Giáo trình môn Mạng căn bản

doc 72 trang ngocly 1620
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình môn Mạng căn bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_trinh_mon_mang_can_ban.doc

Nội dung text: Giáo trình môn Mạng căn bản

  1. z  MẠNG CĂN BẢN 1
  2. MẠNG CĂN BẢN Nội Dung:  Các khái niệm, định nghĩa về mạng máy tính  Các chuẩn và mô hình OSI.  Các mô hình kiến trúc mạng máy tinh  Các thiết bị phần cứng của mạng máy tính  IP Address và subnet Mask  Các Hệ Điều Hành mạng (NOS)  Triển khai mạng LAN  Triển khai và quản trị Printer Server  Cấu hình Modem ADSL  Triển khai mạng không dây (WLAN) Đối tượng: tất cả mọi đối tượng Yêu cầu:  Phòng học được bố trí theo từng nhóm máy tính.  Các dụng cụ để có thể tháo lắp và triển khai mạng máy tính  Đĩa CD như Windows 2000 server, Windows XP, Drivers, Các phần mềm ứng dụng.  Mỗi nhóm học viên/4-5 máy tính 2
  3. Bài 1: NHẬP MÔN MẠNG MÁY TÍNH Nội Dung:  Giới thiệu sơ lược về mạng máy tính.  Mục đích và ứng dụng mạng máy tính.  Phân loại mạng máy tính. 1.1. Mở Đầu Ngày nay, việc khai thác và sử dụng các hệ thống máy tính ngày càng được áp dụng theo một mô hình được gọi là mạng máy tính (Computer Network). Trong mô hình này, các máy tính đơn lẻ được nối lại với nhau thông qua các hệ thống truyền thông (Communication), đặc biệt là viễn thông (Telecommunication), nhằm nâng cao hiệu quả trong việc khai thác tài nguyên chung, tập hợp và trao đổi thông tin. Nhiều chương trình nghiên cứu nhằm phát triển mạng máy tính đã và đang được triển khai. Các vấn đề nghiên cứu bao gồm việc phát sinh và hoàn thiện các công nghệ mới nhằm nâng cao tốc độ truyền thông, tính an toàn, tính hiệu quả của việc khai thác thông tin trên mạng. Một vấn đề khác cũng rất quan trọng là việc chuẩn hóa mạng, tạo khả năng dễ dàng hơn trong việc giao tiếp và trao đổi thông tin giữa các hệ thống mạng khác nhau. Tại nước ta, mạng máy tính đang là lĩnh vực được quan tâm hàng đầu trong chương trình quốc gia về công nghệ thông tin. Vì vậy, các kiến thức về mạng máy tính là không thể thiếu được đối với các thành viên làm việc trong môi trường Tin Học và những người đóng vai trò quan trọng trong việc triển khai, ứng dụng mạng máy tính trong giai đoạn hiện nay và trong tương lai. 1.2. Mục đích và ứng Dụng Của Mạng Máy Tính 1.2.1. Mục Đích Của Mạng Máy Tính  Nhiều máy tính có thể sử dụng chung các chương trình ứng dụng hay các phần mềm.  Nhiều máy tính có thể sử dụng chung các thiết bị ngoại vi.  Có thể trao đổi thư tín hay tra cứu thông tin một cách dễ dàng và nhanh chóng.  Dữ liệu được quản lý tập trung nên trao đổi thông tin giữa nhiều người sử dụng được thuận lợi và nhanh chóng hơn.  Bảo mật an toàn cho dữ liệu và các tiện ích trên mạng. Các dữ liệu và tiện ích khoá lại khi người sử dụng không có quyền hạn. 3
  4. 1.2.2. Các Ứng Dụng Của Mạng Việc phát triển mạng máy tính đã tạo ra nhiều ứng dụng mới. Một số ứng dụng có ảnh hưởng quan trọng đến toàn xã hội: khả năng truy xuất các chương trình và dữ liệu từ xa; khả năng thông tin liên lạc dễ dàng và hiệu quả; khả năng tìm kiếm thông tin nhanh chóng trên phạm vi toàn thế giới. Ta có thể liệt kê một số ví dụ :  Một công ty đã viết một phần mềm có khả năng mô phỏng kinh tế thế giới. Họ có thể cho phép các khách hàng hội nhập (login) vào mạng của họ và chạy phần mềm này để kiểm tra tỉ lệ lạm phát, tỉ lệ lợi tức, sự dao động tiền tệ có ảnh hưởng trực tiếp đến công việc kinh doanh.  Khả năng ngồi tại nhà đăng ký vé máy bay, vé tàu hỏa, khách sạn khắp nơi trên thế giới một cách nhanh chóng và tiết kiệm.  Qua các dịch vụ của mạng Internet. Các dịch vụ Gopher, FTP, Web cho phép tìm kiếm, sử dụng và sao chép thông tin, dữ liệu qua các trung tâm dữ liệu trên toàn thế giới, hoặc có thể trao đổi thông tin dễ dàng qua dịch vụ thư tín điện tử (Email). 1.3. Định Nghĩa Và Các Khái Niệm Về Mạng Máy Tính Về cơ bản mạng máy tính gồm 2 máy tính kết nối lại với nhau theo một đường truyền nào đó. Dựa trên đường truyền này 2 máy tính có thể trao đổi thông tin với nhau. Mạng máy tính khác với mạng truyền hình là mạng máy tính truyền thông tin 2 chiều còn mạng truyền hình truyền theo 1 chiều. Cụ thể mạng máy tính là một tập hợp các máy tính kết hợp lại với nhau theo một mô hình nào đó, dựa trên mô hình này máy tính có thể truyền thông tin với nhau.  Các máy tính của người sử dụng (Host), còn được gọi là các hệ thống đầu cuối (End System). Các máy tính này được nối trực tiếp vào các nút mạng để có thể trao đổi thông tin qua mạng.  Các nút mạng, được gọi là các bộ chuyển mạch (Switching Unit) hay nút chuyển gói (Packet Switch Node), làm nhiệm vụ chuyển các thông điệp từ một máy tính này đến một máy tính khác. Chúng có thể là các máy tính mạnh hoặc các thiết bị chuyên dụng được thiết kế đặc biệt. Trong một số mạng cục bộ nút mạng được thu gọn trong một chip bên trong Host. Nhiều trường hợp một máy tính có thể giữ cả hai vai trò: nút mạng và máy tính người sử dụng. 4
  5. Hinh C 1.1: Sơ đồ liên hệ giữa nút mạng và các máy tính người sử dụng  Các nút mạng được nối với nhau qua các đường truyền (Transmission Line). Hiện nay có 2 loại đường truyền : hữu tuyến (Cable) và vô tuyến (Wireless). 1.4. Phân loại mạng máy tính Mạng máy tính có thể phân bổ trên một vùng lãnh thổ, một thành phố, một quốc gia hay cả một châu lục. Dựa vào phạm vi phân bổ này người ta chia phạm vi phân bổ theo các dạng sau:  LAN (Local Area Network): Mạng cục bộ dùng để kết nối các máy tính trong phạm vi hẹp, số lượng máy tính bị hạn chế. Thường được sử dụng trong cơ quan, trường học. việc kết nối thông qua dây dẫn có tốc độ cao.  WAN (Wide Area Network): Mạng diện rộng có thể kết nối các máy tính trong phạm vi một quốc gia, thậm chí cả lục địa lại với nhau. Việc kết nối thông qua cáp viễn thông, vệ tinh hay cáp quang.   5
  6. Bài 2: CÁC CHUẨN CỦA MẠNG VÀ CÁC MÔ HÌNH Nội Dung:  Các dạng chuẩn của mạng máy tính.  Mô hình OSI và cách thức truyền tải thông tin của mạng máy tính.  Một số mô hình mạng – những ưu và khuyết điểm. 2.1. Các loại chuẩn (Standards) Chuẩn là nền tảng hay những điều kiện mà nhiều nhà sản xuất phải dựa vào để bảo đảm rằng những sản phẩm, thiết bị mà họ làm ra phải tương thích với nhau Hiện nay có rất nhiều phần cứng và phần mềm đang được sử dụng, nên những chuẩn mà ANSI đưa ra rất quan trọng trong thế giới mạng. Nếu không có chuẩn chúng ta không thể thiết kế mạng được. Hiện nay có rất nhiều chuẩn như: ANSI (American National Standards Institute), ISDN (Integrated Sevices Digital Network), IEEE (Institute Electrical and Electronic Engineers), ISO (International Standards Organization) 2.1.1. ANSI (American National Standards Institute): là một tổ chức của hơn 1000 thành viên của nhiều quốc gia đã đưa ra chuẩn này cho nền kỹ thuật điện tử. 2.1.2. ISO (International Standards Organization): là một tập hợp những tổ chức chuẩn của 130 quốc gia. Trụ sở chính đặt tại Geneve, Switzerland. Chuẩn này được áp dụng trong khoa học, kỹ thuật, kinh tế Trong máy tính chuẩn này được áp đặt trong 7 tầng của mạng và chúng ta biết đó là OSI model. 2.1.3. ITU (International Telecommunication Union): ITU ra đời ở Paris 1865. Sau đó nó trở thành một phần của Liên Hợp Quốc vào năm 1947 và được đặt tại Geneve, Switzerland. Chuẩn này dùng trong Radio, TV và cơ sở hạ tầng của mạng. 2.2. Open Systems Interconnection (OSI) Model Vì ISO có thể làm việc trên nền tảng phần cứng của máy tính (Platforms). Nên người ta đã tạo ra một Model để hiểu và phát triển những giao tiếp của những máy tính với nhau. Model này được gọi OSI (Open Systems Interconnection) Model, đã phân chia kiến trúc mạng thành 7 tầng riêng biệt. Mỗi tầng có những chức năng riêng và tương tác trực tiếp với nhau. 6
  7. Hình C 2.1: Mô hình OSI Tầng trên cùng là tầng Application tương tác với những phần mềm mà đang có trên máy. Bên dưới tầng OSI là cables và những đầu nối để truyền tải tín hiệu. 2.2.1. Physical Layer: là tầng thấp nhất trong 7 tầng của OSI. Tầng này bao gồm Cables, Connectors, Card mạng, Repeaters Những giao thức (Protocols) tại tầng này sẻ được phát sinh và đảm nhận việc truyền và nhận tín hiệu. 2.2.2. Data link Layer: đây là tầng thứ hai của OSI, nó điều khiển việc giao tiếp giữa tầng Network và tầng Physical. Chức năng chính của tầng này là phân chia dữ liệu thành các frame riêng biệt nhận được từ tầng Network. Frame là một gói thông tin (package), nó không chỉ mang dữ liệu mà còn chứa địa chỉ hay những những thông tin kiểm tra lỗi Tầng này được phân chia thành hai Sub-layers: MAC (Media Access Control) và LLC (Logical Link Control). 2.2.3. Network Layer: chức năng chính của Network Layer là dịch địa chỉ mạng và quyết định chuyển dữ liệu từ phía máy gởi tới máy nhận như thế nào. Tầng Network xác định con đường tốt nhất từ máy A đến máy B ở một mạng khác nhờ vào bảng chỉ đường (routing). Thiết bị nằm ở tầng này là Router được dùng để nối nhóm mạng lại với nhau. 7
  8. 2.2.4. Transport Layer: Tầng này bảo đảm dữ liệu được truyền từ máy A đến máy B một cách chính xác, an toàn. Đây cũng là tầng rất quan trọng trong OSI, vì nếu không có tầng này thì dữ liệu không thể xác định được đích đến. Những dịch vụ làm việc trên tầng này đó là TCP (Transmission Control Protocol) của TCP/IP protocol, SPX (Sequence Packet Exchange) của IPX/SPX protocol. Chức năng chủ yếu của tầng vận chuyển gồm :  Làm trung gian, tạo giao diện quan hệ giữa những gì mà tầng mạng cung cấp với những yêu cầu truyền tải dữ liệu của người dùng.  Nhận dữ liệu từ tầng giao dịch, chia chúng ra thành các phần nhỏ nếu cần thiết, chuyển chúng cho tầng mạng và kiểm tra việc truyền tải sao cho không bỏ sót hoặc trùng lắp.  Thiết lập, duy trì và giải phóng các nối kết vận chuyển.  Tách biệt các tầng cao với các kỹ thuật của tầng mạng nhằm đảm bảo việc thay đổi các công nghệ trong tầng mạng sẻ không đòi phải thay đổi các phần mềm ở các tầng cao. 2.2.5. Sesssion Layer: tầng này chịu trách nhiệm thiết lập và duy trì kết nối giữa hai máy trên mạng. Tầng này cũng quyết định máy nào sẻ giao tiếp trước tiên và giao tiếp trong bao lâu thì chấm dứt. Đồng thời cũng chịu trách nhiệm quản lý các hội thoại (Dialogs) giữa hai máy. Ta có các dạng hội thoại sau:  Simplex-dialog.  Half-duplex dialog.  Full-duplex dialog. 2.2.6. Presentation Layer:  Presentation layer đóng vai trò trung chuyển giữa Application và Network.  Đảm bảo thông tin của nơi nhận và nơi gởi có thể hiểu được nhau và có nhiệm vụ dịch thông tin ra thành những tiêu chuẩn chung.  Presentation cũng đảm nhận việc mã hoá và nén để dữ liệu được an toàn. 2.2.7. Application Layer: là tầng trên cùng của OSI Model. Nó chứa các ứng dụng như: FTP, WWW, SMTP Application layer là tầng rất gần với người dùng, nó cung cấp giao diện của phần mềm để người có thể giao tiếp được với máy. Các dịch vụ của tầng ứng dụng không được dùng để cung cấp cho tầng cao hơn, do đó không có khái niệm điểm truy nhập dịch vụ ứng dụng (SSAP). Các dịch vụ 8
  9. của tầng này được xây dựng nhằm cung cấp cho các quá trình ứng dụng, nằm ngoài kiến trúc 7 tầng, các phương tiện truy nhập môi trường OSI để trao đổi dữ liệu. Các ứng dụng thường rất đa dạng, đòi hỏi nhiều dạng dịch vụ và giao thức khác nhau. Tuy nhiên, tầng ứng dụng chủ yếu chỉ giải quyết vấn đề ngữ nghĩa chứ không quan tâm đến cú pháp. Sự giao tiếp giữ hai máy xảy ra như sau: Hình C2.2: Mô hình giao tiếp giữa hai máy với nhau Để có thể hiểu quá trình truyền tải dữ liệu giữa hai máy tính, ta có thể xem qua một ví dụ là gửi thư truyền thống; có thể ví dụ này không thực sự mô tả đầy đủ quá trình truyền tải nhưng chúng tôi hy vọng nó có thể giúp ích cho các bạn. Trước hết tầng Application cung cấp cho ta phương tiện để tương tác với máy tính, việc này tương tự như chúng ta được cung cấp các phương tiện viết thư là giấy viết thư và bút. Tầng Presentation sẻ làm cho thông tin có thể đọc được tức là ở đây sẻ chuẩn hóa lại dữ liệu; tương tự như vậy ở đây chúng ta sẻ chọn hình thức viết như thế nào để người khác có thể đọc được nghĩa là chúng ta phải chọn giấy và mực viết phù hợp, không thể chọn giấy đen và viết có mực đen để viết 9
  10. Tầng Session cung cấp việc quản lí các kết nối, tương tự ở đây hình thức gửi thư là Half-duplex, thư phải đến người nhận rồi mới nhận được phản hồi từ người nhận qua một bức thư khác. Tầng Transport sẻ cắt nhỏ dữ liệu để truyền đi, đồng thời xác định cách thức truyền tải là tin cậy hoặc không tin cậy, tương tự như thế ở đây khi viết thư xong (giấy A4), chúng ta cần cho nó vào trong bao thư do đó chúng ta buộc phải xếp nó lại (tương tự như cắt dữ liệu ra) để có thể bỏ vào phong bì và dĩ nhiên lúc này chúng ta đã biết nội dung bức thư và xác định xem có nên gửi bằng thư đảm bảo hoặc gửi thư theo hình thức truyền thống. Tầng Network cung cấp cho ta địa chỉ ở dạng luân lí (logical address), việc này tương tự như ta cung cấp địa chỉ nhà của người nhận và gửi. Tầng Datalink, sẻ dựa vào MAC để truyền dữ liệu chính xác đến máy tính, việc này tương tự chúng ta phải ghi rõ tên người nhận tại nơi đến. Tầng Physical sẻ gửi dữ liệu đi, tương tự như việc người mang thư sẻ mang bức thư đi và gửi nó. Theo cách ngược lại, bên nhận sẻ phải qua một số quá trình sau: Tầng physical là người đưa thư sẻ đưa thư đến mọi người. Tầng Datalink – Network: sẻ xác định người nhận và gửi ở cùng một địa chỉ và nhận bức thư đó. Tầng Transport: khi người nhận được bức thư và xác nhận đúng người nhận thì họ sẻ mở bức thư ra để đọc. Tầng Session: trong ví dụ này không rõ được vai trò của tầng session vì nó đã kết thúc khi nhận được bức thư và sẻ chờ đợi người nhận thư có gửi thư trả lời hay không. Tầng Presentation và Application: người nhận sẻ đọc được bức thư do nó đã được viết dưới dạng có thể đọc được và nếu bạn là người từng tham gia các trò chơi mật thư thì chắc hẳn đã biết cách làm cho bức thư không chữ thành có chữ bằng cách làm nóng nó hoặc làm cho nó bị ướt đó là do tầng Presentation cung cấp cách thức làm dữ liệu bị ẩn và tầng ứng dụng cung cấp cho ta cách thức làm chữ xuất hiện. Chúng tôi hy vọng các bạn có thể hiểu quá trình truyền dữ liệu trên mạng thông qua ví dụ này, nếu bạn có thể có được ví dụ nào hay hơn xin vui long liên hệ với chúng tôi hoặc có thể chia sẻ cho mọi người với mục đích cùng nhau tiến bộ. 10
  11. 2.3. Các Mô Hình Mạng 2.3.1. Mạng Bus (Bus Topology): chỉ gồm một Bus (Coaxial cable) và tất cả các máy trong mạng được kết nối vào Bus này. Khi một máy cần phát tín hiệu cho một máy khác, nó sẻ phát tín hiệu Broadcast đến tất cả các máy. Nhưng chỉ có máy nào mang địa chỉ đích đến mới lấy được tín hiệu này còn các máy khác khi thấy không phải tín hiệu được gởi cho mình thì sẻ bỏ qua. Tại hai đầu của Bus phải có một điện trở 50 Ohm được gọi là các Terminator. Terminator dùng để ngừng tín hiệu truyền trên Bus sau một khoảng thời gian nhất định (đủ để máy đích nhận được tín hiệu). Nếu không có thiết bị này thì mạng sẻ bị nghẽn mạch. Hình C2.3: Bus Topology 2.3.2. Mạng vòng (Ring Topology): Trong mạng Ring, mỗi máy sẻ được nối với hai máy gần nó nhất tạo thành một vòng tròn. Hình C2.4: Ring Topology 11
  12. Khi tín hiệu truyền từ máy gởi tới máy nhận, tín hiệu đó sẻ đi qua các máy trung gian. Nếu máy trung gian không phải là máy nhận tín hiệu thì nó tiếp tục truyền tín hiệu đó cho máy kế tiếp đến khi tín hiệu đến được máy nhận mới thôi. Một phương pháp sử dụng trong Ring Topology là dùng một thẻ bài (Token) để truyền tín hiệu từ máy này đến máy khác theo vòng tròn. Vì là mạng dạng vòng nên khi một máy bị trục trặc thì có thể mạng sẻ ngưng hoạt động. 2.3.3. Mạng hình sao (Star Topology): Mỗi máy trên mạng được nối với nhau thông qua một thiết bị trung tâm như Hub hay Switch. Hình C2.5: Star Topology Khi một máy cần truyền tín hiệu, trước tiên tín hiệu đến Hub. Sau đó Hub sẻ phát tín hiệu đó cho tất cả các máy trong mạng. Ưu điểm của star network là khi một máy bị hư, nó sẻ không gây ảnh hưởng cho các máy khác trong mạng. Vì lý do này mà Star network trở nên phổ biến nhất hiện nay.   12
  13. Bài 3: GIAO THỨC VÀ ĐỊA CHỈ IP Nội Dung:  Mô hình TCP/IP – so sánh giữa mô hình OSI và TCP/IP  Giới thiệu về địa chỉ IPv4  Phân lớp các địa chỉ IP, cách sử dụng và thiết lập một mạng máy tính. 3.1. Protocols (giao thức) 3.1.1. Định nghĩa: Giao thức (Protocol) đó là những qui tắc, qui định hay còn gọi là chuẩn (Standards) cho việc giao tiếp giữa các máy tính, thiết bị với nhau. Nếu không có giao thức thì các thiết bị (máy tính) không thể hiểu những tín hiệu được gởi bởi một thiết bị khác, và dữ liệu không thể đi đến đích. 3.1.2. Giới thiệu về giao thức (Protocol): Mỗi giao thức tương ứng với một công việc khác nhau như dịch dữ liệu, gửi dữ liệu, kiểm tra lỗi và địa chỉ. Những giao thức này tương ứng với những tầng khác nhau trong OSI Model. Có ba loại giao thức: System Protocol, Application Protocol, Access Protocol. Transmission Control Protocol/ Internet Protocol (TCP/IP) Giao thức TCP/IP có thể phân chia trong 4 tầng (layer) tương thích với 7 tầng của OSI Model (xem hình dưới). Hình C3.1: So sánh OSI và TCP/IP 13
  14. Application layer: là tập hợp các vấn đề liên quan đến Application, Presentation, Session của mô hình OSI thành 1 tầng và vẫn đảm bảo dữ liệu được đóng gói phù hợp với các tầng kết tiếp. Transport layer: giống như tầng Transport của mô hình OSI là đảm bảo an toàn với hiệu suất cao và ít lỗi. Internet layer: tương ứng với tầng Network của OSI. Tầng này nắm giữ IP và ICMP (Internet Control Message Protocol), ARP (Address Resolution Protocol) Những giao thức này nắm giữ thông tin tìm đường và sự phân giải địa chỉ của máy chủ. Network Interface layer: tầng này nắm giữ những định dạng dữ liệu và truyền dữ liệu đến cable. TCP/IP là protolcol được dùng để kết nối với Internet. Nó cũng có chức năng Routerable nên dễ dàng giao tiếp được với các máy không cùng mạng thông qua một thiết bị là Router. Địa chỉ trong TCP/IP là địa chỉ logical address (địa chỉ luận lý), gồm 32 bit và được phân chia thành 4 nhóm. Mỗi nhóm chứa 8 bit. Trong mạng máy tính thì mỗi một máy có một địa chỉ IP duy nhất. Ví dụ IP của 1 máy có thể được xác định là 192.168.1.2 Network Basic Iput Output System (NetBIOS): Là giao thức được thiết kế bởi IBM trong việc cung cấp các dịch vụ tại tầng Transport và Session. Đầu tiên NetBIOS được sử dụng trong LAN manager hay Windows for Workgroups. Nhưng từ khi giao thức này được thêm tầng Application vào thì nó được gọi là NetBEUI (NetBIOS Enhanced User Interface). Đây là một giao thức tương đối nhanh và hiệu quả vì nó sử dụng rất ít tài nguyên của mạng. Giao thức này chỉ có thể hỗ trợ 254 kết nối, không hỗ trợ những bảo mật trong hệ thống mạng đồng thời cũng không Routerable. 3.2. IP Addressing 3.2.1. Giới thiệu IP Address là địa chỉ của các thiết bị hoạt động trong mạng máy tính. TCP/IP cho phép nhận diện tại tầng Internet (trong mô hình TCP/IP) theo dạng IP Address Nhờ vào IP address mà các thiết bị trong mạng có thể liên lạc, gởi/nhận thông tin được với nhau. 14
  15. Mỗi thiết bị có ít nhất một IP Address và phải duy nhất trên mạng. 3.2.2. Nhận diện IP Address Trong TCP/IP sử dụng địa chỉ theo kiến trúc sau: Trong mô hình IP v.4, IP address sử dụng 32 bits và chia thành 4 Octets (mỗi Octet = 8 bits) IP Address = Net ID + Host (Địa chỉ = Địa chỉ mạng + Địa chỉ máy) IP Address trong máy được bạn trình bày dưới dạng Dotted Decimal. Tuy nhiên, máy tính thì sử dụng theo dạng Binary. Các số decimal trong IP Address được đổi sang Binary theo từng Octet (tức mỗi số đổi theo dạng 8 bits) Ví dụ: Dotted Decimal Binary 207.21.32.12 11001111 00010101 00100000 00001100 Bảng các giá trị của mỗi bit trong một Octet như sau: 15
  16. Trong IP Address phần NetID được chia thành các lớp như sau: Lưu ý:  Không sử dụng tất cả các số 0 hay 1 để gán cho NetID và HostID  Số 127 trong Net ID dành riêng cho địa Loopback và chuẩn đoán.  Giá trị 255.255.255.255 là địa chỉ Boardcast. Một số địa chỉ không được phép sử dụng: 127.X.X.X :địa chỉ loopback 0.X.X.X :địa chỉ đại diện cho Internet Lớp A: X.0.0.0 :Network Number Lớp B: X.X.0.0 :Network Number Lớp C: X.X.X.0 :Network Number Lớp A: X.255.255.255 :Broadcast Lớp B: X.X.255.255 :Broadcast Lớp C: X.X.X.255 :Broadcast 16
  17. Địa chỉ đặc biệt: - APIPA (Automatic Private IP Address) 169.254.X.X - Không sử dụng trên Internet (địa chỉ Private) 10.X.X.X 172.16.X.X 172.31.X.X 192.168.X.X Thực hành: Các địa chỉ sau thuộc lớp mạng nào: 192.168.0.1 : 203.162.4.1 : 203.113.131.10 : 10.113.192.15 : 135.172.16.10 : Chuyển các địa chỉ sau về dạng Binary: 192.168.0.1 : 203.162.4.1 : 203.113.131.10 : 135.172.16.10 : 3.3. Subnet Mask 3.3.1. Giới thiệu Đặc trưng của một IP Address là gồm 2 phần: NetID và HostID, khi bạn chia mạng ra thành các nhóm nhỏ. Những nhóm nhỏ này gọi là Subnet. Mỗi Subnet (mạng nhỏ) có số máy nhiều hay ít tùy thuộc vào Subnet Mask, Tầng Internet sử dụng Subnet Mask để nhận biết IP Address là local hay Not_local. Khi tầng Internet xác định IP Address của máy nhận không cùng mạng với IP Address của máy gởi, thì nó sẻ chuyển xuống route (thông thường là Default Gateway 17
  18. 3.3.2. Subnet Default Microsoft qui định subnet mask mặc định, cũng như số máy được sử dụng trong Subnet Mask Default như sau: 3.3.3. Thực hành Hãy ghi Subnet Default cho các IP Address dưới đây: 192.168.0.1 : 203.162.4.1 : 23.113.131.10 : 135.172.16.10 : 18
  19. 3.4. Thiết lập mạng Workroup để các máy thấy nhau. Các bước tiến hành: Bước 1: Đặt tên Computer name phải khác nhau. Bước 2: Đặt tên Workgroup phải giống nhau. Bước 3: Đặt địa chỉ IP phải cùng NetID (cùng lớp mạng). Bước 4: Kiểm tra kết nối Để kết nối 2 máy tính PC1 và PC2 lại với nhau, thực hiện các bước như sau: PC1 Bước 1 và 2: Right Click lên My Computer Chọn Properties Chọn Tab Computer name Click vào tab Change và đặt tên cho Computer name là PC1 và Workgroup là Workgroup như hình C3.2 Hình C3.2: Đổi tên Computer name và Workgroup Bước 3: Đặt địa chỉ IP Right Click vào biểu tượng My Network Places chọn Properties Right Click vào Local Area Connection chọn Properties 19
  20. Hình C3.3: Properties của card mạng ở tab General Chọn Internet Protocol (TCP/IP) chọn Properties chọn User the following IP address và nhập IP vào là 192.168.1.1 và subnet mask là 255.255.255.0 Hình C3.4: Nhập địa chỉ IP PC2 Tương tự như PC1 nhưng đặt tên computer name là PC2 và địa chỉ IP là 192.168.1.2/24 Bước 4: Kiểm tra kết nối giữa 2 máy bằng cách dùng lệnh Ping 20
  21. PC1: Vào DOS gõ lệnh ping 192.168.1.2 nếu thấy dòng lệnh trả về như hình bên dưới là 2 máy đã kết nối thành công. Hình C3.5: PC1 Ping PC2 PC2 tương tự như PC1 nhưng ping 192.168.1.1 Để kiểm tra kết nối mạng có ổn định không? Ta ping IP với tham số -t VD: ping 192.168.1.2 –t Hình C3.6: PC1 Ping 1 PC2 với tham số -t Nếu kết quả Reply liên tục thì mạng xem như là ổn định, còn nếu vài dòng Reply có xen kẽ dòng Request time out thì xem như mạng hoạt động không ổn định.   21
  22. Bài 4: CÁC THIẾT BỊ PHẦN CỨNG Nội Dung:  Giới thiệu các thiết bị cần thiết của mạng máy tính truyền thống  Các dạng cáp (Cable) dùng kết nối mạng máy tính truyền thống  Kết nối các thiết bị trên một hệ thống mạng Bài này chúng ta sẻ nghiên cứu một số các thiết bị phần cứng như card mạng (NIC), Hub, Router,và Switch. Chúng ta sẻ đi sâu vào hai tầng của OSI Model là Data Link và Network. Nó cũng cung cấp các khái niệm liên quan trong việc di chuyển dữ liệu từ nơi này đến nơi khác. 4.1. Network Interface Cards (NICs) Hình C4.1: Card mạng Đây là thiết bị chính trong việc kết nối mạng. Nó đảm nhận việc truyền và nhận dữ liệu thông qua các đường truyền. Thỉnh thoảng ta có thể gọi NICs là Network Adapters. Chúng thuộc vào tầng Physical của OSI Model. Card mạng rất đa dạng và phong phú. Chúng phụ thuộc vào hệ thống truyền, tốc độ truyền (10 Mbps, 100 Mbps,1000 Mbps), các đầu nối (BNC, RJ-45), và tất nhiên cũng phụ thuộc vào nhà sản xuất. Các nhà sản xuất card mạng phổ biến gồm: 3Com, Adaptec, IBM, Itel, Linksys Khi lắp đặt thêm máy mới vào mạng, chúng ta cần xem xét vài thông số khi chọn card mạng. Tất nhiên các thông số này phải tương thích với hệ thống mạng có sẵn (Card mạng đang sử dụng, tốc độ truyền, ). Mainboard của máy mới đang hỗ trợ slots ISA hay PCI. 22
  23. Ngoài ra, ta còn phải chú ý tới các driver đi kèm card mạng xem nó có tương thích với hệ điều hành đang dùng không. Khi gặp vấn đề trong việc cài đặc card mạng, ta có thể liên hệ với các nhà sản xuất card mạng hay có thể tìm đến các trang Web của họ để biết thêm các thông tin cần thiết khác. 4.2. Hub Hình C4.2: Mô hình kết nối với Hub Hub là một Repeater có nhiều cổng, một cổng được kết nối vào Backbone, còn các cổng khác được dùng để kết nối với các máy. Đối với mạng Ethernet, Hub được dùng trong Star và Hybrid; còn trong Token Ring, Hub được gọi là MAU (Multistation Access Unit). Một số các cổng của Hub như:  Ports: tuỳ theo từng loại mà ta có 4 hay 24 ports, . . .  Uplink port: dùng để kết nối các Hub với nhau.  Port for management console: có thể dùng kết nối với máy laptop.  Backbone port: nối Hub với Backbone. 4.3. Switch Hình C4.3: Mô hình kết nối với Switch 23
  24. Switch giống như Bridge nhưng có nhiều Ports. Mỗi Port trên Switch hoạt động tương tự như Bridge. Switch sẻ chia nhỏ mạng của chúng ta thành các nhóm mạng nhỏ hơn (về mặt logic). Không giống như Hub, Switch hoạt động tại tầng Data Link và nó có thể dịch được địa chỉ vật lý (MAC address). Vì có nhiều Ports nên Switch sử dụng hiệu quả hơn và do đó giá thành cũng cao hơn. Về ưu điểm:  Thứ nhất, switch rất bảo mật vì mỗi đường truyền được tách riêng ra.  Thứ hai, switch cung cấp các kênh khác nhau cho các thiết bị. 4.4. Router Hình C4.4: Mô hình kết nối với Router Router là một thiết bị gồm nhiều Ports, có thể kết nối được với các mạng LANs, WANs không đồng bộ về tốc độ truyền, giao thức (protocol). Router hoạt động tại tầng Network của OSI Model. Đây là thiết bị rất đắt của Cisco. Mỗi router có một số tính năng như:  Xác định đường truyền ngắn nhất, nhanh nhất giữa hai máy.  Tìm con đường khác để đi khi đường chính bị hư/lỗi.  Hỗ trợ nhiều kết nối cùng lúc, giám sát đường truyền, báo cáo và thống kê.  Chẩn đoán các vấn đề lỗi kết nối và kích hoạt chuông báo.  Ngăn tín hiệu Broadcast. 24
  25. 4.5. Networking Media (dây dẫn) Trong mạng máy tính, chúng ta thường sử dụng hai loại cable là Coaxial cable và Twisted-pair. Nhưng hiện nay đa số các công ty, trường học có hệ thống mạng máy tính, người ta thường sử dụng loại dây Twisted-pair hơn là Coaxial cable. 4.5.1. Coaxial Cable: Gồm hai loại: Thicknet và Thinnet. Hình C4.5: Cáp đồng trục Thicknet (10Base5): truyền với tốc độ 10 Mbps và chiều dài của mỗi một Segment (đoạn) mạng tối đa là 500m. Mỗi một đoạn mạng có thể chứa 100 máy (node). Thicknet ít khi được sử dụng trên các loại mạng vì các lý do sau:  Nó rất khó quản lý.  Tốc độ truyền thấp.  Giá thành khá cao (so với Twisted Pair). Thinnet (10Base2) : cũng giống như Thicknet, Thinnet cũng ít được sử dụng trong hệ thống mạng. Chúng ta có thể thấy loại dây này được sử dụng khoảng năm 1980. IEEE đã thiết kế loại dây này với 10Base2 Ethernet nghĩa là tốc độ truyền trên Thinnet là 10 Mbps, chiều dài tối đa của mỗi đoạn mạng 180 m . Chúng ta có thể kết nối những đoạn mạng lại với nhau để được một một segment có thể lên tới 550 m. Mỗi một segment của Thinnet có thể chứa 30 máy(node). Về giá thành, Thinnet không đắt như Thicknet và Fiber-Optic cable(cáp quang) nhưng cũng đắt hơn twisted-pair. Thinnet còn được gọi là “back Ethernet” hay “cheapnet”. Để sử dụng Thicknet và Thinnet trong việc nối mạng, chúng ta còn phải có các connector như: BNC T connector, BNC barrel connector, Terminator 25
  26. 4.5.2. Twisted-pair Cable: Hình C4.6: Cáp xoán đôi Gồm hai loại Shielded Twisted Pair (STP) và Unshielded Twisted Pair (UTP). Đây là một loại dây giống như dây điện thoại, gồm 4 cặp dây xoắn. Mỗi cặp có màu sắc riêng biệt.Twisted-pair có đường kính khoảng 0,4- 0,8mm . Năm 1991 hai tổ chức chuẩn là TIA và EIA đã đưa ra một chuẩn chung cho Twisted pair là TIA/EIA 568. Hiện nay Twisted pair được chia theo CAT (category) gồm: CAT 1, CAT 2, CAT 5. Trong mạng LAN thường sử dụng CAT 3 và CAT 5. Gần đây, CAT6, CAT7 được đưa ra. Twisted pair trở thành một loại cable phổ biến nhất hiện nay. Hầu hết tất cả các công ty từ nhỏ đến lớn đều sử dụng loại cable này vì tốc độ truyền khá cao, dễ thiết kế mạng. Loại Có Bọc Kim (STP: Shielded Twisted Pair) Lớp bọc kim bên ngoài nhằm tránh nhiễu điện từ. Có loại gồm một đôi dây xoắn, có loại gồm nhiều đôi dây xoắn. Tốc độ lý thuyết của cáp loại này là 500 Mbs, tuy nhiên ít khi đạt được. Thực tế là 155 Mbs với khoảng cách cáp là 100m. Loại Không Bọc Kim (UTP: Unshielded Twisted Pair) Loại này tương tự như loại STP nhưng kém hơn về khả năng chống nhiễu và độ suy hao do không bọc kim. Loại cáp UTP được dùng rất nhiều trong cài đặt các mạng cục bộ hiện nay. Hình C4.7: Cáp UTP và STP 26
  27. Các loại cáp hay dùng:  Loại 1 và 2 (Categories 1,2): tốc độ truyền dưới 4 Mbs.  Loại 3 (Categories 3): tốc độ truyền lên đến 10 Mbps.  Loại 4 (Categories 4): tốc độ truyền lên đến 16 Mbps.  Loại 5 (Categories 5): tốc độ truyền lên đến 100 Mbps.  Loại 6 (Categories 6): tốc độ truyền lên đến 1Gbps.  Loại 7 (Categories 7): tốc độ truyền lên đến 10Gbps. 4.5.3. Filber Optics: Hình C4.8: Cáp quang Sự phát triển của kỹ thuật quang học gần đây đã tạo ra khả năng có thể truyền dữ liệu bằng những xung ánh sáng. Một xung ánh sáng có thể dùng để báo hiệu bit 1, sự thiếu ánh sáng báo hiệu bit 0. Ánh sáng khả kiến có tần số vào khoảng 108 MHz, vì thế độ rộng băng tần hay còn gọi là băng thông (bandwidth) của một hệ thống truyền tải quang học rất lớn. Khả năng của nó có thể truyền 2 Gbs trên một độ dài khá xa. Với tốc độ 100 Mbs cáp sợi quang có thể có độ dài vài km. Với nguồn laser, có thể truyền đến 100 Km với tốc độ thấp hơn. Một hệ thống dạng này gồm có 3 phần: cáp truyền tải, một nguồn sáng và một bộ tách sóng (Detector). Nguồn sáng thường là một Diod phát sáng (LED – Light Emiting Diod) hoặc một Laser diod, cả hai đều phát sáng khi cung cấp cho nó một dòng điện. Bộ tách sóng thường là một Diod quang (Photodiod), có khả năng phát ra xung điện khi ánh sáng chiếu lên nó. Nguồn sáng và bộ tách sóng thường được gọi chung là Transducer. 27
  28. Ưu điểm của loại cáp này là tốc độ truyền lớn, khoảng cách truyền xa, ngoài môi trường đa kênh tốt, hoàn toàn miễn nhiễm với nhiều từ trường bên ngoài. Nhược điểm của loại cáp này là nó đắt tiền, và việc nối hoặc tạo những điểm rẽ cho các trạm bổ sung thì vô cùng phức tạp, vì không khéo sẻ lọt sáng ra ngoài. Vì thế người ta phải dùng những giao diện đặc biệt để thực hiện công việc này. Cáp quang bao gồm một dây dẫn trung tâm (là một hoặc một bó sợi thủy tinh hoặc plastic) có khả năng truyền dẫn tín hiệu quang. Nó được bọc một lớp áo có tác dụng phản xạ ánh sáng để tránh suy giảm tín hiệu. Ngoài cùng là một lớp vỏ plastic để bảo vệ cáp. Cáp có thể có hai loại: Single mode (một đường dẫn quang), Multi mode (nhiều đường dẫn quang).   THỰC HÀNH BẤM CÁP Hướng dẫn Chiều dài tối đa của một sợi cáp đã được quy định trong kiến trúc mạng cho từng loại cáp và chiều dài không phụ thuộc vào loại dây hay cách bấm dây. Đối với cáp UTP thì chiều dài tối đa là 100m và tối thiểu là 0.5m tính từ HUB tới máy tính. Cáp UTP có 4 cặp sau:  White/Orange – Orange (W/o – O; Trắng cam / Cam)  White/Blue – Blue (W/b–B; Trắng xanh dương/ Xanh dương)  Wihte/Green – Green (W/g - G; Trắng xanh lá / Xanh lá)  White/Brown – Brown (W/br – Br; Trắng nâu / Nâu) Bấm cáp Twist Pair theo 2 chuẩn sau: T568A và T568B. Hình C4.9: Các chuẩn bấm cáp 28
  29. Có 2 kiểu bấm cáp: Straight Cable và Cross Cable Straight Cable (cáp thẳng): dùng để nối PC -> HUB/SWITCH hay các thiết bị mạng khác có hỗ trợ. Đối với kiểu Straight thì ở một đầu dây bạn sắp xếp thứ tự dây thế nào thì ở đầu dây còn lại phải đúng y như thế. Vd: Đầu A bạn sắp thứ tự là: 1 2 3 4 5 6 7 8 W/o O W/g B W/b G W/br Br Thì đầu B bạn cũng sắp như ở đầu A Cross Cable (cáp chéo): dùng để nối trực tiếp PC PC, HUB HUB hay các thiết bị mạng cùng layer với nhau. Kiểu này phải bấm đảo đầu dây tức là cặp TX (cặp truyền) ở đầu này sẻ trở thành RX (nhận) ở đầu kia. Vd: Đầu 1 bạn sắp thứ tự là: Thì đầu 2 bạn sẻ sắp thứ tự là: Hay đầu 1 bạn bấm chuẩn A, còn đầu 2 bạn bấm chuẩn B Thực hành Dụng cụ:  Cable UTP Cat 5  Connector RJ45  Kèm bấm Cable  Đồng hồ test mạng 29
  30. Thực hiện: Bấm sợi cáp để nối máy tính với Hub/Switch Cách bấm của bạn: Kết quả thử nghiệm: Bấm sợi cáp để nối máy tính với máy tính Cách bấm của bạn: Kết quả thử nghiệm: 30
  31. Bài 5: THỰC HÀNH THI CÔNG MẠNG Mỗi nhóm gồm có:  Số thành viên: 3-4 thành viên  Số máy tính : 4-5 máy  Một Hub/ Switch  Cables & connectors  Đĩa HĐH, drivers và các chương trình ứng dụng Yêu cầu: 1. Triển khai thành mạng ngang hàng theo mô hình Star 2. Cài đặt các máy như sau:  2 máy được cài đặt từ CD  2 máy còn lại được cài từ bản ghost của 2 máy trước 3. Đặt tên các máy theo tên của các thành viên trong nhóm 4. IP Address thuộc class C 5. Thử kết nối các máy trong mạng. Vẽ sơ đồ mạng và ghi chi tiết các máy tính trong mạng (tên máy, HĐH, IP Address, các chương trình ứng dụng khác, ) 6. Ghi lại chi tiết các lỗi và cách xử lý lỗi gặp phải trong quá trình thi công mạng. 7. Triển khai và quản trị Printer Server Cài đặt máy in và chia sẻ qua mạng Bước 1: Cài đặt máy in trên máy Local Bước 2: Chia sẻ (share) máy in Bước 3: Các máy khác cài máy in đã chia sẻ thông qua mạng VD: cài đặt máy in trên máy PC1, IP là 192.168.1.102 Bước 1: Cài đặt máy in trên máy PC1 Vào Start Setting Printers and Faxes 31
  32. Hình C5.1: Printers and Faxes Chọn Add printer Next Trang Local or Network Printer chọn Local printer attached to this computer Next Hình C5.2: Chọn Local Printer Trang Select a Printer Port chọn Use the following port (chọn port LPT hay USB tùy theo máy in) Next chọn hãng sản xuất và loại máy in (vd là HP2000C) 32
  33. Hình C5.3: Lựa chọn máy in Next Next Next Next Finish. Bước 2: Chia sẻ máy in Vào Start Setting Printers and Faxes Right click trên máy in cần chia sẻ và chon Sharing Bước 3: Cài đặt máy in thông qua máy in đã chia sẻ trên mạng. Vào Start Setting Printers and Faxes Chọn Add printer Next Trang Local or Network Printer chọn A network printer, or a printer attached to another computer Next 33
  34. Hình C5.4: Chọn network printer Trang Specify a printer chọn Connect to this printer và gõ ip hoặc computer name và tên máy in đã chia sẻ trên mạng như hình bên dưới. Vd:\\192.168.1.102\HP2000C hay \\PCXX\HP2000C Next Finish. Hinh C5.5: Chọn máy in đã share trên mạng Có thể có nhiều cách khác nhau để truy xuất và sử dụng máy in chia sẻ trên mạng, các bạn có thể tìm hiểu thêm hoặc nhờ giảng viên hướng dẫn công tác này. Tuy 34
  35. nhiên, chúng tôi luôn hy vọng rằng các bạn sẻ tìm ra một cách khác để làm công việc này và chia sẻ thêm những kinh nghiêm cho các bạn cùng lớp. Chia sẻ tài nguyên (file, folder) trên mạng Các bước tiến hành: Bước 1: Đặt tên Computer name phải khác nhau. Bước 2: Đặt địa chỉ IP phải cùng NetID (cùng lớp mạng). Bước 3: Kiểm tra kết nối Bước 4: Chia sẻ tài nguyên Bước 5: Truy cập tài nguyên đã được chia sẻ. Ví dụ: Máy tính PC1 (IP:192.168.1.102) chia sẻ tài nguyên cho PC2 (IP: 192.168.1.103). Ta thực hiện các bước: Bước 1,2,3 các bạn xem lại phần thiết lập mạng Workroup để các máy thấy nhau trong bài 3 Bước 4: Chia sẻ tài nguyên trên máy PC1 Right click vào tài nguyên cần chia sẽ và chọn Sharing and Security Hình C5.6: Shareing and Security Check vào ô Share this foldel on the network Apply OK 35
  36. Hình C5.7: Chia sẻ dữ liệu. Bước 5: Truy cập tài nguyên đã được chia sẻ. PC2 vào Start Run và gõ \\192.168.1.102 và nhấn OK Hình C5.8: Truy cập tài nguyên Những tài nguyên trên máy PC1 chia sẻ được hiện ra và PC2 có thể dùng chung tài nguyên của PC1. 36
  37. Hình C5.9: Hiển thị tài nguyên chia sẻ Đây chỉ là các thao tác chia sẻ tài nguyên đơn giản. Các bạn có thể tìm hiểu thêm cách gán quyền trên tài nguyên của mình hay share ẩn dụa vào các tài liệu khác hay có thể nhờ giáo viên thực hành hướng dẫn thêm.   37
  38. Bài 6: Modem ADSL Hình C6.1: Mô hình kết nối ADSL Nội dung:  Giới thiệu công nghệ ADSL.  Các ứng dụng của ADSL.  Cấu hình Modem ADSL. 6.1. Giới thiệu ADSL (Asymmetric Digital Subscriber Line) ADSL là công nghệ thuê bao bất đối xứng. Gọi là bất đối xứng vì có sự không cân bằng giữa tốc độ Download và tốc độ Upload (xem hình bên dưới). 38
  39. Hình C6.2: Tốc độ Download và Upload ADSL là công nghệ tận dụng hạ tầng có sẵn đó là đường dây điện thoại, việc gọi điện thoại thông thường chỉ sử dụng một khoảng không gian nhỏ trên dây điện thoại, khoảng không gian còn lại bỏ trống. ADSL tận dụng khoảng trống của không gian này cho việc truyền tải dữ liệu trên Internet. Do đó, chúng ta có thể sử dụng đồng thời Internet qua ADSL và sử dụng điện thoại; với dạng Dial-up thì không thể làm được do Dial-up sử dụng khoảng không gian dành cho điện thoại để kết nối Internet. Hình C6.3: Tần số hoạt động của ADSL Ghi chú: POTS là khoảng tần số dùng cho việc gọi điện thoại. Do khoảng không gian dành cho việc sử dụng ADSL (hay công nghệ xDSL nói chung) là khá lớn nên có tốc độ cao hơn nhiều so với tốc độ của Dial-up, tốc độ chênh lệch có thể lên đến hang trăm lần. ADSL được tính chi phí dựa trên lưu lượng sử dụng Internet bao gồm cả việc Download và Upload dữ liệu trên mạng, không tính phí dựa trên thời gian như Dial-up. 39
  40. Tốc độ của ADSL phụ thuộc vào công nghệ và khoảng cách từ Modem đến các trạm phân phối (DSLAM). Khoảng cách càng xa thì tốc độ của ADSL càng chậm. Khoảng cách tối đa là khoảng 5km. Bảng so sánh dưới đây mô tả sự khác biệt của ADSL và Dial-up. ADSL Dial-up Tốc độ cao hơn nhiều so với Tốc độ thấp khoảng 56-64kbps, gần Dial-up, tốc độ có thể đạt đến đây có thể lên tới 128kbps 2Mbps thậm chí có thể lên tới 9Mbps Sử dụng Internet và điện thoại Không thể sử dụng Internet và điện đồng thời thoại đồng thời Cách tính phí dựa trên lưu lượng Cách tính phí dựa trên thời gian. sử dụng Hình C6.4: Bảng so sánh ADSL và Dial-up 6.2. Các ứng dụng dựa trên ADSL. Do tốc độ cao đồng thời tính phí dựa trên lưu lượng sử dụng nên ADSL được sử dụng rộng rãi phục vụ cho rất nhiều mục đích khác nhau đó là:  Phục vụ cho việc gọi điện thoại trên Internet (mỗi cuộc gọi điện thoại trên Internet đều chiếm khoảng 64kbps).  Các nhu cầu giải trí trên Internet như tham gia các cuộc giao lưu, phỏng vấn trực tiếp trên Internet, xem phim chất lượng cao trên mạng, nghe nhạc online  Tận dụng ưu thế là chi phí dựa trên lưu lượng sử dụng nên giải quyết được bài toán nâng cao hiệu suất mạng, tiết kiệm chi phí. Lúc trước khi muốn sử dụng Internet phải ở trong thời gian quy định do đó dễ dẫn tới tình trạng quá tải do có quá nhiều người sử dụng Internet cùng một lúc.  Tận dụng ADSL như là một công cụ để quản trị từ xa đồng thời thiết lập hệ thống mạng với các chi nhánh.  Cuối cùng đó là việc sử dụng ADSL như là một công cụ cho quá trình học tập, nhất là việc học trực tuyến qua mạng.  . 40
  41. 6.3. Mô hình thiết lập mạng với ADSL. Giới thiệu: ADSL sử dụng trên đường dây điện thoại do đó để đảm bảo tín hiệu truyền tải không bị nhiễu khi sử dụng đồng thời Internet và điện thoại ta sử dụng bộ lọc (Filter/Splitter), bộ lọc này được đặt trước điện thoại Hình C6.5:Thiết bị Splitter Modem ADSL là thiết bị cần có để kết nối với Internet. Modem ADSL hiện nay có 2 dạng kết nối với máy tính phổ biến đó là dạng kết nối qua cổng USB và qua RJ45. Nếu kết nối với máy tính qua cổng RJ45 thì yêu cầu máy phải có card mạng. Ngoài ra hiện nay trên thị trường cũng có loại card gắn trong cho Modem ADSL, tuy nhiên không phổ biến bằng 2 dạng kết nối trên. Hìn C6.6: Hình ảnh Modem ADSL Ghi chú: nếu kết nối ADSL qua cổng USB thì bắt buộc phải cài đặt Driver, còn RJ45 thì không cần cài đặt Driver. Cách gắn Modem ADSL vào máy tính: 41
  42. Hình C6.7: Cách gắn Modem ADSL vào máy tính Đây là mô hình mạng và hoạt động của ADSL: Hình C6.8: Mô hình mạng và hoạt động của ADSL 6.4. Cấu hình Modem ADSL Khác với Hub/Swtich khi mua về là có thể sử dụng được ngay, còn Modem ADSL thì không phải thế, nó bắt buộc phải cấu hình để có thể kết nối với Internet. Tuy nhiên việc cấu hình ADSL để kết nối với Internet không quá phức tạp thật ra là rất đơn giản. Để thiết lập mạng ADSL cần có:  Thuê bao đường truyền ADSL: (sẽ có username và password của nhà cung cấp dịch vụ.)  Modem ADSL: có ip modem, username và password của modem ADSL (đọc sách hướng dẫn) Hoặc cũng có thể tham khảo bảng sau để biết thêm. 42
  43. Hình C6.9: Bảng tham khảo IP, Username/Password Chúng ta tiến hành theo các bước sau:  Tìm IP của Modem ADSL và User name/Password (Tài liệu hướng dẫn sử dụng kèm theo Modem ADSL).  Cấu hình các thông số của nhà cung cấp dịch vụ đưa cho bạn (thông thường có trên bảng hợp đồng).  Save lại các cấu hình 6.4.1. Tìm IP của Modem ADSL và User name/Password (Tài liệu hướng dẫn sử dụng kèm theo Modem ADSL) VD: IP Modem ADSL là 192.168.1.1/24 thì ta phải đặt IP của máy tính cùng lớp mạng vơi Modem ví dụ là 192.168.1.2/24 sau đó ping để kiểm tra máy tính thấy Modem ADSL chưa? Nếu thấy sẽ Replay như hình sau 43
  44. Hình C6.10: Ping địa chỉ IP của modem Hoặc Modem ADSL đã bật sẵn tính năng DHCP thì nó sẻ tự cấp địa chỉ IP cho máy tính. Để tìm đia chỉ đó, ta vào Start | Run gõ cmd và Enter sau đó gõ lệnh ipconfig /all Ghi chú: máy cấu hình modem ADSL và các máy Clients nên đặt ở chế độ nhận IP tự động. Hình C6.11: Tìm địa chỉ IP của Modem Sau khi tìm ra địa chỉ của ADSL Modem, để truy cập vào Modem ta mở Internet Explorer và gõ vào địa chỉ IP của Modem ADSL và Enter. 44
  45. Hình C6.12: Internet Explorer Một ô hộp thoại sẻ mở ra đòi hỏi phải nhập vào Username và Password (có thể tìm trong sách hướng dẫn khi mua Modem để có Username và Password truy cập). Hình C6.13: Nhập Username và Password Lúc này, chúng ta đã vào tới trang Web cấu hình của Modem ADSL. Tùy theo từng loại Modem và Series mà giao diện cấu hình sẻ khác nhau. Tuy nhiên chúng ta chỉ tìm và cần cấu hình một vài thông số như tương tự như ở bước sau là có thể kết nối được với Internet. 6.4.2. Cấu hình các thông số của nhà cung cấp dịch vụ Bước 1: Cấu hình dạng đóng gói dữ liệu trên mạng (Encapsulation) ở Việt Nam đều sử dụng PPPoE LLC. Bước 2: Cấu hình VPI – VCI: cặp số này do nhà cung cấp dịch vụ cấp, ở TP.HCM VPI – VCI của các nhà cung cấp là: 45
  46. Hình C6.14: Bảng thông số VPI/VCI Bước 3: Cấu hình DNS: đây là địa chỉ IP của DNS Server của nhà cung cấp dịch vụ Hình C6.15: Bảng địa chỉ DNS của các nhà cung cấp. Bước 4: cấu hình Username và Password dùng để truy cập Internet. Chú ý: Username và Password này do nhà cung cấp dịch vụ ADSL cấp, nó khác với Username và Password để truy cập cấu hình thiết bị. Bước 5: Save and reboot Dưới đây là các hình ảnh của quá trình cấu hính thiết bị. Hình C6.16: Cấu hình VPI – VCI, Connection Type (Encapsulation) và Username - Password 46
  47. Hình C6.17: Cấu hình địa chỉ DNS Server của nhà cung cấp dịch vụ Ghi chú:  Để nâng cao khả năng bảo mật ta có thể cấu hình chỉnh sửa lại Password để chỉnh sửa cấu hình Modem. Mặt khác còn có thể cấu hình lại dịch vụ  Trên Modem còn có một số dịch vụ khác như Port Forwarding, NAT, Virtual Server các anh chị có thể tìm các tài liệu liên quan trên mạng hoặc trong nhà sách đê nghiên cứu thêm.  Nếu muốn cấu hình lại Modem ADSL mà quên mất Password để truy cập vào trang cấu hình Modem (đã đổi Password của nhà cung cấp), có thể ấn nút Reset phía sau máy và chời khoảng 30 giây, lúc đó Modem ADSL trở về như lúc mới mua. Có thể quan sát hình dưới đây: Hình C6.18: Reset modem 47
  48. 6.5. Giới thiệu về Modem Cable (dùng cho truyền hình cáp). Hình C6.19: Mô hình ADSL - truyền hình cáp Truyền hình Cable sử dụng dạng Cable tương tự như cáp đồng trục, nó có chuẩn là RG-59. Modem Cable bao gồm ít nhất một cổng giao tiếp RG-59 và một cổng giao tiếp với máy tính là RJ45. Truyền hình Cable sử dụng dãy tần số từ 50MHz – 860MHz. Truyền hình Cable cũng có thể vừa xem TV vừa sử dụng Internet và nguyên tắc hoạt động cũng tương tự như của Modem ADSL đó là tận dụng những “kênh” (channel) không sử dụng (do chúng ta chỉ sử dụng 1 kênh để xem TV, những kênh còn lại bỏ trống) để kết nối với Internet. Việc cấu hình Modem Cable đối với người sử dụng (End-user) là quá phức tạp, do đó các file cấu hình Modem Cable được các nhà cung cấp cấu hình sẵn và đặt trên Server của mình. Mỗi khi Modem Cable hoạt động sẻ tự động download các file cấu hình và sử dụng những cấu hình đó để kết nối với Internet. File cấu hình này bao gồm các thông số như tốc độ download, upload (gói dịch vụ Internet chọn lựa khi đăng ký), các thông số cấu hình cao cấp như QoS, các tần số các kênh phát sóng Do đó khi sử dụng Modem Cable đôi khi chúng ta có thể cắm điện và sử dụng như Hub/Switch.   48
  49. BÀI 7: MẠNG KHÔNG DÂY (WIRELESS LAN) Hình C7.1: Mô hình mạng không dây Nội dung:  Giới thiệu mạng không dây (Wireless).  Ưu/Khuyết điểm của wireless  Các chuẩn của wireless  Các thành phần của wireless  Cấu hình mạng wireless 7.1. Giới thiệu về Wireless – mạng không dây Hiện nay mạng Wireless đã và đang được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng, hàng loạt địa điểm truy cập Wireless miễn phí ở Việt Nam xuất hiện dưới dạng các quán café wi-fi, một số trường đại học và các công ty, xí nghiệp cũng sử dụng Wireless. Vậy Wireless có những đặc điểm gì mà mọi người lại sử dụng rộng rãi đến như vậy? Wireless có ưu điểm gì nổi trội so với mạng có dây truyền thống? Chúng ta cùng nhau trao đổi để làm sáng tỏ những điều trên. Bây giời chúng ta bắt đầu:  Wireless có những ưu điểm nổi bật sau: không tốn kém chi phí cho việc sử dụng Cable để kết nối các máy tính lại với nhau. Tuy nhiên, vấn đề chi phí cho việc Cable chỉ thật sự nổi bật khi có chúng ta cần di chuyền toàn bộ hệ thống mạng từ nơi này sang nơi khác, lúc đó chúng ta không thể tận dụng các Cable đã sử dụng (đôi khi Cable được thiết kế âm tường). Chính 49
  50. vì thế, Wireless có ưu điểm là đỡ tốn chi phí cho Cable đồng thời có được sự cơ động cần thiết khi di chuyển.  Ưu điểm thứ hai của Wireless là với người dùng nhất là đối với những người hay ra ngoài công tác như bộ phận Sales của các công ty, nhân viên báo chí hoặc những người hay chuyển chỗ liên tục do tính chất công việc như những nhân viên lập trình theo nhóm, test các sản phẩm Wireless thật sự là người trợ thủ đắc lực của những người này trong vấn đề gửi các thông tin, sản phẩm về cho công ty công tác.  Wireless còn được sử dụng ở những nơi có tính chất tạm thời để làm việc hoặc ở những nơi mạng Cable truyền thống không thể thi công hoặc làm mất mỹ quan. Ta có thể ví dụ những nơi có tính chất mạng tạm thời ví dụ như ở sân bay, mọi người có thể truy cập Internet trước khi lên thủ tục, những khu vực mọi người thường xuyên di chuyển, những nơi Cable không thể thi công do vấn đề chi phí như việc trao đổi giữa bộ phận kiểm soát ở ngoài cảng với đất liền. Bên cạnh những ưu điểm, Wireless cũng có những nhược điểm của riêng mình. Điểm nổi bật đầu tiên là tốc độ truyền tải chậm khoảng 54Mb (thông dụng hiện nay) so với 100Mb của mạng LAN truyền thống, độ ổn định không cao (sóng chập chờn) và cuối cùng đó là khả năng bảo mật của Wireless không cao. Tóm lại: Wireless thường được sử dụng cho những nơi có tính chất di động, đa phần mang tính tạm thời. 7.2. Các khái niệm và thuật ngữ. Wireless là mạng vô tuyến được truyền dẫn trong không gian thông qua các trạm thu/phát và tuân theo những qui tắt, qui ước nào đó. Wireless – không dây – đối với mạng LAN thường được viết là WLAN, viết như vậy là do có nhiều kiểu dạng kết nối không dây và để phân biệt, hiện nay có một số dạng kết nối không dây như PC với các thiết bị không dây khác như máy in thông qua cổng hồng ngoại, các thiết bị di động kết nối với nhau thông qua Wi- fi Ở đây chúng ta thống nhất với nhau khi nói đến Wireless chúng ta hiểu là WLAN. Wireless được tổ chức quốc tế công nhận và theo chuẩn 802.11. Trước khi chúng ta đi vào các chuẩn chúng ta xem xét qua một số thuật ngữ được dùng trong Wireless:  RF (Radio Frequence): Tần số sóng điện từ của Wireless 50
  51.  Channel: kênh  Spread Spectrum: trải phổ  SSID (Service Set Indentification): tên dùng để phát sóng và phân biệt với các thiết bị phát sóng khác.  Cell: vùng phủ sóng tách biệt không dây.  Noise: những tín hiệu làm nhiễu sóng khi truyền.  Roaming: kỹ thuật giữ kết nối với trung tâm. 7.3. Các dạng chuẩn của Wireless Dạng chuẩn 802.11a: hoạt động trên tần số 5GHz, tốc độ truyền tải lên đến 54Mb nhưng không xuyên qua được vật cản, vùng phủ sóng từ 30 – 70 m. Hiện nay dạng chuẩn này rất ít được sử dụng. Dạng chuẩn 802.11b: hoạt động trên tần số 2.4GHz, tốc độ truyền tải với tốc độ thấp hơn 802.11a đạt tốc độ là 11Mb, vùng phủ sóng từ 100 – 300m. Hai chuẩn 802.11a và 802.11b không tương thích với nhau. Dạng chuẩn 802.11g: hoạt động trên tần số 2.4GHz, tốc độ truyền tải 54Mb, tương thích với chuẩn 802.11b. Dạng chuẩn 802.11g được dùng rất phổ biến hiện nay. 7.4. Các thành phần của Wireless Đây là các thiết bị của Wireless đang được dùng phổ biến 7.4.1. Card mạng (Wireless Card) Một số dạng Card Wireless sử dụng hiện nay như: card PCI, USB, PCMCIA Hình C7.2: Card Wireless 51
  52. 7.4.2. Các dạng Access Point Access Point phát sóng theo 1 hướng Hình C7.3: Access Point phát sóng theo 1 hướng Access Point phát sóng theo bán kính hình cầu Hình C7.4: Access Point phát sóng theo hình cầu 52
  53. 7.5. Mô hình 7.5.1. Ad-hoc Topology: còn gọi là dạng Peer-to-Peer, mô hình này các máy tính kết nối trực tiếp với nhau, số máy tối đa theo lí thuyết là 9. Tuy nhiên trên thực tế rất ít khi sử dụng vì tốc độ tương đối chậm. Yêu cầu thiết bị: máy vi tính (PC hay Laptop) và card wireless Hình C7.5: Mô hình Ad-Hoc Ghi chú: để sử dụng tính năng Ad-hoc phải khai báo trong Windows mới có thể sử dụng tính năng này, đồng thời Card Wireless phải hỗ trợ, có một số Card Wireless không hỗ trợ tính năng này. 7.5.2. Infrastructure Topology: là mô hình thông dụng hiện nay, nó bao gồm một Access Point đóng vai trò thu/phát tín hiệu, về nguyên tắc nó đóng vai trò tương tự như Hub trên mạng LAN truyền thống. Access Point là điểm tập trung nhận các tín hiệu sóng, đồng thời chuyển phát các tín hiệu sóng tới các máy cần nhận. Yêu cầu thiết bị: Máy tính (PC hay Laptop), Access Point và card wireless 53
  54. Hình C7.6: Mô hình Infrastructure Mô hình trên thực tế sử dụng: Hình C7.7: Mô hình trên thực tế sử dụng 54
  55. Ghi chú: Internet Modem hiện nay thông thường là các Modem ADSL, tuy nhiên hiện nay trên thị trường đã có dạng Modem ADSL tích hợp sẵn tính năng Wireless trên thiết bị, lúc đó mô hình chỉ còn Internet Modem. 7.6. Bảo Mật WLAN Do vùng phủ sóng của Wireless là hình cầu và đôi khi vượt quá mức cho phép kết nối, do đó những người trong khu vực này đều có thể sử dụng được mạng Wireless. Chính vì những lí do đó, người dùng cá nhân và trong các công ty, xí nghiệp không muốn người khác sử dụng Wireless của mình để truy cập mạng đồng thời bảo mật những thông tin. Cách hạn chế người khác truy cập vào mạng của mình đó là bật tính năng bảo mật dùng các key để truy cập mạng. Hầu hết các Wireless đều có tính năng bảo mật đơn giản này, và được cung cấp theo mô tả sau:  WEP Key 64bit – 128bit: hiện sử dụng phổ biến  WPA – PSK ( PRE – Share key)  WPA V2 ( RADIUS): hiện tại ở Việt Nam rất ít nơi sử dụng vì vấn đề chi phí và tính phức tạp. Để nhận ra sự khác biệt giữa một mạng Wireless không bảo mật và Wireless có tính năng bảo mật là hình ảnh chiếc khóa bên cạnh như hình bên dưới và dòng chữ Security Enable. Hình C7.8: Khác biệt giữa mạng bảo mật và không bảo mật Ghi chú: FTP Telecom, linksys, LinksysMyNest, 802.11g-AP là những SSID dùng để phân biệt tên các Access Point phát sóng. 2 hình ảnh cuối cho biết hình thức bảo mật của Wireless là dạng WEP (LinksysMyNest) và dạng WPA (802.11g-AP) 55
  56. Mô hình mạng Wireless với tính năng bảo mật: Hình C7.9: Mô hình mạng với tính năng bảo mật 7.7. Cấu hình thiết bị Wireless: Gắn Cable vào Wireless như mô tả trong hình sau: Hình C7.10: Gắn cáp vào Wireless Access Point Tùy vào từng thiết bị, nhà sản xuất mà việc cấu hình có khác nhau về mặt giao diện (thông thường cấu hình thông qua dạng Web). Tuy nhiên, tất cả đều có một số điểm chung để cấu hình Wireless. Cấu hình Access Point 56
  57. Tìm IP của Access Point và kết nối với Access Point để cấu hình (Tài liệu hướng dẫn sử dụng kèm theo Wriless Access Point). Khi có được địa chỉ chúng ta mở trình duyệt Web và gõ địa chỉ vào (VD IP là: 192.168.1.1) và nhấn phím Enter Hình C7.11: Internet Explorer Một ô hộp thoại sẽ mở ra đòi hỏi phải nhập vào Username và Password (có thể tìm trong sách hướng dẫn khi mua Wireless Access Point để có Username và Password truy cập) Hình C7.12: Nhập Username và Password Lúc này, chúng ta đã vào tới trang Web cấu hình của Wireless Access Point. Tùy theo từng loại Wireless Access Point và Series mà giao diện cấu hình sẽ khác nhau. Đặt tên cho SSID để phân biệt với các Wireless phát sóng khác 57
  58. Cấu hình DHCP và địa chỉ trên truy cập cấu hình Access Point Cấu hình các thiết lập hạn chế cho DHCP nếu có. Hình C7.13: Cấu hình IP và DHCP Một số Router cho phép hạn chế số lượng Users có thể truy cập vào Access Point để đảm bảo tốc độ truyền tải và khả năng đáp ứng của mạng. (Tính năng này một số thiết bị khác không có). 58
  59. Với các máy Clients  Cài đặt Driver cho Card Wireless (nếu chưa cài đặt).  Mở tính năng Wireless bằng cách vào Network Connection | Chọn Card Wireless | Chọn Properties trong Card mạng Wireless. Một bảng tương tự như sau sẽ xuất hiện: Hình 7.14: Properties card mạng 59
  60. Chọn View Wireless Network để có được hình ảnh như hình tương tự như hình ảnh của phần bảo mật mạng, và chọn Wireless nào đó để kết nối (nhấn Connect ở phía dưới). Cài đặt tính năng bảo mật WEP cho Access Point, thông thường tính năng này nằm trong phần Security và chỉ cần Enable tính năng WEP key. Sau đó nhập các Key để kiểm chứng khi kết nối với Wireless Chọn tên SSID, và nhấn Connect; có thể phải nhập thêm sharekey nếu đó là kết nối có tính bảo mật. Cuối cùng biểu tượng kết nối sẽ có dạng tương tự như sau: Hình C7.15: Biểu tượng kết nối xuất hiện Một số điều cần quan tâm khi thiết lập mạng Wireless: Khu vực phủ sóng của Wireless (xem hình C7.16 bên dưới để chọn lựa vị trí đặt thiết bị cho phù hợp) Khả năng đi xuyên qua các vật cản và chất liệu của vật cản. Tăng cường tính bảo mật (nên bật tính năng WEP và hạn chế Broadcast SSID ra ngoài). Hình C7.16: Vị trí đặt Access Point   60
  61. NHỮNG LỖI CƠ BẢN KHI THIẾT LẬP MẠNG Sau khi thiết lập được một mạng tức là đã đánh địa chỉ IP cho từng máy, công việc tiếp theo là chia sẻ những tài nguyên trên mạng. Trong công việc này chúng ta thường gặp một số lỗi sau đây: 1. Hai máy tính không thể giao tiếp với nhau: Sử dụng lệnh ping để kiểm tra hai máy tính có kết nối được với nhau và nhận được các thông báo trả về: a. Request timed out (như trong hình) Hình C8.1: Kiểm tra kết nối bằng lệnh Ping Nguyên nhân đưa ra thông báo trên trong câu lệnh ping, đó là địa chỉ IP của máy tính (192.168.241.200) không có trên mạng hoặc máy đã tắt, cáp mạng gắn với máy bị lỏng hoặc không gắn. Cách khắc phục: kiểm tra lại để chắc rằng địa chỉ IP đó là hiện hữu trên mạng, kiểm tra lại dây cáp mạng. Hình C8.2: Mô tả sau khi đã kiểm tra địa chỉ IP Nếu trường hợp máy vẫn có trên mạng, dây cáp mạng vẫn hoạt động tốt ta nên tiến hành kiểm tra lại xem các máy có sử dụng Firewall hay không, đối với Windows XP SP2 phần Firewall thường mở sẵn trên máy. Cách khắc phục: tắt Firewall. 61
  62. Vào Properties của Card mạng: chọn Tab Advanced Chọn Setting và đặt Firewall ở chế độ Off Hình C8.3: Turn Off Firewall b. Destination host Unreachable: Hình C8.4: Kiểm tra kết nối bằng lệnh Ping 62
  63. Nguyên nhân đưa thông báo trên là do hai máy tính có địa chỉ IP có địa chỉ mạng (Network ID) khác nhau. Cách khắc phục: đổi địa chỉ IP lại cho phù hợp tức là cùng một địa chỉ mạng, tuy nhiên nếu không được phép đổi lại địa chỉ IP thì cần kiểm tra lại Default Gateway của máy. 2. Máy tính không thể kết nối được Internet a. Trường hợp chỉ có một số ít các máy không kết nối được Internet và các máy tính đều có thể giao tiếp với nhau trong mạng, nguyên nhân có thể là do chưa khai báo Default Gateway, DNS trong phần khai báo địa chỉ IP. Kiểm tra lại phần này. Hình C8.5: Nhập IP, Default Gateway và DNS b. Nếu tất cả các máy đều không thể sử dụng Internet, nguyên nhân gây ra phần lớn là do Modem ADSL. Cách khắc phục: phải đảm bảo rằng Modem ADSL đang sử dụng phải phù hợp với nhà cung cấp. Hiện nay, đa phần các nhà cung cấp ADSL đều sử dụng ADSL 2+, nếu Modem chỉ hỗ trợ ADSL thông thường hoặc mua khoảng năm 2004 về trước thì nên đổi Modem hoặc liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ. Nguyên nhân thứ hai là do khai báo các thông số trên Modem không đúng và cần kiểm tra lại các khai báo đó bao gồm Username và Password dùng để kết nối Internet do nhà cung cấp dịch cụ cấp, các thông số VPI/VCI, DNS cần phải kiểm tra lại cho phù hợp. Nguyên nhân khác có thể là do tín hiệu đường truyền bị sự cố do đó cần liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ để được hỗ trợ. 3. Làm việc với những vấn đề chia sẻ file: 63
  64. Muốn sử dụng dịch vụ chia sẻ file và Printer ta cần phải có 2 dịch vụ như trong hình: Hình C8.6: Dịch vụ chia sẽ file a.Thông báo network location cannot be reached Hình C8.7: Thông báo lỗi Nguyên nhân và cách khắc phục tương tự như của phần thông báo Destination Host Unreachable b. Không thể truy cập các tài nguyên trên mạng: Nguyên nhân có thể do Firewall đã chặn dịch vụ này, cách khắc phục chỉ cần mở dịch vụ này trên Firewall 64
  65. Hình C8.8: Firewall ngăn chặn dịch vụ 4. Những lỗi cơ bản khác. Đặt trùng địa chỉ IP của máy sẻ có thông báo sau: Hình C8.9: Thông báo trùng địa chỉ IP hoặc Hình C8.10: Thông báo trùng địa chỉ IP 65
  66. Cách khắc phục, đổi lại địa chỉ IP khác cho phù hợp. Nếu được nên sử dụng dịch vụ DHCP để thuận tiện hơn trong việc cấu hình và tránh được những lỗi thông thường này. Đặt trùng tên trong Computer Name, sẻ có thông báo “Duplicated Name ”. Lỗi này thông thường do sử dụng cùng một phiên bản Ghost và ghost cho nhiều máy, lỗi này không ảnh hưởng nhiều đến việc truy cập các tài nguyên nhưng nó sẻ làm cho tốc độ truy cập chậm hơn. Cách khắc phục là đổi tên Computer Name. Khi truy cập các tài nguyên chia sẻ trên mạng, nhận được thông báo như sau: Hình C8.11: Thông báo lỗi truy xuất tài nguyên Nguyên nhân: do tài khoản Guest đã được thiết lập password hoặc Guest tài khoản Guest bị vô hiệu hóa như trong hình sau: Hình C8.12: User Guest bị Disable Cách khắc phục: Enable tài khoản Guest và bỏ password của tài khoản Guest. 66
  67. Hình C8.13: Enable User Guest Bỏ dấu chọn Account is disabled Hình C8.14: Thiết lập Password cho Guest Thiết lập Password trống cho tài khoản Guest Chọn Set Password và ấn Enter khi hiện ra bảng thông báo yêu cầu điền Password mới vào. Khi cấu hình máy tính nhận địa chỉ IP động và thành công nhưng khi kiểm tra lại thì địa chỉ IP có dạng như sau: 169.254.x.x hoặc có thông báo Limitted or no Connection nguyên nhân là do máy tính không nhận được địa chỉ IP và lúc này trên máy tính từ Windows XP trở lên sẻ được đăng kí một địa chỉ có dạng trên để tạm làm việc. 67
  68. Hình C8.15: Máy nhận IP tạm thời để làm việc Cách khắc phục: có thể đặt địa chỉ IP bằng tay hoặc dùng lệnh để yêu cầu cung cấp lại địa chỉ IP bằng câu lệnh ipconfig /release và ipconfing /renew lại để có được địa chỉ IP như mong muốn hoặc có thể khởi động máy lại để khắc phục sự cố. Làm biểu tượng kết nối xuất hiện trên Trayicon của Desktop bằng cách vào Network Connections, chọn card mạng muốn hiện biểu tượng kết nối, sau đó chọn Properties 68
  69. Hình C8.16: Hiển thị biểu tượng kết nối trên Trayicon Đánh dấu chọn Show icon in notification area when connected Bấm OK. Kết luận: Sau học phần mạng căn bản chúng ta có thể hiểu và thực hiện được các vấn đề sau:  Phân chia địa chỉ IP phù hợp với từng phòng và số lượng máy cụ thể.  Thiết lập địa chỉ IP để các máy trong mạng có thể làm việc được với nhau.  Chia sẻ tài nguyên.  Cài đặt, chia sẻ máy in trên mạng.  Cài đặt và bảo trì phòng Internet_Games.    69
  70. MẠNG CĂN BẢN Bài 1 Nhập Môn Mạng Máy Tính 1. Mở Đầu 3 2. Mục Đích Và Ứng Dụng Của Mạng Máy Tính 3 2.1. Mục Đích Của Mạng Máy Tính 3 2.2. Các Ứng Dụng Của Mạng 4 3. Định Nghĩa Và Các Khái Niệm Về Mạng Máy Tính 4 4. Phân Loại Mạng Máy Tính 5 Bài 2 Các Chuẩn Của Mạng Và Các Mô Hình 1. Các loại chuẩn (Standards) 6 2. Open Systems Interconnection (OSI) Model 6 3. Các Mô Hình Mạng 11 Bài 3 Giao Thức và Địa Chỉ IP 1. Protocols (giao thức) 13 1.1. Định nghĩa: 13 1.2. Giới thiệu về giao thức (Protocol): 13 2. IP Addressing 14 2.1. Giới thiệu 14 2.2. Nhận diện IP Address 15 3. Subnet Mask 17 3.1. Giới thiệu 17 3.2. Subnet Default 18 70
  71. 3.3. Thực hành 21 4. Thiết lập mạng Workroup để các máy thấy nhau 19 Bài 4 Các Thiết Bị Phần Cứng 1. Network Interface Cards (NICs) 22 2. Hub 23 3. Switch 23 4. Router 24 5. Networking Media (dây dẫn) 25 5.1. Coaxial Cable: 25 5.2. Twisted-pair Cable: 26 5.3. Filber Optics: 27 Bài 5 THỰC HÀNH THI CÔNG MẠNG 36 Bài 6 Modem ADSL 1. Giới thiệu ADSL 38 2. Các ứng dụng dựa trên ADSL 40 3. Mô hình thiết lập mạng với ADSL 41 4. Cấu hình Modem ADSL 42 5. Giới thiệu về Modem (dùng cho truyền hình cáp). 48 71
  72. BÀI 7 MẠNG KHÔNG DÂY (WIRELESS LAN) 1. Giới thiệu về Wireless – mạng không dây 49 2. Các khái niệm và thuật ngữ 50 3. Các dạng chuẩn của Wireless 51 4. Các thành phần của Wireless 51 2. Mô hình 53 3. Bảo Mật WLAN 55 4. Cấu hình thiết bị Wireless: 56  Nhưng lỗi cơ bản khi thiết lập mạng 68 72