Phương pháp tổ chức công tác đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh (Phần 1)

pdf 122 trang ngocly 2941
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Phương pháp tổ chức công tác đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfphuong_phap_to_chuc_cong_tac_doi_thieu_nien_tien_phong_ho_ch.pdf

Nội dung text: Phương pháp tổ chức công tác đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh (Phần 1)

  1. PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC CÔNG TÁC ĐỘI THIẾU NIÊN TIỀN PHONG HỒ CHÍ MINH
  2. Chịu trách nhiệm xuất bản : Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc NGÔ TRẦN ÁI Phó Tổng Giám đốc kiêm Tổng biên tập NGUYỄN QUÝ THAO Biên tập nội dung : NGUYỄN VĂN HOA Minh hoạ : NGUYỄN THU YÊN Trình bày bìa : NGUYỄN MẠNH HÙNG Thiết kế sách : NGUYỄN THỊ CÚC PHƯƠNG Sửa bản in : PHÒNG SỬA BẢN IN - NXBGD TẠI TP. HỒ CHÍ MINH Chế bản tại : PHÒNG SCĐT - NXBGD TẠI TP. HỒ CHÍ MINH 127–2006/CXB/154–177/GD Mã số PGK51B6 CÁC CHỮ VIẾT TẮT
  3. TNTP : Thiếu niên Tiền phong TPT : Tổng phụ trách BCH : Ban chỉ huy GD–ĐT : Giáo dục và Đào Tạo GVCN : Giáo viên chủ nhiệm NXBGD : Nhà xuất bản Giáo dục TDTT : Thể dục thể thao PPDH : Phương pháp dạy học CĐSP : Cao đẳng sư phạm ĐHSP : Đại học sư phạm PTCĐ : Phụ trách chi đội
  4. LỜI NÓI ĐẦU Để góp phần đổi mới công tác đào tạo và bồi dưỡng giáo viên Tiểu học, Dự án phát triển giáo viên Tiểu học đã tổ chức biên soạn các môđun đào tạo theo chương trình Cao đẳng sư phạm và chương trình liên thông từ Trung học sư phạm lên Cao đẳng sư phạm, Đại học sư phạm, biên soạn các môđun bồi dưỡng giáo viên, nhằm nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ, cập nhật những đổi mới về nội dung, phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục theo chương trình, sách giáo khoa Tiểu học mới. Điểm mới của các tài liệu viết theo môđun là thiết kế các hoạt động nhằm tích cực hoá hoạt động học tập của người học, kích thích óc sáng tạo và khả năng giải quyết vấn đề, kĩ năng giám sát và đánh giá kết quả học tập người học, chú trọng sử dụng tích hợp nhiều phương tiện truyền đạt khác nhau (tài liệu in, băng hình/ băng tiếng, ) giúp cho người học dễ học, dễ hiểu và gây được hứng thú học tập. Môđun Phương pháp công tác Đội TNTP Hồ Chí Minh, do nhóm tác giả Trường Cao đẳng Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh biên soạn nhằm trang bị cho sinh viên các trường trung học và cao đẳng sư phạm những kiến thức cơ bản của người Phụ trách công tác Đội trong nhà trường Tiểu học. Nội dung biên soạn gồm hai phần chính : Tiểu Mô đun 1 : Phương pháp công tác Đội TNTP Hồ Chí Minh Tiểu Mô đun 2 : Những kĩ năng cơ bản của công tác Đội Lần đầu tiên, tài liệu được biên soạn theo chương trình và phương pháp mới, chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Ban điều phối Dự án rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của bạn đọc, đặc biệt là của đội ngũ giảng viên, sinh viên các trường sư phạm và giáo viên Tiểu học trong cả nước. Trân trọng cảm ơn. DỰ ÁN PHÁT TRIỂN GIÁO VIÊN TIỂU HỌC
  5. Tiểu môđun 1 PHƯƠNG PHÁP CÔNG TÁC ĐỘI THIẾU NIÊN TIỀN PHONG HỒ CHÍ MINH (30 tiết) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức – Đường lối quan điểm của Đảng, Bác Hồ và chính sách của nhà nước về công tác giáo dục, bảo vệ và chăm sóc trẻ em. – Công ước của Liên Hiệp Quốc về quyền của trẻ em. – Luật bảo vệ và chăm sóc giáo dục trẻ em. – Những nội dung cơ bản về lí luận, phương pháp và thực hành công tác Đội TNTP Hồ Chí Minh. 2. Kĩ năng – Thực hành, hướng dẫn thực hiện nghi thức, phương pháp công tác Đội và tổ chức các hoạt động nghiệp vụ của Đội TNTP Hồ Chí Minh. – Tổ chức các hoạt động giáo dục Đội TNTP Hồ Chí Minh trong trường học. – Kết hợp hoạt động Đội với hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và các hoạt động nghệ thuật, thể dục thể thao khác. 3. Thái độ – Nâng cao lòng yêu người, yêu nghề – Quý mến gần gũi thiếu nhi, là tấm gương cho thiếu nhi noi theo. II. GIỚI THIỆU MÔĐUN STT Chủ đề Số tiết 1 Mục đích, tính chất, nhiệm vụ của tổ chức Đội TNTP Hồ Chí 3 Minh 2 Hệ thống tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh 2 3 Nguyên tắc hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh 3 4 Nội dung và hình thức công tác Đội TNTP Hồ Chí Minh 3 5 Phương pháp công tác Đội TNTP Hồ Chí Minh 3 6 Phụ trách Đội TNTP Hồ Chí Minh 3 7 Công tác Nhi đồng trường Tiểu học 4 8 Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh 6 9 Nghi lễ Đội TNTP Hồ Chí Minh 3 Tổng số tiết 30
  6. Chủ đề 1 MỤC ĐÍCH, TÍNH CHẤT, NHIỆM VỤ CỦA TỔ CHỨCĐỘI TNTP HỒ CHÍ MINH I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức – Nội dung Điều lệ Đội TNTP Hồ Chí Minh, Công ước của Liên Hiệp Quốc về quyền trẻ em và Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. – Mục đích, tính chất vàø nhiệm vụ của tổ chức Đội TNTP trong trường Tiểu học. – Những biểu trưng cơ bản của Đội TNTP Hồ Chí Minh. – Vị trí, vai trò của Đội TNTP Hồ Chí Minh trong trường Tiểu học và các mối quan hệ của tổ chức Đội. 2. Kĩ năng – Vận dụng được những kiến thức cơ bản vào công tác Đội TNTP Hồ Chí Minh. – Tuyên truyền vận động toàn xã hội tham gia xây dựng tổ chức Đội và tạo điều kiện cho Đội hoạt động. – Tự học, tự nghiên cứu và ghi chép tóm tắt thông tin. 3. Thái độ – Tôn trọng tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh và quyền làm chủ tự quản của thiếu nhi được quy định trong Điều lệ Đội. – Không áp đặt mệnh lệnh hoặc bao biện, làm thay các em. – Tuyên truyền vận động mọi người sống và làm việc theo Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. II. THỜI GIAN : 3 tiết III. GIỚI THIỆU – Tìm hiểu Điều lệ Đội và những biểu trưng cơ bản của Đội TNTP Hồ Chí Minh. – Tìm hiểu Công ước của Liên Hiệp Quốc về quyền trẻ em và Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. – Xác định mục đích, tính chất, nhiệm vụ, vị trí, vai trò của tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh. IV. CHUẨN BỊ 1. Tài liệu dạy và học – Ngô Quang Quế – Trần Như Tỉnh – Bùi Sĩ Tụng, Phương pháp công tác Đội TNTP Hồ Chí Minh (giáo trình đào tạo giáo viên Tiểu học hệ CĐSP và SP 12+2) NXBGD, 1999. – Trần Như Tỉnh (chủ biên ) – Bùi Sĩ Tụng – Phan Nguyên Thái, Phương pháp dạy học bộ môn công tác Đội TNTP Hồ Chí Minh, NXBGD, 2000. – Điều lệ Đội TNTP Hồ Chí Minh (sửa đổi năm 2003). 2. Đồ dùng dạy học – Cờ Đội, khăn quàng đỏ, huy hiệu Măng non. – Băng hình “Những biểu trưng cơ bản của Đội TNTP Hồ Chí Minh”. – Nhạc và lời bài Đội ca của Phong Nhã. V. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
  7. Hoạt động 1 : TÌM HIỂU CÔNG ƯỚC CỦA LIÊN HIỆP QUỐC VỀ QUYỀN TRẺ EM VÀ LUẬT BẢO VỆ, CHĂM SÓC VÀ GIÁO DỤC TRẺ EM Trẻ em Là tương lai của đất nước Là nguồn hạnh phúc của mỗi gia đình THÔNG TIN CHO HOẠT ĐỘNG 1 I. Đội TNTP Hồ Chí Minh phối hợp với các lực lượng xã hội thực hiện Công ước của Liên Hiệp Quốc về quyền trẻ em và Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 1. Công tác tuyên truyền và phổ biến Tuyên truyền, vận động toàn dân chăm sóc, giáo dục và bảo vệ thiếu nhi là việc làm thường xuyên của Đội. Trong thời gian qua, phong trào thiếu nhi cả nước đạt được nhiều thành tích nổi bật, được xã hội quan tâm. Vì vậy, công tác tuyên truyền phổ biến Công ước và Luật đến mọi người dân có nhiều thuận lợi. Có nhiều hình thức tuyên truyền, phổ biến Công ước và Luật mà Đội TNTP đã làm tốt như : thành lập các tổ tuyên truyền Măng non, sử dụng các phương tiện thông tin của mình như : báo Đội, các chương trình phát thanh, truyền hình thiếu nhi, tổ chức các cuộc cổ động, triển lãm tranh ảnh, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về Công ước và Luật, tổ chức các hoạt động văn hoá nghệ thuật tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn thực hiện Công ước và Luật. 2. Tổ chức thực hiện Công ước và Luật Tất cả các hoạt động của Đội dưới mọi hình thức đều hướng đến việc tổ chức thực hiện Công ước và Luật một cách toàn diện. Điều đó thể hiện rất rõ trong thực tế hoạt động Đội và chương trình rèn luyện đội viên. Một số phong trào hoạt động gần đây của Đội được xã hội quan tâm, được Đảng và nhà nước đánh giá cao như : phong trào đội viên phấn đấu trở thành cháu ngoan Bác Hồ, phong trào giúp bạn vượt khó, gây quỹ vì bạn nghèo, quỹ tài năng trẻ, các cuộc giao lưu, họp mặt thiếu nhi các dân tộc, họp mặt trẻ em nghèo vượt khó, các cuộc vận động ủng hộ thiếu nhi các vùng bị thiên tai, ủng hộ thiếu nhi Cu Ba, các cuộc thi “Tiếng kèn đội ta”, thi đàn organ, thi vẽ, thi cờ vua, cờ tướng, đã dấy lên phong trào “Tất cả vì con em chúng ta”. Có nhiều tập thể và cá nhân đoạt giải, đạt thành tích cao. Xây dựng và tổ chức các tụ điểm vui chơi, các nhà thiếu nhi, cung thiếu nhi, thu hút các em ở mọi lứa tuổi, mọi hoàn cảnh tham gia sinh hoạt, hoạt động. 3. Đấu tranh cho quyền lợi của thiếu nhi
  8. Đội TNTP Hồ Chí Minh là người đại diện cho thiếu nhi Việt Nam, ngoài nhiệm vụ chính là tổ chức hoạt động cho thiếu nhi theo đường lối giáo dục của Đảng, còn có nhiệm vụ đấu tranh bảo vệ, bênh vực quyền lợi của thiếu nhi về mọi mặt : – Phối hợp với nhà trường đảm bảo quyền được học tập, được vui chơi giải trí của thiếu nhi. – Phối hợp với các cơ quan pháp luật tuyên truyền Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục thiếu nhi, tham gia xử lí các hành vi ngược đãi trẻ em. – Phối hợp với các cơ quan y tế chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ, bảo hiểm y tế cho trẻ em. – Sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng để phản ánh yêu cầu các em, đấu tranh bảo vệ quyền lợi cho các em, lên án các hành vi ngược đãi, chà đạp các em – Yêu cầu nhà nước và toàn xã hội tạo điều kiện vật chất và tinh thần để tổ chức Đội của thiếu nhi có điều kiện hoạt động. II. Nội dung Công ước của Liên Hiệp Quốc về quyền trẻ em (Thông qua ngày 20–11–1989, có hiệu lực ngày 02–09–1990) – Trong phạm vi Công ước này, trẻ em là người dưới 18 tuổi (Điều 1). – Trong mọi hoạt động xã hội đối với trẻ em, những lợi ích tốt nhất của trẻ phải là mối quan tâm hàng đầu (Điều 3). – Các quốc gia thành viên cam kết bảo đảm cho trẻ em được bảo vệ và chăm sóc cần thiết cho hạnh phúc của trẻ em, có tính đến quyền hạn và nghĩa vụ của cha mẹ, của những người giám hộ pháp lí hoặc những người khác chịu trách nhiệm về mặt pháp lí đối với trẻ em và nhằm mục đích đó, sẽ thực thi tất cả mọi biện pháp pháp quy và hành chính thích hợp (Điều 3). – Trẻ em phải được đăng kí ngay lập tức sau khi sinh ra và có các quyền ngay từ khi ra đời như : có họ tên, có quốc tịch, và trong chừng mực có thể, có quyền biết cha mẹ mình và quyền được cha mẹ mình chăm sóc (Điều 7). – Các quốc gia thành viên phải đảm bảo cho trẻ có đủ khả năng hình thành quan điểm riêng của mình, được quyền tự do phát triển những quan điểm đó về tất cả mọi vấn đề có tác động đến trẻ em, được coi trọng một cách thích ứng với tuổi và độ trưởng thành của trẻ em (Điều 12). – Trẻ em có quyền tự do bày tỏ ý kiến : quyền này bao gồm quyền tự do tìm kiếm, nhận và phổ biến mọi loại thông tin và tư tưởng, không kể biên giới, qua truyền miệng, bản viết tay hay bản in, dưới hình thức nghệ thuật hoặc bất kì phương tiện truyền thông nào khác mà trẻ em lựa chọn (Điều 13). – Các quốc gia thành viên phải tôn trọng quyền tự do tư tưởng, tự do tín ngưỡng và tôn giáo của trẻ em (Điều 14). – Các quốc gia thành viên công nhận các quyền của trẻ em được tự do kết giao và tự do hội họp hoà bình (Điều 15). – Không một trẻ em nào phải chịu sự can thiệp tuỳ tiện hay bất hợp pháp vào việc riêng tư, gia đình, nhà cửa, thư tín cũng như những sự công kích bất hợp pháp vào danh dự và thanh danh của trẻ em. Trẻ em có quyền được pháp luật bảo vệ chống lại những can thiệp hay công kích như vậy (Điều 16).
  9. – Các quốc gia thành viên thừa nhận : trẻ em bị khuyết tật về tinh thần hay thể chất được hưởng một cuộc sống trọn vẹn và tử tế trong những điều kiện đảm bảo phẩm giá, thúc đẩy khả năng tự lực và tạo điều kiện dễ dàng cho trẻ em tham gia tích cực vào cộng đồng (Điều 14). – Các quốc gia thành viên công nhận quyền của trẻ em được bảo vệ khỏi sự bóc lột về kinh tế và khỏi bất kì công việc gì có thể gây nguy hiểm hoặc ảnh hưởng đến việc học hành của trẻ em, hoặc có hại đối với sức khoẻ hay sự phát triển về thể chất, trí tuệ, đạo đức hay xã hội của trẻ (Điều 32). III. Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khoá VII, kì họp thứ 9 (từ ngày 27 tháng 7 đến ngày 12 tháng 8 năm 1991) đã thông qua Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Điều 1 : Trẻ em quy định trong Luật này là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi. Điều 5 : Trẻ em không rõ cha mẹ, khi có yêu cầu, được cơ quan có thẩm quyền giúp đỡ xác định cha, mẹ cho mình. Điều 6 : Trẻ em có quyền sống chung với cha mẹ, không ai có quyền buộc trẻ em phải cách li cha mẹ, trừ trường hợp vì lợi ích của đứa trẻ. Điều 7 : Việc giao nhận trẻ em làm con nuôi phải theo quy định của pháp luật, đảm bảo cho đứa trẻ được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục tốt. Điều 8 : Trẻ em được nhà nước và xã hội tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dự, được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của mình về những vấn đề có liên quan. Nghiêm cấm việc ngược đãi, làm nhục, hành hạ, ruồng bỏ trẻ em, bắt trộm, bắt cóc, mua bán, đánh tráo trẻ, kích động, lôi kéo, ép buộc trẻ thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật hoặc làm những việc có hại đến sự phát triển lành mạnh của trẻ. Điều 9 : Trẻ em được chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ. Điều 10 : Trẻ em có quyền được học tập và có bổn phận học hết chương trình giáo dục phổ cập. Trẻ em học bậc Tiểu học trong các trường, lớp quốc lập không phải trả học phí. Điều 11 : Nhà nước khuyến khích và bảo trợ việc xây dựng, bảo vệ, sử dụng tốt những cơ sở vật chất, kĩ thuật và phương tiện phục vụ trẻ em học tập, sinh hoạt và vui chơi. Nghiêm cấm việc sử dụng những cơ sở vật chất, phương tiện công cộng dành cho việc học tập, vui chơi, giải trí của trẻ em vào mục đích khác. Điều 12 : Trẻ em có quyền có tài sản, quyền thừa kế, quyền hưởng các chế độ bảo hiểm theo quy định của pháp luật. Cha mẹ, người đỡ đầu hoặc cơ quan, tổ chức hữu quan phải giữ gìn quản lí tài sản của trẻ em và giao lại cho trẻ em khi đến tuổi thành niên.
  10. Điều 13 : Trẻ em có bổn phận : – Yêu quý, kính trọng, hiếu thảo đối với ông bà, cha mẹ, lễ phép với người lớn, thương yêu em nhỏ, đoàn kết với bạn bè, giúp đỡ người già yếu tàn tật, giúp đỡ gia đình những việc vừa sức mình. – Chăm chỉ học tập, rèn luyện thân thể, tuân theo nội quy của nhà trường. – Tôn trọng pháp luật, thực hiện nếp sống văn minh, trật tự công cộng và an toàn giao thông, giữ gìn của công, tôn trọng tài sản của người khác. – Yêu quê hương đất nước, yêu đồng bào, có ý thức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa. Điều 14 : Trẻ em không được đánh bạc, uống rượu, hút thuốc và dùng các chất kích thích khác có hại cho sức khoẻ. – Nghiêm cấm việc lôi kéo trẻ em đánh bạc, cho trẻ em uống rượu, hút thuốc, dùng chất kích thích có hại cho sức khoẻ. – Nghiêm cấm việc dụ dỗ dẫn dắt trẻ em mãi dâm, bán hoặc cho trẻ em sử dụng những văn hoá phẩm đồi trụy, đồ chơi hoặc chơi trò chơi có hại cho sự phát triển lành mạnh của trẻ em. Điều 16 : Cha, mẹ hoặc người đỡ đầu là người trước tiên chịu trách nhiệm về việc bảo vệ, chăm sóc, nuôi dạy trẻ em, dành điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của trẻ em. Cha, mẹ, các thành viên lớn tuổi khác trong gia đình, người đỡ đầu phải làm gương tốt về mọi mặt cho trẻ em noi theo; khi gặp khó khăn tự mình không giải quyết được, có thể yêu cầu cơ quan hoặc tổ chức hữu quan giúp đỡ để thực hiện tốt nghĩa vụ của mình. Điều 17 : Cha mẹ, người đỡ đầu phải chịu trách nhiệm hành chính, trách nhiệm dân sự về những thiệt hại do hành vi của đứa trẻ mình nuôi dạy gây ra. Điều 18 : Nhà trẻ, trường, lớp mẫu giáo, trường phổ thông phải có những điều kiện cần thiết để đảm bảo chất lượng nuôi dạy trẻ em, thực hiện mục tiêu giáo dục của Nhà nước. Cô nuôi dạy trẻ, giáo viên, Tổng Phụ trách Đội phải được đào tạo bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, phải có sức khoẻ, có phẩm chất, đạo đức tốt, yêu nghề, yêu trẻ, bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ. Điều 19 : Nhà nước dành một tỉ lệ ngân sách thích đáng trong kế hoạch hằng năm cho việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ NHIỆM VỤ CỦA HOẠT ĐỘNG 1 * Nhiệm vụ 1 : Giáo sinh đọc kĩ những thông tin cho hoạt động 1, tự nghiên cứu Công ước của Liên Hiệp Quốc về quyền trẻ em, Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
  11. * Nhiệm vụ 2 : Thảo luận nhóm về quyền của trẻ em và Công ước của Liên Hiệp Quốc về quyền trẻ em. * Nhiệm vụ 3 : Trả lời các câu hỏi theo hình thức phù hợp (hái hoa dân chủ, đố vui ). ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG 1 1. Công ước Liên Hiệp Quốc về quyền trẻ em Câu 1 : Công ước Liên Hiệp Quốc về quyền trẻ em được thông qua ngày nào ? Và có hiệu lực từ ngày nào ? Câu 2 : Trong phạm vi Công ước của Liên Hiệp Quốc, trẻ được quy định là bao nhiêu tuổi ? Câu 3 : Trẻ em bị khuyết tật được thừa nhận như thế nào ? Câu 4 : Các quốc gia thành viên có trách nhiệm gì trong việc thực hiện quyền được học tập của trẻ em ? Câu 5 : Các quốc gia thành viên phải đảm bảo cho trẻ có đủ khả năng gì ? Câu 6 : Các quốc gia thành viên cam kết đảm bảo những gì cho trẻ em ? Câu 7 : Theo Công ước, trẻ em có bao nhiêu quyền cơ bản ? Hãy nêu một số quyền mà em biết ? 2. Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em Câu 1 : Trẻ em quy định trong luật này là công dân Việt Nam bao nhiêu tuổi ? Câu 2 : Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em đã được Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày nào ? Câu 3 : Trẻ em không rõ cha mẹ có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước giúp đỡ những gì ? Câu 4 : Theo Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em thì trẻ em có quyền được chăm sóc và nuôi dạy nhằm mục đích gì ? Câu 5 : Việc giao nhận trẻ em làm con nuôi phải bảo đảm những yêu cầu pháp luật gì ? Câu 6 : Trẻ em được nhà nước xã hội chủ nghĩa quan tâm, tôn trọng như thế nào ? Câu 7 : Nhà nước và xã hội nghiêm cấm những việc gì đối với trẻ em ? Câu 8 : Nhà nước đã quan tâm đến trẻ em như thế nào ? Câu 9 : Quyền học tập của trẻ em được Luật quy định cụ thể thế nào ? Câu 10 : Trẻ em có quyền thừa kế và chế độ bảo hiểm như thế nào ? Câu 11 : Bổn phận của trẻ em đối với gia đình ? Câu 12 : Bổn phận của trẻ em trong nhà trường ? Câu 13 : Trẻ em có bổn phận gì ngoài xã hội ? Câu 14 : Luật nghiêm cấm các em những gì ? Hoạt động 2 : TÌM HIỂU KHÁI NIỆM VÀ NHỮNG BIỂU TRƯNG CỦA ĐỘI TNTP HỒ CHÍ MINH THÔNG TIN CHO HOẠT ĐỘNG 2
  12. Theo Chương mở đầu của Điều lệ Đội TNTP Hồ Chí Minh đã được Hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh khoá VIII thông qua ngày 25–7–2003 : 1. Đội TNTP Hồ Chí Minh thành lập ngày 15–5–1941 – Là tổ chức của thiếu nhi Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trực tiếp phụ trách, chỉ đạo. – Là lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, là lực lượng hậu bị của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và là lực lượng nòng cốt trong các phong trào thiếu nhi. – Được tổ chức và hoạt động trong nhà trường và địa bàn dân cư. – Lấy 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng làm mục tiêu phấn đấu, rèn luyện cho đội viên; giúp đỡ thiếu nhi trong học tập, hoạt động, vui chơi; thực hiện quyền và bổn phận thiếu nhi theo Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. – Đội TNTP Hồ Chí Minh đoàn kết, hợp tác với các tổ chức, phong trào thiếu nhi khu vực và thế giới vì quyền lợi của trẻ em, vì hoà bình, hạnh phúc các dân tộc. 2. Cờ Đội : (hình vẽ) – Nền đỏ – Hình chữ nhật, chiều rộng bằng hai phần ba (2/3) chiều dài – Ở chính giữa có hình huy hiệu Đội – Đường kính huy hiệu bằng hai phần năm (2/5) chiều rộng cờ. 3. Huy hiệu Đội (huy hiệu Măng non) : Huy hiệu Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh (TNTP HCM) – Hình tròn, đường kính 1,5cm – Ở trong có hình măng non trên nền cờ đỏ sao vàng, – Ở dưới có băng chữ “Sẵn sàng!” 4. Khẩu hiệu Đội : “Vì Tổ quốc xã hội chủ nghĩa,
  13. Vì lí tưởng của Bác Hồ vĩ đại : “Sẵn sàng!” 5. Khăn quàng đỏ : (hình vẽ) Bằng vải màu đỏ, hình tam giác cân, có đường cao bằng một phần tư (1/4) cạnh đáy (chiều cao 0,25m, cạnh đáy 1m). 6. Đội ca : bài hát CÙNG NHAU TA ĐI LÊN Nhạc và lời của Phong Nhã 7. Đội viên : 7.1. Điều kiện kết nạp vào Đội TNTP Hồ Chí Minh : – Thiếu niên Việt Nam từ 9 đến 14 tuổi. – Thừa nhận Điều lệ Đội TNTP Hồ Chí Minh. – Tự nguyện xin vào Đội TNTP Hồ Chí Minh. – Được quá nửa số đội viên trong Chi đội đồng ý. – Ở những nơi chưa có tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh việc kết nạp đội viên thực hiện theo hướng dẫn thực hiện Điều lệ Đội của Hội đồng Đội Trung ương. 7.2. Lời hứa đội viên : – Thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy. – Tuân theo Điều lệ Đội TNTP Hồ Chí Minh. – Giữ gìn danh dự Đội TNTP Hồ Chí Minh. 7.3. Quyền hạn của đội viên : – Yêu cầu Đội TNTP Hồ Chí Minh và Đoàn TNCS Hồ Chí Minh giúp đỡ để phát huy năng lực trong học tập, hoạt động, vui chơi, công tác xã hội. – Được Đội TNTP Hồ Chí Minh và Đoàn TNCS Hồ Chí Minh bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình theo chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật nhà nước và Điều lệ Đội. – Được sinh hoạt Đội và tham gia bàn bạc, quyết định mọi công việc của Liên đội, Chi đội ; được ứng cử, bầu cử vào Ban chỉ huy Liên đội, Chi đội. – Đội viên qua14 tuổi được Chi đội làm lễ trưởng thành Đội ; nếu có nguyện vọng tiếp tục sinh hoạt Đội thì Chi đội xem xét quyết định, nhưng không quá 15 tuổi. 7.4. Nhiệm vụ của Đội viên : – Thực hiện Điều lệ, Nghi thức Đội và chương trình rèn luyện đội viên. – Thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy, phấn đấu trở thành đoàn viên Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. – Tích cực tham gia công tác nhi đồng, giúp đỡ thiếu niên, nhi đồng trở thành đội viên Đội TNTP Hồ Chí Minh. NHIỆM VỤ HOẠT ĐỘNG 2
  14. * Nhiệm vụ 1 : Nghiên cứu kĩ Điều lệ Đội ; xác định các biểu trưng của Đội TNTP Hồ Chí Minh. * Nhiệm vụ 2 : Quan sát mô tả hình cờ Đội, huy hiệu Măng non, khăn quàng đỏ và phân tích các biểu trưng. * Nhiệm vụ 3 : Thảo luận nhóm về ý nghĩa các biểu trưng của Đội. * Nhiệm vụ 4 : Các nhóm nhận xét lẫn nhau và ghi chép ý kiến của giáo viên. * Nhiệm vụ 5 : Tập hát đúng, đều, hay bài Đội ca. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG 2 Đánh dấu x vào câu trả lời đúng : Câu 1 : Điều lệ Đội TNTP Hồ Chí Minh (đã được Hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh khoá VIII) thông qua ngày tháng năm nào ? A. Ngày 25–7–2003 C. Ngày 27–7–2003 B. Ngày 27–3–1993 D. Ngày 25–7–2004 Câu 2 : Đội TNTP Hồ Chí Minh là ? A. Tổ chức tự lập, tự nguyện, tự quản B. Tổ chức chính trị cộng sản nhỏ tuổi C. Tổ chức của thiếu nhi Việt Nam từ 9 tuổi đến 14 tuổi D. Cả 3 câu trên đều đúng Câu 3 : Đội TNTP Hồ Chí Minh thành lập ngày tháng năm nào ? A. 01–6–1941 C. 26–3–1931 B. 15–5–1941 D. 3–2–1930 Câu 4 : Thiếu nhi Việt Nam từ 9 đến 14 tuổi cần những điều kiện nào để được vào Đội TNTP Hồ Chí Minh ? A. Chăm ngoan học giỏi B. Thừa nhận Điều lệ Đội, tự nguyện xin vào Đội và được quá nửa số đội viên trong Chi đội đồng ý C. Không phân biệt tôn giáo, dân tộc, thành phần xuất thân D. Hạnh kiểm tốt, nghiêm túc, thật thà Câu 5 : Lời hứa Đội viên là ? A. Thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy B. Tuân theo Điều lệ Đội TNTP Hồ Chí Minh C. Giữ gìn danh dự Đội TNTP Hồ Chí Minh D. Cả 3 câu trên đều đúng
  15. Câu 6 : Đội viên Đội TNTP Hồ Chí Minh có nhiệm vụ nào sau đây ? A. Thực hiện Điều lệ Đội, nghi thức Đội và chương trình rèn luyện Đội viên B. Thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy để trở thành con ngoan trò giỏi, đội viên tốt, cháu ngoan Bác Hồ, đoàn viên TNCS Hồ Chí Minh C. Làm tấm gương tốt cho thiếu niên nhi đồng, giúp đỡ thiếu niên nhi đồng trở thành đội viên Đội TNTP Hồ Chí Minh, tích cực tham gia công tác nhi đồng D. Cả 3 câu trên đều đúng Câu 7 : Đội viên Đội TNTP Hồ Chí Minh có những quyền nào sau đây ? A. Được tự do ngôn luận B. Được sinh hoạt Đội và được bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình C. Được giúp đỡ phát huy năng lực trong học tập, hoạt động vui chơi, công tác xã hội D. Cả ba câu trên đều đúng Câu 8 : Hệ thống tổ chức của Hội đồng Đội gồm mấy cấp ? A. 2 cấp B. 3 cấp C. 4 cấp D. 5 cấp Câu 9 : Có tối thiểu bao nhiêu đội viên trở lên thì thành lập một Chi đội? A. Từ 2 đội viên trở lên B. Từ 3 đội viên trở lên C. Từ 12 đội viên trở lên D. Từ 20 đội viên trở lên Hoạt động 3 : XÁC ĐỊNH MỤC ĐÍCH, TÍNH CHẤT, NHIỆM VỤ CỦA TỔ CHỨC ĐỘI THÔNG TIN CHO HOẠT ĐỘNG 3 1. Mục đích của tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh
  16. – Mục đích trước mắt : Giáo dục và rèn luyện đội viên theo 5 điều Bác Hồ dạy để trở thành con ngoan trò giỏi, đội viên tốt, trở thành đoàn viên thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh. – Mục đích lâu dài : Giáo dục rèn luyện đội viên thực hiện lí tưởng của Bác Hồ vĩ đại và của Đảng cộng sản Việt Nam, xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN. 2. Tính chất của Đội TNTP Hồ Chí Minh Đội TNTP Hồ Chí Minh có 3 tính chất cơ bản là tính chất quần chúng, tính chất giáo dục và tính chất chính trị tư tưởng. 2.1. Tính chất quần chúng : Đội TNTP Hồ Chí Minh là tổ chức của thiếu nhi Việt Nam từ 9 đến 14 tuổi, do các em làm chủ, tự quản mọi công việc, mọi hoạt động dưới sự hướng dẫn của Phụ trách Đội. Đội thu hút tất cả thiếu nhi trong độ tuổi tham gia, không phân biệt nam nữ tôn giáo, thành phần xuất thân, dân tộc, vùng đất, lãnh thổ miễn là các em có nguyện vọng tự nguyện viết đơn xin gia nhập Đội và được Chi đội biểu quyết kết nạp. 2.2. Tính chất giáo dục : Tổ chức Đội là một tổ chức giáo dục. Mọi hoạt động của Đội đều nhằm mục tiêu giáo dục của Đảng. Đội lấy 5 điều Bác Hồ dạy làm nội dung giáo dục thiếu nhi cùng với nhà trường, gia đình và các lực lượng xã hội khác. 2.3. Tính chất chính trị : Đội TNTP Hồ Chí Minh do Bác Hồ và Đảng CS VN sáng lập và Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trực tiếp lãnh đạo. Đội cùng với nhà trường XHCN giáo dục thế hệ trẻ theo đường lối quan điểm của Đảng và theo tư tưởng Hồ Chí Minh nhằm hình thành cho đội viên những tư tưởng đúng, tình cảm đẹp, giải thích các sự vật, hiện tượng theo quan điểm duy vật biện chứng. Ba tính chất cơ bản của Đội thống nhất với nhau, hỗ trợ cho nhau, chi phối các nguyên tắùc, nội dung, hình thức, phương pháp công tác Đội. 3. Nhiệm vụ của Đội TNTP Hồ Chí Minh trong trường Tiểu học Có 3 nhiệm vụ cụ thể : 3.1. Tập hợp, đoàn kết thu hút tất cả thiếu niên nhi đồng tham gia mọi hoạt động do nhà trường tổ chức. 3.2. Xây dựng tổ chức Đội vững mạnh, làm tốt công tác Đội và phong trào thiếu nhi trong trường học và trên địa bàn dân cư. 3.3. Không ngừng củng cố và mở rộng tình đoàn kết hữu nghị với thiếu nhi quốc tế. 4. Vị trí, vai trò của tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh trong trường Tiểu học – Là chỗ dựa vững chắc trong việc thực hiện mục tiêu kế hoạch chương trình giáo dục. – Là cầu nối giữa ba môi trường giáo dục gia đình, nhà trường và xã hội trong công tác bảo vệ chăm sóc và giáo dục thiếu nhi, bảo đảm quá trình giáo dục được toàn diện, khép kín “Học đi đôi với hành – nhà trường gắn liền với xã hội”. – Có vai trò tổ chức các hoạt động cho thiếu nhi và đấu tranh cho nghĩa vụ, quyền lợi chính đáng của thiếu nhi theo Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Luật phổ cập giáo dục Tiểu học.
  17. – Có vai trò rất lớn trong công tác bồi dưỡng rèn luyện đội viên của mình, tạo nguồn nhân lực cho Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. NHIỆM VỤ HOẠT ĐỘNG 3 * Nhiệm vụ 1 : Đọc tài liệu * Nhiệm vụ 2 : Thảo luận nhóm. * Nhiệm vụ 3 : Mỗi nhóm trình bày ý kiến của mình trước tập thể lớp. * Nhiệm vụ 4 : Giáo viên nhận xét, đánh giá các nhóm trình bày và đưa ra đáp án hoàn thiện. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG 3 Đánh dấu x vào câu trả lời đúng nhất Câu 1 : Mục đích của Đội TNTP Hồ Chí Minh ? A. Đội viên phải tham gia các hoạt động xã hội B. Đội viên làm tốt 5 điều Bác Hồ dạy C. Đội viên phải hát hay, nhiệt tình D. Cả ba câu trên đều đúng Câu 2 : Tính chất của Đội TNTP ? A. Tính chất phát triển và tính chất tự quản B. Tính giai cấp và tính chất vô sản C. Tính chất quần chúng, tính chất giáo dục và tính chất chính trị tư tưởng D. Tính khoa học và tính chất tổ chức Câu 3 : Nhiệm vụ của tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh ? A. Nhiệm vụ giải trí và nhiệm vụ sinh hoạt tập thể B. Nhiệm vụ giáo dục và nhiệm vụ tổ chức C. Nhiệm vụ rèn luyện kĩ năng và nhiệm vụ giao lưu D. Nhiệm vụ giảng dạy và nhiệm vụ tập huấn Câu 4 : Anh chị hãy phân tích mục đích, ý nghĩa của tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh ? Câu 5 : Anh chị hãy phân tích vị trí vai trò của tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh trong trường Tiểu học ? Câu 6 : Thảo luận về các tính chất của tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh, cho các ví dụ cụ thể để minh hoạ? THÔNG TIN PHẢN HỒI CHO HOẠT ĐỘNG 1. Thông tin phản hồi cho hoạt động 1 1. Công ước Liên Hiệp Quốc về quyền trẻ em Câu 1 : Công ước Liên Hiệp Quốc về quyền trẻ em được thông qua ngày nào ? Và có hiệu lực từ ngày nào ? Đáp : Công ước của Liên Hiệp Quốc về quyền trẻ em thông qua ngày 20/11/1989 và có hiệu lực ngày 02/09/1990.
  18. Câu 2 : Trong phạm vi Công ước của Liên Hiệp Quốc, trẻ được quy định là bao nhiêu tuổi ? Đáp : Là những trẻ em dưới 18 tuổi (Điều 1). Câu 3 : Trẻ em bị khuyết tật được thừa nhận như thế nào ? Đáp : (Điều 23) Các quốc gia thành viên thừa nhận rằng trẻ em bị khuyết tật về tinh thần hay thể chất cần được hưởng một cuộc sống trọn vẹn và tử tế trong những điều kiện đảm bảo phẩm giá, thúc đẩy khả năng tự lực và tạo điều kiện dễ dàng cho trẻ tham gia tích cực vào cộng đồng. Câu 4 : Các quốc gia thành viên có trách nhiệm gì trong việc thực hiện quyền được học tập của trẻ em ? Đáp : Khuyến khích phát triển các hình thức giáo dục. Làm cho mọi người được học. Hình thành quan điểm riêng của mình. Tránh khỏi sự bóc lột về kinh tế và bất công. Câu 5 : Các quốc gia thành viên phải đảm bảo cho trẻ có đủ khả năng độc lập gì ? Đáp : (Điều 12) Các quốc gia thành viên phải đảm bảo cho trẻ có khả năng hình thành quan điểm riêng của mình, được quyền tự do phát triển những quan điểm đó và tất cả những vấn đề có tác động đến trẻ em được coi trọng một cách thích ứng với độ tuổi và trưởng thành của các em. Câu 6 : Các quốc gia thành viên cam kết đảm bảo gì cho trẻ em ? Đáp : (Điều 3) Các quốc gia thành viên cam kết đảm bảo cho trẻ em được bảo vệ và chăm sóc cần thiết cho hạnh phúc của trẻ em tính đến quyền hạn và nghĩa vụ của cha mẹ. Câu 7 : Theo Công ước thì trẻ em có bao nhiêu quyền cơ bản ? Em hãy nêu một số quyền mà em biết ? Đáp : Trẻ em có 28 quyền cơ bản. (Ghi chú : Em nào nêu đúng nhiều quyền thì được thưởng) 2. Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em Câu 1 : Trẻ em quy định trong luật này là công dân Việt Nam bao nhiêu tuổi ? Đáp : (Điều 1) Dưới 16 tuổi. Câu 2 : Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em đã được Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày nào ? Đáp : Ngày 12/08/1991. Câu 3 : Trẻ em không rõ cha mẹ, khi có yêu cầu thì được cơ quan nhà nước giúp đỡ gì cho các em ? Đáp : (Điều 5) Trẻ em không có cha mẹ khi có yêu cầu được cơ quan có thẩm quyền giúp đỡ xác định cha mẹ cho các em. Trẻ em có quyền sống chung với cha mẹ, không ai có quyền buộc trẻ em phải cách ly cha mẹ, trừ trường hợp vì lợi ích của đứa trẻ. Câu 4 : Theo Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em thì trẻ em có quyền được chăm sóc và nuôi dạy nhằm mục đích gì ? Đáp : (Điều 6) Trẻ em có quyền được chăm sóc nuôi dạy để phát triển thể chất, trí tuệ và đạo đức.
  19. Câu 5 : Việc giao nhận trẻ em làm con nuôi phải theo quy định của pháp luật ra sao ? Đáp : (Điều 7) Đảm bảo cho trẻ em được nuôi dưỡng chăm sóc và được giáo dục tốt. Câu 6 : Trẻ em được nhà nước xã hội chủ nghĩa tôn trọng như thế nào ? Đáp : (Điều 8) Được bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dự, được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của mình về những vấn đề có liên quan. Câu 7 : Nhà nước và xã hội nghiêm cấm việc gì đối với trẻ em ? Đáp : (Điều 8) Nghiêm cấm việc ngược đãi, làm nhục, hành hạ, ruồng bỏ trẻ em, bắt trộm, bắt cóc, mua bán, đánh tráo trẻ, kích động, lôi kéo, ép buộc trẻ thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật hoặc làm những việc có hại đến sự phát triển lành mạnh của trẻ em. Câu 8 : Nhà nước đã quan tâm đến trẻ em như thế nào ? Đáp : (Điều 19) Nhà nước dành một tỉ lệ ngân sách thích đáng trong kế hoạch hằng năm cho việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em Câu 9 : Về học tập trẻ em có quyền gì ? Đáp : (Điều 10) Trẻ em được quyền học tập, vui chơi, giải trí lành mạnh, được hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao, du lịch phù hợp với lứa tuổi. Câu 10 : Trẻ em có quyền thừa kế và chế độ bảo hiểm như thế nào ? Đáp : (Điều 12) Trẻ em có quyền có tài sản, quyền thừa kế, quyền hưởng các chế độ bảo hiểm theo quy định của pháp luật. Cha mẹ, người đỡ đầu hoặc cơ quan tổ chức, quản lí tài sản của trẻ em và giao lại cho trẻ em khi đến tuổi thành niên. Câu 11 : Trẻ em có bổn phận đối với gia đình như thế nào ? Đáp : (Điều 13) Yêu quý, kính trọng, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ lễ phép với người lớn, thương yêu em nhỏ, đoàn kết với bạn bè, giúp đỡ người già yếu bệnh tật, giúp đỡ gia đình làm những việc vừa sức mình. Câu 12 : Trẻ em có bổn phận gì trong nhà trường ? Đáp : (Điều 13) Chăm chú học tập, rèn luyện thân thể, tuân thủ theo nội quy của nhà trường. Thương yêu, kính trọng thầy cô giáo. Câu 13 : Ở ngoài xã hội các em có bổn phận gì ? Đáp : (Điều13) Phải tôn trọng pháp luật, thực hiện nếp sống văn minh, trật tự công cộng và an toàn giao thông, giữ gìn của công, tôn trọng tài sản của người khác. Câu 14 : Luật nghiêm cấm các em những gì ? Đáp : (Điều 14) Nghiêm cấm việc lôi kéo đánh bạc, uống rượu, hút thuốc và dùng các chất kích thích khác có hại cho sức khoẻ. 2. Thông tin phản hồi cho hoạt động 2 : Câu 1 : A Câu 2 : C Câu 3 : B Câu 4 : B Câu 5 : D Câu 6 : D Câu 7 : D Câu 8 : C Câu 9 : B Chọn câu “đúng” hoặc “sai”
  20. Câu 10 : đúng ; Câu 11 : đúng ; Câu 12 : đúng ; Câu 13 : sai ; Câu 14 : đúng ; Câu 15 : đúng ; Câu 16 : đúng. 3. Thông tin phản hồi cho hoạt động 3 Câu 1 : B ; Câu 2 : C ; Câu 3 : B. Câu 4 : xem thông tin ở hoạt động 3, chủ đề 1. Câu 5 : xem thông tin ở hoạt động 3, chủ đề 1. Câu 6 : xem thông tin ở hoạt động 3, chủ đề 1, và kết quả thu hoạch qua các ví dụ cụ thể của các nhóm dưới sự tổ chức, điều khiển, hướng dẫn của giáo viên.
  21. Chủ đề 2 HỆ THỐNG TỔ CHỨC ĐỘI TNTP HỒ CHÍ MINH I. MỤC TIÊU Học xong chủ đề 2, giáo sinh phải đạt được những yêu cầu sau : 1. Kiến thức : Hiểu và phân tích được cấu trúc hệ thống tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh. 2. Kĩ năng Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của Liên đội, Chi đội, Phân đội và đội viên phù hợp với Điều lệ và hệ thống tổ chức Đội. Xây dựng tổ chức Đội vững mạnh, phát huy vai trò tự quản của Đội. 3. Thái độ Tôn trọng tổ chức Đội của các em, biết độâng viên khuyến khích các em tự nguyện tham gia các hoạt động do Đội TNTP Hồ Chí Minh tổ chức. Quý mến và gần gũi thiếu nhi, hướng dẫn, dìu dắt các em, xây dựng tổ chức Đội vững mạnh. II. THỜI GIAN : 90 phút III. GIỚI THIỆU Hệ thống tổâ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh. Hệ thống tự quản của Đội TNTP Hồ Chí Minh. IV. TÀI LIỆU VÀ THIẾT BỊ THỰC HIỆN * Tài liệu : – Phương pháp công tác Đội TNTP Hồ Chí Minh (giáo trình đào tạo giáo viên Tiểu học hệ CĐSP và SP 12+2) NXBGD, 1999. – Lí luận và phương pháp công tác Đội TNTP Hồ Chí Minh (sách CĐSP) NXB GD, 2000. – Lí luận và phương pháp công tác Đội TNTP Hồ Chí Minh, NXB ĐHSP, 2003. – Sách bồi dưỡng thường xuyên chu kì 1997–2000, NXB GD. * Thiết bị, đồ dùng dạy và học : bìa cacton, giấy rôki, mô hình cấu trúc hệ thống tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh. V. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG Hoạt động 1 : TÌM HIỂU CƠ CẤU TỔ CHỨC ĐỘI TNTP HỒ CHÍ MINH
  22. THÔNG TIN CHO HOẠT ĐỘNG 1 Hệ thống tổ chức Đội gồm các cấp : Chi đội, Liên đội. Trên Liên đội là Hội đồng Đội các cấp từ xã, phường đến Trung ương do Ban chấp hành Đoàn cùng cấp lập ra. Hội đồng Đội các cấp vừa đại diện cho tổ chức Đội, vừa là bộ phận của Đoàn TNCS trực tiếp Phụ trách Đội. Trong trường Tiểu học, toàn trường thành lập một Liên đội, mỗi lớp là một Chi đội (trừ các lớp 1, 2, 3 các em là nhi đồng), mỗi tổ là một phân đội tương ứng. 1. Liên đội TNTP trong trường Tiểu học Điều lệ Đội TNTP Hồ Chí Minh quy định thành lập ở mỗi trường một Liên đội TNTP để tập hợp, đoàn kết toàn thể thiếu nhi trong trường thực hiện các hoạt động do Đội tổ chức. Liên đội trường Tiểu học là đơn vị cơ sở của Đội được thành lập theo quyết định của BCH Đoàn trường (hoặc BCH Đoàn xã, phường). Liên đội mỗi năm đại hội một lần vào đầu năm học. Ban chỉ huy Liên đội do Đại hội Liên đội bầu ra, có trách nhiệm điều hành các hoạt động Đội trong trường. Mỗi Liên đội có một Tổng phụ trách, làm nhiệm vụ thay mặt Đoàn TNCS trực tiếp phụ trách. Liên đội TNTP trong trường Tiểu học có các nhiệm vụ chính : – Lập chương trình, kế hoạch hoạt động cho Liên đội cả năm học (kể cả thời gian nghỉ hè)ø ; thi hành chỉ thị, nghị quyết của các cấp bộ Đoàn và Hội đồng Đội. – Trực tiếp tổ chức hoạt động của Liên đội bao gồm các hoạt động thiếu niên, nhi đồng ; tổ chức Đại hội Liên đội thường kì hằng năm, bầu cử Ban chỉ huy Liên đội ; hướng dẫn các Chi đội tiến hành đại hội. – Bồi dưỡng các Ban chỉ huy Đội, các tổ nhóm chuyên môn ; bồi dưỡõng đội viên phấn đấu vươn lên Đoàn ; thành lập Chi đội mới. Phụ trách công tác nhi đồng toàn Liên đội, kiểm tra công tác phụ trách nhi đồng của các Chi đội. – Phối hợp với các Liên đội bạn và các lực lượng giáo dục trong, ngoài trường trong công tác giáo dục và xây dựng tổ chức Đội. – Xét duyệt khen thưởng, phong các danh hiệu thi đua của Đội và cử các đại biểu đi dự Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ cấp trên. Động viên, theo dõi, chỉ đạo công tác của các Chi đội, đánh giá, xếp loại các Chi đội trong các đợt thi đua, sơ kết, tổng kết học kì, năm học 2. Chi đội TNTP trong trường Tiểu học Chi đội TNTP là đơn vị cơ sở của Đội. Trong trường Tiểu học, Chi đội gắn liền với lớp học, mỗi lớp học thành lập một Chi đội TNTP. Chi đội TNTP trực tiếp biến nghị quyết của Liên đội thành chương trình kế hoạch hoạt động cụ thể (từng năm, tháng, tuần) của mình, thông qua các cuộc họp thường kì một cách dân chủ, công khai, tự nguyện. Ban chỉ huy Chi đội do đại hội bầu ra, trực tiếp tổ chức, điều hành các hoạt động của Chi đội theo kế hoạch, theo sự hướng dẫn của Phụ trách Chi đội. Chi đội có các nhiệm vụ chính : – Xây dựng chương trình hành động và tổ chức các hoạt động Chi đội từng tuần, tháng, học kì, năm học và một số hoạt động đột xuất khác.
  23. – Động viên, giúp đỡ các đội viên trong Chi đội quyết tâm hoàn thành các nhiệm vụ được giao. Động viên và uốn nắn kịp thời các tập thể và cá nhân trong Chi đội có thành tích hoặc có khuyết điểm. Bình bầu Cháu ngoan Bác Hồ cấp Chi đội. – Làm công tác phụ trách nhi đồng : bồi dưỡng và cử các Phụ trách Sao nhi đồng; trực tiếp phụ trách nhi đồng ở một lớp dưới theo phân công của Liên đội TNTP. – Tổ chức các cuộc họp thường kì của Chi đội, bầu Ban chỉ huy Chi đội trong Đại hội Chi đội và bầu đại biểu dự các đại hội cấp trên – Giám sát, đôn đốc hoạt động của các phân đội TNTP. Cử các phân đội trưởng. – Kết nạp đội viên mới. 3. Phân đội TNTP trong trường Tiểu học Phân đội là đơn vị nhỏ nhất của Đội TNTP. Trong trường Tiểu học, phân đội tương ứng với tổ học tập. Mỗi phân đội có một phân đội trưởng và một phân đội phó do tập thể phân đội bầu ra, được Ban chỉ huy Chi đội đồng ý, hoặc do Ban chỉ huy Chi đội cử sau khi đã thông báo, lấy ý kiến tham khảo của phân đội. Phân đội TNTP trường Tiểu học có các nhiệm vụ chính : – Bàn bạc và thực hiện các công tác Đội theo nghị quyết của Chi đội đề ra. – Đôn đốc các đội viên của phân đội thực hiện các công việc được giao. Tổ chức để các đội viên giúp đỡ nhau cùng tiến bộ trong học tập và hoạt động Đội. – Giới thiệu đội viên mới để Chi đội xét kết nạp; giới thiệu với Chi đội các Phụ trách Sao nhi đồng. – Đoàn kết, sẵn sàng phối hợp với các phân đội bạn trong mọi công tác, mọi hoạt động. Góp phần cùng các phân đội bạn phấn đấu giành danh hiệu Chi đội mạnh. 4. Sao nhi đồng trong trường Tiểu học Sao nhi đồng là lực lượng dự bị của Đội TNTP. Các em học sinh lớp 1, 2, 3, từ 6 đến 8 tuổi, chưa có trình độ để ý thức về một tổ chức. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh giao cho Đội nhiệm vụ dìu dắt giúp đỡ nhi đồng : “Đội TNTP Hồ Chí Minh giúp đỡ nhi đồng làm theo 5 điều Bác Hồ dạy, xứng đáng là con ngoan, trò chăm, bạn tốt và mong muốn trở thành đội viên TNTP” Sao nhi đồng bao gồm các em trong một nhóm (tổ) học tập. Thường thì 5 – 6 em tập hợp thành một Sao. Mỗi Sao nhi đồng có một Trưởng sao. Để giúp các em làm quen dần với công tác Đội, Trưởng sao do các em trong Sao luân phiên nhau làm. Các Sao nhi đồng lấy tên theo các đức tính tốt : “Sao chăm chỉ”, “Sao thật thà”, “Sao dũng cảm”, “Sao vui vẻ”, mỗi Sao có một phụ trách là đội viên TNTP. 5. Hội đồng Đội TNTP Hồ Chí Minh –gọi tắt là Hội đồng Đội Hội đồng Đội được thành lập theo Nghị quyết của Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ IV ngày 19–1–1981. Hệ thống tổ chức của Hội đồng có 4 cấp theo hệ thống tổ chức hành chính : a) xã, phường; b) quận, huyện, thị xã thuộc tỉnh; c) thành phố, tỉnh và d) trung ương. Hội đồng Đội là cơ quan đại diện cho tổ chức Đội, nằm trong hệ thống tổ chức Đội, từ cơ sở đến trung ương và do Đoàn TNCS trực tiếp phụ trách. Hội đồng Đội có các nhiệm vụ sau :
  24. – Tổ chức thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, Đoàn về công tác Đội. Hướng dẫn Hội đồng Đội cấp dưới về nghiệp vụ công tác Đội. – Cùng với Ban tổ chức các cấp của Đoàn và các ngành liên quan xây dựng đội ngũ cán bộ Phụ trách Đội. – Thay mặt Ban chấp hành Đoàn phối hợp với các ngành cùng cấp trong công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục thiếu nhi, chăm lo xây dựng cơ sở vật chất cho hoạt động Đội. – Chỉ đạo các trung tâm hoạt động Đội : Cung thiếu nhi, nhà văn hoá, câu lạc bộ, trường đào tạo bồi dưỡng cán bộ phụ trách, trường cán bộ chỉ huy Đội, hướng dẫn các cơ quan xuất bản báo chí, tuyên truyền của Đoàn phục vụ công tác thiếu nhi. Hội đồng Đội Trung ương ngoài 4 nhiệm vụ trên còn có nhiệm vụ thay mặt Đội TNTP Hồ Chí Minh quan hệ với các tổ chức thiếu nhi quốc tế, nghiên cứu những vấn đề lí luận về tổ chức và hoạt động Đội để giúp Đoàn chỉ đạo công tác Đội và đề xuất với các ngành hữu quan về công tác thiếu niên nhi đồng. NHIỆM VỤ CỦA HOẠT ĐỘNG 1 1. Nghiên cứu thông tin cho hoạt động 1 và điền vào chỗ trống những từ thích hợp trong Sơ đồ tổ chức Đội TNTP ở trường Tiểu học. 2. Chia nhóm thảo luận các câu hỏi để xác định các nhiệm vụ của các cấp đơn vị và cơ cấu tổ chức Đội trong trường Tiểu học. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG 1 Câu 1 : Anh chị hãy điền những từ thích hợp vào sơ đồ tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh ở trường Tiểu học sau đây ? Bảng 1. BCH Chi đội 2. BCH Liên đội 3. Tổng phụ trách 4. Sao nhi đồng 5. Phân đội 6. Phụ trách Chi đội SƠ ĐỒ TỔ CHỨC ĐỘI TNTP Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC
  25. Câu 2 : (Đánh dấu x vào ô đúng) – Trường học là cơ quan đại diện cho tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh Đúng Sai – Từ 2 phân đội trở lên trong 1 lớp học thành lập 1 Chi đội Đúng Sai – Nhiệm vụ của tổ chức Độâi TNTP Hồ Chí Minh bao gồm : nhiệâm vụ giải trí và nhiệm vụ sinh hoạt tập thể. Đúng Sai Câu 3 : Hệ thống tổ chức Đội cơ sở có mấy cấp ? 2 cấp 4 cấp 3 cấâp 5 cấp Câu 4 : Cần tối thiểu bao nhiêu đội viên để có thể thành lập Chi đội ? A. 3 đội viên ; C. 12 đội viên ; B. 9 đội viên ; D. 30 đội viên Câu 5 : Chọn và ghép mỗi cụm từ ở cột I (cột số) với mỗi cụm từ ở cột II (cột chữ) cho thích hợp : 1. Chi Đội TNTP Hồ Chí Minh là ? a) Là 1 đơn vị cao nhất của Đội TNTP Hồ Chí Minh trong trường Tiểu học, tương ứng với cấp trường. 2. Sao nhi đồng là ? b) Được thành lập theo nghị quyết của Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ IV này 19–1–1981. 3. Đội viên TNTP Hồ Chí Minh là ? c) Các em học sinh lớp 1, 2, 3 từ 6 tuổi đến 8 tuổi. 4. Liên đội TNTP Hồ Chí Minh là ? d) Là 1 đơn vị nhỏ nhất của Đội TNTP Hồ Chí Minh trong trường Tiểu học, tương ứng với một tổ học tập. 5. Phân đội TNTP Hồ Chí Minh là ? e) Là đơn vị cơ sở của Đội, trực tiếp tổ chức các hoạt động Đội. Gắn liền với lớp học. 6. Hội đồng Đội là ? f) Các em học sinh từ 6 tuổi đến 14 tuổi. Câu 6 : Anh chị phụ trách lựa chọn và bồi dưỡng Chỉ huy Đội của mình như thế nào? Hoạt động 2 : XÂY DỰNG SỰ TỰ QUẢN CỦA ĐỘI TNTP HỒ CHÍ MINH THÔNG TIN CHO HOẠT ĐỘNG 2 1. Khái niệm
  26. – Tự quản là một trong những nguyên tắc hoạt động của Đội TNTP Hồ Chí Minh. Nguyên tắc này được nêu trong Điều lệ Đội và chi phối mọi hoạt động của Đội. – Sự tự quản của Đội TNTP Hồ Chí Minh là thể hiện tính đặc trưng của Đội và cũng là yếu tố khẳng định tổ chức Đội là tổ chức của các em, do người lớn lập ra để quản lí, chỉ đạo hoạt động của các em. Mọi hoạt độâng của Đội đều do các em biểu quyết tổ chức thực hiện theo nguyên tắc tự nguyện tự quản, thể hiện rõ khả năng làm chủ của các em. Đây là đặc trưng cơ bản nhất của tổ chức Đội với tư cách là một lực lượng giáo dục và tự giáo dục. 2. Thể hiện – Mọi công việc của Đội ở Chi đội, Liên đội đều do các tập thể và đội viên bàn bạc, quyết định. – Các quyết định của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Hội đồng Đội các cấp được đưa ra trên cơ sở đại diện cho nghĩa vụ và quyền lợi của tổ chức Đội và đội viên do đại hội Đội các cấp đề xuất. – Khi thảo luận, mọi thành viên có quyền phát biểu trình bày ý kiến của mình. Các quyết định của Liên đội, Chi đội đều được thực hiện khi quá nửa số đội viên đồng ý (số ít phải theo số nhiều, mọi quyết định dựa vào ý kiến của đa số). – Khi thực hiện các hoạt động Đội, vai trò chủ động sáng tạo của mỗi đội viên và tập thể Đội được đề cao. Các em chủ động sáng tạo đề ra các hình thức và tìm biện pháp tổ chức hoạt động. Phụ trách Đội và các thầy cô giáo chỉ hướng dẫn khi thật cần thiết. 3. Các hình thức sinh hoạt Đội Họp Đội là hoạt động thường xuyên của tổ chức Đội. Trong buổi họp, đội viên có quyền phát biểu ý kiến xây dựng nội dung kế hoạch công tác Đội, có quyền ứng cử, đề cử, bầu cử Ban chỉ huy Đội. Vì vậy, họp Đội thể hiện rõ nét sự tự quản của Đội, có các hình thức họp Đội sau đây : Sinh hoạt thường kì của Đội : là các cuộc họp theo lịch định kì, nhằm bàn bạc, triển khai các hoạt động Đội và giáo dục đội viên theo nghị quyết Liên đội, Chi đội đề ra. Đại hội Đội : Các cấp của Đội tiến hành họp đại hội vào đầu năm học để xây dựng chương trình kế hoạch hoạt động năm học mới và bầu Ban chỉ huy Đội. Họp các ban chuyên môn của Đội : là cuộc họp một số đội viên có năng khiếu, khả năng, để bàn bạc kế hoạch tổ chức một mặt hoạt động nào đó như : học tập, lao động, văn hoá văn nghệ, khoa học kĩ thuật, thể thao, du lịch, cắm trại, để bàn về lĩnh vực chuyên môn cụ thể. Họp chỉ huy Đội : bộ tham mưu và bộ máy tự quản của Đội là Ban chỉ huy Liên đội, Ban chỉ huy Chi đội, những bộ máy này cần có các cuộc họp đều đặn để thảo luận và quyết định các chủ trương, biện pháp thực hiện nghị quyết của Đội. Họp bất thường của Đội : là các cuộc họp không dự kiến trước theo lịch sinh hoạt vì các cuộc họp này thường là để triển khai các công việc đột xuất. 4. Lựa chọn và bồi dưỡng Ban chỉ huy Đội Ban chỉ huy Đội là những đội viên được Đại hội Chi đội, Liên đội tín nhiệm bầu ra, có nhiệm vụ điều hành các hoạt động của Đội, thực hiện mục tiêu giáo dục đội viên trở thành con ngoan trò giỏi, đội viên tốt, cháu ngoan Bác Hồ.
  27. Vì vậy muốn phát huy chất lượng tự quản và chất lượng hoạt động, việc lựa chọn bồi dưỡng Ban chỉ huy là một yêu cầu cấp thiết. 4.1. Lựa chọn Ban chỉ huy : việc lựa chọn Ban chỉ huy Đội cần tuân theo các tiêu chuẩn sau : – Nắm vững Điều lệ và nghi thức Đội. – Gương mẫu về các mặt : đạo đức tác phong, học tập, lao động, chính trị tư tưởng, đoàn kết với bạn bè. – Có khả năng tổ chức hoạt động xã hội, lôi cuốn bạn bè vào hoạt động Đội, tự chủ, công bằng, yêu mến tổ chức Đội, cởi mở nhanh nhẹn, chủ động sáng tạo trong hoạt động. 4.2. Bồi dưỡng Ban chỉ huy : Lựa chọn Ban chỉ huy không chỉ là sự tiếp nhận những phẩm chất năng lực đã có ở các em, mà lựa chọn bao giờ cũng đi đôi với bồi dưỡng. Ban chỉ huy là yếu tố quyết định chất lượng hoạt động Đội. Bồi dưỡng Ban chỉ huy là phát huy những mặt sẵn có của các em, đồng thời khơi dậy những khả năng còn tiềm ẩn trong các em, giúp các em hoàn thiện, vươn tới những phẩm chất năng lực cần có của người chỉ huy. Bồi dưỡng Ban chỉ huy là việc làm thường xuyên, cần thiết của người Phụ trách Đội. Bồi dưỡng những nội dung chủ yếu sau đây : a) Bồi dưỡng phương pháp công tác của Ban chỉ huy : – Phương pháp ghi chép biên bản, sổ sách của Đội, phương pháp báo cáo thi đua, báo cáo tổng kết công tác Đội. – Phương pháp công tác của Ban chỉ huy Đội. – Phương pháp tổ chức và điều khiển các cuộc họp Đội. – Phương pháp kiểm tra đánh giá phong trào. – Phương pháp chỉ đạo điểm và tổng kết kinh nghiệm. b) Bồi dưỡng kĩ năng tổ chức điều hành của Ban chỉ huy : – Kĩ năng tổ chức nghi lễ thủ tục của Đội. – Kĩ năng tổ chức, điều hành các cuộc họp Đội. c) Bồi dưỡng tác phong và nghiệp vụ của Ban chỉ huy : – Bồi dưỡng khả năng thuyết trình điều khiển hoạt động Đội trước đông người. – Bồi dưỡng tác phong để tạo uy tín của Ban chỉ huy trong tập thể. – Kĩ năng hướng dẫn nghi thức trò chơi, múa hát, tổ chức trại. NHIỆM VỤ HOẠT ĐỘNG 2 * Nhiệm vụ 1 : Thảo luận nhóm về những vấn đề sau : 1. Sự tự quản của Đội thể hiện như thế nào ? 2. Yêu cầu đối với Ban chỉ huy Đội về phẩm chất và năng lực ? 3. Anh (chị) phụ trách bồi dưỡng chỉ huy Đội của mình như thế nào ? * Nhiệm vụ 2 : Bạn hãy lựa chọn, sắp xếp câu trả lời đúng, phù hợp với câu hỏi trong phần đánh giá.
  28. * Nhiệm vụ 3 : Tự kiểm tra tri thức của mình để điều chỉnh quá trình nhận thức. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG 2 Câu 1 : Bạn hãy lựa chọn sắp xếp câu trả lời đúng phù hợp với câu hỏi. 1. Sinh hoạt thường kì của Đội ? a) Là các cuộc họp không dự kiến trước để triển khai các công việc đột xuất. 2. Đại hội Đội ? b) Là họp bộ tham mưu, bộ máy tự quản của Đội. 3. Họp ban chuyên môn ? c) Để tổng kết công tác năm cũ, xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động năm học mới và bầu BCH Đội. 4. Họp chỉ huy Đội ? d) Là các cuộc họp theo lịch nhằm để bàn bạc, triển khai các hoạt động Đội và giáo dục đội viên. 5. Họp bất thường ? e) Để bàn về lĩnh vực chuyên môn cụ thể của Đội : học tập, lao động, văn nghệ, thể thao, du lịch, cắm trại THÔNG TIN PHẢN HỒI CHO HOẠT ĐỘNG 1. Thông tin phản hồi cho hoạt động 1 : Đáp án câu 1. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC ĐỘI TNTP Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC Đáp án câu 5 : 1 ↔ e 2 ↔ c 3 ↔ f 4 ↔ a 5 ↔ d
  29. 6 ↔ b 2. Thông tin phản hồi cho hoạt động 2 Đáp án câu 1 : 1 ↔ d ↔ 2 ↔ c 3 ↔ e 4 ↔ b ↔ 5 ↔ a
  30. Chủ đề 3 NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG ĐỘI TNTP HỒ CHÍ MINH I. MỤC TIÊU : Học xong chủ đề này, giáo sinh phải đạt được : 1. Kiến thức Nắm vững nội dung từng nguyên tắc và mối quan hệ giữa các nguyên tắc hoạt động Đội với nhau. 2. Kĩ năng Kĩ năng vận dụng các nguyên tắc hoạt động Đội vào trong thực tiễn. Kĩ năng hướng dẫn Ban chỉ huy đội và các lực lượng giáo dục thực hiện đúng những nguyên tắc hoạt động Đội. 3. Thái độ Có trách nhiệâm đối với tổ chức Đội. Tôn trọng và yêu quý thiếu niên, nhi đồng. II. THỜI GIAN : 3 tiết III. GIỚI THIỆU Hoạt động của Đội diễn ra thường xuyên, liên tục, đa dạng về nội dung, phong phú về hình thức. Nhưng tất cả các hoạt động Đội được tiến hành theo những nguyên tắc nhất định sau đây : Nguyên tắc 1 : Đảm bảo định hướng chính trị xã hội. Nguyên tắc 2 : Đảm bảo tính tự nguyên gia nhập Đội và tham gia tích cực vào các hoạt động của Thiếu niên và Đội viên. Nguyên tắc 3 : Đảm bảo tính tự quản của đội viên trên cơ sở có sự phụ trách trực tiếp của Đoàn và sự hướng dẫn sư phạm của thầy cô giáo. Nguyên tắc 4 : Đảm bảo phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và đặc điểm cá nhân của đội viên. Nguyên tắc 5 : Đảm bảo tính lãng mạn, gây hứng thú, mang màu sắc vui chơi trong các hoạt động Đội. Nguyên tắc 6 : Đảm bảo tính hệ thống, liên tục trong các hoạt động Đội. IV. TÀI LIỆU VÀ THIẾT BỊ THỰC HIỆN * Tài liệu : Giáo sinh khi nghiên cứu cần đọc các tài liệu sau : – Lí luận và phương pháp công tác Đội TNTP Hồ Chí Minh (sách CĐSP), NXB GD, 2000. – Lí luận và phương pháp công tác Đội TNTP Hồ Chí Minh, NXB ĐHSP, 2003. – Phương pháp công tác Đội TNTP Hồ Chí Minh (giáo trình đào tạo giáo viên Tiểu học hệ CĐSP và SP 12+2), NXB GD, 1999. – Sách bồi dưỡng thường xuyên chu kì 1997–2000, NXBGD. V. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
  31. Hoạt động 1 : CƠ SỞ XÁC ĐỊNH CÁC NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG ĐỘI TNTP HỒ CHÍ MINH THÔNG TIN CHO HOẠT ĐỘNG 1 Khái niệm nguyên tắc hoạt động Đội : Cơ sở để xây dựng các nguyên tắc hoạt động Đội là : – Phương pháp luạân triết học Mác – Lê-nin. – Tư tưởng Hồ Chí Minh. – Tâm lí giáo dục học. – Lí luận thực tiễn và những kinh nghiệm hoạt động Đội. Những nguyên tắc hoạt động Đội được coi là cơ sở để xây dựng nội dung, các hình thức và phương pháp công tác Đội. Trải qua các giai đoạn phát triển khác nhau của cách mạng, nội dung, hình thức, phương pháp công tác Đội có thể đổi mớí nhưng những nguyên tắc này vẫn không thay đổi, chúng liên hệ với nhau một cách chặt chẽ và thể hiện trong thực tiễn một cách thống nhất. NHIỆM VỤ HOẠT ĐỘNG 1 * Nhiệm vụ 1 : Giáo sinh nghiên cứu tài liệu và thảo luận tìm hiểu khái niệm nguyên tắc hoạt động Đội. * Nhiệm vụ 2 : Làm bài tập theo các câu hỏi để kiểm tra nhận thức của mình. * Nhiệm vụ 3 : Giáo viên đặt các câu hỏi và trả lời giải đáp những thắc mắc của giáo sinh. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG 1 Câu 1 : Đánh dấu x cho sự lựa chọn đúng – sai trong các câu sau đây : a) Nguyên tắc hoạt động Đội thay đổi theo các giai đoạn phát triển của lịch sử cách mạng Việt Nam ? Đúng Sai b) Nội dung, hình thức hoạt động Đội phong phú đa dạng, nhưng tất cả các hoạt động Đội đều được tiến hành theo những nguyên tắc nhất định. Đúng Sai Câu 2 : Đánh dấu x vào câu trả lời đúng. Cơ sở lí luận xác định các nguyên tắc hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh là: a) Tâm lí giáo dục học b) Triết học Mác – Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh c) Lí luận, thực tiễn và kinh nghiệm hoạt động Đội d) Cả ba câu trên đều đúng Câu 3 : Đánh dấu x vào câu trả lời đúng. Cơ sở thực tiễn xác định các nguyên tắc hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh là : a) Đội TNTP Hồ Chí Minh đã tồn tại hơn nửa thế kỉ qua b) Đã tổng kết được nhiều kinh nghiệm quý giá qua các phong trào thiếu nhi c) Dựa trên những hoạt động thực tiễn của các em d) Cả ba câu trên đều đúng
  32. Hoạt động 2 : TÌM HIỂU NGUYÊN TẮC ĐẢM BẢO ĐỊNH HƯỚNG CHÍNH TRỊ XÃ HỘI THÔNG TIN CHO HOẠT ĐỘNG 2 Nguyên tắc 1 : Đảm bảo định hướng chính trị xã hội : 1. Ý nghĩa : – Đảm bảo định hướng chính trị xã hội được coi là nguyên tắc chủ đạo, xuyên suốt trong các hoạt động của Đội, chính là để giữ vững mục tiêu giáo dục của Đảng và tư tưởng Hồ Chí Minh, nhằm rèn luyện các em phấn đấu trở thành con ngoan trò giỏi, người công dân tốt. – Phấn đấu cho lí tưởng độc lập dân tộc, dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh. 2. Yêu cầu sư phạm : Để thực hiện nguyên tắc này, các hoạt động của Đội cần hướng vào các yêu cầu sau : – Hoạt động Đội phải nhằm giáo dục truyền thống dân tộc, truyền thống đấu tranh anh dũng của Đảng và nhân dân ta; giáo dục lòng yêu quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc. – Hoạt động Đội phải góp phần hình thành cho đội viên thiếu niên thế giới quan khoa học, nhân sinh quan cách mạng. – Hoạt động Đội từng bước hình thành và củng cố niềm tin cho các em vào sự nghiệp đấu tranh xây dựng và bảo vệ đất nước. – Hoạt động Đội giúp cho các em thêm yêu quý cuộc sống, rèn luyện phẩm chất, năng lực, sẵn sàng tham gia vào công cuộc đổi mới đất nước. NHIỆM VỤ HOẠT ĐỘNG 2 * Nhiệm vụ 1 : Đọc, tìm hiểu các nguyên tắc hoạt động Đội. * Nhiệm vụ 2 : Thảo luận nhóm, cử đại diệân lên trình bày về những ý kiến đã thống nhất trong nhóm sau khi thảo luận. * Nhiệm vụ 3 : Các nhóm nêu câu hỏi thắc mắc, giáo viên nhậân xét đánh giá và rút ra kết luậân. Sinh viên ghi chép vào vở. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG 2 Câu hỏi : 1. Thảo luận nhóm về các yêu cầu sư phạm của nguyên tắc 1 ? 2. Hoạt động của Đội khác với các hoạt động của các tổ chức chính trị – xã hội khác ở điểm nào ? Hoạt động 3 : TÌM HIỂU NGUYÊN TẮC ĐẢM BẢO TÍNH TỰ NGUYỆN GIA NHẬP ĐỘI VÀ THAM GIA TÍCH CỰC VÀO CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA THIẾU NIÊN VÀ ĐỘI VIÊN THÔNG TIN CHO HOẠT ĐỘNG 3 Nguyên tắc 2 : Đảm bảo tính tự nguyện gia nhập Đội và tham gia tích cực vào các hoạt động của thiếu niên và đội viên. 1. Ý nghĩa : – Nguyên tắc này chính là khẳng định tổ chức Đội là tổ chức quần chúng của trẻ em, không phải tổ chức của người lớn. – Mọi hoạt động Đội phải do các em quyết định.
  33. – Mọi thiếu niên đều có thể tự nguyện viết đơn xin gia nhập Đội khi thấy mình có đủ các điều kiện quy định trong Điều lệ Đội. – Thiếu nhi có quyền được tham gia vào các hoạt động do Đội tổ chức một cách chủ động, sáng tạo. 2. Yêu cầu sư phạm : – Hoạt động Đội cần phải phong phú, đa dạng, hấp dẫn, vui tươi, thì mới thu hút được các em đội viên tự giác, tự nguyện tham gia tích cực. – Hoạt động Đội cần phải tạo điều kiện cho các em hoạt động. Điều kiện tiên quyết của tổ chức Đội là hoạt động. Một tổ chức không hoạt động thì chỉ tồn tại dưới dạng hình thức mà thôi. – Có tạo điều kiện cho các em hoạt động thì mới thực hiện được mục đích giáo dục nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. NHIỆM VỤ HOẠT ĐỘNG 3 * Nhiệm vụ 1 : Đọc, tìm hiểu nội dung nguyên tắc hoạt động Đội. * Nhiệm vụ 2 : Thảo luận nhóm, cử đại diệân lên trình bày về những ý kiến đã được thống nhất trong nhóm khi thảo luận các câu hỏi sau : Câu 1 : Thảo luận nội dung nguyên tắc đảm bảo tính tự nguyện gia nhập Đội và tham gia tích cực vào các hoạt động của thiếu niên và đội viên ? Câu 2 : Ý nghĩa nguyên tắc đảm bảo tính tự nguyện gia nhập Đội và tham gia tích cực vào các hoạt động của thiếu niên và đội viên ? Câu 3 : Yêu cầu sư phạm để đảm bảo nguyên tắc này ? * Nhiệm vụ 3 : Các nhóm nêu câu hỏi thắc mắc, giáo viên giải đáp, nhậân xét, đánh giá và rút ra kết luậân. Sinh viên ghi chép vào vở. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG 3 Bài tập : Là giáo viên Phụ trách Đội, bạn hãy chọn lựa một trong những tình huống sau để kết nạp các em học sinh vào tổ chức Đội : a) Các em thiếu nhi phải chăm ngoan học giỏi, hạnh kiểm tốt mới được kết nạp vào Đội b) Các em thiếu nhi cần cù, thông minh, sáng tạo c) Các em thiếu nhi tự nguyện viết đơn xin vào Đội và được hơn nửa đội viên trong Chi đội biểu quyết đồng ý d) Kết nạp các em thiếu nhi vào Đội để đạt tiêu chuẩn nghị quyết đã đề ra Hoạt động 4 : TÌM HIỂU NGUYÊN TẮC ĐẢM BẢO TÍNH TỰ QUẢN CỦA ĐỘI VIÊN TRÊN CƠ SỞ CÓ SỰ PHỤ TRÁCH TRỰC TIẾP CỦA ĐOÀN VÀ HƯỚNG DẪN SƯ PHẠM CỦA NGƯỜI LỚN THÔNG TIN CHO HOẠT ĐỘNG 4 Nguyên tắc 3 : Đảm bảo tính tự quản của đội viên trên cơ sở có sự phụ trách trực tiếp của Đoàn và sự hướng dẫn sư phạm của người lớn. 1. Ý nghĩa : Đảm bảo tính tự quản của Đội là phát huy vai trò dân chủ, năng lực sáng tạo của tổ chức Đội và đội viên.
  34. Vì các em còn nhỏ, nhận thức của các em chưa sâu sắc, chưa đủ kinh nghiệm trong cuộc sống, chưa có tư duy khoa học, nên đòi hỏi phải có sự hướng dẫn của các nhà sư phạm và sự lãnh đạo của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. 2. Yêu cầu sư phạm : Để đảm bảo nguyên tắc này, hoạt động của Đội cần hướng vào các yêu cầu sau : – Quan tâm bồi dưỡng BCH Đội. – Tin tưởng vào khả năng tự quản của tập thể Đội và đội viên. – Phát huy vai trò tự quản của các em. – Tạo điều kiện để các em có thể tự quản tốt. NHIỆM VỤ HOẠT ĐỘNG 4 * Nhiệm vụ 1 : Đọc, tìm hiểu nguyên tắc hoạt động Đội. * Nhiệm vụ 2 : Thảo luận nhóm, cử đại diệân lên trình bày về những ý kiến đã được thống nhất trong nhóm sau khi thảo luận. * Nhiệm vụ 3 : Các nhóm nêu câu hỏi thắc mắc, giáo viên giải đáp, nhậân xét đánh giá và rút ra kết luậân. Sinh viên ghi chép vào tập. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG 4 Câu 1 : Trình bày nội dung nguyên tắc “Đảm bảo tính tự quản của đội viên trên cơ sở có sự phụ trách trực tiếp của Đoàn và sự hướng dẫn sư phạm của người lớn”? Câu 2 : Ý nghĩa nguyên tắc “Đảm bảo tính tự quản của đội viên trên cơ sở có sự phụ trách trực tiếp của Đoàn và sự hướng dẫn sư phạm của người lớn” ? Câu 3 : Yêu cầu sư phạm để đảm bảo nguyên tắc “Đảm bảo tính tự quản của đội viên trên cơ sở có sự phụ trách trực tiếp của Đoàn và sự hướng dẫn sư phạm của người lớn” ? Hoạt động 5 : NGUYÊN TẮC ĐẢM BẢO PHÙ HỢP VỚI ĐẶC ĐIỂM LỨA TUỔI VÀ ĐẶC ĐIỂM CÁ NHÂN CỦA ĐỘI VIÊN THÔNG TIN CHO HOẠT ĐỘNG 5 Nguyên tắc 4 : Đảm bảo phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và đặc điểm cá nhân của đội viên. 1. Ý nghĩa : Lứa tuổi thiếu niên nhi đồng từ 6 tuổi đến 14 tuổi có nhiều biến đổi về thể chất và tâm sinh lí, đòi hỏi người Phụ trách Đội khi tổ chức các hoạt động và giao nhiệm vụ cho cá nhân cần phải chú ý đảm bảo phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và đặc điểm cá nhân của đội viên. 2. Yêu cầu sư phạm : Để thực hiện nguyên tắc này, tổ chức hoạt động Đội cần chú ý những yêu cầu sau : – Dựa vào đặc điểm lứa tuổi, Đội TNTP Hồ Chí Minh đã thống nhất quy định chương trình rèn luyện đội viên theo 3 hạng : Hạng 1 : cho lứa tuổi từ 13 – 14 và 15 tuổi. Hạng 2 : cho lứa tuổi từ 11 – 12 tuổi. Hạng 3 : cho lứa tuổi từ 9 – 10 tuổi. (Đối với nhi đồng từ 6 – 9 tuổi có chương trình dự bị đội viên.) – Đặc điểm cá nhân đội viên không chỉ là cá tính, giới tính, khuyết tật, mà bao gồm cả hoàn cảnh, môi trường sống
  35. – Người Phụ trách Đội phải có những tri thức về tâm lí, giáo dục và có phương pháp sư phạm khéo léo, phải sâu sát đến từng em đội viên. NHIỆM VỤ HOẠT ĐỘNG 5 * Nhiệm vụ 1 : Đọc, tìm hiểu nguyên tắc hoạt động Đội. * Nhiệm vụ 2 : Thảo luận nhóm, cử đại diệân lên trình bày về những ý kiến đã được thống nhất trong nhóm sau khi thảo luận. * Nhiệm vụ 3 : Các nhóm nêu câu hỏi thắc mắc, giáo viên nhậân xét đánh giá và rút ra kết luậân. Sinh viên ghi chép vào vở. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG 5 Câu 1 : Thảo luận nội dung nguyên tắc 4 “Đảm bảo phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và đặc điểm cá nhân của đội viên” ? Câu 2 : Ý nghĩa nguyên tắc 4. Câu 3 : Yêu cầu sư phạm để đảm bảo nguyên tắc 4 ? Hoạt động 6 : TÌM HIỂU NGUYÊN TẮC ĐẢM BẢO TÍNH LÃNG MẠN, GÂY HỨNG THÚ, MANG MÀU SẮC VUI CHƠI TRONG CÁC HOẠT ĐỘNG ĐỘI THÔNG TIN CHO HOẠT ĐỘNG 6 Nguyên tắc 5 : Đảm bảo tính lãng mạn, gây hứng thú, mang màu sắc vui chơi trong các hoạt động Đội. 1. Ý nghĩa : Nguyên tắc này cũng phù hợp với lí luận giáo dục nói chung và phù hợp với tính chất của tổ chức Đội và thực tiễn công tác Đội. “Học mà chơi, chơi mà học” là một hoạt động phù hợp với thiếu nhi, thông qua đó để giáo dục, rèn luyện các em. Trong hoạt động Đội, vui chơi để tạo một không khí hấp dẫn, lôi kéo sự tò mò, khoa học của các em. 2. Yêu cầu sư phạm : Đảm bảo tính lãng mạn, gây hứng thú là một nguyên tắc phải thực hiện. Tính lãng mạn trong các hoạt động của Đội thể hiện sự tươi trẻ chứ hoàn toàn không mang tính cao siêu, huyền bí viển vông Tính lãng mạn thường được thể hiện ngay từ tên chủ đề của mỗi hoạt động, ví dụ như : Đi tìm “Địa chỉ đỏ”, Hội khoẻ Phù Đổng, Chiến sĩ nhỏ Điện Biên, Theo bước chân người anh hùng, Công tác Trần Quốc Toản, Hợp tác xã Măng non, Hoa nghìn việc tốt, Hoa điểm 10, v.v Nhà sư phạm phải luôn luôn tìm tòi suy nghĩ, trao đổi kinh nghiệm để đưa những nội dung giáo dục vào những hình thức hoạt động phù hợp, hấp dẫn các em. NHIỆM VỤ HOẠT ĐỘNG 6 * Nhiệm vụ 1 : Đọc, tìm hiểu nguyên tắc hoạt động Đội. * Nhiệm vụ 2 : Thảo luận nhóm, cử đại diệân lên trình bày về những ý kiến đã được thống nhất trong nhóm sau khi thảo luận. * Nhiệm vụ 3 : Các nhóm nêu câu hỏi thắc mắc, giáo viên nhậân xét đánh giá và rút ra kết luậân. Sinh viên ghi chép vào tập. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG 6 Câu 1 : Thảo luận nội dung nguyên tắc đảm bảo tính lãng mạn, gây hứng thú mang màu sắc vui chơi trong các hoạt động Đội. Câu 2 : Ý nghĩa nguyên tắc đảm bảo tính lãng mạn, gây hứng thú mang màu sắc vui chơi trong các hoạt động Đội ?
  36. Câu 3 : Yêu cầu sư phạm để đảm bảo nguyên tắc này ? Hoạt động 7 : TÌM HIỂU NGUYÊN TẮC ĐẢM BẢO TÍNH HỆ THỐNG, LIÊN TỤC TRONG CÁC HOẠT ĐỘNG ĐỘI TNTP HỒ CHÍ MINH THÔNG TIN CHO HOẠT ĐỘNG 7 Nguyên tắc 6 : Đảm bảo tính hệ thống, liên tục trong các hoạt động Đội. 1. Ý nghĩa : – Hoạt động Đội là hoạt động giáo dục chứ không phải vui chơi đơn thuần. Giáo dục phải là một quá trình liên tục có hệ thống, có kế hoạch diễn ra qua các giai đoạn từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. – Sự đảm bảo tính hệ thống, liên tục trong các hoạt động Đội thể hiện trước hết ở sự định ra mục đích hoạt động của Đội và sự thống nhất của ba môi trường giáo dục : gia đình, nhà trường và xã hội. Đội không thể là một lực lượng giáo dục biệt lập. 2. Yêu cầu sư phạm : Đối với các anh chị Phụ trách Đội, khi tổ chức các hoạt động Đội cần lưu ý : – Phải có cái nhìn tổng thể, toàn diện về hoạt động giáo dục trong nhà trường, ở địa phương và hoạt động giáo dục của Đội để từ đó xây dựng nên kế hoạch hoạt động phù hợp, đảm bảo nguyên tắc trên. – Khi xây dựng kế hoạch hoạt động cần lưu ý sự thống nhất giữa kế hoạch Liên đội, Chi đội và kế hoạch của đội viên. Kế hoạch năm là cơ sở để xây dựng kế hoạch các học kì và kế hoạch tháng, tuần – Hoạt động của Đội gắn chặt với hoạt động của nhà trường và hoạt động của Đoàn cơ sở. Chương trình hoạt động ngoài giờ lên lớp, các nghị quyết của Đoàn về công tác thiếu nhi và chương trình rèn luyện đội viên là một thể thống nhất, gắn bó với nhau. NHIỆM VỤ HOẠT ĐỘNG 7 * Nhiệm vụ 1 : Đọc, tìm hiểu nội dung nguyên tắc hoạt động Đội. * Nhiệm vụ 2 : Thảo luận nhóm, cử đại diệân lên trình bày về những ý kiến đã được thống nhất trong nhóm sau khi thảo luận các câu hỏi sau : Câu 1 : Thảo luận nội dung nguyên tắc 6. Câu 2 : Ý nghĩa nguyên tắc 6. Câu 3 : Yêu cầu sư phạm để đảm bảo nguyên tắc 6. * Nhiệm vụ 3 : Các nhóm nêu câu hỏi thắc mắc, giáo viên nhậân xét, đánh giá và rút ra kết luậân. Sinh viên ghi chép vào vở. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG 7 Bài tập 1 : Điền vào chỗ trống các từ thích hợp của nguyên tắc hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh. 1. Nguyên tắc đảm bảo (1) xã hội. 2. Nguyên tắc đảm bảo tính (2) gia nhập Đội và tham gia tích cực vào các hoạt động Đội của thiếu niên và đội viên.
  37. 3. Nguyên tắc đảm bảo tính (3) của Đội viên, trên cơ sở có sự phụ trách trực tiếp của Đoàn và sự hướng dẫn sư phạm của người lớn. 4. Nguyên tắc đảm bảo phù hợp với đặc điểm (4) và đặc điểm (5) của đội viên. 5. Nguyên tắc đảm bảo tính, (6) gây (7) , mang màu sắc vui chơi trong các hoạt động Đội. 6. Nguyên tắc đảm bảo tính (8) , (9) trong các hoạt động Đội. Bài tập 2 : Có mấy nguyên tắc hoạt động Đội, trong đó nguyên tắc nào là quan trọng nhất ? Tại sao ? THÔNG TIN PHẢN HỒI CHO HOẠT ĐỘNG 1. Thông tin phản hồi cho hoạt động 1 Đáp án câu 1 : a) chọn sai. b) chọn đúng. Đáp án câu 2 : Đúng : d. Đáp án câu 3 : Đúng : c. 2. Thông tin phản hồi cho hoạt động 2 Câu 1 : Kết quả thảo luận của nhóm về nội dung các yêu cầu sư phạm của nguyên tắc 1. Câu 2 : Hoạt động của Đội khác với các hoạt động của tôn giáo ở điểm tính chất chính trị tư tưởng giáo dục đạo đức người công dân theo quan điểm triết học Mác – Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh. 3. Thông tin phản hồi cho hoạt động 3 Bài tập : Giải quyết tình huống. – Bạn chọn phương án a : là sai. (Bạn đã rơi vào khuynh hướng “thu hẹp tổ chức Đội”. Tổ chức Đội không chỉ là những học sinh chăm ngoan, học giỏi). Bạn cần tìm hiểu thêm Điều lệ Đội TNTP Hồ Chí Minh để chọn lựa chính xác. – Bạn chọn phương án b : là sai. (Bạn đã rơi vào khuynh hướng “Ồ ạt kết nạp các em thiếu nhi vào Đội”. Đội viên lúc đó chỉ là học sinh đeo khăn quàng đỏ.) – Bạn chọn phương án d : là sai. (Bạn đã mắc bệnh “hình thức” chạy theo chỉ tiêu chứ không nghĩ đến chất lượng giáo dục đội viên.) – Bạn chọn phương án c : là đúng. (Bởi vì đáp ứng đảm bảo nguyên tắc hoạt động và Điều lệ Đội TNTP Hồ Chí Minh để giáo dục các em thiếu niên nhi đồng thực hiện đúng mục đích giáo dục của tổ chức Đội đề ra.) 4. Thông tin phản hồi cho hoạt động 4
  38. Câu 1 : Kết quả thảo luận của nhóm về nội dung nguyên tắc “Đảm bảo tính tự quản của đội viên trên cơ sở có sự phụ trách trực tiếp của Đoàn và sự hướng dẫn sư phạm của người lớn”. Câu 2 : Ý nghĩa nguyên tắc “Đảm bảo tính tự quản của đội viên trên cơ sở có sự phụ trách trực tiếp của Đoàn và sự hướng dẫn sư phạm của người lớn” (xem thông tin trong hoạt động 4). Câu 3 : Yêu cầu sư phạm để đảm bảo nguyên tắc “Đảm bảo tính tự quản của đội viên trên cơ sở có sự phụ trách trực tiếp của Đoàn và sự hướng dẫn sư phạm của người lớn” (xem thông tin trong hoạt động 4). 5. Thông tin phản hồi cho hoạt động 5 Câu 1 : Kết quả thảo luận của nhóm về nội dung nguyên tắc 4 : “ Đảm bảo phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và đặc điểm cá nhân của đội viên ”. Câu 2 : Ý nghĩa nguyên tắc 4 (xem thông tin trong hoạt động 5). Câu 3 : Yêu cầu sư phạm để đảm bảo nguyên tắc nguyên tắc 4 (xem thông tin trong hoạt động 5). 6. Thông tin phản hồi cho hoạt động 6 : Câu 1 : Kết quả thảo luận của nhóm về nội dung nguyên tắc 5 : “Đảm bảo tính lãng mạn, gây hứng thú, mang màu sắc vui chơi trong các hoạt động đội”. Câu 2 : Ý nghĩa nguyên tắc 5 (xem thông tin trong hoạt động 6). Câu 3 : Yêu cầu sư phạm để đảm bảo nguyên tắc 5 (xem thông tin trong hoạt động 6) 7. Thông tin phản hồi cho hoạt động 7 : Bài tập 1 : Điền vào chỗ trống các từ thích hợp nguyên tắc hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh. (1) định hướng chính trị (2) tự nguyện (3) tự quản (4) đặc điểm lứa tuổi (5) đặc điểm cá nhân (6) tính lãng mạn (7) hứng thú (8) hệ thống (9) liên tục Bài tập 2 : Có 6 nguyên tắc hoạt động Đội. 1. Nguyên tắc đảm bảo định hướng chính trị xã hội. 2. Nguyên tắc đảm bảo tính tự nguyện gia nhập Đội và tham gia tích cực vào các hoạt động Đội của thiếu niên và đội viên. 3. Nguyên tắc đảm bảo tính tự quản của đội viên, trên cơ sở có sự phụ trách trực tiếp của Đoàn và sự hướng dẫn sư phạm của người lớn. 4. Nguyên tắc đảm bảo phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và đặc điểm cá nhân của đội viên. 5. Nguyên tắc đảm bảo tính lãng mạn, gây hứng thú, mang màu sắc vui chơi trong các hoạt động Đội. 6. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống, liên tục trong các hoạt động Đội.
  39. Nhìn chung, nguyên tắc nào cũng quan trọng, nhưng nguyên tắc số 1 đảm bảo định hướng chính trị xã hội là quan trọng nhất. Bởi vì : – Để giữ vững mục tiêu giáo dục của Đảng. – Hình thành cho đội viên thế giới quan khoa học, giúp các em hướng tới cuộc sống lành mạnh. – Giúp các em hiểu biết truyền thống dân tộc, nâng cao lòng yêu quê hương đất nước. – Thúc đẩy các em ra sức rèn luyện phẩm chất, năng lực, biết cống hiến sức lực nhỏ bé của mình cho xã hội và cuộc sống.
  40. Chủ đề 4 NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC CÔNG TÁC ĐỘI TNTP HỒ CHÍ MINH I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Nắm được những nội dung cơ bản của công tác Đội. Nắm được những hình thức cơ bản của hoạt động Đội. Hiểu được mối quan hệ mật thiết giữa nội dung công tác Đội và hình thức hoạt động Đội. 2. Kĩ năng Có kĩ năng lựa chọn nội dung và hình thức công tác Đội phù hợp với hoàn cảnh thực tế. Có kĩ năng hướng dẫn các em xác định nội dung và hình thức hoạt động phù hợp. Có kĩ năng sáng tạo ra các hình thức hoạt động mới, phù hợp với đối tượng giáo dục và nội dung giáo dục. 3. Thái độ Quan tâm hướng dẫn các em trong quá trình lựa chọn nội dung và hình thức công tác Đội. Tôn trọng, phát huy vai trò tự quản của các em trong việc lựa chọn các hình thức hoạt động phù hợp với nội dung giáo dục. II. THỜI GIAN: 3 tiết III. GIỚI THIỆU Nội dung công tác Đội là thể hiện mục đích, mục tiêu giáo dục của Đội và của nhà trường phổ thông. Hình thức công tác Đội là sự thể hiện của nội dung công tác Đội. Hình thức công tác Đội đa dạng và hấp dẫn, điều đó được quy định bởi đặc trưng về tính chất của tổ chức Đội, bởi những nguyên tắc hoạt động Đội. IV. TÀI LIỆU VÀ THIẾT BỊ THỰC HIỆN – Bùi Sĩ Tụng, Công tác Đội TNTP Hồ Chí Minh, NXBGD, 1995. – Trần Như Tỉnh và Bùi Sĩ Tụng, Phương pháp dạy học bộ môn công tác Đội TNTP Hồ Chí Minh, NXBGD, 2000. – Trần Như Tỉnh (chủ biên), Lí luận và phương pháp công tác Đội TNTP Hồ Chí Minh (dự án Đào tạo giáo viên THCS), NXB Đại học Sư phạm năm 2003. V. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG Hoạt động 1 : TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG CỦA ĐỘI TNTP HỒ CHÍ MINH (thời gian 45 phút) THÔNG TIN CHO HOẠT ĐỘNG 1 1. Khái niệm chung 1.1. Hoạt động Đội là gì ? Hoạt động Đội là hệ thống những hoạt động giáo dục do Đội TNTP Hồ Chí Minh tổ chức, dưới sự lãnh đạo của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, nhằm mục tiêu giáo dục thiếu nhi theo 5 điều Bác Hồ dạy, diễn ra trong trường học và địa bàn dân cư. 1.2. Mục đích, ý nghĩa của hoạt động Đội
  41. a) Mục đích : Hoạt động Đội nhằm giáo dục toàn diện thiếu nhi theo 5 điều Bác Hồ dạy để các em trở thành con ngoan, trò giỏi, đội viên tốt, phấn đấu trở thành cháu ngoan Bác Hồ. b) Ý nghĩa : – Hoạt động Đội nhằm tập hợp thiếu nhi để thông qua đó giáo dục các em. Hoạt động Đội tạo môi trường để các em tìm hiểu, tham gia vào thực tiễn, lao động sản xuất, văn hoá, xã hội, của cuộc sống. – Hoạt động Đội tạo điều kiện để các em thể hiện, tự khẳng định mình trước tập thể, qua đó xác định trách nhiệm của mình trong việc củng cố và phát triển tổ chức Đội. – Hoạt động Đội để Đội TNTP phát huy vai trò của mình trong sự nghiệp cách mạng của Đảng. – Hoạt động Đội góp phần tăng cường tình đoàn kết giữa các thành viên trong tổ chức Đội, xây dựng tổ chức ngày càng vững mạnh. Qua hoạt động, Đội giúp các em có điều kiện tham gia những hoạt động thực tiễn, củng cố, bổ sung và nâng cao kiến thức, đồng thời hoạt động Đội cũng là nơi thể hiện tinh thần dân chủ. 2. Tính chất giáo dục của hoạt động Đội 2.1.Tính mục đích : Cần phải đảm bảo đầy đủ 3 yếu tố sau : – Thỏa mãn nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của đại đa số đội viên. – Đáp ứng nhu cầu rèn luyện đội viên một cách toàn diện, nâng cao chất lượng đội viên, xây dựng và phát triển tổ chức Đội. – Đảm bảo tính công ích xã hội, gắn chặt vào nhiệm vụ chính trị của nhà trường, của địa phương và lợi ích của xã hội trong từng giai đoạn cụ thể. Xuyên suốt 3 yếu tố trên là nội dung giáo dục Cộng sản chủ nghĩa theo 5 điều Bác Hồ dạy nhằm thông qua các hoạt động của Đội để xây dựng tổ chức Đội vững mạnh theo đúng yêu cầu của Điều lệ Đội, góp phần hoàn thiện mục tiêu đào tạo con người toàn diện. 2.2. Tính tổ chức – Hoạt động giáo dục của Đội là hoạt động theo chương trình, kế hoạch do các em xây dựng nên và được cấp bộ Đoàn cùng cấp phê duyệt. – Hoạt động Đội được toàn thể các em đội viên thiếu nhi tham gia dưới sự điều khiển của chỉ huy Đội và sự hướng dẫn của Phụ trách Đội. – Hoạt động giáo dục của Đội diễn ra theo quy trình xác định, có sự chuẩn bị chu đáo, có tổng kết đánh giá rút kinh nghiệm. 2.3.Tính đối tượng – Hoạt động Đội không chỉ phù hợp với tâm lí lứa tuổi của các đội viên mà còn phải thu hút cả sự tham gia của quần chúng thiếu niên, nhi đồng. – Hoạt động Đội không chỉ là hoạt động tập thể của các em cùng tuổi mà còn mở rộng cho các lứa tuổi, trong đó phải đảm bảo tính vừa sức cho từng đối tượng và kể cả đặc điểm riêng của từng em đội viên. Nói đến tính đối tượng cũng là nói đến bản chất thiếu nhi trong cả nội dung và hình thức của hoạt động Đội.
  42. 2.4. Tính tự nguyện tự giác Hoạt động giáo dục của Đội đề cao vai trò tự quản, tự nguyện tham gia của các em, vì vậy sự tự nguyện, tự giác của thiếu nhi khi tham gia các hoạt động Đội được thể hiện ở mọi lúc mọi nơi, ở hoạt động tập thể và hoạt động cá nhân đội viên, ở hoạt động học tập cũng như các hoạt động khác của Đội. 2.5. Tính địa bàn Hoạt động Đội diễn ra trong và ngoài giờ học, trong nhà trường và ở địa bàn dân cư. Hoạt động ngoài giờ học hỗ trợ hoạt động trong giờ học, hoạt động trong nhà trường và hoạt động ở địa bàn dân cư có quan hệ khắng khít, mật thiết, hỗ trợ cho nhau. Hoạt động giáo dục của nhà trường và hoạt động giáo dục của Đội cùng nhằm một mục tiêu giáo dục có quan hệ tương tác với nhau. 2.6.Tính thời gian Hoạt động Đội diễn ra trong không gian và thời gian nhất định, tùy theo nội dung hoạt động, điều kiện cơ sở vật chất và yêu cầu của công tác chỉ đạo. Do vậy, hoạt động giáo dục của Đội phải đảm bảo yêu cầu về không gian, thời gian. 3. Mối quan hệ giữa hoạt động giáo dục của Đội TNTP và hoạt động giáo dục của trường Tiểu học Hoạt động Đội có quan hệ chặt chẽ với hoạt động của nhà trường bởi có cùng mục đích, mục tiêu giáo dục – giáo dục thiếu nhi trở thành những con người mới, những công dân có ích cho xã hội, có phẩm chất : “Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào, Học tập tốt, lao động tốt, Đoàn kết tốt, kỉ luật tốt, Giữ gìn vệ sinh thật tốt, Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm” Trong trường học, hoạt động giáo dục theo mục tiêu, kế hoạch, chương trình của nhà nước là hoạt động chủ đạo. Hoạt động giáo dục của Đội nhằm hỗ trợ cho hoạt động của nhà trường đạt kết quả tốt hơn. 3.1. Hoạt động giáo dục đạo đức Giáo dục đạo đức cho học sinh trong trường phổ thông qua những bài giảng về giáo dục đạo đức, pháp luật, giáo dục công dân và giảng dạy các môn văn hoá trên lớp theo chương trình và thời khoá biểu. Hoạt động giáo dục đạo đức của Đội mềm dẻo hơn cả về nội dung, hình thức và phương tiện giáo dục. Về nội dung : Đội tập hợp và sử dụng tất cả các nội dung có trong sách giáo khoa và trong các sách báo, tạp chí, thông tin đại chúng khác, kể cả các truyện cổ tích, truyện dân gian, thành ngữ, tục ngữ, ca dao Về hình thức giáo dục, Đội chủ yếu tổ chức theo hình thức hoạt động tập thể, tự giác, tự quản, làm cho hoạt động giáo dục trở nên sinh động, hấp dẫn hơn. Đội sử dụng mọi phương tiện có thể có ở trong nhà trường và ngoài xã hội để có thể giáo dục thiếu nhi : sách, báo, tạp chí, phát thanh truyền hình, múa hát, vui chơi giải
  43. trí, v.v Ngoài ra Đội còn sử dụng các cơ sở giáo dục : Nhà văn hoá, nhà thiếu nhi, câu lạc bộ thiếu nhi để chuyển tải nội dung giáo dục của Đội. Lực lượng giáo dục cũng phong phú. Ngoài nhà trường, Đội còn phối hợp với các cơ quan, đoàn thể, quân đội, công an và các lực lượng quần chúng khác tham gia giáo dục thiếu nhi. 3.2. Hoạt động học tập văn hoá, khoa học kĩ thuật Học tập văn hoá khoa học kĩ thuật trong nhà trường diễn ra theo chương trình và thời khoá biểu. Đội hỗ trợ cho hoạt động này bằng cách : Giáo dục thiếu nhi xác định mục tiêu, động cơ, thái độ học tập đúng đắn. Xây dựng nề nếp học tập, phương pháp học tập. Giúp đỡ nhau học tốt. Hỗ trợ các bài giảng trên lớp bằng việc tổ chức các hình thức hoạt động học tập hấp dẫn thiếu nhi : tổ chức các câu lạc bộ, nhóm sở thích, tổ chức các cuộc thi, nhóm sở thích, tổ chức các trò chơi, sưu tập tư liệu, tranh ảnh, tiêu bản, tổ chức các triển lãm, các cuộc tham quan du lịch v.v Danh hiệu “Cháu ngoan Bác Hồ”, “Liên đội mạnh”, “Chi đội mạnh” của Đội là những hình thức động viên cá nhân và tập thể phấn đấu học tập tốt. 3.3. Hoạt động giáo dục lao động, thể chất Hoạt động giáo dục lao động, hướng nghiệp, giáo dục thể dục, sức khỏe, vệ sinh của nhà trường cũng được quy định chặt chẽ trong chương trình chính khoá và theo thời khoá biểu. Phương pháp và hình thức giáo dục tổ chức lao động, thể chất của Đội có đặc điểm riêng, phong phú và sinh động. Giáo dục lao động của Đội là lao động tập thể, công ích, lập quỹ xây dựng Đội, thông qua đó giáo dục tình yêu lao động, yêu quý người lao động cho thiếu nhi. Cùng với các hoạt động đó là tổ chức, hướng dẫn thiếu nhi lao động tự phục vụ bản thân, giúp đỡ gia đình thương binh, liệt sĩ Giáo dục thể dục, sức khỏe, vệ sinh của Đội chủ yếu mang tính tập thể, tự giác, tự quản. Có nhiều hình thức giáo dục đạt kết quả tốt như : tổ chức các câu lạc bộ thể dục thể thao, các cuộc thi (vẻ đẹp đội viên, thi đội Sao đỏ, đội Chữ thập đỏ, đội Cứu thương ). Thời gian gần đây có hàng trăm nhà thiếu nhi trong cả nước ra đời, trong đó hoạt động luyện tập, thi đấu thể dục thể thao, hoạt động rèn luyện sức khỏe được rất nhiều thiếu nhi tham gia. Hoạt động giáo dục của Đội cần được sự hỗ trợ thường xuyên, tích cực của nhà trường. Thực tế cho thấy ở các trường phổ thông tiên tiến đều có tổ chức Đội TNTP vững mạnh, phong trào hoạt động Đội sôi nổi, đạt kết quả tốt. Điều đó nói lên rằng hoạt động giáo dục của nhà trường và của Đội có quan hệ chặt chẽ với nhau. Nhà trường cần quan tâm, ủng hộ mọi điều kiện để Đội hoạt động tốt. Về tổ chức, Đội cần có đội ngũ giáo viên làm phụ trách các Chi đội và giáo viên – Tổng Phụ trách Đội có nhiệt tình, có năng lực.
  44. Về cơ sở vật chất, Đội cần có những điều kiện cần thiết, tối thiểu cho hoạt động, cần được nhà trường giúp đỡ : Phòng Đội, các trang bị (trống, kèn, cờ, khăn quàng đỏ, còi ), các dụng cụ thể thao, nhạc cụ Về tinh thần, lãnh đạo nhà trường và tập thể sư phạm cần ủng hộ, động viên và tích cực tham gia các hoạt động Đội, ngoài ra còn vận động các lực lượng xã hội, đoàn thể, nhân dân địa phương giúp đỡ Đội hoạt động. NHIỆM VỤ HOẠT ĐỘNG 1 * Nhiệm vụ 1 : Nghiên cứu các thông tin cho hoạt động 1. * Nhiệm vụ 2 : Thảo luậân nhóm, tìm hiểu mục đích, ý nghĩa của hoạt độâng Đội và tính chất của hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh. * Nhiệm vụ 3 : Cử đại diện nhóm lên trình bày bản thu hoạch của nhóm. * Nhiệm vụ 4 : Lắng nghe nhận xét, đánh giá của các nhóm khác và ghi tóm tắt ý kiến của giáo viên. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG 1 Câu 1 : Hoạt động Đội là gì ? Hoạt động Đội là hệ thống những hoạt động giáo dục do Đội TNTP Hồ Chí Minh tổ chức, dưới sự lãnh đạo của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Hoạt động Đội nhằm mục tiêu giáo dục các em thiếu niên nhi đồng theo 5 điềâu Bác Hồ dạy, diễn ra trong trường học và trên địa bàn dân cư. Hoạt động Đội tập hợp, hướng dẫn những hoạt động tự nguyện, tự giác của đội viên và thiếu niên nhằm tạo ra hiệu quả tốt, phục vụ cho việc rèn luyện giáo dục các em. a) − Cả hai câu trên đều đúng b) − Cả hai câu trên đều sai Câu 2 : Ý nghĩa của hoạt độâng Đội ? (chọn 2 ý phù hợp với mình) a) − Hoạt động Đội nhằm tập hợp thiếu nhi để thông qua đó giáo dục các em b) − Hoạt động Đội tạo môi trường để các em tìm hiểu, tham gia vào thực tiễn, lao động sản xuất văn hoá, xã hội v.v của cuộc sống c) − Hoạt động Đội tạo điều kiện để các em tự thể hiện, tự khẳng định mình trước tập thể d) − Hoạt động Đội là nơi để Đội TNTP phát huy vai trò của mình trong sự nghiệp cách mạng của Đảng đ) − Hoạt động Đội góp phần tăng cường tình đoàn kết giữa các thành viên trong tổ chức Đội, xây dựng tổ chức ngày càng vững mạnh e) − Hoạt động Đội giúp các em có điều kiện tham gia vào những hoạt động thực tiễn, củng cố, bổ sung và nâng cao kiến thức g) − Hoạt động Đội cũng là nơi thể hiện tinh thần dân chủ Câu 3 : Mục đích của hoạt động Đội ? (đánh dấu x vào câu đúng nhất) a) Hoạt động Đội nhằm giáo dục toàn diện thiếu nhi theo 5 điều Bác Hồ dạy để các em trở thành con ngoan, trò giỏi, đội viên tốt, phấn đấu trở thành cháu ngoan Bác Hồ b) Hoạt động Đội là nơi tập hợp thiếu nhi để các em vui chơi thoải mái
  45. c) Hoạt động Đội là nơi thể hiện tinh thần dân chủ d) Hoạt động Đội tạo môi trường để các em tìm hiểu, tham gia vào thực tiễn, lao độâng sản xuất văn hoá, xã hội v.v của cuộc sống Câu 4 : Trong các tính chất của hoạt động Đội dưới đây, hãy đánh dấu x vào tính chất đạêc trưng của tổ chức Đội : a) Tính mục đích b) Tính tổ chức c) Tính đối tượng d) Tính tự nguyện tự giác e) Tính địa bàn f) Tính thời gian Câu 5 : Phân tích mối quan hệ giữa hoạt động giáo dục của Đội TNTP và hoạt động giáo dục của trường Tiểu học. Hoạt động 2 : XÁC ĐỊNH NHỮNG NỘÂI DUNG VÀ NHỮNG HÌNH THỨC CƠ BẢN CỦA HOẠT ĐỘNG ĐỘI TNTP HỒ CHÍ MINH (Thời gian 90 phút) THÔNG TIN CHO HOẠT ĐỘNG 2 1. Quan niệm về nội dung công tác Đội và những hình thức hoạt động của Đội Nội dung công tác Đội là sự thể hiện mục đích, mục tiêu giáo dục của Đội và của nhà trường phổ thông. Nội dung công tác Đội toàn diện thể hiện ở các mặt hoạt động Đội : – Hoạt động chính trị, tư tưởng, đạo đức. – Hoạt động học tập văn hoá, khoa học kĩ thuật. – Hoạt động lao động, kĩ thuật tổng hợp, hướng nghiệp. – Hoạt động sức khỏe, vệ sinh, môi trường. – Hoạt động thẩm mĩ, văn hoá nghệ thuật. – Hoạt động xây dựng tổ chức Đội và tinh thần đoàn kết hữu nghị quốc tế. Hình thức hoạt động Đội là sự thể hiện của nội dung công tác Đội. Hình thức hoạt động Đội đa dạng và hấp dẫn, điều đó được quy định bởi đặc trưng về tính chất của tổ chức Đội, bởi những nguyên tắc hoạt động Đội. Nội dung công tác Đội và hình thức hoạt động Đội phù hợp, thống nhất với nhau một cách biện chứng, sự kết hợp giữa nội dung và hình thức hoạt động Đội là sự tổng kết, đúc rút kinh nghiệm của cả quá trình hoạt động lâu dài của Đội. Quá trình phát triển của hệ thống, mục tiêu, phương pháp giáo dục của nền giáo dục quốc dân, sự phát triển của nền kinh tế, chính trị, xã hội có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của nội dung và hình thức công tác Đội. Như vậy, nội dung công tác Đội và hình thức hoạt động Đội không ngừng được bổ sung, hoàn thiện để phù hợp với tổ chức Đội, để đáp ứng yêu cầu của sự phát triển kinh tế, chính trị, xã hội và của thời đại. 2. Nội dung, hình thức công tác Đội NỘI DUNG HÌNH THỨC GIÁO DỤC 1. Hoạt Sinh hoạt truyền thống. Giáo dục chính trị, tư tưởng, động chính Xây dựng nhà truyền thống. đạo đức, làm cho các em
  46. trị, tư Hoạt động tập thể. hiểu về Đảng CSVN, nhà tưởng, đạo Sinh hoạt theo chủ đề. nước và pháp luật đức. Tuyên truyền cổ động, báo Hiểu trách nhiệm của cá tường nhân với tập thể : “mình vì Tìm hiểu các ngày lễ lớn. mọi người, mọi người vì Tổ chức, xây dựng quỹ giúp bạn mình”. nghèo vượt khó. Xác định trách nhiệm của Tổ chức hội thảo, nghe báo cáo mình đối với gia đình, nhà về tình hình chính trị. trường và xã hội. Tổ chức các cuộc gặp mặt, hội ⇒ Để trở thành con ngoan, thi. trò giỏi, người công dân tốt. Tổ chức các câu lạc bộ. Tổ chức các đội công tác. Phong trào nói lời hay, làm việc tốt. 2. Hoạt Hội thảo, gặp gỡ nhà khoa học, Giáo dục ý thức, trách động học những người lao động giỏi. nhiệm. tập văn hoá, Hội vui học tập, thi vở sạch chữ Giáo dục mục đích, động cơ, khoa học kĩ đẹp. thái độ học tập, xây dựng nề thuật Tổ chức các nhóm bạn giúp nếp, hứng thú học tập, giúp nhau học tập, các câu lạc bộ học đỡ nhau trong học tập và khả tập năng vận dụng những điều “Tiết học hay, ngày học tốt”, đã học vào thực tiễn cuộc Đội bạn chuyên cần. sống Tổ chức các cuộc tham quan du Giáo dục tinh thần đoàn kết, lịch. tinh thần trách nhiệm giúp Cắm trại đỡ nhau trong học tập. 3. Hoạt Sinh hoạt chủ đề, hội thảo Giáo dục lòng yêu lao động, động lao Tham quan cơ sở sản xuất nông tôn trọng người lao động. động, kĩ nghiệp, công nghiệp, lâm nghiệp Yêu quý thành quả lao động. thuật tổng Tổ chức các buổi lao động. Ý thức, trách nhiệm trong hợp, và Tổ chức các cuộc triển lãm. lao động. hướng Tổ chức các hội thi. Lao động, làm quen lao nghiệp. Kết nghĩa với các đơn vị quân động từ đơn giản đến phức đội, xí nghiệp tạp. Có sức khoẻ, tính khéo léo. Thông qua lao động dần dần định hướng nghề nghiệp cho các em. 4. Hoạt Thường xuyên tập thể dục thể Nhận thức về mục đích của động sức thao và rèn luyện thông qua thực việc tập thể thao rèn luyện khoẻ vệ hành nghi thức Đội. sức khoẻ, vệ sinh cá nhân. sinh, môi Tham quan du lịch, hành quân Thường xuyên tập thể dục, trường cắm trại ⇒ rèn luyện sức khoẻ. nâng cao sức khoẻ. Tổ chức câu lạc bộ y tế, lớp học Giáo dục ý thức giữ gìn vệ cứu thương nhỏ tuổi, ngày sinh cá nhân, vệ sinh môi
  47. không hút thuốc lá trường. 5. Hoạt Tổ chức hướng dẫn các em tham Giáo dục cho thiếu nhi có động về quan du lịch, hướng dẫn các hoạt những hiểu biết sơ đẳng về thẩm mĩ, động văn hoá, nghệ thuật. Tổ cái đẹp trong cuộc sống, văn văn hoá, chức, hướng dẫn đọc sách, học, văn hoá, nghệ thuật. nghệ thuật truyện. Giáo dục truyền thống cách Tổ chức các cuộc tham quan nhà mạng, hình thành thế giới bảo tàng, danh lam thắng cảnh. quan khoa học, nhân sinh Xem phim ảnh, kịch, ca múa, quan đúng đắn. hoà nhạc Sưu tầm tranh ảnh nghệ thuật. Thi hát và vẽ theo chủ đề. 6. Hoạt Đảm bảo sinh hoạt Đội Giáo dục ý thức tổ chức kĩ động xây Rèn luyện nghi thức Đội luật tình đoàn kết nâng cao dựng tổ Thực hiện chương trình rèn trình độ chuyên môn, kĩ chức Đội và luyện đội viên. năng tổ chức của Ban chỉ tinh thần Tổ chức các “câu lạc bộ hữu huy. đoàn kết nghị quốc tế”.Tổ chức các cuộc Làm cho các em hiểu biết về hữu nghị thi đề tài quốc tế. các bạn thiếu nhi, về tổ chức quốc tế Tổ chức giao lưu.Tham gia các và hoạt động của các trại hè, cuộc thi, tham quan du bạn.thiếu nhi quốc tế. lịch nước ngoài. Củng cố và tăng cường tình Tham gia các hoạt động quốc tế đoàn kết. của thanh thiếâu nhi các nước. Tham gia các phong trào đấu Gặp gỡ các bạn thiếu nhi quốc tế tranh vì hoà bình, vì tiến bộ nếu có điều kiện. xã hội. NHIỆM VỤ HOẠT ĐỘNG 2 * Nhiệm vụ 1: Thi đua. Bước 1 : Chia nhóm. Bước 2 : Hướng dẫn (trong vòng 5 phút mỗi nhóm trình bày những hình thức phù hợp với từng nội dung). Bước 3 : Giáo viên chấm điểm và nhậân xét, nhóm nào trình bày nhiều hình thức thì nhóm đó xếp hạng nhất. Bước 4 : Giáo sinh ghi chép vào vở các hình thức đãø thu thập được ở các nhóm. * Nhiệm vụ 2 : Giáo sinh lắng nghe ý kiến của giáo viên và tổng hợp các hình thức của các nhóm trong lớp đề xuất. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG 2 Câu hỏi 1 : Nội dung cơ bản của hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh? Câu hỏi 2 : Những hình thức cơ bản của hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh? (Yêu cầu : phân tích sự phù hợp giữa nội dung công tác Đội và hình thức hoạt động Đội; liên hệ với thực tiễn hoạt động Đội của địa phương.) THÔNG TIN PHẢN HỒI CHO HOẠT ĐỘNG 1. Thông tin phản hồi cho hoạt động 1
  48. Câu 1 : a đúng Câu 2 : chọn a và c hoặc a và d là đúng nhất Câu 3 : a đúng Câu 4 : d đúng Câu 5 : Mối quan hệ giữa hoạt động giáo dục của Đội TNTP và hoạt động giáo dục đào tạo của trường Tiểu học (xem thông tin trong hoạt động 1). 2. Thông tin phản hồi cho hoạt động 2 : Đáp án câu 1 : Nội dung cơ bản của hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh: 1. Hoạt động chính trị, tư tưởng, đạo đức. 2. Hoạt động học tập văn hoá, khoa học kĩ thuật. 3. Hoạt động lao động, kĩ thuật tổng hợp, hướng nghiệp. 4. Hoạt động sức khỏe, vệ sinh, môi trường. 5. Hoạt động về thẩm mĩ, văn hoá nghệ thuật. 6. Hoạt động xây dựng tổ chức Đội và tinh thần đoàn kết hữu nghị quốc tế. Đáp án câu 2 : Kết quả thảo luận của từng nhóm về nội dung công tác Đội và những hình thức của hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh rất phong phú và đa dạng tùy theo đặc điểm từng địa phương.
  49. Chủ đề 5 PHƯƠNG PHÁP CÔNG TÁC ĐỘI TNTP HỒ CHÍ MINH I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Cung cấp cho giáo sinh những kiến thức chung về phương pháp công tác Đội. Nắm được những yêu cầu sư phạm cơ bản khi vận dụng phương pháp công tác Đội. 2. Kĩ năng Giáo sinh rèn luyện kĩ năng cơ bản về phương pháp công tác Đội và những yêu cầu sư phạm khi sử dụng các phương pháp. Biết cách thức tổ chức hoạt động của Đội. 3. Thái độ Đề cao vai trò tự quản chủ động sáng tạo của tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh và đội viên. Khuyến khích, động viên, hướng dẫn các em tự tin, tự chủ trong công tác Đội và sẵn sàng tham gia vào các hoạt động do Đội tổ chức. II. THỜI GIAN : 135 phút III. TÀI LIỆU VÀ THIẾT BỊ THỰC HIỆN Tài liệu : – Bùi Sĩ Tụng, Công tác Đội TNTP Hồ Chí Minh, NXBGD, 1995. – Trần Như Tỉnh và Bùi Sĩ Tụng, Phương pháp dạy học bộ môn công tác Đội TNTP Hồ Chí Minh, NXBGD, 2000. – Phạm Đình Nghiệp (chủ biên), Lí luận phương pháp công tác Đội TNTP Hồ Chí Minh (sách CĐSP). – Bùi Sĩ Tụng (chủ biên), Giáo trình Công tác Đội TNTP Hồ Chí Minh, NXB ĐHSP. VI. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG Hoạt động 1: TÌM HIỂU KHÁI NIỆM PHƯƠNG PHÁP CÔNG TÁC ĐỘI THÔNG TIN CHO HOẠT ĐỘNG 1 Phương pháp công tác Đội là con đường, cách thức và biện pháp tổ chức hoạt động Đội nhằm đưa lại hiệu quả cao nhất trong việc giáo dục và phát triển toàn diện nhân cách đội viên. Phương pháp công tác Đội còn là sự phối hợp nhịp nhàng, thống nhất giữa hoạt động hướng dẫn, định hướng giáo dục của Phụ trách Đội và hoạt động tự quản, tự giáo dục của đội viên. Phương pháp công tác Đội thống nhất với phương pháp dạy và học, giáo dục và tự giáo dục ở trường phổ thông, nhưng có những nét đặc thù riêng do tính chất của tổ chức Đội quy định. Nét đặc thù của phương pháp công tác Đội thể hiện ở chỗ : – Đề cao vai trò tự quản, tự giáo dục của đội viên. – Giáo dục đội viên bằng các biện pháp mềm dẻo như : dùng lời nói, dư luận, dùng các tấm gương, dùng truyền thống để thuyết phục. – Đưa đội viên vào các hoạt động tập thể, mang tính xã hội và vui chơi để giáo dục.
  50. – Khen thưởng, kỉ luật của Đội chủ yếu sử dụng dư luận tập thể hơn là dùng biện pháp hành chính. Tất cả các phương pháp công tác Đội có quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau, và được phối hợp sử dụng trong mỗi hoạt động của Đội. Có 6 phương pháp công tác Đội cơ bản : – Phương pháp hoạt động tập thể, mang tính xã hội. – Phương pháp trò chơi. – Phương pháp thuyết phục. – Phương pháp giao nhiệm vụ cho mỗi đội viên. – Phương pháp thi đua. – Phương pháp khen thưởng và khiển trách. NHIỆM VỤ CỦA HOẠT ĐỘNG 1 * Nhiệm vụ 1 : Nghiên cứu những thông tin cho hoạt động và thảo luận với nhóm về khái niệm phương pháp công tác Đội. * Nhiệm vụ 2 : Giáo sinh lắng nghe giáo viên diễn giảng và ghi chép vào vở. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG 1 Câu hỏi 1 : Phương pháp công tác Đội là gì ? Câu hỏi 2 : Kể tên những phướng pháp đặc trưng cơ bản của công tác Đội ? Hoạt động 2: TÌM HIỂU PHƯƠNG PHÁP HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ, MANG TÍNH XÃ HỘI THÔNG TIN CHO HOẠT ĐỘNG 2 Phương pháp hoạt động tập thể, mang tính xã hội 1. Ý nghĩa – Hoạt động tập thể, mang tính xã hội của tổ chức Đội tạo ra những điều kiện, khả năng tốt trong việc giáo dục và rèn luyện phẩm chất đội viên. – Thông qua hoạt động tập thể, các em đội viên “tự khẳng định mình”, gắn bó tập thể, hình thành thái độ tương thân tương ái, giúp đỡ nhau trong mọi công việc. – Hoạt động tập thể mang tính xã hội của Đội còn được coi như trường học đầu tiên của quá trình giáo dục chính trị – xã hội. – Thông qua hoạt động, các em được tiếp xúc, hòa nhập vào đời sống thường ngày, vào nhịp điệu lao động đang diễn ra trên đất nước. Hoạt động của các em mang lại những thành quả tuy nhỏ bé nhưng ý nghĩa giáo dục lại rất lớn. Các em tự hào về đóng góp nhỏ bé của mình vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của cả nước. Chính vì ý nghĩa trên mà Đội coi hoạt động tập thể mang tính xã hội là một phương pháp công tác của mình. 2. Yêu cầu sư phạm Muốn đảm bảo hiệu quả giáo dục, hoạt động tập thể của Đội phải tuân theo những Yêu cầu sư phạm sau : – Làm cho toàn thể đội viên hiểu rõ ý nghĩa và những yêu cầu đặt ra trong từng hoạt động tập thể, mang tính xã hội của Đội. – Mỗi hoạt động phải được lập thành kế hoạch và bàn các biện pháp thực hiện chu đáo, tỉ mỉ.
  51. – Dự kiến trước các tình huống, những khó khăn có thể gặp phải và biện pháp giải quyết. Phân công công việc phù hợp với độ tuổi, giới tính và khả năng của từng đội viên. – Sử dụng các hình thức thi đua, khuyến khích đội viên tích cực tham gia các hoạt động Đội. – Khi hoàn thành công việc cần kịp thời sơ kết, nhận xét, đánh giá. NHIỆM VỤ CỦA HOẠT ĐỘNG 2 * Nhiệm vụ 1 : Giáo sinh tự nghiên cứu thông tin hoạt động 2. * Nhiệm vụ 2 : Thảo luận nhóm. * Nhiệm vụ 3 : Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận. * Nhiệm vụ 4 : Các giáo sinh nhận xét, bổ sung hoặc đặt câu hỏi. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG 2 Bài tập 1 : Muốn đảm bảo hiệu quả giáo dục, hoạt động tập thể của Đội phải tuân theo những Yêu cầu sư phạm gì ? (điền vào chỗ trống những từ thích hợp sau : đánh giá, tình huống, biện pháp, ý nghĩa, kế hoạch, khó khăn, độ tuổi, khuyến khích, yêu cầu, khả năng.) Làm cho toàn thể đội viên hiểu rõ (1) và những (2) đặt ra trong từng hoạt động tập thể, mang tính xã hội của Đội. Mỗi hoạt động phải được lập thành (3) và bàn các (4) . thực hiện chu đáo, tỉ mỉ. Dự kiến trước các (5) , những (6) có thể gặp phải và biện pháp giải quyết. Phân công công việc phù hợp với (7) , giới tính và(8) của từng đội viên. Sử dụng các hình thức thi đua, (9) đội viên tích cực tham gia các hoạt động Đội. Khi hoàn thành công việc cần kịp thời sơ kết, nhận xét (10). Bài tập 2: Xây dựng tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh trong nhà trường là một việc làm cần thiết, không thể thiếu được. Khi làm phụ trách Chi độâi bạn sẽ làm gì để xây dựng tổ chức Đội ở trường bạn được vững mạnh ? 1. Cố gắng tìm tòi, học hỏi, suy nghĩ sáng tạo các hình thức biện pháp chỉ đạo hoạt động Đội. 2. Kết hợp công tác Đội với công tác của nhà trường, phối hợp chặt chẽ với các lực lượng khác trong và ngoài nhà trường. 3. Chăm lo bồi dưỡng Ban chỉ huy Chi đội và xây dựng Chi đội tự quản. 4. Định ra mục tiêu rõ ràng, đặt kế hoạch chính xác. Hoạt động 3: TÌM HIỂU PHƯƠNG PHÁP TRÒ CHƠI VỚI THIẾU NHI THÔNG TIN CHO HOẠT ĐỘNG 3 Phương pháp trò chơi với thiếu nhi
  52. 1. Ý nghĩa Trò chơi có ý nghĩa quan trọng và cần thiết đối với đời sống của thiếu nhi. Trò chơi chẳng những đáp ứng nhu cầu của các em mà còn là phương pháp giáo dục các em có hiệu quả. Đặc thù của trò chơi là có sức lôi cuốn trẻ em rất cao, dễ đưa các em đến sự say mê, hứng thú. Trò chơi mang đến cho các em niềm sung sướng, sự thỏa mãn và sảng khoái. Trò chơi giúp các em lĩnh hội tri thức tự nhiên, xã hội và tư duy, tạo cho các em những nhạy cảm, nhạy bén, phản xạ thần kinh tốt, hình thành trong các em kĩ năng, kĩ xảo hoạt động mà trên lớp khó có điều kiện rèn luyện. Trò chơi còn giúp cho các em khả năng ứng xử linh hoạt, khả năng giao tiếp và quan hệ xã hội tốt. Có các loại trò chơi lớn, vừa, nhỏ ; trò chơi phát triển trí tuệ, phát triển thể lực, trò chơi giáo dục ; trò chơi được tổ chức ở địa điểm, điạ hình khác nhau : chơi trong nhà, chơi ngoài trời (ngoài sân, bãi, dã ngoại ) 2. Yêu cầu sư phạm – Nội dung và hình thức trò chơi cần phù hợp với đặc điểm lứa tuổi, đặc điểm giới tính. – Hình thức trò chơi cần luôn luôn đổi mới, hấp dẫn. – Nội dung và mức độ yêu cầu của trò chơi cần được nâng cao dần (từ đơn giản đến phức tạp, từ làm quen đến thành thạo ) – Trò chơi cần được lựa chọn nội dung, hình thức phù hợp với yêu cầu giáo dục và cần phải được chuẩn bị chu đáo, nhất là những trò chơi cần sử dụng dụng cụ và các điều kiện vật chất khác. – Phải chuẩn bị các điều kiện đảm bảo an toàn và sự thành công của trò chơi, nhất là trò chơi vận động, trò chơi ngoài trời, trò chơi lớn, dã ngoại – Anh chị Phụ trách Đội cần có “cẩm nang trò chơi” và phổ biến cho Đội để các em thường được chơi trò chơi mới, hoặc có thể tự sáng tạo ra trò chơi cho mình và cho các em nhi đồng. NHIỆM VỤ CỦA HOẠT ĐỘNG 3 Nhiệm vụ 1 : Nghiên cứu những thông tin cho hoạt động và thảo luận nhóm về Yêu cầu sư phạm của phương pháp trò chơi với thiếu nhi. Nhiệm vụ 2 : Lắng nghe giáo viên diễn giảng và ghi chép vào vở. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG 3 Bài tập 1 : Muốn chọn trò chơi cho trẻ em, cần chọn theo : a) Lứa tuổi c) Địa điểm b) Hoàn cảnh và nội dung giáo dục d) Thời gian Bài tập 2 : Trò chơi đối với trẻ em là a) Nguồn vui giải trí b) Nhu cầu không thể thiếu được c) Hình thức phương pháp giáo dục d) Cả ba câu trên đều đúng Bài tập 3 : Bài tập tình huống : Khả năng làm Quản trò
  53. Khi tham gia các hoạt động Đội, nhất là hoạt động trò chơi với thiếu nhi, trường hợp bạn bị phạt : làm thằng hề, nắn tượng, làm con vật như bò, vịt, Bạn xử lí tình huống đó như thế nào ? 1. Thực hiện hình phạt một cách vui vẻ. 2. Rất mắc cỡ khi thực hiện hình phạt. 3. Không thực hiện hình phạt vì cảm thấy bị xúc phạm đến nhân cách người giáo viên phụ trách Đội. 4. Không tham gia trò chơi vì sợ hình phạt. Hoạt động 4 : TÌM HIỂU PHƯƠNG PHÁP THUYẾT PHỤC THÔNG TIN CHO HOẠT ĐỘNG 4 Phương pháp thuyết phục 1. Ý nghĩa – Phương pháp thuyết phục được thể hiện qua lời nói : chứng minh, giải thích, phân tích, đàm thoại ; thể hiện qua những tấm gương : gương bạn bè, anh chị em, cha mẹ, các anh chị phụ trách, các thầy cô giáo v.v , đến những tấm gương anh hùng, liệt sĩ, gương Bác Hồ, gương các danh nhân lịch sử, văn hoá. Truyền thống dân tộc cũng là tấm gương để các em giữ gìn, học tập, noi theo. – Thuyết phục bằng lời nói được sử dụng rộng rãi trong các cuộc họp, sinh hoạt, hội thảo, phát thanh, truyền hình của Đội ; trong các buổi nói chuyện giữa các em và người lớn (anh chị phụ trách, thầy cô giáo, các anh hùng, chiến sĩ thi đua trong lao động sản xuất và chiến đấu). – Thuyết phục bằng lời nói chủ yếu là phân tích, giảng giải, chứng minh để thuyết phục các em làm việc tốt, noi gương tốt, nhận thức được cái sai, tránh cái sai, biết phê phán, đấu tranh với cái sai. 2. Yêu cầu sư phạm Khi sử dụng phương pháp thuyết phục bằng lời nói, chúng ta cần đảm bảo các yêu cầu sau : – Không khí buổi thảo luận, hội thảo hay thuyết trình phải chân thành cởi mở, hấp dẫn. – Lời nói rõ ràng, sinh động, ngắn gọn. Phân tích, giảng giải, thuyết trình phải có sức thuyết phục. – Động viên đa số đội viên tích cực tham gia thảo luận, tranh luận và lắng nghe ý kiến của người khác. – Thuyết phục bằng những tấm gương tốt, điển hình : Phương pháp này được Đội thường xuyên sử dụng bởi vì nó có tác động mạnh mẽ đến quá trình “tự giáo dục” ở mỗi đội viên. Tấm gương điển hình nhất mà Đội luôn luôn đề cao là cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Bác Hồ. Trong ngày thường, đời thường, ở mỗi địa phương đều có nhiều gương người tốt trong học tập, lao động sản xuất chiến đấu đó là những tấm gương thực tế sinh động nhất để Đội thuyết phục đội viên của mình. – Truyền thống của dân tộc, của địa phương, các danh nhân lịch sử, các anh hùng, liệt sĩ thường được Đội lấy làm tên cho các hoạt động, làm tên cho các đơn vị tổ chức, sinh hoạt của Đội đó là những biểu tượng cao đẹp, là những tấm gương sáng ngời đối với các em. NHIỆM VỤ CỦA HOẠT ĐỘNG 4 * Nhiệm vụ 1 : Giáo sinh tự nghiên cứu những thông tin cho hoạt động.
  54. * Nhiệm vụ 2 : Thảo luận nhóm về các Yêu cầu sư phạm khi sử dụng phương pháp thuyết phục. * Nhiệm vụ 3 : Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận. * Nhiệm vụ 4 : Các giáo sinh khác bổ sung hoặc đặt câu hỏi. * Nhiệm vụ 5 : Giáo viên tổng kết. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG 4 Bài tập 1 Khi sử dụng phương pháp thuyết phục bằng lời nói, chúng ta cần đảm bảo các yêu cầu gì ? (điền vào chỗ trống các từ sau : lắng nghe, tích cực, tự giáo dục, thuyết trình, chân thành, thuyết phục, sinh động, Đội TNTP, tấm gương) 1. Không khí buổi thảo luận, hội thảo hay (a) phải (b) cởi mở, hấp dẫn. 2. Lời nói rõ ràng, (c) ., ngắn gọn. Phân tích, giảng giải thuyết trình phải có sức .(d) 3. Phương pháp này được (e) thường xuyên sử dụng bởi vì nó có tác động mạnh mẽ đến quá trình “ (f ) ” ở mỗi đội viên. 4. Động viên đa số đội viên (g) tham gia thảo luận, tranh luận và (h) ý kiến của người khác. 5. Thuyết phục bằng những (i) tốt, điển hình. Bài tập 2 : Tình huống giao tiếp sư phạm Trong giờ truy bài, giáo sinh thực tập (làm công tác Phụ trách Chi đội) đôn đốc theo dõi học sinh truy bài. Từng nhóm đang chú ý, song vẫn có một học sinh nam vốn hiếu động chạy từ nhóm này đến nhóm khác, lại còn trêu chọc các bạn gái, giáo sinh nghiêm nét mặt và đã nhắc nhở em, em ngồi ngay xuống một nhóm và giương cặp mắt to nhìn giáo sinh tỏ vẻ phản ứng và vẫn không chịu ngồi yên. Giáo sinh thực tập gặp Phụ trách Đội, báo cáo và nhờ Phụ trách Đội xử lí. Có các tình huống xử lí sau đây : 1. Phụ trách Đội trả lời : Sao lại bảo tôi, giờ thực tập của bạn, bạn phải làm gì đi chứ ! 2. Phụ trách Đội (vui vẻ trả lời) : Bạn yên tâm, tôi sẽ gọi em đó lên đây và trừ điểm thi đua của Chi đội. 3. Phụ trách Đội cùng đi xuống với giáo sinh thực tập để giải quyết vấn đề. 4. Ý kiến khác Hoạt động 5 : TÌM HIỂU PHƯƠNG PHÁP GIAO NHIỆM VỤ CHO MỖI ĐỘI VIÊN THÔNG TIN CHO HOẠT ĐỘNG 5 Phương pháp giao nhiệm vụ cho mỗi đội viên 1. Ý nghĩa