Học nhạc lý cơ bản

pdf 115 trang ngocly 3390
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Học nhạc lý cơ bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfhoc_nhac_ly_co_ban.pdf

Nội dung text: Học nhạc lý cơ bản

  1. Loi gioi thieu quanglagi khainiem cung nhachieucoban chatluongquang daoquang thuatngukhac quang-02 quang-03 quang-04 quang-05 quang-06 quang-07 quang-08 hopamlagi hopamvahoaam hopam3not
  2. hopamdao capdocuahopam thanhlaphopam hopam7 xacdinh hopam9 amgiailagi amgiaitruong daukhoa
  3. Học nhạc lý cơ bản Collect by ~»HVNSweeting«~ ___A member of UDS___ Điện Biên: 15-11-2006
  4. Quãng là gì? Quãng là khoảng cách giữa hai nốt nhạc. Ðể xác định một quãng ta phải biết được kích cỡ số học và chất lượng của nó. Kích cỡ số học của quãng Bằng cách tính toán số lượng nốt nhạc trong một quãng mà chúng ta có thể xác định được kích cỡ số học của nó. Khi tính toán phải bao gồm cả nốt đầu tiên và nốt kết thúc. Ví dụ từ Ðô tới Mi chúng ta có một quãng 3 (C-1, D-2, E- 3). Trong phần kế tiếp bạn sẽ biết được mối quan hệ giữa số nốt và kích cỡ số học của quãng:
  5. Tuy nhiên, không phải tất cả các quãng có cùng giá trị số học như nhau đều có kích cỡ giống nhau. Ðó là lý do tại sao chúng ta cần phải xác định chất lượng của quãng bằng cách xác định chính xác số cung và nửa cung trong quãng.
  6. Các âm giai ngũ âm Âm giai ngũ âm là các âm giai được hình thành từ 5 nốt nhạc. Các âm giai này được sử dụng rất nhiều trong các làn điệu dân ca tại nhiều nước. Mặc dù bất kỳ âm giai nào được hình thành từ 5 nốt nhạc theo lý thuyết thì đều được gọi là ngũ âm, nhưng các hình thức ngũ âm phổ biến nhất là hai loại sau:
  7. Hai loại âm giai ngũ âm trên đây có lẽ có liên quan đến các âm giai thứ và âm giai trưởng. Âm giai đầu tiên thì giống như âm giai trưởng bỏ đi bậc IV và cấp VII. Âm giai thứ hai tương tự âm giai thứ bỏ đi bậc II và cấp VI. Do tính chất này các nhà nghiên cứu đặt tên chúng là ngũ âm trưởng và ngũ âm thứ. Âm giai nửa cung Âm giai nữa cung là âm giai chứa 12 nốt riêng biệt,mỗi nốt cách nhau nửa cung.
  8. Âm giai một cung Âm giai một cung là âm giai chứa 6 nốt nhạc riêng biệt và mỗi nốt cách nhau một cung.
  9. Âm giai giảm Âm giai giảm gồm 8 nốt nhạc. Khoảng cách giữa các nốt nhạc là một cung hoặc nửa cung. Thuật ngữ "giảm" xuất phát từ các bậc I, III, V và VII của âm giai này hình thành một hợp âm 7 giảm.
  10. Cung và nửa cung Trong hệ thống bình quân, quãng tám được chia chính xác thành 12 nốt. Khoảng cách giữa hai nốt kề nhau là nửa cung. Các phím bất kỳ trên bàn phím này đều cách nốt liền trước và liền sau nó nửa cung.
  11. Một cung bao gồm hai nửa cung. tất cả các phím trắng được chen giữa bởi một phím đen đều cách nhau một cung. Những phím trắng không bị chia cách bởi phím đen thì cách nhau nửa cung: Các nốt tương ứng tại các phím trắng được gọi là: Ðô, Rê, Mi, Fa, Sol, La và Si tương ứng C, D, E, F, G, A và B.
  12. Những nốt này được xem là những nốt nhạc tự nhiên (nốt bình). Chúng có thể được tăng lên nửa cung với dấu thăng và giảm nửa cung với dấu giáng. Một phím đen, ví dụ phím nằm giữa Ðô và Rê, có thể được xem là Ðô thăng hoặc Rê giảm:
  13. Các dấu hóa cơ bản Âm giai trưởng và âm giai thứ tự nhiên được xây dựng tương ứng trên cơ sở âm giai Ðô và La (Ðô trưởng, La thứ) bởi các âm giai này không chứa dấu hóa. Nhằm xây dựng các âm giai này nhưng bắt đầu bằng một nốt khác thì phải thay đổi một hay nhiều nốt nhạc. Ví dụ, trong âm giai Sol trưởng, có nốt Fa thăng. Nếu bạn muốn soạn một giai điệu trên âm giai Sol trưởng, bạn cần phải thay đổi nốt Fa. Những dấu hóa cơ bản này giúp bạn tránh viết ra quá nhiều dấu hóa trong bài nhạc Các dấu hoá cơ bản được đặt ở mỗi đầu ô nhịp, nằm giữa khóa và dấu chỉ định
  14. nhịp. Bộ hóa của âm giai Sol trưởng Theo mẫu âm giai trên đây, tất cả các nốt Fa đều tăng. Bởi thế, nếu như bạn muốn viết một nốt Fa tự nhiên, thì cần có một dấu bình trước nó. Những âm giai có dấu khóa thăng là những âm giai sau:
  15. Những âm giai có dấu giáng tại dấu khóa là những âm giai sau đây:
  16. Chất lượng quăng Bằng cách sử dụng bàn phím để xác định số lượng nửa cung giữa các nốt chúng ta có thể thấy tuy rằng các quăng có cùng giá trị số học nhưng lại có số nửa cung khác nhau. Ví dụ, quăng 2 giữa Đô và Rê là một cung (tức hai nửa cung) trong khi quăng hai giữa Mi và Fa chỉ có một nửa cung:
  17. Đối với các quăng khác cũng tương tự. Ví dụ, quăng 3 giữa Rê và Fa là một một cung rưỡi (tức 3 nửa cung) trong khi quăng 3 giữa Đô và Mi có tới 2 cung (tức 4 nửa cung): Trên đây là lư do tại sao chúng ta phải
  18. xác định chất lượng của quăng. Hăy tham khảo từng quăng để biết thêm về chất lượng quăng.
  19. Ðảo quãng Muốn đảo quãng thì đảo nốt thấp của quãng lên vị trí cao hơn một quãng 8 hoặc đưa nốt cao hơn xuống một quãng 8. Bảng dưới đây cho bạn thấy được một quãng sẽ biến đổi như thế nào sau khi đảo quãng: Trước khi đảo sau khi đảo quãng quãng
  20. quãng 2 quãng 7 quãng 3 quãng 6 quãng 4 quãng 5 quãng 5 quãng 4 quãng 6 quãng 3 quãng 7 quãng 2 Chất lượng quãng Sau khi đảo quãng Trưởng Thứ Thứ Trưởng Tăng Giảm Giảm Tăng Ðúng Ðúng
  21. Ðảo quãng rất thuận tiện cho việc phân tích các quãng 6 và quãng 7 Các ví dụ về đảo quãng
  22. Xác định quãng bằng cách đảo quãng Cách dễ dàng nhất để xác định quãng 6 và quãng 7 là đảo quãng và phân tích kết quả các quãng 2 và quãng 3 tạo thành Ví dụ, thay vì phải tính toán số lượng cung và nửa cung trong quãng 6 F# - D#, bạn có thể đảo quãng và phân tích quãng 3 tạo thành. Vì quãng 3 D#-F# là quãng 3 thứ nên quãng 6 F#-D# phải là quãng 6 trưởng.
  23. Quãng E-Db là một quãng 7 giảm vì nó trở thành quãng 2 tăng sau khi đảo quãng
  24. Các dấu hóa Cao độ của một nốt nhạc có thể được thay đổi bằng cách sử dụng dấu hóa Dấu Tên Tác động hóa Tăng nốt nhạc thêm 1/2 Dấu thăng cung Giảm nốt nhạc xuống 1/2 Dấu giáng cung Dấu thăng Tăng nốt nhạc lên 1 cung kép Dấu giáng Giảm nốt nhạc xuống 1 kép cung
  25. Dấu bình Ðưa nốt nhạc về trạng thái tự nhiên ban đầu Ðồng âm Các nốt nhạc khác tên nhưng có cùng cao độ thì được gọi là đồng âm. G# và Ab là hai nốt đồng âm Trùng âm Hai nốt có cùng tên và cùng cao độ thì được gọi là trùng âm
  26. Quãng lên và quãng xuống Khi nốt thứ hai của một quãng cao hơn nốt thứ nhất thì được gọi là quãng lên, và ngược lại nốt thứ hai thấp hơn nốt thứ nhất thì được gọi là quãng xuống.
  27. Quãng đơn và quãng kép Quãng đơn là những quãng không vượt quá một quãng 8. Quãng kép là quãng lớn hơn một quãng 8 Quãng 9, quãng 10, quãng 11 là những ví dụ về quãng kép Ðôi khi chúng ta đơn giản hóa quãng kép và đề cập đến chúng bằng sử dụng những quãng đơn tương ứng.
  28. Quãng giai điệu và quãng hòa âm. Quãng hòa âm là cả hai nốt đều vang lên một lúc. Quãng giai điệu là hai nốt ngân lên kế tiếp nhau.
  29. Nửa cung dị và nửa cung đồng Trong nửa cung đồng, hai nốt tạo nên nửa cung đều có cùng tên, ví dụ A-A#. Trong nửa cung dị, hai nốt tạo nên nửa cung đều khác tên nhau, ví dụ A-Bb:
  30. Quãng 3 cung Quãng 3 cung là một quãng gồm 3 cung Quan hệ toán học của các quãng
  31. Nốt La (nốt nằm trong khuông nhạc), thông thường có tần số giao động là 440 chu kỳ/giây (tức là 440Hz). Ðiều này có nghĩa là nó rung 440 lần/giây. Một nốt la khác ở độ cao hơn một quãng 8 sẽ rung 880 lần/giây (tần số là 880Hz), chính xác là số lần rung tăng gấp đôi theo quan hệ 880:440 2:1. Khi quan hệ toán học này càng phức tạp thì thì quãng trở nên nghịch hơn. Sau đây là bảng biểu diễn quan hệ toán học của một số quãng theo thứ tự từ thuận đến nghịch Quan Quãng hệ Quãng 2:1 8
  32. 3:2 Quãng 5 Quãng 4:3 4 Quãng 5:4 3 trưởng Quãng 9:8 2 trưởng Quãng 18:17 2 thứ
  33. Quãng 8 tăng: 6 cung rưỡi (tức 13 nửa cung)
  34. Quãng 2 Quãng 2 có các loại quãng 2 trưởng, quãng 2 thứ, quãng 2 tăng và quãng 2 giảm. Sau đây bạn có thể thấy được số lượng nửa cung phụ thuộc vào chất lượng của quãng 2: Quãng 2 giảm,: 0 nửa cung
  35. Quãng 2 thứ: 1 nửa cung Quãng 2 trưởng: 2 nửa cung
  36. Quãng 2 tăng: 3 nửa cung Xác định chất lượng quãng 2 Quãng 2 là loại quãng dễ xác định nhất. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải thành thạo việc xác định quãng 2 trước khi đi vào xác định các quãng khác. Ðể xác định chất lượng của quãng 2 chúng ta phải biết: Số lượng nửa cung chứa trong mỗi loại quãng 2 Thứ tự các nốt nhạc (C, C#-Db, D v.v ). Chúng ta phải nhớ rằng ngoài Mi-Fa và Si-Ðô, khoảng cách giữa hai nốt tự nhiên là một cung.
  37. Khi thuộc lòng những yếu tố này, chúng ta có thể tính ra được số nửa cung trong nháy mắt. Một cách khác để xác định chất lượng quãng 2 Nếu là hai nốt tự nhiên, chúng ta không cần phải tính số nửa cung nếu như vẫn nhớ rằng chỉ có Mi-Fa và Si-Ðô là nửa cung. Nếu có dấu hóa, chúng ta sử dụng
  38. phương pháp sau: Ðưa tất cả các nốt về tự nhiên để xác định chất lượng Cộng thêm dấu hoá và xem xét ảnh hưởng của nó đối với quãng Ví dụ: G#-A#: Ðưa các nốt về tự nhiên ta được G-A là một quãng 2 trưởng. (vì chỉ có E-F và B-C là quãng 2 thứ). Cộng thêm dấu thăng của nốt Sol.
  39. Quãng này bây giờ nhỏ lại và nó trở thành quãng 2 thứ. Cộng thêm một dấu thăng vào nốt La. Quãng này lớn lên và trở thành một quãng 2 trưởng. Một ví dụ khác: C#-D (dấu thăng kép) Ðưa các nốt về tự nhiên ta được C-D là một quãng 2 trưởng (vì chỉ có E-F và B-C là quãng 2 thứ). Cộng một dấu thăng vào nốt Ðô.
  40. Quãng này nhỏ lại trở thành quãng 2 thứ. Cộng một dấu thăng nốt Rê. Quãng này lớn lên trở thành quãng 2 trưởng. Công tiếp một dấu thăng vào nốt Rê. Quãng này tiếp tục lớn thêm và trở thành quãng 2 thăng. Phương pháp này rất hữu dụng đối với những quãng có chứa dấu hóa
  41. Quãng 3 Quãng 3 có thể có các loại quãng 3 thứ, trưởng, quãng 3 tăng hoặc quãng 3 giảm. Dưới đây bạn có thể biết được số nửa cung phụ thuộc vào chất lượng của quãng 3. Quãng 3 giảm: 1 cung (tức 2 nửa cung)
  42. Quãng 3 thứ: 1 cung rưỡi (tức 3 nửa cung) Quãng 3 trưởng: 2 cung (tức 4 nửa cung)
  43. Quãng 3 thăng: 2 cung rưỡi (tức 5 nửa cung) Xác định chất lượng quãng 3 Một quãng ba có thể được xác định bằng cách phân tích các quãng 2 giữa các nốt thấp nhất, cao nhất và nốt giữa trong quãng. Ví dụ, quãng 3 Ðô - Mi gồm 2 quãng 2 là Ðô - Rê và Rê - Mi. Sử dụng bảng dưới đây để xác định chất lượng của quãng 3:
  44. Nếu như các quãng 2 thì quãng 3 sẽ là: là: thứ - thứ giảm trưởng - thứ thứ trưởng - trưởng trưởng thăng - trưởng thăng Tuân thủ phương pháp này, chúng ta có thể thấy rằng Ðô - Mi là một quãng 3 trưởng bởi vì cả hai quãng 2 Ðô - Rê và Rê - Mi đều là quãng trưởng. Nếu như bất kỳ nốt nào có dấu hóa thì chúng ta cũng xác định như vậy, không quan tâm dấu hóa, sau đó phân tích ảnh hưởng của dấu hóa
  45. Ví dụ, Ab-Cb: Ðưa các nốt về tự nhiên ta được A-B là quãng 2 trưởng, B-C là quãng 2 thứ, cho nên A-C là quãng 3 thứ Cộng thêm dấu giáng vào nốt La. Quãng này trở thành quãng 3 trưởng Cộng thêm dấu giáng vào nốt Ðô, quãng này trở thành quãng 3 thứ Cách khác để xác định chất lượng
  46. quãng 3 Học thuộc số lượng cung trong mỗi loại quãng 3 và tính số lượng cung và nữa cung để xác định. Kết hợp các quãng 3 với âm giai và bộ ba (ba nốt cơ bản của hợp âm) Ví dụ, quãng 3 D-F# có thể kết hợp với cấp I và cấp III của âm giai Rê trưởng hoặc của hợp âm Rê trưởng. Nếu chúng ta biết rằng quãng 3 từ cấp I đến cấp III trong một âm giai trưởng hoặc trong một hợp âm trưởng là quãng trưởng thì chúng ta sẽ biết rằng D-F# là một quãng 3 trưởng
  47. Quãng 4 Quãng 4 có thể có các loại quãng 4 đúng, quãng 4 tăng và quảng 4 giảm. Dưới đây chúng ta có thể biết số cung của các quãng 4 theo chất lượng của nó: Quãng 4 giảm: 2 cung (tức 4 nửa cung)
  48. Quãng 4 đúng: 2 cung rưỡi (tức 5 nửa cung) Quãng 4 tăng: 3 cung (tức 6 nửa cung ) Xác định chất lượng của quãng 4 Khi phân tích chất lượng của quãng 4 chúng ta nên biết rằng:
  49. Một quãng 4 gọi là quãng 4 đúng nếu như tất cả các nốt trong quãng đều là nốt tự nhiên ngoại trừ quãng 4 Fa - Si là quãng 4 tăng. Nếu như có dấu hoá thì bạn có thể xác định không quan tâm đến dấu hóa rồi sau đó phân tích sự ảnh hưởng của các dấu biến lên quãng đó. Ví dụ,: G-C#: Một ví dụ khác: C#-F#:
  50. Việc xác định quãng 4 bằng cách tính toán số cung và nửa cung sẽ rất chậm và dễ nhầm lẫn.
  51. Quãng 5 Chúng ta có các loại cung quãng 5 đúng, quãng 5 tăng và quãng 5 giảm. Dưới đây bạn có thể biết được số cung của quãng 5 theo chất lượng của nó. Quãng 5 giảm: 3 cung (tức 6 nửa cung)
  52. Quãng 5 đúng: 3 cung rưỡi (tức 7 nửa cung) Quãng 5 tăng: 4 cung (tức 8 nửa cung) Xác định chất lượng quãng 5 Khi phân tích chất lượng của quãng 5 cần biết: Quãng 5 là một quãng 5 đúng nếu như các nốt là nốt tự nhiên ngoại trừ Si - Fa là quãng 5 giảm Nếu như có dấu biến thì bạn cũng xác
  53. định không quan tâm đến dấu hóa, sau đó phân tích sự ảnh hưởng của dấu hóa lên chất lượng quãng. Ví dụ: Việc xác định quãng 5 bằng cách tính toán số cung và nữa cung sẽ rất chậm và dễ nhầm lẫn
  54. Quãng 6 Quãng 6 có thể có các loại quãng 6 trưởng, quãng 6 thứ, quãng 6 tăng và quãng 6 giảm. Dưới đây bạn có thể biết được số cung của quãng 6 theo chất lượng của nó Quãng 6 giảm: 3 cung rưỡi (tức 7 nửa cung)
  55. Quãng 6 thứ: 4 cung (tức 8 nửa cung) Quãng 6 trưởng: 4 cung rưỡi (tức 9 nửa cung)
  56. Quãng 6 tăng: 5 cung (tức 10 nửa cung) Xác định chất lượng quãng 6 Cách dễ dàng nhất để xác định chất lượng của quãng 6 là đảo quãng và xác định chất lượng của quãng 3 tạo thành. Ví dụ, C#-A#: Quãng nghịch đảo là A#-C#. Chúng ta xác định quãng ba tạo thành này. A#-C# là quãng 3 thứ nên C#-A# là quãng 6 trưởng.
  57. Một quãng 6 trưởng sẽ trở thành một quãng 3 thứ sau khi nghịch đảo
  58. Quãng 7 Quãng 7 có thể có các loại quãng 7 trưởng, quãng 7 thứ, quãng 7 tăng và quãng 7 giảm. Dưới đây bạn có thể biết được số cung của quãng 7 theo chất lượng của nó. Quãng 7 giảm: 4 cung rưỡi (tức 9 nửa cung)
  59. Quãng 7 thứ: 5 cung (tức 10 nửa cung) Quãng 7 trưởng: 5 cung rưỡi (tức 11 nửa cung)
  60. Quãng 7 tăng: 6 cung (tức 12 nửa cung) Xác định chất lượng quãng 7 Cách dễ dàng nhất để xác định chất lượng của quãng 7 là đảo quãng và xác định chất lượng của quãng 2 tạo thành. Ví dụ, quãng C-B: Quãng nghịch đảo là B-C. Chúng ta xác định quãng 2 tạo thành. B-C là một quãng 2 thứ nên C-B là một 7 trưởng
  61. Quãng 7 trưởng trở thành quãng 2 thứ sau khi đảo quãng
  62. Quãng 8 Quãng 8 có thể có các loại quãng 8 đúng, quãng 8 tăng và quãng 8 giảm. Dưới đây chúng ta có thể biết được số cung của quãng 8 theo chất lượng của nó. Quãng 8 giảm: 5 cung rưỡi (tức 11 nửa cung)
  63. Quãng 8 đúng: 6 cung (tức 12 nửa cung)
  64. Hợp âm là gì? Ba hoặc nhiều nốt nhạc cùng vang lên 1 lúc thì tạo thành một hợp âm. Thông thường, một hợp âm được xây dựng từ hai hay nhiều quãng 3. Ví dụ, các nốt C-E-G tạo thành một hợp âm trưởng. Nốt nhạc mà theo đó hợp âm dùng làm nền thì gọi là nốt chủ âm (nốt nền). Các nốt khác được gọi theo tên của quãng mà chúng tạo thành với nốt chủ âm.
  65. Hợp âm và chuỗi hòa âm Nhà âm nhạc học người Pháp Jacques Chailley, trong cuốn Traite d'analyse harmonique, đã bình luận rằng thật là một sai lầm khi giải thích sự hình thành hợp âm là sự kết hợp các quãng 3. Theo ông, hình thành hợp âm dựa trên chuỗi hòa âm một cách ngẫu nhiên. Chuỗi hòa âm là một hiện tượng vật lý, nó giải thích âm sắc của các nhạc cụ cũng như các vật khác. Khi bạn nghe một âm thanh, không chỉ nghe một âm đơn lẻ mà là một chuỗi các âm thanh được gọi là họa âm chồng chéo lên nhau. Khi lấy nốt Ðô làm nốt cơ bản, thì thứ tự của các nốt họa âm được sắp xếp
  66. như sau: Ðây là cách tạo ra hợp âm theo chuỗi hòa âm. Các hợp âm ba nốt chứa họa âm 4; các hợp âm 7 chứa họa âm 6 và các hợp âm chín chứa họa âm 8. Chailley bình luận rằng các hợp âm ba nốt và hợp khác không phải hình thành từ việc chồng chéo các quãng 3 mà là sự chồng chéo của các họa âm trong chuỗi của nốt chủ âm. Chúng ta không phủ nhận ý kiến của
  67. Chailley, nhưng để thuận tiện thì người ta tạo hợp âm bằng cách kết hợp các quãng 3.
  68. Hợp âm 3 Hợp âm 3 là một hợp âm hình thành từ 3 nốt nhạc. Hợp âm 3 nốt có thể là hợp âm trưởng, hợp âm thứ, hợp âm tăng và hợp âm giảm. Các ví dụ dưới đây biểi diễn cấu trúc của từng hợp âm nói trên. Hợp âm trưởng: Quãng 3 trưởng., Quãng 5 đúng.
  69. Hợp âm thứ: Quãng 3 thứ, quãng 5 đúng Hợp âm giảm: Quãng 3 thứ, quãng 5 giảm
  70. Hợp âm tăng: Quãng 3 trưởng, quãng 5 tăng Hợp âm thứ và hợp âm trưởng được xem là đúng bở vì chúng luôn có quãng 5 đúng. Hợp âm tăng và hợp âm giảm thì được gọi theo tên của quãng 5 mà nó chứa. Xây dựng hợp âm ba nốt trong âm giai trưởng Các ví dụ dưới đây biểu diễn các hợp âm 3 nốt mà chúng được hình thành bằng cách sử dụng các nốt trong âm giai trưởng.
  71. Trong tất cả các âm giai trưởng, các hợp âm 3 nốt nằm tại các bậc I, IV và V là hợp âm trưởng. Tại các bậc II, III và VI là hợp âm thứ và hợp âm ba nốt ở cấp VII phải là hợp âm giảm Xây dựng hợp âm ba nốt trong âm giai thứ Hợp âm ba nốt trong âm giai thứ phong phú hơn bởi chúng ta có tới 3 loại âm giai thứ, đó là tự nhiên, hòa âm và giai
  72. điệu. Hợp âm 3 nốt trong âm giai thứ tự nhiên
  73. Hợp âm 3 nốt trong âm giai thứ hòa âm Hợp âm nốt trong âm giai thứ giai điệu
  74. Hợp âm đảo Một hợp âm được cho là vị trí chủ khi âm chủ (nốt nền) của nó là nốt có âm vực thấp nhất trong hợp âm. Một hợp âm 3 nốt cũng có thể nằm tại vị trí đảo thứ nhất hoặc thứ hai. Một hợp âm nằm tại vị trí đảo thứ nhất khi bật 3 là nốt thấp nhất. Một hợp âm nằm tại vị trí đảo thứ hai khi bật 5 của nó là nốt thấp nhất. Trong ví dụ dưới đây, hợp âm Ðô trưởng được lần lượt xếp vào vị trí chủ, đảo thứ nhất và đảo thứ hai.
  75. Một hợp âm càng chứa nhiều nốt thì nó càng có nhiều hợp âm đảo. Trong ví dụ đưới đây, hợp âm G7 được trình bày ở 4 vị trí đảo.
  76. Các Bậc của hợp âm và âm giai Bảng dưới đây biểu diễn cách sử dụng hợp trong mỗi âm giai theo từng bậc Âm giai Hợp Âm giai Âm giai thứ hòa âm trưởng thứ âm III, VI, Trưởng I, IV, V V, VI VII Thứ II, III, VI I, IV, V I, IV Giảm VII II II, VII Tăng - - III Biết được loại hợp âm được sử dụng trong mỗi bậc rất hữu ích cho việc xác định hợp âm
  77. Thành lập hợp âm 7 trong âm giai trưởng Các ví dụ sau đây cho thấy các hợp âm 7 được hình thành bằng cách sử dụng âm giai trưởng: Hợp âm 7 trong âm giai trưởng
  78. Thành lập hợp âm 7 trong âm giai thứ Kể từ khi có 3 loại âm giai thứ (tự nhiên, hòa âm và giai điệu) thì các hợp âm 7 trong âm giai này trở nên phong phú hơn. Hợp âm 7 trong âm giai thứ tự nhiên
  79. Hợp âm 7 trong âm giai thứ hòa âm
  80. Hợp âm 7 trong âm giai thứ giai điệu Trong âm giai thứ giai điệu và âm giai thứ hòa âm, có hai loại hợp âm 7 không có một tên nào được chấp nhận bởi vì chúng không được sử dụng trong âm nhạc truyền thống. Trong các trường hợp này, người ta sử dụng hợp âm 3 nốt và quãng 7 để xác định các hợp âm này. Về sau, cái tên augmented seventh (quãng 7 tăng) đã được sử dụng cho hợp âm được thành lập bởi một hợp âm 3 nốt và một quãng 7 trưởng. Tuy nhiên, hầu hết các giáo trình về hòa âm sau này không chấp nhận thuật ngữ đó.
  81. Hợp âm 7 và các bậc của âm giai Bảng sau đây biểu diễn các bậc của âm giai mà chúng ta sẽ tìm thấy từng loại hợp âm 7. Âm giai Âm giai Âm giai thứ Hợp âm thứ hòa trưởng tự nhiên âm ÁT 7 V VII V Trưởng 7 I, IV III, VI VI Thứ 7 II, III, VI I, IV, V IV 7 giảm - - VII 7 bán giảm VII II II 3 nốt tăng và quãng 7 - - III trưởng
  82. thứ 3 nốt và quãng 7 - - I trưởng Biết được từng loại hợp âm 7 trong mỗi bậc của âm giai sẽ rất hữu ích khi xác định hợp âm 7. Xác định hợp âm 7 Có hai cách xác định hợp âm 7 Thứ nhất, hợp âm 3 nốt và quãng 7 sẽ hình thành nên hợp âm cần xác định. Ðể sử dụng được phương pháp này thì biết cơ cấu của từng loại hợp âm 7 khác nhau.
  83. Cách khác, loại hợp 7 có thể được xác định bằng cách xác định âm chủ và cấp độ của âm giai mà hợp âm này được
  84. Xác định hợp âm Việc xác định hợp âm nhanh chóng và chính xác rất cần thiết nếu bạn muốn phân tích và hiểu được bản nhạc mà bạn trình bày hoặc nghe. Vì vậy, điều quan trọng là cần phải phát triển kỹ năng này trong mối quan hệ với xác định quãng, đặc biệt là quãng 3 và quãng 5 Sử dụng kiến thức về quãng, bạn có thể xác định hợp âm một cách nhanh chóng. Một cách để làm được điều này là xác định quãng 3 và quãng 5. Bảng sau đây biểu diễn sự phối hợp của các quãng, đó là đặc điểm của từng loại hợp âm. Hợp Quãng Quãng
  85. âm 3 5 Ví dụ Trưởng Trưởng Ðúng Thứ Thứ Ðúng Giảm Thứ Giảm
  86. Tăng Trưởng Tăng Bạn cũng có thể xác định hai quãng 3 hình thành một hợp âm. Bảng dưới đây biểu diễn đặc tính quãng của từng loại hợp âm 3 nốt: Quãng Quãng Hợp 3 đầu 3 thứ Ví dụ âm tiên hai
  87. Trưởng Trưởng Thứ thứ Thứ Thứ Trưởng Giảm Thứ Thứ Tăng Trưởng Trưởng
  88. Lựa chọn và xác định hợp âm: Hiểu rõ loại hợp âm được xây dựng trên mỗi cấp độ của giai điệu có thể giúp bạn xác định hợp âm một cách nhanh chóng.
  89. Hợp âm 9 Một hợp âm 9 được tạo ra bằng cách thêm vào hợp âm 7 một quãng 9 Các hợp âm 9 thông dụng nhất được xây dựng ở bậc át (V). Khi hợp âm 9 hình thành từ một hợp âm trưởng thì gọi là hợp âm át trưởng 9 và khi nó hình thành từ một hợp âm thứ thì gọi là hợp âm thứ 9.
  90. Các hợp âm 9 cũng có thể được hình thành trên hợp âm trưởng 7 và thứ 7 Hợp âm 9 tăng được hình thành từ việc cộng thêm vào hợp âm át 7 một quãng 9 tăng. Trong nhiều trường hợp quãng 9 được đơn giản hóa theo cách hòa âm. Trong trường hợp này thì hợp âm trở thành hợp âm át 9 với một quãng 3 trưởng và quãng 3 thứ.
  91. Ðơn giản như trong âm nhạc của Chopin, hợp âm này thành lập theo hình thức một hợp âm rải
  92. Thông thường loại hợp âm này không được đề cập đến trong thuyết hòa âm.
  93. Âm giai là gì? Theo hệ thống bình quân thì quãng 8 được chia đều thành 12 nốt nhạc. Âm giai là chuỗi những nốt nhạc được tuyển chọn từ 12 nốt này. Mỗi nốt nhạc này được gọi là một bậc. Mỗi bậc đều có tên riêng, nhưng thông thường được ký hiệu bằng chữ số La mã
  94. Hai âm giai được phân biệt bởi: Số lượng nốt mà chúng có Khoảng cách giữa các bậc Ví dụ, 7 âm giai khác nhau có thể được xây dựng với 7 nốt tự nhiên như trong ví dụ sau đây:
  95. Mỗi âm giai trên có thứ tự cung và nửa cung khác nhau. Âm giai đầu tiên gọi là âm giai trưởng, âm giai thứ hai thì thuộc điệu thức Gregorian. Những tên này ám chỉ cấu trúc riêng của từng âm giai. Một âm giai có thể được xây dựng bắt đầu bằng một nốt nhạc bất kỳ và sử dụng dấu hóa nhằm duy trì đúng thứ tự của cung và nửa cung. Ví dụ, để hình thành một âm giai trưởng với nốt Rê thì nốt Fa và Ðô phải bị thay đổi thành Fa thăng và Ðô thăng.
  96. Âm giai Ré trưởng Âm giai này được gọi là âm giai Rê trưởng. Nó là âm giai trưởng bởi vì theo cơ cấu trưởng của nó và là âm giai Rê bởi vì nốt bắt đầu là nốt Rê. Có rất nhiều âm giai. Các âm giai cũng có thể được tạo ra khi soạn nhạc. Trong thời gian qua, các nhà soạn nhạc như Claude Debussy, Olivier Messiaen, Bela Bartok và một số người khác cũng
  97. đã làm như vậy
  98. Âm giai trưởng Âm giai trưởng gồm 7 nốt. Các nốt cách nhau một cung ngoại trừ các bậc III-IV và VII-I: Âm giai trưởng và âm giai thứ là những âm giai phổ biến nhất bởi vì chúng được sử dụng thường xuyên trong 4 thế kỷ qua. Âm giai song song
  99. Âm giai Ðô trưởng và La thứ có các nốt nhạc giống nhau, vì vậy gọi là song song nhau. Ðô trưởng là âm giai trưởng song song với La thứ và La thứ là âm giai thứ song song với Ðô trưởng. Âm giai Ðô trưởng và La thứ
  100. Ðể xác định được âm giai thứ song song của một âm giai trưởng thì cần phải xác định nốt bậc VI của nó. Ví dụ, âm giai thứ song song của Fa trưởng là Rê thứ vì nốt bậc VI của nó là Rê Ðối với việc tìm âm giai trưởng song song thì ta xác định nốt bậc III. Ví dụ, âm giai trưởng song song của Ðô thứ là Mi giáng trưởng vì nốt bậc ba của nó là mi giáng
  101. Xác định bộ khóa Mỗi bộ khóa đều liên quan đến một âm giai trưởng và một âm giai thứ song song. Khi thực hành, có thể học thuộc lòng một số dấu khóa trong mỗi âm giai tiêu biểu. Ðồng thời, chúng ta cũng có thể xác định dấu khóa cho từng âm giai. Xác định âm giai có dấu khóa thăng Âm giai trưởng sẽ được xác định cao hơn dấu thăng cuối cùng trong bộ khóa 1/2 cung. Âm giai thứ thấp hơn dấu thăng cuối cùng 1 cung.
  102. Xác định âm giai có dấu khóa giáng Âm giai trưởng sẽ được xác định nằm dưới dấu giáng cuối cùng một quãng 5 đúng. Trong trường hợp có nhiều dấu giáng thì bộ khóa cũng được xác định bởi dấu giáng áp cuối.
  103. Xây dựng các bộ khóa Âm giai trưởng Ðể có thể xây dựng dấu khóa của một âm giai hoặc một bộ khóa, chúng ta cần phải biết rằng âm giai Ðô trưởng không có bất kỳ dấu khóa nào. Ngược lại bất kỳ âm giai nào khác cũng đều có thể có dấu thăng hoặc dấu giáng.
  104. Tất cả các âm giai trưởng dựa vào một nốt giáng nào đó như là Fa giáng, Sol giáng thì thì sử dụng bộ khóa là những dấu giáng. Chỉ có một ngoại lệ duy nhất đó là Fa trưởng. Bởi thế, khi bạn đi tìm một dấu khóa, bạn có thể hiểu rằng âm giai đó có sử dụng dấu thăng và không phải là Fa thì sẽ không bắt đầu bằng một dấu giáng. Ngay sau khi tìm ra các dấu biến cho bộ khóa thì có thể dùng quy tắc sau đây để xây dựng bộ khóa. Xây dựng bộ khóa các dấu thăng Tuân thủ thứ tự các dấu thăng cho đến
  105. khi bạn gặp được một dấu thăng thấp hơn nữa cung so với âm giai trưởng được chọn. Ví dụ, La trưởng là F#, C#, G#. G# thấp hơn La nửa cung. Bởi vậy, các dấu thăng là F#, C#, G#. Xây dựng bộ khóa các dấu giáng Tuân thủ theo thứ tự của các dấu giáng cho đến khi bạn gặp được một nốt nằm sau một nốt khác cùng tên với âm giai trưởng được chọn. Ví dụ, chọn âm gia La trưởng giảm có Si giáng, Mi giáng, La giáng, Rê giáng. Rê giáng đứng sau La giáng nên các nốt giáng là , Bb, Eb, Ab và Db. Phương pháp này không áp dụng cho âm giai Fa trưởng.
  106. Xây dựng bộ khóa cho âm giai thứ Tên các bậc Bên cạnh việc đề cập cấp bậc của âm giai bằng các chữ số La Mã, người ta còn sử dụng các tên sau đây. Cấp tên I âm chủ II thượng chủ âm III trung âm IV hạ át âm V át âm VI thượng át âm VII cảm âm
  107. Khóa nhạc Khái niệm về khóa được đưa ra trong thời kỳ Phục Hưng và được thiết lập trong suốt thời kỳ Baroque. Khóa có liên quan đến việc sử dụng âm giai thứ và âm giai trưởng Khi một đoạn nhạc được xây dựng trên âm giai thứ hoặc trưởng thì âm chủ của âm giai này trở thành âm trung tâm. Ðoạn nhạc dựa trên cơ sở bộ khóa của âm giai này. Ví dụ: trong âm giai Rê trưởng thì nốt chủ đạo là nốt Rê. Trong một đoạn nhạc được viết trong thời kỳ Baroque, Cổ điển và Lãng mạn thì nốt chủ có nghĩa là nốt nhạc chính trong đoạn nhạc. Tuy nhiên, có nhiều sự
  108. chuyển giọng xảy ra trong suốt đoạn nhạc. Các hợp âm, đặc biệt là hợp âm át bảy và sự hòa âm giúp xác định âm chủ và quá trình chuyển giọng.