Giáo trình mô đun Tiêu thụ sản phẩm

pdf 60 trang ngocly 1490
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình mô đun Tiêu thụ sản phẩm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mo_dun_tieu_thu_san_pham.pdf

Nội dung text: Giáo trình mô đun Tiêu thụ sản phẩm

  1. 0 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN TIÊU THỤ SẢN PHẨM MÃ SỐ: MĐ05 NGHỀ: NUÔI NHÍM, CẦY HƯƠNG, CHIM TRĨ Trình độ: Sơ cấp nghề
  2. 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ05
  3. 2 LỜI GIỚI THIỆU Phát triển chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nhằm đáp ứng nhu cầu dạy nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, là nhu cầu cấp thiết của các cơ sở dạy nghề. Đối tượng người học là lao động nông thôn, đa dạng về tuổi tác trình độ văn hoá và kinh nghiệm sản xuất. Những năm gần đây, hoạt động dạy nghề của nước ta đã có những đổi mới, từ cách đào tạo theo truyền thống, hàn lâm chuyển sang đào tạo theo phương pháp mới dạng Môđun, giảng dạy công việc. Nhằm đáp ứng nhu cầu học tập, giảng dạy; nhóm biên sọan chúng tôi đã bám sát theo yêu cầu đào tạo, sản xuất, nhu cầu của người học và bản chất công việc để biên soạn tập tài liệu bài giảng tích hợp làm tài liệu giảng dạy cho giáo viên và tài liệu học tập cho học sinh trong quá trình đào tạo nghề. Tập bài giảng tích hợp và bộ phiếu phân tích công việc sẽ là cẩm nang của người học nghề. Chúng tôi tin rằng tập bài giảng tích hợp sẽ góp phần đáp ứng công tác dạy nghề cho chương trình nghề Nuôi nhím, cầy hương, chim trĩ Giáo trình mô đun “Tiêu thụ sản phẩm” được biên soạn bao gồm các nội dung khái quát về hoạt động tiêu thụ sản phẩm, phương pháp tìm hiểu thị trường, tính toán giá thành sản phẩm, cách thức quảng bá sản phẩm, Biên soạn hợp đồng kinh tế về mua bán sản phẩm, tổ chức bán hàng và tính toán hiệu quả kinh tế của hoạt động chăn nuôi. Giáo trình sử dụng các tài liệu liên quan đến các nội dung về nghiên cứu thị trường, kế toán tài chính, tiếp thị sản phẩm. Kết thúc khóa học, học viên sẽ có khả năng ước tính được giá thành sản xuất, tổ chức bán hàng, soạn thảo được một bản hợp đồng mua bán sản phẩm; thực hiện giao nhận sản phẩm đúng quy trình; thu thập được ý kiến khách hàng và đưa ra những dự báo tiêu thụ sản phẩm phù hợp. Mô đun này được chia làm 3 bài Bài 1: Tính giá thành sản phẩm Bài 2: Tìm nơi tiêu thụ sản phẩm và tổ chức bán hàng Bài 3: Tính hiệu quả kinh tế Để hoàn thiện bộ giáo trình này chúng tôi đã nhận sự hợp tác, giúp đỡ của các nhà khoa học, cán bộ kỹ thuật của các Trường khối nông nghiệp, Ban Giám Hiệu và các thầy cô giáo Trường Cao đẳng Nông lâm Đông Bắc. Chúng tôi xin được gửi lời cảm ơn đến Vụ Tổ chức cán bộ – Bộ Nông nghiệp và PTNT, Tổng cục dạy nghề, Ban lãnh đạo các Trường, các cơ sở sản xuất, các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các thầy cô giáo đã tham gia đóng góp nhiều ý kiến quý báu, tạo điều kiện thuận lợi để hoàn thành bộ giáo trình này. Bộ giáo trình là cơ sở cho các giáo viên soạn bài giảng để giảng dạy, là tài liệu nghiên cứu và học tập của học viên học nghề “Nuôi nhím, cầy hương, chim trĩ”. Các thông tin trong bộ giáo trình có giá trị hướng dẫn giáo viên thiết kế và tổ
  4. 3 chức giảng dạy các mô đun một cách hợp lý. Giáo viên có thể vận dụng cho phù hợp với điều kiện và bối cảnh thực tế trong quá trình dạy học. Trong quá trình biên soạn chắc chắn không tránh khỏi những sai sót, chúng tôi mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các đồng nghiệp để giáo trình hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! THAM GIA BIÊN SOẠN 1. Nguyễn Văn Dinh - Chủ biên 2. Vũ Việt Hà 3. Mai Anh Tùng
  5. 4 MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN: 1 LỜI GIỚI THIỆU 2 MỤC LỤC 4 MÔ ĐUN: TIÊU THỤ SẢN PHẨM 7 Giới thiệu mô đun 7 Bài 1: Tính giá thành sản phẩm 8 A. Nội dung 8 1. Khảo sát thị trường 8 1.1. Mục đích 8 1.2. Thực hiện khảo sát thị trường 8 2. Lựa chọn thị trường và đối tác tiêu thụ 10 2.1. Lựa chọn thị trường 10 2.2 Chọn đối tác 10 2.3 Thoả thuận giá cả 10 3. Tính giá thành sản phẩm 10 3.1. Khái niệm và ý nghĩa của giá thành sản phẩm 10 3.2. Tầm quan trọng của việc xác định giá thành sản phẩm 11 3.3. Phân loại giá thành sản phẩm 11 3.4. Phương pháp xác định giá thành sản phẩm dựa vào chi phí 13 4. Thu thập ý kiến khách hàng. 18 4.1. Ý nghĩa của việc thu thập thông tin về khách hàng 18 4.2. Nguồn lấy thông tin của cơ sở sản xuất kinh doanh 18 4.3. Soạn thảo phiếu thu thập ý kiến khách hàng 20 4.4. Thực hiện thu thập ý kiến khách hàng 21 4.5. Dự báo nhu cầu của người mua hàng từ thông tin thu thập 25 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 25 C. Ghi nhớ 28 Bài 2: Tìm nơi tiêu thụ sản phẩm và tổ chức bán hàng 29
  6. 5 A. Nội dung 29 1. Khái quát chung về tiêu thụ sản phẩm. 29 1.1. Khái niệm về tiêu thụ sản phẩm 29 1.2. Vai trò của tiêu thụ sản phẩm 29 1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến tiêu thụ sản phẩm 30 2. Chuẩn bị địa điểm bán hàng. 31 2.1. Tìm hiểu kênh phân phối 31 2.2. Lựa chọn kênh phân phối 32 2.3. Các bước để chuẩn bị một địa điểm bán hàng 33 3. Quảng bá sản phẩm chăn nuôi. 34 3.1. Tham khảo tài liệu, công cụ quảng bá sản phẩm chăn nuôi 34 3.2. Tổ chức sản xuất chương trình, tài liệu công cụ, thiết kế tờ rơi, pano, áp phích. 36 3.3. Các bước giới thiệu, quảng bá sản phẩm. 36 4. Hợp đồng mua bán sản phẩm 37 4.1. Các yêu cầu cơ bản của bản hợp đồng 37 4.2. Các nội dung chính phải có trong một hợp đồng 37 4.3. Cách soạn thảo hợp đồng 38 4.4. Mẫu hợp đồng kinh tế 39 5. Tổ chức bán hàng và giao nhận sản phẩm 43 5.1. Chuẩn bị bán hàng 43 5.2. Quy trình thực hiện bán hàng 43 5.3. Kỹ năng bán hàng 43 5.4. Xác nhận các phương thức thanh toán 44 5.5. Giao nhận sản phẩm 44 B. Câu hỏi và bài tập thực hành: 46 Bài 3: Tính hiệu quả kinh tế 48 A. Nội dung 48 1. Tính tổng chi phí cho 1 chu kỳ sản xuất chăn nuôi. 48 1.1. Chi phí về tài sản khấu hao tài sản cố định: 48 1.2. Chí phí cho nguyên vật liệu: 49 1.3. Chi phí nhân công 49
  7. 6 1.4. Chi phí tiêu thụ bán sản phẩm 50 1.5. Chi phí tiền vay 50 2. Tính tổng doanh thu cho một chu kỳ sản xuất chăn nuôi. 51 3. Lợi nhuận. 52 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 52 C. Ghi nhớ: 52 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 53 I. Vị trí, tính chất của mô đun: 53 II. Mục tiêu: Error! Bookmark not defined. - Kiến thức: Error! Bookmark not defined. - Kỹ năng: Error! Bookmark not defined. - Thái độ: Error! Bookmark not defined. III. Nội dung chính của Mô đun 53 IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập thực hành 54 Bài 1: Tính giá thành sản phẩm 54 Bài 2: Tìm nơi tiêu thụ sản phẩm và tổ chức bán hàng 55 Bài 3: Tính hiệu quả kinh tế 56 V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 57 5.1. Bài 1: Tính giá thành sản phẩm 57 5.2. Bài 2: Tìm nơi tiêu thụ sản phẩm và tổ chức bán hàng 58 5.3. Bài 3: Tính hiệu quả kinh tế 58 VI. Tài liệu tham khảo 58 DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH
  8. 7 MÔ ĐUN: TIÊU THỤ SẢN PHẨM Mã mô đun: MĐ05 Giới thiệu mô đun Mô đun 05: “Tiêu thụ sản phẩm” có thời gian đào tạo là 50 giờ, trong đó có 08 giờ lý thuyết, 38 giờ thực hành và 4 giờ kiểm tra. Mô đun này trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng nghề để thực hiện các công việc: Xây dựng kế hoạch tiêu thụ sản phẩm nhím, cầy hương, chim trĩ, tính toán giá thành sản phẩm, tổ chức bán hàng, tìm hiểu nhu cầu thị trường và tính hiệu quả kinh tế của chu kỳ sản xuất chăn nuôi nhím, cầy hương, chim trĩ. Mô đun này được giảng dạy theo phương pháp dạy học tích hợp giữa lý thuyết và thực hành, kết thúc mô đun được đánh giá bằng phương pháp trắc nghiệm và làm bài tập thực hành.
  9. 8 Bài 1: Tính giá thành sản phẩm Mã bài: MĐ05-01 Mục tiêu - Nhận thức được ý nghĩa quan trọng của việc khảo sát thị trường đối với công tác tiêu thụ sản phẩm; - Lựa chọn được các địa chỉ cần khảo sát và thu thập được các thông tin cần thiết từ việc khảo sát nghiên cứu thị trường; - Nêu được các loại giá thành; - Tính được các loại chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất; - Xác định được giá thành tiêu thụ sản phẩm; A. Nội dung 1. Khảo sát thị trường 1.1. Mục đích - Khảo sát thị trường nhằm xác định khả năng tiêu thụ một loại sản phẩm nào đó của cơ sở sản xuất chăn nuôi trên địa bàn xác định. Trên cơ sở đó nâng cao khả năng thích ứng với thị trường, từ đó tiến hành tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của cơ sở kinh doanh có hiệu quả theo yêu cầu của thị trường. - Khảo sát thị trường gồm: + Tìm hiểu khả năng thâm nhập sản phẩm của cơ sở sản xuất chăn nuôi vào thị trường. + Tìm hiểu các đối tượng tiêu dùng sản phẩm của cơ sở sản xuất chăn nuôi về giá cả, số lượng, chất lượng, cơ cấu chủng loại, thời gian và địa điểm. + Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh: số lượng, chất lượng, giá cả, mẫu mã chủng loại sản phẩm của đối thủ cạnh tranh và đối tượng khách hàng của đối thủ cạnh tranh. - Qua công tác khảo sát thị trường, cơ sở sản xuất chăn nuôi sẽ đề ra những đối sách phù hợp với các đối thủ. Nắm bắt, thỏa mãn tốt nhất nhu cầu khách hàng để nâng cao hiệu quả tiêu thụ cũng như hiệu quả sản xuất chăn nuôi. 1.2. Thực hiện khảo sát thị trường 1.2.1. Thu thập thông tin về giá cả thị trường - Khái niệm về giá cả thị trường: Giá bán của các loại sản phẩm chăn nuôi có trên thị trường trong một vùng hay một khu vực. Tổ chức thu thập hợp lý các nguồn thông tin về nhu cầu của thị trường.
  10. 9 Các thông tin đó bao gồm: - Thông tin về sản phẩm: Cá loại sản phẩm chăn nuôi từ Nhím, Cầy hương, Chim trĩ. - Thông tin về cơ sở sản xuất chăn nuôi: Có bao nhiêu cơ sở chăn nuôi trong vùng; Mức độ đáp ứng sản phẩm chăn nuôi của các cơ sở hiện có đối với nhu cầu thị trường, dịch vụ cung cấp sản phẩm của các cơ sở chăn nuôi. - Thông tin về tiêu thụ sản phẩm: Các sản phẩm chăn nuôi Nhím, Cầy hương, Chim trĩ được tiêu thụ như thế nào, bao nhiêu, ở đâu, hình thức bán hàng như thế nào, quảng cáo sản phẩm ra sao, giá bán của sản phẩm trên thị trường trong một vùng hay một khu vực và sự biến động của giá trên thị trường - Đối tượng tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi Nhím, Cầy hương, Chim trĩ: đối tượng khách hàng, thị hiếu, nhu cầu khách hàng, sức mua - Thông tin về các chính sách của nhà nước về hỗ trợ phát triển sản xuất chăn nuôi cho nông dân 1.2.2. Phân tích và xử lý thông tin Cần phân tích và xử lý đúng thông tin thu thập được về nhu cầu các loại thị trường. Cơ sở sản xuất chăn nuôi phải biết lựa chọn những thông tin đáng tin cậy để tránh sai lầm khi ra quyết định. Việc xử lý thông tin phải đảm bảo tính khả thi trên các điều kiện của cơ sở sản xuất chăn nuôi. Qua khảo sát thị trường phải giải quyết được các vấn đề sau: - Xác định loại sản phẩm chan nuôi mà khách hàng ưa thích và cơ cấu từng loại sản phẩm. - Ước lượng giá cả từng loại sản phẩm mà người mua sẽ trả. - Giá bình quân trên thị trường trong từng thời kỳ. - Ước lượng có bao nhiêu khách hàng sẽ mua hàng trong thời gian tới và sẽ mua bao nhiêu. - Xác định những nhu cầu thực sự ở địa bàn nào và sẽ mua như thế nào. - Xác định quảng cáo như thế nào sao cho có hiệu quả. - Tình hình hoạt động kinh doanh của đối thủ cạnh tranh về năng lực sản xuất chăn nuôi, chất lượng sản phẩm chăn nuôi, thị trường của đối thủ cạnh tranh trên thị trường. 1.2.3. Xác định nhu cầu thị trường mà cơ sở sản xuất chăn nuôi có khả năng đáp ứng Kết quả của quá trình xử lý thông tin giúp đưa ra các quyết định, ví dụ như: - Xác định sản phẩm đưa ra thị trường. - Quyết định định giá bán.
  11. 10 - Số lượng hàng hóa dự trữ cho tiêu thụ. - Xác định mạng lưới bán hàng và các hoạt động xúc tiến bán hàng Nhu cầu thị trường rất lớn song cơ sở sản xuất chăn nuôi phải biết lựa chọn phù hợp với khả năng của mình. 2. Lựa chọn thị trường và đối tác tiêu thụ 2.1. Lựa chọn thị trường - Khảo sát và tổng hợp số lượng các sản phẩm chăn nuôi Nhím, Cầy hương, Chim trĩ tiêu thụ trên cơ sở kết quả khảo sát thị trường. - Đánh giá và đưa ra con số về số lượng ác sản phẩm chăn nuôi Nhím, Cầy hương, Chim trĩ có khả năng tiêu thụ trong từng khu vực - Trên cơ sở đó xác định thị trường tiêu thụ sản phẩm Nhím, Cầy hương, Chim trĩ 2.2 Chọn đối tác - Xác định các đối tác có khả năng tiêu thụ: dựa vào năng lực kinh doanh, khả năng tài chính. - Chọn đối tác tiêu thụ dựa trên cơ sở thỏa thuận giá cả buôn bán và đưa ra quyết định bán hàng cho một Cơ sở hay một doanh nghiệp nào đó. 2.3 Thoả thuận giá cả Giá là thành phần tạo nên doanh thu. Vì vậy cần xác định đúng giá trên cơ sở tổng hợp và thống kê các địa chỉ khảo sát và cần chú ý sản phẩm chăn nuôi của mình có những đối thủ cạnh tranh nào. Xác định giá một sản phẩm dựa trên căn cứ thu thập các thông từ các cơ sở dữ liệu, nhưng cũng cần phải chú ý các vấn đề sau: - Dựa trên cơ sở chi phí - Dựa trên cơ sở giá trị của sản phẩm - Dựa vào đối thủ cạnh tranh 3. Tính giá thành sản phẩm 3.1. Khái niệm và ý nghĩa của giá thành sản phẩm Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền toàn bộ chi phí của cơ sở sản xuất kinh doanh để hoàn thành việc sản xuất và tiêu thụ một khối lượng sản phẩm nhất định. Giá thành là thước đo mức chi phí sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của cơ sở kinh doanh, là căn cứ để cơ sở kinh doanh xác định hiệu quả sản xuất kinh doanh và đề ra các quyết định kinh doanh phù hợp. Giá thành là một công cụ quan trọng để kiểm soát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh.
  12. 11 Giá thành là một căn cứ quan trọng để cơ sở sản xuất kinh doanh xây dựng chính sách giá cả đối với từng loại sản phẩm. 3.2. Tầm quan trọng của việc xác định giá thành sản phẩm - Cơ sở sản xuất chăn nuôi giải quyết vấn đề giá cả thông qua việc lựa chọn các phương pháp hình thành giá cả khác nhau. Khi quyết định lựa chọn một phương pháp hình thành giá cả bất kỳ nào đó, cơ sở sản xuất chăn nuôi phải chú ý những yếu tố sau: + Giá thấp dễ thu hút khách hàng nhưng không đạt về chỉ tiêu lợi nhuận. + Chất lượng tiêu chuẩn sản phẩm. + Tổng các chi phí. + Giá cả của đối thủ cạnh tranh. + Khách hàng và sự cảm nhận của khách hàng. + Giá cao thì có lợi nhuận nhưng có thể không có khách hàng. - Việc xác định giá sẽ: + Quyết định được tốc độ tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi + Ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của cơ sở sản xuất chăn nuôi + Quyết định đến khả năng cạnh tranh của cơ sở sản xuất chăn nuôi trên thị trường. 3.3. Phân loại giá thành sản phẩm 3.3.1. Giá thành cá biệt và giá thành bình quân - Giá thành cá biệt là giá thành được hình thành ở từng cơ sở kinh doanh. - Giá thành bình quân là giá thành trung bình của toàn ngành với điều kiện sản xuất hiện tại. 3.3.2. Giá thành sản xuất và giá thành tiêu thụ - Giá thành sản xuất là bao gồm toàn bộ chi phí của doanh nghiệp để sản xuất ra sản phẩm, ví dụ như chi phí về tiền lương công nhân; chi phí mua giống, thức ăn, chi phí về chuồng trại, điện, nước; chi phí khấu hao máy móc thiết bị, - Giá thành tiêu thụ là giá thành toàn bộ của sản phẩm: bao gồm các chi phí mà cơ sở kinh doanh bỏ ra để hoàn thành việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm như chi phí về tiền lương công nhân chi phí mua giống, thức ăn, chi phí về chuồng trại, điện, nước; chi phí khấu hao máy móc thiết bị, chi phí cho quảng cáo, khuyến mãi; chi phí thuê mặt bằng giới thiệu sản phẩm chăn nuôi 3.3.3. Giá thành kế hoạch và giá thành thực tế - Giá thành kế hoạch là giá thành dự kiến sản xuất dựa trên giá thành của các thời kỳ trước.
  13. 12 - Giá thành thực tế là tổng chi phí thực tế mà cơ sở kinh doanh bỏ ra để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trong một kỳ nhất định. 3.3.4. Phân loại khác Căn cứ theo các giai đoạn sản xuất kinh doanh và phạm vi chi phí phát sinh: giá thành sản phẩm được phân làm 2 loại Giá thành sản xuất: Bao gồm những chi phí phát sinh cho việc sản xuất sản phẩm Giá thành toàn bộ: bao gồm toàn bộ chi phí phát sinh cho quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Hình 5.1.1. Phân loại giá thành căn cứ theo các giai đoạn sản xuất kinh doanh và phạm vi chi phí phát sinh
  14. 13 Căn cứ vào tài liệu tính toán, giá thành sản phẩm được chia làm 3 loại Giá thành kế hoạch: giá thành được xây dựng trước khi bắt đầu sản xuất dựa trên định mức và số liệu phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành của kỳ trước Giá thành thực tế: giá thành được xây dựng sau khi kết thúc một chu kỳ sản xuất, được xác định trên cơ sở chi phí thực tế đã chi ra để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Giá thành định mức: giá thành được tính toán dựa trên cơ sở định mức kinh tế kỹ thuật Hình 5.1.2. Phân loại giá thành căn cứ vào tài liệu tính toán Cách phân loại căn cứ vào tài liệu tính toán tạo cơ sở để phân tích, so sánh giữa giá thành thực tế và giá thành kế hoạch, qua đó rút ra những kết luận, những biện pháp cần thiết để quản lý cho phù hợp. 3.4. Phương pháp xác định giá thành sản phẩm dựa vào chi phí Đây là phương pháp đơn giản nhất. Phương pháp này rất thích hợp với cơ sở sản xuất vừa và nhỏ bởi lẽ: - Đơn giản, dễ tính vì chi phí sản xuất và tiêu thụ là những đại lượng mà cơ sở sản suất kinh doanh có thể kiểm soát được. - Khi nhiều cơ sở kinh doanh trong ngành sử dụng phương pháp này thì giá của họ sẽ tương tự như nhau, khả năng cạnh tranh về giá thấp. - Việc định giá theo cách này nhiều người cảm nhận được, đảm bảo sự công bằng cho cả người mua và người bán.
  15. 14 - Các bước tính giá thành sản phẩm như sau: 3.4.1. Xác định các chi phí a) Chi phí nguồn giống trực tiếp Là giá trị con giống được sử dụng trong quá trình sản xuất chăn nuôi. để tạo ra sản phẩm như chi phí về nguyên liệu đậu nành, chi phí về các hóa chất, bao bì Ví dụ: Một con chim trĩ con (20 ngày tuổi) mua ở trại giống về có giá khoảng 100.000 -150.000 đồng. Một con nhím giống (3-4 tháng tuổi) có giá ở thời điểm hiện tại khoảng 1.250.00 – 1.500.000 đồng. Một con cầy hương giống (3-4 tháng tuổi) ở thời điểm hiện tại có giá khoảng 1.700.000 đồng. b) Chi phí nhân công trực tiếp Bao gồm chi phí cho công lao động trực tiếp cho tất cả công đoạn trong quy trình sản xuất sản phẩm. Chi phí nhân công trực tiếp bằng tổng hợp chi phí lao động thực hiện các công việc trong quá trình sản xuất và chế biến các sản phẩm. Chi phí nhân công trực tiếp = Tổng công lao động trực tiếp x đơn giá tiền lương của một ngày công. c) Chi phí thức ăn Là giá trị của tổng số thức ăn được đưa đến chuồng nuôi Nhím, Cầy hương, Chim trĩ. Trong chăn nuôi chi phí thức ăn thường chiếm từ 60-70% giá thành sản phẩm. Vì vậy tìm mọi cách để giảm chi phí thức ăn mà không làm ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng của vật nuôi sẽ là giải pháp hữu hiệu nhất làm giảm chi phí và giá thành sản phẩm chăn nuôi. Giải pháp thực thi nhất là tận dụng triệt để các nguồn nguyên liệu, các phế phụ phẩm của nông nghiệp tại địa phương hay trồng các cây thức ăn gia súc như bắp vàng, khoai lang, khoai mì, các cây họ đậu,Các loại thức ăn chủ yếu là rau củ quả và rễ cây tự nhiên làm nguồn thức ăn thô xanh, các loại cám gạo, bột ngô làm thức ăn tinh và cám viên hỗn hợp. Phối hợp khẩu phần hợp lý và giá tiền thấp. Nếu trong trang trại hoặc hộ nông dân tận dụng những sản phẩm nông nghiệp họ tự sản xuất ra thì sẽ giảm được chi phí thức ăn. d) Chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung bao gồm các loại chi phí như: - Chi phí xây dựng chuồng trại - Chi phí tiêu hao điện, nước cho sản xuất. - Chi phí tiếp khách.
  16. 15 - Chi phí tiền lương cán bộ điều hành sản xuất - Chi phí bảo vệ môi trường. - Chi phí thuế đ) Chi phí quản lý Là các chi phí liên quan đến việc điều hành, quản lý chung toàn bộ cơ sở sản xuất như tiền lương cho cán bộ quản lý, chi phí đồ dùng văn phòng, e) Chi phí bán hàng - Chi phí tư vấn và quản lý kỹ thuật. - Chi phí cho quảng cáo, tiếp thị sản phẩm. Ví dụ: Chi phí đóng gói; chuyên chở sản phẩm đến địa điểm giao hàng cho đơn vị mua; chi phí tiếp thị; chi phí thuê mặt bằng giới thiệu sản phẩm; g) Chi phí khác Chi phí khác là chi phí phát sinh như: trả lãi vay khi vay tiền, chi phí hao hụt, mất mát khi con giống bị chết, Các khoản chi phí này phải được tính toán trong giá thành của sản phẩm (nếu có). 3.4.2. Xác định giá thành đơn vị sản phẩm Quy trình và cách thức thực hiện công việc như sau: Bước 1. Thống kê số lượng các loại sản phẩm cần sản xuất - Thống kê số lượng sản phẩm như Nhím, cầy hương, chim trĩ thịt; Nhím, cầy hương, chim trĩ dùng để bán giống, cần sản xuất theo các hợp đồng mua bán hoặc các thỏa thuận mua bán có tính khả thi. - Thống kê số lượng Nhím, cầy hương, chim trĩ dùng để thịt làm thức ăn hoặc làm giống cần sản xuất có thể phục vụ cho các nhu cầu khác của các hộ gia đình trong khu vực. - Ghi các số liệu thống kê vào các bảng: Bảng 1.1. Bảng thống kê số lượng Nhím, cầy hương, chim trĩ các loại cần sản xuất TT Nội dung Bán thịt Bán giống Bán trứng Ghi chú 1 Đại lý kg con quả 2 Đại lý kg con quả 3 Cơ sở kg con quả 4 Cửa hàng kg con quả
  17. 16 Tổng cộng kg con quả Bước 2. Thống kê số lượng giống Nhím, cầy hương, chim trĩ cần mua phục vụ cho việc chăn nuôi và giá cả của mỗi loại. - Thống kê các loại giống theo từng chủng loại và theo Đơn vị cung cấp giống. - Thống kê ngày tháng ký kết hợp đồng mua giống. - Thống kê giá cả của mỗi loại giống. - Ghi các số liệu thống kê vào bảng. Bảng 1.2. Bảng thống kê số lượng giống Nhím, cầy hương, chim trĩ cần mua phục vụ cho việc chăn nuôi và giá cả của mỗi loại TT Tên con giống Đơn Ngày Đơn vị Số lượng Giá cả vị tính mua cung cấp con giống giống 1 Nhím Con 2 Cầy hương Con 3 Chim trĩ Con Tổng số Bước 3. Thống kê số lượng các loại thức ăn cần mua phục vụ cho việc chăn nuôi Nhím, cầy hương, chim trĩ và giá cả của mỗi loại. - Thống kê các loại thức ăn theo thực tế sản xuất. - Thống kê số lượng thức ăn và nhà cung cấp - Thống kê giá cả của mỗi loại thức ăn - Ghi các số liệu thống kê vào bảng.
  18. 17 Bảng 1.3. Thống kê số lượng các loại thức ăn cần mua phục vụ cho việc chăn nuôi Nhím, cầy hương, chim trĩ và giá cả của mỗi loại TT Loại thức ăn Đơn vị Số Đơn vị Giá cả tính lượng cung cấp 1 Thức ăn tinh (cám bột, cám viên) 2 Thức ăn thô xanh (các loại rau củ, quả) 3 Thức ăn bổ sung 4 Tổng cộng Bước 4. Tính chi phí nhân công trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp bằng tổng hợp chi phí lao động thực hiện các công việc trong quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng Nhím, cầy hương, chim trĩ. Chi phí nhân công trực tiếp = Tổng công lao động trực tiếp x đơn giá tiền lương của một ngày công. Bảng 1.4. Bảng tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp TT Công việc Số công Đơn giá Thành tiền Ghi chú 1 2 3 4 Tổng cộng Bước 5. Tính chi phí gián tiếp (chi phí quản lý, chi phí bán hàng, chi phí sản xuất chung) - Tính chi phí gián tiếp căn cứ các chi phí trong thực tế sản xuất
  19. 18 - Tính mức chi phí gián tiếp theo quy định (nếu có). Bước 6. Tập hợp tất cả các loại chi phí khác Bước 7. Tính giá thành đơn vị sản phẩm Tổng chi phí sản xuất = tổng cộng tất cả các khoản chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất = chi phí mua giống + chi phí nhân công trực tiếp + chi phí về thức ăn + chi phí sản xuất chung + chi phí quản lý. - Thống kê xác định số lượng sản phẩm đã sản xuất. - Tính giá thành đơn vị sản phẩm. Tổng chi phí sản xuất Giá thành đơn vị sản phẩm (một loại) = Số lượng sản phẩm đã sản xuất 3.4.3. Xác định giá bán sản phẩm. Giá bán đơn vị sản phẩm = giá thành đơn vị sản phẩm + chi phí bán hàng + chi phí lưu thông + lợi nhuận dự kiến. Giá bán phải phù hợp với giá bình quân chung tại thị trường khu vực. 4. Thu thập ý kiến khách hàng. 4.1. Ý nghĩa của việc thu thập thông tin về khách hàng Các cơ sở sản xuất kinh doanh đều cần thông tin về khách hàng để biết xem họ là ai, cần thỏa mãn những nhu cầu gì và mua hàng như thế nào. Thông thường, với cơ sở kinh doanh quy mô nhỏ, người chủ doanh nghiệp – nhà quản lý biết về khách hàng của họ ngay và có được thông tin nhờ tiếp xúc, quan sát, hỏi han khách hàng, điều này rất quan trọng, nhưng cũng cần phải có thông tin hoàn chỉnh hơn, đặc biệt khi thị trường càng trở nên cạnh tranh khốc liệt và thay đổi nhanh chóng. Dữ liệu về khách hàng sẽ hỗ trợ các cơ sở kinh doanh: - Dự báo doanh số và tìm hiểu những xu hướng tiêu dùng mới. - Thỏa mãn nhu cầu của khách hàng bằng sản phẩm của chính mình. 4.2. Nguồn lấy thông tin của cơ sở sản xuất kinh doanh
  20. 19 Hình 5.1.3. Nguồn lấy thông tin của cơ sở sản xuất kinh doanh 4.2.1. Nguồn dữ liệu thứ cấp Nhiều thông tin được thu thập để phục vụ một mục đích nhưng đồng thời lại có thể sử dụng cho các mục đích khác. Loại thông tin này được gọi là dữ liệu thứ cấp. Ví dụ: Một cở sở sản xuất chăn nuôi nhím, cầy hương, chim trĩ có thể sử dụng các thông tin trong cuốn niên giám điện thoại thành phố để tìm các nhà hàng, cơ sở chế biến sản phẩm chăn nuôi. Hình 5.1.4. Một số tài liệu cung cấp dữ liệu thứ cấp từ bên ngoài Dữ liệu thứ cấp có một số ưu điểm: đã có sẵn, không tốn kém, có thể tìm
  21. 20 và sử dụng ngay. Thông thường các cơ sở kinh doanh hay bắt đầu tìm kiếm thông tin từ nguồn dữ liệu thứ cấp để tiến hành nghiên cứu thị trường tiếp. Dữ liệu thứ cấp cũng có một số nhược điểm: có thể các dữ liệu không phù hợp với vấn đề đang nghiên cứu và có thể không cập nhật; các thông tin này cũng có thể chưa chính xác và thậm chí cũng không thể đánh giá được độ chính xác của chúng. 4.2.2. Nguồn dữ liệu sơ cấp Dữ liệu nghiên cứu sơ cấp là dữ liệu được chính cơ sở sản xuất chăn nuôi thu thập nhằm trả lời một câu hỏi hay một vấn đề cụ thể nào đó mà cơ sở đang muốn biết. Ví dụ: Muốn biết cảm nghĩ của khách hàng về sản phẩm của cơ sở thì phải phỏng vấn trực tiếp hoặc phỏng vấn qua điện thoại. 4.3. Soạn thảo phiếu thu thập ý kiến khách hàng 4.3.1. Các yêu cầu khi soạn thảo phiếu thu thập ý kiến khách hàng - Phải lấy được thông tin về khách hàng như tên tuổi, nghề nghiệp, địa chỉ cơ quan. - Phải lấy được ý kiến đánh giá của khách hàng về sản phẩm và dịch vụ mà cơ sở cung cấp. - Thái độ hợp tác của khách hàng trong thời gian đến. 4.3.2. Mẫu phiếu thu thập ý kiến khách hàng PHIẾU THU THẬP Ý KIẾN KHÁCH HÀNG Người thực hiện: Họ và tên: Chức vụ: Người được phỏng vấn: Họ và tên: Địa chỉ: Nghề nghiệp: Cơ sở . mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Quý Cơ quan, Ông (Bà) về một số vấn đề trong sản xuất sản phẩm . Để chúng tôi có cơ sở cải thiện tốt hơn nữa về chất lượng của các mặt hàng sản phẩm chăn nuôi và cung cấp dịch vụ, xin Ông (Bà) vui lòng giúp đỡ chúng tôi trả lời một số câu hỏi. Mỗi câu hỏi có các phương án trả lời khác nhau. Nếu đồng ý với phương án nào xin Ông (Bà) đánh dấu x vào ô tương ứng. Sau đây là một số câu hỏi xin ý kiến Ông (bà): 1. Ông (Bà) biết các sản phẩm được chế biến từ thịt Nhím, Cầy hương, Chim trĩ của cơ sở sản xuất chăn nuôi X qua các nguồn thông tin nào?
  22. 21 Giới thiệu của người quen: Tại siêu thị, chợ: Quảng cáo: 2. Đánh giá của ông (Bà) về chất lượng các sản phẩm chăn nuôi của cơ sở. Mùi vị thơm ngon: Nhiều Trung bình Ít 3. Nhận xét của Ông (Bà) về giá bán các loại sản phẩm chăn nuôi tại cơ sở Giá đắt: Giá vừa phải: Giá rẻ: 4. Ý kiến của ông (Bà) về thời gian giao nhận sản phẩm theo hợp đồng. Giao muộn: Giao đúng: Giao sớm: 5. Đánh giá của Ông (Bà) về thái độ của nhân viên khi làm việc. Hòa nhã, thân thiện: Bình thường: Cáu gắt, nhăn nhó: 6. Ý kiến của Ông (Bà) về việc bố sung các loại sản phẩm Nhím, Cầy hương, Chim trĩ khác ngoài lấy thịt và giống. Rất cần thiết: Bình thường: Không cần thiết: 7. Ông (Bà) có sẵn lòng hợp tác với cơ sở trong việc phân phối và tiêu thụ sản phẩm Nhím, Cầy hương, Chim trĩ? Rất sẵn lòng: Sẵn lòng: Không quan tâm: 8. Ông (Bà) nghĩ rằng có tiếp tục tiêu dùng sản phẩm của cơ sở SX trong thời gian đến? Tiếp tục: Bình thường: Chưa nghĩ đến: 9. Ông (Bà) cho biết cơ sở cần gia tăng thêm các dịch vụ phụ nào nữa không? Giao hàng tận nơi: Đặt hàng qua điện thoại: Dịch vụ khác: (Xin Ông (Bà) liệt kê các dịch vụ khác mà ông bà quan tâm ) Xin cảm ơn Ông (Bà) về tất cả những ý kiến đóng góp cho cơ sở. Chúc ông bà mạnh khoẻ và hạnh phúc. Ngày tháng năm Người được phỏng vấn Người phỏng vấn (ký, ghi rõ họ tên) (ký, ghi rõ họ tên) 4.4. Thực hiện thu thập ý kiến khách hàng 4.4.1. Xác định số lượng khách hàng cần thu thập ý kiến - Chọn khu vực mà cơ sở cung cấp sản phẩm - Lựa chọn ngẫu nhiên một số lượng khách hàng tại khu vực đã chọn. Chú ý: Việc lựa chọn khách hàng cần điều tra phải rải đều ở tất cả các khu vực, các đối tượng. Số lượng khách hàng cần điều tra không quá nhiều sẽ tốn
  23. 22 kém chi phí nhưng quá ít sẽ giảm độ tin cậy về thông tin thu thập. 4.4.2. Lựa chọn phương pháp thu thập ý kiến khách hàng Tùy thuộc vào điều kiện của cơ sở và nguồn chi phí, cơ sở có thể lựa chọn một hoặc nhiều phương pháp thu thập ý kiến khách hàng sau: a) Thu thập dữ liệu thứ cấp Dữ liệu thứ cấp có thể có nguồn gốc từ bên ngoài cơ sở sản xuất kinh doanh hay từ hồ sơ lưu trữ của chính cơ sở sản xuất kinh doanh, cả hai dạng đều có ích. - Thu thập dữ liệu từ bên ngoài Dữ liệu từ bên ngoài gồm các tài liệu đã xuất bản hay dữ liệu thương mại. Có thể tìm các dữ liệu này ở các thư viện công cộng, thư viện các trường, các hợp tác xã hoặc các tổ chức khác như hội nông dân, hội phụ nữ và trên internet. Nguồn dữ liệu thương mại cũng thường dễ kiếm. Các tòa soạn báo, tạp chí, đài phát thanh và truyền hình thường cung cấp thông tin về độc giả hay khán thính giả cho các cơ sở kinh doanh sử dụng dịch vụ quảng cáo của họ. - Thu thập dữ liệu từ bên trong Dữ liệu từ bên trong là thông tin có được từ hồ sơ lưu trữ của cơ sở kinh doanh. Nguồn thông tin này có giá trị cao, sẵn có và thường hay bị bỏ quên. Phương pháp thu thập chủ yếu là đọc, xem lại và thống kê thông tin từ nguồn tài liệu cơ sở đang có, bao gồm: - Số liệu về bán hàng. Những số liệu này đặc biệt hữu ích nếu được phân nhóm theo nơi bán hàng, thời điểm bán hàng và khách mua hàng. - Các báo cáo về tình hình bán háng - Hóa đơn bán hàng, đơn đặt hàng, danh sách gửi thư quảng cáo, các báo cáo nghiên cứu trước đây. b) Thu thập dữ liệu sơ cấp - Quan sát Người thu thập ý kiến dùng mắt, tai để quan sát hành vi của khách hàng tại các cơ sở mua bán sản phẩm: chợ, siêu thị, đại lý, nhà hàng, từ đó thu thập thông tin chứ không trao đổi với khách hàng. Sau khi quan sát, người thu thập ý kiến ghi chép lại những thông tin mà mình nghe, thấy được. Cách thức quan sát có ưu điểm là: + Quan sát trực tiếp nên thông tin thu thập thường khách quan, trung thực và chính xác. Cách thức quan sát có nhược điểm là:
  24. 23 + Người thu thập ý kiến phải mất nhiều thời gian mới quan sát được hành vi của khách hàng. + Tốn kém chi phí điều tra vì phải sử dụng nhiều nhân viên. + Có những hành vi người thu thập ý kiến dự đoán sai, có thể dẫn đến ghi chép thông tin không chính xác. - Phỏng vấn trực tiếp Người thu thập ý kiến trao đổi trực tiếp với khách hàng để lấy được thông tin cần thiết bằng cách hỏi đáp. Họ có thể cho người được phỏng vấn xem các sản phẩm, thông tin quảng cáo hay hình thức bao bì rồi quan sát phản ứng và hành vi của người được phỏng vấn. Hình 5.1.5. Phỏng vấn trực tiếp Người thu thập ý kiến ghi chép lại các thông tin thu thập được qua câu trả lời, hành vi của khách hàng và qua trả lời phiếu thu thập ý kiến khách hàng. Phỏng vấn trực tiếp là cách thức thu thập thông tin tốn kém nhất nhưng cho kết quả thu thập thông tin một cách nhanh chóng. Thông tin thu thập có thể không chính xác do khách hàng trả lời không chân thật, miễn cưỡng. - Thư điều tra Cơ sở sản xuất gởi phiếu thu thập ý kiến khách hàng đến địa chỉ của các cá nhân, đơn vị để lấy thông tin. Cách thức này có thể thu thập một lượng lớn thông tin với chi phí bình quân đầu người thấp. Tuy nhiên cũng có thể lãng phí do khách hàng không gởi trả phiếu trả lời. Để trả lời phải mất nhiều thời gian và tỷ lệ người trả lời thấp (10% ở Việt Nam). - Phỏng vấn qua điện thoại Đây là phương pháp tốt nhất để thu thập thông tin một cách nhanh chóng và độ linh hoạt cũng cao hơn. Tỷ lệ trả lời có xu hướng cao hơn so với hình thức thư điều tra và có thể xác định ngay ai trả lời. Nhược điểm của phương pháp này là chi phí bình quân đầu người cao hơn hình thức thư điều tra và đối tượng có thể không muốn tiết lộ qua điện thoại một số thông tin mà họ sẽ không giấu nếu như thư điều tra không phải ghi tên. Cũng có trường hợp người phỏng vấn lại bộc lộ ý kiến cá nhân của mình gây tác động đến người được hỏi.
  25. 24 Điện thoại được sử dụng cho những trường hợp hỏi các câu hỏi ngắn gọn, súc tích; câu hỏi dạng trả lời là Có hoặc Không Hình 5.1.6. Trao đổi với khách hàng qua điện thoại - Phỏng vấn thảo luận theo nhóm. Tập hợp từ 6 đến 10 người trong khoảng một đến hai giờ đồng hồ để thảo luận về một sản phẩm hay một vấn đề nào đó với người hướng dẫn có phương pháp. Phương pháp phỏng vấn thảo luận theo nhóm đã trở thành một trong những phương pháp chủ đạo để tìm hiểu về cảm nghĩ của người tiêu dùng. Bởi số người tham gia là hạn chế nên khó mà khái quát kết quả cho tất cả mọi người. Thành công của phương pháp phỏng vấn thảo luận nhóm phần lớn phụ thuộc vào kỹ năng của người hướng dẫn thảo luận. Hình 1.7. Trao đổi theo nhóm 4.4.3. Tổng hợp thông tin và kết luận - Sau khi đưa ra phương thức điều tra ý kiến khách hàng, cơ sở tiến hành soạn thảo phiếu thu thập ý kiến khách hàng, tiến hành khảo sát thu thập thông tin và tổng hợp các ý kiến.
  26. 25 - Căn cứ trên các thông tin đã tổng hợp được, cơ sở sẽ cải tiến sản phẩm và dịch vụ theo nhu cầu của khách hàng. 4.5. Dự báo nhu cầu của người mua hàng từ thông tin thu thập 4.5.1. Khách hàng nói gì - Một cách dự báo nhu cầu là hỏi khách hàng xem người ta đang có kế hoạch gì. Khi tiến hành điều tra về ý định của khách hàng thì cần hỏi xem tình hình tài chính của khách hàng sẽ thay đổi như thế nào và ý kiến của họ về khả năng biến động của nền kinh tế nói chung. Điều này rất cần thiết đặc biệt đối với những khách hàng mua số lượng lớn. - Mối quan hệ với khách hàng càng thân thiết thì càng có khả năng hỏi được những thông tin về tài chính, lấy được câu trả lời và tin vào độ chính xác của câu trả lời đó. - Hỏi những dự báo của nhân viên bán hàng cũng làm một cách để xác định xem khách hàng định mua gì. Nhân viên bán hàng là người trực tiếp nắm thị trường và có được cái nhìn sâu sắc về xu hướng đang hình thành. 4.5.2. Khách hàng đã làm gì Căn cứ vào doanh số bán hàng trước đây để dự báo cho tương lai. Quá khứ thường là căn cứ rất tốt để dự báo cho tương lai nếu như không có những biến động lớn trong môi trường hoạt động (ví dụ như có một sản phẩm cạnh tranh mới, thay đổi về công nghệ hay biến động trong nền kinh tế). Có thể phân tích doanh số bán hàng và xu hướng của khách hàng trước đây để dự báo một cách hiệu quả nhất khả năng bán hàng trong tương lai. B. Câu hỏi và bài tập thực hành Bài tập 1: Hãy xây dựng kế hoạch tìm hiểu giá cả thị trường của các sản phẩm chăn nuôi Nhím, Cầy hương, Chim trĩ theo mẫu sau: 1. Thu thập thông tin - Nguồn cung cấp thông tin - Các thông tin cần nắm bắt - Các phương pháp thu thập - Người thực hiện - Phương tiện thực hiện 2 Chọn địa điểm
  27. 26 4 Đối tượng 3 Phương pháp 5 Thời hạn Hướng dẫn thực hiện - Tìm hiểu thông tin giá cả sản phẩm từ các đối tượng: + Các đại lý, cửa hàng mua bán sản phẩm Nhím, Cầy hương, Chim trĩ trên địa bàn. + Người trực tiếp chế biến: các cơ sở sản xuất các sản phẩm từ thịt gia súc trong vùng. - Tìm hiểu thông tin thông qua các địa chỉ: + Tìm hiểu qua danh bạ điện thoại + Tìm hiểu qua cơ quan chức năng liên quan + Tìm hiểu qua các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài phát thanh, truyền hình, internet, + Tìm hiểu từ các nguồn thông tin khác: bạn bè, người thân. - Chọn địa chỉ khảo sát. + Địa chỉ được chọn phải phân đều cho các vùng. + Chú ý khi chọn địa chỉ khảo sát cần tìm hiểu ở các đại lý, cửa hàng uy tín, lâu năm. - Khảo sát + Khảo sát trực tiếp các cơ sở chế biến; + Khảo sát gián tiếp thông qua người thân bạn bè; + Khảo sát qua điện thoại: Đóng vai trực tiếp là người mua, Bài tập 2: 1. Điền các thông tin để xác định đối thủ cạnh tranh theo mẫu phiếu sau:
  28. 27 Của đối thủ cạnh Của đối thủ Của cơ sở sản Đặc tính của sản tranh thứ nhất cạnh tranh thứ xuất kinh doanh phẩm/ dịch vụ (tên, địa chỉ, điện hai (tên, địa (bản thân) thoại) chỉ, điện thoại) Giá cả Chất lượng Khách hàng Uy tín Quảng cáo Giao hàng Địa điểm 2. Tóm tắt sơ lược tình hình của đối thủ cạnh tranh theo các bước dưới đây: Dịch vụ/ Sản phẩm của tôi đặc biệt vì: Dịch vụ/ Sản phẩm của tôi so với đối thủ cạnh tranh có những lợi thế sau: Đối thủ cạnh tranh thứ nhất: Đối thủ cạnh tranh thứ hai: Bài tập 3: Anh chị hãy thống kê chi tiết và ước lượng các chi phí cần thiết phục vụ cho quá trình chăn nuôi Nhím, Cầy hương, Chim trĩ tại cơ sở sản xuất mà các anh chị biết (có thể tự dự kiến) theo hướng dẫn dưới đây: Tên sản phẩm: TT Chi phí Hạng mục Tên chi phí Mức chi phí 1 Chi phí cố định (như tiền thuê nhà xưởng, thiết bị, trả lãi vay và lương cho đội ngũ quản lý và gián tiếp)
  29. 28 TT Chi phí Hạng mục Tên chi phí Mức chi phí 2 Chi phí trực tiếp (là chi phí về con giống, thức ăn, thuốc phòng và chữa bệnh và các chi phí đầu vào khác thực sự sử dụng để làm ra sản phẩm) 3 Chi phí lao động trực tiếp (là tiền lương trả cho những người trực tiếp sản xuất) 4 Chi phí quản lý (trong đó có chi phí sửa chữa chuồng trại, máy móc thiết bị phục vụ chăn nuôi ) 5 Chi phí marketing, bán hàng và hành chính C. Ghi nhớ - Tìm hiểu thị trường có một ý nghĩa hết sức quan trọng đối với hoạt động tiêu thụ. Chỉ có nghiên cứu thị trường, nghiên cứu nhu cầu tiêu dùng thì mới có cơ sở huy động được mọi khả năng đáp ứng nhu cầu đó một cách tốt nhất. - Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, việc nghiên cứu, nắm bắt nhu cầu thị trường giúp cơ sở sản xuất chăn nuôi đưa ra thị trường sản phẩm đạt yêu cầu với giá cả hợp lý giúp tăng nhanh khả năng tiêu thụ sản phẩm. - Việc xác định hợp lý giá cả tiêu thụ sản phẩm của cơ sở sản xuất chăn nuôi bảo đảm cho cơ sở sản xuất chăn nuôi bảo tồn được vốn và sản xuất có lãi. - Giá tiêu thụ sản phẩm của cơ sở chăn nuôi được quyết định bởi tổng chi phí sản xuất, chi phí lưu thông sản phẩm và chi phí bán hàng. Các cơ sở sản xuất chăn nuôi đều cần thông tin về khách hàng để biết xem họ là ai, cần thỏa mãn những nhu cầu gì và mua hàng như thế nào.
  30. 29 Bài 2: Tìm nơi tiêu thụ sản phẩm và tổ chức bán hàng Mã bài: MĐ05-02 Mục tiêu - Nêu được ý nghĩa và vai trò của tiêu thụ sản phẩm trong cơ sở sản xuất kinh doanh; - Liệt kê được các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức tiêu thụ sản phẩm; - Trình bày được các phương pháp tổ chức bán hàng và quảng bá sản phẩm chăn nuôi - Biên soạn được các hợp đồng mua bán sản phẩm A. Nội dung 1. Khái quát chung về tiêu thụ sản phẩm. 1.1. Khái niệm về tiêu thụ sản phẩm - Tiêu thụ sản phẩm là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh, là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. - Tiêu thụ sản phẩm đòi hỏi phải có người bán (người sản xuất) và người mua (khách hàng) và các hoạt động này diễn ra trên thị trường. - Sản phẩm hàng hóa chỉ được tiêu thụ khi người bán đã nhận được tiền bán hàng hay người mua đã chấp nhận trả tiền cho số hàng hóa đó. 1.2. Vai trò của tiêu thụ sản phẩm Hoạt động sản xuất kinh doanh được tiến hành theo nhiều khâu khác nhau, các khâu này đều có mối quan hệ mật thiết với nhau và không thể tách rời nhau được. Tuy tiêu thụ là khâu cuối cùng của sản xuất kinh doanh nhưng nó lại vô cùng quan trọng vì nó quyết định sự tồn tại, sống còn của cơ sở sản xuất kinh doanh. Những vai trò nổi bật của tiêu thụ: - Tiêu thụ sản phẩm quyết định sự tồn tại và phát triển của cơ sở sản xuất kinh doanh. - Thông qua tiêu thụ sản phẩm, tính hữu ích của sản phẩm mới được xác định hoàn toàn. - Tiêu thụ sản phẩm giúp các cơ sở kinh doanh nắm bắt được nhu cầu thị trường, thị hiếu khách hàng, từ đó thúc đẩy sản xuất phát triển. - Hệ thống tiêu thụ sản phẩm tốt sẽ làm giảm thấp mức giá cả của hàng hóa,
  31. 30 tăng vòng quay của vốn, nâng cao uy tín của cơ sở kinh doanh. Tóm lại: tiêu thụ sản phẩm tốt sẽ giúp cơ sở sản xuất kinh doanh có thể tiến hành tái sản xuất, góp phần tăng doanh thu, tăng lợi nhuận, mở rộng sản xuất, ngoài ra còn mang lại vị thế và độ an toàn cho cơ sở sản xuất kinh doanh và hơn nữa là góp phần phục vụ tốt nhu cầu của nhân dân - xã hội. 1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến tiêu thụ sản phẩm 1.3.1. Yếu tố thị trường - Thu nhập: Thu nhập của dân cư tăng thì nhu cầu cũng tăng lên, tạo thuận lợi cho công tác tiêu thụ. - Cơ cấu dân cư trong vùng: Tùy theo từng vùng, dân cư đông hay thưa, dân lao động phổ thông hay lao động trí thức, dân địa phương hay dân ở xa đến cư trú học tập và làm việc v.v mà nhu cầu về sản phẩm thực phẩm chăn nuôi có khác nhau. - Số lượng các đối thủ cạnh tranh: Số lượng các cơ sở sản xuất chăn nuôi cùng sản phẩm càng nhiều thì mức độ cạnh tranh trên thị trường càng cao ảnh hưởng trực tiếp tới tốc độ tiêu thụ sản phẩm. - Thị hiếu người tiêu dùng: Yếu tố này cũng ảnh hưởng mạnh tới nhu cầu tiêu thụ sản phẩm trên thị trường. Nếu sản phẩm phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng thì dĩ nhiên khách hàng sẽ mua nhiều hơn và từ đó làm cho cơ sở sản xuất chăn nuôi dễ dàng bán được nhiều sản phẩm hơn. - Giá cả: là yếu tố quan trọng, là thước đo sự cân bằng cung cầu trong nền kinh tế thị trường. Giá cả tăng cho thấy sản phẩm đó đang khan hiếm, cầu lớn hơn cung và ngược lại. 1.3.2. Yếu tố về cơ sở hạ tầng - Hệ thống điện, đường xá giao thông tốt đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo lưu thông nhanh chóng, kịp thời, bảo đảm an toàn cho việc tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi, tăng khả năng tiếp cận và mở rộng thị trường tiêu thụ. - Hệ thống thông tin, phương tiện liên lạc hiện đại tạo điều kiện cho quá trình mua bán diễn ra nhanh gọn. 1.3.3. Yếu tố về quy trình sản xuất trong chăn nuôi - Sản xuất chăn nuôi đúng quy trình, thực hiện tốt công tác an toàn vệ sinh thực phẩm sẽ giúp ổn định chất lượng sản phẩm chăn nuôi; - Sử dụng máy móc thiết bị vào sản xuất chăn nuôi cho phép giảm được chi phí giá thành nhân công, nâng cao năng suất lao động, giảm được giá bán sản phẩm chăn nuôi. Như vậy nhu cầu của khách hàng sẽ dễ dàng được đáp ứng và làm cho công tác tiêu thụ sản phẩm ngày càng hoàn thiện - Đội ngũ người lao động có kiến thức chuyên môn về kỹ thuật chăn nuôi. Tay nghề vững giúp sản phẩm khi bán ra thỏa mãn thị hiếu đa dạng của khách
  32. 31 hàng và dễ dàng thu hút khách hàng. 1.3.4. Yếu tố về chính sách nhà nước Các chính sách của nhà nước có ảnh hưởng đến tiêu thụ sản phẩm ví dụ như: - Chính sách tiêu dùng: khuyến khích tiêu dùng hàng hóa trong nước - Chính sách đầu tư và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật: chính sách đầu tư vào hệ thống điện, đường giao thông hoặc chính sách hỗ trợ kỹ thuật, con giống cho các cơ sở sản xuất chăn nuôi, mở các lớp dạy nghề miễn phí - Chính sách giá cả và bảo trợ sản xuất và tiêu dùng: hỗ trợ giá, bình ổn giá 1.3.5. Yếu tố về trình độ tổ chức tiêu thụ Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, khả năng tiêu thụ sản phẩm của cơ sở sản xuất chăn nuôi phụ thuộc vào: - Trình độ và năng lực tổ chức của cán bộ quản lý cơ sở; - Nghệ thuật và khả năng tiếp thị, marketing; - Tổ chức hệ thống tiêu thụ sản phẩm đến người tiêu dùng. Vì vậy, việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý mà trước hết là đội ngũ cán bộ làm công tác tiêu thụ sản phẩm có ý nghĩa quan trọng. Đội ngũ nhân viên có trình độ tổ chức tiêu thụ sẽ thúc đẩy hoạt động tiêu thụ diễn ra nhanh chóng và chi phí cho công tác tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi sẽ giảm thấp. 2. Chuẩn bị địa điểm bán hàng. 2.1. Tìm hiểu kênh phân phối
  33. 32 Kênh I: Kênh này hộ sản xuất trực tiếp đưa hàng tới người tiêu dùng cuối cùng không qua khâu trung gian. Ưu điểm: Đẩy nhanh tốc độ lưu thông hàng hóa, đảm bảo sự chặt chẽ trong giao tiếp doanh nghiệp về khách hàng. Hộ sản xuất thu được lợi nhuận cao trên một đơn vị sản phẩm. Nhược điểm: Hạn chế về trình độ chuyên môn hóa, tổ chức quản lý về kênh phân phối phức tạp, chu chuyển vốn chậm, nhân lực phân tán, kênh này chiếm tỷ trọng nhỏ, quan hệ thị trường hẹp. Kênh II: Kênh rút gọn hay kênh trực tiếp, kênh này sử dụng một trong một số trường hợp, trình độ chuyên môn hóa và quy mô cho phép xác lập quan hệ trao đổi trực tiếp với người sản xuất trên cơ sở tự đảm nhận chức năng tự buôn bán. Ưu điểm: Một mặt vẫn phát huy ưu thế của loại hình kênh trực tuyến. Mặt khác giải phóng cho sản xuất chức năng lưu thông để chuyên môn hóa và phát triển năng lực sản xuất của mình, đảm bảo trình độ xã hội hóa sản xuất cao hơn và ổn định. Hợp lý trong tiếp thị các hàng hóa được sản xuất. Nhược điểm: Chưa phát huy được tính ưu việt của phân công lao động xã hội. Vì vậy loại hình này chỉ áp dụng có hiệu quả với một số đơn vị bán lẻ, thích hợp cho một số mặt hàng đơn giản, xác định trong khoảng cách không gian so với điểm phát nguồn hàng, phục vụ cho một số nhu cầu thường xuyên ổn định của người tiêu dùng xác định. Kênh III: Đây là loại kênh phổ biến nhất trong các kênh phân phối hàng hóa. Kênh này thường được sử dụng đối với những mặt hàng có một số người sản xuất ở một nơi nhưng tiêu thụ ở nhiều nơi. Đặc điểm là những người sản xuất có quy mô lớn, lượng hàng hóa lớn được sản xuất phục vụ cho nhu cầu của một địa phương hay vùng. Ưu điểm: Do quan hệ mua bán theo từng khâu nên tổ chức kinh doanh chặt chẽ, vòng quay vốn nhanh. Người sản xuất và người trung gian do chuyên môn hóa nên có điều kiện nâng cao chất lượng lao động, khả năng thỏa mãn nhu cầu thị trường với số lượng đa dạng về chủng loại và chất lượng. Nhược điểm: Do kênh dài nên rủi ro cao, việc điều hành kiểm soát tiêu thụ khó khăn, thời gian lưu thông dài, chi phí tiêu thụ ảnh hưởng đến giá cả và chất lượng hàng hóa. 2.2. Lựa chọn kênh phân phối Hiện nay có rất nhiều các kênh trung gian như: nhà bán buôn, nhà bán lẻ, đại lý, môi giới, - Nhà bán buôn: là các doanh nghiệp lớn có nhiệm vụ tập trung một khối lượng lớn các sản phẩm chăn nuôi từ các các cơ sở sản xuất hay các nhà cung ứng và tiến hành bán cho các cơ sở chế biến.
  34. 33 - Nhà bán lẻ: là các nhà buôn nhỏ, mua trực tiếp sản phẩm chăn nuôi từ các hộ sản xuất hoặc người bán buôn và đem bán trực tiếp cho người tiêu dùng. - Đại lý và môi giới: là những chủ thể trung gian hỗ trợ tham gia kênh phân phối. Những căn cứ để lựa chọn kênh phân phối: - Phân tích những đặc điểm của thị trường mục tiêu mà doanh nghiệp đã chọn lựa như: thị trường mục tiêu là tập trung hay phủ rộng, mật độ khách hàng dày hay thưa, lượng chăn nuôi hữu cơ tiêu thụ của mỗi khách hàng mỗi lần nhiều hay ít, Nếu khách hàng trên thị trường tập trung, lượng tiêu thụ mỗi lần lớn như các thành phố, khu công nghiệp, đô thị vào những dịp lễ tết, các doanh nghiệp cung ứng chăn nuôi hữu cơ có thể chọn kênh phân phối ngắn, thậm trí là trực tiếp nếu có thể. - Căn cứ vào đặc điểm của sản phẩm và quy mô sản xuất của doanh nghiệp để chọn lựa các kênh phân phối ngắn hay dài. - Căn cứ vào khả năng, đặc điểm và các thái độ của các trung gian để bảo đảm sự vận hành thông suốt trên toàn kênh. - Căn cứ vào kênh phân phối của đối thủ cạnh tranh để rút kinh nghiệm và cải tiến kênh phân phối cho phù hợp. - Căn cứ vào quy mô sản xuất, loại hình sở hữu, khả năng điều hành và sự chi phối kênh của các chủ trang trại, các doanh nghiệp nông nghiệp khác để có những kênh phân phối phù hợp. 2.3. Các bước để chuẩn bị một địa điểm bán hàng. "Có nhiều thứ cần phải quan tâm hơn là giá cả". Một trong những khái niệm cơ bản được dạy trong hầu hết các khóa học kinh doanh đó là 4 chữ P: Price (Giá cả), Product (Sản phẩm), Promotion (Quảng cáo) và Place (Vị trí). Vị trí chính là nơi phân phối, khách hàng có thể tiếp nhận sản phẩm từ bạn. Đó là yếu tố tồn tại lâu nhất trong 4P. Chọn vị trí không chỉ đơn thuần là chọn một tòa nhà để làm trụ sở kinh doanh. Tùy thuộc vào sản lượng các sản phẩm chăn nuôi quy mô sản xuất của các cơ sở chăn nuôi, lượng khách hàng, khi lựa chọn địa điểm bán hàng, chúng ta cần quan tâm đến các yếu tố sau: - Loại địa điểm: Cửa hàng bán lẻ hay bán buôn, có cần nhà kho hay không, gần các điểm bán các sản phẩm chăn nuôi hay không, vì nếu gần sẽ thuận tiện cho người tiêu dùng mua sản phẩm chăn nuôi. - Vị trí của địa điểm bán hàng: thành phố, các vùng của thành phố, nông thôn, nên chọn những vị trí là nơi tập trung các khách hàng sẵn có và khách hàng tiềm năng. Thông thường các cửa hàng bán các sản phẩm chăn nuôi thường tập trung ở những nơi tập trung dân cư đông đúc, tại các thành phố lớn.
  35. 34 - Chi phí thuê cửa hàng: chi phí thuê cửa hàng có phù hợp với cơ sở sản xuất chăn nuôi của bạn không. - Địa điểm bán hàng có thuận lợi cho việc đi lại không. - Sự khoanh vùng: Nhiều thành phố có các yêu cầu khoanh vùng rất khắt khe. Hãy nghiên cứu tình hình và đảm bảo rằng Cơ sở sản xuất chăn nuôi của bạn được phép hoạt động trước khi ký hợp đồng thuê địa điểm. Như vậy, để ra một quyết định chắc chắc và cẩn thận đòi hỏi bạn phải nghiên cứu một loạt các vấn đề phức tạp. Hãy xác định thứ tự ưu tiên của các vấn đề nêu trên, giữ thái độ cởi mở với các lựa chọn khác, thực hiện nghiên cứu và sẵn sàng đưa ra một trong những quyết định quan trọng nhất để khởi sự hoạt động cho doanh nghiệp của bạn. 3. Quảng bá sản phẩm chăn nuôi 3.1. Tham khảo tài liệu, công cụ quảng bá sản phẩm chăn nuôi Quảng bá sản phẩm chăn nuôi Nhím, cầy hương, Chim trĩ là việc sử dụng các phương tiện thông tin để truyền đạt tin tức về chất lượng hay ưu điểm của sản phẩm đến khách hàng nhằm bán được nhanh, nhiều sản phẩm. Sự sợ hãi về hoóc môn, chất kích thích hay hàm lượng kháng sinh trong sản phẩm chăn nuôi theo hướng công nghiệp ngày càng tăng trong người tiêu dùng, điều này mở ra hướng lớn trong chăn nuôi theo hướng an toàn. Điều này có nghĩa sản phẩm chăn nuôi Nhím, cầy hương, Chim trĩ có vị trí quan trọng trong tiêu thụ và quảng bá sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Các công cụ và phương tiên giới thiệu sản phẩm chăn nuôi nhím, cầy hương, chim trĩ. - Nhóm phương tiện in ấn: báo chí, tạp chí, ấn phẩm thương mại. - Nhóm phương tiện điện tử: truyền thanh, truyền hình, phim tư liệu. - Nhóm phương tiện ngoài trời: pa nô, áp phích, bảng hiệu. Dựa vào các ưu, nhược điểm của các phương tiện quảng cáo để lựa chọn hình thức quảng cáo phù hợp cho sản phẩm chăn nuôi nhím, cầy hương, cim trĩ. a) Quảng bá giới thiệu sản phẩm ngoài trời. Ưu điểm: - Linh động, lặp lại cao. - Ít chịu áp lực của quảng cáo cạnh tranh. - Nhiều khách hàng biết tới sản phẩm. Hạn chế: - Hạn chế sáng tạo. - Không chọn lọc người xem, khách hàng
  36. 35 Hình 5.2.1. Giới thiệu sản phẩm Nhím và Chim trĩ ngoài trời. b) Truyền hình Ưu điểm: - Kết hợp tốt âm thanh, hình ảnh, màu sắc. - Bao quát số lượng lớn khán giả. - Gây chú ý về tâm lý, hấp dẫn, thú vị. Hạn chế: - Không chọn được khán giả. - Có thể nhàm chán, bỏ qua. - Thời gian ngắn. - Chi phí cao. c) Các hình thức khác Phương Ưu điểm Nhược điểm tiện Báo chí - Uyển chuyển, định được - Thời gian ngắn thời gian - Đọc lướt qua, sơ lược - Bao quát được thị trường -Chất lượng hình ảnh, màu nội địa sắc kém. - Được chấp nhận và sử
  37. 36 dụng rộng rãi - Mức độ tin cậy cao Tạp chí - Chọn lọc độc giả, khu vực - Thời gian gián đoạn dài - Có chất lượng tái tạo giữa hai lần xuất bản - Gắn bó với độc giả trong thời gian lâu Truyền - Sử dụng rộng rãi - Đánh vào tai của người thanh - Linh động về khu vực địa nghe lý - Ít gây chú ý hơn ti vi - Chi phí thấp - Thời gian ngắn 3.2. Tổ chức sản xuất chương trình, tài liệu công cụ, thiết kế tờ rơi, pano, áp phích. Thiết kế mẫu tờ rơi quảng cáo hay pano, áp phích là một công việc cần chuẩn bị cụ thể và chu đáo. Các bước thực hiện: - Quy cách thiết kế: + Kích thước thiết kế + Chất liệu + Gia công thành phẩm (bề gập, ) - Thống nhất nội dung: + Thiết kế phần chữ viết trong tờ rơi. Đặt câu thông điệp ở trang bìa đầu tiên, trang bìa tờ rơi đóng vai trò giống như dòng tít quảng cáo. + Hình kèm theo: chọn hình ảnh biểu đạt được ý nghĩa cần thiết. + Lựa chọn logo, biểu tượng, quy chuẩn màu. - Thời gian thiết kế và thời gian hoàn thiện. 3.3. Các bước giới thiệu, quảng bá sản phẩm. Tổ chức thực hiện một chương trình quảng bá sản phẩm chăn nuôi Nhím, cầy hương, Chim trĩ gồm các bước sau: Bước 1: Xác định mục tiêu của quảng bá sản phẩm - Bước này nhằm mục đích giới thiệu với các khách hàng về các sản phẩm chăn nuôi Nhím, cầy hương, Chim trĩ: các nguồn giống, nguyên vật liệu thức ăn, cách nuôi dưỡng và chăm sóc Nhím, cầy hương, Chim trĩ. Xây dựng hình ảnh và thương hiệu sản phẩm của công ty. Bước 2: Quyết định ngân sách dành cho việc quảng bá sản phẩm chăn nuô
  38. 37 Tùy và khả năng tài chính của từng Cơ sở sản xuất chăn nuôi hay doanh nghiệp để lựa chọn phương pháp quyết định ngân sách. Có thể sử dụng một trong các phương pháp: phần trăm trên mức tiêu thụ, ngang bằng đối thủ cạnh tranh, theo mục tiêu và công việc đòi hỏi. Bước 3: Xây dựng nội dung quảng bá sản phẩm. Nhằm mục đích lôi cuốn sự chú ý và quan tâm của khách hàng. Từ đó khách hàng yêu thích sản phẩm và quyết định mua sản phẩm. Nội dung của quảng bá sản phẩm bao gồm các thông tin về đặc điểm các loại sản phẩm chăn nuôi Nhím, cầy hương, Chim trĩ, địa điểm bán hàng, phương thức thanh toán, Bước 4: Quyết định về phương tiện truyền thông. Dựa vào sự phân tích mục tiêu quảng bá, ngân sách dành cho quảng bá, thị trường mục tiêu, các nhà quản trị marketing cần lựa chọn phương tiện quảng bá phù hợp với sản phẩm, thời gian, địa điểm tiến hành quảng cáo sản phẩm. Hiện nay, các sản phẩm chăn nuôi Nhím, cầy hương, Chim trĩ thịt và lấy giống được quảng bá trên nhiều phương tiện truyền thông như các bài báo viết về các mô hình làm giầu, các tờ rơi, ti vi, các web site trên internet, 4. Hợp đồng mua bán sản phẩm Khi cần thiết bán hàng với một số lượng lớn các sản phẩm, để tránh sự khó xử khi xảy ra tranh chấp giữa bên mua và bên bán mà không có một văn bản hay một chứng từ nào cụ thể, người ta thường thực hiện việc ký kết hợp đồng kinh tế về mua bán sản phẩm. 4.1. Các yêu cầu cơ bản của bản hợp đồng Hợp đồng là văn bản chứng từ ghi rõ các điều khoản ràng buộc của hai bên, trên giấy và có chữ ký, con dấu của hai bên. Hợp đồng phải ghi rõ nếu một trong hai bên không thực hiện các nghĩa vụ của mình thì sẽ có các hình thức xử lý theo pháp luật hiện hành. Hợp đồng phải ghi rõ phương pháp giải quyết các kiện tụng, tranh chấp xảy ra. Hợp đồng phải được lập bằng ngôn từ chung, chính xác, cụ thể, thống nhất giữa hai bên. Sau khi ký kết hợp đồng các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp cần xác định rõ trách nhiệm, nội dung và yêu cầu công việc, cố gắng không để sai sót sẽ là cơ sở phát sinh các khiếu nại. 4.2. Các nội dung chính phải có trong một hợp đồng Phần 1: Phần mặc định - Tên hợp đồng (ví dụ hợp đồng cung cấp nước mắm cho siêu thị). - Những căn cứ thiết lập hợp đồng: Căn cứ vào những văn bản pháp lý để xây dựng một hợp đồng kinh tế.
  39. 38 Ví dụ: + Căn cứ vào Luật dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14/6/2005; + Căn cứ luật Thương mại số 36/2005/QH11, ngày 14/6/2005 của Quốc hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam; + Căn cứ Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế ngày 25 tháng 9 năm 1989 của Chủ tịch hội đồng Nhà nước và Nghị định số 17/HĐBT ngày 16 tháng 01 năm 1990 của Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng nay là Thủ tướng Chính phủ về việc qui định chi tiết thi hành Pháp lệnh hợp đồng kinh tế. + Căn cứ vào quyết định, công văn của các cấp + Căn cứ vào nhu cầu công việc thực tế - Thời điểm lập hợp đồng. - Các bên tham gia hợp đồng, địa chỉ, tài khoản, số CMND, điện thoại, mã số thuế Phần 2: Phần thiết lập các mối quan hệ của các bên về một vấn đề mà các bên cùng quan tâm - Vấn đề hay công việc thực hiện và tiêu chuẩn thực hiện. - Thời gian thực hiện. - Nghĩa vụ và trách nhiệm mỗi bên. 4.3. Cách soạn thảo hợp đồng 4.3.1. Điều khoản và điều kiện hợp đồng - Xác định tên hàng, số lượng hàng hóa cần mua bán. - Xác định đơn giá của sản phẩm. - Xác định tổng giá trị bằng tiền của hợp đồng. - Xác định tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn vệ sinh và chất lượng của sản phẩm. - Xác định quy cách, phẩm chất của sản phẩm. 4.3.2. Giá cả và phương thức thanh toán - Xác định địa điểm và thời gian giao nhận sản phẩm. - Xác định trách nhiệm bốc dỡ, vận chuyển hàng hóa. - Xác định phương thức thanh toán bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản. 4.3.3. Thời gian thực hiện hợp đồng - Xác định thời gian hợp đồng có hiệu lực. - Trách nhiệm pháp lý của các bên (bên mua và bên bán) khi tham gia ký kết hợp đồng.
  40. 39 4.4. Mẫu hợp đồng kinh tế Ví dụ: Mẫu hợp đồng mua bán sản phẩm chăn nuôi CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự Do - Hạnh Phúc HỢP ĐỒNG KINH TẾ v/v – Mua bán chả giò - Căn cứ Bộ luật Dân sự nước CHXHCNVN số 33/2005 QH11 và Luật Thương mại số 36/2005 - QH11 ban hành ngày 14/6/2005. - Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và khả năng, nhu cầu về cung cấp và tiêu thụ chả giò của hai bên. Hôm nay, ngày 21 tháng 10 năm 2011, đại diện hai bên gồm có: BÊN A Do bà: Nguyễn Thị Hằng Địa chỉ: Cơ sở sản xuất và chăn nuôi Nhím, Cầy Hương, Chim trĩ Km11 – Minh Thành – Quảng yên – Quảng Ninh Điện thoại: 0918xxxxxx CMT số: 150902244 Ngày cấp: 22/4/2000, Nơi cấp: CA Tỉnh Quảng Ninh BÊN B Do ông: Phạm Văn Hùng Địa chỉ: Công ty cổ phần XYZ Điện thoại: 0905xxxxxx CMT: 201442294, Ngày cấp: 15/01/2009, CA Hà Nội. Hai bên cùng thống nhất ký hợp đồng với các điều khoản sau: ĐIỀU 1: Tên hàng - Số lượng - Đơn giá Bên A bán cho bên B sản phẩm là con giống Chim trĩ và Nhím thịt Tên hàng loại 1: Nhím thịt Số lượng: 200 kg - Đơn giá: 200.000/kg. Tên hàng loại 2: Chim trĩ giống (20 ngày tuổi) Số lượng: 200 con- Đơn giá: 120.000/con Thành tiền: 64.000.000 đồng (Sáu mươi tư triệu đồng chẵn). ĐIỀU 2: Tiêu chuẩn và phẩm chất Nhím thịt và con giống. Nhím thịt phải khỏe mạnh, không bệnh tật, cân nặng 5-8kg Chim trĩ giống 20 ngày tuổi, đã uống thuốc phòng ngừa bệnh, khỏe mạnh
  41. 40 ĐIỀU 3: Địa điểm và thời gian giao nhận Địa điểm giao nhận: Tại cơ sở sản xuất chăn nuôi của bên A. Bên A chịu trách nhiệm bốc xếp, vận chuyển hàng hóa Nhím thịt và con giống Chim trĩ về tận nơi cho bên B. Thời gian giao nhận: Từ 7h30 ngày 5/12/2013. Trước khi đến nhận sản phẩm, bên B báo cho bên A trước 1 ngày. ĐIỀU 4: Phương thức thanh toán Bên B thanh toán cho bên A bằng tiền mặt. Bên B đặt cọc trước cho bên A là 5.000.000đ. (Năm triệu đồng chẵn) Bên B thanh toán cho bên A hết một lần giá trị hợp đồng lúc nhận đầy đủ hàng. Số tiền bên B đã ứng trước cho bên A sẽ được khấu trừ và tất toán vào lúc thanh toán tiền cuối cùng. ĐIỀU 5: Điều khoản chung Hai bên cam kết việc thực hiện đầy đủ các điều khoản ghi trong hợp đồng. Nếu bên B không thực hiện hợp đồng thì không được nhận lại số tiền đặt cọc trước. Ngược lại, nếu bên A không thực hiện hợp đồng thì phải bồi thường gấp đôi số tiền bên B đã đặt cọc trước. Trong quá trình thực hiện, nêu có gì trở ngại, hai bên phải cùng bàn bạc, thống nhất gải quyết bằng văn bản mới có giá trị. Nếu một bên tự ý vi phạm hợp đồng thì phải bồi thường những thiệt hại đã gây ra cho bên kia. Hợp đồng được lập thành 4 bản, có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ 2 bản. ĐẠI DIỆN BÊN A ĐẠI DIỆN BÊN B (Ký tên, đóng dấu) (Ký tên, đóng dấu)
  42. 41 Ví dụ: Mẫu Thanh lý hợp đồng Đơn vị hợp đồng: - CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc BIÊN BẢN THANH LÝ HỢP ĐỒNG - Căn cứ vào hợp đồng số: ,ngày tháng năm , về việc - Căn cứ vào biên bản nghiệm thu ngày tháng năm 20 Hôm nay, ngày tháng năm 20 , tại . Chúng tôi gồm có: I. ĐẠI DIỆN BÊN A: 1- Ông (Bà): Chức vụ: 2- Ông (Bà): Chức vụ: II. ĐẠI DIỆN BÊN B: 1- Ông (Bà): Chức vụ: 2- Ông (Bà) Chức vụ: Hai bên đã cùng tiến hành thanh lý hợp đồng như sau: A. Khối lượng và giá trị hợp đồng bên A đã thực hiện được: - Khối lượng: - Giá trị thực hiện: - Yêu cầu kỹ thuật, chất lượng: B. Khối lượng và giá trị hợp đồng được giao nhận: - Khối lượng: - Giá trị: (viết bằng chữ .) Tổng cộng số tiền bên B thanh toán cho bên A Là: C. Số tiền bên A đã ứng cuả bên B: Ứng đợt 1: : (viết bằng chữ .) Ứng đợt 2: (viết bằng chữ .) D. Trừ phần đã ứng trước, phần còn lại bên A được thanh toán: - Số tiền còn lại bên B sẽ thanh toán lại cho bên
  43. 42 A: (viết bằng chữ ) Thời hạn thanh toán vào ngày tháng năm 20 Hai bên nhất trí thanh lý hợp đồng số: , ngày tháng năm 200 Biên bản thanh lý hợp đồng được lập thành bản, mỗi bên giữ bản. ĐẠI DIỆN BÊN A ĐẠI DIỆN BÊN B (Ký tên, đóng dấu) (Ký tên, đóng dấu)
  44. 43 5. Tổ chức bán hàng và giao nhận sản phẩm 5.1. Chuẩn bị bán hàng - Với hình thức bán buôn, mua bán theo hợp đồng: Tùy theo số lượng hàng hóa và phương thức thanh toán để chuẩn bị nhân viên bán hàng và địa điểm giao hàng cho thuận tiện. - Với hình thức bán lẻ: Căn cứ vào lượng hàng tiêu thụ bình quân 1 ngày đêm để chuẩn bị số lượng hàng hóa, thiết bị và nhân viên bán hàng. 5.2. Quy trình thực hiện bán hàng Nhiệm vụ của người bán hàng: - Giải thích về những đặc điểm của sản phẩm - Thuyết phục mua sản phẩm, làm hài lòng khách hàng - Thu thập thông tin về thị trường và đối thủ để đưa ra các quyết định Quy trình thực hiện bán hàng: Thăm dò Đánh giá Tiền tiếp cận Tiếp cận Trưng bày Theo dõi chăm sóc Kết thúc Xử lý những phản đối - Thăm dò các khách hàng tiềm năng: thông qua các buổi triển lãm, hội chợ thương mại, khảo sát thực tế, danh bạ điện thoại, - Tiếp cận khách hàng: nhằm mục đích giới thiệu sản phẩm, có đơn đặt hàng, trưng bày hàng, hướng dẫn kỹ thuật, 5.3. Kỹ năng bán hàng Yêu cầu đối với người bán hàng: - Kỹ năng giao tiếp, thái độ vui vẻ, lịch sự, biết chủ động mời chào khách hàng đúng lúc, kịp thời, gây được thiện cảm, không phân biệt đối xử với mọi khách hàng. + Thuyết phục bán các lợi ích của sản phẩm, có tính kiên trì nhẫn nại trong giao tiếp và tính trung thực trong ứng xử. + Hướng dẫn dùng sản phẩm: + Xử lý những lời phàn nàn của khách hàng + Kỹ năng giải quyết vấn đề. - Xử lý những phản đối:
  45. 44 + Lắng nghe trọn vẹn ý phản bác, không cắt ngang. + Thành thật bày tỏ sự thông cảm với lời phản bác của khách hàng. + Đặt câu hỏi để tìm hiểu mối quan tâm thực sự. + Xác định về sự lo lắng thực sự của khách và làm cho rõ ý của khách hàng. + Giải đáp: Hiều lầm => Giải thích; Nghi ngờ => Chứng minh; Than phiền => Chương trình đối phó. + Kiểm tra, thăm dò xem khách hàng đã hài lòng với giải đáp. + Luôn luôn bình tĩnh trong mọi tình huống. - Kết thúc: + Đưa ra giải pháp thay thế: đề nghị khách hàng lựa chọn các giải pháp cụ thể + Giả định: giả định rằng khách hàng sẽ mua + Trao quà: đưa ra hành động nhằm hoàn thành việc bán hàng + Thêm một lần tán thành : tập hợp các lợi ích của sản phẩm để khách hàng thấy được ích lợi của việc mua hàng, sau đó đề nghị khách hàng mua. + So sánh: đưa ra những lý do có lợi để mua ngay so với việc trì hoãn mua + Trực tiếp: hỏi khách hàng và quyết định mua + Trực tiếp: hỏi khách hàng và quyết định mua 5.4. Xác nhận các phương thức thanh toán - Với hình thức bán lẻ thường thanh toán bằng tiền mặt. - Với hình thức bán buôn, mua bán theo hợp đồng có nhiều hình thức thanh toán như: trả tiền mặt, séc, ngân phiếu, trả tiền trước khi giao hàng, trả chậm từng phần, trả sau, Chú ý: Thực hiện được chế độ thanh toán đơn giản, gọn nhẹ, phù hợp với khả năng của khách hàng sẽ có cơ hội lôi kéo khách về với mình. 5.5. Giao nhận sản phẩm 5.5.1. Cách thức giao nhận sản phẩm - Giao nhận tại cơ sở sản xuất chăn nuôi: người bán phải chuẩn bị số lượng sản phẩm chăn nuôi theo yêu cầu người mua trong thời hạn và địa điểm hợp lý theo quy định, còn người mua phải nhận hàng tại cơ sở sản xuất chăn nuôi của người bán và chịu mọi chi phí và rủi ro vận chuyển. - Giao sản phẩm tại địa điểm người mua: Hàng được giao tận nơi tiêu thụ, mọi chi phí và rủi ro vận chuyển do người bán chịu.
  46. 45 5.5.2. Tổ chức giao nhận sản phẩm a) Lập danh sách khách hàng mua sản phẩm + Căn cứ theo đơn đặt hàng của khách hàng, cơ sở tiến hành lập danh sách khách hàng cần giao sản phẩm trong ngày. + Lập danh sách khách hàng cá nhân: họ tên, địa chỉ, số điện thoại, địa điểm giao nhận hàng. + Lập danh sách khách hàng là các tổ chức, đơn vị, cơ quan: họ tên, địa chỉ, số điện thoại, mã số thuế, địa điểm giao nhận hàng. b) Lập bảng biểu danh mục các loại hàng hóa cần giao + Thống kê số lượng sản phẩm cần giao trong ngày theo thứ tự: các đơn hàng đặt trước giao trước, các đơn hàng thời gian đặt sau sẽ giao sau. + Thống kê các loại sản phẩm cần giao trong cùng khu vực: các sản phẩm giao cùng khu vực sẽ tiến hành giao cùng đợt để tiết kiệm chi phí. 5.5.3. Thực hiện giao nhận sản phẩm a) Kiểm tra đơn đặt hàng Trước khi tiến hành giao hàng, nhân viên giao hàng kiểm tra lần nữa đơn đặt hàng gồm các nội dung sau: + Họ tên, địa chỉ, số điện thoại, mã số thuế của bên mua hàng. + Số lượng hàng hóa bên mua đặt hàng. + Chủng loại hàng hóa bên mua đặt hàng. + Quy cách, chất lượng sản phẩm b) Chuẩn bị phương tiện và nhân lực giao nhận sản phẩm - Chuẩn bị hợp đồng vận chuyển khi vận chuyển sản phẩm với số lượng, khối lượng lớn, xa cơ sở sản xuất chăn nuôi - Chuẩn bị phương tiện, dụng cụ, bao bì phục vụ cho việc giao nhận - Chuẩn bị nhân lực phục vụ cho việc giao nhận: nhân viên lái xe, nhân viên bốc dỡ hàng hóa, nhân viên thu ngân, c) Lập chứng từ và hóa đơn thanh toán: Khi tiến hành giao nhận hàng, bên giao hàng cần phải chuẩn bị các giấy tờ cần thiết sau: + Hợp đồng mua bán sản phẩm đã được thiết lập giữa hai bên. + Đơn đặt hàng: ghi đầy đủ các danh mục và số lượng sản phẩm cần phải giao. + Hóa đơn giá trị gia tăng của lô hàng được giao. + Biên bản bàn giao sản phẩm: hai bên xác nhận đã giao và nhận đầy đủ chủng loại, số lượng ghi trong đơn hàng. Bên giao hàng yêu cầu bên nhận hàng
  47. 46 ký và ghi rõ họ tên người nhận hàng. + Trường hợp cơ sở chế biến thuê công ty vận chuyển, cơ sở cũng cần có hợp đồng chặt chẽ và quy định trách nhiệm của mỗi bên trong trường hợp mất mát hư hỏng khi vận chuyển và bốc xếp hàng hóa. B. Câu hỏi và bài tập thực hành: Bài tập 1: Thiết kế mẫu tờ rơi quảng cáo cho sản phẩm chăn nuôi nhím, cầy hương, chim trĩ. - Mục tiêu: Củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng để thực hiện việc thiết kế mẫu tờ rơi cho sản phẩm chăn nuôi Nhím, Cầy hương, Chim trĩ - Nguồn lực: Giấy A0, bút dạ - Cách thức tiến hành: thực hiện bài tập theo nhóm 5 người - Nhiệm vụ của nhóm: thiết kế mẫu tờ rơi cho sản phẩm được giao - Thời gian hoàn thành: 30 phút Chú ý: Ngoài thời gian trên, đây là thời gian dành cho học viên trung bình thực hiện xong nhiệm vụ được giao. - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được sau bài thực hành: Thiết kế sinh động bắt mắt đảm bảo nội dung Bài tập 2: Soạn một hợp đồng mua bán 50 kg cầy hương thịt và 100 kg nhím thịt và 500 con giống chim trĩ, trong đó: (Bên A) Cơ sở sản xuất chăn nuôi nhím, cầy hương, chim trĩ tại địa chỉ Km11 – Minh Thành – Quảng yên – Quảng Ninh Bên B: Công ty MH – Địa chỉ 266 Hoàng Diệu, Quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng. Đơn giá một kg Cầy hương = 1000.000 đồng (trọng lượng 1 con từ 3-5 kg), 1kg nhím thịt có đơn giá: 200.000/kg và 1con chim trĩ giống (20 ngày tuổi) có đơn giá là 120.000/con Bài tập 3: Đóng kịch bán sản phẩm trong chăn nuôi nhím, cầy hương, chim trĩ. - Công việc của nhóm: Các nhóm phân công các thành viên nhận vai - Nguồn lực cần thiết: Giấy, bút, máy tính, bàn ghế - Địa điểm: Lớp học - Cách thức: chia nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm) - Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát thực hiện của học viên, tổ chức các nhóm lên diễn kịch bản C. Ghi nhớ - Tiêu thụ sản phẩm là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh, là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của cơ sở sản xuất kinh doanh.
  48. 47 - Các hình thức bán sản phẩm. - Ý nghĩa và các nội dung cơ bản cần thiết phải có khi triển khai soạn thảo một hợp đồng mua bán sản phẩm. - Tìm hiểu các kênh phân phối: Bán lẻ, bán qua đầu mối thu gom, bán trực tiếp cho nhà chế biến. - Cách thức bán hàng và thực hiện giao nhận sản phẩm hàng hóa.
  49. 48 Bài 3: Tính hiệu quả kinh tế Mã bài: MĐ 05 – 03 Mục tiêu - Xác định được các khoản thu chi phí cho sản phẩm chăn nuôi; - Định khoản các khoản mục trong quá trình sản xuất; - Tính toán được chi phí và phân tích được hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh. A. Nội dung 1. Tính tổng chi phí cho 1 chu kỳ sản xuất chăn nuôi. Để có thể tiến hành sản xuất các sản phẩm chăn nuôi phục vụ cho thị trường yếu tố trước tiên mà người dân trồng chăn nuôi cần phải có đó là các khoản chi phí cho các yếu tố đầu vào phục vụ sản xuất. Có thể chia chi phí thành các dạng như sau: - Chi phí trực tiếp: Là những chi phí bị thay đổi trực tiếp theo quy mô sản xuất chăn nuôi như các chi phí về: Xây dựng chuồng trại, giống, thức ăn; công lao động trực tiếp. - Chi phí gián tiếp: Là những chi phí không thay đổi theo chi phí sản xuất hay doanh thu như: Chi phí quản lý, trả lãi vay, quảng cáo, tiếp thị, khấu hao máy móc - Tổng chi phí: Là tổng các chi phí biến đổi và chi phí cố định ở một mức sản xuất chăn nuôi hữu cơ cụ thể. Tổng chi phí được tính theo công thức: Tổng chi phí = Tổng chi phí trực tiếp + Tổng chi phí gián tiếp 1.1. Chi phí về tài sản khấu hao tài sản cố định: + Khấu hao là một chi phí kinh doanh được xem xét từ hai quan điểm khác nhau nhưng liên quan đến nhau. - Thứ nhất: Nó biểu thị sự mất giá do sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh để tạo ra thu nhập cho người trồng chăn nuôi. - Thứ hai: Nó là quá trình kế toán để bổ chi phí ban đầu cho suất thời gian sử dụng của tài sản. Ta không thể khấu trừ toàn bộ chi phí mua tài sản trong năm mua sắm. Vì tài sản sẽ được dùng để tạo ra thu nhập trong nhiều năm mà phải lấy giá mua trừ đi giá trị thu hồi, rồi phân bổ trong suất thời gian sử dụng đó gọi là khấu hao. * Áp dụng phương pháp tính khấu hao đường thẳng: Tính theo công thức:
  50. 49 Chi phí - Giá trị thu hồi Khấu hao hàng năm = Thời gian sử dụng Ví dụ: Giá trị của một máy trộn thức ăn là 11.500.000đ, giá trị thu hồi ấn định là 3.000.000 đồng, thời gian sử dụng là 10 năm. Tính khấu hao hàng năm? Khấu hao hàng năm = (11.500.000 – 3000000)/10 = 850.000 đồng Bảng 3.1: Chi phí tính khấu hao tài sản cố định cho 1 chu kỳ sản xuất chăn nuôi Nhím, Cầy hương, Chim trĩ TT Tên Tài sản Số lượng Đơn giá Thành Thời gian Khấu tiền sử dụng hao năm 1 Chuồng trại 2 Máy trộn thức ăn 3 1.2. Chí phí cho nguyên vật liệu: Đó là các vật tư, nguyên vật liệu để sử dụng nuôi dưỡng và chăn nuôi Bảng 3.2: Chi phí cho nguyên vật liệu cho 1 chu kỳ sản xuất chăn nuôi nhím, cầy hương, chim trĩ TT Tên vật tư Số lượng Đơn giá (đồng) Thành tiền (kg) (đồng) 1 Cám gạo 2 Bột ngô 3 Bột sắn 4 Cám viên 5 6 Khác 1.3. Chi phí nhân công Chi phí công lao động cho 1 chu kỳ sản xuất chăn nuôi nhất định
  51. 50 Bảng 3.3: Yêu cầu về nhân công và chi phí về nhân công cho 1 chu kỳ sản xuất chăn nuôi nhím, cầy hương, chim trĩ Công việc Số công cần Giá tiền công Thành tiền Làm chuồng trại Phối trộn thức ăn Chăm sóc nuôi dưỡng. . 1.4. Chi phí tiêu thụ bán sản phẩm Bảng: 3.4 Chi phí cho tiêu thụ bán hàng 1 chu kỳ sản xuất chăn nuôi nhím, cầy hương, chim trĩ Các công việc phục Số tiền cần chi Tăng chi phí Chi chung vụ tiêu thụ sản phẩm - Vận chuyển - Bốc xếp Quản bán sản phẩm . 1.5. Chi phí tiền vay Chi phí tiền vay phụ thuộc vào từng hộ trồng chăn nuôi Bảng 3.5: Thanh toán tiền vay cho 1 chu kỳ sản xuất chăn nuôi nhím, cầy hương, chim trĩ Ngày/tháng/năm Tổng tiền Tiền lãi phải Tiền gốc Tổng số tiền vay trả phải trả phải trả - Vay ngắn hạn - Vay trung hạn - Vay dài han
  52. 51 Bảng 3.6: Tổng chi phí cho 1 chu kỳ sản xuất chăn nuôi nhím, cầy hương, chim trĩ TT Các khoản mục Số tiền Ghi chú 1 Chi phí cho nguyên vật liệu 2 Chi phí về nhân công 3 Chi phí về tiêu thụ bán hàng 4 Thanh toán tiền vay 5 Khấu hao tài sản Tổng 2. Tính tổng doanh thu cho một chu kỳ sản xuất chăn nuôi. Trong trường hợp trang trại, cơ sở sản xuất chăn nuôi của doanh nghiệp hay hộ gia đình có chăn nuôi nhiều loại để phục vụ nhu cầu đa dạng của thị trường thì tổng doanh thu sẽ là tổng doanh thu của tất cả các loại chăn nuôi * Công thức tính doanh thu cho một loại chăn nuôi được tính theo công thức: Doanh thu = Sản lượng x Đơn giá Việc ước đoán sản lượng và giá cả của một loại chăn nuôi phải căn cứ vào rất nhiều thông tin + Thời tiết + Dịch bệnh + Giá cả thị trường + Nhu cầu người tiêu dùng + Thời điểm tiêu thụ . Bên cạnh đó, có thể dự đoán sản lượng của các loại chăn nuôi cho năm tới dựa trên các số liệu thống kê giá cả và sản lượng trong quá khứ nếu như các điều kiện cơ bản không thay đổi đáng kể. Ví dụ: Thời gian nuôi 100 con Chim trĩ từ lúc 7 ngày tuổi cho đến khi trưởng thành là 6 tháng. Khi đó trọng lượng của chim mái đạt khoảng 1,2 kg/con; chim trống là 1,8 kg/con. Như vậy: Sản phẩm dự kiến Chim trĩ đạt: 180 kg/100 con Chim trống , với giá bán trên thị trường của chim trĩ là 700.000 đồng/kg Doanh thu = 180kg x 700.000 = 126 000.000 đồng
  53. 52 * Công thức tính doanh thu cho nhiều loại chăn nuôi được tính theo công thức: Tổng doanh thu = Doanh thu chăn Nhím + Doanh thu chăn nuôi Cầy hương + Doanh thu chăn nuôi Chim trĩ 3. Lợi nhuận - Là kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh chăn nuôi nhím, cầy hương, chim trĩ mang lại. Là phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí. - Nếu kết quả này âm (-), nghĩa là hoạt động sản xuất chăn nuôi nhím, cầy hương, chim trĩ trĩ bị thua lỗ. - Ngược lại nếu kết quả này dương (+) nghĩa là hoạt động sản xuất chăn nuôi nhím, cầy hương, chim trĩ có hiệu quả và đã bắt đầu có lời. Lợi nhuận được tính theo công thức Lợi nhuận = Tổng doanh thu – Tổng chi phí + Lợi nhuận là mục tiêu kinh tế cao nhất, là điều kiện tồn tại và phát triển của hầu hết các doanh nghiệp. + Để cung ứng các loại sản phẩm chăn nuôi cho thị trường, các nhà sản xuất kinh doanh chăn nuôi phải đầu tư vốn và một số yếu tố đầu vào khác trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. + Họ luôn cố gắng sao cho các chi phí cho các yếu tố đầu vào là thấp nhất và bán được sản phẩm với giá cao nhất có thể. + Khi đó, sau khi lấy thu bù chi sẽ dư ra một khoản tiền nhất định (lợi nhuận), khoản tiền này không chỉ phục vụ cho sản xuất giản đơn mà còn tái đầu tư mở rộng sản xuất, nhằm củng cố và tăng cường vị thế trên thị trường. B. Câu hỏi và bài tập thực hành Bài tập 1: Lên bảng dự toán chi phí sản xuất chăn nuôi cho 3 loại chăn nuôi nhím, cầy hương, chim trĩ trong một chu kỳ sản xuất kinh doanh. Bài tập 2: Lập bảng lợi nhuận của một cơ sở sản xuất chăn nuôi nhím, cầy hương, chim trĩ trong một chu kỳ sản xuất kinh doanh. C. Ghi nhớ Để có được số liệu tính hiệu quả kinh tế chính xác, người sản xuất cần phải có sổ sách kế toán, ghi chép đầy đủ và kịp thời các thông tin về các khoản thu chi trong suốt chu kỳ sản xuất chăn nuôi.
  54. 53 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN I. Vị trí, tính chất của mô đun 1. Vị trí Mô đun "Tiêu thụ sản phẩm" là mô đun cơ sở trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề Nuôi nhím, cầy hương, chim trĩ. Mô đun này được thiết kế cuối cùng trong chương trình đào tạo nghề Nuôi nhím, cầy hương, chim trĩ. Nội dung mô đun được dạy tích hợp giữa lý thuyết và thực hành để sau khi học xong học viên có những kiến thức và kỹ năng về tiêu thụ sản phẩm trong chăn nuôi. 2. Tính chất Đây là một trong những mô đun có nội dung kiến thức cơ bản về tiêu thụ sản phẩm của nghề Nuôi nhím, cầy hương, chim trĩ. Yêu cầu học viên cần phải đảm bảo đủ số giờ lý thuyết, thực hành và kiểm tra. II. Mục tiêu của Mô đun 1. Kiến thức - Nêu được các công việc cần thiết để tiêu thụ các sản phẩm từ nhím, cầy hương, chim trĩ cho hộ gia đình, trang trại, công ty. - Trình bày được phương pháp tính toán các dụng cụ, vật tư cần thiết. 2. Kỹ năng - Xây dựng và thực hiện được kế hoạch tiêu thụ sản phẩm nhím, cầy hương, chim trĩ. - Tính toán được các chi phí cần thiết trong chăn nuôi và hiệu quả kinh tế mang lại từ nghề Nuôi nhím, cầy hương, chim trĩ. 3. Thái độ Có thái độ thận trọng, khách quan trong việc tính toán, chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho quá trình sản xuất. III. Nội dung chính của Mô đun Thời gian Tên bài Loại Mã bài Địa điểm bài dạy Tổng Lý Thực Kiểm số thuyết hành tra* Tích Lớp MĐ Tính giá thành sản hợp học/hiện 05 - 01 phẩm trường 12 2 9 1 MĐ Tìm nơi tiêu Tích Lớp 05- 02 thụ sản hợp học/hiện phẩm và tổ 14 2 12
  55. 54 chức bán trường hàng MĐ Tính hiệu Tích Lớp 05 - 03 quả kinh tế hợp học/hiện trường 20 4 15 1 Kiểm tra kết thúc mô đun 4 4 Cộng 50 8 36 6 * Ghi chú: - Tổng số thời gian kiểm tra (6 giờ) gồm: số giờ kiểm tra định kỳ trong mô đun: 2 giờ (được tính vào giờ thực hành) và số giờ kiểm tra hết mô đun: 4 giờ. - Tổng thời gian thực hiện mô đun (50 giờ) gồm thời gian lý thuyết (8 giờ), thời gian thực hành (36+2=38 giờ) và thời gian kiểm tra kết thúc mô đun (4 giờ). - Cách viết mã bài: MĐ05-01 (MĐ - số thứ tự mô đun – thứ tự bài). IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập thực hành Bài 1: Tính giá thành sản phẩm Bài tập 1: Hãy xây dựng kế hoạch tìm hiểu giá cả thị trường của các sản phẩm chăn nuôi nhím, cầy hương, chim trĩ theo mẫu cho trước: - Công việc của nhóm: Xây dựng kế hoạch tìm hiểu giá cả thị trường - Nguồn lực cần thiết: Giấy, bút màu, bút viết - Địa điểm: Lớp học - Cách thức: chia nhóm nhỏ (3 - 5 học viên/nhóm) - Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 3 giờ - Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát thực hiện của học viên, các nhóm tự đánh giá cho nhau. - Kết quả và sản phẩm phải đạt được: Đưa ra được bảng kế hoạch tìm hiểu giá cả thị trường. Bài tập 2: Xác định các thông tin về đối thủ cạnh tranh trong sản xuất chăn nuôi nhím, cầy hương, chim trĩ. - Công việc của nhóm: Điền đầy đủ các thông tin về đối thủ cạnh tranh theo mẫu phiếu. - Nguồn lực cần thiết: Giấy, bút màu, bút viết, bàn ghế - Địa điểm: Lớp học - Cách thức: Chia nhóm nhỏ (3 - 5 học viên/nhóm) - Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 3 giờ
  56. 55 - Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát thực hiện của học viên, các nhóm tự đánh giá cho nhau. - Kết quả và sản phẩm phải đạt được: Đưa ra được Bảng thông tin về các đối thủ cạnh tranh trong sản xuất chăn nuôi nhím, cầy hương, chim trĩ. Bài tập 3: Hãy thống kê chi tiết và ước lượng các chi phí cần thiết phục vụ cho quá trình chăn nuôi nhím, cầy hương, chim trĩ tại cơ sở sản xuất mà các anh chị biết: - Công việc của nhóm: Xác định được giá thành của các loại chi phí cần thiết phục vụ cho quá trình chăn nuôi nhím, cầy hương, chim trĩ tại cơ sở sản xuất. - Nguồn lực cần thiết: Giấy, bút màu, bút viết, máy tính - Địa điểm: Lớp học - Cách thức: Chia nhóm nhỏ (3 - 5 học viên/nhóm) - Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ - Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát thực hiện của học viên, các nhóm tự đánh giá cho nhau. - Kết quả và sản phẩm phải đạt được: Đưa ra được Bảng tổng hợp số liệu thống kê giá thành của các loại chi phí cần thiết phục vụ cho quá trình chăn nuôi nhím, cầy hương, chim trĩ tại cơ sở sản xuất. Bài 2: Tìm nơi tiêu thụ sản phẩm và tổ chức bán hàng. Bài tập 1: Thiết kế mẫu tờ rơi quảng cáo cho sản phẩm chăn nuôi Nhím, Cầy hương, Chim trĩ. - Công việc của nhóm: Thiết kế tờ quản cáo. - Nguồn lực cần thiết: Giấy, bút màu, bút viết, bàn ghế. - Địa điểm: Lớp học. - Cách thức: Chia nhóm nhỏ (3 - 5 học viên/nhóm). - Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ. - Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát thực hiện của học viên, các nhóm tự đánh giá cho nhau. - Kết quả và sản phẩm phải đạt được: + Mẫu mã đẹp + Nội dung dễ hiểu Bài tập 2: Soạn một hợp đồng mua bán 50 kg cầy hương thịt và 100 kg nhím thịt và 500 con giống chim trĩ:
  57. 56 - Công việc của nhóm: Biên soạn hợp đồng mua bán sản phẩm chăn nuôi Nhím, Cầy hương, Chim trĩ theo số liệu cho trước. - Nguồn lực cần thiết: Giấy, bút màu, bút viết, máy tính, bàn ghế - Địa điểm: Lớp học - Cách thức: Chia nhóm nhỏ (3 - 5 học viên/nhóm) - Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ - Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát thực hiện của học viên, các nhóm tự đánh giá cho nhau. - Kết quả và sản phẩm phải đạt được: Đưa ra được một hợp đồng mua bán các sản phẩm chăn nuôi nhím, cầy hương, chim trĩ theo đúng định dạng văn bản của Bộ tài chính ban hành. Bài tập 3: Đóng kịch bán sản phẩm trong chăn nuôi nhím, cầy hương, chim trĩ. - Công việc của nhóm: Các nhóm phân công các thành viên nhận vai - Nguồn lực cần thiết: Giấy, bút, máy tính, bàn ghế - Địa điểm: Lớp học - Cách thức: Chia nhóm nhỏ (3 – 5 học viên/nhóm) - Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 4 giờ - Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát thực hiện của học viên, tổ chức các nhóm lên diễn kịch bản - Kết quả và sản phẩm phải đạt được: Các cá nhân hoàn thành tốt vai diễn của mình (như người mua hàng, người bán hàng, lãnh đạo quản lý các cơ sở sản xuất chăn nuôi, các nhà doanh nghiệp, các thương lái thu mua sản phẩm nhím, cầy hương, chim trĩ. Bài 3: Tính hiệu quả kinh tế Bài tập 1: Lên bảng dự toán chi phí sản xuất chăn nuôi cho 3 loại chăn nuôi nhím, cầy hương, chim trĩ trong một chu kỳ sản xuất kinh doanh. - Công việc của nhóm: Tính chi phí tài sản khấu hao tài sản cố định, nguyên vật liệu, nhân công, tiêu thụ, tiền vay và lập dự toán tổng chi phí. - Nguồn lực cần thiết: Giấy, bút, máy tính, bàn ghế - Địa điểm: Lớp học - Cách thức: Chia nhóm nhỏ (3 - 5 học viên/nhóm) - Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 8 giờ - Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát thực hiện của học viên, dựa theo kết quả của mỗi nhóm lên trình bày báo cáo.
  58. 57 - Kết quả và sản phẩm phải đạt được: + Tính chi phí tài sản khấu hao tài sản cố định + Chi phí nguyên vật liệu + Chi phí nhân công + Chi phí tiền vay + Lập dự toán tổng chi phí Bài tập.2: Lập bảng lợi nhuận của một cơ sở sản xuất chăn nuôi nhím, cầy hương, chim trĩ trong một chu kỳ sản xuất kinh doanh - Công việc của nhóm: Tính tổng chi phí, tổng doanh thu, tổng lợi nhuận - Nguồn lực cần thiết: Giấy, bút, máy tính, bàn ghế - Địa điểm: Lớp học - Cách thức: Chia nhóm nhỏ (3 - 5 học viên/nhóm) - Thời gian cần thiết để thực hiện công việc:8 giờ - Phương pháp đánh giá: Giáo viên quan sát thực hiện của học viên, dựa theo kết quả của mỗi nhóm lên trình bày báo cáo. - Kết quả và sản phẩm phải đạt được: + Lập dự toán tổng chi phí + Tổng doanh thu + Tổng lợi nhuận V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 5.1. Bài 1: Tính giá thành sản phẩm Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Xây dựng kế hoạch tìm hiểu giá cả - Quan sát và đánh giá kết quả thị trường của các sản phẩm chăn - Quan sát cách xác định và thực hiện nuôi nhím, cầy hương, chim trĩ. của người học - Xác định các thông tin về đối thủ cạnh tranh trong sản xuất chăn nuôi nhím, cầy hương, chim trĩ. - Xác định giá thành của các loại chi phí cần thiết phục vụ cho quá trình chăn nuôi đề từ đó xác định giá bán sản phẩm chăn nuôi nhím, cầy hương, chim trĩ cho phù hợp
  59. 58 5.2. Bài 2: Tìm nơi tiêu thụ sản phẩm và tổ chức bán hàng Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Thiết kế mẫu tờ rơi quảng cáo - Quan sát và đánh giá kết quả cho sản phẩm chăn nuôi nhím, cầy - Quan sát cách xác định và thực hiện hương, chim trĩ của người học - Soạn được hợp đồng kinh tế về mua bán sản phẩm chăn nuôi nhím, cầy hương, chim trĩ. - Bán sản phẩm chăn nuôi nhím, cầy hương, chim trĩ (thịt và giống) 5.3. Bài 3: Tính hiệu quả kinh tế Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá - Lên bảng dự toán chi phí sản xuất - Quan sát và đánh giá kết quả cho chăn nuôi nhím, cầy hương, chim trĩ trong một chu kỳ sản xuất kinh doanh - Quan sát cách xác định và thực hiện của người học - Lập bảng lợi nhuận của một cơ sở sản xuất chăn nuôi nhím, cầy hương, chim trĩ trong một chu kỳ sản xuất kinh doanh VI. Tài liệu tham khảo [1]. Nguyễn Ngọ Nhã Thư, 2005. Những Kỹ năng bán hàng thành công trong thương trường. Nhà xuất bản Thời Đại. [2]. Tổng Cục dạy nghề, 2008. Giáo trình Tiêu thụ sản phẩm hoa. Nhà xuất bàn Lao động xã hội. [3]. Tổng Cục dạy nghề, 2008. Giáo trình Nghiên cứu chiều hướng thị trường. Nhà xuất bàn Lao động xã hội. [4]. Vương Liêm, 2009. Thuật bán hàng hiện đại. Nhà xuất bản Thời Đại. [5]. Dịch giả Lâm Đặng Cam Thảo “ Giải pháp bán hàng – Bí quyết tạo khách hàng cho những thị trường khó tiêu thụ sản phẩm. NXBTổng hợp TP HCM 2010. [6]. Lê Minh Cẩn. Huấn luyện kỹ năng bán hàng. NXB Thanh niên.
  60. 59 DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH, BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP ( Theo Quyết định số 726/QĐ-BNN-TCCB ngày 05 tháng 4 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.) 1. Ông Phan Thanh Lâm Chủ nhiệm 2. Ông Hoàng Ngọc Thịnh Phó chủ nhiệm 3. Ông Mai Anh Tùng Thư ký 4. Ông Vũ Việt Hà Ủy viên 5. Bà Mai Thanh Nga Ủy viên 6. Ông Phùng Thanh Sơn Ủy viên 7. Bà Nguyễn Thúy Toan Ủy viên DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP ( Theo Quyết định số 1374/QĐ-BNN-TCCB ngày 17 tháng 6 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.) 1. Ông Đoàn Văn Soạn Chủ tịch 2. Ông Nguyễn Văn Lân Thư ký 3. Bà Đỗ Huyền Trang Ủy viên 4. Ông Nguyễn Cảnh Dũng Ủy viên 5. Ông Phạm Văn Kiên Ủy viên.