Giáo trình Thị trường chứng khoán
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Thị trường chứng khoán", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- giao_trinh_thi_truong_chung_khoan.pdf
Nội dung text: Giáo trình Thị trường chứng khoán
- Trường Đại học Kinh doanh và công nghệ Hà nội KHoa tài chính - ngân hàng Giáo trình: Thị trường chứng khoán TS. Nguyễn Võ Ngoạn Hà Nội, 2009
- Mục lục Chương 1: Thị trường chứng khoán 7 1.1- khái niệm 7 1.2. Lịch sử ra đời thị trường chứng khoán 7 1.3. Vị trí thị trường chứng khoán 8 1.4. chức năng của thị trường chứng khoán 8 1.5. Phân loại thị trường chứng khoán 9 1.5.1. Phân loại theo công cụ hoạt động của thị trường – hàng hóa 9 trên thị trường 1.5.2. Phân loại theo sự vận động của vốn 10 1.5.3. Phân loại theo hình thức tổ chức 10 1.5.4. Các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán 12 1.5.5. Nguyên tắc hoạt động của thị trường chứng khoán 13 1.6. Một số thị trường chứng khoán chủ yếu trên thế giới 15 1.6.1. Thị trường chứng khoán New York (The New York Stock 15 Exchange – NYSE) 1.6.2. Thị trường OTC Mỹ (NASDAQ) 16 1.6.3. Thị trường chứng khoán London (Anh) 16 1.6.4. Thị trường chứng khoán Tokyo 17 1.6.5. Thị trường chứng khoán Frankfurt (Cộng hoà Liên bang Đức) 18 1.6.6. Thị trường chứng khoán Paris (Bourse De Paris) 18 1.6.7. Thị trường chứng khoán Đài Loan 19 Câu hỏi ôn tập chương 1 21 Chương 2: chứng khoán và phát hành chứng khoán 22 2.1. khái niệm 22 2.2. Phân loại chứng khoán 22 2.2.1. Phân loại theo nội dung kinh tế 22 2.2.2. Phân loại theo hình thức chứng khoán 26 2.2.3. Phân loại chứng khoán theo thu nhập 26 2.3. Giá chứng khoán 27 2.3.1- Mệnh giá (Face Value) 27 3
- 2.3.2. Giá bán lần đầu trái phiếu chiết khấu khống 27 2.3.3. Giá bán cổ phiếu phát hành lần đầu 28 2.3.4. Thư giá (Book value) 29 2.3.5. Thị giá 29 2.4. Các phương thức phát hành chứng khoán 30 2.4.1. Phân loại theo đợt phát hành 30 2.4 2- Phân loại theo loại đối tượng mua, bán chứng khoán 30 2.5. phát hành chứng khoán 31 2.5.1. Khái niệm 31 2.5.2. Điều kiện phát hành và chào bán chứng khoán lần đầu 32 2.5.3. Niêm yết chứng khoán 34 2.6. Lưu ký, đăng ký 36 2.6.1. Khái niệm 36 2.6.2. Tổ chức lưu ký chứng khoán 37 2.6.3. Các nguyên tắc hoạt động lưu ký chứng khoán 37 2.6.4. Các hình thức lưu ký chứng khoán 37 2.6.5. Mở tài khoản lưu ký chứng khoán 39 2.6.6. Quy trình lưu ký chứng khoán tại thị trường giao dịch chứng 39 khoán ở Việt Nam. 2.7. Thông tin trên thị trường chứng khoán 40 2.7.1. Thông tin từ tổ chức niêm yết (Corporate disclosure), gồm: 40 2.7.2. Thông tin từ Sở giao dịch chứng khoán: 40 2.7.3. Thông tin từ các tổ chức kinh doanh dịch vụ chứng khoán 40 gồm tình hình tài chính và các thông tin liên quan. 2.7.4. Thông tin về giao dịch chứng khoán gồm: 40 2.8. Rủi ro chứng khoán 41 2.8.1 Rủi ro hệ thống 41 2.8.3. Đánh giá rủi ro và mức sinh lời kì vọng. 41 2.8.2. Rủi ro không hệ thống 41 Câu hỏi ôn tập chương 2 44 Chương 3: Phân tích chứng khoán 45 3.1. mục tiêu phân tích 45 4
- 3.2. Quy trình 45 3.3. Phân tích cơ bản 45 3.3.1. Định giá trái phiếu 46 3.3.2. Định giá cổ phiếu 52 3.3.3. Phân tích tài chính công ty 56 3.4. Phân tích kỹ thuật 59 3.4.1. Cơ sở lý thuyết của phân tích kỹ thuật 59 3.4.2. Vai trò của phân tích kỹ thuật 60 3.5. chỉ số giá chứng khoán 60 3.5.1. Chỉ giá cổ phiếu 60 3.5.2. Công thức tính chỉ số giá cổ phiếu ở Việt nam – VN 62 Index Câu hỏi ôn tập chương 3 64 Chương 4: Giao dịch chứng khoán 65 4.1. Sở Giao dịch chứng khoán 65 4.1.1. Khái niệm 65 4.1.2. Tổ chức hoạt động của Sở giao dịch chứng khoán (SGDCK) 65 4.1.3. Thành viên Sở Giao dịch chứng khoán 66 4.1.4. Nhiệm vụ của Sở Giao dịch chứng khoán 66 4.1.5. Hình thức sở hữu 67 4.2. Công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán 67 4.2.1. Nguyên tắc hoạt động của công ty chứng khoán 67 4.2.2. Điều kiện cấp giấy phép hoạt động chứng khoán 68 4.3. Các nghiệp vụ cụ thể của công ty chứng khoán 69 4.3.1. Nhiệm vụ chủ yếu 69 4.3.2. Các nghiệp vụ cụ thể 69 4.4. các nghiệp vụ cụ thể của công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán 72 4.4.1. Nhiệm vụ chủ yếu 72 4.4.2. Nghiệp vụ cụ thể 72 4.5. giao dịch chứng khoán trên sở giao dịch 73 4.5.1. Các thành viên tham gia 73 5
- 4.5.2. Phương thức giao dịch 73 4.6. Quy trình giao dịch chứng khoán 74 4.6.1. Mở tài khoản và ký hợp đồng 76 4.6.2. Ra lệnh giao dịch 76 4.6.3. Các lệnh giao dịch 79 4.7. Các loại giao dịch 81 4.7.1. Giao dịch thông thường (Regular transaction) 81 4.7.2. Giao dịch giao ngay (Cash transaction) 81 4.7.3. Giao dịch kỳ hạn (Forward transaction) 81 4.7.4. Giao dịch tương lai (futures transaction) 81 4.7.5. Giao dịch quyền chọn (Option Transaction) 81 4.7.6. Các giao dịch đặc biệt (Special transactions) 81 4.8. Đơn vị giao dịch 83 4.9. Đơn vị yết giá 83 4.10. Biên độ dao động giá 83 4.11. Giá tham chiếu 83 4.12. Quy trình kỹ thuật giao dịch 84 4.12.1. Giao dịch thủ công 84 4.12.2. Giao dịch qua máy tính điện tử 85 4.13. Khớp lệnh, giá khớp lệnh 85 4.13.1. Nguyên tắc khớp lệnh 85 4.13.3. Các phương thức khớp lệnh 86 4.14. Giao dịch chứng khoán trên thị trường otc 88 4.15. Thanh toán 88 4.15.1. Nguyên tắc thanh toán 88 4.15.2. Thanh toán chứng khoán và vốn 88 4.16. chuyển quyền sở hữu 91 Câu hỏi ôn tập chương 4 92 Phụ lục 93 Tài liệu tham khảo 156 6
- Chương 1 thị trường chứng khoán 1.1- khái niệm Thị trường chứng khoán là nơi giao dịch mua bán, trao đổi các loại chứng khoán. Chứng khoán được hiểu với nghĩa là các loại giấy tờ có giá hoặc các bút toán ghi số xác nhận các quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu chứng khoán. Thị trường chứng khoán là sản phẩm cao cấp của nền kinh tế thị trường. Hàng hoá của thị trường này rất khác với hàng hoá thông thường mặc dù chúng cũng có giá trị và giá trị sử dụng, nhưng chúng lưu thông không như lưu thông tiền tệ. Lưu thông ở đây là chuyển quyền sở hữu tư bản (vốn Capital) chuyển từ tư bản sở hữu sang tư bản kinh doanh. Các giao dịch mua bán, trao đổi chứng khoán có thể diễn ra trên thị trường sơ cấp hoặc thị trường thứ cấp; tại thị trường tập trung hoặc phi tập trung; tại thị trường giao ngay hoặc thị trường kỳ hạn, tuỳ thuộc vào tính chất sự vận động của chúng. 1.2. Lịch sử ra đời thị trường chứng khoán Thị trường chứng khoán sơ khai đã xuất hiện vào giữa thế kỷ XV. Khi đó tại những thành phố thương mại lớn của các nước phương tây, tại các chợ phiên hoặc các quán cà phê các thương gia thường tụ tập để trao đổi, bàn bạc và mua bán hàng hoá, ngoại tệ. Những cuộc trao đổi này nhằm thống nhất, thoả thuận bằng miệng về giá cả, số lượng hàng hoá trao đổi, kể cả những “hợp đồng tương lai” thực hiện vào các tháng sau, quý sau. Những cuộc trao đổi đó, lúc đầu chỉ là từng nhóm nhỏ, về sau số người tham gia càng nhiều rồi trở thành một khu chợ riêng. Phiên chợ riêng đầu tiên được tụ họp tại lữ quán của gia đình Vanber thành phố Bruger (Bỉ) vào năm 1453. Tại lữ quán này có một bảng hiệu hình 3 túi da và 1 từ Pháp “Bourse”, nghĩa là “Thị trường mậu dịch” tức là “Sở Giao dịch”; 3 túi da tượng trưng cho 3 thị trường: thị trường hàng hoá, thị trường ngoại tệ và thị trường chứng khoán động sản. Năm 1547, eo biển Even bị cát lấp cạn, tàu bè không vào được thành phố Bruger. Thành phố không còn phồn vinh nữa, thị trường ở đây tiêu điều, vì vậy “thị trường mậu dịch” này được chuyển tới thành phố Anvers (Bỉ). Từ đó thị trường này phát triển rất nhanh. 7
- Vào giữa thế kỷ XVI một thị trường như vậy cũng được thành lập tại Luôn Đôn (Vương quốc Anh). Sau này được gọi là Sở giao dịch chứng khoán Luôn Đôn. Các thị trường khác tiếp đó cũng được thành lập ở Đức, Pháp, ý và các nước Bắc Âu, sau đó là Mỹ. Sau một quá trình hoạt động và phát triển “thị trường mậu dịch” được tách riêng thành các thị trường hàng hoá, thị trường hối đoái, thị trường chứng khoán. Trong quá trình hoạt động, thị trường chứng khoán đã phát triển mạnh mẽ không ngừng. Thời kỳ huy hoàng nhất là vào những năm 1875 – 1913. Tuy nhiên thị trường chứng khoán đã từng trải qua các bước thăng trầm chìm nổi. Đó là “ngày thứ năm đen tối” 29/10/1929, chỉ trong vài giờ đã làm cho thị trường chứng khoán New York và các thị trường chứng khoán Mỹ, Tây Âu, Bắc Âu, Nhật bản gần như suy sụp. Rồi cuộc khủng khoảng tài chính tiền tệ vào “ngày thứ hai đen tối” 19/10/1987 một lần nữa lại làm chao đảo các thị trường chứng khoán hiện đại trong thế kỷ XX. Tất nhiên sau đó thị trường chứng khoán lại được phục hồi và phát triển và đang trở thành một thể chế tài chính không thể thiếu trong nền kinh tế thị trường hiện đại. 1.3. Vị trí thị trường chứng khoán Thị trường chứng khoán là một bộ phận cấu thành của thị trường tài chính và được coi là đặc trưng cơ bản, là biểu tượng của nền kinh tế thị trường hiện đại. Thị trường chứng khoán cũng là hình ảnh đặc trưng của thị trường vốn. Tuy nhiên trên thị trường chứng khoán thường sử dụng cả 2 loại công cụ để giao dịch, đó là công cụ tài chính trên thị trường vốn và công cụ tài chính trên thị trường tiền tệ. Vị trí của thị trường chứng khoán được thể hiện trong sơ đồ sau: Thị trường Tài chính Thị trường tiền tệ Thị trường vốn Thị trường chứng khoán 1.4. chức năng của thị trường chứng khoán Là sản phẩm cao cấp của nền kinh tế hiện đại, tuy chưa có lịch sử lâu đời, nhưng qua thực tiễn hoạt động, thị trường chứng khoán đã khẳng định vai trò quan trọng của nó trong nền kinh tế. Vai trò của thị trường chứng khoán được thể hiện qua các chức năng sau: 8
- - Thị trường chứng khoán làm trung gian giữa tích luỹ và đầu tư thực hiện việc tập trung và phân phối vốn trên cơ sở tạo ra các công cụ tài chính có tính thanh khoản, tính lỏng cao chuyển hoá thời hạn nguồn vốn phù hợp với yêu cầu đầu tư phát triển. - Thị trường chứng khoán tác động vào sự thay đổi cơ cấu nguồn vốn của các Doanh nghiệp, các công ty theo xu hướng tăng nguồn vốn chủ sở hữu, giảm các khoản vay ngân hàng và vay bên ngoài khác tạo ra việc giảm chi phí sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp. - Thị trường chứng khoán tự động điều hoà các nguốn vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu, giải quyết mâu thuẫn cung cầu vốn giữa các thành phần kinh tế; các khu vực kinh tế; đồng thời bằng các công cụ hoạt động của mình góp phần phân tán sự tập trung quyền lực của các tập đoàn kinh tế lớn, tạo điều kiện phát huy cạnh tranh hoàn hảo trong kinh doanh. - Thị trường chứng khoán tạo thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài thông qua việc quốc tế hoá thị trường, đồng thời tạo điều kiện tăng cường khả năng cạnh tranh quốc tế. - Thị trường chứng khoán tạo ra công cụ và điều kiện cho Chính phủ huy động các nguồn tài chính mà không tác động tiêu cực đến lưu thông tiền tệ. - Thị trường chứng khoán cung cấp thông tin kịp thời, chính xác liên quan đến tình hình mua bán, kinh doanh chứng khoán, tình hình tài chính các doanh nghiệp, đồng thời cung cấp các dự báo tương lai về phát triển kinh tế, về chu kỳ hoạt động kinh doanh của nền kinh tế xã hội. 1.5. Phân loại thị trường chứng khoán Có nhiều cách phân loại khác nhau theo các tiêu thức khác nhau, tuỳ thuộc mục đích nghiên cứu. 1.5.1. Phân loại theo công cụ hoạt động của thị trường – hàng hóa trên thị trường Theo các phân loại này, người ta chia ra thị trường trái phiếu, thị trường cổ phiếu và thị trường chứng khoán phái sinh. - Thị trường trái phiếu (Bond Market) là nơi mua bán các loại trái phiếu, tức là mua bán các loại chứng khoán nợ, các chứng chỉ hoặc các bút toán xác nhận quyền chủ nợ. Trái phiếu thường có thời hạn xác định ở mức trung hạn hoặc dài hạn. Trài phiếu (theo từ Hán Việt: Trái là nợ) là công cụ mà người đi vay vốn theo hình thức có hoàn trả gốc và lãi. Người cho vay không chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của số vốn đã cho vay. - Thị trường cổ phiếu (Stock Market) là nơi mua bán các chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ xác nhận quyền sở hữu cổ phần trong công ty của các cổ đông. Cổ phiếu có thời hạn không xác định, thường là vĩnh viễn, hay chính xác hơn là cho đến khi công ty phát hành ra chúng không tồn tại nữa. 9
- - Thị trường phái sinh (Derivative Market) là nơi mua bán các loại giấy tờ có nguồn gốc chứng khoán, như hợp đồng quyền chọn (Option Contract), hợp đồng tương lai (Future Contract) v.v 1.5.2. Phân loại theo sự vận động của vốn Theo phương pháp phân loại này, người ta chia ra thị trường sơ cấp (Primary Market) và thị trường thứ cấp (Secondary Market). - Thị trường sơ cấp còn gọi là thị trường cấp 1, là thị trường phát hành các chứng khoán, tức là nơi mua bán các chứng khoán lần đầu tiên. Tại thị trường này giá cả của chứng khoán là giá phát hành. Thông qua việc phát hành chứng khoán, các doanh nghiệp huy động vốn trên thị trường, Chính phủ có thêm nguồn thu để tiêu dùng theo mục đích. Thị trường sơ cấp là kênh huy động vốn quan trọng, trong nền kinh tế. Nếu không có thị trường sơ cấp thì toàn bộ vốn cần thiết và vốn bổ sung cho các doanh nghiệp đều phải thực hiện trên thị trường tiền tệ, tức là vốn bổ sung cho hoạt động của các doanh nghiệp đều phải thực hiện qua hệ thống các ngân hàng thương mại. - Thị trường thứ cấp còn gọi là thị trường cấp 2 là nơi mua bán, giao dịch những chứng khoán đã được phát hành. Việc mua bán này nhằm mục đích kiếm lời, di chuyển vốn đầu tư, di chuyển tài sản xã hội. Thị trường thứ cấp làm tăng tính thanh khoản, tính lỏng của các chứng khoán đã phát hành, tạo điều kiện chuyển đổi thời hạn của vốn, đồng thời giúp các nhà đầu tư sàng lọc, thay đổi kết cấu danh mục đầu tư. - Thị trường thứ cấp thông qua việc khớp lệnh, đấu giá mà định giá được các loại chứng khoán đã phát hành trên thị trường sơ cấp. Giá cả các loại chứng khoán được xác định trên thị trường này được coi là thước đo quan trọng để đánh giá các công ty. 1.5.3. Phân loại theo hình thức tổ chức Theo cách này, thị trường chứng khoán được chia ra thị trường tập trung và thị trường phi tập trung. Thị trường tập trung có trụ sở, trung tâm giao dịch hoặc sở giao dịch (Stock Exchange). Sở giao dịch chứng khoán được tổ chức hoàn chỉnh, có Hội đồng quản trị, Ban giám đốc, có các phòng chức năng. Sở giao dịch chứng khoán được Uỷ ban chứng khoán Nhà nước quản lý chặt chẽ dưới sự điều tiết của luật chứng khoán và thị trường chứng khoán. Tại Sở giao dịch chứng khoán, người mua và người bán thông qua môi giới hoặc đại lý để mua bán, trao đổi các chứng khoán có niêm yết tham gia giao dịch. Việc mua bán được thực hiện theo nguyên tắc và quy định về quy trình hoạt động của Sở giao dịch. Thị trường chứng khoán phi tập trung (OTC – Over – The Counter Market), là thị trường thứ cấp, không có Sở giao dịch, không tập trung ở một nơi nhất định, thị trường phi tập trung được hoạt động qua điện thoại hoặc qua mạng vi tính. Qua đó các nhà môi giới và 10
- những người kinh doanh chứng khoán mua bán với nhau và với các nhà đầu tư; các hoạt động giao dịch được diễn ra tại các quầy giao dịch của các ngân hàng thương mại hoặc các công ty chứng khoán. Thị trường chứng khoán phi tập trung có vị trí quan trọng trong hệ thông thị trường chứng khoán. Có những thị trường phi tập trung tầm cỡ quốc tế như NASDAQ (National Association Securities Dealers Automatic Quote) của Mỹ, hoặc JASDAQ và J-Net của Nhật là những thị trường có khối lượng mua bán chứng khoán rất lớn. Chứng khoán giao dịch trên thị trường OTC chủ yếu là các chứng khoán chưa đủ điều kiện niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán nhưng các chứng khoán đều đáp ứng được các tiêu chuẩn về tính thanh khoản và các yêu cầu tài chính của Thị trường chứng khoán. Tất nhiên đối với những loại chứng khoán đã niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán vẫn có thể được mua bán trên thị trường OTC. Trong thị trường OTC, các nhà tạo lập thị trường (các công ty giao dịch - môi giới) nắm giữ một lượng chứng khoán nhất định, sẵn sàng đưa ra mua, bán. Các công ty môi giới phải đăng ký hoạt động với các cơ quan quản lý và tuân thủ các nguyên tắc về tài chính, kỹ thuật và đạo đức nghề nghiệp. Giá cả mua, bán chứng khoán trên thị trường OTC được xác định chủ yếu thông qua thương lượng, thoả thuận giữa người mua và người bán. Vì vậy giá cả có thể nhiều lúc khác nhau. Nhưng do các nhà tạo lập thị trường nắm giữ một lượng chứng khoán nhất định, họ công bố mức giá cao nhất sẵn sàng mua và mức giá thấp nhất sẵn sàng bán. Như vậy, sẽ hình thành một cơ chế tương tự đấu giá. Do đó khoảng chênh lệch giữa mức giá cũng được thu hẹp. Cơ chế thanh toán chứng khoán và thanh toán vốn trên thị trường OTC là thanh toán song phương được thoả thuận giữa người mua và người bán về thời hạn cũng như phương thức thanh toán. Hình thức thanh toán linh hoạt, đa dạng, không thực hiện thanh toán bù trừ như thị trường tập trung. Quản lý thị trường OTC: là thị trường không tập trung nhưng được cơ quan quản lý Nhà nước về chứng khoán (Uỷ ban chứng khoán Nhà nước) quản lý chặt chẽ theo luật chứng khoán và các luật có liên quan, đồng thời thị trường OTC chịu sự quản lý của Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán. So sánh thị trường chứng khoán tập trung và thị trường phi tập trung (OTC). - Giống nhau: + Cả 2 thị trường đều chịu sự quản lý của Nhà nước. + Hoạt động của cả 2 thị trường đều chịu sự chi phối, điều chỉnh của luật pháp (luật chứng khoán và các luật khác liên quan). 11
- - Khác nhau: Thị trường tập trung (Sở giao dịch) Thị trường OTC - Giao dịch tập trung tại Sở giao dịch chứng - Giao dịch ngoài Sở Giao dịch chứng khoán. khoán. - Giao dịch thông qua đấu giá tập trung. - Giao dịch qua thương lượng là chủ yếu; khớp lệnh đối với các lệnh nhỏ tại các thị - Chỉ có 1 mức giá trong cùng thời điểm cho trường mới hình thành. 1 chứng khoán. - Cùng một thời điểm có nhiều mức giá. - Giao dịch các loại chứng khoán đáp ứng yêu cầu của Sở giao dịch. - Giao dịch các loại chứng khoán không đủ điều kiện niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán, nhưng đáp ứng yêu cầu của cơ quan quản lý thị trường OTC. - Chứng khoán giao dịch có độ rủi ro thấp. - Chứng khoán giao dịch có độ rủi ro cao hơn. - Tổ chức quản lý trực tiếp là Sở giao dịch. - Tổ chức quản lý trực tiếp là Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán hoặc Sở giao dịch chứng khoán. - Thanh toán theo phương thức bù trừ đa - Hình thức thanh toán linh hoạt. phương. 1.5.4. Các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán Tham gia thị trường chứng khoán gồm có các chủ thể sau đây: - Chủ thể phát hành chứng khoán: Đây là chủ thể quan trọng nhất, là người cung cấp hàng hoá - chứng khoán cho thị trường. Các chủ thể này gồm các doanh nghiệp, các tổ chức tài chính trung gian, các tổ chức đầu tư Chính phủ. Các chủ thể này phát hành các loại cổ phiếu, trái phiếu, các công cụ tài chính khác. Tức là các loại hàng hoá lưu thông trên thị trường chứng khoán. - Các nhà đầu tư: Là những người thực hiện mua, bán chứng khoán để kiếm lời. Các nhà đầu tư có thể là các cá nhân hay tổ chức đầu tư. - Sở giao dịch chứng khoán là tổ chức được lập ra theo quy định của pháp luật để thực hiện việc hoạt động của thị trường chứng khoán. - Tổ chức lưu ký và thanh toán bù trừ chứng khoán: Là bộ máy được thành lập để lưu giữ các chứng khoán đã phát hành (đủ tiêu chuẩn tham gia giao dịch) và thực hiện việc thanh toán bù trừ các giao dịch chứng khoán. Các ngân hàng thương mại, các công ty chứng khoán có đủ các điều kiện quy định cũng được thực hiện lưu giữ chứng khoán. 12
- - Hiệp hội chứng khoán: Là tổ chức nghề nghiệp của các nhà kinh doanh chứng khoán. - Cơ quan quản lý giám sát hoạt động thị trường chứng khoán: Cơ quan quản lý và giám sát hoạt động thị trường chứng khoán là tổ chức do Chính phủ thành lập để quản lý theo pháp luật các hoạt động của thị trường chứng khoán nhằm đảm bảo cho hoạt động thị trường chứng khoán an toàn, lành mạnh phát triển bền vững. 1.5.5. Nguyên tắc hoạt động của thị trường chứng khoán Đặc điểm cơ bản của thị trường chứng khoán là tính tự do cao và giá cả hàng hoá là không dễ dàng nhận biết. Theo luật pháp các nước, tổ chức hoạt động thị trường chứng khoán phải tuân theo những nguyên tắc cơ bản. - Nguyên tắc trung gian: Việc mua, bán chứng khoán không thực hiện trao đổi trực tiếp giữa người mua và người bán theo kiểu hàng hoá trao tay, trao tiền, nhận hàng như mua bán các loại hàng hoá thông thường. Mọi việc mua bán chứng khoán đều thông qua môi giới trung gian. Môi giới trung gian là người làm cầu nối tiếp xúc giữa người mua và người bán, thực hiện mua, bán cho khách hàng để hưởng hoa hồng. Người môi giới là người có kiến thức, rất am hiểu về chứng khoán và nhiều lĩnh vực khác; có khả năng phân tích kinh tế tài chính và dự đoán xu hướng của nền kinh tế, khuynh hướng của mỗi loại chứng khoán. Trong hoạt động môi giới hưởng hoa hồng, người môi giới hoàn toàn thực hiện theo lệnh của khách hàng và không chịu trách nhiệm về mọi hậu quả, Tuy vậy họ làm việc với trách nhiệm như với chính bản thân chứ không phảI với trách nhiệm cố vấn. Đối với đồng nghiệp, người môi giới tôn trọng tất cả các cam kết bằng văn bản hoặc bằng lời. Nhiệm vụ của người môi giới không đơn giản là đóng vai trò trung gian. Họ phải sưu tầm, thu thập các tài liệu cần thiết để chỉ dẫn cho khách hàng; thay thế khách hàng thương lượng mua, bán với giá tốt nhất và giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ khách hàng. Tuỳ theo sự uỷ nhiệm, họ có thể lưu giữ số chứng khoán đã mua cho khách hàng và lĩnh lãi cho khách hàng. Người môi giới cũng được nhận tiền của các khách hàng đặt mua trước khi thực hiện mua hoặc mở tài khoản cho khách hàng. Về tư cách, người môi giới phải có tư cách đạo đức nghề nghiệp tốt. Người môi giới cũng phải có khả năng tài chính để đảm bảo cho sự tin tưởng và gửi gắm của khách hàng. Thông thường những người môi giới không hoạt động riêng lẻ theo tư cách cá nhân mà họ tổ chức thành công ty môi giới hoạt động theo luật pháp. Môi giới gồm 2 loại: môi giới toàn bộ dịch vụ và môi giới bán phần (một nửa). 13
- + Môi giới toàn bộ dịch vụ là người cung cấp đầy đủ các dịch vụ liên quan đến chứng khoán, gồm đại diện cho khách hàng để thương lượng mua bán; thay mặt khách hàng giải quyết vấn đề liên quan đến chứng khoán; thu cổ tức cho khách hàng; có thể ứng vốn cho khách hàng mua chứng khoán, mua trước bán sau khi khách hàng có nhu cầu bán và mua; cung cấp thông tin và tư vấn để khách hàng lựa chọn mua, bán. + Môi giới bán phần là môi giới chỉ cung cấp một số dịch vụ tuỳ theo uỷ nhiệm của khách hàng. Thông thường loại môi giới này chỉ thực hiện việc thương lượng mua, bán chứng khoán cho khách hàng. - Nguyên tắc đấu giá Giá cả chứng khoán trên thị trường chứng khoán được hình thành qua đấu giá và do cung cầu quyết định. Có 2 hình thức đấu giá: + Đấu giá trực tiếp: Các nhà môi giới trực tiếp gặp nhau thông qua hệ thống trung gian là hệ thống chuyên gia chứng khoán tại quầy trong sàn giao dịch. Các môi giới mua và môi giới bán thương lượng giá cả và đấu giá để quyết định giá mua, bán. Điển hình của hình thức đấu giá này là thị trường chứng khoán New York, Tokyo, Frankfurt. + Đấu giá gián tiếp: Thực hiện hình thức đấu giá này, các nhà môi giới không trực tiếp gặp nhau để thương lượng. Theo hình thức này, các nhà kinh doanh chứng khoán đặt giá cao nhất sẵn sàng mua và giá thấp nhất sẵn sàng bán theo mỗi loại chứng khoán. Sở giao dịch công bố các mức giá trên. Những lệnh đặt mua, đặt bán của mỗi loại chứng khoán sẽ được khớp lệnh về giá. Những loại chứng khoán khớp lệnh về giá sẽ được thực hiện. Phương pháp đấu giá này ngày nay đã được tự động hoá qua hệ thống máy tính. - Nguyên tắc công khai Các loại chứng khoán được đưa ra bán trên thị trường chứng khoán đều được niêm yết công khai; tình hình tài chính của các công ty co chứng khoán đăng ký yết giá trên thị trường; số lượng và giá cả từng loại chứng khoán; kết quả giao dịch từng phiên cũng được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng. Luật chứng khóan của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam quy định hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán phảI tuân thủ 5 nguyên tắc: + Tôn trọng quyền tự do mua bán, kinh doanh và dịch vụ chứng khoán của tổ chức, cá nhân. + Công bằng, công khai, minh bạch. + Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư. + Tự chịu trách nhiệm về rủi ro. + Tuân thủ quy định của pháp luật. 14
- 1.6. Một số thị trường chứng khoán chủ yếu trên thế giới 1.6.1. Thị trường chứng khoán New York (The New York Stock Exchange – NYSE) Nước Mỹ có 14 thị trường chứng khoán phân bổ trên khắp cả nước, nhưng quan trọng nhất là thị trường chứng khoán New York, được gọi là thị trường chứng khoán Hoa Kỳ (The American Stock Exchange hay The National Stock Exchange). Tất cả các hoạt động chứng khoán nước Mỹ đều được tập trung ở New York. Năm 1800 đã có Sở giao dịch chứng khoán đầu tiên ở Mỹ. Năm 1817 Hội những người môi giới New York thành lập Hội giao dịch chứng khoán New York, đến năm 1863 đổi tên là Sở giao dịch chứng khoán New York. Năm 1830 chỉ có 31 cổ phần đem ra mua, bán gồm 5 cổ phần của công ty ngân hàng (Banking company) và 26 cổ phần của ngân hàng nước Mỹ (The United States Bank). Đến năm 1835, có thêm nhiều cổ phần của 23 công ty đường sắt và số cổ phần đem ra giao dịch ngày một nhiều, đã tăng lên đến con số 70.000. Cuộc khủng khoảng kinh tế 1929 – 1933 đã làm cho tổng giá trị các cổ phiếu giao dịch ở Sở giao dịch chứng khoán New York giảm mạnh từ 89,7 tỷ USD xuống còn 15,6 tỷ USD. Nhiều công ty bị phá sản, các cổ phiếu của ngân hàng không còn giá trị nữa. Toàn bộ thị trường chứng khoán tan rã, làm cho nhiều ngân hàng bị phá sản và đóng cửa. Từ năm 1933 đến 1940, Quốc hội Mỹ liên tục thông qua luật chứng khoán, luật giao dịch chứng khoán và thành lập nhiều cơ quan quản lý có liên quan để thực hiện quản lý và kiểm soát hoạt động của các Sở giao dịch chứng khoán. Thị trường chứng khoán tự do, thả nổi đã nhường chô cho thị trường chứng khoán được Nhà nước quản lý và kiểm soát. Những hiện tượng độc quyền đầu cơ, lừa đảo và mọi hành động phi pháp đã bị hạn chế đến mức tối đa. Thị trường chứng khoán New York không phải là một cơ quan Nhà nước, cũng không phải là một công ty chứng khoán, mà là một Hiệp hội của 1300 hội viên, chịu sự quản lý và kiểm soát của Hội đồng quản trị (Board of Governors). Hàng ngày thị trường chứng khoán New York mở cửa từ 10 giờ đến 16 giờ. Giá chứng khoán lúc mở cửa ở các quầy, đầu tiên do các chuyên gia chứng khoán cùng nhữngngười mua, bán chứng khoán thoả thuận bằng cách đấu giá, sau đó tăng hay giảm tuỳ theo tình hình cung cầu của từng loại chứng khoán quyết định. Sở giao dịch chứng khoán New York sử dụng hệ thống “điều hành khép kín” (Designed Order Turnarond System – DOT). Năm 1978 các Sở giao dịch chứng khoán New York, Boston, Illinois, Philadelphia nối mạng thông tin điện tử với nhau, làm cho giá cả và số lượng cổ phiếu đem ra giao dịch ở các thị trường có liên quan hiện lên liên tiếp trong màn hình và các nhà đầu tư, những người môi giới có thể mua, bán chứng khoán với nhau trên bất kỳ thị trường nào. 15
- Từ sau chiến tranh thế giới thứ 2 đến nay, thị trường chứng khoán Mỹ có những biến đổi mới: “Đề án sửa đổi luật chứng khoán năm 1975” bắt đầu xây dựng hệ thống “Thị trường chứng khoán toàn quốc” đã có tác dụnghoàn thiện thị trường chứng khoán trên cơ sở cũ, đồng thời chuyển sang hệ thông thị trường chứng khoán toàn quốc. 1.6.2. Thị trường OTC Mỹ (NASDAQ) Thị trường OTC – NASDAQ (National Assosiation Securities Delers Automatic Quote) được thành lập năm 1971 là thị trường phi tập trung. Số lượng giao dịch của thị trường này lớn hơn rất nhiều so với thị trường tập trung NYSE. Có khoảng hơn 600 nhà tạo lập thị trường hoạt động trên NASDAQ. Thị trường NASDAQ chịu sự quản lý của Uỷ ban chứng khoán Mỹ và Hiệp hội các nhà giao dịch chứng khoán quốc gia Mỹ (NASD) quản lý trực tiếp thị trường NASDAQ nối mạng với nhiều thị trường OTC trên thế giới. 1.6.3. Thị trường chứng khoán London (Anh) Thị trường chứng khoán London ra đời từ giữa thế kỷ XVI. Trước chiến tranh thế giới thứ nhất, thị trường chứng khoán London hoạt động rất mạnh và là thị trường hàng đầu thế giới. Sau 2 cuộc chiến tranh thế giới, vị trí quốc tế của Sở giao dịch chứng khoán London ngày càng sút kém, từ chỗ đứng đầu tụt xuống hàng thứ ba sau Sở giao dịch chứng khoán New York và Sở giao dịch chứng khoán Tokyo. Suốt thập kỷ 70 và thập kỷ 80, nền kinh tế Anh dần dần hồi phục và phát triển, khối lượng đầu tư tăng dần, các xí nghiệp phát hành ngày nhiều cổ phiếu và trái phiếu. Cấu thành chứng khoán ở Anh cũng có nhiều thay đổi: trước thập kỷ 80, cổ phiếu thường chiếm tỷ trọng khá lớn, sau đó hạ xuống dần: từ 92,5% năm 1978 xuống còn 61,9% năm 1985. Trong khi đó tỷ trọng trái phiếu công ty lại tăng lên, từ 1,3% năm 1978 lên 32,4% năm 1985. Sở giao dịch chứng khoán London có 2 đặc điểm nổi bật là: - Nhiều xí nghiệp đăng ký giao dịch cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, năm 1983 có 2654 xí nghiệp có cổ phiếu đăng ký tại Sở giao dịch chứng khoán, trong đó ở thị trường chứng khoán New York chỉ có 1550 xí nghiệp, và Tokyo chỉ có 1452 xí nghiệp. - Giao dịch trái phiếu chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng số giao dịch, đặc biệt là công trái quốc gia. Năm 1984, trong tổng ngạch giao dịch của thị trường chứng khoán London là 1437 tỷ 94 triệu GDP (Bảng Anh), tỷ trọng của các giao dịch trái phiếu là 80,5% tức 1154 tỷ 728 triệu GDP. Trong thời gian đó, tỷ trọng giao dịch trái phiếu ở New York là 1%, Tokyo là 2%. Tình hình trên cho thấy, thị trường chứng khoán London là một thị trường phục vụ cho Chính phủ, là nơi tập trung và phân phối trái phiếu Chính phủ. Ngoài thị trường chứng khoán London, nớc Anh cònnhiều thị trường chứng khoán lớn khác hoạt động mạnh mẽ như: Glasgow, Liverpool, Manchester, Birmingham và Edingburgh 16
- cùng nhiều thị trường nhỏ khác như Bristol, Cardiff, Leeds, New Castle, Seffields và tại 9 tỉnh khác. Tất cả 21 thị trường này cùng 2 thị trường của Cộng hoà AiLen (Irland) là Dublin và Cork, liên kết lại thành Liên bang thị trường chứng khoán tại Anh và AiLen (Federation of Stock Exchange in Breat Britain and Irland), vào tháng 7 năm 1965, bốn thị trường ở Scottland cũng liên kết thành các thị trường ở miền Bắc nước Anh. 1.6.4. Thị trường chứng khoán Tokyo Nhật bản có thị trường chứng khoán từ năm 1875, sau chiến tranh thế giới thứ hai có thời kỳ giải tán Sàn giao dịch chứng khoán. Năm 1949 mở lại Sở giao dịch chứng khoán. thị trường giao dịch chứng khoán hoạt động trở lại và phát triển khá mạnh trong thời kỳ Nhật bản có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Từ năm 1955 đến năm 1961, kinh tế Nhật có hai lần tăng trưởng mạnh, số cổ phiếu Dow Jons của Sở giao dịch chứng khoán Tokyo từ 874 tăng lên 1549. Tổng số giá cổ phiếu giao dịch năm 1955 là 3,8 tỷ, năm 1961 đã lên tới 48,3 tỷ, tăng 14 lần. Tháng 4 năm 1966, trái phiếu công cộng và trái phiếu công ty (đã ngừng giao dịch sau chiến tranh thế giới lần thứ hai) lại được đưa ra thị trường của hai Sàn giao dịch chứng khoán Đông bắc và Osaka, chứng tỏ thị trường chứng khoán Nhật bản đã phát triển sang thời kỳ hoàn toàn mới. Sau thập kỷ 60, Chính phủ Nhật phát hành nhiều cong trái, quy mô thị trường trái phiếu được mở rộng. Nhật bản có 8 Sở giao dịch chứng khoán, gần 200 công ty chứng khoán phân bổ ở các nơi như Tokyo, Osaka, Nayoga, Sở giao dịch chứng khoán Tokyo là thị trường cổ phiếu, trái phiếu lớn nhất ở Nhật, chiếm 85% tổng số giao dịch cổ phiếu ở Nhật,cũng là thị trường giao dịch cổ phiếu lớn thứ hai trên thế giới, sau Sở giao dịch chứng khoán New York. Trên thị trường chứng khoán Nhật bản, có 5 loại cổ phiếu được giao dịch là: cổ phiếu thường, cổ phiếu ưu đãi, cổ phiếu không có quyết nghị, cổ phiếu được phân phối sau. Trái phiếu ở Nhật,căn cứ vào chủ thể phát hành, được chia thành 6 loại là: trái phiếu Nhà nước, trái phiếu địa phương, trái phiếu đặc biệt, trái phiếu công ty, trái phiếu tài chính, trái phiếu ngoài nước. Từ năm 1970 Sở giao dịch chứng khoán Tokyo đã cho phép các công ty đầu tư Nhật bản mua cổ phiếu nước ngoài, và vốn đầu tư nước ngoài mua cổ phiếu Nhật bản đã tăng lên nhanh chóng, trong một thời gian ngắn số bán ra đã nhiều hơn số mua vào, chứng tỏ người nước ngoài đã tăng cường đầu tư vào Nhật bản. Nguyên nhân của tình hình này là: Nền kinh tế của Nhật bản phát triển nhanh, có nhiều hàng xuất khẩu đứng đầu thế giới, Chính phủ Nhật bản nới rộng toàn bộ chế độ quản lý ngoại tệ, các xí nghiệp Nhật bản có sức hấp dẫn lớn do thu được nhiều lợi nhuận, vốn quốc tế đầu tư phân tán đã thúc đẩy vốn nước ngoài chảy vào thị trường chứng khoán Nhật bản. Thị trường chứng khoán Nhật bản phát triển nhanh vì: Tiềm lực thị trường lớn, kinh tế phát triển nhanh, xuất siêu liên tục; Vị trí đồng Yên Nhật trên thị trường tiền tệ thế giới ngày càng cao; Lãi suất trái phiếu Nhật bản quá thấp, tiền vốn Nhật bản quá thừa. 17
- 1.6.5. Thị trường chứng khoán Frankfurt (Cộng hoà Liên bang Đức) Thị trường chứng khoán Frankfurt là thị trường ra đời vào loại sớm nhất trên thế giới, từ năm 1595. Từ thời chiến tranh Napoleon Chính phủ Đức đã phát hành rất nhiều trái phiếu để vay vốn trong nước và ngoài nước nhằm ứng phó với chiến tranh. Đức là nước phát triển chậm hơn Anh, Mỹ, Pháp, cho nên mãi đến thế kỷ VXIII mới thấy xuất hiện các hợp đồng giao dịch vay nợ. Bước sang thế kỷ XIX hoạt động của ngân hàng Rosinde đã làm cho việc mua bán chứng khoán dần dần đượcmở rộng, và trên đất Đức đã có nhiều thị trường chứng khoán ra đời, trong đó đáng kể nhất là thị trường chứng khoán Berlin, nhưng Frankfurt vẫn đóng vai trò trung tâm tài chính quốc tế. Từ năm 1873 giới kinh doanh Đức bị phá sản, nên thị trường chứng khoán Frankfurt cũng tàn lụi dần cuối cùng phải đóng cửa, mãi đến tháng 9 năm 1945 mới khai trương trở lại. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nền kinh tế Đức được phục hồi và phát triển nhanh chóng, đồng Mark Đức ngày càng có giá trị, đến năm 1958 trở thành đồng tiền mạnh của thế giới, có khả năng chuyển đổi, thị trường chứng khoán Đức cũng phát triển và mở rộng, tiêu biểu là các thị trường chứng khoán Dresden, Leipzig, nhưng Frankfurt vẫn là trung tâm tài chính quốc tế của nước Đức, vì lượng cổ phần và chứng khoán của thị trường này lớn nhất nước Đức. Từ thập kỷ 70, do kinh tế tăng trưởng nhanh chóng, ngân sách Nhà nước liên tục bội thu, lượng công trái phát hành giảm, lượng cổ phiếu lưu thông tăng, trong đó chủ yếu là cổ phiếu không ghi tên (cổ phiếu trao tay) ít khi dùng đến cổ phiếu ghi tên và cổ phiếu đặc biệt. Tiêu biểu cho chứng khoán nặc danh này là chứng khoán Standardwezf của 21 công ty cổ phần lớn. Năm 1975, doanh thu về loại chứng khoán này chiếm 72% tổng ngạch giao dịch chứng khoán của nước Đức , phầnlớn chứng khoán bán ra đều thu tiền mặt. Năm 1975 thành viên của thị trường chứng khoán Frankfurt gồm 92 ngân hàng, 33 công ty môi giới, 25 nhà môi giới định giá (không có quyền mua bán chứng khoán cho mình). Năm 1989, doanh số thị trường chứng khoán Frankfurt đứng thứ tư thế giới, ngang với Pháp nhưng cũng chỉ bằng 40% của Anh, 11% của Mỹ, 9% của Nhật. Lợi tức cổ phần của thị trường chứng khoán Frankfurt được trả mỗi năm một lần, khác với thị trường chứng khoán New York trả 6 tháng một lần. 1.6.6. Thị trường chứng khoán Paris (Bourse De Paris) Thị trường chứng khoán Paris ra đời từ Trung cổ. Năm 1138 đã có cầu hối đoái (Point de change – một chiếc cầu bắc qua sông Seine) nơi các nhà buôn gặp gỡ nhau để đổi chác kim khí quý và thực hiện các nghiệp vụ giao dịch chứng từ hối đoái. Năm 1304, vua Pháp đã ra một đạo dụ cho phép chính thức mở chợ, đến thế kỷ XVI trở thành chợ buôn bán các trái phiếu. Từ năm 1826 đến nay, chợ được họp trong lâu đài chứng khoán (Palais de Bourse). Ra đời sớm nhưng thị trường chứng khoán Pháp lại lạc hậu hơn thị trường chứng khoán các nước khác. Đến giữa thế kỷ 80, so sánh tổng giá trị cổ phiếu với GNP của các nước thì: Mỹ, Nhật, Anh chiếm 50%, Đức 31%, Pháp chỉ có 20%. So sánh tỷ trọng số chứng khoán lưu thông trên các thị trường chứng khoán lớn của thế giới: New York chiếm 50%, 18
- Tokyo 25%, Frankfurt và Paris mỗi thị trường chỉ chiếm từ 3 đến 5%. Suốt thập kỷ 80 tốc độ tăng trưởng của thị trường chứng khoán New York và Tokyo là 11 lần, Amsterdam 8 lần, Paris chỉ có 5,5 lần. Từ năm 1983, sau cải tổ thị trường chứng khoán Paris đã thay đổi căn bản nên mới có tốc độ tăng trưởng cao hơn Anh một chút. Do chính phủ Pháp tiến hành một loạt cải cách về luật pháp, nên số lượng cổ phiếu, trái phiếu được phát hành năm 1983 đã tăng từ 4,5 lần đến 5,6 lần so với năm 1976. Do thắng lợi của cải tổ, nền kinh tế Pháp đã tăng nhanh, lạm phát giảm, đồng Franc ổn định, thị trường chứng khoán Paris phát triển nhanh, đứng hàng thứ tư thế giới sau New York, Tokyo và London, trở thành một đối thủ cạnh tranh mới của thị trường chứng khoán thế giới. 1.6.7. Thị trường chứng khoán Đài Loan Thị trường chứng khoán ở Đài Loan bắt đầu hình thành từ khi Đài Loan thực hiện chương trình “ruộng đất về tay người cày” năm 1953. Chính phủ mua lại phần lớn ruộng đất của địa chủ, bán chịu cho dân cày với giá rẻ. Việc thanh toán tiền mua ruộng không bằng tiền mặt mà bằng tín phiếu Chính phủ. Những tín phiếu và cổ phần của 4 công ty Nhà nước đã được phân bố rộng rãi nhằm đền bù cho những phần đất rộng lớn mà Chính phủ đã mua. Do vậy sự kiềm chế thị trường của các công ty môi giới được cởi bỏ và việc buôn bán chứng khoán và cổ phiếu được hình thành. Nền kinh tế Đài Loan tiếp tục phát triển mạnh vào những năm 50, Đài Loan thấy cần thiết phải thành lập một thị trường chứng khoán nhằm huy động các nguồn tiết kiệm trong nước phục vụ cho sản xuất. Ban giao dịch chứng khoán được thành lập vào năm 1960 nhằm kiềm chế và kiểm soát toàn bộ sự phát hành và giao dịch chứng khoán tại Đài Loan. Một năm sau đó, ban giao dịch chứng khoán được thành lập và vào năm 1962 bắt đầu hoạt động kinh doanh. Vào năm 1968 khi bộ luật về trao đổi chứng khoán được công bố thì những quy chế cơ bản cho giao dịch chứng khoán được đưa ra. Cấu trúc của thị trường chứng khoán ở Đài Loan dựa trên các cơ sở sau: - Uỷ ban giao dịch chứng khoán dưới sự quản lý của Bộ tài chính. Uỷ ban giao dịch chứng khoán (SEC) là tổ chức thuộc Chính phủ được thành lập nhằm giám sát và kiểm tra thị trường chứng khoán. - Sở giao dịch chứng khoán Đài Loan. Sở giao dịch chứng khoán (TSE) là thị trường trao đổi chứng khoán duy nhất ở Đài Loan, nó được tổ chức do sự hợp tác về vốn 700 triệu đô la Đài Loan (25 triệu USD) trong đó các ngân hàng và xí nghiệp Chính phủ chiếm 39%, phần còn lại 61% thuộc về các tổ chức tài chính tư nhân và xí nghiệp khác. - Các công ty bảo hiểm chứng khoán: Là những tổ chức trợ giúp vốn Đài Loan cho các công ty. Đến cuối năm 1990 đã có 60 tổ chức bảo hiểm chứng khoán. 19
- - Các nhà kinh doanh và môi giới chứng khoán: Đến cuối năm 1990 có hơn 370 nhà môi giới và 50 nhà kinh doanh chứng khoán. - Các tổ chức tài chính chứng khoán: Họ hoạt động nhằm cung cấp các dịch vụ khác nhau về nghiệp vụ chênh lệch giá. - Các công ty tiền gửi chứng khoán. - Các công ty tư vấn đầu tư chứng khoán. Để mở rộng khả năng đầu tư của các công dân ra nước ngoài, Uỷ ban giao dịch chứng khoán đã khuyếnh khích các tờ rớt đầu tư chứng khoán tăng nguồn vốn bản tệ để đầu tư cho các chứng khoán quốc tế. + Cho phép thành lập các chi nhánh của các công ty đầu tư chứng khoán quốc tế. Các chi nhánh của công ty này sẽ cung cấp những dịch vụ cho các công dân Đài Loan muốn đầu tư vào các chứng khoán quốc tế. + Đầu tư nước ngoài vào thị trường chứng khoán Đài Loan. Kế hoạch của Chính phủ là mở rộng thị trường cho các nhà đầu tư nướcngoài theo từng bước như sau: Đầu tư không trực tiếp thông qua mua các chứng từ có giá trị sinh lời được phát hành bới các quỹ đầu tư quốc tế. Năm 1983, quỹ của Đài Loan được thành lập với sự liên doanh của 16 tổ chức tài chính nước ngoài và Đài Loan: Formosa Taipei và quỹ Đài Loan được phép hoạt động. Đầu tư trực tiếp vào thị trường bằng cách cho phép các tổ chức đầu tư nước ngoài hoạt động. Đầu tư trực tiếp vào các chứng khoán bởi những Hoa kiều và cá nhân người nước ngoài. Thị trường chứng khoán ở Đài Loan đã được mở rộng một cách nhanh chóng trong những năm gần đây. Sự phân chia thị trường còn nhỏ hẹp và lịch sử còn ngắn ngủi nên thị trường chứng khoán Đài Loan chưa thể là một thị trường hoàn hảo. 20
- Câu hỏi ôn tập: 1. Trình bày vị trí, chức năng của thị trường chứng khoán? 2. Người ta phân loại thị trường chứng khoán dựa trên những căn cứ nào? và cách phân loại như thế nào? 3. Trình bày các nguyên tắc hoạt động của thị trường chứng khoán? 21
- Chương 2 chứng khoán và phát hành chứng khoán 2.1. khái niệm Chứng khoán là chứng chỉ hoặc bút toán ghi số xác nhận các quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu chứng khoán đối với tài sản hoặc vốn của chủ thể phát hành. Chứng khoán có các đặc điểm cơ bản sau: - Tính thanh khoản (tính lỏng – Liquidity): Tính thanh khoản của chứng khoán là khả năng chuyển đổi chứng khoán thành tiền mặt. Việc chuyển đổi này được thực hiện trên thị trường chứng khoán. - Tính rủi ro: Rủi ro của chứng khoán là rủi ro liên quan đến hoạt động của tổ chức phát hành chứng khoán. Tổ chức phát hành chứng khoán hoạt động không có hiệu quả thì giá cả của chứng khoán do họ phát hành sẽ giảm giá trên thị trường chứng khoán. - Khả năng sinh lời: Chứng khoán là tài sản mà người sở hữu nó có thu nhập trong tương lai theo lợi tức hàng năm, đồng thời cũng có thu nhập khi giá chứng khoán trên thị trường tăng lên. 2.2. Phân loại chứng khoán Tuỳ theo cách lựa chọn các tiêu thức mà người ta phân loại chứng khoán. 2.2.1. Phân loại theo nội dung kinh tế Theo cách này, người ta chia ra chứng khoán nợ (các loại trái phiếu), chứng khoán vốn (các loại cổ phiếu), chứng khoán phái sinh (các loại chứng khoán có nguồn gốc chứng khoán). 2.2.1.1. Chứng khoán nợ: Là chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ xác nhận quyền chủ nợ của người sở hữu trái phiếu đối với người phát hành về số tiền ghi theo chứng khoán đó. Người phát hành trái phiếu cam kết ghi trên trái phiếu sau một thời gian nhất định sẽ trả cho người nắm giữ trái phiếu số tiền vốn và lãi theo lãi suất ghi trên trái phiếu. Trái phiếu có đặc điểm: lãi suất cố định có kỳ hạn trả vốn và lợi tức, rủi ro thấp. 22
- Căn cứ vào chủ thể phát hành người ta chia trái phiếu làm 2 loại: - Trái phiếu Chính phủ: do Chính phủ Trung ương phát hành hoặc trái phiếu do chính quyền địa phương phát hành. Trái phiếu do Chính phủ Trung ương phát hành có loại ngắn hạn dưới một năm được gọi là tín phiếu kho bạc. - Trái phiếu công ty: do các công ty phát hành để huy động vốn dài hạn. Trái phiếu công ty cũng có nhiều loại như trái phiếu có thu nhập ổn định; trái phiếu thu nhập là loại trái phiếu chỉ được trả lãi khi công ty có lãi; trái phiếu có thể chuyển đổi thành cổ phiếu; v.v 2.2.1.2. Chứng khoán vốn Chứng khoán vốn là chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu số vốn đã đầu tư cho công ty, được biểu hiện dưới hình thức cổ phiếu. Cổ phiếu là chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ xác nhận quyền sở hữu cổ phiếu trong công ty. Người sở hữu cổ phiếu gọi là cổ đông. Có hai loại cổ phiếu chính, là cổ phiếu phổ thông và cổ phiếu ưu đãi; chủ sở hữu tương ứng là cổ đông phổ thông và cổ đông ưu đãi. Cả 2 loại cổ phiếu đều có thời hạn là góp vốn vĩnh viễn cho công ty. Hay chính xác hơn là cho đến khi công ty không tồn tại. Cổ đông phổ thông có quyền: - Hưởng cổ tức theo tỷ lệ góp vốn và theo kết quả kinh doanh của công ty. - Được mua cổ phiếu mới khi công ty phát hành thêm cổ phiếu. - Có quyền bỏ phiếu bầu các chức vụ quan trọng trong công ty. - Được quyền tiếp nhận thông tin về công ty. Cổ đông ưu đãi có quyền: - Được hưởng cổ tức cố định không phụ thuộc kết quả kinh doanh. - Được hoàn vốn trước nếu công ty phá sản. 2.2.1.3. Chứng khoán phái sinh (Derivative Securities) Chứng khoán phái sinh là các chứng khoán có nguồn gốc từ các chứng khoán gốc (từ Hán – Việt: phái sinh là bắt nguồn – Derivative) Chứng khoán phái sinh gồm: quyền mua trước, hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai. - Quyền mua trước: là một quyền ưu đãi, cho phép người sở hữu những cổ phiếu đang lưu hành được mua một số cổ phiếu phát hành bổ sung, với giá thấp hơn giá chào bán ra công chúng. Các quyền này cũng là những công cụ chuyển nhượng được. - Chứng quyền: là loại chứng khoán được phát hành cùng với trái phiếu hoặc cổ phiếu ưu đãi, cho phép người sở hữu chứng khoán được quyền mua một số cổ phiếu phổ thông theo mức giá đã được xác định trước. 23
- - Hợp đồng kỳ hạn: là hợp đồng giữa người mua và người bán thoả thuận giao dịch chứng khoán tại một thời điểm trong tương lai, do hai bên mua và bán trực tiếp thực hiện với khối lượng và giá cả đã xác định. - Hợp đồng tương lai (Future Contract): là một thoả thuận mua, bán chứng khoán trong một thời điểm trong tương lai với mức giá xác định. Hợp đồngnày khác với hợp đồng kỳ hạn ở chỗ, có một Sở giao dịch tổ chức thực hiện. - Quyền chọn: Hợp đồng quyền chọn là hợp đồng cho phép người nắm giữ nó được mua (nếu là quyền chọn mua) hoặc được bán (nếu là quyền chọn bán), một khối lượng chứng khóan cơ sở tại một mức giá xác định, trong một thời gian nhất định. Trong hợp đồng quyền chọn, người bán quyền trao cho người mua quyền, để lấy một khoản tiền gọi là phí quyền chọn hay giá quyền chọn. Những nhân tố ảnh hưởng đến giá quyền chọn là: + Giá thị trường của chứng khoán cơ sở. + Giá thực hiện. + Thời gian cho tới khi đến hạn. + Lãi suất ngắn hạn phi rủi ro trong thời hạn tồn tại của quyển. + Lãi suất Coupon. + Mức dao động dự đoán của các mức lãi suất trong thời hạn của quyền. Hợp đồng quyền chọn gồm có quyền chọn bán, quyền chọn mua. Quyền chọn bán Một nhà đầu tư sở hữu 100 cổ phiếu STC váo tháng 2. Giá hiện tại là 120 USD/cổ phiếu. Sợ rằng giá cổ phiếu này sẽ giảm, nên nhà đầu tư mua quyền chọn bán vào tháng 4 tại Sở giao dịch chứng khoán với giá thực hiện quyền chọn là 115 USD/cổ phiéu. Phí quyền chọn được niêm yết là 4 USD/1 quyền. Tại ngày đến hạn có tình hình như sau: Giá hiện hành chứng khoán STC 95 100 115 120 130 - Trị giá theo giá hiện hành 9.500 10.000 11.500 12.000 13.000 _ LãI (+), lỗ (-) - 2.400 - 1.900 - 400 + 100 + 1.100 Nếu giá cổ phiếu STC xuống dưới mức 115 USD/cổ phiếu, nhà đầu tư vẫn có quyền bán với giá 115USD/cổ phiếu để thu 11.500. Nếu giá tăng hơn 115 USD/cổ phiếu thì nhà đầu tư có thể không thực hiện quyền, chịu mất phí chọn quyền. 24
- Quyền chọn mua Một người muốn đầu tư 12.000 USD vào cổ phiếu HBD trong tháng 3. Giá hiện tại cổ phiếu này là 120 USD/cổ phiếu. Giá quyền chọn một cổ phiếu này vào tháng 5 được yết là 130 USD/cổ phiếu. Phí quyền chọn là 5 USD/1 quyền. Nhà đầu tư sẽ lựa chọn: a. Mua 100 cổ phiếu HBD: 120 USD x 100 = 12.000 USD. b. Đầu tư 12.000 USD vào mua quyền chọn - Mua 2.400 quyền chọn: 5 USD x 2.400 = 12.000 USD - Giá thực thi quyền chọn 130 USD/1 quyền - Ngày đến hạn: 30 tháng 5 Tại ngày đến hạn có tình hình như sau: Giá hiện hành chứng khoán HBD 110 120 130 140 150 2.400 x (-20) 2.400 x (-10) 2.400 x 10 = 2.400 x 20 = Chênh lệch 0 = - 48.000 = - 24.000 24.000 48.000 Tới ngày đến hạn nếu giá cổ phiếu HBD là 140 USD/cổ phiếu thì nhà đầu tư có lợi nhuận 2.400 USD, bởi vì ông ta được mua cổ phiếu này với giá 130 USD/cổ phiếu. Giả sử 30 tháng 5 giá hiện hành cổ phiếu này là 120 USD/cổ phiếu thì ông ta tổn thất lớn. Nếu không thực hiện quyền thì mất phí đã mua quyền chọn 12.000 USD. Phân biệt chứng khoán nợ (trái phiếu) và chứng khoán vốn (cổ phiếu) TráI phiếu Cổ phiếu - Là chứng chỉ xác nhận quyền chủ nợ của - Là chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu vốn người sở hữu (cũng là giấy nhận nợ của (là chứng chỉ góp vốn) nên gọi là chứng người phát hành) nên gọi là chứng khoán nợ. khoán vốn. - Người mua là trái chủ (chủ nợ) của công - Người mua là cổ đông; làm chủ một phần ty. công ty. - Không được tham gia ứng cử, bầu cử. - Được quyền ứng cử, bầu cử. - Được rút vốn khi đến hạn. - Không được rút vốn. - Lợi tức không đổi; cố định theo tỷ lệ vốn. - Lợi tức thay đổi theo kết quả kinh doanh - Rủi ro thấp. - Rủi ro cao 25
- 2.2.2. Phân loại theo hình thức chứng khoán Theo cách này, người ta chia ra chứng khoán ghi danh và chứng khoán vô danh (không ghi tên). - Chứng khoán ghi danh (ghi tên) là chứng khoán ghi tên người chủ sở hữu trên mặt tờ chứng khoán, những thông tin cần thiết của người sở hữu cũng được ghi trên bìa chứng khoán. Loại chứng khoán này khi chuyển nhượng phải tuân theo một số thủ tục chuyển nhượng. - Chứng khoán vô danh là chứng khoán không ghi tên chủ sở hữu. Loại chứng khoán này khi chuyển nhượng không cần thủ tục, mà chuyển nhượng, mua bán chỉ là việc trao tay đơn giản. 2.2.3. Phân loại chứng khoán theo thu nhập Chứng khoán được chia ra: Chứng khoán có thu nhập cố định; chứng khoán có thu nhập biến đổi; chứng khoán hỗn hợp. - Chứng khoán có thu nhập cố định: lợi tức được trả theo định kỳ, quý, 6 tháng hoặc 1 năm. Mức lợi tức được tính căn cứ vào lãi suất ghi trên chứng khoán và mệnh giá chứng khoán. Loại chứng khoán này có mức rủi ro thấp. Kỳ hạn của chứng khoán có thu nhập cố định là rất khác nhau. Thông thường trái phiếu kho bạc là ngắn hạn (dưới 1 năm); trái phiếu là trung hạn và dài hạn (trên 1 năm đến 30 năm); cổ phiếu ưu đãi là vô thời hạn. Chứng khoán có thu nhập cố định gồm: + Trái phiếu Chính phủ. + Trái phiếu địa phương. + Trái phiếu công ty. + Trái phiếu ngân hàng và trái phiếu quỹ tiết kiệm. + Tín phiếu kho bạc Nhà nước. - Chứng khoán có thu nhập biến đổi: loại chứng khoán được hưởng lợi tức tuỳ theo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. Chứng khoán có thu nhập biến đổi gồm: + Cổ phiếu phổ thông: cổ phiếu phổ thông được trả lợi tức theo tỷ lệ góp vốn và kết quả kinh doanh của công ty. + Chứng chỉ quỹ đầu tư: là giấy xác nhận quyền sở hữu vốn cổ phần trong quỹ đầu tư chứng khoán. - Chứng khoán hỗn hợp: Chứng khoán hỗn hợp gồm: 26
- + Trái phiếu có quyền mua cổ phiếu: loại trái phiếu này, ngoài lợi tức cố định được nhận, người sở hữu chúng còn có quyền mua một lượng cổ phiếu nhất định của công ty phát hành, tức là có một “chứng chỉ quyền mua cổ phiếu”. Chứng chỉ này thuộc loại “chứng khoán phái sinh”. + Trái phiếu có khả năng chuyển đổi: loại trái phiếu này, ngoài việc hưởng lợi tức cố định, người sở hữu trái phiếu còn được chuyển trái phiếu này thành cổ phiếu trong một thời hạn nhất định với những điều kiện xác định. + Trái phiếu có thu nhập bổ sung: loại trái phiếu này, ngoài số lợi tức cố định còn được hưởng khoản loại tức bổ sung theo sự tăng trưởng cổ tức của các cổ đông. 2.3. Giá chứng khoán 2.3.1- Mệnh giá (Face Value) Số tiền ghi trên chứng khoán gọi là mệnh giá. Mệnh giá chứng khoán chỉ có giá trị danh nghĩa. Đối với cổ phiếu phổ thông, mệnh giá là căn cứ để xác định các quyền (như ở mục 2). Đối với trái phiếu chiết khấu khống, thì người mua trái phiếu lần đầu chỉ bỏ ra một số tiền thấp hơn mệnh giá rất nhiều. 2.3.2. Giá bán lần đầu trái phiếu chiết khấu khống Giá bán này (tức là giá mua của trái chủ) thấp hơn mệnh giá rất nhiều; được xác định bằng công thức: F P = (1 + i)n Trong đó: P: Giá bán F: Mệnh giá i: Lãi suất n: Kỳ hạn trái phiếu Công thức này được chứng minh như sau: Nếu có một khoản vốn là P đem đầu tư với lãi suất là i (%) năm, thì - Cuối năm thu thứ nhất lãi là iP gốc cộng (+) lãi là P + iP - Cuối năm thứ hai lãi là ( P + iP)i gốc cộng (+) lãi là P + iP + ( P + iP)i = P (1 + i) 2 27
- - Năm thứ ba lãi là iP (1+i) 2 Gốc cộng (+) lãi là P (1+i) 2 + iP (1+i) n = iP (1+i) 3 - Cuối năm n gốc cộng (+) lãi = P (1+i) n Tức là F = P (1+i) n F P = (1 + i)n Ví dụ: Một trái phiếu chiết khấu khống có mệnh giá 10.000.000đ kỳ hạn 2 năm lãi suất 12%/năm; người mua phải trả tiền mua trái phiếu này là: 10.000.000 = 7.971.938đ (1 + 0,12)2 2.3.3. Giá bán cổ phiếu phát hành lần đầu Khi phát hành chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO – Initial public Offering), tổ chức bảo lãnh phát hành chứng khoán phảI căn cứ vào các bản cáo bạch của tổ chức phát hành chứng khoán để xác định giá bán cổ phiếu (POP). Giá của chứng khoán chào bán được tính toán bằng cách lấy giá trị của công ti chia (:) cho số cổ phiếu chào bán ra công chúng Giá chào bán ra công chúng (POP) thực tế có thể khác với khung giá định ra sơ bộ trong bản cáo bạch, tuỳ theo mức độ quan tâm của các nhà đầu tư để tăng hoặc giảm giá (POP) này. 2.3.4. Thư giá (Book value) Thư giá là giá ghi trên sổ sách kế toán. Thư giá phản ánh tình trạng vốn cổ phần và tình trạng tài chính của công ty trong một thời kỳ nhất định. Ví dụ: Một công ty trước đây phát hành 100.000 cổ phiếu mệnh giá 30.000đ/1 cổ phiếu. Nay quyết định phát hành thêm 10.000 cổ phiếu nữa với mệnh giá như trước; nhưng giá bán cổ phiếu trên thị trường là 50.000đ/1 cổ phiếu. Tích luỹ của công ty từ đầu đến nay là 900.000.000đ. Trên sổ sách phản ánh như sau: a. Vốn cổ phần theo mệnh giá 30.000đ x 110.000 = 3.300.000.000đ (100.000 cổ phiếu cũ + 10.000 cổ phiếu mới) b. Vốn thặng dư (50.000đ - 30.000đ) x 10.000 = 200.000.000đ c. Tích luỹ = 900.000.000đ 28
- d. Tổng cộng = 4.400.000.000đ e. Thư giá 4.400.000.000đ = 40.000đ/1 cổ phiếu 110.000 2.3.5 Thị giá Thị giá chứng khoán là giá cả được xác định trên thị trường, chủ yếu là giá cả trên Sở giao dịch (hoặc Trung tâm giao dịch) chứng khoán. Giá cả trên thị trường rất khác với các loại giá nêu trên. Giá cả chứng khoán được hình thành do kết quả khớp lệnh. Tức là cung, cầu gặp nhau. Nói cách khác là sự gặp nhau về giá từng loại chứng khoán và số lượng từng loại của người đặt mua và người chào bán. Giá đặt mua và giá chào bán phụ thuộc vào nhiều yếu tố. - Đối với cổ phiếu: Giá chào bán và đặt mua phụ thuộc vào tình hình tài chính hiện tại và tương lai của công ty đã phát hành cổ phiếu đó. + Giá cổ phiếu ưu đãi được hình thành theo công thức: Dp P = b Kp Trong đó: - Pb: Là thị giá - Dp: Là cổ tức cổ phiếu - Kp: Là lãi suất thị trường. + Giá cổ phiếu phổ thông được hình thành theo công thức của mô hình DCF (Discounted Cash Flow), ta có: D D D P P 1 2 t t 0 1 K 1 K 2 1 K t 1 K t Trong đó: - P 0 : là giá cổ phiếu đang xét - Dt: là cổ tức mong đợi cuối năm t - P t : là giá trị cổ phiếu năm t - K: là lãi suất thị trường - Đối với trái phiếu: Giá cả phụ thuộc vào lãi suất tín dụng trên thị trường tiền tệ và lãi suất trái phiếu. 29
- Thị giá trái phiếu được tính theo công thức: m P = F r Trong đó: P: Thị giá F: Mệnh giá m: Lãi suất trái phiếu r: Lãi suất thị trường Ví dụ: Một trái phiếu có mệnh giá 1.000.000đ, lãi suất trái phiếu 9%/1 năm, lãi suất thị trường hiện tại 12%/1 năm. Thị giá trái phiếu là: 9 P = 1.000.000 x = 750.000 12 Như vậy lãi suất tín dụng trên thị trường tiền tệ tăng thì thị giá trái phiếu giảm và ngược lại. Nói cách khác, thị giá trái phiếu tỷ lệ thuận với lãi suất trái phiếu, tỷ lệ nghịch với lãi suất tín dụng hiện tại trên thị trường tiền tệ. 2.4. Các phương thức phát hành chứng khoán Các phương thức phát hành được phân theo các tiêu thức khác nhau. 2.4.1. Phân loại theo đợt phát hành Người ta chia ra phát hành lần đầu và phát hành các đợt tiếp theo. - Phát hành lần đầu là việc tổ chức phát hành chứng khoán với số lượng lớn và là đợt quan trọng nhất, sau khi chứng khoán và chủ thể phát hành đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định của Uỷ ban chứng khoán Nhà nước. - Phát hành các đợt tiếp theo là nhằm mục đích tăng thêm vốn của tổ chức phát hành. 2.4 2- Phân loại theo loại đối tượng mua, bán chứng khoán Theo cách này người ta đưa ra phát hành riêng lẻ (mang tính nội bộ) và phát hành ra công chúng (chào bán công khai). a. Phát hành riêng lẻ: Là việc phát hành trong đó chứng khoán được bán trong phạm vi một số người nhất định (thông thường là các nhà đàu tư có tổ chứcc) với những điều kiện hạn chế và khối lượng đạt một mức nhất định. Chứng khoán phát hành dưới hình thức này không được niêm yết, không giao dịch trên thị trường. Phải chọn phương thức phát hành riêng lẻ vì: 30
- + Công ty không đủ tiêu chuẩn phát hành ra công chúng. + Công ty phát hành cổ phiếu nhằm duy trì các mối quan hệ trong kinh doanh. + Phát hành cho công nhân viên chức của Công ty. b. Phát hành chứng khoán ra công chúng: Là phương thức phát hành quan trọng, trong đó chứng khoán được phát hành cho một số lượng lớn các nhà đầu tư nhất định, đồng thời phải đảm bảo một tỷ lệ cho các nhà đầu tư nhỏ. Ngoài ra tổng khối lượng phải đạt một tỷ lệ quy định. Việc phát hành chứng khoán ra công chúng phải được đăng ký và được Uỷ ban chứng khoán Nhà nước cho phép. Các chứng khoán phát hành ra công chúng là chứng khoán đủ tiêu chuẩn giao dịch trên thị trường sơ cấp, thị trường thứ cấp. Nội dung này sẽ được nghiên cứu kỹ tại mục 2.5. 2.5. phát hành chứng khoán 2.5.1. Khái niệm Phát hành chứng khoán là quá trình trong đó chứng khoán được bán rộng rãi cho các nhà đầu tư; khối lượng phát hành phải đạt mức nhất định. Sau khi phát hành chứng khoán ra công chúng, công ty phát hành trở thành Công ty đại chúng. Việc phát hành chứng khoán ra công chúng với sự bảo lãnh của tổ chức bảo lãnh có uy tín, sẽ đảm bảo cho việc huy động vốn của công ty được thành công. Đối với cổ phiếu, phát hành lần đầu ra công chúng ( IPO – Initial Public Offering) nhằm tăng vốn thì đó là IPO sơ cấp, còn khi cổ phần được bán lần đầu từ số cổ phiếu hiện hữu, thì đó là IPO thứ cấp. Đối với trái phiếu thì chỉ có một phương thức là chào bán sơ cấp. Phát hành chứng khoán ra công chúng là tạo “hàng hoá” (hàng hoá cao cấp) cho thị trường chứng khoán (thị trường hiện đại). Vì vậy, cần phải có các điều kiện, các tiêu chuẩn nghiêm ngặt dựa trên các chỉ tiêu nhất định, gồm các chỉ tiêu định lượng (quy mô Công ty, vốn, tính liên tục trong hoạt động kinh doanh ) và các chỉ tiêu định tính (trình độ và kinh nghiệm của Ban lãnh đạo, cơ cấu tổ chức, phương án khả thi về sử dụng vốn ). Tại Việt nam, luật chứng khoán quy định việc phát hành chứng khoán phải tuân thủ các quy định về “chào bán chứng khoán ra công chúng”; việc chào bán này được thực hiện theo một trong các phương thức sau: - Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, kể cả internet. - Chào bán chứng khoán cho từ 100 nhà đầu tư trở nên không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp. 31
- - Chào bán cho một số đối tượng nhà đầu tư không xác định. Chứng khoán phát hành ra công chúng có thể dưới dạng chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ. Mệnh giá cổ phiếu chứng chỉ quỹ đầu tư chứng khoán phát hành lần đầu ra công chúng là 10.000VND. Mệnh giá tối thiểu của trái phiếu phát hành ra công chúng là 100.000VND và bội số của 100.000VND. 2.5.2. Điều kiện phát hành và chào bán chứng khoán lần đầu Điều kiện phát hành và chào bán cổ phiếu ra công chúng Việc huy động vốn của công ty cổ phần thường được thực hiện bằng cách phát hành cổ phiếu, bán cổ phần cho các cổ đông. Đó là biện pháp huy động vốn đơn giản dễ dàng và thuận lợi hơn so với việc vay ngân hàng và vay mượn của dân chúng. Việc phát hành và chào bán cổ phiếu ra công chúng phải tuân theo các quy định của luật pháp. ở Việt nam phát hành và chào bán cổ phiếu phải có đủ các điều kiện sau đây: - Là Công ty cổ phần có mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký phát hành, tối thiểu 10 tỷ đồng Việt nam, tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán. - Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký phát hành phải có lãi. - Có phương án khả thi về sử dụng vốn thu được từ đợt phát hành cổ phiếu. - Có công ty chứng khoán tư vấn trong việc lập hồ sơ chào bán cổ phiếu. Đối với doanh nghiệp thành lập mới thuộc lĩnh vực cơ sở hạ tầng và lính vực công nghệ cao thì phải có các điều kiện: - Là doanh nghiệp làm chủ đầu tư thuộc đề án phát triển kinh tế xã hội của các Bộ, ngành, Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương. - Có dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt. - Có phương án sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán và có cam kết chịu trách nhiệm của hội đồng quản trị. - Có tổ chức bảo lãnh phát hành. - Có ngân hàng giám sát việc sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán. Điều kiện phát hành và chào bán trái phiếu ra công chúng Trong quá trình kinh doanh khi thiếu vốn, công ty có thể vay các tổ chức, cá nhân ngoài công ty bằng cách phát hành và chào bán những giấy vay nợ; đó là các loại trái phiếu. Mỗi trái phiếu là một bản cam kết của công ty đối với người nắm giữ trái phiếu; công ty cam kết sẽ trả lãi cho người cho vay đúng hạn đúng mệnh giá và trả đủ lãi hàng năm theo lãi suất đã ghi trên trái phiếu. Việc phát hành và cháo bán trái phiếu ra công chúng phải tuân theo các quy định của luật pháp. ở nước ta phát hành trái phiếu phải đủ các điều kiện sau: 32
- - Là Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp Nhà nước có mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký phát hành, tối thiểu 10 tỷ đồng Việt nam, tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán. - Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký phát hành phải có lãi. - Có phương án khả thi về sử dụng và trả nợ vốn thu đựoc từ đợt phát hành trái phiếu. - Có cam kết thực hiện nghĩa vụ của tổ chức phát hành đối với nhà đầu tư về điều kiện phát hành, thanh toán, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư. Điều kiện phát hành và chào bán chứng khoán phái sinh Theo luật Việt nam thì công ty cổ phần phát hành trái phiếu chuyển đổi, trái phiếu có kèm theo chứng quyền hoặc chứng quyền kèm theo cổ phiếu ưu đãi thì ngoài hai điều kiện đầu tiên về vốn điều lệ, về hoạt động có lãi 2 năm trước đó, phải có thêm điều kiện: - Có phương án phát hành, phương án sử dụng vốn, kế hoach phát hành số cổ phiếu cần thiết cho việc chuyển đổi. Phương án chuyển đổi bao gồm: + Điều kiện chuyển đổi + Thời hạn chuyển đổi + Tỷ lệ chuyển đổi + Phương pháp tính chuyển đổi được xác định ngay trong phương pháp phát hành Điều kiện phát hành và chào bán chứng chỉ Quỹ Đầu tư chứng khoán Quỹ đầu tư chứng khoán là những tổ chức đầu tư chuyên nghiệp, được các nhà đầu tư thành lập để thực hiện việc đầu tư chứng khoán và các loại hình đầu tư khác. Quỹ đầu tư tập hợp và thu hút vốn từ các nhà đầu tư. Quỹ đầu tư vừa đóng vai trò là tổ chức phát hành chứng khoán (chứng chỉ quỹ đầu tư) vừa đóng vai trò tổ chức đầu tư kinh doanh chứng khoán. Quỹ Đầu tư chứng khóan Việt nam gồm có: - Quỹ đại chúng: là quỹ đầu tư chứng khóan thực hiện phát hành và chào bán chứng chỉ quỹ ra công chúng. - Quỹ thành viên: là quỹ đầu tư chứng khóan có số thành viên tham gia góp vốn không vượt quá 30 thành viên và chỉ bao gồm thành viên pháp nhân. Việc phát hành và chào bán chứng chỉ quỹ đầu tư chứng khóan phải có các điều kiện sau: - Tổng giá trị chứng chỉ quỹ đăng ký chào bán tối thiểu là 50 tỷ đồng. - Có phương án phát hành và phương án đầu tư số vốn thu được từ đợt chào bán phù hợp với quy định của pháp luật. Thủ tục phát hành và chào bán chứng khoán ra công chúng: 33
- Việc phát hành và chào bán chứng khoán ra công chúng phải được phép của Uỷ ban chứng khoán Nhà nước. Vì vậy, phải tiến hành các bước sau: a. Nộp hồ sơ xin phép phát hành lên Uỷ ban chứng khoán Nhà nước. Hồ sơ chủ yếu gồm: - Giấy đăng ký chào bán chứngkhóan ra công chúng. - Bản cáo bạch - Điều lệ của tổ chức phát hành. - Quyết định của đại hội cổ đông thông qua phương án sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán. - Cam kết bảo lãnh phát hành. - Cam kết nghĩa vụ của tổ chức phát hành đối với nhà đầu tư (nếu là trái phiếu). - Hợp đồng giám sát giữa ngân hàng giám sát và công ty quản lý quỹ đầu tư (nếu phát hành chứng chỉ quỹ đầu tư) b. Công bố phát hành Sau khi được cấp giấy chứng nhận chào bán chứng khóan ra công chúng, tổ chức phát hành phải công bố bản thông báo phát hành trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tổ chức phát hành chứng khoán thực hiện chào bán cho nhiều đợt, phải có kế hoạch nêu rõ đối tượng, số lượng, thời gian từng đợt. c. Phân phối chứng khoán ra công chúng Việc phân phối chứng khoán ra công chúng phải thực hiện theo các quy định, theo điều kiện niêm yết cổ phiếu. Tổ chức phát hành, tổ chức bảo lãnh hoặc tổ chức đại lý phân phối phải đảm bảo thời hạn đăng ký mua chứng khoán cho nhà đầu tư tối thiểu là 20 ngày. Tổ chức phát hành phải hoàn tất việc phân phối chứng khoán trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày giấy chứng nhận chào bán có hiệu lực. Tiền mua chứng khóan phải được chuyển vào tài khoàn phong tỏa mở tại ngân hàng cho đến khi hoàn tất đợt chào bán 2.5.3. Niêm yết chứng khoán 2.5.3.1. Khái niệm Niêm yết chứng khoán là việc đưa các chứng khoán đủ tiêu chuẩn vào đăng ký và giao dịch tại thị trường tập trung, tức là tại Sở Giao dịch chứng khoán (hoặc Trung tâm Giao dịch chứng khoán). Luật pháp Việt nam quy định điều kiện niêm yết chứng khoán tại Sở Giao dịch chứng khoán và điều kiện niêm yết tại Trung tâm giao dịch chứng khoán có khác nhau. 34
- 2.5.3.2. Điều kiện niêm yết chứng khoán tại Sở giao dịch chứng khoán Theo luật chứng khoán Việt nam và theo nghị định 14CP ngày 19 tháng 01 năm 2007 của Chính phủ thì muốn được niêm yết chứng khoán phải có các điều kiện sau đây: Điều kiện niêm yết cổ phiếu - Là công ty cổ phần có mức vốn điều lệ đã góp tối thiểu thực có đến ngày xin phép niêm yết là 80 tỷ VND. - Hoạt động kinh doanh có lãi 2 năm liên tục liền trước năm đăng ký niêm yết và tình hình tài chính lành mạnh, không có các khoản nợ quá hạn chưa được dự phòng công khai mọi khoản nợ đối với công ty của thành viên Hội đồng quản trị, ban giám đốc, ban kiểm soát. - Các cổ đông thành viên Hội đồng quản trị, Ban Giám đốc, ban Kiểm soát của công ty phải cam kết nắm giữ 100% số cổ phiếu do các cổ đông này sở hữu trong thời gian 6 tháng kể từ ngày niêm yết, và 50% số cổ phiếu này trong thời gian 6 tháng tiếp theo, không tính số cổ phiếu thuộc sở hữu Nhà nước do các cá nhân trên đại diện nắm giữ. - Tối thiểu 20% vốn cổ phiếu có quyền biểu quyết của công ty do ít nhất 100 cổ đông nắm giữ. Điều kiện niêm yết trái phiếu - Là Công ty cổ phần, Công ty Nhà nước, Công ty Trách nhiệm hữu hạn, có vốn điều lệ đã góp tại thời điểm xin phép niêm yết từ 80 tỷ đồng trở lên tính theo trị giá trên sổ kế toán. - Hoạt động kinh doanh có 2 năm liên tục liền trước năm đăng ký niêm yết có lãi, tình hình tài chính lành mạnh, không có nợ quá hạn trên 1 năm và hoàn thành các nghĩa vụ tài chính với Nhà nước. - Có ít nhất 100 người sở hữu trái phiếu cùng 1 đợt phát hành. - Có hồ sơ đăng ký niêm yết trái phiếu. Điều kiện niêm yết Chứng chỉ Quỹ đại chúng hoặc cổ phiếu của công ty đầu tư chứng khoán đại chúng. - Là quỹ đóng có tổng giá trị Chứng chỉ (theo mệnh giá) phát hành tối thiểu 50 tỷ đồng hoặc công ty đầu tư chứng khoán có vốn điều lệ từ 50 tỷ đồng trở nên tính theo trị giá trên sổ kế toán. - Sáng lập viên và thành viên Ban đại diện quỹ đầu tư chứng khoán hoặc thành viên Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát, Ban Giám đốc, Kế toán trưởng của công ty đầu tư chứng khoán phải cam kết nắm giữ 100% số chứng chỉ quỹ hoặc cổ phiếu do mình sở hữu trong thời gian 6 tháng kể từ ngày niêm yết và 50% số chứng chỉ hoặc cổ phiếu này trong thời gian 6 tháng tiếp theo. 35
- - Có ít nhất 100 người sở hữu chứng chỉ quỹ của quỹ đại chúng hoặc ít nhất 100 cổ đông nắm giữ cổ phiếu của công ty đầu tư chứng khoán đại chúng. - Có hồ sơ đăng ký niêm yết hợp lệ. 2.5.3.3. Điều kiện niêm yết chứng khoán tại Trung tâm giao dịch chứng khoán Điều kiện niêm yết cổ phiếu - Là công ty cổ phần có vốn điều lệ tại thời điểm đăng ký niêm yết từ 10 tỷ đồng Việt nam trở lên tính theo trị giá ghi trên sổ kế toán. - Hoạt động của năm liền trước năm đăng ký niêm yết phải có lãi, không có nợ quá hạn trên 1 năm và hoàn thành các nghĩa vụ tài chính với Nhà nước. - Cổ phiếu có quyền biểu quyết của công ty do ít nhất 100 cổ đông nắm giữ. - Cổ đông là thành viên Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát, Ban Giám đốc và Kế toán trưởng của công ty phải cam kết nắm giữ 100% số cổ phiếu do mình sở hữu trong thời gian 6 tháng kể từ ngày niêm yết và 50% số cổ phiếu này trong thời gian 6 tháng tiếp theo, không tính số cổ phiếu thuộc sở hữu Nhà nước do các cá nhân trên đại diện nắm giữ. - Có hồ sơ đăng ký niêm yết cổ phiếu hợp lệ. Điều kiện niêm yết trái phiếu doanh nghiệp - Là công ty cổ phần trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp Nhà nước có vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký niêm yết từ 10 tỷ đồng Việt nam trở lên tính theo giá trị trên sổ kế toán. - Các trái phiếu của một đợt phát hành có cùng ngày đáo hạn. - Có hồ sơ đăng ký niêm yết trái phiếu hợp lệ 2.6. Lưu ký, đăng ký 2.6.1. Khái niệm Lưu ký chứng khoán là hoạt động lưu giữ, bảo quản chứng khoán của khách hàng và giúp khách hàng thực hiện các quyền của mình đối với chứng khoán lưu ký. Đăng ký chứng khoán là việc ghi nhận quyền sở hữu, các quyền khác và nghĩa vụ liên quan của người nắm giữ chứng khoán bằng một hệ thống thông tin lưu giữ trong các tài khoản lưu ký chứng khoán. Để thực hiện các quyền của mình đối với chứng khoán đang nắm giữ, nhà đầu tư phải thực hiện đăng ký tên mình trong danh sách người sỡ hữu chứng khoán của tổ chức phát hành. Người sở hữu chứng khoán cần cung cấp các thông tin cơ bản như: Tên, quốc tịch, địa chỉ, số chứng khoán nắm giữ, loại chứng khoán, mệnh giá, tổng số chứng khoán phát hành 36
- 2.6.2. Tổ chức lưu ký chứng khoán Chứng khoán niêm yết phải được lưu ký tại Trung tâm lưu ký chứng khoán của Sở Giao dịch chứng khoán. Trung tâm lưu ký chứng khoán dưới hình thức lưu ký tổng hợp. Các thành viên của Trung tâm lưu ký chứng khoán gồm các ngân hàng Thương mại Việt nam được cấp phép lưu ký và các công ty chứng khoán có giấy phép hoạt động môi giới hoặc tự doanh. Các thành viên lưu ký phải mở tài khoản lưu ký chứng khoán tại Sở giao dịch chứng khoán, Trung tâm lưu ký chứng khoán. 2.6.3. Các nguyên tắc hoạt động lưu ký chứng khoán - Mỗi khách hàng chỉ được mở tài khoản lưu ký tại 1 thành viên lưu ký. Khách hàng sẽ đặt lệnh giao dịch thông qua thành viên lưu ký. - Khách hàng trong nước chỉ được mở tài khoản lưu ký tại thành viên lưu ký trong nước. - Khách hàng nước ngoài phải mở tài khoản lưu ký tại thành viên chuyên trách lưu ký nước ngoài. - Thành viên lưu ký phải mở tài khoản lưu ký chứng khoán cho khách hàng tách biệt với tài khoản lưu ký chứng khoán của mình. - Các chứng khoán niêm yết tại Trung tâm Giao dịch chứng khoán phải được lưu ký tập trung tại Trung tâm Giao dịch chứng khoán. Trung tâm Giao dịch chứng khoán (Sở Giao dịch chứng khoán) mở và quản lý tài khoản lưu ký chứng khoán cho các thành viên để hạch toán và quản lý chứng khoán ký gửi cho thành viên. Phần chứng khoán thuộc sở hữu khách hàng của thành viên sẽ được hạch toán vào tài khoản giao dịch chứng khoán của khách hàng do Sở Giao dịch chứng khoán mở đứng tên thành viên. - Thành viên lưu ký chứng khoán, giao chứng khoán phải đảm bảo đủ chứng khoán trên tài khoản thanh toán bù trừ chứng khoán, phù hợp với các chứng từ thanht oán chứng khoán. 2.6.4. Các hình thức lưu ký chứng khoán Lưu ký chứng khoán có 2 hình thức là: Lưu ký đóng (lưu ký kín) và lưu ký mở 2.6.4.1. Lưu ký đóng: (lưu ký kín) Đây là hình thức cho thuê két an toàn để khách hàng lưu giữ và bảo quản chứng khoán. Tổ chức lưu giữ không có quyền biết những gì liên quan đến chứng khoàn được lưu gửi trong két. Hình thức này về bản chất chỉ là sự lưu giữ bảo quản chứng khoán cho khách hàng. 2.6.4.2. Lưu ký mở: Đây là hình thức lưu ký trong đó chứng khoán được trao cho tổ chức lưu giữ; tổ chức này không chỉ thực hiện chức năng bảo quản mà còn thực hiện cả chức năng điều hành chứng khoán theo sự uỷ thác của khách hàng. 37
- Căn cứ vào trách nhiệm và quyền hạn của tổ chức lưu ký trong việc điều hành chứng khoán lưu ký mở được chia ra: + Lưu ký biệt lập + Lưu ký hoán đổi + Lưu ký tổng hợp + Lưu ký tại tổ chức thứ ba + Lưu ký thế chấp + Lưu ký phong toả - Lưu ký biệt lập: Đây là hoạt động lưu ký trong đó chứng khoán của khách hàng độc lập với chứng khoán của tổ chức lưu ký. Tổ chức lưu ký chứng khoán có trách nhiệm lưu giữ chứng khoán cho từng khách hàng độc lập với chứng khoán của tổ chức lưu ký. Tổ chức lưu ký chứng khoán có trách nhiệm lưu giữ chứng khoán của từng loại khách hàng, theo từng chủng loại. Khi ngân hàng mua hộ chứng khoán cho một khách hàng và đưa vào lưu ký biệt lập theo hợp đồng mua bán với khách hàng, thì trong một tuần ngân hàng phải gửi cho khách hàng bảng danh mục chứng khoán đã mua và đưa vào lưu ký, trong đó ghi rõ chủng loại, mã số, giá trị tính theo mệnh giá và các loại tính khác. Bản danh mục này được coi là bằng chứng về quyền sở hữu chứng khoán đã được trao cho người mua. Tổ chức lưu ký cũng được phép đưa chứng khoán của khách hàng lưu ký biệt lập tại một tổ chức thứ ba mà không cần có uỷ quyền của khách hàng. Nghiệp vụ lưu ký biệt lập gồm nhiều công đoạn phức tạp nên chi phí lưu ký rất cao. - Lưu ký hoán đổi: Đây là hình thức lưu ký trong đó cho phép tổ chức lưu ký chứng khoán trả cho khách hàng của mình một số chứng khoán cùng chủng loại chứ không nhất thiết cùng mã số. Khác với lưu ký biệt lập, mỗi hình thức lưu ký chứng khoán hoán đổi, mỗi đọt giao dịch lưu ký (mỗi đợt) phải lập một Hội đồng riêng, quy định rõ hình thức lưu ký hoán đổi. - Lưu ký tổng hợp: Là hình thức lưu ký trong đó tổ chức lưu ký được phép tập hợp chung tất cả các loại lưu ký được phép chuyển nhượng tự do thuộc vùng chuyển khoản của nhiều chủ sở hưũ thành một khối lượng tổng hợp. Như vây, từng chủ sở hữu không có quyền đòi hỏi tổ chức lưu ký chuyển trả chính các tờ chứng khoán của mình, chỉ có quyền đòi hỏi chuyển trả số lượng tờ chứng khoán đã đưa vào lưu ký, hay số lượng với giá trị tính theo mệnh giá. Chứng khoán chỉ được phép đưa vào lưu ký chứng khoán tổng hợp khi văn bản uỷ quyền của khách hàng lưu ký. Lưu ký tổng hợp có ưu điểm là: 38
- + Khách hàng không phải tốn kém nhiều chi phí giao dịch và chi phí lưu ký do áp dụng hình thức chuyển khoản mà không cần chuyển chứng khoán về mặt cơ học. + Khách hàng lưu ký chỉ cần lập một hợp đồng uỷ thác lưu ký tổng hợp tại Trung tâm thanh toán bù trừ, thủ tục rất đơn giản. 2.6.5. Mở tài khoản lưu ký chứng khoán Tài khoản lưu ký chứng khoán dùng để hạch toán việc gửi, rút, chuyển nhượng chứng khoán; hạch toán việc giao, nhận chứng khoán. Khách hàng muốn giao dịch chứng khoán phải mở tài khoản chứng khoán tại thành viên lưu ký và chỉ được phép đặt lệnh thông qua thành viên lưu ký đó. Thành viên lưu ký có nghĩa vụ mở và quản lý tài khoản lưu ký chứng khoán cho mỗi khách hàng. 2.6.6. Quy trình lưu ký chứng khoán tại thị trường giao dịch chứng khoán ở Việt nam Quy trình lưu ký chứng khoán được thể hiện qua sơ đồ sau: Khách hàng (5) (2) (3) Tổ chức phát hành Thành viên lưu ký (6) (1) (4) (7) Trung tâm lưu ký CK (8) Các bước thực hiện: (1) Tổ chức phát hành làm thủ tục đăng ký, lưu ký. (2) Khách hàng ký gửi chứng khoán, hoặc giấy chứng nhận quyền sở hữu chứng khoán. (3) Thành viên hạch toán vào tài khoản lưu ký và thông báo cho khách hàng. (4) Thành viên ký gửi chứng khoán. (5) Thành viên lập danh sách khách hàng lưu ký chứng khoán ghi sổ, gửi danh sách này cho tổ chức phát hành. (6) Tổ chức phát hành đối chiếu danh sách khách hàng với danh sách cổ đông, gửi kết quả xác nhận cho thành viên. (7) Trung tâm hạch toán vào tài khoản lưu ký của thành viên và xác nhận với thành viên. 39
- (8) Tổ chức phát hành nộp danh sách cổ đông kèm theo thông báo về thành viên lưu ký mà khách hàng đã ký gửi chứng khoán. 2.7. Thông tin trên thị trường chứng khoán 2.7.1. Thông tin từ tổ chức niêm yết (Corporate disclosure), gồm: - Thông tin trên bản cáo bạch (ProSpectus) khi phát hành ra công chúng. - Thông tin định kỳ về tình hình hoạt động từng quý của công ty. - Thông tin bất thường. - Thông tin theo yêu cầu. 2.7.2. Thông tin từ Sở giao dịch chứng khoán: - Thông tin từ cơ quan quản lý thị trường: + Văn bản mới. + Đình chỉ hoặc cho phép giao dịch các loại chứng khoán. + Các chứng khoán bị kiểm soát, cảnh báo. + Hủy bỏ hoặc niêm yết trở lại. + Đình chỉ thành viên hoặc cho phép thành viên hoạt động. - Thông tin về tình hình thị trường + Thông tin giao dịch của 5 cổ phiếu hàng đầu. + Dao động giá hàng ngày. + Cổ phiếu đạt mức trần, mức sàn. - Thông tin diễn biến thị trường + Về giao dịch: Giá, khối lượng + Về chỉ số giá - Thông tin về tình hình các tổ chức niêm yết; các nhà đầu tư; các công ty thành viên 2.7.3. Thông tin từ các tổ chức kinh doanh dịch vụ chứng khoán gồm tình hình tài chính và các thông tin liên quan. 2.7.4. Thông tin về giao dịch chứng khoán gồm: Thông tin về từng loại cổ phiếu theo các chỉ tiêu sau đây: - Giá cao nhất, thấp nhất 52 tuần qua từng loại cổ phiếu. - Cổ tức mà tổ chức phát hành trả gần đây (div). - Tỷ suất lợi tức năm gần nhất (Yield): Cách tính: lấy cổ tức chia cho cổ phiếu. - Hệ số PE (Price Earning Ratio): tức là tỷ lệ giữa giá cổ phiếu hiện tại so với thu nhập trên một cổ phiếu so với năm gần nhất. 40
- - Doanh số bán trong ngày theo đơn vị lô chẵn. - Giá cao nhất, thấp nhất trong ngày. - Mức thay đổi giá đóng cửa ngày thông báo so với hôm trước (Net change) 2.8. Rủi ro chứng khoán ở đầu chương này, chúng ta đã đề cập đến đặc điểm của chứng khoán là có tính rủi ro. Rủi ro chứng khoán sảy ra ngoài dự kiến, bao gồm nhiều loại rủi ro không thuộc tầm kiểm soát của công ty gọi là rủi ro hệ thống và rủi ro nội tại gọi là rủi ro không hệ thống. 2.8.1 Rủi ro hệ thống a) Rủi ro thị trường: Rủi ro này xảy ra là do sự thay đổi mức sinh lời do đánh giá và ra quyết định của các nhà đầu tư, do đó giá chứng khoán trên thị trường có thể biến động mạnh mặc dù thu nhập của công ty không có biến động. Các nhà đầu tư thường quyết định bán chứng khoán dựa theo tình hình kinh tế, chính trị, xã hội hoặc các yếu tố tâm lý thị trường. b) Rủi ro lãi suất Lãi suất thị trường thay đổi, ảnh hưởng đến giá chứng khoán. Ví dụ: Một trái phiếu 15 năm, mệnh giá 10.000 đ, tỷ lệ coupon rate là 15%, trả lãi mỗi năm một lần. Nếu lãi suất thị trường sau một năm tăng lên 20% thì trị giá trái phiếu là 15 1.500 10 .000 Pb t 15 7.662 t 1 (1 0,20 ) (1 0,20 ) c) Rủi ro sức mua Rủi ro sức mua do lạm phát gây ra. Nếu lạm phát thực tế cao đến một mức độ nào đó thì giá chứng khoán bị ảnh hưởng trực tiếp 2.8.2. Rủi ro không hệ thống Rủi ro không hệ thống gắn liền với một ngành hoặc một công ty nào đó do môi trường kinh doanh, do tình trạng tài chính công ty. 2.8.3. Đánh giá rủi ro và mức sinh lời kì vọng. a) Tỷ suất sinh lời mong đợi của danh mục đầu tư. Danh mục đầu tư là một nhóm tài sản (chứng khoán) nhà đầu tư nắm giữ Tỷ suất sinh lời mong đợi tổng thể là tỷ suất bình quân gia quyền các chứng khoán được đầu tư được tính theo công thức: n KTKTKTKTK Rp1 R1 2 R 2 n Rn t iR n t 1 41
- Trong đó K là tỷ suất sinh lời mong đợi của các cổ phiếu riêng lẻ. T là tỷ trọng đầu tư Ri i cổ phiếu i. Trong tổng số n cổ phiếu, Ti luôn =1. Ví dụ: Một nhà đầu tư, bỏ một khoản vốn vào cổ phiếu 4 công ty: Công ty K R (%) T A 15% 0,2 B 18% 0,3 C 10% 0,1 D 20% 0,4 K Rp =0,2 x 15% + 0,3 x 18% + 0,1 x 10% + 0,4 x 20% = 16,5% b) Đo lường rủi ro cổ phiếu. Độ lệch chuẩn được dùng để đo lường rủi ro cổ phiếu. Độ lệch chuẩn của một đại lượng ngẫu nhiên đo lường độ phân tán hay biến động xung quanh giá trị kỳ vọng Độ lệch chuẩn là căn bậc 2 của phương sai được ký hiệu bằng (sigma). Trong lý thuyết xác suất và toán thống kê khái niệm phương sai được hiểu như sau: Phương sai của biến ngẫu nhiên X, ký hiệu là V(x) là kỳ vọng toán của bình phương sai lệch của biến ngẫu nhiên, so với kỳ vọng toán của nó. Trong phân tích chứng khoán, chúng ta có thể đơn giản hoá kháI niệm phương sai như sau: -Phương sai là tổng các bình phương trung bình của độ chênh lệch giữa mức sinh lời thực tế và với mức sinh lời bình quân. Công thức tính độ lệch chuẩn: n 2 ()Ki K R p i t 1 K i là tỷ suất sinh lời năm thứ i Pi là xác suất tương ứng K R là tỷ suất sinh lời dự kiến 42
- Như vậy có thể nói độ lệch chuẩn là căn bậc hai của phương sai (Variance). Độ lệch chuẩn càng lớn thì rủi ro cổ phiếu càng cao. VD: có 2 cổ phiếu A và B Phương sai và độ lệch chuẩn của tỷ suất sinh lời cổ phiếu A Tình trạng nền Xác suất Tỷ suất sinh p.K KK ()KK 2 p() K K 2 kinh tế (p) lời (K) R R R - Hưng thịnh 0,2 150 30 130 16.900 3.380 - Bình thường 0,6 20 12 - Suy thoái 0,2 -110 -22 -130 16.900 3.380 20 33.284 6.760 A 6760 82,21% Phương sai và độ lệch chuẩn của tỷ suất sinh lời cổ phiếu B Tình trạng nền Xác suất Tỷ suất sinh p.K KK ()KK 2 p() K K 2 kinh tế (p) lời (K) R R R - Hưng thịnh 0,2 30 6 10 100 20 - Bình thường 0,6 20 12 - Suy thoái 0,2 10 2 -10 100 20 20 200 40 B 40 6,32% - AB , do đó cổ phiếu A rủi ro hơn cổ phiếu B Nếu phân tích tình trạng nền kinh tế theo nhiều trạng thái như: Hưng thịnh, phát triển, bình thường, suy giảm, suy thoái, đại suy thoái thì khi đánh giá rủi ro các cổ phiếu cũng phải phân tích theo các trạng thái đó. 43
- Câu hỏi ôn tập: 1. Trình bày các cách phân loại chứng khoán? 2. Chứng khoán nợ là gì? Chứng khoán vốn là gì? 3. Trình bày điều kiện phát hành cổ phiếu ra công chúng? 4. Lưu ký và đăng ký chứng khoán nhằm mục đích gì? 5. Sổ sách kế toán một công ty có số liệu sau: - Vốn cổ phần theo mệnh giá: 5 tỷ đồng - Vốn thặng dư: 500 triệu đồng - Tích luỹ: 1 tỷ đồng - Số lượng cổ phiếu đã phát hành: 500.000 cổ phiếu Hãy tính mệnh giá, thư giá cổ phiếu 44
- Chương 3 phân tích chứng khoán 3.1. mục tiêu phân tích Mục tiêu phân tích chứng khoán là giúp cho nhà đầu tư ra các quyết định mua bán chứng khoán có hiệu quả nhất, tức là mang lại lợi nhuận và an toàn về vốn cho nhà đầu tư. Tuy nhiên trong bản cáo bạch, tổ chức phát hành cũng đã thông cáo về tình hình tài chính hoạt động kinh doanh và phương án sử dụng tiền thu được từ phát hành chứng khoán. 3.2. Quy trình Quy trình phân tích phụ thuộc vào cách nhìn của từng nhà đầu tư. Trong thực tế người ta thường sử dụng quy trình phân tích từ trên xuống. Tức là bắt đầu từ phân tích nền kinh tế - xã hội và tổng quan thị trường chứng khoán trong phạm vi toàn cầu và quốc gia, đó là phân tích vĩ mô. Tiếp theo là phân tích theo ngành cụ thể và cuối cùng là phân tích công ty riêng lẻ (phân tích công ty). Việc phân tích vĩ mô đòi hỏi phải quan tâm đủ tình hình kinh tế – chính trị – xã hội trong phạm vi quốc tế và quốc gia để có được nhận định, dự đoán. ở đây chúng ta nghiên cứu về phân tích công ty riêng lẻ. Phân tích tài chính công ty Có 2 loại phân tích: Phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật. 3.3. Phân tích cơ bản Phân tích cơ bản là công việc thiết thực đối với nhà đầu tư. Qua việc phân tích, nhà đầu tư đưa ra được các quyết định chính xác về mua hoặc bán chứng khoán. Trong phân tích cơ bản, người ta quan tâm đến các hình thức giá trị. Vì vậy thuật ngữ “giá trị” thường được sử dụng. - Giá trị sổ sách: Là giá trị một tài sản được ghi trong bảng cân đối kế toán của một công ty. Đối với cổ phiếu giá trị sổ sách gọi là “thư giá”. 45
- - Giá trị thanh lý: Là lượng tiền thu được nếu bán một tài sản riêng lẻ, giá trị này không coi là phần tài sản đang hoạt động. - Giá trị thị trường: Do cung, cầu quyết định. - Giá trị thực: Giá trị kinh tế của một tài sản, tức giá trị hiện tại của những luồng tiền trong tương lai dự tính thu được từ tài sản đó, được chiết khấu về thời điểm hiện tại với tỷ lệ lợi tức thích hợp. Nhà đầu tư khi đã ước tính giá trị thực của một chứng khoán thì giá trị này có thể so sánh với giá trị thị trường của nó sẵn có. Nếu giá trị thực lớn hơn giá trị thị trường thì chứng khoán này bị định giá thấp dưới con mắt nhà đầu tư. Nếu giá thị trường vượt quá giá thực thì chứng khoán này được định giá cao. 3.3.1. Định giá trái phiếu Định giá trái phiếu là xác định giá trị thực của trái phiếu. Giá trị thực của trái phiếu không phải là mệnh giá. Giá trị thực là căn cứ để xác định giá bán; nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như lãi suất thị trường hiện tại, tình hình tiền tệ, kinh tế xã hội và các yếu tố khác. Để tiếp cận với các phép tính định giá trái phiếu chúng ta trước hết hay sử dụng mô hình dòng tiền tệ chiết khấu DCF (Discounted Cash Flow) để làm các bài toán sau đây: 3.3.1.1. Giá trị tương lai của tiền Trong đầu tư chứng khoán, người ta phải tính đến giá trị tương lai của tiền là để so sánh hiệu quả giữa các loại đầu tư Ta ký hiệu: PV là giá trị hiện tại của số tiền ban đầu FVn là giá trị tương lai sau n kỳ hạn i là lãi suất. Ta có n FVn PV(1 i ) (2) (1+i) n là thừa số giá trị tương lai; ký hiệu là FVF (the Future Value Factor). Thừa số này còn được ký hiệu là FVF (i,n) Công thức (2) được viết: FVn PV.(,) FVF i n (3) Ví dụ: Có một khoản tiền 1.000.000đ, lãi suất 10% năm. Sau 5 năm số tiền sẽ là bao nhiêu: 5 FV5 1.000.000(1 0,1) 1.610.510 đ 3.3.1.2. Giá trị tương lai của dòng tiền đều a) Giả sử một người có thu nhập hàng năm 1.000 USD vào cuối mỗi năm; gửi ngân hàng lãi suất 10% năm. Sau 5 năm số tiền đó sẽ là 2 3 4 FVAn 1.000 1.000(1 0,1) 1.000(1 0,1) 1.000(1 0,1) 1.000(1 0,1) 6.105 Thu nhập hàng năm ta ký hiệu là CF (Cash fow), i lãi suất; thời gian là n; giá trị tương lai của đồng tiền đều n năm là FVAn (The Future Value of Annity), ta có 46
- 2n 1 FVAn CF CF(1 i ) CF (1 i ) CF (1 i ) 2n 1 CF1 (1 i ) (1 i ) (1 i ) Biểu thức trong ngoặc được gọi là thừa số giá trị tương lai của dòng tiền đều. (1 i )n 1 Toàn bộ biểu thức trong ngoặc có giá trị khái quát (4) i Ta có thể chứng minh, với n = 5 theo phương pháp quy nạp Đã có hằng đẳng thức (1 i )5 1 5 i 10 i 2 10 i 3 5 i 4 i 5 (5) Ta cũng tính được tổng của: 4 (1 i ) (1 i )2 (1 i ) 3 (1 i ) 4 (1 i )4 4 10 i 10 i2 5 i 3 i 4 t 1 4 Hoặc: 1 (1 i )4 5 10 i 10 i2 5 i 3 i 4 t 1 5i 10 i2 10 i 3 5 i 3 i 5 i Từ đẳng thức (4) và (5) ta có tử số của phân số trên (1 i )5 1và phân số trên (1 i )5 1 là . (6) ( có bảng tra cứu của công thức này). i Do đó: FVAn CF.(,) FVFA i n n n 1 Có thể tính bằng công thức: FVAn CF(1 i ) (7) t 1 (1 i )n 1 Hoặc FVA CF (8) n i b) Các luồng tiền thu nhập nhận được vào đầu hàng năm thì giá trị tương lai này được tính theo công thức sau: (1 i )n 1 FVA CF (1 i ) n i 47
- (1 i )n 1 (1 i ) CF (9) i Tính lãi suất Ví dụ: Một doanh nghiệp phát hành một loại trái phiếu thời hạn 2 năm. Mệnh giá trái phiéu là 20.000.000đ, công ty bán với giá 14.863.000đ. Tính lãi suất trái phiếu? Ta đã biết cách tính giá trị tương lai của tiền theo công thức: n FVn = PV (1+ i) Trong đó: FVn: Giá trị tương lai PV: Giá trị hiện tại i: Lãi suất Biến đổi công thức ta có: FV 1 i n n PV FV 1 i n n PV FV i n n 1 PV Thay số vào công thức với n = 2, ta được: 20.000.000 i 1 14.863.000 i = 1,3456 -1 = 0,16 = 16%/năm 3.3.1.4. Tính giá bán trái phiếu chiết khấu khống F Công thức: P 1 i n Trong đó: F: là mệnh giá P: là giá bán i: là lãi suất n: là thời gian Ví dụ: Một công ty phát hành một loại trái phiếu 2 năm. Mệnh giá 10.000.000đ, công ty dự kiến lãi suất 12%/năm. Vậy công ty sẽ bán trái phiếu chiết khấu khống này với giá bao nhiêu? 48
- 10.000.000 Giá bán = = 7.971.900đ (1 + 0,12)2 Nhưng nếu tỷ suất sinh lời thị trường chỉ là 11,5% thì người mua sẵn sàng mua với giá là: 10.000.000 = 8.043.600đ (1 + 0,115)2 Người mua trái phiếu (nhà đầu tư) cần nắm tỷ suất thị trường. Nếu mua trái phiếu trên đã có lợi 71.700đ trên mỗi trái phiếu. 3.3.1.5. Xác định giá trị trái phiếu Trái phiếu là loại chứng khoán có thu nhập đều đặn hàng năm. Do đó việc xác định giá trị trái phiếu được áp dụng công thức tính ”giá trị hiện tại của dòng tiền đều”. a) Giá trị hiện tại của tiền Trong đầu tư chứng khoán, người đầu tư sẽ thu nhập những dòng tiền trong tương lai. Những giá trị tương lai khác nhau đó là không thể so sánh. Do đó phải tính toán giá trị hiện tại. n Từ công thức: FV n = PV(1+i) 1 Ta có PV .FV (1 i ) n n 1 được gọi là thừa số giá trị hiện tại ( hoặc thừa số lãi) với tỷ lệ chiết khấu i và (1 i ) n 1 n kỳ hạn; ký hiệu là PVF(i,n) (1 i ) n Ví dụ: Nếu lãi suất là 10%thì 4 năm sau có một khoản thu nhập là 1.464.100đ cũng tương đương với hiện tại có 1.000.000 1.464.100 PV 1.000.000 (1 0,10) 4 b) Giá trị hiện tại của dòng tiền đều. Trường hợp các luồng tiền xuất hiện vào cuối mỗi năm Giả sử có 2 tình huống - Thứ nhất: Nhận một khoản thanh toán dần trong 5 năm; cuối mỗi năm nhận 1.000.000. - Thứ hai: Nhận một lần ngày hôm nay Nhận một lần ngày hôm nay, tính ra là : 49
- 1.000 1.000 1.000 1.000 1.000 PVA 3,970 5 1 0,1 (1 0,1)2(1 0,1) 3(1 0,1) 4(1 0,1) 5 5 5 1 Hay là, PVA5 1.000 3.970 t 1 1 0,1 Công thức tổng quát t n 1 PVAn CF (8) t 1 1 i 2 n 1 1 1 Ta đã biết: PVAn CF 1 i 1 i 1 i Biểu thức trong ngoặc gọi là thừa số giá trị hiện tại của dòng tiền đều PVFA (Present –Value Factor of Annuity) 2 n 1 1 1 PVFA(,)i n (9) 1 i 1 i 1 i = PVF(,1)i PVF (,2) i PVF (,) i n Từ công thức (4) ta có thể tính được giá trị vế phải của đẳng thức (9) 1 (1 i ) n PVFA (,)i n i c) Xác định giá trái phiếu Thông thường các trái phiếu được trả lãi 2 lần trong một năm. Tiền lãi không phụ thuộc vào giá thị trường mà phụ thuộc vào lãi suất ghi trên trái phiếu và mệnh giá. Sử dụng mô hình DCF ta có công thức: n I FA Pb t n t 1 (1 Kd ) (1 Kd ) Trong đó: Pb: Giá trái phiếu i: Tiền lãi FA: Mệnh giá trái phiếu Kd: Tỉ lệ sinh lời yêu cầu 50
- Ví dụ: Một trái phiếu mệnh giá 10.000.000đ, thời hạn 10 năm, lãi suất 10%/năm, trả lãi mỗi năm 2 lần. Nếu lãi suất thị trường là 12%/năm thì giá bán trái phiếu này trên thị trường là bao nhiêu? Theo công thức trên ta có: 20 500 .000 10 .000 .000 Pb 8 .853 .000 t 20 t 1 (1 0 ,06 ) (1 0 ,06 ) Ta đã biết: 500 .000 500 .000 . PVFA (1 0,06 ) t ( 6%, 20 ) Ghi chú: [PVFA(6%, 20): Là thừa số giá trị của dòng tiền đều (Present – Value Factor of Annuity) lãi suất 6% cho nửa năm, kỳ trả lãi là 20. Dùng công thức tính hoặc tra bảng (bảng tra cứu) tính được PVFA(6% , 20) = 11,469921] 3.3.1.6. Lãi suất thu hồi sớm – YTC (Yield To Call) Lãi suất thu hồi sớm là lãi suất kiếm được với một trái phiếu thu hồi trước thời hạn. Ví dụ: Một công ty phát hành trái phiếu có thể thu hồi sớm. lãi suất trái phiếu (coupon rate) là 15%. Nếu lãi suất thị trường giảm từ 15% xuống 10% thì công ty có thể thu hồi sớm trái phiếu này để phát hành trái phiếu 10%. Giá trị mệnh giá trái phiếu là 10.000đ thì công ty trên kiếm được 1.500 – 1.000 = 500đ trên mỗi trái phiếu mỗi năm. Nhưng đối với người đầu tư thì bất lợi. Xác định giá trị trái phiếu thu hồi sớm Trường hợp trái phiếu cần thu hối sớm thì công ty phát hành sẽ tính giá thu hồi (Call prica). Thông thường lấy mệnh giá công với lãi một năm. Giá trái phiếu được tính theo công thức sau: m I M Pb Ta có: t m t 1 (1 K d ) (1 K d ) Trong đó: M là giá trị thu hồi m là số lần trả lãi cho đến khi thu hồi trái phiếu 3.3.1.7. Giá trị trái phiếu trong điều kiện rủi ro Tỷ lệ lãi suất trái phiếu phụ thuộc vào lãi suất thị trường, đồng thời lãi suất thị trường cũng phụ thuộc vào rủi ro chung của trái phiếu. Vì vậy, tại nhiều nước có những công ty dịch vụ tài chính làm nhiệm vụ xếp loại cho điểm rủi ro từng loại doanh nghiệp, trên cơ sở đó cung cấp thông tin cho thị trường. 51
- Ví dụ: Một công ty phát hành trái phiếu mệnh giá 10.000đ thời hạn 1 năm tại thời điểm lãi suất không có rủi ro của thị trường, lãi suất trái phiếu là 10%. Theo đánh giá của các chuyên gia tài chính thì lãi suất yêu cầu của loại trái phiếu này vào khoảng 12% (vì thị trường luôn rủi ro). Như vậy loại trái phiếu này có thể được bán với giá: 10 .000 Pb 8 .928 (1 0 ,12 ) 3.3.2. Định giá cổ phiếu Định giá cổ phiếu là xác định giá bán cổ phiếu trên thị trường thứ cấp. Xác định giá cổ phiếu phải tính toán đến các yếu tố chi phối giá cổ phiếu như lãi suất thị trường, tỷ lệ cổ tức mong đợi, tỷ lệ doanh lợi công ty phát hành cổ phiếu và nhiều yếu tố khác. Định giá cổ phiếu phức tạp hơn nhiều so với định giá trái phiếu, bởi vì phần lớn cổ phiếu có cổ tức không cố định. Cổ tức được thay đổi theo kết quả kinh doanh của công ty. Vì vậy, khi định giá cổ phiếu, nhất là đối với cổ phiếu phổ thông nhà đầu tư phải nắm thật chắc tình hình tài chính (các báo cáo tài chính, bảng cân đối v.v của công ty phát hành cổ phiếu) 3.3.2.1. Cổ phiếu ưu đãi (Prefered Stock) Giá cổ phiếu ưu đãi được xác định theo công thức: Dp Pb Kp Trong đó: Pb: Giá cổ phiếu ưu đãi Dp: Cổ tức cố định Kp: Lãi suất tín dụng thị trường Ví dụ: Một công ty phát hành cổ phiếu ưu đãi, mệnh giá 100.000đ, cổ tức 10.000đ/năm, lãi suất tín dụng thị trường là 10,5%/năm. 10.000 Giá cổ phiếu ưu đãi = 95.238 0,105 Ngược lại, nếu lãi suất tín dụng thị trường 9%/năm thì giá cổ phiếu ưu đãi là: 10.000 111.110 0,09 3.3.2.2. Cổ phiếu phổ thông (Common Stock) Cổ phiếu phổ thông có thời hạn vĩnh viễn. Chính xác hơn là cho đến khi công ty không tồn tại. Giá cổ phiếu phổ thông không phụ thuộc vào mệnh giá mà phụ thuộc vào cổ tức công ty phát hành, xu hướng công ty. Vì vậy định giá cổ phiếu cũng dựa trên những 52
- nguyên tắc cơ bản của định giá tài sản nói chung, bao gồm việc định giá doanh nghiệp phát hành ra cổ phiếu đó. Các phương pháp định giá cổ phiếu có thể được xếp thành 3 nhóm chính: α. Nhóm phương pháp chiết khấu luồng cổ tức hoặc luồng tiền. β. Nhóm phương pháp dựa trên giá trị tài sản. γ. Nhóm phương pháp dựa vào hệ số. Nhóm phương pháp α và β được nghiên cứu tại các môn học khác. Trong chương này chúng ta nghiên cứu nhóm γ. Ta có: D - Tỷ suất cổ tức mong đợi đối với cổ phiếu trong năm thứ nhất = 1 Po PP - Tỷ suất doanh lợi vốn đối với cổ phiếu trong năm thứ nhất = 1 o Po D1 PP1 o DPP1 1 0 - Ks = = Po Po P0 Trong đó: D1: là cổ tức mong đợi cuối năm thứ nhất P1: là giá cổ phiếu cuối năm thứ nhất P0: là giá thực tế cổ phiếu Ví dụ: Một cổ phiếu giá thực tế là 60.000đ; cổ tức mong đợi cuối năm thứ nhất là 6.000đ ; tỷ suất cổ tức là 6.000/60.000 = 10%. Giá cổ phiếu ở cuối năm thứ nhất là 63.000đ thì tỷ suất doanh lợi vốn là: 63.000 60.000 5% 60.000 Tỷ suất doanh lợi cổ phiếu là: 10% 5% 15% 3.3.2.3. Mô hình định giá cổ phiếu phổ thông Cổ phiếu phổ thông là loại chứng khoán có thu nhập hàng năm luôn biến đổi; vì vậy việc xác định giá trị của cổ phiếu này được áp dụng công thức “xác định giá trị hiện tại của dòng tiền biến thiên” 53
- Công thức chung D1 D2 Dt Pt P0 = + + . + + 1 2 t t (1 + Ks) (1 + Ks) (1 + Ks) (1 + Ks) Trong đó: P o : là giá cổ phiếu đang xét Dt: là cổ tức mong đợi ở cuối năm t Ks: là lãi suất yêu cầu (theo thị trường) của cổ phiếu P t : là giá trị cổ phiếu năm t - Cổ phiếu có tỷ lệ tăng trưởng cổ tức bằng 0 (g = 0; g là tỷ lệ tăng trưởng cổ tức P mong đợi), khi đó D = D = D = D ; mặt khác về mặt lý thuyết toán thì t 1 2 t t 1 K s tiến tới không, bởi vì cổ phiếu có thời hạn vĩnh viễn. Do đó D D P0 1 t . 1 K s 1 K s Khi g = 0 thì tương ứng với tỷ lệ tăng trưởng của trái phiếu Ta có: D P0 K s Trong đó: Ks: là lãi suất yêu cầu đối với cổ phiếu Xét theo phương diện toán học 2 n 1 1 1 PVFA(,)i n 1 KKKs 1 s 1 s Hệ số PVFA (,)i n là giá trị hiện tại của một đơn vị tiền thu nhập từng định kỳ; n là vô 1 hạn. Cấp số nhân này có công bội là 0 1 1 K s Vì K s > 0 nên cấp số nhân trở thành hữu hạn. 54
- 1 1 1 PVFA (,)i n 1 K 1 K s 1 s 1 K s D Và do đó Po K s Ví dụ: Một cổ phiếu được mong đợi mỗi năm được chia lợi tức cổ phần là 3.000.000đ. Khoản lợi tức này không có thời hạn chấm dứt. Tỷ suất yêu cầu đối với cổ phiếu theo thị trường là 12%/năm. Giá bán cổ phiếu này sẽ là: D 3.000.000 P0 25.000.000 K s 0,12 - Cổ phiếu có tỷ lệ tăng trưởng cổ tức không đổi (g không đổi); g phụ thuộc vào ROE( Return On Equity) và tỷ lệ lợi nhuận để lại tái đầu tư; g được tính toán theo số dự đoán bình quân dài hạn t Ta có Dt = D0 (1 + g) D0(1 g ) D 1 khi đó: P0 (10) Ks g K s g Ví dụ: Một cổ phiếu có lợi tức trả trong lần gần nhất là 2.000.000đ. Tỷ lệ tăng trưởng mong đợi theo nhà phân tích chứng khoán là không đổi và bằng 8%; tỷ lệ lãi suất tín dụng thị trường là 12%, thì giá bán cổ phiếu này sẽ là: 2.000 .000 (1 0,08) 2.160 .000 P0 54.000 .000 0,12 0,08 0,04 - Cổ phiếu có cổ tức tăng trưởng biến đổi Cổ tức tăng tưởng bién đổi là một thực tế diễn ra đối với nhiều công ty. Việc tính giá cổ phiếu này rất phức tạp. Ví dụ: Giả sử cổ phiếu một công ty có mức tăng trưởng cổ tức 3 năm đầu là 15%, những năm tiếp theo tăng trưởng ổn định ở mức 10%. Cổ tức trả lãi gần nhất (D0) là đ 1.500.000 . Lãi suất yêu cầu Ks = 12%. Hãy xác định giá trị cổ phiếu ngày hôm nay. Để giải bài toán này, trước hết chúng ta hãy quay trở lại sơ đồ thời gian mà chúng ta đã được nghiên cứu tại các môn học khác. 55
- 0 Ks = 12% 1 2 3 4 D1 = 1.725 D2 = 1.984 D3 = 2.282 D4 = 2.510 1.500 Đơn vị: nghìn đồng D1 = D0(1 + g1) = 1.500 (1 + 0,15) = 1.725 2 D2 = D1(1 + g2) = 1.725 (1 + 0,15) = 1.984 = D0 (1 g1 ) 3 D3 = D2(1 + g3) = 1.984 (1 + 0,15) = 2.282 = D0 (1 g1 ) 3 D4 = D3(1 + g4) = 2.282 (1 + 0,10) = 2.510 = D0 (1 g1 ) (1 g 4 ) D1 Từ công thức: P0 Ks g 3 D0(1 g 1 ) (1 g 4 ) P3 (11) Ks g 4 Ta có: D 4 2 .510 P3 125 .510 Ks g 4 0 ,12 0 ,10 2 3 D0(1 g ) D 0 (1 g s ) D0 (1 g s ) P3 P0 2 3 3 (12) 1 K s (1 K s ) (1 K s ) (1 K s ) D1D 2 D3 P3 P0 2 3 3 1 K s (1 K s ) (1 K s ) (1 K s ) 1.725 1.984 2.282 125.510 P 94,134 0 1 0,12 (1 0,12) 2(1 0,12) 3(1 0,12) 3 Để có thể dự tính chính xác các thông số đưa vào công thức, nhà đầu tư, nhà phân tích phải nắm tình hình tài chính của công ty phát hành cổ phiếu. 3.3.3. Phân tích tài chính công ty Phân tích tài chính công ty gồm một số nội dung sau: 56
- 3.3.3.1. Bảng cân đối kế toán Ví dụ: Một công ty trước đây đã phát hành một lượng cổ phiếu phổ thông ra công chúng, mệnh giá mỗi cổ phiếu 100.000đ. Hoạt động của công ty có hiệu quả. Công ty có bảng cân đối kế toán tóm tắt như sau: Đơn vị tính: triệu đồng Kỳ Kỳ Tài sản Kỳ này Nguồn vốn Kỳ này trước trước A. Tài sản lưu động A. Nợ phải trả và đầu tư ngắn hạn 1. Vay ngắn hạn 1.200 1.300 2. Vay dài hạn 500 500 4.830 5.050 - Trái phiếu 200 200 100 - Cổ phiếu ưu đãi 100 - Vay ngân hàng 200 200 B. Tài sản cố định (đã B. Nguồn vốn và quỹ trừ khấu hao) và đầu 1.020 1.060 - Vốn cổ phần 4.000 4.000 tư dài hạn - Tích luỹ 650 810 Tổng nợ và vốn chủ Tổng tài sản 5.850 6.110 5.850 6.110 sở hữu Qua bảng cân đối này, các nhà phân tích có thể tính toán được: 1. Số lượng cổ phiếu: 4.000.000.000 40.000 100.000 2. Thư giá cổ phiếu năm trước 4.000.000.000 640.000.000 116.000 40.000 3. Thư giá cổ phiếu năm nay 4.000.000.000 800.000.000 120.000 40.000 57
- 4. Từ các số liệu trong bảng cân đối chúng ta cũng tính được tỷ suất ROE; biết được tình trạng tài chính của công ty. Khi phân tích cơ cấu vốn tích luỹ, các nhà phân tích có thể ước tính được tỷ lệ tăng trưởng cổ tức (g). 3.3.3.2. Phân tích các hệ số tài chính của cổ phiếu Phân tích các hệ số này giúp các nhà đầu tư xác định được giá trị cổ phiếu chính xác, bao gồm xác định các hệ số sau: Tổng số nợ Hệ số nợ trên cổ phần = Vốn cổ phần Tổng mệnh giá các trái phiếu Hệ số trái phiếu = Tổng số vốn dài hạn Tổng mệnh giá cổ phiếu ưu đãi Hệ số cổ phiếu ưu đãi = Tổng số vốn dài hạn Thu nhập ròng – Cổ tức ưu đãi Thu nhập (E) trên mỗi cổ phiếu = Số lượng cổ phiếu phổ thông Giá cổ phiếu Hệ số P/E = Thu nhập mỗi cổ phiếu Thu nhập ròng Tỷ suất thu nhập ròng (ROE) = Vốn chủ sở hữu Thu nhập giữ lại = Thu nhập ròng – Chi cổ tức Ví dụ: ngoài bảng cân đối trên, công ty còn có báo cáo thu nhập của kỳ trước Đơn vị: Triệu đồng - Doanh thu 5.300 - Chi phí (gồm có: giá vốn hàng bán và các chi phí) 4.800 - Thuế thu nhập 140 - Thu nhập ròng 360 58
- Dựa vào số liệu trên bảng cân đối trên báo cáo thu nhập và một số báo cáo khác, nhà đầu tư có thể tìm được tất cả các hệ số tài chính nói trên và tỷ lệ tăng trưởng cổ tức (g) ( Theo ví dụ trên thu nhập trên mỗi cổ phiếu của kỳ trước là: 360.000.000 : 40.000 = 9.000 VNĐ) 3.3.3.3. Các hệ số tài chính công ty Ngoài việc phân tích các hệ số cổ phiếu, các nhà đầu tư cần phân tích các hệ số tài chính công ty gồm: - Hệ số khả năng thanh toán. - Hệ số tài sản tiền tệ - Hệ số về các đòn bẩy tài chính. - Hệ số về khả năng sinh lời. - Các đòn bẩy tài chính khác. Phân tích các hệ số này (sinh viên tự đưa ra các ví dụ để phân tích ), sẽ giúp cho nhà đầu tư đánh giá đầy đủ tình hình tài chính công ty, đưa ra các quyết định đúng đắn về cổ phiếu công ty. Ngoài ra để tính toán và dự đoán được chính xác nhà đầu tư, nhà phân tích còn phải kết hợp với phân tích kỹ thuật để có dự đoán chính xác. 3.4. Phân tích kỹ thuật Phân tích kỹ thuật là nghiên cứu xu hướng lên xuống của thị trường chứng khoán và khuynh hướng lên xuống giá của một loại chứng khoán riêng biệt để quyết định thời điểm mua, bán chứng khoán. 3.4.1. Cơ sở lý thuyết của phân tích kỹ thuật Cơ sở lý thuyết để giải thích các xu hướng biến động của thị trường gồm: 3.4.1.1. Lý thuyết Dow Lý thuyết Dow do Charter Henri Dow đề xướng; về sau được William P. Hamilton phát triển thành lý thuyết Dow hiện đại. Lý thuyết này cho rằng giá chứng khoán do quan hệ cung, cầu trên thị trường quyết định. Lý thuyết này chỉ ra rằng, sự biến động giá cổ phiếu trên thị trường có 3 xu thế cơ bản. Xu thế cấp 1: Là xu thế dài hạn biểu hiện sự biến động trong một vài ba năm; biến động đi lên hoặc đi xuống của giá cả chứng khoán. Xu hướng tăng giá được gọi là thị trường “con bò tót”. Khối lượng giao dịch tăng khi giá tăng và giảm khi giá giảm. Cứ sau mỗi đợt tăng giá thường có đợt đảo chiều ngắn hạn trước khi có một giai đoạn tăng giá tiếp theo, nhưng vẫn là xu thế tăng giá. Ngược lại với xu thế tăng giá là xu thế giảm giá. Sau mỗi đợt giảm giá thường có đợt đảo chiều ngắn hạn, nhưng không trở về mức lần trước và nhìn chung vẫn là giảm giá. Xu hướng này gọi là thị trường “con gấu”. 59