Kỹ năng Viết bài luận - Nguyễn Trang Thu

pdf 36 trang ngocly 4000
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Kỹ năng Viết bài luận - Nguyễn Trang Thu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfky_nang_viet_bai_luan_nguyen_trang_thu.pdf

Nội dung text: Kỹ năng Viết bài luận - Nguyễn Trang Thu

  1. CSV. NGUYỄN TRANG THU
  2. Mở đầu  Viết luận khác lắm !  Viết luận không đơn giản!
  3. Đừng có chằm chằm nhìn tao nữa !!! (Lời nói với tờ giấy trắng)
  4. Mở đầu (tiếp) Nhưng nếu biết cách, bạn sẽ làm được, và làm tốt là khác .
  5. Nội dung  Tư duy và Viết – 2 công việc cần đầu óc phản biện  Hiểu yêu cầu đề bài  Quá trình viết luận  Cấu trúc của một bài luận  Tham khảo và trích dẫn
  6. 1.TƯ DUY VÀ VIẾT MỘT CÁCH PHẢN BIỆN
  7. “Mọi ý nghĩ không nội dung đều trống rỗng.” Immanuel Kant
  8. Khi phải bình luận, em chả biết viết gì Em không viết hơn là “Đồng ý “ được vì không và “Không đồng ý” hiểu sâu về chủ đề Sao em viết nhưng không biết phải viết . dài vậy mà giải thich gì. điểm lại thấp ,????????? Tư duy và viết Em không biết phát một cách phản triển ý tưởng thế biện có phải là nào nên em phải chỉ trích , phê “mượn”. phán ý kiến của người khác không?
  9. Tư duy phản biện  KHÔNG đơn thuần là mô tả sự vật, ý tưởng  mà LÀ một tập hợp những lý lẽ logic để bảo vệ các luận điểm.
  10. Luận điểm và luận cứ  Nêu luận điểm của mình: Tức là nêu lên một giả thiết, một phán đoán mà tính chân xác của nó cần được chứng mình.  Luận cứ là bằng chứng đưa ra để chứng minh luận điểm. Luận cứ có thể là các luận điểm khoa học, gọi là Luận cứ lý thuyết, có thể là thực tế, gọi là Luận cứ thực tiễn.  Luận cứ có giá trị hay không là phụ thuộc vào phương pháp tìm kiếm luận cứ và tổ chức luận cứ. Hai cái này gọi chung là Luận chứng.
  11. Ví dụ: Luận điểm: Phân tích công việc là công cụ cơ bản nhất của quản lý nguồn nhân lực. Luận cứ: Nhiều nghiên cứu * đã chỉ ra rằng Nó ảnh hưởng tới tất cả các khâu của hoạt động quản lý NNL từ lập kế hoạch, tuyển dụng, sử dụng, đào tao và phát triển, và đánh giá thực thi. Ví dụ, nếu phân tích công việc tốt, sẽ hiểu rõ về bản chất công việc, nhờ đó có thể tuyển đúng người có năng lực phù hợp để làm công việc đó. ( ). Thực tế cho thấy nhiều cơ quan nhà nước đã dần đưa phân tích công việc vào công tác QLNNL. Ví dụ, Tổng Cục Thuế, dưới sự giúp đỡ của Bộ Tài chính Hoa kỳ, đã bắt đầu thí điểm PTCV ở một số đơn vị và địa phương *.
  12. 7 bước để thể hiện TDPB trong bài viết  Bước 1: Phân tích yêu cầu đề bài để xác định những vấn đề chủ chốt.  Bước 2: Đọc và nghiên cứu các khía cạnh của vấn đề, các lý thuyết có thể áp dụng vào vấn đề cũng như các quan điểm khác nhau liên quan đến vấn đề.  Bước 3: Liên hệ lý thuyết, các quan điểm với thực tế để đạt sự hiểu biết và đánh giá sâu hơn về vấn đề.
  13. 7 bước  Bước 4: Phát triển ý tưởng – tức là câu trả lời của mình cho câu hỏi đề ra.  Bước 5: 5.1: Xây dựng một dàn bài, bao gồm cả những tài liệu để tham khảo, và xem xét xem sẽ sử dụng những tài liệu đó vào điểm nào. 5.2: Kiểm tra tính logic của lý lẽ mình đưa ra, xem đã rõ ràng và dễ theo dõi hay chưa.
  14. 7 bước  Bước 6: Viết nháp - Tóm tắt và viết theo cách hiểu của mình chứ không bê y nguyên lời của người khác - Nếu tham khảo, cũng tóm tắt ý của tác giả, phân tích nó hoặc luận bàn về nó. - Phải biết tự nhận xét là luận điểm của mình còn yếu, hay còn thiếu dẫn chứng. - Luôn liên hệ lý thuyết với thực tế, nếu có thể. - Nếu có những quan điểm khác, thì trong bài cũng thể hiện rằng mình biết về chúng và hiểu sự khác biệt giữa chúng với quan điểm mình đang bảo vệ
  15. 7 bước  Bước 7: Kiểm tra lại, đảm bảo là mình trả lời ĐÚNG câu hỏi đề ra.
  16. 2. HIỂU YÊU CẦU ĐỀ BÀI Giải thích = chỉ ra nguyên nhân cho một vấn đề gì đó. Phân tích = chia nhỏ ra, mô tả những bộ phận của chủ thể, và mối quan hệ giữa các bộ phận với nhau và với cái tổng thể. Tranh luận = đưa ra lý lẽ hoặc sự thực để thể hiện đồng tình và phản đối một vấn đề; hoặc là cố gắng chứng minh một vấn đề bằng những bằng chứng. So sánh và đối chiếu = tìm hiểu sự giống nhau, sự khác nhau, và đưa ra kết luận. (So sánh nghiêng về cái giống nhau, đối chiếu nghiêng về sự khác nhau).
  17. Hiểu yêu cầu  Phê phán = phán xét, phê bình một cách phản biện.  Định nghĩa = đưa ra nghĩa chính xác, rõ ràng, chuẩn để có bức chân dung lột tả sự riêng có của sự vật/hiện tượng so với những cái tương tự.  Mô tả: kể ra chi tiết về một sự vật, hiện tượng.  Bình luận: Xem xét sự vật ở cả hai mặt, sau đó thể hiện quan điểm của mình , chứng minh bằng dẫn chứng.
  18. Hiểu yêu cầu  Giải thích = Làm sáng tỏ và diễn dịch , tức là trả lời câu hỏi “như thế nào”, “tại sao” và nguyên nhân có thể có là gì.  Đánh giá = Đưa ra phán xét cẩn trọng về một vấn đề, xem xét cả lợi và hại, hay và dở, tích cực và hạn chế. Sự phán xét phải có bằng chứng để chứng minh.  Minh họa = Đưa ra ví dụ hoặc ý niệm cụ thể.
  19. Em có nhiều ý hay nhưng em không tài nào viết chúng ra được. (Lời một bộ não)
  20. 3. QÚA TRÌNH VIẾT LUẬN Động lực Phân tích câu hỏi đề ra Xây dựng cách tiếp cận Nghiên cứu, thu thập tài liệu, xử lý thông tin Viết nháp và chỉnh sửa Hoàn thiện
  21. Động lực BẠN CÓ ĐỘNG LỰC ĐỂ VIẾT BÀI KHÔNG? - Điểm cao, thành công. - Mong muốn có thêm hiểu biết, nhận được lời nhận xét tốt - Hoàn thành sớm để rảnh làm việc khác BẠN CÓ SỨC ÉP KHI VIẾT BÀI KHÔNG? - Thời hạn - Sự lười nhác - Thiếu kinh nghiệm, thiếu tự tin - Những sức ép khác
  22. Phân tích yêu cầu đề ra • Hiểu Đề bài muốn gì, tìm những từ ngữ chủ chốt • Diễn giải lại đề bài theo cách hiểu của mình • Đảm bảo hiệu được phạm vi hạn chế mà đề bài đưa ra
  23. Tiếp cận  Dùng các kỹ thuật công não để phát triển ý tưởng: liệt kê tất cả các luận điểm, đưa chúng vào các nhóm.  Vạch ra một dàn ý.
  24. N.Cứu, thu thập & xử lý thông tin  Đọc các nguồn tài liệu: SGK, sách tham khảo, vở ghi, báo chí, v.v. Để xem mình có gì và cái gì có ích.  Quay lại với kế hoạch của mình ở trên  Lựa chọn các thông tin phù hợp có thể giúp ích cho mình.
  25. Viết nháp và chỉnh sửa  Cấu trúc phải đủ và vững chắc  Lập luận phải có tính logic, phải có dẫn chứng  Văn phong phải khoa học, giản dị, trong sáng, dễ hiểu.  Trả lời đúng câu hỏi  Có tính phản biện.
  26. Hoàn thiện  Kiểm tra lỗi chính tả, ngữ pháp.  Kiểm tra thể thức trình bày, nguồn tài liệu tham khảo.
  27. 4.CẤU TRÚC MỘT BÀI LUẬN  Gồm 3 phần: Mở đầu, Nội dung chính, Kết luận = Mở bài, thân bài, kết luận
  28. Mở đầu  Chiếm 10% dung lượng bài viết.  Gây sự chú ý của người đọc  Nêu ngắn gọn ý nghĩa và tầm quan trọng của vấn đề  Nêu mục đích của bài viết  Nêu ngắn gọn thứ tự triển khai ý tưởng của bài viết  Có thể nêu ngắn gọn và rõ ràng quan điểm của tác giả trong một “tuyên ngôn”.
  29. Ví dụ: 201 / 2.928 từ  Dự án đưa 600 trí thức trẻ về làm phó chủ tịch UBND xã ở một số vùng khó khăn, vùng sâu vùng xa đang là một trong những tâm điểm chú ý của giới chuyên môn và xã hội. Đây là một dự án không chỉ nhằm tăng cường năng lực chính quyền cấp xã nói chung mà còn xây dựng đội ngũ lãnh đạo trẻ nói riêng cho cơ quan hành chính nhà nước. Bài viết này tập trung vào một vấn đề, đó là sự gắn kết giữa các trí thức trẻ –những nhà lãnh đạo trẻ ở xã – với địa phương và người dân. Tiếp cận từ các quan điểm của khoa học lãnh đạo, bài viết trước hết sẽ trình bày ngắn gọn vai trò của sự gắn kết đối với hiệu quả của sự lãnh đạo. Trên cơ sở đó, bài viết sẽ phân tích một số yếu tố có thể ảnh hưởng tiêu cực đối với sự gắn kết này trong bối cảnh nền hành chính của nước ta hiện nay nói chung và có thể sẽ trở thành những thách thức, trở ngại đối với các lãnh đạo xã trẻ của Dự án.
  30. Nội dung chính  Lập luận của người viết cần được phát triển qua các phân đoạn.  Mỗi phân đoạn CHỈ BÀN MỘT Ý CHÍNH, tức là một luận điểm.  Ý chính này phải được nêu trong CÂU NÊU Ý (câu nêu luận điểm) của phân đoạn  Mỗi ý chính (luận điểm) cần được giải thích, chứng minh bằng số liệu, dẫn chứng, lý thuyết, thực tế, v.v.  Thứ tự các phân đoạn phải được SẮP XẾP LOGIC, giữa chúng phải có MỐI LIÊN HỆ  Mỗi phân đoạn không quá dài (100 – 200 từ)
  31. Ví dụ:
  32. Kết luận  Chiếm khoảng 10% dung lượng  Tóm tắt lại những luận điểm chính  Liên kết những luận điểm này với “tuyên ngôn” đưa ra ở phần mở bài  Nếu có thể thì đưa ra một vài bình luận và khuyến nghị.
  33. Ví dụ:  Sự lãnh đạo thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào việc nhà lãnh đạo xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp với người mình lãnh đạo hay không; hay nói cách khác, đó là việc hai bên có gắn kết được với nhau hay không. Sự gắn kết lại phụ thuộc vào những yếu tố rất căn bản là sự hiểu biết của người lãnh đạo về môi trường và đối tượng bị lãnh đạo và khả năng giao tiếp với đối tượng bị lãnh đạo. Các trí thức trẻ được bổ sung về làm phó chủ tịch các xã khó khăn, vùng sâu vùng xa đang đứng trước những thách thức lớn mà có khả năng ảnh hưởng tới việc xây dựng quan hệ và sự gắn kết giữa họ với người dân địa phương, từ đó ảnh hưởng tới tương lai công tác của họ và sự thành công của toàn bộ Dự án. Thách thức đến từ cả khách quan lẫn chủ quan. Để nâng cao khả năng thành công của Dự án, rất cần thiết quan tâm chú ý hơn nữa tới những vấn đề này để đưa ra những giải pháp cụ thể, thiết thực và có tính khả thi.
  34. 5. THAM KHẢO & TRÍCH DẪN Tại sao phải tham khảo ? - Không ai hiểu hết, sâu sắc, và toàn diện được một vấn đề. - Các nguồn tài liệu là Luận chứng cho Luận điểm để Luận điểm vững chắc, có tính phản biện khoa học, không mang tính chủ quan. Tại sao phải trích dẫn đúng quy định? - Thể hiện sự tôn trọng tác giả - Để phân biệt quan điểm của người viết với quan điểm khác - Để độc giả tiện tra cứu, kiểm chứng thông tin - Để đảm bảo giá trị của bài viết (tức là không đạo văn).
  35. Kết luận  Viết tốt không chỉ là “văn hay chữ tốt” hoa mỹ, nghe “sướng tai”, mà phải là viết một cách phản biện, có luận điểm và luận chứng.  Viết tốt là điều có thể học được; ai cũng có thể học được.  Cần rèn luyện thường xuyên và không coi thường là bài viết nhỏ hay lớn. Ngoài tự mình viết, hãy tập nhận xét bài viết của người khác.
  36. Chúc các em thành công!