Hiệp định về chống bán phá giá của WTO

ppt 36 trang ngocly 3960
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Hiệp định về chống bán phá giá của WTO", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • ppthiep_dinh_ve_chong_ban_pha_gia_cua_wto.ppt

Nội dung text: Hiệp định về chống bán phá giá của WTO

  1. KINH TẾ ĐỐI NGOẠI HIỆP ĐỊNH VỀ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ CỦA WTO Nhóm 8 – K09401 1
  2. BÁN PHÁ GIÁ? 2
  3. BÁN PHÁ GIÁ? Bán phá giá là việc bán một hàng hoá nào đó với giá thấp hơn giá của nó trên thị trường nội địa của nước xuất khẩu. 3
  4. HIỆP ĐỊNH VỀ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ CỦA WTO ❖Nội dung Hiệp định về chống bán phá giá của WTO ❖Thực trạng các vụ kiện bán phá giá của Việt Nam ❖Giải pháp 4
  5. HIỆP ĐỊNH VỀ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ CỦA WTO ❖ 3 phần ❖ 18 điều ❖ 2 phụ lục 5
  6. HIỆP ĐỊNH VỀ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ CỦA WTO Điều 1: Các Nguyên Tắc Các biện pháp chống bán phá giá chỉ được thực hiện khi đáp ứng được 4 điều kiện sau ❖ Sản phẩm đang bán phá giá ❖ Có sự thiệt hại về vật chất ❖ Phải có mối quan hệ nhân quả giữa bán phá giá và thiệt hại vật chất ❖ Tác động của bán phá giá 6
  7. HIỆP ĐỊNH VỀ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ CỦA WTO Điều 2: Xác Đinh Việc Bán Phá Giá Một sản phẩm bị coi là bán phá giá nếu giá xuất khẩu thấp hơn mức giá có thể so sánh được của sản phẩm tương tự được tiêu dùng tại nước xuất khẩu theo các điều kiện thương mại thông thường. 7
  8. HIỆP ĐỊNH VỀ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ CỦA WTO Điều 3: Xác Định Thiệt Hại Việc xác định thiệt hại phải tiến hành thông qua điều tra khách quan ở hai khía cạnh: (a)khối lượng sản phẩm nhập khẩu được bán phá giá và ảnh hưởng của hàng hoá được bán phá giá đến giá thị trường nội địa của các sản phẩm tương tự. (b)hậu quả của hàng nhập khẩu này đến các nhà sản xuất các sản phẩm trên trong nước. 8
  9. HIỆP ĐỊNH VỀ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ CỦA WTO Điều 4: Định Nghĩa Về Ngành Sản Xuất Trong Nước Là tập hợp chung các nhà sản xuất có tổng sản phẩm chiếm phần lớn tổng sản xuất trong nước của các sản phẩm đó 9
  10. HIỆP ĐỊNH VỀ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ CỦA WTO Điều 5: Quá Trình Điều Tra Thông thường, một cuộc điều tra về bán phá giá chỉ bắt đầu khi có đơn yêu cầu bằng văn bản của ngành sản xuất trong nước hoặc của người nhân danh. Trường hợp các cơ quan hữu quan quyết định điều tra mà không có đơn yêu cầu thì phải có đầy đủ bằng chứng về việc bán phá giá gây thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước. 10
  11. HIỆP ĐỊNH VỀ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ CỦA WTO Điều 6: Bằng Chứng Tất cả các bên liên quan đến một cuộc điều tra chống bán phá giá phải được thông báo về những thông tin mà cơ quan có thẩm quyền yêu cầu và phải có đầy đủ cơ hội để có thể cung cấp bằng văn bản các bằng chứng mà họ cho rằng có liên quan đến cuộc điều tra đó. 11
  12. HIỆP ĐỊNH VỀ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ CỦA WTO Điều 6: Bằng Chứng Các bên liên quan phải được tạo điều kiện để gặp gỡ và trình bày quan điểm, bảo mật thông tin, có thời gian hợp lý để thu thập thông tin và tìm kiếm bằng chứng thuận lợi. Nếu bất cứ bên nào từ chối cung cấp thông tin thì quyết định sẽ được xem xét và phán quyết dựa trên những bằng chứng chủ chốt sẵn có. 12
  13. HIỆP ĐỊNH VỀ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ CỦA WTO Điều 7: Các Biện Pháp Tạm Thời Các biện pháp tạm thời có thể được áp dụng dưới hình thức thuế tạm thời hoặc tối ưu. Các biện pháp này chỉ được áp dụng nếu việc điều tra là đúng quy định và được thông báo cho công chúng cũng như kết luận ban đầu đã xác nhận rằng có việc bán phá giá gây thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước và cần thực hiện ngay để ngăn chặn thiệt hại đang xảy ra. 13
  14. HIỆP ĐỊNH VỀ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ CỦA WTO Điều 8: Cam Kết Về Giá Các thủ tục điều tra có thể được đình chỉ hoặc chấm dứt mà không áp dụng bất cứ biện pháp tạm thời hay thuế chống phá giá nào nếu như các nhà xuất khẩu có cam kết ở mức thoả đáng sẽ điều chỉnh giá của mình hoặc đình chỉ hành động bán phá giá vào khu vực đang điều tra để các cơ quan có thẩm quyền thấy được rằng thiệt hại do việc bán phá giá gây ra đã được loại bỏ. 14
  15. HIỆP ĐỊNH VỀ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ CỦA WTO Điều 9: Quyết Định Đánh Thuế Và Thu Thuế Chống Bán Phá Giá Quyết định về việc có đánh thuế chống bán phá giá hay không sẽ do cơ quan có thẩm quyền của thành viên nhập khẩu quyết định sau khi đáp ứng được các điều kiện. Thông thường, nên áp dụng mức thuế không vượt quá biên độ phá giá nếu mức thuế này đủ để loại bỏ thiệt hại đối với sản xuất trong nước. 15
  16. HIỆP ĐỊNH VỀ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ CỦA WTO Điều 10: Truy Thu Thuế Tuỳ từng trường hợp, thông thường sau khi xác định được thiệt hại chính thức, sẽ có cách truy thu thuế khác nhau. 16
  17. HIỆP ĐỊNH VỀ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ CỦA WTO Điều 11: Thời Hạn Áp Dụng Và Việc Xem Xét Lại Thuế Chống Phá Giá Và Cam Kết Về Giá Thông thường, thuế chống phá giá sẽ chấm dứt hiệu lực không muộn hơn 5 năm. Tuy nhiên, nó vẫn có thể tiếp tục có giá trị cho tới khi cần thiết trong trường hợp các cơ quan có thẩm quyền xác định việc chấm dứt đánh thuế có thể làm tiếp tục hoặc tái phát sinh hiện tượng bán phá giá. 17
  18. HIỆP ĐỊNH VỀ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ CỦA WTO Điều 12: Thông Báo Công Khai Và Giải Thích Các Quyết Định Tất cả các quyết định của cơ quan có thẩm quyền về việc điều tra bán phá giá, áp dụng các biện pháp tạm thời, đánh thuế cũng như khi ngừng điều tra đều phải được thông báo công khai cho các bên liên quan, đồng thời vẫn phải tuân thủ nguyên tắc bảo mật thông tin. 18
  19. HIỆP ĐỊNH VỀ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ CỦA WTO Điều 13: Rà Soát Tư Pháp Các thành viên mà pháp luật trong nước đã có các quy định về biện pháp chống phá giá sẽ tiếp tục duy trì các thủ tụng tố tụng và xét xử tư pháp và trọng tài cũng như hành chính. Các hình thức hay thủ tục này được đặt độc lập đối với các cơ quan có trách nhiệm đưa ra các quyết định có liên quan. 19
  20. HIỆP ĐỊNH VỀ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ CỦA WTO Điều 14: Hành Động Chống Bán Phá Giá Nhân Danh Nước Thứ 3 Đơn đề nghị chống bán phá giá của nước thứ ba sẽ do các cơ quan có thẩm quyền của nước thứ ba này thực hiện và phải cung cấp các thông tin chi tiết cho thấy trường hợp nghi ngờ bán phá giá này đang gây thiệt hại đến ngành sản xuất nội địa của nước thứ ba. Tuy nhiên, quyết định có tiến hành xem xét vụ việc hay không hoàn toàn phụ thuộc vào nước nhập khẩu. 20
  21. HIỆP ĐỊNH VỀ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ CỦA WTO Điều 15: Các Thành Viên Đang Phát Triển Các thành viên đang phát triển cần được chiếu cố đặc biệt trong xem xét đề nghị chống bán phá giá sao cho các biện pháp điều chỉnh mang tính phối hợp xây dựng và không ảnh hưởng tới lợi ích cơ bản của các thành viên đang phát triển. 21
  22. HIỆP ĐỊNH VỀ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ CỦA WTO Điều 16: Ủy Ban Về Thực Hành Chống Bán Phá Giá Ủy ban về thực hành chống bán phá giá được thành lập với thành phần là đại diện của các thành viên. Uỷ ban có vai trò thực hiện các trách nhiệm được giao theo tinh thần của Hiệp định. 22
  23. HIỆP ĐỊNH VỀ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ CỦA WTO Điều 17: Tham Vấn Và Giải Quyết Tranh Chấp Bản ghi nhớ về giải quyết tranh chấp sẽ được áp dụng trong quá trình trao đổi tham vấn và giải quyết các tranh chấp theo Hiệp định này. Các thành viên sẽ có sự chiếu cố xem xét và có cơ hội để trao đổi tham vấn về những đề xuất của thành viên khác đối với các vấn đề có liên quan tới hoạt động của Hiệp định. 23
  24. HIỆP ĐỊNH VỀ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ CỦA WTO Điều 18: Điều Khoản Cuối Cùng Một số lưu ý trong quá trình xem xét, điều tra và thực hiện Hiệp định. 24
  25. HIỆP ĐỊNH VỀ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ CỦA WTO Phụ lục 1: Thủ tục điều tra tại chỗ theo đoạn 7 điều 6. Phụ lục 2: Các thông tin tốt nhất có được theo các điều kiện của đoạn 8 điều 6. 25
  26. Tình Hình Các Vụ Kiện Bán Phá Giá Đối Với Việt Nam 26
  27. TÌNH HÌNH CÁC VỤ KIỆN PHÁ GIÁ ĐỐI VỚI VN Vụ kiện bán phá giá Việt Nam có liên quan 27
  28. TÌNH HÌNH CÁC VỤ KIỆN PHÁ GIÁ ĐỐI VỚI VN Vụ kiện bán phá giá đầu tiên do Việt Nam làm nguyên đơn là vụ điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm tôm nước ấm đông lạnh của Việt Nam. 11/07/2011: WTO xử Việt Nam thắng kiện 28
  29. TÌNH HÌNH CÁC VỤ KIỆN PHÁ GIÁ ĐỐI VỚI VN => Ý NGHĨA 29
  30. Giải pháp đối với Việt Nam 30
  31. GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI VIỆT NAM ❖ Chủ động phòng chống các vụ kiện bán phá giá của nước ngoài ❖ Giải pháp đối phó với vụ kiện bán phá giá đã xảy ra 31
  32. CHỦ ĐỘNG PHÒNG CÁC VỤ KIỆN PHÁ GIÁ - Tranh thủ quan hệ song và đa phương để thừa nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường. - Dự báo danh mục ngành hàng có khả năng bị kiện phá giá. - Đa dạng hóa sản phẩm và đa phương hóa thị trường xuất khẩu. - Tăng cường áp dụng các biện pháp cạnh tranh phi giá. - Phổ biến cho doanh nghiệp cơ sở thông tin về thị trường xuất khẩu, luật thương mại quốc tế 32
  33. GIẢI PHÁP ĐỐI PHÓ VỤ KIỆN ĐÃ XẢY RA Về phía Chính Phủ: - Thành lập quỹ hỗ trợ tài chính cho DN kháng kiện. - Cung cấp thông tin cho DN về thủ tục kháng kiện, giới thiệu luật sư 33
  34. GIẢI PHÁP ĐỐI PHÓ VỤ KIỆN ĐÃ XẢY RA Về phía các Hiệp hội Ngành hàng: - Tăng cường sự phối hợp các DN, quy định giá cả phối hợp trên thị trường. - Thiết lập cơ chế phối hợp kháng kiện và hưởng lợi khi kháng kiện thành công. - Tổ chức cho các DN nghiên cứu thông tin về giá cả, định hướng phát triển thị trường, những quy định pháp lý nước sở tại 34
  35. GIẢI PHÁP ĐỐI PHÓ VỤ KIỆN ĐÃ XẢY RA Về phía Doanh nghiệp: - Chủ động theo đuổi vụ kiện khi bị nước ngoài kiện bán phá giá. - Xây dựng các phương án bảo vệ lợi ích DN: hoàn thiện sổ sách chứng từ, tổ chức nhân sự, dự trù kinh phí - Tạo liên kết với các tổ chức lobby. - Chủ động thương lượng cam kết giá với nước khởi kiện nếu DN thực sự có bán phá giá. 35
  36. THANKS FOR YOUR TIME 36