Huyết trắng - Bệnh lý của phụ nữ bị viêm âm đạo

pdf 37 trang ngocly 2050
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Huyết trắng - Bệnh lý của phụ nữ bị viêm âm đạo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfhuyet_trang_benh_ly_cua_phu_nu_bi_viem_am_dao.pdf

Nội dung text: Huyết trắng - Bệnh lý của phụ nữ bị viêm âm đạo

  1. HUYẾT TRẮNG - BỆNH LÝ CỦA PHỤ NỮ BỊ VIÊM ÂM ĐẠO
  2. HUYẾT TRẮNG - BỆNH LÝ CỦA PHỤ NỮ BỊ VIÊM ÂM ĐẠO TÓM TẮT Mục tiêu : xác định tỉ lệ kiến thức, thái độ, thực hành đúng về chăm sóc huyết trắng bệnh lý (HTBL) và mối liên quan giữa thực hành với kiến thức, thái độ của phụ nữ từ 15 – 49 tuổi bị viêm âm đạo (VÂĐ) đến khám phụ khoa tại các bệnh viện tuyến 2 TP. Hồ Chí Minh, năm 2005. Phương pháp : nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành từ 23/05 đến 07/09/2005 trên 422 phụ nữ trong độ tuổi sinh sản bị VÂĐ đến khám phụ khoa tại bệnh viện (BV) Da Liễu, Hùng Vương, Trung tâm Kế Hoạch Hóa Gia Đình & Bảo vệ Bà Mẹ Trẻ Em (TTKHHGĐ). Phỏng vấn trực tiếp các đối tượng dựa trên bảng câu hỏi cấu trúc để thu thập các dữ kiện khảo sát. Kết quả: trong 422 đối tượng được phỏng vấn, 70,62% trường hợp có kiến thức đúng về HTBL nói chung, 78,20% có thái độ đúng đối với việc xử trí HTBL, 77,25% phụ nữ nhận biết được tình trạng HTBL nhưng chỉ
  3. 65,34% đi khám-điều trị tây y và 43,56% có quan hệ tình dục đúng khi ra HT bệnh. Khả năng đi khám-điều trị tây y ngay khi ra HTBL tăng cao nếu có thái độ đúng, sống ở nội thành hoặc bị VÂĐ do nấm, Trichomonas vaginalis/lậu. Thái độ đúng và việc tìm hiểu thông tin có thể giúp phụ nữ thực hành QHTD đúng trong thời gian ra HT bệnh. Kiến nghị : tăng cường truyền thông, giáo dục về HTBL để phụ nữ nhận biết chính xác hơn tình trạng xuất tiết từ âm đạo, đi khám phụ khoa ngay khi phát hiện HTBL và ngưng QHTD hoặc yêu cầu dùng bao cao su nếu quan hệ trong thời gian VÂĐ do bất kỳ tác nhân nào. ABSTRACT Objectives: to determine the prevalence of correct knowledge, attitude, practice in case of pathologic leucorrhea and the association between practice and knowledge, attitude among women from 15 to 49 years old with vaginitis attended at the gynecologic service of second level hospitals in Ho Chi Minh city in 2005. Methods: a cross-sectional descriptive study from May 23 to Sep 7 of 2005 was carried on 422 women in reproductive age with vaginitis who had gynecologic exam at hospitals Da Lieu, Hung Vuong, Centre for Family
  4. Planning & Mother and Child Protection. These subjects were face-to-face interviewed based upon a constructed questionnaire to collect data. Results: among 422 subjects interviewed, 70.62% had correct knowledge on pathologic leucorrhea in general, 78.20% had correct attitude in the management of pathologic leucorrhea. About practice, 77.25% of women recognized pathologic leucorrhea but only 65.34% of them get medical exam and 43.56% had appropriate sexual activities in case of pathologic leucorrhea. The likelihood of early medical consultation in case of pathologic leucorrhea increased significantly when the subject had correct attitude, lived in inner Ho Chi Minh city or when the causes of leucorrhea were mycosis, Trichomanas vaginalis / Neisseria gonorrhoeae. Correct attitude and seeking for information may help women to conduct appropriate sexual activities during the period of pathologic leucorrhea. Suggestions: reinforcement of information and education on pathologic leucorrhea will help women to recognize vaginal secretion more correctly, to have early gynecologic consultation and to abstain from sexual activities or to require condom use during sexual activities in case of vaginitis from any causes. ĐẶT VẤN ĐỀ
  5. Huyết trắng bệnh lý (HTBL) là một trong những biểu hiện viêm nhiễm âm đạo do nhiều tác nhân khác nhau, thường gặp nhất là tạp khuẩn, vi nấm, Trichomonas vaginalis. Bệnh có thể làm tăng nguy cơ nhiễm HIV[1] [9] và dẫn đến các biến chứng sản phụ khoa như sanh non[4], vỡ ối sớm, viêm nội mạc tử cung sau mổ bắt con[3], viêm mô tế bào vùng chậu sau phẫu thuật cắt bỏ tử cung[11], vô sinh, rối loạn chức năng sinh sản hoặc nhiều bệnh lý nghiêm trọng cho trẻ sinh ra từ mẹ bị nhiễm[4]. Viêm âm đạo (VÂĐ) phổ biến một cách âm ỉ trong quần thể phụ nữ 15 – 49 tuổi. Khoảng 75% phụ nữ ở độ tuổi sinh sản có ít nhất 1 lần than phiền về HTBL và đây là bệnh cảnh thường gặp nhất tại các phòng khám phụ khoa[10]. Ở Việt nam, tỉ lệ VÂĐ dao động từ 28 – 39%, tùy thuộc vào tác nhân và đối tượng. Nhìn chung, tỉ lệ bệnh không thay đổi trong nhiều năm qua[2] [6] [7]. Chương trình Chăm Sóc Sức Khỏe Sinh Sản (CSSKSS) giai đoạn 2001 – 2010 đã đề cập đến phòng chống nhiễm khuẩn đường sinh dục nhưng các chỉ tiêu và nội dung tư vấn đều tập trung vào bệnh giang mai, lậu, HIV/AIDS, nhằm giảm tỉ lệ bệnh, phòng ngừa lây nhiễm. Một số khảo sát kiến thức, thái độ, thực hành (KTTĐTH) về VÂĐ chỉ đánh giá các yếu tố nguy cơ nhiễm bệnh, chưa quan tâm đến việc chăm sóc khi có biểu hiện HTBL nói chung[2] [6] [7]. Vì vậy, nghiên cứu này được thực hiện để xác định tỉ lệ kiến thức, thái độ, thực hành đúng về chăm sóc HTBL và mối liên quan giữa thực hành với kiến
  6. thức, thái độ của phụ nữ từ 15 – 49 tuổi bị VÂĐ đến khám phụ khoa tại các bệnh viện tuyến 2 TP. HCM, năm 2005. PHƯƠNG PHÁP - ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Đây là một nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành từ 23/05 đến 07/09/2005, với dân số mục tiêu là phụ nữ từ 15 – 49 tuổi bị VÂĐ đến khám phụ khoa tại các bệnh viện tuyến 2 thành phố HCM. Các đối tượng được chọn theo phương pháp mẫu cụm 2 bậc. Ở bậc 1, rút thăm ngẫu nhiên chọn 3 điểm thu thập mẫu là bệnh viện Hùng Vương, Da Liễu và TTKHHGĐ. Bậc 2, chọn mẫu thuận tiện bao gồm các bệnh nhân từ 15 – 49 tuổi đến khám phụ khoa vào các buổi sáng trong tuần, được chẩn đoán VÂĐ do tạp khuẩn, vi nấm, T. vaginalis và đồng ý tham gia nghiên cứu. Ở Việt Nam chưa có điều tra nào đánh giá KTTĐTH về chăm sóc HTBL của phụ nữ trong độ tuổi sinh sản vì vậy P = 50% được sử dụng để tính cỡ mẫu. Với phương pháp chọn mẫu cụm, độ tin cậy 95%, sai số cho phép 5%, cỡ mẫu tối thiểu cần thiết cho nghiên cứu là 768. Số lượng mẫu phân bố cho mỗi bệnh viện tỉ lệ với số lượng bệnh nhân thường trú tại tp.HCM đến khám VÂĐ trong năm 2004 tại mỗi bệnh viện nói trên. Biến số phụ thuộc là các biến số thực hành về nhận biết HTBL, khám- điều trị tây y và QHTD đúng khi ra HTBL. Biến số độc lập bao gồm các biến về kiến thức (các đặc điểm của HTBL, các yếu tố thuận lợi cho bệnh,
  7. các biến chứng của VÂĐ, HTBL là biểu hiện của VÂĐ, các tác nhân gây VÂĐ) và các biến về thái độ (khám-điều trị khi ra HTBL, QHTD đúng khi ra HTBL). Các biến số kiểm soát là nhóm tuổi, nơi sinh sống, trình độ học vấn, nghề nghiệp, dân tộc, tiền sử VÂĐ, tác nhân gây bệnh, tìm hiểu thông tin về viêm nhiễm phụ khoa. Thu thập dữ kiện bằng phỏng vấn trực tiếp các đối tượng dựa trên bảng câu hỏi soạn sẵn. Sử dụng Stata 8.0 để phân tích số liệu. Trình bày kết quả dưới dạng bảng. Tần số, tỉ lệ phần trăm của các biến số được tính và so sánh với test c2 ở mức ý nghĩa 5%. Ước lượng mức độ liên quan bằng tỉ số chênh (OR) và khoảng tin cậy 95%. Phân tích phân tầng để đánh giá khả năng tương tác, gây nhiễu của các biến số kiểm soát. Phân tích đa biến với hồi qui logistic. KẾT QUẢ Do những giới hạn về nguồn lực nên thực tế chỉ thu thập được 422 trường hợp, chiếm hơn phân nửa so với cỡ mẫu dự tính theo công thức. Đối tượng khảo sát tập trung ở lứa tuổi 25 – 39 tuổi (54,50%), chủ yếu là người kinh (97,39%) đến từ các quận nội thành TP. HCM (84,36%), làm nghề tự do, có thể chủ động về giờ giấc (64,93%). Dân tộc Hoa/khác chiếm tỉ lệ rất nhỏ (2,61%). Trình độ học vấn phân bố đều ở 2 nhóm <cấp 3
  8. (51,90%) và ³ cấp 3 (48,10%). Tiền sử VÂĐ xảy ra ở 72,27% đối tượng nhưng chỉ 64,93% có tham khảo thông tin về các bệnh viêm nhiễm phụ khoa thường gặp (báng 1). Bảng 1: Đặc tính của mẫu nghiên cứu Đặc tính (N = 422) n % Nhóm tuổi 15 – 24 85 20,14
  9. 25 – 39 230 54,50 40 – 49 107 25,36 Nơi sinh sống Ngoại thành
  10. 66 15,64 Nội thành 356 84,36 Học vấn < cấp 3 219
  11. 51,90 ≥ cấp 3 203 48,10 Nghề nghiệp Tự do 274 64,93
  12. CNVC 148 35,07 Dân tộc Hoa/khác 11 2,61 Kinh 411
  13. 97,39 Tiền sử VÂĐ 305 72,27 Tìm hiểu về VÂĐ 274 64,93 Bảng 2 : Sự phân bố các tác nhân gây biểu hiện VÂĐ ở đối tượng nghiên cứu Tác nhân Tần số (N = 422)
  14. Tỉ lệ Tạp khuẩn 350 82,94 Vi nấm 162 38,39 T. vaginalis 16 3,79
  15. Lậu 4 0,95 Lactobacillus 16 3,79 Nhiễm tạp khuẩn chiếm ưu thế (82,94%), tiếp theo là vi nấm (38,39%), T. vaginalis (3,79%) và lậu cầu (0,95%). Lactobacillus, vi khuẩn thường trú bảo vệ âm đạo nhưng khi phát triển vượt trội có thể gây các biểu hiện VÂĐ (ngứa, HT nhiều, vón cục, màu trắng sữa) với tỉ lệ 3,79%. Bảng 3: Tỉ lệ kiến thức về HTBL ở các đối tượng nghiên cứu. Kiến thức (N = 422)
  16. Đúng (n, %) Sai (n,%) HTBL là biểu hiện VÂĐ 382 (90,52) 40 (09,52) Đặc điểm của HTBL 370 (87,68) 52 (12,32) Tác nhân gây VÂĐ 248 (58,77)
  17. 174 (41,23) Tác hại của HTBL 211 (50,00) 211 (50,00) Các yếu tố thuận lợi 186 (44,08) 236 (55,92) Đánh giá chung 298 (70,62) 124 (29,38)
  18. Tỉ lệ kiến thức đúng về HTBL là 70,62%. Các trường hợp kiến thức chưa đúng chủ yếu tập trung vào sự thiếu hiểu biết về các yếu tố thuận lợi (55,92%), các tác hại của HTBL (50,00%) và các tác nhân gây VÂĐ (41,23%). Bảng 4 : Tỉ lệ thái độ về chăm sóc HTBL của đối tượng nghiên cứu. Thái độ (N = 422) Đúng n (%) Sai n (%) Khám-điều trị tây y 359 (85,07) 63 (14,93)
  19. Đi khám HTBL 420 (99,53) 2 ( 0,47) Điều trị tây y 359 (85,07) 63 (14,93) QHTD đúng 385 (91,23) 37 (8,77) Ngưng QHTD
  20. 363 (86,02) 59 (13,98) Yêu cầu dùng BCS (n = 59) 22 (37,29) 37 (62,71) Đánh giá chung 330 (78,20) 92 (21,80) Nhìn chung, 78,20% đối tượng khảo sát có thái độ đúng về xử trí khi ra HTBL. Một số ít phụ nữ không muốn điều trị tây y đơn thuần (14,93%) và không đồng ý ngưng QHTD (13,98%) trong thời gian ra HTBL. Trong số 13,98% đối tượng không chấp nhận ngưng QHTD, có 62,71% trường hợp không muốn yêu cầu chồng/bạn tình dùng bao cao su (BCS).
  21. Bảng 5 : Tỉ lệ thực hành đúng về chăm sóc HTBL của đối tượng nghiên cứu. Thực hành Có [n (%)] Không [n (%)] Nhận biết HTBL (N = 422) 326 (77,25) 96 (22,75) Chăm sóc HTBL (n = 326)
  22. Khám-điều trị tây y 213 (65,34) 113 (34,66) Đi khám phụ khoa 213 (65,34) Tự mua thuốc tây điều trị 103 (31,60)
  23. Điều trị đông y 10 (03,06) QHTD đúng khi có HTBL 142 (43,56) 184 (56,44) Ngưng QHTD 96 (29,45) 230*(70,55) Yêu cầu dùng BCS (n = 191)*
  24. 46 (24,08) 145 (75,92) Đánh giá chung về chăm sóc HTBL 95 (29,14) 231 (70,86) * Trong khảo sát này, “ngưng QHTD khi ra HTBL” nghĩa là bệnh nhân ngưng quan hệ vì lý do đang ra HTBL. Có 39 đối tượng không quan hệ vì ly dị, ly thân, chồng đi xa, chưa có gia đình được xếp vào nhóm không ngưng QHTD và do đó số trường hợp được xét thực hành “yêu cầu chồng/ bạn tình dùng bao cao su khi QHTD trong thời gian ra HTBL” là 230 – 39 = 191.
  25. Trong toàn bộ mẫu nghiên cứu, 326 trường hợp (77,25%) nhận biết HTBL, vì vậy chỉ khảo sát thực hành chăm sóc HTBL trên 326 đối tượng. Có 3,06% trường hợp điều trị đông y ngay từ đầu, 96,94% đối tượng điều trị tây y nhưng đi khám phụ khoa là 65,34%, còn lại 31,60% không đi khám, chỉ mua thuốc tây về điều trị. Tỉ lệ đối tượng QHTD đúng chiếm 43,56%, gồm 29,45% không QHTD và nếu quan hệ thì 24,08% có yêu cầu dùng BCS. Đánh giá chung chỉ có 29,14% đối tượng thực hành đúng về chăm sóc HTBL. Bảng 6 : Mối liên quan giữa thực hành khám-điều trị tây y với kiến thức chung và thái độ khám-điều trị tây y khi ra HTBL (phân tích đa biến với hồi qui logistic) Biến số OR [KTC 95%] P Kiến thức
  26. 0,78 [0,46 – 1,34] 0,37 Thái độ q tây y*ngoại thành 23,95 [2,57–222,9] 0,005 Nội so với ngoại thành 11,81 [1,31–106,4] 0,03 Có nhiễm tạp khuẩn so với không 0,40 [0,18 – 0,86]
  27. 0,02 Kiến thức không ảnh hưởng đến thực hành khám-điều trị tây y khi ra HTBL. Trong số phụ nữ sống ở ngoại thành, khả năng đi khám-điều trị tây y ngay khi ra HTBL có thể tăng gấp 23,95 lần (p = 0,00) nếu có thái độ đúng về khám-điều trị tây y. Phụ nữ nội thành sẽ khám-điều trị HT bệnh theo tây y cao hơn các phụ nữ ngoại thành 11,81 lần (p = 0,03). Nhiễm tạp khuẩn có khuynh hướng đi khám phụ khoa ít hơn “không nhiễm” 0,40 lần (p = 0,02) Bảng 7 : Mối liên quan giữa thực hành QHTD với kiến thức chung và thái độ QHTD khi ra HTBL (phân tích đa biến với hồi qui logistic) Biến số OR [KTC 95%] P Kiến thức
  28. 1,67 [0,12–22,58] 0,70 Thái độ QHTD đúng so với sai 5,11 [1,68–15,60] 0,00 Có tìm hiểu so với không 1,66 [1,00–2,75] 0,05 Kiến thức không ảnh hưởng đến thực hành QHTD khi ra HTBL. Những phụ nữ có thái độ QHTD đúng sẽ thực hành QHTD đúng cao hơn phụ nữ có thái độ chưa đúng 5,11 lần (p = 0,00). Khuynh hướng thực hành QHTD đúng ở nhóm có tìm hiểu thông tin về nhiễm trùng phụ khoa cao hơn 1,66 lần nhóm không tìm hiểu.
  29. BÀN LUẬN Mô tả đặc điểm của đối tượng nghiên cứu Theo bảng 1, mẫu nghiên cứu tập trung từ 25 – 39 tuổi (54,50%), là độ tuổi sinh sản và hoạt động tình dục nhiều nhất, có nguy cơ cao bị nhiễm trùng phụ khoa. Phụ nữ nội thành (84,36%), dân tộc kinh (97,39%) chiếm ưu thế vì các điểm khảo sát nằm trong các khu vực trung tâm thành phố, thuận tiện đi lại; dân tộc Hoa/khác có thể vẫn còn khuynh hướng điều trị HTBL theo đông y. Nhóm nghề tự do không bị ràng buộc về giờ giấc, cho phép phụ nữ đi khám trong giờ hành chính nên nhóm đối tượng này xuất hiện cao hơn nhóm CNVC (64,93%). Tiền sử VÂĐ xảy ra trên 72,27% trường hợp, tương tự y văn, nhưng chỉ 64,93% có tham khảo thông tin về nhiễm trùng phụ khoa, chưa phù hợp với bối cảnh của một bệnh rất phổ biến ở phụ nữ thành phố HCM. Có thể thói quen tìm hiểu các vấn đề liên quan đến sức khỏe chưa hình thành sâu đậm ở phụ nữ, nhất là khi trình độ học vấn thấp (nhóm <cấp 3 chiếm hơn phân nửa mẫu nghiên cứu). Quan sát mẫu huyết trắng với NaCl 0,9% (bảng 2) cho thấy sự phân bố các tác nhân gây bệnh không khác với bối cảnh chung của nhiều báo cáo trước đây : tạp khuẩn giữ vai trò chính, tiếp theo là vi nấm, T. vaginalis. Có 4 trường hợp lậu tình cờ được phát hiện. Số liệu này chắc chắn thấp hơn thực tế vì soi trực tiếp không phải là kỹ thuật đặc trưng để chẩn đoán nhiễm
  30. lậu cầu; hơn nữa các cá thể nhiễm T. vaginalis ở BV Hùng Vương, TTKHHGĐ không được tầm soát một cách hệ thống các bệnh lây lan qua đường tình dục khác, trong đó có bệnh lậu. Bảng 2 cũng ghi nhận 16 trường hợp có biểu hiện VÂĐ nhưng khi xét nghiệm chỉ thấy Lactobacillus kích thước rất dài và dày đặc. Nhiều năm gần đây, y văn đã đề cập đến “bệnh do lactobacillus” (lactobacillosis) hoặc “viêm âm đạo phá hủy tế bào” (cytolytic vaginosis) để mô tả những trường hợp có biểu hiện tương tự VÂĐ do vi nấm nhưng quan sát vi thể không tìm thấy nấm, thay vào đó là Lactobacillus tăng sinh vượt trội[5] [8]. Như vậy, 16 trường hợp nêu trên, một lần nữa, có phải là những ví dụ củng cố cho các báo cáo trên y văn. Kiến thức về HTBL (bảng 3) Thống kê số liệu cho thấy các đối tượng mô tả khá chính xác tính chất đại thể của HTBL (87,68%) và biết đó là một trong những dấu hiệu viêm nhiễm âm đạo (90,52%). So với điều tra của Nguyễn Thị Huệ[7] tại phòng khám Đa khoa Cần Thơ, chỉ 67,9% đối tượng trả lời huyết trắng nhiều, đổi màu, hôi là bị bệnh phụ khoa. Có thể do thuộc tính dân số học của 2 cộng đồng khác biệt nhau (trong mẫu nghiên cứu của Nguyễn Thị Huệ, chỉ 12,3% là CNVC, 17,8% có học vấn ≥ cấp 3) và điều kiện tiếp cận thông tin y học ở Cần Thơ cũng hạn chế hơn. Phụ nữ chưa hiểu biết nhiều về yếu tố thuận lợi của bệnh (44,08%). Điều này ảnh hưởng không ít đến việc phòng ngừa cũng
  31. như phát hiện bệnh sớm. Đối với tác hại của HT bệnh, 50% đối tượng trả lời chưa đúng. Phải chăng do tính phổ biến một cách âm ỉ của bệnh nên các đối tượng không nghĩ rằng lại có thể dẫn đến các tai biến sản phụ khoa, ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản cũng như sức khỏe chung ? Mặt khác, tuy các chương trình CSSKSS, BVSKBM-TE đạt hiệu quả cao trong chiến lược kế hoạch hóa gia đình, phòng ngừa tai biến sản khoa và các bệnh lây lan qua đường tình dục, nhưng nhiều năm qua, vẫn chưa thực sự quan tâm đến các bệnh nhiễm trùng phụ khoa thường gặp. Nếu biết rõ các biến chứng nguy hiểm của bệnh, phụ nữ sẽ quan tâm phòng ngừa và điều trị hơn. Tất cả những giới hạn nêu trên đã dẫn đến tỉ lệ kiến thức chưa đúng về HT bệnh nói chung của phụ nữ là 29,38%. Thái độ về chăm sóc HTBL (bảng 4) Theo đánh giá chung, 21,80% phụ nữ được phỏng vấn có thái độ chưa đúng về xử trí HT bệnh. Kết quả này hầu như bị chi phối bởi thái độ điều trị tây y và yêu cầu chồng/bạn tình dùng BCS khi quan hệ trong thời gian ra HT bệnh. Mặc dù đa số các trường hợp (99,53%) đều đồng ý đi khám ngay khi ra HT bệnh nhưng vẫn còn 14,93% phụ nữ chưa hoàn toàn tin tưởng vào tây y. Trong thực tế, hiệu quả điều trị VÂĐ chưa cao vì nhiều lý do như chẩn đoán chưa chính xác, phác đồ chưa phù hợp, hiện tượng kháng thuốc, yếu tố cơ địa nên chưa tạo được niềm tin tuyệt đối cho người bệnh. Mặt khác,
  32. một số trường hợp rối loạn huyết trắng đã có thể điều chỉnh được bằng các phương thuốc đông y. Hơn nữa, HTBL kéo dài gây nhiều phiền toái, lo âu cho phụ nữ, thế nên khi có bệnh, theo tâm lý chung, họ sẽ tin vào bất kỳ trị liệu nào sao cho nhanh chóng dứt bệnh. Về vấn đề quan hệ tình dục khi ra HT bệnh, tỉ lệ phụ nữ có thái độ đúng đạt 91,23%. QHTD đúng trong khảo sát nghĩa là ngưng QHTD, hoặc nếu quan hệ thì phải yêu cầu chồng/bạn tình dùng BCS. Số phụ nữ không chấp nhận ngưng quan hệ khi ra HT bệnh chiếm 13,98% vì vẫn còn quan niệm “HT bệnh là do cơ thể nóng nảy”, việc ngưng hay không ngưng QHTD, vì thế, cũng không cần thiết. Ngoài ra, tình trạng dai dẳng của HT đôi khi là dấu hiệu duy nhất của VÂĐ do tạp khuẩn, thế nên bệnh nhân khó chấp nhận ngưng quan hệ trong một thời gian dài nếu không được bác sĩ giải thích rõ lợi ích của vấn đề. Trong số phụ nữ không đồng ý ngưng quan hệ khi ra HT bệnh, gần 2/3 không chấp nhận yêu cầu chồng dùng BCS. Yếu tố tác động phần nào lên thái độ chưa đúng này có thể xuất phát từ hiểu biết hạn chế về vai trò của BCS : chỉ để ngừa thai, không tác dụng gì đến điều trị và phòng ngừa lây lan. Sự thiếu thông tin về lợi ích sử dụng BCS càng được nhân lên khi phối hợp với quan điểm tôn giáo : việc phá và ngừa thai là cấm kỵ trong điều luật của đạo Thiên Chúa. Thực hành nhận biết HTBL (bảng 5)
  33. Phân tích số liệu cho thấy 77,25% đối tượng tự xác định có HTBL, số còn lại (22,75%) được bác sĩ điều trị phát hiện khi thăm khám bằng mỏ vịt. Như vậy, những trường hợp sau đã không nhận diện được HTBL. Có thể do số lượng ít, xuất phát từ bản chất của bệnh, hoặc vì bệnh nhân rửa sâu trong âm đạo, không thể quan sát dịch xuất tiết bệnh lý. Ngòai ra, biểu hiện HT bệnh đôi khi xảy ra chậm và kín đáo hơn những dấu hiệu nổi bật khác như ngứa, bỏng rát âm hộ, giao hợp đau. Từ ghi nhận này, thiết nghĩ, nên giải thích và khuyến cáo phụ nữ không nên vệ sinh quá kỹ trong âm đạo, đồng thời phổ biến hình ảnh HT bệnh để phụ nữ có thể nhận định chính xác hơn tình trạng HT của bản thân. Vì khảo sát chỉ bao gồm những trường hợp có HT bệnh nên không thể xét liên quan giữa thực hành nhận biết với kiến thức về đặc điểm của HTBL. Thực hành chăm sóc HTBL (bảng 5) Các trường hợp không đảm bảo thực hành khám-điều trị tây y khi ra HT bệnh chiếm 34,66%. Chi tiết hơn, 31,60% đối tượng có điều trị tây y nhưng không đi khám. Điều này phản ánh tình trạng phụ nữ đến “điều trị” hoặc tự mua thuốc đặt/rửa/uống tại các hiệu thuốc tây. Nói cách khác, họ đã giao phó sức khỏe của họ cho nhân viên bán thuốc ! Nguyên nhân, hoặc do người bệnh thiếu thời gian, do tính “phức tạp” khi khám phụ khoa, hoặc do khó tiếp cận các dịch vụ khám chữa bệnh Nhưng dù lý do gì thì hiện
  34. tượng này nên được xem xét kỹ để có biện pháp hạn chế, nhất là trường hợp mắc các bệnh lây lan qua đường tình dục. Thực hành QHTD đúng chỉ xảy ra trên 43,56% đối tượng, gồm 29,45% trường hợp không quan hệ, và 24,08% có yêu cầu chồng/bạn tình dùng bao cao su nếu quan hệ trong thời gian ra HT bệnh. Ngoài những lý do vừa trình bày trong phần bàn luận thái độ QHTD đúng, hiện tượng quá tải ở các phòng khám không cho phép bác sĩ điều trị tham vấn cho người bệnh cũng đã ảnh hưởng phần nào đến kết quả không mong muốn này. Mặc dù, tỉ lệ hiện mắc các bệnh lây lan qua đường tình dục trong dân số khảo sát không cao (4,74%), nhưng theo cơ chế sinh lý bệnh của VÂĐ không đặc hiệu, pH kiềm của tinh dịch thúc đẩy sự rối loạn quần thể vi sinh trong âm đạo theo hướng có lợi cho vi khuẩn gây bệnh, vì thế ngưng QHTD hoặc dùng bao cao su khi quan hệ cũng là một trong những yếu tố hỗ trợ điều trị thành công. Bên cạnh đó, nhiều công trình nghiên cứu ớ nước ngoài đã xác nhận tình trạng viêm nhiễm âm đạo làm tăng nguy cơ nhiễm HIV[1] [9]. Do đó, cần giải thích rõ lợi ích của ngưng QHTD khi ra HT bệnh để tăng cường sự hợp tác của bệnh nhân đồng thời giúp họ phòng ngừa bội nhiễm các tác nhân khác. Nếu đánh giá chung về thực hành chăm sóc HTBL, tỉ lệ thực hành chưa đúng là 70,86%. Đây là con số đáng quan tâm đối với một bệnh rất phổ
  35. biến, được hình thành chủ yếu từ vấn đề QHTD chưa đúng khi ra HT bệnh, nhưng vai trò của QHTD chưa được xem trọng trong tuyên truyền giáo dục về VÂĐdo tạp khuẩn và vi nấm. Mối liên quan giữa thực hành khám điều trị tây y với kiến thức, thái độ (bảng 6) Thực hành khám-điều trị tây y của phụ nữ sống ở nội thành cao gấp 11,81 lần phụ nữ ngoại thành (p = 0,03), có thể do trình độ học vấn ≥ cấp 3 ở các đối tượng sống trong khu vực nội thành cao hơn ngoại thành; sự quan tâm đến sức khỏe, vì thế sẽ cao hơn. Ngoài ra, sự thuận tiện trong tiếp cận các phòng khám phụ khoa ở nội thành cũng phần nào thúc đẩy phụ nữ đi khám nhiều hơn khi có dấu hiện nghi ngờ. Mối liên quan này lại được nhấn mạnh thêm khi thái độ tác động đến thực hành được phơi bày ở dân số ngoại thành : nếu phụ nữ ngoại thành đồng ý đi khám-điều trị tây y khi ra HT bệnh sẽ có khuynh hướng thực hành khám-điều trị tây y cao gấp 23,95 lần so với người có thái độ chưa đúng (p=0.005). Thật vậy, khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế chuyên sâu của phụ nữ ngoại thành gặp nhiều khó khăn, cần có thái độ đúng, một động lực mạnh mẽ giúp họ vượt qua các rào cản, để thực hành đúng. Tác nhân gây VÂĐ cũng chi phối thực hành của đối tượng nghiên cứu. Khi ra HT bệnh, khám-điều trị tây y ở nhóm phụ nữ nhiễm tạp khuẩn ít
  36. hơn 0,40 lần (p = 0,02) những trường hợp âm tính. Âm tính với tạp khuẩn trong khảo sát này không có nghĩa là hoàn toàn bình thường vì mẫu nghiên cứu bao gồm các đối tượng VÂĐ do nhiều tác nhân khác nhau. Nếu không nhiễm tạp khuẩn cũng sẽ nhiễm vi nấm, Latobacillus hoặc T. vaginalis. Triệu chứng do các tác nhân này thường rõ ràng và khó chịu hơn, kích thích bệnh nhân đi khám nhiều hơn so với VÂĐ không đặc hiệu. Mối liên quan giữa thực hành QHTD với kiến thức, thái độ (bảng 7) Thái độ đúng trong QHTD có thể giúp thực hành đúng về vấn đề này gấp 5,11 lần so với người có thái độ chưa đúng (p = 0.003). Việc tiếp theo là phải xác định những yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến sự chấp nhận QHTD đúng của phụ nữ như tôn giáo, phong tục, tập quán , để đề xuất các biện pháp thích hợp giúp phụ nữ hình thành thái độ đúng trong QHTD khi ra HTBL. Tham khảo thông tin về bệnh lý phụ khoa cũng góp phần thực hành đúng về QHTD gấp 1,66 lần. Tuy nhiên, mối liên quan này chưa được thuyết phục vì KTC 95% có biên độ dưới = 1 (KTC 95% = 1 – 2,75) và p = 0,05. Có thể do cỡ mẫu trong nghiên cứu này chưa đủ lớn để bộc lộ rõ bản chất của vấn đề. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
  37. Tuy cỡ mẫu chưa đủ lớn nhưng khảo sát đã cung cấp được những thông tin cơ bản về chăm sóc HTBL của phụ nữ 15 – 49 tuổi bị VÂĐ đến khám tại các bệnh viện tuyến 2 tp. HCM. Thực hành nhận biết HTBL, đi khám-điều trị theo tây y, ngưng QHTD hoặc yêu cầu chồng/bạn tình sử dụng BCS nếu quan hệ trong thời gian ra HTBL vẫn chưa bao phủ đều khắp trong các đối tượng. Thái độ, tác nhân gây bệnh, sống ở nội thành cũng như việc tìm hiểu thông tin về viêm nhiễm phụ khoa có thể góp phần vào thực hành chăm sóc HTBL của phụ nữ. Những nhận định này cho phép đề xuất tăng cường truyền thông, giáo dục về HTBL tại địa phương, cơ quan và các dịch vụ y tế chuyên khoa để giúp phụ nữ nhận biết chính xác hơn tình trạng xuất tiết của âm đạo, hạn chế hiện tượng “điều trị HTBL tại các hiệu thuốc tây“ và QHTD đúng trong thời gian bị VÂĐ do bất kỳ tác nhân nào.