Luận văn Sử dụng vốn ODA trong xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật ở Hà Nội

pdf 99 trang ngocly 3390
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Sử dụng vốn ODA trong xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật ở Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfluan_van_su_dung_von_oda_trong_xay_dung_co_so_ha_tang_ky_thu.pdf

Nội dung text: Luận văn Sử dụng vốn ODA trong xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật ở Hà Nội

  1. TRƯỜNG KHOA LUẬN VĂN Sử dụng vốn ODA trong xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật ở Hà Nội
  2. LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Bước sang thiên niên kỷ thứ 3 của loài người, cùng với sự phát triển vượt bậc về khoa học kỹ thuật và những thành tựu rực rỡ về kinh tế -văn hoá-giáo dục, thì vẫn còn có tới 2/3 dân số thế giới sống trong cảnh nghèo đói, thiếu nước sạch, thiếu sự chăm sóc y tế, giáo dục, thiếu những điều kiện sinh hoạt tối thiểu. Trong một nỗ lực chung, xoá bỏ nghèo đói, và giảm dần quãng cách về trình độ phát triển giữa các quốc gia, các khu vực trên thế giới, hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) đã có những đóng góp tích cực vì mục tiêu phát triển toàn cầu. Chính phủ Việt Nam hiện đang gánh vác trách nhiệm đưa đất nước tiến lên con đường phát triển, thông qua việc đề cao các mục tiêu phát triển con người, đã dành được sự ủng hộ mạnh mẽ của cộng đồng các nhà tài trợ quốc tế. Tính đến năm 2000, tổng số vốn ODA giải ngân cho Việt Nam đã lên tới 7,6 tỷ USD, thông qua các chương trình, dự án xoá đói giảm nghèo, y tế, giáo dục đào tạo, giao thông, cấp thoát nước, từng bước đã góp phần cải thiện các chỉ số xã hội, nâng cao mức sống người dân, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước, vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh”. Trong cả nước, Hà Nội cũng là một trong các tỉnh, thành phố thu hút được nhiều vốn ODA trong các dự án phát triển kết cấu hạ tầng cơ sở. Nhiều công trình hạ tầng giao thông, cấp thoát nước được xây dựng bằng nguồn vốn ODA đã tạo ra những thay đổi khởi sắc trong nếp sống văn minh đô thị. Hiện nay, chủ trương chung của thành phố là tập trung thu hút, sử dụng vốn ODA hình thành hệ thống cơ sở hạ tầng cơ sở hiện đại, tạo tiền đề cho phát triển kinh tế. Trong bối cảnh nguồn cung cấp ODA không ngừng giảm sút, sự cạnh tranh quốc tế trong việc thu hút, sử dụng vốn ODA ngày càng diễn ra gay gắt 1
  3. thì việc phân tích, đánh giá thực trạng sử dụng vốn ODA cho phát triển kết cấu hạ tầng cơ sở ở Hà Nội, để tìm ra những tồn tại, khó khăn, có biện pháp kịp thời tháo gỡ giải quyết là hết sức cần thiết. Chính vì vậy tôi chọn đề tài “ Sử dụng vốn ODA trong xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật ở Hà Nội”. 2. Mục đích của đề tài Một là, phân tích tình hình sử dụng vốn ODA trong phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật ở Hà Nội. Hai là, đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA trong phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật ở Hà Nội. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài Đề tài tập trung nghiên cứu việc sử dụng vốn ODA trong phát triển hạ tầng kỹ thuật thành phố Hà Nội, thực trạng sử dụng, những thành tựu và khó khăn tồn tại. 4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài Phương pháp luận được đề tài sử dụng là phương pháp duy vật biện chứng. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể là phương pháp so sánh, phân tích và tổng hợp, khái quát hoá vv 5. Kết cấu của bài khóa luận Ngoài lời mở đầu, lời kết và danh mục tài liệu tham khảo, bài khoá luận gồm 3 chương: Chương I: Vài nét về nguồn hỗ trợ phát triển chính thức và vai trò của nguồn vốn này đối với đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng Chương II: Thực trạng sử dụng vốn ODA cho phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật thành phố Hà Nội Chương III: Một số giải pháp nhằm thu hút và sử dụng có hiệu quả vốn ODA cho phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật thành phố Hà Nội 2
  4. CHƯƠNG 1 - VÀI NÉT VỀ NGUỒN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC VÀ VAI TRÒ CỦA NGUỒN VỐN NÀY ĐỐI VỚI ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG 1.1 TỔNG QUAN VỀ NGUỒN VỐN ODA 1.1.1 Khái niệm, bản chất và phân loại ODA  Khái niệm Hỗ trợ phát triển chính thức bao gồm các khoản viện trợ không hoàn lại, viện trợ có hoàn lại, hoặc tín dụng ưu đãi của chính phủ, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức thuộc hệ thống Liên hợp quốc, các tổ chức tài chính quốc tế dành cho nước đang và chậm phát triển. Nguồn vốn từ bên ngoài đưa vào các nước đang và chậm phát triển được thực hiện thông qua các hình thức: - Tài trợ phát triển chính thức (Official Development Finance -ODF) là nguồn tài trợ chính thức của chính phủ cho mục tiêu phát triển. Nguồn vốn này bao gồm ODA và các hình thức ODF khác trong đó ODA chiếm tỷ trọng chủ yếu. - Tín dụng thương mại từ các ngân hàng (Commercial Credit by Banks) là nguồn vốn chủ yếu hỗ trợ cho các hoạt động thương mại, xuất nhập khẩu. - Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment-FDI) là loại hình kinh doanh mà nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn, trực tiếp quản lý quá trình sử dụng vốn, tự chịu trách nhiệm về lỗ lãi, cũng như các nghĩa vụ tài chính khác với cơ quan nhà nước. - Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức phi chính phủ (Non Governme- ent Organization-NGO) - Tín dụng tư nhân: loại vốn này có ưu điểm là hầu như không gắn với bất 4
  5. cứ điều kiện ràng buộc nào về chính trị, xã hội, song các điều kiện cho vay rất khắt khe (thời hạn hoàn trả vốn ngắn và lãi suất vay cao), vốn được sử dụng chủ yếu đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu và thường là ngắn hạn. Vốn này cũng được dùng để đầu tư phát triển và mang tính dài hạn. Tỷ trọng của vốn dài hạn trong tổng số có thể tăng thêm đáng kể nếu triển vọng tăng trưởng lâu dài, đặc biệt là tăng trưởng xuất khẩu của nước đi vay là khả quan. Các dòng vốn quốc tế này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Nếu một nước kém phát triển không nhận được vốn ODA đủ mức cần thiết để hiện đại hoá các cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội, thì cũng khó có thể thu hút được nguồn vốn FDI, cũng như vay vốn tín dụng để mở rộng sản xuất kinh doanh. Nhưng nếu chỉ tìm kiếm nguồn vốn tín dụng khác thì chính phủ sẽ không có đủ thu nhập để trả nợ cho các loại vốn ODA.  Bản chất Trước những năm 70-80, ODA được coi là nguốn vốn viện trợ của các nước phát triển cho các nước đang và kém phát triển, nó chủ yếu là viện trợ không hoàn lại (cho không) dưới hình thức viện trợ bằng hàng hoá là chủ yếu. Ngày nay, ODA được hiểu là “Hỗ trợ phát triển chính thức”, là hình thức hợp tác phát triển giữa các nước đã công nghiệp hoá, các tổ chức quốc tế với các nước đang phát triển. Theo quan điểm này, phần nhỏ của ODA là viện trợ không hoàn lại, còn chủ yếu là các khoản vốn vay với điều kiện ưu đãi. Do vậy, ODA là nguồn vốn có khả năng ”gây nợ”. Khi tiếp nhận và sử dụng ODA, do tính chất ưu đãi của nó nên gánh nặng nợ nần thường không thấy ngay. Một số nước do không sử dụng hiệu quả nên có thể tạo ra sự tăng trưởng nhất thời, nhưng sau một thời gian lại lâm vào vòng nợ nần do không có khả năng trả nợ. Sự phức tạp ở chỗ, ODA không có khả năng đầu tư trực tiếp cho sản xuất, nhất là cho xuất khẩu, xong việc trả nợ lại dựa vào xuất khẩu để thu ngoại tệ. Theo Ngân hàng thế giới (WB) và Quỹ tiền tệ thế giới (IMF), xác định một quốc gia có khả năng trả nợ nước ngoài là khi nước này có thể thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ nợ nước ngoài hiện tại và tương lai mà 5
  6. không cần dựa vào việc giảm hoặc bố trí lại lịch trả nợ hoặc chồng chất thêm nợ, mà không ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế. Nước đó cần phải đạt các tiêu chí sau: - Tỷ lệ giữa nợ hiện tại theo thời giá so với xuất khẩu trong khoảng 200-250% (Tỷ lệ nợ tồn đọng). - Tỷ lệ giữa dịch vụ trả nợ so với tổng giá trị xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ trong khoảng 22-25% (Tỷ lệ thanh toán tiền mặt ). Nhiều nước nghèo mắc nợ nhiều sẽ không có khả năng đạt tỷ lệ này trong tương lai. Theo số liệu năm 1999, trong số những nước nợ nhiều nhất có: Braxin (179 tỷ USD); Mêxicô (157 tỷ); Trung Quốc (129 tỷ USD); Indonêxia (129 tỷ USD); Achentina (94 tỷ USD); Thái Lan (91 tỷ USD). Nhiều nước nghèo hơn còn có mức nợ nước ngoài lớn hơn GNP. Chẳng hạn, trong năm 1996, Nigiêria có GNP 27,6 tỷUSD- Nợ 31,4 tỷ USD; Jordan 7,1 tỷ USD- Nợ 8,1 tỷ USD; Lào 1,9 tỷ USD-Nợ 2,3 tỷ USD; Mozambique 1,5 tỷ USD-Nợ 5,8tỷ USD. ODA phải được hiểu là các “khoản vay”, không có nghĩa là “cho không”, do đó các nước tiếp nhận viện trợ cần phải cân nhắc kỹ lưỡng trước khi lựa chọn mỗi khoản vay, đồng thời phải quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn vay này, tạo lực hút để thu hút những nguồn vốn khác (FDI, tín dụng thương mại quốc tế v.v ), là cơ sở, tiền đề cho quá trình xây dựng và phát triển đất nước.  Phân loại Theo tính chất - Viện trợ không hoàn lại: Là các khoản cho không, không phải hoàn trả. - Viện trợ có hoàn lại: Các khoản cho vay ưu đãi (Vay tín dụng với điều kiện “Mềm”, lãi suất thấp, thời hạn khoản vay thường từ 20-30 năm, thời gian ân hạn dài). - Viện trợ hỗn hợp: Gồm một phần cho không, phần còn lại thực hiện 6
  7. dưới hình thức vay tín dụng (Có thể ưu đãi hoặc thương mại). Theo mục đích - Hỗ trợ cơ bản: Là những nguồn lực được cung cấp để đầu tư xây dựng cơ bản - Hỗ trợ kỹ thuật: Là những nguồn vốn giành cho chuyển giao tri thức, công nghệ, xây dựng năng lực, tiến hành nghiên cứu cơ bản hoặc nghiên cứu đầu tư, phát triển thể chế và nguồn nhân lực loại viện trợ này chủ yếu là viện trợ không hoàn lại. Theo điều kiện - ODA không ràng buộc: Việc sử dụng nguồn tài trợ không bị ràng buộc bởi nguồn sử dụng hay mục đích sử dụng. - ODA có ràng buộc. + Bởi nguồn sử dụng: Có nghĩa là việc mua sắm hàng hoá, trang thiết bị hay dịch vụ bằng nguồn ODA chỉ giới hạn trong một số công ty do nước tài trợ sở hữu hoặc kiểm soát (Đối với viện trợ song phương, hoặc công ty của các nước thành viên (Với viện trợ đa phương). + Bởi mục đích sử dụng: chỉ được sử dụng ở một số lĩnh vực nhất định hoặc một số dự án cụ thể. + ODA có thể ràng buộc một phần: Một phần chi ở nước viện trợ, phần còn lại chi ở bất cứ nơi nào. Theo hình thức - Hỗ trợ dự án là hình thức chủ yếu của ODA để thực hiện các dự án cụ thể. Nó có thể là hỗ trợ cơ bản hoặc hỗ trợ kỹ thuật, có thể là cho không hoặc cho vay ưu đãi. - Hỗ trợ phi dự án bao gồm các hình thức sau: + Hỗ trợ cán cân thanh toán: Thường là hỗ trợ tài chính trực tiếp 7
  8. (Chuyển giao tiền tệ), hoặc hỗ trợ hàng hoá, hoặc hỗ trợ nhập khẩu. Ngoại tệ hoặc hàng hoá chuyển giao qua hình thức này có thể được sử dụng để hỗ trợ ngân sách. + Hỗ trợ trả nợ - Viện trợ chương trình: là khoản ODA giành cho một mục đích tổng quát với thời gian nhất định mà không phải xác định một cách chính xác nó được sử dụng như thế nào. 1.1.2 Nguồn gốc lịch sử của ODA ODA được hình thành sau đại chiến thế giới thứ II, các nước công nghiệp phát triển đã có sự thoả thuận trợ giúp các nước thế giới thứ 3 dưới dạng viện trợ không hoàn lại hoặc cho vay với điều kiện ưu đãi. Ngày 14-2- 1960, tại Paris các nước đã ký thoả thuận thành lập tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển (Organization for Economic and Development-OECD), tổ chức này bao gồm 20 nước thành viên ban đầu đã đóng góp phần quan trọng nhất trong việc cung cấp ODA song phương và đa phương. Trong khuôn khổ hợp tác phát triển, các nước OECD đã lập ra các ủy ban chuyên môn, trong đó có Ủy ban Hỗ trợ Hợp tác Phát triển (Development Assistance Committee-DAC), nhằm giúp các nước đang phát triển phát triển kinh tế và nâng cao hiệu quả đầu tư. Thành viên ban đầu của DAC gồm 18 nước. Thường kỳ các nước thành viên của DAC thông báo cho ủy ban các khoản đóng góp của họ cho các chương trình viện trợ phát triển và trao đổi với nhau các vấn đề liên quan đến chính sách viện trợ phát triển. Thành viên của DAC hiện nay gồm có: Áo, Bỉ, Canada, Đan Mạch, Pháp, Đức, Ailen, Italia, Hà Lan, Nauy, Bồ Đào Nha, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Vương quốc Anh, Mỹ, Ôtrâylia, Niudilân, Nhật Bản, Luxămbua, Tây Ban Nha và Liên minh Châu Âu-EC. 1.2 VÀI NÉT VỀ CỘNG ĐỒNG CÁC NHÀ TÀI TRỢ 1.2.1 Cộng đồng các nhà tài trợ 8
  9.  Nguồn cung cấp viện trợ song phương - Các thành viên của DAC Ngày 14-2-1960, tại Paris các nước đã thoả thuận thành lập tổ chức hợp tác phát triển kinh tế-OECD, ban đầu gồm 20 viên thành viên. Trong khuôn khổ hợp tác phát triển, các nước OECD đã lập ra các ủy ban chuyên môn trong đó có DAC, ủy ban hỗ trợ hợp tác phát triển, ban đầu gồm 18 thành viên, hiện nay là 21 thành viên. Thành viên hiện nay của DAC gồm có: Áo, Bỉ, Canada, Đan Mạch, Pháp, Đức, Ailen, Italia, Hà Lan, Nauy, Bồ Đào Nha, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Vương quốc Anh, Mỹ, Ôtrâylia, Niudilân, Nhật Bản, Luxămbua, Tây Ban Nha và Liên minh Châu Âu-EC. Trong tổng số ODA viện trợ song phương, ODA từ các nước thành viên của DAC là lớn nhất. Năm 1997, DAC cung cấp 48,324 tỷ USD bằng 0,22% GNP của các nước này. Năm 2000 là 45,711 tỷ USD, bằng 0,205% GNP. Trong giai đoạn từ 1991-1997, tất cả các nhà tài trợ đều giảm ODA/GNP, riêng Mỹ là nước giảm nhiều nhất. Viện trợ của nước này năm 1997 là 6878 tỷ USD, chiếm 0,09% GNP (trong khi năm 1991 là 11709 tỷ USD-0,2%GNP). Thụy Điển và các nước Bắc Âu vốn được coi là hào phóng cũng chỉ dành viện trợ 1% GNP của mình. Bảng 1 : Điều kiện cho vay của một số nhà tài trợ lớn Đối tác Lãi suất Thời hạn Ân hạn Hà Nội vay lại (%) (năm) (năm) (%) Nhật Bản (OECF) 0,75 40 10 0,75-1 WB 0,75 30-40 5-10 6,5 ADB 1 15-20 5-7 6,5 Pháp (ADF) 1-2 15-20 4-6 3-5 Nguồn: Phòng viện trợ và vốn vay-Sở KHĐT Hà Nội - Một số quốc gia khác Đóng góp vào viện trợ song phương còn có một số quốc gia khác như: Liên bang Nga, một số nước Đông Âu, Ả Rập, Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore Tuy nhiên, lượng viện trợ thông qua nguồn này là rất nhỏ.  Nguồn cung cấp viện trợ đa phương 9
  10. Bên cạnh việc cung cấp ODA trực tiếp (đóng vai trò là các nhà tài trợ song phương), các nước cung cấp ODA còn chuyển giao ODA cho các nước đang phát triển thông qua các tổ chức viện trợ đa phương đó là: - Các tổ chức thuộc hệ thống Liên Hợp Quốc: + Chương trình phát triển của Liên Hợp Quốc (UNDP) + Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNCEF) + Chương trình lương thực thế giới (WFP) + Quỹ dân số Liên hợp quốc (UNFPA) + Tổ chức Y tế thế giới (WHO) + Tổ chức nông nghiệp và lương thực (FAO) Viện trợ của các tổ chức thuộc hệ thống Liên hợp quốc thường được thực hiện dưới hình thức viện trợ không hoàn lại, bằng nguồn vốn của Liên hợp quốc. Ngân sách của Liên hợp quốc do các thành viên của Liên hợp quốc đóng góp hàng năm. Mỹ là nước đóng góp nhiều nhất vào ngân sách của Liên hợp quốc tuy nhiên hiện nay cũng là nước nợ những khoản phải đóng góp cho Liên hợp quốc nhiều nhất. - Quỹ tiền tệ quốc tế IMF: Được thành lập vào tháng 12 năm 1945 gồm 173 nước thành viên. Điều kiện cho vay của IMF khá khắt khe: Chính phủ các nước đi vay phải cam kết không vi phạm điều lệ, phải thường xuyên cung cấp các thông tin về tình hình tài chính tiền tệ của nước mình, phải trả lệ phí vay từ 0-5% giá trị khoản vay. - Ngân hàng thế giới (WB): Ngân hàng thế giới gồm 5 tổ chức chính: + Ngân hàng tái thiết phát triển (International Bank for Reconstruction and Development-IBRD). Lãi suất các khoản vay IBRD được điều chỉnh 6 tháng một lần, thời hạn trả nợ 15-20 năm, trong đó thời gian ân hạn là 5 năm. + Hiệp hội phát triển quốc tế (International Development Association- IDA). Vay IDA không có lãi suất chỉ có phí dịch vụ 0,75%/năm, thời hạn vay 40 năm trong đó có thời gian ân hạn 10 năm. + Công ty tài chính quốc tế (International Finance Corporation-IFC). 10
  11. Vay IFC lãi suất vay tính theo lãi suất trên thị trường vốn quốc tế. Thời gian vay từ 3-15 năm, thời gian ân hạn 5-8 năm. + Cơ quan bảo lãnh đầu tư đa phương (Multilateral Investment Guarantee Agency-MIGA). - Ngân hàng phát triển Châu Á (Asia Development Bank-ADB) gồm 55 nước thành viên. + Vay từ nguồn vốn phát triển Châu Á (ADF): Nguồn này dành cho các nước có thu nhập dưới 851USD/người/năm, không lãi suất, thời gian hoàn trả 40 năm, thời gian ân hạn 10 năm, phí phục vụ 1%/năm. + Vay vốn thường xuyên (OCR) dành cho các nước có thu nhập trên 851USD/người/năm, thời hạn vay 15-20 năm, thời gian ân hạn khoảng 7 năm, lãi suất 5-7%/năm. + Vay vốn hỗ trợ kỹ thuật (IASF) thường là viện trợ không hoàn lại dưới hình thức hỗ trợ kỹ thuật. + Vay vốn Nhật Bản (JSF). - Tổ chức dầu mỏ OPEC gồm 13 nước thành viên, nguồn vốn của tổ chức này nhỏ, cung cấp các khoản viện trợ không hoàn lại và các khoản viện trợ ưu đãi cho các nước kém phát triển. - Quỹ Cô Oét. - Ngân hàng phát triển Châu Phi. 1.2.2 Mục đích của các nhà tài trợ Trong quá trình viện trợ ODA cho những nước đang phát triển, các nhà tài trợ cũng theo đuổi những mục tiêu riêng, mưu cầu những lợi ích riêng cho mình. Mục tiêu thứ nhất, các nước phát triển sử dụng ODA như một công cụ chính trị xác định vị trí ảnh hưởng của mình tại nước hoặc khu vực tiếp nhận ODA. Một số nước, tiêu biểu là Mỹ đã dùng ODA làm công cụ thực hiện ý đồ “Gây ảnh hưởng chính trị trong thời gian ngắn”. Các nước này một mặt dùng viện trợ để bày tỏ sự gần gũi tiến đến thân thiết về mặt chính trị, mặt khác tiếp 11
  12. cận với các quan chức cao cấp của các nước đang phát triển mở đường cho hoạt động ngoại giao trong tương lai. Qua đó, họ “Lái” các nước này chấp nhận một lập trường nào đó trong ngoại giao, đồng thời can thiệp vào sự phát triển chính trị của nước đang phát triển. Viện trợ kinh tế cũng là thủ đoạn chính trong việc tiến hành thâm nhập văn hoá, tư tưởng đối với nước nhận viện trợ. Mục tiêu thứ hai, các nhà tài trợ sử dụng ODA để mưu cầu kinh tế. Bỉ và Đan Mạch yêu cầu khoảng 50% viện trợ phải mua hàng hóa dịch vụ của mình, Canada yêu cầu cao nhất tới 65%; Thụy Sĩ 1,7%; Hà Lan 2,2%. Nhìn chung 22% viện trợ của DAC phải được sử dụng để mua hàng hoá của các quốc gia viện trợ. Bản thân các nước phát triển nhìn thấy lợi ích của mình trong việc hỗ trợ, giúp đỡ các nước đang phát triển để mở mang thị trường tiêu thụ sản phẩm và thị trường đầu tư. Nhật Bản là một minh chứng đầy đủ về việc sử dụng ODA như là một công cụ ngoại giao lợi hại. Nhật Bản là một quốc gia nghèo về tài nguyên thiên nhiên, họ lựa chọn con đường phát triển kinh tế bằng việc đẩy mạnh xuất khẩu. Do vậy, Nhật Bản rất cần mở rộng thị trường ra nước ngoài để thúc đẩy sản xuất trong nước. Các nước Châu Á, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á đã thực sự hấp dẫn Nhật Bản về thị trường tiêu thụ hàng hoá sản phẩm và thị trường đầu tư. Khu vực này có vị trí địa lý thuận lợi, nguồn lao động dồi dào và rẻ mạt, tài nguyên thiên nhiên phong phú, không quá xa Nhật Bản, về văn hoá có nhiều nét tương đồng. Thông qua bồi thường chiến tranh, Nhật Bản đã bình thường hoá quan hệ ngoại giao với các nước Đông Nam Á. Thời kỳ này, viện trợ của Nhật Bản chủ yếu là hàng hóa, đây là cách tốt nhất để giới thiệu hàng hoá, dịch vụ của Nhật ra nước ngoài. Từng bước Nhật Bản đã biến Đông Nam Á thành thị trường tiêu thụ sản phẩm hết sức an toàn cho mình. Đồng thời thông qua ODA và các điều kiện ràng buộc, các công ty của Nhật có được những hợp đồng béo bở, có được những cơ hội đầu tư ưu đãi. Trong cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1997, Nhật Bản đã có một quyết định quan trọng trong việc trợ giúp các 12
  13. nước Đông Nam Á, là nơi chiếm tỷ lệ tương đối về mậu dịch và đầu tư của Nhật. Nhật Bản đã nhận gánh vác một phần cuộc khủng hoảng kinh tế Châu Á bằng kế hoạch trợ giúp do Bộ trưởng tài chính Nhật Kiichi Miyazawa đề xuất vào tháng 10 năm 1998. Theo đó, Nhật Bản sẽ dành 15 tỷ USD tiền mặt cho các nhu cầu vốn ngắn hạn, chủ yếu là lãi suất thấp và tính bằng đồng Yên và dành 15 tỷ USD cho mậu dịch và đầu tư có nhân nhượng trong vòng 3 năm. Tính đến đầu năm 1999, những nước được Nhật công bố dành cho sự trợ giúp này gồm có: Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Philipin và Hàn Quốc. Các khoản viện trợ nói trên được thực hiện vì lợi ích của hai bên, cứu nền kinh tế khu vực để làm sống lại nền kinh tế Nhật Bản. Các khoản vay này được tính bằng đồng Yên và gắn với các dự án do Công ty Nhật tham gia. Như vậy viện trợ của các nước phát triển không chỉ đơn thuần là sự trợ giúp hữu nghị, mà còn là một công cụ lợi hại để kiếm lời cả về kinh tế và tài chính cho nước tài trợ. Những nước cấp viện trợ gò ép các nước nhận phải thay đổi chính sách phát triển cho phù hợp với lợi ích của bên viện trợ. Khi nhận viện trợ các nước cần cân nhắc kỹ lưỡng các điều kiện của các nhà tài trợ. Không vì lợi ích trước mắt mà đánh mất những quyền lợi lâu dài. Quan hệ hỗ trợ phát triển chính thức phải đảm bảo tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ của nhau, bình đẳng cùng có lợi, chung sống hoà bình. 1.2.3 Sự phân bố ODA trên thế giới Sự phân phối ODA trên thế giới diễn ra không đồng đều giữa các quốc gia, giữa các châu lục. Kể từ năm 1970, ODA chủ yếu hướng vào tiểu vùng Shahara, riêng Nhật Bản lại ưu tiên cho Châu Á. - Phân phối ODA theo nhóm nước: Do ODA chủ yếu mang tính chất hỗ trợ phát triển nên phần lớn ODA tập trung cho những nhóm nước có thu nhập thấp và những nhóm nước chậm phát triển. Viện trợ từ các nước DAC tập trung vào những nước có thu nhập thấp (Latest Income Countries-LICs), các nước chậm phát triển nhất (Latest Development Countries-LDCs) cũng được viện trợ ngày càng tăng kể từ những năm 1970. Nhật Bản, Anh, Thụy Sĩ 13
  14. và các nước Bắc Âu tập trung viện trợ các nước LICs, trong đó các nước Bắc Âu tập trung vào các nước LDCs. - Phân phối ODA theo lĩnh vực của DAC: + Giáo dục, y tế: 16,8% + Cung cấp nước và vệ sinh: 6,6% + Vận tải, thông tin, năng lượng: 24,5% + Nông nghiệp: 9,5% + Giảm nợ: 5,7% + Cứu trợ khẩn cấp: 5,1% + Hỗ trợ chương trình: 4,7% + Còn lại là các lĩnh vực khác 1.2.4 Những ưu đãi của ODA So với hình thức vay vốn và tài trợ khác, ODA mang nhiều tính ưu đãi hơn. Các khoản vốn ODA thường có thời gian vay (thời gian hoàn trả) dài, thường từ 20-30 năm trở lên, có thời gian ân hạn dài (thời gian chỉ phải trả lãi vay chưa phải trả nợ gốc). Thông thường ODA có một phần viện trợ không hoàn lại (tức là cho không), đây chính là điểm phân biệt giữa viện trợ và cho vay thương mại. Yếu tố cho vay được xác định dựa vào thời gian cho vay, thời gian ân hạn và so sánh giữa mức lãi suất viện trợ và mức lãi suất tín dụng thương mại trong tập quán quốc tế. Đối với ODA ưu đãi yếu tố không hoàn lại ít nhất đạt 25% giá trị khoản vay. Nguồn vốn vay của các tổ chức WB, ADB chỉ có phí phục vụ, thời hạn cho vay dài bao gồm cả thòi kỳ ân hạn, cụ thể: Vay IDA không lãi suất, phí phục vụ 0,75%/năm, thời hạn vay 40 năm bao gồm cả thời kỳ ân hạn 10 năm; Vay ADF không lãi suất, phí phục vụ 1% thời hạn vay 40 năm bao gồm cả thời kỳ ân hạn 10 năm; Vay của các chính phủ tuỳ thuộc vào loại đồng tiền cho vay khác nhau thì có mức lãi suất khác nhau, thời gian vay từ 20-30 năm trong đó thời kỳ ân hạn 5-10 năm. Tính ưu đãi của ODA còn được thể hiện ở chỗ nó chỉ dành riêng cho 14
  15. các quốc gia đang và chậm phát triển và vì mục tiêu phát triển. Thông thường mỗi nước cung cấp ODA đều có những chính sách riêng tập trung vào những lĩnh vực họ quan tâm hoặc có khả năng (công nghệ, kinh nghiệm quản lý ). Đồng thời mục tiêu ưu tiên của các nước cũng thay đổi theo từng giai đoạn. Vì vậy, việc nắm được hướng ưu tiên của các nước, các tổ chức là hết sức cần thiết đối với những nước tiếp nhận viện trợ. 1.3 VAI TRÒ CỦA ODA TRONG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG 1.3.1 Đặc điểm của đầu tư cho cơ sở hạ tầng kỹ thuật Cơ sở hạ tầng kỹ thuật là một bộ phận cơ bản của kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội có vai trò quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của một vùng, một quốc gia. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật bao gồm các bộ phận chủ yếu sau: - Hệ thống giao thông - Hệ thống cấp nước sạch - Hệ thống thoát nước - Công viên, cây xanh - Vệ sinh, môi trường - Hệ thống chiếu sáng công cộng - Hệ thống bưu chính viễn thông Đầu tư cho lĩnh vực cơ sở hạ tầng kỹ thuật có một số đặc điểm chủ yếu sau: - Các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật đòi hỏi một khối lượng vốn, vật tư, lao động lớn. Do đó, các giai đoạn của quá trình đầu tư, đặc biệt là giai đoạn chuẩn bị đầu tư phải được tiến hành nghiêm túc, tỷ mỷ đảm bảo tính chính xác và khoa học. Khi xây dựng các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng cần nghiên cứu, đánh giá các nguồn vốn huy động (vốn ngân sách, vốn tư nhân, vốn nước ngoài ) về: khả năng huy động, lãi suất, điều kiện vay vốn, thời hạn vay, tiến độ giải ngân, phương thức hoàn trả để tìm ra nguồn vốn phù hợp. Đồng thời, dự tính các nguồn cung cấp vật tư (trong nước, quốc tế, 15
  16. đơn vị cung cấp, giá cả ), và dự tính các nguồn lao động sử dụng (lao động địa phương, chuyên gia trong nước, chuyên gia quốc tế ). Trong giai đoạn thực hiện dự án phải đảm bảo triển khai đúng tiến độ, rút ngắn thời gian thi công, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, lao động, vật tư. Bên cạnh đó, phải xem xét khía cạnh hậu dự án: lao động hậu dự án, vật tư, thiết bị hậu dự án Một số dự án lớn (thuộc lĩnh vực giao thông, cấp, thoát nước ) thu hút hàng ngàn lao động và vô số máy móc, thiết bị. Sau khi các dự án này hoàn thành cần có kế hoạch giải quyết việc làm cho số lao động dôi dư và huy động máy móc, thiết bị sử dụng cho các công trình, dự án khác. - Thời gian thực hiện các dự án kết cấu hạ tầng kỹ thuật thường kéo dài.Vì vậy, khâu chuẩn bị dự án phải tốt mới đảm bảo triển khai dự án được thuận lợi. Phải lập kế hoạch đầu tư theo thời gian và đảm bảo hoàn thành dự án ở từng khâu, hạng mục đúng tiến độ. Quá trình đầu tư kéo dài, do đó phải phân kỳ đầu tư chia thành nhiều giai đoạn, hạng mục. Công trình, hạng mục nào hoàn thành sẽ đưa ngay vào sử dụng phát huy hiệu quả, tạo tiền đề cho công trình, hạng mục tiếp theo triển khai thực hiện. - Các dự án kết cấu hạ tầng kỹ thuật chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố bất định: lạm phát, trượt giá, biến động về tỷ giá Cần phân tích độ nhạy cảm của dự án, lựa chọn phương án có tính khả thi cao, hiệu quả ngay cả khi xảy ra biến động. Đồng thời, dự tính trước các biến động (về quy mô, mức độ ) để có kế hoạch đối phó, giải quyết kịp thời. - Tính chất kỹ thuật của các dự án thường rất phức tạp. Ngay từ khi lập dự án, phân tích kỹ thuật cần được nghiên cứu với sự trợ giúp, từ vấn của các chuyên gia kỹ thuật chuyên sâu (trong nước và quốc tế) về từng khía cạnh của dự án. Quyết định đúng đắn trong phân tích kỹ thuật sẽ loại bỏ các dự án không khả thi, giảm chi phí, tổn thất, giảm ô nhiễm và kéo dài tuổi thọ công trình. - Các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật thường có tuổi thọ kéo dài 5- 16
  17. 10 năm, thậm chí hàng trăm năm. Vì vậy, quá trình vận hành cần phải kết hợp với bảo trì, bảo dưỡng nhằm nâng cao chất lượng phục vụ và tuổi thọ của công trình. - Vị trí của các công trình cố định, gắn liền với các điều kiện về địa hình, địa chất, khí hậu và các điều kiện về chính trị, kinh tế, xã hội. Do đó, chọn địa điểm triển khai dự án có quyết định không nhỏ tới sự thành công của dự án và có tác động lớn đến văn hoá, kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng của địa phương nơi có dự án triển khai thực hiện. - Các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật có hiệu quả kinh tế-xã hội lớn, tuy nhiên hiệu quả tài chính trực tiếp thường khó đánh giá, khó xác định, khả năng thu hồi vốn thấp. Nghiên cứu những đặc điểm nói trên của đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật cho phép chúng ta có những biện pháp quản lý tối ưu và lựa chọn các nguồn vốn đầu tư phù hợp. 1.3.2 Vai trò của đầu tư cho cơ sở hạ tầng kỹ thuật Cơ sở hạ tầng kỹ thuật không trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất tạo ra của cải vật chất, nhưng có vai trò hết sức quan trọng thúc đẩy sản xuất phát triển, là cơ sở nền tảng nâng cao chất lượng cuộc sống con người. Đầu tư cho cơ sở hạ tầng đô thị có những vai trò cơ bản sau:  Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Theo thống kê của WB, cứ 1% đầu tư cho kết cấu hạ tầng kỹ thuật ở các nước đang phát triển sẽ tạo ra 1% tốc độ tăng trưởng của GNP. Mối quan hệ này thể hiện qua chỉ số ICOR Vốn đầu tư cho kết cấu hạ tầng kỹ thuật ICOR = Mức tăng GNP Mối quan hệ giữa đầu tư cho kết cấu hạ tầng kỹ thuật và tăng trưởng, phát triển kinh tế còn được thể hiện qua mô hình dưới đây: 17
  18. P AS Y AD1 AD2 Tăng đầu tư cho kết cấu hạ tầng kỹ thuật kéo theo tăng nhu cầu lao động, vật tư làm tăng cầu đầu tư (D1) dẫn đến làm dịch chuyển đường tổng cầu từ AD1-AD2 , sản lượng tăng từ Y1-Y2 , mục tiêu tăng trưởng kinh tế đạt được. Mặt khác, khi thành quả của công cuộc đầu tư phát huy tác dụng, các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật được đưa vào phục vụ đời sống nhân dân, nó sẽ tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các ngành khác phát triển, từ đó làm tăng giá trị sản xuất (GO) của các ngành, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.  Tạo ra sự chuyển dịch kinh tế Đầu tư, đặc biệt là đầu tư cho kết cấu hạ tầng kỹ thuật được chính phủ các nước sử dụng như một công cụ điều chỉnh tốc độ tăng trưởng như mong muốn và điều chỉnh cơ cấu kinh tế. Ở các nước đang phát triển, tăng cường đầu tư cho kết cấu hạ tầng kỹ thuật một mặt tạo ra sự tăng trưởng nhanh ở khu vực công nghiệp và dịch vụ, mặt khác sẽ thúc đẩy (hoặc hạn chế) sự phát triển của một số ngành, kết quả là sẽ kéo theo sự chuyển dịch kinh tế. Thực tế, ở Việt Nam trong thời gian qua là một ví dụ, việc tăng cường đầu tư cho kết cấu hạ tầng kỹ thuật ở các khu công nghiệp (Bình Dương, Sóng Thần ), các vùng kinh tế trọng điểm (Hà Nội, Hải Phòng, TP HCM ) đã tạo tiền đề thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ trong các lĩnh vực công nghiệp-du lịch-dịch vụ ở các 18
  19. vùng đó nói riêng và cả nước nói chung (giá trị sản xuất công nghiệp ở Hà Nội năm 2001 tăng 10,6%; TP HCM tăng 14,5% ). Bên cạnh đó, việc phát triển công nghiệp, du lịch, dịch vụ, xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng làm giảm quỹ đất nông nghiệp, giảm diện tích vùng nguyên liệu của một số ngành công nghiệp chế biến (mía đường, dầu thực vật ), kết quả làm giảm tương đối sự phát triển của các ngành này, tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp-du lịch-dịch vụ ở Việt Nam trong thời gian vừa qua. Về cơ cấu lãnh thổ, đầu tư cho kết cấu hạ tầng kỹ thuật cũng có tác dụng giải quyết những mất cân đối về phát triển giữa các vùng lãnh thổ (giữa nông thôn và thành thị, giữa đồng bằng và miền núi), góp phần xóa đói, giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân (thông qua các chương trình xoá đói giảm nghèo, chương trình nước sạch nông thôn ) thúc đẩy phát triển kinh tế vùng.  Góp phần duy trì sự phát triển bền vững Phát triển bền vững được hiểu là sự phát triển trong đó những quyền lợi cơ bản của con người được bảo đảm. Sự phát triển phải thoả mãn những yếu tố sau: Sự xoá bỏ nghèo đói và bóc lột, sự giữ gìn và tăng cường các nguồn tài nguyên, sự tăng trưởng cả về kinh tế lẫn văn hoá xã hội và sự thống nhất giữa môi trường sinh thái và kinh tế trong hoạch định chính sách. Đầu tư cho kết cấu hạ tầng tạo ra sự tăng trưởng bền vững được thể hiện dưới các góc độ sau: - Điều tiết tốc độ tăng trưởng giữa các vùng, giảm sự mất cân đối. - Giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, tăng thu nhập. - Tạo động lực cho các ngành khác phát triển. - Xoá đói, giảm nghèo, nâng cao chất lượng đời sống nhân dân. - Giảm ô nhiễm môi trường , giảm tình trạng quá tải cho hệ thống cơ 19
  20. sở hạ tầng hiện có ở các vùng, miền tập trung đông dân cư, những khu đô thị lớn, nâng cấp và tạo mới những cơ sở hạ tầng kỹ thuật hiện đại, thúc đẩy quá trình đô thị hoá. 1.4 BÀI HỌC SỬ DỤNG ODA TRONG PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG KỸ THUẬT CỦA CÁC NƯỚC 1.4.1 Bài học thành công Các nước như Bostwana, Chi lê, Hàn Quốc, Malaysia, Srilanka đã sử dụng có hiệu quả nguồn vốn vay và tài trợ nước ngoài, tạo thế và lực, đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế. Sự thành công trên bắt nguồn từ những nguyên nhân sau: - Có chiến lược, chính sách thu hút vốn ODA rõ ràng. Có sự tổ chức, điều phối nhịp nhàng giữa các cơ quan thực hiện, đẩy nhanh tốc độ giải ngân vốn ODA và sử dụng có hiệu quả. - Có sự cân nhắc kỹ lưỡng từng nguồn vốn vay và tài trợ: về điều kiện vay, thủ tục, qui mô để lựa chọn ra nguồn vốn tài trợ tối ưu phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. - Có sự điều phối, huy động các nguồn vốn đối ứng để đẩy nhanh tốc độ giải ngân. - Có chiến lược đào tạo, hình thành đội ngũ cán bộ kỹ thuật có trình độ năng lực tham gia trực tiếp vào dự án - Có sự thẩm định, chọn lọc dự án kỹ lưỡng, kết hợp với việc giám sát thực hiện dự án nghiêm túc. - Có khả năng quản lý nợ nước ngoài, đồng thời có chiến lược, kế hoạch vận động, kêu gọi tài trợ vốn ODA cho từng chương trình, dự án, mục tiêu cụ thể. 1.4.2 Bài học thất bại Một số quốc gia không thành công trong công tác huy động, sử dụng nguồn vốn vay và tài trợ quốc tế đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật, phải kể đến là các quốc gia khu vực nam Sahara (SSA): Ghana, Senegal, Tazania 20
  21. Trong những thập niên 70-90, các quốc gia khu vực này nhận được một khối lượng lớn vốn ODA từ cộng đồng các nhà tài trợ quốc tế. Tuy nhiên, do quản lý và sử dụng không hiệu quả, tốc độ tăng trưởng của các quốc gia khu vực này dường như lại ngược với tỷ lệ tăng về số lượng của các nguồn vốn vay và tài trợ. Những khoản vốn ODA “chồng chất” trở thành gánh nặng “nợ nần” đối với các quốc gia này. Vốn ODA cho các nước này một phần để hỗ trợ ngân sách, phát triển xã hội, còn phần lớn để xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho đất nước. Những nguyên nhân chủ yếu dẫn tới sự thất bại: - Chính phủ các nước không cân nhắc kỹ lưỡng các điều kiện và thủ tục các nước cấp đưa ra để lựa chọn ra nguồn tài trợ tối ưu, mà chỉ quan tâm đến thu hút tối đa nguồn vốn này, do đó nhiều khoản ODA không phát huy được hiệu quả bởi các chi phí phát sinh (Phải mua hàng của nước cấp, các dự án phải giao cho công ty của nước cấp thực hiện ). - Do cơ cấu tổ chức quản lý vốn ODA yếu kém: Chính phủ Tazania chưa bao giờ hình thành một chiến lược rõ ràng để huy động và quản lý nguồn vốn nước ngoài. Các chiến lược phát triển của Tazania đều tối đa hoá nguồn ODA nhưng hoàn toàn không có tiêu chí để sử dụng có hiệu quả nguồn vốn này. - Còn sự thất bại trong các dự án cơ sở hạ tầng kỹ thuật của Ghana là thiếu sự điều phối giữa các cơ quan thực hiện. Bên cạnh đó, sự điều phối của nhà tài trợ là quan trọng để hỗ trợ cho công tác điều phối của chính phủ, nhằm sử dụng các nguồn nội lực một cách có hiệu quả. - Sự thiếu năng lực trong quá trình sử dụng vốn ODA: Các chương trình, dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật không phát huy được hiệu quả do thiếu các nguồn lực về tổ chức và nguồn lực trong nước, cụ thể là chính phủ không thành công trong việc cung cấp vốn đối ứng và nhân sự. Sự thiếu chuyên môn thẩm định dự án ODA tại các đơn vị thực hiện là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự chậm trễ trong vấn đề giải ngân vốn. 21
  22. - Sự thất bại của các nước SSA (South of Shahara Africa) là do quá phụ thuộc vào nguồn vốn vay nước ngoài, không có chiến lược phát triển phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện cụ thể của đất nước và chính sách thích hợp với từng giai đoạn, trên cơ sở phát huy nội lực và tạo vốn từ bên trong, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA tài trợ. 22
  23. CHƯƠNG 2- THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VỐN ODA CHO PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HÀ NỘI 2.1 TỔNG QUAN VỀ ODA Ở VIỆT NAM Từ năm 1990 trở về trước, nguồn viện trợ ODA chủ yếu từ Liên Xô (cũ) và các nước Đông Âu. Phần lớn viện trợ không hoàn lại dưới dạng viện trợ hàng hoá hoặc hỗ trợ kỹ thuật. Sự sụp đổ của Liên Xô và các nước Đông Âu năm 1991 cũng chấm dứt dòng viện trợ này. Từ năm 1991-1993, hoạt động ODA ở Việt Nam “trầm lắng”, gần như không đáng kể. Sự khơi thông lại dòng viện trợ giữa Việt Nam và quốc tế được đánh dấu vào ngày 9 tháng 11 năm 1993-Hội nghị quốc tế các nhà tài trợ dành cho Việt Nam đã khai mạc tại Pari (Pháp). Tham gia hội nghị này gồm 22 quốc gia và 17 tổ chức quốc tế. Thông qua hội nghị, Việt Nam đã dành được sự ủng hộ mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế trên quan điểm “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước”. Đồng thời, các nhà tài trợ cam kết dành 1,86 tỷ USD ODA cho Việt Nam và thiết lập diễn đàn hội thoại thường niên giữa Việt Nam và cộng đồng tài trợ quốc tế thông qua hội nghị nhóm tư vấn (Consultant Group-CG) do WB chủ trì, có sự tham khảo ý kiến chính phủ Việt Nam và chương trình phát triển Liên hợp quốc UNDP. Từ năm 1993 đến nay, trung bình ODA mà nhà tài trợ hứa cung cấp mỗi năm 2,2 tỷ USD và tổng cộng tới nay là 17,5 tỷ USD, mức giải ngân 8 tỷ USD. 2.1.1 ODA phân bổ theo ngành Vốn ODA giải ngân trong năm 2000 được phân bổ theo cơ cấu ngành thể hiện ở Bảng 2. Vốn ODA có sự phân bổ không đồng đều giữa các ngành, phân ngành. Trong các ngành, cơ sở hạ tầng thu hút được nhiều vốn ODA nhất 741 triệu USD, chiếm 56% tổng vốn ODA. Trong đó, ngành năng lượng đã chiếm hơn vốn đầu tư cho các công trình hạ tầng lớn, năm 2000 đạt 403 triệu USD, 23
  24. chiếm 31% tổng nguồn vốn ODA. Lĩnh vực phát triển con người, phát triển nông thôn cũng được sự quan tâm chú ý của các nhà tài trợ quốc tế, đứng ở vị trí thứ 2, 3 lần lượt với mức vốn ODA là 207 triệu USD và 185 triệu USD. Nhìn chung, vốn ODA phân bổ theo ngành là phù hợp với những dự kiến lớn của chính phủ đề ra trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm (2001- 2010), cũng như chiến lược cho các ngành trong những thập kỷ tới. Bảng 2: Vốn ODA giải ngân phân bổ theo ngành trong năm 2000 ở Việt Nam Ngành Vốn ODA Tỷ lệ (trUSD) (%) 1. Cơ sở hạ tầng 741 56 - Năng lượng 401 31 - Giao thông vận tải 244 19 - Nước sạch và vệ sinh môi trường 70 5 - Phát triển đô thị 19 1 2. Phát triển con người 207 16 - Y tế 107 8 - Giáo dục đào tạo 85 7 - Phát triển xã hội 15 1 3. Phát triển nông thôn 185 14 - Phát triển vùnglãnh thổ 101 8 - Nông nghiệp 84 6 4. Hỗ trợ chính sách và thể chế 78 6 5. Quản lý tài nguyên thiên nhiên và phát triển 76 5 công nghiệp 6. Cứu trợ khẩn cấp 24 2 7. Hỗ trợ giải ngân nhanh (SAC/PRGF) 14 1 Tổng 1.325 100 Nguồn: Báo cáo điều tra ODA của UNDP 2.1.2 ODA phân bổ theo loại hình - Hỗ trợ dự án đầu tư: 71% - Hỗ trợ kỹ thuật độc lập: 21% - Hỗ trợ cán cân thanh toán: 6% - Hỗ trợ kỹ thuật gắn với đầu tư:1% - Viện trợ lương thực và cứu trợ khẩn cấp: 1% 24
  25. (Nguồn: Báo cáo điều tra ODA của UNDP) 2.1.3 ODA phân bổ theo đối tác tài trợ Mười nhà tài trợ lớn nhất trong năm 2000 chiếm hơn 90% ODA giải ngân được thể hiện trong Bảng 3. Bảng 3: Mười nhà tài trợ ODA lớn nhất trong năm 2000 Nhà tài trợ Vốn ODA (trUSD) Tỷ lệ (%) Nhật Bản 531 44 ADB 199 17 WB 158 13 Pháp 71 6 Liên hợp quốc 52 4 Đức 51 4 Ôtrâylia 48 4 Thụy Điển 47 4 Đan Mạch 37 3 Liên minh Châu Âu (EU) 16 1 Tổng 1.210 100 Nguồn: Báo cáo điều tra ODA của UNDP Nhật Bản đã củng cố vị trí là nhà tài trợ lớn nhất, với mức giải ngân trong năm 2002 đạt 531 triệu USD. Đầu tư của Nhật Bản tập trung vào một số ngành như: năng lượng, giao thông vận tải (xây dựng đường quốc lộ, khôi phục cầu), xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn và y tế. ADB có mức giải ngân lớn thứ hai (gần 200 triệu USD), chủ yếu thuộc các lĩnh vực giao thông vận tải, năng lượng, hỗ trợ cho lĩnh vực thể chế, chính sách. Sau khi đạt đỉnh cao năm 1998 (258 triệu USD), mức giải ngân của WB giảm dần, trong năm 2000 158 triệu USD, chiếm 13% tổng vốn ODA cả nước. Tài trợ của WB phần lớn tập trung cho ngành năng lượng, giao thông vận tải, các chương trình cấp nước, vệ sinh môi trường. Giải ngân của các tổ chức Liên hợp quốc ổn định trong giai đoạn 1998- 2000 ở mức 52-53 triệu USD, thông qua thực hiện các chương trình, dự án 25
  26. của các tổ chức UNDP, UNICEF, WFP, WHO, UNFPA ODA của các tổ chức thuộc Liên hợp quốc cung cấp chủ yếu dưới hình thức viện trợ không hoàn lại, thuần tuý để thực hiện các dự án hỗ trợ kỹ thuật thuộc các lĩnh vực: y tế, (tiêm chủng mở rộng, tăng cường sức khoẻ sinh sản và sức khoẻ bà mẹ ), phòng chống thiên tai, xây dựng thể chế, giáo dục, phát triển nông thôn, môi trường. Trong năm 2000, vốn ODA của Pháp 71 triệu USD chủ yếu tài trợ cho các lĩnh vực công nghiệp, phát triển con người, thông tin liên lạc và cơ sở hạ tầng. Đức với 51 triệu USD chủ yếu tập trung vào công nghiệp, y tế, nông nghiệp. Tài trợ của Ôtrâylia 48 triệu, dưới hình thức viện trợ không hoàn lại, thuần tuý tập trung cho phát triển nguồn nhân lực, giao thông vận tải và y tế. Năm 2000, vốn ODA của Thụy Điển tăng 25% so với năm trước lên tới 47 triệu USD, trong đó phần lớn là viện trợ không hoàn lại. Đan Mạch ưu tiên cho các lĩnh vực nông nghiệp, thuỷ sản, cấp nước và phát triển xã hội, tổng kinh phí hỗ trợ 37 triệu USD, hầu hết là viện trợ không hoàn lại. Liên minh Châu Âu (EU), với tổng mức giải ngân trong năm 2000 là 16 triệu USD chủ yếu cho lĩnh vực y tế và viện trợ nhân đạo. Nhìn chung, tỷ lệ giải ngân của các nhà tài trợ chỉ đạt 45-50% vốn ODA cam kết, còn ẩn chứa khả năng tiềm tàng trong thu hút vốn ODA từ cộng đồng các nhà tài trợ. Đòi hỏi chính quyền thành phố phải xây dựng kế hoạch xúc tiến, kêu gọi cho từng ngành, lĩnh vực, từng đối tác cụ thể, nâng cao tỷ lệ giải ngân, đáp ứng các nhu cầu về vốn cho phát triển kinh tế xã hội của thủ đô trong thời gian tới. 2.2 SỰ CẦN THIẾT PHẢI SỬ DỤNG VỐN ODA CHO PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HÀ NỘI 2.2.1 Sự cần thiết phải đầu tư cho cơ sở hạ tầng kỹ thuật thành phố Hà Nội Hà Nội là trung tâm văn hoá, chính trị của cả nước, nơi tập trung đông dân số thứ 2 (chỉ sau TP HCM), đồng thời Hà Nội có tốc độ phát triển kinh tế 26
  27. khá cao, nơi hoạt động sản xuất kinh doanh công nghiệp-du lịch-dịch vụ diễn ra hết sức sôi động. Sự tập trung đông dân cư và sự phát triển nhanh về kinh tế, tạo ra sức ép không nhỏ đối với hệ thống cơ sở hạ tầng hiện có. Điều này đòi hỏi chính quyền thành phố phải không ngừng nâng cấp, xây mới hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của thủ đô, đồng thời thu hẹp dần khoảng cách với các đô thị lớn trong khu vực và trên thế giới.  Giao thông Hà Nội là đầu mối giao thông của miền Bắc, nơi trung chuyển một khối lượng lớn hành khách và hàng hoá, trong nước và quốc tế thông qua hệ thống đường bộ, đường sắt, đường thuỷ và đường hàng không. Về đường bộ, Hà Nội bao gồm những tuyến đường nội đô và những tuyến đường vành đai. Nhìn chung, chất lượng đường còn thấp, tiêu chuẩn kỹ thuật không đồng nhất, các tuyến vận tải hàng hoá còn chạy qua thành phố gây ra những vấn đề về môi trường và ùn tắc giao thông. Hiện nay, diện tích đường giao thông nội thành chỉ chiếm 5,46% diện tích đất (trong khi ở các nước phát triển 23-25%). Tổng chiều dài mạng lưới đường khoảng 1420km, bình quân Hà Nội chỉ có 4,7km đường/1km2. Tỷ lệ này quá thấp so với mặt bằng chung của các đô thị trong khu vực và trên thế giới. Hà Nội hiện có khoảng 580 nút cắt, trong đó có 150 nút cắt giao thông quan trọng. Các nút giao thông Hà Nội đều là các nút giao thông đồng mức, hiện chỉ có 40 nút lắp đặt đèn tín hiệu kết nối trung tâm điều khiển giao thông tại 40 Hàng Bài. Hiện tượng ách tắc giao thông thường xuyên xảy ra ở các tuyến đường Ngã Tư Sở, Ngã Tư Vọng, Cầu Giấy Về phương tiện lưu thông trên đường chiếm tới 65-70% là xe máy, xe đạp 20%, xe con 3,2%, xe buýt 2,5%. Như vậy, phương tiện đi lại chủ yếu là phương tiện giao thông cá nhân, xe đạp, xe máy chiếm tới 90%, đây cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường và ách tắc giao thông trên các tuyến phố Hà Nội. 27
  28. Về vận tải hành khách công cộng còn rất hạn chế, với khối lượng vận chuyển khoảng 6,5-7 triệu lượt hành khách hàng năm, với 14 tuyến hoạt động. Hiện nay, Hà Nội có khoảng 200 xe buýt. Công ty xe buýt Hà Nội có 74 xe KAROSA (90 HK), 10 xe PAZ (50 HK) và 18 xe HYUNDAI (24 HK). Số lượng tuyến buýt quá ít, chưa liên thông, chưa thuận tiện cho hành khách. Về đường sắt, Hà Nội có 13 ga đường sắt với 7km đường sắt xuyên qua nội thành, với lượng vận chuyển hàng năm là 1,559 triệu tấn hàng và 3,255 triệu lượt hành khách. Phần lớn các tàu và đường sắt từ thời Pháp để lại được duy trì nâng cấp nên chất lượng còn thấp. Nhìn chung, về giao thông ở Hà Nội còn chắp vá, chưa tạo được một quy hoạch tổng thể thống nhất. Các phương tiện vận tải vừa yếu, vừa thiếu, chưa đảm bảo được các yêu cầu về an toàn và tính thuận tiện. Do đó, việc đầu tư cho giao thông Hà Nội là hết sức cần thiết nhằm theo kịp quá trình đô thị hoá và tốc độ phát triển của các phương tiện giao thông cá nhân, tạo một mạng lưới giao thông công cộng an toàn, thuận tiện, văn minh, giải quyết được vấn đề ách tắc giao thông cũng như tình trạng quá tải trên các tuyến đường nội ngoại thị như hiện nay.  Cấp nước Hiện nay, cùng với sự gia tăng dân số một cách nhanh chóng và sự phát triển hoạt động kinh doanh trên địa bàn Hà Nội đã kéo theo một nhu cầu lớn về nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất. Từ năm 1991-1997, với sự tài trợ của chính phủ Phần Lan, chính phủ Nhật Bản và Ngân hàng thế giới, Hà Nội đã đầu tư 296 tỷ đồng, nâng công suất từ 296.000m3/ngày-đêm (1991) lên 360.000m3/ngày đêm (1997), hiện nay là 460.000m3/ngày đêm. Khu vực nội thành hiện nay có tỷ lệ cấp nước đạt 94,4% tổng dân số nội thành, ở ngoại thành tỷ lệ này là 14, nếu tính cho toàn thành phố thì mới chỉ đáp ứng 53% nhu cầu về nước. Phần còn lại sử dụng hệ thống cấp nước cũ đã xuống cấp, tỷ lệ thất thoát cao, mức độ cấp nước kém, chất lượng nước không đảm bảo tiêu 28
  29. chuẩn nước sạch, ảnh hưởng đến sức khoẻ và đời sống sinh hoạt của một bộ phận lớn dân cư. Theo Vụ vệ sinh dịch tễ và môi trường (Bộ Y tế)-Khái quát về một số bệnh liên quan đến nước trên địa bàn thành phố Hà Nội thể hiện ở Bảng 4: 29
  30. Bảng 4: Một số bệnh liên quan đến nước trên địa bàn thành phố Hà Nội thời kỳ (1997-2000) Năm 1997 1998 1999 2000 Bệnh ỉa chảy 12.860 13.322 33.951 16.770 Bệnh lỵ 7.676 14.638 13.004 4.870 Sốt thương hàn 0 3 14 15 Uốn ván 6 - 17 13 Viêm tủy xám 7 0 6 9 Nguồn: Vụ vệ sinh dịch tễ và môi trường (Bộ Y tế) Từ tháng 1/99-6/2000, theo kết quả nghiên cứu tại Bệnh viện Thanh Nhàn cho thấy tỷ lệ mắc bệnh ỉa chảy đối với trẻ em dưới 5 tuổi là 2,86%, 41 trường hợp mắc bệnh ỉa chảy (3 trường hợp tử vong). Các mạch nước ngầm ở Hà Nội ô nhiễm rất nặng, do đó cần phải nâng cấp, hiện đại hóa các nhà máy xử lý nước đảm bảo sản xuất nước đạt yêu cầu về vệ sinh nước sạch. Hàm lượng Amonium trong nước ngầm thường cao hơn 10mg/l và nồng độ các chất hữu cơ cũng thường hơn 2mg/l. Hàm lượng clo ở Bạch Mai, Bách Khoa-60mg/l; Kim Liên, Trung Tự, Ngọc Hà, Ngô Sỹ Liên 40-50mg/l; Pháp Vân, Tương Mai 30mg/l; nồng độ sắt trên 1mg/l là phổ biến. Hiện nay tỷ lệ thất thoát nước khá lớn (khoảng 50%), do sự đầu tư không đồng bộ giữa hệ thống xử lý nước, hệ thống ống dẫn phân phối và hệ thống quản lý sử dụng nước, áp lực nước trong mạng thấp, chỉ có 500.000 người được hưởng nước có chất lượng đảm bảo và dưới áp lực cao. Còn lại 50% dân cư ở những khu vực tập trung đông dân cư nhất của Hà nội vẫn chưa được cấp nước đều đặn. Vậy nên, việc đầu tư nâng cấp, mở rộng mạng lưới cấp nước để đảm bảo 100% dân số Hà Nội được tiếp cận. Sử dụng nước sạch là một vấn đề mà chính quyền thành phố Hà Nội cần tập trung các nguồn vốn ngân sách, vốn trong nước, đặc biệt là vốn ODA hướng tới.  Thoát nước 30
  31. Địa hình Hà Nội tương đối bằng phẳng (độ dốc 0,3%), không có lợi cho việc thoát nước. Toàn bộ nước thoát của Hà Nội được chảy ra sông Hồng và sông Nhuệ. Tuy nhiên, mực nước của các con sông này ngày càng dâng cao theo thời gian. Khi nước sông Nhuệ lên tới cốt 4,20m thì thành phố Hà Nội không được phép xả vào sông Nhuệ nữa (qui định của Bộ Thuỷ Lợi). Lượng nước được phép xả vào sông Nhuệ là 20m3/s. Vào mùa mưa, nước sông Hồng dâng cao (+5)-(+10m) (cao nhất 14,13m-năm 1997), thành phố luôn có nguy cơ lụt từ phía sông Hồng. Ở khu vực nội thành, hệ thống thoát nước được kết hợp cả hai loại hình thoát nước mưa và thoát nước thải, với tổng chiều dài cống thoát 120km. Toàn hệ thống được chia thành 5 đội thoát nước trong đó khoảng 70-80km nằm trong thành phố cổ. Nhìn chung, mạng lưới cống tiêu thoát nước Hà Nội được xây dựng không đồng bộ, chắp vá, lấn chiếm, một phần đã hư hỏng nặng không còn phát huy được hiệu quả thoát nước. Số lượng cống quá ít không đủ để thoát nước gây ứ đọng nước thải và úng ngập nước mưa. Bốn sông thoát nước ra ngoại thành (Tô Lịch, Sét, Lừ, Kim Ngưu), 25 con kênh, hơn 130ha hồ bị bồi lắng, san lấp không còn nhiều khả năng tải và chứa nước. Khi mưa trên 100mm đã xuất hiện trên 60m điểm ngập úng trên đường phố và khu dân cư nội thành. Hiện nay, có khoảng 500.000 người bị ảnh hưởng do úng ngập. Nước thải sinh hoạt và công nghiệp không được xử lý xả thẳng ra sông, mương qua hệ thống cống chung, gây ô nhiễm nghiêm trọng. Việc đầu tư tổng thể, đồng bộ cho hệ thống thoát nước Hà Nội để giải quyết tình trạng úng ngập, và ô nhiễm như hiện nay là cấp bách và cần thiết nhằm tạo một khuôn viên, cảnh quan đô thị xanh-sạch-đẹp.  Vệ sinh môi trường Hà Nội hiện nay đang phải đối mặt với nhiều vấn đề về môi trường: rác thải, ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước, tiếng ồn, độ rung 31
  32. Về chất thải rắn ở Hà Nội, trung bình năm 1999 là 2.336 tấn/ngày, khối lượng đất và bùn cống bình quân 824 tấn/ngày. Trong đó, chất thải rắn sinh hoạt 74,5%, chất thải rắn công nghiệp và xây dựng 22,1%, chất thải bệnh viện 0,7% và chất thải độc hại là 2,7%. Tổng lượng chất thải do công ty môi trường đô thị thu gom trung bình 1.483 tấn/ngày, đạt 63,5% tổng lượng phát sinh. Cơ cấu chất thải sinh hoạt: giấy vụn 2,9%, rác hữu cơ 50,4%, đồ nhựa, túi nilông 3,2%, vỏ đồ hộp kim loại 1,8%, thủy tinh 2,6%, đất, cát và chất thải khác 39,1%. Rác ở Hà Nội được xử lý theo hai cách chính: rác được chế biến thành phân vi sinh Compost tại Cầu Diễn hoặc được chôn lấp tại khu xử lý rác Bắc Sơn, Mễ Trì Về nước thải sinh hoạt và công nghiệp, toàn bộ được xả thẳng ra sông, hồ và hệ thống chung gây ô nhiễm nặng. Một số nhà máy thải ra nước thải với hàm lượng chất độc lớn: - Da Thụy Khuê: 1.200m3/ngày đêm - Dệt 8-3: 4.500m3/ngày đêm - Cao su Sao Vàng: 3.400m3/ngày đêm - Hoá chất: 1.400m3/ngày đêm Theo nghiên cứu chất lượng nước tại các sông hồ Hà Nội 1996-1999 cho thấy: - Hàm lượng CO2 biến động lớn từ 0-45,5mg/l, so với tiêu chuẩn cho phép từ 5-10mg/l. - Chất hữu cơ 5,46-11,8mg/l so với tiêu chuẩn cho phép từ 2-6mg/l. Hàm lượng BO5 rất cao. - NO2 0,68-0,85mg/l, gấp 4-5 lần tiêu chuẩn cho phép. - PO4 0,92-1,75mg/l, so với tiêu chuẩn là 0,5-1mg/l. - SH2 cao gấp 3 lần tiêu chuẩn cho phép, từ 3-3,71mg/l. - Nồng độ Phenol quá cao, gấp hàng chục lần tiêu chuẩn cho phép 0,4-0,69mg/l. Cụ thể hàm lượng BOD ở Sông Sét và Kim Ngưu 100-200mg/l, SH2 ở 32
  33. Hồ Hoàn Kiếm 13,6mg/l, gấp hàng chục lần tiêu chuẩn cho phép. Như vậy, tỷ lệ thu gom xử lý rác thải ở Hà nội hiện nay còn rất thấp. Các rác thải độc hại chưa được quản lý và xử lý riêng rẽ. Các bãi rác chưa được quản lý, tổ chức hợp lý, xử lý không đúng quy trình kỹ thuật, đảm bảo các yêu cầu tiêu chuẩn vệ sinh môi trường. Đây là nguồn, ổ gây dịch bệnh lớn ở Hà Nội. Theo nghiên cứu của Vụ vệ sinh dịch tễ và môi trường/BYT, thời kỳ 1997-2000 (Tỷ lệ bệnh/100.000 người). - Sốt rét: 1086,0 - Sốt xuất huyết: 103,5 - Bệnh ỉa chảy: 723 - Viêm màng não: 4,2 Để cải thiện môi trường sống cho người dân thủ đô, Hà Nội cần tập trung hơn nữa thu hút mọi nguồn vốn để đầu tư thu gom rác thải, nước thải, đảm bảo môi trường sống trong sạch và lành mạnh.  Công viên,cây xanh, hệ thống chiếu sáng công cộng Tính đến năm 1996, tổng chiều dài tuyến đèn là 399km, đạt 68% nhu cầu chiếu sáng nội thành, 4% nhu cầu chiếu sáng ngoại thành, tính chung cho toàn thành phố mới được 30,3%. Nhiều khu công cộng còn chưa có đèn hoặc có nhưng chưa đạt tiêu chuẩn chiếu sáng. Cường độ chiếu sáng ở mức trung bình, công suất 6,1kw/km, dưới 1 cadela/m2, các trục giao thông chính đạt 1,2 cadela/m2 (tương đương 30 lux/m2). Các thiết bị nhìn chung không đồng bộ Về cây xanh, mật độ cây xanh ở Hà Nội còn thấp 1,8m2/người, so với nhiều nước trên thế giới chỉ tiêu này đạt 5m2/người, bao gồm cây xanh tạo bóng mát và cây xanh tạo cảnh quan, kiến trúc đô thị: vườn hoa, công viên Ở Hà nội, 605 đường phố có cây xanh tốt, nhưng nhìn chung cơ cấu cây xanh chưa phù hợp với kiến trúc đô thị. Các công viên, vườn hoa Hà Nội chủ yếu được xây dựng từ thời trước. Hiện nay, Hà Nội có 33 công viên, vườn hoa, vườn thú tập trung ở Đống Đa, Ba Đình, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm với tổng diện tích 115,5ha. 33
  34. Cùng với sự phát triển về kinh tế-văn hoá-xã hội, Hà Nội cần có sự đầu tư thích hợp thích hợp trong việc xây dựng hệ thống chiếu sáng công cộng, cây xanh nhằm tạo dựng một môi trường sống văn minh, theo kịp quá trình đô thị hoá đang diễn ra nhanh chóng. 2.2.2 Sự cần thiết phải sử dụng vốn ODA trong phát triển kết cơ sở hạ tầng kỹ thuật thành phố Hà Nội Hàng năm, nhu cầu vốn đầu tư cho kết cấu hạ tầng kỹ thuật của Hà Nội rất lớn, bình quân khoảng 1-1,5 tỷ USD/năm. Trong đó, khả năng huy động vốn trong nước thông qua ngân sách và đầu tư tư nhân chỉ đáp ứng từ 45-50% nhu cầu về vốn, phần còn lại được bù đắp từ nước ngoài thông qua đầu tư trực tiếp FDI và ODA. Do đó, cần phải huy động vốn ODA cho đầu tư, phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật vì: - Vốn ODA là một nguồn vốn quan trọng để bổ sung cho khoảng trống tiết kiệm, làm tăng ngân sách nhà nước, tăng tỷ trọng đầu tư phát triển từ ngân sách cho các công trình trọng điểm của quốc gia. - Thông thường các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật đòi hỏi một khối lượng vốn đầu tư lớn, do đó cần phải đa dạng hoá nguồn vốn đầu tư: vốn nhà nước, vốn tư nhân, vốn FDI và đặc biệt là vốn ODA. - Vốn ODA đặc biệt thích hợp với các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng(có vốn đầu tư lớn, thời gian đầu tư kéo dài ) vì chi phí tương đối rẻ (lãi suất thấp), thời gian ân hạn và thời gian hoàn trả kéo dài. - Do những ưu đãi của ODA chỉ tài trợ cho các nước đang phát triển và vì mục tiêu phát triển nên lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật, tuy không có hiệu quả tài chính trực tiếp, khả năng thu hồi vốn thấp, thời gian đầu tư kéo dài, độ rủi ro cao, nhưng có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển đời sống dân cư và sự phát triển kinh tế, xã hội, cũng là một trong những mảng ưu tiên của cộng đồng các nhà tài trợ quốc tế. Mặt khác, các luồng vốn (FDI, vốn tín dụng thương mại, vốn tư nhân) thường chỉ tập trung vào những ngành, lĩnh vực có 34
  35. tỷ suất lợi nhuận cao. Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu về vốn chủ yếu được huy động từ vốn nhà nước và vốn ODA. - Thông thường, các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật thường có tính chất kỹ thuật phức tạp. Vì vậy, việc sử dụng vốn ODA đầu tư cho kết cấu hạ tầng kỹ thuật là cần thiết để có sự hỗ trợ kỹ thuật (thông qua các dự án hỗ trợ kỹ thuật), chuyển giao công nghệ, trang thiết bị hiện đại, tăng lượng ngoại tệ sử dụng cho nhập khẩu máy móc thiết bị. Chính vì những lý do trên ODA ngày càng đóng vai trò quan trọng trong phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật cả nước nói chung và Hà Nội nói riêng. Đòi hỏi chính quyền thành phố cần tích cực hơn nữa trong công tác kêu gọi, thu hút vốn ODA, khai thác sử dụng có hiệu quả mọi tiềm năng, lợi thế của nguồn vốn này. 2.3 VỐN ODA TRONG PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HÀ NỘI QUA CÁC NĂM Để duy trì nhịp độ tăng trưởng nhanh đạt 14,25%/năm như hiện nay, ngoài vốn trong nước, Hà Nội phải huy động một lượng vốn lớn thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài và vốn ODA. Trong thời gian vừa qua, vốn ODA đã có những đóng góp tích cực trong việc phát triển hạ tầng kỹ thuật Hà Nội (giao thông, bưu điện, cấp nước, thoát nước, công viên, cây xanh ), được thể hiện dưới Bảng 5. Bảng 5: Tỷ trọng vốn ODA đầu tư cho phát triển hạ tầng trong tổng vốn ODA thành phố Hà Nội Năm 1998 1999 2000 2001 ∑ODA 502,4 562,7 441,5 439,372 ODAhạ tầng kỹ thuật 443,2 465,3 438,325 436,74 Tỷ lệ (%) 88,2 82,7 99,36 99,4 Nguồn: Phòng viện trợ và vốn vay-Sở KHĐT Hà Nội Căn cứ vào số liệu bảng trên, chúng ta thấy lớn ODA Hà Nội tập trung vào các dự án kết cấu hạ tầng kỹ thuật như: dự án cấp nước, dự án thoát nước, 35
  36. dự án khu đô thị mới, dự án phát triển hạ tầng giao thông đô thị Còn lại, một phần nhỏ ODA dành cho các lĩnh vực khác: nông nghiệp, giáo dục, y tế Năm 2000, vốn ODA hạ tầng kỹ thuật Hà Nội đạt 438,325 triệu USD, năm 2001 con số này là 436,74 triệu USD, có giảm đôi chút nhưng vẫn giữ ở mức cao. Về vấn đề giải ngân ODA, năm 1999 có 16 dự án ODA hạ tầng kỹ thuật giải ngân đạt 44,063 triệu USD. Năm 2000, có 10 dự án giải ngân đạt 66,39 triệu USD, tăng 50,6% so với năm 1999. Năm 2001, có 8 dự án giải ngân thuộc lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật với tổng giá trị 66,268 triệu USD xấp xỉ so với mức giải ngân năm 2000. Bảng 6: Tỷ lệ giải ngân vốn ODA trong lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật Hà Nội (Đơn vị: triệu USD) Năm 1999 2000 2001* ODAcam kết 465,3 438,325 439,372 ODAgiải ngân 44,063 66,369 66,268 Tỷ lệ 9,4 15,14 15,08 (*) Một số dự án hợp tác kỹ thuật -Bên nước ngoài không thông báo số tiền giải ngân. Nguồn: Phòng viện trợ và vốn vay-Sở KHĐT Hà Nội Tỷ lệ giải ngân vốn ODA trong lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật còn thấp, bình quân thời kỳ 1999-2001 đạt 14%. Tỷ lệ giải ngân thấp do hầu hết các dự án ODA có thời gian đầu tư kéo dài, và việc phân bổ vốn theo từng giai đoạn, hạng mục công trình. Khi từng giai đoạn, hạng mục công trình hoàn thành theo đúng tiến độ, chất lượng thời gian ghi trong hợp đồng thì nhà tài trợ mới tiếp tục bỏ vốn cho giai đoạn, hạng mục tiếp theo. Hầu hết chương trình dự án có tốc độ giải ngân chậm do sự chậm trễ trong khâu chuẩn bị đầu tư. Chất lượng chuẩn bị đầu tư, nhất là khâu hình thành dự án ban đầu, báo cáo nghiên cứu khả thi của chủ đầu tư và công ty tư vấn còn yếu kém. Dự án phải làm đi làm lại nhiều lần. Bên cạnh đó, trong quá trình triển khai dự án, có nhiều thay đổi nên xuất hiện nhu cầu thay đổi nội dung của dự án. Những cân nhắc thay 36
  37. đổi trong quá trình thực hiện gây sự kéo dài dự án (dự án xây dựng cơ sở hạ tầng Bắc Thăng Long-Vân Trì, dự án xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông đô thị I ). Cơ chế chính sách trong khâu đền bù, giải phóng mặt bằng chưa ổn định, thủ tục giải phóng mặt bằng còn mất nhiều thời gian, thiếu quỹ di dân cũng ảnh hưởng đến tiến độ các dự án (dự án thoát nước Hà Nội, dự án phát triển hạ tầng giao thông đô thị giai đoạn I ). Thủ tục, quan điểm triển khai giữa nhà tài trợ và Việt Nam còn chưa thống nhất (Nghị định 52, các thủ tục đấu thầu với các thủ tục của JBIC) cũng là những nguyên nhân ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án và do đó làm chậm tốc độ giải ngân vốn. Bảng 7: Vốn ODA hạ tầng kỹ thuật theo hình thức hợp tác (Đơn vị: triệu USD) Hình thức hợp tác Thời kỳ Tổng 1985-1990 1991-1995 1996-2001 Song phương 45 176 346,9 567,9 Đa phương 6,5 - 89,75 96,25 NGOs 3,1 4,4 8,3 15,8 Tổng 54,6 180,4 444,9 679,95 Nguồn: Phòng viện trợ và vốn vay-Sở KHĐT Hà Nội Theo hình thức hợp tác đến hết năm 2001, Hà Nội huy động được 679,95 triệu USD cho lĩnh vực phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật bao gồm: 56 dự án song phương và đa phương (567,9 triệu USD) và 233 dự án NGOs (15,8 triệu USD). Trong tổng viện trợ và vốn vay, ODA song phương chiếm tỷ lệ lớn nhất với 83,5%, ODA đa phương và NGOs lần lượt tương ứng là 14,2% và 2,3%. Nhà tài trợ song phương lớn nhất là Nhật Bản, cho vay và viện trợ không hoàn lại thông qua ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản JBIC và cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản JICA. Nhà tài trợ đa phương lớn nhất ở Hà Nội là WB. Từ năm 1985, Hà Nội đã nhận được sự tài trợ của nước ngoài do chương trình phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) thực hiện.Trong những năm vừa qua, lượng vốn tài trợ quốc tế vào Hà Nội không ngừng tăng lên. Thời kỳ 1985-1990, chỉ có 54,5 triệu USD. Đến hết năm 2001, tổng số vốn 37
  38. ODA cho kết cấu hạ tầng huy động được là 679,95 triệu USD, tăng 12 lần. Nhờ đó, hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật Hà Nội phát triển toàn diện. Hệ thống giao thông, điện, nước, bưu chính viễn thông ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu sinh hoạt cũng như sản xuất trên địa bàn Hà Nội. Hệ thống giao thông nội, ngoại thành được mở rộng, nâng cấp. Các nút giao thông quan trọng như: Ngã Tư Sở, Ngã Tư Vọng, Cầu Giấy, chân cầu Chương Dương đang được nâng cấp cải tạo thông qua các dự án mở rộng, xây dựng cầu vượt, đường hầm. Từ năm 1991-2000, đã làm mới khoảng 75 km đường nội đô, rải thảm mới 4.348.000m2 đường, lát mới 728.300m2 vỉa hè. Hệ thống cấp nước cũng được nâng cấp, hiện đại hoá, nâng công suất từ 296.000m3 ngày-đêm (1997). Hệ thống thoát nước thường xuyên được nạo vét, khai thông dòng chảy trên các tuyến sông mương, giải quyết được 81 điểm úng ngập cục bộ. Công tác trật tự, vệ sinh đô thị, quản lý và bảo vệ môi trường có tiến bộ, xoá bỏ 94 điểm chân rác trong nội thành, lượng rác thu gom tăng 2,4 lần so với năm 1991. 2.3.1 Thực trạng sử dụng vốn ODA trong phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật thành phố Hà Nội xét theo lĩnh vực Phần lớn ODA ở Hà Nội tập trung vào các lĩnh vực kết cấu hạ tầng kỹ thuật như: cấp nước, thoát nước, giao thông, vệ sinh môi trường. Bảng 8: Vốn ODA cho hạ tầng kỹ thuật theo lĩnh vực (Đơn vị: triệu USD) T 1999 2000 2001 T Lĩnh vực SDA Vốn SD Vốn SDA Vốn ODA A ODA ODA 1 Thoát nước 3 141,15 1 160 1 160 2 Phát triển khu đô thị 2 108 2 104,054 1 104 3 Giao thông 2 29,6 2 111,23 2 111,23 4 Cấp nước 2 177 2 39,46 2 39,46 5 Vệ sinh môi trường 3 9,2 3 23,581 2 22,05 Tổng 12 465,3 10 438,325 8 439,372 (*) Một số dự án hỗ trợ kỹ thuật-Phía nước ngoài không thông báo số tiền Nguồn: Phòng viện trợ và vốn vay-Sở KHĐT Hà Nội 38
  39. Năm 1999, tổng vốn ODA huy động cho kết cấu hạ tầng kỹ thuật Hà Nội 465,3 triệu USD. Lĩnh vực cấp nước thu hút được nhiều vốn ODA nhất 177 triệu USD, chiếm 38%, tiếp theo là thoát nước 141,5 triệu USD-30,4%, phát triển khu đô thị 108 triệu USD-23,2%. Đến năm 2000,2001 vốn ODA có xu hướng giảm xuống chỉ còn 438,325 triệu USD và 439,372 triệu USD. Trong đó, lĩnh vực thu hút được nhiều vốn ODA là thoát nước 160 triệu USD- 36,4%, phát triển khu đô thị 104 triệu USD-23,7%, giao thông 111,23 triệu USD-25,3%.  Giao thông đô thị Từ năm 1993-2001, đã có nhiều chương trình dự án của các chính phủ và tổ chức quốc tế tài trợ và cho vay để xây dựng mới, nâng cấp, phát triển hệ thống giao thông đô thị Hà Nội như: nghiên cứu về giao thông đô thị thành phố Hà Nội của tổ chức SIDA Thụy Điển, dự án tăng cường năng lực quản lý giao thông đô thị Hà Nội của Ngân hàng thế giới, quy hoạch tổng thể giao thông đô thị thành phố Hà Nội của tổ chức JICA Nhật Bản. Bảng 9: Vốn ODA đầu tư cho lĩnh vực giao thông Hà Nội (1998-2001) (Đơn vị: triệu USD) Năm 1998 1999 2000 2001 ODA hạ tầng kỹ thuật 443,2 465,3 438,325 439,372 ODAgiao thông 92,3 29,6 111,23 111,23 Tỷ lệ (%) 20,8 6,4 25,4 25,3 Nguồn: Phòng viện trợ và vốn vay - Sở KHĐT Hà Nội Năm 1998, vốn ODA đầu tư vào lĩnh vực giao thông Hà Nội là 92,3 triệu USD, chiếm 20,8% tổng số vốn ODA hạ tầng kỹ thuật. Cuối năm 1998, dự án đèn tín hiệu giao thông (1995-1998) đã hoàn thành xong, dự án được thực hiện bằng nguồn vốn viện trợ không hoàn lại của chính phủ Pháp. Dự án gồm 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 (1995-1996) với tổng vốn đầu tư 2,56 triệu USD, trong đó viện trợ của chính phủ Pháp 9 triệu FFr (1,8 triệu USD) và vốn 39
  40. đối ứng là 8,7 tỷ đồng (0,76 triệu USD). Dự án này bao gồm việc xây dựng một trung tâm điều khiển giao thông tại các ngã tư kết nối với trung tâm điều khiển, ngoài ra tại một số nút giao thông quan trọng cũng lắp đặt hệ thống Camera theo dõi. Giai đoạn 2 (1997-1998), với tổng vốn đầu tư 4,14 triệu USD, trong đó viện trợ của Pháp là 15 triệu FFr (3 triệu USD). Năm 2000, 2001, Hà Nội có 2 dự án về giao thông vận tải, với tổng vốn đầu tư 111,23 triệu USD, chiếm 25,3% tổng vốn ODA hạ tầng kỹ thuật của Hà Nội. Dự án tăng cường năng lực quản lý giao thông đô thị Hà Nội, dự án này có tổng vốn đầu tư 24,3 triệu USD, trong đó vốn ODA 21,9 triệu USD, vốn đối ứng trong nước 2,4 triệu USD, dự án này bằng nguồn vốn vay IDA của WB, thời gian thực hiện dự án (1998-2002). Mục tiêu của dự án là thúc đẩy và hỗ trợ quá trình tăng trưởng kinh tế-xã hội thông qua việc cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thông đô thị, tăng cường năng lực quản lý giao thông đô thị của Sở Giao thông công chính Hà Nội, và tăng cường hiệu lực điều hành giao thông của cảnh sát giao thông. Với mục tiêu trên, dự án đầu tư nâng cấp bốn hành lang giao thông chính: - Hành lang Lê Duẩn - Hành lang Tây Sơn - Hành lang Trần Quang Khải - Hành lang Bạch Mai Đồng thời tiến hành cải tạo, nâng cấp mạng lưới giao thông tại Khu phố Cổ và Khu phố Pháp, mua sắm trang thiết bị, xe máy và cung cấp đào tạo cho cảnh sát giao thông Hà Nội. Đến năm 2001, tổng khối lượng vốn đầu tư thực hiện đạt 170,22 triệu đồng (khoảng 12,16 nghìn USD), trong đó khối lượng vốn ODA thực hiện là 84,57 triệu đồng (khoảng 6,04 nghìn USD). Dự án thứ 2 là dự án phát triển hạ tầng giao thông đô thị Hà Nội giai đoạn I, tổng vốn đầu tư 138,07 triệu USD (≈1.904 tỷ đồng), trong đó vốn ODA 89,33 triệu USD (≈1.250,2 tỷ đồng) là nguồn vốn vay ưu đãi của tổ chức JBIC Nhật Bản, thời gian thực hiện dự án (3/1999-3/2004). Mục tiêu của 40
  41. dự án phát triển hệ thống giao thông đô thị, giải quyết tình trạng ách tắc giao thông ở Hà Nội. Với mục tiêu này, dự án tập trung xây dựng một số khu tái định cư, khu đô thị mới Tây Nam Hà Nội (145ha), nhằm phục vụ việc di dân triển khai các dự án sau: - Dự án đường vành đai 1 Kim Liên-Ô Chợ Dừa - Dự án mở rộng đường để Hữu Hồng đoạn Cầu Thăng Long-Nhật Tân - Đường nhánh nút Nam Thăng Long - Cải tạo nút Ngã Tư Sở - Nút Ngã Tư Vọng - Nút giao thông Kim Liên-Trần Khát Chân Hiện nay, dự án đã triển khai xong công tác chuẩn bị đầu tư như: phê duyệt, báo cáo nghiên cứu khả thi, quyết định cấp đất. Đang triển khai công tác giải phóng mặt bằng và lên phương án đền bù (thiết kế chi tiết đã được thành phố phê duyệt tháng 11/2001), nút Ngã Tư Vọng đã khởi công. Trong thời gian qua, các dự án ODA phát huy hiệu quả đã tạo ra những chuyển biến căn bản trong lĩnh vực giao thông đô thị thành phố Hà Nội. Các trục hướng tâm đi vào trung tâm thành phố được tạo bởi quốc lộ 1A phía Bắc và phía Nam, quốc lộ 5, quốc lộ 6, quốc lộ 3, quốc lộ 2, cao tốc Láng Hoà Lạc đã được mở rộng và xây dựng như: tuyến Thái Hà-Huỳnh Thúc Kháng có mặt cắt ngang rộng 30m với 4 làn xe chạy, tuyến đường Hoàng Quốc Việt có mặt cắt ngang rộng 50m với 6 làn xe cơ giới và một dải dự trữ cho đường sắt nội đô. Các tuyến đường nội thành được nâng cấp, rải thảm nhựa, lát vỉa hè. Về đường sắt, Hà Nội tập trung nâng cấp mạng lưới đường sắt hiện có gồm 13 nhà ga trong đó ga Hà Nội là lớn nhất với tổng diện tích 2,8ha, mở rộng các nhà ga, nâng cao chất lượng phục vụ, đón, trả khách, tu sửa toàn bộ tuyến đường ray. Sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt mới những đầu tàu hiện đại, tăng số chuyến, rút ngắn thời gian tàu chạy. 41
  42. Trong thời gian tới, một số dự án: Xây dựng đường sắt giữa trung tâm Hà Nội đến Nội Bài, dự án nâng cấp hệ thống đường sắt Nam Bắc, Đồng Tây, tuyến Văn Điển-Cổ Bi-Yên Viên được lập kế hoạch kêu gọi thu hút vốn ODA của các tổ chức quốc tế.  Cấp nước Trong giai đoạn 1998-2002, được sự tài trợ của chính phủ Phần Lan, chính phủ Nhật Bản và ngân hàng thế giới, hàng loạt các nhà máy cấp nước được xây dựng đáp ứng nhu cầu nước sạch đang tăng nhanh của nhân dân thủ đô. 42
  43. Bảng 10: Vốn ODA đầu tư cho cấp nước Hà Nội giai đoạn 1998-2001 (Đơn vị: triệu USD) Năm 1998 1999 2000 2001 ODA hạ tầng kỹ thuật 443,2 465,3 438,325 439,372 ODAcấp nước 100,17 177 39,46 39,46 Tỷ lệ (%) 22,6 38 9 9 Nguồn: Phòng viện trợ và vốn vay - Sở KHĐT Hà Nội Các chương trình cấp nước của Hà Nội được triển khai từ rất sớm. Chương trình cấp nước Hà Nội (Ha Noi Water Supply Project-HWSP), thời gian thực hiện dự án 6/1985-6/1997, do Phần Lan tài trợ với tổng vốn đầu tư 103,6 triệu USD, trong đố viện trợ của chính phủ Phần Lan là 91,01 triệu USD, vốn đối ứng của Việt Nam là 12,5 triệu USD. Dự án tập trung vào việc cải tạo, lắp đặt hệ thống đường ống truyền dẫn và phân phối, nâng công suất của các trạm nước. Thông qua dự án, công suất cấp nước đã tăng lên từ 265.000m3/ngày đêm (1985) lên 370.00m3/ngày đêm (1997). Dự án cung cấp nước sạch ở huyện ngoại thành Gia Lâm (1993-1998), do tổ chức JICA Nhật Bản viện trợ không hoàn lại với tổng vốn đầu tư 49,2 triệu USD, trong đó viện trợ của Nhật Bản là 4 tỷ Yên (38,1 triệu USD) và vốn đối ứng là 11,1 triệu USD, nhằm xây dựng một nhà máy nước công suất 30.000m3/ngày đêm. Dự án hoàn thành sẽ góp phần cải thiện đời sống nhân dân huyện ngoại thành, phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn. Dự án thí điểm quản lý, kinh doanh nước sạch Quận Hai Bà Trưng (1996-1998), với tổng vốn đầu tư 5,54 triệu USD, trong đó vốn ODA 22,5 triệu USD, trong đó vốn ODA 22,5 triệu FFr (4,5 triệu USD) do Pháp tài trợ, được triển khai ở 5 phường của Quận Hai Bà Trưng (Lê Đại Hành, Nguyễn Du, Ngô Thì Nhậm, Phố Huế, Bùi Thị Xuân). Dự án nhằm xây dựng mô hình quản lý, kinh doanh nước sạch mới ở Quận Hai Trưng bằng việc cải thiện hệ thống hoá đơn, đồng hồ đo nước, tin học hoá hệ thống quản lý, đào tạo đội ngũ cán bộ, giảm tình trạng thất thoát và thất thu nước. 43
  44. Dự án cấp nước Hà Nội giai đoạn 4, có thời gian bắt đầu và kết thúc theo hợp đồng 1997-2005, với tổng vốn đầu tư 42,75 triệu USD, trong đó 33,1 triệu USD là vốn vay tín dụng IDA của Ngân hàng thế giới WWB; 3,65 triệu USD là khoản viện trợ không hoàn lại của chính phủ Phần Lan thông qua hỗ trợ kỹ thuật; vốn đối ứng của Việt Nam là 6 triệu USD. Dự án này tiếp nối chương trình cấp nước của Phần Lan nhằm hoàn thiện hệ thống sản xuất và cung cấp nước sạch, giải quyết tình trạng thất thoát và thất thu nước. Mục tiêu của dự án: + Xây dựng 23,726 km tuyến ống dẫn, thi công 89,468km tuyến ống phân phối và 6,321km tuyến dịch vụ đầu nối vào nhà. + Xây dựng 2 nhà máy cấp nước Cáo Đỉnh và Nam Dư. + Khoan thêm 9 giếng mới. Tính đến 30/10/2001, tổng vốn giải ngân của dự án là 18,06 triệu USD (234,78 tỷ đồng), trong đó vốn ODA giải ngân 14 triệu USD (181,86 tỷ đồng). Dự án hoàn thành nâng công suất cấp nước thành phố lên 60.000m3/ngày đêm, thêm 343.000 dân cư có nước sạch sử dụng. Dự án cải tạo hệ thống đường ống cấp nước cũ của thành phố Hà Nội bằng công nghệ mới với tổng vốn đầu tư 5,871 triệu USD, trong đó vốn ODA 5 triệu USD bằng vốn vay ưu đãi của chính phủ Đan Mạch, thời gian thực hiện theo hợp đồng (2000-9/2002), tính đến năm 2001 tổng số vốn giải ngân là 2,058 triệu USD. Dự án triển khai nhằm giảm tình trạng thất thoát nước, nâng cao hệ số sử dụng nước. Nhìn chung, với sự gia tăng vốn đầu tư, lĩnh vực cấp nước Hà Nội từng bước được nâng cấp, hiện đại hoá đáp ứng tốt nhu cầu nước sạch sinh hoạt cho nhân dân thủ đô và nhu cầu nước sạch phục vụ sản xuất, thúc đẩy phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn thủ đô Hà Nội.  Thoát nước 44
  45. Hiện nay, thoát nước đang là vấn đề đáng lo ngại của chính quyền và nhân dân thủ đô. Tình trạng ứ đọng nước thải và úng ngập nước mưa khá phổ biến gây ra những dịch bệnh bùng phát như sốt rét, ỉa chảy Ở Hà Nội, trong thời gian vừa qua mưa trên 100mm đã gây ra trên 60m điểm ứng ngập. Để giải quyết tình trạng trên, chính quyền thành phố cũng đặc biệt quan tâm chú trọng đến đầu tư nâng cấp, cải tạo hệ thống thoát nước thành phố, nạo vét trên các kênh, mương, hồ, xây dựng kè đập cho những con sông tiêu thoát nước (Lừ, Kim Ngưu, Tô Lịch, Sét ) đảm bảo khai thông dòng chảy. Bảng 11: Vốn đầu tư cho lĩnh vực thoát nước Hà Nội 1998-2001 (Đơn vị: triệu USD) Năm 1998 1999 2000 2001 ODA hạ tầng kỹ thuật 443,2 465,3 438,325 439,372 ODAthoát nước 123,7 141,5 160 160 Tỷ lệ (%) 27,9 30,41 36,5 36,4 Nguồn: Phòng viện trợ và vốn vay -Sở KHĐT Hà Nội Về tỷ lệ cũng như lượng vốn ODA đầu tư vào lĩnh vực thoát nước Hà Nội khá cao, bình quân thời kỳ 1998-2001 là 146,3 triệu USD/năm, chiếm 32,8% tổng vốn ODA đầu tư vào lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật Hà Nội. Khối lượng vốn này dùng để thực hiện chương trình "Quy hoạch tổng thể thoát nước Hà Nội giai đoạn 1995-2015" bằng nguồn vốn vay OECF của Nhật Bản (hiện nay là tổ chức JBIC). Giai đoạn đầu tiên thực hiện quy hoạch này là " Dự án thoát nước Hà Nội giai đoạn I (1996-2000)", với tổng vốn đầu tư 200 triệu USD (2.214,2 tỷ đồng), trong đó vốn ODA 160 triệu USD (1.771,36 tỷ đồng), vốn đối ứng trong nước 40 triệu USD (442,84 tỷ đồng). Mục tiêu của dự án giải quyết tình trạng úng ngập, cải thiện môi trường sống của thành phố bằng việc xây dựng các trạm bơm, hồ điều hoà, nạo vét sông, kênh mương thoát nước, lắp đặt hệ thống cống, các trạm xử lý nước thải. Do chậm trễ trong khâu chuẩn bị và trong quá trình thực hiện dự án nên đến hết năm 2001, tổng số vốn giải ngân là 69,57 triệu USD, trong đó vốn ODA giải ngân 52 45
  46. triệu USD. Tổng khối lượng vốn đầu tư thực hiện riêng năm 2001 đạt 18,89 triệu USD, trong đó vốn ODA thực hiện 14,84 triệu USD. Tính đến cuối năm 2001, đã thực hiện và đưa vào hoạt động có hiệu quả 9/16 gói thầu bao gồm: trạm bơm Yên Sở, công suất 45m3/giây và hệ thống hồ chứa, kênh dẫn (đưa vào vận hành 5/99); thực hiện nạo vét kênh mương; hoàn thành hệ thống cống trong khu vực đô thị cuối năm 2001. Năm 2002, tập trung triển khai và hoàn thành các gói thầu còn lại của dự án; cải tạo cầu cống trên mương; cải tạo hồ Giảng Võ, Thanh Nhàn 1,2a,2b; cải tạo hồ Thiền Quang, Thành Công; xây dựng nhà máy xử lý nước thải thí điểm Kim Liên-Trúc Bạch; cải tạo hệ thống lưu vực 4 sông (Tô, Lừ, Sét, Kim Ngưu) và hoàn thành báo cáo nghiên cứu khả thi dự án thoát nước Hà Nội giai đoạn II, trình các cấp thẩm quyền phê duyệt. Bảng 12: Khối lượng vốn đầu tư thực hiện năm 2000 của dự án thoát nước giai đoạn I (Đơn vị: triệu đồng) TT Kế Thực % Hạng mục hoạch hiện Kế hoạch A Mua sắm thiết bị 64.000 34.904 55 CP6: thiết bị nạo vét 4.000 5.000 125 CP8: thiết bị thủy cơ 60.000 29.904 50 B Công tác xây dựng 456.000 393.200 86 CP1: Cống Trúc Bạch-Trần Bình 4.400 9.000 205 Trọng CP2: Cống lưu vực 4 sông 70.000 61.000 87 CP3: Chuẩn bị hiện trường 2.200 2.000 91 CP4: Móng, trạm bơm 49.600 40.000 81 CP5: Hồ Nam Yên Sở 43ha 7.600 7.600 100 CP7a: Cải tạo Sông Tô Lịch, Lừ, Sét, xây dựng Hồ điều hòa Bắc Yên Sở, 180.000 180.000 100 Kênh Yên Sở CP7b: Cải tạo Sông Kim Ngưu 7.600 70.000 78 CP7c: Xây dựng trạm bơm, nhà hành chính, nhà điều khiển và công trình phụ 15.600 21.600 138 trợ CP9: Cầu cống trên kênh 12.000 0 0 46
  47. CP10: Cải tạo hồ 1 2.000 0 0 CP11: Cải tạo hồ 2 4.000 0 0 CP12: Nhà máy xử lý nước thải thí 20.000 0 0 điểm CP13: Hạ tầng khu di dân 0 0 0 CP 14: Cống qua đê 12.000 12.000 100 C Chi phí dịch vụ tư vấn 80.000 102.000 128 Tổng 600.000 530.104 88,35 Nguồn: Phòng viện trợ và vốn vay-Sở KHĐT Hà Nội Nhìn chung, tiến độ thực hiện dự án tương đối nhanh, bình quân đạt 88% so với kế hoạch. Tuy chưa hoàn thành tất cả các hạng mục, nhưng dự án đã phát huy hiệu quả, tiêu nước nhanh, giảm thời gian các điểm quan trọng trong thành phố bị ngập úng.  Vệ sinh môi trường Hà Nội với dân số 2,15 triệu người, hàng vạn nhà máy xí nghiệp đang sản xuất kinh doanh trên địa bàn, hàng ngày đã sinh ra một lượng lớn rác thải, chất thải độc hại, nước thải, khói, bụi đe dọa nghiêm trọng đến môi trường sống của nhân dân thủ đô. Đứng trước thực trạng đó, các dự án ODA về môi trường đã được triển khai rất sớm. Từ những năm 1990, Hà Nội đã triển khai dự án thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt làm phân hữu cơ Composit ở Cầu Diễn, do UNDP tài trợ với tổng vốn đầu tư 14 triệu USD. Dự án hoàn thành đi vào hoạt động đã thực hiện thu gom 75% tổng khối lượng rác thời kỳ đó (1.000.000m3/năm) ở thành phố và xử lý một phần lượng rác thải phát sinh, giảm tình trạng ô nhiễm môi trường. Vốn đầu tư vào lĩnh vực môi trường ở Hà Nội. Bảng 13: Tình hình đầu tư vốn ODA trong lĩnh vực vệ sinh môi trường Hà Nội (Đơn vị: triệu USD) Năm 1998 1999 2000 2001 ODA hạ tầng kỹ thuật 443,2 465,3 438,325 439,372 ODAmôi trường 26,6 9,2 23,581 22,5 Tỷ lệ (%) 6 2 5,4 5 Nguồn: Phòng viện trợ và vốn vay - Sở KHĐT Hà Nội 47
  48. Năm 1998, vốn ODA đầu tư vào lĩnh vực môi trường Hà Nội đạt mức cao nhất 26,6 triệu USD, chiếm 6% tổng vốn ODA hạ tầng kỹ thuật. Đến năm 1999, vốn ODA vào lĩnh vực này giảm chỉ còn 9,2 triệu USD, chiếm 2% tổng vốn ODA hạ tầng kỹ thuật, sự giảm sút này do một số dự án (dự án đầu tư thiết bị thu gom rác của Nhật, dự án Hà Nội sạch 1000 thùng rác của Pháp ) đã hoàn thành. Năm 2000,2001 vốn ODA đầu tư vào lĩnh vực này tăng lên ở mức 23,851 triệu USD và 22,05 triệu USD, chiếm 5% tổng vốn ODA hạ tầng kỹ thuật. Sự gia tăng này do một số dự án mới bắt đầu triển khai (dự án nâng cấp nhà máy xử lý rác thải Cầu Diễn, dự án cung cấp phương tiện vận chuyển rác của CHLB Đức ). Về thu gom, xử lý chất thải rắn, trong thời gian qua vốn đầu tư chủ yếu tập trung vào một số dự án đầu tư trang thiết bị: xe container, xe cẩu thùng rác, xe quét đường, máy ủi nhằm nâng cao công suất thu gom rác. Dự án Hà Nội sạch 1.000 thùng rác (1997-1998), tổng vốn đầu tư 0,22 triệu USD, trong đó vốn ODA 0,2 triệu USD bằng nguồn viện trợ không hoàn lại của chính phủ Pháp. Dự án đầu tư khẩn cấp thiết bị thu gom, vận chuyển rác bằng nguồn viện trợ không hoàn lại của chính phủ Nhật Bản (1/1998-3/1999), với tổng vốn đầu tư 10 triệu USD. Dự án cung cấp phương tiện vận chuyển rác thải TP. Hà Nội bằng nguồn vốn đảo nợ của CHLB Đức (2001-2002), với tổng vốn đầu tư 0,9 triệu USSD. Bên cạnh đó, từ năm 1999 bắt đầu triển khai dự án xây dựng mới và nâng cấp nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt bằng vốn vay tín dụng của Tây Ban Nha, tổng vốn đầu tư 22,15 triệu USD, vốn ODA 21,15 triệu USD. Dự án chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 (1998-1999) nâng cấp nhà máy chế biến rác thải tại Cầu Diễn từ công suất 30.000 m3 rác thải và sản xuất 7.000 tấn phân hữu cơ hàng năm lên 50.000m3 rác thải và sản xuất 13.620 tấn phân hữu cơ hàng năm, tổng vốn đầu tư là 5 triệu USD trong đó vốn vay Tây Ban Nha 4 triệu USD. Giai đoạn 2, xây dựng một nhà máy chế biến rác thải ở Sóc Sơn với công suất xử lý 250.000m3 rác thải và sản xuất 66.300 tấn phân hữu cơ hàng năm với tổng vốn đầu tư 17,14 triệu USD. Dự án quy hoạch tổng 48
  49. thể môi trường thành phố Hà Nội và nghiên cứu tiền khả thi về trạm trung chuyển và bãi rác Nam Sơn (1998-11/1999), là hình thức hỗ trợ kỹ thuật giữa chính phủ Việt Nam và chính phủ Nhật Bản nhằm xây dựng các quy hoạch tổng thể về môi trường ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Dự án này hoàn thành sẽ nâng công suất xử lý rác thải của Hà Nội lên 85%, giảm tình trạng quá tải ở các bãi rác chôn lấp: Mễ Trì, Kiêu Kỵ như hiện nay. Ngoài ra, còn có một số dự án khác, dự án quản lý độc học môi trường vốn đầu tư 0,371 triệu USSD-vốn ODA 0,361 triệu USD bằng nguồn vốn viện trợ không hoàn lại của UNDP. Mục tiêu của dự án là nâng cao năng lực quản lý của Việt Nam về các vấn đề độc chất công nghiệp và sự phát triển bền vững của công nghệ, bảo đảm môi trường và sức khoẻ người dân thủ đô. Về xử lý nước thải, hiện nay hầu hết nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp độc hại đều không được xử lý mà được xả thẳng vào hệ thống cống chung gây ô nhiễm lớn về nước ngầm và nước mặn. Tuy nhiên, trong gói thầu 12 của dự án thoát nước Hà Nội giai đoạn 1, có xây dựng thí điểm một nhà máy xử lý nước thải. Ngoài ra, còn có một dự án khác, dự án nâng cao chất lượng nước Hồ Tây bằng nguồn vốn vay ODA của Áo với tổng giá trị dự án là 21,734 triệu USD, thời gian thực hiện 2001-2003. Dự án sẽ tiến hành xây dựng hệ thống thu gom và xử lý nước thải xung quanh Hồ Tây nhằm ngăn chặn nguồn ô nhiễm chính đối với hồ. Đồng thời, xây dựng hệ thống xử lý nước sạch lấy nguồn nước mặt từ Sông Hồng bơm vào Hồ Tây nhằm thay thế nước thường xuyên cho nước Hồ Tây. Lượng nước bị thay thế sẽ bị đẩy qua các cửa xả của hồ vào các kênh, mương thoát nước chung của thành phố. Nhìn chung, cùng với sự gia tăng của vốn đầu tư, môi trường cảnh quan đô thị thành phố Hà Nội đã có những chuyển biến đáng kể. Công tác vệ sinh môi trường: thu gom, xử lý rác thải đã đi vào nề nếp, các nguồn gây ô nhiễm chính đã được xử lý, ngăn chặn kịp thời, góp phần bảo vệ sức khoẻ và đời sống nhân dân thủ đô. 49
  50.  Công viên, cây xanh, hệ thống chiếu sáng công cộng Sự phát triển về kinh tế xã hội đã nảy sinh những nhu cầu mới về vui chơi, giải trí. Nhận thức được điều đó, trong thời gian qua, chính quyền thành phố đã quan tâm đầu tư đến các điểm vui chơi, giải trí: công viên, vườn hoa, thảm cỏ, và hệ thống chiếu sáng công cộng. Về công viên, vườn hoa, Hà Nội tập trung đầu tư nâng cấp các công viên, vườn hoa hiện có : vườn bách thú Hà Nội, công viên Bách Thảo, công viên Lê Nin. Đồng thời, đầu tư xây dựng những công viên mới phục vụ nhu cầu sinh hoạt văn hoá tinh thần của nhân dân: công viên tuổi trẻ (Thanh Nhàn) , đầu tư trồng mới những vườn hoa thảm cỏ dọc theo các tuyến đường: Nguyễn Chí Thanh , Đại Cồ Việt Về cơ cấu cây xanh, trong thời gian tới cũng được đầu tư chuyển đổi cơ cấu cho phù hợp với cảnh quan đô thị ,thay thế một số cây không thích hợp : xà cừ (23.5%), dâu da xoan, bàng bằng những loại cây mới vừa đảm bảo an toàn trong mùa mưa bão, vừa nâng cao giá trị thẩm mỹ trên các tuyến phố. Về chiếu sáng công cộng, tổng vốn ODA đầu tư cho lĩnh vực này từ năm 1996-2000 đạt 27,65 tỷ đồng (Nguồn: Công ty môi trường đô thị và thiết chiếu sáng công cộng Hà Nội), tập trung vào việc lắp đặt các tuyến đèn dọc theo các tuyến đèn và các tuyến phố mới mở. Kết quả của quá trình đầu tư này trong năm 2000 Hà Nội đã lắp đặt mới thêm 220km tuyến đèn, cải tạo, nâng cấp 178,8km tuyến đèn cũ, nâng số tuyến đường được thắp sáng là 619km, lắp đặt thêm 13.845 bóng đèn cao áp. Chất lượng chiếu sáng cũng được cải thiện, cường độ chiếu sáng được nâng lên từ 10 lux lên 20 lux, tuy nhiên vẫn thấp so với tiêu chuẩn chung của thế giới là 30 lux.  Phát triển khu đô thị và nhà ở Hiện tại, nhà ở của Hà Nội còn thiếu nghiêm trọng, nhất là những người có thu nhập thấp. Một số khu chung cư cao tầng cũ: Giảng Võ, Trung Tự, Thành Công, Nghĩa Đô đã xuống cấp nghiêm trọng: dột, thấm, nứt 50
  51. nhiều Đứng trước hiện trạng đó, việc đầu tư xây dựng các khu chung cư, khu đô thị mới là cấp bách. Bảng 14: Đầu tư vốn ODA phát triển khu đô thị Hà Nội (Đơn vị: triệu USD) Năm 1998 1999 2000 2001 ODA hạ tầng kỹ thuật 443,2 465,3 438,325 439,372 ODAkhu đô thị 96,2 108 104,054 104 Tỷ lệ (%) 21,7 23,2 23,7 23,7 Nguồn: Phòng viện trợ và vốn vay - Sở KHĐT Hà Nội Vốn ODA đầu tư phát triển hạ tầng khu đô thị Hà Nội chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng vốn ODA hạ tầng kỹ thuật của Hà Nội. Năm 1998 là 21,7%- 96,2 triệu USD. Năm 2000, 2001 tường đối ổn định ở mức 23,7%-104 triệu USD. Hai dự án đang triển khai trong thời gian gần đây là: dự án phát triển hạ tầng khu đô thị Bắc Thăng Long-Vân Trì, có thời gian thực hiện đầu tư theo hợp đồng (1997-2004), bằng nguồn vốn vay của tổ chức JBIC Nhật Bản. Dự án có tổng vốn đầu tư 122 triệu USD, trong đó vốn ODA 104 triệu USD. Tuy nhiên, do có nhiều thay đổi trong quá trình thực hiện nên xuất hiện nhu cầu thay đổi một số nội dung của dự án. Hiện nay dự án đã có tư vấn, đã chuẩn đấu thầu được 2/5 gói thầu, các thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán gần như đã xong, thực hiện giải phóng mặt bằng 2/3 diện tích, khu vực còn lại là đất nông nghiệp. Tính từ khi bắt đầu đến 30/9/01, tổng số vốn giải ngân của dự án 7,63 triệu USD (106,82 tỷ đồng), trong đó vốn ODA giải ngân 3,13 triệu USD (43,82 tỷ đồng). Dự án thứ hai là dự án hỗ trợ kỹ thuật làm nghiên cứu khả thi khu đô thị mới (1999-2000), do Hàn Quốc viện trợ không hoàn lại với tổng vốn đầu tư 0,054 triệu USD. Để đáp ứng nhu cầu nhà ở đang gia tăng nhanh chóng, trong tương lai hàng loạt các khu đô thị, khu tái định cư sẽ được xây dựng: phát triển khu đô thị mới giữa vành đai 2 và 3, xây dựng khu đô thị Nam Thăng Long, Mễ Đình, Mễ Trì, Trung Hòa, Yên Hòa, Sóc Sơn Nhìn chung, các dự án sử dụng vốn ODA đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật thành phố Hà Nội trong thời gian qua đã tạo ra sự phát triển 51
  52. mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực: cấp nước, thoát nước, phát triển khu đô thị góp phần cải thiện đời sống mọi mặt của nhân dân, thúc đẩy các ngành, lĩnh vực khác phát triển, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa thủ đô trong thiên niên kỷ mới. 2.3.2 Thực trạng sử dụng vốn ODA trong phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật thành phố Hà Nội xét theo đối tác Trong thời gian qua, lĩnh vực kết cấu hạ tầng kỹ thuật thành phố Hà Nội đã thu hút sự quan tâm chú ý của rất nhiều nhà tài trợ lớn trên thế giới: Nhật Bản, Ngân hàng thế giới WB, UNDP, Phần Lan, Thụy Điển và các tổ chức NGOs khác. Mỗi nhà tài trợ có sự ưu đãi cũng như các lĩnh vực ưu tiên khác nhau, tùy vào năng lực tài chính và khả năng về kỹ thuật. 52
  53. Bảng 16: Cơ cấu ODA hạ tầng kỹ thuật theo đối tác Đối tác Vốn ODA (triệu USD) Tỷ lệ (%) Nhật Bản 295,6 52,5 Phần Lan 93,6 16,6 WB 55,4 9,8 Pháp 16,5 3 Đài Loan 15 2,6 UNDP 7 1,2 Khác 79,6 14,3 Nguồn: Phòng viện trợ và vốn vay - Sở KHĐT Hà Nội Nhìn vào số liệu trên cho thấy, Nhật Bản là quốc gia đầu tư nhiều nhất vào lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật thành phố Hà Nội, 295,6 triệu USD, chiếm 52,5% trong tổng vốn ODA đầu tư vào lĩnh vực này. Ở Hà Nội, Nhật Bản ưu tiên đầu tư chương trình dự án thuộc các lĩnh vực: giao thông, thoát nước, vệ sinh môi trường và phát triển khu đô thị. Các dự án ODA do Nhật viện trợ, cho vay thường có tỷ lệ giải ngân cao. Tài trợ của Nhật Bản tập trung vào hỗ trợ kỹ thuật bằng viện trợ không hoàn lại thông qua tổ chức hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) và cho vay vốn thông qua ngân hàng hợp tác phát triển quốc tế Nhật Bản (JBIC). Thời kỳ 1998-2001, Nhật Bản có 2 dự án do JICA viện trợ không hoàn lại cho lĩnh vực môi trường bao gồm: dự án quy hoạch tổng thể bảo vệ môi trường thành phố Hà Nội 1,5 triệu USD và dự án nghiên cứu khả thi xử lý rác (và than) tạo thành năng lượng điện 1,5 triệu USD. Ngoài ra, còn có 2 dự án lớn do JBIC tài trợ: dự án thoát nước Hà Nội giai đoạn I (160 triệu USD) và dự án phát triển hạ tầng khu đô thị Bắc Thăng Long-Vân Trì. Nhà tài trợ lớn thứ 2 đối với lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật của Hà Nội là Phần Lan. Tổng vốn đầu tư tính đến năm 1999 là 93,6 triệu USD chiếm 16,6% chủ yếu tập trung vào các dự án cấp nước sạch Hà Nội. Năm 1998, dự án cấp nước Hà Nội giai đoạn 4-Phần hỗ trợ kỹ thuật do chính phủ Phần Lan viện trợ không hoàn lại với tổng vốn đầu tư 3,92 triệu USD trong đó vốn ODA là 3,4 triệu USD đang tiếp tục triển khai. 53
  54. Tiếp theo, Ngân hàng thế giới WWB có tổng vốn đầu tư 55,4 triệu USD, chiếm 9,8% tổng vốn ODA hạ tầng kỹ thuật thành phố Hà Nội. Ngân hàng thế giới là tổ chức ủng hộ mạnh mẽ công cuộc tái hội nhập của nền kinh tế Việt Nam vào nền kinh tế thế giới, thông qua một cuộc cải cách rộng lớn và sâu sắc. Ở Hà Nội, WB tập trung vào các dự án giao thông, cung cấp nước sạch. Năm 2001, WB vẫn đang tiếp tục triển khai dự án tăng cường năng lực quản lý giao thông đô thị Hà Nội 21,9 triệu USD và dự án cải tạo, mở rộng mạng lưới cấp nước Hà Nội giai đoạn 4, dự án 1A-34,46 triệu USD, tổng giá trị vốn giải ngân của cả hai dự án là 9,653 triệu USD chiếm 17% tổng vốn ODA cam kết. Tài trợ ODA của Pháp với 16,5 triệu USD (chiếm 3%) cho một số dự án về lắp đặt đèn tín hiệu giao thông, quản lý cấp nước, cung cấp thiết bị và đào tạo. Chương trình phát triển của Liên Hợp Quốc (UNDP) quan tâm đến xoá đói, giảm nghèo, ưu tiên phát triển con người bền vững. Trong lĩnh vực phát triển hạ tầng kỹ thuật Hà Nội, UNDP tập trung các dự án quản lý, bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Năm 2000, dự án quản lý độc học môi trường 0,361 triệu USD do UNDP viện trợ không hoàn lại đã giải ngân được 0,25 triệu USD, chiếm 69,3% tổng vốn ODA cam kết. Ngoài ra, còn có một số quốc gia khác như: Tây Ban Nha, Đức, Áo, Đan Mạch cũng đã, đang đầu tư vào các dự án ODA hạ tầng kỹ thuật thành phố Hà Nội. Năm 2001, dự án nâng cấp nhà máy xử lý rác thải thành phân hữu cơ tại Cầu Diễn do Tây Ban Nha tài trợ 21,15 triệu USD, đã giải ngân được 3,089 nghìn USD. Dự án cung cấp phương tiện vận chuyển rác thải của thành phố Hà Nội bằng vốn chuyển nợ của CHLB Đức trị giá 0,9 triệu USD, đã giải ngân 0,53 triệu USD, chiếm 59% tổng vốn ODA cam kết. Dự án nâng cao chất lượng nước Hồ Tây do CH Áo tài trợ, tổng giá trị dự án 21,734 triệu USD. Dự án chia thành 2 giai đoạn: giai đoạn I (2001-2002) trị giá 18,2 triệu USD bao gồm công tác chuẩn bị mặt bằng xây dựng, trạm xử lý nước sạch và 54
  55. các tuyến ống phân phối nước sạch vào hồ, xây dựng một phần tuyến ống ven hồ. Giai đoạn II (2002-2003) kinh phí 12,2 triệu USD bao gồm công tác xây dựng hệ thống cống bao còn lại, xây dựng trạm xử lý nước thải, đào tạo và chuyển giao công nghệ. Tóm lại, mỗi nhà tài trợ đều có thế mạnh riêng. Việc nghiên cứu kỹ lưỡng đối tác, các điều kiện thủ tục kèm theo để có chiến lược huy động và có sự lựa chọn tối ưu là một trong các yếu tố cơ bản góp phần vào sự thành công của các chương trình, dự án đầu tư trong lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật thành phố Hà Nội. 2.3.3 Thực trạng sử dụng vốn ODA trong phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật xét theo vùng lãnh thổ Trong thời gian qua, để tập trung giải quyết những sức ép của quá trình đô thị hóa lên hệ thống cơ sở hạ tầng đã quá lạc hậu của thành phố Hà Nội, phần lớn các dự án ODA được triển khai ở 7 quận nội thành: Ba Đình, Thanh Xuân, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Tây Hồ, Hoàn Kiếm, Cầu Giấy. Các dự án đầu tư vào các huyện ngoại thành vừa ít về số lượng, vừa nhỏ về quy mô, chưa đáp ứng được nhu cầu, tiềm năng phát triển của mỗi địa phương.  Đầu tư vào các quận nội thành Thời kỳ 1998-2001, tổng vốn ODA đầu tư vào các quận nội thành Hà Nội đạt 323,6 triệu USD, trong đó 10,861 triệu USD là viện trợ không hoàn lại, chiếm 3,36% tổng vốn ODA cam kết. 55
  56. Bảng 17: Vốn ODA hạ tầng kỹ thuật các quận nội thành (1998-2001) Vốn ODA Tỷ Tỷ lệ nội thành Lĩnh vực (triệu USD) trọng /toàn thành phố (%) Hà Nội (%) Tổng số 522,062 100 77 Vệ sinh môi trường 30,372 5,8 74 Giao thông 111,23 21,3 64 Thoát nước 177 33,9 99,6 Phát triển khu đô thị 104 19,9 95,8 Cấp nước 99,46 19,1 56 Nguồn: Phòng viện trợ và vốn vay - Sở KHĐT Hà Nội Theo số liệu bảng trên, vốn ODA phần lớn tập trung vào các quận nội thành. Tổng vốn đầu tư 522,06 triệu USD chiếm 77% tổng vốn ODA toàn thành phố. Lĩnh vực thoát nước vẫn thu hút được nhiều vốn ODA nhất 177 triệu USD, chiếm 33,9% tổng vốn ODA khu vực nội thành và 99,6 tổng vốn ODA đầu tư vào lĩnh vực thoát nước toàn thành phố. Tiếp theo là giao thông với tổng vốn ODA cam kết 111,23 triệu USD chiếm 21,3% tổng vốn ODA khu vực nội thành và 64% tổng vốn ODA giao thông toàn thành phố. Các nguồn vốn trên được phân bổ cho các quận thể hiện ở Bảng 18 Bảng 18: Vốn ODA phân bổ cho các quận (1998-2001) Quận Vốn ODA (triệu USD) Tỷ lệ (%) Cầu Giấy 129,2 24,7 Hai Bà Trưng 121,6 23,3 Đống Đa 97,6 18,7 Thanh Xuân 58,5 11,2 Hoàn Kiếm 50,3 9,6 Tây Hồ 42,5 8,1 Ba Đinh 22,4 4,3 Nguồn: Phòng viện trợ và vốn vay - Sở KHĐT Hà Nội Trong 7 quận nội thành Cầu Giấy thu hút được nhiều vốn ODA nhất 129,2 triệu USD, chiếm 24,7% tổng vốn ODA khu vực nội thành. Trong đó, vốn ODA chủ yếu sử dụng cho các dự án thuộc lĩnh vực thoát nước (cải tạo sông Tô Lịch, chi phí nạo vét, chi phí chuẩn bị hiện trường, chi phí xây dựng 56
  57. hạ tầng khu di dân, chi phí tư vấn ), lĩnh vực giao thông (chi phí cải tạo nút giao thông Cầu Giấy ). Tiếp theo là quận Hai Bà Trưng, chiếm 23,3% tổng vốn ODA đầu tư cho các quận nội thành, trị giá 121,6 triệu USD. Các dự án ODA triển khai ở quận Hai Bà Trưng chủ yếu thuộc lĩnh vực cấp nước, thoát nước, giao thông. Về thoát nước bao gồm các chi phí cải tạo sông Kim Ngưu ( nạo vét, xây kè đá, cống ), cải tạo hồ Thanh Nhàn 1, 2A,2B (nằm trong dự án thoát nước Hà Nội giai đoạn I). Về cấp nước, Hai Bà Trưng đang triển khai dự án quản lý và kinh doanh nước thí điểm tại Quận Hai Bà Trưng giai đoạn 2, bằng nguồn vốn vay của Pháp với tổng trị giá là 3,91 triệu USD, trong đó vốn ODA 3 triệu USD. Về giao thông có các dự án: xây dựng hành lang Bạch Mai, cải tạo nút giao thông Kim Liên-Đại Cồ Việt, cải tạo nút giao thông Ngã Tư Vọng Quận Đống Đa, với 97,6 triệu USD đứng thứ 3 về thu hút vốn ODA, chủ yếu thuộc các lĩnh vực hạ tầng giao thông đô thị. Hiện nay, quận Đống Đa đang tiếp tục triển khai các dự án xây dựng, cải tạo nút giao thông Ngã Tư Sở, dự án đường vành đai Kim Liên-Ô Chợ Dừa (thuộc dự án phát triển hạ tầng giao thông đô thị Hà Nội giai đoạn 1), dự án xây dựng hành lang Tây Sơn , dự án xây dựng đường cao tốc Láng-Hòa Lạc, vành đại 2, vành đai 3 Quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Tây Hồ có vốn ODA chủ yếu đầu tư cho lĩnh vực hạ tầng giao thông (dự án đèn tín hiệu giao thông do Pháp viện trợ không hoàn lại trị giá 3 triệu USSD, dự án tăng cường năng lực quản lý giao thông đô thị Hà Nội 21,9 triệu USD ), dự án về vệ sinh môi trường (dự án Hà Nội 1.000 thùng rác viện trợ không hoàn lại của chính phủ Pháp 0,2 triệu USD ), dự án cấp nước Vốn ODA đầu tư vào lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật ở các quận nội thành Hà Nội đã góp phần cải thiện môi trường, điều kiện sống của nhân dân, giải quyết một phần các vấn đề cấp bách về cấp nước, thoát nước, vệ sinh môi trường, giao thông đô thị từng bước xây dựng diện mạo đô thị ngày càng văn minh hiện đại. 57
  58.  Đầu tư vào các huyện ngoại thành Trong chiến lược dài hạn, giãn dân, giãn nhà máy, xí nghiệp ra các khu vực ngoại thành, xây dựng các thành phố vệ tinh xung quanh Hà Nội, các huyện ngoại thành cũng được quan tâm đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật nhằm từng bước thực hiện chiến lược này. Thời kỳ 1988-2001, tổng vốn ODA đầu tư cho 5 huyện ngoại thành (Từ Liêm, Gia Lâm, Thanh Trì, Đông Anh, Sóc Sơn) đạt 127,34 triệu USD, chiếm 27% tổng vốn ODA hạ tầng kỹ thuật toàn thành phố Hà Nội. Trong các huyện ngoại thành, Từ Liêm là huyện thu hút được nhiều vốn nhất trong các dự án phát triển đô thị, vệ sinh môi trường, cấp nước. Về phát triển khu đô thị, dự án phát triển hạ tầng khu đô thị Bắc Thăng Long-Vân Trì, tổng vốn đầu tư 122 triệu USD, trong đó vốn ODA 104 triệu USD, bằng vốn vay tín dụng của Nhật. Về vệ sinh môi trường, dự án nâng cấp nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt Cầu Diễn với tổng vốn đầu tư 22,15 triệu USD, trong đó vốn ODA 21,15 triệu USD, bằng vốn vay tín dụng của Tây Ban Nha. Tính đến năm 2001, tổng vốn ODA giải ngân của dự án đạt 3,121 triệu USD, tổng giá trị thực hiện 3,114 triệu. Về cấp nước, huyện Từ Liêm đang tiến hành thi công hạng mục xây dựng nhà máy nước Cáo Đỉnh (đi vào hoạt động sẽ cung cấp thêm 20.000m3/ngày đêm nước sạch cho nhân dân thủ đô), đang triển khai mặt bằng để xây dựng nhà máy nước Nam Dư (thuộc dự án cấp nước 1A). Một số dự án ODA đang triển khai ở các huyện Thanh Trì, Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn chủ yếu thuộc lĩnh vực cấp nước, phát triển giao thông và vệ sinh môi trường. Huyện Thanh Trì, năm 1998 xây dựng nhà máy nước Pháp Vân với công suất 60.000m3/ngày đêm trong khuôn khổ của chương trình cấp nước Hà Nội do chính phủ Phần Lan tài trợ cho khu vực lân cận. Năm 1990 xây dựng một trạm xử lý công suất 5.000m3/ngày đêm phục vụ cho khoảng 25.000 người tập trung ở thị trấn Văn Điển và khu lân cận, tỷ lệ cấp nước đạt 1.001/người/ngày. Nhiều làng xã ven đô vẫn chưa được tiếp cận, sử 58
  59. dụng nước sạch, phải sử dụng những nguồn nước ô nhiễm gây ảnh hưởng đến sức khoẻ và đời sống của nhân dân. năm 1998, dự án nước sạch nông thôn tại Sóc Sơn và Thanh Trì bằng vốn viện trợ không hoàn lại của Pháp với tổng vốn đầu tư 0,145 triệu USD, vốn ODA 0,12 triệu USD đang tiếp tục hoàn thành sẽ góp phần cải thiện tình trạng cấp nước tại địa phương. Tuy nhiên, tỷ lệ đầu tư trên còn quá thấp so với nhu cầu vốn khoảng 22 triệu USD xây dựng nhà máy nước công suất 60.000m3/ngày đêm (cả phần xây dựng và tuyến ống phân phối) để phục vụ cho khoảng 300.000 dân và một số cơ sở sản xuất tại địa phương. Huyện Gia Lâm nằm ở phía Bắc Hà Nội, nơi có tốc độ phát triển sản xuất công nghiệp-du lịch-dịch vụ diễn ra khá nhanh, để theo kịp tốc độ hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật đường xá, cầu cống, cấp, thoát nước cũng cần phải được cải tạo, nâng cấp. Thành phố Hà Nội và tổ chức JICA Nhật Bản đã lựa chọn Gia Lâm làm một khu vực phát triển công nghiệp tập trung trong tương lai để xây dựng một nhà máy nước có công suất 30.000 m3/ngày đêm . các hệ thống giếng, trạm bơm, ống tuyến dẫn, phân phối, nhà máy nước đã được hoàn tất trong giai đoạn 1993-1998. Vốn đầu tư của dự án là 49,2 triệu USD, trong đó viện trợ của Nhật Bản là 4 tỷ Yên (38,1 triệu USD) đáp ứng nhu cầu nước sạch cho khoảng 121.000 người ở địa phương. Về giao thông, trong chiến lược dài hạn 2000-2010 một mạng lưới đường mới sẽ được xây dựng ở Gia Lâm. Bên cạnh đó, trong quy hoạch tổng thể thoát nước khu vực Gia Lâm, Sài Đồng, Đức Giang và Yên Viên rộng 37.000ha thành khu công nghiệp dịch vụ, bao gồm cả đường sắt Yên Viên và sân bay Gia Lâm, sau khi hoàn thành các đường chính sẽ xây dựng hệ thống thoát nước ở Gia Lâm và các vùng xung quanh. Đông Anh và Sóc Sơn là hai huyện nằm ở phía Bắc Hà Nội với dân số hiện nay lần lượt là 200.000 người và 213.000 người. Các dự án ODA đầu tư vào hạ tầng kỹ thuật của hai huyện này còn rất ít, mới chỉ dừng lại ở một số dự án nhỏ về cấp nước, giao thông và vệ sinh môi trường Về cấp nước cùng 59
  60. với Thanh Trì, Sóc Sơn cũng đang triển khai dự án cấp nước do Nhật Bản viện trợ không hoàn lại 0,12 triệu USD. Trong thời gian tới, Đông Anh sẽ triển khai xây dưng 3 nhà máy nước ỏ Đông Anh, Vân Trì, Bắc Thăng Long với công suất 165 lít/ngày. Nhìn chung, các dự án ODA triển khai ở 5 huyện ngoại thành còn rất ít. Tuy nhiên, trong thời gian tới, vốn ODA đầu tư vào giao thông, bưu điện, cấp thoát nước ở các huyện ngoại thành sẽ tăng lên, phục vụ cho chiến lược dài hạn mở rộng phát triển kinh tế ra các huyện ngoại thành, công nghiệp hóa nông thôn, xây dựng các khu công nghiệp, các thành phố vệ tinh xung quanh Hà Nội. 2.4 QUY TRÌNH VẬN ĐỘNG CỦA CÁC DỰ ÁN ODA TRONG PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HÀ NỘI Theo Nghị định 87CP về quy chế quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA, nhiệm vụ quản lý và điều phối các dự án ODA ở Hà Nội được phân cấp cho UBND thành phố Hà Nội, UBND thành phố Hà Nội đã giao cho Sở KHĐT Hà Nội là cơ quan đầu mối quản lý vốn ODA trên địa bàn thành phố. Thông thường, quy trình vận động của các dự án ODA thông qua những bước sau: - Vận động ODA - Chuẩn bị danh mục chương trình, dự án sử dụng ODA và trình duyệt - Chuẩn bị hồ sơ dự án - Thẩm định và phê duyệt các nội dung của chương trình, dự án ODA - Tổ chức thực hiện chương trình, dự án ODA - Theo dõi, đánh giá dự án 2.4.1 Vận động ODA Công tác vận động ODA do UBND thành phố phối hợp với Sở KHĐT thực hiện, căn cứ vào: - Chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của thành phố - Kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội 5 năm và hàng năm 60
  61. - Quy hoạch, kế hoạch thu hút, sử dụng vốn ODA đã được chính phủ phê duyệt 2.4.2 Xây dựng danh mục các chương trình, dự án và trình duyệt Căn cứ vào kế hoạch vận động ODA của thành phố và thông báo của Bộ KHĐT, thành phố Hà Nội tiến hành lập danh mục các chương trình, dự án và tiến hành lập đề cương dự án, trình Bộ KHĐT và chính phủ duyệt. 2.4.3 Chuẩn bị hồ sơ dự án Sau khi danh mục chương trình, dự án được phê duyệt của chính phủ và sự đồng ý tài trợ của bên nước ngoài, thành phố tiến hành chuẩn bị hồ sơ dự án bao gồm: - Văn kiện dự án. - Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi hoặc báo cáo nghiên cứu khả thi phù hợp với quy định của bên nước ngoài và các nghị định có liên quan. 2.4.4 Thẩm định dự án Hồ sơ chương trình, dự án được thẩm định và phê duyệt theo đúng phân cấp, thẩm quyền thẩm định dự án có sử dụng vốn ODA của chính phủ. 2.4.5 Ký kết các điều ước quốc tế Căn cứ vào hồ sơ chương trình, dự án đã được phê duyệt, thành phố Hà Nội phối hợp với các cơ quan trung ương có liên quan tiến hành đàm phán, ký kết các điều ước quốc tế về ODA. 2.4.6 Triển khai dự án Sau khi ký kết điều ước quốc tế, dự án sẽ bắt đầu triển khai thực hiện. Ban quản lý dự án và phía nước ngoài lập kế hoạch thực hiện từng năm, từng giai đoạn, căn cứ vào dự án khả thi để rút vốn thực hiện đầu tư. 2.4.7 Theo dõi, đánh giá dự án Việc theo dõi đánh giá được thực hiện bởi các cơ quan quản lý ODA của thành phố, thông qua các báo cáo hàng tháng, quý và hàng năm. Việc đánh giá dự án bao gồm: 61
  62. QUY TRÌNH CHUẨN BỊ DỰ ÁN ODA Thủ tướng 3 5 4 Cơ quan quản lý 6 8 8 ODA (VP chính Bộ KHĐT Cơ quan thực hiện Phủ, Bộ TC, Ngân Hàng 1 2 7 Nhà tài trợ Ghi chú: 1. Bộ KHĐT thông báo cho bên tài trợ về chuẩn y chính thức dự án đề xuất. 2. Các bên tài trợ hợp tác với các cơ quan thực hiện soạn thảo tài liệu trợ giúp kỹ thuật. 3. Cơ quan thực hiện trình đề xuất kỹ thuật lên Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. 4. Đối với các dự án lớn, Bộ KHĐT chịu trách nhiệm thẩm định đề xuất kỹ thuật trình lên Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. 5. Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề xuất kỹ thuật. 6. Nếu đề xuất kỹ thuật do ADB, hoặc bên tài trợ nào khác thông qua WB hoặc IMF, Bộ KHĐT hoặc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ ký thoả thuận đề xuất kỹ thuật. 7,8. Cơ quan thực hiện phối hợp với nhà tài trợ và các cơ quan có liên quan tiến hành thực hiện dự án. 62