Giáo trình thực trành Trang bị điện - Nguyễn Hoàng Sơn

doc 86 trang ngocly 5120
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình thực trành Trang bị điện - Nguyễn Hoàng Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_trinh_thuc_tranh_trang_bi_dien_nguyen_hoang_son.doc

Nội dung text: Giáo trình thực trành Trang bị điện - Nguyễn Hoàng Sơn

  1. Trường Cao Đẳng Nghề Đà Lạt Khoa Điện Trường Cao Đẳng Nghề Đà Lạt. Bài 1. Số tiết : 4 Khoa Điện KHÍ CỤ ĐIỆN THÔNG DỤNG @. Mục đích – Yêu cầu Sau khi học xong bài học này, học sinh có khả năng: - Nhận dạng được các loại khí cụ và bảng thực hành, thiết bị trong xưởng - Biết được công dụng của từng khí cụ - Mô tả được cấu tạo của khí cụ - Nêu được nguyên lý làm việc của khí cụ - Ứng dụng của khí cụ trong công việc @. Nội dung I- ĐẠI CƯƠNG: Trong mạch điện điều khiền, vận hành và bảo vệ động cơ điện, thiết bị điện thông thường cần phải có các khí cụ điện sau: - Công tắc tơ - Rơ-le điện từ (hay còn được gọi là khởi động từ ) vì được dùng đề khởi động động cơ - Rơ-le trung gian - Rơ-le bảo vệ: Gồm Rơ-le nhiệt, Rơ - le cường độ, Rơ-le điện thế - Rơ-le thời gian - Rơ-le tốc độ - Rơ-le áp suất II- CÔNG TẮC TƠ : (CONTACTOR) Công dụng: công tắc tơ là loại khí cụ được dùng đề đóng hoặc ngắt mạch điện có dòng điện lớn và được điều khiền từ xa. 1. Cấu tạo của công tắc tơ: - Hệ thống mạch từ : Gồm mạch từ cố định, mạch từ di động và cuộn dây - Hệ thống tiếp điểm : Gồm tiếp điểm cố định và tiếp điểm di động - Cơ cấu truyền động hệ thống tiếp điểm: gồm giá mang tiếp điếm di động, lò xo nhả mạch hoặc nhờ khối lượng mạch từ di động - Buồng dập hồ quang Sử dụng vật thật tháo rời chỉ cho học sinh 2. Nguyên lý làm việc Giáo viên : Th.S Nguyễn Hoàng Sơn1
  2. Trường Cao Đẳng Nghề Đà Lạt Khoa Điện Khi có dòng điện đi qua cuộn dây của rơ-le cuộn dây tạo ra lực từ hút mạch từ di động. Vì lực lớn hơn lực cản của lò xo nên các tiếp điểm đóng mạch (tiếp điểm chính, tiếp điểm phụ) cho dòng điện đi qua để vào các thiết bị. Khi không có điện đi qua cuộn dây của rơ-le không còn lực từ lò xo sẽ kéo các tiếp điềm nhả mạch. Trong khi nhã mạch thường xuất hiện hồ quang nhưng nhờ có buồng dập hồ quang các tia hồ quang bị cắt phân đoạn, nên bị dập tắt ngay tránh cho tiếp điềm bị cháy, rỗ. 3. Phân loại: Theo nguồn điện có: - Công tắc tơ một chiều - Công tắc tơ xoay chiều - Công tắc tơ một pha - Công tắc tơ ba pha III- RƠ-LE ĐIỆN TỪ ( MAGNETIC CONTACTOR) 1. Định nghĩa: Rơ-le điện từ chính là công tắc tơ nhưng có kêm theo bộ bảo vệ quá tải (OVERLOAD) Trong trường hợp nó được sử dụng để điều khiền vận hành động cơ điện nên còn được gọi là khởi động từ (KĐT) và hệ thống điều khiển thường có 2 KĐT. Để bảo vệ cho tải tiêu thụ điện không bị quá tải cần điều chỉnh nút OL ở bộ bảo vệ quá tải đúng định mức. Dòng quá tải thường được chọn trong khoảng: I qt : ( 1.2 1.5 ) Iđm 2. Cấu tạo rơ-le điên từ:. - Hệ thống mạch từ và cuộn dây: Là bộ phận chủ yếu có cuộn dây được lắp đặt ở mạch từ cố định. Nhận dòng điện để tạo ra lực từ hút mạch từ di động đóng mạch các tiếp điểm chính và phụ. - Hệ thống tiếp điểm: Bao gồm tiếp điểm ở mạch chính và tiếp phụ ở mạch điều khiển. Các tiếp điểm được cách điện độc lập và gắn chặt trên mạch từ di động có lò xo đệm đề đảm bảo các tiếp điểm đi động tiếp xúc tốt với tiếp điểm cố định. - Cơ cấu truyền động hệ thống tiếp điểm: Bao gồm giá mang các tiếp điểm di động, lò xo nhả mạch để dây tiếp điểm hở mạch trả về vị trí ban đầu. - Buồng dập hồ quang: Đối với KĐT có công suất lớn dòng tải lớn cần phải có buồng dập hồ quang đề triệt tiêu tia lửa điện tránh hư hỏng tiếp điểm. 4. Bộ bảo vệ quá tải (oveload) Nhiệm vụ của bộ quá tải là khi dòng điện chạy qua mạch chính dẫn đến mạch tiêu thụ vượt quá dòng điện định mức thì rơle nhiệt trong bộ quá tải sẽ tác dộng làm mở mạch tiếp điểm phụ OL cắt dòng điện cung cấp cho cuộn dây rơle Sử dụng hình vẽ và vật thật cho học sinh quan sát. . . IV- RƠ-LE TRUNG GIAN : Giáo viên : Th.S Nguyễn Hoàng Sơn2
  3. Trường Cao Đẳng Nghề Đà Lạt Khoa Điện Rơle trung gian thường có công suất nhỏ được sử dụng trong các mạch điện điều khiển. Loại rơle này có nhiều tiếp điểm thường mở NO và tiếp điểm thường đó ng NC thực chất là rơle điện áp có 2 1oại AC và DC. Sử dụng vật thật cho học sinh quan sát. Dùng đồng hồ đo V- RƠ-LE THỜI GIAN Rơle thời gian thông thường được lắp đặt trong mạch điều khiển, nên không chịu dòng tải lớn. Có nhiều loại rơ le thời gian: - Loại cơ khí - Loại Piston - Loại điện tử Hiện nay đa số các mạch thường sử dụng loại rơle thời gian điện tử loại này chính xác và gọn nhẹ VI- CÁC RƠ LE BẢO VỆ Các rơle nhằm mục đích bảo vệ mạch điện, thiết bị điện, động cơ tránh sự quá tải, quá đóng điện hoặc quá điện áp hoặc suy giảm thái quá và thường được thiết kế đi kèm theo rờ le điện từ chính, được gọi là rờ le bảo vệ. Tùy theo nguyên lý hoạt động của rơle mà được phân loại như sau: - Rơle cường độ - Rơle điện thế - Rơle nhiệt Rơle cường độ : Khi cường độ vượt tới giới hạn chỉ định của rơle thì nó sẽ tác động mở hoặc đóng tiếp điểm hoặc tác động mở chốt gài làm bật cầu dao cvủa công tắc tơ chính. Rơle điện thế, rơle nhiệt : Hoạt động cũng giống rơle dòng điện nhưng dựa trên nguyên tắc điện áp và nhiệt độ. Giáo viên : Th.S Nguyễn Hoàng Sơn3
  4. Trường Cao Đẳng Nghề Đà Lạt Khoa Điện Trường Cao Đẳng Nghề Đà Lạt. Bài 2. Số tiết : 4 Khoa Điện MẠCH KHỞI ĐỘNG TRỰC TIẾP ĐỘNG CƠ I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU. Được dùng trong một số cơ cấu sản xuất nhỏ mà động cơ có thể khởi động trực tiếp với lưới điện như: Máy bơm, máy nén II. VẼ MẠCH 1. Mạch điều khiển L N ON OFF RN K K Hình 1a. Mạch điều khiển khởi động từ đơn 2. Mạch động lực CB RN L1 K1 L2 ĐC L3 Hình 1b. Mạch động lực khởi động từ đơn III. NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG 1. Danh sách thiết bị . Contactor K . Role nhiệt RN . CB 1pha, 3 pha Giáo viên : Th.S Nguyễn Hoàng Sơn4
  5. Trường Cao Đẳng Nghề Đà Lạt Khoa Điện . Nút nhấn ON, OFF . Động cơ 3 pha roto lồng sóc 2. Nguyên lý. Theo sơ đồ hình vẽ trên khi nhấn nút ON điện đi từ P OFF ON RL RN N. Lúc này cuộn dây rơle có điện tạo lực từ hút tiếp điểm chính và phụ ở mạch chính vả mạch điều khiển đóng lại cùng lúc. Khi ta buông nút nhấn ON điện đi qua tiếp điểm phụ đến cuộn dây rơle về N. Vì lý do đó nên người ta gọi tiếp điểm phụ là tiếp điềm duy trì. Muốn rơle dừng hoạt động ta chỉ việc nhấn nút OFF dòng điện qua cuộn dây bị ngắt, lực từ không còn lò xo đẩy tiếp điểm trở về vị trí ban đầu cắt nguồn cung cấp cho động cơ Trong trường hợp động cơ làm việc bị quá tải, hay bị ngắn mạch dòng điện qua rơle nhiệt của bộ bảo vệ quá tải làm bật công tắc RN ngắt dòng điện qua cuộn dây rơle. Rơle ngừng hoạt động cắt nguồn điện đi vào động cơ động cơ dừng hoạt động. Muốn động cơ làm việc trở lại ta nhấn nút phục hồi ( reset) thì rơle mới hoạt động trở lại. Lúc này công tắc RN đóng III. QUY TRÌNH LẮP MẠCH a. Mạch điều khiển  Đầu OFF lắp vào cuối CB  Cuối OFF lắp vào đầu ON  Cuối ON lắp vào đầu cuộn dây CTT K  Cuối cuộn dây CTT K lắp vào đầu role nhiệt RN  Cuối role nhiệt RN lắp vào N  Đầu tiếp điểm thường hở CTT K lắp vào đầu nút ON  Cuối tiếp điểm thường hở CTT K lắp vào cuối nút ON b. Mạch động lực  Đầu 3 tiếp điểm chính của CTT K lắp vào cuối CB 3 pha  Cuối 3 tiếp điểm chính của CTT K lắp vào 3 tiếp điểm chính của RN  Cuối 3 tiếp điểm chính của RN lắp vào động cơ 3 pha Chú ý : Cuối cùng kiểm tra nguội trước khi đóng mạch Giáo viên : Th.S Nguyễn Hoàng Sơn5
  6. Trường Cao Đẳng Nghề Đà Lạt Khoa Điện Trường Cao Đẳng Nghề Đà Lạt. Bài 3. Số tiết : 8 Khoa Điện MẠCH KHỞI ĐỘNG DÙNG BỘ NÚT NHẤN KÉP VÀ DÙNG TIẾP ĐIỂM KHỐNG CHẾ LẪN NHAU I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU - Lắp được mạch khởi động động cơ dùng nút nhấn kép - Lắp được mạch khởi động động cơ dùng tiếp điểm của nhau để khống chế lẩn nhau - Xác định và sửa chữa các sự cố trong quá trình lắp mạch II. VẼ MẠCH 1. Mạch động lực CB RN L1 K1 L2 ĐC L3 Hình 2. Mạch động lực khởi động từ đơn 2. Mạch điều khiển a. Mạch điều khiển dùng nút nhấn kép (Hình 3) L N CB OFF F R RN K1 K2 K1 K2 Hình 3. Mạch điều khiển dùng bộ nút nhấn kép * Nguyên lý hoạt động - Ở trạng thái bình thường nếu nhấn F thì dòng điện đi qua R (ở trạng thái kín) thì công tắc tơ K1 có điện đóng tiếp điểm chính K1 ở mạch động lực. Giáo viên : Th.S Nguyễn Hoàng Sơn6
  7. Trường Cao Đẳng Nghề Đà Lạt Khoa Điện - Nếu muốn CTT K2 có điện thì ta nhấn R (lúc này F ở trạng thái kín) thì K2 có điện đóng tiếp điểm chính K2 ở mạch động lực cung cấp điện cho động cơ. - Nếu trong quá trlnh hoạt động xảy ra quá tải trong thời gian cho phép relay nhiệt RN tác động mờ tiếp điểm (mở tiếp điềm 2-4-6) công tắc tơ K mất điện, nhả tiếp điểm động lực K, mạch tiêu thụ mất điện. Nếu xảy ra hiện tượng ngắn mạch thì CB sẽ bảo vệ ngắt mạch, trường hơp cầu chì được thay thế cho CB, thi khi ngắn mạch xãy ra dây chảy cầu chì bị chảy bảo vệ những thiết bị trong mạch. b. Mạch điều khiển dùng tiếp điểm của nhau khống chế lẫn nhau (hình 4) L N CB ON1 OFF RN 1 3 5 K2 7 4 2 K1 K1 ON2 9 K1 11 K2 K2 Hình 4. Mạch điều khiển dùng bộ tiếp điểm khống chế lẫn nhau * Nguyên lý hoạt động Khi nhấn ON1 dòng điện đi từ P CB OFF qua ON1 công tắc thường kín K2 (5- 7) cuộn dây CTT K1 RN về N. Khi cuộn dây CTT K1 có điện đóng tiếp điểm chính K1 ở mạch động lực cung cấp điện cho động cơ, đồng thời mở tiếp điểm thường kín K1(9-11), khóa chéo, đóng tiếp điểm thường hở K1(3-5) tự giữ. Muốn cho CTT K2 có điện ta phải nhấn nút OFF để các tiếp điểm phụ của 2 CTT trở về trạng thải ban đầu. Sau đó ta nhắn ON2. Dòng điện đi từ P CB OFF ON2 qua tiếp điểm phụ K1(9-11) đến cuộn dây CTT K2, đóng các tiếp điểm chính ở mạch động lực cung cấp điện cho động cơ. Đồng thời mở tiếp điểm phụ (5-7) khóa chéo, đóng tiếp điểm phụ K2(5-9) tự giữ. Cho dù ta có buôn tay ở nút nhấn ON2 đi nữa thì động cơ vẫn có điện, lúc đó dòng điện đi OFF K2(5-9) K1(9-l l) K1 RN N. Nếu trong quá trình hoạt động, xảy ra quá tải trong thời gian cho phép relay nhiệt RN tác động mờ tiếp điểm (mở tiếp điềm 2-4-6) công tắc tơ K mất điện, nhả tiếp điểm động lực K, mạch tiêu thụ mất điện. Nếu xảy ra hiện tượng ngắn mạch thì CB sẽ bảo vệ ngắt mạch, trường hơp cầu chì được thay thế cho CB, thi khi ngắn mạch xãy ra dây chảy cầu chì bị chảy bảo vệ những thiết bị trong mạch. III. QUY TRÌNH LẮP MẠCH Giáo viên : Th.S Nguyễn Hoàng Sơn7
  8. Trường Cao Đẳng Nghề Đà Lạt Khoa Điện a. Mạch điều khiển  Đầu OFF lắp vào cuối CB  Cuối OFF lắp vào đầu ON1  Cuối ON1 lắp vào đầu tiếp điểm thường kín CTT K2  Cuối tiếp điểm thường kín CTT K2 lắp vào đầu cuộn dây CTT K1  Cuối cuộn dây CTT K1 lắp vào đầu role nhiệt RN  Cuối role nhiệt RN lắp vào N  Đầu tiếp điểm thường hở CTT K1 lắp vào đầu nút ON1  Cuối tiếp điểm thường hở CTT K1 lắp vào cuối nút ON1  Đầu ON2 lắp vào cuối OFF  Cuối ON2 lắp vào đầu tiếp điểm thường kín CTT K1  Cuối tiếp điểm thường kín CTT K1 lắp vào đầu cuộn dây CTT K2  Cuối cuộn dây CTT K2 lắp vào cuối cuộn dây CTT K1  Đầu tiếp điểm thường hở CTT K2 lắp vào đầu nút ON2  Cuối tiếp điểm thường hở CTT K2 lắp vào cuối nút ON2 b. Mạch động lực  Đầu 3 tiếp điểm chính của CTT K lắp vào cuối CB 3 pha  Cuối 3 tiếp điểm chính của CTT K lắp vào 3 tiếp điểm chính của RN  Cuối 3 tiếp điểm chính của RN lắp vào động cơ 3 pha Chú ý : Cuối cùng kiểm tra nguội trước khi đóng mạch Giáo viên : Th.S Nguyễn Hoàng Sơn8
  9. Trường Cao Đẳng Nghề Đà Lạt Khoa Điện Trường Cao Đẳng Nghề Đà Lạt. Bài 4. Số tiết : 8 Khoa Điện MẠCH ĐIỆN TẮT MỞ ĐỘNG CƠ BA VỊ TRÍ, CÁC MẠCH ỨNG DỤNG TIẾP ĐIỂM CỦA RƠLE THỜl GIAN I / MẠCH TẮT MỞ ĐỘNG CƠ NHIỀU VỊ TRÍ 1. Mục đích – yêu cầu Trong một số cơ cấu sản xuất nhỏ mà động cơ có thể khởi động trực tiếp với lưới điện như: máy bơm, máy nén Người ta thiết kế bị tắt mở động cơ nhiều nơi cho thuận tiện công việc 2. Vẽ hình (hình 5) N L ON1 CB ON2 OFF OFF OFF 1 3 5 7 K ON3 K RN 2 4 Hình 5. Mạch điều khiển tắt mở nhiều vị trí 3. Nguyên lý hoạt động a) Danh sách thiết bị - Công tăctơ K - Relay nhiệt RN - CB 1 pha, CB 3 pha - 6 nút ON, OFF - Động cơ ba pha b) Nguyên lý hoạt động Nhấn một số các núl ON1, ON2, ON3, Công tăctơ K có điện, đóng tiếp điểm duy trì (7- 9), đóng tiếp điểm chính K ở mạch động lực cung cấp điện cho động cơ Nhấn một số các nút nhấn OFF1 , OFF2, OFF3, công tắc tơ K mất điện nhả tiếp điểm chính K ở mạch động lực, động cơ mất điện. Giáo viên : Th.S Nguyễn Hoàng Sơn9
  10. Trường Cao Đẳng Nghề Đà Lạt Khoa Điện Khi quá tải trong thời gian cho phép relay nhiệt RN tác động mở tiếp điểm (2-4-6), công tăctơ K mất điện, nhả tiếp điềm chính ở mạch động lực K, động cơ K mất điện II- CÁC MẠCH ỨNG DỤNG TIẾP ĐIỂM CỦA RƠLE THỜI GIAN 1. Mục đích – yêu cầu Ứng dụng được Timer trong việc điều khiển hoạt động của động cơ. Ứng dụng trong một số cơ cấu sản xuất cần chỉnh định về thời gian 2. Mạch làm chậm thời gian đóng mạch a. Vẽ hình (hình 6) L N CB ON1 OFF RN 1 3 5 4 2 K1 K1 K1 7 K2 9 Rth Rth 11 K2 K2 Hình 6. Mạch điều khiển làm chậm thời gian đóng mạch b. Nguyên lý hoạt động Nhấn ON, K1 có điện, tiếp điểm thường mở của K1 đông mạch cho rơle thời gian RTh, sau khoảng thời gian 3s tiếp điểm RTh đóng mạch cho K2, tiếp điểm thường đóng K2 sẽ cắt mạch của rơle thời gian RTh. c. Quy trình lắp mạch. *Mạch điều khiển  Đầu OFF lắp vào cuối CB  Cuối OFF lắp vào đầu ON1  Cuối ON1 lắp vào đầu cuộn dây CTT K2  Cuối cuộn dây CTT K1 lắp vào đầu role nhiệt RN  Cuối role nhiệt RN lắp vào N  Đầu tiếp điểm thường hở CTT K1 lắp vào đầu nút ON1  Cuối tiếp điểm thường hở CTT K1 lắp vào cuối nút ON1  Đầu tiếp điểm thường hở CTT K1 lắp vào cuối OFF Giáo viên : Th.S Nguyễn Hoàng Sơn 10
  11. Trường Cao Đẳng Nghề Đà Lạt Khoa Điện  Cuối tiếp điểm thường hở CTT K1 lắp vào đầu tiếp điểm thường kín CTT K2  Cuối tiếp điểm thường kín CTT K2 lắp vào đầu cuộn dây của Timer  Cuối cuộn dây Timer lắp vào cuối cuộn dây CTT K1  Đầu tđ thường hở đóng chậm Rth lắp vào đầu tiếp điểm thường hở CTT K1  Cuối tđ thường hở đóng chậm Rth lắp vào đầu cuộn dây CTT K2  Cuối cuộn dây CTT K2 lắp vào cuối cuộn dây Timer Rth  Đầu tiếp điểm thường hở CTT K2 lắp vào đầu tđ thường hở đóng chậm Rth  Cuối tiếp điểm thường hở CTT K2 lắp vào cuối tđ thường hở đóng chậm Rth * Mạch động lực  Đầu 3 tiếp điểm chính của CTT K lắp vào cuối CB 3 pha  Cuối 3 tiếp điểm chính của CTT K lắp vào 3 tiếp điểm chính của RN  Cuối 3 tiếp điểm chính của RN lắp vào động cơ 3 pha Chú ý : Cuối cùng kiểm tra nguội trước khi đóng mạch 3. Mạch làm chậm thời gian mở mạch a. Vẽ hình (hình 7) L N CB ON1 OFF RN 1 3 5 4 2 K1 K1 Rth Rth 7 K2 Hình 7. Mạch điều khiển làm chậm thời gian mở mạch b. Nguyên lý hoạt động Nhấn ON, K1 có điện, tiếp điểm thường mở của K1 đóng mạch cho rơle thời gian RTh, tiếp điểm RTh lập tức đóng mạch cho cuộn dây K3, sau thời khoảng thời gian 2s tiếp điểm chính RTh mở ra và ngắt K3 . c. Quy trình lắp mạch  Đầu OFF lắp vào cuối CB  Cuối OFF lắp vào đầu ON1  Cuối ON1 lắp vào đầu cuộn dây CTT K1  Cuối cuộn dây CTT K1 lắp vào đầu role nhiệt RN Giáo viên : Th.S Nguyễn Hoàng Sơn 11
  12. Trường Cao Đẳng Nghề Đà Lạt Khoa Điện  Cuối role nhiệt RN lắp vào N  Đầu tiếp điểm thường hở CTT K1 lắp vào đầu nút ON1  Cuối tiếp điểm thường hở CTT K1 lắp vào cuối nút ON1  Đầu cuộn dây Timer Rth lắp vào cuối tiếp điểm thường hở CTT K1  Cuối cuộn dây Timer Rth lắp vào cuối cuộn dây CTT K1  Đầu tiếp điểm thường kín mở chậm Rth lắp đầu cuộn dây Rth  Cuối tiếp điểm thường kín mở chậm Rth lắp đầu cuộn dây CTT K2  Cuối cuộn dây CTT K2 lắp vào cuối cuộn dây Rth Chú ý : Cuối cùng kiểm tra nguội trước khi đóng mạch Giáo viên : Th.S Nguyễn Hoàng Sơn 12
  13. Trường Cao Đẳng Nghề Đà Lạt Khoa Điện Trường Cao Đẳng Nghề Đà Lạt. Bài 5. Số tiết : 8 Khoa Điện MỘT SỐ MẠCH ĐẢO CHIỀU QUAY ĐỘNG CƠ KĐB 3 PHA I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU Sau khi học xong bài này, học sinh có khả năng: - Nắm vững được nguyên tắc đảo chiều quay động cơ ba pha. - Lắp được mạch đảo chiều quay động cơ động cơ KĐB 3 pha Ứng dụng trong một số cơ cấu sản xuất, băng truyền yêu cầu đảo chiều: Máy bào, cơ cấu băng truyền tải II. CÁCH ĐẤU ĐẢO CHIỀU QUAY ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ BA PHA: Roto quay theo chiều của từ trường, vì thế muốn đảo chiều quay của động cơ phải đổi chiều quay của từ trường quay bằng cách tráo vị trí giữa hai pha bất kỳ đưa vào động cơ. CB RN L1 K1 L2 ĐC L3 K2 Hình 8a. Mạch động lực đảo chiều quay động cơ không đổng bộ 3 pha III. MẠCH ĐẢO CHIỀU QUAY ĐỘNG CƠ BA PHA DÙNG KĐT KÉP VÀ SỬ DỤNG BỘ NÚT NHẤN KÉP ĐỂ KHÓA LẪN NHAU: 1. Vẽ hình: (Hình 8b). Giáo viên : Th.S Nguyễn Hoàng Sơn 13
  14. Trường Cao Đẳng Nghề Đà Lạt Khoa Điện L N CB OFF F R RN K1 K2 K1 K2 Hình 8b. Mạch điều khiển đảo chiều quay động cơ không đổng bộ 3 pha dùng nút nhấn kép 2. Liệt kê thiết bị: - 1 động cơ 3 pha. - 2 bộ nút nhấn kép. - 2 công tắc tơ. - 1 nút OFF. - 1 cầu chì. - 1 bộ bảo vệ quá tải. 3. Nguyên lý hoạt động: Khi nhấn nút ON1, dòng điện đi theo chiều từ P -> OFF -> ON1 -> ON2 (đang ở trạng thái thường kín) -> cuộn dây của công tắc tơ K1, đóng tiếp điểm chính của K1 ở mạch động lực, động cơ quay theo chiều thuận. Khi buông tay ở nút nhấn ON1 ra nhưng động cơ vẫn hoạt động vì đã có tiếp điểm thường hở K1 tự giữ. Muốn động cơ quay theo chiều nghịch, ta nhấn nút ON2. Lúc đó K1 mất điện (ON2 từ trạng thái thường kín thành thường hở) trả các tiếp điểm về trạng thái ban đầu, động cơ không quay theo chiều thuận nữa. Lúc đó dòng điện đi theo chiều P -> ON1 (ở trạng thái thường kín) -> ON2 -> cuộn dây của công tắc tơ K2. Công tắc tơ K2 có điện đóng tiếp điểm thường hở K2 lại tự giữ và đồng thời đóng các tiếp điểm chính ở mạch động lực lại động cơ quay theo chiều nghịch. Cứ như vậy nếu ta muốn động cơ quay theo chiều thuận thì ta nhấn ON1, và theo chiều nghịch thì ta nhấn ON2. Khi quá tải trong thời gian cho phép relay nhiệt RN tác động mở tiếp điểm (2-4-6), công tắc tơ K mất điện, nhả tiếp điểm chính ở mạch động lực K, động cơ K mất điện. IV. MẠCH ĐẢO CHIỀU QUAY ĐỘNG CƠ BA PHA KHÔNG TỰ ĐỘNG VÀ DÙNG TIẾP ĐIỂM CỦA RƠLE ĐỂ KHÓA CHÉO LẪN NHAU: 1. Vẽ hình: (Hình 9) Giáo viên : Th.S Nguyễn Hoàng Sơn 14
  15. Trường Cao Đẳng Nghề Đà Lạt Khoa Điện L N CB ON1 OFF RN 1 3 5 K2 7 4 2 K1 K1 ON2 9 K1 11 K2 K2 Hình 9. Mạch điều khiển đảo chiều quay động cơ KĐB 3 pha 2. Liệt kê thiết bị: - 1 động cơ không đồng bộ ba pha. - 1 bộ bảo vệ quá tải. - 1 nút OFF. - 2 nút ON. - 2 công tắc tơ. 3. Nguyên lý hoạt động: Muốn động cơ quay theo chiều thuận ta chỉ việc nhấn nút ON1, thì công tắc tơ K1 có điện đóng tiếp điểm tự giữ thường hở K1, mở tiếp điểm thường đóng K1 đồng thời đóng các tiếp điểm chính K1 ở mạch động lực lại động cơ quay theo chiều thuận. Muốn động cơ quay theo chiều nghịch lại thì ta phải nhấn OFF, để các tiếp điểm của K1 trả về trạng thái bình thường. Sau đó ta mới nhấn nút ON2, cuộn dây của công tắc tơ K2 có điện, đóng tiếp điểm thường mở K2 tự giữ, mở tiếp điểm thường kín K2 khóa chéo, đồng thời đóng các tiếp điểm chính ở mạch động lực, động cơ quay theo chiều ngược lại. Trong quá trình hoạt động nếu động cơ đang quay theo chiều nào đó mà ta nhấn nút cho động cơ quay theo chiều ngược lại mà không thông qua nút OFF thì động cơ không hoạt động, vì đã có các tiếp điểm của rơ le khóa chéo nhau rồi. Khi quá tải trong thời gian cho phép relay nhiệt RN tác động mở tiếp điểm (2-4-6), công tắc tơ mất điện, nhả tiếp điểm chính ở mạch động lực K, động cơ K mất điện. Giáo viên : Th.S Nguyễn Hoàng Sơn 15
  16. Trường Cao Đẳng Nghề Đà Lạt Khoa Điện Trường Cao Đẳng Nghề Đà Lạt. Bài 6. Số tiết : 24 MỘT SỐ MẠCH ĐẢO CHIỀU Khoa Điện QUAY ĐỘNG CƠ BA PHA DẠNG TỰ ĐỘNG I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU: Được dùng trong một số cơ cấu sản xuất yêu cầu tự động đảo chiều quay động cơ theo thời gian như truyền động băng tải II. MẠCH ĐẢO CHIỀU QUAY ĐỘNG CƠ 3 PHA DẠNG 2 TIMER 1. Vẽ hình: CB RN L1 K1 L2 ĐC L3 K2 Hình 10a. Mạch động lực đảo chiều quay động cơ không đổng bộ 3 pha L N CB ON TG OFF RN 1 3 5 T1 4 2 7 K1 TG T2 9 T1 T1 11 K2 T2 Hình 10b. Mạch điều khiển đảo chiều quay động cơ KĐB 3pha dùng 2 Timer 2. Danh sách thiết bị: - Công tắc tơ K1, K2. Giáo viên : Th.S Nguyễn Hoàng Sơn 16
  17. Trường Cao Đẳng Nghề Đà Lạt Khoa Điện - Relay trung gian TG. - Timerr T1, T2. - Nút nhấn ON, OFF. - Relay nhiệt 1RN, 2RN. - CB một pha, CB 2 pha. - Động cơ ba pha. 3. Nguyên lý hoạt động: Khi nhấn nút ON, relay trung gian TG có điện, đóng tiếp điểm duy trì (3-5), công tăc tơ K1 có điện, đóng tiếp điểm chính K1 ở mạch động lực, cấp điện cho động cơ chạy theo chiều thuận. Lúc này Timer 1 có điện, sau thời gian T1 tiếp điểm (5-7) mở ra, công tăc tơ K1 mất điện, nhả tiếp điểm chính K1 ở mạch động lực, động cơ mất điện, đồng thời đóng tiếp điểm (5- 11), công tăc tơ K2 có điện, đóng tiếp điểm chính K2 ở mạch động lực, cấp điện cho động cơ chạy theo chiều ngược lại. Lúc này Timer T2 có điện. Sau thời gian T2, tiếp điểm (5-9) mở ra, Timer T1 mất điện nên đóng tiếp điểm (5-7), công tăc tơ K1 có điện, đóng tiếp điểm chính K1 ở mạch động lực, cấp điện cho động cơ chạy theo chiều thuận. Quá trình cứ lặp lại sau các khoảng thời gian T1, T2. Khi quá tải trong thời gian cho phép relay nhiệt RN tác động mở tiếp điểm (2-4), công tăc tơ K mất điện, nhả tiếp điểm chính ở mạch động lực K, động cơ mất điện. 4. Quy trình lắp mạch  Đầu OFF lắp vào cuối CB  Cuối OFF lắp vào đầu ON  Cuối ON lắp vào đầu cuộn dây role trung gian TG  Cuối cuộn dây role trung gian TG lắp vào đầu role nhiệt RN  Cuối role nhiệt RN lắp vào N  Đầu tiếp điểm thường kín mở chậm Timer T1 lắp vào cuối ON  Cuối tiếp điểm thường kín mở chậm Timer T1 lắp vào đầu cd CTT K1  Cuối cuộn dây CTT K1 lắp vào đầu role nhiệt RN  Đầu tiếp điểm thường hở role trung gian TG lắp vào đầu nút ON  Cuối tiếp điểm thường hở role trung gian TG lắp vào cuối nút ON  Cuối tiếp điểm thường hở role trung gian TG lắp vào đầu tiếp điểm thường kín mở chậm của Timer T2  Cuối tiếp điểm thường kín mở chậm của Timer T2 lắp vào đầu cuộn dây Timer T1  Cuối cuộn dây Timer T1 lắp vào cuối cuộn dây CTT K1 Giáo viên : Th.S Nguyễn Hoàng Sơn 17
  18. Trường Cao Đẳng Nghề Đà Lạt Khoa Điện  Đầu tiếp điểm thường hở đóng chậm T1 lắp vào đầu tiếp điểm thường kín mở chậm Timer T2  Cuối tiếp điểm thường hở đóng chậm T1 lắp vào đầu cuộn dây CTT K2  Cuối cuộn dây CTT K2 lắp vào cuối cuộn dây Timer T1  Đầu cuộn dây Timer T2 lắp vào đầu cuộn dây CTT K2  Cuối cuộn dây Timer T2 lắp vào cuối cuộn dây CTT K2 Chú ý : Cuối cùng kiểm tra nguội trước khi đóng mạch III. MẠCH ĐẢO CHIỀU QUAY ĐỘNG CƠ 3 PHA DÙNG 4 TIMER 1. Vẽ hình: L N CB T4 RN OFF ON 1 3 T1 5 7 KN 9 4 2 KT KT T4 11 KT 13 T1 T1 T1 15 T2 KT 17 T3 19 T2 21 KN K 23 N T3 T3 T3 25 T4 Hình 11. Mạch điều khiển đảo chiều quay động cơ KĐB 3pha dùng 4 Timer 2. Liệt kê thiết bị: - Công tăc tơ K1, K2. - Timer T1, T2, T3, T4. - Nhấn nút ON, OFF. - Relay nhiệt 1RN, 2RN. - CB một pha, CB 2 pha. Giáo viên : Th.S Nguyễn Hoàng Sơn 18
  19. Trường Cao Đẳng Nghề Đà Lạt Khoa Điện - Động cơ ba pha. 3. Nguyên lý hoạt động: Khi nhấn nút ON cuộn dây công tăc tơ K T có điện, đóng các tiếp điểm K T (5-7) tự giữ và đóng tiếp điểm KT (11-13), mở tiếp điểm KT(3-17) để không cho động cơ quay theo chiều nghịch đồng thời đóng các tiếp điểm chính ở mạch động lực – động cơ quay theo chiều thuận. Lúc tiếp điểm K T(11-13) đóng lại thì rơle thời gian T1 có điện, sau thời gian chỉnh định nó mở tiếp điểm thường kín T1(3-5), động cơ ngưng hoạt động. Đồng thời đóng tiếp điểm thường hở đóng chậm T1(3-15), Timer T2 có điện. Timer T2 có điện sau thời gian chỉnh định 2, tiếp điểm T2 (19-21) đóng lại, côngtăctơ KN có điện động cơ quay theo chiều nghịch (Lúc này tiếp điểm KT(3-17) đã đóng lại vì côngtăctơ KN đã mất điện. Côngtăctơ KN có điện lập tức lập tức mở tiếp điểm thường kín K N(7-9), đồng thời đóng tiếp điểm KN(17-23). Timer T3 có điện. Đóng liền tiếp điểm tự giữ T3(17-23). Sau thời gian T3, mở tiếp điểm thường kín mở chạm T3(17-19) – Côngtăctơ K N mất điện, động cơ ngưng hoạt động, đồng thời đóng tiếp điểm T3(17-25), Timer T4 có điện. Timer T4 có điện sau thời gian T4, đóng tiếp điểm T4(3-7), côngtăctơ K T có điện, động cơ tiếp tục chạy theo chiều thuận. Và quá trình cứ như vậy tiếp diễn lần lượt như trên, động cơ quay thuận sau thời gian lại quay nghịch, sau thời gian lại quay thuận. Quá trình cứ vậy mà lặp đi lặp lại. và chỉ ngừng hẳn khi ta nhấn nút OFF. Khi quá tải trong thời gian cho phép relay nhiệt RN tác động mở tiếp điểm (2-4), côngtăctơ K mất điện, nhả tiếp điểm chính ở mạch động lực K, động cơ mất điện. 4. Quy trình lắp mạch  Đầu OFF lắp vào cuối CB  Cuối OFF lắp vào đầu tiếp điểm thường kín mở chậm T1  Cuối tiếp điểm thường kín mở chậm T1 lắp vào đầu ON  Cuối ON lắp vào đầu tiếp điểm thường kín CTT KN  Cuối tiếp điểm thường kín CTT KN lắp vào đầu cuộn dây CTT KT  Cuối cuộn dây CTT KT lắp vào đầu role nhiệt RN  Cuối role nhiệt RN lắp vào N  Đầu tiếp điểm thường hở CTT KT lắp vào đầu ON  Cuối tiếp điểm thường hở CTT KT lắp vào cuối ON  Đầu tiếp điểm thường hở đóng chậm T4 lắp đầu tđ điểm thường kín mở chậm T1  Cuối tiếp điểm thường hở đóng chậm T4 lắp vào đầu t/đ thường kín CTT KN  Đầu tđ thường kín mở chậm T4 lắp vào cuối OFF  Cuối tđ thường kín mở chậm T4 lắp vào đầu tđ thường hở CTT KT Giáo viên : Th.S Nguyễn Hoàng Sơn 19
  20. Trường Cao Đẳng Nghề Đà Lạt Khoa Điện  Cuối tđ thường hở CTT KT lắp vào đầu cuộn dây Timer T1  Cuối cuộn dây Timer T1 lắp vào cuối cuộn dây CTT KT  Đầu tđ thường mở đóng chậm T1 lắp đầu tđ thường kín mở chậm T4  Cuối tđ thường mở đóng chậm T1 lắp đầu cuộn dây Timer T2  Cuối cuộn dây Timer T2 lắp vào cuối cuộn dây Timer T1  Đầu tđ thường kín CTT KT lắp vào đầu tđ thường mở đóng chậm T1  Cuối tđ thường kín CTT KT lắp vào đầu tđ thường kín mở chậm T3  Cuối tđ thường kín mở chậm T3 lắp vào đầu tđ thường mở đóng chậm T2  Cuối tđ thường mở đóng chậm T2 lắp vào đầu cuộn dây CTT KN  Cuối cuộn dây CTT KN lắp vào cuối cuộn dây Timer T2  Đầu tđ thường hở của CTT KN lắp vào cuối tđ thường kín CTT KT  Cuối tđ thường hở của CTT KN lắp vào đầu cuộn dây Timer T3  Cuối cuộn dây Timer T3 lắp vào cuối cuộn dây CTT KN  Đầu tđ thường hở của Timer T3 lắp vào đầu tđ thường hở CTT KN  Cuối tđ thường hở của Timer T3 lắp vào cuối tđ thường hở CTT KN  Đầu tđ thường mở đóng chậm T3 lắp vào đầu tđ thường hở Timer T3  Cuối tđ thường mở đóng chậm T3 lắp vào đầu cuộn dây Timer T4  Cuối cuộn dây Timer T4 lắp vào cuối cuộn dây Timer T3. Chú ý : Cuối cùng kiểm tra nguội trước khi đóng mạch Giáo viên : Th.S Nguyễn Hoàng Sơn 20
  21. Trường Cao Đẳng Nghề Đà Lạt Khoa Điện Trường Cao Đẳng Nghề Đà Lạt. Bài 7. Số tiết : 16 MẠCH KHỞI ĐỘNG ĐỘNG CƠ Khoa Điện BA PHA BẰNG CÁCH ĐỔI NỐI SAO – TAM GIÁC I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU: Đối với động cơ có công suất nhỏ vài HP, có thể khởi động trực tiếp bắng cách đưa thẳng điện áp nguồn vào động cơ. Khi khởi động động cơ đạt ngẫu lực tối đa, với cường độ cao hơn lúc vận hành bình thường khoảng 3-5 lần, như không làm sụt áp gây ảnh hưởng đến mạng điện đến mức quan trọng. Nhưng đối với động cơ có công suất lớn trên 30HP, khi khởi động động cơ tiêu thụ dòng điện rất lớn, mặc dù thời gian khởi động ngắn nhưng có thể làm hỏng bộ dây quấn và nhất là làm cho mạng cung cấp cho động cơ bị dao động, gây sụt áp làm ảnh hưởng đến máy móc, thiết bị điện khác đang vận hành. Để tránh trường hợp nêu trên, việc khởi động động cơ ba pha có công suất lớn cần phải có phương pháp khởi động sao cho đạt yêu cầu về ngẫu lực cao, mà cường độ không thái quá có thể làm hỏng động cơ và gây mất ổn định điện áp nguồn. Một trong những phương pháp khởi động động cơ thường sử dụng nhiều nhất đó là phương pháp: Khống chế điện áp ở phần stato. Để khống chế điện áp ở phần stato ta cần sử dụng các phương pháp sau: Khởi động bằng phương pháp đổi nối sao – tam giác. Khởi động động cơ qua cuộn kháng. Khởi động động cơ bằng biến áp tự ngẫu ba pha. Nếu khởi động động cơ với cơ cấu mạch sao thì cường độ dòng điện khởi động sẽ giảm đi 3 lần so với dòng điện khởi động ở mạch tam giác. Vì thế để khởi động động cơ có công suất lớn, người ta khởi động động cơ ba pha theo mạch đấu sao, khi động cơ đạt đến 75% tốc bộ đồng bộ thì chuyển qua cách đấu tam giác để vận hành bình thường. Phương pháp này rất đơn giản bằng hệ thống mạch khởi động từ. Tuy nhiên có khuyết điểm là đặc tính ngẫu lực không cao, giảm đi 1/3 ngẫu lực trực tiếp. Vã lại sự thay đổi cường độ dòng điện trong động cơ đột ngột khi chuyển từ mạch sao sang đấu tam giác có thể làm tác động bộ bảo vệ quá tải ngắt mạch. Phương pháp khởi động bằng phương pháp đổi nối sao – tam giác thường được áp dụng trong các trường hợp các động cơ ba pha vận hành bình thường với mạch đấu sao như: động cơ máy xay xát, chà lúa, máy bơm nước thủy lợi. II. MẠCH ĐỘNG LỰC. Vẽ sơ đồ mạch động lực (Hình 12a). Giáo viên : Th.S Nguyễn Hoàng Sơn 21
  22. Trường Cao Đẳng Nghề Đà Lạt Khoa Điện L3 L2 L1 CB RN K KΔ A B C X Y Z stato KY Hình 12a. Mạch động lực khởi động động cơ 3pha đổi nối sao tam giác Khi KΔ và K đóng thì động cơ hoạt động theo cách nối , còn khi K Y và K đóng thì động cơ hoạt động theo cách nối Y. III- MẠCH KHỞI ĐỘNG ĐỘNG CƠ DÙNG BỘ NÚT NHẤT KÉP: 1. Vẽ hình: (Hình 12b) L N CB ON1 ON2 OFF RN 1 3 5 7 KY 9 4 2 KΔ K KΔ K 11 KΔ 13 KY Hình 12b. Mạch điều khiển khời động động cơ 3pha đổi nối sao tam giác 2. Liệt kê thiết bị: - 1 nút ON, 1 nút OFF. Giáo viên : Th.S Nguyễn Hoàng Sơn 22
  23. Trường Cao Đẳng Nghề Đà Lạt Khoa Điện - 1 bộ nút nhấn kép. - 3 công tăc tơ. - 1 động cơ ba pha. - 1 bộ bảo vệ quá tải. - 1 CB ba pha, 1 CB 1 pha. 3. Nguyên lý hoạt động: Nhấn ON1, cuộn dây côngtăctơ K Y – K có điện, đóng các tiếp điểm chính ở mạch động lực, động cơ khởi động theo cách nối hình sao. Đồng thời đóng tiếp điểm thường hở đóng chậm K(3-5) tự giữ, mở tiếp điểm KY(7-9) khóa chéo. Khi động cơ đạt khoảng 75% tốc độ đồng bộ thì ta nhấn nút ON2. Côngtăctơ KY mất điện trả tiếp điểm thường kín KY (7-9) về trạng thái thường kín, côngtăctơ K có điện, đóng tiếp điểm tự giữ K (5-7)m ở tiếp điểm K (5-11) khóa chéo. Động cơ hoạt động theo cách nối tam giác. Khi quá tải trong thời gian cho phép relay nhiệt RN tác động mở tiếp điểm (2-4), côngtăctơ K mất điện, nhả tiếp điểm chính ở mạch động lực K, động cơ mất điện. 4. Quy trình lắp mạch.  Đầu OFF lắp vào cuối CB  Cuối OFF lắp vào đầu ON1  Cuối ON1 lắp vào đầu tiếp điểm thường kín của nút nhấn kép ON2  Cuối tiếp điểm thường kín của nút nhấn kép ON2 lắp vào đầu tiếp điểm thường kín CTT KY  Cuối tiếp điểm thường kín CTT KY lắp vào đầu cuộn dây CTT KΔ  Cuối cuộn dây CTT KΔ lắp vào đầu role nhiệt RN  Cuối role nhiệt RN lắp vào N  Đầu tđ thường hở CTT K lắp vào đầu ON1  Cuối tđ thường hở CTT K lắp vào cuối ON1  Đầu tđ thường hở CTT KΔ lắp vào đầu ON2  Cuối tđ thường hở CTT KΔ lắp vào cuối ON2  Đầu cuộn dây CTT K lắp vào cuối tđ thường hở CTT K  Cuối cuộn dây CTT K lắp vào lắp vào cuối cuộn dây CTT KΔ  Đầu tđ thường kín của nút nhấn kép ON2 lắp vào đầu cuộn dây CTT K  Cuối tđ thường kín của nút nhấn kép ON2 lắp vào tđ thường kín của CTT KΔ  Cuối tđ thường kín của CTT KΔ lắp vào đầu cuộn dây CTT KY  Cuối cuộn dây CTT KY lắp vào cuối cuộn dây CTT K Chú ý : Cuối cùng kiểm tra nguội trước khi đóng mạch Giáo viên : Th.S Nguyễn Hoàng Sơn 23
  24. Trường Cao Đẳng Nghề Đà Lạt Khoa Điện IV- MẠCH ĐỔI NỐI SAO TAM GIÁC KHÔNG DÙNG BỘ NÚT NHẤN KÉP: 1. Vẽ hình: (Hình 13) L N CB ON OFF2 OFF1 RN 1 3 5 7 KΔ 9 4 2 KY KY 11 K K KY 13 KΔ Hình 13. Mạch điều khiển khời động động cơ 3pha đổi nối sao tam giác không dùng nút nhấn kép 2. Liệt kê thiết bị: - 1 nút ON, 1 nút OFF. - 3 côngtăctơ. - 1 động cơ ba pha. - 1 bộ bảo vệ quá tải. - 1 CB ba pha, 1 CB 1 pha. 3. Nguyên lý hoạt động: Khi nhấn nút ON côngtăctơ KY có điện, KY có điện đóng tiếp điểm thường hở K Y (5-11), côngtăctơ K có điện, đóng tiếp điểm K(3-11) tự giữ. Đóng các tiếp điểm chính ở mạch động lực, động cơ hoạt động theo cách nối sao. Khi muốn chuyển sang chế độ nối tam giác, ta nhấn OFF2, côngtăctơ K Y mất điện. Lúc này côngtăctơ K vẫn có điện vì có tiếp điểm thường hở K(3-11). Khi côngtăctơ K Y mất điện nó trả tiếp điểm thường kín KY(11-13) về trạng thái thường kín, côngtăctơ K có điện, động cơ hoạt động theo cách nối tam giác. Khi quá tải trong thời gian cho phép relay nhiệt RN tác động mở tiếp điểm (2-4), côngtăctơ K mất điện, nhả tiếp điểm chính ở mạch động lực K, động cơ mất điện. 4. Quy trình lắp mạch.  Đầu OFF lắp vào cuối CB  Cuối OFF lắp vào đầu ON  Cuối ON lắp vào đầu OFF2  Cuối OFF2 lắp vào đầu tđ thường kín KΔ  Cuối tđ thường kín KΔ lắp vào đầu cuộn dây CTT KY Giáo viên : Th.S Nguyễn Hoàng Sơn 24
  25. Trường Cao Đẳng Nghề Đà Lạt Khoa Điện  Cuối cuộn dây CTT KY lắp vào đầu role nhiệt RN  Cuối role nhiệt RN lắp vào N  Đầu tđ thường hở CTT KY lắp vào đầu OFF2  Cuối tđ thường hở CTT KY lắp vào đầu cuộn dây CTT K  Cuối cuộn dây CTT K lắp vào cuối cuộn dây CTT KY  Đầu tđ thường hở CTT K lắp vào đầu ON  Cuối tđ thường hở CTT K lắp vào đầu tđ thường kín KY  Cuối tđ thường kín KY lắp vào đầu cuộn dây CTT KΔ  Cuối cuộn dây CTT KΔ lắp vào cuối cuộn dây CTT K  Cuối tđ thường hở CTT K lắp vào cuối tđ thường hở CTT KY Chú ý : Cuối cùng kiểm tra nguội trước khi đóng mạch V- MẠCH TỰ ĐỘNG ĐỔI NỐI SAO – TAM GIÁC: 1. Mục đích – yêu cầu: Để mở máy động cơ công suất lớn, cuộn dây stato làm việc định mức ở điện áp dây, tránh gây sụt áp cho lưới điện, người ta dùng mạch đổi nối sao – tam giác. 2. Vẽ hình: (Hình 14). L N CB ON1 OFF RN 1 3 5 4 2 K K T 7 KΔ 9 KY T 11 KY 13 KΔ KΔ KΔ 15 T Hình 14. Mạch điều khiển tự động khời động động cơ 3pha đổi nối sao tam giác 3. Nguyên lý hoạt động: a) Danh sách thiết bị: - Contactor K, KY, K - Timer T. Giáo viên : Th.S Nguyễn Hoàng Sơn 25
  26. Trường Cao Đẳng Nghề Đà Lạt Khoa Điện - Nút nhấn ON, OFF. - Relay nhiệt RN. - CB 1 pha, 3 pha. - Động cơ 3 pha roto lồng sóc, cuộn dây pha làm việc định mức ở điện áp dây. b) Nguyên lý hoạt động: Nhấn nút ON; contactor K, KY; đóng tiếp điểm duy trì K(3-5); đóng tiếp điểm chính K, KY ở mạch động lực, động cơ khởi động ở chế độ Y. Lúc này Timer T có điện. Sau thời gian T, tiếp điểm T(5-7) mở ra, contactor KY mất điện, tiếp điểm T(5-9) đóng lại, contactor K có điện, đóng tiếp điểm chính K ở mạch động lực lại. Quá trình mở máy kết thúc. 4. Quy trình lắp mạch.  Đầu OFF lắp vào cuối CB  Cuối OFF lắp vào đầu ON1  Cuối ON1 lắp vào đầu cuộn dây CTT K  Cuối cuộn dây CTT K lắp vào đầu role nhiệt RN  Cuối role nhiệt RN lắp vào N  Đầu tđ thường hở CTT K lắp vào đầu ON1  Cuối tđ thường hở CTT K lắp vào cuối ON1  Đầu tđ thường kín mở chậm T lắp vào cuối tđ thường hở CTT K  Cuối tđ thường kín mở chậm T lắp vào đầu tđ thường kín CTT KΔ  Cuối tđ thường kín CTT KΔ lắp vào đầu cuộn dây CTT KY  Cuối cuộn dây CTT KY lắp vào cuối cuộn dây CTT K  Cuối tđ thường hở đóng chậm T lắp vào đầu tđ thường kín CTT KY  Cuối tđ thường kín CTT KY lắp vào đầu cuộn dây KΔ  Cuối cuộn dây KΔ lắp vào cuối cuộn dây CTT KY  Đầu tđ thường kín KΔ lắp vào đầu tđ thường hở KΔ  Cuối tđ thường kín KΔ lắp vào đầu cuộn dây Timer T  Cuối cuộn dây Timer T lắp vào cuối cuộn dây CTT KΔ Chú ý : Cuối cùng kiểm tra nguội trước khi đóng mạch Giáo viên : Th.S Nguyễn Hoàng Sơn 26
  27. Trường Cao Đẳng Nghề Đà Lạt Khoa Điện Trường Cao Đẳng Nghề Đà Lạt. Bài 8 Số tiết : 8 MẠCH KHỞI ĐỘNG ĐỘNG CƠ Khoa Điện BA PHA QUA CUỘN KHÁNG I- MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU: Trong cách này, phần stato được mắc nối tiếp với điện trở trên mỗi pha, do cách điện trở gây sụt thế khi có dòng điện đi qua, nên điện áp đặt ở các đầu cuộn dây stato bị giảm xuống trong lúc khởi động và tăng dần cho đến khi tốc độ quay của động cơ đạt gần đến với tốc độ quay định mức thì đóng các tiếp điểm lại, loại bỏ cuộn kháng ra, cho động cơ vận hành trực tiếp với nguồn điện. Phương pháp này cho ngẫu lực khởi động thấp hơn lực khởi động khi không có cuộn kháng rất nhiều, đồng thời còn có sự hao phí điện năng vô ích do biến thành nhiệt trên điện trở. Tuy hiệu suất kém nhưng cơ cấu đơn giản, đặc tính ngẫu lực tốt hơn so với phương pháp khởi động đổi nối Y- . Phương pháp này được sử dụng rộng rãi torng việc khởi động những động cơ có công suất tương đối lớn II- MẠCH ĐỘNG LỰC KHỞI ĐỘNG ĐỘNG CƠ BA PHA QUA CUỘN KHÁNG: 1. Vẽ mạch động lực: (Hình 15a). K2 CB RN L1 K1 L2 ĐC L3 K2 Hình 15a. Mạch động lực khởi động động cơ qua cuộn kháng 2. Nêu nguyên lý hoạt động của mạch động lực: Khi tiếp điểm chính K1 đóng thì động cơ khởi động qua cuộn kháng, một thời sau, khi tốc độ gần đạt tốc độ định mức thì tiếp điểm chính K2 đóng lại, động cơ hoạt động trực tiếp không qua cuộn kháng nữa. III- MẠCH KHỞI ĐỘNG ĐỘNG CƠ BA PHA QUA CUỘN KHÁNG DẠNG 1 (THAO TÁC BẰNG TAY): 1. Danh sách thiết bị: - 2 côngtăctơ K1, K2. - 2 nút ON. - 1 nút OFF. Giáo viên : Th.S Nguyễn Hoàng Sơn 27
  28. Trường Cao Đẳng Nghề Đà Lạt Khoa Điện - 1 CB 3 pha, 1 CB 1 pha. - 2 cuộn kháng. - 1 động cơ ba pha. - 1 bộ bảo vệ quá tải. 2. Vẽ hình: (Hình 17) L N CB ON1 OFF RN 1 3 5 4 2 K1 K1 ON2 7 K1 9 K2 K2 Hình 15b. Mạch điều khiển khởi động động cơ qua cuộn kháng 3. Nêu nguyên lý hoạt động: Khi nhấn ON1, cuộn dây côngtăctơ K1 có điện, đóng tiếp điểm phụ K1(3-5) tự giữ và K1(7-11), đồng thời đóng các tiếp điểm chính ở mạch động lực lại. Động cơ khởi động qua cuộn kháng. Sau thời gian, tốc độ gần đạt tới tốc độ định mức, ta nhấn nút ON2, cuộn dây côngtăctơ K2 có điện, vì lúc này tiếp điểm K1(7-11) đã đóng lại, loại bỏ cuộn kháng, động cơ hoạt động trực tiếp với nguồn điện. Muốn ngưng hoạt động ta chỉ việc nhấn nút OFF. Nếu trong thời gian cho phép xảy ra hiện tượng quá tải thì có bộ bảo vệ quá tải RN ngắt mạch điện. 4. Quy trình lắp mạch.  Đầu OFF lắp vào cuối CB  Cuối OFF lắp vào đầu ON1  Cuối ON1 lắp vào đầu cuộn dây CTT K1  Cuối cuộn dây CTT K1 lắp vào đầu role nhiệt RN  Cuối role nhiệt RN lắp vào N  Đầu tđ thường hở CTT K1 lắp vào đầu ON1  Cuối tđ thường hở CTT K1 lắp vào cuối ON1  Đầu ON2 lắp vào cuối OFF Giáo viên : Th.S Nguyễn Hoàng Sơn 28
  29. Trường Cao Đẳng Nghề Đà Lạt Khoa Điện  Cuối ON2 lắp vào đầu tđ thường kín CTT K1  Cuối tđ thường kín CTT K1 lắp vào đầu cuộn dây CTT K2  Cuối cuộn dây CTT K2 lắp vào cuối cuộn dây CTT K1  Đầu tđ thường hở CTT K2 lắp vào đầu ON2  Cuối tđ thường hở CTT K2 lắp vào cuối ON2 Chú ý : Cuối cùng kiểm tra nguội trước khi đóng mạch IV- MẠCH KHỞI ĐỘNG ĐỘNG CƠ BA PHA QUA CUỘN KHÁNG DẠNG TỰ ĐỘNG: 1. Mục đích – Yêu cầu: Để nâng cao tính tự động trong công việc, đồng thời để tiết kiệm công sức và an toàn cho con người, người ta nghiên cứu một mạch tự động khởi động động cơ 3 pha qua cuộn kháng. 2. Vẽ hình: a) Danh sách thiết bị: - 2 côngtăctơ K1, K2. - 1 Timer T - 1 nút ON. - 1 nút OFF. - 1 CB 3 pha, 1 CB 1 pha. - 2 cuộn kháng. - 1 động cơ ba pha. - 1 bộ bảo vệ quá tải. b) Vẽ hình: (hình 16) L N CB ON OFF RN 1 3 5 4 2 K1 K1 T 7 K2 T Hình 16. Mạch tự động điều khiển khởi động động cơ qua cuộn kháng 3. Nguyên lý hoạt động: Nhấn nút ON, cuộn dây côngtăctơ K1 có điện, đóng tiếp điểm K1(3-5) tự giữ, đóng tiếp điểm chính K1 ở mạch động lực, động cơ khởi động qua cuộn kháng. Giáo viên : Th.S Nguyễn Hoàng Sơn 29
  30. Trường Cao Đẳng Nghề Đà Lạt Khoa Điện Đồng thời lúc đó Timer T cũng có điện. Sau thời gian T đóng tiếp tiếp điểm T(5-7), côngtăctơ K2 có điện, đóng tiếp điểm chính K2 ở mạch động lực, loại bỏ cuộn kháng, động cơ hoạt động trực tiếp với nguồn. 4. Quy trình lắp mạch.  Đầu OFF lắp vào cuối CB  Cuối OFF lắp vào đầu ON  Cuối ON lắp vào đầu cuộn dây CTT K1  Cuối cuộn dây CTT K1 lắp vào đầu role nhiệt RN  Cuối role nhiệt RN lắp vào N  Đầu tđ thường hở CTT K1 lắp vào đầu ON  Cuối tđ thường hở CTT K1 lắp vào cuối ON  Đầu tđ thường hở đóng chậm T lắp vào cuối tđ thường kín CTT K1  Cuối tđ thường hở đóng chậm T lắp vào đầu cuộn dây CTT K2  Cuối cuộn dây CTT K2 lắp vào cuối cuộn dây CTT K1  Đầu cuộn dây Timer T lắp vào đầu tđ thường hở đóng chậm T  Cuối cuộn dây Timer T lắp vào cuối cuộn dây CTT K2 Chú ý : Cuối cùng kiểm tra nguội trước khi đóng mạch Giáo viên : Th.S Nguyễn Hoàng Sơn 30
  31. Trường Cao Đẳng Nghề Đà Lạt Khoa Điện Trường Cao Đẳng Nghề Đà Lạt. Bài 9 Số tiết : 8 MẠCH MỞ MÁY ĐỘNG CƠ Khoa Điện BẰNG BIẾN ÁP TỰ NGẪU THEO NGUYÊN TẮC THỜI GIAN I. Mục đích – yêu cầu: Để mở máy động cơ công suất lớn, tránh gây sụt áp cho lưới điện, người ta dùng biến áp tự ngẫu để mở máy động cơ. Sau thời gian biến áp tự ngắt ra. Phương pháp này có nhiều yếu điểm so với các phương pháp khác cùng nguyên tắc, nên thường được dùng để khởi động động cơ roto lồng sóc đơn, kể cả với loại roto lồng sóc đôi khi công suất của động cơ trên 50KW. II. Vẽ hình: 1. Danh sách thiết bị: - 2 Côngtăctơ K1, K2. - 1 Timer T. - 1 nút ON. - 1 nút OFF - 1 CB 3 pha, 1 CB 1 pha. - 2 cuộn kháng. - 1 động cơ 3 pha. - 1 bộ bảo vệ quá tải. 2. Sơ đồ mạch động lực (Hình 17a). Giáo viên : Th.S Nguyễn Hoàng Sơn 31
  32. Trường Cao Đẳng Nghề Đà Lạt Khoa Điện L3 L2 L1 CB K1 K2 K2 K2 RN ĐC Hình 17a. Mạch động lực mở máy động cơ bằng biến áp tự ngẫu 3. Sơ đồ mạch điều khiển(17b) L N CB ON OFF RN 1 3 5 4 2 K1 K1 K1 7 T T 9 K2 Hình 17b. Mạch điều khiển khởi động động cơ bằng biến áp tự ngẫu Giáo viên : Th.S Nguyễn Hoàng Sơn 32
  33. Trường Cao Đẳng Nghề Đà Lạt Khoa Điện 4. Quy trình lắp mạch.  Đầu OFF lắp vào cuối CB  Cuối OFF lắp vào đầu ON  Cuối ON lắp vào đầu cuộn dây CTT K1  Cuối cuộn dây CTT K1 lắp vào đầu role nhiệt RN  Cuối role nhiệt RN lắp vào N  Đầu tđ thường hở CTT K1 lắp vào đầu ON  Cuối tđ thường hở CTT K1 lắp vào cuối ON  Đầu tđ thường hở đóng chậm T lắp vào cuối tđ thường kín CTT K1  Cuối tđ thường hở đóng chậm T lắp vào đầu cuộn dây CTT K2  Cuối cuộn dây CTT K2 lắp vào cuối cuộn dây CTT K1  Đầu cuộn dây Timer T lắp vào đầu tđ thường hở đóng chậm T  Cuối cuộn dây Timer T lắp vào cuối cuộn dây CTT K2 Chú ý : Cuối cùng kiểm tra nguội trước khi đóng mạch Giáo viên : Th.S Nguyễn Hoàng Sơn 33
  34. Trường Cao Đẳng Nghề Đà Lạt Khoa Điện Trường Cao Đẳng Nghề Đà Lạt. Bài 10 Số tiết : 8 ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ 3 Khoa Điện PHA 2 CẤP TỐC ĐỘ I- MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU: Được dùng trong một số cơ cấu sản xuất, đôi lúc cần tăng tốc độ động cơ: ví dụ như khi cần cắt gọt kim loại cứng, ta cho động cơ chạy tốc độ thấp, khi cắt gọt kim loại mềm ta cho động cơ chạy với tốc độ cao. II- LÝ THUYẾT CƠ SỞ: Ta biết rằng tốc độ của động cơ không đồng bộ được xác định bởi công thức: 60 f n = . p Như thế tốc độ của động cơ phụ thuộc vào: - Tỷ lệ thuận với tần số của nguồn cung cấp điện. - Tỷ lệ nghịch với số từ cực được bố trí trên phần stato của động cơ. Vậy để thay đổi tốc độ động cơ (nếu thay đổi bằng cách giảm điện áp cung cấp vào động cơ, chỉ làm động cơ vận hành yếu, đưa đến cháy động cơ). Bằng cách thay đổi tần số f của nguồn cung cấp điện, thì rất phức tạp vì cần phải có bộ biến tần riêng cho động cơ. Nên phương pháp thay đổi tốc độ của động cơ, thường dùng phương pháp chuyển đổi số từ cực bố trí trên stato của động cơ, bằng cách chuyển đổi cách đấu dây. L3 L1 L2 6 4 1 1 3 2 6 4 5 3 2 5 Hình 18. Đấu dây động cơ 2 cấp tốc độ III- MẠCH ĐIỆN ĐỔI NỐI ĐỘNG CƠ HAI CẤP TỐC ĐỘ TAM GIÁC NỐI TIẾP VÀ SAO KÉP: Giáo viên : Th.S Nguyễn Hoàng Sơn 34
  35. Trường Cao Đẳng Nghề Đà Lạt Khoa Điện 1. Danh sách thiết bị: - Côngtăctơ KL, KH, K. - Nút nhấn H, OFF, L. - CB 1 pha, 3 pha. - Relay nhiệt 1RN, 2RN. - Động cơ 3 pha, cuộn dây stato có thể nối nối tiếp và Y kép. 2. Vẽ sơ đồ mạch động lực và mạch điều khiển. a) Mạch động lực: L3 L2 L1 CB K K H KL KH KL KH L RN2 RN1 RN2 RN1 K STATO Hình 19a. Mạch động lực đổi nối động cơ 2 cấp tốc độ . b) Mạch điều khiển: Giáo viên : Th.S Nguyễn Hoàng Sơn 35
  36. Trường Cao Đẳng Nghề Đà Lạt Khoa Điện L N CB ONL ONH OFF RN 1 3 5 7 KH 9 4 2 KL KL 11 13 KL 15 KH KH K Hình 19b. Mạch điều khiển đổi nối động cơ hai cấp tốc độ tam giác nối tiếp và sao kép 3. Nguyên lý hoạt động: - Chạy tốc độ chậm: Nhấn nút L, côngtăctơ K L có điện, đóng tiếp điểm duy trì K L(3-5), đóng tiếp điểm chính KL ở mạch động lực, cấp điện 3 pha cho động cơ, động cơ chạy tốc độ thấp cuộn dây stato nối nối tiếp. - Chạy tốc độ cao: Nhấn nút H, côngtăctơ K H có điện, đóng tiếp điểm duy trì K H(3-9), đóng tiếp điểm chính K H ở mạch động lực, cấp điện ba pha cho động cơ, động cơ chạy tốc độ cao, cuộn dây stato nối Y kép. 4. Quy trình lắp mạch.  Đầu OFF lắp vào cuối CB  Cuối OFF lắp vào đầu tđ thường hở của nút nhấn kép ONL  Cuối tđ thường hở của nút nhấn kép ONL lắp vào đầu tđ thường kín của nút nhấn kép ONH  Cuối tđ thường kín của nút nhấn kép ONH lắp vào đầu tđ thường kín CTT KH  Cuối tđ thường kín CTT KH lắp vào đầu cuộn dây CTT KL  Cuối cuộn dây CTT KL lắp vào đầu role nhiệt RN  Cuối role nhiệt RN lắp vào N  Đầu tđ thường hở CTT KL lắp vào đầu tđ thường hở của nút nhấn kép ONL  Cuối tđ thường hở CTT KL lắp vào cuối tđ thường hở của nút nhấn kép ONL  Đầu tđ thường hở của nút nhấn kép ONH lắp vào cuối OFF  Cuối tđ thường hở của nút nhấn kép ONH lắp vào đầu tđ thường kín của nút nhấn kép ONL Giáo viên : Th.S Nguyễn Hoàng Sơn 36
  37. Trường Cao Đẳng Nghề Đà Lạt Khoa Điện  Cuối tđ thường kín của nút nhấn kép ONL lắp vào đầu tđ thường kín CTT KL  Cuối tđ thường kín CTT KL lắp vào đầu cuộn dây CTT KH  Cuối cuộn dây CTT KH lắp vào cuối cuộn dây CTT KL  Đầu cuộn dây Timer T lắp vào đầu cuộn dây CTT KH  Cuối cuộn dây Timer T lắp vào cuối cuộn dây CTT KH Chú ý : Cuối cùng kiểm tra nguội trước khi đóng mạch Giáo viên : Th.S Nguyễn Hoàng Sơn 37
  38. Trường Cao Đẳng Nghề Đà Lạt Khoa Điện Trường Cao Đẳng Nghề Đà Lạt. Bài 11 Số tiết : 8 ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ 1 Khoa Điện PHA I- NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA ĐỘNG CƠ KĐB 1 PHA: Nếu dùng điện 1 pha sẽ không tạo được từ trường quay, do đó sẽ không tạo được mômen quay. Vì thế nếu trên stato của động cơ 1 pha chỉ có 1 bộ dây, khi điện vào, từ trường sinh ra do cuộn dây này là từ trường đập mạch, chỉ nằm trên một phương nhất định, được coi như là từ trường tổng hợp của hai từ trường chuyển động ngược chiều nhau. Do đó sinh ra các mômen tác động lên roto có cùng độ lớn nhưng ngược chiều nhau. Vì thế roto không thể quay được. Nếu ta quay trực roto thì động cơ vận hành được ngay theo bất kỳ chiều lực quay. Đó là đặc điểm không tự khởi động của động cơ KĐB 1 pha. Vì khi đó từ trường đập mạch bị mất cân bằng. Để động cơ tự khởi động được, người ta quấn thêm vào phần stato là một bộ dây phụ, dây quấn phụ được bố trí đặt lệch với dây quấn chính 1 góc là 90 0 điện và nó phải có điện trở hoặc cảm kháng lớn, hoặc thông thường cuộn phụ được mắc nối tiếp với tụ điện nhằm mục đích tạo sự lệch pha dòng điện trong hai cuộn chính và phụ, như thế động cơ mới tự khởi động được. Ngoài cách quấn thêm cuộn phụ dùng để khởi động, còn cách xẽ mặt từ để đặt vòng ngắn mạch hình thành từ cực phụ có tác động khởi động động cơ. Trên phần stato loại động cơ này, chỉ thấy có quấn một bộ dây chính. Động cơ loại này được gọi là động cơ hoạt động với vòng ngắn mạch. II- NGUYÊN TẮC ĐẢO CHIỀU QUAY ĐỘNG CƠ KĐB 1 PHA: Muốn đổi chiều quay của động cơ KĐB 1 pha thì phải đổi chiều của từ trường. Muốn thế ta phải đổi chiều dòng điện 1 trong 2 cuộn chính hoặc cuộc đề (Hình 21). Giáo viên : Th.S Nguyễn Hoàng Sơn 38
  39. Trường Cao Đẳng Nghề Đà Lạt Khoa Điện 5 1 1 5 P 2 2 3 3 4 1 1 4 N 4 4 6 6 Hình 20. Cách đấu dây mạch đảo chiều quay động cơ 1 pha 4 đầu dây III- CÁCH ĐẤU ĐỘNG CƠ 3 PHA THÀNH ĐỘNG CƠ 1 PHA: Khi động cơ 3 pha đang vận hành mà bị mất 1 pha, nếu kéo tải nhẹ khoảng 30% P đm thì động cơ vẫn vận hành bình thường. Nhưng với tình trạng này động cơ không tự khởi động được. Vì vậy khi muốn sử dụng động cơ 3 pha làm động cơ 1 pha phải dùng 1 cuộn dây pha (hoặc 2 cuộn pha) làm cuộn chạy, còn pha còn lại mắc nối tiếp với tụ điện làm cuộn đề. Đặc điểm cách biến đổi này có: Công suất của chế độ động cơ đạt khoảng 70% - 75% công suất động cơ 3 pha tương ứng. Cường độ dòng điện trong 3 cuộn pha thường không cân bằng. Ở chế độ vận hành không tải dòng điện I c qua tụ đặt cao hơn khoảng 120% - 140% Iđm. Khi vận hành có tải sẽ giảm xuống tùy theo tải lớn hoặc tải nhỏ. Sơ đồ mắc dây biến đổi động cơ 3 pha thành động cơ 1 pha. (Hình 21). Giáo viên : Th.S Nguyễn Hoàng Sơn 39
  40. Trường Cao Đẳng Nghề Đà Lạt Khoa Điện P A A Z P X Y Z N X C B C1 Y N B C1 C C2 C2 Hình 21. Sơ đồ đấu dây biến đổi động cơ 3 pha thành 1 pha IV- MẠCH ĐẢO CHIỀU QUAY ĐỘNG CƠ KĐB 1 PHA: 1. Mạch động lực đảo chiều quay động cơ KĐB 1 pha: CB RN L1 K1 ĐC N K2 Hình 22a. Mạch động lực đảo chiều quay động cơ 1 pha 2. Mạch điều khiển đảo chiều quay động cơ KĐB 1 pha: a. Vẽ hình: Giáo viên : Th.S Nguyễn Hoàng Sơn 40
  41. Trường Cao Đẳng Nghề Đà Lạt Khoa Điện L N CB ON1 OFF RN 1 3 5 K2 7 4 2 K1 K1 ON2 9 K1 11 K2 K2 Hình 22b. Mạch điều khiển đảo chiều quay động cơ 1pha b. Nguyên lý hoạt động: Nhấn nút ON1 cuộn dây côngtăctơ K1 có điện, đóng tiếp điểm thường kín K1 (3-5) tự giữ, mở tiếp điểm thường kín K1(9-11) khóa chéo, đồng thời đóng các tiếp điểm chính K1 ở mạch động lực, động cơ quay theo chiều thuận. Muốn động cơ quay theo chiều nghịch, ta phải nhấn nút OFF, sau đó mới nhấn nút ON2, cuộn dây côngtăctơ K2 có điện, đóng tiếp điểm thường hở K2(3-9), mở tiếp điểm thường kín K2(5-7) khóa chéo, đồng thời đóng tiếp điểm chính K1 ở mạch động lực, động cơ quay theo chiều nghịch. c. Quy trình lắp mạch  Đầu OFF lắp vào cuối CB  Cuối OFF lắp vào đầu ON1  Cuối ON1 lắp vào đầu tiếp điểm thường kín CTT K2  Cuối tiếp điểm thường kín CTT K2 lắp vào đầu cuộn dây CTT K1  Cuối cuộn dây CTT K1 lắp vào đầu role nhiệt RN  Cuối role nhiệt RN lắp vào N  Đầu tiếp điểm thường hở CTT K1 lắp vào đầu nút ON1  Cuối tiếp điểm thường hở CTT K1 lắp vào cuối nút ON1  Đầu ON2 lắp vào cuối OFF  Cuối ON2 lắp vào đầu tiếp điểm thường kín CTT K1  Cuối tiếp điểm thường kín CTT K1 lắp vào đầu cuộn dây CTT K2  Cuối cuộn dây CTT K2 lắp vào cuối cuộn dây CTT K1  Đầu tiếp điểm thường hở CTT K2 lắp vào đầu nút ON2  Cuối tiếp điểm thường hở CTT K2 lắp vào cuối nút ON2 Chú ý : Cuối cùng kiểm tra nguội trước khi đóng mạch Giáo viên : Th.S Nguyễn Hoàng Sơn 41
  42. Trường Cao Đẳng Nghề Đà Lạt Khoa Điện Trường Cao Đẳng Nghề Đà Lạt. Bài 12 Số tiết : 16 MẠCH TỰ ĐỘNG ĐẢO CHIỀU Khoa Điện QUAY ĐỘNG CƠ MỘT PHA I. Mạch động lực đảo chiều quay động cơ KĐB 1 pha: CB RN L1 K1 ĐC N K2 Hình 23. Mạch động lực đảo chiều quay động cơ 1 pha II. MẠCH ĐIỀU KHIỂN ĐẢO CHIỀU QUAY ĐỘNG CƠ 1 PHA 1. Mạch điều khiển đảo chiều quay động cơ 1 pha dạng 1 a. Vẽ hình L N CB ON TG OFF RN 1 3 5 T1 4 2 7 K1 TG T2 9 T1 T1 11 K2 T2 Hình 24. Mạch điều khiển đảo chiều quay động cơ KĐB 1pha dùng 2 Timer b. Nguyên lý hoạt động Khi nhấn nút ON, relay trung gian TG có điện, đóng tiếp điểm duy trì (3-5), công tăc tơ K1 có điện, đóng tiếp điểm chính K1 ở mạch động lực, cấp điện cho động cơ chạy theo chiều thuận. Giáo viên : Th.S Nguyễn Hoàng Sơn 42
  43. Trường Cao Đẳng Nghề Đà Lạt Khoa Điện Lúc này Timer 1 có điện, sau thời gian T1 tiếp điểm (5-7) mở ra, công tăc tơ K1 mất điện, nhả tiếp điểm chính K1 ở mạch động lực, động cơ mất điện, đồng thời đóng tiếp điểm (5- 11), công tăc tơ K2 có điện, đóng tiếp điểm chính K2 ở mạch động lực, cấp điện cho động cơ chạy theo chiều ngược lại. Lúc này Timer T2 có điện. Sau thời gian T2, tiếp điểm (5-9) mở ra, Timer T1 mất điện nên đóng tiếp điểm (5-7), công tăc tơ K1 có điện, đóng tiếp điểm chính K1 ở mạch động lực, cấp điện cho động cơ chạy theo chiều thuận. Quá trình cứ lặp lại sau các khoảng thời gian T1, T2. Khi quá tải trong thời gian cho phép relay nhiệt RN tác động mở tiếp điểm (2-4), công tăc tơ K mất điện, nhả tiếp điểm chính ở mạch động lực K, động cơ mất điện c. Quy trình lắp mạch  Đầu OFF lắp vào cuối CB  Cuối OFF lắp vào đầu ON  Cuối ON lắp vào đầu cuộn dây role trung gian TG  Cuối cuộn dây role trung gian TG lắp vào đầu role nhiệt RN  Cuối role nhiệt RN lắp vào N  Đầu tiếp điểm thường kín mở chậm Timer T1 lắp vào cuối ON  Cuối tiếp điểm thường kín mở chậm Timer T1 lắp vào đầu cd CTT K1  Cuối cuộn dây CTT K1 lắp vào đầu role nhiệt RN  Đầu tiếp điểm thường hở role trung gian TG lắp vào đầu nút ON  Cuối tiếp điểm thường hở role trung gian TG lắp vào cuối nút ON  Cuối tiếp điểm thường hở role trung gian TG lắp vào đầu tiếp điểm thường kín mở chậm của Timer T2  Cuối tiếp điểm thường kín mở chậm của Timer T2 lắp vào đầu cuộn dây Timer T1  Cuối cuộn dây Timer T1 lắp vào cuối cuộn dây CTT K1  Đầu tiếp điểm thường hở đóng chậm T1 lắp vào đầu tiếp điểm thường kín mở chậm Timer T2  Cuối tiếp điểm thường hở đóng chậm T1 lắp vào đầu cuộn dây CTT K2  Cuối cuộn dây CTT K2 lắp vào cuối cuộn dây Timer T1  Đầu cuộn dây Timer T2 lắp vào đầu cuộn dây CTT K2  Cuối cuộn dây Timer T2 lắp vào cuối cuộn dây CTT K2 Chú ý : Cuối cùng kiểm tra nguội trước khi đóng mạch 2. Mạch điều khiển đảo chiều quay động cơ 1 pha dạng 2 a. Vẽ hình: Giáo viên : Th.S Nguyễn Hoàng Sơn 43
  44. Trường Cao Đẳng Nghề Đà Lạt Khoa Điện L N CB T4 RN OFF ON 1 3 T1 5 7 KN 9 4 2 KT KT T4 11 KT 13 T1 T1 T1 15 T2 KT 17 T3 19 T2 21 KN K 23 N T3 T3 T3 25 T4 Hình 25. Mạch điều khiển đảo chiều quay động cơ KĐB 1pha dùng 4 Timer b. Nguyên lý hoạt động: Khi nhấn nút ON cuộn dây công tăc tơ K T có điện, đóng các tiếp điểm K T (5-7) tự giữ và đóng tiếp điểm KT (11-13), mở tiếp điểm KT(3-17) để không cho động cơ quay theo chiều nghịch đồng thời đóng các tiếp điểm chính ở mạch động lực – động cơ quay theo chiều thuận. Lúc tiếp điểm K T(11-13) đóng lại thì rơle thời gian T1 có điện, sau thời gian chỉnh định nó mở tiếp điểm thường kín T1(3-5), động cơ ngưng hoạt động. Đồng thời đóng tiếp điểm thường hở đóng chậm T1(3-15), Timer T2 có điện. Timer T2 có điện sau thời gian chỉnh định 2, tiếp điểm T2 (19-21) đóng lại, côngtăctơ KN có điện động cơ quay theo chiều nghịch (Lúc này tiếp điểm KT(3-17) đã đóng lại vì côngtăctơ KN đã mất điện. Côngtăctơ KN có điện lập tức lập tức mở tiếp điểm thường kín K N(7-9), đồng thời đóng tiếp điểm KN(17-23). Timer T3 có điện. Đóng liền tiếp điểm tự giữ T3(17-23). Sau thời gian T3, mở tiếp điểm thường kín mở chạm T3(17-19) – Côngtăctơ K N mất điện, động cơ ngưng hoạt động, đồng thời đóng tiếp điểm T3(17-25), Timer T4 có điện. Timer T4 có điện sau thời gian T4, đóng tiếp điểm T4(3-7), côngtăctơ K T có điện, động cơ tiếp tục chạy theo chiều thuận. Giáo viên : Th.S Nguyễn Hoàng Sơn 44
  45. Trường Cao Đẳng Nghề Đà Lạt Khoa Điện Và quá trình cứ như vậy tiếp diễn lần lượt như trên, động cơ quay thuận sau thời gian lại quay nghịch, sau thời gian lại quay thuận. Quá trình cứ vậy mà lặp đi lặp lại. và chỉ ngừng hẳn khi ta nhấn nút OFF. Khi quá tải trong thời gian cho phép relay nhiệt RN tác động mở tiếp điểm (2-4), côngtăctơ K mất điện, nhả tiếp điểm chính ở mạch động lực K, động cơ mất điện 3. Quy trình lắp mạch  Đầu OFF lắp vào cuối CB  Cuối OFF lắp vào đầu tiếp điểm thường kín mở chậm T1  Cuối tiếp điểm thường kín mở chậm T1 lắp vào đầu ON  Cuối ON lắp vào đầu tiếp điểm thường kín CTT KN  Cuối tiếp điểm thường kín CTT KN lắp vào đầu cuộn dây CTT KT  Cuối cuộn dây CTT KT lắp vào đầu role nhiệt RN  Cuối role nhiệt RN lắp vào N  Đầu tiếp điểm thường hở CTT KT lắp vào đầu ON  Cuối tiếp điểm thường hở CTT KT lắp vào cuối ON  Đầu tiếp điểm thường hở đóng chậm T4 lắp đầu tđ điểm thường kín mở chậm T1  Cuối tiếp điểm thường hở đóng chậm T4 lắp vào đầu t/đ thường kín CTT KN  Đầu tđ thường kín mở chậm T4 lắp vào cuối OFF  Cuối tđ thường kín mở chậm T4 lắp vào đầu tđ thường hở CTT KT  Cuối tđ thường hở CTT KT lắp vào đầu cuộn dây Timer T1  Cuối cuộn dây Timer T1 lắp vào cuối cuộn dây CTT KT  Đầu tđ thường mở đóng chậm T1 lắp đầu tđ thường kín mở chậm T4  Cuối tđ thường mở đóng chậm T1 lắp đầu cuộn dây Timer T2  Cuối cuộn dây Timer T2 lắp vào cuối cuộn dây Timer T1  Đầu tđ thường kín CTT KT lắp vào đầu tđ thường mở đóng chậm T1  Cuối tđ thường kín CTT KT lắp vào đầu tđ thường kín mở chậm T3  Cuối tđ thường kín mở chậm T3 lắp vào đầu tđ thường mở đóng chậm T2  Cuối tđ thường mở đóng chậm T2 lắp vào đầu cuộn dây CTT KN  Cuối cuộn dây CTT KN lắp vào cuối cuộn dây Timer T2  Đầu tđ thường hở của CTT KN lắp vào cuối tđ thường kín CTT KT  Cuối tđ thường hở của CTT KN lắp vào đầu cuộn dây Timer T3  Cuối cuộn dây Timer T3 lắp vào cuối cuộn dây CTT KN  Đầu tđ thường hở của Timer T3 lắp vào đầu tđ thường hở CTT KN Giáo viên : Th.S Nguyễn Hoàng Sơn 45
  46. Trường Cao Đẳng Nghề Đà Lạt Khoa Điện  Cuối tđ thường hở của Timer T3 lắp vào cuối tđ thường hở CTT KN  Đầu tđ thường mở đóng chậm T3 lắp vào đầu tđ thường hở Timer T3  Cuối tđ thường mở đóng chậm T3 lắp vào đầu cuộn dây Timer T4  Cuối cuộn dây Timer T4 lắp vào cuối cuộn dây Timer T3. Chú ý : Cuối cùng kiểm tra nguội trước khi đóng mạch Giáo viên : Th.S Nguyễn Hoàng Sơn 46
  47. Trường Cao Đẳng Nghề Đà Lạt Khoa Điện Trường Cao Đẳng Nghề Đà Lạt. Bài 13 Số tiết : 8 MẠCH ĐÓNG CỬA CỔNG Khoa Điện I. Mục đích – yêu cầu: Được ứng dụng ở những nơi cần trang bị loại cửa kéo làm cửa rào, cửa cuốn điều khiển và vận hành bằng động cơ. II. Vẽ sơ đồ mạch điều khiển: (Hình 26) L N CB ON1 OFF RN 1 3 K1 5 7 K2 9 4 2 K1 C NC1 ON2 K2 11 13 K1 15 K2 C NC2 Hình 26. Mạch điều khiển cửa cổng III. Nguyên lý hoạt động: 1. Danh sách thiết bị: - 1 nút OFF, 2 nút ON. - 2 công tắc hành trình. - 2 côngtăctơ. - 1 bộ bảo vệ quá tải. - 1 động cơ 1 chiều 3 đầu dây ra. - 1 CB 1 pha. 2. Nguyên lý hoạt động: Trong sơ đồ mạch điều khiển này, thực chất là mạch đảo chiều quay động cơ KĐB 1 pha. Nhưng có bố trí thêm các công tắc hành trình, nhằm mục đích kiểm soát hành trình đi của cửa đã đến vị trí cần phải cho động cơ ngừng lại chính xác, để tránh trường hợp cửa đi quá đà gây sự va chạm làm hỏng phần khung cố định. Để cho cửa đi với tốc độ chậm, nhẹ nhàng nên thiết kế truyền động qua bộ giảm tốc bằng hệ thống bánh răng là tốt nhất. Giáo viên : Th.S Nguyễn Hoàng Sơn 47
  48. Trường Cao Đẳng Nghề Đà Lạt Khoa Điện Các công tắc hành trình được bố trí mắc nối tiếp với tiếp điểm duy trì, nhằm mục đích dự phòng công tắc có bị kẹt thì động cơ vẫn có thể điều khiển được tạm thời. 3. Nguyên lý hoạt động: Nhấn nút ON1, cuộn dây côngtăctơ K1 có điện, đóng các tiếp điểm thường hở K1(3-5) tự giữ, lúc này công tắc hành trình NC(5-7) ở trạng thái kín, mở tiếp điểm thường kín K1(13-15), đồng thời đóng các tiếp điểm chính ở mạch động lực động cơ quay theo chiều thuận. Khi cổng đi tới giới hạn trên đụng công tắc hành trình NC(5-7) thì công tắc hành trình NC(5-7) sẽ mở ra động cơ mất điện, đứng yên, cổng dừng lại. Nhấn nút ON2, cuộn dây côngtăctơ K2 có điện, đóng các tiếp điểm thường hở K2(3-11) tự giữ, lúc này công tắc hành trình NC(11-13) ở trạng thái kín, mở tiếp điểm 4. Quy trình lắp mạch  Đầu OFF lắp vào cuối CB  Cuối OFF lắp vào đầu ON1  Cuối ON1 lắp vào đầu tđ thường kín của CTT K2  Cuối tđ thường kín của CTT K2 lắp vào đầu cuộn dây CTT K1  Cuối cuộn dây của CTT K1 lắp vào đầu role nhiệt RN  Cuối role nhiệt RN lắp vào N  Đầu tiếp điểm thường hở CTT K1 lắp vào đầu ON1  Cuối tiếp điểm thường hở CTT K1 lắp vào cuối ON1  Cuối tiếp điểm thường hở CTT K1 lắp vào đầu tđ C-NC1 của công tác hành trình 1  Cuối tđ C-NC1 của công tác hành trình 1 lắp vào đầu tđ thường kín của CTT K2  Đầu ON2 lắp vào cuối OFF  Cuối ON2 lắp vào đầu tđ thường kín của CTT K1  Cuối tđ thường kín của CTT K1 lắp vào đầu cuộn dây CTT K2  Cuối cuộn dây của CTT K2 lắp vào cuối cuộn dây CTT K1  Đầu tiếp điểm thường hở CTT K2 lắp vào đầu ON2  Cuối tiếp điểm thường hở CTT K2 lắp vào cuối ON2  Cuối tiếp điểm thường hở CTT K2 lắp vào đầu tđ C-NC2 của công tác hành trình 2  Cuối tđ C-NC2 của công tác hành trình 1 lắp vào đầu tđ thường kín của CTT K1 Chú ý : Cuối cùng kiểm tra nguội trước khi đóng mạch Giáo viên : Th.S Nguyễn Hoàng Sơn 48
  49. Trường Cao Đẳng Nghề Đà Lạt Khoa Điện Trường Cao Đẳng Nghề Đà Lạt. Bài 14 Số tiết : 16 MẠCH HÃM ĐỘNG NĂNG Khoa Điện ĐỘNG CƠ 3 PHA I- CÁC TRẠNG THÁI HÃM CỦA ĐỘNG CƠ 3 PHA: Có nhiều cách hãm động cơ, trước đây người ta có dùng bố thắng ma sát trục động cơ, sau này người ta đã tìm ra động cơ 3 pha có 3 trạng thái hãm sau: - Hãm tái sinh: Khi tốc độ roto lớn hơn tốc độ từ trường, động cơ trở thành máy phát và phát công suất tác dụng lên trên lưới điện. - Hãm ngược: Khi đảo thứ tự 2 trong 3 pha nguồn, động cơ đảo chiều quay. - Hãm động năng: Khi cúp nguồn chính, đưa điện áp một chiều vào dây quấn stato, từ trường quay được thay thế bằng từ trường tĩnh. Do roto vẫn quay nên từ trường chiều cảm ứng lên các thanh dẫn roto sinh ra dòng điện cảm ứng, dòng điện này tạo ra một lực điện từ có chiều ngược với chiều quay của roto, cho nên cách trở momen quay làm cho động cơ dừng nhanh. Trong cả 3 trường hợp trên thì trường hợp 3 (hãm động năng) được ứng dụng để dừng động cơ. Ứng dụng : Được sử dụng rộng rãi trong các dây chuyền sản xuất cần dừng đúng vị trí, hay các mô hình sản xuất cần đảo chiều quay động cơ. II- MẠCH ĐỘNG LỰC HÃM ĐỘNG NĂNG: Hướng dẫn các em vẽ mạch động lực (hình 27), chú ý tạo ra và đưa điện một chiều vào động cơ. L1 L2 L3 L1 N CB CBB K KH - + RN Hình 27a . Mạch động lực hãm động năng ĐC Giáo viên : Th.S Nguyễn Hoàng Sơn 49
  50. Trường Cao Đẳng Nghề Đà Lạt Khoa Điện Nhắc lại cách tạo ra điện một chiều bằng điot III- MẠCH ĐIỀU KHIỂN HÃM ĐỘNG NĂNG ĐỘNG CƠ 3 PHA: 1. Danh sách thiết bị: - 1 CB 3 pha, 1 CB 1 pha - 1 động cơ 3 pha - 2 contactor K, H - 1 relay thời gian RTh - 1 bộ bảo vệ quá tải RN 2. Vẽ hình: L1 N OFF ON RN 1 3 5 6 KH 4 2 K K 7 T 9 8 K K K H H T Hình 27b. Mạch điều khiển hãm động năng động cơ 3 pha Giáo viên : Th.S Nguyễn Hoàng Sơn 50
  51. Trường Cao Đẳng Nghề Đà Lạt Khoa Điện 3. Nguyên lý hoạt động: * Nhấn nút ON: Cuộn dây contactor có điện: => 3 tiếp điểm chính của contactor K đóng => Động cơ khởi động => Tiếp điểm chính K8-4 mở => Khóa chéo => Tiếp điểm K5-7 đóng => Tự giữ * Nhấn nút OFF: Cuộn dây contactor K mất điện: => 3 tiếp điểm chính của contactor K mở => Động cơ được cắt khỏi lưới điện => Các tiếp điểm phụ trở về trạng thái ban đầu Cuộn dây contactor H có điện => Thực hiện hãm động năng => Tiếp điểm phụ thường đóng mở ra => Khóa chéo => Tiếp điểm phụ thường mở H 3-9 đóng => Tự giữ Timerr có điện: Sau thời gian chính định tiếp điểm thường đóng mở chậm cắt nguồn cho cuộn dây contactor H => cắt nguồn điện 1 chiều => Quá trình hãm kết thúc. * Sự cố quá tải: Role nhiệt tác động mở tiếp điểm RN 2-4 Cuộn dây contactor K mất điện. => 3 tiếp điểm chính của contactor K mở => Động cơ được cắt khỏi lưới điện => Các tiếp điểm phụ trở về trạng thái ban đầu. 4. Quy trình lắp mạch  Đầu tđ thường kín của nút nhấn kép OFF lắp vào cuối CB  Cuối tđ thường kín của nút nhấn kép OFF lắp vào đầu ON  Cuối ON lắp vào đầu cuộn dây CTT K  Cuối cuộn dây của CTT K lắp vào đầu tđ thường kín CTT KH  Cuối tđ thường kín CTT KH lắp vào đầu role nhiệt RN  Cuối role nhiệt RN lắp vào N  Đầu tđ thường hở của nút nhấn kép OFF lắp vào đầu tđ thường kín của nút nhấn kép OFF  Cuối tđ thường hở của nút nhấn kép OFF lắp vào đầu tđ thường kín mở chậm T  Cuối tđ thường kín mở chậm timer T lắp vào đầu cuộn dây CTT KH Giáo viên : Th.S Nguyễn Hoàng Sơn 51
  52. Trường Cao Đẳng Nghề Đà Lạt Khoa Điện  Cuối cuộn dây CTT KH lắp vào đầu tđ thường kín CTT K  Cuối tđ thường kín CTT K lắp vào cuối tđ thường kín CTT KH  Đầu tđ thường hở CTT KH lắp vào đầu tđ thường hở của nút nhấn kép OFF  Cuối tđ thường hở CTT KH lắp vào cuối tđ thường hở của nút nhấn kép OFF  Cuối tđ thường hở CTT KH lắp vào đầu cuộn dây Timer T  Cuối cuộn dây Timer T lắp vào cuối cuộn dây CTT KH  Đầu cuộn dây Timer T lắp vào đầu tđ thường kín mở chậm Timer T Chú ý : Cuối cùng kiểm tra nguội trước khi đóng mạch III. MẠCH ĐIỀU KHIỂN TỰ ĐỘNG HÃM ĐỘNG NĂNG ĐỘNG CƠ 3PHA 1. Danh sách thiết bị: - 1 CB 3 pha, 1 CB 1 pha - 1 động cơ 3 pha - 2 nút ON, 1 nút OFF - 3 contactor K1, K2, H - 1 relay thời gian RTh - 1 bóng đèn - 1 bộ bảo vệ quá tải RN 2. Vẽ hình: a) Mạch động lực: Giáo viên : Th.S Nguyễn Hoàng Sơn 52
  53. Trường Cao Đẳng Nghề Đà Lạt Khoa Điện BA L KH N CB RN L1 K1 L2 ĐC L3 K2 Hình 28a. Mạch động lực đảo chiều quay và tự động hãm động năng động cơ 3 pha b) Mạch điều khiển: L N CB ON1 OFF RN 1 3 5 K2 7 4 2 K1 K1 ON2 9 K1 11 K2 K2 K1 K2 13 15 RTh RTh 17 KH RTh 19 Hình 28b. Mạch điều khiển đảo chiều quay và tự động hãm động năng động cơ 3 pha 3. Nguyên lý hoạt động: Giáo viên : Th.S Nguyễn Hoàng Sơn 53
  54. Trường Cao Đẳng Nghề Đà Lạt Khoa Điện Khi chưa nhấn nút nào, do K1, K2 là những tiếp điểm thường kín nên Timerr RTh có điện, đồng thời cuộn dây contactor K 3 cũng có điện, thực hiện quá trình hãm, đưa điện một chiều vào động cơ. Sau thời gian RTh tiếp điểm thường kín RTh (8-5) nhảy xuống tiếp điểm thường mở RTh (8-6) làm cho tiếp điểm RTh (8-6) ở trạng thái kín => Bóng đèn có điện, báo quá trình hãm kết thúc. Sau khi bóng đèn sáng ta mới nhấn nút ON 1, cuộn dây contactor K 1 có điện => động cơ quay theo chiều thuận, mở tiếp thường đóng K 1 (3-15) khóa không cho quá trình hãm xảy ra. Muốn động cơ quay theo chiều nghịch ta phải nhấn nút OFF, động cơ ngừng hoạt động. Khi K1 mất điện sẽ trả các tiếp d0iểm của nó về trạng thái ban đầu. K 1 (3-15) đóng lại, quá trình hãm xảy ra. Khi bóng đèn sáng lên thì quá trình hãm kết thúc, lúc đó ta mới được phép nhấn nút ON 2, động cơ quay theo chiều nghịch. Và khi tắt ON 2 quá trình hãm cũng xảy ra tương tự. 4. Quy trình lắp mạch  Đầu OFF lắp vào cuối CB  Cuối OFF lắp vào đầu ON1  Cuối ON1 lắp vào đầu tiếp điểm thường kín CTT K2  Cuối tiếp điểm thường kín CTT K2 lắp vào đầu cuộn dây CTT K1  Cuối cuộn dây CTT K1 lắp vào đầu role nhiệt RN  Cuối role nhiệt RN lắp vào N  Đầu tiếp điểm thường hở CTT K1 lắp vào đầu nút ON1  Cuối tiếp điểm thường hở CTT K1 lắp vào cuối nút ON1  Đầu ON2 lắp vào cuối OFF  Cuối ON2 lắp vào đầu tiếp điểm thường kín CTT K1  Cuối tiếp điểm thường kín CTT K1 lắp vào đầu cuộn dây CTT K2  Cuối cuộn dây CTT K2 lắp vào cuối cuộn dây CTT K1  Đầu tiếp điểm thường hở CTT K2 lắp vào đầu nút ON2  Cuối tiếp điểm thường hở CTT K2 lắp vào cuối nút ON2  Đầu tđ thường kín CTT K1 lắp vào đầu OFF  Cuối tđ thường kín CTT K1 lắp vào đầu tđ thường kín CTT K2  Cuối tđ thường kín CTT K2 lắp vào đầu cuộn dây Timer Rth  Cuối cuộn dây Timer Rth lắp vào cuối cuộn dây CTT K2  Đầu tđ thường kín mở chậm Timer Rth lắp vào đầu cuộn dây Timer Rth  Cuối tđ thường kín mở chậm Timer Rth lắp vào đầu cuộn dây CTT KH  Cuối cuộn dây CTT KH lắp vào cuối cuộn dây Timer Rth Giáo viên : Th.S Nguyễn Hoàng Sơn 54
  55. Trường Cao Đẳng Nghề Đà Lạt Khoa Điện  Đầu tđ thường hở đóng chậm Timer Rth lắp vào đầu tđ thường kín mở chậm của Timer Rth.  Cuối tđ thường hở đóng chậm Timer Rth lắp vào một cực của bóng đèn  Cực còn lại của bóng đèn lắp vào cuối cuộn dây CTT KH. Chú ý : Cuối cùng kiểm tra nguội trước khi đóng mạch Giáo viên : Th.S Nguyễn Hoàng Sơn 55
  56. Trường Cao Đẳng Nghề Đà Lạt Khoa Điện Trường Cao Đẳng Nghề Đà Lạt. Bài 15 Số tiết : 8 MẠCH MÁY TIỆN Khoa Điện I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU - Mạch máy tiện được ứng dụng nhiều trong các xưởng cơ khí. - Lắp được mạch máy tiên để hiểu được nguyên lý hoạt động của mạch máy tiện II. VẼ SƠ ĐỒ MẠCH ĐỘNG LỰC: (hình 29) CB L1 L2 L3 K2 K1 K3 RN1 RN2 BA KH N ĐC ĐC Hình 29a. Mạch động lực Máy Tiện II- VẼ SƠ ĐỒ MẠCH ĐIỀU KHIỂN 1. Vẽ hình (hình 29b) Giáo viên : Th.S Nguyễn Hoàng Sơn 56
  57. Trường Cao Đẳng Nghề Đà Lạt Khoa Điện L N CB ON1 OFF1 RN 1 3 5 K2 7 4 2 K1 K1 ON2 9 K1 11 K2 K2 ON3 OFF2 13 15 K3 K3 K1 K2 17 19 RTh RTh 21 KH RTh 23 Hình 29b. Mạch động lực Máy Tiện 2. Nguyên lý hoạt động: Mạch máy tiện cũng dùng nguyên tắc hãm động năng để hãm động cơ, quy trình hãm cũng giống như mạch tự động hãm động cơ: Khi bóng đèn sáng, báo quá trình hãm kết thúc thì lúc đó ta mới có thể nhấn nút ON 1. Cuộn dây CTTK1 có điện => đóng tiếp điểm tự giữ K 1(5-7), mở tiếp điểm thường đóng K1(11-13) để khóa chéo không cho động cơ quay theo chiều nghịch, đồng thời mở tiếp điểm K1(1-19) khóa chéo quá trình hãm. Muốn động cơ quay theo chiều nghịch thì ta phải nhấn nút OFF, K 1 mất điện trả các tiếp điểm trở về trạng thái ban đầu. Timerr RTh có điện. Cuộn dây CTT K 4 có điện => quá trình hãm xảy ra. Sau thời gian RTh tiếp điểm thường kín mở chậm RTH(21-23) nhảy qua tiếp điểm thường hở đóng chậm RTh(21-25) làm cho tiếp điểm này trở thành đóng mạch, bóng đèn có điện, quá trình hãm kết thúc. Sau khi quá trình hãm kết thúc ta mới được nhận ON2 để cho động cơ quay nghịch, để bảo vệ động cơ tốt hơn. Khi nhấn ON2 thì cuộn dây CTTK2 có điện, đóng tiếp điểm K 2(5-11) tự giữ, mở tiếp điểm thường đóng K2(7-9) và K2(19-21). Giáo viên : Th.S Nguyễn Hoàng Sơn 57
  58. Trường Cao Đẳng Nghề Đà Lạt Khoa Điện Còn động cơ thứ 2 do CTTK 3 điều khiển, có thể hoạt động độc lập so với K 1 và K2. Nó có thể tự tắt do có nút tắt riêng biệt, nhưng nó cũng chịu chung một nút OFF với K 1 và K2, nghĩa là khi tắt OFF(3-5) là tắt tất cả các động cơ. 3. Quy trình lắp mạch  Đầu OFF lắp vào cuối CB  Cuối OFF lắp vào đầu ON1  Cuối ON1 lắp vào đầu tiếp điểm thường kín CTT K2  Cuối tiếp điểm thường kín CTT K2 lắp vào đầu cuộn dây CTT K1  Cuối cuộn dây CTT K1 lắp vào đầu role nhiệt RN  Cuối role nhiệt RN lắp vào N  Đầu tiếp điểm thường hở CTT K1 lắp vào đầu nút ON1  Cuối tiếp điểm thường hở CTT K1 lắp vào cuối nút ON1  Đầu ON2 lắp vào cuối OFF  Cuối ON2 lắp vào đầu tiếp điểm thường kín CTT K1  Cuối tiếp điểm thường kín CTT K1 lắp vào đầu cuộn dây CTT K2  Cuối cuộn dây CTT K2 lắp vào cuối cuộn dây CTT K1  Đầu tiếp điểm thường hở CTT K2 lắp vào đầu nút ON2  Cuối tiếp điểm thường hở CTT K2 lắp vào cuối nút ON2  Đầu OFF2 lắp vào cuối OFF1  Cuối OFF2 lắp vào đầu ON3  Cuối ON3 lắp vào đầu cuộn dây CTT K3  Cuối cuộn dây CTT K3 lắp vào cuối cuộn dây CTT K2  Đầu tiếp điểm thường hở CTT K3 lắp vào đầu nút ON3  Cuối tiếp điểm thường hở CTT K3 lắp vào cuối nút ON3  Đầu tđ thường kín CTT K1 lắp vào đầu OFF  Cuối tđ thường kín CTT K1 lắp vào đầu tđ thường kín CTT K2  Cuối tđ thường kín CTT K2 lắp vào đầu cuộn dây Timer Rth  Cuối cuộn dây Timer Rth lắp vào cuối cuộn dây CTT K2  Đầu tđ thường kín mở chậm Timer Rth lắp vào đầu cuộn dây Timer Rth  Cuối tđ thường kín mở chậm Timer Rth lắp vào đầu cuộn dây CTT KH  Cuối cuộn dây CTT KH lắp vào cuối cuộn dây Timer Rth  Đầu tđ thường hở đóng chậm Timer Rth lắp vào đầu tđ thường kín mở chậm của Timer Rth. Giáo viên : Th.S Nguyễn Hoàng Sơn 58
  59. Trường Cao Đẳng Nghề Đà Lạt Khoa Điện  Cuối tđ thường hở đóng chậm Timer Rth lắp vào một cực của bóng đèn  Cực còn lại của bóng đèn lắp vào cuối cuộn dây CTT KH. Chú ý : Cuối cùng kiểm tra nguội trước khi đóng mạch Giáo viên : Th.S Nguyễn Hoàng Sơn 59
  60. Trường Cao Đẳng Nghề Đà Lạt Khoa Điện Trường Cao Đẳng Nghề Đà Lạt. Bài 16 Số tiết : 8 MẠCH MÁY PHAY Khoa Điện I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU - Mạch máy tiện được ứng dụng nhiều trong các xưởng cơ khí. - Lắp được mạch máy tiên để hiểu được nguyên lý hoạt động của mạch máy tiện II. VẼ SƠ ĐỒ MẠCH ĐỘNG LỰC: (hình 30a) CB L1 L2 L3 N L BA K1 K2 K3 K4 RN1 RN2 RN3 KH ĐC ĐC ĐC Hình 30a. Mạch động lực Máy Phay ĐC1 : động cơ trục ĐC2 : động cơ bàn ĐC3 : động cơ bơm nước III. VẼ SƠ ĐỒ MẠCH ĐIỀU KHIỂN : 1. Vẽ hình (hình 30b) Giáo viên : Th.S Nguyễn Hoàng Sơn 60
  61. Trường Cao Đẳng Nghề Đà Lạt Khoa Điện L N CB ON1 OFF1 RN 1 3 5 4 2 K1 K1 OFF2 ON2 7 9 K3 11 K2 K213 C NC1 ON3 17 K2 19 K3 K3 15 C NC1 ON4 OFF3 21 23 K4 K4 K225 K3 27 RTh RTh 29 KH RTh 31 Hình 30b. Mạch điều khiển Máy Phay 2. Nguyên lý hoạt động: Trong mạch máy phay thì quá trình hãm diễn ra ở động cơ trục do CTT K 1 điều khiển. Khi K1 chưa có điện thì tiếp điểm thường đóng K 1 ở trạng thái đóng mạch, nên Timerr RTh có điện, đồng thời CTT K5 có điện, quá trình hãm xảy ra. Sau thời gian RTh tiếp điểm thường mở đóng chậm RTh (27-31) đóng, CTT K5 mất điện quá trình hãm kết thúc, bóng đèn sáng. Sau khi bóng đèn sáng thì ta mới được nhận ON1, CTT K 1 có điện => đóng tiếp điểm thường hở K1(3-5), mở tiếp điểm thường đóng K 1(1-27). Động cơ trục hoạt động. Nhấn ON2 => K2 có điện, => đóng tiếp điểm tự giữ K 2(7-15), lúc này công tắc hành trình ở trạng thái đóng. Khi động cơ chạy tới đụng công tắc hành trình C 1NC1, làm công tắc hành trình mở, K2 mất điện. Nhấn ON3 => K3 có điện, lúc này K2(17-19) đóng vì K2 đã mất điện => đóng tiếp điểm tự giữ K3(7-21), mở tiếp điểm thường đóng K 3(11-13) khóa chéo. Giáo viên : Th.S Nguyễn Hoàng Sơn 61
  62. Trường Cao Đẳng Nghề Đà Lạt Khoa Điện Nhấn ON4 => CTT K4 có điện, động cơ máy bơm nước hoạt động, động cơ bơm nước hoạt động độc lập, không ảnh hưởng đến K 2 và K3 nhưng có chung nhau một nút nhấn tắt OFF(3-7). Khi nhấn OFF(1-3) thì tất cả các động cơ đều tắt. 3. Quy trình lắp mạch  Đầu OFF lắp vào cuối CB  Cuối OFF lắp vào đầu ON1  Cuối ON1 lắp vào đầu cuộn dây CTT K1  Cuối cuộn dây CTT K1 lắp vào đầu role nhiệt RN  Cuối role nhiệt RN lắp vào N  Đầu tiếp điểm thường hở CTT K1 lắp vào đầu nút ON1  Cuối tiếp điểm thường hở CTT K1 lắp vào cuối nút ON1  Đầu OFF2 lắp vào cuối OFF1  Cuối OFF2 nối vào đầu ON2  Cuối ON2 lắp vào đầu tiếp điểm thường kín CTT K3  Cuối tiếp điểm thường kín CTT K3 lắp vào đầu cuộn dây CTT K2  Cuối cuộn dây CTT K2 lắp vào cuối cuộn dây CTT K1  Đầu tiếp điểm thường hở CTT K2 lắp vào đầu ON2  Cuối tiếp điểm thường hở CTT K2 lắp vào đầu công tắc hành hình C-NC1  Cuối công tắc hành hình C-NC1 lắp vào đầu ON2  Đầu ON3 lắp vào cuối OFF2  Cuối ON3 lắp vào đầu tiếp điểm thường kín CTT K2  Cuối tiếp điểm thường kín CTT K2 lắp vào đầu cuộn dây CTT K3  Cuối cuộn dây CTT K3 lắp vào cuối cuộn dây CTT K2  Đầu tiếp điểm thường hở CTT K3 lắp vào đầu ON3  Cuối tiếp điểm thường hở CTT K3 lắp vào đầu công tắc hành hình C-NC2  Cuối công tắc hành hình C-NC2 lắp vào đầu ON3  Cuối OFF3 lắp vào đầu tđ thường hở CTT K3  Cuối OFF3 lắp vào đầu ON4  Cuối ON4 lắp vào đầu cuộn dây CTT K4  Cuối cuộn dây CTT K4 lắp vào cuối cuộn dây CTT K3  Đầu tiếp điểm thường hở CTT K4 lắp vào đầu nút ON4  Cuối tiếp điểm thường hở CTT K4 lắp vào cuối nút ON4 Giáo viên : Th.S Nguyễn Hoàng Sơn 62
  63. Trường Cao Đẳng Nghề Đà Lạt Khoa Điện  Đầu tđ thường kín CTT K2 lắp vào đầu OFF  Cuối tđ thường kín CTT K2 lắp vào đầu tđ thường kín CTT K3  Cuối tđ thường kín CTT K3 lắp vào đầu cuộn dây Timer Rth  Cuối cuộn dây Timer Rth lắp vào cuối cuộn dây CTT K4  Đầu tđ thường kín mở chậm Timer Rth lắp vào đầu cuộn dây Timer Rth  Cuối tđ thường kín mở chậm Timer Rth lắp vào đầu cuộn dây CTT KH  Cuối cuộn dây CTT KH lắp vào cuối cuộn dây Timer Rth  Đầu tđ thường hở đóng chậm Timer Rth lắp vào đầu tđ thường kín mở chậm của Timer Rth.  Cuối tđ thường hở đóng chậm Timer Rth lắp vào một cực của bóng đèn  Cực còn lại của bóng đèn lắp vào cuối cuộn dây CTT KH. Chú ý : Cuối cùng kiểm tra nguội trước khi đóng mạch Giáo viên : Th.S Nguyễn Hoàng Sơn 63
  64. Trường Cao Đẳng Nghề Đà Lạt Khoa Điện Trường Cao Đẳng Nghề Đà Lạt. Bài 17 Số tiết : 8 MẠCH ĐỔI NỐI SAO – TAM Khoa Điện GIÁC – HÃM ĐỘNG NĂNG ĐỘNG I- MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU: Để mở máy động cơ công suất lớn, cuộn dây pha stato làm việc định mức ở điện áp dây, tránh gây sụt áp cho lưới điện người ta dùng mạch đổi nối sao – tam giác. II- VẼ SƠ ĐỒ: 1. Vẽ sơ đồ mạch động lực: (hình 31a) L3 L2 L1 N L CB BA RN K KΔ A B C X Y Z stato KH KY Hình 31a. Mạch động lực đổi nối sao tam giác và hãm động năng 2. Vẽ sơ đồ mạch điều khiển: (hình 31b) Giáo viên : Th.S Nguyễn Hoàng Sơn 64
  65. Trường Cao Đẳng Nghề Đà Lạt Khoa Điện L N CB ON OFF RN 1 3 5 4 2 K K T1 7 KΔ 9 KY T1 11 KY 13 KΔ KΔ T1 15 T2 17 K 19 KH KH T2 Hình 31b. Mạch điều khiển đổi nối sao tam giác và hãm động năng III- NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG: 1. Danh sách thiết bị: - Contactor K, KY, K , H - Timerr T, T1, nút nhấn ON, OFF - CB 1 pha, 3 pha - Relay nhiệt RN - Biến áp một pha, chỉnh lưu 1 pha - Động cơ 3 pha roto lồng sóc, cuộn dây pha làm việc ở định mức pha. 2. Nguyên lý hoạt động: Nhấn nút ON, CTT K-KY có điện, đóng tiếp duy trì K(3-5), đóng tiếp điểm chính K- KY ở, mạch động lực, động cơ khởi động ở chế độ sao. Lúc này Timerr T có điện, sau thời gian T tiếp điểm T(5-7) mở ra, CTT KY có điện, tiếp điểm T(5-9) đóng lại, CTT K có điện đóng tiếp điểm chính K ở mạch động lực. Quá trình mở máy kết thúc. Nhấn nút OFF, CTT K, K mất điện, nhả tiếp điểm chính K, K ở mạch động lực, động cơ mất điện, CTT H có điện, đóng tiếp điểm chính H ở mạch động lực, cấp điện 1 chiều vào stato để hãm động cơ. Lúc này Timerr có điện. Sau thời gian T 1, tiếp điểm T1 (12-14) mở ra, CTT H mất điện. Quá trình hãm động năng kết thúc. Giáo viên : Th.S Nguyễn Hoàng Sơn 65
  66. Trường Cao Đẳng Nghề Đà Lạt Khoa Điện 3. Quy trình lắp mạch  Đầu OFF lắp vào cuối CB  Cuối OFF lắp vào đầu ON  Cuối ON lắp vào đầu cuộn dây CTT K  Cuối cuộn dây CTT K lắp vào đầu role nhiệt RN  Cuối role nhiệt RN lắp vào N  Đầu tđ thường hở CTT K lắp vào đầu ON  Cuối tđ thường hở CTT K lắp vào cuối ON  Đầu tđ thường kín mở chậm T lắp vào cuối tđ thường hở CTT K  Cuối tđ thường kín mở chậm T lắp vào đầu tđ thường kín CTT KΔ  Cuối tđ thường kín CTT KΔ lắp vào đầu cuộn dây CTT KY  Cuối cuộn dây CTT KY lắp vào cuối cuộn dây CTT K  Cuối tđ thường hở đóng chậm T lắp vào đầu tđ thường kín CTT KY  Cuối tđ thường kín CTT KY lắp vào đầu cuộn dây KΔ  Cuối cuộn dây KΔ lắp vào cuối cuộn dây CTT KY  Đầu tđ thường kín KΔ lắp vào đầu tđ thường hở KΔ  Cuối tđ thường kín KΔ lắp vào đầu cuộn dây Timer T  Cuối cuộn dây Timer T lắp vào cuối cuộn dây CTT KΔ  Đầu tđ thường kín của nút nhấn kép OFF lắp vào đầu tđ thường hở của nút nhấn kép OFF.  Cuối tđ thường kín của nút nhấn kép OFF lắp vào đầu tđ thường kín mở chậm của Timer T2  Cuối tđ thường kín mở chậm của Timer T2 lắp vào đầu tđ thường kín K  Cuối tđ thường kín K lắp vào đầu cuộn dây CTT KH  Cuối cuộn dây CTT KH lắp vào cuối cuộn dây Timer T1  Đầu tđ thường hở CTT KH lắp vào đầu tđ thường kín của nút nhấn kép OFF  Cuối tđ thường hở CTT KH lắp vào cuối tđ thường kín của nút nhấn kép OFF  Đầu cuộn dây CTT KH lắp vào đầu cuộn dây Timer T2  Cuối cuộn dây Timer T2 lắp vào cuối cuộn dây CTT KH Chú ý : Cuối cùng kiểm tra nguội trước khi đóng mạch Giáo viên : Th.S Nguyễn Hoàng Sơn 66
  67. Trường Cao Đẳng Nghề Đà Lạt Khoa Điện Trường Cao Đẳng Nghề Đà Lạt. Bài 18 Số tiết : 8 MẠCH TỰ ĐỘNG ĐẢO CHIỀU Khoa Điện QUAY – HÃM ĐỘNG NĂNG I- MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU: Được dùng trong một số cơ cấu sản xuất cần tự động đảo chiều quay và hãm động cơ theo thời gian. Người ta dùng tự động đảo chiều quay động cơ. II- LÝ THUYẾT CƠ SỞ: Nguyên lý đảo chiều quay: Động cơ quay theo chiều từ trường quay. Khi chiều từ trường quay thay đổi thì động cơ cũng thay đổi chiều quay. Chỉ cần thay đổi 2 trong 3 pha của lướt điện đặt vào động cơ thì từ trường quay sẽ thay đổi chiều quay, làm cho động cơ cũng thay đổi chiều quay. Hãm động năng: Nguyên lý hãm động năng dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ: Khi một thanh dẫn di chuyển trong từ trường không đổi sẽ sinh ra sức điện động cảm ứng. Vì roto nối ngắn mạch nên sinh ra dòng điện cảm ứng. Tác dụng giữa dòng điện này và từ trường không đổi sẽ sinh ra lực điện ngược với chiều quay của roto nên hãm roto lại. III- MẠCH TỰ ĐỘNG ĐẢO CHIỀU QUAY – HÃM ĐỘNG NĂNG: 1. Mạch động lực: L3 L2 L1 N CB L BA K1 K2 RN KH Hình 32a. Mạch động lực đảo chiều quay và tự ĐC động hãm động năng động cơ 3 pha Giáo viên : Th.S Nguyễn Hoàng Sơn 67
  68. Trường Cao Đẳng Nghề Đà Lạt Khoa Điện 2. Mạch điều khiển: L N CB ON OFF RN 1 3 5 4 2 RTG1 RTG1 RTG1 7 KN 9 KH 11 T1 13 KT RTG2 15 T1 T4 17 RTG2 T1 19 6 T2 KH T3 8 T4 T2 KH 21 T2 23 KT 25 10 T3 KN T3 T4 Hình 32b. Mạch điều khiển đổi nối sao tam giác và tự động hãm động năng 3. Nguyên lý hoạt động: Nhấn nút ON, relay trung gian RTG có điện, đóng tiếp điểm duy trì RTG(3-5) và đóng tiếp điểm RTG(5-7), CTT KT có điện, đóng tiếp điểm chính KT ở mạch động lực lại, động cơ quay theo chiều thuận. Lúc này Timerr T1 có điện. Sau một thời gian T1, tiếp điểm thường kín mở chậm T1 (11-13) mở ra, CTT KT mất điện, động cơ mất điện, đồng thời đóng tiếp điểm thường hở đóng chậm T1 (7-19) cấp điện cho CTT H, đóng tiếp điểm chính H ở mạch động lực lại, cấp điện một chiều vào stato để hãm động cơ. Và lúc này Timerr T2 có điện. Sau một thời gian T2 tiếp điểm thường kín mở chậm T2 (6-4) mở ra, CTTH mất điện, ngắt điện 1 chiều đưa vào động cơ, quá trình hãm kết thúc. Đồng thời tiếp điểm thường hở đóng chậm T2 (21-23) đóng lại, CTT KN, Timerr T3, Timerr T4 có điện. CTT KN có điện, lập tức đóng các tiếp điểm chính KN ở mạch động lực lại, động cơ quay theo chiều nghịch. Giáo viên : Th.S Nguyễn Hoàng Sơn 68
  69. Trường Cao Đẳng Nghề Đà Lạt Khoa Điện Timerr T3, T4 có điện. Sau một thời gian T3 tiếp điểm thường kín mở chậm T3 (4-10) mở ra, CTT KN mất điện, động cơ mất điện. Đồng thời tiếp điểm thường hở đóng chậm T3 (6- 8) đóng lại, quá trình hãm diễn ra. Lúc này Timerr T4 vẫn có điện, sau thời gian T4, tiếp điểm thường kín mở chậm T4 (4- 8) mở ra, quá trình hãm kết thúc, đồng thời tiếp điểm thường hở đóng chậm T4 (7-17) đóng lại, relay trung gian RTG1 có điện, lập tức mở tiếp điểm RTG1 (7-15) ra, Timerr T1 mất điện, lập tức đóng tiếp điểm T1 (11-113) lại, CTT K T có điện. Quá trình cứ lặp lại. Chọn các khoảng thời gian: T3 < T4 và T2 tùy ý. 4. Quy trình lắp mạch  Đầu OFF lắp vào cuối CB  Cuối OFF lắp vào đầu ON  Cuối ON lắp vào đầu cuộn dây role trung gian RTG1  Cuối role trung gian RTG1 lắp vào đầu role nhiệt RN  Cuối role nhiệt RN lắp vào N  Đầu tđ thường hở thứ 1 của role trung gian RTG1 lắp vào đầu ON  Cuối tđ thường hở thứ 1của role trung gian RTG1 lắp vào cuối ON  Đầu tđ thường hở thứ 2 của role trung gian RTG1 lắp vào đầu tđ thường hở thứ 2 của role trung gian RTG1  Cuối tđ thường hở thứ 2 của role trung gian RTG lắp vào đầu tđ thường kín CTT KN  Cuối tđ thường kín CTT KN lắp vào đầu tđ thường kín CTT KH  Cuối tđ thường kín CTT KH lắp vào đầu tđ thường kín mở chậm Timer T1  Cuối tđ thường kín mở chậm Timer T1 lắp vào đầu cuộn dây CTT KT  Cuối cuộn dây CTT KT lắp vào cuối cuộn dây CTT RTG1  Đầu tđ thường kín role trung gian RTG2 lắp vào đầu tđ thường kín của CTT KN  Cuối tđ thường kín role trung gian RTG2 lắp vào đầu cuộn dây Timer T1  Cuối cuộn dây Timer T1 lắp vào cuối cuộn dây CTT K1  Đầu tđ thường hở đóng chậm T4 lắp vào đầu tđ thường kín role trung gian RTG2  Cuối tđ thường hở đóng chậm T4 lắp vào đầu cuộn dây RTG2  Cuối cuộn dây RTG2 lắp vào cuối cuộn dây Timer T1  Đầu tđ thường hở đóng chậm T1 lắp vào đầu tđ thường hở đóng chậm T4  Cuối tđ thường hở đóng chậm T1 lắp vào đầu cuộn dây CTT KH  Cuối cuộn dây CTT KH lắp vào đầu tđ thường kín mở chậm T2  Cuối tđ thường kín mở chậm T2 lắp vào cuối cuộn dây RTG2  Đầu tđ thường kín mở chậm T2 lắp vào đầu tđ thường hở đóng chậm T3 Giáo viên : Th.S Nguyễn Hoàng Sơn 69
  70. Trường Cao Đẳng Nghề Đà Lạt Khoa Điện  Cuối tđ thường hở đóng chậm T3 lắp vào tđ thường kín mở chậm T4  Cuối tđ thường kín mở chậm T4 lắp vào cuối tđ thường kín mở chậm T2  Đầu cuộn dây Timer T2 lắp vào đầu cuộn dây CTT KH  Cuối cuộn dây Timer T2 lắp vào tđ thường kín mở chậm T4  Đầu tđ thường hở KH lắp vào cuối tđ thường hở đóng chậm T1  Cuối tđ thường hở KH lắp vào đầu tđ thường hở đóng chậm T2  Cuối tđ thường hở đóng chậm T2 lắp vào đầu tđ thường kín KT  Cuối tđ thường kín KT lắp đầu cuộn dây CTT KN  Cuối cuộn dây CTT KN lắp vào đầu tđ thường kín mở chậm T3  Cuối tđ thường kín mở chậm T3 lắp vào cuối cuộn dây Timer T2  Đầu cuộn dây Timer T3 lắp vào đầu cuộn dây CTT KN  Cuối cuộn dây Timer T3 lắp vào cuối tđ thường kín mở chậm T3  Đầu cuộn dây Timer T4 lắp vào đầu cuộn dây Timer T3  Cuối cuộn dây Timer T4 lắp vào cuối cuộn dây Timer T3 Chú ý : Cuối cùng kiểm tra nguội trước khi đóng mạch Giáo viên : Th.S Nguyễn Hoàng Sơn 70
  71. Trường Cao Đẳng Nghề Đà Lạt Khoa Điện Trường Cao Đẳng Nghề Đà Lạt. Bài 19 Số tiết : 8 MẠCH ĐÈN GIAO THÔNG Khoa Điện I- MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU: Lắp và hiểu rõ cách thức hoạt động của mạch đèn giao thông một cột và hai cột. II- VẼ SƠ ĐỒ: 1. Mạch đèn giao thông một cột: L N CT 1 T3 3 2 T1 T1 5 X T1 7 T2 V T2 9 T3 11 T3 T3 Đ Hình 33. Mạch đèn giao thông 1 cột 2. Nguyên lý hoạt động: Đóng CB, Timerr T1 có điện, đèn xanh sáng. Sau thời gian T1 tiếp điểm thường kính mở chậm T1 (5-7) mở ra, đèn xanh mất điện, đồng thời tiếp điểm thường hở đóng chậm T1 (5- 9) đóng lại, Timer T2 và đèn vàng sáng. Sau một thời gian T2, tiếp điểm thường hở đóng chậm T2(3-11) đóng lại, T3 và đèn đỏ sáng. Khi T3 có điện lập tức mở tiếp điểm thường kín T3 (3-5) ra, đèn vàng mất điện, đồng thời đóng tiếp điểm T3 (3-11) lại tự giữ. Sau một thời gian T3, tiếp điễm T3 (11-13) mở ra, T3 mất điện, trả các tiếp điểm của nó về trạng thái ban đầu, đèn đỏ và T3 mất điện, đồng thời đóng tiếp điểm T3(3-7) lại T1 và đèn xanh lại hoạt động. Quá trình cứ thế tiếp diễn. 3. Quy trình lắp mạch Giáo viên : Th.S Nguyễn Hoàng Sơn 71
  72. Trường Cao Đẳng Nghề Đà Lạt Khoa Điện  Đầu công tắc lắp vào P  Đầu tđ thường kín của Timer T3 lắp vào cuối công tắc  Cuối tđ thường kín của Timer T3 lắp vào đầu cuộn dây Timer T1  Cuối cuộn dây Timer T1 lắp vào N  Đầu tđ thường kín mở chậm T1 lắp vào đầu cực bóng đèn xanh  Cuối cực bóng đèn xanh lắp vào cuối cuộn dây Timer T1  Đầu tđ thường mở đóng chậm T1 lắp vào đầu cuộn dây Timer T2  Cuối cuộn dây Timer T2 lắp vào cuối cực của bóng đèn xanh  Đầu cực bóng đèn vàng lắp vào đầu cuộn dây Timer T2  Cuối cực bóng đèn vàng lắp vào cuối cuộn dây Timer T2  Đầu tđ thường mở đóng chậm T2 lắp vào đầu tđ thường kín T3  Cuối tđ thường mở đóng chậm T2 lắp vào đầu tđ thường kín mở chậm T3  Cuối tđ thường kín mở chậm T3 lắp vào đầu cuộn dây Timer T3  Cuối cuộn dây Timer T3 lắp vào cuối cực bóng đèn vàng  Đầu tđ thường hở T3 lắp vào đầu tđ thường hở đóng chậm T2  Cuối tđ thường hở T3 lắp vào cuối tđ thường hở đóng chậm T2  Cuối tđ thường hở đóng chậm T2 lắp vào đầu cực bóng đèn đỏ  Cuối cực bóng đèn đỏ lắp vào cuối cuộn dây Timer T3  Đầu tđ thường kín mở chậm T3 lắp vào đầu cực bóng đèn đỏ Chú ý : Cuối cùng kiểm tra nguội trước khi đóng mạch 2. Mạch đèn giao thông 2 cột: a. Vẽ hình Giáo viên : Th.S Nguyễn Hoàng Sơn 72
  73. Trường Cao Đẳng Nghề Đà Lạt Khoa Điện L N T3 3 30s CT T1 1 25s 2 T2 T1 5 Đ1 T2 7 X2 T2 9 V2 T1 11 30s T3 25s T4 Đ2 T4 13 X1 T4 15 V1 Hình 34. Mạch đèn giao thông 2 cột b. Nguyên lý hoạt động: Bật CB, Timerr T1, T2, đỏ 1, xanh 2 có điện. Sau thời gian 25s thì tiếp điểm thường kín đóng chậm T2 (7-9) mở ra, tiếp điểm hở đóng chậm T2 (7-11), đèn xanh 2 mất điện, đèn vàng 2 sáng. Sau thời gian 30s Timerr T1 có điện, tiếp điểm thường kín mở chậm T1 (3-7) mở ra, tiếp điểm thường hở đóng chậm T1 (3-13) đóng lại. Khi tiếp điểm thường kín mở chậm T1 (3-7) mở ra thì toàn bộ đèn đỏ 1; xanh 2; vàng 2 đều mất điện (vàng 2 chỉ sáng được 5s), Khi tiếp điểm thường hở đóng chậm T1(3-13) đóng lại thì Timer T3, T4; đèn đỏ 2 – xanh 1 có điện. Sau khoảng thời gian T4 hoạt động được 25s thì tiếp điểm thường kín mở chậm T4 (13-15) mở ra, đèn xanh 1 mất điện. Đồng thời tiếp điểm T4 (13-17) đóng lại đèn vàng 1 sáng. Sau khoảng thời gian 30s hoạt động của Timerr T3 thì tiếp điểm thường kín T3(3-5) mở ra, T1-T2 có điện trả các tiếp điểm của nó về trạng thái ban đầu: T3, T4, đỏ 2, vàng 1 mất điện (lúc này đèn vàng 1 chỉ sáng được 5s). Quá trình cứ vậy tiếp diễn. c. Quy trình lắp mạch  Đầu công tắc lắp vào P Giáo viên : Th.S Nguyễn Hoàng Sơn 73
  74. Trường Cao Đẳng Nghề Đà Lạt Khoa Điện  Đầu tđ thường kín của Timer T3 lắp vào cuối công tắc  Cuối tđ thường kín của Timer T3 lắp vào đầu cuộn dây Timer T1  Cuối cuộn dây Timer T1 lắp vào N  Đầu cuộn dây Timer T2 lắp vào đầu Timer T1  Cuối cuộn dây Timer T2 lắp vào cuối Timer T1  Đầu tđ thường kín mở chậm T1 lắp vào đầu tđ thường kín của Timer T3  Cuối tđ thường kín mở chậm T1 lắp vào đầu bóng đèn đỏ 1  Cuối bóng đèn đỏ 1 lắp vào cuối cuộn dây Timer T2  Đầu tđ thường kín mở chậm T2 lắp vào đầu tđ thường kín của Timer T1  Cuối tđ thường kín mở chậm T2 lắp vào đầu bóng đèn xanh 2  Cuối bóng đèn xanh 2 lắp vào cuối bóng đèn đỏ 1  Đầu tđ thường hở đóng chậm T2 lắp vào đầu tđ thường kín mở chậm T2.  Cuối tđ thường hở đóng chậm T2 lắp vào đầu bóng đèn vàng 2  Cuối bóng đèn vàng 2 lắp vào cuối bóng đèn xanh 2  Đầu tđ thường hở đóng chậm T1 lắp vào đầu tđ thường kín mở chậm T1  Cuối tđ thường hở đóng chậm T1 lắp vào cuộn dây Timer T3  Cuối cuộn dây Timer T3 lắp vào cuối bóng đèn vàng 2  Đầu cuộn dây Timer T4 lắp vào đầu cuộn dây Timer T3  Cuối cuộn dây Timer T4 lắp vào cuối cuộn dây Timer T3  Đầu bóng đèn đỏ 2 lắp vào đầu cuộn dây Timer T4  Cuối bóng đèn đỏ 2 lắp vào cuối cuộn dây Timer T4  Đầu tđ thường kín mở chậm T4 lắp vào cuối tđ thường hở đóng chậm T1  Cuối tđ thường kín mở chậm T4 lắp vào đầu bóng đèn xanh 1  Cuối bóng đèn xanh 1 lắp vào cuối bóng đèn đỏ 2  Đầu tđ thường hở đóng chậm T4 lắp vào đầu tđ thường kín mở chậm T4  Cuối tđ thường hở đóng chậm T4 lắp vào đầu bóng đèn vàng 1  Cuối bóng đèn vàng 1 lắp vào cuối bóng đèn xanh 1. Chú ý : Cuối cùng kiểm tra nguội trước khi đóng mạch Giáo viên : Th.S Nguyễn Hoàng Sơn 74
  75. Trường Cao Đẳng Nghề Đà Lạt Khoa Điện Trường Cao Đẳng Nghề Đà Lạt. Bài 20 Số tiết : 4 MẠCH ĐIỆN MỞ MÁY TRÌNH Khoa Điện TỰ HAI ĐỘNG CƠ I- MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU: Trong một số cơ cấu sản xuất như máy phay, máy bào yêu cầu mở máy trình tự 2 động cơ. Chẳng hạn động cơ bơm dầu chạy trước, động cơ chính chạy sau. Nếu động cơ bơm dầu không chạy thì động cơ chính không chạy. II- MẠCH ĐIỆN MỞ MÁY TRÌNH TỰ HAI ĐỘNG CƠ: 1. Danh sách thiết bị: - CTT K1, K2 - 2 ON, 1 OFF - Relay nhiệt - CB 1 pha, CB 3 pha. - 2 động cơ 3 pha lồng sóc. 2. Vẽ hình: a. Mạch động lực: L3 L2 L1 CB K1 K2 RN1 RN2 ĐC ĐC Hình 35. Mạch động lực mở máy trình tự hai động cơ Giáo viên : Th.S Nguyễn Hoàng Sơn 75
  76. Trường Cao Đẳng Nghề Đà Lạt Khoa Điện b. Mạch điều khiển: L N CB ON1 OFF RN 1 3 5 4 2 K1 K1 ON2 7 K1 9 K2 K2 Hình 36. Mạch điều khiển mở máy trình tự hai động cơ * Nguyên lý hoạt động: Nhấn ON1 CTTK1 có điện, lập tức đóng các tiếp điểm chính ở mạch động lực lại, động cơ 1 hoạt động, đồng thời tiếp điểm thường mở K1 (3-5) tự giữ, đóng tiếp điểm thường kín K1 (7-9). Tiếp điểm này đảm bảo động cơ 2 phải hoạt động sau động cơ 1. Sau khi động cơ 1 hoạt động ta mới được nhấn ON2, CTTK2 có điện lập tức đóng các tiếp điểm chính ở mạch động lực lại động cơ 2 hoạt động. Đồng thời đóng tiếp điểm thường hở K2 (3-7) tự giữ. Muốn tắt ra nhấn nút OFF. c. Quy trình lắp mạch  Đầu OFF lắp vào cuối CB  Cuối OFF lắp vào đầu ON1  Cuối ON1 lắp vào đầu cuộn dây CTT K1  Cuối cuộn dây CTT K1 lắp vào đầu role nhiệt RN  Cuối role nhiệt RN lắp vào N  Đầu tđ thường hở CTT K1 lắp vào đầu ON1  Cuối tđ thường hở CTT K1 lắp vào cuối ON1  Đầu ON2 lắp vào cuối OFF  Cuối ON2 lắp vào đầu tđ thường hở CTT K1  Cuối tđ thường hở CTT K1 lắp vào đầu cuộn dây CTT K2  Cuối cuộn dây CTT K2 lắp vào cuối cuộn dây CTT K1  Đầu tđ thường hở CTT K2 lắp vào đầu ON2  Cuối tđ thường hở CTT K2 lắp vào cuối ON2 Giáo viên : Th.S Nguyễn Hoàng Sơn 76
  77. Trường Cao Đẳng Nghề Đà Lạt Khoa Điện Trường Cao Đẳng Nghề Đà Lạt. Bài 21 Số tiết : 16 CÁC MẠCH ĐIỆN MỞ MÁY Khoa Điện THEO TRÌNH TỰ 1. Mạch 1: * Yêu cầu: Hai động cơ hoạt động tuần tự theo quy trình sau: - K2 hoạt động trước, K1 hoạt động sau. - K1 tắt trước, K2 tắt sau. L N CB ON1 OFF1 RN 1 3 5 K2 7 4 2 K1 K1 ON2 OFF2 9 11 K2 K1 K2 Hình 37. Mạch điều khiển hai động cơ hoạt động tuần tự * K2 hoạt động trước, K1 hoạt động sau * K1 tắt trước, K2 tắt sau 2. Mạch 2 * Yêu cầu: Hai động cơ hoạt động tuần tự theo quy trình sau: - K1 hoạt động trước, K2 hoạt động sau. - K2 tắt trước, K1 tắt sau. Giáo viên : Th.S Nguyễn Hoàng Sơn 77
  78. Trường Cao Đẳng Nghề Đà Lạt Khoa Điện L N CB ON1 OFF1 RN 1 3 5 4 2 K1 RTG K1 ON2 OFF2 7 9 K2 K2 RTG Hình 38. Mạch điều khiển hai động cơ hoạt động tuần tự * K1 hoạt động trước, K2 hoạt động sau * K2 tắt trước, K1 tắt sau 3. Mạch 3 * Yêu cầu: Hai động cơ hoạt động tuần tự theo quy trình sau: - K1 hoạt động trước, K2 hoạt động sau. - K1 tắt trước, K2 tắt sau. - Khi K2 chưa tắt thì bật K1 lại không được L N CB ON1 OFF1 RN 1 3 5 K2 7 4 2 K1 K1 RTG ON2 OFF2 9 11K1 13 K2 RTG K2 Hình 39. Mạch điều khiển hai động cơ hoạt động tuần tự * K1 hoạt động trước, K2 hoạt động sau * K1 tắt trước, K2 tắt sau * Khi K2 chưa tắt thì bật K1 lại không được Giáo viên : Th.S Nguyễn Hoàng Sơn 78
  79. Trường Cao Đẳng Nghề Đà Lạt Khoa Điện Trường Cao Đẳng Nghề Đà Lạt. Bài 22 Số tiết : 16 CÁC MẠCH ĐIỆN MỞ RỘNG Khoa Điện Bài Tập 1. 1. Chạy : Động cơ 1 chạy trước rồi mới có thể cho động cơ 2 chạy, muốn dừng động cơ nào trước cũng được 2. ĐC1 chạy trước, 5 giây sau ĐC2 chạy. Dừng ĐC nào trước cũng được 3. ĐC1 chạy trước, 5 giây sau ĐC2 chạy. Dừng ĐC2 → ĐC1 4. ĐC1 chạy trước, 5 giây sau ĐC2 chạy. Dừng ĐC1 → ĐC2 5. Khi nhấn nút ON thì 2 ĐC hoạt động theo chu trình bên dưới, nhấn OFF dừng cả hai động cơ 5s 5s ĐC1 chạy ĐC2 chạy ĐC1 và ĐC2 tắt 6. Khi 2 ĐC đang ở trạng thái dừng, nhấn ON1 thì hai động cơ hoạt động giao hoán. Nhấn ON2 thì hai động cơ hoạt động theo trình tự. 7. Khi mở máy bất kỳ động cơ nào thì 5s sau động cơ còn lại được tự động khởi động. Có thể dừng cả hai động cơ cùng lúc hoặc dừng lần lượt từng động cơ. 8. Khi nhấn ON1 động cơ 1 chạy trước, sau đó 5s trở lên mới nhấn ON2 thì động cơ 1 dừng và động cơ 2 chạy. Khi nhấn OFF sẽ dừng bất cứ động cơ nào. MẠCH ĐIỀU KHIỂN 1. Chạy : Động cơ 1 chạy trước rồi mới có thể cho động cơ 2 chạy, muốn dừng động cơ nào trước cũng được L N CB ON1 OFF1 OFF2 RN1 1 3 5 7 4 2 K1 ON2 K1 11 6 RN2 K2 OFF3 9 K2 2. ĐC1 chạy trước, 5 giây sau ĐC2 chạy. Dừng ĐC nào trước cũng được Giáo viên : Th.S Nguyễn Hoàng Sơn 79
  80. Trường Cao Đẳng Nghề Đà Lạt Khoa Điện L N ON OFF1 OFF2 RN1 1 3 5 7 4 2 K1 K1 K2 T RN2 T 6 K2 OFF3 K2 3. ĐC1 chạy trước, 5 giây sau ĐC2 chạy. Dừng ĐC2 → ĐC1 L N CB ON OFF1 OFF2 RN1 1 3 5 7 4 2 K1 K2 K1 RTG K2 9 T RN2 T 13 6 K2 OFF3 11 K2 15 RTG RTG 4. ĐC1 chạy trước, 5 giây sau ĐC2 chạy. Dừng ĐC1 → ĐC2 Giáo viên : Th.S Nguyễn Hoàng Sơn 80
  81. Trường Cao Đẳng Nghề Đà Lạt Khoa Điện L N CB ON OFF1 OFF2 RN1 1 3 5 7 4 2 K1 K1 K2 9 T RN2 T 13 6 K2 OFF3 11 K2 K1 3. ĐC1 chạy trước, 5 giây sau ĐC2 chạy. Dừng ĐC2 → ĐC1 L N CB ON OFF1 OFF2 RN1 1 3 5 7 4 2 K1 K2 K1 RTG K2 9 T RN2 T 13 6 K2 OFF3 11 K2 15 RTG RTG 4. ĐC1 chạy trước, 5 giây sau ĐC2 chạy. Dừng ĐC1 → ĐC2 Giáo viên : Th.S Nguyễn Hoàng Sơn 81
  82. Trường Cao Đẳng Nghề Đà Lạt Khoa Điện L N CB ON OFF1 OFF2 RN1 1 3 5 7 4 2 K1 K1 K2 9 T RN2 T 13 6 K2 OFF3 11 K2 K1 5. Khi nhấn nút ON thì 2 ĐC hoạt động theo chu trình bên dưới, nhấn OFF dừng cả hai động cơ 5s 5s ĐC1 chạy ĐC2 chạy ĐC1 và ĐC2 tắt L N T3 CB ON OFF1 RN1 1 3 T2 5 7 4 2 K1 K1 9 K2 11 T1 RN2 T1 13 T 6 K2 K2 T2 K2 15 T1 17 T3 T3 6. Khi 2 ĐC đang ở trạng thái dừng, nhấn ON1 thì hai động cơ hoạt động giao hoán. Nhấn ON2 thì hai động cơ hoạt động theo trình tự Giáo viên : Th.S Nguyễn Hoàng Sơn 82
  83. Trường Cao Đẳng Nghề Đà Lạt Khoa Điện RTG L N T2 CB OFF ON1 RN1 1 3 5 K2 7 4 2 K1 K1 9 K2 11 T1 ON2 13 RTG RTG T1 15 6 RN2 K2 T2 17 K2 K2 19 K1 21 T2 T2 7. Khi mở máy bất kỳ động cơ nào thì 5s sau động cơ còn lại được tự động khởi động. Có thể dừng cả hai động cơ cùng lúc hoặc dừng lần lượt từng động cơ. Dạng 1. Giáo viên : Th.S Nguyễn Hoàng Sơn 83
  84. Trường Cao Đẳng Nghề Đà Lạt Khoa Điện L N CB RN1 OFF ON1 1 3 5 7 4 2 K1 K1 T2 RTG K1 11 K2 13 9 T1 15 RTG RTG OFF2 ON2 RN2 17 19 6 K2 K2 K1 21 RTG 23 T2 T1 Dạng 2. Giáo viên : Th.S Nguyễn Hoàng Sơn 84
  85. Trường Cao Đẳng Nghề Đà Lạt Khoa Điện L N CB RN1 OFF ON1 1 3 5 4 2 K1 RTG T2 T1 7 K1 ON2 9 RTG RTG K1 11 K2 13 T1 T1 RN2 T1 15 6 K2 T2 17 K2 RTG 19 K1 21 K2 23 T2 T2 8. Khi nhấn ON1 động cơ 1 chạy trước, sau đó 5s trở lên mới nhấn ON2 thì động cơ 1 dừng và động cơ 2 chạy. Khi nhấn OFF sẽ dừng bất cứ động cơ nào. L N CB RN1 OFF ON1 1 3 5 K2 7 4 2 K1 K1 K2 9 T RN2 ON2 T 11 13 6 2 K1 K2 Giáo viên : Th.S Nguyễn Hoàng Sơn 85
  86. Trường Cao Đẳng Nghề Đà Lạt Khoa Điện KHUYẾN NGHỊ SỬ DỤNG GIÁO TRÌNH VÀO QUÁ TRÌNH GIẢNG DẠY & HỌC TẬP Nhằm mục đích giúp cho giáo viên và học sinh ngành điện sử dụng giáo trình THỰC HÀNH TRANG BỊ ĐIỆN một cách có hiệu quả trong việc giảng dạy, cũng như rèn luyện tay nghề cho học sinh - sinh viên, nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn cũa xã hội, tác giả đề xuất một số khuyến nghị sau:  Giáo viên và học sinh – sinh viên phải đảm bảo thực hiện đúng thời lượng lý thuyết và thực hành của từng bài học đã được quy định trong trong chương trình, tập trung rèn luyện các kỹ năng thực hành nhằm mục đích đạt được nội dung kiểm tra, đánh giá về kiến thức và kỹ năng.  Căn cứ và trang thiết bị hiện có của xưởng thực hành, giáo viên cần phải vận dụng một cách nhuần nhuyễn các quy trình thực hành trong giáo trình vào thực tế nhưng phải đảm bảo đạt yêu cầu về rèn luyện kỹ năng thực hành cho học sinh – sinh viên.  Mỗi bài thực hành trong giáo trình, giáo viên phải yêu cầu học sinh – sinh viên thực hiện tối thiểu từ ( 4 – 5) lần, nhằm mục đích nâng cao kỹ năng, rèn luyện tay nghề lắp mạch, phát hiện và xử lý sự cố.  Khuyến khích học sinh – sinh viên thường xuyên tích cực trong việc rèn luyện nâng cao kỹ năng thực hành.  Để nâng cao vốn kiến thức và kỹ năng thực hành, đồng thời thúc đẩy tính tích cực tự giác học tập, rèn luyện của học sinh – sinh viên, giáo viên giảng dạy cần phải yêu cầu tham khảo thêm các tài liệu kỹ thuật có liên quan ở thư viện trường, trên internet  Trong quá trình giảng dạy, nếu thời gian khuyến khích giáo viên hướng dẫn cho học sinh – sinh viên tham quan các cơ sở sản xuất từ 1-2 lần học sinh – sinh viên sớm có thể tiếp cận sớm với thực tế. Giáo trình THỰC HÀNH TRANG BỊ ĐIỆN được biên soan theo chương trình chi tiết đã được bộ LĐ TBXH ban hành, nội dung biên soạn theo kiến thức và kỹ năng cơ bản, ngắn gọn, dễ hiểu. Trong quá trình biên soạn tác giả cố gắng cập nhật những kiến thức, kỹ năng mới có liên quan. Tuy nhiên với sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật, để đáp ứng với thực tiễn thì hàng năm tài liệu này sẽ được chỉnh lý, cập nhật và bổ sung những kiến thức và kỹ năng mới cho phù hợp. Giáo viên : Th.S Nguyễn Hoàng Sơn 86