Giáo trình Mạng căn bản (Phần 1)

pdf 49 trang ngocly 3020
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Mạng căn bản (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mang_can_ban_phan_1.pdf

Nội dung text: Giáo trình Mạng căn bản (Phần 1)

  1. MỤC LỤC NỘI DUNG TRANG LỜI NÓI ĐẦU 3 TÀI LIỆU THAM KHẢO 4 BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ WINDOWS SERVER 5 I. GIỚI THIỆU 5 II. CHUẨN BỊ CÀI ĐẶT HĐH MẠNG 5 III. CÀI ĐẶT HĐH MẠNG 5 BÀI 2: ACTIVE DIRECTORY 15 I. GIỚI THIỆU 15 II. CÁC THÀNH PHẦN CỦA ACTIVE DIRECTORY 15 III. CÀI ĐẶT VÀ CẤU HÌNH MÁY ĐIỀU KHIỂN VÙNG 17 BÀI 3: DỊCH VỤ DNS 26 I. GIỚI THIỆU 26 II. CÀI ĐẶT VÀ CẤU HÌNH 27 II.1. Cài đặt dịch vụ DNS 27 II.2. Tạo Zone trong DNS 28 II.3. Khảo sát một số thuộc tính cơ bản của Zone 28 II.4. Tạo các Resource Record 29 BÀI 4: QUẢN LÝ TÀI KHOẢN NGƯỜI DÙNG VÀ NHÓM 33 I. ĐỊNH NGHĨA TÀI KHOẢN NGƯỜI DÙNG VÀ TÀI KHOẢN NHÓM 33 I.1 Tài khoản người dùng (user account) 33 I.2. Tài khoản nhóm (Group account) 34 II. TẠO MỚI TÀI KHOẢN NGƯỜI DÙNG 34 III. CÁC THÔNG TIN MỞ RỘNG CỦA TÀI KHOẢN NGƯỜI DÙNG 36 IV. TẠO MỚI TÀI KHOẢN NHÓM 39 BÀI 5: DỊCH VỤ DHCP 41 I. GIỚI THIỆU DỊCH VỤ DHCP 41 II. HOẠT ĐỘNG CỦA DHCP 41 III. CÀI ĐẶT DỊCH VỤ DHCP 41 IV. CHỨNG THỰC DỊCH VỤ DHCP TRONG ACTIVE DIRECTORY 42 V. CẤU HÌNH DỊCH VỤ DHCP 43 VI. CẤU HÌNH CÁC TÙY CHỌN DHCP 47 Giáo trình Mạng căn bản Trang 1
  2. VII. CẤU HÌNH ĐỊA CHỈ DÀNH RIÊNG 48 BÀI 6: DỊCH VỤ WINS 50 I. GIỚI THIỆU DỊCH VỤ WINS 50 II. CÀI ĐẶT DỊCH VỤ WINS 50 III. CẤU HÌNH TÙY CHỌN WINS SERVER CHO DHCP 50 IV. CẤU HÌNH MÁY KHÁCH SỬ DỤNG DỊCH VỤ WINS 51 BÀI 7: DỊCH VỤ ROUTING VÀ NAT 52 I. ROUTING 52 I.1. Khái niệm 52 I.2. Cấu hình dịch vụ Routing And Remote Access 52 II. NAT 54 II.1. Giới thiệu 54 II.2. Cấu hình dịch vụ NAT 54 BÀI 8: DỊCH VỤ PROXY 56 I. GIỚI THIỆU VỀ FIREWALL 56 II. GIỚI THIỆU DỊCH VỤ WEB PROXY 56 III. CẤU HÌNH WEB PROXY SỬ DỤNG WINGATE 57 BÀI 9: QUẢN TRỊ MÁY IN 64 I. CÀI ĐẶT MÁY IN 64 II. QUẢN LÝ THUỘC TÍNH MÁY IN 64 III. CẤU HÌNH CHIA SẺ MÁY IN 66 IV. CẤU HÌNH THÔNG SỐ PORT 66 BÀI 10: BẢO MẬT HỆ THỐNG 70 I. SHARE PERMISSION 70 II. ROAMING USER - HOMEDIR & PROFILE 71 III. ORGANIZATION UNIT 72 IV. FOLDER REDIRECTED 74 Giáo trình Mạng căn bản Trang 2
  3. LỜI NÓI ĐẦU Giáo trình “Mạng căn bản” được biên soạn dành cho học sinh trung cấp nghề và sinh viên cao đẳng nghề với mục tiêu cung cấp cho người học các kiến thức tổng quan về quản trị mạng Windows Server. Giáo trình được trình bày rõ ràng, hướng dẫn chi tiết từng bước cài đặt và cấu hình các dịch vụ trên Windows Server 2003 nhằm giúp người học dễ thực hành và hình thành kỹ năng của một người quản trị mạng Windows Server. Trong quá trình biên soạn, chắc chắn giáo trình còn nhiều thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý thầy/cô và các em học sinh, sinh viên. TÁC GIẢ Phan Hữu Phước Giáo trình Mạng căn bản Trang 3
  4. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trần Văn Thành, Giáo trình Mạng Máy Tính, Đại học Quốc Gia Tp. HCM 2. Trần Văn Thành, Giáo trình Quản trị Windows Server 2003, Đại học Quốc Gia Tp. HCM 3. Giáo trình Quản Trị Windows Server 2003, Trung tâm Tin học Đại học Khoa học Tự nhiên Tp. HCM 4. Giáo trình Quản trị mạng, NXB Thống Kê 5. Giáo trình Quản trị mạng, Đại học Khoa học Kỹ thuật Tp. HCM Giáo trình Mạng căn bản Trang 4
  5. BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ WINDOWS SERVER I. GIỚI THIỆU Họ hệ điều hành Windows 2003 Server có 4 phiên bản được sử dụng rộng rãi chính là: Windows Server 2003 Standard Edition, Enterprise Edition, Datacenter Edition, Web Edition. • Kết chùm các Server để san sẻ tải (Network Load Balancing Clusters) và cài đặt nóng RAM (hot swap). • Windows Server 2003 hỗ trợ hệ điều hành WinXP tốt hơn. • Tính năng cơ bản của Mail Server được tính hợp sẵn. • Cung cấp miễn phí hệ cơ sở dữ liệu thu gọn MSDE (Mircosoft Database Engine) được cắt xén từ SQL Server 2000. • Hỗ trợ môi trường quản trị Server thông qua dòng lệnh phong phú hơn II. CHUẨN BỊ CÀI ĐẶT HĐH MẠNG Yêu cầu phần cứng • CPU • RAM • HDD Tương thích phần cứng: \i386\winnt32 /checkupgradeonly Cài đặt mới hoặc nâng cấp Các điểm cần xem xét khi nâng cấp: - Với nâng cấp (upgrade) thì việc cấu hình Server đơn giản, các thông tin của bạn được giữ lại như: người dùng (users), cấu hình (settings), nhóm (groups), quyền hệ thống (rights), và quyền truy cập (permissions) - Với nâng cấp bạn không cần cài lại các ứng dụng, nhưng nếu có sự thay đổi lớn về đĩa cứng thì bạn cần backup dữ liệu trước khi nâng cấp. - Trước khi nâng cấp bạn cần xem hệ điều hành hiện tại có nằm trong danh sách các hệ điều hành hỗ trợ nâng cấp thành Windows Server 2003 không ? - Trong một số trường hợp đặc biệt như bạn cần nâng cấp một máy tính đang làm chức năng Domain Controller hoặc nâng cấp một máy tính đang có các phần mềm quan trọng thì bạn nên tham khảo thêm thông tin hướng dẫn của Microsoft chứa trong thư mục \Docs trên đĩa CD Windows Server 2003 Enterprise. Các hệ điều hành cho phép nâng cấp thành Windows Server 2003 Enterprise Edition: - Windows NT Server 4.0 với Service Pack 5 hoặc lớn hơn. - Windows NT Server 4.0, Terminal Server Edition, với Service Pack 5 hoặc lớn hơn. - Windows NT Server 4.0, Enterprise Edition, với Service Pack 5 hoặc lớn hơn. - Windows 2000 Server. - Windows 2000 Advanced Server. - Windows Server 2003, Standard Edition. III. CÀI ĐẶT HĐH MẠNG Giai đoạn Preinstallation. Sau khi kiểm tra và chắc chắn rằng máy của mình đã hội đủ các điều kiện để cài đặt Windows 2003 Server, bạn phải chọn một trong các cách sau đây để bắt đầu quá trình cài đặt. Cài đặt từ hệ điều hành khác. Nếu máy tính của bạn đã có một hệ điều hành và bạn muốn nâng cấp lên Windows 2003 Server hoặc là bạn muốn khởi động kép, đầu tiên bạn cho máy tính khởi động bằng hệ điều hành có sẵn này, sau đó tiến hành quá trình cài đặt Windows 2003 Server. Giáo trình Mạng căn bản Trang 5
  6. Tuỳ theo hệ điều hành đang sử dụng là gì, bạn có thể sử dụng hai lệnh sau trong thư mục I386: - WINNT32.EXE nếu là Windows 9x hoặc Windows NT. - WINNT.EXE nếu là hệ điều hành khác. Cài đặt trực tiếp từ đĩa CD Windows 2003. Nếu máy tính của bạn hỗ trợ tính năng khởi động từ đĩa CD, bạn chỉ cần đặt đĩa CD vào ổ đĩa và khởi động lại máy tính. Lưu ý là bạn phải cấu hình CMOS Setup, chỉ định thiết bị khởi động đầu tiên là ổ đĩa CDROM. Khi máy tính khởi động lên thì quá trình cài đặt tự động thi hành, sau đó làm theo những hướng dẫn trên màn hình để cài đặt Windows 2003. Cài đặt Windows 2003 Server từ mạng. Để có thể cài đặt theo kiểu này, bạn phải có một Server phân phối tập tin, chứa bộ nguồn cài đặt Windows 2003 Server và đã chia sẻ thư mục này. Sau đó tiến hành theo các bước sau: - Khởi động máy tính định cài đặt. - Kết nối vào máy Server và truy cập vào thư mục chia sẻ chứa bộ nguồn cài đặt. - Thi hành lệnh WINNT.EXE hoặc WINNT32.EXE tuỳ theo hệ điều hành đang sử dụng trên máy. - Thực hiện theo hướng dẫn của chương trình cài đặt. Giai đoạn Text-Based Setup. Trong qúa trình cài đặt nên chú ý đến các thông tin hướng dẫn ở thanh trạng thái. Giai đoạn Text-based setup diễn ra một số bước như sau: (1) Cấu hình BIOS của máy tính để có thể khởi động từ ổ đĩa CD (2) Đưa đĩa cài đặt Windows 2003 Server vào ổ đĩa CD-ROM và khởi động lại máy. (3) Khi máy khởi động từ đĩa CD-ROM sẽ xuất hiện một thông báo “Press any key to continue ” yêu cầu nhấn một phím bất kỳ để bắt đầu quá trình cài đặt. (4) Nếu máy có ổ đĩa SCSI thì phải nhấn phím F6 để chỉ Driver của ổ đĩa đó. (5) Trình cài đặt tiến hành chép các tập tin và driver cần thiết cho quá trình cài đặt. (6) Nhấn Enter để bắt đầu cài đặt. (7) Nhấn phím F8 để chấp nhận thỏa thuận bản quyền và tiếp tục quá trình cài đặt. Nếu nhấn ESC, thì chương trình cài đặt kết thúc. Giáo trình Mạng căn bản Trang 6
  7. (8) Chọn một vùng trống trên ổ đĩa và nhấn phím C để tạo một Partition mới chứa hệ điều hành. (9) Nhập vào kích thước của Partition mới và nhấn Enter. Giáo trình Mạng căn bản Trang 7
  8. (10) Chọn Partition vừa tạo và nhấn Enter để tiếp tục. (11) Chọn kiểu hệ thống tập tin (FAT hay NTFS) để định dạng cho partition. Nhấn Enter để tiếp tục. Giáo trình Mạng căn bản Trang 8
  9. (12) Trình cài đặt sẽ chép các tập tin của hệ điều hành vào partition đã chọn. (13) Khởi động lại hệ thống để bắt đầu giai đoạn Graphical Based. Trong khi khởi động, không nhấn bất kỳ phím nào khi hệ thống yêu cầu “Press any key to continue ” Giai đoạn Graphical-Based Setup. (1) Bắt đầu giai đoạn Graphical, trình cài đặt sẽ cài driver cho các thiết bị mà nó tìm thấy trong hệ thống. Giáo trình Mạng căn bản Trang 9
  10. (2) Tại hộp thoại Regional and Language Options, cho phép chọn các tùy chọn liên quan đến ngôn ngữ, số đếm, đơn vị tiền tệ, định dạng ngày tháng năm, .Sau khi đã thay đổi các tùy chọn phù hợp, nhấn Next để tiếp tục. (3) Tại hộp thoại Personalize Your Software, điền tên người sử dụng và tên tổ chức. Nhấn Next. Giáo trình Mạng căn bản Trang 10
  11. (4) Tại hộp thoại Your Product Key, điền vào 25 số CD-Key vào 5 ô trống bên dưới. Nhấn Next. Giáo trình Mạng căn bản Trang 11
  12. (5) Tại hộp thoại Licensing Mode, chọn chế độ bản quyền là Per Server hoặc Per Seat tùy thuộc vào tình hình thực tế của mỗi hệ thống mạng. (6) Tại hộp thoại Computer Name and Administrator Password, điền vào tên của Server và Password của người quản trị (Administrator). (7) Tại hộp thoại Date and Time Settings, thay đổi ngày, tháng, và múi giờ (Time zone) cho thích hợp. Giáo trình Mạng căn bản Trang 12
  13. (8) Tại hộp thoại Networking Settings, chọn Custom settings để thay đổi các thông số giao thức TCP/IP. Các thông số này có thể thay đổi lại sau khi quá trình cài đặt hoàn tất. (9) Tại hộp thoại Workgroup or Computer Domain, tùy chọn gia nhập Server vào một Workgroup hay một Domain có sẵn. Nếu muốn gia nhập vào Domain thì đánh vào tên Domain vào ô bên dưới. Giáo trình Mạng căn bản Trang 13
  14. (10) Sau khi chép đầy đủ các tập tin, quá trình cài đặt kết thúc. Giáo trình Mạng căn bản Trang 14
  15. BÀI 2: ACTIVE DIRECTORY I. GIỚI THIỆU Active Directory là một cơ sở dữ liệu của các tài nguyên trên mạng (còn gọi là đối tượng) cũng như các thông tin liên quan đến các đối tượng đó - Lưu giữ một danh sách tập trung các tên tài khoản người dùng, mật khẩu tương ứng và các tài khoản máy tính. - Cung cấp một Server đóng vai trò chứng thực (authentication server) hoặc Server quản lý đăng nhập (logon Server), Server này còn gọi là domain controller (máy điều khiển vùng). - Duy trì một bảng hướng dẫn hoặc một bảng chỉ mục (index) giúp các máy tính trong mạng có thể dò tìm nhanh một tài nguyên nào đó trên các máy tính khác trong vùng. - Cho phép chúng ta tạo ra những tài khoản người dùng với những mức độ quyền (rights) khác nhau như: toàn quyền trên hệ thống mạng, chỉ có quyền backup dữ liệu hay shutdown Server từ xa - Cho phép chúng ta chia nhỏ miền của mình ra thành các miền con (subdomain) hay các đơn vị tổ chức OU (Organizational Unit). Sau đó chúng ta có thể ủy quyền cho các quản trị viên bộ phận quản lý từng bộ phận nhỏ. II. CÁC THÀNH PHẦN CỦA ACTIVE DIRECTORY Giáo trình Mạng căn bản Trang 15
  16. a. Object (đối tượng): Trong hệ thống cơ sở dữ liệu, đối tượng bao gồm các máy in, người dùng mạng, các server, các máy trạm, các thư mục dùng chung, dịch vụ mạng, Đối tượng chính là thành tố căn bản nhất của dịch vụ danh bạ. b. Attribute (thuộc tính): Một thuộc tính mô tả một đối tượng. Ví dụ, mật khẩu và tên là thuộc tính của đối tượng người dùng mạng. Các đối tượng khác nhau có danh sách thuộc tính khác nhau, tuy nhiên, các đối tượng khác nhau cũng có thể có một số thuộc tính giống nhau. c. Schema (cấu trúc tổ chức): Một schema định nghĩa danh sách các thuộc tính dùng để mô tả một loại đối tượng nào đó. Ví dụ, cho rằng tất cả các đối tượng máy in đều được định nghĩa bằng các thuộc tính tên, loại PDL và tốc độ. Danh sách các đối tượng này hình thành nên schema cho lớp đối tượng “máy in”. Schema có đặc tính là tuỳ biến được, nghĩa là các thuộc tính dùng để định nghĩa một lớp đối tượng có thể sửa đổi được. Nói tóm lại Schema có thể xem là một danh bạ của cái danh bạ Active Directory. d. Container (vật chứa): Vật chứa tương tự với khái niệm thư mục trong Windows. Một thư mục có thể chứa các tập tin và các thư mục khác. Trong Active Directory, một vật chứa có thể chứa các đối tượng và các vật chứa khác. Vật chứa cũng có các thuộc tính như đối tượng mặc dù vật chứa không thể hiện một thực thể thật sự nào đó như đối tượng. Có ba loại vật chứa là: • Domain: khái niệm này được trình bày chi tiết ở phần sau. • Site: một site là một vị trí. Site được dùng để phân biệt giữa các vị trí cục bộ và các vị trí xa xôi. Ví dụ, công ty XYZ có tổng hành dinh đặt ở San Fransisco, một chi nhánh đặt ở Denver và một văn phòng đại diện đặt ở Portland kết nối về tổng hành dinh bằng Dialup Networking. Như vậy hệ thống mạng này có ba site. • OU (Organizational Unit): là một loại vật chứa mà chúng ta có thể đưa vào đó người dùng, nhóm, máy tính và những OU khác. Một OU không thể chứa các đối tượng nằm trong domain khác. Nhờ việc một OU có thể chứa các OU khác, chúng ta có thể xây dựng một mô hình thứ bậc của các vật chứa để mô hình hoá cấu trúc của một tổ chức bên trong một domain. Chúng ta nên sử dụng OU để giảm thiểu số lượng domain cần phải thiết lập trên hệ thống. e. Global Catalog. - Dịch vụ Global Catalog dùng để xác định vị trí của một đối tượng mà người dùng được cấp quyền truy cập. Việc tìm kiếm được thực hiện xa hơn những gì đã có trong Windows NT và Giáo trình Mạng căn bản Trang 16
  17. không chỉ có thể định vị được đối tượng bằng tên mà có thể bằng cả những thuộc tính của đối tượng. - Khi một đối tượng được tạo mới trong Active Directory, đối tượng được gán một con số phân biệt gọi là GUID (Global Unique Identifier). GUID của một đối tượng luôn luôn cố định cho dù chúng ta có di chuyển đối tượng đi đến khu vực khác. III. CÀI ĐẶT VÀ CẤU HÌNH MÁY ĐIỀU KHIỂN VÙNG Nâng cấp Server thành Domain Controller Chọn menu Start, nhập dcpromo trong hộp thoại Run và click OK Khi đó, hộp thoại Active Directory Installation Wizard xuất hiện, chọn Next tiếp tục Chương trình xuất hiện hộp thoại cảnh báo: DOS, Windows 95 và WinNT SP3 trở về trước sẽ bị loại ra khỏi miền Active Directory dựa trên Windows Server 2003. Chọn Next để tiếp tục. Giáo trình Mạng căn bản Trang 17
  18. Trong hộp thoại Domain Controller Type, chọn mục Domain Controller for a New Domain và chọn Next. (Nếu muốn bổ sung máy điều khiển vùng vào một domain có sẵn thì chọn Additional domain cotroller for an existing domain.) Đến đây chương trình cho phép chọn một trong ba lựa chọn sau: • Domain in new forest: tạo domain đầu tiên trong một rừng mới • Child domain in an existing domain tree: tạo ra một domain con dựa trên một cây domain có sẵn • Domain tree in an existing forest: tạo ra một cây domain mới trong một rừng đã có sẵn. Giáo trình Mạng căn bản Trang 18
  19. Hộp thoại New Domain Name yêu cầu nhập tên DNS đầy đủ của domain cần xây dựng. Hộp thoại NetBIOS Domain Name: nhập tên domain theo chuẩn NetBIOS để tương thích với các máy Windows NT. Theo mặc định, tên Domain NetBIOS giống phần đầu của tên Full DNS, có thể đổi sang tên khác hoặc chấp nhận giá trị mặc định. Chọn Next để tiếp tục. Hộp thoại Database and Log Locations: chỉ định vị trí lưu trữ database Active Directory và các tập tin log. Có thể chỉ định vị trí khác hoặc chấp nhận giá trị mặc định. Tuy nhiên Giáo trình Mạng căn bản Trang 19
  20. theo khuyến cáo của các nhà quản trị mạng thì chúng ta nên đặt tập tin chứa thông tin giao dịch (transaction log) ở một đĩa cứng vật lý khác với đĩa cứng chứa cơ sở dữ liệu của Active Directory nhằm tăng hiệu năng của hệ thống. Chọn Next để tiếp tục. Hộp thoại Shared System Volume: chỉ định ví trí của thư mục SYSVOL. Thư mục này phải nằm trên một NTFS5 Volume. Tất cả dữ liệu đặt trong thư mục Sysvol này sẽ được tự động sao chép sang các Domain Controller khác trong miền. Có thể chấp nhận giá trị mặc định hoặc chỉ định ví trí khác, sau đó chọn Next tiếp tục. (Nếu partition không sử dụng định dạng NTFS5 thì sẽ xuất hiện một thông báo lỗi yêu cầu phải đổi hệ thống tập tin). Giáo trình Mạng căn bản Trang 20
  21. Trong hộp thoại xuất hiện bạn chọn lựa chọn thứ hai để hệ thống tự động cài đặt và cấu hình dịch vụ DNS Trong hộp thoại Permissions: • Permission Compatible with pre-Windows 2000 servers: khi hệ thống có các Server phiên bản trước Windows 2000 • Permissions compatible only with Windows 2000 servers or Windows Server 2003 khi hệ thống chỉ toàn các Server Windows 2000 và Windows Server 2003. Giáo trình Mạng căn bản Trang 21
  22. Trong hộp thoại Directory Services Restore Mode Administrator Password, nhập mật khẩu dùng trong trường hợp Server phải khởi động vào chế độ Directory Services Restore Mode. Nhấn chọn Next để tiếp tục. Hộp thoại Summary xuất hiện, trình bày tất cả các thông tin đã được chọn. Nếu tất cả đều chính xác, chọn Next để bắt đầu thực hiện quá trình cài đặt, nếu có thông tin không chính xác thì chọn Back để quay lại các bước trước đó. Giáo trình Mạng căn bản Trang 22
  23. Hộp thoại Configuring Active Directory cho biết quá trình cài đặt đang thực hiện những gì. Quá trình này sẽ chiếm nhiều thời gian. Gia nhập máy trạm vào Domain Click chuột phải trên biểu tượng My Computer, chọn Properties, hộp thoại System Properties xuất hiện Trong Tab Computer Name, click chuột vào nút Change. Hộp thoại nhập liệu xuất hiện, nhập tên miền của mạng cần gia nhập vào mục Member of Domain. Giáo trình Mạng căn bản Trang 23
  24. Máy trạm dựa trên tên miền đã được khai báo để tìm đến Domain Controller gần nhất và xin gia nhập vào mạng, Server sẽ yêu cầu xác thực với một tài khoản người dùng cấp miền có quyền quản trị. Giáo trình Mạng căn bản Trang 24
  25. Sau khi xác thực chính xác và hệ thống chấp nhận máy trạm này gia nhập vào miền thì hệ thống xuất hiện thông báo thành công và yêu cầu khởi động máy lại để đăng nhập vào mạng. Giáo trình Mạng căn bản Trang 25
  26. BÀI 3: DỊCH VỤ DNS I. GIỚI THIỆU DNS là một hệ thống phân cấp (hierachical) được dùng để xác định các máy tính trong mạng nội bộ cũng như trên internet. DNS có các đặc điểm sau: • Có chức năng xác định một máy tính dựa vào tên gợi nhớ thay cho địavchỉ IP. • Có cơ chế quản lý và lưu trữ thông tin về danh sách các tên và địa chỉ IP tương ứng với các tên này một cách phân tán. • Phân giải tên thành địa chỉ IP, các máy tính/thiết bị sẽ sử dụng địa chỉ IP này để thực hiện truyền thông với nhau. Mỗi máy tính cung cấp dịch vụ DNS (name server) sẽ chịu trách nhiệm về một phần của DNS namespace (zone). Mỗi zone bao gồm một domain hoặc một domain và một số subdomains. Các loại name server: - Primary name server: Quản lý database của zone mà nó phụ trách. - Secondary name server: chứa bản sao database của zone mà nó phụ trách. - Caching-only server: Không chứa database của bất kỳ zone nào, Caching-only server chỉ có khả năng đại diện DNS client truy vấn thông tin từ các name server khác và cache lại nội dung này. - Stub name server: các server này chứa thông tin về stub zone. Stub zone chứa danh sách các name server của một zone (master zone). Nhiệm vụ chính của stub server là giúp cho các name server của zone cha biết được danh sách cập nhật các name server trên các zone con. Các loại resource record: Resource records là nội dung chủ yếu trong databse của DNS server. Có các loại resource records như sau: - Host (A) record: giúp ánh xạ domain name (tên máy tính) với một địa chỉ IP. - Alias (CNAME) record: giúp ánh xạ nhiều tên vào một máy tính cụ thể. - MX record: giúp xác định mailserver cho một domain. - PTR record: loại resource record này có ý nghĩa trái với loại resourcevrecord A. PTR record cho biết một địa chỉ IP tương ứng với domain nào. Giáo trình Mạng căn bản Trang 26
  27. - SRV resource record: loại resource record này giúp xác định vị trí của một số dịch vụ. Một số ứng dụng đặc biệt có thể “hiểu” được SRV record sẽ truy vấn name server để xác định dịch vụ cần tìm kiếm đang ở trên máy tính nào, dịch vụ đang lắng nghe trên port nào - SOA record(Start Of Authority): DNS server đầu tiên có quyền trả lời yêu cầu DNS đến Client - NS record (Name Server) : Máy chủ quản lý DNS zone II. CÀI ĐẶT VÀ CẤU HÌNH II.1. Cài đặt dịch vụ DNS B1: Mở Add/Remove Programs trong Control Panel B2: chọn Add/Remove Windows Components B3: Trong hộp thoại Windows Components Wizard, click chuột lên Network Services, chọn Details B4: Đánh dấu chọn Domain Name system (DNS) và click chuột chọn OK Trở lại hộp thoại Windows Components Wizard, nhấn chọn Next. Windows Server 2003 sẽ cấu hình các thành phần và cài đặt dịch vụ DHCP. Cuối cùng, trong hộp thoại Completing the Windows Components Wizard, nhấn chọn Finish để kết thúc. Giáo trình Mạng căn bản Trang 27
  28. II.2. Tạo Zone trong DNS DNS có 2 loại zone: o Forward Lookup zone: zone chịu trách nhiệm chuyển domain name (tên miền) thành địa chỉ IP. o Reverse Lookup Zone: chịu trách nhiệm trái với Forward Lookup Zone, chuyển địa chỉ IP thành domain name B1. Mở chương trình cấu hình DNS server trong mục Administrative Tools. B2.Chọn New zone như trong hình vẽ. B3:Chọn loại zone muốn tạo. 3 loại zone ở đây tương ứng với 3 loại Name Server (đã được trình bày ở trên).Ở ví dụ này, ta chọn Primary zone. B4: Chọn tên file chứa cơ sở dữ liệu của zone. B5.Chọn cách thức DNS server cập nhật những thay đổi của resource record. Ví dụ về thay đổi resource record là: một máy trong mạng thay đổi địa chỉ IP nên dẫn đến phải thay đổi A record của máy tính tương ứng. DNS có thể tự động điều chỉnh cho phù hợp với những thay đổi này (dynamic update) hoặc người quản trị phải can thiệp thủ công. Ở đây ta chọn chế độ cập nhật thay đổi một cách thủ công. B6. Chọn finish để hoàn thành việc tạo zone. II.3. Khảo sát một số thuộc tính cơ bản của Zone Khi vừa tạo ra, mỗi zone có một số record mặc định. SOA record: chứa một số thông tin cơ bản mô tả cho zone. Các thuộc tính của một SOA record. Giáo trình Mạng căn bản Trang 28
  29. - Serial number: dùng để xác định version của thông tin trên primary server. Mỗi khi có thay đổi trên Primary server, số này sẽ được tăng lên 1, secondary server sẽ dựa trên thông tin này để quyết định viêc cập nhật lại thông tin. - Refresh interval: cứ sau một khoảng thời gian được chỉ ra ở thuộc tính này, secondary server sẽ đồng bộ hóa dữ liệu của nó với primary server. - Retry interval: nếu secondary server không nhận được phản hồi từ primary server, sau khỏang thời gian được xác định ở thuộc tính này, secondary sẽ thử thực hiện đồng bộ hóa lại. - Expires after: Nếu sau khỏang thời gian xác định ở thuộc tính này mà secondary vẫn không đồng bộ hóa dữ liệu được với primary server, secondary sẽ tạm dừng trả lời những truy vấn của DNS client. - TTL: DNS server có cache lại những thông tin về domain name mà bản thân nó có được do truy vấn những DNS server khác. Giá trị TTL (Time to live) xác định khoảng thời gian mà những thông tin cache này có hiệu lực. Sau khoảng thời gian xác định ở thuộc tính này, DNS server sẽ xóa những thông tin nó đã cache. NS records: những loại record này xác định các name server có trong domain. II.4. Tạo các Resource Record Click chuột phải lên domain sẽ chứa resource record ta muốn tạo. Chọn loại record cần tạo. Giáo trình Mạng căn bản Trang 29
  30. Tạo Host record: Trong ví dụ trên, máy tính có địa chỉ IP là 192.168.100.1 có domain name là webserver.khtn.edu. Ta có thể tạo PTR record tương ứng ở cửa sổ này. Tạo Alias record Giáo trình Mạng căn bản Trang 30
  31. Trong ví dụ trên, máy tính có tên webserver.khtn.edu còn có thể được truy cập tới bằng tên www.khtn.edu Tạo MX record Trong ví dụ trên, emails gởi tới địa chỉ xyz@khtn.edu sẽ được chuyển tới mail server có domain name là mailserver.khtn.edu Giáo trình Mạng căn bản Trang 31
  32. Giáo trình Mạng căn bản Trang 32
  33. BÀI 4: QUẢN LÝ TÀI KHOẢN NGƯỜI DÙNG VÀ NHÓM I. ĐỊNH NGHĨA TÀI KHOẢN NGƯỜI DÙNG VÀ TÀI KHOẢN NHÓM I.1 Tài khoản người dùng (user account) - Là một đối tượng quan trọng đại diện cho người dùng trên mạng - Được phân biệt với nhau thông qua chuỗi nhận dạng username, từ đó người dùng có thể truy cập vào các tài nguyên mạng mà người dùng được phép. - Tài khoản người dùng cục bộ (local user account): tài khoản được định nghĩa trên máy cục bộ, chỉ có thể logon và sử dụng tài nguyên trên máy cục bộ đó. - Tài khoản người dùng miền (domain user account) là tài khoản người dùng được định nghĩa trên Active Directory và được phép đăng nhập (logon) vào mạng trên bất kỳ máy trạm nào thuộc vùng. Đồng thời với tài khoản này người dùng có thể truy cập đến các tài nguyên trên mạng. Yêu cầu về tài khoản người dùng - Mỗi username phải có từ 1 đến 20 ký tự - Không thể có 2 username giống nhau Không chứa các ký tự sau: * / \ [ ] ; : | = , + “ ? - Có thể chứa dấu chấm câu (.), gạch ngang, gạch nối Giáo trình Mạng căn bản Trang 33
  34. I.2. Tài khoản nhóm (Group account) - Một đối tượng đại diện cho một nhóm người nào đó, dùng cho việc quản lý chung các đối tượng người dùng - Giúp chúng ta dễ dàng cấp quyền trên các tài nguyên mạng như thư mục chia sẻ, máy in. *Chú ý là tài khoản người dùng có thể đăng nhập vào mạng nhưng tài khoản nhóm không được phép đăng nhập mà chỉ dùng để quản lý. Nhóm bảo mật (Security Group) Nhóm được dùng để cấp phát các quyền hệ thống (rights) và quyền truy cập (permission). Giống như các tài khoản người dùng, các nhóm bảo mật đều được chỉ định các SID. Có ba loại nhóm bảo mật chính là: local, global và universal. Tuy nhiên nếu chúng ta khảo sát kỹ thì có thể phân thành bốn loại như sau: local, domain local, global và universal. - Local group (nhóm cục bộ):được định nghĩa trên các máy stand-alone Server, member server, Win2K Pro hay WinXP. Các nhóm cục bộ này chỉ có ý nghĩa và phạm vi hoạt động ngay tại trên máy chứa nó thôi. - Domain local group (nhóm cục bộ miền): nhóm cục bộ đặc biệt vì chúng là local group nhưng nằm trên máy Domain Controller. Các máy Domain Controller có một cơ sở dữ liệu Active Directory chung và được sao chép đồng bộ với nhau do đó một local group trên một Domain Controller này thì cũng sẽ có mặt trên các Domain Controller anh em của nó, như vậy local group này có mặt trên miền nên được gọi với cái tên nhóm cục bộ miền. Các nhóm trong mục Built-in của Active Directory là các domain local. - Global group (nhóm toàn cục hay nhóm toàn mạng) là loại nhóm nằm trong Active Directory và được tạo trên các Domain Controller. Chúng dùng để cấp phát những quyền hệ thống và quyền truy cập vượt qua những ranh giới của một miền. Một nhóm global có thể đặt vào trong một nhóm local của các server thành viên trong miền. Chú ý khi tạo nhiều nhóm global thì có thể làm tăng tải trọng công việc của Global Catalog. - Universal group (nhóm phổ quát) là loại nhóm có chức năng giống như global group nhưng nó dùng để cấp quyền cho các đối tượng trên khắp các miền trong một rừng và giữa các miền có thiết lập quan hệ tin cậy với nhau. Loại nhóm này tiện lợi hơn hai nhóm global group và local group vì chúng dễ dàng lồng các nhóm vào nhau. Nhưng chú ý là loại nhóm này chỉ có thể dùng được khi hệ thống của bạn phải hoạt động ở chế độ Windows 2000 native functional level hoặc Windows Server 2003 functional level có nghĩa là tất cả các máy Domain Controller trong mạng đều phải là Windows Server 2003 hoặc Windows 2000 Server. Nhóm phân phối (Distribution group) Nhóm phi bảo mật, không có SID và không xuất hiện trong các ACL (Access Control List). Loại nhóm này không được dùng bởi các nhà quản trị mà được dùng bởi các phần mềm và dịch vụ. Chúng được dùng để phân phối thư (e-mail) hoặc các tin nhắn (message). Gặp lại loại nhóm này khi làm việc với phần mềm MS Exchange. II. TẠO MỚI TÀI KHOẢN NGƯỜI DÙNG B1: Trong cửa sổ Active Directory User and Computer, click chuột phải trên mục Users, chọn New -> User. Xuất hiện hộp thoại New User Giáo trình Mạng căn bản Trang 34
  35. B2: Nhập các thông tin họ tên, user logon name (username), Chọn Next, xuất hiện hộp thoại định nghĩa mật khẩu cho tài khoản B3: Nhập mật khẩu cần tạo cho tài khoản người dùng và các tùy chọn - User must change password ad next logon: bắt buộc người dùng phải đổi mật khẩu sau khi đăng nhập vào mạng lần đầu tiên - User cannot change password: người dùng không có quyền thay đổi mật khẩu - Password never expires: mật khẩu không bị giới hạn thời gian - Account is disabled: tài khoản bị tắt, không thể đăng nhập vào mạng. Chọn Next tiếp tục Giáo trình Mạng căn bản Trang 35
  36. B4: Chọn Finish hoàn tất tạo tài khoản ngườ dùng mới III. CÁC THÔNG TIN MỞ RỘNG CỦA TÀI KHOẢN NGƯỜI DÙNG Tab General:Chức các thông tin chung của tài khoản người dùng Tab Address: Khai báo chi tiết các thông tin liên lạc với người dùng Giáo trình Mạng căn bản Trang 36
  37. Tab Telephone: khia báo chi tiết số điện thoại liên hệ của người dùng Tab Organization: Khai báo các thông tin người dùng về: chức năng của công ty, tên phòng ban, tên công ty Giáo trình Mạng căn bản Trang 37
  38. Tab account: khai báo lại username, quy định giờ logon vào mạng cho người dùng, quy định máy trạm mà người dùng có thể sử dụng để vào mạng, quy định các chính sách tài khoản cho người dùng, quy định thời điểm hết hạn của tài khoản Giáo trình Mạng căn bản Trang 38
  39. Tab Member Of: Khai báo tài khoản người dùng là thành viên của các tài khoản nhóm nào IV. TẠO MỚI TÀI KHOẢN NHÓM Trước khi tạo tài khoản nhóm, phải xác định loại nhóm cần tạo, phạm vi hoạt động của nhóm như thế nào. Sau khi chuẩn bị đầy đủ các thông tin, thực hiện các bước sau: B1: Click phải chuột vào mục Users, chọn New -> Group. Xuất hiện hộp thoại New Object – Group Giáo trình Mạng căn bản Trang 39
  40. B2: Nhập tên nhóm vào mục Group name, trường tên nhóm cho các hệ điều hành trước Windows 2000 (pre-Windows 2000) tự động phát sinh, bạn có thể hiệu chỉnh lại cho phù hợp. B3: Chọn OK hoàn tất. Giáo trình Mạng căn bản Trang 40
  41. BÀI 5: DỊCH VỤ DHCP I. GIỚI THIỆU DỊCH VỤ DHCP DHCP (Dynamic Host Configuration Protocol) được phát triển để hỗ trợ cho vấn đề theo dõi và cấp phát địa chỉ IP cho mỗi thiết bị trên mạng có dùng giao thức TCP/IP. Để làm một DHCP Server, máy phục vụ Windows Server 2003 phải đáp ứng các điều kiện sau: - Đã cài dịch vụ DHCP - Mỗi Interface phải được cấu hình bằng một địa chỉ IP tĩnh - Người quản trị đã chuẩn bị sẵn danh sách các địa chỉ IP định cấp phát cho các máy client. Dịch vụ DHCP cho phép chúng ta cấp phát động các thông số cấu hình mạng cho các máy trạm (client). Các hệ điều hành của Microsoft và các hệ điều hành khác như Unix hoặc Macintosh đều hỗ trợ cơ chế nhận các thông số động, có nghĩa là trên các hệ điều hành này phải có một DHCP Client. Cơ chế sử dụng các thông số mạng được cấp phát động có ưu điểm hơn so với cơ chế khai báo tĩnh các thông số mạng như: - Khắc phục được tình trạng đụng địa chỉ IP và giảm chi phí quản trị cho hệ thống mạng. - Giúp cho các nhà cung cấp dịch vụ (ISP) tiết kiệm được số lượng địa chỉ IP thật (Public IP). - Phù hợp cho các máy tính thường xuyên di chuyển qua lại giữa các mạng. - Kết hợp với hệ thống mạng không dây (Wireless) cung cấp các điểm Hotspot như: nhà ga, sân bay, trường học II. HOẠT ĐỘNG CỦA DHCP Giao thức DHCP làm việc theo mô hình Client/Server. - Khi máy client khởi động, máy sẽ gửi broadcast gói tin DHCPDISCOVER, yêu cầu một server phục vụ mình. Gói tin này cũng chứa địa chỉ MAC của máy client. - Các máy Server trên mạng khi nhận được gói tin yêu cầu đó, nếu còn khả năng cung cấp địa chỉ IP, đều gửi lại cho máy Client gói tin DHCPOFFER, đề nghị cho thuê một địa chỉ IP trong một khoản thời gian nhất định, kèm theo là một subnet mask và địa chỉ của Server. Server sẽ không cấp phát địa chỉ IP vừa đề nghị cho những Client khác trong suốt quá trình thương thuyết. - Máy Client sẽ lựa chọn một trong những lời đề nghị (DHCPOFFER) và gửi broadcast lại gói tin DHCPREQUEST chấp nhận lời đề nghị đó. Điều này cho phép các lời đề nghị không được chấp nhận sẽ được các Server rút lại và dùng đề cấp phát cho Client khác. - Máy Server được Client chấp nhận sẽ gửi ngược lại một gói tin DHCPACK như là một lời xác nhận, cho biết là địa chỉ IP đó, subnet mask đó và thời hạn cho sử dụng đó sẽ chính thức được áp dụng. Ngoài ra Server còn gửi kèm theo những thông tin cấu hình bổ sung như địa chỉ của gateway mặc định, địa chỉ DNS Server, III. CÀI ĐẶT DỊCH VỤ DHCP Vào menu Start → Setting → Control Panel Trong cửa sổ Control Panel, click đôi chuột vào Add/Remove Programs Trong hộp thoại Add/Remove Programs, chọn Add/Remove Windows Components Trong hộp thoại Windows Components Wizard, click chuột lên Network Services, chọn Details Trong hộp thoại Network Services, đánh dấu chọn Dynamic Host Configuration Protocol (DHCP) và click chuột chọn OK Giáo trình Mạng căn bản Trang 41
  42. Trở lại hộp thoại Windows Components Wizard, nhấn chọn Next. Windows Server 2003 sẽ cấu hình các thành phần và cài đặt dịch vụ DHCP. Cuối cùng, trong hộp thoại Completing the Windows Components Wizard, nhấn chọn Finish để kết thúc. IV. CHỨNG THỰC DỊCH VỤ DHCP TRONG ACTIVE DIRECTORY Windows Server 2003 chạy dịch vụ DHCP trên đó lại làm việc trong một domain (có thể là một Server thành viên bình thường hoặc là một máy điều khiển vùng), dịch vụ muốn có thể hoạt động bình thường thì phải được chứng thực bằng Active Directory. Mục đích của việc chứng thực này là để không cho các Server không được chứng thực làm ảnh hưởng đến hoạt động mạng. Chỉ có những Windows 2003 DHCP Server được chứng thực mới được phép hoạt động trên mạng. Giả sử có một nhân viên nào đó cài đặt dịch vụ DHCP và cấp những thông tin TCP/IP không chính xác. DHCP Server của nhân viên này không thể hoạt động được (do không được quản trị mạng cho phép) và do đó không ảnh hưởng đến hoạt động trên Giáo trình Mạng căn bản Trang 42
  43. mạng. Chỉ có Windows 2003 DHCP Server mới cần được chứng thực trong Active Directory. Còn các DHCP server chạy trên các hệ điều hành khác như Windows NT, UNIX, thì không cần phải chứng thực. Trong trường hợp máy Windows Server 2003 làm DHCP Server không nằm trong một domain thì cũng không cần phải chứng thực trong Active Directory. Bạn có thể sử dụng công cụ quản trị DHCP để tiến hành việc chứng thực một DHCP Server. Các bước thực hiện như sau: Chọn menu Start / Administrative Tools / DHCP. Trong ô bên trái của cửa sổ DHCP, tô sáng Server bạn định chứng thực. Chọn menu Action / Authorize. Đợi một hoặc hai phút sau, chọn lại menu Action / Refresh. Bây giờ DHCP đã được chứng thực, bạn để ý biểu tượng kế bên tên Server là một mũi tên màu xanh hướng lên (thay vì là mũi tên màu đỏ hướng xuống). V. CẤU HÌNH DỊCH VỤ DHCP Sau khi đã cài đặt dịch vụ DHCP, bạn sẽ thấy biểu tượng DHCP trong menu Administrative Tools. Thực hiện theo các bước sau để tạo một scope cấp phát địa chỉ: Chọn menu Start / Programs / Administrative Tools / DHCP. Trong cửa sổ DHCP, nhấp phải chuột lên biểu tượng Server của bạn và chọn mục New Scope trong popup menu. Hộp thoại New Scope Wizard xuất hiện. Nhấn chọn Next. Trong hộp thoại Scope Name, bạn nhập vào tên và chú thích, giúp cho việc nhận diện ra scope này. Sau đó nhấn chọn Next. Giáo trình Mạng căn bản Trang 43
  44. Hộp thoại IP Address Range xuất hiện. Bạn nhập vào địa chỉ bắt đầu và kết thúc của danh sách địa chỉ cấp phát. Sau đó bạn chỉ định subnet mask bằng cách cho biết số bit 1 hoặc hoặc nhập vào chuỗi số. Nhấn chọn Next. Trong hộp thoại Add Exclusions, bạn cho biết những địa chỉ nào sẽ được loại ra khỏi nhóm địa chỉ đã chỉ định ở trên. Các địa chỉ loại ra này được dùng để đặt cho các máy tính dùng địa chỉ tĩnh hoặc dùng để dành cho mục đích nào đó. Để loại một địa chỉ duy nhất, bạn chỉ cần cho biết địa chỉ trong ô Start IP Address và nhấn Add. Để loại một nhóm các địa chỉ, bạn cho biết địa chỉ bắt đầu và kết thúc của nhóm đó trong Start IP Address và Stop IP Address, sau đó nhấn Add. Nút Remove dùng để huỷ một hoặc một nhóm các địa chỉ ra khỏi danh sách trên. Sau khi đã cấu hình xong, bạn nhấn nút Next để tiếp tục. Trong hộp thoại Lease Duration tiếp theo, bạn cho biết thời gian các máy trạm có thể sử dụng địa chỉ này. Theo mặc định, một máy Client sẽ cố làm mới lại địa chỉ khi đã sử dụng được phân nửa Giáo trình Mạng căn bản Trang 44
  45. thời gian cho phép. Lượng thời gian cho phép mặc định là 8 ngày. Bạn có thể chỉ định lượng thời gian khác tuỳ theo nhu cầu. Sau khi đã cấu hình xong, nhấn Next để tiếp tục. Hộp thoại Configure DHCP Options xuất hiện. Bạn có thể đồng ý để cấu hình các tuỳ chọn phổ biến (chọn Yes, I want to configure these options now) hoặc không đồng ý, để việc thiết lập này thực hiện sau (chọn No, I will configure these options later). Bạn để mục chọn đồng ý và nhấn chọn Next. Trong hộp thoại Router (Default Gateway), bạn cho biết địa chỉ IP của default gateway mà các máy DHCP Client sẽ sử dụng và nhấn Add. Sau đó nhấn Next. Giáo trình Mạng căn bản Trang 45
  46. Trong hộp thoại Domain Name and DNS Server, bạn sẽ cho biết tên domain mà các máy DHCP client sẽ sử dụng, đồng thời cũng cho biết địa chỉ IP của DNS Server dùng phân giải tên. Sau khi đã cấu hình xong, nhấn Next để tiếp tục. Trong hộp thoại WINS SERVER tiếp theo, bạn có thể cho biết địa chỉ của của WINS Server chính và phụ dùng phân giải các tên NetBIOS thành địa chỉ IP. Sau đó nhấn chọn Next. (Hiện nay dịch vụ WINS ít được sử dụng, do đó bạn có thể bỏ qua bước này, không nhập thông tin gì hết.) Tiếp theo, hộp thoại Activate Scope xuất hiện, hỏi bạn có muốn kích hoạt scope này hay không. Scope chỉ có thể cấp địa chỉ cho các máy Client khi được kích hoạt. Nếu bạn định cấu hình thêm các thông tin tuỳ chọn cho scope thì chưa nên kích hoạt bây giờ. Sau khi đã lựa chọn xong, nhấn chọn Next. Giáo trình Mạng căn bản Trang 46
  47. Trong hộp thoại Complete the New Scope Wizard, nhấn chọn Finish để kết thúc. VI. CẤU HÌNH CÁC TÙY CHỌN DHCP Các tuỳ chọn DHCP là các thông tin phụ gửi kèm theo địa chỉ IP khi cấp phát cho các máy Client. Bạn có thể chỉ định các tuỳ chọn ở hai mức độ: scope và Server. Các tuỳ chọn mức scope chỉ áp dụng cho riêng scope đó, còn các tuỳ chọn mức Server sẽ áp đặt cho tất cả các scope trên toàn Server. Tuỳ chọn mức scope sẽ che phủ tuỳ chọn mức server cùng loại nếu có. Các bước thực hiện: Chọn menu Start / Programs / Administrative Tools / DHCP. Trong cửa sổ DHCP, ở ô bên trái, mở rộng mục Server để tìm Server Options hoặc mở rộng một scope nào đó để tìm Scope Options. Nhấn phải chuột lên mục tuỳ chọn tương ứng và chọn Configure Options. Hộp thoại cấu hình các tuỳ chọn xuất hiện (mức Server hoặc scope đều giống nhau). Trong mục Available Options, chọn loại tuỳ chọn bạn định cấp phát và nhập các thông cấu hình kèm theo. Sau khi đã chọn xong hoặc chỉnh sửa các tuỳ chọn xong, nhấn OK để kết thúc. Giáo trình Mạng căn bản Trang 47
  48. Trong cửa sổ DHCP, mục tuỳ chọn tương ứng sẽ xuất hiện các thông tin định cấp phát. VII. CẤU HÌNH ĐỊA CHỈ DÀNH RIÊNG Giả sử hệ thống mạng của bạn sử dụng việc cấp phát địa chỉ động, tuy nhiên trong đó có một số máy tính bắt buộc phải sử dụng một địa chỉ IP cố định trong một thời gian dài. Bạn có thể thực hiện được điều này bằng cách dành một địa chỉ IP cho riêng máy đó. Việc cấu hình này được thực hiện trên từng scope riêng biệt. Các bước thực hiện: Chọn menu Start / Programs / Administrative Tools / DHCP. Trong ô bên trái của cửa sổ DHCP, mở rộng đến scope bạn định cấu hình, chọn mục Reservation, chọn menu Action / New Reservation. Xuất hiện hộp thoại New Reservation. Đặt tên cho mục dành riêng này trong ô Reservation Name, có thể là tên của máy tính được cấp địa chỉ đó. Trong mục IP Address, nhập vào địa chỉ IP Giáo trình Mạng căn bản Trang 48
  49. định cấp cho máy đó. Tiếp theo, trong mục MAC Address, nhập vào địa chỉ MAC của máy tính đó (là một chuỗi liên tục 12 ký số thập lục phân). Bạn có thể ghi một dòng mô tả về địa chỉ vào mục Description. Supported Types có ý nghĩa: DHCP only: chỉ cho phép máy client DHCP yêu cầu địa chỉ này bằng cách sử dụng giao thức DHCP. BOOTP only: chỉ cho phép máy client DHCP yêu cầu địa chỉ này bằng cách sử dụng giao thức BOOTP (là tiền thân của giao thức DHCP). Both: máy client DHCP có thể dùng giao thức DHCP hoặc BOOTP để yêu cầu địa chỉ này. Lặp lại thao tác trên cho các địa chỉ dành riêng khác. Cuối cùng nhấn chọn Close. Giáo trình Mạng căn bản Trang 49