opera là về âm nhạc, sân khấu, ca hát, diễn xuất và nhảy múa, và thiết kế ánh sáng cho opera thường là một sự kết hợp của kỹ thuật ánh sáng sân khấu múa và sân khấu âm nhạc. May mắn thay cho các người thiết kế ánh sáng, vì do sự cầi n th ết âm thanh tốt, hầu hết thiết kế opera chuyên nghiệp được thực hiện trong nhà hát hay khán phòng hòa nhạc. 2) ÁNH SÁNG OPERA - KỸ THUẬT Ánh sáng opera phải chiếu sáng ca sĩ cho rõ ràng, chú trọng tới các vũ công và dàn hợp xướng và cảnh quan cho có “không khí”. Opera có thể chỉ là chiếu đơn giản và thẳng về phía trước, hay rất phức tạp và cách điệu. Không phải là bất thường khi “tầm nhìn” xuất hiện từ trong “hư không-nowhere". Cũng không phải bất thường để có “ma quỷ-devil” thường xuyên xuất hiện hay biến mất trong suốt chương trình. Người thiết kế ánh sáng opera phải sẵn sàng cho việc này và còn nhiều hơn nữa. “Quy mô” của ánh sáng opera thường có thể vượt quá tầm của ánh sáng nhà hát, múa, sân khấu âm nhạc. Thông thường, opera sẽ xử dụng một không gian biểu diễn lớn. Sân khấu này thường lớn, bố trí ánh sáng thường là một “high trim” ở 28'-35' và thường phải chiếu sáng một số lượng lớn phong cảnh. Tiếp tục vấn đề phức tạp, thiết kế cho opera phải làm việc một cách nhanh chóng. Nói chung có ít thời gian để “chiếu sáng-light” một opera hơn là cho một sân khấu âm nhạc, nhà hát hay chương trình múa. Tập hợp diễn viên chuyên nghiệp và đội ngũ diễn viên phụ lại rất tốn kém (và quá nhiều người) và người thiết kế ánh sáng opera thường chỉ có một hay hai buổi diễn tập ánh sáng, trước khi mở chương trình. Hầu hế t các ca sĩ opera giống như con bướm đêm và họ có khuynh hướng hút hướng chiếu tới của ánh sáng. Họ hiếm khi bỏ lỡ sự đặc biệt của họ và nếu họ làm, họ "tìm ánh sáng của họ” rất tốt và nhanh. Người thiết kế đã học được rằng không có vấn đề các đạo diễn có thể ngăn chặn (block) một vở opera như thế nào, hầu hết các ngôi sao opera sẽ ở vị trí dưới sân khấu (downstage) - ở phía trước nhạc trưởng, trong hầu hết thời gian.
  24. Bên cạnh đạo diễn opera, là Maestro (nhạc trưởng) chạy chương trình. Nhạc trưởng là một thành viên rất quan trọng của đội ngũ nghệ thuật và có liên quan với sự việc các ca sĩ và nhạc sĩ kết hợp âm thanh lại với nhau bằng cách nào. Trong khi biểu diễn, phải chú ý đến Maestro khi ông ta vào hố dàn nhạc. Hơn nữa bắt buộc các ca sĩ và nhạc sĩ, tất cả đều có thể thấy rõ ràng bàn tay của Maestros tại tất cả các thời điểm. Trong khía cạnh này, Downlight thường được dùng từ trên cao, chiếu sáng toàn người của nhạc trưởng, cánh tay và bàn tay của nhạc trưởng. Thường giả định rằng, người thiết kế ánh sáng opera phải nghe quen âm nhạc và thuộc vở opera mà họ đang làm ánh sáng, dĩ nhiên trừ khi chỉ mới bắt đầu làm ánh sáng cho một vở opera. Bắt buộc phải có kiến thức về opera là và thường phải giả định khi người thiết kế là người làm thuê. Nếu người thiết kế không biết về opera, họ có một cơ hội lớn để có bản tổng phổ và bản ghi âm (CD, Video, v.v) và dần quen thuộc với nó ngay cả trước khi họ tham dự buổi diễn tập đầu tiên của mình. Bảng tổng phổ (score) và ghi âm (recording) sẽ cung cấp sự hỗ trợ có giá trị: phân tích cảnh (scene breakdown), tâm trạng & không khí, ngăn chặn (blocking) và “cái nhìn ánh sáng-lighting looks" tổng quát. 3.05 - THIẾT KẾ ÁNH SÁNG NHẠ C KỊCH 1.) ÁNH SÁNG NHẠC KỊCH Ánh sáng cho "âm nhạc", thường đề cập đến ánh sáng sân khấu cho chương trình nhạc kịch quy mô lớn (tại Broadway hay West End). Chương trình cổ điển bao gồm: "Dolly", "My Fair Lady", "The King & I”, ”Oklahoma “, “Showboat”, “Guys & Doll”, “Sound of Music", “Annie” v.v. Những vở nhạc kịch khác đương đại bao gồm: “Lion King","Phantom of the Opera", "Cats ", và còn nhiều nữa. Nhạc kịch điển hình chứa các yếu tố của kịch, múa, ca hát và âm nhạc. Một nhạc kịch nhỏ có thể có một dàn diễn viên chỉ 4 người biểu diễn và 2 nhạc sĩ. Một nhạc kịch lớn có thể có một dàn diễn viên 5- 10, diễn viên và vũ công và 50 nhạc sĩ. Vở nhạc kịch “di chuyển-move” nhanh chóng và thường có nhiều cảnh và địa điểm khác nhau. Chương trình nhạc kịch thông thường diễn ra phiӘa ngoài maӗn của nhà hát, với dàn nhạc nằm trong hố nhạc. Thông thường, nhà hát không bao giờ lớn, chỉ đủ để đáp ứng số lượng đầy đủ cảnh quan, ánh sáng, diễn viên, nhạc sĩ, và những gi cần thiết. Nhạc kịch thường có cấu trúc với nhiều scene thay thế, biểu diễn ở downstage với một phông nền khác. Điều này cho phép một scene đầy đủ đã được "cài sẵn-preset" upstage. Khi thả xuống, chúng ta chuyển thần kỳ sang một thiết lập một sân khấu mới. 2) ÁNH SÁNG NHẠC KỊCH - KỸ THUẬT Hầu hết các vở nhạc kịch “cổ điển'” cố gắng cho tính hiện thực. Đó là, nhiều scene được thiết kế quá hoang phí, rất giống thực tế và nội tâm hay biểu lộ khá xác thực. Về mặt này, ánh sáng được dự kiến sẽ tạo ra một tâm trạng, không khí và biểu thị cụ thể của thời điểm trong ngày. Thường thì thông tin này cũng được cung cấp bởi lời bài hát và kịch bản. Ngoài ra, các yếu tố của chủ nghĩa hiện thực được mong đợi bởi khán giả, nhạc kịch cũng có các yếu tố tưởng tượng và bất ngờ. Không phải là hiếm nếu suốt một bài hát, người biểu diễn bị hoàn toàn cô lập với đèn follow-spot, và sau đó đột nhiên "trở lại thực tế” ở cuối bài hát. Yếu tố khác có thể là để lấp đầy chương trình, với giàn đồng ca và các vũ công có yêu cầu thay đổi ánh sáng nhanh đầy màu sắc xuyên suốt vở kịch. Thông thường, nhạc kịch xử dụng followspots rất nhiều. Điều này cần thiết nếu diễn viên muốn được cô lập trong nhóm âm nhạc, và đặc trưng trong cảnh "ưa thích-book". Thường xử dụng hai (2) đến
  25. năm (5) followspots, từ trên trần của khán phòng. Followspots cũng đôi khi được dùng từ phía sau vòm bên ngoaӗi maӗn (bridge spot) để cung cấp một góc chiếu sáng dốc hơn cô lập nhiều hơn cho sân khấu. Kỹ thuật ánh sáng cho âm nhạc đa dạng. Khả năng hiển thị thường được cung cấp bởi followspots. “Khu vực ánh sáng” thường cung cấp cho "cảnh ưa thích -book scenes", màu sắc; wash, sidelight và backlight thường được cung cấp cho chương trình và nhóm múa. Phông nền và màn vây được chiếu sáng để có sự quan tâm và tâm trạng. Nhạc kịch thường có ánh sáng “quyến rũ” (hay có hiệu ứng) mức độ cao. Strobes, neon, đèn hiệu (beacon), tracking bulb, trái châu, v.v, tất cả đều bình thường. 3.06 - THIẾT KẾ ÁNH SÁNG HÒA NHẠC (CONCERT LIGHTING) 1.) ÁNH SÁNG HÒA NHẠC (CONCERT) Năm 1960 là lĩnh vực tương đối mới của thiết kế ánh sáng hòa nhạc (hay giải trí) đã được sinh ra. Ở New York tại Filmore East và ở California tại Filmore West, âm nhạc phổ biến tổ chức thường xuyên hơn và với điều đó, một phong cách trình diễn mới đã được sinh ra bởi nhà thiết kế ánh sáng hòa nhạc nổi tiếng nhất người Mỹ trước nay là Monk Chip. Tại Filmore, ánh sáng hoạt động theo đúng nghĩa đen bao gồm các người vận hành thực sự "nhảy múa” trên một bức tường của autotransformer dimmers đồng thời với âm nhạc. Nhiều buổi biểu diễn trước đây tại Filmore, Electric Circus và các nơi khác khắp nước Mỹ, được hỗ trợ bởi một “light show”. Một số hiệu ứng chiếu hình bắn phá một màn hình lớn phía sau những người biểu diễn, tạo ra các mô hình ánh sáng năng động và liên tục thay đổi. Việc chiếu hình thường tạo ra những quan điểm xung đột, hết sức dơ bẩn hay hoàn toàn tạo ảo giác và đặc sắc. Thiết kế ánh sáng hòa nhạc đã trở thành một đặc trưng được công nhận và nhiều người thiết kế chỉ làm việc trong lĩnh vực này mà thôi. vẫn áp dụng các nguyên tắc cơ bản để thiết kế, chỉ khác là các đồ chơi lớn hơn, và đắt tiền hơn. 2) ÁNH SÁNG HÒA NHẠC - KỸ THUẬT Ánh sáng giải trí ngày nay đã trở nên rất thú vị. Ngành công nghiệp này bây giờ gần như độc quyền xử dụng thiết bị ánh sáng “tự động-automated”. vẫn xử dụng thiết bị thông thường, tuy nhiên ít và ít thường xuyên hơn. thiết bị PAR 64 vẫn còn rất phổ biến cho ánh sáng hòa nhạc, thiết bị này khá hiệu quả và tương đối rẻ tiền. Nó không phải là không phổ biến nếu kết hợp với color change, hiệu ứng chuyển động, hình ảnh và chiếu nền, panel mành hình, strobes, Blacklight, fog, pyro, ánh sáng đuổi và các hiệu ứng hình ảnh khác. Giới hạn của bầu trời uh giới hạn của ngân sách. Thông thường tất cả các thiết bị được điều khiển bằng tín hiệu DMX từ một vị trí trung tâm. Ánh sáng hòa nhạc xử dụng các thiết bị tự động phụ thuộc rất nhiều vào hai người quan trọng – Người thiết kế ánh sáng và người lập trình . Vị trí của “người lập trình-programmer” được sinh ra trong năm 1980 vì thiết bị tự động bắt đầu có nhiều hơn và có công năng (và phức tạp) nhiều hơn nữa. Một người lập trình tốt sẽ hiểu rõ thiết bị của mình và có thể nhanh chóng xây dựng để có nhiếu “cái nhìn-looks” khác nhau, dựa trên các tiêu chí cơ bản của người thiết kế. Một lập trình viên dở mang đến rất ít và có thể làm cho một triệu đô la của thiết bị xem như mười xu! Cách khác, người một lập trình tốt có thể tạo ra kết quả tuyệt vời với rất ít thời gian và thiết bị.
  26. Hầu hết các người biểu diễn hòa nhạc cũng còn lưu diễn nữa, vì vậy ánh sáng hòa nhạc phải cực kỳ bền, đóng gói bao bì tốt, và phù hợp cho thiết lập (set-up) và tháo gỡ (take-down) nhanh chóng. Giàn sào (truss) ánh sáng “bay-flown” được phát triển cho ngành công nghiệp này và thường dùng để treo tất cả các thiết bị ánh sáng trên sân khấu. 3.07 - THIẾT KẾ ÁNH SÁNG QUẢNG TRƯỜNG (SÂN VẬN ĐỘNG) (ARENA) 1.) ÁNH SÁNG SÂN VẬN ĐỘNG Chiếu sáng cho "Arena" thường đề cập đến ánh sáng của các sự kiện quy mô lớn, bao gồm cả Rock show, hoạt cảnh, show trượt băng, xiếc và các chương trình giải trí khác khá lớn. Chỗ ngồi cho những sự kiện này có thể dao động từ 5.000 đến 25.000 khán giả, hay nhiều hơn. Thông thường có thể là một “sân khấu chính” ở một đầu của sân vận động, hay luân phiên, một số khu vực hiệu suất khác nhau, trên khắp toàn bộ sân vận động. Người biểu diễn thườ ng bao gồm các diễn viên, ca sĩ, vũ công, nhạc sĩ, người trượt ván (skater), biểu diễn trên không (aerial) và những người biểu diễn khác. Sự kiện thường ngoạn mục và có thể xử dụng khói, sương mù, laser, pyro (pháo hoa), slide, chiếu phim hay video. Hơn nữa, thiết bị chiếu sáng luôn luôn bao gồm nhiều thiết bị tự động nếu ngân sách cho phép. Hai yếu tố rất quan trọng lĩnh vực ánh sáng arena là từ các dạng thức khác của ánh sáng sân khấu truyền thống. Đầu tiên, “quy mô-scale” lớn hơn nhiều so với quy mô nhà hát bình thường. Điều này đề cập đến quy mô của tất cả mọi thứ, bao gồm cả các khu vực biểu diễn và khán giả, cảnh quan, khoảng cách chiếu sáng và các loại thiết bị ánh sáng. Thứ hai, tất cả mọi thứ chỉ là gắn tạm thời. Thông thường, tất cả các thiết bị ánh sáng đặc biệt phải được đưa vào sân vận động, treo, cột và điều chỉnh, sau đó tháo bỏ (hạ xuống) sau sự kiện này. Ánh sáng nên được thiết kế để có sự “nhanh chóng“ và “hiệu quả" (không nhất thiết phải “nhanh chóng và bẩn”). 2) ÁNH SÁNG ARENA - KỸ THUẬT Khoảng cách chiếu sáng trên không trong nhà hát thông thường thường dao động từ 20-50 feet. Trong sân vận động, khoảng cách chiếu sáng có thể dao động từ 40-100 feet, hay nhiều hơn. Khoảng cách lớn hơn, đòi hỏi phải xử dụng đèn góc hẹp hơn và mạnh hơn so với dùng cho chiếu sáng sân khấu truyền thống. Thông thường, tất cả các thiết bị ánh sáng được treo (thường là treo & di dây điện sẵn) trên một số giàn sào ánh sáng (dài 20-60 feet). Lắp ráp giàn sào, bố trí trên nền sân, và sau đó kéo lên treo đúng vị trí bằng động cơ xích, gắn liền với các kết cấu mái nhà thép bên trên trên. Đội kỹ thuật ánh sáng được đào tạo tốt sẽ cố định nó từ mái nhà hay leo lên bằng dây thừng hay thang từ sàn sân khấu để tiếp cận từng giàn. Kế đó, họ đi bộ cẩn thận dọc theo các giàn và tập trung vào mỗi thiết bị từng cái một. Tác giả đã có một đội kỹ thuật có tay nghề cao với bốn (4) thợ điện canh chỉnh trên 300 thiết bị, cao 50 feet cách sàn sân khấu, chưa tới bốn (4) giờ. Thiết bị ánh sáng phù hợp cho các ứng dụng sân vận động bao gồm các ellipsoidals góc hẹp (5-20 độ) 1KW, 1KW. Par64-NSP, và 2KW. ellipsoidals, fresnels, và máy chiếu luồng sáng. đôi khi cũng xử dụng thiết bị HID với dimmers cơ khí. Thiết bị kỹ xảo thường bao gồm các thiết bị color scrollers và tự động (di chuyển). Followspot thường dùng số lượng lớn cho sự kiện sân vận động (arena). Thông thường, các followspots được bố trí ở trên cao trên trần nhà chung quanh chu vi các bức tường. Mỗi loại thiết bị ánh sáng hấu hết có từ bốn 4 - 8 thiết bị trở lên. Một số chương trình lưu diễn yêu cầu cung cấp nhất quán từ
  27. địa điểm này đến địa điểm khác, dùng followspots riêng của họ, gắn trong các khung sào chiếu sáng tạm thời. 3.08 - THIẾT KẾ ÁNH SÁNG NGOÀI TRỜI (OUTDOOR) 1.) ÁNH SÁNG NGOÀI TRỜI Ánh sáng cho sân khấu ngoài trời bao gồm cả không gian mở hay mở một nửa. Chương trình có thể bao gồm kịch drama, thi sắc đẹp (pageant), nhạc kịch, múa, hòa nhạc, show rock, lễ hội, diễu hành, và nhiều loại khác hay các sự kiện sân khấu. Các phương tiện ngoài trời có thể thay đổi từ một khu vực mở, một nửa sân vận động, đến một phương tiện nhà hát hay âm nhạc xây dựng đặc biệt. Thông thường, sân khấu được bao quanh hay được che phủ nhưng khán giả thì không có gì. Đôi khi chỉ cần đảo ngược là đúng. phương tiện ngoài trời được định hướng để ánh nắng mặt trời chiếu sáng sân khấu, hướng từ phía sau khán giả. Điều này thường tạo ra khả năng hiển thị tối đa và giữ cho tầm nhìn trực tiếp của ánh nắng mặt trời từ phía khán giả. Phương tiện tinh vi hơn sẽ kèm theo sân khấu với một “stagehouse”, một số cung cấp đầy đủ phương tiện “bay-flying”. Thường thì sự kiện ngoài trời đều “hẹn giờ-timed” để bắt đầu vào buổi tối trước khi mặt trời lặn, và kết thúc trong bóng tối của ban đêm. Một trong khái niệm cơ bản mà người thiết kế ánh sáng làm việc trên một sân khấu ngoài trời phải học là: “Thật không dễ cạnh tranh với mẹ thiên nhiên”. Ánh sáng sân khấu trong một ngày nắng sáng là hầu như không cần và không có tác động. Ánh sáng sân khấu trong một ngày có mây hay u ám có thể có một số tác động, nhưng thường tốt nhất là chỉ cung cấp ánh sáng cơ bản. Suốt ngày, người thiết kế có thể cần phải cung cấp hàng trăm kW ánh sáng đến chỗ cần đôi khi chỉ là một đối tượng nhỏ trên sân khấu. Ánh sáng chỉ có thể để lấp đầy trong bóng tối là tốt nhất. Nếu đột nhiên một đám mây đi qua mặt trời, mức độ ánh sáng sân khấu dường như tăng lên đáng kể.Tuy nhiên, khi mặt trời đã bắt đầu lặn, một thiết bị chỉ cần 1 kilowatt là có thể tạo sáng hơn với khán giả hơn hàng trăm KW trước đây yêu cầu cung cấp cho đối tượng cùng một hình ảnh. Tôi thường xuyên thiết kế ánh sáng sân khấu âm nhạc chuyên nghiệp ngoài trời lớn nhất của Canada – Sân khấu cầu vồng (sân khấu bao bọc). Cơ sở này nằm trong một trong những công viên lớn nhất và đẹp nhất của Winnipeg, không xa trung tâm thành phố. Cơ sở 2.500 chỗ ngồi được bao phủ bằng một mái vòm đường kính 200 feet, và quang cảnh cây cỏ, bên dưới. Xuất diễn 1 thường bắt đầu lúc 8:00 pm và đòi hỏi gần như tất cả ánh sáng phải ĐẦY ĐỦ do mức độ ánh sáng ban ngày của môi trường chung quanh khá cao trong khán phòng và ánh sáng đèn hầu như không được chú ý đến. Chậm - nhưng đều đặn, mặt trời bắt đầu lặn, ánh sáng trở nên đáng chú ý hơn. Phải cần thực hiện các thao tác điều chỉnh liên tục để bù đắp cho ánh sáng ban ngày của môi trường chung quanh đã bắt đầu tối. Thời điểm mặt trời đã lặn hẳn, lúc nàu chỉ cần ánh sáng ít hơn nhiều để cung cấp cho đối tượng, so với vài phút trước đó. Sự kiện ngoài trời thường liên quan đến các địa điểm rộng với khán giả nhiều. Về mặt này thiết bị ánh sáng sân khấu được xử dụng mạnh và hiệu quả nhất. Thiết bị PAR 64 1000 watt là một sự lựa chọn phổ biến cho các ứng dụng ánh sáng ngoài trời, do kích thước nhỏ gọn, trọng lượng nhẹ và hiệu quả cao. Thiết bị H.I.D. (high intensity discharge) cũng được xử dụng, với bộ đổi màu tự động và dimmers. Followspots công suất cao cũng khá phổ biến cho các sự kiện ngoài trời.
  28. 3.09 - THIẾT KẾ ÁNH SÁNG TRƯNG BÀY (DISPLAY) 1.) ÁNH SÁNG TRƯNG BÀY Ánh sáng trưng bày bao gồm tất cả các ánh sáng cho việc buôn bán thương mại, bao gồm chiếu sáng cho cửa sổ các cửa hàng và vật trưng bày trong cửa hàng. Phương pháp này được thảo luận ở đây vì có những cá nhân có thể thực hành ánh sáng trưng bày nhiều hơn so với chiếu sáng sân khấu, chỉ có điều họ hầu hết không biết điều đó. Người thiết kế ánh sáng trưng bày thường không phải là người thiết kế ánh sáng, họ chỉ đơn giản là người "làm ra ánh sáng- does the lights". Về khía cạnh rèn luyện, mục tiêu và cách tiếp cận có khác nhau đáng kể. Ánh sáng trưng bày thường được thực hiện bởi người “trưng bày gian hàng-display department” của cửa hàng bách hóa lớn hay của các thành viên của đội ngũ bán hàng, và về mặt này không có tiêu chuẩn cụ thể. Thế giới của ánh sáng trưng bày và ánh sáng sân khấu là cả hai hoàn toàn khác nhau nhưng lại hoàn toàn tương tự. Hiếm khi có sự khác nhau trong thiết kế ánh sáng sân khấu và ánh sáng trưng bày, nếu liên hệ chúng với nhau. Ánh sáng gian hàng trưng bày và ánh sáng sân khấu khá tương tự, trong đó hầu hết các mục tiêu và phương pháp đều giống nhau. Sự khác biệt cơ bản duy nhất là quy mô nhỏ hơn và thiết bị có công suất thấp hơn, thường xuyên gặp phải trong lĩnh vực ánh sáng trưng bày. Các mục tiêu tương tự như các mục tiêu của ánh sáng sân khấu trong ánh sáng trưng bày là phải tạo ra tầm nhìn, tâm trạng, quan tâm, tác động và nó phải truyền đạt được một cái gì đó - ngay cả khi khái niệm này chỉ là để bán hàng. 2) ÁNH SÁNG TRƯNG BÀY - KỸ THUẬT Khoảng cách chiếu sáng khác nhau, từ 6-20 feet - ngắn hơn so với khoảng cách thường dùng trong các ứng dụng ánh sáng sân khấu. Vì lý do này, ánh sáng làm cho việc trưng bày xử dụng các thiết bị có góc chiếu tương đối rộng. Thiết bị ánh sáng cho trưng bày thường nhỏ và chắc gọn hơn so với các thiết bị nhà hát. Thiết bị trưng bày điển hình bao gồm “ellipsoidal reflector” 3,5", Fresnel 3" và một số thiết bị trưng bày đặc biệt. Thiết bị trưng bày đặc biệt bao gồm cả hai loại: điện áp nhà đèn (120/240) và điện áp thấp của 'R' (chóa) và đèn “PAR”, gắn vào vỏ bao nhỏ. Pinspot cũng khá phổ biến. Công suất tiêu biểu của đèn trưng bày dao động từ khoảng 100-300 watt. “Ánh sáng-rọi theo-track lighting” thường được dùng cho cửa sổ trưng bày và ánh sáng trưng bày trong cửa hàng thông thường. Một số thiết bị khác nhau có sẵn rất đơn giản, chỉ cấn “bẻ-clip” để rọi theo, vì vậy ánh sáng có thể thay đổi nhanh chóng như những thay đổi của vật trưng bày. Hãy chắc chắn rằng dùng bất cứ thiết bị nào mà nó có thể dùng thêm một phụ kiện lọc màu. Hầu hết đều không có.
  29. 3.10 – ÁNH SÁNG TRUYỀN HÌNH (TV) & VIDEO 1.) ÁNH SÁNG TRUYỀN HÌNH Ánh sáng cho truyền hình bao gồm truyền hình thương mại và mạch kín (closed circuit), các chương trình video chuyên nghiệp - hay phát sóng trực tiếp & ghi lại (recording). Phương pháp thiết kế ánh sáng truyền hình cuối cùng được sinh ra từ việc thực hành kết hợp ánh sáng của sân khấu và nhiếp ảnh. Hiện nay, ước tính trên toàn thế giới có những thiết kế thực sự làm việc trong các lĩnh vực ánh sáng video và truyền hình, hơn bất cứ bộ môn ánh sáng nào khác. Các người thiết kế truyền hình được biết đến như ĐẠO DIỄN ÁNH SÁNG (LIGHTING DIRECTOR) Cả hai loại, thiết kế ánh sáng truyền hình lẫn sân khấu có thể được coi là một hình thức nghệ thuật, ít nhất cũng là trợ thủ đắc lực. Trong khi các người thiết kế sân khấu quan tâm nhất với mắt của khán giả phản ứng với ánh sáng, thiết kế ánh sáng truyền hình quan tâm nhiều hơn với việ c camera phản ứng ra sao với ánh sáng. Thuở sơ khai của truyền hình, camera đen trắng đầu tiên có nhu cầu ánh sáng khoảng 250 foot- candle hay nhiều hơn. Khi camera màu ra đời, thường yêu cầu có ánh sáng nhiều hơn. Trong những thập kỷ vừa qua, lượng ánh sáng cần thiết cho tín hiệu hình ảnh tốt đã giảm đều đặn, cũng như công nghệ camera truyền hình đã được cải thiện. Hiện nay tuy chưa phổ biến, các camera màu nghệ thuật đòi hỏi ít hơn 50 f.c Người thiết kế ánh sáng truyền hình không chỉ quan tâm đến độ sáng (footcandles), họ cũng quan tâm đến chất lượng của ánh sáng, cũng giống như là người thiết kế ánh sáng sân khấu. Người thiết kế ánh sáng truyền hình cũng quan tâm với nhiệt độ màu và độ tương phản (tương phản giữa người biểu diễn và các thiết lập chung quanh hay bối cảnh nền-background). Trong thực tế, người thiết kế ánh sáng truyền hình quan tâm nhiều hơn về độ tương phản (contract), hay cụ thể là sự khác biệt về độ tương phản, ở khắp mọi nơi trên toàn lĩnh vực hình ảnh. Điều này thực tế là do camera truyền hình ghi nhận một phạm vi tương phản ít hơn nhiều so với mắt người. Mặc dù mắt người có thể điều chỉnh độ tương phản trong các lĩnh vực của tầm nhìn có tỷ lệ 100.000:1, camera truyền hình chỉ có thể xử lý trong phạm vi tương phản 100:1, là cao nhất. Kỹ thuật ánh sáng truyền hình cũng cần cung cấp một mức độ quan tâm hay cân bằng hình ảnh thị giác. Thông thường, người thiết kế truyền hình sẽ tạo ra một ánh sáng hướng mạnh KEY LIGHT đến một nghệ sĩ biểu diễn từ một bên và một ánh sáng nhẹ nhàng hơn FILL LIGHT ít dữ dội, ở một góc khoảng 90 độ ánh sáng KEY. Tiếp theo, một ánh sáng BACK thường được dùng để giúp đỡ trực quan biểu diễn riêng biệt từ phía sau. Như trong nhà hát, một lần người biểu diễn được chiếu sáng cho khả năng hiển thị (hay tín hiệu, thích hợp với TV), nền (background) và khung cảnh (surrounding) chung quanh được chiếu sáng để cân bằng thị giác, (BASE LIGHT). Thiết bị ánh sáng TV tương tự như thiết bị sân khấu ngoại trừ nó thường lớn và có công suất cao hơn. Các đèn Fresnel 2,5 và 10 Kw thường được xử dụng cho ánh sáng KEY, và BACK. Thiết bị khác bao gồm SCOOP và FLOOD thường được xử dụng để làm đầy ánh sáng nền. Hầu hết các thiết bị TV được thiết kế để lấy tiêu điểm và điều chỉnh từ sàn studio bằng cách xử dụng một “long pole".
  30. 3.11 - ÁNH SÁNG PHOTO và NHIẾP ẢNH 1.) ÁNH SÁNG NHIẾP ẢNH Ánh sáng nhiếp ảnh chỉ là một hình thức nghệ thuật như là thiết kế ánh sáng sân khấu. Nói chung, không có tên gọi như là người thiết kế ánh sáng “chụp ảnh”. Nhiếp ảnh gia thường làm ánh sáng cho riêng mình và như vậy, họ có trách nhiệm về tất cả các yếu tố nghệ thuật của hình ảnh, bao gồm cả ánh sáng, độ tương phản, cân bằng, bố cụ c, phong cách, ấn tượng, tâm trạng, v.v Các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp phải biết các thuộc tính của bộ phim của mình liên quan đến độ lộ sáng (exposure), độ bão hòa (saturation) và độ tương phản (contract) thích hợp. Mặc dù mắt người có thể điều chỉnh một trong phạm vi rộng “độ sáng- brightness), tất cả cùng một lúc trong lĩnh vực thị giác, máy ảnh và phim có thể không làm được. Độ tương phản bị giới hạn, có lẽ không quá 3:01 đối với một số loại phim. Đôi khi các người thiết kế ánh sáng sân khấu sẽ có mặt trong tiến trình sản xuất để làm việc với một nhiếp ảnh gia, làm phim tài liệu hay cảnh chụp quan hệ công cộng của tác phẩm. Người thiết kế có thể giúp các nhiếp ảnh gia bằng cách bảo đảm rằng có ánh sáng đáng quan tấm ở nơi cần thiết. Ngoài ra, nền phong cảnh và cycloramas hiện ra đầy đủ ánh sáng cho mắt, có thể xảy ra màu tối, xám xịt và thiếu sáng cho phim.Thêm ánh sáng bổ sung cho những yếu tố này là cần thiết để giảm chủ đề về tương phản của phông nền (background). Thông thường nhiếp ảnh gia cho nhà hát sẽ xử dụng máy tốc độ cao, phim đen trắng hay màu. Phim dương bản (slide) vẫn còn được ưa thích bởi hầu hết các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, đối với phim màu, độ bão hòa màu sắc cao hơn và do thực tế rằng họ "tái tạo-reproduce” tốt hơn làm bản in, cho hầu hết các ứng dụng. 2) ÁNH SÁNG NHIẾP ẢNH - KỸ THUẬT Ánh sáng tự nhiên và ánh sáng studio, cả hai thường được xử dụng cho các ứng dụng ánh sáng chụp ảnh. Ánh sáng studio là thường dựa trên gốc cơ bản của McCandless. Hai đèn chiếu sáng được đặt ở mức 45 độ với nhau, ở phía trước của đối tượng. Thường thì loại ánh sáng sáng hơn (KEY LIGHT) được dùng để cung cấp một cảm giác có định hướng và động lực. Ánh sáng khác (FILL LIGHT), có cường độ hơi thấp hơn và "mềm hơn", được xử dụng để lấp đầy chỗ tối tạo ra bởi ánh sáng chính. Và ánh sáng “nghịch-back” với chủ đề, giúp cô lập các đối tượng từ phía sau. Ánh sáng bổ sung sau đó chiếu sáng cho background khi cần thiết. Có rất nhiều kỹ thuật ánh sáng nhiếp ảnh thể hiện trong nhiều sách về nhiếp ảnh. Một trong những kỹ thuật yêu thích của tôi là như sau: Để chụp ảnh một căn phòng rất lớn, (nhà thờ, giảng đường, v.v) với ánh sáng bị thiếu, làm như sau: Chọn một tốc độ và độ nhạy phim sao cho phép có thể lộ sáng 3-5 phút. Sau đó, mở ống kính và đi khắp gian phòng với đèn flood 1000 watt, “sơn” đồng đều tất cả các bề mặt. Tất cả các bề mặt trong hình ảnh này sẽ được lộ sáng, và "thợ sơn ánh sáng" sẽ vô hình, không lộ diện nếu họ đã di chuyển đủ nhanh. Đơn giản chỉ cần “sơn” nhiều ánh sáng hơn ở bề mặt tối hơn hay chi tiết cần bổ sung. Bắt buộc phải có nhiều lần thử nghiệm với tiến trình này.
  31. 3.12 – ÁNH SÁNG PHIM VÀ ẢNH ĐỘNG (MOTION PICTURE) 1.) ÁNH SÁNG FILM Ánh sáng cho phim là một hình thức nghệ thuật trong chính nó. Chỉ cần chứng kiến, nhiều tác phẩm điện ảnh tốt (và không tốt) trong những thập kỷ qua. Ngoài ra, phim là một phương tiện tuyệt vời và có giá trị để nắm bắt và sau đó nghiên cứu ánh sáng và kỹ thuật ánh sáng. Ánh sáng cho phim là một cuộc hôn nhân giữa cameraman, bộ phim của mình và phòng lab. Kỹ thuật ánh sáng cho phim phụ thuộc nhiều vào kiến thức để đánh giá từng bộ phim sẽ phản ứng với từng loại ánh sáng về cường độ (intensity), độ tương phản (contract) và độ màu như thế nào. Một trong nhiều phẩm chất hình ảnh có sẵn là cách thao tác, độ lộ sáng, độ màu và xử lý phim. 2) ÁNH SÁNG FILM - KỸ THUẬT Cả hai: ánh sáng ban ngày lẫn các nguồn sáng nhân tạo đều được xử dụng cho ánh sáng phim. Thiết bị ánh sáng cho ngành công nghiệp điện ảnh tương tự như thiết bị ánh sáng sân khấu, ngoại trừ chúng lớn hơn và có công suất cao hơn. Mặc dù vẫn dùng thiết bị đốt tim, thiết bị mới xử dụng nguồn H.I.D, bây giờ cũng thường được xử dụng. Đèn Fresnel, Flood mặt mở (mở rộng) và “9 light” là tất cả các thiết bị ánh sáng phim phổ biến. Thiết bị “9 light”, bao gồm 9 bóng đèn PAR gắn kết trong một ma trận 3 x 3. Điều này cung cấp một “nguồn kích cỡ lớn”, và rất tuyệt vời cho ánh sáng “key” hay ánh sáng động lực. Nhiệt độ màu và cân bằng màu rất quan trọng trong ánh sáng phim. Thông thường các nguồn sẽ được cân bằng bằng cách xử dụng các bộ lọc hiệu chỉnh màu sắc, qua riêng mỗi thiết bị, hay chính trên ống kính của camera. Ánh sáng phim xử dụng rất nhiều các thiết bị phản chiếu (với nhiều loại bề mặt khác nhau) để thu nhận và phản chiếu ánh sáng và “lấp đầy-fill” chỗ bị tối. Thiết bị ánh sáng thường được gắn cao qua đầu, trên chân đứng hay trên xe tải. Khi máy phát điện lớn “vào chỗ-on location”, “hàng dặm-miles” dây cable điện được xử dụng để cung cấp năng lượng cho các thiết bị. 3.13 – ÁNH SÁNG BẢO TÀNG VÀ PHÒNG TRƯNG BÀY NGHỆ THUẬT (MUSEUM & ART GALLERY) 1.) ÁNH SÁNG BẢO TÀNG VÀ PHÒNG TRƯNG BÀY NGHỆ THUẬT Ánh sáng cho các bảo tàng và phòng trưng bày luôn luôn là một thách thức. Thường xuyên làm việc này là chính các nhân viên viện bảo tàng. Mặt khác, một người thiết kế ánh sáng sân khấu hay chuyên gia ánh sáng khác có thể được tham gia để cung cấp sự hỗ trợ.
  32. Ánh sáng của các đối tượng của nghệ thuật phải được tiếp cận với sự chăm sóc. Cũng nên biết rằng những tác động có hại từ bức xạ hồng ngoại và tia cực tím có thể thường xuyên gây thiệt hại gần như bất kỳ đối tượng nào, tùy thuộc vào mức độ phơi nhiễm. Mặc dù các bảo tàng hay người thiết kế ánh sáng phòng trưng bày có thể muốn ánh sáng cho sự quan tâm, chú ý và khả năng hiển thị, quan tâm đầu tiên của họ phải là bảo quản được hiện vật quý và các đồ tạo tác. Trong khía cạnh này, các nhân viên phụ trách của viện bảo tàng hay phòng trưng bày thường xuyên sẽ áp đặt sự hạn chế ánh sáng rất nghiêm ngặt đối với từng bề mặt trực diện hay phòng. Ngay cả ngày nay cũng có những tiêu chuẩn cho thấy những mức độ tiếp xúc an toàn với tia hồng ngoại và tia cự c tím cho các đối tượng quý hiếm này. Nhiều người quản lý giả thuyết là không. Các nghiên cứu khác cho phép mức độ của ánh sáng khác nhau (footcandles hay lux) dựa trên vật liệu, xây dựng, điều kiện và quý hiếm của đối tượng – so với các thuộc tính cụ thể của nguồn ánh sáng được xử dụng. Không cần phải nói, ánh sáng cho các hiện vật quý phải được xem xét rất cẩn thận. Chúng ta đã biết rằng những tác động có hại của bức xạ cực tím và hồng ngoại vẫn được tích lũy. Đó là, độ phơi nhiễm dài (thời gian) sẽ lớn hơn những thiệt hại. Trong trường hợp có liên quan đến ánh sáng tự nhiên, không nên để ánh sáng mặt trời rọi trực tiếp vào các hiện vật nhạy cảm, bao gồm tranh vẽ, bản vẽ, đồ họa in, thảm trang trí, Các hiện vật này có thể bị hư hỏng do nhiệt (IR) và tẩy trắng bởi tia cực tím. Ánh sáng tự nhiên mức độ cao gián tiếp, nói chung cũng nên tránh, ngoại trừ cho các hiện vật chắc chắn và bền hơn. Trong trường hợp cần thiết, để hạn chế những tác động có hại từ một hệ thống chiếu sáng nhân tạo, người thiết kế trước hết phải chọn một nguồn thấp trong cả hai loại: bức xạ hồng ngoại lẫn tia cực tím. Nguồn nóng sáng thường là nguồn của sự lựa chọn. Tuy nhiên, tia sáng của thiết bị ánh sáng chiếu hiện vật thông thường, thường có một chùm tia nóng có thể được phát hiện dễ dàng với bàn tay của một người ở một khoảng cách một vài feet. Điều này đặc biệt đúng với một số loại đèn PAR, R và MR. Nhiệt đến một đối tượng có thể được hạn chế bằng cách tăng khoảng cách chiếu sáng nhưng cũng mất một số ánh sáng tương ứng. Cách khác, có thể xử dụng đèn lưỡng sắc đặc biệt có thể loại bỏ các thành phần hồng ngoại từ các chùm tia ánh sáng đi qua bức xạ này thông qua chóa phản chiếu ở phía sau của đèn. Bức xạ cực tím từ thiết bị đốt tim hiếm khi có vấn đề như tia cực tím ít tồn tại vì đã bị “lọc ra” khỏi chùm ánh sáng bởi ống kính trong suốt của đèn. Một số nguồn halogen vonfram có thể sản xuất mức độ tia cực tím cao hơn (và khó chịu), tuy nhiên các nguồn này có thể bị lọc với một bộ lọc ngăn chặn tia cực tím có sẵn từ hầu hết các nhà cung cấp thiết bị sân khấu. 3.14 - THIẾT KẾ ÁNH SÁNG KIẾN TRÚC (ARCHITECTURAL) 1.) ÁNH SÁNG KIẾN TRÚC Gián tiếp liên quan đến thiết kế ánh sáng sân khấu, thiết kế ánh sáng kiến trúc là một lĩnh vực tương đối mới, trở thành phổ biến từ năm 1970. Thiết kế ánh sáng kiến trúc đề cập đến kế hoạch chiếu sáng cho cả hai: nội thất lẫn không gian bên ngoài. Xem thêm: Ánh sáng cảnh quan. Thông thường, đối với hầu hết các tòa nhà building (thương mại và công nghiệp) "chiếu sáng" theo quy định của các KỸ SƯ ĐIỆN (ELECTRICAl ENGINEER). Người tư vấn này thường chịu trách nhiệm tổng quát về các hệ thống điện, phân phối điện năng, hệ thống âm thanh, hệ thống báo cháy và ánh sáng. Thỉnh thoảng, một KỸ SƯ CHIẾU SÁNG (ILLUMINATING ENGINEER) có thể chỉ định việc chiếu sáng. Thông thường khi các kỹ sư chỉ định một hệ
  33. thống chiếu sáng, họ quan tâm nhất việc cung cấp sự chiếu sáng thích hợp cho các việc làm liên quan đến công việc cụ thể. Thiết kế ánh sáng là một nhiệm vụ bổ sung khá mới với đội ngũ kiến trúc. Mặc dù thường không phải là một kỹ sư, chuyên gia tư vấn này sẽ chỉ định tất cả các loại ánh sáng và tiêu chuẩn chiếu sáng. Họ sẽ làm việc trực tiếp với các chuyên gia tư vấn khác (kiến trúc, cấu trúc, cơ khí và điện) để bảo đảm rằng hệ thống chiếu sáng được thiết kế, thật chi tiết và có sức thu hút. Ánh sáng kiến trúc chiếu sáng xa nhiều hơn. Người thiết kế ánh sáng kiến trúc có thể quan tâm sao cho chiếu sáng các tòa nhà và không gian thật đúng. Họ có thể quan tâm đến mức độ, hiệu quả xử dụng và an toàn ánh sáng. Tuy nhiên, người thiết kế ánh sáng kiến trúc cũng nên quan tâm rất nhiều đến hiệu suất và ảnh hưởng tốt lành của con người, trong một không gian kiến trúc. Thiết kế chiếu sáng tốt luôn luôn làm việc hướng tới sự giải quyết các tiêu chí cụ thể. Ánh sáng kiến trúc có thể cung cấp “nhìn thấy được-see-ability” cơ bản cho các nhiệm vụ cụ thể, hay có thể hỗ trợ về hiệu ứng, thẩm mỹ, tiện nghi, an toàn, sức khỏe, và tốt lành. Người thiết kế ánh sáng kiến trúc phải hiểu biết đầy đủ cả hai: tính chất vật lý của ánh sáng lẫn các hiệu ứng tâm lý của ánh sáng. Họ cũng phải thành thạo với tiến trình thiết kế và xây dựng kiến trúc và phải có khả năng để thiết kế có trách nhiệm trong phạm vi ngân sách. 2) ÁNH SÁNG KIẾN TRÚC - KỸ THUẬT Có hàng trăm hãng sản xuất trên thế giới chuyên sản xuất thiết bị ánh sáng kiến trúc. Thiết bị có tất cả các loại hình, hình dạ ng và kích cỡ. Nghĩa đen, tồn tại hàng ngàn thiết bị khác nhau, cho những ứng dụng khác nhau. Thiết bị có thể xử dụng đèn đốt tim, đèn huỳnh quang. Nguồn H.I.D. thường được xử dụng nếu có thể vì nó được đánh giá cao về tính hiệu quả và có độ bền rất dài. Thiết bị ánh sáng sân khấu hiếm khi dùng cho ánh sáng kiến trúc. Thiết bị sân khấu xử dụng bóng đèn loại “photo'” với tuổi thọ tương đối thấp, và thiết bị không được thiết kế để hoạt động liên tục. Ánh sáng kiến trúc (như ánh sáng sân khấu) xử dụng sự kết hợp giữa kỹ thuật đèn flood và spotlight. Thiết bị thường được bố trí đèn chiếu xuống (downlight), tuy nhiên một số ứng dụng có thể yêu cầu chiếu lên (uplighting) hay chiếu cạnh (side lighting) cho ra hiệu ứng rất lớn. 3.15 THIẾT KẾ ÁNH SÁNG CẢ NH QUAN (LANDSCAPE) 1.) ÁNH SÁNG CẢNH QUAN Nghệ thuật của ánh sáng cảnh quan thường kết hợp với lĩnh vực thiết kế ánh sáng kiến trúc. Các lĩnh vực chiếu sáng cảnh quan cũng liên quan chặt chẽ với loại hình kiến trúc đặc biệt tương đối mới, kiến trúc sư cảnh quan. Người thiết kế ánh sáng cảnh quan chịu trách nhiệm về thiết kế ánh sáng lớn ngoài trời (thường) bao gồm chủ yếu là thực vật và lá cây. Thông thường việc thiết kế bao gồm ánh sáng, cây xanh, hồ bơi, cầu, đường dẫn, đài phun nước, tác phẩm điêu khắc, băng ghế, các khu vực còn lại và nhiều hơn nữa. Người thiết kế chiếu sáng cảnh quan có các mục tiêu tương tự như các loại thiết kế ánh sáng khác. Họ thường chiếu sáng cho khả năng tầm nhìn, không khí, tâm trạng và sự quan tâm. Cũng như thiết kế ánh sáng sân khấu cho một bài thuyết trình ấn tượng, người thiết kế ánh sáng cảnh quan cũng thường có một mối quan tâm bổ sung rằng họ thường phải tạo ánh sáng an toàn và không khí đầu tiên, và thứ hai là sự tác động.